Tài liệu Thai ngoài tử cung kết hợp thai trong tử cung: Báo cáo 3 trường hợp tại Bệnh viện phụ sản Mêkông 2018: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 43
THAI NGOÀI TỬ CUNG KẾT HỢP THAI TRONG TỬ CUNG:
BÁO CÁO 3 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG 2018
Phan Thế Thi*, Võ Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Thai ngoài tử cung kết hợp với thai trong tử cung là một trường hợp hiếm gặp, thường thấy trong can thiệp
điều trị vô sinh và rất hiếm gặp trong thai kỳ có thai tự nhiên. Chẩn đoán thai ngoài tử cung ở một trường hợp
thai trong tử cung đã xác định thường gặp nhiều khó khăn và thường phát hiện khi thai vỡ hoặc khi thai đã lớn.
Chúng tôi báo cáo ba trường hợp thai ngoài tử cung kết hợp thai trong tử cung tại bệnh viện phụ sản MêKông
trong năm 2018, trong đó một trường hợp thai sau IUI, hai trường hợp có thai tự nhiên. Hai ca thai ngoài tử
cung vỡ và một ca chưa vỡ, cả ba ca đều được phẫu thuật nội soi cắt tai vòi chứa khối thai và kết quả giải phẫu
bệnh phù hợp với thai ở tai vòi. Hiện tại sau phẫu thuật các thai trong tử cung đều đan...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thai ngoài tử cung kết hợp thai trong tử cung: Báo cáo 3 trường hợp tại Bệnh viện phụ sản Mêkông 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 43
THAI NGOÀI TỬ CUNG KẾT HỢP THAI TRONG TỬ CUNG:
BÁO CÁO 3 TRƯỜNG HỢP TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN MÊKÔNG 2018
Phan Thế Thi*, Võ Minh Tuấn**
TÓM TẮT
Thai ngoài tử cung kết hợp với thai trong tử cung là một trường hợp hiếm gặp, thường thấy trong can thiệp
điều trị vô sinh và rất hiếm gặp trong thai kỳ có thai tự nhiên. Chẩn đoán thai ngoài tử cung ở một trường hợp
thai trong tử cung đã xác định thường gặp nhiều khó khăn và thường phát hiện khi thai vỡ hoặc khi thai đã lớn.
Chúng tôi báo cáo ba trường hợp thai ngoài tử cung kết hợp thai trong tử cung tại bệnh viện phụ sản MêKông
trong năm 2018, trong đó một trường hợp thai sau IUI, hai trường hợp có thai tự nhiên. Hai ca thai ngoài tử
cung vỡ và một ca chưa vỡ, cả ba ca đều được phẫu thuật nội soi cắt tai vòi chứa khối thai và kết quả giải phẫu
bệnh phù hợp với thai ở tai vòi. Hiện tại sau phẫu thuật các thai trong tử cung đều đang phát triển. Thông qua ba
trường hợp này, chúng tôi sẽ bàn luận về quá trình chẩn đoán và hướng điều trị và tiên lượng kết cục thai kỳ dựa
trên những báo cáo về thai ngoài tử cung kết hợp thai trong tử cung.
Từ khóa: thai ngoài tử cung kết hợp với thai trong tử cung
ABSTRACT
HETEROTOPIC PERGNANCIES AT MÊKÔNG HOSPITAL IN 2018: A CASE SERIES STUDY
Phan The Thi, Vo Minh Tuan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 43 - 49
Heterotopic pregnancy (HP) is the rarest form of etopic pregnancy and is usually the result of an
assisted reproduction technique. HP is extremely rare in spontaneous pregnancy. It is difficult to diagnose
etopic pregnancy when the intrauterous pregnancy was found. It is diagnosed in case of the rupture of
fallope tube or the late gestation age. We report 3 cases of hetorotopic pregnancy in MêKông Ob and Gyn
hospital in 2018, one pregnacy following ART and two sponteneous pregnancies. In which, two cases have
ruptured fallope tube and the other have not. We perform laparoscopy salpingectomy and anapathology
results are suitable for tubal etopic pregnancies. After surgery, intrauterous pregnancies continue growing.
