Tài liệu Tạo lập, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ địa phương tại Gia Lai: KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ46
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Tiếp cận thuật ngữ tài
sản trí tuệ và tài sản trí tuệ
địa phương
1.1. Tài sản trí tuệ
Cùng với sự phát triển của
chế định sở hữu trí tuệ (SHTT),
thuật ngữ “tài sản trí tuệ” ngày
càng được sử dụng phổ biến
và hiện diện trong các văn bản
pháp luật của Việt Nam, kể cả
các văn bản quy phạm pháp
luật. Điển hình như quy định
về khái niệm “quyền SHTT”
trong Luật SHTT với việc lần
đầu tiên sử dụng thuật ngữ
“tài sản trí tuệ”một cách có chủ
định: “Quyền SHTT là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với
tài sản trí tuệ, bao gồm quyền
tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp và quyền đối với
giống cây trồng” (Điều 4.1 Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2009). Tuy
nhiên, Luật SHTT lại không làm
rõ khái niệm “tài sản trí tuệ”
để làm cơ sở cho việc hiểu về
quyền SHTT và có vẻ như đây
là một khái niệm được thừ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo lập, bảo hộ và phát triển tài sản trí tuệ địa phương tại Gia Lai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ46
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G
1. Tiếp cận thuật ngữ tài
sản trí tuệ và tài sản trí tuệ
địa phương
1.1. Tài sản trí tuệ
Cùng với sự phát triển của
chế định sở hữu trí tuệ (SHTT),
thuật ngữ “tài sản trí tuệ” ngày
càng được sử dụng phổ biến
và hiện diện trong các văn bản
pháp luật của Việt Nam, kể cả
các văn bản quy phạm pháp
luật. Điển hình như quy định
về khái niệm “quyền SHTT”
trong Luật SHTT với việc lần
đầu tiên sử dụng thuật ngữ
“tài sản trí tuệ”một cách có chủ
định: “Quyền SHTT là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với
tài sản trí tuệ, bao gồm quyền
tác giả và quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu
công nghiệp và quyền đối với
giống cây trồng” (Điều 4.1 Luật
Sở hữu trí tuệ năm 2009). Tuy
nhiên, Luật SHTT lại không làm
rõ khái niệm “tài sản trí tuệ”
để làm cơ sở cho việc hiểu về
quyền SHTT và có vẻ như đây
là một khái niệm được thừa
nhận chung. Thực tế không
đơn giản như vậy vì từ khái
niệm quyền SHTT nêu trên có
thể nhận thấy quyền SHTT và
tài sản trí tuệ là hai phạm trù
Tạo lập, bảo hộ và phát triển tài sản
trí tuệ địa phương tại Gia Lai
ThS. PHẠM ANH VĂN
Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có vị trí rất quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du
lịch nói riêng của vùng Tây Nguyên. Nguồn tài nguyên
du lịch của tỉnh phong phú, đa dạng; có nhiều cảnh quan
thiên nhiên hùng vỹ, nhiều thắng cảnh đẹp; khí hậu mát
mẻ, trong lành và có nền văn hóa bản địa đặc sắc với
“Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”... Các
tài sản trí tuệ địa phương đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra điểm khác biệt của Gia Lai, đồng thời là cách
thức bảo tồn và khai thác nguồn tài sản vô hình này một
cách hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ một số ít các tài
sản trí tuệ địa phương đó mới được đăng ký và khai thác
hiệu quả trong kinh tế cũng như phát triển du lịch. Bài
viết phân tích thực trạng đăng ký và khai thác tài sản
trí tuệ địa phương đồng thời gợi mở một số hướng đi để
gắn kết chiến lược khai thác tài sản trí tuệ địa phương và
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội - du lịch ở Gia Lai.
liên quan mật thiết đến nhau
nhưng không phải là sự đồng
nhất, tài sản trí tuệ là khái niệm
tổng quát và bao trùm quyền
SHTT [6].
