Tạo cây bưởi tam bội từ các hạt nhỏ của bưởi da xanh và bưởi đỏ năm dù

Tài liệu Tạo cây bưởi tam bội từ các hạt nhỏ của bưởi da xanh và bưởi đỏ năm dù: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 586 TẠO CÂY BƯỞI TAM BỘI TỪ CÁC HẠT NHỎ CỦA BƯỞI DA XANH VÀ BƯỞI ĐỎ NĂM DÙ Trần Thị Oanh Yến, Nguyễn Thị Nga và Đào Thị Bé Bảy Viện Cây ăn quả miền Nam TÓM TẮT Quả bưởi không hạt luôn là một trong những mục tiêu chủ yếu trong chương trình chọn tạo giống bưởi. Bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù là hai giống bưởi thương phẩm có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, quả vẫn có hạt. Một trong những phương pháp tạo quả không hạt ổn định là tạo dòng tam bội và phương pháp tạo dòng tam bội đơn giản nhất trên cam, bưởi là tạo cây từ hạt nhỏ. Trong nghiên cứu này, 286 hạt nhỏ từ quả bưởi Da xanh và 243 hạt nhỏ từ quả bưởi Đỏ Năm Dù được chọn lựa và gieo ươm; chăm sóc cây trong vườn ươm và ngoài đồng; tới thời điểm 15 tháng sau khi ra đồng có 17 cây bưởi Da xanh và 46 cây bưởi Đỏ Năm Dù; kết quả khảo sát nhiễm sắc thể có 5 cây bưởi Da xanh và 2 cây bưởi Đỏ Năm Dù tam bội. Kết quả cho thấy môi trường thích hợp cho tỉ lệ cây hạt nhỏ sống cao n...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tạo cây bưởi tam bội từ các hạt nhỏ của bưởi da xanh và bưởi đỏ năm dù, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 586 TẠO CÂY BƯỞI TAM BỘI TỪ CÁC HẠT NHỎ CỦA BƯỞI DA XANH VÀ BƯỞI ĐỎ NĂM DÙ Trần Thị Oanh Yến, Nguyễn Thị Nga và Đào Thị Bé Bảy Viện Cây ăn quả miền Nam TÓM TẮT Quả bưởi không hạt luôn là một trong những mục tiêu chủ yếu trong chương trình chọn tạo giống bưởi. Bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù là hai giống bưởi thương phẩm có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên, quả vẫn có hạt. Một trong những phương pháp tạo quả không hạt ổn định là tạo dòng tam bội và phương pháp tạo dòng tam bội đơn giản nhất trên cam, bưởi là tạo cây từ hạt nhỏ. Trong nghiên cứu này, 286 hạt nhỏ từ quả bưởi Da xanh và 243 hạt nhỏ từ quả bưởi Đỏ Năm Dù được chọn lựa và gieo ươm; chăm sóc cây trong vườn ươm và ngoài đồng; tới thời điểm 15 tháng sau khi ra đồng có 17 cây bưởi Da xanh và 46 cây bưởi Đỏ Năm Dù; kết quả khảo sát nhiễm sắc thể có 5 cây bưởi Da xanh và 2 cây bưởi Đỏ Năm Dù tam bội. Kết quả cho thấy môi trường thích hợp cho tỉ lệ cây hạt nhỏ sống cao nhất là bông thấm vô trùng. Từ khóa: bưởi Da xanh, bưởi Đỏ Năm Dù, cây tam bội, hạt nhỏ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bưởi là một trong các chủng loại cây ăn quả phổ biến ở Việt Nam và là loại cây có giá trị thương phẩm cao ở thị trường trong và ngoài nước. Giống bưởi Da xanh là một trong số giống bưởi ngon của Việt Nam và giống bưởi Đỏ Năm Dù có hình dạng quả đẹp, thịt quả đỏ đậm chứa hàm lượng lycopene cao, tuy nhiên, các giống bưởi này nếu trồng xen với các cây có múi khác sẽ cho nhiều hạt. Một trong những mục tiêu chính cho chương trình chọn tạo giống bưởi là quả không hạt. Hầu hết các giống bưởi sẽ không hạt trong điều kiện trồng chuyên canh và sẽ chứa nhiều hạt khi có sự hiện diện của giống bưởi khác hay các chủng loại cây có múi khác. Một trong những nguyên nhân tạo ra quả bưởi không hạt ổn định là giống bưởi đó hiện diện ở dạng tam bội, có bộ nhiễm sắc thể 3x = 27. Phương pháp tạo dòng tam bội đơn giản nhất là tạo cây từ hạt nhỏ đã có thành công ở quýt (Aleza et al., 2010). Mục đích của nghiên cứu này là tạo dòng tam bội từ giống bưởi Da xanh và giống bưởi Đỏ Năm Dù phục vụ cho công tác tạo giống bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù không hạt. