Tài liệu Tăng thêm hành thể trong câu hành động của bản dịch tiếng Việt tác phẩm "Hồng Lâu Mộng": 69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà ngôn ngữ học J.Baudouin de Courtenay
nhấn mạnh việc nghiên cứu ngôn ngữ phải xuất
phát “từ bản thân nó” (Dẫn theo Nguyễn Quang
Hồng, 2018, tr. 27).
Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Thân Tiểu Long
cho rằng, các câu tiếng Trung không có khung hình
thức trừu tượng như câu trong ngôn ngữ châu Âu.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chú ý đến sự
thống nhất giữa chức năng và kết cấu khi nghiên
cứu các mẫu câu tiếng Trung. Theo đó, xuất phát
từ chính ý nghĩa và chức năng diễn đạt của các loại
câu. Chúng tôi chia thành các loại câu sau đây:
NGUYỄN THỊ LUYỆN*; PHAN THANH HOÀNG**
*Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, nguyenluyen1185@gmail.com
**Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, jack_lucky_phan@yahoo.com
Ngày nhận bài: 28/7/2019; ngày sửa chữa: 27/8/2019; ngày duyệt đăng: 30/8/2019
TĂNG THÊM HÀNH THỂ TRONG CÂU
HÀNH ĐỘNG CỦA BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT
TÁC PHẨM “HỒNG LÂU MỘNG”
Câu chủ đề, câu hành động, câu quan hệ...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng thêm hành thể trong câu hành động của bản dịch tiếng Việt tác phẩm "Hồng Lâu Mộng", để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
69KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhà ngôn ngữ học J.Baudouin de Courtenay
nhấn mạnh việc nghiên cứu ngôn ngữ phải xuất
phát “từ bản thân nó” (Dẫn theo Nguyễn Quang
Hồng, 2018, tr. 27).
Nhà ngôn ngữ học Trung Quốc Thân Tiểu Long
cho rằng, các câu tiếng Trung không có khung hình
thức trừu tượng như câu trong ngôn ngữ châu Âu.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã chú ý đến sự
thống nhất giữa chức năng và kết cấu khi nghiên
cứu các mẫu câu tiếng Trung. Theo đó, xuất phát
từ chính ý nghĩa và chức năng diễn đạt của các loại
câu. Chúng tôi chia thành các loại câu sau đây:
NGUYỄN THỊ LUYỆN*; PHAN THANH HOÀNG**
*Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, nguyenluyen1185@gmail.com
**Đại học Phúc Đán, Trung Quốc, jack_lucky_phan@yahoo.com
Ngày nhận bài: 28/7/2019; ngày sửa chữa: 27/8/2019; ngày duyệt đăng: 30/8/2019
TĂNG THÊM HÀNH THỂ TRONG CÂU
HÀNH ĐỘNG CỦA BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT
TÁC PHẨM “HỒNG LÂU MỘNG”
Câu chủ đề, câu hành động, câu quan hệ, câu miêu
tả, câu thuyết minh,... (Thân Tiểu Long, 1988).
Bài viết này sử dụng phương pháp phân tích
câu theo “Văn hóa câu tiếng Trung” do Thân Tiểu
Long đề xuất và lấy thành phần chủ thể hành động
trong câu hành động của tác phẩm “Hồng Lâu
Mộng” làm đối tượng nghiên cứu.
Trong cuốn “Văn hóa câu tiếng Trung”, Thân
Tiểu Long cho rằng: “Câu hành động(施事句)
là câu trần thuật hành vi, hành động. Kết cấu đầy
đủ của loại câu này là: “ngữ thời gian (时间语) +
ngữ địa điểm (地点语) + chủ thể hành động (施事
语) + động ngữ (动作语)”. Trong đó, động ngữ là
TÓM TẮT
Hành thể là thành phần phụ trong câu hành động tiếng Trung, thông thường đứng trước động ngữ.
Bài viết thông qua phương pháp phân tích câu theo “Văn hóa câu tiếng Trung” của Thân Tiểu
Long để tiến hành khảo sát bản gốc Hồng Lâu Mộng và bản dịch tiếng Việt tương đương của
dịch giả Vũ Bội Hoàng cùng nhóm dịch, thu được kết quả như sau: câu đơn đoạn có tỷ lệ thêm
vào hành thể là 19,41%, câu đa đoạn có tỷ lệ thêm vào hành thể là 80,59%. Trong câu đa đoạn có
0,75% sau khi dịch sang tiếng Việt bị cắt thành hai hoặc ba câu, đồng thời thêm vào hành thể. Sự
thêm vào hành thể và cắt câu như vậy giúp tính liên kết trong câu chặt chẽ hơn, ý nghĩa rõ ràng,
dễ hiểu hơn và phù hợp với văn hóa giao tiếp của người Việt. Bài viết nhằm lý giải cho việc tăng
hành thể đó và cung cấp thêm phương pháp dịch tăng hành thể trong câu tiếng Việt.
Từ khóa: hành thể, Hồng Lâu Mộng, văn hóa ngôn ngữ, tính phân cắt
70 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
trọng tâm ngữ nghĩa và trọng tâm kết cấu của câu.
Chính vì vậy, động ngữ là thành phần không thể
vắng mặt trong cấu trúc trên, các thành phần còn
lại đều có thể vắng mặt mà không ảnh hưởng đến
ý nghĩa ngữ pháp của câu”. Trong đó, chủ thể hành
động (施事语) là thành phần đứng trước động ngữ,
là đối tượng gây ra tác động đó. (申小龙, 1988, tr.
364). Như vậy, “chủ thể hành động” tương ứng
với khái niệm “hành thể” trong câu chỉ hành động
của Cao Xuân Hạo. “Một biến cố trong đó có một
chủ thể làm một việc có chủ ý (chủ động, tự điều
khiển) gọi là một hành động. Chủ thể (diễn tố duy
nhất hoặc thứ nhất) của một hành động gọi là hành
thể, hay kẻ hành động (actor).” (Cao Xuân Hạo,
1991, tr. 234). Dưới đây chúng tôi thống nhất gọi
“chủ thể hành động” bằng tên gọi hành thể.
Thân Tiểu Long (1988, tr. 147) cho rằng, “hành
thể là thành phần có thể vắng mặt trong câu mà
không ảnh hưởng đến cấu trúc cú pháp và ý nghĩa
toàn câu”. Vương Lý Hà (2004, tr. 8) đã chỉ ra
rằng, “do trong đoạn văn luôn có sự liên kết thông
tin câu trên dưới với nhau, chính vì vậy, hành thể
hoàn toàn có thể vắng mặt mà không ảnh hưởng
đến ý nghĩa và kết cấu của câu”. Vương Ý (2016,
tr. 6) khi nghiên cứu về câu hành động tiếng Trung
đã kết luận rằng: “Hành thể không phải là thành
phần bắt buộc trong câu hành động, đặc biệt trong
văn cổ tiếng Trung, thành phần này thường xuyên
vắng mặt trong câu”.