Tài sản trí tuệ (intellectual
asset) thường được hiểu là
tất cả các sản phẩm của hoạt
động trí tuệ: các ý tưởng, các
tác phẩm sáng tạo văn học/
nghệ thuật, các công trình
khoa học, các sáng chế,phần
mềm máy tính,... Có thể nói,
tài sản trí tuệ là một dạng tài
sản vô hình. Ngoài các đặc tính
chung như các dạng tài sản vô
hình khác, các tài sản trí tuệ lại
có các đặc tính riêng, đó là tính
sáng tạo và đổi mới (là một đối
tượng mới được tạo ra hoặc là
một đối tượng đã có nhưng
được bổ sung cái mới).
Đồng thời, tài sản trí tuệ
cũng là khái niệm được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như kế toán, đầu
tư, quản trị. Tuy cách tiếp cận
khác nhau nhưng tài sản trí
tuệ được hiểu một cách chung
nhất, “là tài sản vô hình của
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 47
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
19doanh nghiệp, có khả năng
tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
được tạo ra bởi hoạt động đổi
mới sáng tạo, sáng chế, những
thiết kế độc đáo của tổ chức
hoặc những hoạt động khác
của nhân viên” [3, trang 7].
1.2. Tài sản trí tuệ địa
phương
Từ khái niệm về tài sản trí
tuệ của UNESCO, Lê Thị Thu Hà
đã phát triển thêm khái niệm
tài sản trí tuệ địa phương, “là
tri thức do con người tạo ra
thông qua hoạt động sáng
tạo có mối liên hệ chặt chẽ với
điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã
hội và con người của một vùng
đất hoặc khu vực địa lý, có khả
năng ứng dụng và tạo ra giá trị
từ việc sử dụng tri thức đó” [4].
Từ tiếp cận về TSTT gắn với tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn của địa phương, Lê
Thị Thu Hà đã phân chia TSTT
thành các nhóm sau:
- Thương hiệu (Brand):
Thuật ngữ thương hiệu được
hiểu theo nghĩa hẹp nhất là các
tên gọi gắn liền với điểm du
lịch một địa phương nhưng lại
là yếu tố quan trọng nhất đối
với thương hiệu địa phương
trong phát triển du lịch hay
là yếu tố cấu thành năng lực
cạnh tranh của du lịch địa
phương đó. Các thương hiệu
này thường được bảo hộ dưới
dạng nhãn hiệu tập thể để tạo
ra công cụ quản trị hữu hiệu
đối với các thương hiệu địa
phương và thúc đẩy sự phát
triển của các sản phẩm dựa
vào văn hóa. Các thương hiệu
du lịch sẽ đạt được sự nhận
biết rộng rãi trên phạm vi quốc
tế khi được chứng nhận bởi
các tổ chức quốc tế như di sản
văn hóa thế giới của UNESCO.
- Các đặc sản địa phương:
Đặc sản địa phương là cách
gọi chung dành cho những
sản phẩm, mặt hàng mang
tính chất đặc thù, có những
đặc điểm riêng do điều kiện
tự nhiên, con người và truyền
thống nơi xuất xứ. Các đặc
sản địa phương thường được
quản lý tập thể dưới dạng các
nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu
chứng nhận hoặc chỉ dẫn địa
lý, có vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của địa phương
và trong phát triển du lịch.
- Tri thức truyền thống và
văn hóa dân gian: Là sản phẩm
sáng tạo của nhiều thế hệ và
cộng đồng xã hội phản ánh
và xác định lịch sử, văn hóa,
bản sắc và các giá trị xã hội
của cộng đồng đó. Sau nhiều
thế kỷ phát triển, các tri thức
truyền thống này có những
hình thức thể hiện mới và
được chuyển thành hàng hóa,
phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế nói chung và phát triển
du lịch nói riêng. Cũng giống
như các sản phẩm đặc sản địa
phương, các tri thức truyền
thống này dù được gọi dưới
nhiều tên khác nhau nhưng
thường vẫn gắn với thương
hiệu địa phương, như Không
gian văn hóa Cồng chiêng Tây
Nguyên, chợ tình Sapa...
Có thể thấy, trong ba
nhóm đối tượng trên, thương
hiệu gắn với điểm đến thường
là yếu tố trung tâm, kết hợp với
các yếu tố đặc trưng khác của
địa phương như sản phẩm đặc
sản và văn hóa truyền thống,
tạo thành dấu hiệu nhận biết
tổng thể về địa phương đó,
hay còn gọi là thương hiệu địa
phương.
