Tài liệu Tần suất và các yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
84
TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG
Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Nguyễn Anh Thư*, Quách Trọng Đức**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa phổ biến, với tiêu
chuẩn chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng. Tuy nhiên, bệnh nhân bị HCRKT có thể đồng thời bị polyp đại trực
tràng, vốn là một tổn thương tiền ung thư quan trọng, có khả năng tiến triển thành ung thư.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tần suất và các yếu tố nguy cơ của polyp
đại trực tràng ở bệnh nhân HCRKT.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích được thực hiện trên bệnh
nhân ngoại trú đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh được chẩn đoán HCRKT theo tiêu
chuẩn ROME III và được nội soi đại tràng.
Kết quả: Có 404 bệnh nhân trong nghiên cứu với tuổi trung bình là 48,8 ± 11,2. Thời gian tr...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 229 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất và các yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
84
TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG
Ở BỆNH NHÂN HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH
Nguyễn Anh Thư*, Quách Trọng Đức**
TÓM TẮT
Mở đầu: Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một rối loạn chức năng đường tiêu hóa phổ biến, với tiêu
chuẩn chẩn đoán chủ yếu dựa trên lâm sàng. Tuy nhiên, bệnh nhân bị HCRKT có thể đồng thời bị polyp đại trực
tràng, vốn là một tổn thương tiền ung thư quan trọng, có khả năng tiến triển thành ung thư.
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định tần suất và các yếu tố nguy cơ của polyp
đại trực tràng ở bệnh nhân HCRKT.
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích được thực hiện trên bệnh
nhân ngoại trú đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh được chẩn đoán HCRKT theo tiêu
chuẩn ROME III và được nội soi đại tràng.
Kết quả: Có 404 bệnh nhân trong nghiên cứu với tuổi trung bình là 48,8 ± 11,2. Thời gian trung vị bị
HCRKT là 2 năm. Thể HCRKT tiêu chảy và hỗn hợp thường gặp nhất với tỉ lệ lần lượt là 50% và 42,6%. Tỉ lệ
polyp, polyp tân sinh, polyp tân sinh nguy cơ cao, và ung thư đại trực tràng ở BN HCRKT lần lượt là 13,6%,
6,7%, 4,7% và 2,2%. Tuổi trên 50, triệu chứng mới khởi phát dưới 1 năm ở người trên 40 tuổi và thiếu máu là
những yếu tố nguy cơ độc lập của polyp đại trực tràng.
Kết luận: Polyp đại trực tràng không hiếm gặp ở bệnh nhân HCRKT. Nghiên cứu này cho thấy có một số
yếu tố nguy cơ trên lâm sàng có thể giúp xác định những đối tượng nên được ưu tiên nội soi đại trực tràng để
chẩn đoán và xử trí.
Từ khóa: polyp đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, hội chứng ruột kích thích, nội soi đại tràng, triệu
chứng báo động
ABSTRACT
PREVALENCE AND RISK FACTORS OF COLORECTAL POLYPS IN PATIENTS WITH IRRITABLE
BOWEL SYNDROME
Nguyen Anh Thu, Quach Trong Duc
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 21 - No 3 - 2017: 84 - 89
Background: Irritable Bowel Syndrome (IBS) is a common functional gastrointestinal disorder, which is
mostly diagnosed based on clinical grounds. However, a patient with IBS may also have colorectal polyps, the
important precancerous lesions which may progress to colorectal cancer.
Objectives: To evaluate the prevalence and to determine the risk factors of colorectal polyps in IBS patients.
Methods: A cross-sectional study was conducted on out-patients at the University Medical Center Ho Chi
Minh City, who were diagnosed with IBS based on the ROME III diagnosis criteria and undergone colonoscopy.
Results: The mean age of patients was 48.8 years (SD ± 11.2 years). The median of time with IBS symptoms
was 2 years (interquartile range, 2–5 years). Diarrhea-predominant and mixed IBS were the most common
subtypes which accounted for 50.0% and 42.6% of the rate, respectively. The prevalence of colorectal polyps,
* * Khoa Tiêu hóa, BV Trưng Vương ** Bộ môn Nội tống quát - Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh
TTác giả liên lạc: TS Quách Trọng Đức ĐT: 0918080225 Email: drquachtd@ump.edu.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
85
neoplastic polyp, advanced neoplastic polyp, and colorectal cancer in IBS patients were 13.6%, 6.7%, 4.7% and
2.2%, respectively. There were significant associations between the presence of colorectal polyps and patient’s age
> 50, anemia, and recent-onset (i.e. < 1 year) symptoms in patients < 40 years of age.
