Tăng cường xuất khẩu chè nhằm phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai

Tài liệu Tăng cường xuất khẩu chè nhằm phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai: Dương Thị Tình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 91 - 96 91 TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LÀO CAI Dương Thị Tình* Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tại tỉnh Lào Cai, cây chè đang được quy hoạch tập trung thành từng vùng trọng điểm, tạo thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn, quản lý chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai, giúp giải quyết việc làm ổn định cho người dân trồng chè và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển vùng chè nguyên liệu ở Lào Cai đang gặp khó khăn do công tác quản lý quy hoạch còn hạn chế, năng suất và chất lượng chè chưa thật cao, dây chuyền thiết bị công nghệ chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cũng như phạm vi thị trường xuất khẩu chè. Bài viết này phân tích rõ thực trạng và đánh giá đóng góp xuất khẩu chè tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai, từ đó khẳng định v...

pdf6 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường xuất khẩu chè nhằm phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Thị Tình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 91 - 96 91 TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LÀO CAI Dương Thị Tình* Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tại tỉnh Lào Cai, cây chè đang được quy hoạch tập trung thành từng vùng trọng điểm, tạo thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn, quản lý chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai, giúp giải quyết việc làm ổn định cho người dân trồng chè và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển vùng chè nguyên liệu ở Lào Cai đang gặp khó khăn do công tác quản lý quy hoạch còn hạn chế, năng suất và chất lượng chè chưa thật cao, dây chuyền thiết bị công nghệ chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu cũng như phạm vi thị trường xuất khẩu chè. Bài viết này phân tích rõ thực trạng và đánh giá đóng góp xuất khẩu chè tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai, từ đó khẳng định vai trò quan trọng của xuất khẩu chè cũng như đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô trồng chè, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chè, phát triển thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, đóng góp phát triển bền vững kinh tế tỉnh Lào Cai. Từ khóa: Xuất khẩu chè, phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, xúc tiến thương mại, thị trường xuất khẩu. GIỚI THIỆU * Trong xu hướng của toàn cầu hóa và khu vực hóa của nền kinh tế thế giới hiện nay, thương mại quốc tế đã và đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế trong nước và thế giới, góp phần cải thiện sức cạnh tranh cũng như tăng trưởng kinh tế. Trong đó, xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động rất cơ bản, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển [1]. Đối với các địa phương, xuất khẩu là động lực hữu hiệu để đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất của địa phương, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất khẩu còn là phương tiện để khai thác lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực và các nguồn lực khác. Tăng cường xuất khẩu còn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, với các chính sách khuyến khích phát triển, phân vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp quản lý, những năm qua sản xuất và xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai thu được nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa * Tel: 0978875866; Email: tinhvinh@gmail.com phương. Các chính sách hỗ trợ được triển khai kịp thời, hiệu quả, thị trường và giá trị kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, góp phần xóa đói, giảm nghèo [2]. Tuy nhiên, dây chuyền thiết bị, công nghệ chế biến chưa đồng bộ, chủ yếu là chế biến chè xanh và bán sản phẩm thô, nên giá thấp, khó thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Việc đăng ký chứng nhận duy trì và mở rộng diện tích sản xuất chè theo VietGAP còn gặp nhiều khó khăn. Năng suất và chất lượng cũng như thị trường xuất khẩu chè còn nhiều hạn chế, mức độ đóng góp nhằm phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của chè. Bài viết này sẽ phân tích thực trạng về xuất khẩu chè tỉnh Lào Cai, đánh giá mức độ đóng góp vào phát triển kinh tế của tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu cả về số lượng và chất lượng nhằm phát triển chè nói riêng và phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai nói chung. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập thông tin: thu thập những thông tin, số liệu về năng suất, giá trị và thị trường xuất khẩu chè và GDP của tỉnh. Nguồn thu thập: sách, mạng internet, các số liệu, báo cáo của Sở Công thương và Cục Thống kê tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012-2017. Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin: từ các số liệu, thông tin đã thu thập được tiến Dương Thị Tình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 91 - 96 92 phân loại tài liệu đã thu thập được thành một chỉnh thể phản ánh về thực trạng xuất khẩu chè, mức độ đóng góp vào GDP của tỉnh trong giai đoạn 2012-2017. Đồng thời, số liệu về giá trị kim ngạch xuất khẩu chè được đánh giá, so sánh giữa các năm, nhằm phân tích được những thành công, hạn chế mà tỉnh Lào Cai đang gặp phải. Phương pháp thông kê mô tả, có mục đích thống kê và mô tả tăng giảm của số liệu thu thập được để nhận định và đánh giá hiện trạng xuất khẩu chè và mức độ đóng góp phát triển kinh tế của tỉnh. Phương pháp phân tích so sánh, làm rõ sự khác biệt hay so sánh tăng giảm kinh ngạch, quy mô thị trường xuất khẩu chè giữa các năm làm cơ sở đề xuất giải pháp tăng cường xuất khẩu chè, đóng góp tốt hơn nữa vào phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ ĐÓNG GÓP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2012-2017 Theo UBND tỉnh Lào Cai, diện tích trồng chè tăng qua các năm, năm 2012 chỉ là 4.075 ha đến năm 2016 đạt diện tích 5.400 ha, năm 2017 là 5.507 ha, tăng 1.432 ha (14,94%) sau 6 năm. Hiện nay diện tích chè tập trung trên địa bàn đạt khoảng 5.507 ha, trong đó; huyện Mường Khương chiếm nhiều nhất với 2.332 ha, huyện Bảo Thắng 1.134 ha, huyện Bắc Hà 625 ha, huyện Bảo Yên 590 ha, huyện Bát Xát 495 ha, thành phố Lào Cai 195 ha, huyện Văn Bàn 85 ha, huyện Sapa 43 ha, ít nhất là huyện Simacai với 8 ha. Tuy nhiên, năng suất chè có sự tăng khác biệt so với diện tích trồng, năng suất cao nhất là Thành phố Lào Cai năm 2017 đạt 62,81 tạ/ha, sau đó đến huyện Mường Khương cao thứ hai mặc dù diện tích trồng lớn nhất đạt 55,06 tạ/ha, thấp nhất là các huyện Bát Xát đạt 28,65 tạ/ha, Sapa đạt 22,75 tạ/ha [3]. Nhưng về cơ bản năng suất chè tăng qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Về xuất khẩu chè tại Lào Cai trong những năm vừa qua, nhìn chung có xu hướng tăng giảm không ổn định. Năm 2012 khối lượng xuất khẩu là 796 tấn, trị giá đạt 1712 nghìn USD, nhưng năm 2013 lại giảm chỉ đạt 526 tấn với trị giá 1228 nghìn USD. Tuy nhiên, đến năm 2014 lại tăng đáng kể với 1277 tấn, năm 2015 lại tụt giảm mạnh là 439 tấn, trị giá còn 1096 nghìn USD và đến năm 2016 lại có xu hướng tăng nhẹ khoảng 5,7%, cao nhất là năm 2017 đạt 3359 nghìn USD. Cụ thể được thể hiện trong bảng 2. Bảng 1. Năng suất chè phân theo huyện/thành phố tỉnh Lào Cai Đơn vị tính: Tạ/ha Năm Địa bàn 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Thành phố Lào Cai 58,32 57,20 58,00 60,16 61,52 62,81 Huyện Bát Xát 44,85 27,14 23,32 25,12 26,89 28,65 Huyện Mường Khương 48,91 48,88 49,00 49,34 53,33 55,06 Huyện Simacai 31,25 32,50 31,25 31,25 31,25 33,34 Huyện Bắc Hà 14,77 15,11 19,05 32,06 36,82 38,95 Huyện Bảo Thắng 50,01 54,71 55,03 56,51 49,80 51,26 Huyện Bảo Yên 39,91 42,83 43,32 45,00 49,88 53,62 Huyện Sapa 20,00 17,65 17,65 20,00 20,50 22,75 Huyện Văn Bàn 34,59 34,59 35,29 35,41 36,71 37,84 Năng suất trung bình 38,06 36,73 36,87 39,42 40,74 42,69 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai [4]) Bảng 2. Trị giá, khối lượng chè Lào Cai xuất khẩu Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Trị giá (1000 USD) 1712 1228 2412 1096 1158 3359 Khối lượng (Tấn) 796 526 1277 439 464 1747 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai [4]; [5]) Dương Thị Tình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 91 - 96 93 Chè Lào Cai được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chỉ chiếm 5%, thị trường xuất khẩu cao lên tới 95% với sản phẩm rất đa dạng gồm chè Shan, chè lai LDP1, LDP2 và đặc biệt là chè Ô Long ngày càng được mở rộng, chiếm từ 20% đến 42% diện tích. Ngoài ra tỉnh còn có một số sản phẩm chè khác như chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen và nhiều