2. Công tác quản lý về
tài sản trí tuệ ở Gia Lai những
năm qua
2.1. Kết quả thực hiện về
sở hữu trí tuệ
Từ năm 2008 đến 2019,
Sở Khoa học và Công nghệ
tỉnh Gia Lai đã tổ chức 12 lớp
tập huấn về Sở hữu trí tuệ cho
các đơn vị doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh với các chuyên
đề: “Xây dựng và bảo hộ nhãn
hiệu trong doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh tại TP. Pleiku”;
“Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
cho các đặc sản mang tên địa
danh địa phương”; “Bảo hộ và
khai thác nhãn hiệu”; “Thực
thi quyền SHTT”... với số lượng
khoảng 80 học viên/lớp.
Tính tới thời điểm hiện
nay, Sở đã hướng dẫn hơn 800
cơ sở kinh doanh và doanh
nghiệp đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá; 20 cơ sở đăng ký
kiểu dáng công nghiệp; 02
sáng kiến kỹ thuật; 01 nhãn
hiệu tập thể và 02 nhãn hiệu
chứng nhận. Đồng thời, đã có
350 nhãn hiệu được Cục Sở
hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo
hộ và 700 nhãn hiệu được
chấp nhận đơn hợp lệ.
Về công tác tuyên truyền,
Sở đã phát hành 2.000 cuốn Sổ
tay hướng dẫn đăng ký sáng
chế/ giải pháp hữu ích; 2.000
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ48
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G quyền Sổ tay hướng dẫn đăng
ký kiểu dáng công nghiệp;
2.000 quyển Sổ tay hướng dẫn
đăng ký nhãn hiệu; 350 cuốn
Đăng bạ Nhãn hiệu trên địa
bàn tỉnh Gia Lai; phát hành
Cẩm nang hướng dẫn đăng
ký nhãn hiệu, kiểu dáng công
nghiệp, sáng chế/giải pháp
hữu ích với số lượng 3.000
cuốn. Trong giai đoạn 2010-
2019, tuyên truyền và phát
sóng truyền hình về “Nâng cao
nhận thức xây dựng thương
hiệu cho nông sản Gia Lai”.
Sở cũng phối hợp với
Liên hiệp Các hội Khoa học và
Kỹ thuật tỉnh vận động tuyên
truyền các cơ sở kinh doanh,
các doanh nghiệp tham gia
Hội thi Sáng tạo kỹ thuật.
2.2. Những thuận lợi và
khó khăn
Các chương trình hỗ trợ
sở hữu trí tuệ đã có tác động
rất lớn trong việc nâng cao
nhận thức của xã hội và cộng
đồng về sở hữu trí tuệ. Các
tin, bài tuyên truyền, phổ biến
kiến thức về sở hữu trí tuệ đã
được triển khai, duy trì thường
xuyên, liên tục và có chiều sâu
trên các phương tiện thông
tin đại chúng đã góp phần
tạo chuyển biến tích cực nhận
thức của các cấp, ngành, địa
phương và toàn xã hội về sở
hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, bên cạnh
những hiệu ứng tích cực mà
các chương trình SHTT mang
lại, trong quá trình triển khai
cũng còn những tồn tại, ở
cả yếu tố chủ quan và khách
quan, như: Sự tham gia, vào
cuộc của các doanh nghiệp
việc. Trong 04 hình thức trên,
thì làm việc tại địa phương và
thông qua kênh tập huấn cho
thấy hiệu quả hơn những cách
thức khác.
3. Đăng ký và khai thác
tài sản trí tuệ địa phương
TSTT địa phương mang
bản chất là sáng tạo trí tuệ,
được quản trị theo quy trình
quản trị tài sản trí tuệ, theo
đó TSTT được tạo ra, xác lập
quyền, khai thác và bảo vệ
(WIPO, 2014): Thương hiệu gắn
với địa danh, các sản phẩm đặc
sản và tri thức truyền thống và
văn hóa.