Trong 40 hồi đầu tiên của tác phẩm Hồng Lâu
Mộng có tổng cộng 13407 câu, trong đó có 5684
câu hành động, chiếm 42,4% tổng số câu và là loại
câu có số lượng lớn nhất. Sau khi dịch sang tiếng
Việt, có 438 câu được thêm vào hành thể, chiếm
7,71% tổng số câu hành động.
Thân Tiểu Long chia câu hành động thành câu
hành động đơn đoạn và câu hành động đa đoạn.
“Câu hành động đơn đoạn là câu trần thuật hành
vi, hành động, chỉ có một cú đoạn1. Trong cú đoạn
đó có thể có một hoặc nhiều động từ”. “Câu hành
động đa đoạn là câu có từ hai cú đoạn trần thuật
hành vi hành động trở lên.” (夏征农, 2003, tr.
128). “Câu đơn đoạn” và “câu đa đoạn” là thuật
ngữ được dùng trong văn hóa câu tiếng Trung,
không giống với câu đơn, câu ghép và câu phức
trong tiếng Việt. Do đó, khi khảo sát câu hành
động trong tác phẩm Hồng Lâu Mộng chúng tôi
thống nhất sử dụng khái niệm câu đơn đoạn và câu
đa đoạn.
Tăng hành thể được hiểu theo hai trường hợp:
thứ nhất, trong câu tiếng Trung vốn không có hành
thể nhưng trong bản dịch tiếng Việt lại thêm vào
một hành thể, gồm 414 câu, chiếm 94,52%; thứ
hai, câu tiếng Trung có một hành thể, sau khi dịch
xuất hiện hai, gồm 24 câu, chiếm 5,48%.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ khảo
sát việc tăng thêm hành thể của câu tiếng Việt
thông qua câu hành động tiếng Trung và bản dịch
tương ứng của dịch giả Vũ Bội Hoàng cùng nhóm
dịch để lý giải cho việc tăng đó và nhằm cung cấp
thêm phương pháp dịch tăng hành thể trong câu
tiếng Việt.
Chúng tôi tiến hành thống kê câu tăng thêm
hành thể trong 40 hồi đầu tiên và thu được kết quả
như sau:
Bảng 1: Thống kê kết quả tăng thêm hành thể
của bản dịch “Hồng Lâu Mộng”
Thứ tự Loại câu Số lượng Tỷ lệ (%)
1 Câu đơn đoạn 85 19.41
1.1 Câu đối thoại 24 5.48
1.2 Câu trần thuật 61 13.93
2 Câu đa đoạn 353 80.59
2.1 Câu hai đoạn 168 38.36
2.2 Câu ba đoạn 124 28.31
2.3 Câu bốn đoạn 46 10.50
2.4 Câu năm đoạn 15 3.42
3 Tổng cộng 438 100
2. TĂNG HÀNH THỂ TRONG CÂU ĐƠN
ĐOẠN
Trong 40 hồi đầu tiên có 2472 câu đơn đoạn
tiếng Trung, chiếm 43,49% câu hành động. Trong
đó có 85 câu khi dịch sang tiếng Việt tăng thêm
71KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
hành thể, chiếm 19,41% câu tăng thêm, chiếm
3,44% câu đơn đoạn. Tăng hành thể xuất hiện
trong câu đối thoại và câu trần thuật, hành thể
được thêm vào do danh từ hoặc đại từ đảm nhiệm.
2.1. Tăng hành thể trong câu đối thoại
Trong các câu đối thoại có 24 câu tăng hành
thể, chiếm 5,48% câu tăng, chiếm 0,97% câu đơn
đoạn. Hiện tượng tăng hành thể tương đương với
tăng thêm chủ ngữ trong câu tiếng Việt. Ví dụ:
(1) Câu trước: 周瑞家 (S) 的又问 (V)香菱
(O):香菱 (S) 听问 (V),都摇头说 (V).
(Dịch: Bà Chu lại hỏi Hương Lăng: ...Hương Lăng
(S) lắc đầu (V).
Câu chính:不记得 (V)了。(Dịch thẳng:
Chẳng nhớ gì cả.)
Bản dịch: Em (S) chẳng nhớ (V) gì (O) cả.
Trong câu tiếng Trung không xuất hiện hành
thể nhưng khi dịch sang tiếng Việt được thêm vào
từ “em” bởi trong đoạn hội thoại trên có sự tham
gia của hai nhân vật, người hỏi là “bà Chu” lớn
tuổi hơn người nghe là “Hương Lăng”. Nếu dịch
thẳng câu tiếng Trung ra thành: “Chẳng nhớ gì cả.”
thì không phù hợp trong ngữ cảnh này, bởi như vậy
sẽ thiếu đi yếu tố văn hóa trong giao tiếp.
“Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có
thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá... Tuổi
tác, quê quán, trình độ học vấn, địa vị xã hội, tình
trạng gia đình là những vấn đề người Việt thường
quan tâm... Mặt khác, do lối sống trọng tình cảm,
mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô
riêng”. (Trần Ngọc Thêm, 2000, tr.156-157).
“Tiếng Việt Nam lấy sự “biết gọi biết thưa”
trong sự giao thiệp – làm rất thận trọng. Phải tùy
tuổi, tùy địa vị hay nghề nghiệp của từng người
mà dùng tiếng đại danh tự cho đúng. Ví như người
đáng gọi là cụ, là bà mà gọi là anh, là chị thì bị
ngạo.” (Trần Trọng Kim, 1940, tr.69).
“Hương Lăng” ít tuổi hơn “bà Chu” nên xưng
là “em” chứ không xưng “tôi” và cũng không được
nói trống không. “Trong tiếng Việt, rất ít sử dụng
các đại từ nhân xưng đích thực (có thể bị coi là
khiếm nhã), mà thường dùng các danh từ chỉ người
có họ hàng (danh từ thân tộc) và cả từ chỉ chức
vụ để làm từ xưng hô. Cũng thường gặp trong hội
thoại đời thường cách dùng một danh từ chỉ quan
hệ thân tộc kết hợp ở phía sau các từ như “cháu,
em, nó (tùy hoàn cảnh cụ thể) để tạo dạng nhân
xưng ngôi thứ hai và ngôi thứ ba”. (Diệp Quang
Ban, 2009, tr.334).
(2) Câu trước:宝玉道袭人忙回身拦住,
笑道:)(Dịch: Tập Nhân vội kéo Bảo Ngọc lại nói.)
Câu chính:往哪里 (Ad) 去 (V)?(Dịch
thẳng: Đi đâu đấy?)
Bản dịch: Cậu (S) định đi (V) đâu (O) đấy?
