Tài liệu Thăm dò địa vật lý: 700 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
Thăm dò địa vật lý
N g ô V ă n B ư u . ỈChoa D ầ u k h í, T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c M ỏ - Đ ịa c h ấ t . H à N ộ i.
N g u y ề n H ồ n g B à n g . L iê n đ o à n Q u y h o ạ c h v à Đ iề u tra tà i n g u y ê n n ư ớ c M iề n N a m .
N g u y ề n H ồ n g M in h . V iệ n D ầ u k h í V iệ t N a m .
N g u y ề n H u y N g ọ c . K h o a D ầ u k h í, T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c M ỏ - Đ ịa c h ấ t . H à N ộ i.
N g u y ễ n T u ấ n P h o n g . T ồ n g c ụ c Đ ịa c h ấ t v à K h o á n g sản .
Giới thiệu
Thăm dò địa vật lý, còn gọi là Phương pháp địa
vật lý hay Địa vật lý ứng dụng, là môn khoa học khảo
sát định lượng các trường vật lý đ ể xác định sự phân
b ố tính chất vật lý liên quan với cấu trúc địa chất
trong vỏ Trái Đât. N hững khảo sát này phục vụ các lợi
ích của con người như tìm kiếm dầu khí, khoáng sản,
v.v... Tủy thuộc vào trường vật lý được dùng đê
nghiên cứu mà thăm dò địa vật lý phân chia thành
thăm dò từ, thăm dò điện, thăm dò trọng lực, thăm...
14 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thăm dò địa vật lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
700 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
Thăm dò địa vật lý
N g ô V ă n B ư u . ỈChoa D ầ u k h í, T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c M ỏ - Đ ịa c h ấ t . H à N ộ i.
N g u y ề n H ồ n g B à n g . L iê n đ o à n Q u y h o ạ c h v à Đ iề u tra tà i n g u y ê n n ư ớ c M iề n N a m .
N g u y ề n H ồ n g M in h . V iệ n D ầ u k h í V iệ t N a m .
N g u y ề n H u y N g ọ c . K h o a D ầ u k h í, T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c M ỏ - Đ ịa c h ấ t . H à N ộ i.
N g u y ễ n T u ấ n P h o n g . T ồ n g c ụ c Đ ịa c h ấ t v à K h o á n g sản .
Giới thiệu
Thăm dò địa vật lý, còn gọi là Phương pháp địa
vật lý hay Địa vật lý ứng dụng, là môn khoa học khảo
sát định lượng các trường vật lý đ ể xác định sự phân
b ố tính chất vật lý liên quan với cấu trúc địa chất
trong vỏ Trái Đât. N hững khảo sát này phục vụ các lợi
ích của con người như tìm kiếm dầu khí, khoáng sản,
v.v... Tủy thuộc vào trường vật lý được dùng đê
nghiên cứu mà thăm dò địa vật lý phân chia thành
thăm dò từ, thăm dò điện, thăm dò trọng lực, thăm dò
địa chấn, thăm dò phóng xạ dùng trên mặt đâ't và địa
vật lý giếng khoan (cũng được gọi là carota, hay
Phương pháp địa vật lý giếng khoan). Các phương
pháp thăm dò địa vật lý được trình bày trong các mục
từ tương ứng.
Thăm dò địa vật lý ra đời và phát triển đê phục
vụ các lợi ích của con người. Năm 1879 cuốn sách
"Vể sự khảo sát thân quặng sắt bằng phương pháp
từ" của GS Robert Thalén được xuât bản và từ k ế
Thalén-Tiberg được sản xuât ở Thụy Điển. Năm 1914
Fessenden R. A. nhận bằng phát minh m áy dò âm,
tạo bước khởi đẩu cho công nghệ phản xạ địa chân.
N gày nay nhờ nhừng tiến bộ khoa học và công
nghệ, Địa vật lý đã phát triển m ạnh mẽ đ ể đáp ứng
nhu cẩu ngày càng tăng của con người, nhất là khi
các nguồn tài nguyên khoáng sản gần mặt đâ't hầu
như đã cạn kiệt, cẩn tìm kiếm thêm ở dưới sâu, trên
đất liền và ngoài biển khơi. Ở Việt Nam những
chương trình công tác địa vật lý lớn bắt đầu từ
những năm 60 th ế ký trước vó i khảo sát từ hàng
không tỷ lệ 1:200.000 toàn M iền Bắc Việt Nam , đo vê
trọng lực tỷ lệ 1:500.000 trên toàn lãnh thổ phía Bắc
và tỷ lệ 1:200.000 ở đồng bằng Sông Hổng, nhằm
m ục đích điểu tra tìm kiếm dầu khí. N hiều công
nghệ địa vật lý hiện đại đã được áp dụng ờ Việt
Nam, đưa lại những hiệu quả nổi bật khi tìm kiêm,
như trong thăm dò và khai thác m ỏ dầu Bạch Hô
trong đá m óng thềm lục địa Miền Nam Việt Nam,
cũng như phát hiện m ỏ sắt ở bờ biển Thạch Khê, Hà
Tĩnh vào năm 1962 bằng m áy thăm dò từ đặt trên
máy bay, v.v...
Cơ sở khoa học và các đặc điểm của thảm dò
địa vật lý
Muốn khảo sát một đối tượng bằng thăm dò địa
vật lý thì đối tượng đó phải có tính châ't vật lý khác
với môi trường vây quanh, chọn phương pháp địa vật
lý thích họp đ ế đo nhằm phát hiện đối tượng, ví dụ
dùng phương pháp tủ’ đ ể phát hiện m ỏ sắt. Trường
vật lý có loại tự nhiên và loại nhân tạo. Trong thăm dò
tử, trọng lực, phóng xạ, nhiệt dùng trường tự nhiên;
trong thăm dò địa chấn dùng trường nhân tạo, còn
trong thăm dò điện cả hai loại trường đều được khảo
sát. Các phương pháp dùng trường tự nhiên thường
có độ sâu khảo sát lớn nhưng các phương pháp dùng
trường nhân tạo lại có khá năng vẽ các cấu trúc nông
ti mi hơn vói độ phân giái lớn hơn. Việc khảo sát một
đối tượng thường bắt đẩu bằng cách thu thập tài liệu
liên quan đến đôi tượng, thi công ở khu vực liên quan
bằng các phương pháp nhanh, nhằm phát hiện,
khoanh vị trí của đối tượng, sau đó trên diện tích đà
thu hẹp sẽ khảo sát ti mi hơn với mạng lưới đo dày
hơn và/hoặc vói các phương pháp có hiệu quả hơn.
Thăm dò địa vật lý thường được thực hiện qua ba
khâu: thu thập, xử lý số liệu và giải thích ý nghĩa địa
chât qua tài liệu địa vật lý.
Thu thập số liệu bằng cách dùng m áy địa vật lý
đ ể đo trường vật lý thường theo các điếm đo cách
đều trên tuyên thắng. Việc đo có thể tiến hành trên
mặt đâ't, dưới đất, trên không và ở biển. Vị trí các
điểm đo ngày nay có thể được xác định nhanh chóng
và chính xác nhờ hệ định vị toàn cẩu (GPS). Phẩn lớn
máy địa vật lý gọn nhẹ, độ nhạy cao với công nghệ
hiện đại, kế cả công nghệ vủ trụ như thiết bị trường
chuyển TEM-FAST 48 của Nga được thiết k ế đê tìm
kiếm nước trên Sao Hỏa nay đã có ở Viện Khoa học
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Toàn bộ trọng
lượng của m áy này chỉ 5kg, đựng gọn trong một túi
như túi máy tính xách tay. N hu vậy chỉ cần hai
người là có thể tiến hành thi công. Đặc biệt, từ
khoảng đẩu th ế kỷ 2 1 , nhiểu thiết bị địa vật lý hàng
không mới như máy đo gradient trọng lực, máy đo
gradient từ, từ k ế SQUID được sáng ch ế dựa trên
công nghệ siêu dẫn đ ế đo trường chuyến trên máy
bay trực thăng, v.v...
Thường thì số liệu đo được đểu do hai nguồn tạo
ra; nguồn do đối tượng khảo sát tạo ra, gọi là tín
hiệu (có ích) và nguồn không phải do đối tượng tạo
ra, không m ong nhận được, gọi là nhiễu. N hiễu luôn
luôn có, điều quan trọng là phải làm cho tín hiệu lớn
hơn nhiêu bằng các biện pháp ngay khi đo, trong xư
ĐỊA VẬT LỶ 701
lý số liệu bằng máy tính (như lọc toán học theo tần
số khi chúng có đặc trưng tẩn số khác nhau). Các số
liệu được hiệu chinh, biến đổi đê chúng thế hiện đổi
tượng khảo sát và môi trường vây quanh.
N gày nay việc xử lý sơ bộ đê xem kết quả ban
đấu có thê thực hiện ngay ờ thực địa. Tuy nhiên, do
có rất nhiều mô hình câu trúc dưới mặt đất có
trường vật lý tính theo lý thuyết trùng khớp với
trường vật lý đo được, đó là tính đa trị của bài toán
ngược trong địa vật lý nên m uốn có kết quả xác thực
củng không dễ dàng. M uốn loại bớt các m ô hình phi
thực tế, thu hẹp phạm vi đa trị cần có thêm các thông
tin địa chât, địa hóa, nhằt là số liệu của các trường
vật lý khác vê đối tượng khảo sát. Dựa trên tất cả các
tài liệu thu được, m ột m ô hình ban đầu của đôi
tượng kháo sát được lập ra đê thực hiện mô hình
hóa, bằng cách thay đổi lần lượt các tham số của m ô
hình sao cho kết quả tính theo lý thuyết cho mô hình
khớp với SỐ liệu đo thực tế. Tùy theo mức độ phức
tạp của m ôi trường địa chất xét theo một tính chất
vật lý nhât định mà chọn m ô hình một, hai và ba
chiểu (được ký hiệu tương ứng là 1D, 2D và 3D). Số
chiểu tăng lên làm tăng nhanh thời gian xử lý trên
máy tính và tôn kém cho việc đo trường vật lý, nhât
là ở trên đất liền. N gày nay công nghệ thông tin tạo
điều kiện cho chuyên gia khảo sát đôi tượng có thê
sử dụng m ọi tài liệu đ ể lựa chọn kết quả cuối cùng
có ý nghĩa xác thực trong suốt quá trình tìm kiếm,
thăm d ò và khai thác tài nguyên.
N hửng thành tựu mới của khoa học và công nghệ
liên quan đều được áp dụng nhanh chóng trong địa
vật lý như ghi số, xử lý số, vệ tinh, định vị toàn cẩu,
v.v... C ông nghệ địa chấn 3D thực hiện thu thập, xử
lý, giải thích số liệu và trình bày cấu trúc địa chất
theo không gian ba chiểu thực hiện đầu tiên trong
thăm d ò địa chấn vào nhừng năm 1970-1980, sau đó
được áp dụng cho các thăm dò địa vật lý khác.
Khoảng đầu th ế kỷ 21, các công nghệ địa vật lý hàng
không phát triển m ạnh mê, đặc biệt là công nghệ đo
gradient trọng lực, từ và trường chuyển hàng không.
