Tài liệu Thăm dò tác dụng của bài tập 10 động tác dưỡng sinh đối với một số chỉ số tim mạch, độ dẻo cột sống: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
THĂM DÒ TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP 10 ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH
ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ TIM MẠCH, ĐỘ DẺO CỘT SỐNG
Phạm Huy Hùng*
TÓM TẮT
Sau một khóa tập 3 tháng, với bài tập dưỡng sinh căn bản mười động tác, các học viên dưỡng sinh đã
cải thiện một số chỉ số tuần hoàn, độ dẻo cột sống, cùng với một số triệu chứng cơ năng. Mạch chậm hơn
-4.4 lần phút (P< 0,05, n=47), HAtt giảm TB 6.5±2.3 mmHg, Hattr giảm TB 4.7±1.7 mmHg (P< 0,05,
n=47) vẫn nằm trong giới hạn bình thường, Độ thích nghi tim cải thiện: chỉ số Ruffier giảm TB 1.8±0.4
(P<0,05, n=47), Khoảng cách ngón tay-mặt đất thu ngắn, trung bình: -5.3 ± 1.2 cm, (P<0.05, n=47),:
76.4% người tập cảm thấy sức làm việc tăng lên: 91.6% thở cảm thấy khỏe hơn, 91.5% cảm giác ngon
miệng hơn, 92.8% ngủ thẳng giấc hơn.
SUMMARY
INVESTIGATIONS O...
9 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thăm dò tác dụng của bài tập 10 động tác dưỡng sinh đối với một số chỉ số tim mạch, độ dẻo cột sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
THĂM DÒ TÁC DỤNG CỦA BÀI TẬP 10 ĐỘNG TÁC DƯỠNG SINH
ĐỐI VỚI MỘT SỐ CHỈ SỐ TIM MẠCH, ĐỘ DẺO CỘT SỐNG
Phạm Huy Hùng*
TÓM TẮT
Sau một khóa tập 3 tháng, với bài tập dưỡng sinh căn bản mười động tác, các học viên dưỡng sinh đã
cải thiện một số chỉ số tuần hoàn, độ dẻo cột sống, cùng với một số triệu chứng cơ năng. Mạch chậm hơn
-4.4 lần phút (P< 0,05, n=47), HAtt giảm TB 6.5±2.3 mmHg, Hattr giảm TB 4.7±1.7 mmHg (P< 0,05,
n=47) vẫn nằm trong giới hạn bình thường, Độ thích nghi tim cải thiện: chỉ số Ruffier giảm TB 1.8±0.4
(P<0,05, n=47), Khoảng cách ngón tay-mặt đất thu ngắn, trung bình: -5.3 ± 1.2 cm, (P<0.05, n=47),:
76.4% người tập cảm thấy sức làm việc tăng lên: 91.6% thở cảm thấy khỏe hơn, 91.5% cảm giác ngon
miệng hơn, 92.8% ngủ thẳng giấc hơn.
SUMMARY
INVESTIGATIONS OF TEN BASIC DUONG SINH EXERCISES
ON SOME CIRCULATORY INDEX, SPINE FLEXIBILITY
Pham Huy Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 239 – 247
After a three month courses, training with ten basic duong sinh exercises, the duong sinh trainers
improved some circulatory index, spine flexibility and some functionary symptoms; Pulses diminishing -
4.4/minutes (P< 0,05, n=47), systolic pressures diminishing -6.5±2.3 mmHg, diastolic pressures
diminishing -4.7±1.7 mmHg (P< 0,05, n=47), but blood pressures being also in normal degree; heart
adaptation improving: Ruffier index diminishing (average 1.8±0.4, P<0,05, n=47); Distance between
floor and finger decreasing (average -5.3 ± 1.2 cm, P<0,05, n=47); 76.4% trainers feeling work power
better, 91.6% breath stronger, 91.5% more appetite, 92.8% sleeping better.
