Tài liệu Tần suất một số gen mã hóa yếu tố độc của escherichia coli sinh β-Lactamase phổ mở rộng (esbl) phân lập từ người khỏe mạnh và bệnh phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến năm 2018 - Nguyễn Lí Hoàng Ngân: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 517
TẦN SUẤT MỘT SỐ GEN MÃ HÓA YẾU TỐ ĐỘC CỦA ESCHERICHIA
COLI SINH β-LACTAMASE PHỔ MỞ RỘNG (ESBL) PHÂN LẬP TỪ
NGƯỜI KHỎE MẠNH VÀ BỆNH PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2018
Nguyễn Lý Hoàng Ngân*, Hoàng Hoài Phương*, Nguyễn Đỗ Phúc*, Đặng Văn Chính*,
Phan Thị Phượng Trang**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: E. coli vừa mang gen mã hóa yếu tố độc gây bệnh vừa mang gen đề kháng kháng sinh β-
lactamase phổ mở rộng (ESBL) là một mối quan ngại cho y tế công cộng. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về tần
suất E. coli sinh ESBL phân lập từ người lành và bệnh phẩm; tuy nhiên, số liệu về E. coli sinh ESBL phân lập từ
người khỏe mạnh, bệnh phẩm và đồng thời mang gen mã hóa yếu tố độc ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào
được công bố.
Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu này nhằm xác định tần suất một số gen mã hóa yếu tố độc của vi khuẩn
E. coli sinh ESBL phân lập từ người khỏe mạnh ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 732 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất một số gen mã hóa yếu tố độc của escherichia coli sinh β-Lactamase phổ mở rộng (esbl) phân lập từ người khỏe mạnh và bệnh phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến năm 2018 - Nguyễn Lí Hoàng Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 517
TẦN SUẤT MỘT SỐ GEN MÃ HÓA YẾU TỐ ĐỘC CỦA ESCHERICHIA
COLI SINH β-LACTAMASE PHỔ MỞ RỘNG (ESBL) PHÂN LẬP TỪ
NGƯỜI KHỎE MẠNH VÀ BỆNH PHẨM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM 2018
Nguyễn Lý Hoàng Ngân*, Hoàng Hoài Phương*, Nguyễn Đỗ Phúc*, Đặng Văn Chính*,
Phan Thị Phượng Trang**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: E. coli vừa mang gen mã hóa yếu tố độc gây bệnh vừa mang gen đề kháng kháng sinh β-
lactamase phổ mở rộng (ESBL) là một mối quan ngại cho y tế công cộng. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu về tần
suất E. coli sinh ESBL phân lập từ người lành và bệnh phẩm; tuy nhiên, số liệu về E. coli sinh ESBL phân lập từ
người khỏe mạnh, bệnh phẩm và đồng thời mang gen mã hóa yếu tố độc ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào
được công bố.
Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu này nhằm xác định tần suất một số gen mã hóa yếu tố độc của vi khuẩn
E. coli sinh ESBL phân lập từ người khỏe mạnh và bệnh phẩm tại TP. Hồ Chí Minh.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả được thực hiện từ năm 2017 đến năm 2018, sử dụng kỹ thuật
multiplex-PCR và monoplex-PCR với các cặp mồi đặc hiệu để phát hiện 19 gen mã hóa yếu tố độc bao gồm: fimH,
fyuA, traT, iutA, PAI, kpsMTII, papC, hlyA, kpsMTK1, cnf1, afa, ompT, hlyF, iroN, ireA, ibeA, sfa, iss và cvaC
của 183 chủng E. coli sinh ESBL, trong đó có 29 chủng phân lập từ người khỏe mạnh và 154 chủng phân lập từ
các loại bệnh phẩm khác nhau.