Cũng trong khoảng thời gian đó xuất hiện một
chuyên ngành thăm dò địa vật lý mới, đó là địa vật
lý sinh học - khảo sát dấu ấn địa vật lý do tác dụng
cùa vi sinh vật với m ôi trường địa châ't, như trong ô
nhiễm châ't lỏng nhẹ không liên kết nước (LNAPL)
do luồng hydrocarbon dưới đâ't tạo ra.
Trong thực tế, tô hợp các phương pháp địa vật lý
được dùng khác nhau tùy theo đối tượng, các đặc
điếm được biết và dự đoán v ề nó (trên đất liền, ở
biển, đặc điểm địa hình và địa chất, kích thước của
đối tượng so với độ sâu khảo sát, tính chất vật lý của
đối tượng và môi trường vây quanh, nhiễu, v.v...) và
thay đổi theo giai đoạn khảo sát (sơ bộ, tỉ mỉ, v.v...).
Các lĩnh vực truyền thống như địa vật lý khoáng sản
rắn, dầu khí, nước dưới đất xuất hiện sớm. Sau đó
phạm vi ứng dụng địa vật lý được m ở rộng dần đ ể
điểu tra địa chât công trình, môi trường, tai biến địa
chất, khảo cổ, nông nghiệp, v.v... với độ sâu khảo sát
không lớn. Trong khảo sát nông, mật độ điếm đo lớn
hơn, chất lượng đo cao hon đế có thê phát hiện ra các
đặc trưng nhỏ của đối tượng khảo sát. Một số
phương pháp thăm dò địa vật lý khi khảo sát không
phá huý môi trường được dùng trong khảo sát đê,
đập, nền đường, chỗ hổng dưới mặt đường, đường
băng sân bay, công trình xây dụng, công trình ngẩm,
bãi chôn lâp chất thải, mìn, khảo cổ, v.v... Địa vật lý
công trình được dùng không chi trong giai đoạn
khảo sát, mà còn đê quan trắc suốt thời gian tổn tại
cùa công trình, theo dõi sự thay đổi của vật liệu xây
dụng, các tác động của m ôi trường, sự toàn vẹn của
công trình. Trong khảo sát nông thường dùng các
phương pháp điện, điện từ (radar đâ't được dùng
rộng rãi), địa chấn (khúc xạ, phản xạ, phản xạ phân
giải cao, các phương pháp sóng mặt dùng nguồn
nhân tạo và tự nhiên), từ, vi trọng lực và địa vật lý
giếng khoan.
Địa vật lý dầu khí
Địa vật lý dầu khí nghiên cứu, ứng dụng các
phương pháp địa vật lý trong công tác thăm dò và
khai thác dẩu khí (còn gọi là lĩnh vực thượng nguồn
hay khâu đầu trong chuỗi giá trị công nghiệp dầu
khí). Tô hợp địa vật lý thăm dò và khai thác dầu khí
gổm nhiều phương pháp khác nhau, như viễn thám,
điện, từ, trọng lực, địa chấn, địa vật lý giếng khoan,
v.v... trong đó địa chấn phan xạ và địa vật lý giếng
khoan đóng vai trò chủ đạo.
Cơ sở vật lý địa chất
Cơ sờ địa chất của công tác thăm dò dầu khí
hiện nay chủ yếu là thuyết hữu cơ v ề nguồn gốc
dầu khí trong vỏ Trái Đất. Theo thuyết này, m ỏ dầu
khí được hình thành khi trong m ột khu vực của vỏ
Trái Đât, thường là các bổn trầm tích, hội tụ đẩy đủ
các yếu tố của m ột hệ thống dầu khí. Các yếu tố cơ
bản của m ột hệ thống dầu khí bao gồm đá mẹ, đá
chứa, đá chắn, bẫy và đường di chuyến (xem m ục
từ Địa chất dẫu khí).
Đ ối tượng trực tiếp của công tác thăm dò dầu
khí là các tích tụ dầu khí trong m ôi trường có độ
rỗng giữa các hạt trầm tích, nứt nẻ, hang hốc,
thường làm cho đá chứa nó có m ột số tính chất vật
lý, như mật độ, điện trở suất, tốc độ truyền sóng,
v.v ... thâp hơn so với các đá vây quanh chúng. Dựa
vào sự khác biệt v ề tính chất vật lý này, trong một
SỐ trường hợp thuận lợi có thế sử dụng các phương
pháp địa vật lý đ ế tìm kiếm trực tiếp các tích tụ dầu
khí. Tuy nhiên, do những tích tụ dầu khí thường có
kích thước nhỏ so với độ sâu thăm dò, sự khác biệt
v ề tính chất vật lý không nhiều, biếu hiện trên
trường địa vật lý bằng các dị thường rất yếu, nên
702 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
các phương pháp tìm kiếm dầu khí trực tiếp trong
phẩn lớn trường hợp ít phát huy hiệu quả. Thay
vào đó, công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí thường
tập trung vào các đối tượng gián tiếp là các yếu tố
cùa hệ thống dầu khí. H iện nay, trình độ công nghệ
của các phương pháp địa vật lý cho phép nghiên
cứu ti mỉ, đánh giá định lượng hầu hết các đặc
điếm quan trọng của hệ thống dầu khí như đã nêu.
Cơ sớ vật lý - địa chât của công tác nghiên cứu, tìm
kiếm các đối tượng gián tiếp này là sự khác biệt vê'
đặc điếm địa chât, dẫn đến khác biệt v ể tính chât
vật lý và trường vật lý đo được của các thế địa chất
của hệ thống dầu khí. Thông thường, đá m óng của
các bồn trầm tích thường có mật độ, độ cảm từ, tốc
độ truyền sóng cao hơn so với các lớp trẩm tích bên
trên. Đá mẹ, đá chắn thường là trầm tích hạt mịn,
hàm lượng sét cao, có vận tốc và tẩn s ố són g phản
xạ cao, biên độ nhỏ, đ iện trở suât và bức xạ gam m a
tự nhiên cao. Đá chứa là trầm tích hạt thô, hàm
lượng sét thâp, thường có vận tốc và tẩn số sóng
phản xạ thấp hơn, biên độ trung bình, đ iện trở suâ't
và bức xạ gam m a tự nhiên nhỏ hơn. Đá chứa là
trầm tích carbonat thường có vận tốc sóng cao nên
mặt phán xạ giừa trầm tích carbonat và đá trẩm tích
khác thường có biên độ són g phản xạ cao hơn hẳn
so với mặt phản xạ giữa trầm tích khác, v.v...
Các giai đoạn thăm dò, khai thác dầu khí
Thăm dò, khai thác dầu khí có thê chia thành
nhiều giai đoạn khác nhau: thăm dò khu vực, thăm
dò tỉ mỉ, thẩm lượng, phát triển m ỏ và khai thác.
Thăm dò khu vực là giai đoạn nghiên cứu đưa ra
phân vùng triển vọng phục vụ cho giai đoạn thăm dò
tỉ mỉ. Thăm dò ti mi là giai đoạn nghiên cứu chi tiết hệ
thống dầu khí tại vùng có triển vọng, đ ề xuât nhùng
cấu tạo triển vọng cho công tác khoan tìm kiêm. Nếu
khoan tìm kiếm phát hiện dầu khí có thê chuyên sang
giai đoạn thẩm lượng với m ục tiêu nghiên cứu chi tiết
tính chât vật lý của đá chứa, đặc điếm chất lưu nhằm
tính toán lượng dầu khí tại chỗ và trữ lượng dầu khí
có khả năng thu hổi của câu tạo. Nếu trừ lượng dầu
khí tính toán đủ lớn, có thê bước vào giai đoạn đẩu tư
chuẩn bị khai thác, gọi là phát triển mỏ. Tiếp sau giai
đoạn phát triển m ò là giai đoạn khai thác (xem thêm ở
mục từ Địa chất dầu khí).
Cách phân chia trên đây m ang tính tương đối,
nhằm có một trình tự logic đ ể trình bày tô hợp các
phương pháp địa vật lý. Trong thực tế, có khi hai giai
đoạn "Thăm dò khu vực" và "Thăm dò tỉ mi" hay
"Thăm dò ti mỉ" và "Thẩm lượng" được kết hợp ngay
trong một để tài nghiên cửu, dự án. Cũng có khi dù đã
có phát hiện mò, thậm chí đã đưa mò vào khai thác,
người ta vân tiến hành nghiên cứu lại bổn, mô hình
hóa khả năng sinh, phân lại vùng triển vọng, chính xác
hóa lại nhừng hiểu biết và kết quả nghiên cứu trước
đây, phục vụ cho công tác thăm dò tiếp theo.
Các phương pháp địa vật lý có thê được sử dụng
trong tằt cả các giai đoạn thăm dò, khai thác dầu khí
nêu trên. D o nhiệm vụ, đôi tượng trong m ôi giai
đoạn khác nhau nên cách sử dụng và kết hợp các
phương pháp cũng khác nhau.
ứng dụng các phương pháp địa vật lý
P hư ơng pháp viển thám
Phương pháp viễn thám được ứng dụng cho giai
đoạn trước thăm dò khu vực trong hai trường hợp:
1) Trên đất liền - Đối với những khu vực xa xôi, hèo
lánh, hoặc một khu vực rộng lớn mà không có điều
kiện kháo sát hoặc có rất ít tài liệu về từ, trọng lực,
điện, địa chân. Phương pháp m inh giải ảnh viên
thám thường được sử dụng đê nghiên cứu hình hài,
đặc điếm kiến tạo, câu trúc của bổn trầm tích, từ đỏ
khoanh được diện tích nghiên cứu chi tiết hơn.
2) Trên biển - thông qua xử lý ảnh viễn thám có thể
phát hiện được dị thường nhiệt độ bề m ặt sự có mặt
tảo, v i sinh vật, và thậm chí là lớp dầu rất m ỏng lộ
trên mặt nước biến, là nhừng dâu hiệu gián tiếp xác
định khu vực có tiềm năng dầu khí.
P hư ơ ng pháp từ và trọng lực
Phương pháp từ và trọng lực được sử d ụng chú
yếu trong giai đoạn thăm dò khu vực nhằm mục
đích nghiên cứu đặc điểm kiến tạo, câu trúc, quá
trình hình thành và phát triến của bổn trầm tích.
Trên cơ sở trường dị thường từ, dị thường trọng lực,
nhiều phép biến đổi được sử dụng, phân tích đê xác
định các hệ thống đứt gãy trong khu vực, ứng dụng
giải bài toán ngược đê xây dựng bản đổ đăng sâu
phản ánh cấu trúc vỏ Trái Đât, cấu trúc m óng, xác
định chiểu dày các tập trầm tích. Trong trường hợp
các lớp trầm tích có sự phân dị vể mật độ, tài liệu đủ
mức độ chi tiết, bằng các phương pháp nêu trên có
thể xác định được khu vực và câu tạo triển vọng
phục vụ cho công tác thăm dò tiếp theo. Đ ôi khi,
trường dị thường tử còn được sử dụng đ ể nghiên
cứu thành phần thạch học của đá m óng, sự phân bố
của trầm tích biến chât, các thế phun trào trong bổn,
những đặc điếm địa chât có ảnh hưởng đến sự hình
thành, di cư và tích tụ dầu khí.