3.1. Việc đăng ký bảo hộ
các thương hiệu gắn liền với
địa danh
Các tên gọi trở thành
thương hiệu du lịch khi gắn
với thắng cảnh tự nhiên hoặc
công trình kiến trúc của điểm
đến như Vịnh Hạ Long, phố cổ
Hội An, chùa Một Cột... và các
biểu tượng, hình ảnh đi kèm.
Tuy nhiên, qua tra cứu
trên dữ liệu điện tử tại Cục Sở
hữu trí tuệ (SHTT), hiện nay
phần lớn tên địa danh ở Gia
Lai đều chưa được đăng ký
bảo hộ cho các sản phẩm hay
dịch vụ du lịch. Ngay cả các
địa danh nổi tiếng như Biển
Hồ, Chư Đăng Ya, Chùa Minh
Thành, hồ Ayun Hạ, thác Phú
Cường, Phở khô Gia Lai..., các
tên gọi này đang sử dụng rộng
rãi trong hoạt động du lịch
mà không có kèm theo bất kỳ
thông điệp hay chứng nhận
nào. Vì vậy, việc khai thác các
dấu hiệu đó là không quản lý
và kiểm soát được.
còn hạn chế dẫn tới việc chưa
tạo ra được liên kết bền vững
giữa nhà sản xuất và doanh
nghiệp, theo đó hiệu quả bảo
hộ sở hữu trí tuệ chưa cao.
Về phía các doanh nghiệp,
trong những năm gần đây các
doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Gia Lai đã có nhận thức
đúng đắn hơn về vai trò của
tài sản trí tuệ, vai trò của việc
đăng ký xác lập và bảo vệ
quyền SHTT đối với chiến lược
kinh doanh dài hạn, vươn ra
thị trường khu vực và quốc tế.
Từ đó, các doanh nghiệp đã
chủ động tiến hành đăng ký
bảo hộ tài sản trí tuệ của mình
tạo ra. Số lượng đơn đăng ký
và văn bằng bảo hộ được cấp
của tỉnh năm sau luôn cao
luôn hơn năm trước, trung
bình tăng 2 - 3 %/năm. Theo
thống kê của Cục SHTT, từ năm
2012-2019, trung bình mỗi
năm tỉnh Gia Lai có khoảng
120 đơn đăng ký bảo hộ sở
hữu công nghiệp, trong đó: ½
tổng số đơn được hướng dẫn
xác lập quyền tại Sở KH&CN,
số đơn còn lại được tư vấn thủ
tục tại Văn phòng đại diện Cục
Sở hữu trí tuệ tại hoặc các tổ
chức dịch vụ SHTT.
Việc triển khai chương
trình phát triển tài sản trí tuệ
của tỉnh Gia Lai được tiến
hành chủ yếu dưới 04 hình
thức: Hướng dẫn trực tiếp các
đối tượng có nhu cầu đăng ký
thương hiệu, nhãn hiệu đến
liên hệ tại Sở KH&CN Gia Lai;
tuyên truyền qua báo đài và
tập huấn, đến tận địa bàn các
huyện thị xã, thành phố trong
tỉnh doanh nghiệp để làm
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 49
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
19
3.2. Việc đăng ký bảo hộ
các đặc sản địa phương
Tính đến hết tháng
12/2017, theo thống kê của
Cục Sở hữu trí tuệ, Việt Nam
có tổng cộng 971 nhãn hiệu
tập thể, 253 nhãn hiệu chứng
nhận, 60 chỉ dẫn địa lý của các
sản phẩm, dịch vụ gắn liền với
địa danh.
Tính đến thời điểm tháng
2/2019, trên địa bàn tỉnh Gia
Lai có 320 nhãn hiệu hàng
hóa/dịch vụ của các tổ chức,
doanh nghiệp, cá nhân đã
được cấp văn bằng bảo hộ
độc quyền. Tỉnh Gia Lai hiện
có 01 nhãn hiệu chứng nhận
gắn với tên địa danh là Hồ tiêu
Chư Sê. Hiện có 04 nhãn hiệu
chứng nhận đang được tỉnh
xúc tiến bảo hộ là Rau an toàn
An Khê, Gạo Phú Thiện, Rau
An Sơn - Đak Pơ và Hồ tiêu Lệ
Chí - Đăk Đoa.