Conclusions: Colorectal polyps are not uncommon among IBS patients. This study shows some clinical risk
factors which could help to identify high-risk patients for colonoscopy priority.
Keywords: colorectal polyp, colorectal cancer, irritable bowel syndrome, colonoscopy, ‘alarm’ symptoms
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ruột kích thích (HCRKT) là một
rối loạn chức năng đường tiêu hóa mạn tính,
xuất hiện từng đợt với biểu hiện đau bụng hoặc
khó chịu vùng bụng kèm theo thay đổi thói quen
đi tiêu và tính chất phân(Error! Reference source
not found.). Tần suất HCRKT trên thế giới nhìn
chung khá cao, thay đổi tùy theo mỗi quốc gia và
đang có xu hướng gia tăng(Error! Reference
source not found.). Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa
trên các triệu chứng lâm sàng(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.). Tuy nhiên, một người
bị HCRKT có thể đồng thời mắc một bệnh khác
như ung thư đại trực tràng (UTĐTT), polyp đại
trực tràngmà không có một triệu chứng nào
nổi trội để gợi ý. Thêm vào đó, đây lại là một rối
loạn ở người trẻ, hầu hết các trường hợp mới
mắc đều dưới 45 tuổi(Error! Reference source not found.,17) nên
nhiều khi bệnh nhân không được làm các xét
nghiệm hay thăm dò chuyên sâu để tầm soát
bệnh thực thể đi kèm. Đặc biệt, polyp đại trực
tràng là một tổn thương tiền ung thư quan trọng
thường gặp, có khả năng thoái hóa UTĐTT.
Càng nhiều polyp thì càng dễ ung thư
hóa(3,Error! Reference source not found.). Các
nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy trên 95%
UTĐTT bắt nguồn từ các polyp. Ở Mỹ, trong
năm 2008 có 148.810 bệnh nhân mới mắc và
49.960 BN tử vong vì UTĐTT(Error! Reference source not
found.). Đến năm 2014 số BN này lần lượt là 136.830
và 50.310, cho thấy đang có khuynh hướng giảm
dần ở cả nam và nữ trong thời gian gần đây nhờ
việc phát hiện và cắt bỏ các tổn thương tiền ung
thư sớm qua tầm soát UTĐTT(Error! Reference
source not found.). Các nghiên cứu ở nước ngoài
cho thấy các yếu tố dịch tễ học như tuổi, giới,
tiền căn gia đình có người UTĐTT và việc hút
thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên có liên
quan đến polyp đại trực tràng nói riêng và các
khối u đại trực tràng nói chung(Error! Reference source not
found.,Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.,21). Vậy có mối liên quan nào
giữa các yếu tố nguy cơ này với polyp đại trực
tràng ở người Việt Nam không? Dựa vào yếu tố
nguy cơ nào để tầm soát nguy cơ polyp và ung
thư đại trực tràng trên bệnh nhân HCRKT khi
nội soi không phải là chỉ định cần thiết ở tất cả
BN HCRKT? Nghiên cứu này được tiến hành
nhằm xác định tần suất và các yếu tố nguy cơ
của polyp đại trực tràng ở BN HCRKT.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
BN ngoại trú đến khám tại Bệnh viện Đại
Học Y Dược TPHCM từ tháng 01/2015 đến tháng
06/2015 được chẩn đoán HCRKT theo tiêu chuẩn
ROME III và được nội soi đại tràng, đồng ý tham
gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn ROME III:
Đau bụng hoặc khó chịu vùng bụng, tái phát
ít nhất 3 ngày trong 1 tháng, trong 3 tháng gần
đây với ít nhất 2 triệu chứng sau đây:
Giảm triệu chứng đau sau khi đi tiêu
Thay đổi số lần đi tiêu khi khởi phát bệnh
Thay đổi hình dạng phân khi khởi phát bệnh
Tiêu chuẩn này được thỏa mãn trong 3 tháng
gần đây, với triệu chứng khởi phát ít nhất 6
tháng trước khi chẩn đoán.
Tiêu chuẩn loại trừ
BN có chống chỉ định nội soi đại tràng.