P hư ơng pháp điện
Phương pháp điện như đo sâu thẳng đứng và đo
mặt cắt, cũng được sử dụng chủ yếu trong giai đoạn
thăm dò khu vực nhằm nghiên cứu đặc điểm cấu tạo,
kiến tạo của bổn trầm tích. Thông qua tài liệu đo điện,
các mặt cắt địa điện được xây dựng đ ể nghiên cứu câu
trúc địa chât trên mặt cắt đó. Phân b ố các tuyến đo
sâu phù họp, có thể vẽ được cấu trúc bể mặt móng
hoặc tầng câu trúc có điện trở suất khác biệt, qua đó
xác định bề dày trầm tích, phân tích cấu trúc bổn.
N hững năm gần đây, một số công ty đã bước đẩu ứng
dụng thành công phương pháp điện từ có độ phân
giải cao cho điều kiện đo trên biến nhằm tìm kiếm
trực tiếp và phân biệt các tích tụ dầu và khí.
ĐỊA VẬT LỶ 703
Phương pháp địa chấn phàn xạ
Phương pháp địa chân phản xạ (gọi tắt: địa chân)
là phương pháp chu đạo và thông dụng nhất trong
toàn bộ hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí.
Trong quá trinh thu thập số liệu địa chân (còn gọi là
thu phát), có thê áp dụng hai loại câii hình thu phát,
là hai chiểu (địa chân 2D) hoặc ba chiểu (địa chân
3D). Trong địa chân 2D, nguổn nô và máy thu bô trí
trên một đường thăng và số liệu được thu thập dưới
dạng mật cắt theo tùng tuyến. Trong địa chân 3D,
nguồn nô và máy thu b ố trí theo mạng lưới và số
liệu thu thập được trên m ột diện tích của m ạng lưới
đó tạo thành một khối. Dựa trên sự khác nhau v ể trờ
kháng âm học giừa m óng và các lớp trầm tích và
giừa các lớp trầm tích khác nhau trong m ột bổn trầm
tích, đặc trưng động học của trường sóng phản xạ
bèn trong và trên ranh giới các tập trầm tích, phương
pháp địa chân có nhiệm vụ minh giải và thành lập
mặt cắt địa chât chi tiết theo các tuyến địa chấn
[H .l]. Trên cơ sờ kết quả minh giải cho cùng một
tầng phàn xạ trên nhiều tuyến địa chân 2D khác
nhau, hoặc cho một khối số liệu địa chân 3D, người
ta có thê xây dựng bản đổ đăng sâu các tấng phản
xạ, thường trùng với các ranh giới địa châ't chính của
bổn, qua đỏ nghiên cứu đặc điếm kiến tạo, cấu trúc,
lịch sử hình thành và phát triển các bổn trầm tích.
Khi tầng phản xạ, ranh giới tập trầm tích trùng với
nóc, đáy tầng sinh, chứa, chắn, phương pháp địa
chân cho phép thành lập bàn đổ phân bố, phân tích,
đánh giá định tính, định lượng các yếu tố cùa hệ
thống dẩu khí. Phương pháp địa chân địa tầng là
phương pháp minh giải tài liệu địa chân trên cơ sờ
các mô hình trầm tích, sử dụng các đặc trưng động
học của trường sóng phản xạ bên trong và trên ranh
giới các tập trầm tích, cho phép minh giải ti mi các
tập trầm tích phục vụ đánh giá chi tiết hơn, định
lượng các yếu tố của hệ thống dẩu khí. N goài việc su
d ụn g các đặc trưng động học, các phương pháp
phân tích đặc biệt sừ dụng đặc trưng động lực học
(ví dụ: nghịch đào, biên độ sóng phản xạ theo
khoáng cách thu phát (AVO), phân tích thuộc tính,
v.v...) có thể vê các bản đổ tướng đá, môi trường
trầm tích, nghiên cứu chi tiết cấu trúc thân cát, lập
bản đổ phân b ố các tham số vặt lý cua tầng chứa, xác
định thành phẩn châ't lưu, v.v...
Trong m ột số trường hợp thuặn lợi, phương pháp
địa chấn có thê chi ra những dâu hiệu trực tiếp của
tích tụ dầu khí, như điếm sáng (bright spot), điếm
bằng (flat spot), cột thoát khí (gas chim ney), v.v...
Khi tiến hành khoan hoặc xây lắp công trình,
người ta thường sừ dụng địa chấn phản xạ phân giải
cao đê khảo sát đặc điếm địa chất công trình của khu
vự c dự kiến đặt công trình và nghiên cứu chi tiết khả
năng có mặt các túi khí nông ảnh hường đến công
tác an toàn khi khoan.
Bên cạnh phương pháp địa chân phản xạ, một số
công ty trên th ế giới đã nghiên cứu ứng dụng các
phương pháp địa chân thụ động, địa chân tán xạ,
v.v... trong thăm dò khai thác dầu khí và đã có
nhừng thành công bước đẩu.
P h ư ơ ng pháp địa vật lý g iếng khoan
Phương pháp địa vật lý giếng khoan cũng là
phương pháp chủ đạo và thông dụng trong hoạt
đ ộn g thăm dò và khai thác dầu khí. Đó là: 1) nhóm
các phương pháp trường tự nhiên (gamma tụ nhiên,
th ế tự nhiên phô gamma, nhiệt độ, v.v...); 2 ) nhóm
các phương pháp trường nhân tạo (mật độ, neutron,
Mực nước biển
.. __ 37....
n Các thành tạo
1-----^ móng
! E E E ] Carbonat
] [ ~ỉ Đá vụn
. Ị —T-—I a Sét đàm hổ
1 I b Set bién
ị \ \ a.Ranh giời đia chất; d\ b 0ý,t ggy
^ Đả mẹ ® Đá chứa
— " *— ► Đường di CƯ
Hình 1. Mặt cắt địa chất thành lập trên cơ sờ minh giải tài liệu mặt cắt địa chấn thẻ hiện một cách tổng quát các yếu tố của
hệ thống dầu khí một bồn trầm tích: Đường màu đen dưới cùng là mặt móng bồn trầm tích; đường màu đỏ thề hiện đứt gãy;
các đường còn lại là các ranh giới địa chất (theo Nguyễn Hiệp và nnk., 2007, có chỉnh sửa).
704 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
âm học, điện tử, cộng hưởng từ hạt nhân, v.v...);
3) nhóm các phương pháp khác (đo đường kính, đo
góc nghiêng và phương vị trục giếng khoan, quét
ảnh thành hệ, v.v...). N gười ta thường sử dụng tô
hợp một số phương pháp địa vật lý giếng khoan
nhằm xác định thành phần thạch học, tướng đá, môi
trường của đá; đánh giá các tầng chắn, chứa; sự có
mặt và chiểu dày của các đá chứa dầu khí; xác định
hàm lượng sét, độ rỗng, độ thâm, bão hòa dầu và
nước của các đá chứa này; dự báo dị thường áp suất,
tổng hàm lượng hữu cơ, v.v... [H.2]. Ngoài khá năng
góp phẩn xác định nhanh sự có mặt của dầu và khí,
đo khi khoan (MWD) còn giúp quản lý an toàn trong
khi khoan.
Độ sáu (ít)
30-Mật độ neutron (Is eq units)------------10
Hình 2. Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan cho phép xác
định chính xác các thành tạo sét, cát kết, đá vôi, v.v... đóng
vai trò quan trọng trong hệ thống dầu khí.
Các phương pháp địa chân và địa vật lý giếng
khoan được áp dụng vào nhiều thời điểm khác nhau
cho một m ỏ đang khai thác sẽ cung cấp thông tin
giúp điều hành khai thác m ỏ một cách hiệu quả.
Khái niệm địa vật lý lặp theo thời gian (tim e-lapse
geophysics) thường được dùng đ ể biếu đạt nội hàm
phương pháp đo này. Trong phương pháp địa chấn
thuật ngữ địa chấn 4D được sử dụng với hàm ý chiểu
thứ tư là thời gian. N goài ra, cũng đã có trường hợp
ứng dụng phương pháp đánh dâu bằng đổng vị
phóng xạ đ ế nghiên cứu quy luật vận chuyên chất
lưu, nước bơm ép trong quá trình khai thác dấu khí.
Tồ hợp phương pháp địa vật lý
Đê tăng độ tin cậy và hiệu quả áp dụng, các
phương pháp địa vật lý được sử dụng kết hợp với
nhau. Minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan thường
kết họp với tài liệu phân tích lỏi khoan, mâu thành
giếng khoan, tài liệu thừ vỉa và các tài liệu địa chất
khác. Kết quả phân tích mẫu thường được su dụng
như mâu chuẩn khi phân tích, minh giải tài liệu địa
vật lý giếng khoan. Kết quá phân tích, minh giải tài
liệu địa vật lý giếng khoan góp phẩn xây dựng băng
địa chấn tống hợp đ ể xác định chính xác pha địa chấn
liên quan đến tửng ranh giói phàn xạ, xây dựng m ỏ
hình tốc độ đ ế chuyển đổi bản đổ đăng thời thành bản
đổ đăng sâu, đồng thời có thế làm mâu chuẩn để liên
kết, ngoại suy khi xử lý, phân tích thuộc tính địa chân.
Cũng có trường họp kết quả m inh giải một vài tuyến
địa châh rải rác trong một vù ng được dùng làm tuyến
tựa đ ế kiểm tra, liên kết các kết qua minh giải tài liệu
từ, trọng lực cho toàn vùng.
Trong thực tế, ở giai đoạn thăm dò khu vực,
thường chưa tiến hành khoan nên phải sử dụng cột
địa tầng tổng hợp từ các văn liệu địa chât đ ê dự báo
các tầng phản xạ và dùng vận tốc xử lý làm m ô hình
tốc độ khi chuyển đối thời gian - độ sâu. Khi có thể
liên kết tài liệu địa chấn với m ột giếng khoan sâu ờ
khu vực lân cận và có tài liệu địa vật lý giếng khoan
đ ể xây dựng cột địa tầng khu vực, băng địa chấn
tổng hợp và m ô hình tốc độ, thì độ tin cậy của kết
quá minh giái tài liệu địa chấn sẽ lớn hơn rất nhiều.
Trong giai đoạn thăm d ò ti mi, mật độ tài liệu cẩn
phải đu dày đ ế có thê đánh giá chi tiết hệ thống dẩu
khí, vẽ được chính xác câu tạo, tính toán tiềm năng
dầu khí, đánh giá rủi ro các càu tạo phát hiện được,
đ ể xuât cấu tạo và vị trí khoan. Đ ế đáp ứng yêu cầu
đó cần phải có tài liệu địa chân 3D hoặc địa chấn 2D
với m ạng lưới tuyến tưong đối dày. Tài liệu địa chấn
này cần được liên kết với các tài liệu nghiên cứu
giếng khoan ờ khu vực lân cận đ ế bảo đảm độ chính
xác của kết quả đánh giá.
Hiện nay hầu hết các giai đoạn thẩm lượng đểu
đòi hỏi phải có địa chấn 3D, có giếng khoan thăm dò
cùng kết quả thử vỉa trên cấu tạo cần đánh giá.
