Tài liệu Thái độ ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang: Bản tin Trường Đại học An Giang 16 Số 60 - 03/2014
THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KHMER Ở AN GIANG
TS. Hoàng Quốc
Khoa Sư phạm
1. Khái niệm thái độ ngôn ngữ
Theo cách hiểu thông thường, thái độ ngôn
ngữ được định nghĩa như là tình cảm (feelings)
của người bản ngữ đối với tiếng mẹ đẻ của họ và
đối với các ngôn ngữ khác [1; 74]. Trong bài viết
này, chúng tôi tìm hiểu thái độ của người Khmer
đối với đối với tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer) và đối
với tiếng Việt – ngôn ngữ giao tiếp chung giữa
các dân tộc.
Cho đến nay, ngôn ngữ học xã hội thường
nhắc đến ba loại thái độ cơ bản, đó là thái độ
trung thành ngôn ngữ, thái độ kì thị ngôn ngữ và
thái độ tự ti ngôn ngữ.
Thái độ trung thành ngôn ngữ là thái độ luôn
hướng tới, bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình,
quê hương mình. Thái độ này bắt nguồn từ tình
cảm yêu quý và thuỷ chung với dân tộc mình. Vì
thế, yêu dân tộc mình tức là yêu ngôn ngữ của
mình dù nó chỉ là một ngôn ngữ “nhỏ”, một
phương ngữ không chuẩn mự...
4 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 958 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thái độ ngôn ngữ của người Khmer ở An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản tin Trường Đại học An Giang 16 Số 60 - 03/2014
THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI KHMER Ở AN GIANG
TS. Hoàng Quốc
Khoa Sư phạm
1. Khái niệm thái độ ngôn ngữ
Theo cách hiểu thông thường, thái độ ngôn
ngữ được định nghĩa như là tình cảm (feelings)
của người bản ngữ đối với tiếng mẹ đẻ của họ và
đối với các ngôn ngữ khác [1; 74]. Trong bài viết
này, chúng tôi tìm hiểu thái độ của người Khmer
đối với đối với tiếng mẹ đẻ (tiếng Khmer) và đối
với tiếng Việt – ngôn ngữ giao tiếp chung giữa
các dân tộc.
Cho đến nay, ngôn ngữ học xã hội thường
nhắc đến ba loại thái độ cơ bản, đó là thái độ
trung thành ngôn ngữ, thái độ kì thị ngôn ngữ và
thái độ tự ti ngôn ngữ.
Thái độ trung thành ngôn ngữ là thái độ luôn
hướng tới, bảo vệ ngôn ngữ của dân tộc mình,
quê hương mình. Thái độ này bắt nguồn từ tình
cảm yêu quý và thuỷ chung với dân tộc mình. Vì
thế, yêu dân tộc mình tức là yêu ngôn ngữ của
mình dù nó chỉ là một ngôn ngữ “nhỏ”, một
phương ngữ không chuẩn mực, xa lạ với ngôn
ngữ chuẩn mực mà theo cách nói của người Hán
là “ái ốc cập ô” (vì yêu ngôi nhà nên yêu luôn cả
con quạ đậu trên nóc nhà đó; yêu ai thì yêu cả sự
vật liên quan đến người ấy; khi yêu, yêu cả đường
đi lối về). Vì thế, “đây là cái lẽ vì sao khi người
ta giao tiếp bằng ngôn ngữ của dân tộc mình thì
lại cảm thấy thân thiết” [1; 81].
Thái độ tự ti ngôn ngữ là thái độ mặc cảm - tự
cảm thấy ngôn ngữ hay tiếng nói của mình
(phương ngữ, thậm chí là giọng nói cá nhân)
“không bằng” các ngôn ngữ hay phương ngữ
khác. Thái độ tự ti về ngôn ngữ thường dẫn đến
hai cách hành xử về ngôn ngữ: 1/ Từ bỏ ngôn ngữ
hay phương ngữ của mình để chuyển sang ngôn
ngữ hay phương ngữ có uy tín cao hơn; 2/ Học
tập để nắm vững và biết cách sử dụng ngôn ngữ
có uy tín hơn để sử dụng trong môi trường giao
tiếp phù hợp (tức là vẫn duy trì “ngôn ngữ của
mình” đồng thời tạo cho bản thân một khả năng
song ngữ hoặc song phương ngữ).
