Tài liệu Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân thái quá trên Facebook: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0189
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 41-48
This paper is available online at
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ĐỐI VỚI
VIỆC THỂ HIỆN BẢN THÂN THÁI QUÁ TRÊN FACEBOOK
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhận thức khá đầy đủ về
biểu hiện, mục đích, hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook. Các em có
thái độ không thích, không đồng tình, thờ ơ và ít quan tâm tới các hành động thể hiện bản
thân thái quá trên Facebook.
Từ khóa: Thái độ; Thể hiện bản thân thái quá; facebok; Sinh viên đại học Văn hóa.
1. Mở đầu
Thời gian gần đây, facebook trở thành mạng xã hội thịnh hành nhất ở Việt Nam, nó có sức
lan tỏa mạnh mẽ và là “món ăn tinh thần” không thể thiếu với nhiều người, nhất là đối với giới
trẻ, đặc biệt là đối với sinh viên ở các trường đại học. Facebook trở thành ...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân thái quá trên Facebook, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0189
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 41-48
This paper is available online at
THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ĐỐI VỚI
VIỆC THỂ HIỆN BẢN THÂN THÁI QUÁ TRÊN FACEBOOK
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà
Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhận thức khá đầy đủ về
biểu hiện, mục đích, hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook. Các em có
thái độ không thích, không đồng tình, thờ ơ và ít quan tâm tới các hành động thể hiện bản
thân thái quá trên Facebook.
Từ khóa: Thái độ; Thể hiện bản thân thái quá; facebok; Sinh viên đại học Văn hóa.
1. Mở đầu
Thời gian gần đây, facebook trở thành mạng xã hội thịnh hành nhất ở Việt Nam, nó có sức
lan tỏa mạnh mẽ và là “món ăn tinh thần” không thể thiếu với nhiều người, nhất là đối với giới
trẻ, đặc biệt là đối với sinh viên ở các trường đại học. Facebook trở thành chiếc cầu nối để mọi
người cùng trao đổi, chia sẻ, kết nối mọi thông tin trong đời sống thường ngày, cập nhật mọi tin
tức trong cuộc sống. Facebook còn là nơi để sinh viên học tập, giải trí rất hiệu quả, đặc biệt là có
thể kết bạn với bất kì ai và bất kì ở đâu. Bản chất của facebook nói riêng và mạng xã hội nói chung
là nhằm mục đích thiết lập và duy trì các tương tác xã hội. Ngoài công dụng đó ra, mọi người tìm
đến facebook vì ở đó được tự do thể hiện chính kiến, thể hiện cái TÔI, và trên tất cả là gây sự chú
ý. Hiện nay có một bộ phận các bạn trẻ, trong đó có cả sinh viên lợi dụng facebook để tự PR cho
chính bản thân mình bằng hàng hiệu, bằng điểm đến, bằng tranh ảnh, hay thậm chí là khoe thân
theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng. . . Giới trẻ bây giờ “thể hiện” nhiều đến mức “nhàm” và đôi
lúc còn “bậy bạ”, với đủ mọi cách để thỏa mãn cái tôi bằng số lượng like, bình luận và lượng người
theo dõi. Khi phong trào thể hiện bản thân một cách thái quá tràn lan trên mạng xã hội facebook
đã gây ảnh hưởng ít nhiều đến thái độ và tư tưởng đạo đức của sinh viên – những người đang dành
khá nhiều thời gian hàng ngày theo dõi và sử dụng facebook.
Nghiên cứu về thái độ nói chung, thái độ của sinh viên nói riêng đã có nhiều công trình
nghiên cứu. Riêng nghiên cứu về thái độ đối với một số hoạt động có các công trình: Nghiên cứu
về sự tự đánh giá phù hợp về thái độ học toán của sinh viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội của Đào
Lan Hương [5]; Thái độ của sinh viên về bạo lực giảng đường của Hà Thị Minh Chính [3]; Thái
độ xã hội của cư dân mạng đối với sử dụng mạng xã hội của Trần Hữu Luyến [7]; Thái độ đối với
hoạt động học tập của sinh viên Học viện An ninh Nhân dân của Nguyễn Đức Hưởng [6]. . . Riêng
nghiên cứu về thái độ của sinh viên đối với hiện tượng thể hiện bản thân thái quá trên facebook thì
đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu.