Trong bối cảnh giao tiếp trên gồm có “Tập
Nhân” (người hầu) và “Bảo Ngọc” (cậu chủ).
Chính vì vậy “Tập Nhân” không thể “nói trống
không” với cậu chủ. Trong câu tiếng Trung (2)
không xuất hiện hành thể, nhưng khi dịch sang
tiếng Việt được thêm vào từ “cậu” chỉ cách xưng
hô của “Tập Nhân” với “Bảo Ngọc”. Việc thêm
vào hành thể là hoàn toàn hợp lý.
(3) Câu trước:王夫人便问:“你从哪里
来?” (Dịch: Vương phu nhân hỏi: Cháu ở đâu
đến đây?)
Câu chính: 从园子里 (Ad) 来 (V)。(Dịch
thẳng: Ở bên vườn sang.)
Bản dịch: Cháu (S) ở bên vườn sang (V).
Trong câu (3) là cuộc đối thoại giữa “Vương
phu nhân”(người già) với “Bảo Thoa” (người trẻ).
Trong câu tiếng Trung không xuất hiện hành thể
nhưng sau khi dịch đều được thêm vào, đó là “cháu”.
Có thể thấy rằng, trong các ví dụ trên, các hành
thể tăng thêm đều do đại từ hoặc danh từ thân tộc
như “em”, “cậu”, “cháu” đảm nhiệm. Nguyên
nhân tăng là do hoàn cảnh giao tiếp giữa người
dưới xưng hô với người trên hoặc do địa vị xã hội
72 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
quy định. Chẳng hạn trong câu (1), “周瑞家” lớn
tuổi hơn “香菱” hoặc trong (3) “王夫人” lớn tuổi
hơn “宝钗”, còn với câu (2) là đối thoại giữa “袭
人 (người hầu)” và “宝玉 (cậu chủ)” . Chính vì
vậy việc thêm vào hành thể nhằm mục đích thể
hiện thái độ tôn trọng và lễ phép của người dưới
đối với người trên. Hơn nữa, khi thêm vào như vậy
thì người đọc xác định rõ hơn mối quan hệ, vai vế
giữa người những người tham gia cuộc đối thoại.
Hành thể tăng thêm còn do danh từ riêng đảm
nhiệm, ví dụ:
(4) Câu trước: 林姑娘的行李东西可搬进来
了?(Dịch: Những hành lý của cô Lâm đã mang
vào chưa?)
Câu chính: “带(V) 了几个人(O)来(C)?”(Dịch
thẳng: Mang mấy người theo hầu?)
Bản dịch: Cô Lâm (S) mang (V) mấy người
theo hầu?
Tương tự các câu trên, câu (4) cũng được thêm
vào hành thể “cô Lâm” mà trong bản dịch không có.
Về cách xưng hô trong tiếng Việt, “như ai nấy
đều biết, nền tảng của xã hội Việt Nam là gia đình
và làng xã. Trong quan hệ giao tiếp, chủ thể giao
tiếp dùng cách xưng hô trong gia đình để xưng hô
trong xã hội. Điều này, một mặt tạo được sợi dây
gần gũi trong cộng đồng, mặt khác phát huy được
quan hệ tình cảm như kiểu đại gia đình. Đây có thể
coi là nét riêng về vẻ đẹp truyền thống của người
Việt.” (Trịnh Sâm, 2018, tr.15)
Nguyên nhân tăng hành thể trong câu đối thoại
là do: Một là, để giúp câu tiếng Việt hoàn chỉnh
hơn về mặt liên kết logic, giúp nội dung giữa các
câu được gắn kết chặt chẽ hơn; Hai là, trong tiếng
Việt, khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn hay với
cấp trên, các từ ngữ xưng hô đóng vai trò chủ ngữ
trong câu là không thể thiếu. Nếu câu không có
chủ ngữ sẽ bị coi là “nói trống không” và bị đánh
giá là người vô lễ, mất lịch sự. Chỉ trong trường
hợp giao tiếp giữa người trên với người dưới hoặc
“ngang hàng phải lứa” thì mới có thể không sử
dụng từ xưng hô đóng vai trò chủ ngữ, tuy nhiên
những trường hợp như vậy ít sử dụng hơn.
2.2. Tăng hành thể trong câu trần thuật
Trong các câu đơn đoạn mang tính trần thuật
đa phần là lời kể chuyện của tác giả. Tổng số câu
tăng thêm hành thể là 61, chiếm 13,93% câu tăng,
chiếm 2,47% câu đơn đoạn.
Hầu hết những chủ thể đó đều do danh từ đảm
nhiệm, có thể là danh từ chung hoặc danh từ riêng,
ví dụ:
(5) Câu trước: “凤姐见昭儿回来交付
昭儿”。(Dịch: Phượng Thư gọi ngay Chiêu Nhi
đến ... trao cho Chiêu Nhi.)
Câu chính: “又细细吩咐(V)昭儿(O). (Dịch
thẳng: Lại dặn dò Chiêu Nhi.)
Bản dịch: Phượng Thư (S) lại dặn dò (V)
Chiêu Nhi (O).
(6) Câu trước: 说起来更可笑,他说:‘’
)(Dịch: Nói ra thật đáng buồn cười, tên học trò
bé con ấy nói ...”
Câu chính: “又常对跟他的小厮们说(V)”
(Dịch thẳng: Thường nói với bọn người nhà.)
Bản dịch: Nó thường nói với bọn người nhà.
(7) Câu trước: “那婆子一时拿了盒子回来,
说:”(Dịch: Một lúc, bà già mang cái làn về
nói:...)
Câu chính: 又向平儿道(V):(Dịch thẳng:
Ngoảnh vào nói với Bình Nhi.)
Bản dịch: Bà ta (S) ngoảnh vào nói (V) với
Bình Nhi (O).
Trong ví dụ (5), (6), (7), câu tiếng Trung không
xuất hiện hành thể nhưng khi dịch sang tiếng Việt
thì thành phần này đều được thêm vào. Chúng tôi
thử nghiệm phương án không cần thêm hành thể
mà dịch trực tiếp từ câu tiếng Trung sang, thì ý
73KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
nghĩa câu không rõ ràng, chính vì vậy việc thêm
vào đó giúp người đọc dễ hiểu hơn, câu được rõ
nghĩa hơn nên cho rằng việc thêm vào như vậy là
rất hợp lý.
3. TĂNG HÀNH THỂ TRONG CÂU ĐA ĐOẠN
Trong 40 hồi đầu tiên có 3212 câu đa đoạn
tiếng Trung, chiếm 56,51% câu hành động. Trong
số đó có 353 câu khi dịch sang tiếng Việt tăng hành
thể, chiếm 80,59% câu tăng, chiếm 10,99% câu đa
đoạn. Hiện tượng tăng hành thể trong câu đa đoạn
xuất hiện trong câu hai đoạn, ba đoạn, bốn đoạn
và câu năm đoạn. Từ năm đoạn trở lên, câu tiếng
Trung thường xuất hiện hành thể nên không xảy ra
hiện tượng tăng trong câu tiếng Việt.