Kết quả: Trong số những chủng nghiên cứu, tần suất các gen mã hóa cho yếu tố bám dính: fimH, papC và
sfa, lần lượt là 87,98%; 40,44% và 3,83%, operon bám dính afa là 13,66%. Các gen fyuA, iutA, iroN và ireA mã
hóa cho hệ thống vận chuyển và thu nhận sắt xuất hiện với tỷ lệ tương ứng là 87,98%; 78,14%; 6,56% và
5,46%. Gen mã hóa cho đảo gây bệnh PAI được tìm thấy trong 75,96% chủng. Gen mã hóa cho việc tổng hợp vỏ
kpsMT K1 và kpsMTII lần lượt được tìm thấy là 18,03% và 61,20%. Gen mã hóa cho yếu tố xâm lấn tế bào nội
mô hàng rào máu não ibeA chiếm 3,27%. Các gen hlyA, hlyF, cvaC và cnf-1 mã hóa độc tố của vi khuẩn với tỷ lệ
tương ứng là 20,77%; 8,20%; 1,64% và 15,85%. Các gen traT và iss cần thiết cho sự sống sót của vi khuẩn
trong huyết thanh người có tỷ lệ tương ứng 78,69% và 2,73%. Gen OmpT mã hóa cho protein màng ngoài vi
khuẩn chiếm 8,74%. Tỷ lệ mang các gen PAI, iutA và traT trong nhóm E. coli phân lập từ bệnh phẩm cao hơn
đáng kể trong nhóm E. coli phân lập từ người lành (p <0,001). Có đến 91 kiểu tổ hợp gen mã hóa yếu tố độc khác
nhau được phát hiện trong các chủng. Các chủng phân lập từ bệnh phẩm mang nhiều gen mã hóa yếu tố độc hơn
và kiểu tổ hợp các gen mã hóa yếu tố độc cũng đa dạng hơn so với các chủng phân lập từ người khỏe mạnh.
Chủng mang nhiều nhất là 14 gen là một chủng phân lập từ mẫu nước tiểu.
Kết luận: Gen mã hóa yếu tố độc của vi khuẩn E. coli sinh ESBL hiện diện cả trong nhóm E. coli phân lập từ
người khỏe mạnh và bệnh phẩm, một số gen xuất hiện với tần suất khá cao như fimH và fyuA khoảng gần 90%
một số khác với tần suất rất thấp như iss, ireA dưới 10%. Tần suất và tính đa dạng của gen mã hóa yếu tố độc
trong nhóm E. coli sinh ESBL phân lập từ bệnh phẩm cao hơn nhóm phân lập từ người khỏe mạnh cho thấy rằng
những chủng E. coli gây bệnh cần nhiều yếu tố độc hơn những chủng E. coli thường trú.
Từ khóa: gen mã hóa yếu tố độc trong E. coli sinh ESBL
*Viện Y tế Công cộng TP. Hồ Chí Minh **Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Lý Hoàng Ngân ĐT: 0908 158 056 Email: hoangnganvs@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 518
ABSTRACT
VIRULENCE GENES OF ESCHERICHIA COLI ISOLATED FROM HEALTHY INDIVIDUALS
AND CLINICAL SPECIMENS IN HO CHI MINH CITY FROM 2017 TO 2018
Nguyen Ly Hoang Ngan, Hoang Hoai Phuong, Nguyen Do Phuc, Dang Van Chinh,
Phan Thi Phuong Trang
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 517 – 523
Background: E. coli that both carries virulence genes and ESBL genes is a concern for public health.
Currently, there are many studies on the prevalence of ESBL -producing E. coli isolated from healthy individuals
and clinical specimens; however, studies on prevalence of ESBL-producing E. coli carrying virulence genes
isolated from healthy individuals and clinical specimens is lacking in Vietnam.
Objective: The aim of this study was to determine the prevalence of ESBL-producing E. coli carrying
virulence genes isolated from healthy individuals and clinical specimens in Ho Chi Minh city.
Methods: A prospective, cross- sectional study was conducted from 2017 to 2018 in Ho Chi Minh city, a
total of 183 ESBL-producing E. coli isolates, in which 29 isolated from healthy individuals and 154 isolated from
clinical specimens were tested for 19 virulence genes including: fimH, fyuA, traT, iutA, PAI, kpsMTII, papC,
hlyA, kpsMTK1, cnf1, afa, ompT, hlyF, iroN, ireA, ibeA, sfa, iss and cvaC by a series of five multiplex-PCR sets
and three monoplex -PCR using specific primer pairs.
Results: Among the studied strains, the prevalence of fimH, papC and sfa genes coding for fimbrial adhesive
systems was detected in 87.98; 40.44 and 3.83% of ESBL-producing E. coli isolates, respectively. The operon
coding afa afimbrial adhesins were identified in 13.66% of isolates. The fyuA, iutA, iroN and ireA genes coding
for siderophores were also detected in 87.98; 78.14; 6.56 and 5.46% of isolates, respectively. A prevalence of
75.96% was found for the pathogenicity-associated islands (PAI). The kpsMT K1and kpsMTII genes coding for
capsule synthesis were detected in 18.03% and 61.20% of isolates; respectively. A prevalence of 3.27% was found
for the ibeA genes. In adition, the genes coding for toxins were detected in isolates (hlyA vs. 20.77%; hlyF vs.
