Tài liệu Tăng cường rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên theo hướng phát triển năng lực của người học: TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
87
Tăng cường rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên
theo hướng phát triển năng lực của người học
Enhancing presentation skill practice for university students under the development
of the learning capability
ThS. Trương Thiên Hương,
Trường Đại học Sài Gòn
Truong Thien Huong, M.A.,
Saigon University
Tóm tắt
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một hình thức đào tạo hướng đến tính năng động của người học. Giáo
dục phải tạo ra những con người có những kĩ năng mềm thiết yếu như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp
tác, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng quyết định và giải quyết vấn đề,... Như vậy, thuyết trình là một hoạt
động không thể thiếu đối với sinh viên ngày nay. Kĩ năng này rất cần thiết cho sinh viên khi trình bày
các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp,... Sau khi ra trường, kĩ
năng thuyết trình giúp sinh viên tự tin, thành công hơn ở nơi làm việc. Qua nh...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tăng cường rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên theo hướng phát triển năng lực của người học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 32 (57) - Thaùng 9/2017
87
Tăng cường rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên
theo hướng phát triển năng lực của người học
Enhancing presentation skill practice for university students under the development
of the learning capability
ThS. Trương Thiên Hương,
Trường Đại học Sài Gòn
Truong Thien Huong, M.A.,
Saigon University
Tóm tắt
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ là một hình thức đào tạo hướng đến tính năng động của người học. Giáo
dục phải tạo ra những con người có những kĩ năng mềm thiết yếu như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp
tác, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng quyết định và giải quyết vấn đề,... Như vậy, thuyết trình là một hoạt
động không thể thiếu đối với sinh viên ngày nay. Kĩ năng này rất cần thiết cho sinh viên khi trình bày
các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học, khóa luận tốt nghiệp,... Sau khi ra trường, kĩ
năng thuyết trình giúp sinh viên tự tin, thành công hơn ở nơi làm việc. Qua nhiều năm thực nghiệm, tác
giả bài viết trao đổi một số biện pháp nhằm tăng cường rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên theo
hướng phát triển năng lực của người học.
Từ khóa: kĩ năng, thuyết trình, năng lực, rèn luyện.
Abstract
The credit-based training system is a form of training addressing to the creative dynamism of learners.
Education and training must equip people with essential skills such as communication skill, cooperation
skill, presentation skill, decision-making skill, problem-solving skill, etc. Therefore, presentation skill is
an indispensable activity for students. This skill is very essential for students to present their research
work, research reports, or minor thesis, etc. After their graduation, the presentation skill will make
students more confident and successful in their workplace. From years of experience, the writer would
like to present some ways to improve presentation skill for students under the development of the
learning capability.
Keywords: skill, presentation, capability, practice.
1. Đặt vấn đề
Giao tiếp là quá trình truyền tải thông
điệp thông qua ngôn ngữ nói, chữ viết, kí
hiệu, hình ảnh, âm thanh, các yếu tố phi
ngôn ngữ cùng phong cách thể hiện. Giao
tiếp gắn với mỗi người, gắn với xã hội loài
người thông qua sự đa dạng phong phú của
nhu cầu. Thuyết trình là một hình thức giao
tiếp. Đây là hình thức giao tiếp ở mức độ
phức tạp, đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ càng trước
khi thực hiện. Thuyết trình thành công khi
người thuyết trình chuyển tải được thông
điệp trọn vẹn, thuyết phục, tác động người
nghe như mong muốn. Trong phạm vi bài
TĂNG CƯỜNG RÈN LUY N KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
88
viết, tôi chỉ tập trung trình bày những vấn
đề sau:
1. Tầm quan trọng của kĩ năng thuyết
trình.
2. Các kĩ năng cơ bản hỗ trợ cho
thuyết trình.
3. Một số biện pháp nhằm tăng cường
rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho sinh
viên theo hướng phát triển năng lực của
người học.
2. Nội dung
2.1. Tầm quan trọng của kĩ năng
thuyết trình
Thuyết trình là quá trình truyền đạt
thông tin nhằm đạt được mục tiêu cụ thể:
hiểu, tạo dựng quan hệ và thực hiện; hoặc
nhằm cung cấp thông tin, thuyết phục, tạo
ảnh hưởng đến người nghe. Như vậy,
thuyết trình là một hình thái giao tiếp. Trên
cơ sở đó sẽ hình thành tư duy đối thoại.