MỞ ĐẦU VÀ MỤC TIÊU
Phương pháp dưỡng sinh của BS Nguyễn văn
Hưởng đã có tác dụng cải thiện một số chỉ số lâm
sàng và cận lâm sàng trên người tập một lớp dưỡng
sinh 2 tháng rưỡi đến 3 tháng; như ăn ngon miệng
hơn, ngủ tốt hơn, đi cầu đều mỗi ngày, cột sống dẻo
hơn, dung tích sống và Thể tích khí thở tối đa trong
giây đầu tiên tăng &
Nhưng thực tế 4 năm trở lại đây, khi công tác
phổ biến dưỡng sinh tại các phường, chúng tôi
nhận thấy người dân không có thời gian nhiều để
học hết 72 động tác dưỡng sinh, và một đợt công
tác thường kéo dài nhiều lắm là 10 buổi (2 tuần) ;
Do đó chúng tôi phải chọn một số động tác dưỡng
sinh và bài tự xoa bóp phổ biến cho các cụ ông cụ
bà tập dưỡng sinh.
Cơ sở chọn 10 động tác dưỡng sinh: bảo đảm các
yêu cầu cơ bản sau:
1. Tác động đến 4 hệ thống cơ thể: thần kinh, nội
tạng, cơ khớp và ngũ quan.
2. Số lượng ít hơn: Thời gian tiếp thu khoảng 1
đến 2 tuần;
3. Thời gian tập mỗi ngày ngắn hơn: 25 đến 30
phút.
THẦN KINH NỘI TẠNG
CƠ KHỚP NGŨ QUAN
* Khoa YHCT, ĐHYD TP Hồ chí Minh
Y học cổ truyền 239
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
Bài tập rút gọn này gồm các động tác sau: Thư
giãn, Thở 4 thời có kê mông và giơ chân, Vặn cột
sống và cổ ngược chiều, Rắn hổ mang, Sư tử, chào
mặt trời, Hôn đầu gối, Xem xa xem gần, Cầm tạ và tự
xoa bóp (Xoa đầu mặt, Xoa hai loa tai, Xoa mắt, Xoa
mũi, Xoa miệng, Xoa cổ, Súc miệng đánh răng, Xoa
tam tiêu, Xoa tay, Xoa chân.)
Đề tài năm 2002 đã thăm dò các chỉ số hô
hấp:Sau một khóa tập dưỡng sinh 3 tháng theo bài
tập 10 động tác dưỡng sinh, khảo sát trên 80 học
viên, đã cải thiện một số chỉ số hô hấp.
Đề tài này có mục tiêu
Xác định việc tập bài 10 động tác dưỡng sinh có
tác dụng cải thiện một số chỉ số tim mạch như mạch,
huyết áp, độ thích nghi tim, BMI, một chỉ số về độ
dẻo cột sống.
TỔNG QUAN
Cơ sở lý luận
Khái niệm về dưỡng sinh
Theo BS Nguyễn văn Hưởng (1906-1998),
nguyên bộ trưởng y tế, định nghĩa dưỡng sinh là một
phương pháp tự mình luyện tập nhằm 4 mục đích(7):
- Bồi dưỡng sức khỏe.
- Phòng bệnh.
- Từng bước chữa bệnh mạn tính.
- Tiến tới sống lâu và sống có ích.
Tôn chỉ của Hội thể dục dưỡng sinh TP Hồ Chí
Minh, dưỡng sinh là phương pháp tập luyện để tâm
sáng thân khoẻ tiến tới sống khoẻ, sống vui, sống lâu
và sống có ích(3).
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường
(thiên nhiên và xã hội), di truyền và lối sống (ứng xử,
dinh dưỡng, tập luyện, vệ sinh...). Môi trường thiên
nhiên (nắng, mưa, thời tiết, khí hậu, nhiệt độ...) và di
truyền, hiện nay con người chưa chủ động hoàn toàn.
Song ta có thể chủ động về lối sống. Vai trò của việc
tập luyện dưỡng sinh đã được nêu lên từ ngàn xưa; và
đến nay càng ngày càng được chú ý(3).
Nhưng đời sống xã hội càng nhanh, càng công
nghiệp hóa, thì các bệnh lý do thần kinh căng thẳng
ngày càng xuất hiện nhiều như các hội chứng tâm
thể, tăng huyết áp, suy nhược thần kinh...
- Tuổi thọ ngày càng cao, thì xuất hiện nhiều các
bệnh lý liên quan đến thoái hóa, xơ cứng: xơ mỡ động
mạch, thoái hóa khớp, cứng khớp...
- Vai trò của luyện tập dưỡng sinh ngày càng nổi
bật. Vận động là sự sống, bất động đồng nghĩa với sự
chết (J. Dauverchain,1990)
Từ ngàn xưa, ngay chương đầu của Nội Kinh Tố
Vấn đã đề cập đến phép dưỡng sinh trong “Thượng
cổ Thiên chân luận”, “Tứ khí điều thần luận”.