We will discuss about diagnosis, treatment and outcomes of HP.
Keywords: heterotopic pregnancy (HP)
GIỚI THIỆU
Thai ngoài tử cung kết hợp với thai trong tử
cung rất hiếm xảy ra khoảng 1: 30000 đến 1:
50000 ở thai kỳ tự nhiên(1). Tuy nhiên, ở những
thai phụ có tồn thương hoặc bệnh lý ống dẫn
trứng thì tỷ lệ này tăng lên(2). Ngày nay, do sự
phát triển các phương pháp điều trị hiếm muộn
nên tỷ lệ thai ngoài kết hợp thai trong tử cung
tăng lên khoảng 1: 3600 thai kỳ có can thiệp điều
trị hiếm muộn(7). Triệu chứng thường gặp cũng
tương đồng với các trường hợp thai ngoài tử
cung đơn độc bao gồm đau bụng, xuất huyết âm
đạo, và trong những trường hợp nặng là giảm
thể tích tuần hoàn do sốc mất máu(3). Chẩn đoán
thường dựa vào siêu âm ngã âm đạo(4). Tuy
nhiên, chẩn đoán sớm thường gặp khó khăn do
khi thấy thai trong tử cung qua siêu âm ngã âm
đạo làm chúng ta bỏ qua việc khảo sát kỹ hai
phần phụ và thưởng bỏ sót khối thai nằm bên
ngoài tử cung. Hơn nữa, thai ngoài tử cung lại có
khích thước nhỏ và beta-hCG không có giúp ích
trong việc chẩn đoán trong trường hợp này(7).
*Bệnh viện Phụ sản Mêkong **BM Sản, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS TS BS. Võ Minh Tuấn ĐT: 0909727199 Email: vominhtuan@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 44
Có nhiều phương pháp điều trị như là phẫu
thuật, điểu trị nội khoa hay là theo dõi. Tuy
nhiên điều trị ưu tiên vẫn là loại bỏ khối thai
nằm ngoài tử cung và giữ lại thai nằm bên trong
tử cung(7).
Chúng tôi báo cáo 3 trường hợp thai ngoài tử
cung kết hợp với thai trong tử cung tại bệnh viện
của chúng tôi trong năm 2018.
BỆNH ÁN
Trường hợp 1
Bệnh nhân nữ 31 tuổi, tiền căn sản khoa có 3
lần sảy thai liên tiếp, có điều trị vô sinh tại bác sĩ
tư. Nhập viện ngày 05/03/2018 vì đau bụng và
thai trong tử cung 11 tuần.
KC 17/12/17, Bệnh nhân được kích thích
buồng trứng bằng Gonal - F 32,5 UI trong 10
ngày, ngày 31/12/2017 siêu âm thấy hai nang
noãn kích thước 17mm, 18mm, nội mạc tử cung
9 mm, và được tiêm dưới da 1 ống Dipherelin
0,1mg. Bệnh nhân được bơm tinh trùng vào
buồng tử cung (IUI) tại viện ngày 02/01/2018.
