Tài liệu Tăng đường huyết sau phẫu thuật tim hở tim bẩm sinh ở trẻ 0-36 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 321
TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT SAU PHẪU THUẬT TIM HỞ TIM BẨM SINH
Ở TRẺ 0-36 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Bùi Thị Thu An*, Vũ Minh Phúc**
TÓM TẮT
Mở đầu: Phẫu thuật tim bẩm sinh trẻ em ngày càng phát triển, do đó hồi sức sau mổ tim ngày càng quan
trọng để giảm các biến chứng và tử vong sau phẫu thuật. Theo dõi đường huyết sau mổ là một trong những mục
tiêu chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu tim. Tăng đường huyết sau mổ tim làm tăng biến chứng và tử vong sau mổ.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm của tăng đường huyết sau phẫu thuật tim hở ở trẻ tim bẩm sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang. Bệnh nhi 0-36 tháng tuổi, bị tim bẩm
sinh nhập khoa hồi sức tim sau phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2016 đến 01/2017.Xác định tỉ
lệ tăng đường huyết sau phẫu thuật và so sánh các đặc điểm trước, trong và sau phẫu thuật giữa hai n...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng đường huyết sau phẫu thuật tim hở tim bẩm sinh ở trẻ 0-36 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 321
TĂNG ĐƯỜNG HUYẾT SAU PHẪU THUẬT TIM HỞ TIM BẨM SINH
Ở TRẺ 0-36 THÁNG TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1
Bùi Thị Thu An*, Vũ Minh Phúc**
TÓM TẮT
Mở đầu: Phẫu thuật tim bẩm sinh trẻ em ngày càng phát triển, do đó hồi sức sau mổ tim ngày càng quan
trọng để giảm các biến chứng và tử vong sau phẫu thuật. Theo dõi đường huyết sau mổ là một trong những mục
tiêu chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu tim. Tăng đường huyết sau mổ tim làm tăng biến chứng và tử vong sau mổ.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và đặc điểm của tăng đường huyết sau phẫu thuật tim hở ở trẻ tim bẩm sinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang. Bệnh nhi 0-36 tháng tuổi, bị tim bẩm
sinh nhập khoa hồi sức tim sau phẫu thuật tim hở tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 01/2016 đến 01/2017.Xác định tỉ
lệ tăng đường huyết sau phẫu thuật và so sánh các đặc điểm trước, trong và sau phẫu thuật giữa hai nhóm trẻ có
và không có tăng đường huyết sau phẫu thuật tim hở. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS20.
Kết quả: Nghiên cứu 175 bệnh nhi hậu phẫu tim hở tim bẩm sinh đã ghi nhận tỉ lệ tăng đường huyết sau
phẫu thuậtở trẻ 0-36 tháng tuổi là 89,7%,tất cả trẻdưới 2 tháng tuổi đều có tăng đường huyết sau phẫu thuật tim
hở. Trẻ bị tim bẩm sinh tím trước phẫu thuật có nguy cơ tăng đường huyết sau phẫu thuật cao gấp 1,2 lần
(p<0,01) so với nhóm trẻ bị tim bẩm sinh không tím. So với trẻ không tăng đường huyết sau phẫu thuật, trẻ tăng
đường huyết sau phẫu thuật có biến chứng nhiễm trùng hậu phẫu là 65%,cao gấp 3,5 lần (p=0,015), tỉ lệ truyền
máu hậu phẫu là 32,5%, cao gấp 1,5 lần (p<0,01), thời gian thở máy kéo dài hơn, thời gian nằm hồi sức lâu hơn
và chỉ số vận mạch cao hơn. Tử vong trong 30 ngày đầu sau mổ không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa
hai nhóm có và không tăng đường huyết sau phẫu thuật.
Kết luận: Tăng đường huyết rất thường gặp ở trẻ em sau phẫu thuật tim hở tim bẩm sinh. Trẻ mắc tim bẩm
sinh tím có nguy cơ tăng đường huyết cao gấp 1,2 lần so với trẻ không mắc tim bẩm sinh tím. Tăng đường huyết
sau phẫu thuật tim hở làm tăng biến chứng nhiễm trùng hậu phẫu, tăng tỉ lệ truyền máu hậu phẫu, tăng chỉ số
vận mạch, tăng thời gian thở máy và thời gian nằm hồi sức.
Từ khóa: tăng đường huyết sau phẫu thuật tim hở, tim bẩm sinh.
ABSTRACT
POST-OPERATIVE HYPERGLYCEMIA IN 0-36 MONTH-OLD CHILDREN WITH CONGENITAL
HEART DISEASE
Bui Thi Thu An, Vu Minh Phuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 321 - 328
Background: Surgery in children with congenital heart disease (CHD) has developed greatly therefore
cardiac postoperative care is more and more important to decrease the mortality and morbidity after operations.
Monitoring glycemia after heart surgery is one of the targets of cardiac postoperative care. Cardiac postoperative
hyperglycemia increases the mortality and morbidity after the surgery.
Objectives: To determine the incidence and features of hyperglycemia after open heart surgery in congenital
heart disease (CHD) children.