Ngày nhận bài: 20/8/2015. Ngày nhận đăng: 16/10/2015.
Liên hệ: Nguyễn Thị Huệ, e-mail: huenguyentlgd@gmail.com.
41
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau
như: Phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu và phương pháp xử lí số liệu
bằng thống kê toán học. Nghiên cứu được thực hiện trên 100 sinh viên năm thứ nhất của trường
Đại học Văn hóa Hà Nội, năm học 2014 - 2015.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Kết quả nghiên cứu lí luận
* Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều
hành. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường
học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác. Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin
nhắn cho họ và cập nhật trang hồ sơ cá nhân của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng [10].
Facebook còn là một công cụ hữu hiệu trong việc truyền tải những thông điệp, thông tin
đến hàng triệu người trên khắp hành tinh.
* Thái độ là “những mẫu / kiểu có tính ổn định về tình cảm, về niềm tin về con người, về ý
tưởng hoặc về sự vật, hiện tượng được dựa trên những trải nghiệm của cá nhân để định hình cho
hành vi của người đó ở hiện tại cũng như tương lai và được phán xét – được đánh giá” [9; 697].
* Thái độ của sinh viên đối với việc thể hiện bản thân thái quá trên Facebook : Chúng tôi
quan niệm thái độ của sinh viên đối với việc thể hiện bản thân thái quá trên Facebook là biểu hiện
cách ứng xử của sinh viên đối với việc thể hiện, trình diễn và miêu tả bản thân một cách quá mức
của những người sử dụng Facebook như việc cập nhật liên tục các trạng thái trong ngày, đăng tải
các nội dung cá nhân quá nhiều hoặc phản cảm trên Facebook nhằm câu like, câu view, comment
để gây sự chú ý...
Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân thái
quá trên Facebook được thể hiện ở các mặt nhận thức, cảm xúc, hành vi. Vì vậy, để đánh giá đúng
thực trạng thái độ của sinh viên về việc thể hiện bản thân thái quá chúng tôi dựa vào các biểu hiện
sau:
- Nhận thức của sinh viên về: các cách thức thể hiện bản thân thái quá trên Facebook, mục
đích, hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên Facebook.
- Cảm xúc: Biểu hiện thái độ đồng tình, ủng hộ hoặc bất bình, phê phán việc thể hiện bản
thân thái quá; thái độ quan tâm hay thờ ơ, không quan tâm tới các nội dung thể hiện bản thân và
biểu hiện hứng thú hay không hứng thú với các nội dung thể hiện bản thân thái quá. Thái độ đối
với những người có tài khoản Facebook hay thể hiện bản thân thái quá.
- Hành vi của sinh viên khi có bạn bè, người thân thích, người quen thể hiện bản thân một
cách thái quá trên Facebook như: mặc kệ, không quan tâm; góp ý, khuyên nhủ, giúp đỡ họ nhìn
nhận được mặt hại của vấn đề hay ủng hộ họ tiếp tục hành vi.
2.2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng
Thực trạng sử dụng facebook của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Để đánh giá thực trạng sử dụng facebook của sinh viên như: lí do sử dụng facebook; thời
lượng sử dụng trong ngày; thời điểm sử dụng trong ngày..., chúng tôi đã thiết kế 2 câu hỏi. Một câu
42
Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân...
hỏi liệt kê thời gian, thời điểm sử dụng facebook trong một ngày và một câu hỏi liệt kê các lí do sử
dụng facebook. Kết quả thu được như sau:
Bảng 1. Thực trạng sử dụng facebook của sinh viên
Thời lượng sử dụng Thời điểm sử dụng Lí do sử dụng
TL SL % TĐ SL % LD SL %
< 2 h 24 24 1 19 19 A 42 42
2- gần3 h 29 29 2 46 46 B 29 29
3- gần 4 h 21 21 3 20 20 C 45 45
4- gần 5 h 18 18 4 10 10 D 43 43
> 5 h 8 8 5 15 15 E 17 17
Ghi chú: TL - Thời lượng; SL - Số lượng; TĐ - Thời điểm; LD - Lí do
A: Cập nhật thông tin; B: Tán gẫu; C: Giao lưu, kết bạn; D: Thỏa mãn sở thích cá nhân;
E: Để thể hiện bản thân.