Có tiền sử phẫu thuật đại tràng/ cắt polyp
đại trực tràng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
86
BN có bệnh tâm thần hoặc không có khả
năng trả lời câu hỏi.
Đại tràng bẩn, có khả năng sót tổn thương.
Không soi được tới manh tràng.
Làm mất mẫu mô bệnh học.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Phương pháp tiến hành
Bệnh nhân ngoại trú đến khám tại Bệnh viện
Đại Học Y Dược được nội soi đại tràng được
phỏng vấn theo bộ câu hỏi soạn sẵn để chẩn
đoán HCRKT theo tiêu chuẩn ROME III.
Chọn BN thỏa mãn tiêu chuẩn ROME III
Phỏng vấn các BN này theo bảng câu hỏi về
yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng
BN được nội soi đại tràng để đánh giá
tổn thương.
Khi nội soi, nếu thấy có polyp đại trực tràng,
nhận xét các đặc điểm về vị trí, số lượng, bề
mặt của polyp theo tiêu chí được quy ước.
Tiến hành sinh thiết hay cắt polyp qua nội
soi. Về kết quả giải phẫu bệnh, các mẫu sinh
thiết được cố định bằng dung dịch formalin 10%,
nhuộm HE, PAS và đọc kết quả tại khoa Giải
phẫu bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM.
Ghi nhận kết quả. Trong trường hợp nhiều
polyp được sinh thiết sẽ ghi nhận kết quả giải
phẫu bệnh của polyp có nguy cơ ung thư
cao nhất.
Tổng hợp và phân tích số liệu.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi định
nghĩa polyp tân sinh nguy cơ cao bao gồm các
trường hợp thỏa mãn 1 trong 3 tiêu chí gồm
(1) polyp u tuyến ≥ 10mm; (2) polyp có thành
phần tuyến nhánh; (3) polyp u tuyến loạn sản
độ vừa-nặng trên giải phẫu bệnh; và u tân
sinh nguy cơ cao bao gồm polyp tân sinh nguy
cơ cao hoặc ung thư.
Xử lí và phân tích số liệu
Các số liệu được mã hóa, lưu trữ và phân
tích bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0. Sử
dụng tỉ lệ phần trăm để mô tả các biến số định
tính hoặc giá trị trung bình, giá trị cao nhất và
thấp nhất để mô tả biến số định lượng. Sử dụng
phép kiểm 2 hoặc phép kiểm Fisher để phân tích
thống kê. Tính tỉ số chênh OR và khoảng tin cậy
95% để đánh giá độ mạnh của mối liên quan
giữa các biến số.
KẾT QUẢ
Từ tháng 01/2015 đến tháng 06/2015, chúng
tôi đã phỏng vấn 1212 trường hợp được nội soi
đại tràng và có 436 BN được chẩn đoán HCRKT
theo tiêu chuẩn ROME III. Trong đó có 11 trường
hợp đại tràng bẩn và 21 trường hợp soi ko tới
manh tràng. Như vậy, còn lại 404 trường hợp
được chuẩn bị đại tràng sạch và soi tới manh
tràng (chiếm > 90%) được đưa vào phân tích.
Bảng 1: Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu.
Đặc điểm n (%)
Nhóm tuổi < 50
≥ 50
227 (56,2)
177 (43,8)
Giới tính Nam
Nữ
211 (52,2)
193 (47,8)
BMI < 25
≥ 25
343 (84,9)
61 (15,1)
Dạng HCRKT Tiêu chảy
Táo bón
Hỗn hợp
Không xác định
202 (50,0)
26 (6,4)
172(42,6)
4 (1,0)
Gia đình có người
thân UTĐTT
Có
Không
14 (3,5)
390 (96,5)
Triệu chứng báo
động
Có
Không
119 (29,5)
285 (70,5)
Bảng 2: Tỉ lệ polyp và ung thư đại trực tràng
Phân loại n (%)
Polyp 55 (13,6)
Polyp tân sinh 27 (6,7)
Polyp tân sinh nguy cơ cao 19 (4,7)
U tân sinh nguy cơ cao 28 (6,9)
Ung thư đại trực tràng 9 (2,2)
Bảng 3: Liên quan giữa polyp và nhóm tuổi.