Method: Using cross-sectional descriptive study in CHD children with the age from 0 to 36 months
admitted to cardiac ICU after open heart surgery at Children Hospital 1 from January 2016 to January 2017 to
* Khoa Hồi sức Ngoại – Bệnh viện Nhi Đồng 1, TPHCM, ** Bộ môn Nhi – Đại học Y Dược TPHCM
Tác giả liên lạc: BS. Bùi Thị Thu An ĐT: 0948271383 Email: buian411@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 322
define the incidence of cardiac postoperative hyperglycemia and compare factors before, during and after the
operations between two groups of CHD children with and without postoperative hyperglycemia. Analyzing data
with SPSS 20.
Results: Survey of 175 CHD patients from 0 to 36 months old suffering open heart surgery obtained the
following results: (1) the incidence of postoperative hyperglycemia was 89.7% and was 100% in infants less than
2 months old. (2) The cyanotic CHD patients had the risk of postoperative hyperglycemia 1.2times higher than
acyanotic CHD children (p<0.01). (3) Children with postoperative hyperglycemia had postoperative infection
(65%, 3.5 times higher than patients without hyperglycemia), postoperative blood transfusion (32.5%, 1.5 times
higher than patients without hyperglycemia), longer time on ventilation, longer time staying in ICU and higher
inotrope score. (4) There are no significant differences in the mortality between two groups during first 30 days
after surgery.
Conclusions: Hyperglycemia is very common after open heart surgery in CHD children. Cyanotic CHD
children have more risk of postoperative hyperglycemia, 1.2 times higher than acyanotic CHD children.
Postoperative hyperglycemia increases the rate of postoperative complications, blood transfusion, inotrope score,
prolongs the time of ventilation and of staying in ICU.
Keywords: postoperative hyperglycemia, open heart surgery, congenital heart disease (CHD).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng đường huyết thường gặp ở những
bệnh nhân bệnh nặng không mắc tiểu đường
trước đó tại các đơn vị săn sóc đặc biệt
(ĐVSSĐB) của người lớn(15) và trẻ em(5,19,21). Các
nghiên cứu kiểm soát đường huyết trên trẻ
emsau phẫu thuật tim cho thấy làm giảm tử
vong và biến chứng hậu phẫu, bảo vệ tế bào
cơ tim(17).
Ngày nay, việc ổn định huyết động học và
thông khí hỗ trợ, ổn định mức đường huyết càng
về gần mức sinh lý là một trong những mục tiêu
chăm sóc bệnh nhân hậu phẫu tim. Tuy nhiên
việc lựa chọn phác đồ kiểm soát đường huyết
chặt hay thông thường và mức đường huyết
mục tiêu đạt được là bao nhiêu thì vẫn còn tranh
cãi và tùy thuộc vào từng trung tâm mà chưa có
sự thống nhất. Tại Việt Nam, trong khi các trung
tâm tim mạch ngày càng mở ra nhiều hơn và
điều trị bệnh nhân với các bệnh lý phức tạp hơn
thì vấn đề hồi sức cũng phải được nâng cao và
chuẩn hóa, trong đó có kiểm soát về đường
huyết. Tại bệnh viện Nhi Đồng 1, phẫu thuật tim
bắt đầu từ năm 2004 và càng ngày có nhiều
trường hợp phức tạp hơn nhưng chưa có thống
kê đánh giá về tình trạng tăng đường huyết sau
mổ tim và những ảnh hưởng của nó. Vì vậy,
chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn
xác định tỉ lệ và đặc điểm của tăng đường huyết
sau phẫu thuật tim ở trẻ em từ 0 đến 36 tháng
tuổi, từ đó nâng cao công tác chăm sóc hậu phẫu
tim, phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm
cho bệnh nhi.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định tỉ lệ và đặc điểm của tăng đường
huyết sau phẫu thuật tim hở ở trẻ tim bẩm sinh.
- So sánh tỉ lệ các đặc điểm trước, trong và
sau phẫu thuật, tỉ lệ các biến chứng và tử vong
giữa hai nhóm có và không có tăng đường huyết
sau phẫu thuật tim hở tim bẩm sinh ở trẻ em.
- Xác định các yếu tố liên quan đến tăng
đường huyết sau phẫu thuật tim hở tim bẩm
sinh ở trẻ em.
- Mô tả kết quả (tỉ lệ tử vong và tỉ lệ các biến
chứng) của nhóm trẻ em tăng đường huyết sau
phẫu thuật tim hở tim bẩm sinh được điều trị với
Insulin.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu:
Mô tả cắt ngang.
Dân số nghiên cứu
Bệnh nhi từ 0 đến 36 tháng tuổi được phẫu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 323
thuật tim bẩm sinh tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1
trong thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 1/2017.
Cở mẫu
N ≥ (Z1-α/2: m)2 x p x (1-p)
Với α = 0,05; Z0,975 = 1,96; m = 0,05; p = 0,9. Kết
quả tính được: n = 139 trường hợp cần khảo sát.
Tiêu chuẩn chọn vào
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu là
những trẻ từ 0 đến 36 tháng tuổi, bao gồm cả sơ
sinh và nhũ nhi, được chẩn đoán tim bẩm sinh
và được phẫu thuật tim hở.
Tiêu chuẩn loại ra
- Bệnh nhi bị đái tháo đường type 1 hoặc 2
trước đó.