Ngoài ra, hiện nay đã có
20 nhãn hiệu thông thường
được cấp văn bằng bảo hộ liên
quan đến tên địa danh Gia Lai
như: Xi Măng Pooclăng hỗn
hợp Gia Lai, Café Gia Lai, Cà
12/2015, Việt Nam có 6 di
sản văn hóa thế giới và 10 di
sản văn hóa phi vật thể được
UNESCO công nhận, trong
đó có di sản văn hóa phi vật
thể Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên. Có thể
thấy, các chứng nhận di sản
văn hóa thế giới và di sản văn
hóa phi vật thể luôn gắn liền
với các địa danh, vì vậy là yếu
tố quan trọng gắn với thương
hiệu du lịch.
- Đối với văn hóa vật thể:
Nhóm này có thể bao
gồm các di tích khảo cổ, các
di tích lịch sử, các di tích văn
hóa, kiến trúc nghệ thuật, các
danh lam thắng cảnh gắn liền
với truyền thống văn hóa, các
công trình văn hóa, xây dựng
và thành tựu quan trọng.
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai
hiện nay có 21 di tích lịch sử
được xếp hạng là di tích lịch
sử, văn hóa. Trong đó có 13 di
tích đã được xếp hạng là di tích
cấp quốc gia. Ngoài ra trên địa
bàn tỉnh có 8 di tích đã được
xếp hạng là di tích cấp tỉnh
[8, tr 10]
phê Gia Lai, Hoàng Anh Gia
Lai, Quốc Cường Gia Lai, Quốc
Duy Gia Lai, Bò Gia Lai, Vĩnh
Hiệp Gia Lai... 04 nhãn hiệu
thông thường được cấp văn
bằng bảo hộ liên quan đến
địa danh Pleiku như: Pleiku
Lifter, Hoàng Anh Pleiku, Một
thoáng Pleiku, một chút cà
phê Thu Hà...
3.3. Việc đăng ký bảo hộ
các tài sản trí tuệ địa phương
về văn hóa và tri thức truyền
thống
Hiện nay, trên cả nước
nói chung và trên địa bàn tỉnh
Gia Lai nói riêng chưa có một
thống kê đầy đủ và toàn diện
liên quan đến các tài sản trí
tuệ địa phương tồn tại dưới
dạng các tài sản văn hóa và tri
thức truyền thống. Do đó, các
số liệu được công bố chủ yếu
liên quan đến một số loại tài
sản văn hóa và tri thức truyền
thống vật thể và phi vật thể
dưới đây:
- Các tài sản trí tuệ địa
phương đã được UNESCO công
nhận là di sản thế giới:
Tính đến cuối tháng
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ50
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G Có thể thấy, 21 di tích kể
trên đều là các tài sản trí tuệ có
khả năng được khai thác nhằm
phục vụ nhu cầu phát triển
kinh tế hay du lịch [8, tr 11].
- Đối với nhóm văn hóa
phi vật thể:
Nhóm này có thể được
chia thành nhiều loại như: các
lễ hội; các loại hình văn hóa,
văn nghệ dân gian, các phong
tục tập quán truyền thống; tôn
giáo; ẩm thực...
Ở Gia Lai hiện có 3 loại
hình văn hóa dân gian đã
được các cấp công nhận là di
sản văn hóa phi vật thể gồm:
Không gian văn hóa cồng
chiêng Tây Nguyên (Unesco
công nhận là di sản văn hóa
phi vật thể của nhân loại năm
2005), Sử thi Bahnar (Bộ Văn
hóa-Thể thao và Du lịch đưa
vào danh mục di sản văn hóa
góp phần hình thành những
tài sản trí tuệ địa phương gắn
liền với các lễ hội đó: Lễ Giáng
sinh, Lễ Phật đản...