Trong câu đa đoạn xuất hiện hai trường hợp
tăng, thứ nhất là câu tiếng Trung vốn không có
hành thể và tăng thành một sau khi dịch; Trường
hợp thứ hai là câu tiếng Trung có sẵn một hành thể,
sau khi dịch bị tăng thêm hành thể và cắt thành hai
hoặc ba câu tiếng Việt. Hiện tượng cắt câu này tỷ
lệ thuận khi số đoạn trong câu tăng lên.
3.1. Tăng hành thể trong câu hai đoạn
Câu hai đoạn là câu có hai cú đoạn trần thuật
hành vi, hành động. Trong 40 hồi đầu tiên có 2144
câu hai đoạn tiếng Trung, trong đó có 168 câu khi
dịch sang tiếng Việt tăng hành thể, chiếm 38,36%
câu tăng, chiếm 7,84% câu hai đoạn. Với câu hai
đoạn chỉ xuất hiện tăng hành thể khi câu tiếng
Trung không có, sau khi dịch thì xuất hiện một
hành thể. Ví dụ:
(8) Câu trước: “一语未了,只见房中又走出
几个仙子来,皆是荷袂蹁跹,羽衣飘舞,娇若
春花,媚如秋月”。(Dịch: “Tiếng gọi chưa dứt,
đã thấy mấy cô tiên ở trong buồng, tà sen phất
phới, áo lông thướt tha, tươi như hoa xuân, đẹp
như trăng thu, chạy ra”.
Câu chính: 一见 (V)了宝玉(O),都怨谤 (V)
警幻 (O)道 (V):(Dịch thẳng: Vừa trông thấy
Bảo Ngọc, đều trách móc Cảnh ảo tiên cô).
Bản dịch: Trông thấy (V) Bảo Ngọc (O), các
nàng tiên (S) đều trách (V) Cảnh ảo tiên cô (O).
Trong ví dụ (8), câu phía trước của cả tiếng
Trung và Việt đều xuất hiện “mấy cô tiên” ( 几个
仙子). Câu tiếng Trung phía sau thì chủ thể này
không xuất hiện nữa, tuy nhiên câu tiếng Việt vẫn
chỉ rõ hành thể là “các nàng tiên”.
(9) Câu trước: “宝玉 (S) 笑道 (V):(S)‘
去 (V),不能。咱们斯斯文文的躺着说话儿’
。”(Dịch: Bảo Ngọc cười: Tôi không về đâu.
Chúng ta cùng nằm tử tế nói chuyện với nhau.)
Câu chính: “说着 (V),复又倒下(V)” (Dịch
thẳng: Nói xong lại nằm ngả mình xuống.)
Bản dịch: Bảo Ngọc (S) lại nằm ngả (V) mình
xuống.
Nội dung câu (9) trần thuật hành động của
“Bảo Ngọc”. Khi ba câu tiếng Trung đi liền nhau
thì hành thể “宝玉” chỉ cần xuất hiện một lần ở câu
phía trước, hai câu phía sau không xuất hiện nữa.
Tuy nhiên, trong bản dịch tiếng Việt thì hành thể
“Bảo Ngọc” xuất hiện hai lần và đại từ “tôi” (đồng
sở chỉ) xuất hiện một lần. Như vậy, mặc dù cả đoạn
đều trần thuật hành động của một đối tượng nhưng
hành thể cần xuất hiện ba lần thì mới có thể bao
trùm được đoạn văn, và hầu như mỗi câu đều cần
có một hành thể.
(10) Câu trước: “李嬷嬷又问道:”(Dịch:
Vú Lý lại hỏi:...)
Câu chính: “说毕 (V1),拿 (V2) 匙 (O) 就吃
(V)”. (Dịch thẳng: Nói xong, lấy ngay ra ăn.)
Bản dịch: Nói xong (V1), vú Lý (S) lấy (V2)
ngay ra ăn (V).
Trong câu (10) là hai câu tiếng Trung liên tiếp
nhau nhưng hành thể chỉ xuất hiện một lần, sau khi
dịch thì “vú Lý”(hành thể) tăng lên thành hai lần.
Hành thể sau khi được thêm vào trong bản dịch
có thể đứng đầu câu hoặc đầu đoạn thứ hai của câu.
74 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
Ở câu tiếng Trung, hành thể này ẩn đi không xuất
hiện trực tiếp mà tự ngầm hiểu, tuy nhiên trong câu
tiếng Việt, nó được thêm vào nhằm làm rõ nghĩa
câu để tránh gây hiểu lầm. Từ đó cho thấy, tính
ngầm hiểu trong câu tiếng Trung lớn hơn trong
câu tiếng Việt, không cần nói rõ hoặc nói trực tiếp
trong văn cảnh nhưng người đọc vẫn hiểu đúng ý
tác giả.
Khi thêm vào hành thể thì trọng tâm câu tiếng
Việt đã khác so với câu tiếng Trung bởi hai lý do:
Thứ nhất, câu tiếng Trung không cần xuất hiện chủ
thể đã ngầm hiểu đúng người gây ra tác động, còn
tiếng Việt buộc phải nêu ra để rõ nghĩa. Thứ hai,
khi thêm vào hành thể thì trọng tâm câu tiếng Việt
nhấn mạnh tới “kẻ gây ra tác động”, ngược lại câu
tiếng Trung không xuất hiện chủ thể này vì trọng
tâm câu nhấn mạnh đến hành động.
3.2. Tăng hành thể trong câu ba đoạn
Câu ba đoạn là câu có ba cú đoạn trần thuật
hành vi, hành động. Trong 40 hồi đầu tiên có 672
câu ba đoạn tiếng Trung, trong đó có 124 câu khi
dịch sang tiếng Việt tăng hành thể, chiếm 28,31%
câu tăng, chiếm 18,45% câu ba đoạn. Trong câu ba
đoạn xuất hiện hai trường hợp tăng chủ thể: Một
là, sau khi dịch hành thể tăng lên thành một, gồm
120 câu, chiếm 27,4%; Hai là, sau khi dịch hành
thể tăng lên thành hai, trường hợp này chỉ có 4 câu,
chiếm 0,91% câu tăng, chiếm 0,6% câu ba đoạn.
Ví dụ:
(11) Câu trước: “贾蔷听了...。” (Dịch: Giả
Tường nghe nói...)
Câu chính: “说着 (V1),果然将雀儿放了
(V2), 一顿把将笼子拆了(V3)”. (Dịch thẳng: Nói
xong, quả nhiên thả con chim ra và bẻ gãy cả lồng).