Thông qua thuyết trình, ta cũng có thể học
được các kĩ năng vận dụng trong hội thoại
giữa hai người, trước nhiều người trong
nhiều tình huống khác nhau. Mục đích của
thuyết trình là nhận được hiệu quả của giao
tiếp nhưng không phải bằng mọi giá. Lí
tưởng trong thuyết trình chính là nhân cách
của người nói. Muốn đạt được điều này cần
chuẩn bị cẩn thận cho mỗi bài thuyết trình,
trung thực trong nội dung trình bày, tránh
xúc phạm và lạm dụng ngôn ngữ, tránh
định kiến với người nghe,... Nghĩa là, trong
quá trình thuyết trình, tư duy đối thoại sẽ
được định hình với sự hình thành tri thức
và với sự phát triển nhân cách của người
nói đối với người nghe.
Thứ hai, thuyết trình nhằm nâng cao
hiệu quả của giao tiếp, là chìa khóa của sự
thành công. Thuyết trình đem lại sự tự tin
cho bản thân khi đứng trước nhiều người,
phát triển kĩ năng giao tiếp, có cơ hội thực
hành và tích lũy kinh nghiệm.
Tóm lại, thuyết trình có tầm quan
trọng đặc biệt đối với mỗi cá nhân. Đây là
một năng lực mà mọi người nên có vì khi
thuyết trình tốt sẽ dễ dàng truyền tải được
ý tưởng và mong muốn của mình đến với
người nghe, dễ thuyết phục họ. Khi thuyết
trình hoàn thiện lên mức hùng biện thì lời
nói sẽ có uy lực mạnh mẽ và thành công sẽ
đến một cách dễ dàng.
2.2. Các kĩ năng cơ bản hỗ trợ cho
thuyết trình
Kĩ năng là năng lực khéo léo để làm
một công việc nhất định trong đó bao gồm
cả năng lực, tài nghệ kĩ thuật và các thao
tác cụ thể. Để hỗ trợ cho thuyết trình, ta
cần rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng mở đầu
thuyết trình, kĩ năng kết thúc thuyết trình,
kĩ năng giao tiếp phi ngôn từ, kĩ năng đặt
câu hỏi,...
2.2.1. Kĩ năng nói
Kĩ năng nói là một trong những kĩ
năng đặc trưng của con người. Kĩ năng nói
là những năng lực khéo léo để thực hiện có
hiệu quả việc diễn đạt bằng ngôn từ. Kĩ
năng nói bao gồm kĩ năng phát âm, kĩ năng
dùng từ, kĩ năng đặt câu, kĩ năng ứng
khẩu,... kĩ năng phát âm còn là kĩ năng điều
tiết ngữ điệu hay là kĩ năng về giọng, giọng
phù hợp với mục đích nói, nội dung nói và
phong cách nói. Giọng ở đây là nhấn
giọng, lên giọng, hạ giọng, đổi giọng cho
phù hợp với tâm tình người nói, thu hút
người nghe và gắn với một hoàn cảnh, mục
đích giao tiếp nhất định.
Kĩ năng dùng từ luôn là một thách
thức với người phát ngôn. Từ được chọn
lựa phải hội đủ các tiêu chuẩn: đúng và
hay; đa dạng, sâu sắc, tránh lỗi lặp từ hoặc
lỡ lời gây hiểu nhầm.
Kĩ năng đặt câu cũng là vấn đề của
việc rèn kĩ năng nói. Khi phát ngôn các
kiểu câu, ngữ điệu cũng đóng vai trò quan
TRƯƠNG THIÊN HƯƠNG
89
trọng trong việc diễn tả đúng mục đích nói.
Giọng phụ thuộc vào kiểu câu và cảm xúc
của người nói. Câu để nói do có từ đệm
nên có thể dài hơn câu viết hoặc có thể
ngắn hơn câu để viết do phép tỉnh lược
thành phần trong những hoàn cảnh giao
tiếp nhất định.
Kĩ năng ứng khẩu cũng là vấn đề cần
quan tâm. Vì kĩ năng ứng khẩu không chỉ
để thẩm định năng lực nói, kĩ năng nói mà
còn góp phần thẩm định vốn tri thức văn
hóa – xã hội của mỗi cá nhân.