Thái độ kì thị ngôn ngữ được biểu hiện bằng
sự coi nhẹ, xem thường ngôn ngữ hoặc phương
ngữ của cộng đồng khác, quá đề cao ngôn ngữ
hay phương ngữ của cộng đồng mình.
Sự hình thành của thái độ ngôn ngữ phụ thuộc
vào hàng loạt các nhân tố ngoài ngôn ngữ như
giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác và các nguyên
nhân chính trị - xã hội khác nữa. Thái độ ngôn
ngữ cũng không phải nhất thành bất biến mà nó
thay đổi trong cộng đồng cũng như trong mỗi cá
nhân dưới tác động của các nhân tố nêu trên.
Theo đó, một vấn đề tất yếu kéo theo trong sử
dụng đó là: hoặc theo hướng duy trì ngôn ngữ
hoặc theo hướng chuyển đổi ngôn ngữ.
Từ nội dung cơ bản của khái niệm thái độ
ngôn ngữ, dưới đây, chúng tôi khảo sát sự lựa
chọn ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của 88
người Khmer (theo mẫu điều tra ngẫu nhiên với
50 nam và 38 nữ, độ tuổi từ 20 đến 70 tuổi) trong
các bối cảnh giao tiếp (quy thức và bất quy thức)
và ý nguyện sử dụng ngôn ngữ của họ ở hai
huyện Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang.
2. Thái độ của người Khmer đối với tiếng
Việt và đối với tiếng mẹ đẻ
1.2. Về thái độ của người Khmer đối với tiếng
Việt
Ở lớp người Khmer độ tuổi từ 20 - 45 có học,
tiếng Việt là ngôn ngữ được lựa chọn ưu tiên, có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý thức của họ trong việc
quyết định chọn ngôn ngữ để sử dụng cho từng
phạm vi giao tiếp. Về mặt chức năng, rõ ràng
tiếng Việt được đánh giá là ngôn ngữ có uy tín,
được sử dụng trong các hoàn cảnh giao tiếp chính
thức, trang trọng, mang phong cách lịch sự. Tiếng
Khmer chỉ được dùng trong phạm vi sinh hoạt
không chính thức như khi chuyện trò với bố mẹ,
anh chị em trong gia đình và bạn bè, Hiện
tượng song ngữ ở cộng đồng người Khmer An
Giang diễn ra hoàn toàn tự nhiên, có chiều hướng
hòa nhập với tiếng Việt nhiều hơn.
Đối với lớp người đã lớn tuổi (55 – 70 tuổi),
do nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ học vấn khác
nhau, nên năng lực sử dụng tiếng Việt cũng khác
nhau, nhưng nói chung chủ yếu là chỉ có khả
năng nghe - nói. Đặc biệt đối với những người
lớn tuổi, ít giao lưu, tiếp xúc với “bên ngoài”,
nhất là với người Kinh, thì năng lực sử dụng tiếng
Việt rất hạn chế, do đó khi giao tiếp thường
xuyên phải pha trộn với tiếng Khmer. Tuy nhiên,
theo quan sát của chúng tôi thì, ngôn ngữ giao
tiếp chính trong gia đình thuần dân tộc là tiếng
mẹ đẻ. Hiện tượng này là phổ biến cho tất cả các
ấp, xã trên hai địa bàn huyện Tịnh Biên và Tri
Tôn. Việc có sử dụng một phần tiếng Việt trong
giao tiếp gia đình là hãn hữu, chỉ thấy ở những hộ
Bản tin Trường Đại học An Giang 17 Số 60 - 03/2014
gia đình hôn nhân hỗn chủng và những gia đình
cán bộ, công nhân viên nhà nýớc.
2.2. Nhận thức của người Khmer ở An Giang
về vị trí và lợi ích của tiếng Việt
Trong tất cả các lĩnh vực từ giáo dục đến các
cấp truyền thông (bao gồm cả báo chữ, báo tiếng
và báo hình), giao tiếp chính thức (trong các cuộc
họp), giao tiếp hành chính (thông qua văn bản),
tiếng Việt được đồng bào nhận thức như một
phương tiện gần như duy nhất, độc tôn (trừ một
vài tiểu lĩnh vực như giáo dục tiểu học và THCS,
báo chữ và báo tiếng địa phương, đôi khi là báo
tiếng khu vực và cả báo tiếng Trung ương).