Siêu âm thai 7,5 tuần ngày 12/02/2018 và hẹn tái
khám 4 tuần để siêu âm độ mờ da gáy. Cách 1
tuần trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu
thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới, không ra huyết
âm đạo, không điều trị gì. Ngày nhập viện, bệnh
nhân đau bụng nhiều hơn nên đi khám. Quá
trình thăm khám ghi nhận: âm đạo ít huyết
trắng, cổ tử cung đóng, láng, tử cung khoảng
thai 11 tuần, hai phần phụ không sờ chạm, túi
cùng mềm, không đau. Kết quả siêu âm tử cung
ngã sau, lòng tử cung có hình túi thai, có phôi
thai CRL 41mm, có hoạt động tim thai 157
lần/phút. Cạnh phải tử cung có khối echo hỗn
hợp bờ dày kích thước 19x17 mm, có mạch máu
nuôi, không có dịch cùng đồ. Kết luận là thai
trong tử cung 11 tuần và thai ngoài tử cung bên
(P). xét nghiệm tiền phẫu bình thường (Công
thức máu: bạch cầu 14,32.109/L, Hb 12,5 g/dl, Hct
27,3%, tiểu cầu 275000/ml. Chức năng đông máu
bình thường, chức năng gan thận bình thường,
viêm gan, giang mai, HIV âm tính). Bệnh nhân
được chỉ định mổ nội soi ổ bụng với chẩn đoán:
thai ngoài tử cung bên (P)/ thai trong tử cung 11
tuần, IUI, tiền căn sẩy thai 3 lần.
Trong lúc phẫu thuật ghi nhận trong bụng có
ít máu sậm, tầng trên ổ bụng bình thường, tử
cung # thai 11 tuần, mềm, thai ngoài tử cung ở
đoạn bóng tai vòi (P) kích thước 2x3 cm, căng, rỉ
máu qua loa. Hai buồng trứng và tai vòi (T) bình
thường. Tiến hành cắt tai vòi (P) chứa khôi thai,
cầm máu, máu mất lúc mổ không đáng kể, gửi
giải phẫu bệnh tai vòi (P) chứa khối thai. Sau
phẫu thuật bệnh nhân ổn, nằm viện 3 ngày, điều
trị Cylogest 400mg, 1viên đặt hậu môn 2
lần/ngày, spassmaverin 40mg, 2 viên uống 2
lần/ngày.
Ngày 08/03/2018, kết quả siêu âm là túi thai
có phôi CRL 47mm, có tim thai 168 lần/phút, hai
buồng trứng bình thường, không có dịch túi
cùng. Bệnh nhân được xuất viện.
Kết quả giải phẫu bệnh lý cho kết luận là thai
ngoài từ cung ở tai vòi (P).
Bệnh nhân tiếp tục khám thai tại viện, sanh
thường thai 36 tuần ngày 02/09/2018 bé 3100g.
Hình 1: Thai trong tử cung 11,5 tuần
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 45
Hình 2: Khối echo hỗn hợp bờ dày 19x17 mm cạnh
(P) tử cung
Trường hợp 2
Bệnh nhân nữ 35 tuổi, Para 1031, 1 lần
sanh thường, 3 lần phá thai nội khoa. nhập
viện 18/6/2018 vì đau bụng và thai trong tử
cung 9,5 tuần.
Kinh chót quên, kinh không đều, chu kỳ 35-
45 ngày, bệnh nhân trễ kinh, đi khám ngày
30/5/2018, siêu âm thai 6,5 tuần. Ngày nhập viện
18/06/2018, bệnh nhân thấy đau nhiều hố chậu
(T), không ra huyết âm đạo, đến khám tại bệnh
viện. Tại phòng cấp cứu bệnh viện MêKông,
bệnh nhân than đau bụng nhiều, thăm khám ghi
nhận âm đạo có ít khí hư trắng đục, cổ tử cung
đóng, tử cung khoảng thai 8 tuần, hai phần phụ
khó xác định vì đau, túi cùng căng đau. Sinh
hiệu: mạch 80 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg,
nhịp thở 20 lần/phút, BMI 25. Bệnh nhân được
siêu âm khẩn, kết quả siêu âm là tử cung ngả
sau, lòng tử cung có hình túi thai, trong có
yolksac và phôi CRL 27 mm, tim thai 169
lần/phút. Cạnh (T) tử cung có cấu trúc echo hỗn
hợp 59x36 mm, có tăng sinh mạch máu, cùng đồ
trước có lớp dịch 33mm, cùng đồ sau có lớp dịch
22mm, có hồi âm. Chẩn đoán lúc này là xuất
huyết nội nghĩ xuất huyết nang hoàng thể (T)+
thai trong tử cung 9,5 tuần, chẩn đoán phân biệt
với xuất huyết nội do thai ngoài tử cung (T) vỡ +
thai trong tử cung 9,5 tuần. Bệnh nhân được chỉ
định mổ nội soi ổ bụng. Xét nghiệm tiển phẫu
(công thức máu: bạch cầu 10,95.109/L, Hb 1,3
g/dl, tiểu cầu 273000/ml. chức năng đông máu,
chức năng gan thận bình thường, beta hCG
112402 mIU/ml).