- Bệnh nhi có tăng đường huyết trước phẫu
thuật.
- Bệnh nhi có hạ đường huyết ngay sau khi
từ phòng mổ chuyển ra hồi sức tim với mẫu thử
đường huyết đầu tiên.
- Bệnh nhi có bệnh sử viêm ruột hoại tử, suy
thận trước phẫu thuật, suy gan trước phẫu thuật,
nhiễm trùng vẫn còn diễn tiến ngay trước phẫu
thuật.
- Bệnh nhi có dùng Corticoid trước phẫu
thuật 1 tuần.
- Bệnh nhi có bệnh tim bẩm sinh được phẫu
thuật lại lần 2,3...
Phân tích dữ liệu
Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft
Excel 2013. Sử dụng phần mềm SPSS 20 để xử lý
và phân tích số liệu. Dùng Fisher Exact test hoặc
Chi Square test để tìm mối liên quan giữa các
biến định tính. Dùng t test hay Wilcoxom
ranksum test để so sánh sự khác biêt giữa các
yếu tố định lượng trước, trong và sau phẫu thuật
giũa hai nhóm có và không có tăng đường huyết.
Dùng hồi quy logistic để phân tích liên quan
giữa biến phụ thuộc là biến nhị phân và biến độc
lập là biến định lượng.
KẾT QUẢ
Từ 1/2016 đến 1/2017 có 175 bệnh nhi tim
bẩm sinh thỏa tiêu chuẩn nhận vào và không có
tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu.
Tỉ lệ tăng đường huyết sau phẫu thuật tim hở
Bảng 1: Tình trạng đường huyết bệnh nhi sau phẫu
thuật tim hở
Tình trạng đường huyết Tần số Tỉ lệ %
Tăng trong 24 giờ đầu sau phẫu
thuật
157 89,7%
Hạ trong thời gian nằm hồi sức *
Nhẹ
Trung bình
Nặng
25
12
10
3
14,3%
48%
40%
12%
Dùng insulin 57 32,6%
Hạ đường huyết do dùng insulin 0 0%
Đường huyết bình thường trong 24
giờ đầu sau phẫu thuật
18 10,3%
Tỉ lệ tăng đường huyết sau phẫu thuật là
89,7% đối với trẻ em 0-36 tháng tuổi, trong đó
nhóm trẻ dưới 60 ngày tuổi có tỉ lệ này là 100%.
Đường huyết trung bình trong vòng 24 giờ đầu
sau phẫu thuật có trung vị là 160 (130,7-208)
mg%. Đường huyết đỉnh và đường huyết đáy
sau phẫu thuật có trung vị lần lượt là 251 và 86
mg%. Thời gian tăng đường huyết sau phẫu
thuật có trung vị là 12 giờ, tối thiểu là 2,5 giờ và
tối đa là 48 giờ sau phẫu thuật.
Có 57 bệnh nhi chiếm tỉ lệ 36,3% được sử
dụng insulin truyền tĩnh mạch để kiểm soát
đường huyết. Thời gian dùng insulin có trung vị
là 8 giờ, tối thiểu là 3 giờ và tối đa là 23 giờ. Liều
insulin trung vị là 0,05 UI/kg/phút và tối đa là 0,2
UI/kh/phút.
So sánh các đặc điểm trước, trong và sau phẫu
thuật ở hai nhóm bệnh nhi có và không có tăng
đường huyết sau phẫu thuật
So sánh các yếu tố trước phẫu thuật (tuổi,
giới tính, suy dinh dưỡng, mắc tim bẩm sinh tím,
chỉ số RACHS-1, loại phẫu thuật), trong phẫu
thuật (thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể, thời gian
kẹp động mạch chủ, mức độ hạ thân nhiệt), sau
phẫu thuật(nhiễm trùng, truyền máu, suy thận,
lọc màng bụng, chỉ số vận mạch, thời gian thở
máy, thời gian nằm hồi sức, thời gian nằm viện,
tử vong trong vòng 30 ngày đầu sau phẫu thuật)
ghi nhận: nhóm trẻ có tăng đường huyết sau
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 324
phẫu thuật có lứa tuổi nhỏ hơn (p=0,001), tỉ lệ
mắc tim bẩm sinh tím trước phẫu thuật cao hơn
(p<0,001), thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể dài
hơn (p=0,006), thời gian kẹp động mạch chủ lâu
hơn (p=0,026), mức độ hạ thân nhiệt thấp hơn
(p=0,034), tỉ lệ nhiễm trùng cao hơn (p=0,015), tỉ
lệ truyền máu cao hơn (p=0,004), thời gian nằm
hồi sức lâu hơn (p<0,001), thời gian thở máy kéo
dài (p<0,001), chỉ số vận mạch cao hơn (p<0,001)
so với nhóm trẻ không có tăng đường huyết sau
phẫu thuật. Các yếu tố khác không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05.