Trong giai đoạn thăm dò tỉ mi và thẩm lượng, các
công ty thường sử dụng phương pháp địa chấn địa
tầng, phương pháp phân tích đặc biệt đ ế có thêm
thông tin đánh giá cấu tạo khi đ ể xuất vị trí khoan và
khi tính toán trữ lượng sau khi có giếng thăm dò. Sử
dụng tống hợp các số liệu nêu trên theo một quy
trình chặt chẽ có thể tính toán trữ lượng với độ tin
cậy đu đê các cấp quản lý có th ể phê duyệt đưa vào
phát triển mỏ.
Giai đoạn phát triến m ò là giai đoạn đẩu tư xây
dựng công trình phục vụ khai thác. Các phương
pháp địa vật lý sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu
đ ế khảo sát địa chât công trình phục vụ xây dụng
công trình khai thác. Trong giai đoạn khai thác, việc
thu phát địa chấn 4D, đo lại m ột sổ phương pháp địa
vật lý giếng khoan vân phải tiến hành khi cần, đ ế xác
định lại một số tham số quan trọng nhằm phục vụ
điểu hành quá trình khai thác, như bào hòa dầu, bão
hòa nước, áp suât, nhiệt độ thành hệ, v.v... Việc so
sánh bức tranh trường són g cũng như các tham số
vừa nêu trước và trong quá trình khai thác sè cho
thây nhừng tác động của quá trình khai thác đối với
ĐỊA VẬT LỶ 705
mỏ dâu khí, qua đó g iú p tối ưu hóa các giải pháp
táng cường và nâng cao hệ số thu hổi dầu.
Địa vật lý dầu khí trong đá móng
Theo các tài liệu đã được công bố, có nhiều định
nghĩa về đá m ỏng, nhưng định nghĩa sau đây có vé
phù hợp han cả. Đó là đá m óng "bao gồm bât kỳ loại
đá biến chất hay m agm a, không phụ thuộc vào tuối,
năm bât chinh hợp bên dưới các bổn trẩm tích dầu
khí đang được nghiên cứu", v ề tuối, đá m óng có thế
có tuổi tương đối khá trẻ nhu tuối Creta bên dưới
các bồn trầm tích Đệ Tam ở khu vực phía nam Biến
Đông, hoặc rất già nhu tuổi Tiền Cambri bên dưới
các bồn trâm tích Paleozoi và Proterozoi tương ứng ở
Ai Cập và Đ ông Siberie (Nga). Do có độ rỗng và độ
thâm nguyên sinh râ't nhỏ, đá m óng đã từng không
được coi là đá chứa dầu khí. Tuy nhiên trong nhừng
điểu kiện nhâ't định, khi đá m óng bị nứt nẻ hoặc
phong hoá m ạnh có th ể có đ ộ rỗng thứ sinh (độ rỗng
nứt nẻ) và độ thâm râ't tốt (đạt tới trên 1 0 % độ rỗng
và hàng nghìn m D độ thâm như đá m óng granit nứt
nẻ thuộc m ỏ Bạch Hổ, bổn Cửu Long của Việt Nam).
Khi đó đá m óng có thê trờ thành đá chứa dầu khí
châ't lượng cao.
Dầu khí trong đá m óng biến chất nứt nẻ được
phát hiện lần đẩu (1929) ở m ò Playa Del Rey (Hoa
Kỳ). Đến nay dẩu khí trong đá m óng nứt nẻ đã được
tìm thấy ở nhiều mỏ thuộc hơn ba mươi quốc gia
trên khắp th ế giới.
Ờ Việt N am , lẩn đâu tièn dẩu đã được tìm thảy
trong đá m óng granit nứt nẻ ớ m ỏ Bạch H ồ vào
tháng 5 năm 1987. Đ ến nay đá m óng nứt nẻ đã và
đang trở thành loại đá chứa dầu chù yếu ở Việt
N am sau khi dầu khí từ đá m óng nứt nẻ của hàng
loạt các mỏ thuộc các b ồn Cửu Long, Nam Côn Sơn
và Sông H ổng đã đ ư ợ c phát hiện, đã và sè được
đưa vào khai thác. T rong nhừng năm đẩu của th ế
kỷ 2 1 sản lượng khai thác dầu từ đá m óng granit
nứt nẻ chiếm trên 80% tổng sản lượng khai thác
dầu của Việt N am . H iện nay m ỏ Bạch H ổ đang
được coi là đ ứ ng đ ẩu thê' giới cả v ể trữ lượng
(khoảng hai tý thủng) lẫn sản lượng khai thác dầu
từ đá chứa là đá m óng nứt nẻ, đổng thời mò Bạch
H ổ cũng thường được sử dụng như hình mẫu của
loại m ỏ với đá chứa là m ón g nứt nẻ.
Mặc dù vai trò của đá chứa là m óng nứt nẻ trong
địa chât dầu khí đang dẩn dẩn trở thành quan trọng,
song trên th ế giới các công trình nghiên cứu v ề loại
đá chứa đặc biệt này chưa được công b ố nhiều. Do
đó, người ta thường sử d ụn g các công nghệ nghiên
cứu các đá chứa nứt nẻ nói chung củng các công
nghệ nghiên cứu câu trúc địa chất phức tạp đ ể
nghiên cứu đá chứa m óng nứt nẻ. Có nhiều cơ ch ế
hình thành nứt nẻ trong đá m óng, song đến nay thực
tế đã chứng tỏ rằng các nứt nẻ được hình thành do
hoạt động kiến tạo và được sinh kèm với các hệ
thống đứt gãy kiến tạo đóng vai trò quan trọng hơn
cả. Trên cơ sở đó, hiện nay nhiểu phương pháp
khác nhau đã và đang được sử dụng đê nghiên cứu
đá chứa m óng nứt nẻ. Đó là nghiên cứu mâu trong
phòng thí nghiệm , nghiên cứu nứt nẻ và đứt gãy
trên vết lộ, các phương pháp địa vặt lý giếng khoan
(ĐVLGK) bao gồm cả các phương pháp tuyến địa
chân thẳng đứng, các phương pháp địa vật lý trên
mặt (ĐVLTM) mà đặc biệt là địa chân ba chiểu (địa
chân 3D), các phương pháp đo đạc trên không và
vú trụ bao gồm cả chụp ảnh và phương pháp mô
hình hoá kiến tạo. Trong thời gian gần đây còn có
phương pháp "vết lộ ảo" được đưa vào ứng dụng.
Dựa trên số liệu chụp laze nhiều lẩn vết lộ thực ở
nhiều ví trí và góc độ khác nhau sau đó xử lý và ghi
g iừ dưới dạng ảnh ba chiểu trên m áy tính, nhừng
hình ảnh đó phản ánh m ột cách chi tiết và chính xác
vết lộ thực.
Trong S Ố các phương pháp kê trên đang được áp
dụng, ở nhửng nơi có giếng khoan cắt qua do số
lượng mầu lõi lấy được râ't hạn ch ế nên các phương
pháp ĐVLGK giừ vai trò chủ đạo. Phương pháp địa
chấn 3D kết hợp với m ô hình hoá kiến tạo đóng vai
trò quan trọng hơn cả vì nó không chỉ cho phép
nghiên cứu đá m óng nứt nẻ ở các khu vực có giếng
khoan cắt qua, mà còn cho phép dự đoán châ't lượng
đá chứa ở cả các khu vực không có giếng khoan. Đó
chính là các tài liệu cơ sở quan trọng cho việc lựa
chọn vị trí và thiết k ế giếng khoan dầu khí cho đá
chứa m óng nứt nê.
Mô hình địa chất vật lý cho đá chứa móng nứt nẻ vả
các phương pháp địa vật lý được áp dụng
Đá chứa m óng nứt nẻ có nhừng đặc điểm khác
biệt nhiều so với các loại đá chứa khác như tính liên
thông lớn theo chiểu thẳng đứng, độ rỗng trung bình
nhỏ (độ rỗng trung bình của toàn khối đá chi 1 - 2 %).
Do đó, đ ể chứa một trữ lượng dầu khí đáng kế, thì
v ề mặt câu tạo, đó phải là các đới m óng lớn nhô cao,
được các đá sinh dầu khí chất lượng cao bao bọc,
tầng chắn tốt và dày đê có cột dầu khí lớn trong đá
m óng nứt nẻ (tới hàng trăm m ét thậm chí tới hơn
nghìn m ét như ở m ỏ Bạch Hố) [H.3]. Tại nhiều nơi,
một tập trầm tích đóng cả vai trò đá sinh dầu và đá
chắn, v í dụ như tập sét D ở bổn Cửu Long và tập sét
L ở bổn Mã Lai. Song ở các nơi khác đá sinh dầu và
đá chắn có thể là các tập trầm tích khác nhau như ở
V enezuela và khu vực Đ ông Siberie. Với m ô hình
câu trúc như vậy, các phương pháp địa vật lý như
thăm dò địa chấn, thăm dò từ, thăm dò trọng lực và
thăm dò điện có thể được áp dụng đ ể tìm kiếm các
cấu tạo có triển vọng. Trong thực tế hiện nay, thăm
dò địa chân đang đóng vai trò chủ đạo, tuy nhiên tại
các khu vực trên đât liền có địa hình phức tạp không
thuận lợi cho thăm dò địa chấn, các phương pháp
khác sẽ trở nên thích hợp hơn.
706 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
Hình 3. Mô hinh bẫy dầu khí ở bồn Cửu Long của Việt Nam.
(1) đá chứa móng granit nứt nẻ, (2) Tập sét D đóng vai trò
tầng chắn cho móng, đồng thời cũng là tầng sinh dầu chủ yếu
của bồn, (3) Các tập chứa cát kết.