8.20%; cvaC vs. 1.64% and, cnf-1 vs. 15.85%, respectively). The traT and iss genes required for human serum
survival were identified in 78.69% and 2.73% of isolates, respectively. The OmpT coding for major outer
membrane protein was detected in 8.74%. The various combinations of detected genes were designated as
virulence patterns. The strains isolated from clinical specimens displayed a greater number of virulence genes and
a diversity of gene associations compared to the strains isolated from healthy individuals.
Conclusions: Virulence genes were identified in both the ESBL- producing E. coli isolated from healthy
individuals and clinical specimens, some of these genes were high prevalence such as: fimH and fyuA about 90%
but some of them were very low such as: iss, ireA less than 10%. Higher virulence gene diversity was found
among clinical isolates of ESBL- producing E. coli comparison to commensal isolates showing that clinical strains
need more virulence factors.
Key words: virulence factor genes in ESBL producing E. coli
ĐẶT VẤN ĐỀ
Escherichia coli là nguyên nhân thường gặp
của nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Nó là
nguyên nhân dẫn đầu của nhiễm trùng tiết niệu
và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong
bệnh viêm màng não do vi khuẩn(1,14). Các vi
khuẩn có khả năng gây bệnh nhờ chúng thu
nhận các gen độc trong quá trình tiến hóa(5,9).
Kháng sinh là vũ khí hiệu quả và duy nhất để
điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi
khuẩn. Tuy nhiên, việc điều trị nhiễm trùng do
E. coli hiện nay đang bị thách thức bởi các chủng
E. coli đề kháng kháng sinh. Đặc biệt là E. coli đề
kháng cephalosporin thế hệ thứ 3, kháng sinh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 519
thường được dùng để điều trị nhiễm trùng do E.
coli, tỷ lệ E. coli đề kháng với kháng sinh này ở
Việt Nam đến 71%. Nguyên nhân chính gây ra
sự đề kháng cephalosporin thế hệ 3 ở E. coli là do
vi khuẩn này tiết ra men -lactamase phổ mở
rộng (ESBL). Một tác nhân gây bệnh nguy hiểm
thường có tính độc, đề kháng kháng sinh và có
thể gây dịch(9). Tuy nhiên, số liệu về E. coli sinh
ESBL và mang gen mã hóa yếu tố độc ở Việt
Nam còn rất ít.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tần suất một số gen mã hóa yếu tố
độc của các chủng E. coli sinh ESBL phân lập từ
người khỏe mạnh và bệnh phẩm tại Thành phố
Hồ Chí Minh.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và vật liệu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu
Gồm 183 chủng vi khuẩn E. coli sinh ESBL
trong đó có 29 chủng phân lập từ 337 người
khỏe mạnh tại 4 quận huyện trên địa bàn Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2017 và 154 chủng phân
lập từ 4 loại bệnh phẩm khác nhau gồm 13
chủng phân lập từ máu, 27 chủng từ dịch ổ
bụng, 74 chủng từ mủ, 40 chủng từ nước tiểu tại
bệnh viện Bình Dân năm 2018.
Chứng dương
Bảng 1: Chứng dương dùng trong nghiên cứu
Tên Gen
Chứng dương cho
phản ứng PCR
Nguồn gốc
CI-32-1 papC, IroN, traT Phát hiện gen mã hóa
yếu tố độc
Giáo sư Shinji Yamasaki Trường Đại
học phủ Osaka – Nhật Bản CD-1-1 fyuA, IroN, traT
CD-27-1 IroN, kpsII, traT, PAI
P48 sfa, fimH, fyuA,IroN, kpsII, iutA
*
P165 sfa, fimH, fyuA,cnf1, hlyA, kpsII, traT,
P168-1 sfa, fimH, fyuA,cnf1, hlyA, kpsII, traT, ibeA, iss
*
T30 OmpT, hlyF Phát hiện gen mã hóa
yếu tố độc
Chủng phân lập được trong nghiên cứu
này, giải trình tự cho kết quả đúng (độ
tương đồng 99%)
I6 kpsMT K1, ireA
M35 cvaC
T28 Afa
*được phát hiện và giải trình tự trong nghiên cứu này
Mồi
Trình tự mồi dùng để phát hiện các gen mã
hóa các yếu tố độc của E. coli tham khảo tài
liệu(4,5,10,11).
Phương pháp nghiên cứu
Tách chiết DNA
Tách chiết DNA của vi khuẩn được tách
chiết bằng phương pháp đun sôi: lấy 1 khuẩn lạc
thuần chủng nuôi cấy 37oC trên thạch Trypticase
soy agar (Merck, Đức) trong 16-24 giờ, tạo huyền
phù trong 200L đệm TE 1X, đun sôi huyền dịch
vi khuẩn trong 10 phút , làm lạnh đột ngột trong
đá trong 5 phút. Ly tâm 14.000 g trong 10 phút.