Các yếu tố liên quan đến tăng đường huyết sau
phẫu thuật tim hở tim bẩm sinh ở trẻ em
Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến tăng đường huyết
sau phẫu thuật tim hở tim bẩm sinh
Yếu tố liên quan P
OR (khoảng tin cậy
95%)
Tuổi < 0,01 1,08 (1,04-1,14)
Tim bẩm sinh tím < 0,01 1,2 (1,1-1,4)
Thời gian THNCT < 0,01 0,97 (0,94-1)
Thời gian kẹp ĐMC 0,026 1 (1-1)
Mức độ hạ thân nhiệt 0,034 1,5 (1,03-2)
Nhiễm trùng hậu phẫu 0,015 3,5 (1,2-9,9)
Truyền máu sau phẫu thuật < 0,01 1,5 (1,3-1,6)
Thời gian nằm hồi sức < 0,01
Thời gian thở máy < 0,01
Chỉ số vận mạch < 0,01
Phân tích mối liên quan cho thấy chỉ có các
yếu tố: có mắc tim bẩm sinh tím trước phẫu
thuật, nhiễm trùng hậu phẫu, truyền máu sau
phẫu thuật, thời gian nằm hồi sức và chỉ số vận
mạch sau phẫu thuật là có liên quan chặt với
tăng đường huyết sau phẫu thuật.
Kết quả sau phẫu thuật của nhóm tăng đường
huyết sau phẫu thuật có sử dụng insulin
Bảng 3: Kết quả sau phẫu thuật ở hai nhóm trẻ có và
không có tăng đường huyết sau phẫu thuật
Yếu tố
Điều trị insulin
(n= 57)
Không điều trị
insulin (n= 100)
Nhiễm trùng 41 (71,9%) 62 (62%)
Suy thận 16 (28,1%) 9 (9%)
Lọc màng bụng 14 (24,6%) 10 (10%)
Tử vong 5 (8,8%) 3 (3%)
Thời gian thở máy (giờ) 95 (51-169) 26 (7-73)
Yếu tố
Điều trị insulin
(n= 57)
Không điều trị
insulin (n= 100)
Thời gian nằm hồi sức
(ngày)
7 (4-9) 3 (2-5)
Thời gian nằm viện
(ngày)
12 (9-19) 11 (7-16)
BÀN LUẬN
Tỉ lệ tăng đường huyết sau phẫu thuật tim hở
tim bẩm sinh trẻ em
Tỉ lệ bệnh nhân có tăng đường huyết sau
phẫu thuật tim hở ở trẻ 0-36 tháng tuổi trong
nhóm nghiên cứu của chúng tôi là 89,7%, tương
tự với nghiên cứu của Michael SDA(1) trên cùng
nhóm tuổi 0-36 tháng là 90%. Trong nghiên cứu
của Huỳnh Khiêm Huy(9) và Catherine(13) đều
thực hiện trên nhóm bệnh nhân 1 tháng – 14
tuổi, tỉ lệ tăng đường huyết sau phẫu thuật tim
lần lượt là 82,3% và 84%. Điều này cho thấy tình
trạng tăng đường huyết rất phổ biến trong hậu
phẫu tim bẩm sinh trẻ em, và tỉ lệ này thay đổi
tùy theo lựa chọn định nghĩa tăng đường huyết
trong từng nghiên cứu, số lần đo đường huyết,
khoảng cách thời gian giữa các lần đo và đặc
điểm bệnh nhân trong từng nghiên cứu.
Các yếu tố liên quan đến tăng đường huyết sau
phẫu thuật
Tim bẩm sinh tím
Nghiên cứu của chúng tôi có 79 trường hợp
tim bẩm sinh tím chiếm tỉ lệ 45,1% và 96 trường
hợp tim bẩm sinh không tím chiếm tỉ lệ 54,9%.
Còn trong nghiên cứu của các tác giả Huỳnh
Khiêm Huy(9), Michael-Alice Moga(11) và Jenifer
J(16) tỉ lệ trẻ mắc tim bẩm sinh tím lần lượt là
33,6%, 30% và 22%, thấp hơn tỉ lệ trong nghiên
cứu của chúng tôi. Điều này là do mẫu nghiên
cứu của chúng tôi là trẻ em từ 0-36 tháng tuổi
thường gặp những bệnh tim bẩm sinh phức tạp
hơn trong khi các nghiên cứu khác là 1 tháng-
14 tuổi đối với tác giả Huỳnh Khiêm Huy, 0-14
tuổi đối với tác giả Michael-Alice Moga và 2
tháng-18 tuổi đối với Jenifer J. Tật tim bẩm sinh
tím trong nhóm bệnh nhân có tăng đường
huyết sau mổ chiếm tỉ lệ cao hơn (100%) so với
nhóm bệnh nhân không có tăng đường huyết
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 325
sau mổ (82,2%) và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (p=0,0008). Phân tích về mối liên quan
cho thấy tật tim bẩm sinh có tím là yếu tố nguy
cơ của tăng đường huyết sau phẫu thuật (OR:
1,2; KTC 95%: 1,1-1,3). Bệnh nhân có tim bẩm
sinh tím có nguy cơ bị tăng đường huyết sau
mổ gấp 1,2 lần so với bệnh nhân mắc tim bẩm
sinh không tím. Điều này cũng giống với kết
quả trong nghiên cứu của Huỳnh Khiêm Huy
tại viện tim Tâm Đức.