Lợi ích của tiếng Việt được đồng bào nhìn
nhận một cách thân thiết, thực tế và gắn chặt với
thói quen, tập quán cộng đồng: tiếng Việt với lợi
ích tham gia công tác địa phương được đa số
đồng bào đặt lên hàng đầu (có lẽ đây là cái lợi
được nhìn thấy rõ, cụ thể nhất), sau đó là để tiếp
xúc các phương tiện truyền thông cũng đã trở nên
phổ biến, quảng đại, có tính cộng đồng cao và
cung cấp nhiều hiểu biết thiết thực, gần gũi và dễ
hiểu với đời sống cư dân.
Lợi ích tiếng Việt để làm ăn buôn bán có số
người nhìn nhận ít hơn vì môi trường sống còn
thuần hậu của đồng bào (làm ruộng, làm rẫy, làm
thuê). Môi trường sống thuần hậu cũng đẻ ra lối
tư duy chất phác, thuần hậu mà mặt trái của nó là
trì trệ, thiếu năng động. Chính vì thế, cái lợi của
tiếng Việt để làm ăn buôn bán còn được ít người
Khmer nhìn nhận. Dường như người Khmer ở An
Giang chỉ mới dừng ở nhận thức tiếng Việt như
một nguồn lợi tinh thần, cầu nối công tác xã hội
(có thể kèm lợi ích vật chất – nhưng chỉ là vật
chất phái sinh). Phần đông họ vẫn chưa thấy lợi
ích vật chất đích thực mà tiếng Việt mang lại cho
họ trong cuộc mưu sinh thời kinh tế thị trường
này: đó là những kiến thức khoa học, kiến thức xã
hội về làm ăn, buôn bán. Đặc biệt là kiến thức về
làm ăn. Vì đồng bào Khmer ở An Giang sống chủ
yếu bằng đất, dựa vào đất, thu lợi từ đất (đối với
những hộ gia đình có đất sản xuất), và sống dựa
vào công sức làm thuê theo ngày (đối với những
người không có đất sản xuất). Phải có kiến thức
thâm canh, giống, cây trồng, phân bón v.v mà
các chủ đầu tư dự án sẵn sàng cung cấp cho họ -
nhưng lại bằng tiếng Việt.
Cuộc sống quanh quẩn trong phum, sóc cũng
hạn chế việc nhìn nhận tiếng Việt trong tương tác
với thoát ly làm ăn xa.
Nhìn một cách tổng thể, việc nắm vững tiếng
Việt và khả năng sử dụng tiếng Việt (tiếng nói và
chữ viết) đã đem lại những lợi ích nhất định trong
sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông
thôn ở vùng dân tộc Khmer. Hiện nay, ở khu vực
miền núi và dân tộc nước ta, thông qua các dự án,
chính phủ Việt Nam và nhiều tổ chức quốc tế đã
và đang chú trọng đầu tư tiền của cho lĩnh vực
sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn
miền núi. Thực tế này đòi hỏi lực lượng lao động
các dân tộc có sự hiểu biết mới, cách nhìn nhận
mới và phong cách làm việc mới. Việc mạnh dạn
đứng ra vay vốn, việc đổi mới kỹ thuật trồng trọt,
chăn nuôi, áp dụng giống mới, sử dụng phân bón,
thuốc trừ sâu, đưa các quy trình công nghệ mới
vào sản xuất, việc điều khiển các máy cơ khí, nửa
cơ khí cho trồng trọt, chăn nuôi hay nghề khác,
v.v ngoài việc đòi hỏi về sức khỏe, còn cần đến
trình độ hiểu biết thông qua các lớp học tập bồi
dưỡng nghiệp vụ và chuyên môn, qua việc mở
rộng quan hệ giao tiếp với người Việt và các dân
tộc khác, và qua sách báo. Tất cả những công
việc đó đều đòi hỏi đồng bào dân tộc phải có một
trình độ học vấn và trình độ tiếng Việt nhất định.
Gần đây, nhiều dự án phát triển được đưa về vùng
dân tộc thiểu số, thu hút không chỉ nam giới mà
cả phụ nữ tham gia. Trong điều kiện thực tế của
huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, số hộ Khmer mạnh
dạn đứng ra vay vốn (vốn do Hội Phụ nữ và Ngân
hàng nông nghiệp huyện phối hợp tổ chức)
thường là những hộ mà người chủ hộ có trình độ
học vấn hết cấp trung học cơ sở trở lên, và sử
dụng thành thạo tiếng Việt (tiếng nói và chữ viết).