Tuổi
Polyp
< 50 ≥ 50 OR p
Polyp 18 (7,9) 37 (20,9) 3,07 0,000
Polyp tân sinh 5 (2,2) 22 (12,4) 6,30 0,000
Polyp tân sinh
nguy cơ cao
5 (2,2) 14 (7,9) 3,81 0,007
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
87
U tân sinh nguy
cơ cao
8 (3,5) 20 (11,3) 3,49 0,002
Bảng 4: Liên quan giữa polyp và từng triệu chứng báo động.
TC báo động Polyp Polyp tân sinh Polyp tân sinh
nguy cơ cao
U tân sinh
nguy cơ cao
% p % p % p % p
Tiêu ra máu Có 8,9 0,327 4,4 0,754 4,4 1,000
8,9 0,536
Không 14,2 7,0 4,7 6,7
Sụt cân Có 12,5 1,000 4,2 1,000 0 0,617 12,5 0,226
Không 13,7 6,8 5,0 6,6
Thiếu máu Có 20 0,521 0 1,000 0 1,000 40 0,041
Không 13,5 6,8 4,8 6,5
Khởi phát <1năm ở
người >40 tuổi
Có 21,7 0,049 10,0 0,264 6,7 0,504 10,0 0,281
Không 12,2 6,1 4,4 6,4
<10 tuổi so với người
thân mắc bệnh
Có 25,0 0,444 0 1,000 0 1,000 25,0 0,251
Không 13,5 6,8 4,8 6,8
BÀN LUẬN
Tần suất của polyp đại trực tràng (bảng 2)
Trong 404 BN được đưa vào mẫu nghiên cứu
của chúng tôi, tỉ lệ polyp đại trực tràng là 13,6%
(55/404 trường hợp). Trong 55 trường hợp polyp
đại trực tràng có 42 trường hợp được làm giải
phẫu bệnh. Tỉ lệ polyp tân sinh là 64,3% (27/42
trường hợp). Đại đa số các trường hợp polyp tân
sinh là polyp u tuyến (26/27 trường hợp) và có 1
trường hợp là polyp ung thư hóa (2,4%). Như
vậy, nhìn chung polyp tân sinh nói chung và
polyp u tuyến nói riêng là dạng thường gặp nhất
theo các nghiên cứu tại miền Nam nước ta.
Trong khi kết quả của vài tác giả miền Bắc (Tống
Văn Lược(Error! Reference source not found.), Lê Minh
Tuấn(Error! Reference source not found.)) thì polyp tân sinh lại
chiếm tỉ lệ thấp. Như vậy, tỉ lệ polyp tân sinh rất
khác nhau giữa các nghiên cứu, có thể do phân
bố giải phẫu bệnh polyp khác nhau giữa các
vùng miền hoặc có thể do tiêu chuẩn đọc khác
nhau ở mỗi nơi. Tỉ lệ polyp tân sinh nguy cơ cao
trong tổng số 42 polyp được làm sinh thiết là
45,2% (19/42 trường hợp) hay chiếm 4,7% trong
tổng số trường hợp nghiên cứu. Số lượng u tân
sinh nguy cơ cao hay còn gọi là u đại trực tràng
tiến triển xa là 28/51 trường hợp, chiếm 54,9%
các u và polyp được làm giải phẫu bệnh và
chiếm 6,9% trên 404 mẫu nghiên cứu. Trong
nước có nghiên cứu của Quách Trọng Đức
(2013)(Error! Reference source not found.) thì u đại trực tràng
tiến triển xa chiếm 12,2%. Đây là một điểm mới
quan trọng đối với y văn trong nước do các
nghiên cứu trước đây chỉ đề cập về tỉ lệ ung thư
đại trực tràng hoặc polyp đại trực tràng nói
chung.
Các yếu tố nguy cơ của polyp đại trực tràng
trên bệnh nhân HCRKT
Đã có nhiều nghiên cứu về polyp đại trực
tràng nói chung và nguy cơ ung thư từ các polyp
này. Tuy nhiên không phải mọi polyp đại trực
tràng đều có nguy cơ như nhau. Nguy cơ hóa
ung thư đặc biệt cao khi polyp u tuyến có ít nhất
một trong các đặc điểm là: kích thước ≥ 10mm,
có kèm thành phần tuyến nhánh hoặc loạn sản
độ cao. Nhưng ở nước ta chưa có nghiên cứu
nào về các yếu tố liên quan với từng nhóm
polyp. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi
khảo sát các yếu tố liên quan với polyp đại trực
tràng, cụ thể là thông qua sự liên quan với 4
nhóm là polyp, polyp tân sinh, polyp tân sinh
nguy cơ cao và u tân sinh nguy cơ cao.
Chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt đáng kể
về tần suất polyp đại trực tràng giữa nhóm tuổi <
50 và ≥ 50. Sở dĩ chọn mốc 50 tuổi vì có nhiều
khuyến cáo nên tầm soát UTĐTT từ tuổi 50(Error!
Reference source not found.). Tỉ lệ polyp trong nhóm < 50
tuổi là 7,9% so với nhóm ≥ 50 tuổi là 20,9%.
Nhóm ≥ 50 tuổi có nguy cơ mắc polyp ĐTT cao
hơn khoảng 3 lần so với nhóm < 50 tuổi (OR =
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017
88
3,069, KTC 95% = 1,68 – 5,60). Tương tự, đối với
polyp tân sinh, polyp tân sinh nguy cơ cao, u tân
sinh nguy cơ cao, nguy cơ mắc polyp ĐTT ở
nhóm ≥ 50 tuổi cũng cao hơn nhóm < 50 tuổi lần
lượt là 6,3 lần, 3,8 lần và 3,5 lần. Tất cả sự khác
biệt về tỉ lệ polyp giữa hai nhóm tuổi này đều có
ý nghĩa thống kê (bảng 3). Có thể thấy rằng ở
nhóm tuổi cao thì nguy cơ mắc polyp đại trực
tràng các loại đều cao hơn nhóm tuổi nhỏ. Hơn
nữa, ở người lớn tuổi, các polyp đại trực tràng có
thể bao gồm những polyp phát triển một thời
gian dài, có đủ thời gian biến đổi ác tính nên tỉ lệ
ác tính cũng cao hơn. Do đó, tuổi ≥ 50 là một yếu
tố nguy cơ quan trọng trong vấn đề tầm soát
UTĐTT.
Bên cạnh đó, các yếu tố khác như giới tính,
hút thuốc lá, BMI, dạng HCRKT, tiền sử gia
đình UTĐTT, triệu chứng báo động, chúng tôi
chưa ghi nhận mối liên quan với polyp, polyp
tân sinh, polyp tân sinh nguy cơ cao cũng như
u tân sinh nguy cơ cao.
Theo kết quả của chúng tôi, nhóm có ít nhất
một triệu chứng báo động (tiêu ra máu, sụt cân,
thiếu máu, khởi phát 40 tuổi,
hiện tại < 10 tuổi so với tuổi của người thân lúc bị
UTĐTT) đều có tỉ lệ polyp, polyp tân sinh, polyp
tân sinh nguy cơ cao và u tân sinh nguy cơ cao
cao hơn nhóm không có triệu chứng báo động,
tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê. Nhưng nếu xét riêng từng triệu chứng
báo động, chúng tôi nhận thấy có yếu tố mới
khởi phát 40 tuổi là có liên
quan với polyp đại trực tràng (p = 0,049). Nhóm
có triệu chứng báo động này có nguy cơ có polyp
chung cao hơn khoảng 2 lần so với nhóm không
có (OR = 1,989, KTC 95% = 0,99 – 3,98). Ngoài ra,
thiếu máu cũng làm tăng nguy cơ u tân sinh
nguy cơ cao hơn nhóm không thiếu máu 9,6 lần
với p=0,041, dù số BN thiếu máu chỉ là 5 trường
hợp chưa đủ thuyết phục để kết luận chính xác
(bảng 4). Hạn chế của chúng tôi là chỉ ghi nhận
thiếu máu lâm sàng chứ chưa có điều kiện dựa
trên xét nghiệm của BN để xác định và phân loại
thiếu máu.