Từ kết quả nghiên cứu trên tài liệu thực tế ở
nhiều m ỏ thuộc các bổn Cừu Long, Nam Côn Sơn,
Sông Hổng và Mã Lai, kết hợp với những kết quả đo
đạc trên các vết lộ cùng ảnh hàng không ờ nhiều nơi
trên thế giới, có thê m ô hình hóa các nứt nẻ sinh kèm
với các đứt gãy kiến tạo bời những đới dọc theo đứt
gãy với chiều dày thay đổi, chủ yếu trong khoảng từ
một vài mét tới vài chục mét, tùy theo loại đứt gãy và
kích thước cùa chúng. Trong các đới nút nè đó, đá
m óng bị nứt nẻ, cà nát và vờ vụn dẫn đến thay đối
các tính chất vật lý của đá so với đá m óng tươi
(không bị nứt nẻ). Các tính chât vật lý của đá m óng
bị thay đổi đáng kê khi bị nứt nẻ bao gồm mật độ và
tốc độ truyền sóng dẫn tới độ cứng âm học có thê
giảm trên 10%. D o đó có thế thu được sóng phàn xạ
từ các nứt nẻ riêng biệt nếu sử dụng sóng siêu âm đo
trong giếng khoan hoặc phản xạ từ các đới nứt nẻ
sinh kèm với đứt gãy khi sử dụng các tài liệu địa
chân trên mặt. Đối với đá m óng tươi, dù là đá
magma hay đá biến chất, tỷ s ố tốc độ truyền sóng
dọc trên tôc độ truyền sóng ngang (Vp/Vs) thay đổi
trong khoảng 1,7 - 1,9. Đôi với đá m óng bị nứt nẻ ty
SỐ này tăng lên đến lớn hơn 2. Hệ số hằp thụ sóng
đàn hổi tăng khi đá m óng bị nứt nẻ, đặc biệt là đối
với những nứt nẻ mờ. Đ iện trờ suât giảm dù trong
các nứt nẻ chứa nước hay dầu khí. Mức đ ộ nứt né
còn phụ thuộc vào thành phần của đá m óng, do vậy
trong m ột số trường hợp cường độ phóng xạ tụ
nhiên cùa đá cũng cho nhiểu thông tin đáng kế. Đặc
biệt, nứt nẻ thường tập trung thành nhừng hệ thống
có phương và góc đô xác định, chúng tạo ra tính bất
đẳng hướng trong đá m óng bị nứt nẻ. Đ ó chính là
nhùng cơ sở địa châ't - vật lý cho phép ứng dụng các
phương pháp khác nhau của địa vật lý giếng khoan
và địa vật lý trên mặt đ ể nghiên cứu đá chứa là
m óng nứt nẻ. Hiện nay các phương pháp ĐVLGK
sau đây đang được sử dụng rộng rãi trong các giếng
khoan cắt qua đá chứa m óng nứt nẻ. Đ ó là các
phương pháp điện trở suât, các phương pháp mật
độ, các phương pháp bức xạ gam m a tự nhiên, các
phương pháp siêu âm và đ o đường kính giếng
khoan. Trong đó tô hợp hai phương pháp quét ảnh
thành hệ (FMI) và quét siêu âm đã thê hiện hiệu quà
cao, không chi cho phép phát hiện chi tiết các nứt nẻ
riêng biệt, xác định các tham số của nứt nè nhu
phương, góc đổ, độ rộng, m à còn cho phép phấn biệt
giữa nứt nẻ kín với nứt nẻ mở. Tuy nhiên, do đá
m óng nứt nẻ có nhừng đặc thù riêng biệt nên việc
xác định m ột cách định lư ợn g các tham s ố của đá
chứa bằng các tài liệu ĐVLGK còn gặp m ột số khỏ
khăn. Ví dụ, đê tính độ rỗng nứt nẻ của đá m óng
hiện chưa có một phương pháp hay phần m ềm nào
được châp nhận rộng rãi nhu một phương pháp
PX/ĐK ĐT MĐ/NTR BĐ SK Mát NLSK GĐ Phương MĐ nứt nẻ MĐ nứt nẻ Quét SẢ
Hình 4. Kết quả đo và phân tích tài liệu địa vật lý giếng khoan trong phần đá chứa granit nứt nẻ ở bồn Cửu Long.
PX/ĐK - đường phản xạ và đường kính; ĐT - đường điện trờ suất; MĐ/NTR - đường mật độ và neutron; BĐ SK -
đường biên độ sóng kênh; Mất NL SK - đường mất năng lượng sóng kênh; FMI - tài liệu quét ảnh thành hệ; Quét
SÂ - tài liệu quét siêu âm; cùng các tài liệu minh giải tính chất nứt nẻ gồm: góc dốc (GD), phương, mật độ nứt nẻ
(nứt nẻ gián đoạn màu vàng, nứt nẻ mờ màu tím), độ rỗng nứt nẻ (nứt nẻ mở màu tím, nừt nẻ liên tục màu xanh),
nứt nẻ mở màu đỏ theo tải liệu quét siêu âm.
ĐỊA VẬT LỶ 707
chuẩn. Trong thực tế thường sử dụng ba phương
pháp sau: phẩn m ềm BASROC do Vietsovpetro đ ể
xuât, các tài liệu điện trở suât và tài liệu FMI. Các
phương pháp này nhiều khi cho kết quà rất khác
nhau. Hiện nay ờ Việt Nam phẩn mềm BASROC
đang được sử dụng ngày càng rộng rãi đ ể xác định
độ rỗng nứt né cho đá m óng. Hình 4 biếu diễn kết
quả đo đạc và m inh giải các tài liệu ĐVLGK trong
giếng khoan căt qua m óng nứt nẻ thuộc bổn Cửu
Long của Việt Nam. N goài ra dựa trên tính châ't bâ't
đăng hướng của tốc đ ộ truyền sóng và biên độ của
sóng, sự phân dị tốc đ ộ của sóng biến loại khi truyền
qua khu vực đá bị nứt nẻ, ờ m ột số nơi đã áp dụng
thành công phương pháp tuyến địa chấn thẳng đứng
khi phát sóng trên n h ũ n g tuyến quanh giếng khoan
(YValk around VSP) đê dụ đoán phương của các nứt
nẻ phát triến trên d iện tích bên ngoài vị trí giếng
khoan và cách v ị trí g iếng khoan tới vài trăm mét.
N gày nay các phương pháp địa chấn 3D đang được
sù dụng rộng rãi và n gày càng có hiệu quả đê nghiên
cứu đá chứa là m óng nứt nẻ chủ yếu dựa trên các
sóng phản xạ thu được từ các đới nứt nẻ sinh kèm
các đứt gãy. Hiệu quả của địa chân 3D sẽ cao hơn
khi áp dụng phương pháp địa chấn ba thành phần
(địa chân 3C) (khi kháo sát trên đâ't liền) và địa chân
bốn thành phẩn (địa chân 4C) hoặc thu phát sóng
nhiểu phương hay thu phát địa chân hình xoắn (khi
khảo sát trên biển). Trong các phương pháp này
ngoài việc khai thác các thông tin của các sóng dọc
phản xạ từ đứt gãy, các thông tin vể bất đẳng hướng
cùng các thòng tin cúa sỏng ngang biến loại cùng
được khai thác thêm đ ế phục vụ công tác dụ đoán
các tham số và tính chât của các hệ thống nứt nẻ.
Khả năng ứng dụng địa chấn ba chiều để nghiên
cứu đá chừa móng nừt nẻ
Mặc dù các phương pháp địa chân 3C và 4C hoặc
thu phát sóng nhiều phương hay thu phát địa chân
hình xoắn có hiệu quả cao trong nghiên cứu đá chứa là
m óng nứt nẻ, song do những hạn ch ế về cả điểu kiện
kinh tế lân kỹ thuật nên đến nay các phương pháp này
vẫn chi được úng dụng thử nghiệm trên một số ít các
mò. Hiện nay địa chấn 3D vẫn được sử dụng rộng rãi
dưới dạng sử dụng máy thu thăng đứng khi thu phát
sóng trên đất liền và thu phát sóng dưới dạng nguồn
củng nhiều cáp thu kéo theo một tẩu khi khảo sát trên
biển. Trong nhừng điểu kiện đó, mặc dù hiệu quả của
phương pháp địa chấn bị hạn chế, song thực tế cho
thấy vai trò của địa châh 3D ngày càng tăng trong
nghiên cứu đá chứa là m óng nứt nẻ.
Đê đạt được m ục đích trên, trong khoảng m ột
thập niên gần đây các công nghệ mới của địa chân ba
chiểu đã được phát triển và ứng dụng trong cả ba
lĩnh vực - thu phát sóng, xử lý số liệu và minh giải.
Trong lĩnh vực thu phát sóng, các cáp địa chấn dài
hơn (tới trên 6 .0 0 0 m) cùng mật độ khảo sát lớn hơn
(kích thước mắt lưới đạt 6,25m X 18,75m) đã được áp
dụng cho phép hạn chê đáng kê phông nhiêu và
nâng cao chất lượng các phản xạ từ đứt gãy trong
m óng [H.5]. Trong công tác xử lý số liệu, nhiều công
nghệ mới về hạn ch ế nhiễu (chủ yếu là nhiễu phản
xạ nhiều lẩn) và dịch chuyến địa chân đã được phát
triển và ứng dụng nhằm cải thiện chât lượng của các
phản xạ từ bên trong m óng. Đặc biệt, trong 5 năm
gần đây công nghệ dịch chuyển chiều sâu trước cộng
bằng chùm tia (Beam PSDM) đã cho phép nâng cao
đáng kế chất lượng của các phản xạ từ bên trong
m óng. Hình 6 thể hiện rõ hiệu quả của các quy trình
xử lý số liệu khác nhau nhằm nâng cao chât lượng
của các phản xạ từ trong móng. Trong minh giải tài
liệu, phương pháp minh giải "từ minh giải sô' liệu địa
chan tới khôi phục kiến tạo" đã được áp dụng. Phương
pháp này không chì minh giải câu trúc và đứt gãy
của m óng với độ chính xác và chi tiết cao, mà còn
cho phép dự đoán các tham số cùng tính châ't của các
hệ thống nứt nẻ sinh kèm, đặc biệt là dự báo phương
chủ đạo của hệ thống nứt nẻ m ở - một tính chất hết
sức quan trọng của đá m óng chứa dầu khí.
Kết quá nghiên cứu nhiều giếng khoan thuộc
nhiều vùng địa chất khác nhau cho phép tổng hợp
nên những đặc điếm địa chất cơ bản, khống ch ế chất
lượng của đá chứa m óng nứt nẻ:
Hình 5. Hiệu quả sử dụng cáp dài khi thu nổ địa chấn trong việc nâng cao chất lượng phản xạ từ móng. A - Tài liệu CL99
nhận được khi sừ dụng cáp thu dài 3.600m; B - tài liệu PCV 2002 nhận được khi sử dụng cáp thu dài 4.800m
708 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
1. Đặc điểm cấu tạo của đới móng nhô cao. Đới m óng
nhô cao là kết quả của các ch ế độ kiến tạo nén ép
thường bị nứt nẻ mạnh hơn các đới địa lũy hoặc đổi
cô chôn vùi; các đới m óng dạng kéo dài bị nứt nẻ
mạnh hơn dạng đẳng thước.
2. Loại đá móng. N ếu cùng một ch ế độ kiến tạo thì
các loại đá giòn dạng khối bị nứt nẻ mạnh hơn các đá
dẻo và phân lớp. Do đó các đá granit và quartzit có
khả năng bị nứt nẻ mạnh nhất, còn các đá có hạt mịn
bị biến chât thâp có khả năng bị nứt nẻ yếu nhât.
3. M ật độ nứt nè. Các đá m óng chât lượng chứa tốt
có mật độ nứt nẻ cao.
4. M ật độ và kích thước của các nứt nè lớn. Đặc điếm
này khống ch ế khả năng cho dòng của đá móng.
5. Tính liên tục và đặc điểm giao nhau cùa các hệ
thông nứt nẻ. Đặc điểm này khống ch ế khả năng duy
trì dòng và áp suât của đá chứa m óng nứt nẻ.
6 . Sự có mặt các đai mạch. N ói chung sự có mặt các
đai mạch làm giảm châ't lượng đá chứa là m óng
granit, song trong đá m óng biến chât thấp thì các đai
mạch lại có khả năng nứt nẻ cao hơn.