2.2.2. Kĩ năng giao tiếp phi ngôn ngữ
Để bài thuyết trình có thể lôi cuốn
được sự chú ý, sự say mê, hứng thú của
người nghe. Cử chỉ, điệu bộ cũng đóng vai
trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyển tải
thông điệp. Ta thuyết phục người khác
không chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự cảm
nhận của họ qua mắt thấy (cách di chuyển,
động tác tay, ánh mắt, nụ cười, dáng điệu,
trang phục,...) tai nghe. Mỗi người có một
ngôn ngữ cơ thể riêng, khi thuyết trình, ta
chú ý và vận dụng những yếu tố phi ngôn
ngữ thì chắc chắn buổi thuyết trình, bài
thuyết trình sẽ đạt được hiệu quả .
2.2.3. Kĩ năng đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi là một trong những kĩ
năng giúp ta giao tiếp thông minh. Khi ta
đặt câu hỏi đúng trong một tình huống cụ
thể, ta sẽ duy trì được sự chú ý của thính
giả, cải thiện tốt về kĩ năng giao tiếp, nâng
cao hiệu quả khi thể hiện bài thuyết trình.
2.2.4. Kĩ năng mở đầu, kết thúc bài
thuyết trình
Mở đầu bài thuyết trình chỉ chiếm ít
phút nhưng lại quan trọng. Vì công việc
khởi động này sẽ “tạo hứng”, “tạo tâm
thế”, “tạo tình huống” cho quá trình thuyết
trình. Nó phải “nhanh”, “trúng” và “hay”.
Có mở đầu thì phải có kết thúc. Có nhiều
cách để kết thúc bài thuyết trình nhưng
quan trọng là làm sao bài thuyết trình phải
để lại sự lắng đọng, lưu lại dư âm cho
người nghe (hiểu được nội dung truyền đạt,
suy nghĩ, trăn trở hoặc thực hiện những
thông điệp được tiếp nhận).
Một bài thuyết trình hiệu quả đòi hỏi
người thuyết trình phải thể hiện tốt cả 3
phần: mở đầu, phần chính, phần kết luận.
Vào bài ấn tượng sẽ “tạo đà”, tạo không
khí cho buổi thuyết trình trước khi đi vào
nội dung chính. Kết thúc mà tạo được “dư
vị”, ý nhị và chuyên nghiệp thì cũng có thể
nhận được kết quả như mong muốn.
Nhìn chung, để có được kỹ năng
thuyết trình tốt cần có sự kết hợp tinh tế,
nhịp nhàng, hài hòa giữa các kĩ năng vừa
nêu. Trong phạm vi bài viết, tác giả chỉ nêu
khái quát để làm tiền đề cho nội dung của
phần sau.
2.3. Một số biện pháp nhằm tăng
cường rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho
sinh viên theo hướng phát triển năng lực
của người học
2.3.1. Quan niệm về năng lực, năng
lực của người học
- Theo từ điển Tiếng Việt, năng lực có
2 nghĩa:
1. Năng lực là khả năng, điều kiện chủ
quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một
hoạt động nào đó.
2. Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí
tạo cho con người khả năng hoàn thành một
loại hoạt động nào đó với chất lượng cao.
Như vậy, năng lực vừa là cái có sẵn
vừa là cái có thể được bồi dưỡng để nâng
cao. Năng lực là khả năng của một người
có thể có được, làm được bao gồm cả kiến
thức, kĩ năng, thái độ.
Hiện nay, giáo dục phải thực hiện
nhiệm vụ quan trọng là đào tạo ra một lớp
người năng động, sáng tạo, có những năng
lực cốt lõi cần có để sống và làm việc
TĂNG CƯỜNG RÈN LUY N KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
90
(năng lực tự chủ, năng lực hợp tác, năng
lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ,
năng lực thẩm mỹ,...).
Như vậy, năng lực của người học là
khả năng đáp ứng yêu cầu của chương
trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu cung cấp
nguồn nhân lực cho xã hội. Năng lực của
người học được biểu hiện ở khả năng sẵn
có, khả năng nhận thức, tự biểu hiện, khả
năng nắm vững và vận dụng thành thạo
những kĩ năng mềm cơ bản.
2.3.2. Một số biện pháp nhằm tăng
cường rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho
sinh viên theo hướng phát triển năng lực
của người học
Trải qua nhiều năm dạy học, việc
nghiên cứu và vận dụng các phương pháp
dạy học phù hợp là trách nhiệm của mỗi
giảng viên tâm huyết với nghề. Tôi đã áp
dụng nhiều biện pháp tích cực, ở nhiều
mức độ khác nhau để giúp sinh viên có thể
tự tin trình bày, thuyết trình trước nhóm,
trước lớp và mở rộng phạm vi, đối tượng
thuyết trình trong định hướng nghề nghiệp
của bản thân. Tuy nhiên, việc rèn kĩ năng
thuyết trình hiện nay, hiệu quả còn thấp.