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Hạt nhỏ, hạt lép ở tuổi chín sinh lý được chọn lọc từ quả của hai giống bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù (hình 1). Hình 1: Hạt nhỏ so với hạt thường của bưởi Da xanh và đỏ Năm Dù 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tách trích và chọn hạt: Hạt được trích từ quả, chọn các hạt có kích thước nhỏ (bằng 1/6-1/3 kích thước hạt bình thường), có phôi phát triển tốt; hạt lép là hạt có kích thước nhỏ và phôi kém hay không phát triển. Gieo ươm hạt: Hạt nhỏ được gieo ươm trong 3 loại môi trường: Môi trường MS có bổ sung thạch agar 8 g/lít và NAA 1mg/lít môi trường; Môi trường đất và môi trường hữu cơ dùng cho ươm hạt; Môi trường bông thấm nước: bông y tế thấm nước đã thanh trùng và đạt ẩm độ từ 80 - 90%. Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 587 Các chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hạt nảy mầm (%), tỷ lệ cây sống (%) vào các giai đoạn ra ngôi, trồng ra đồng và sau khi trồng ra đồng. Hình dạng bất thường của thân lá, khả năng sinh trưởng của cây. Xác định cây tam bội: Các cây được phát triển từ hạt nhỏ sẽ được tiến hành khảo sát số lượng nhiễm sắc thể bằng phương pháp nhuộm nhiễm sắc thể (thực hiện theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006 và Võ Thị Thanh Phương, 2012). Đánh giá đặc tính nông học của cây hạt nhỏ hạt lép sau khi trồng ra đồng Các cây từ gieo ươm hạt nhỏ khi đạt độ cao 20-30 cm tiến hành trồng ra đồng. Cây được trồng theo khoảng cách: hàng cách hàng 1,5 m; cây cách cây 0,4 m. Các chỉ tiêu theo dõi: Khả năng sinh trưởng của cây (chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc và cấp phân cành); Dạng bất thường của cây, lá, Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được thu thập, nhập vào phần mềm Excel, tính tỉ lệ phần trăm, trị trung bình và độ lệch chuẩn. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thu thập hạt nhỏ, hạt lép trên bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù Kết quả thu thập hạt nhỏ từ quả của giống bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù cho thấy: - Những quả bưởi đủ dinh dưỡng, quả phát triển tốt, dạng quả tròn đầy, múi đều, ít hoặc không có hạt nhỏ. Hạt nhỏ có nhiều ở các quả có nhiều múi lép. - Tỷ lệ hạt nhỏ có liên quan nhiều đến thời gian thu quả và giống. Kết quả bảng 1 cho thấy trung bình một quả bưởi Đỏ Năm Dù có từ 1-4 hạt nhỏ và trên quả bưởi Da xanh có từ 1-3 hạt nhỏ. - Ở quả bưởi đỏ Năm Dù: quả có khối lượng trung bình 1012 g, số hạt trung bình 29,9±8,0; số hạt nhỏ trung bình là 1,8±1,0 hạt/ quả; tỷ lệ hạt loại này trên quả đạt 6,07±2,94%. - Ở quả bưởi Da xanh: quả có khối lượng trung bình 830 g, số hạt trung bình 24,4±7,5; số hạt nhỏ, hạt lép trung bình là 1,3±0,7 hạt/ quả; tỷ lệ hạt loại này trên quả đạt 5,89±3,60 %. 