Nhiễm trùng hậu phẫu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nhiễm
trùng sau phẫu thuật trong nhóm bệnh nhân có
tăng đường huyết sau phẫu thuật là 65% so với
nhóm bệnh nhân không có tăng đường huyết
sau phẫu thuật là 33,3%, sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê ở mức 0,05. Khi phân tích mối
liên quan cho thấy nhóm bệnh nhân có tăng
đường huyết sau phẫu thuật có nguy cơ nhiễm
trùng hậu phẫu cao gấp 3,5 lần nhóm bệnh nhân
không có tăng đường huyết sau phẫu thuật.
Trong nghiên cứu của Huỳnh Khiêm Huy(9)
cũng ghi nhận bệnh nhân tăng đường huyết sau
phẫu thuật có tỉ lệ nhiễm trùng cao gấp 2,5 lần so
với bệnh nhân không có tăng đường huyết sau
phẫu thuật nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Phân tích sâu hơn, tác giả Huỳnh Khiêm Huy
ghi nhận mức đường huyết 24 giờ đầu, mức
đường huyết đỉnh và độ dao động đường huyết
trong thời gian nằm hồi sức có liên quan có ý
nghĩa với tỉ lệ nhiễm trùng sau phẫu thuật, trong
đó đáng chú ý là bệnh nhân có đỉnh đường
huyết cao trong thời gian nằm hồi sức thì tỉ lệ
nhiễm trùng cao gấp 1,3 lần so với bệnh nhân có
đỉnh đường huyết thấp hơn.
Trong lĩnh vực phẫu thuật tim, có nhiều
nghiên cứu trên thế giới đều ghi nhận tăng
đường huyết sau phẫu thuật có liên quan đến
tăng tỉ lệ nhiễm trùng. Nghiên cứu của tác giả
Ghafoori AF(7) ghi nhận bệnh nhân sau phẫu
thuật tim có tăng đường huyết trong 24 giờ đầu
trên 7,2 mmol/l thì tăng tỉ lệ viêm xương ức.
Nghiên cứu của tác giả Preissig(13) cũng đã
chứng minh trẻ có mức đường huyết sau phẫu
thuật trên 7,7 mmol/l có liên quan đến tăng tỉ lệ
nhiễm trùng huyết. Nghiên cứu của tác giả
Yates(20) cho rằng, thời gian tăng đường huyết
cũng là yếu tố có liên quan với tăng tỉ lệ nhiễm
trùng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả
Rossano(14) thì tình trạng tăng đường huyết
không thay đổi tỉ lệ nhiễm trùng ở trẻ phẫu
thuật chuyển vị đại động mạch.
Nhiều thử nghiệm kiểm soát đường huyết
cho thấy giảm tỉ lệ nhiễm trùng có ý nghĩa trong
nhóm bệnh nhân được kiểm soát đường huyết
chặt chẽ, như nghiên cứu của tác giả
Vlasselaers(18) và Leuven. Nghiên cứu của Agus(2)
cho thấy giảm tỉ lệ nhiễm trùng ở trẻ trên 60
ngày tuổi được kiểm soát đường huyết chặt
nhưng không làm thay đổi tình trạng nhiễm
trùng ở trẻ ≥ 60 ngày tuổi.
Truyền máu sau phẫu thuật
Có 32,5% bệnh nhân tăng đường huyết sau
phẫu thuật được truyền các chế phẩm máu trong
khi không có trường hợp nào truyền máu trong
nhóm bệnh nhân không có tăng đường huyết
sau phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi,
khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Nhiều nghiên
cứu trên thế giới cũng ghi nhận tăng đường
huyết sau phẫu thuật làm tăng tỉ lệ truyền các
chế phẩm máu sau phẫu thuật.
Thử nghiệm lâm sàng của tác giả Agus MS(2)
trên trẻ 0-36 tháng tuổi cho thấy trẻ từ 60 ngày
tuổi trở xuống trong nhóm được kiểm soát
đường huyết chặt có tỉ lệ truyền máu cao hơn
nhóm được kiểm soát đường huyết thông
thường. Lý giải điều này là do ở trẻ kiểm soát
đường huyết chặt có số lần lấy máu và lượng
máu để thứ xét nghiệm nhiều hơn nhóm trẻ kia.
Chỉ số vận mạch sau phẫu thuật
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm bệnh
nhân có tăng đường huyết sau phẫu thuật có chỉ
số vận mạch giờ thứ 0, 12, 24 và 48 sau phẫu
thuật đều cao hơn có ý nghĩa thống kê so với
nhóm bệnh nhân không có tăng đường huyết
sau phẫu thuật. Điếu này cũng được ghi nhận
trong nhiều nghiên cứu về tăng đường huyết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 326
sau phẫu thuật tim trẻ em như trong các nghiên
cứu của các tác giả Preissig CM(13), Falcao G(4) và
Yates AR(20).
Thời gian nằm hồi sức:
Bệnh nhân có tăng đường huyết sau phẫu
thuật thì có thời gian nằm hồi sức lâu hơn so với
nhóm bệnh nhân không có tăng đường huyết
sau phẫu thuật, khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Điều này tương tự như trong các nghiên cứu của
các tác giả Huỳnh Khiêm Huy(9), Preissig CM(13),
Agus MS(1).