Tại phòng mổ, vào bụng qua các trocar, ghi
nhận trong bụng có khoảng 300 ml máu loãng,
cục. Tầng trên ổ bụng bình thường, tử cung
mềm, khoảng thai 9 tuần, không dính. Thai
ngoài tử cung ở đoạn bóng tai vòi (T), kích thước
5x6 cm, căng tím, vỡ. hai buồng trứng và tai vòi
(P) bình thường. tiến hành cắt tai vòi (T) chứa
khối thai, hút rủa ổ bụng. Máu mất 300ml. Gửi
giải phẫu bệnh lý tai vòi (P) chứa khối thai.
Hình 3: Phôi thai sống trong lòng tử cung CRL 27mm, khối echo hỗn hợp 59x36mm cạnh (T) tử cung
Hình 4: Dịch cùng đồ trước 33mm và dịch cùng đồ
sau 22 mm
Hậu phẫu 3 ngày, bệnh nhân được điều trị
kháng sinh dự phòng Unasyn 1,5g 1 lọ,
Progesteron 25mg, 2 ống tiêm bắp, Utrogestan
200mg đặt âm đạo 1 viên x 2 lần/ngày,
Spassmaverin 40mg uống 2 viên x 2 lần/ ngày.
Kết quả giải phẫu bệnh là thai ở thai vòi (T).
Ngày 21/06/2018, kết quả siêu âm là lòng tử
cung có túi thai có phôi CRL 32mm, tim thai
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 46
162 lần/phút, hai buồng trứng bình thường.
Bệnh nhân xuất viện, hiện tại đang theo dõi
thai kỳ tại bệnh viện thai 31 tuần.
Trường hợp 3
Bệnh nhân nữ 31 tuổi, Para 0000, nhập
viện 05/10/2018 vì đau bụng và thai trong tử
cung 6 tuần.
KC 20/8/2018, không ngừa thai. Ngày
27/9/2018, trễ kinh, QS (+), khám: túi thai 6 mm
trong lòng tử cung, hẹn tái khám 1 tuần. Ngày
05/10/2018 đau bụng nhiều vùng hạ vị, không ra
huyết âm đạo đến bệnh viện khám. Qua thăm
khám ghi nhận âm đạo sạch, cổ tử cung đóng, tử
cung khoảng thai 6 tuần, phần phụ (T) nề, chạm
thốn, cùng đồ mềm. Kết quả siêu âm ghi nhận tử
cung ngả sau, trong lòng tử cung có túi thai,
trong có yolksac và phôi thai CRL 3mm, có hoạt
động tim thai. Cạnh (T) tử cung có khối echo
hổn hợp kích thước 50x29mm, không tăng sinh
mạch máu, cùng đồ trước có lớp dịch 23mm,
cùng đồ sau có lớp dịch 36 mm, rãnh gan thận có
lớp dịch 10 mm. Kết luận thai trong tử cung 6
tuần, khối echo hỗn hợp cạch (T) tử cung chưa
loại trừ thai ngoài tử cung (T), dich ổ bụng. Sinh
hiệu lúc nhập viện, mạch 84 lần/phút, huyết áp
100/60 mmHg, nhịp thở 18 lần/phút, BMI 22.