Cho tới ngày nay, ở Trung Quốc nổi tiếng với các
môn tập khí công, Thái cực quyền, võ Thiếu lâm...
Ở Ấn Độ nổi tiếng môn Yoga, với các ngành của
nó như: Hatha Yoga chuyên luyện về thể xác, Raja
Yoga chuyên luyện về tinh thần, tập trung tinh thần;
Các nhà nghiên cứu phương Tây hay ứng dụng Hatha
Yoga trong rèn luyện sức khỏe và y học.
Ở Châu Âu, chịu ảnh hưởng của nền văn minh
Hy lạp và La mã, có những môn tập luyện thể dục
thể thao, điền kinh.
MƠI TRƯỜNG LỐI SỐNG
SỨC KHỎE
DI TRUYỀN
∗ Thiên nhiên
∗ Xã hội
∗ Ứng xử
∗ Dinh dưỡng
∗ Tập luyện
∗ Vệ sinh
KHÍ CƠNG THƯ GIÃN
7 ĐỘNG
TÁC YOGA
TỰ XOA BĨP
Chuyên đề Nội Khoa 240
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Nền thể dục, thể thao Liên Xô, dựa trên cơ sở
khoa học của nhà sinh lý học vĩ đại Pavlov, cũng có
những thành tựu rực rỡ.
Ở Việt nam, Tuệ Tĩnh, thế kỷ XIV, đã tổng kết
phương pháp dưỡng sinh vào 2 câu thơ, là cơ sở của
PPDS của BS. Nguyễn-văn-Hưởng.
Bế tinh dưỡng khí tồn thần.
Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình.
Ở Việt-nam, các danh y cổ truyền như Tuệ-Tình,
Hải thượng Lãn Ong, cũng đã đúc kết những nguyên
tắc về phép dưỡng sinh, vào thời đại của mình.
Các công trình nghiên cứu đã qua
Ttrong luận án nghiên cứu sinh của TS Phạm
Huy Hùng năm 1997, về phương pháp dưỡng sinh
của BS Nguyễn văn Hưởng cho thấy:
Sau một khóa tập dưỡng sinh 6-8 tuần, theo
phương pháp của BS.Nguyễn-văn-Hưởng, các học
viên đã cải thiện một số triệu chứng cơ năng đồng bộ
với sự cải thiện một số chỉ số hô hấp, tuần hoàn và
sinh hóa:
Phương pháp tập luyện dưỡng sinh của Bác sĩ
Nguyễn Văn Hưởng gồm có 72 động tác được giảng
dạy tại trường và Bộ môn y học cổ truyền, nhằm tập
luyện các trọng tâm(7):
a/ Luyện thư giãn: với mục đích là luyện quá
trình ức chế của hệ thần kinh, chống lại các trạng
thái căng thẳng thần kinh.
b/ Luyện thở 4 thời có kê mông và giơ chân: là
phép luyện tổng hợp hô hấp (khí), tuần hoàn (huyết),
Thần kinh (thần), chủ yếu là luyện thần kinh, cân
bằng hai quá trình hưng phấn và ức chế.
c/ Luyện cột sống, nhóm cơ sau thân, nhóm cơ
bụng hông: để chống cứng khớp đốt sống, khòm
lưng, sa tạng phủ.
e/ Tự xoa bóp ngũ quan và da.
Cơ sở chọn bài tập 10 động tác
Tuy nhiên với 72 động tác học trong 2 tháng, có
nhiều học viên lớn tuổi không nhớ nổi, và mỗi ngày
cũng khó tập hết tất cả các động tác (khoảng 60 - 90
phút). Đồng thời thực tế 4 năm trở lại đây, khi công
tác phổ biến dưỡng sinh tại các phường (phường 22
Bình thạnh, phường Đông Hưng Thuận) theo kế
họach của ban chù nhiệm khoa, chúng tôi nhận thấy
người dân không có thời gian nhiều để học hết 72
động tác dưỡng sinh, và một đợt công tác thường kéo
dài nhiều lắm là 10 buổi (2 tuần) ; Do đó chúng tôi
nhận thấy phải chọn một số động tác dưỡng sinh bảo
đảm các yêu cầu cơ bản sau:
1. Tác động đến 4 hệ thống cơ thể: thần kinh, nội
tạng, cơ khớp và ngũ quan.