Thực trạng này đòi hỏi phải tăng cường rèn
luyện kĩ năng thuyết trình cho sinh viên
theo hướng phát triển năng lực của người
học. Sau đây là một số đề xuất các biện
pháp để giúp sinh viên có thể cải thiện kĩ
năng thuyết trình.
2.3.2.1. Tích cực hóa phương pháp
thuyết trình trong dạy - học từ phía giảng viên
Phương pháp thuyết trình là phương
pháp dạy học truyền thống nên ta vẫn duy
trì. Quan trọng là phải phát huy tối đa ưu
điểm và tìm cách khắc phục hạn chế vốn có
của phương pháp này. Cụ thể, ta cần hạn
chế thuyết trình theo kiểu thông báo – tái
hiện mà tăng cường thuyết trình theo kiểu
đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Thuyết
trình kiểu này, giảng viên cần nắm vững
nội dung trình bày, có vốn kiến thức sâu,
rộng, lựa chọn nội dung thích hợp, chuẩn
bị chu đáo. Đồng thời, giảng viên cũng cần
phối hợp hợp lí với một số hoạt động của
cá nhân/ nhóm nhằm kích thích tư duy tích
cực của sinh viên, tạo sự cộng hưởng giữa
giảng viên và sinh viên, góp phần hướng
dẫn sinh viên tự học, tự hình thành kĩ năng,
hoàn thiện nhân cách của mình. Như vậy,
giảng viên là hình mẫu cơ bản, đầu tiên để
sinh viên có thể vận dụng và thực hành.
2.3.2.2. Nâng cao nhận thức cho sinh
viên về tầm quan trọng của kĩ năng thuyết
trình để sinh viên có động cơ tích cực mà
trau dồi kĩ năng thuyết trình, các kĩ năng
hỗ trợ
Sinh viên phải biết mình cần rèn
những kĩ năng gì, rèn như thế nào để có
hiệu quả. Đồng thời ý thức được sự tương
tác giữa việc rèn luyện kĩ năng với việc bồi
dưỡng, phát triển năng lực của người học.
2.3.2.3. Khi các nhóm đã định hình
Giảng viên xác định rõ chủ đề thuyết
trình, nội dung trọng tâm vấn đề cần thuyết
trình hoặc sinh viên chọn một chủ đề nhất
định trên cơ sở căn cứ vào nội dung của
học phần. Thuyết trình nhóm theo chủ đề
có khả năng phát huy tính tích cực, sáng
tạo của người học, nhiệm vụ của từng
thành viên được nêu cụ thể, bắt buộc sinh
viên phải làm việc và có sự liên kết với
nhau, tạo sự phụ thuộc tích cực, hình thành
và rèn luyện cho sinh viên năng lực hợp
tác, tương tác. Trước khi thuyết trình trước
lớp bắt buộc sinh viên phải thực hành trước
nhóm, nhóm trưởng phải là người chịu
trách nhiệm điều hành, nhận xét và có ghi
biên bản. Thông thường, khi phân công
thuyết trình, các nhóm bàn bạc, thảo luận,
giao trách nhiệm cho từng thành viên
chuẩn bị nội dung để trình bày trước lớp.
TRƯƠNG THIÊN HƯƠNG
91
Nghĩa là chủ yếu tập trung vào nội dung
trình bày. Sau đó, chọn một sinh viên có
khả năng nói năng lưu loát, mạnh dạn, tự
tin để thuyết trình. Điều này sẽ hạn chế
việc rèn luyện kĩ năng thuyết trình. Vì vậy,
thực hành thuyết trình trước nhóm như một
thao tác diễn tập trước. Khi luyện tập trước
nhóm một cách nghiêm túc thì bản thân sẽ
rút được kinh nghiệm, nhận được sự góp ý
thẳng thắn (vì thuyết trình của bạn cũng là
kết quả đánh giá của cả nhóm). Điều này
rất có ích, giúp bản thân không cảm thấy
lúng túng, tràn đầy tự tin khi thuyết trình
trước lớp, trước sự đánh giá của Ban giám
khảo, của giảng viên.