N gày nay dựa trên các tài liệu địa chấn 3D châ't
lượng cao, cả 6 đặc điểm trên của đá chứa m óng nứt
nẻ đểu có thê dự đoán. Đặc điểm đẩu tiên là nhiệm
vụ truyền thống của các phương pháp địa vật lý nên
không gặp trở ngại khi sử dụng địa chân 3D. Các đặc
điểm còn lại đã và đang dự đoán được một cách khá
chính xác khi sử dụng tống hợp nhiều thuộc tính của
các sóng phản xạ từ trong m óng. Hiệu quả cao của
việc áp dụng địa chấn 3D trong nghiên cứu đá chứa
là m óng nứt nẻ đã được khăng định bang kết qua
thực tế. Trước hêi, được khẳng định bằng xác suâ't
thành công cao của các giếng khoan với đối tượng
m óng trong thời gian gần đây, nhiều m ỏ mới đã
được phát hiện mặc dù các câu tạo này đã cho kết
quả khoan khô trong giai đoạn trước đây. Thứ hai,
được khẳng định bằng sự phù hợp khá cao giữa kết
quả dụ đoán các đới nứt nẻ bằng địa chấn với kết
quả khoan, kết quả biểu diễn trên hình 7 là m ột minh
chửng cho sự phù hợp đó.
Địa vật lý khoáng sản rắn
Địa vật lý ngay từ thuở ban đẩu đã được sử dụng
có hiệu quả trong điểu tra khoáng sản rắn. N gày nay
các khoáng sản gần mặt đất hầu như đã bị khai thác
cạn kiệt, nên phải tìm kiếm dưới sâu, ờ thềm lục địa
thì địa vật lý càng tỏ rõ tính un việt của mình, ơ Việt
Nam, trong gần 60 năm úng dụng địa vật lý với công
nghệ hiện đại, sử dụng tô hợp các phương pháp địa
vật lý một cách hợp lý trong các giai đoạn điểu tra
khác nhau, m ột s ố m ỏ lớn đã được phát hiện như m ò
sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), mỏ sắt Nà Rụa và Boong
Quang (Cao Bằng), m ỏ fluorit Xuân Lãnh, các m ò
urani Khe Hoa - Khe Cao, Ta Bhinh, mỏ m agnesit
Kon Q ueng (Gia Lai), v .v ...
Phân chia giai đoạn điều tra khoáng sản rắn
Công việc được thực hiện theo hai giai đoạn: điều
tra chung ban đầu và điểu tra chi tiết.
Điểu tra chung ban đằu
Trong giai đoạn này nhiều phương pháp địa vật
lý được thực hiện trên diện tích nghiên cứu lớn, tý lệ
từ trung bình đến nhò (1:200.000 - 1:50.000). Mục tiêu
chính là nghiên cứu cấu trúc địa chât khu vực, phát
hiện các cấu trúc sinh hoặc chứa khoáng sản, vẽ bản
đồ địa chất. Các kết quả địa vật lý góp phần phát
hiện trực tiếp, hoặc gián tiếp các khoáng sản theo các
dị thường được phát hiện và các kết quả m inh giải
địa chất.
Các phương pháp đã thực hiện gồm:
- Đo trọng lực tỷ lệ 1:500.000 toàn lãnh thổ (phẩn
đâ't liền);
Hình 6. Khả năng nâng cao chất lượng phản xạ từ trong móng khi áp dụng các công nghệ xử lý số liệu khác nhau.
A - Dịch chuyển thời gian trước cộng; B - Dịch chuyển chiều sâu trước cộng bằng phương pháp Kirchhoff; c - Dịch
chuyẻn chiều sâu trước cộng bằng chùm tia (xử lý nảm 2007); D - Dịch chuyển chiều sâu trước cộng bằng chùm
tia (Xử lý nàm 2009). Kết quả nghiên cứu nhiều giếng khoan thuộc nhiều vùng địa chất khác nhau cho phép tổng
hợp nên những đặc điểm địa chất cơ bản, khống chế chất lượng của đá chứa móng nửt nẻ.
ĐỊA VẬT LỶ 709
- Đo tù hàng không tỷ lệ 1:200.000 toàn lãnh thô
Việt Nam (phần đât liền), trừ diện tích dãy Hoàng
Liên Sơn, đới Tú Lệ và vùng sát biên giới;
- Đo từ và phô gam ma hàng không tý lệ 1:50.000
(1:25.000) gần lOO.OOOkm2.
Kết quả là đã phát hiện trực tiếp nhiều m ỏ quan
trọng nhu mỏ sắt ờ Thạch Khê, Nà Rụa, Boong
Quang, urani ở trũng N ông Sơn. Nhiều vùng dị
thường và các đới triến vọng khoáng sản được xác
định, tạo cơ sở triển khai điểu tra chi tiết.
Hình 7. Kết quả dự đoán các đởi nứt nẻ trong mỏng khá phù
hợp với kết quả khoan. Các điẻm trên hình vẽ biểu diễn nóc
của các đới nứt nẻ xác định được trên cơ sở tổ hợp các tài
liệu ĐVLGK.
Điều tra ch i tiết
Trong giai đoạn này các phương pháp địa vật lý
được tiến hành đổng thời với điều tra, nghiên cứu
địa chât ở tỷ lệ trung bình đến lớn (1:25.000 -1:2.000).
Đ óng góp của các phương pháp địa vật lý là đã phát
hiện và xác định quy m ô của khoáng sản trong
không gian nghiên cứu, làm cơ sở đê b ố trí các công
trình khoan, hào, lò. Trong những trường hợp thuận
lợi như với các khoáng sản sắt, urani, các phương
pháp địa vật lý có thể được sử dụng đ ế đánh giá
triển vọng tài nguyên.
Công tác địa vật lý được phân chia ra hai bước ở
các tý lệ khác nhau.
Giai đoạn điều tra ban đầu tương đương tý lệ
1:25.000 (đối với các khoáng sản nguồn gốc trầm
tích, các loại khoáng chất công nghiệp); tỷ lệ 1 :1 0 . 0 0 0
(đối với các khoáng sản nguồn gốc nội sinh) với
khoảng cách tuyến đo là 200 - 400m và khoảng cách
các điểm đo là 20 - lOm. Tiếp theo là điều tra chi tiết
tương đương tỳ lệ 1:5.000 - 1:2.000. Các tuyến đo
được b ố trí xen giữa các tuyến đo của giai đoạn
trước, khoảng cách các điểm đo 10 - 5m. Trong bước
này thường thực hiện các phương pháp có khả năng
nghiên cứu chi tiết, sâu trên các tuyến đã phát hiện
các dị thường được xác định có triển vọng, chủ yếu
là các phương pháp điện.
Trong thực tế, đ ể tăng hiệu quả điểu tra đối với
từng dạng khoáng sản, tổ hợp m ột số các phương
pháp địa vật lý hợp lý đã được sử dụng.
Tổ hợp các phương pháp địa vật lý trong điều tra
chi tiết các khoáng sản rắn
Khoáng sản than: N hiều phương pháp địa vặt lý
đã được sử dụng đê điều tra, thăm dò than. Phương
pháp thăm dò trọng lực đã được tiến hành ờ tỷ lệ
1:50.000 đ ế nghiên cứu cấu trúc đáy trầm tích chứa
than ở bê than Đ ông Bắc. Ớ vùng trùng Sông Hổng,
đã khai thác tài liệu địa chân phản xạ đ ể vạch các tập
trầm tích N eogen chứa than.
Đo sâu điện trở suâ't và gần đây cả đo sâu phân
cực kích thích dòng một chiều, được thực hiện nhằm
phát hiện các lóp than và bóc lóp phủ ở rìa trùng Sông
Hổng, Thái Nguyên. Phương pháp đo điện trường
thiên nhiên, nạp điện đã được sừ dụng khi điểu tra
các điểm than vùng Tây Bắc như Điện Biên, Tô Pan.
Công tác địa vật lý lỗ khoan được thực hiện
trong các lỗ khoan điểu tra, đặc biệt là các lỗ khoan
thăm dò than với tố hợp các phương pháp gamma tự
nhiên, gam ma - gam ma mật độ, đ iện trờ suât, điện
trờ suất dung dịch, điện th ế tự nhiên, độ lệch và
đường kính lỗ khoan.
Khoáng sản sắt: Các m ỏ sắt lớn ở Việt Nam có
nguồn gốc khác nhau, nhưng thành phần khoáng
vật chính là m agnetit và đôi khi có khoáng vật
sulíur. Phẩn lớn các m ỏ sắt được phát h iện trên các
bản đổ trường dị thường từ ATa tỷ lệ 1:200.000.
Trong điều tra chi tiết, các phương pháp sau đây đã
được triển khai.
- Các phương pháp từ, trọng lực tỷ lệ 1:25.000
nhằm khoanh diện tích có triển vụng khoáng hoá và
câu trúc địa chất chứa khoáng sản. Các tuyến đo chi
tiết trên diện tích điều tra được phân tích định lượng
đê xác định các tham sổ của khoáng sản, như chiểu
dày, phương phát triến cũng như các tham số mật
độ, tính chất từ của thân quặng.
- Các phương pháp điện mặt cắt và đo sâu điện
trở suất, phân cực kích thích, đo sâu trường chuyến,
gần đây còn sử dụng cả radar đất.
Khoáng sản titan: Đối với quặng titan gốc nằm
trong đá xâm nhập maíic, hệ phương pháp địa vật lý
đã được sử dụng gồm đo từ, đo mặt cắt và đo sâu
phân cực kích thích. Quặng titan trong vỏ phong hoá
và sa khoáng thường đi kèm với các khoáng vật
chứa chât phóng xạ như monazit. Phương pháp đã
sử dụng là đo gam ma trên mặt đ ể phát hiện, đo sâu
điện đ ể bóc lớp phong hoá và xác định chiểu sâu của
thung lũng chứa sa khoáng.
Khoáng sản đông: Đối với với m ỏ đổng trong đới
biến chất trao đổi như Sin Quyền, Tà Phời ở trong
các đá núi lửa, các phương pháp địa vật lý sử dụng
trong điểu tra gồm từ, điện, phân cực kích thích
d òng m ột chiều và xoay chiều (mỏ Tà Phời), phóng
xạ (mỏ Sin Quyển, Nậm Tia), địa vật lý lỗ khoan. Đối
với trường hợp m ỏ đổng trong đá cát kết, các
phương pháp phân cực kích thích dòng m ột chiều đã
được sử dụng.
710 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
Khoáng sản chì kẽm: Trong điểu tra các khoáng sản
chì - kẽm, các phương pháp địa vật lý được sử dụng
là đo phân cực kích thích (mặt cắt và đo sâu đa cực),
nạp điện. Một số nơi sử dụng phương pháp đo từ
theo m ạng lưới tuyến. Trong triến khai thực địa và
phân tích tài liệu có chú ý đến thành phẩn vật chât
của khoáng sản. Đối với khoáng sản có tỷ lệ hàm
lượng (%) quặng chì lớn hơn quặng kẽm thì dị
thường có độ phân cực biếu kiến cao, dị thường điện
trở suất thấp được chú ý. Khi khoáng sản có tỷ lệ chì
kẽm tương đương, hoặc chì nhỏ hơn, dị thường
được quan tâm là độ phân cực cao và gradient ngang
của giá trị điện trở suất.