2. Số lượng ít hơn: Thời gian tiếp thu khoảng 1
đến 2 tuần; mỗi ngày tập khoảng 25 đến 30 phút.
Khi chọn bài tập 10 động tác và tự xoa, bước đầu
một số học viên cũng có cải thiện sức khỏe. Song
chưa có số liệu thống kê; Vì vậy chúng tôi tiến hành
đề tài này.
Đề tài năm 2002 cho thấy sau một khóa tập
dưỡng sinh 3 tháng theo bài tập 10 động tác dưỡng
sinh, các học viên đã cải thiện một số chỉ số hô hấp(4).
Đề tài này có mục tiêu: Xác định việc tập bài 10
động tác dưỡng sinh có tác dụng cải thiện một số chỉ
số tim mạch như mạch, độ thích nghi tim, một số
chỉ số về cơ khớp như độ dẻo cột sống, vòng bụng
PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN
Giới thiệu bài tập 10 động tác dưỡng
sinh
Bài tập dưỡng sinh cơ bản được xác định trong
nghiên cứu đợt này gồm các động tác:
1. thư giãn,
2. luyện thở,
3. vặn cột sống,
4. rắn hổ mang,
5. sư tử,
6. chào mặt trời,
7. xem xa xem gần,
8. hôn đầu gối,
9. cầm tạ,
10. xoa ngũ quan và tay chân.
Y học cổ truyền 241
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
Liều lượng tập
Tên động tác Liều tập 25 phút
Thư giãn 10 phút, 1 lần/ngày
Thở 4 thời 10 hơi thở, 1 lần/ngày
Vặn cột sống 3 hơi thở, 1 lần/ngày
Rắn hổ mang 3 hơi thở, 1 lần/ngày
Sư tử 3 hơi thở, 1 lần/ngày
Chào mặt trời 4 hơi thở, 1 lần/ngày
Hôn đầu gối 5 hơi thở, 1 lần/ngày
Xem xa xem gần 3 hơi thở, 1 lần/ngày
Cầm tạ 3 hơi thở, 1 lần/ngày
Xoa Mỗi bộ phận 5 lần
Thời gian tập: 3 tháng
Xoa ngũ quan
Tiêu chuẩn chọn đối tượng
" Các học viên ở các CLBDS chưa tập bài tập
dưỡng sinh của BS Nguyễn văn Hưởng.
" Tuổi từ 40 trở lên, phái nam hoặc nữ. Được
phân tầng theo lớp tuổi:
Từ 40 đến 59
Thở 4 thời Thư giãn Từ 60 đến 75
" Tiêu chuẩn loại trừ: bệnh tâm thần, bệnh cấp
tính, bệnh cấp cứu, ngoại khoa, suy tim, khó thở khi
gắng sức.
Chỉ tiêu theo dõi
Các dấu cơ năng
Về giấc ngủ, cảm giác ngon miệng, vấn đề đi cầu,
Sinh hiệu và các chỉ số tuần hoàn
Trước tập Sau tập
Mạch:
Huyết áp
Độ thích nghi tim Ruffier(15):
tính bằng công thức:
Bảy động tác Yoga
Trong đó:
10
I=
4 x (P1 + P2 + P3) - 200
P1: Mạch/15 giây sau khi nghỉ 5 phút.
P2: Mạch/15 giây sau khi ngồi xuống đứng
lên 20 lần trong 45 giây.
P3: Mạch/15 giây sau khi nghỉ 30 giây
Ý nghĩa về sức khỏe theo trị số Ruffier (I)
I: > 15 yếu
I: 10 - 15 trung bình
I: 5 - 10 khỏe
I: 0,1 - 5 tốt
I: < 0 Rất tốt (Nguyễn-khắc-Viện, Từ sinh lý
đến dưỡng sinh, nxb y học 1988, tr. 33)
Khoảng cách ngón tay - đất
Cân nặng
BMI
Địa điểm, thời gian
Câu lạc bộ dưỡng sinh phường 7 Phú nhuận,
phường 5 Phú nhuận. Giờ tập từ 5g đến 6 giờ sáng.