3.2. Ảnh hưởng của môi trường gieo ươm đến khả năng nảy mầm của hạt nhỏ trên bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù Các hạt nhỏ của hai giống bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù được thực hiện gieo ươm trong 3 loại môi trường khác nhau: MS, đất tơi xốp và bông thấm vô trùng. Kết quả được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Ảnh hưởng của môi trường gieo ươm đến khả năng nảy mầm của hạt nhỏ hạt lép của hai giống bưởi Da xanh và bưởi đỏ Năm Dù Tên giống Môi trường Số hạt gieo ươm Tỷ lệ hạt nảy mầm (%) Số cây ra ngôi (cây) Tỷ lệ ra ngôi (%) Bưởi Đỏ Năm Dù MS 111 85,59 94 98,9 Đất tơi xốp 63 53,85 23 65,7 Bông thấm 112 91,96 103 100,0 Tổng cộng 286 71,13±20.41* 220 88,2±19.49* Bưởi Da xanh MS 48 68,75 31 93,9 Đất tơi xốp 32 31,25 10 100,0 Bông thấm 163 82,21 134 100,0 Tổng cộng 243 60,74±26.41* 175 97,97±3.52* Ghi chú: *: trung bình các số trong cột Tỷ lệ nảy mầm (%): Trong 3 loại môi trường được sử dụng cho gieo ươm hạt nhỏ thì môi trường cho tỉ lệ hạt nảy mầm cao nhất là môi trường bông thấm (91,96% ở giống bưởi Đỏ Năm Dù và 82,21% ở giống bưởi Da xanh); kế đến là môi trường MS (85,59% ở giống bưởi Đỏ Năm Dù; 68,75% ở giống bưởi Da xanh); môi trường đất cho tỉ lệ cây nảy mầm thấp nhất ở cả 2 giống bưởi (bưởi Đỏ Năm Dù 53,85% và bưởi Da xanh 31,25%). Hạt nhỏ của VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 588 bưởi Đỏ Năm Dù có tỉ lệ nảy mầm cao hơn hạt nhỏ của giống bưởi Da xanh (bảng 1). Tỉ lệ cây ra ngôi (%): Ở giống bưởi Đỏ Năm Dù; hai loại môi trường là môi trường MS và bông thấm đều cho tỉ lệ cây sống đến khi ra ngôi cao (98,9-100,0%), tuy nhiên, môi trường đất có tỉ lệ sống thấp nhất (65,7%). Ở giống bưởi Da xanh, cả ba loại môi trường đều cho tỉ lệ cây sống đến khi ra ngôi cao đạt 93,9- 100,0%. Môi trường gieo ươm không chỉ ảnh hưởng đến khả năng nảy mầm và sinh trưởng ở giai đoạn ươm đến khi ra ngôi mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây ở giai đoạn sau khi ra ngôi. Đến thời điểm 15 ngày sau khi ra ngôi, trên cả 2 giống bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù, cây con từ môi trường MS có tỉ lệ cây sống thấp hơn cây con từ môi trường bông thấm (bảng 2). Tỉ lệ cây sống tiếp tục giảm cho đến 60 ngày sau ra ngôi chỉ còn dưới 33,7 % ở bưởi Đỏ Năm Dù và 22,6% ở bưởi Da xanh (cây từ cây môi trường MS). Các cây từ môi trường đất có tỉ lệ cây sống cao nhất ở giống bưởi Đỏ Năm Dù và ở giống bưởi Da xanh (cây gần như không chết, đạt 100% cây ra ngôi sống đến 60 ngày sau ra ngôi). Điều này có thể khi gieo trong môi trường đất cây có bộ rễ khoẻ hơn, quen với việc hút dinh dưỡng từ đất. Ngoài ra, dựa vào chỉ tiêu sinh trưởng có thể thấy cây con từ môi trường MS phát triển chậm hơn so với cây con từ 2 môi trường còn lại (bảng 2). Như vậy, hạt nhỏ gieo ươm trên môi trường MS mặc dù khả năng hạt nảy mầm khá cao nhưng cây con đến khi ra ngôi và trồng ra đồng có tỷ lệ chết cao, cây sinh trưởng chậm. Hạt nhỏ gieo ươm ở môi trường đất tơi xốp thì tỉ lệ cây nảy mầm thấp nhưng tỉ lệ cây sống sau khi ra ngôi rất cao. Gieo hạt trong điều