2.3.2.4. Giảng viên phải hình thành
được đội ngũ cộng sự đắc lực
Đội ngũ này là Ban giám khảo, Thư kí,
Nhóm trưởng của các nhóm (mỗi nhóm 2-5
sinh viên). Đội ngũ này phải được tập
huấn, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả và
phải phát huy tác dụng trong quá trình thực
hành thuyết trình của nhóm, của cá nhân
trước lớp.
Cụ thể, khi sinh viên thuyết trình,
giảng viên chỉ là người tham dự, định
hướng, giải quyết vấn đề khi cần thiết và
nhận định, tổng kết sau cùng. Ban giám
khảo, thư kí, người điều khiển chương
trình thuyết trình, người thuyết trình sẽ là
thành tố chính. Ban giám khảo sẽ căn cứ
vào tiêu chuẩn của phiếu chấm điểm thuyết
trình mà cho điểm và xếp loại.
Ví dụ: Dựa trên thang điểm 20, nội
dung thuyết trình là 12 điểm, cách thức
thuyết trình là 8 điểm.
PHIẾU CHẤM ĐIỂM THUYẾT TRÌNH
Học phần : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Lớp : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Giám khảo : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
STT
NỘI DUNG
THUYẾT TRÌNH
(12 điểm)
Điểm
số phần
ND
CÁCH THỨC
TRÌNH BÀY
(8 điểm)
Điểm
số
phần
trình
bày
TỔNG
SỐ ĐIỂM
GHI CHÚ
1 - Đầy đủ nội dung
- Bảo đảm tính hệ
thống
- Làm rõ trọng tâm
(4 điểm)
- Trình bày có
hệ thống
- Luận điểm rõ
ràng
(3 điểm)
2 - Sử dụng, kết hợp tốt
các phương pháp phù
hợp với nội dung
thuyết trình.
(3 điểm)
Trình bày
mạch lạc, lôi
cuốn người
nghe.
(2 điểm)
TĂNG CƯỜNG RÈN LUY N KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CHO SINH VIÊN THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
92
3 - Có minh họa sinh
động và liên hệ thực
tế.
(2 điểm)
Ghi bảng
những luận
điểm quan
trọng, những ý
cần thiết.
(1 điểm)
4 - Có ý kiến mới
- Thuyết phục được
người nghe.
(2 điểm)
Đảm bảo đủ
thời gian qui
định.
(1 điểm)
5 Trả lời thuyết phục
các chất vấn.
(1 điểm)
Đa phần người
nghe đều hiểu.
(1 điểm)
TỔNG ĐIỂM : . . . . . . . . . . . . . . . .
NHẬN ĐỊNH CỦA GIÁM KHẢO
NỘI DUNG – DIỄN BIẾN NHẬN XÉT – ĐỀ NGHỊ
CÁCH XẾP LOẠI: Đánh giá xếp loại
thuyết trình dựa trên các yêu cầu về nội
dung và cách thức thuyết trình. Đánh giá
theo 3 mức độ:
- Loại giỏi: 17 - 20 điểm (đảm bảo 4/5 yêu
cầu về nội dung và 3/5 yêu cầu về trình bày)
- Loại khá: 13 - 16,5 điểm (đảm bảo
3/5 yêu cầu về nội dung và 3/5 yêu cầu về
trình bày)
- Loại TB: 10 - 12,5 điểm (đảm bảo
1/2 yêu cầu về nội dung và 1/2 yêu cầu về
trình bày)
(Cách xếp loại trên chỉ là tương đối và
có tính tham khảo. Vì để có thể đánh giá,
rút kinh nghiệm về hiệu quả của bài thuyết
trình, ta cần kết hợp đánh giá định tính với
định lượng).
2.3.2.5. Khuyến khích sinh viên thuyết
trình theo hướng Đặt - giải quyết vấn đề.
Thuyết trình kiểu này sẽ thực hiện qua 3 bước
1. Đặt vấn đề, định hướng giải quyết
vấn đề.
2. Lần lượt trình bày các cách giải
quyết vấn đề đặt ra.
3. Kết luận.
Cách thức này sẽ phát huy khả năng tư
duy của sinh viên. Yêu cầu sinh viên phải
qua bước 2 mà đi tới bước 3 để rút ra được
một nhận định khoa học. Khi đã thành
thạo, sinh viên có khả năng kích thích sự
“bùng nổ thông tin” ở người nghe, không
chỉ làm cho người nghe chú ý mà còn bắt
đầu tư duy đối thoại với người nghe với cử
tọa, có sự tranh luận, phản biện,...