Chẩn đoán tại thời điểm nhập viện là xuất
huyết nội do thai ngoài tử cung (T) vỡ + thai
trong tử cung 6 tuần. Bệnh nhân được truyền
dung dịch Lactat Ringer và được chỉ định mổ
nội soi ổ bụng. Xét nghiệm tiền phẫu: công thức
máu (bạch cầu 15,02 x109/L, Hb 9,4%, Hct 29,4%,
MCV 69fL, MCHC 32g/dl, MCH 22,1pg, tiểu cầu
251000/ml), chức năng đông máu chức năng gan
thận bình thường.
Quá trình phẫu thuật ghi nhận trong bụng
có 200 ml máu cục, tầng trên ổ bụng bình
thường, tử cung khoảng thai 7 tuần, mềm,
không dính, tai vòi (T) có khối thai nằm sát góc
tử cung, kích thước 3x5cm, căng, mỏng, vỡ. Hai
buồng trứng và tai vòi (P) bình thường. Tiến
hành cắt tai vòi (T) sát góc tử cung, rửa ổ bụng,
máu mất 200ml, gửi giải phẫu bệnh tai vòi (T)
chưa khối thai.
Hậu phẫu 5 ngày, bệnh nhân được điều trị
kháng sinh Unasyn 1,5g 1 tiêm tĩnh mạch 1 lọ
x 2 lần/ngày trong 3 ngày, sau đó đổi sang
unasyn 375mg uống 2 viên x 2 lần ngày trong
2 ngày. Utrogestan 200mg, đặt âm đạo 1 viên x
2 lần/ngày trong 5 ngày, HemoQ mom 1 viên
uống / ngày. Kết quả giải phẫu bệnh là thai ở
tai vòi (T). Ngày 08/10/2018 siêu âm lòng tử
cung có túi thai có phôi thai CRL 5mm, tim
thai 114 lần/phút, cùng đồ sau có lớp dịch
23mm. Bệnh nhân xuất viện, hiện tại đang theo
dõi khám thai tại viện, thai hiện tại 13 tuần.
Bảng 1: Kết quả giải phẫu bệnh lý
Trưởng hợp 1
(ngày 07/03/2018)
Trường hợp 2
(ngày 21/06/2018)
Trường hợp 3
(ngày 30/09/2018)
Mô tả đại thề Ống dẫn trứng # 5x1x1 cm nâu dai +
khối máu đông # 2cm đen mềm
Ống dẫn trứng bị xẻ vụn # 4 cm Ống dẫn trứng # 4 cm, khối mô vụn
nâu đen 1cm
Mô tả vi thề Mô ống dẫn trứng có ổ xuất huyết trong
đó có lông nhau và tế bào màng rụng
Mô ống dẫn trứng có ổ xuất
huyết trong đó có lông nhau và tế
bào màng rụng
Mổ ống dẫn trứng phù nề, có ổ xuất
huyết, có lông nhau và tế bào màng
rụng
Kết luận Thai ở ống dẩn trứng Thai ở ống dẩn trứng Thai ở ống dẫn trứng
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 47
Hình 5: Phôi thai sống CRL 3mm trong lòng tử cung và khối echo hỗn hợp 50x29mm cạnh (T) tử cung
Hình 6: Dịch cùng đồ trước 23mm, dịch cùng đồ sau 36mm
BÀN LUẬN
Thai ngoài tử cung kết hợp với thai trong
tử cung là trên cùng một thai phụ vừa có thai
ngoài tử cung vừa có thai trong tử cung. Thai
ngoài tử cung kết hợp thai trong tử cung rất
hiếm gặp ở thai kỳ tự nhiên, tuy nhiên, ngày
nay với sự phát triển của điều trị vô sinh đặc
biệt là IVF thì tỷ lệ này đã ngày càng tăng
lên(7). Có thể giải thích lý do của sự thay đổi
này có liên quan đến các bệnh lý tai vòi,
chuyển nhiều phôi, tiền căn viêm nhiễm vùng
chậu. Trong trường hợp của chúng tôi, không
ghi nhận tiền căn viêm nhiễm vùng chậu trước
đây ở cả 3 trường hợp. Tuy nhiên có một ca có
tiền căn 3 lần bỏ thai và đây cũng là một lý do
của tăng nguy cơ viêm vùng chậu không triệu
chứng. Một trường hợp bệnh nhân được kích
thích buồng trứng bằng gonadotropin và IUI
sau đó. Quá trình kích thích buồng trứng sẽ
làm tăng progesteron và có thể làm giảm nhu
động của tai vòi. Ở bệnh nhân này có tiền căn
ba lần sẩy thai liên tiếp, bệnh nhân không có
chụp HSG và cũng không ghi nhận tình trạng
viêm vùng chậu trước đó.