- Về thời lượng sử dụng, kết quả cho thấy sinh viên có nhu cầu rất khác nhau trong sử dụng
facebook. Khoảng 30% sinh viên sử dụng facebook từ 2 đến 3 giờ một ngày. Dưới 2 giờ một ngày
có khoảng 24% sinh viên. Từ 3 đến 4 giờ có 21%. Từ 4 đến 5 giờ có khoảng 18% sinh viên. Cá
biệt, có khoảng 8% sinh viên sử dụng facebook trên 5 giờ một ngày.
Có thể nói, đa số sinh viên dành thời gian cho việc sử dụng facebook khá lớn. Điều này
cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Tạ Nhật Anh [1] và Trần Thị Minh Đức [4]. Thực tế này
đã ảnh hưởng lớn đến việc học tập và các hoạt động khác của sinh viên.
- Về thời điểm sử dụng facebook của sinh viên cũng rất khác nhau, có 46% sinh viên sử
dụng trong ngày, kể cả trong giờ học. Có khoảng 20% sinh viên sử dụng ở thời điểm trước lúc đi
ngủ và cũng khoảng tỉ lệ đó sử dụng lúc sáng ngủ dậy. Có 15% sinh viên sử dụng không có thời
điểm xác định, lúc nào thích là vào và có khoảng 10% sinh viên sử dụng lúc đêm khuya.
- Kết quả khảo sát cho thấy, đại đa số sinh viên đều sử dụng facebook và lí do chủ yếu là để
giao lưu, kết bạn; thỏa mãn sở thích cá nhân và cập nhật thông tin. Các lí do này đều có trên 40%
sinh viên lựa chọn.
Tiếp theo là các lí do vào facebook để tán gẫu (khoảng 30%) và khoảng 17% sinh viên vào
facebook là để thể hiện bản thân. Số liệu thu được cũng cho thấy, sinh viên vào facebook với nhiều
lí do khác nhau. Đa số sinh viên vào facebook vì từ 2 lí do trở lên, thậm chí có sinh viên sử dụng
facebook vì tất cả lí do chúng tôi liệt kê ra.
Thực trạng thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện
bản thân thái quá trên facebook
a. Thực trạng nhận thức của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội về việc thể hiện bản
thân thái quá trên facebook
Để tìm hiểu nhận thức của sinh viên trường Đại học văn hóa Hà Nội về việc thể hiện bản
thân thái quá trên Facebook, chúng tôi tìm xem xét trên ba khía cạnh: Thứ nhất, hiểu như thế nào
là thể hiện bản thân thái quá trên facebook; thứ hai, nhận thức về mục đích thể hiện và thứ ba là
hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá. Sau khi thu thập, xử lí số liệu, chúng tôi có kết quả
như sau:
43
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà
Bảng 2. Nhận thức của sinh viên về việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook
Nhận thức về hiện tượng thể Nhận thức về Nhận thức về hậu
hiện bản thân thái quá trên F mục đích thể hiện quả thể hiện
BHNT SL % BHNT SL % BHNT SL %
A 29 29 1 30 30 I 32 32
B 27 27 2 18 18 II 12 12
C 19 19 3 32 32 II 17 17
D 25 25 4 20 20 IV 39 39
Ghi chú: BHNT - Biểu hiện nhận thức; SL - Số lượng
A. Là hành động chia sẻ tất cả các cảm xúc, tâm trạng của cá nhân lên F
B. Bất chấp mọi thuần phong, mĩ tục, văn hóa để thể hiện bản thân trên F
C. Thể hiện bản thân bằng mọi cách, không cần biết đến hậu quả
D. Đưa hình ảnh hoặc phát ngôn không chuẩn mực của bản thânlên F
1. Để câu like, câu view; 2. Để comment; 3. Để gây sự chú ý; 4. Để giết thời gian
I. Gây phí phạm thời gian; II. Dấn thân thái quá vào đời sống ảo; III. Ảnh hưởng đến sức khỏe, uy tín;
IV. Ảnh hưởng đến kết quả học tập và các hoạt động khác của cá nhân.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả sinh viên đều hiểu được thế nào là thể hiện bản thân
thái quá. Các đáp án chúng tôi đưa ra thì đáp án A (Là hành động chia sẻ tất cả các cảm xúc, tâm
trạng của cá nhân lên F) được nhiều sinh viên lựa chọn hơn cả, với 29%. Đáp án C (Thể hiện bản
thân bằng mọi cách, không cần biết đến hậu quả) ít được sinh viên lựa chọn nhất, chỉ có 19%. Qua
phỏng vấn trực tiếp sinh viên cũng cho kết quả tương tự.