Hiện nay ở vùng dân tộc Khmer, tiếng Việt
vẫn là ngôn ngữ chính thức được dùng để giảng
dạy trong các lớp tập huấn. Do đó, số phụ nữ có
trình độ tiếng Việt kém không đủ tự tin để đứng
ra vay vốn, và không được tham gia vào các lớp
đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi, trồng
trọt. Trong đời sống gia đình cũng vậy, người phụ
nữ có trình độ học vấn tương đương cấp trung
học phổ thông thường quan tâm nhiều tới việc
đôn đốc, hướng dẫn con học bài hơn là việc rèn
luyện kỹ năng lao động cho chúng.
2.3. Thái độ của người Khmer đối với tiếng mẹ
đẻ của họ
Về thái độ đối với tiếng mẹ đẻ thì, 100%
người Khmer được phỏng vấn đều khẳng định
rằng tiếng Khmer là ngôn ngữ mẹ đẻ của họ. Và
cũng 100% số những người này khẳng định sự
quan trọng của cả 2 ngôn ngữ Việt và Khmer
trong đời sống hàng ngày.
Đối với người Khmer ở ĐBSCL nói chung và
ở An Giang nói riêng, một nhân tố thuận lợi nữa
để cho tiếng nói và chữ viết Khmer được gìn giữ
Bản tin Trường Đại học An Giang 18 Số 60 - 03/2014
là những ngôi chùa. Các chùa Khmer là những
trung tâm tôn giáo và văn hóa, bởi vì chùa cũng
chính là một loại trường học đặc biệt, trong đó
người ta không chỉ dạy giáo lí, Phật pháp mà còn
dạy nghề, dạy chữ. Theo chúng tôi tìm hiểu được
biết, có khoảng 70% trong tổng số 65 chùa
Khmer trong tỉnh có các nhà sư dạy chữ Pali cho
người đi tu. Người ta cho rằng, học chữ Pali để
đọc kinh Phật theo đúng chuẩn quy ước là điều
hết sức quan trọng. Những quy tắc trong tụng
niệm sẽ góp phần chuẩn hóa tiếng Khmer và chữ
Pali, giúp phổ biến tiếng Khmer và chữ Pali cho
con em đồng bào trong phum, sóc một cách thuận
lợi, thuyết phục và hiệu quả hơn. Tháng tư âm
lịch được xem là mùa... đi tu ở vùng Thất Sơn.
Thanh niên khắp các phum, sóc xuất gia vào chùa
tu báo hiếu. Đây còn là thời điểm các ngôi chùa
Khmer sửa soạn bàn ghế, chỗ dạy chữ, phục vụ
việc nghiên cứu kinh kệ và tu học của tăng sinh
và người dân trong phum, sóc.
Có một đặc điểm nữa cũng rất đáng chú ý
trong cảnh huống ngôn ngữ ở An Giang. Đó là
người Khmer ở An Giang có rất nhiều lễ hội,
hàng năm có đến 32 lễ hội. Trong các dịp lễ hội
này, người Khmer thường tổ chức các hoạt động
văn hóa, trong đó có những chương trình biểu
diễn với các loại hình như: ca kịch Dù kê, sân
khấu Rô băm theo những tích truyện cổ mang
đậm dấu ấn văn hóa tộc người và những đề tài lấy
từ trong sử thi của Ấn Độ thông qua các văn bản
bằng chữ Pali Chính các hoạt động văn hóa, lễ
hội này đã góp phần tích cực nâng cao ý thức giữ
gìn và phát huy tiếng mẹ đẻ của người Khmer.
Cùng với các hoạt động văn hóa - xã hội, giáo
dục, trong cảnh huống ngôn ngữ ở An Giang còn
thấy thêm một điểm nữa cần chú ý là vai trò của
các phương tiện thông tin đại chúng cũng có ảnh
hưởng không nhỏ tới tiếng Khmer. Bên cạnh báo
viết có riêng chuyên trang bằng tiếng Khmer ở
một số tỉnh ĐBSCL, ở An Giang phát thanh,
truyền hình bằng tiếng Khmer cũng chính là các
phương tiện giúp nâng cao vị thế và uy tín của
tiếng Khmer. Các thông tin về kinh tế, văn hóa -
xã hội, chính trị được truyền đến mọi người dân
bằng tiếng Khmer với thời lượng phát sóng đáng
kể, giúp họ nhanh chóng, dễ dàng nắm bắt được
mọi thông tin.
Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, 100% số
người Khmer được điều tra đều khẳng định sự
quan trọng của cả 2 ngôn ngữ Việt và Khmer
trong đời sống hàng ngày. Đây là lẽ tự nhiên cho
sự xuất hiện song song 2 ngôn ngữ tại vùng này.
Ở các gia đình Khmer, thường xảy ra giao tiếp
song ngữ, nhất là trong các gia đình trí thức. Khả
năng song ngữ của các thành viên trong gia đình
là rất cao (đặc biệt đối với những gia đình có điều
kiện tiếp xúc nhiều với bên ngoài, hoặc cha mẹ có
khả năng song ngữ tốt và con cái được đi học). Ở
những gia đình công chức hay giáo viên, thường
cha mẹ rất có ý thức cố gắng nói bằng tiếng Việt
với con cái, nhằm rèn luyện cho con khả năng
song ngữ. Nguyên nhân chủ yếu là do tiếng Việt
được sử dụng trong môi trường học tập của con
cái, hoặc công việc có liên quan đến chính quyền,
đoàn thể. Tùy theo thói quen, các gia đình người
Khmer có thể chủ yếu sử dụng tiếng mẹ đẻ trong
gia đình, nhưng có thể thay đổi khi trong cuộc
thoại có mặt người dân tộc khác như người Kinh
chẳng hạn. Tùy tình huống giao tiếp khác nhau,
các thành viên trong gia đình có thể sử dụng song
ngữ bằng cách chuyển mã luân phiên giữa tiếng
Việt và tiếng Khmer.
Xu hướng chung của sự phát triển các hiện
tượng song, đa ngữ ở các tỉnh vùng ĐBSCL và ở
tỉnh An Giang nói riêng là sự phổ cập của tiếng
Việt diễn ra đồng thời với quá trình phát triển tự
do của tiếng mẹ đẻ. Sự phát triển của các loại
hình song ngữ ở Tịnh Biên và Tri Tôn (An
Giang) không nằm ngoài xu thế này.
Xét trong cư dân Khmer, sự mở rộng của các
loại hình hoạt động kinh tế trong cư dân nông
nghiệp đã phá vỡ tính chất khép kín của vùng
nông thôn ĐBSCL nói chung và ở An Giang nói
riêng, mở rộng phạm vi giao tiếp của cư dân, tạo
tiền đề cho sự nâng cao năng lực sử dụng song
ngữ Khmer – Việt của cá nhân và cộng đồng.
3. Thay lời kết
Dân tộc là một phần của quốc gia. Trong một
quốc gia đa dân tộc, một ngôn ngữ giao tiếp
chung là vô cùng quan thiết. Đó không chỉ là vấn
đề của Nhà nước – là quyền năng và trách nhiệm
của Nhà nước, mà cũng là quyền lợi và trách
nhiệm của các dân tộc trong cộng đồng chung.
Thái độ thừa nhận và sử dụng tiếng Việt rộng rãi
ngoài xã hội của người Khmer ở Tri Tôn và Tịnh
Biên (An Giang) là sự tuân thủ quy luật khách
quan, phù hợp với xu thế thời đại.
Nhưng mặt khác, cũng như quốc gia, dân tộc,
tiếng mẹ đẻ của họ còn là tiêu chí rõ nhất để nhận
diện và hợp nhất họ trong cộng đồng riêng. Thái
độ tha thiết bảo tồn và phát huy tiếng mẹ đẻ của
họ trong một số lĩnh vực như giáo dục, truyền
thông ở An Giang là mong muốn duy trì bản sắc
thiêng liêng của dân tộc trong sự phát triển
chung. Họ muốn “hoà nhập”, nhưng không “hoà
Bản tin Trường Đại học An Giang 19 Số 60 - 03/2014
tan”. Hoà nhập để phát triển. Nhưng không thể
hoà tan để đánh mất mình.
Một chính sách khôn ngoan là một chính sách
làm hài hoà lợi ích chung riêng của quốc gia, dân
tộc. Một chính sách như vậy đã được Đảng và
Nhà nước xác định ngay từ khi ra đời, thông qua
các Nghị quyết, Hiếp pháp, và đã từng bước cụ
thể hoá qua các Quyết nghị, Chỉ thị, Thông tư
Tuy nhiên, từ lý thuyết đến thực tiễn là một
khoảng cách vô cùng lớn. Việc tạo ra các điều
kiện để ngôn ngữ hành chức thực sự còn gặp
nhiều khó khăn, yếu kém, cả về phía quảng bá
của Nhà nước lẫn trình độ dân trí của đồng bào.