Ngược lại, tác giả Rossano(14) chứng minh
nhóm bệnh nhân phẫu thuật chuyển vị đại động
mạch có tăng đường huyết trên 11 mmol/l không
liên quan đến việc sử dụng thuốc vận mạch, thời
gian thở máy và thời gian nằm hồi sức. Thậm chí
nhóm bệnh nhân được kiểm soát đường huyết
chặt chẽ ở mức dao động trong khoảng 4,4 đến
6,1 mmol/l còn gặp nhiều biến chứng hơn so với
nhóm kiểm soát đường huyết thông thường.
Nhiều kết quả nghiên cứu đều cho rằng tăng
đường huyết có liên quan với tăng thời gian nằm
hồi sức. Tuy nhiên, mối liên quan này chưa thể
kết luận là liên quan nhân quả.
Thời gian thở máy
Bệnh nhân có tăng đường huyết thì thời gian
thở máy kéo dài hơn so với nhóm bệnh nhân
không có tăng đường huyết sau phẫu thuật và
khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả này cũng
tương tự như nghiên cứu của tác giả Huỳnh
Khiêm Huy(9), Preissig CM(13) và Agus MS(1). Tuy
nhiên, vài nghiên cứu khác lại cho rằng tăng
đường huyết không làm tăng thời gian thở máy
như nghiên cứu của tác giả Rossano.
Nhìn chung các chứng cứ cho thấy tăng
đường huyết có liên quan với tăng thời gian thở
máy, tuy nhiên mối liên quan này không đồng
nhất trong các nghiên cứu. Hiện chưa có chứng
cứ cho thấy mối liên quan giữa thời gian thở
máy và tình trạng tăng đường huyết là liên quan
nhân quả.
Tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày đầu sau phẫu
thuật
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 173
trẻ mắc tim bẩm sinh từ 0 đến 36 tháng tuổi sau
phẫu thuật tim hở, có 8 bệnh nhân tử vong trong
vòng 30 ngày đầu sau phẫu thuật chiếm tỉ lệ
4,6%. Cả 8 bệnh nhân tử vong này đều thuộc
nhóm bệnh nhân có tăng đường huyết sau phẫu
thuật, trong khi không có bệnh nhân nào tử vong
trong nhóm không có tăng đường huyết sau
phẫu thuật. Sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê ở mức 0,05. Nghiên cứu của tác giả
Huỳnh Khiêm Huy cũng tương tự như chúng
tôi, với tỉ lệ tử vong trong nhóm bệnh nhân có
tăng đường huyết sau phẫu thuật là 2,8% so với
0% trong nhóm bệnh nhân không có tăng đường
huyết sau phẫu thuật, và sự khác biệt cũng
không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Những nghiên cứu khác của các tác giả
Falcao G(4), Preissig CM(13), Polito A(12) trên dân số
hậu phẫu tim trẻ em đều ghi nhận có tăng tỉ lệ tử
vong trong hồi sức nếu có tăng đường huyết sau
phẫu thuật. Ngược lại, nghiên cứu của tác giả De
Campli WM(3) phân tích trên 144 trẻ em tăng
đường huyết sau phẫu thuật tim có chạy tuần
hoàn ngoài cơ thể cho thấy không làm tăng biến
chứng và tỉ lệ tử vong có ý nghĩa.
Kết quả sau phẫu thuật của nhóm tăng đường
huyết sau phẫu thuật có sử dụng insulin và vấn
đề sử dụng insulin
Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm
bệnh nhân có sử dụng Insulin có mức đường
huyết trung bình cộng trong 24 giờ đầu sau
phẫu thuât và đường huyết đỉnh cao hơn so
với nhóm bệnh nhân không được sử dụng
insulin. Mức đường huyết trung bình của
nhóm bệnh nhi được sử dụng insulin trong
nghiên cứu của chúng tôi là 239,5 mg/dl (13
mmol/l) cao hơn so với mức đường huyết
được kiểm soát trong các thử nghiệm lâm
sàng. Chúng tôi bắt đầu sử dụng insulin
truyền tĩnh mạch cho những bệnh nhi có mức
đường huyết từ 250 mg/dl (13,9 mmol/l) trở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 327
lên, và mục tiêu là đưa mức đường huyết về
dưới 180 mg/dl (10 mmol/l), đây không phải là
phác đồ kiểm soát đường huyết chặt chẽ. Tỉ lệ
bệnh nhi được dùng insulin truyền tĩnh mạch
để kiểm soát đường huyết trong nghiên cứu
của chúng tôi là 36%, cao hơn trong nghiên
cứu của Huỳnh Khiêm Huy (10%) là do phác
đồ kiểm soát đường huyết của chúng tôi bắt
đầu insulin sớm hơn với đường huyết là 250
mg% so với 360 mg/dl trong nghiên cứu của
Huỳnh Khiêm Huy. Các thử nghiệm lâm sàng
khác có tỉ lệ bệnh nhi sử dụng insulin cao hơn,
như nghiên cứu của tác giả Agus(1) với tỉ lệ
91%, là do mức đường huyết bắt đầu chỉ định
dùng insulin thấp hơn và ngưỡng kiểm soát
đường huyết chặt chẽ hơn trong nghiên cứu
của chúng tôi. Thời gian sử dụng insulin trung
vị trong nghiên cứu của chúng tôi là 8 giờ,
thấp hơn trong nghiên cứu của tác giả Agus (2
ngày) do phác đồ kiểm soát đường huyết của
chúng tôi chỉ là kiểm soát thông thường chứ
không kiểm soát chặt đường huyết.