Vị trí thường gặp của thai nằm ngoài tử cung
là ở tai vòi(3) ít gặp hơn là ở đoạn kẽ, thai bám ở
sẹo mổ lấy thai, ở cổ tử cung, ở buồng trứng và
trong ổ bụng. Theo Eun Duc Na và cộng sự 2018,
thì tổng kết 63 trường hợp thì thai ngoài ở tai vòi
là 49 ca, ở đoạn kẽ là 10 ca và 4 ca ở buồng trứng.
Ba ca cùa chúng tôi thì đều là ở ống dẫn trứng.
Chẩn đoán thai ngoài tử cung kết hợp với
thai trong tử cung thường gặp nhiều khó khăn.
Ở những bệnh nhân có thai tự nhiên thì càng
khó chẩn đoán cho đến khi xuất hiện các triệu
chứng của xuất huyết âm đạo, đau bụng. Khi
siêu âm ngã âm đạo thấy thai trong tử cung thì
thường sẽ bỏ sót hình ảnh thai ngoài tử cung
kèm theo vì ít nghĩ đến và kích thước khối thai
nhỏ(7). Siêu âm ngã âm đạo với độ phân giải cao
được coi là phương tiện đầu tay quan trọng nhất
để chẩn đoán thai ngoài tử cung. Trên siêu âm
Doppler cho hình ảnh tăng dòng máu đến khối
thai với trở kháng thấp(5). Chẩn đoán thường xác
định khi có dấu hiệu đau bụng đột ngột, tình
trạng rối loạn huyết động học do sốc mất máu
khi khối thai vỡ(6). Cụ thể trong trường hợp của
chúng tôi, hai ca chỉ được phát hiện khi khối thai
bên ngoài tử cung vỡ, và trước đó đã có kết quả
siêu âm nhưng không phát hiện ra thai ngoài tử
cung đi kèm với thai trong tử cung. Ngược lại
thì ở những đối tượng nguy cơ cao như có can
thiệp điều trị vô sinh thì được phát hiện sớm
hơn(8). Tuy nhiên ở trường hợp của chúng tôi, lại
phát hiện thai ngoài tử cung khi thai ờ tuần tuổi
11,5 tuần, thời điềm này khá trễ so với các báo
cáo trước đó trung bình là khoảng 6,5 tuần(7). Có
thể ở trường hợp của chúng tôi khối thai khá
nhỏ 19x17mm, so với thai trong tử cung 11,5
tuần, là do thai ngoài có thể đã ngừng phát triển
trước đó. Trong trường hợp này rất khó xác
định. Beta hCG có thể giúp theo dõi thai ngừng
phát triền tuy nhiên trong trường hợp thai trong
kết hợp thai ngoài tử cung thì beta hCG không
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 48
có giá trị trong chẩn đoán và theo dõi thai ngoài
tử cung thoái triển.