Thu lấy phần nước nổi có chứa DNA vi khuẩn.
Đo nồng độ DNA và mẫu DNA có nồng độ
1ng/mL được sử dụng cho các phản ứng
multiplex-PCR và monoplex-PCR.
Kỹ thuật multiplex-PCR để phát hiện 19 gen
mã hóa yếu tố độc trong các chủng E. coli cho
kiểu gen ESBL dương tính
Thành phần và chu kỳ nhiệt cho phản ứng PCR(5)
Điện di đọc kết quả kiểu gen mã hóa yếu tố
độc trên gel agarose 2,0 % và nhuộm bằng DNA
DiamondTM nucleic acid dye (Promega, Mỹ).
Điện di ở 100 volt trong 30 phút.
Multiplex PCR I phát hiện các gen: PAI, ibeA, fimH.
Multiplex PCR II phát hiện các gen: sfa, fyuA,
iutA, kpsMT K1.
Multiplex PCR III phát hiện các gen: iroN,
ireA, iss, ompT.
Multiplex PCR IV phát hiện các gen: hlyA, kpsII.
Multiplex PCR V phát hiện các gen: traT, afa, cnf1.
Monoplex PCR phát hiện các gen: papC, cvaC, hlyF.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 520
Phân tích thống kê
Sử dụng phần mềm epidata 3.0 để nhập liệu,
stata 10.0 để phân tích số liệu và thống kê mô tả
tính tần suất và tỷ lệ phần trăm để mô tả đặc
tính mẫu và tính tần suất gen ESBL.
Để so sánh sự khác biệt về tỷ lệ các kiểu gen
mã hóa yếu tố độc giữa nhóm E. coli sinh ESBL
phân lập từ người lành và nhóm E. coli sinh
ESBL phân lập từ bệnh phẩm chúng tôi sử dụng
phép kiểm chi bình phương khi giá trị mong đợi
≥5 hoặc Fisher test khi giá trị mong đợi ≤5 ở mức
ý nghĩa 5%.
Các giá trị p <0,05 được xem là khác biệt có
ý nghĩa.
KẾT QUẢ
Kết quả xác định tần suất một số gen mã hóa
yếu tố độc của 183 chủng E. coli sinh ESBL phân
lập từ người khỏe mạnh và bệnh phẩm tại TP.
Hồ Chí được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2: Tần suất và tỷ lệ một số gen mã hóa yếu tố độc của các chủng E. coli mang gen ESBL phân lập từ người
lành và bệnh phẩm
STT
Kiểu gen mã hóa
yếu tố độc
Người lành và bệnh phẩm
(n=183) n,(%)
Người lành (n=29)
n,(%)
Bệnh phẩm (n=154)
n,(%)
p
1 PAI 139 (75,96) 11 (37,93) 128 (83,12) 0,000
2 fimH 161 (87,98) 26 (89,66) 135 (87,66) 0,762
3 ibeA 6 (3,27) 0 (0) 6 (3,90) 1,000
*
4 fyuA 161 (87,98) 21 (72,41) 140 (90,91) 0,010
5 iutA 143 (78,14) 15 (51,72) 128 (83,12) 0,000
6 kpsMT K1 33 (18,03) 6 (20,69) 27 (17,53) 0,685
7 hlyA 38 (20,77) 4 (13,79) 34 (22,08) 0,313
8 kpsMTII 112 (61,20) 18 (62,07) 94 (61,04) 0,917
9 papC 74 (40,44) 6 (20,69) 68 (44,16) 0,018
10 cvaC 3 (1,64) 0 (0) 3 (1,95) 1,000
*
11 traT 144 (78,69) 15 (51,72) 129 (83,77) 0,000
12 cnf1 29 (15,85) 1 (3,45) 28 (18,18) 0,052
*
13 sfa 7 (3,83) 1 (3,45) 6 (3,90) 1,000
*
14 iroN 12 (6,56) 2 (6,90) 10 (6,49) 1,000
*
15 ompT 16 (8,74) 1 (3,45) 15 (9,74) 0,474
*
16 iss 5 (2,73) 0 (0) 5 (3,25) 1,000
*
17 ireA 10 (5,46) 1 (3,45) 9 (5,84) 1,000
*
18 afa 25 (13,66) 3 (10,34) 22 (14,29) 0,771
*
19 hlyf 15 (8,20) 1 (3,45) 14 (9,09) 0,472
*
* Fisher's exact