Cần phải thấy vấn đề ngôn ngữ luôn đi liền với
vấn đề an ninh – chính trị - kinh tế - xã hội – văn
hoá, để tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách
ngôn ngữ một cách nghiêm chỉnh, đồng bộ, sít
sao, giúp đồng bào dân tộc giữ gìn bản sắc văn
hoá riêng thông qua việc sử dụng tiếng nói và chữ
viết của dân tộc mình, vừa tiến kịp đồng bào cả
nước về mọi mặt thông qua việc sử dụng thành
thạo tiếng nói và chữ Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Khang. (2003). Kế hoạch hoá ngôn ngữ -
Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
Hoàng Quốc. (2009). “Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ và
thái độ ngôn ngữ của học sinh người Hoa An
Giang đối với việc sử dụng trong nhà trường”,
trong Hội thảo Ngữ học toàn quốc 2009.
Hoàng Quốc. (2010). “Thái độ ngôn ngữ của học sinh
Khmer An Giang đối với việc sử dụng ngôn ngữ
trong nhà trường”, Thông tin Khoa học Đại học
An Giang, (42), tr.29-31.
Hoàng Quốc, Khảo sát, nghiên cứu năng lực sử dụng
tiếng Việt của học sinh Khmer trên địa bàn huyện
Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang, Báo cáo kết
quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường,
Trường Đại học An Giang, 01/2013.
TÌM HIỂU NHU CẦU RÈN LUYỆN
(Tiếp theo trang 13)
Ngoài ra, trong quá trình sinh viên thực tập, cần
thiết phải có sự hiện diện thường xuyên của các
thầy cô hướng dẫn thực tập, những chuyến thăm,
dự giờ của giảng viên bộ môn phương pháp và
đặc biệt phải có những buổi họp đoàn định kỳ
nhằm giúp sinh viên giải quyết, khắc phục những
khó khăn, vướng mắc trong công tác giảng dạy và
giáo dục học sinh. Những kinh nghiệm, giải pháp
mà sinh viên tiếp thu được trong thời gian thực
tập sẽ giúp các em từng bước nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp, tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ mà
nhà trường, xã hội phân công.
Tóm lại, sinh viên ngành Sư phạm là lực lượng
trí thức trẻ, sẽ trở thành trụ cột của nền giáo dục
quốc gia trong tương lai. Việc chuẩn bị cho sinh
viên thích ứng nhanh với môi trường làm việc,
môi trường sống sau khi ra trường, tham gia tích
cực và hiệu quả vào hoạt động giáo dục, hoạt
động xã hội là một nhiệm vụ quan trọng của
ngành giáo dục và là trọng trách của nhà trường,
đặc biệt là của ngành, khoa Sư phạm. Muốn sinh
viên nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, có khả
năng vận dụng kinh nghiệm lĩnh hội được vào
việc giải quyết các nhiệm vụ, giáo dục đòi hỏi
nhà trường sư phạm ngoài việc cung cấp các kiến
thức chuyên môn còn phải trang bị thêm cho sinh
viên những kỹ năng mềm quan trọng nhằm giúp
họ thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học, giáo dục
và phát triển nhân cách học sinh trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trịnh Trúc Lâm, Nguyễn Văn Hộ. (2009). Ứng xử sư
phạm. Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG VỚI VIỆC. (Tiếp theo trang 15)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hà Thị Đức, Về hoạt động tự học của sinh viên sư phạm, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 4 (1992) 23.
Trần Thị Huyền, Phát triển năng lực tự học cho sinh viên trường đại học An Giang phù hợp với hình
thức đào tạo theo học chế tín chỉ. Kỉ yếu hội thảo khoa học. Đổi mới kiểm tra, đánh giá đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ. 2011.
Phan Bích Ngọc, "Nghiên cứu kĩ năng làm việc độc lập với sách của sinh viên Trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội", Đề tài cấp Đại học Quốc gia - mã số QN05.07.
Trần Anh Tuấn, Vấn đề tự học của sinh viên từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp, Tạp
chí Nghiên cứu Giáo dục, 5 (1996) 18.
Nguyễn Kỳ, Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục 2 (1990) 24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5_60_edit_hquoc_ngon_ngu_cua_nguoi_khmer_ag_217.pdf