kiện bông thấm vô trùng có tỉ lệ nảy mầm và tỉ lệ cây sống sau khi ra ngôi cao. Từ các kết quả trên cho thấy môi trường bông thấm vô trùng thích hợp gieo ươm hạt nhỏ. Bảng 2: Ảnh hưởng của môi trường đến khả năng sống và sinh trưởng của cây từ hạt nhỏ trong điều kiện vườn ươm Tên giống Môi trường Tỷ lệ cây sống (%) Chỉ tiêu sinh trưởng 60 * 15* 30* 60* 90* Chiều cao (cm) Số lá (lá) Năm Dù MS 75,8 57,9 33,7 33,7 24,60 3,6 Đất 65,7 65,7 65,7 65,7 30,72 6,7 Bông thấm 91,3 79,6 61,2 61,2 31,17 5,1 Trung bình 77,6 67,7 53,5 53,5 28,8±3,67 5,1±1,6 Da xanh MS 54,8 51,6 22,6 16,1 19,34 2,2 Đất 100,0 100,0 100,0 90,0 23,47 5,3 Bông thấm 74,6 65,7 59,0 25,4 22,28 4,8 Trung bình 76,5 72,4 60,5 43,8 21,7±2,1 4,1±1,7 Ghi chú:- (*): ngày sau khi ra ngôi 3.3. Khả năng sống, sinh trưởng và phát triển của cây con từ hạt nhỏ bưởi Da xanh và Đỏ Năm Dù giai đoạn trồng ra đồng Cây bưởi từ hạt nhỏ được trồng ra đồng và được đánh giá sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả cho thấy: hầu hết các cây đều có thân lá mảnh, khả năng sinh trưởng trong vườn ươm kém. Khi ra đồng giai đoạn từ trồng đến 3 tháng sau trồng tỷ lệ cây chết trên giống bưởi Đỏ Năm Dù chiếm gần 15% và tỷ lệ này tăng lên 23% vào giai đoạn 6 tháng sau trồng. Từ 9 tháng về sau cây sống tốt và tỷ lệ hao hụt không đáng kể. Trên giống bưởi Da xanh tỷ lệ hao hụt giảm mạnh từ 1-3 tháng sau trồng giảm gần 40%. Tuy nhiên sau 6 tháng trồng cây bắt đầu sống và sinh trưởng tốt. Sau trồng 15 tháng đa số cây đã phân cành cấp 2 trên giống bưởi Da xanh. Chiều cao cây trung bình là 88,9 cm, đường kính tán rộng 51,9 cm và đường kính gốc đạt 130,4 mm. Trên bưởi Đỏ Năm Dù cây phân cành chậm, có nhiều cây vẫn giữ nguyên cành cấp 1 chưa phân cành cấp 2. Chiều cao cây trung bình 98,6 cm, đường kính tán 54,2 cm, đường kính gốc 117,8 mm. Nhìn chung, cây nuôi cấy từ hạt nhỏ, hạt lép tỷ lệ hao hụt nhiều chỉ ở giai đoạn từ gieo Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 589 ươm và thời gian đầu sau trồng. Số liệu ghi nhận được ở bảng 3 cũng cho thấy cây có tốc độ tăng trưởng tương đối đều ở các chỉ tiêu trên cùng cây. Tuy nhiên, sức sống và khả năng sinh trưởng của cây hạt nhỏ, hạt lép không tương đồng nhau giữa các cây khi trồng ra đồng, độ lệch chuẩn càng lớn khi thời gian cây sinh trưởng ngoài đồng càng lâu, điều này cho thấy có hai hướng phát triển, một theo hướng sinh trưởng mạnh và một theo hướng chậm sinh trưởng (bảng 3). Bảng 3. Khả năng sống sau ra đồng của cây hạt nhỏ hạt lép bưởi Đỏ Năm Dù sau khi trồng ra đồng qua các giai đoạn Tên giống Tháng sau trồng Số cây sống (cây) Tỉ lệ cây sống (%) Chiều cao cây (cm) Đường kính tán (cm) Đường kính gốc (mm) cấp phân cành Bưởi Đỏ Năm Dù 1 70 100,0 15,3±4,9 6,3±2,3 47,9±8,5 0,4±0,5 3 60 85,7 21,4±6,0 11,4±4,9 48,0±8,3 0,7±0,5 6 47 77,1 27,5±11,4 14,8±12,1 55,3±13,0 0,8±0,5 9 46 65,7 59,3±28,1 22,0±14,4 70,8±17,8 1,2±0,4 12 46 65,7 82,4±31,7 44,3±16,3 98,6±34,6 1,5±0,5 15 46 65,7 98,6±46,2 54,2±21,4 117,8±52,5 1,6±0,5 Bưởi Da xanh 1 30 100,0 11,5±3,3 7,7±3,2 44,2±5,8 0,3±0,5 3 18 60,3 22,4±10,8 9,2±2,7 56,5±6,5 0,6±0,5 6 17 56,7 33,7±9,2 15,7±7,9 66,3±11,7 0,7±0,5 9 17 56,7 59,8±26,1 24,5±12,4 