Kết quả trong Bảng 2 cho thấy tần suất gen
xuất hiện cao nhất là fimH và fyuA với tỷ lệ bằng
nhau 87,98% kế đến là gen iutA và traT với tỷ lệ
lần lượt là 78,14% và 78,69%, tiếp theo là gen PAI
chiếm tỷ lệ 75,96%. Tỷ lệ 3 gen PAI, iutA, traT
trong nhóm E. coli phân lập từ bệnh phẩm cao
hơn đáng kể trong nhóm E. coli phân lập từ
người lành với p <0,001. Mặt khác, trong số 3 gen
papC, sfa, afa thuộc nhóm gen bám dính thì gen
papC chiếm tỷ lệ cao nhất 40,44% so với 3,83% và
13,66% theo thứ tự. Trong nghiên cứu này, fyuA
là gen thứ 2 có tỷ lệ cao nhất (87,98%) và iutA
(78,14%) chiếm tỷ lệ cao thứ 2, sự xuất hiện của 2
gen này trong nhóm E. coli phân lập từ bệnh
phẩm cao hơn đáng kể trong nhóm E. coli phân
lập từ người lành (p <0,05) (Bảng 2), trong khi đó
gen iroN xuất hiện với tỷ lệ thấp (6,56%) cả trên
nhóm bệnh phẩm và nhóm người lành. Ngoài
ra, trong nghiên cứu này, phát hiện 75,96%
chủng E. coli có mang gen mã hóa PAI, tỷ lệ
mang gen này trong nhóm E. coli phân lập từ
bệnh phẩm (83,12%) cao hơn nhiều trong nhóm
E. coli phân lập từ người lành (37,93%). kpsMT
K1, kpsMTII các gen mã hóa cho quá trình tổng
hợp vỏ vi khuẩn E. coli, giúp vi khuẩn trốn tránh
hệ miễn dịch vật chủ, trong nghiên cứu này tỷ lệ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 521
các gen này chiếm khoảng 18,03% và 61,20%
theo thứ tự, và tỷ lệ 2 gen này như nhau trong
nhóm E. coli thường trú và nhóm E. coli gây
bệnh. Gen ibeA chiếm tỷ lệ 3,27% chỉ xuất hiện
trong nhóm E. coli phân lập từ bệnh phẩm gồm
nước tiểu, dịch và mủ. Tỷ lệ của những gen sinh
độc tố như hlyA, hlyF, cvaC, cnf-1 trong các chủng
E. coli sinh ESBL phân lập từ người lành và bệnh
phẩm lần lượt là 20,77%; 8,20%; 1,64%, 15,85%.
Tỷ lệ các gen này trong nhóm E. coli phân lập từ
bệnh phẩm cao hơn trong nhóm E. coli phân lập
từ người lành cụ thể tỷ lệ trong nhóm bệnh
phẩm và nhóm người lành của các gen theo thứ
tự như sau cnf1 18% và 3%; hlyA 22% và 13%;
hlyf 9% và 3%; cvaC 1,95% và 0%. Với nhóm gen
mã hóa yếu tố giúp vi khuẩn tồn tại trong huyết
thanh là traT và iss đã được phát hiện trong cả E.
coli sinh ESBL phân lập từ người lành và bệnh
phẩm với tỷ lệ lần lượt là: 78,69 và 2,73%.
Mặt khác, trong số 183 chủng E. coli mang
sinh ESBL có 2 chủng không mang 1 trong số 19
gen mã hóa yếu tố độc được nghiên cứu, chủng
mang nhiều nhất là 14 gen được phân lập từ
mẫu nước tiểu. 181 chủng mang từ 1 cho đến 14
gen mã hóa yếu tố độc với 90 kiểu tổ hợp gen
khác nhau. Phần lớn các chủng mang từ 5 cho
đến 9 gen (125 chủng), trong đó nhiều nhất là các
chủng mang 5 gen với 34 chủng, 7 gen với 32
chủng, mang 6 gen có 24 chủng và mang 8 gen
có 19 chủng. Một số gen xuất hiện với tần suất
thấp như gen cvac, iss, ibeA, sfa, ireA, iroN, hlyF
chủ yếu xuất hiện trong các chủng mang từ 8
đến 14 gen.