Nhận thức về mục đích thể hiện bản thân thái quá thì nhiều sinh viên cho rằng: để “gây
sự chú í” (32%), tiếp theo có 30% sinh viên cho rằng để “câu view, câu like”. Còn lại khoảng
20% sinh viên cho rằng để “giết thời gian” và cũng khoảng số lượng 20% sinh viên cho rằng “để
comment”. Như vậy, sinh viên cho rằng, việc thể hiện bản thân thái quá chủ yếu để gây sự chú ý.
Nhận thức về hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá, đa số sinh viên cho rằng, “Ảnh
hưởng đến kết quả học tập và các hoạt động khác của cá nhân” (39%), hơn 30% sinh viên cho rằng
“lãng phí thời gian”, còn lại sinh viên cho rằng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm cho cá nhân sa
vào đời sống ảo. Ngoài ra còn các hệ lụy khác đối với đời sống cá nhân.
Như vậy, sinh viên nhận thức khá đầy đủ về biểu hiện, mục đích, hậu quả của việc thể hiện
bản thân thái quá trên facebook. Tuy nhiên, từ nhận thức đến việc có hành động phù hợp là cả một
quá trình lâu dài. Chính vì vậy, một số sinh viên tuy nhận thức đúng nhưng vẫn có hành vi chưa
đúng đối với việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook.
b. Thực trạng cảm xúc của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện
bản thân thái quá trên facebook
Để nghiên cứu cảm xúc của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện
bản thân thái quá trên facebook, chúng tôi tiến hành đánh giá cảm xúc dựa trên mức độ quan tâm
và mức độ hứng thú đối với các cách thể hiện bản thân thái quá trên facebook, bằng cách xây dựng
bảng hỏi gồm 5 mức độ (rất quan quan tâm – 5 điểm; quan tâm – 4 điểm, bình thường – 3 điểm; ít
quann tâm – 2 điểm; không quan tâm – 1 điểm) và (rất hứng thú – 5 điểm; hứng thú – 4 điểm; bình
thường – 3 điểm; ít hứng thú – 2 điểm; không hứng thú – 1 điểm). Trên cơ sở đó, chúng tôi tìm
hiểu thái độ của sinh viên đối với các nội dung thể hiện và chủ nhân của các tài khoản facebook
thích thể hiện bản thân thái quá.
44
Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân...
- Đầu tiên, chúng tôi tiến hành đo mức độ quan tâm của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
đối với các nội dung thể hiện bản thân thái quá trên facebook. Kết quả thu được điểm trung bình
mức độ quan tâm của sinh viên như sau:
Biểu đồ 1: Mức độ quan tâm tới các nội dung thể hiện bản thân thái quá
trên facebook của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Biểu đồ2: Mức độ hứng thú với các nội dung thể hiện bản thân thái quá
trên facebook của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội
Theo thang đo mức độ quan tâm tới các nội dung thể hiện bản thân thái quá trên facebook
thì nhìn chung, phần lớn sinh viên có sự quan tâm rất ít và gần như không đáng kể với các nội
dung này. “Thông tin nóng hổi”, “bình luận các vấn đề nổi cộm”, “quan điểm sống” là những nội
dung nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ các bạn sinh viên, các nội dung còn lại hầu như nhận
được thái độ không rõ ràng và quan tâm rất ít. Các nội dung mang đậm tính chất thể hiện bản thân
45
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà
thái quá trên facebook như các clip bắt chước phản cảm hay hình ảnh đồ giá trị, đắt tiền hoàn toàn
không nhận được sự quan tâm từ các bạn sinh viên. Bên cạnh đó, thông qua phỏng vấn một vài
sinh viên, họ thừa nhận, đôi khi sinh viên cũng quan tâm tới các nội dung thể hiện bản thân thái
quá này, nhưng chỉ do tò mò một, hai lần, đến những lần xuất hiện tiếp theo là nhàm chán và không
quan tâm nữa. - Mức độ hứng thú của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với các nội
dung thể hiện bản thân thái quá trên facebook cho thấy có sự tương quan thuận với mức độ quan
tâm. Ba nội dung sinh viên hứng thú nhất đồng thời cũng là các nội dung được sinh viên quan
tâm nhất. Đó là các nội dung, “Thông tin nóng hổi”, “bình luận các vấn đề nổi cộm”, “quan điểm
sống”. Các nội dung “clip phản cảm bắt chước lại các clip nổi tiếng” và “hình ảnh hở hang” hoàn
toàn không nhận được sự hứng thú từ các bạn sinh viên và có điểm trung bình kém nhất.