Về các loại hình văn hóa,
văn nghệ dân gian, ngoài
những loại hình đã được công
nhận là di sản văn hóa phi
vật thể đã được liệt kê ở trên,
nhiều loại hình văn hóa, văn
nghệ dân gian của Gia Lai
cũng có thể tạo ra những tài
sản trí tuệ địa phương. Có thể
kể đến các loại hình văn hóa,
văn nghệ dân gian như: Các
loại hình ca múa nhạc dân tộc
(Múa Xoang, kể chuyện sử thi);
các làn điệu dân ca cổ, các điệu
múa dân gian, múa cung đình,
các bản nhạc được chơi bằng
các nhạc cụ truyền thống như
đàn goong, đàn tơ-rưng,...
Về các TSTT địa phương
gắn liền với tôn giáo, đây cũng
phi vật thể quốc gia 4-2015)
và Lễ cầu mưa Yang Pơtao
Apui (Bộ Văn hóa-Thể thao và
Du lịch công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia
6-2015).
Đây là 3 loại hình trong
nhiều những di sản văn hóa
phi vật thể ở đây đã được công
nhận, bên cạnh đó còn những
di sản độc đáo khác như các
lễ hội truyền thống liên quan
đến vòng đời và nông nghiệp,
câu đố, dân ca, truyện cổ,
múa... Nhiều lễ hội kể trên có
khả năng tạo ra cơ hội cho
phát triển kinh tế nói chung
và du lịch nói riêng, như Lễ hội
Hoa Dã quỳ Chư Đăng Ya, Lễ
hội Plơi Ơi, Lễ hội Chiến thắng
Ngọc Hồi - Đống Đa... Ngoài ra,
nhiều lễ hội đi kèm với yếu tố
tôn giáo, được tổ chức trong
thời gian dài cũng có khả năng
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ 51
S
Ố
0
6
N
Ă
M
2
0
19là nguồn có thể tạo ra nhiều
loại TSTT địa phương. Các cuộc
hành hương về Hương Sơn,
Yên Tử, điện Hòn Chén, Núi
Bà - Tây Ninh,... đều là những
cuộc hành hương lớn, gắn liền
với một loại hình tôn giáo, tín
ngưỡng nhất định là gợi ý cần
thiết để Gia Lai có thể phát
triển loại hình tài sản trí tuệ
này. Chính quyền địa phương
những nơi có các công trình
tôn giáo đó đều có thể đề ra
các chiến lược, chính sách để
tạo ra những sản phẩm trí tuệ
phù hợp phục vụ du khách,
từ đó tạo công ăn việc làm và
phát triển kinh tế địa phương.
4. Giải pháp bảo tồn và
phát triển tài sản trí tuệ địa
phương tại Gia Lai
Việc khai thác các tài
nguyên TSTT địa phương tại
Gia Lai có thể được thực hiện
thông qua một trong ba mô
hình: mô hình quản lý tập
trung; mô hình khai thác tập
thể và mô hình xã hội hóa [8].
4.1. Mô hình quản lý tập
trung
Mô hình quản lý tập trung
được áp dụng tại nhiều địa
phương của Việt Nam đối
với việc khai thác TSTT địa
phương cho phát triển kinh
tế nói chung và cho phát triển
du lịch nói riêng. Theo mô hình
này, một cơ quan nhà nước sẽ
được giao trách nhiệm quản
lý, khai thác, bảo tồn và phát
huy giá trị của các TSTT địa
phương. Cơ quan nhà nước
này có thể là:
- Ban quản lý di tích/di
phát huy giá trị của chính TSTT
địa phương mà mình sở hữu.
Mô hình này thường được áp
dụng cho các làng nghề, các
đặc sản địa phương cũng như
một số nhãn hiệu tập thể đã
được đăng ký bảo hộ dưới
dạng đối tượng của quyền sở
hữu công nghiệp.