78,1±15,5 1,4±0,5 12 17 56,7 71,3±32,9 30,5±17,7 92,8±20,9 1,8±0,5 15 17 56,7 88,9±29,0 51,9±27,9 130,4±44,2 1,9±0,4 3.4. Xác định cây tam bội từ cây nuôi cấy hạt nhỏ, hạt lép bằng phương pháp nhuộm nhiễm sắc thể Theo Trần Nhân Dũng và ctv (2011) thì nhóm bưởi (Citrus maxima) mang nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=2x. Ngoài ra với kết quả nghiên cứu của Saryawada Rama Rao và ctv (2011) số lượng nhiễm sắc thể của họ cây có múi (citrus) là 2n=2x=18. Kết quả khảo sát nhiễm sắc thể (NST) cho thấy: Trên bưởi Da xanh số mẫu cây quan sát là 17 cây hạt nhỏ trong đó có 9 cây có số lượng nhiễm sắc thể 2n =18 và 5 cây được xác định là tam bội với 3x =27 NST. Bên cạnh đó cũng ghi nhận được 3 trường hợp mẫu cây có số lượng NST dị bội dưới 18 hoặc trên 18 (2n= 2x ±n, với n= 1-3). Tương tự như bưởi Da xanh, trên bưởi Đỏ Năm Dù, khảo sát 46 cây từ hạt nhỏ, hạt lép có 39 cá thể là nhị bội, 2 cá thể là tam bội và 5 trường hợp dị bội (bảng 4). Bảng 4: Kết quả khảo sát nhiễm sắc thể trên cây nuôi cấy từ hạt nhỏ, hạt lép của bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù TT Tên giống Số cây quan sát 2n=2x 2n (3x) Khác (*) 1 Da xanh 17 9 5 3 2 Đỏ Năm dù 46 39 2 5 Ghi chú: (*): thể dị bội không thuộc nhị bội (2n= 2x=18) hoặc tam bội (3x=27) Những trường hợp dị bội thể được ghi nhận như trên gần với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2010) khi lai cây tứ bội với nhị bội cho kết quả thể dị bội có số lượng NST ngẫu nhiên từ 10 đến 31. Ngoài ra theo Xui-Xin Deng và ctv (2009) cũng cho thấy trên cây có múi tồn tại những cá thể dị bội gần lưỡng bội (2n = 21=2x +3) hoặc gần tam bội (2n = 25 = 3x-2; 2n =24=3x-3). Điều này cho thấy cần những nghiên cứu sâu hơn về cây nuôi cấy từ hạt nhỏ, hạt lép nhằm phát hiện những yếu tố có lợi cho công tác chọn tạo giống trong tương lai. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 590 Hình 2: Nhiễm sắc thể cây nuôi cấy từ hạt nhỏ hạt lép bưởi Da xanh 3.5. Một số ghi nhận những bất thường về hình thái ở cây hạt nhỏ Trên cây từ hạt nhỏ của cả 2 giống bưởi các biểu hiện bất thường được ghi nhận từ khi phôi mọc mầm là sự biến dị của 2 lá phôi, trụ hạ diệp to bất thường giống như triệu chứng hạt có xử lý colchicine. Cây chậm mọc chồi, chồi xanh đậm. Lá giai đoạn cây trong vườn ươm mảnh mai, giai đoạn cây ra đồng lá nhỏ dạng tròn. Cây phân tán dạng ngang. Tóm lại, cây nuôi cấy từ hạt nhỏ, hạt lép có sức sống kém, tỉ lệ chết rất cao nhất là trên giống bưởi Da xanh. Tuy nhiên, số cây tam bội trên giống bưởi này lại cao hơn trên bưởi Đỏ Năm Dù và chiếm tỉ lệ 29,41% cây tam bội. Trên giống bưởi Đỏ Năm Dù số cây sống cao nhưng khả năng xuất hiện cây tam bội là rất thấp, chỉ chiếm 4,35%. Bảng 5: Những bất thường của hạt nhỏ hạt lép qua các giai đoạn từ gieo ươm đến sau khi trồng ra đồng trên cả 2 giống bưởi Da xanh và bưởi Đỏ Năm Dù TT Bộ phận Triệu chứng Trạng thái khi quan sát 1 Hạt Kích thước nhỏ từ 1/3 đến 1/6 so với đa số hạt trên quả. Hoặc lép (hạt không phôi) Ngay khi còn trên vách ngăn, hoặc sau khi tách ra đĩa petri 2 Lá Kích thước nhỏ, phiến lá dày, màu xanh đậm, dạng bầu tròn Trên cây xác định là tam bội 3 Thân Đoạn cành dài, phân