Bản dịch: Nói xong (V), hắn (S) thả (V) con
chim (O) ra và bẻ gãy (V) cả lồng (O).
(12) Câu trước: “我家里烧的滚热的野鸡,快
来跟我吃酒去。” (Dịch: Bên nhà tôi mới nấu thịt
chim trĩ còn nóng, mời u sang uống rượu với tôi.)
Câu chính: “一面说 (V1),一面拉着走
(V2),又叫 (V3) 丰儿 (O)” (Dịch thẳng: Vừa nói
vừa dắt đi, lại gọi Phong Nhi.)
Bản dịch: Phượng Thư (S) vừa nói (V1) vừa
dắt (V2) vú Lý (O) đi, lại gọi (V3) Phong Nhi (O).
Câu (11) và (12) khi dịch thẳng không rõ nghĩa
câu và gây khó hiểu cho người đọc. Vì vậy, câu
(11) dịch giả thêm vào hành thể “hắn (Giả Tường)”
để chỉ rõ đối tượng gây ra hành động. Còn với câu
(12), dựa theo ngữ cảnh nên bản dịch thêm vào
hành thể (Phượng Thư) và đối tượng tiếp nhận
hành động (vú Lý) giúp câu rõ nghĩa hơn. So sánh
câu dịch thẳng và bản dịch, chúng tôi thấy cách
dịch trong bản dịch phù hợp hơn.
Như vậy, với câu ba đoạn, tăng hành thể xuất
hiện ngay cả khi trong câu tiếng Trung đã có sẵn
một hành thể, và sau khi dịch tăng lên thành hai.
Ví dụ:
(13) 他 (S) 也知道 (V1) 袭人 (O) 在宝玉房
中比别个不同,今见 (V2) 她端了茶来,宝玉
又在旁边坐着,便忙站起来笑道 (V3):
Bản dịch: Hắn (S) cũng biết (V1) Tập Nhân
được coi thân hơn so với tất cả những người hầu
trong buồng Bảo Ngọc (O). Nay thấy (V2) chị ta
pha trà đưa lên mời, lại có Bảo Ngọc ngồi bên
cạnh, hắn (S) liền đứng dậy cười nói (V3):
Trong ví dụ (13), câu tiếng Trung đã có sẵn
một hành thể là “他” bao trùm ba đoạn liền nhau,
nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì “hắn” xuất hiện
hai lần, đồng thời cắt câu tiếng Trung ra thành hai
câu tiếng Việt. Câu đầu tiên, đại từ “hắn” chỉ bao
trùm một đoạn. Câu thứ hai, đại từ “hắn” đứng ở
đoạn thứ hai và quản hai đoạn với hai động ngữ
“thấy (V2)”, “đứng dậy cười nói (V3)”. Việc xuất
hiện hai hành thể và cắt câu giúp cho nội dung câu
không bị phân tán, mà tập trung vào đối tượng,
khiến cho người đọc dễ hiểu. Từ đó cũng thấy được
khả năng bao trùm thông tin của hành thể trong câu
tiếng Trung tương đối mạnh. Với câu ba đoạn chỉ
cần một hành thể có thể bao trùm được, nhưng với
75KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
câu tiếng Việt thì hành thể đó không bao trùm được
hết mà cần phải cắt câu và tăng thêm hành thể.
Chúng tôi đặt giả thiết dịch câu như sau:
“Hắn cũng biết Tập Nhân được coi thân hơn
so với tất cả những người hầu trong buồng Bảo
Ngọc, nay thấy chị ta pha trà đưa lên mời, lại có
Bảo Ngọc ngồi bên cạnh, liền đứng dậy cười nói:”
(Dịch thẳng)
So sánh câu trong bản dịch và câu dịch thẳng:
có sự khác biệt rõ ràng, đó là câu trong bản dịch
cắt thành hai câu và tăng thêm hành thể; Còn câu
dịch thẳng: chỉ có một câu và một hành thể bao
trùm các đoạn. Chúng tôi thấy rằng, câu trong bản
dịch rõ nghĩa và liên kết chặt chẽ hơn so với câu
trong bản dịch thẳng, chính vì vậy việc cắt câu và
thêm vào hành thể hoàn toàn hợp lý.
Hoặc trường hợp khác như sau:
(14) 凤姐 (S) 因见 (V1)他素日不大拿班作
势的,便依允(V2)了,想了(V3)几句话便回王
夫人说(V):
Bản dịch: Phượng Thư (S) biết (V1) Chu thị
xưa nay không hay cậy thần cậy thế mấy, liền nhận
lời (V2). Nghĩ ngợi một lúc (V3), Phượng Thư
(S) sang trình (V) Vương phu nhân:
Trong câu tiếng Trung chỉ có một chủ thể “
凤姐” trải bao trùm cả ba đoạn, nhưng sau khi dịch
đã cắt thành hai câu và hành thể “Phượng Thư”
xuất hiện hai lần.
Giả sử dịch câu thành:
“Phượng Thư biết Chu thị xưa nay không hay
cậy thần cậy thế mấy, liền nhận lời, nghĩ ngợi một
lúc, sang trình Vương phu nhân:”. (Dịch thẳng)
Hai cách dịch trên có sự khác biệt lớn: Câu
dịch thẳng tuy giữ được nguyên kết cấu theo câu
tiếng Trung nhưng ý nghĩa chưa được rõ ràng như
trong bản dịch. Về mặt hình thức, liên kết trong
câu dịch thẳng kém chặt chẽ hơn so với bản dịch.
Về mặt ý nghĩa, câu trong bản dịch rõ ràng, chi tiết
và dễ hiểu hơn so với câu dịch thẳng. Chính vì vậy
chúng tôi cho rằng, việc tăng hành thể và cắt thành
hai câu trong bản dịch hoàn toàn hợp lý.
Từ câu (13) và (14) chúng tôi thấy rằng, khi
dịch câu từ tiếng Trung sang tiếng Việt, đặc biệt
với những câu dài thì việc cắt câu và thêm hành thể
sẽ hợp lý và giúp câu liên kết chặt chẽ hơn, ý nghĩa
rõ ràng và dễ hiểu hơn.
3.3. Tăng hành thể trong câu bốn đoạn
Câu bốn đoạn là câu có bốn đoạn trần thuật
hành vi, hành động. Trong 40 hồi đầu tiên có 264
câu bốn đoạn tiếng Trung, trong số đó có 46 câu khi
dịch sang tiếng Việt tăng hành thể, chiếm 10,5%
câu tăng, chiếm 17,42% câu bốn đoạn. Trong câu
bốn đoạn có hai trường hợp tăng hành thể: Một là,
sau khi dịch hành thể tăng lên thành một, gồm 35
câu, chiếm 7,99% câu tăng; Hai là, sau khi dịch
hành thể tăng lên thành hai, trường hợp này chỉ
có 11 câu, chiếm 2,51% câu tăng, và chiếm 4,17%
câu bốn đoạn. Ví dụ:
(15) Câu trước: “袭人冷笑道:” (Dịch:
Tập Nhân cười nhạt:....)