Trên toàn quốc, nhiều
làng nghề đã được khai thác
cho phát triển du lịch. Các sản
phẩm đặc trưng của làng nghề
đều được khai thác một cách
tập thể bởi chính các thành
viên của làng nghề. Một trong
những trường hợp điển hình
là làng gốm Bát Tràng của Hà
Nội. Các làng nghệ nổi tiếng ở
Gia Lai như dệt thổ cẩm làng
Nghe Lớn (thị trấn Kông Chro),
Hợp tác xã (HTX) mây tre đan
ở 2 làng Hà Tiên, Nhang Lớn
(xã Đak Kơ Ning, huyện Kông
Chro), làng nghề dệt thổ cẩm
kết hợp với du lịch ở làng Đê
Ktu (huyện Mang Yang) hay
HTX sản xuất nhạc cụ dân tộc
ở làng Choét (phường Thắng
Lợi , TP. Pleiku)... có thể xây
dựng và bảo hộ nhãn hiệu
chứng nhận, nhãn hiệu tập thể
và nhãn hiệu thông thường để
phát triển tốt mô hình này. Mô
hình khai thác tập thể TSTT địa
phương cho phát triển du lịch
là sẽ huy động được trí tuệ và
công sức của tập thể vào khai
thác, bảo tồn và phát huy giá
trị của TSTT địa phương cho
phát triển kinh tế nói chung
và cho phát triển du lịch nói
riêng. Tuy vậy, cần lưu ý mô
hình này dễ dẫn đến xung đột
về quyền lợi giữa các thành
sản: đây là việc quản lý tập
trung được áp dụng đối với
di sản đã được xếp hạng. Tuy
nhiên, để tạo thuận lợi cho
quá trình quản lý, các cơ quan
này có thể thành lập nên các
ban quản lý di tích, di sản ở
các cấp độ khác nhau, như
ban quản lý di tích, di sản cấp
tỉnh; cấp huyện hay cấp xã.
Sau khi được thành lập, ban
quản lý di tích/di sản là cơ
quan chịu trách nhiệm trong
việc khai thác các giá trị của
di tích/di sản.
- Ủy ban nhân dân các
cấp: Ngoài các TST T địa
phương tồn tại dưới dạng là
các di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể thường được quản
lý, khai thác bởi ban quản lý di
sản/di tích, Ủy ban nhân dân
các cấp có thể tham gia vào
quản lý và khai thác một số
TSTT địa phương khác, nhất là
trong việc đăng ký bảo hộ cho
một số nhãn hiệu chứng nhận
và chỉ dẫn địa lý. Sự tham gia
này tạo điều kiện thuận lợi cho
việc khai thác, quản lý, bảo tồn
cũng như phát huy giá trị của
TSTT địa phương nhờ vào khả
năng kết hợp với các cơ quan
nhà nước có liên quan khác
để thực hiện các công việc đó.
4.2. Mô hình khai thác
tập thể
Đây là mô hình thứ hai có
thể sử dụng để khai thác các
TSTT địa phương để phát triển
du lịch. Theo mô hình này, tập
thể các chủ sở hữu TSTT địa
phương là chủ thể đứng ra
quản lý, khai thác, bảo tồn và
KHOA HOÏC QUAÛN LYÙ52
T
Ạ
P
C
H
Í
K
H
O
A
H
Ọ
C
C
Ô
N
G
N
G
H
Ệ
V
À
M
Ô
I T
R
Ư
Ờ
N
G viên trong tập thể khai thác
TSTT địa phương.
4.3. Mô hình xã hội hóa
Xã hội hóa phát triển du
lịch là một chủ trương, chính
sách lớn của Việt Nam trong
việc kêu gọi và thu hút mọi
nguồn lực cho phát triển du
lịch. Cụ thể hóa định hướng
này, Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
xác định rõ chính sách xã hội
hóa du lịch bao gồm hai nội
dung quan trọng:
- Khuyến khích các thành
phần kinh tế tham gia hoạt
động du lịch dưới các hình
thức như: Góp vốn cổ phần với
doanh nghiệp nhà nước, hình
thành công ty du lịch dựa trên
sở hữu hỗn hợp nhà nước và
tư nhân hoạt động kinh doanh
theo đúng pháp luật.
- Khuyến khích thực hiện
xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn
tạo di tích, thắng cảnh; bảo
tồn và phục dựng các lễ hội,
hoạt động văn hóa dân gian,
các làng nghề phục vụ phát
triển du lịch [1].