Chúng tôi ghi nhận nghiên cứu gộp của
Adelstein và cs (2011)(Error! Reference source
not found.) về bằng chứng của mối liên quan
giữa các triệu chứng đường ruột (gồm tiêu ra
máu, sụt cân, thay đổi thói quen đi cầu, táo bón,
tiêu chảy, đau bụng) với nguy cơ ung thư hoặc
polyp ĐTT. Kết quả dựa trên nhiều nghiên cứu
trước đây cho thấy nguy cơ UTĐTT liên quan có
ý nghĩa với tiêu ra máu (OR=2,6) và sụt cân
(OR=2,9). Tuy nhiên, mặc dù có liên hệ chặt chẽ
với UTĐTT, người ta vẫn chưa tìm thấy mối liên
quan giữa 2 triệu chứng báo động này với polyp
ĐTT. Nghiên cứu của Yousef Bafandeh
(2008)(Error! Reference source not found.2) thấy
rằng chỉ có thiếu máu không rõ nguyên nhân và
tuổi là yếu tố nguy cơ độc lập của UTĐTT, còn
lại những yếu tố khác như tiêu chảy, táo bón,
tiêu ra máu, tiền căn gia đình UTĐTT...lại không
thể dự đoán cho polyp hay UTĐTT. Mặc dù
nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên
hệ giữa yếu tố tuổi của đối tượng nghiên cứu
nhỏ hơn 10 tuổi so với tuổi của người thân lúc
mắc bệnh nhưng đó cũng là một trong những
triệu chứng báo động cần quan tâm. Trong
khuyến cáo của Hội Ung Thư Hoa Kỳ (American
Cancer Society), đối với những trường hợp có (1)
tiền căn gia đình liên hệ cấp một có ≥ 2 người
UTĐTT hay polyp u tuyến hoặc (2) khởi bệnh
trước 60 tuổi cần được nội soi đại trực tràng ở
tuổi 40 hoặc < 10 tuổi so với tuổi của người thân
lúc mắc bệnh và lặp lại mỗi 5 năm. Nguy cơ thấp
hơn đối với những người có (1) tiền căn gia đình
liên hệ cấp 1 khởi bệnh sau 60 tuổi hoặc (2) ít
nhất 2 người trong gia đình có liên hệ cấp 2 mắc
UTĐTT hoặc polyp u tuyến, cũng cần nội soi đại
trực tràng ở tuổi 40 nhưng lặp lại mỗi 10 năm(2).
Ngoài ra, Cha và cs (2015)(Error! Reference
source not found.) so sánh nhóm có triệu chứng
được nội soi chẩn đoán từ 18-49 tuổi và nhóm
không triệu chứng được nội soi tầm soát từ 50-54
tuổi thấy rằng mặc dù nhóm tuổi khác nhau
nhưng ở nhóm có triệu chứng tiêu ra máu thì tần
suất u tân sinh nguy cơ cao không khác biệt so
với nhóm không triệu chứng (5,9% và 6,9%,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học
89
p=0,459). Hơn nữa, trong những lí do chính
khiến BN đi khám bệnh có sụt cân cũng có rất ít
nguy cơ gây các u tân sinh.
KẾT LUẬN
Tỉ lệ polyp đại trực tràng, polyp tân sinh,
polyp tân sinh nguy cơ cao, u tân sinh nguy cơ
cao và ung thư đại trực tràng ở bệnh nhân
HCRKT lần lượt là 13,6%, 6,7%, 4,7%, 6,9% và
2,2%. Xem xét chỉ định nội soi đại tràng ở những
đối tượng bệnh nhân HCRKT (1) từ 50 tuổi trở
lên; (2) trên 40 tuổi có triệu chứng mới khởi phát
< 1 năm; (3) thiếu máu không rõ nguyên nhân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adelstein BA, Macaskill P, Chan SF, et al (2011), “Most
bowel cancer symptoms do not indicate colorectal cancer
and polyps: a systematic review”. BMC Gastroenterol, 11,
pp. 65-74.
2. American Cancer Society recommendations for colorectal
cancer early detection
information/colonandrectumcancerearlydetection/colorecta
l-cancer-early-detection-acs-recommendations
3. Bùi Nhuận Quý (2012), "Khảo sát mối liên quan giữa lâm
sàng, nội soi và giải phẫu bệnh của polyp đại trực tràng", Luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh.
4. Burnett-Hartman AN, Passarelli MN, Adams SV et al
(2013), “Differences in Epidemiologic Risk Factors for
Colorectal Adenomas and Serrated Polyps by Lesion
Severity and Anatomical Site”. Am. J. Epidemiol, 177 (7), pp.
625-637.
5. Cha JM, Kozarek RA, La Selva D (2015), “Findings of
diagnostic colonoscopy in young adults versus findings of
screening colonoscopy in patients aged 50 to 54 years: a
comparative study stratified by symptom category”.
Gastrointest Endosc, 82 (1), pp. 138-145.