Khi được hỏi về thái độ đối với những người hay thể hiện bản thân thái quá trên facebook ,
kết quả chúng tôi thu được cho thấy một số sinh viên có thái độ chưa được rõ ràng lắm . Tuy nhiên,
khi trò chuyện với sinh viên thì đa số đều có ý kiến không đồng tình và phản đối những nội dung
không lành mạnh này cũng như đối với chủ nhân của nó. Chỉ có một số ít tỏ ra thích thú với một
số nội dung thể hiện thái quá, nhất là các phát ngôn có tính chất câu like.
c. Thực trạng hành vi của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện
bản thân thái quá trên Facebook
Khi sinh viên được hỏi nếu gặp các hành vi thể hiện bản thân thái quá của bạn bè, người
quen trên facebook, bạn sẽ làm gì? Số liệu các câu trả lời thu được như sau:
Bảng 3. Hành vi của sinh viên khi thấy các hoạt động
thể hiện bản thân của bạn bè, người quen trên Facebook
STT Hành động Số lượng Tỉ lệ %
1
Đồng tình, thích thú và ủng hộ họ tiếp tục đăng tải các nội
dung thể hiện bản thân thái quá
5 5,0
2 Thờ ơ, không quan tâm, mặc kệ để họ tiếp tục thể hiện bản
thân thái quá
25 25,0
3
Không đồng tình và góp ý, khuyên nhủ họ nên tập trung vào
công việc và cuộc sống thực tế 66 66,0
4 Phản đối gay gắt các hoạt động thể hiện bản thân thái quá trên
Facebook
4 4,0
Qua số liệu thu được ở trên cho thấy, đa số sinh viên đều không đồng tình với vấn đề thể
hiện bản thân thái quá trên facebook và sẽ góp ý, khuyên nhủ người quen, bạn bè nên tập trung
vào công việc và cuộc sống thực tế, có 66% tổng số sinh viên lựa chọn phương án này. Tiếp theo
là hành vi thờ ơ, không quan tâm, mặc kệ để họ tiếp tục thể hiện bản thân thái quá với 25% sinh
viên lựa chọn. Hành vi đồng tình, thích thú, ủng hộ tiếp tục đăng tải các nội dung thể hiện bản thân
thái quá và hành vi phản đối gay gắt các hoạt động thể hiện bản thân thái quá trên facebook có số
lượng sinh viên lựa chọn xấp xỉ như nhau và chiếm tỉ lệ thấp nhất. Phương án đồng tình, thích thú
và ủng hộ tiếp tục đăng tải các nội dung thể hiện bản thân thái quá chiếm 5% tổng số sinh viên.
Hành vi Phản đối gay gắt các hoạt động thể hiện bản thân thái quá trên facebook chỉ có 4% sinh
viên lựa chọn.
Tuy nhiên, khi phỏng vấn một số sinh viên, lại có những ý kiến cho rằng: “Nếu là bạn bè
thân thiết thì có thể dễ dàng khuyên nhủ, góp ý giúp họ từ bỏ hành vi thể hiện bản thân thái quá,
còn nếu chỉ là bạn bè bình thường, chỉ biết nhau, thì rất khó để góp ý mà thường sẽ mặc kệ, không
46
Thái độ của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện bản thân...
quan tâm nữa”. Như vậy, nếu như xem xét ở góc độ này thì vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn
trong số lượng sinh viên lựa chọn hành vi góp ý, khuyên nhủ nên tập trung vào công việc và cuộc
sống thực tế có thực hiện hành vi này đối với tất cả bạn bè trên facebook hay không.