loại chè hòa tan, chè thảo dược khác [3]. Trong đó, Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất của Lào Cai với tỷ trọng gần 70% giá trị chè xuất khẩu. Loại chè chủ yếu được xuất khẩu sang Pakistan là chè Ô Long, đây cũng là loại chè xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Lào Cai với khoảng 80% tổng sản lượng xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu chè sang Đài Loan sụt giảm là do nhiều sản phẩm chè xuất khẩu vẫn còn tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao dẫn đến sản lượng xuất khẩu sang Đài Loan giảm mạnh. Bên cạnh các thị trường truyền thống, những năm gần đây chè Lào Cai còn được xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Afganistan đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Đây là một thị trường tiêu thụ chè lớn, tương đối dễ tính và ưa chuộng mặt hàng chè Shan. Hơn nữa, tại thị trường này, đời sống của dân chúng chưa cao lắm, tính khắt khe về chất lượng sản phẩm và độ an toàn trong vệ sinh thực phẩm chưa cao. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Lào Cai dễ dàng xâm nhập thị trường và có thể kỳ vọng vào thị trường này. Bảng 3. Xuất khẩu chè Lào Cai phân theo thị trường Năm ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng giá trị 1000 USD 1712 1228 2412 1096 1158 3.359 Tổng khối lượng xuất khẩu Tấn 796 526 1277 439 464 1.747 Đài Loan Tấn 118 98 136 78 79 316 Pakistan Tấn 526 312 973 301 315 1.151 Trung Quốc Tấn 152 116 156 53 62 248 Afganistan Tấn 0 0 12 7 8 32 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai [4], Sở Công thương tỉnh Lào cai [5] và [6]) Giá chè xuất khẩu của tỉnh Lào Cai có sự biến động không ổn định. Năm 2012 giá xuất khẩu bình quân là 2,15 nghìn USD/tấn, đến năm 2014 lại sụt giảm với mức giá xuất khẩu 1,89 nghìn USD/tấn, đến năm 2017 đạt tốc độ tăng giá xuất khẩu là 1,19% so với năm 2016 tương đương 2,54 nghìn USD/tấn. Đánh giá tổng quan thì thấy giá chè xuất khẩu tăng và giá chè Lào Cai xuất khẩu có cao hơn các doanh nghiệp trong ngành tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong những nước có giá chè xuất khẩu thấp nhất thế giới, giá xuất khẩu chè của Việt Nam mới chỉ bằng 60- 70% giá chè thế giới [7]. Nguyên nhân là do chất lượng chè xuất khẩu vẫn chưa đảm bảo, nhiều sản phẩm còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị sản xuất, xuất khẩu chè cũng là lý do quan trọng khiến giá chè ngày càng bị “dìm” xuống. Bảng 4. Giá chè Lào Cai xuất khẩu Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Giá xuất khẩu bình quân (NghìnUSD/tấn) 2,15 2,33 1,89 2,50 2,51 2,54 Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (%) 10,78 8,55 -19,10 32,18 0,54 1,19 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai [4], Sở Công thương tỉnh Lào Cai [6]) Xem xét giá trị cũng như tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu chè đối với GDP của tỉnh Lào Cai thì có thể thấy rằng: xuất khẩu có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, đóng góp từ 0,9%- 2,4% trong GDP của tỉnh, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, mức đóng góp còn khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển xuất khẩu chè, phát triển kinh tế của tỉnh và có tỷ lệ mức đóng góp không ổn định trong giai đoạn. Năm 2012, mức đóng góp đạt 1,9% nhưng đến năm 2014 đạt 2,0%, đến năm 2016 mức đóng góp chỉ đạt 0,9% thấp nhất trong giai đoạn đến năm 2017 tăng với mức đóng góp 2,4%. Dương Thị Tình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 91 - 96 94 Bảng 5. Đóng góp của xuất khẩu chè vào GDP tỉnh Lào Cai Năm 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Xuất khẩu chè (tỷ đồng) 356 258 512 240 265 772 GDP tỉnh (tỷ đồng) 18.440 21.235 24.603 27.069 30.045 32.092 NLN và thủy sản 3.313 3.521 4.057 4.373 4.814 4.592 CN và XD 5.904 6.904 8.763 10.397 11.778 13.556 TM và DV 7.567 8.437 9.128 10.016 11.198 11.441 Thuế sản phẩm 1.631 2.372 2.654 2.281 2.254 2.503 Tỷ trọng XK chè /GDP (%) 1,9 2,1 2,0 0,9 0,9 2,4 (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai [4], tính toán của tác giả) NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ VỀ ĐÓNG GÓP CỦA XUẤT KHẨU CHÈ VÀO GDP TỈNH LÀO CAI Thành công Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Lào Cai trong việc thúc đẩy chè xuất khẩu với các chính sách khuyến khích phát triển. Cây chè đang được quy hoạch tập trung thành từng vùng trọng điểm, thu được nhiều kết quả tích cực, diện tích và năng suất tăng qua các năm