6. Chang H-C, Yen A M-F, Fann JC-Y et al (2015), “Irritable
bowel syndrome and the incidence of colorectal neoplasia:
a prospective cohort study with community-based
screened population in Taiwan”. Br J Cancer, 112, pp. 171-
176.
7. Khder SA, Trifan A, Danciu M et al (2008), “Colorectal
polyps: clinical, endoscopic, and histopathologic features”.
Rev Med Chir Soc Med Nat Iasi, 112 (1), pp. 59-65.
8. Lê Minh Tuấn (2009), "Nhận xét hình ảnh nội soi, mô bệnh học
của polyp đại trực tràng và kết quả cắt polyp bằng máy
Endoplasma", Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
9. Lee OY (2010), “Prevalence and Risk Factors of Irritable
Bowel Syndrome in Asia”. Neurogastroenterol Motil, 16 (1),
pp 5-7
10. Levin B, Lieberman DA, McFarland B et al (2008),
“Screening and surveillance for the early detection of
colorectal cancer and adenomatous polyps, 2008: a joint
guideline from the American Cancer Society, the US Multi-
Society Task Force on Colorectal Cancer, and the American
College of Radiology”. Gastroenterology, 134, pp. 1570-1595.
11. Locke GR III (2008), "Irritable Bowel Syndrome", in:
Stephen C. Hauser, Darrell S. Pardi, John J. Poterucha,
Editors, Gastroenterology and Hepatology Board Review,
Mayo Clinic Scientific Press, pp. 251-256.
12. Mayer RJ (2015), "Lower Gastrointestinal Cancers", in:
Dennis L. Kasper, et al, Editors, Harrison's Principles of
Internal Medicine 19th, The McGraw-Hill Companies, pp.
537-544.
13. Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ (2008), "Bệnh đại
tràng chức năng hay hội chứng ruột kích thích, trong: Bài giảng
bệnh học nội khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, pp. 242-245.
14. Owyang C (2015), "Irritable Bowel Syndrome", in: Dennis
L. Kasper et al, Editors, Harrison's Principles of Internal
Medicine 19th, The McGraw-Hill Companies, pp. 1965-
1971.
15. Owyang C (2009), "Irritable Bowel Syndrome", in:
Tadataka Yamada, Editor, Textbook of Gastroenterology,
Wiley-Blackwell, pp. 1536-1573.
16. Quách Trọng Đức (2013), “Giá trị của thang điểm APCS
(ASIA-PACIFIC COLORECTAL SCREENING) trong phân
tầng nguy cơ u đại trực tràng tiến triển xa ở bệnh nhân có
triệu chứng đường tiêu hóa dưới”. Y học TP.Hồ Chí Minh,
17, pp. 335-339.
17. Quách Trọng Đức, Oanh Nguyễn Thúy (2007), Nghiên cứu
phân bố polyp tuyến đại-trực tràng theo vị trí và kích thước
của polyp. Y học TP.Hồ Chí Minh, 11 (4), pp. 242-247.
18. Quigley E (2009), “Irritable bowel syndrome: a global
perspective”, World Gastroenterology Organisation Global
Guideline.
guidelines/irritable-bowel-syndrome-ibs/irritable-bowel-
syndrome-ibs-english
19. Tống Văn Lược (2002), "Kết quả cắt polyp đại trực tràng bằng
thòng lọng điện theo hình ảnh nội soi mềm và xét nghiệm mô
bệnh học", Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
20. Wang FW, Hsu PI, Chuang HY et al (2014), “Prevalence
and risk factors of asymptomatic colorectal polyps in
Taiwan”. Gastroenterol Res Pract, 2014, pp. 1-8.
21. Wilkins T, Pepitone C, Alex B et al (2012), “Diagnosis and
Management of IBS in Adults”. Am Fam Physician, 86 (5),
pp. 419-426.
22. Yousef B, Khoshbaten M, Eftekhar Sadat AT, Farhang S
(2008), “Clinical predictors of colorectal polyps and
carcinoma in a low prevalence region: Results of a
colonoscopy based study”. World J Gastroenterol, 14 (10), pp.
1534-1538.
Ngày nhận bài báo: 29/11/2016
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2016
Ngày bài báo được đăng: 15/05/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tan_suat_va_cac_yeu_to_nguy_co_cua_polyp_dai_truc_trang_o_be.pdf