Về kết quả sau phẫu thuật, nhóm bệnh nhi
được sử dụng insulin trong nghiên cứu của
chúng tôi có tỉ lệ suy thận cấp hậu phẫu và lọc
màng bụng cao hơn so với nhóm bệnh nhi
không có sử dụng insulin. Ngoài ra, thời gian
thở máy, thời gian nằm hồi sức và thời gian nằm
viện của nhóm bệnh nhi có sử dụng insulin cũng
cao hơn so với nhóm bệnh nhi không được sử
dụng insulin sau phẫu thuật. Nghiên cứu của tác
giả Huỳnh Khiêm Huy cũng ghi nhận bệnh
nhân có sử dụng insulin có thời gian nằm hồi sức
dài hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân không sử
dụng insulin. Trong khi đó, rất nhiều các thử
nghiệm lâm sàng trên thế giới đều ghi nhận sử
dụng insulin làm giảm tỉ lệ tử vong và biến
chứng ở nhóm bệnh nhi có sử dụng insulin để
kiểm soát đường huyết so với nhóm bệnh nhi
không có sử dụng insulin, như nghiên cứu của
tác giả Vlasselaers, Macrae và Agus. Sự khác biệt
về kết quả sau phẫu thuật ở hai nhóm trẻ có và
không có sử dụng insulin trong nghiên cứu của
chúng tôi và Huỳnh Khiêm Huy so với các tác
giả này là do nghiên cứu của chúng tôi chỉ là mô
tả cắt ngang chứ không phải là thử nghiệm kiểm
soát ngẫu nhiên có đối chứng, do đó nhóm bệnh
nhi đủ tiêu chuẩn sử dụng insulin có mức đường
huyết từ 250 mg% trở lên trong khi nhóm bệnh
nhi không đủ tiêu chuẩn sử dụng insulin có mức
đường huyết dưới 250 mg% và đường huyết sau
phẫu thuật càng cao thì tỉ lệ tử vong và biến
chứng càng cao. Điều này lý giải nguyên nhân vì
sao nhóm có sử dụng insulin trong nghiên cứu
của chúng tôi có tỉ lệ biến chứng và tử vong cao
hơn nhóm không dùng insulin.
Về vấn đề hạ đường huyết do sử dụng
insulin, trong nghiên cứu của chúng tôi không
ghi nhận có trường hợp nào hạ đường huyết do
sử dụng insulin truyền tĩnh mạch để kiểm soát
đường huyết. Nghiên cứu của tác giả Agus trên
trẻ từ 0 đến 36 tháng tuổi sau phẫu thuật tim với
mức đường huyết mục tiêu cần kiểm soát là 80-
110 mg/dl ghi nhận có 3% bệnh nhân trong
nhóm kiểm soát đường huyết chặt bị hạ đường
huyết nặng trong khi nhóm kiểm soát đường
huyết thông thường với mức đường huyết muc
tiêu dưới 180 mg/dl là 1%. Các thử nghiệm lâm
sàng khác, dùng insulin kiểm soát mức đường
huyết mục tiêu càng thấp thì tỉ lệ bệnh nhân bị
hạ đường huyết càng cao. Đối với trẻ sơ sinh, hạ
đường huyết do sử dụng insulin gây lo sợ hơn
nữa. Tuy vậy, insulin cũng có tác động tích cực
trong thời gian bệnh nhân nằm hồi sức như cải
thiện tình trạng viêm, cải thiện quá trình chuyển
hóa và đáp ứng miễn dịch, bảo vệ tế bào cơ tim.
Nghiên cứu của Hebson CL(8) cho thấy phác đồ
sử dụng insulin an toàn và có hiệu quả cho trẻ sơ
sinh hậu phẫu tim bẩm sinh với mức đường
huyết mục tiêu kiểm soát là 80-100 mg/dl. Để
kiểm soát đường huyết tốt và giảm thiểu tỉ lệ hạ
đường huyết do insulin đòi hỏi phải theo dõi
đường huyết chặt chẽ với máy thử đường huyết
tại giường đúng tiêu chuẩn với đầu dò dưới da.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 328
KẾT LUẬN
Tỉ lệ tăng đường huyết sau phẫu thuật tim
hở ở trẻ em tim bẩm sinhlà 89,7%, riêng trẻ dưới
2 tháng tuổi tỉ lệ này là 100%. Giá trị đường
huyết đỉnh và đáy dao động nhiềutrong thời
gian nằm hồi sức của nhóm trẻ ≤ 60 ngày so với
nhóm trẻ trên 60 ngày tuổi.