trong giai đoạn 2012-2017. Khối lượng và giá trị chè xuất khẩu đạt mức khá cao trong một số năm, được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, chủ yếu là thị trường xuất khẩu với nhiều sản phẩm rất đa dạng, đặc biệt là chè Ô Long ngày càng tiềm năng. Xuất khẩu chè Lào Cai đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh với mức đóng góp từ 0,9%-2,4% trong giai đoạn nghiên cứu. Hạn chế và nguyên nhân Mặc dù xuất khẩu chè Lào Cai đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng năng suất chè, giá trị và khối lượng xuất khẩu tăng giảm không ổn định qua các năm do có những người dân tự ý thay đổi trồng cây lâm nghiệp hoặc bỏ không chăm sóc. Giá chè xuất khẩu không ổn định do chất lượng chè xuất khẩu vẫn chưa đảm bảo, nhiều sản phẩm còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao, việc quản lý chất lượng giống chè một số nơi còn lỏng lẻo và chủ yếu bán sản phẩm thô. Thị trường xuất khẩu chè chủ yếu là các thị trường truyền thống và chưa có thị trường tiêu thụ ổn định do dây chuyền thiết bị chưa đồng bộ nên chưa đáp ứng cao thị hiếu khách hàng nước ngoài, khó thúc đẩy sản xuất. Tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu chè/GDP của tỉnh còn ở mức khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của chè và tỷ lệ đóng góp tăng giảm không ổn định qua các năm nghiên cứu do giá trị và khối lượng xuất khẩu chè cũng không ổn định. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LÀO CAI TRONG THỜI GIAN TỚI Lào Cai phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm diện tích trồng chè tập trung đạt khoảng 6.500 ha [2], đạt năng suất, chất lượng tốt hơn, đóng góp tích cực hơn cho phát triển kinh tế của tỉnh. Tỉnh cần tăng cường công tác quản lý về giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong vùng nguyên liệu. Rà soát, quản lý quy hoạch hiệu quả với mục tiêu vùng nguyên liệu được sản xuất theo hướng tập trung, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất chè, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy hoạch chè tập trung thành từng vùng trọng điểm, thuận lợi cho công tác quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm chè để xây dựng thương hiệu vùng chè. Tăng cường tìm kiến thị trường tiêu thụ chè của tỉnh Lào Cai như làm tốt hơn công tác quảng bá xúc tiến thương mại. Chú trọng tuyên truyền đến người dân lợi ích của việc trồng chè, thực hiện tốt liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tập huấn nâng cao năng lực của người dân trong sản xuất và tiếp cận thông tin thị trường, thay đổi mẫu mã, bao bì đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Dương Thị Tình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 91 - 96 95 Đầu tư khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản xuất và chế biến chè nhằm nâng cao chất lượng, đồng thời kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình sản xuất, để tạo sản phẩm chè an toàn. Do đó, cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống chè, tăng nhanh diện tích các giống chè chất lượng cao bằng các giống nhập nội và giống mới chọn tạo (để đạt 40% - 50% diện tích chè giống mới). Trọng tâm là phát triển các giống Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, PH9, PH10, PH11, Ô Long, Tuyết Shan. Tích cực quan tâm đến kỹ thuật trồng và chăm sóc chè nhằm tăng giá chè xuất khẩu như chăm sóc bón phân hữu cơ, nâng cao độ phì của đất, đốn đúng thời vụ, hái đúng kỹ thuật, bón phân hợp lý kết hợp với tủ gốc và tưới nước để cây chè sinh trưởng khoẻ, có khả năng chống chịu tốt. Nguyên liệu chè phải được chế biến với qui trình công nghệ và thiết bị đạt trình độ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh. Lựa chọn các tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện và uy tín để thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát quá trình sản xuất chè (thông qua công cụ là các quy định có tính pháp lý về hệ thống quản lý chất lượng). Trên cơ sở trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAP, xây dựng chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAP cho từng lô sản phẩm; nhà chứng nhận chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận VietGAP. Có như vậy, thương hiệu của sản phẩm chè Lào Cai mới được thị trường chấp nhận. Chú trọng mối liên kết giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi sản xuất và xuất khẩu chè. Các công ty, doanh nghiệp cần có kế hoạch quản lý, phát triển vùng nguyên liệu và thu