Chuyên đề Nội Khoa 242
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Phương pháp thống kê
So sánh sự biến đổi trước và sau khi tập
+ Dùng phép kiểm t cho nghiên cứu từng cặp:
So sánh hai phương pháp có trị số trung
bình
Sc: độ lệch chuẩn phối hợp
d.f: độ tự do của từng nhĩm = n – 1
S = độ lệch chuẩn của từng nhĩm
n1 =; n2 =
Giá trị giới hạn: với độ tự do (n1 -1) + (n2 -1), dùng
bảng kiểm định t hai chiều.
Phương tiện nghiên cứu
Phương tiện
Huyết áp kế loai cơ, hiệu Omron, của Nhật
Đồng hồ có chỉ giây,
Cân xách tay: hiệu Liên xô
Phiếu phỏng vấn
KẾT QUẢ
Đối tượng nghiên cứu
Tổng số đối tượng là 77, trong đó nhóm tập 47,
nhóm không tập 30: Trong đĩ:
dx: trung bình của chênh lệch.
Sd: độ lệch chuẩn của chênh lệch.
Giá trị giới hạn: với độ tự do (n1-1)
dùng bảng kiểm định t một chiều.
t =
dx.
Tuổi trung bình là 62.6 cao nhất là 74 thấp nhất
là 44. n
Bảng 1: Lứa tuổi
Lứa tuổi Số
Sd
Tỷ lệ
40-59 12 26%
60-75 35 74%
47 100%
Phái nữ chiếm 83% (39/47) 2 phái nam 17%
(8/47) Dùng phép kiểm t, hai nhĩm độc lập với n1 n2
Nghề nghiệp X1 X2
Bảng 2: Nghề nghiệp
Nghề nghiệp Số Tỷ lệ
Sc
1
n1
+ 1
n2
t =
Nội trợ 13 16%
LĐ trí óc 21 45%
LĐ chân tay 28 6%
Già 15 33%
47 100%
Sự thay đổi các chỉ số tuần hoàn
Huyết áp
Bảng 3: Sự thay đổi HA trước và sau khóa tập
Trước tập Sau tập Độ sai biệt
HA tt HAttr HA tt HAttr dHAtt dHAttr
Chung
(n=47)
122.7 ±
5.2
78.2 ±
3.6
116.2 ±
4.4
73.5
±2.8
-6.5±2.3-4.7± 1.7
t0.05=1.684 5.419 5.344
40-59t
(n1=12)
120.4 ±
11.7
77.9
±9.1
115.8 ±
10.6
72.5 ±
6.9
-4.6 ±
4.4
-5.4 ±
3.7
t0.05=1.782 2.030 2.862
60-75t
(n2=35)
123.4 ±
5.9
78.3
±3.8
116.3 ±
4.8
73.9
±3.1
-7.1 ±
2.8
-4.4 ±
2.0
t0.05=1.697 5.072 4.437
Huyết áp tâm thu và Huyết áp tâm trương đều
giảm trong giới hạn bình thường, có ý nghĩa thống
kê, ở cả hai nhóm tuổi.
Sc Σ (d.f.xS2) =
Σ (d.f)
Trong đĩ:
Y học cổ truyền 243
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
Biểu đồ 4 : Sự thay đổi HA
116.2
122.7
73.5
78.2
0
50
100
150
Trước tập Sau tập
Hatt
Hattr
Bảng 4: Sự thay đổi HA tâm thu:
Tăng HAtt Bình thường Hạ HAtt Tổng
12 35 0 47
Trước tập
25.5% 74.5% 0% 100%
6 41 0 47
Sau tập
12.8% 87.2% 0% 100%
Biểu đồ 5 : Sự thay đổi HA tâm thu
123.4
116.3116.2
122.7
115.8
120.4
112
114
116
118
120
122
124
Trước tập Sau tập
chung
n1
n2
Bảng 5: Sự thay đổi HA tâm trương:
Tăng HAttr Bình thường Hạ HAttr Tổng
Trước tập 12 35 0 47
25.5% 74.5% 0% 100%
Sau tập 4 43 0 47
8.3% 91.7% 0% 100%
Biểu đồ 6 : Sự thay đổi HA tâm
trương
73.5
78.2
72.5
77.9
78.3
73.9
68
70
72
74
76
78
80
Trước tập Sau tập
chung
n1
n2
Sự thay đổi về mạch
Sự thay đổi của mạch ngay sau một buổi tập
Bảng 6: Sự thay đổi tần số mạch, trước và sau buổi
tập.