5. Kết luận
Tài sản trí tuệ là một
phạm trù rộng và ngày càng
phát triển mạnh, nhất là ý
nghĩa của nó trong phát triển
kinh tế - xã hội của mỗi nước
ngày càng tăng. Nhiều nghiên
cứu gần đây đã đề xuất trực
tiếp về sự phát triển của loại
tài sản này[2]. Điều này đòi hỏi
một sự tiếp cận mới đối với tài
sản trí tuệ để ngày càng đảm
bảo tốt hơn lợi ích cho người
tạo ra hay nắm loại tài sản này
nhằm sử dụng một cách hiệu
quả nhất vào công cuộc phát
triển đất nước.
Nhìn chung, hoạt động
quản lý nhà nước về SHTT
nói chung và việc tạo lập,
bảo hộ, phát triển tài sản trí
tuệ, nhất là tài sản trí tuệ địa
phương trên địa bàn tỉnh Gia
Lai những năm gần đây được
duy trì ổn định và có những
bước chuyển biến tích cực. Sở
Khoa học và Công nghệ Gia
Lai đã phối hợp với Cục SHTT
và các địa phương trong tỉnh
thực hiện nhiều biện pháp
nhằm thực hiện các mục tiêu
phát triển trong lĩnh vực này
và đã đạt được nhiều kết quả
đáng ghi nhận. Việc đưa vào
sử dụng Thư viện số trực tuyến
về sở hữu công nghiệp trên
website của Cục SHTT đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các
cán bộ của Sở tư vấn chính xác
hơn và hoạt động tư vấn, xác
lập và bảo vệ quyền SHTT đã
phần nào đáp ứng được nhu
cầu của các tổ chức, doanh
nghiệp, hộ kinh doanh cá thể
trên địa bàn tỉnh.
Tỉnh Gia Lai cũng đã triển
khai nhiều hoạt động để đưa
SHTT đến gần người dân, các
doanh nghiệp; thực hiện xã
hội hóa công tác đầu tư cho
bảo hộ và phát triển tài sản trí
tuệ, cũng như nâng cao nhận
thức của người dân về đổi mới
sáng tạo và sở hữu trí tuệ.
Hy vọng trong thời gian
tới, công tác quản lý nhà nước
về tài sản trí tuệ và tài sản trí
tuệ địa phương sẽ được tiến
hành sâu rộng hơn nhằm
góp phần mang lại những tác
động tích cực đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa
phương, tạo ra giá trị gia tăng
cho các sản phẩm, dịch vụ, du
lịch, nâng cao thu nhập của
doanh nghiệp và người dân
Gia Lai./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch - Tổng cục Du lịch (2013), Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, Hà Nội.
2. Luật Sở hữu trí tuệ ngày
29/11/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
ngày 19/6/2009.
3. Lev B. (2001), Intangibles,
B r o o k i n g s I n s t i t u t i o n P r e s s ,
Washington.
4. Lê Ngọc Lâm, Lê Thị Thu Hà
(2016), Đăng ký và khai thác tài sản trí
tuệ địa phương trong phát triển du
lịch ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu
và Phát triển, số 3 (129) . 2016
5. Lê Thị Thu Hà (2016), Phát
triển du lịch trên cơ sở khai thác tài
sản trí tuệ địa phương ở Việt Nam, Đề
tài NCKH cấp Bộ.
6. Lê Thị Thu Hà, Phạm Văn
Chiến (2016), Tác động của tài sản trí
tuệ địa phương đến sự hài lòng của du
khách tại Việt Nam, tạp chí Kinh tế đối
ngoại, số tháng 5/2016.
7. Trần Lê Hồng, Một số vấn đề
về tài sản trí tuệ nhìn từ góc độ khoa
học pháp lý và vấn đề hoàn thiện pháp
luật Việt Nam, https://thegioiluat.vn/
bai-viet-hoc-thuat/mot-so-van-de-
ve-tai-san-tri-tue-nhin-tu-goc-do-
khoa-hoc-phap-ly-va-van-de-hoan-
thien-phap-luat-viet-nam-6313
8. UBND tỉnh Gia Lai, Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Gia Lai đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030, Gia Lai, 2015.
9. Viện Nghiên cứu phát triển
du lịch (2013), Giải pháp phát triển
thương hiệu du lịch Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm
2013, tr. 57.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35_9881_2207541.pdf