Trẻ tim bẩm sinh tímcó nguy cơ tăng đường
huyết sau phẫu thuật cao gấp 1,2 lần so với trẻ
tim bẩm sinh không tím. Lứa tuổi nhỏ có tỉ lệ
tăng đường huyết sau phẫu thuật cao hơn, tuy
nhiên liên quan giữa tuổi và tăng đường huyết
sau phẫu thuật thì không chặt (OR: 1,08(1,04-
1,14)). Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể kéo dài,
thời gian kẹp động mạch chủ kéo dài và mức độ
hạ thân nhiệt càng thấp thì có tỉ lệ tăng đường
huyết sau phẫu thuật cao hơn, tuy nhiên qua
phân tích thì thấy không phải là yếu tố liên quan.
Nhóm trẻ có tăng đường huyết sau phẫu
thuật tim hở có tỉ lệ nhiễm trùng, truyền máu
sau phẫu thuật cao hơn, thời gian thở máy kéo
dài hơn, thời gian nằm ICU lâu hơn và chỉ số vận
mạch cao hơn nhóm bệnh nhi không có tăng
đường huyết sau phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agus MS, et al (2012). "Tight glycemic control versus standard
care after pediatric cardiac surgery". New England Journal of
Medicine, 367(13):pp.1208-1219.
2. Agus MS, et al (2014). "Tight glycemic control after pediatric
cardiac surgery in high-risk patient populations: a secondary
analysis of the safe pediatric euglycemia after cardiac surgery
trial". Circulation, 129(22):pp.2297-304.
3. DeCampli WM, et al. (2010). "Perioperative hyperglycemia:
effect on outcome after infant congenital heart surgery". The
Annals of Thoracic Surgery, 89(1):pp.181-185.
4. Falcao G, et al (2008). "Impact of postoperative hyperglycemia
following surgical repair of congenital cardiac defects". Pediatric
cardiology, 29(3):pp.628-636.
5. Faustino EV, Bogue CW (2010). "Relationship between
hypoglycemia and mortality in critically ill children". Pediatr
Crit Care Med, 11(6):pp.690-8.
6. Gaies MG, Langer M, Alexander J, et al (2013). "Design and
rationale of safe pediatric euglycemia after cardiac surgery: a
randomized controlled trial of tight glycemic control after
pediatric cardiac surgery". Pediatr Crit Care Med, 14(2):pp.148-
56.
7. Ghafoori AF, Twite MD, Friesen RH (2008). "Postoperative
hyperglycemia is associated with mediastinitis following
pediatric cardiac surgery". Pediatric Anesthesia, 18(12):pp.1202-
1207.
8. Hebson CL, et al (2013). "Safe and effective use of a glycemic
control protocol for neonates in a cardiac ICU". Pediatr Crit Care
Med, 14(3):pp.284-9.
9. Huỳnh Khiêm Huy (2013). "Ảnh hưởng của tăng đường huyết
sau mổ trên kết quả phẫu thuật tim trẻ em". Luận Văn Thạc Sĩ Y
Học, Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
10. Moga MA, et al (2011). "Hyperglycemia after pediatric cardiac
surgery: impact of age and residual lesions". Critical care
medicine, 39(2):pp.266-272.
11. Moghissi ES, et al (2009). "American Association of Clinical
Endocrinologists and American Diabetes Association
consensus statement on inpatient glycemic control". Endocr
Pract, 15(4):pp.353-69.
12. Polito A, et al (2008). "Association between intraoperative and
early postoperative glucose levels and adverse outcomes after
complex congenital heart surgery". Circulation, 118(22):pp.2235-
2242.
13. Preissig CM, Rigby MR, Maher KO (2009). "Glycemic control
for postoperative pediatric cardiac patients". Pediatric cardiology,
30(8):pp.1098.
14. Rossano JW, et al (2008). "Glycemic profile in infants who have
undergone the arterial switch operation: hyperglycemia is not
associated with adverse events". The Journal of Thoracic and
Cardiovascular Surgery, 135(4):pp.739-745.
15. Van den Berghe G, et al. (2006), "Intensive insulin therapy in
the medical ICU", N Engl J Med, 354 (5), pp. 449-61.
16. Verhoeven JJ, et al. (2009). "Management of hyperglycemia in
the pediatric intensive care unit; implementation of a glucose
control protocol". Pediatric Critical Care Medicine, 10(6):pp.648-
652.
17. Vlasselaers D, Mesotten D., Langouche L., et al (2010). "Tight
glycemic control protects the myocardium and reduces
inflammation in neonatal heart surgery". Ann Thorac Surg,
90(1):pp.22-9.
18. Vlasselaers D, Milants I, Desmet L, et al (2009). "Intensive
insulin therapy for patients in paediatric intensive care: a
prospective, randomised controlled study". The Lancet,
373(9663):pp.547-556.
19. Wiener RS, Wiener DC, Larson RJ (2008). "Benefits and risks of
tight glucose control in critically ill adults: a meta-analysis".
Jama, 300(8):pp.933-44.
20. Yates AR, et al (2006). "Hyperglycemia is a marker for poor
outcome in the postoperative pediatric cardiac patient". Pediatr
Crit Care Med, 7(4):pp.351-5.
21. Yung M, et al. (2008), "Glucose control, organ failure, and
mortality in pediatric intensive care", Pediatr Crit Care Med, 9
(2), pp. 147-52.
Ngày nhận bài báo: 05/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tang_duong_huyet_sau_phau_thuat_tim_ho_tim_bam_sinh_o_tre_0.pdf