BÀN LUẬN
Kết quả gen papC cao nhất trong nhóm gen
bám dính tương tự như kết quả nghiên cứu của
tác giả Farzaneh Firoozeh(8) trên 150 chủng E. coli
phân lập từ nước tiểu trong bệnh viêm thận và
viêm bàng quang, trong số những gen mã hóa
yếu tố độc bám dính thì tần số gen pap cao nhất
16,7% trong khi sfa và afa không phát hiện. Trong
nghiên cứu này, đã phát hiện thấy có sự kết hợp
giữa operon bám dính pap với các operon bám
dính khác (afa và sfa), sự kết hợp giữa papC và sfa
được tìm thấy trong 6 chủng gồm 1 chủng từ
máu, 1 chủng từ dịch và 3 chủng từ nước tiểu, sự
kết hợp giữa papC và sfa được tìm thấy trong 9
chủng 1 chủng từ máu, 2 chủng từ nước tiểu và 6
chủng từ mủ. Trong một số nghiên cứu trước
đây, sự kết hợp giữa các operon bám dính này
không được tìm thấy(3,8). Lông bám loại 1 của vi
khuẩn E. coli đóng vai trò quan trọng trong quá
trình gây viêm đường tiết niệu dưới, có 9 gen mã
hóa cho quá trình điều hòa, tổng hợp, lắp ráp
lông loại 1 trong đó gen fimH mã hóa cho yếu tố
bám dính của lông chịu trách nhiệm gắn vào thụ
thể chứa đường mannose. Trong nghiên cứu này
fimH là một trong 2 gen có tỷ lệ cao nhất
(87,98%) trong cả nhóm E. coli phân lập từ người
khỏe mạnh (89,66%) và bệnh phẩm (87,66%), kết
quả này cũng tương đồng với kết quả của nhiều
nghiên cứu trước đây(2,12,16). Trong cơ thể vật chủ
là động vật có vú, nồng độ sắt tự do rất thấp
không đủ cho sự phát triển của vi khuẩn gây
bệnh vì thế nhiều vi khuẩn kể cả vi khuẩn E. coli
có nhiều cách khác nhau để thu nhận sắt từ cơ
thể vật chủ thông qua việc biểu hiện hệ thống
thu nhận sắt. Một số gen mã hóa cho hệ thống
này gồm fyuA, iutA, iroN, ireA. Sự xuất hiện của
2 gen fyuA và iutA trong nhóm E. coli phân lập từ
bệnh phẩm cao hơn đáng kể trong nhóm E. coli
phân lập từ người lành (p <0,05) (Bảng 2), kết
quả này cũng tương tự như kết quả của các
nghiên cứu trước đây(7,8,13,15).
Ngoài ra, tỷ lệ mang gen mã hóa đảo gây
bệnh (PAI) trong nhóm E. coli phân lập từ
bệnh phẩm cao hơn nhiều trong nhóm E. coli
phân lập từ người lành giống với kết quả
nghiên cứu trước đây của tác giả Shahin Najar
Peerayeh(17). Những chủng mang từ 10 đến 14
gen đều được phân lập từ bệnh phẩm và đều
có mang gen mã hóa PAI và một số gen hiếm
gặp hơn trong nhóm E. coli phân lập từ người
lành như gen: iroN, ireA, ibeA, hlyA, điều này
cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây(17).
Trong nghiên cứu này tỷ lệ các gen kpsMT K1
và kpsMTII như nhau trong nhóm E. coli
thường trú và nhóm E. coli gây bệnh. So với
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 522
một nghiên cứu gần đây, kết quả có một vài
khác biệt, cụ thể tỷ lệ gen kpsMTI trong nhóm
E. coli thường trú là 54% (n=50), trong nhóm
UPEC là 46% (n=50) và không có sự khác biệt
về tỷ lệ gen này giữa 2 nhóm E. coli. Tuy nhiên,
đối với gen kpsMTII tỷ lệ trong nhóm E. coli
thường trú là 46% và trong nhóm UPEC là 70%
với sự khác biệt (p <0,001). Gen mã hóa yếu tố
xâm lấn hàng rào máu não ibeA (invasion of
the brain endothelium protein A) đã được mô
tả và xác định lần đầu tiên trong một chủng E.
coli phân lập từ một trường hợp viêm màng
não ở trẻ sơ sinh, gen này được báo cáo có
đóng góp cho quá trình gây bệnh của NMEC(6),
một số nghiên cứu về gen này trên nhóm
APEC cho thấy rằng 26% chủng gây bệnh
dương tính với gen này, thiếu gen này làm tỷ
lệ tử vong giảm từ 27% xuống 4% ở gà. Trong
nghiên cứu của chúng tôi, gen ibeA chiếm tỷ lệ
3,27% chỉ xuất hiện trong nhóm E. coli phân
lập từ bệnh phẩm gồm nước tiểu, dịch và mủ
kết quả này khác với kết quả nghiên cứu gần
đây của tác giả Shahin Najar Peerayeh năm
2018 cho thấy tỷ lệ gen ibeA trong nhóm E. coli
thường trú là 26% và trong nhóm UPEC là
14%(17). Trong nghiên cứu này, tỷ lệ của những
gen sinh độc tố như hlyA, hlyF, cvaC, cnf-1
trong nhóm E. coli phân lập từ bệnh phẩm cao
hơn trong nhóm E. coli phân lập từ người lành.