Mạch(lần/phút Trước tập Sau buổi
tập
Sai biệt ltl
Chung (n=47) 72.6± 2.4 76.4 ± 2.2 +3.9± 0.6 13.450
40-59 (n1=12) 69.7± 5.3 73.7± 5.2 +4.0 ± 0.9 8.390
60-75(n2=35) 73.5 ± 2.6 77.4 ± 2.4 +3.9 ± 0.7 10.931
l t0.05l = 1.684
Sau buổi tập M tăng trung bình 3.9 lần/phút (P<0.01)
Lứa tuôi 40-59 tăng 4.0lần/phút (P<0.5)
Lứa tuôi 60-75 giảm 3.9lần/phút (P<0.5).
Biểu đồ 7 : Sự thay đổi của Mạch sau 1
buổi tập
73.5
77.4
76.4
72.6 73.7
69.7
64
66
68
70
72
74
76
78
Trước tập Sau tập
chung
n1
n2
Sự thay đổi của mạch sau khóa tập
Bảng 7: Sự thay đổi của mạch sau khóa tập
Mạch(lần/phút) Trước tập Sau khóa tập Thay đổi ltl
Chung (n=47) 76.9± 2.5 72.5 ± 2.4 -4.4 ± 1.5 5.808
40-59 (n1=12) 72.0± 5.2 69.7± 5.3 -2.3 ± 2.0 2.244
60-75(n2=35) 78.6 ± 2.6 73.5 ± 2.4 -5.1 ± 1.8 5.538
n 47 12 35
l t 0.05 l 1.684 1.782 1.697
Sau khóa tập M giảm trung bình 4.4 lần/phút
(P<0.05).
Lứa tuổi 40-59 giảm 2.3lần/phút (P<0.5);
Lứa tuổi 60-75 giảm 5.1lần/phút (P<0.5).
Chuyên đề Nội Khoa 244
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
Biểu đồ 8 : Sự thay đổi của Mạch sau
khóa tập
78.6
73.572.5
76.9
69.7
72
65
70
75
80
Trước tập Sau tập
chung
n1
n2
Bảng 8: Tỷ lệ thay đổi Mạch sau khóa tập
Tổng Giảm Không thay đổi Tăng
47 27 19 1
100% 57.5% 40.4% 2.1%
Cân nặng và BMI
Bảng 9.: Sự thay đổi cân nặng và BMI
Trước tập Sau tập
Cao (m) CN(kg) BMI CN BMI dBMI dCN
n=47 1.5 ±
0.02
50.3 ±
2.3
21.6 ±
0.7
50.2 ±
2.2
21.5 ±
0.7
-0.1 ±
0.1
-0.1 ±
0.2
ltl 1.277 1.294
Cân nặng và BMI giảm không có ý nghĩa thống
kê.
Sự thay đổi về độ thích nghi tim
Bảng 10: Sự thay đổi trị số Ruffier, trước và sau khoá
tập.
Ruffier (Ru) Trước tập Sau tập Giảm TB ltl YNTK
Chung (n=47) 6.7± 0.7 4.9 ± 0.8 -1.8 ± 0.4 8.369 Có
40-59 (n1=12) 5.1± 1.6 3.6± 1.6 -1.5 ± 0.8 3.773 Có
60-75(n2=35) 7.3± 0.7 5.4± 0.9 -1.9 ± 0.5 7.502 Có
Nhóm chứng:
30
7,7 ± 2.4 8.1 ±
2.34
+0.4 ±
0.3
1.255 Không
Nhận xét: Chỉ số Ru giảm trung bình -1.8± 0.4 (P<
0,01)
Lứa tuôi 40-59 giảm 1.5 ± 0.8 (P<0.5);
Lứa tuôi 60-75 giảm 1.8 ± 0.5 (P<0.5).