Thai ngoài tử cung kết hợp thai trong tử
cung có nhiều phương pháp điều trị tùy thuộc
vào tình trạng của khối thai ngoài tử cung và
tính sinh tồn của thai trong lòng tử cung(7). Các
phương pháp này bao gồm loại bỏ khối thai
ngoài tử cung bằng phẫu thuật nội soi hay mổ
hở, tiêm tại chỗ MTX hoặc KCl hoặc kết hợp cả
hai MTX và KCl dươi hướng dẫn của siêu âm
ngả âm đạo, một báo cáo của tác giả Eun Duc Na
và cộng sự 2018 có một trường hợp hút túi thai
ngoài tử cung qua ngã âm đạo dưới hướng dẫn
của siêu âm và phương pháp theo dõi nếu nghi
ngờ khối thai ngoài tử cung thoái triển. Các
nghiên cứu trước đây cho thấy không có sự khác
biệt về những tai biến sau mổ và kết cục thai kỳ
giữa mổ nội soi và mổ hở(9). Tuy nhiên, phẫu
thuật nội soi cắt tai vòi chứa khối thai là lựa chọn
ưu tiên nếu bệnh nhân không trong tình trạng
sốc và đủ điều kiện về người và phương tiện
phẫu thuât vì sẽ làm giảm đau hậu phẫu, thời
gian nằm viện ngắn, và có thể thực hiện được
trong bất kỳ tam cá nguyệt nào(7,9). Tiêm MTX
vào khối thai được ghi nhận là không gây hại
cho thai nhi(10,11). Tuy nhiên đây chỉ là báo cáo
một trường hợp. Trong nghiên cứu của Eun Duc
Na và cộng sự, MTX được sử dụng trong trường
hợp thai trong tử cung ngừng phát triển và sau
sẩy thai trong tử cung. Trong ba ca của chúng tôi
đều được phẫu thuật nội soi cắt tai vòi chứa khối
thai. Hai trường hợp mổ khi thai ngoài tử cung
vỡ, tình trạng huyết động học ổn định, trên siêu
âm ngả âm đạo ghi nhận có máu ở cung đổ
trước, cùng đồ sau, ít máu ở rãnh gan thận. Và
kết quả mổ ghi nhận mất máu không nhiều
trong lúc mổ 300 ml và 200 ml. Một trường hợp
của chúng tôi thai trong tử cung 11,5 tuần, khối
thai bên ngoài kích thước nhỏ, không có dấu
hiệu xuất huyết nội trên siêu âm. Trường hợp
này có thể khối thai bên ngoài đã ngưng phát
triển và có thể lựa chọn phương pháp theo dõi.
Tuy nhiên, ở thai phụ này 3 lần sẩy thai liên tiếp
và có điều trị vô sinh nên chúng tôi quyết định
mổ nội soi cắt tai vòi (P) sau khi đã tư vấn với
bệnh nhân để giảm tình trạng lo lắng cho bệnh
nhân và tránh để khối thai ngoài có thể vỡ trong
quá trình theo dõi.
Nguy cơ sẩy thai sau khi điều trị thai ngoài
tử cung kết hợp thai trong tử cung thì khác nhau
giữa các nghiên cứu. Các nghiên cứu trước đây
cho thấy các triệu chứng đau bụng, xuất huyết
âm đạo và điều trị trễ có liên quan đến tình trạng
sẩy thai sớm(9,12). Một nghiên cứu gần đây lại cho
thấy đau bụng là yếu tố nguy cơ độc lập với sẩy
thai sớm(13). Theo nghiên cứu của Eun Duc Na và
cộng sự thì tuổi thai tại thời điểm điều trị ở
nhóm sẩy thai sớm thấp hơn ở nhóm không sẩy
thai, nhóm có tim thai ít sẩy thai hơn nhóm
không có tim thai tại thời điềm điều trị. Điều này
có thể giải thích là những thai có tuổi thai lớn
thường ít bị tổn thương hơn trong quá trình tác
động đến tử cung trong lúc mổ cũng như quá
trình gây mê và các thai có tuổi thai lớn thường
ờ giai đoạn đã ổn định nên ít nguy cơ sẩy thai.
Trong ba trường hợp của chúng tôi thì hiện tại
một ca đã sanh thường vào 36 tuần, một ca thai
đã vào tuần thứ 32, môt ca vào tuần thứ 13.
Chứa ghi nhận dấu hiệu bất thường nào của
nguy cơ sẩy thai.