So với một nghiên cứu gần đây năm 2018 cho
thấy sự phân bố của các gen mã hóa độc tố của
UPEC và E. coli thường trú theo thứ tự như
sau: cnf1 26% và 0%; cvaC 20% và 66%17. Một
nghiên cứu khác ở Brazil năm 2015 cho thấy tỷ
lệ các gen trong nhóm ExPEC và nhóm E. coli
thường trú lần lượt như sau: hlyf 19,8% và 6%;
hlyA: 18,8% và 8%13. Tỷ lệ 2 gen traT và iss cao
hơn ở E. coli sinh ESBL phân lập từ bệnh phẩm
trong nghiên cứu này là tương tự như kết quả
các nghiên cứu trước(2,12,16,188). Tuy nhiên, tỷ lệ
gen iss trong nghiên cứu này thấp hơn so với
nghiên cứu ở Brazil có tỷ lệ gen iss trong nhóm
ExPEC và nhóm E. coli thường trú lần lượt là
20,8% và 8%(13).
KẾT LUẬN
Gen mã hóa yếu tố độc của vi khuẩn E. coli
sinh ESBL hiện diện cả trong nhóm E. coli phân
lập từ người lành và bệnh phẩm, một số gen
xuất hiện với tần suất khá cao như fimH và fyuA
khoảng gần 90% một số khác với tần suất rất
thấp như iss, ireA dưới 10%. Đặc biệt một số gen
có tỷ lệ xuất hiện trong nhóm E. coli gây bệnh
cao hơn đáng kể trong nhóm E. coli phân lập từ
người lành như gen PAI, fyuA, iutA, papC, traT.
Tỷ lệ một số gen mã hóa yếu tố độc cũng khác
nhau đáng kể trong từng nhóm bệnh phẩm như
PAI, iutA, papC, traT, afa cao hơn đáng kể trong
nhóm E. coli phân lập từ mẫu máu. Các gen độc
thường được tìm thấy trên plasmid gồm những
gen: ompT, hlyF, cvaC, iutA, iroN, iss, cnf-1 cũng
được phát hiện trong nghiên cứu này. Tần suất
và tính đa dạng của gen mã hóa yếu tố độc trong
nhóm E. coli sinh ESBL phân lập từ bệnh phẩm
cao hơn nhóm phân lập từ người khỏe mạnh cho
thấy rằng những chủng E. coli gây bệnh cần
nhiều yếu tố độc hơn những chủng E. coli
thường trú.
ĐỀ NGHỊ
Kết quả đề tài này chỉ dừng lại ở mô tả tần
suất gen độc trong các chủng E. coli phân lập
từ người lành và bệnh phẩm, chúng tôi đề
nghị tiếp tục nghiên cứu mối tương quan giữa
kiểu gen độc với một loại nhiễm trùng nào đó
(ví dụ nhiễm trùng tiểu). Hơn nữa, trong
nghiên cứu này, chúng tôi đã xác định các
chủng E. coli vừa mang gen mã hóa yếu tố độc
vừa mang gen đề kháng. Một số gen trong số
đó đã được biết nằm trên plasmid, nếu có sự
chuyển ngang các gen này giữa các chủng vi
khuẩn với nhau sẽ là mối nguy cho cộng đồng
và cho ngành y tế. Vì vậy, chúng tôi đề nghị
tiếp tục nghiên cứu thêm về vị trí gen mã hóa
yếu tố độc và gen ESBL kiểu blaCTXM xem
chúng nằm trên nhiễm sắc thể hay trên
plasmid, và khả năng chuyển ngang gen độc
và gen đề kháng của những chủng này, đặc
biệt đối với những chủng E. coli có mang số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 523
lượng gen nhiều và có mang các gen nằm trên
plasmid.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Flores-Mireles AL, Walker JN, Caparon M, Hultgren SJ (2015).
Urinary tract infections: epidemiology, mechanisms of infection
and treatment options. Nat Rev Microbiol, 13(5):269–284.