Khoáng sàn nickel: M ỏ nickel Bản Phúc được điểu
tra bằng tô hợp các phương pháp bay đo điện từ tỷ
lệ tương đương 1 :1 0 .0 0 0 , đo điện và đo sâu trường
chuyển.
Khoáng sản thiếc: Q uặng thiếc gốc gồm hai nhóm -
nghèo sulíur và giàu sulfur. Các khoáng sản thiếc
thường gắn với các đới biến đổi greisen và các đá có
tính phóng xạ cao. Phương pháp địa vật lý sử dụng
gồm đo phóng xạ, từ, điện trở suâ't với nhóm nghèo
sulfur. Tương tự với nhóm giàu sulíur là phóng xạ,
từ, phân cực kích thích dòng m ột chiểu. Trong điểu
tra quặng thiếc sa khoáng, sử dụng phương pháp đo
sâu điện trở suât đ ế làm rõ chiểu sâu và địa hình đáy
thung lũng chứa sa khoáng.
Khoáng sản ivolỷram: Mỏ wolfram lớn Đá Liền
được phát hiện và đánh giá bằng các phương pháp
bay đo điện từ, đo từ và điện các loại trên mặt.
Khoáng sản moỉybden: Các phương pháp địa vật lý
đã sử dụng là từ và điện.
Khoáng sản vàng: Tô hợp khoáng vật chính của
khoáng sản vàng gốc thường là vàng - thạch anh,
vàng - thạch anh - sulfur. Với nhóm khoáng vật
vàng - thạch anh, các phương pháp địa vật lý sừ
dụng là các phương pháp điện trở suất. Dị thường có
triển vọng là tập hợp các dải dị thường có điện trờ
suât biểu kiến cao. Với nhóm có chứa sulíur, phương
pháp phân cực kích thích được sử dụng. Các dị
thường độ phân cực cao kết hợp dị thường điện trở
suất thấp, hoặc dị thường gradient điện trờ là dâu
hiệu triến vọng. Trong điểu tra vàng sa khoáng chỉ
sử dụng phương pháp đo sâu điện trở suất, nhằm
xác định hình dạng bể mặt và độ sâu của thung lũng
chứa sa khoáng.
Khoáng sản đất hiếm: Khoáng sản đất hiếm luôn
luôn chứa các nguyên tố phóng xạ, đặc biệt là thori,
một số khoáng sán có chứa lượng nhỏ các khoáng
vật magnetit, pyrit và titanomagnetit. Các phương
pháp địa vặt lý sử dụng gồm đo phóng xạ gam m a và
phô gamma, đo từ, đo điện, đo địa vật lý (phóng xạ,
điện) trong lỗ khoan.
Khoáng sản apatit: Mỏ apatit lớn nhâ't của Việt
Nam ở Lào Cai. Trong thành phẩn khoáng vật quặng
có chứa các khoáng vật m ang tính phóng xạ, từ và
các khoáng vật sulfur. Tham gia vào điều tra khoáng
sản apatit là các phương pháp đo điện các loại, đo từ,
đo phóng xạ và địa vật lý lỗ khoan.
Khoáng sản baryt: Trong điểu tra khoáng sàn
nhóm baryt thạch anh, baryt sulíur (loại hình phô
biến nhất ở Việt Nam hiện nay) các phương pháp đo
điện được sử dụng. Gần đây, đo sâu điện đa cực và
trọng lực chính xác cao đã được sử dụng có hiệu qua
trong điểu tra loại hình này. Với khoáng sản baryt
đất hiếm, các phương pháp địa vật lý được sử dụng
gồm điện và phóng xạ.
Khoáng sản pyrit: Phương pháp địa vật lý hiệu
quả là đo điện, đặc biệt là phân cực kích thích khi
pyrit không đặc sít.
Khoáng sản magnesit: Khoáng sản m agnesit cỏ
nguồn gốc biến chất trao đổi. Mỏ lớn nhất ở Việt
Nam ờ Kon Q ueng được phát hiện khi kiếm tra mặt
đâ't các đới biến đổi theo kết quả phân tích tài liệu
địa vật lý từ phổ gamma máy bay tỷ lệ 1:50.000.
Tham gia vào công tác điều tra, đánh giá triển vọng
mặt đất có tô hợp các phương pháp mặt cắt và đo
sâu điện, phân cực kích thích và trường chuyên.
Khoáng sản /elspat: Các phưưng pháp địa vặt lý đà
áp dụng có hiệu quả trong điểu tra khoáng sản gổm
đo phóng xạ gam ma và phô gamma, đo điện. Gần
đây việc đo điện đa cực đã được áp dụng có hiệu
quả. Các thân khoáng được phát hiện nhờ các dị
thường gamma và phô gam ma (dị thường thori),
điện trả suât cao.
Khoáng sản kaoỉitĩ: Các phương pháp địa vật lý đã
được sử dụng có hiệu quả trong điều tra là đo phóng
xạ gamma, mặt cắt và đo sâu điện.
Khoáng sản graphit: Tổ hợp phương pháp điểu tra
gồm mặt cắt điện lường cực, điện trường thiên nhiên
và đo sâu phân cực kích thích.
Khoáng sản phótiẹ xạ: Tham gia điểu tra phát hiện
trực tiếp khoáng sản phóng xạ là các phương pháp
bay đo phô gam m a, các phương pháp phóng xạ
mặt đất (gam m a và phô gam m a mặt đất, gam m a lỗ
choòng, em an) và địa vật lý lỗ khoan. Các phương
pháp gam m a, gam m a lỗ choòng, em an được thực
hiện k ế tiếp nhau nhằm "bóc lớp phủ" nằm trực
tiếp trên các thân khoáng. N goài ra, các phương
pháp đo phô gam m a trong phòng, xác định hệ số
cân bằng phóng xạ nhằm xác định riêng biệt hàm
lượng các n guyên tố u , Th và các thông số định
lượng cũng được áp dụng trong đánh giá tài
nguyên, trữ lượng.
Đả ô'p lát: Trong điểu tra đá ốp lát, đã sử dụng đo
mặt cắt và đo sâu điện trờ suất nhằm xác định các
diện tích tập trung đá có độ nguyên khối cao.
Phương pháp đo phóng xạ phục vụ xác định ngay
tại thực địa m ức phóng xạ của đá, phục vụ đánh giá
độ an toàn trong sử dụng.
ĐỊA VẬT LỶ 711
Địa vật lý nư ớ c dư ới đất
Tùy thuộc vào m ục đích, đối tượng và quy mô
nghiên cứu, các phương pháp địa vật lý ứng dụng
trong tìm kiếm, thăm dò nước dưới đâ't rất đa dạng.
Tìm kiếm, thăm dò nước dưới đâ't có nhiều mục
đích khác nhau, nhưng chủ yếu là phát hiện nước
nhạt, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho câp nước sinh
hoạt, phục vụ công nông nghiệp và dịch vụ. N goài
ra, nước khoáng, nước tinh khiết đ ế đóng chai,
nước m ặn đê phục vụ nuôi trổng thủy sản, v .v ...
cùng là đối tượng đ ể tìm kiếm và thăm dò. So với
công tác tìm kiếm, thăm dò nước dưới đâ't, các
phương pháp địa vật lý trong khảo sát địa chất
thủy văn tham gia nghiên cứu rộng hơn, nhiều lĩnh
vực hơn, bao gồm cả địa tầng địa chất - địa châ't
thủy văn, ô nhiễm nước dưới đâ't, và tác động m ôi
trường nước.
Các phương pháp địa vật lý có thê thực hiện tìm
kiếm, thăm dò nước dưới đất trong đất đá trầm tích
bở rời, trong đá gốc nứt nẻ, trong đá vôi karst,
v .v ... D o vậy, tô hợp các phương pháp địa vật lý áp
dụng nghiên cứu cần được xác định phù hợp với
các đối tượng địa chât này, thường dùng nhất là
phương pháp điện trở suât trên mặt và địa vật lý
giếng khoan.
Các phương pháp điện trở suất trên mặt bao
gồm đo sâu đối xứng truyền thống (còn gọi là đo sâu
điện 1D); cắt lớp điện 2D (ảnh điện 2D, đo sâu điện
2D); đo sâu phân cực 1D, 2D và đo sâu trường
chuyên. Đ o sâu điện 1D, 2D thường được áp dụng
cho rất nhiều đối tượng nghiên cứu. Đ o sâu phân
cực và đ o sâu trường chuyên được áp dụng hạn ch ế
hơn, chú yếu trong các vùng đá gốc nứt nẻ. Gần đây
phương pháp cắt lớp điện 3D đã được sử dụng. Ưu
điếm nổi bật của cắt lớp điện 3D là thể hiện hình ảnh
điện trở suất ba chiều (3D), theo đó có thể nhìn rõ
câu trúc, diện phân b ố nước nhạt của tầng hoặc thấu
kính nước nhạt dưới đất. Đ iểm yếu của phương
pháp này là giá thành cao do khối lượng đo lớn nên
chi áp dụng đối với các khu vực nhỏ cần nghiên cứu
chi tiết. Phương pháp đo sâu cộng hưởng từ xuất
hiện khoảng những năm 1980 và hiện nay là phương
pháp địa vật lý duy nhât khảo sát trực tiếp nước
dưới đâ't (nghĩa là khi đo được tín hiệu cộng hưởng
từ là có nước dưới đất). N hưng tín hiệu này rất nhỏ
so với nhiều điện từ thường gặp nên không thê dùng
công nghệ đo sâu cộng hường từ ờ khu dân cư, gần
đường dây tải điện.
Hiện nay thiết bị khảo sát điện trở suâ't trên mặt
khá đa dạng, từ loại được sản xuất trong nước
(TD-2000), loại do hợp tác Việt - Tiệp sản xuất
(GESKA, VITIGESSKA) đến loại do nước ngoài sản
xuất như DGJ-1, DWJ-2 (Trung Quốc), DIAPIR E+T
(Hungari), SAS - 4000 (Thụy Đien), SYSCAL - R2
(Pháp), v .v ... Phấn m ềm sử dụng cho đo sâu điện 1D
có the là RINVERT 2.1 (Australia), IPI2YVIN (Liên
bang Nga); cho cắt lớp điện 2D là RES2DINV; cho cắt
lớp điện và phân cực 3D là RES3DINV. Các phương
pháp khác như đo sâu trường chuyển, v .v ... có phần
m ềm phân tích chuyên dùng riêng.
Đo sâu điện 1D được thực hiện trong khảo sát tại
một điếm , nghiên cửu sự thay đổi điện trờ suất biểu
kiến theo chiều sâu bằng cách tăng kích thước hệ cực
đê tăng chiểu sâu khảo sát. N hiều điếm đo sâu điện
1D có thể liên kết thành tuyến mặt cắt địa điện, các
tuyến mặt cắt địa điện cho thông tin v ể sự phân b ố
điện trờ suất của m ôi trường dưới đâ't trên toàn vùng
nghiên cửu.