Câu chính: “一面说(V1),一面禁不住流泪
(V2),又怕(V3)宝玉烦恼,只得又勉强忍着
(V4)。
Bản dịch: Tập Nhân (S) vừa nói (V1) vừa ứa
nước mắt (V2) , nhưng lại sợ(V3) Bảo Ngọc buồn,
nên phải cố nén đi (V4).
Trong đoạn văn trên, hành thể của tiếng Trung
chỉ có một “袭人 (Tập Nhân)” xuất hiện ở câu
trước, câu phía sau gồm bốn đoạn đều không sử
dụng hành thể, nhưng khi dịch sang tiếng Việt, hai
câu liên tiếp đều sử dụng chủ thể là “Tập Nhân”.
Như vậy, hành thể của câu tiếng Trung có độ bao
trùm rộng hơn so với câu tiếng Việt.
(16) Câu trước: “凤姐儿说道:尤氏笑
道.”(Dịch: “Phượng Thư nói:...Vưu Thị nói...”)
76 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
Câu chính: “于是说说笑笑 (V1),点的戏都
唱完 (V2)了,方才撤下(V3)酒席,摆上 (V4)
饭来。
Bản dịch: Mọi người (S) cười cười nói nói
(V1), nghe hát (V2) xong, dọn (V3) tiệc rượu đi
bưng cơm (V4) lên.
Câu (15) và (16) đều tương tự như câu (14).
Tuy nhiên, với câu bốn đoạn còn có hiện tượng khi
trong câu tiếng Trung đã có sẵn một hành thể, sau
khi dịch tăng lên thành hai hành thể. Ví dụ:
(17) “凤姐 (S) 便一扬 (V1) 手,照 (V2) 脸一
下,把那小孩子打 (V3)了一个筋斗,骂道 (V4):
Bản dịch: Phượng Thư (S1) giơ tay (V1) tát
(V2) nó một cái, làm (V3) thằng bé ngã lộn nhào,
Phượng Thư (S2) mắng (V4)”
Trong câu (17), tiếng Trung đã có sẵn một
hành thể là “凤姐” và bao trùm bốn đoạn, nhưng
khi dịch sang tiếng Việt thì hành thể này được lặp
lại, đứng trước đoạn thứ tư, vì vậy, câu có hai chủ
thể “Phượng Thư”.
(18) 薛蟠 (S)见 (V1) 英莲生得不俗,立意
买 (V2) 了,又遇 (V3) 冯家来夺人,因恃强喝
令手下豪奴将冯渊打 (V4) 死。
Câu dịch: Tiết Bàn (S) trông thấy (V1) Anh
Liên có nhan sắc, liền mua ngay (V2), ngờ đâu lại
bị (V) họ Phùng đến đòi về. Cậy (V3) có thế lực,
hắn thét (V4) người nhà đánh chết Phùng Uyên
Cũng giống như câu ba đoạn, khi bản dịch
thêm vào hành thể thì thường hoặc cắt thành hai
câu hoặc tăng thành hai hành thể, điều này giúp
liên kết trong câu chặt chẽ hơn, nghĩa trong câu rõ
ràng hơn.
3.4. Tăng hành thể trong câu năm đoạn
Câu năm đoạn là câu có năm đoạn trần thuật
hành vi, hành động. Trong 40 hồi đầu tiên có 93
câu năm đoạn tiếng Trung, trong đó có 15 câu khi
dịch sang tiếng Việt tăng hành thể, chiếm 3,42%
câu tăng, chiếm 16,13% câu năm đoạn. Câu năm
đoạn cũng có hai trường hợp tăng hành thể: Một
là, sau khi dịch tăng lên thành một, gồm 6 câu,
chiếm 1,37% câu tăng, hai là sau khi dịch tăng lên
thành hai, trường hợp này có 9 câu, chiếm 2,05%
câu tăng, chiếm 9,68% câu năm đoạn. Từ đó cho
thấy, tính phân cắt câu tỷ lệ thuận với đoạn, hay
nói cách khác, câu càng nhiều đoạn càng dễ xảy
ra hiện tượng cắt câu và tăng lên thành hai hành
thể. Ví dụ:
(19) 倪二 (S) 听见(V1)是熟人的语音,将醉
眼睁开看 (V2) 时,见 (V3)是贾芸,忙把手松
(V4)了,趔趄着笑道 (V5):
Bản dịch: Nghê Nhị (S1) nghe (V1) tiếng quen
quen, trừng mắt nhìn (V2), biết (V3) là Giả Vân,
vội buông tay (V3) ra. Hắn (S2) đi lảo đảo (V4),
cười nói (V5):
(20) 宝钗 (S) 只顾看 (V1) 着活计,便不留
心一蹲身 (V2),刚刚的也坐 (V3) 在袭人方才
坐的所在,因又见 (V4) 那活计实在可爱,不
由得拿起 (V5) 针来替她代刺。
Bản dịch: Bảo Thoa (S1) chỉ chăm chú nhìn
(V1) cái bức thêu nên không để ý, ngồi (V2) luôn
xuống đó. Vì cũng thích (V3) bức thêu, Bảo Thoa
(S2) liền lấy (V4) ngay kim thêu (V5) tiếp.
Trong câu (19) và (20), hành thể chỉ xuất hiện
một lần trong câu tiếng Trung và bao trùm trên cả
năm đoạn, nhưng khi chuyển dịch sang tiếng Việt
đã cắt thành hai câu, bởi vì thông thường một hành
thể không thể bao trùm hết được. Vì vậy, nó phải
xuất hiện hai lần.
Từ kết quả thống kê cho thấy, số lượng tăng
hành thể trong câu đa đoạn (80,59%) chiếm lượng
lớn hơn so với câu đơn đoạn (19,41%), đồng thời
tính phân cắt câu thể hiện rõ nét và tỷ lệ thuận với
số đoạn của câu. Tỷ lệ phân cắt của câu ba đoạn
là 0,6%, bốn đoạn là 4,17%, năm đoạn là 9,69%.
Với câu tiếng Trung, cho dù là câu năm đoạn vẫn
không cần hành thể hoặc chỉ cần một là có thể bao
trùm lên toàn bộ cả câu. Ngược lại với tiếng Việt,
khi câu có độ dài lên đến ba đoạn thì rất dễ có hiện
77KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
tượng phân cắt để thành hai câu và hành thể phải
xuất hiện hai lần. Từ đó cho thấy, hành thể trong
câu tiếng Trung có độ bao trùm lớn hơn câu tiếng
Việt, nói cách khác, câu tiếng Việt có tính phân cắt
mạnh hơn tiếng Trung.