mua nguyên liệu chè búp tươi cho nông dân. Công khai giá bán, chia sẻ hài hòa lợi ích với người trồng chè, đầu tư nâng cấp dây chuyền chế biến sâu sản phẩm chè khô. Tập huấn nâng cao năng lực, nắm bắt được các quy định cũng như các kỹ thuật trong sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao cho nông dân, tại các vùng sản xuất có các bảng, biển hướng dẫn nhân dân để người sản xuất thực hiện quy trình. Tăng cường công tác quản lý, giám sát sản xuất chè an toàn, đặc biệt ở những vùng sản xuất tập trung để nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các qui định về sản xuất và tiêu thụ chè an toàn, đảm bảo chất lượng và phát triển bền vững. Cần cung cấp thông tin thị trường ngành chè cho các hộ nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp chế biến chè kịp thời và có các chính sách hỗ trợ, tạo động lực quan trọng cho các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị chè của tỉnh Lào Cai đạt hiệu quả cao. KẾT LUẬN Chè là một trong những ngành quan trọng trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng, đóng góp phát triển kinh tế của tỉnh, quốc gia. Thúc đẩy xuất khẩu chè chiếm vai trò khá quan trọng, trong giai đoạn 2012-2017 vừa qua với bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại, chè của tỉnh Lào Cai đã đạt được những thành tựu đáng quan trọng, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị và thị trường xuất khẩu. Nhưng mức đóng góp vào phát triển kinh tế của tỉnh chưa cao, chưa thật ổn định trong giai đoạn nghiên cứu, chưa tương xứng với tiềm năng chè hiện có. Với mức tiêu thụ tăng trong những năm tới, thị trường chè thế giới sẽ khá rộng cho sản phẩm chè Việt Nam, chè Lào Cai thâm nhập. Cần áp dụng cụ thể các giải pháp có hiệu quả cao, thúc đẩy xuất khẩu chè vào các thị trường tiềm năng trong những năm tới. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và đối với sự phát triển ngành xuất khẩu nói riêng của tỉnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân (2012), Giáo trình Kinh tế Thương mại, Nxb Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. https://baomoi.com/lao-cai-nang-cao-gia-tri- cay-che-nguyen-lieu/c/25289875.epi truy cập ngày 15/7/2018. Dương Thị Tình Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 186(10): 91 - 96 96 3. UBND tỉnh Lào Cai ( 2017), Báo cáo tổng kết kinh tế xã hội năm 2016 và phương hướng đến năm 2020, Lào Cai. 4. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2012, 2014, 2016, 2017), Niêm giám Thống kê, Lào Cai. 5. trien-vung-che-hang-hoa-gop-phan-thuc-hien-tai- co-cau-kinh-te-nganh-nong-nghiep truy cập ngày 29/8/2018. 6. Sở Công Thương Lào Cai (2012), Báo cáo đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012, Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2013, Lào Cai. 7. Sở Công Thương Lào Cai (2016), Báo cáo đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu năm 2016, Các giải pháp thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2017, Lào Cai. SUMMARY STRENGTHENING TEA EXPORTS FOR ECONOMIC GROWTH OF LAO CAI PROVINCE Duong Thi Tinh* TNU - University of Economics and Business Administration In Lao Cai province, tea plants are being planned to focus on each major area, facilitating large- scale commodity production investment, product quality management and brand-building strategy, to play an important role in the economic development of Lao Cai province, helping to create stable jobs for tea growers and eradicate hunger and alleviate poverty. However, the development of raw material tea area in Lao Cai is difficult due to limited planning management, lagging productivity and poor quality. Besides, technology equipment lines are not synchronized, affecting to the export value as well as the tea export market scale. This paper analyzes the current situation and assesses the contribution of tea exports to the economic growth of Lao Cai province, thereby confirming the important role of tea exports as well as proposing solutions to expand the scale of tea growing, raising value, product quality, developing tea market and contributing sustainable development of the Lao Cai province. Keywords: Tea export, economic development, economic structure, trade promotion, export market. Ngày nhận bài: 17/7/2018; Ngày phản biện: 26/7/2018; Ngày duyệt đăng: 28/9/2018 * Tel: 0978875866; Email:tinhvinh@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf203_208_1_pb_2104_2127061.pdf
Tài liệu liên quan