Đo sâu điện 2D được thực hiện đ ể khảo sát điện
trở suât biếu kiến theo cả chiểu ngang và chiểu sâu
pa (x, z), bằng cách mở rộng kích thước hệ cực với bội
SỐ của M N = a (a - khoảng cách giữa 2 cực thu M và
N), đ ế khảo sát mặt cắt địa điện hai chiểu ọ = p(x, z)
[H.8Ị. Đo sâu điện 20 còn được gọi là cắt lớp điện
2D, ảnh điện 2D hay đo sâu điện đa cực. Các hệ cực
sử dụng trong cắt lớp điện 2D bao gồm: hệ cực th ế
(Pole - pole), hệ 3 cực (Pole - D ipole), hệ 4 cực đối
xứng (VVenner và YVenner - Schlumberger) và hệ
lường cực (D ipole - Dipole).
Đo sâu phân cực 2D là đo sâu nghiên cứu điện trở
suất biểu kiến pa và độ phân cực biếu kiến r\a theo cả
chiều ngang và chiều sâu, được thực hiện theo
nguyên lý đo sâu hình học trên tuyến đo, tức là táng
kích thước theo bội số của M N = a như đo sâu điện trở
suất 2D.
Đo sâu phân cực 2D có thể phân biệt đới phá hủy
dập vỡ chứa nước và đới phá hủy dập vờ bị lấp nhét
sét không chứa nước [H.9].
230
Mỏ hlnh điện ư ở suát hiệu chinh vói số liệu địa hinh
640 960 1280 1600 1920 2240 2560 2880
0 85 1 33 2.11 T ã ™ ™ ? " ™ Sai số 5 lần lập RMS = 3.5
Điện Ườ suát (Ohm m) Khoảng cách điện cực = 20 m
Hình 8. Mặt cắt điện trở suất 2D nghịch đảo theo một tuyến đo tìm kiếm nước dưới đất
trong trầm tích bở rời ở khu vực ven biển Bạc Liêu, đồng bằng sông Cửu Long.
712 BÁCH KHOA THƯ ĐỊA CHÁT
E
X
Mặt cát điện trờ suát 2D
LK15-LC
Hình 9. Mặt cắt điện trở suất 2D (trên) và mặt cắt độ phân cực 2D (dưới) trong tìm kiếm nước
ở đới dập vỡ ở khu vực phía Bắc. Đới dập vỡ nứt nẻ chứa nước có điện trở suất nhỏ và dị
thường phân cực tương đối thấp (ngược lại, nếu chửa sét ẩm dị thường phân cực cao).
(Theo Tăng Đình Nam, 2007).
Đo sâu điện 3D tiến hành khảo sát điện trờ suất
biểu kiến trong không gian 3 chiểu pa(x,y,z) theo
m ạng lưới ô vuông trên mặt đất đê đánh giá đôi
tượng địa chât có pi(x,y,z) là đ iện trờ suất của các bât
đổng nhâ't trong môi trường 3D. Chương trình
nghịch đảo RES3DINV đưa ra sự phân b ố điện trở
suâ't của các khối không gian 3 chiểu. Nhìn bức tranh
pn(x, y, z) biểu diễn trong không gian 3 chiều [11.10]
có thê thấy được vật thể không đổng nhất dạng via,
thấu kính, ố có cắm dốc đứng hoặc thoải, v.v..., từ đó
có thể dự đoán v ề hình dáng vật thể, thâu kính được
khảo sát.
Địa v ậ t lý giếng khoan được thực hiện với m ục
tiêu chính xác hóa địa tầng khoan, xác định khả năng
chứa nước của đất đá. Trong các vùng châu thô nhu
đổng bằng sông Cửu Long, đổng bằng sông Hồng
phương pháp này đặc biệt quan trọng đ ể xác định
các tầng chứa nước, cách nước và đánh giá độ mặn
nhạt của nước chứa trong chúng. Hiện nay thiết bị
đo địa vật lý giếng khoan là máy kỹ thuật số, điểu
khiển bằng m áy tính hiện đại. Các trạm đo thường
dùng trong nghiên cửu địa chất thủy văn như:
MGX-II, MATRIX của hãng M ount Sopris (Mỹ). Các
phương pháp đo gồm gamma, điện trờ suất, th ế tự
nhiên (SP), nhiệt độ và đường kính.
162.3182
10,
33.9996
Hình 10. MÔ hình 3D minh họa dạng hình khối biến đổi điện trở suất theo 3 chiều.
Lưới X, y, z thề hiện khối điện trở suất thấp, hình ô van được đát đá có điện trở suất cao hơn
bao quanh. Kết quả này cho phép chọn lựa vị trí lỗ khoan phù hợp và hiệu quả.
ĐỊA VẬT LỶ 713
Tài liệu tham khảo
B a tc h e lo r T ., G u tm a n is Ị., 2002. H y d ro c a rb o n p ro d u c t io n fro m
ír a c tu r e đ b a s e m e n t r e s e rv o ir s . Version 7. Pebruary 2002.
G u p ta H .K . (E d ito r) , 2011. E n c y c lo p e d ia o f S o lid E a r th G eo -
p h y s ic s . Springer. 1539 p g s .
H u y N g o e N g u y e n , Q u o c Q u a n N g u y e n , N g o e D o n g H o a n g ,
H u y L o n g P h a m , N h u H u y T ra n , 2010. A p p lic a tio n o f "F ro m
se ism ic in te rp r e ta t io n to te c to n ic re c o n s tru c t io n " m e th o d o lo g y
to s tu d y P re -T e r tia ry í ra c tu re d G ra n ite B asem e n t re s e rv o ir in
C u u L o n g B asin , S o u th e a s t V ie tn a m o ffsh o re . Search and
Discovery article. 40507.
L o k e M . H ., 2004. E le c tric a l Im a g in g S u r v e y s fo r E n v iro n m e n -
ta l a n d E n g in e e r in g S tu d ie s . Geotomo Softivare. 67 p g s .
M ai T h a n h T â n , 2011. T h ă m d ò đ ịa c h ấ n . N xb Giao thông vận
tải. 524 tr . H à N ộ i.
N g u y ễ n H iệ p (C h ù b iê n ) , 2007. Đ ịa c h ấ t v à T à i n g u y ê n D ầ u
k h í V iệ t N a m . N X B Khoa học và Kỹ thuật. 550 tr . H à N ộ i.
N g u y ễ n H ổ n g B àn g , 2005. N g h iê n c ứ u , á p d ụ n g tổ h ợ p các
p h ư ơ n g p h á p đ ịa v ậ t lý (đ iệ n , đ iệ n từ , đ ịa c h ấ n , . . .) , đ ịa châ't,
đ ịa c h ấ t th u ý v ă n đ ế x ác đ ịn h các tầ n g c h ứ a n ư ớ c n h ạ t đ ớ i
v e n b ờ b iế n (đ ế n đ ộ s â u 3 m n ư ớ c ); th ử n g h iệ m tạ i v ù n g v e n
b iế n t in h B ạc L iêu . Bộ Tài nguyên và M ôi trường. 139 tr.
H à N ộ i.
N g u y e n H u y N g o e , N g u y e n Q u o c Q u a n , H o a n g N g o e D o n g ,
N g u v e n D o N g o e N h i, Feb. 2011. R o le o f 3 D s e is m ic d a ta in
p r e d ic t io n o f h ig h p o te n t ia l a re a s vv ith in P re -T e r tia ry
í r a c tu re d G ra n i te b a s e m e n t re s e rv o ir in C u u L o n g B asin ,
V ie tn a m o ffsh o re . Search and Discovery article. 40702.
N g u y e n H u y N g o e , S a h a la n A b d A z iz , P u te r i N u r l in a Bt.
M o k h ta , A p r i l 2012. P re -T e r tia ry í r a c tu re đ b a s e m e n t o f m e g a
h o r s t b lo c k A , M a la y b a s in in l ig h t o f c u r r e n t 3 D s e is m ic d a ta
in te rp r e ta t io n . Presentation in PGCE 2012 Kuaỉa Lumpur.
S h a rm a p . V., 2004. E n v iro n m e n ta l a n d E n g in e e r in g
Geophysics. Cambridge University Press. 476 pgs.
S irc a r A ., 2004. H y d ro c a rb o n p ro đ u c t io n f ro m í r a c tu re d b a se -
ment íormations. Curreni Science. Vol. 87, No 2: 147-151.
T r ầ n V ăn T rị, V ũ K h ú c (Đ ổ n g c h ủ b iê n ) , 2009. Đ ịa c h ấ t v à T ài
n g u y ê n V iệ t N a m . N X B Khoa học T ự nhiên và Công nghệ. 589
tr . H à N ộ i.
Thăm dò điện và điện từ
N g ô V ă n B ư u , K iề u D u y T h ô n g .
K h o a D ầ u k h í , T r ư ờ n g Đ ạ i h ọ c M ỏ - Đ ịa c h ấ t.
T ă n g Đ ìn h N a m . P h ò n g Đ ịa v ậ t lý ,
V iệ n K h o a h ọ c Đ ịa c h ấ t v à K h o á n g sản .
Đ o à n V ă n T u y ế n . V iệ n Đ ịa c h ấ t ,
V iệ n H à n lâ m K h o a h ọ c & C ô n g n g h ệ V iệ t N a m .
Giới thiệu
Thăm dò điện và điện từ, còn được gọi chung là
Thăm dò điện hoặc Phương pháp điện, gồm các
phương pháp khảo sát trường điện và điện từ tự
nhiên và nhân tạo trong vỏ Trái Đất. Việc áp dụng
thăm dò điện trước hết dựa vào sự khác biệt v ề tính
chất điện và điện từ của đối tượng khảo sát với môi
trường vây quanh. Vật chất dưới mặt đất có nhiều
tính chất điện như điện trở suất, hằng số điện môi,
th ế phân cực, v .v ... trong đó điện trở suất được dùng
trong khảo sát của rất nhiều phương pháp điện.
Phương pháp khảo sát điện trở suất được Conrad
Schlum berger (Đại học Mò Paris) nghiên cứu và áp
dụng từ 1911. Từ đó đến nay thăm dò điện đã phát
triển nhanh chóng. Trong vài chục năm gần đây
phương pháp này đặc biệt phát triển nhò công nghệ
hiện đại trong thu thập s ố liệu, m ô hình hóa và giải
thích số liệu. Thu thập số liệu được đối mới bằng
nhiều bộ thu, bô sung thiết bị mới như từ k ế th ế hệ
mới dựa trên công nghệ siêu dẫn trong đo trường
chuyên trên m áy bay trực thăng, m áy đo sâu cộng
hưởng từ trong khảo sát trực tiếp nước dưới đât.
N hững tiến bộ trong khoa học và công nghệ mới đã
nâng cao hiệu quả của thăm dò điện. Ớ Việt Nam
nhiều phương pháp điện được dùng trong điểu tra
m ỏ quặng, dầu khí, địa chât thủy văn, địa châ't công
trình, khảo cổ, m ôi trường, v .v ...
Phương pháp điện - điện từ
Có rất nhiều phương pháp điện - điện từ, chúng
thường được phân loại theo đặc điểm của nguồn
điện - điện tử đ ể dùng trong khảo sát. Theo đó
chúng được phân thành phương pháp dùng nguồn
điện không thay đối theo thời gian còn gọi là
phương pháp dòng điện một chiểu (như phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- e1_9275_2166676.pdf