2. Bok E, Mazurek J, Myc A, Stosik M, Wojciech M and Baldy-
Chudzik K (2018). “Comparison of Commensal Escherichia coli
Isolates from Adults and Young Children in Lubuskie Province,
Poland: Virulence Potential, Phylogeny and Antimicrobial
Resistance”. International Journal of Environmental Research and
Public Health, 15(4):617-635
3. Bouguenec CL, Lalioui L, Merle LD, Jouve M, Courcoux P,
Bouzari S, et al (2001). “Characterization of AfaE adhesins
produced by extraintestinal and intestinal human Escherichia
coli isolates: PCR assays for detection of Afa adhesins that do or
do not recognize Dr Blood Group Antigens”. J Clin Microbiol,
39:1738–1745.
4. Le Bouguénec CL, Archambaud M and Labigne A (1992).
“Rapid and specific detection of the pap, afa, and sfa adhesin-
encoding operons in uropathogenic Escherichia coli strains by
polymerase chain reaction”. Journal of Clinical Microbiology,
30(5):1189–1193.
5. Chapman TA, Wu XY, Barchia I, Bettelheim K, Driesen S, Trott
D, Wilson M and Chin JJ (2006). “Comparison of Virulence
Gene Profiles of Escherichia coli Strains Isolated from Healthy
and Diarrheic Swine”. Applied and Environmental Microbiology,
72(7):4782–4795.
6. Cieza RJ, Hu J, Ross BN, Sbrana E, Torres AG (2015). “The IbeA
Invasin of Adherent-Invasive Escherichia coli Mediates
Interaction with Intestinal Epithelia and Macrophages”. Infect
Immun, 83:1904–1918.
7. Wijetunge DS, Gongati S, DebRoy C, Kim KS (2015).
“Characterizing the pathotype of neonatal meningitis causing
Escherichia coli”. BMC Microbiology, 15:211.
8. Firoozeh F, Saffari M, Neamati F, Zibaei M (2014). “Detection of
virulence gens in Escherichia coli isolate from patients with
cystitis and pyelonephritis”. International Journal of Infection
Diseases, 29:219-222.
9. da Silva Gabriela J & Mendoça N (2012). “Association between
antimicrobial resistance and virulence in Escherichia coli”.
Virulence, 3(1):18-28.
10. Johnson JR and Stell AL (2000). “Extended virulence genotypes
of Escherichia coli strains from patients with urosepsis in relation
to phylogeny and host compromise”. Journal of Infectious
Diseases, 181(1):261–272.
11. Johnson TJ, Wannemuehler Y, Doetkott C, Johnson SJ,
Rosenberger SC, Nolan LK (2008). “Identification of minimal
predictors of avian pathogenic Escherichia coli virulence for use
as a rapid diagnostic tool”. Journal of Clinical Microbiology,
46(12):3987–3996.
12. Munkhdelger Y, Gunregjav N, Dorjpurev A, Juniichiro N and
Sarantuya J (2017). “Detection of virulence genes, phylogenetic
group and antibiotic resistance of uropathogenic Escherichia coli
in Mongolia”. Journal of Infection in Developing Countries,
11(1):51–57.
13. Cyoia PS, et al (2015). “Presence of virulence genes and
pathogenicity islands in extraintestinal pathogenic Escherichia
coli isolates from Brazil”. J Infect Dev Ctries, 9(10):1068-1075.
14. Smith PB, Cotten CM, Garges HP, Tiffany KF, Lenfestey RW,
Moody MA, Li JS and Benjamin DK (2006). “A comparison of
neonatal Gram-negative rod and Gram-positive cocci
meningitis”. Journal of Perinatology, 26:111–114.
15. Vargova R, Kmetova M, Curova K and Siegfried L (2017).
“Virulence genes in Escherichia coli strains isolated from urine
elderly patients”. Biologia Section cellular and Molecular Biology,
72(3):259-266.
16. Rodríguez-Baño J, Mingorance J, Fernández-Romero N, Serrano
L, López-Cerero L and Pascual A (2012). “Virulence Profiles of
Bacteremic Extended-Spectrum β-Lactamase-Producing
Escherichia coli: Association with Epidemiological and Clinical
Features”. PLoS ONE, 7(9): 44238-44246.
17. Peerayeh SN, Navidinia M, Fallah F, Bakhshi B, Jamali J (2018).
“Pathogenicity determinants and epidemiology of
uropathogenic E. coli (UPEC) strains isolated from children with
urinary tract infection (UTI) to define distinct pathotypes”.
Biomed Res, 29(10): 2035-2043.
18. Vargová R, Kmeťová M, Čurová K and Siegfried L (2017).
“Virulence genes in Escherichia coli strains isolated from urine of
elderly patients”. Biologia, 72(3):259–266.
Ngày nhận bài báo: 15/08/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 517_1428_2212134.pdf