Biểu đồ 9 : Sự thay đổi độ thích nghi tim
Ruffier7.3
5.4
4.9
6.7
3.6
5.1
0
2
4
6
8
Trước tập Sau tập
Chung
n1
n2
Bảng 11: Phân loại độ thích nghi theo chỉ số Ruffier
Loại Trước Sau
Yếu (I>15) 0 0.0% 0 0.0%
Trung bình (10<I<15) 8 17.0% 2 4.3%
Khỏe (5<I<10) 29 61.7% 23 48.9%
Tốt (0<I<5) 8 17.0% 20 42.6%
Rất tốt (I<0) 2 4.3% 2 4.3%
47 100.0% 47 100.0%
Biểu đồ 10 : Phân loại sự thay đổi độ
thích nghi tim Ruffier
8
20
2 22
8
23
29
0
5
10
15
20
25
30
35
Trước tập Sau tập
TB
Khoẻ
Tốt
Rất tốt
Tính chung: - 2 loại yếu và trung bình là
8/47(17%%) sau tập giảm xuống còn 2/47 (4%)
- 2 loại tốt và rất tốt là 10/47 (21%) sau tập tăng
lên 22/47 (47%).
Nhận xét: Độ thích nghi tim cải thiện từ mức
trung bình lên mức khỏe và tốt.
Y học cổ truyền 245
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 Nghiên cứu Y học
Khoảng cách ngón tay - đất
Bảng 12: Tỷ lệ thay đổi khoảng cách ngón tay-đất
sau tập
Tổng Cải thiện Không thay đổi Kém hơn
47 46 0 1
100% 98% 0% 2%
Biểu đồ 11 : Tỷ lệ KCNT-Đ
98.0%
2.0%
Cải thiện
Không đổi
Kém hơn
Bảng 13: Sự thay đổi khoảng cách ngón tay-đất
(cm) Trước tập Sau tập Thay đổi ltl YNTK
Chung (n=47) -0.5 ± 1.3 -5.8 ±1.8 -5.3 ± 1.2 8.800 Có
40-59 (n1=12) +1.6 ±4.0 -3.8 ±4.6 -5.4 ± 2.1 4.968 Có
60-75(n2=35) -1.2 ±1.0 -6.5 ±1.9 -5.3 ± 1.4 7.292 Có
Biểu đồ 12 : Sự thay đổi KCNT-Đ(cm)
-0.5
-5.8
1.6
-3.8
-1.2
-6.5-8
-6
-4
-2
0
2
4
Trước tập Sau tập
chung
n1
n2
Khoảng cách ngón tay-đất cải thiện có ý nghĩa
thống kê.
Tăng trung bình 5.3 ± 1.2 (P<0.05)
Lứa tuôi 40-59 tăng 5.4 ± 2.1 (P<0.5);
Lứa tuôi 60-75 tăng 5.3 ± 1.4 (P<0.5).
Sự thay đổi về các dấu chủ quan
Bảng 14: Sự thay đổi về các dấu chủ quan
Các triệu chứng chủ quan N=47 Tỷ lệ
Cảm thấy sức làm việc tăng 36 76.4%
Thở cảm thấy khỏe hơn 43 91.6%
Cảm giác ngon miệng hơn 43 91.5%
Ngủ thẳng giấc hơn 44 92.8%
Tiêu đều 41 87.1%
Biểu đồ 13 : Sự cải thiện về giấc ngủ
7.2%
92.8%
Sâu hơn Không hơn
BÀN LUẬN
- Mạch tức thời ngay sau khi tập tăng +3.9 ± 0.6
lần/phút.: Cường độ tập an toàn cho người cao tuổi.
Sự sai biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê.
- Sau khóa tập, tần số mạch chậm hơn -4.4 lần
phút (P< 0,05, n=47). Phản ánh sức cơ tim họat tốt
hơn.
- Sau khóa tập, HAtt giảm TB 6.5±2.3 mmHg,
Hattr giảm TB 4.7±1.7 mmHg (P< 0,05, n=47) vẫn
nằm trong giới hạn bình thường, giúp cho hệ tim
mạch an tòan hơn khi cao tuổi nhất là đối với huyết
áp.
- Độ thích nghi tim cải thiện: chỉ số Ruffier giảm
TB 1.8±0.4 (P<0,05, n=47) cũng phản ánh hệ tuần
hòan cải thiện.
- Khoảng cách ngón tay-mặt đất thu ngắn, trung
bình: - 5.3 ± 1.2 cm, (P<0.05, n=47) phản ánh cột
sống dẻo hơn, giúp cho sự đi đứng uyển chuyển dễ
dàng hơn.
- Các dấu cơ năng cải thiện:
Chuyên đề Nội Khoa 246
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
3. Đỗ Đình Hồ, Lê Phong, Dưỡng sinh tâm thể, NXB
Đồng nai, 1993, tr.5,7.