2.3.2.6. Sinh viên cần có ý thức tham
dự và lắng nghe thuyết trình của bạn, của
người khác để tích lũy kinh nghiệm cho
mình, để có thể có những bài thuyết trình
phong phú về nội dung, truyền cảm trong
cách diễn đạt và đầy sức thuyết phục đối
với thính giả
Thao tác này rất quan trọng và cần
thiết. Vì sự hướng dẫn định hướng của
giảng viên chỉ là một phần còn từ “mắt
TRƯƠNG THIÊN HƯƠNG
93
thấy, tai nghe”, từ thực hành, trải nghiệm
của bản thân là 10 phần. Trên cơ sở này sẽ
phát triển được năng lực của người học
một cách đầy đủ hơn.
2.3.2.7. Luyện tập và luyện tập!
Giảng viên nên tạo tình huống để SV
có cơ hội luyện tập tùy theo kế hoạch dạy –
học của học phần. (Yêu cầu sinh viên luyện
tập theo nhóm nhỏ có định hướng, có
hướng dẫn, có kiểm tra đánh giá nhằm phát
huy tính chủ động sáng tạo; sinh viên
thuyết trình trước lớp,...). Sinh viên phải
tận dụng mọi cơ hội để luyện tập (luyện tập
một mình, luyện tập trong tâm trí, luyện
tập nhóm, luyện tập thông qua các hoạt
động ngoài lớp học: câu lạc bộ ngoại ngữ,
hội thi nghiệp vụ, ngoại khóa,... Đây chính
là bãi tập phong phú, là cơ hội để sinh viên
rèn luyện, củng cố kĩ năng, phát huy hiệu
quả của việc rèn luyện). Sau đó phải tự
đánh giá sự tiến bộ của mình để nỗ lực
hoàn thiện bản thân. Chỉ có nỗ lực không
ngừng mới giúp ta càng tiến gần đến mục
tiêu trở thành diễn giả chuyên nghiệp từ kĩ
năng thuyết trình.
Các biện pháp vừa nêu là những chia
sẻ của bản thân. Vì là những suy nghĩ, trăn
trở, ý kiến chủ quan nên chưa thể đầy đủ,
hoàn thiện. Tác giả mong được sự quan
tâm, đóng góp của các bạn đồng nghiệp,
các bạn sinh viên về vấn đề nêu trên.
3. Kết luận
Tóm lại, thuyết trình là công cụ giao
tiếp hiệu quả, là nhân tố quan trọng góp
phần tạo nên thành công của mỗi sinh viên
trong quá trình học tập nói riêng và của
mỗi cá nhân trong nghề nghiệp, cuộc sống
nói chung. Kĩ năng thuyết trình lại phụ
thuộc vào nhiều yếu tố: giọng nói, giọng
điệu, cách thức diễn đạt, ngôn từ diễn đạt,
cách thể hiện các yếu tố phi ngôn ngữ,
Để có thể hoàn thiện kĩ năng, đạt đến kỹ
xảo, ta cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn với
các kĩ năng hỗ trợ khác và những công cụ
tư duy, phương tiện kĩ thuật tối ưu.
“Bạn sẽ đạt được bất kì điều gì nếu
bạn tiếp nhận và tin tưởng” – Napoleon
Hill. Vì thế, hãy kiên trì rèn luyện để trang
bị cho mình một kĩ năng có ảnh hưởng đến
thành quả học tập của mình, có ảnh hưởng
lớn đối với sự nghiệp và cuộc sống của
mình – KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH. Rèn
luyện kĩ năng thuyết trình cho mình mỗi
ngày sẽ rút ngắn con đường đi đến thành
công của bạn. Càng thuyết trình giỏi bạn
càng dễ thuyết phục người khác. Đây là
chìa khóa của sự thành công!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thụy Khánh Chương, Bản đồ tư duy
trong thuyết trình, Nxb Dân Trí.
2. Phong Liễu (2007), Diễn thuyết trước công
chúng, Nxb Thanh Hóa.
3. Lại Thế Luyện (2014), Kĩ năng thuyết trình
hiệu quả, Nxb Thời đại.
4. Richard Hall (2015), Thật đơn giản - Thuyết
trình, Nxb ĐH Kinh tế Quốc dân.
Ngày nhận bài: 26/8/2017 Biên tập xong: 15/9/2017 Duyệt đăng: 20/9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22_2773_2215074.pdf