Thực tế chứng minh, câu tiếng Việt cắt câu và
thêm hành thể như vậy nhằm mục đích tăng tính
liên kết giữa các đoạn và các câu với nhau, nói
cách khác là việc tăng này giúp tính liên kết giữa
các câu và đoạn được chặt chẽ hơn.
Tăng hành thể và cắt câu như vậy nhằm liên
kết nội dung chặt chẽ hơn, “liên kết nội dung của
văn bản không chỉ giới hạn trong phạm vi giữa
các phát ngôn mà nó còn thể hiện ở mọi cấp độ
có nghĩa khác (giữa các đoạn văn, giữa các vế của
phát ngôn, giữa các từ...)”. (Trần Ngọc Thêm,1999,
tr. 238)
Khi thêm vào hành thể và phân cắt câu như
vậy, giúp câu tiếng Việt trở nên hoàn chỉnh hơn về
kết cấu, dễ hiểu hơn về mặt ý nghĩa và có thể trở
thành “câu tự nghĩa”. “Câu tự nghĩa là loại phát
ngôn hoàn chỉnh nhất, nó tập trung trong mình sự
hoàn chỉnh về cả ba mặt: hình thức, cấu trúc và nội
dung...Nó có thể đứng một mình mà không cần
sự hỗ trợ của phát ngôn nào”. (Trần Ngọc Thêm,
1999, tr.84).
Cùng với việc thống kê lượng câu tăng hành
thể khi dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt, chúng
tôi đã tiến hành thử khảo sát lấy ví dụ ngược lại với
tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh và
bản dịch tương ứng của dịch giả Hạ Lộ. Chúng tôi
thấy có hai hiện tượng như sau:
Một là, với hai câu tiếng Việt liền nhau được
dùng hai chủ ngữ nhưng khi dịch sang tiếng Trung
có thể dùng một chủ ngữ và gộp thành một câu,
ví dụ:
(21) Bản gốc: “Bốn bộ mặt (S) tái ngoét vụt
ngửng lên (V). Bốn cái nhìn (S) trân trân ngây cứng.”
Bản dịch: “四张苍白的脸 (S) 仰了起来(V),
露出 (V) 恐惧和紧张的神色”。
Bản dịch dùng một câu với một chủ ngữ duy
nhất là “四张苍白的脸”để dịch lại hai câu tiếng
Việt, từ đó cho thấy hiện tượng câu tiếng Việt dịch
sang tiếng Trung đã lược chủ ngữ.
(22) Bản gốc: “Kinh hoàng, tôi (S) lao đầu
chạy (V), có nhẽ khi ấy tôi (S) đã phát rồ (V).”
Bản dịch: 我 (S) 发疯 (V) 似的叫喊着,奔跑
着(V),慌慌张张地寻找着(V)。
Với câu (22), tiếng Việt có ba đoạn với ba động
ngữ khác nhau, đầu tiên là “kinh hoàng” “lao đầu
chạy” và cho rằng khi đó mình đã “phát rồ”. Trong
câu có đến hai chủ ngữ “tôi” được sử dụng, nhưng
khi dịch sang tiếng Trung chỉ dùng một chủ ngữ “
我” có thể bao trùm toàn bộ ba đoạn câu.
(23) Bản gốc: “Anh (S) lẫn (V) chị với hết
người này sang người nọ, cả những người chết với
những hồn ma. Và anh (S) chẳng biết gì (V) cái sự
tình rằng chị là đàn bà.”
Bản dịch: “阿坚 (S) 常常会把她误认为 (V1)
某个其他的人,有时候觉得 (V) 她是张三,有
时候觉得 (V) 她是李四,甚至有时候把她当做
(V) 某个死去的人或某个鬼鬼。”
Câu (23) cho thấy, trong tiếng Việt có hai câu
liên tiếp và chủ ngữ đều là “anh” (Kiên), khi dịch
sang tiếng Trung chỉ dùng một câu với chủ ngữ là
“阿坚” để gộp toàn bộ nội dung đó.
Hai là, dùng một câu tiếng Trung để gộp lại từ
hai hoặc ba câu tiếng Việt, số lượng chủ ngữ của
câu tiếng Trung ít hơn câu tiếng Việt. Ví dụ:
(24) Bản gốc: “Mặt chúng (S1) rắn lại. Lòng
căm thù bóp méo nhân dạng. Câm nín, chúng (S2)
nghiến răng”.
Bản dịch: 他们脸上的表情(S) 变得僵硬,心
里充满着某种仇恨,但全都紧咬牙关,默默地
忍耐。
Câu (24) tiếng Trung chỉ dùng một chủ ngữ để
bao trùm toàn bộ nội dung câu, trong khi đó tiếng
Việt cắt thành ba câu khác nhau và chủ ngữ phải
xuất hiện hai lần.
78 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
v TRAO ĐỔI
Ba là, câu tiếng Trung và Việt có số lượng chủ
ngữ bằng nhau nhưng một câu tiếng Trung có thể
gộp được từ hai đến ba câu tiếng Việt. Ví dụ:
(25) Bản gốc: “Còn Tạo “voi”(S1) lại đặc biệt
hay mơ sự ăn uống. Không chỉ mơ được ăn no,
Tạo (S2) còn vẽ ra trong đầu những mâm cỗ ăm ắp
các món ăn béo bở do tâm thần mộng mị của hắn
bịa tạc nên.”
Bản dịch: “大象”阿造(S1) 呢,在魔玫瑰的
刺激下,总是特别惦记(V)食物,他 (S2) 可不
光想吃饱,还常常幻想出 (V) 在一张长长的餐
桌上摆满各种精美诱人的菜肴的情形。
(26) Bản gốc: “Tên ngụy (S1) thở dài (V). Hắn
(S2) uốn éo (V) cặp vai, nhìn (V) Kiên thiết tha,
rồi thấp giọng(V) xuống”.
Bản dịch: 那个伪军 (S1) 长长地叹(V)了一口
气,他 (S2) 耸了耸肩 (V),恳求地看着(V) 阿
坚,然后低声说(V):
(27) Bản gốc: Kiên (S) trở lên phòng. Tắm táp,
thay quần áo, nhưng không dám xuống.
Bản dịch: 阿坚 (S) 回家洗了澡,换了衣
服,却不敢再下去了。
Trong câu (25), (26) và (27) số lượng chủ
ngữ của câu tiếng Trung và tiếng Việt bằng nhau,
nhưng có thể dùng một câu tiếng Trung để gộp lại
hai câu tiếng Việt đến ba câu tiếng Việt.
Từ những ví dụ trên cho thấy, chủ ngữ trong
câu tiếng Trung có độ bao trùm rộng, lớn hơn
chủ ngữ trong câu tiếng Việt. Câu tiếng Việt có
tính phân cắt mạnh hơn câu tiếng Trung, hoặc nói
ngược lại, câu tiếng Trung có độ tổng hợp hơn câu
tiếng Việt.