2.2.3. Đánh giá chung về thái độ của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội đối với việc thể hiện
bản thân thái quá trên facebook
Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực trạng thái độ của sinh viên Đại học Văn hóa Hà Nội đối
với việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook cho thấy:
Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhận thức khá đầy đủ về biểu hiện,
mục đích, hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook. Đa số sinh viên nhận biết
được thế nào là thể hiện bản thân thái quá trên facebook, và phần nhiều cho rằng, đó là hành
động chia sẻ tất cả các cảm xúc, hoạt động, diễn biến tâm trạng vui, buồn, tức giận, phẫn nộ trên
facebook. Về mục đích thể hiện bản thân thái quá trên facebook, sinh viên đã nhận thức được một
trong những mục đích để thể hiện bản thân trên facebook là để câu view, câu like và comment. Về
hậu quả của việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook, phần lớn sinh viên nhận thấy sẽ dẫn đến
phí phạm thời gian và dễ dấn thân vào lối sống ảo.
Về cảm xúc, phần lớn sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội không quan
tâm và không cảm thấy hứng thú đối với các nội dung thể hiện bản thân thái quá trên facebook.
Về hành vi, đa số sinh viên có hành vi không đồng tình và sẽ góp ý, khuyên nhủ người quen,
bạn bè nên tập trung vào công việc và cuộc sống thực tế, không sa đà vào cuộc sống ảo và thể hiện
bản thân thái quá.
3. Kết luận
Sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Văn hóa Hà Nội có nhận thức rõ về vấn đề thể hiện
bản thân thái quá trên facebook cũng như mục đích và hậu quả của nó. Thái độ của sinh viên đối
với việc thể hiện bản thân thái quá trên facebook là không thích, không đồng tình, thờ ơ và ít quan
tâm. Sinh viên cũng cảm thấy không mấy hứng thú với các nội dung thể hiện bản thân thái quá.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tạ Nhật Anh, 2013. Thực trạng mức độ sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên năm
thứ ba trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tạp chí Giáo dục số 323 (kì
1 – 12/2013), tr. 60-62
[2] Nguyễn Lê Hoài Anh, 2015. Nguy cơ xâm hại tình dục đối với trẻ em qua mạng Internet và
các biện pháp phòng tránh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 60(3),
tr. 160-168.
[3] Hà Thị Minh Chính, 2003. Tìm hiểu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên về bạo lực
giảng đường. LV thạc sĩ TLH, trường ĐHSP Hà Nội.
[4] Trần Thị Minh Đức, 2015. Nhu cầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên Việt Nam. Tạp chí
Tâm lí học, Số 5/2015, tr.14 – 27.
[5] Đào Lan Hương, 1999. Nghiên cứu về sự tự đánh giá phù hợp về thái độ học toán của sinh
viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Luận án Tiến sĩ, Trường đại học Sư phạm Hà Nội
[6] Nguyễn Đức Hưởng, 1998. Nghiên cứu thái độ học tập của sinh viên Học viện An ninh Nhân
dân. Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.
47
Nguyễn Thị Huệ, Vũ Thanh Hà
[7] Trần Hữu Luyến, 2015. Thái độ xã hội của cư dân mạng đối với sử dụng mạng xã hội. Tạp
chí Tâm lí học, Số 5/2015, tr.1-13.
[8] Đào Thị Oanh, 2012. Vấn đề nhân cách trong Tâm lí học ngày nay. Nxb Giáo dục.
[9] Lester A. Lefton, 2000. Psychology (Seventh Edition). A Pearson Education Company.
[10] https://vi.wikipedia.org/wiki/Facebook,
[11]
[12]
_hoc_sinh
[13]
-noi-tieng.htm
[14]
8615.html
[15]
[16]
ABSTRACT
Excessive self-expression on facebook by students enrolled at the Hanoi university of culture
First year students at the Hanoi University of Culture have shown that they are aware of the
consequences of showing personal information on Facebook. They dislike, disagree and disregard
the action of showing oneself excessively on Facebook
Keywords: Attitudes, self-express excessively, Facebook, Students of the Hanoi Cultural
University.
48
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3675_nthue_2178_2178319.pdf