+ Cảm thấy sức làm việc tăng lên: 76.4%
+ Thở cảm thấy khỏe hơn 91.6% 4. Phạm-Huy Hùng, “Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi
một số chỉ số hô hấp, sinh hiệu ở người tập bài 9 động
tác dưỡng sinh”, Đại học YD TP Hồ chí Minh, 2003. + Cảm giác ngon miệng hơn 91.5%
5. Phạm Huy Hùng, luận án “Nghiên cứu sự thay đổi của
một số chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ở người tập
dưỡng sinh theo phương pháp của BS. Nguyễn-Văn-
Hưởng”, trường Đại học YD TP Hồ chí Minh 1997.
+ Ngủ thẳng giấc hơn 92.8%
Phù hợp với các cải thiện về tuần hòan, hô hấp.
KẾT LUẬN 6. Nguyễn Thị Đoàn-Hương, Sinh lý học tim mạch, Sinh
lý học, Khoa Y, trường Đại học YD TP Hồ chí Minh,
1991, tr.73,80. Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu, qua phần kết
qủa, xác định được sau một khóa tập 3 tháng, với bài
tập dưỡng sinh mười động tác, các học viên đã cải
thiện một số chỉ số tuần hoàn, độ dẻo cột sống, cùng
với một số triệu chứng cơ năng.
7. Nguyễn Văn Hưởng, Huỳnh Uyển Liên, Phương pháp
Dưỡng sinh, NXB Y học, 1994, tr. 169.
8. Lê Thị Tuyết Lan, “Sinh lý học y khoa, chương hô
hấp” Đại học YD TP Hồ chí Minh, 2003, tr. 163.
9. Trung y học khái luận, Học viện trung y Nam kinh
1959, Hội YHCT TP. Hồ-chí-Minh tái bản, NXB TP
Hồ chí Minh, 1992. tr.214.
Bài tập dưỡng sinh tâm thể mười động tác tập
mỗi ngày 20-30 phút có lợi cho sức khỏe, chống cứng
khớp nhất là ở cột sống, cải thiện được một số chỉ số
chức năng tim mạch, hô hấp; tập tại nhà rất tiện lợi
chỉ cần một khoảng diện tích chưa đầy 3 m2 (nơi
nằm nghỉ của mỗi người) không đòi hỏi sân bãi. Việc
phổ biến bài tập dưỡng sinh này sẽ góp phần giữ gìn
và nâng cao sức khỏe, tuổi thọ cho người dân, nhất là
trong lớp người trung niên và cao tuổi.
10. Nguyễn-Tử-Siêu (dịch), Nội kinh Tố vấn, NXB Y
học,1992,tr.9, 10,11.
11. Vũ-Quang-Tiệp, CLB Sức khoẻ ngoài trời, NXB
TDTT,1983.
12. Tuệ Tĩnh, Tuệ Tĩnh toàn tập, Hội y học dân tộc
Tp.Hồ-chí-Minh, NXB TP Hồ chí Minh 1986.
13. Trần Văn Tảo, Khảo sát sự thay đổi điện não đồ ở
người tập dưỡng sinh, luận văn tốt nghiệp bác sĩ,
trường đại học y khoa TP.Hồ-chí-Minh, 1980.
14. Nguyễn Đồng Di, Nội kinh Hoàng đế (dịch), NXB
Khai Trí, 1970, Thiên 1.
15. Nguyễn Khắc Viện, Từ sinh lý đến dưỡng sinh, NXB Y
học,1988.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16. Báo cáo đánh giá tình hình hoạt động thể dục thể
thao năm 2001, Sở thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh
(tháng 3-2002).
1. Huỳnh Minh Đức, Giáo trình Nội kinh tố vấn, 1988,
khoa YHCT, trường Đại học YD TP Hồ chí Minh,
Thiên 1. 17. Bài giảng Đông Y, NXB Y Học, 1993, tr.140.
18 Nawami, Yoga tổng quát, NXB Tri thức,1970,tr.9-
54,30,32.
2. Hải Thượng Lãn Ong, Vệ sinh yếu quyết, Lê Trần Đức
biên soạn và chú giải, NXB y học, 1971, tr.8,9,68. 69.
Y học cổ truyền 247
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tham_do_tac_dung_cua_bai_tap_10_dong_tac_duong_sinh_doi_voi.pdf