4. KẾT LUẬN
Qua thống kê chúng tôi thấy, tăng hành thể tỷ
lệ thuận với số đoạn. Tỷ lệ tăng hành thể trong câu
đơn đoạn là 3,44% tổng số câu đơn đoạn; câu đa
đoạn là 10,99% tổng số câu đa đoạn. Xét từ tổng
số câu tăng hành thể cho thấy, câu đơn đoạn có
tỷ lệ tăng là 19,41%, câu đa đoạn có tỷ lệ tăng là
80,59%. Từ kết quả thống kê đó, chúng tôi thấy
được rằng:
Đối với câu đơn đoạn, tỷ lệ tăng hành thể xuất
hiện ít chứng tỏ sự tương đồng giữa câu tiếng Việt
và câu tiếng Trung; câu đa đoạn có tỷ lệ tăng hành
thể nhiều cho thấy sự khác biệt giữa câu tiếng
Việt và câu tiếng Trung. Vị trí của các hành thể
này tương ứng với vị trí của chủ ngữ trong câu
tiếng Việt. Hầu hết các nhà ngôn ngữ học Việt
Nam đều cho rằng chủ ngữ là bộ phận nòng cốt
của câu. Theo Martinet “chủ ngữ là người bạn
đường thường xuyên của vị ngữ” (Dẫn theo Lê
Xuân Thại,1994, tr.63); “chủ ngữ là một trong hai
thành phần chính của mệnh đề (câu)...là thành tố
hạt nhân của thành phần câu” (Jarsheva Ed,1990,
tr.379). Nguyễn Minh Thuyết (1998, tr.121) cho
rằng “chủ ngữ là thành tố bắt buộc, không thể bị
lược bỏ mà không ảnh hưởng tới tính trọn vẹn của
câu”. Do đó, hành thể trong câu tiếng Việt có tính
chất cần thiết hơn so với trong câu tiếng Trung.
Trong 40 hồi đầu tiên, có 0,75% câu đa đoạn
sau khi dịch sang tiếng Việt bị cắt thành hai hoặc
ba câu tiếng Việt, đồng thời tỷ lệ phân cắt này tăng
cao khi số đoạn của câu tăng lên. Việc tăng hành
thể giúp câu liên kết chặt chẽ hơn, ý nghĩa rõ ràng
và dễ hiểu hơn. Chúng tôi cho rằng, hành thể trong
câu tiếng Trung có tính bao trùm hơn câu tiếng
Việt. Ngược lại, với mỗi câu tiếng Việt thường đòi
hỏi phải có “chủ thể” để đảm bảo “tính trọn vẹn
của câu”. Với những câu ba đoạn trở lên, tiếng
Việt thường cắt thành hai câu và tăng thêm hành
thể để đảm bảo tính liên kết chặt chẽ và rõ nghĩa
hơn trong câu. Từ đó cho thấy tính phân cắt của
câu tiếng Việt mạnh hơn câu tiếng Trung.
Ngoài ra, cách dịch tăng hành thể này cũng
nhằm mục đích phù hợp với văn hóa giao tiếp
của người Việt Nam, đặc biệt thể hiện qua các
câu đối thoại. Khi người trẻ nói chuyện với người
lớn tuổi hơn hoặc người có địa vị thấp nói chuyện
với những người có địa vị cao hơn thì việc “xưng
khiêm hô tôn” thể hiện thái độ tôn trọng và lịch sự
với đối tượng giao tiếp./.
79KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 21 (9/2019)
TRAO ĐỔI v
Chú thích:
1. Cú đoạn là một trong những khái niệm lý luận của phái văn hóa ngôn ngữ học. Cú đoạn là đơn vị cơ bản cấu
tạo nên câu tiếng Trung, nó được đánh dấu bằng sự ngắt đoạn, mỗi cú đoạncó chức năng diễn đạt riêng (ví dụ: chức
năng diễn đạt chủ đề, chức năng bình luận, chức năng diễn đạt hành thể, chức năng diễn đạt động ngữ) và chức năng
cú pháp, ngữ nghĩa.” (Hạ Trinh Nông, 2003, trong 大辞海, Nxb上海辞书, tr. 123)
Tài liệu tham khảo:
Diệp Quang Ban. (2009). Ngữ pháp Việt Nam. Hà Nội: Nxb giáo dục Việt Nam.
Cao Xuân Hạo. (1991). Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Vũ Bội Hoàng và nhóm dịch. (2015). Hồng Lâu Mộng. Hà Nội: Nxb Văn học.
Nguyễn Quang Hồng. (2018). Ngôn Ngữ Văn Tự Ngữ Văn. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Trần Trọng Kim. (1940). Việt Nam văn phạm. Hà Nội: Lê Thăng xuất bản.
Trịnh Sâm. (2018). Đi tìm bản sắc tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Trẻ.
Lê Xuân Thại. (1994). Câu Chủ - Vị tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
Trần Ngọc Thêm. (1999). Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
Trần Ngọc Thêm. (2000). Cơ sở văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp. (1998). Thành phần câu tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.
Phạm Văn Tình. (2002). Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong tiếng Việt. Hà Nội: Nxb Khoa học xã hội.
申小龙. (1998).中国句型文化,东北师范大学出版社,长春。
王李霞. (2004).《红楼梦》施事句研究,复旦大学,上海。
王懿. (2016).汉语施事句研究,复旦大学,上海。
THE ADDING OF THE ACTOR TO THE ACTION SENTENCES
IN THE VIETNAMESE TRANSLATION OF THE NOVEL
“DREAM OF THE RED MANSIONS”
NGUYEN THI LUYEN, PHAN THANH HOANG
Abstract: The actor is a minor part of the Chinese action sentence, usually before the verb.
The article uses Than Tieu Long's method of analyzing the sentence of “Chinese Sentence Style
Culture” to explore the novel “Dream of the Red Mansions” and its Vietnamese translation
equivalent by translator Vu Boi Hoang and his partners. The research results demonstrate that
19.41 % of the Chinese simple sentences and 80.59 % of the Chinese compound ones translated
into Vietnamese are added an actor to. Out of the collected Chinese compound sentences, 0.75%
are split into two or three sentences.The addition of an actor to the sentences helps link the
sentences more tightly, make their meaning clearer and make it easier to understand and suitable
to the communication culture of Vietnamese people. The article hopes to explain the actor-added
process and provide suggestions for translating the ‘extra’ actor in the Vietnamese sentences.
Keywords: actor, dream of the red mansions, language culture, cleavage
Received: 28/7/2019; Revised: 27/8/2019; Accepted: 30/8/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_them_hanh_the_trong_cau_hanh_dong_cua_ban_dich_tieng_viet_tac_pham_3411_2171722.pdf