KẾT LUẬN
Qua ba ca tại bệnh viện chúng tôi trong năm
2018 thì chúng ta thấy rằng ngày nay thai ngoài
tử cung kết hợp thai trong tử cung không phải là
hiếm gặp và đặc biệt là sự phát triển của hỗ trợ
sinh sản ngày càng nhiều. Để tránh bỏ sót thì cần
có sự phối hợp giữa bác sĩ lâm sàng và bác sĩ
siêu âm, chú ý trên những đối tượng nguy cơ
nhưng đồng thời cũng xem xét cẩn thận khi một
trường hợp thai trong tử cung nhưng kèm theo
triệu chứng đau bụng hoặc xuất huyết âm đạo.
Gợi ý cho bác sĩ siêu âm khảo sát kỹ vùng chậu
để kịp thời phát hiện thai ngoải tử cung kèm
theo để có hướng xử lý kịp thời nhằm giảm biến
chứng và tử vong do thai ngoài tử cung, đảm
bảo an toàn cho mẹ và thai trong tử cung.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sản Phụ Khoa 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Clayton HB, Schieve LA, Peterson HB et al (20017).
“Comparison of heterotopic and intrauterine-only pregnancy
outcomes after assisted reproductive technologies in the United
States from 1999 to 2002”. Fertil and Steri, 87(2):303–309.
2. Cookingham LM, Goossen RP, Sparks AET et al (2015).
“Successful treatment algorithm for evaluation of early
pregnancy after in vitro fertilization”. Fertil and Steri (e1),
104:932.
3. Glassner MJ, Aron E, Eskin BA (1990). “Ovulation induction
with clomiphene and the rise in heterotopic pregnancies: A
report of two cases”. J Reprod Med,8 5:175–8.
4. Govindarajan MJ, Rajan R (2008). “Heterotopic pregnancy in
natuaral conception”. J Hum Reprod Sci, 1(1):37-38.
5. Hyoun SC, Obican SG, Scialli AR (2012). “Teratogen update:
methotrexate”. Birth Defects Res A Clin Mol Teratol; 94:187–207.
6. Lyu J, Ye H, Wang W et al (2017). “Diagnosis and management
of heterotopic pregnancy following embryo transfer: clinical
analysis of 55 cases from a single institution”. Arch Gynecol
Obstet, 296:85–92.
7. Na ED, Jung I, Choi DH et al (2018). “The risk factor of
misscarriage and obstetrica outcomes of intrauterine normal
pregnancy following heterotopic pregnancy management”.
Medicine, 97(37): e12233.
8. Reece E, Petrie RH, Sirmans MF, Finster M, Todd W (1983).
“Combined intrauterine and extrauterine gestations: A review”.
American Journal of Obstetrics & Gynecology, 146(3):323–330.
9. Rezai S, Giovan RA et al (2018). “Laparoendoscopic Single site
surgery for menagement of hyterotopic pregnancy: a case report
and review of literature”. Obstet Gynecol: published online Jul 4.
7233627.
10. Sijanovic S, Vidosavljevic D, Sijanovic I (2011). “Methotrexate in
local treatment of cervical heterotopic pregnancy with
successful perinatal outcome: case report”. J Obstet Gynaecol Res;
37:1241–5
11. Talbot K, Simpson R, Price N et al (2011). “Heterotopic
pregnancy”. J Obstet Gynaecol, 31:7–12.
12. Vitner D, Lowenstein L, Deutsch M et al (2011). “Dilation and
curettage: successful treatment for a heterotopic intrauterine
and a twin cervical pregnancy”. Isr Med Assoc J, 13:115–6.
13. Xie Y, Zhao X (2018). “Successful laparoscopic menagement of
heterotopic pregnancy at 12+2 weeks of gestation”. Chin Med J
Engl; 131(19): 2364-7.
Ngày nhận bài báo: 30/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 06/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thai_ngoai_tu_cung_ket_hop_thai_trong_tu_cung_bao_cao_3_truo.pdf