cành dạng ngang, chậm phân cành Trên cây xác định là tam bội IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận - Môi trường thích hợp cho gieo ươm hạt nhỏ là môi trường bông thấm vô trùng. - Kết quả nuôi cấy hạt nhỏ đã thu được cây tam bội và đang chăm sóc ngoài đồng 5 cây bưởi Da xanh và 2 cây bưởi Đỏ Năm Dù tam bội. 4.2 Đề nghị Tiếp tục theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu nông học, phẩm chất quả khi cây mang quả của cây tam bội đã được xác định. LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Chương trình KC06 đã cấp kinh phí cho chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2006. Thực vật có hoa. NXB ĐH Quốc gia Hà Nội: 78 - 100. 2. Nguyễn Thị Lan Hương, 2010. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và khả năng tạo đa bội thể ở cây cam quýt (Rutaceae). NXB Đại học Sư Phạm. Khác (*) 3x 2x Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 591 3. Trần Nhân Dũng và ctv, 2011. Mức đa bội thể của tập đoàn giống cây có múi ở Việt Nam bằng phương pháp dòng chảy tế bào. Tạp chí Khoa học, 18b: 238- 247- ĐH Cần Thơ. 4. Võ Thị Thanh Phương, 2012. Khảo sát nhiễm sắc thể ở tế bào thực vật và động vật bằng phương pháp sốc nhược trương. Tạp chí Khoa học, 21b: 198-208 - ĐH Cần Thơ. 5. Aleza P., J. Jua´rez J. Cuenca P. Ollitrault L. Navarro. 2010. Recovery of citrus triploid hybrids by embryo rescue and flow cytometry from 2x × 2x sexual hybridisation and its application to extensive breeding programs. Plant cell Rep. 29: 1023-1034. 6. Deng Xiu-Xin et al., 2009. Ploidy variation and genetic composition of open- pollinated triploid citrus progenies. Botanical Studies, 50: 319-324. 7. Saryawada Rama Rao et al. 2011. Karyological studies in ten species of Citrus (Linnaeus, 1753) (Rutaceae) of North-East India. CompCytogen, 5(4): 277- 287. ABSTRACT Triploids from small seeds of Da xanh and Nam Du Red pummelo Tran Thi Oanh Yen, Nguyen Thi Nga, Dao Thi Be Bay Southern Horticultural Research Institute Seedless is one of important characters in pummelo breeding. Da xanh and Red flesh ND pummelos are commercial pummelo varieties having high economic values however, the fruits contain a lots of seeds. One of the ways for stable seedless pummelo breeding is triploid. Triploids from small seeds were one of simple methods in citrus breeding programme. In this research, 286 small seeds of Da xanh and 243 small seeds of Red flesh Nam Du pummelos were collected; sown and took care in the nursery. Results showed that small seeds were sown on sterile absorbent cotton medium gave highest survival seedlings up to growing to the field and after 15 months of growth in the field, 46 Red NamDu and 17 Da xanh pummelo individuals were survived and used for counting of numbers of chromosomes for identification of triploids; 5 triploid Da xanh pummelos and 2 triploid Red flesh Nam Du pummelos were identified. They have been taken care of and evaluated in the field. Keywords: Da xanh pummelo, red flesh Nam Du pummelo, small seeds, triploids. Người phản biện: TS. Khuất Hữu Trung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_149_7161_2130467.pdf
Tài liệu liên quan