Tần suất hạn chế chức năng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Tần suất hạn chế chức năng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 204 TẦN SUẤT HẠN CHẾ CHỨC NĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CỘNG ĐỒNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Kim Huệ**, Nguyễn Văn Trí*, Nguyễn Trần Tố Trân*, Nguyễn Minh Đức* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hạn chế chức năng là một tình trạng lão khoa phổ biến ở người cao tuổi (NCT), làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng sử dụng dịch vụ và chi phí y tế. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ hạn chế chức năng NCT trong cộng đồng bằng thang điểm đánh giá hoạt động hàng ngày và mối liên quan với yếu tố đa bệnh, đa thuốc, té ngã. Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Người ≥ 60 tuổi trong cộng đồng quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Kết quả: Khảo sát 640 NCT tại quận 4, TP. HCM. Tỷ lệ hạn chế hoạt động cơ bản hàng ngày (ADL) là 7,3%. Tỷ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (IADL) là 38,1%,. Có mối liên quan giữa hạn chế ADL với đa bệnh (p=0,03) v...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất hạn chế chức năng và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 204 TẦN SUẤT HẠN CHẾ CHỨC NĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CỘNG ĐỒNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Kim Huệ**, Nguyễn Văn Trí*, Nguyễn Trần Tố Trân*, Nguyễn Minh Đức* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hạn chế chức năng là một tình trạng lão khoa phổ biến ở người cao tuổi (NCT), làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng sử dụng dịch vụ và chi phí y tế. Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ hạn chế chức năng NCT trong cộng đồng bằng thang điểm đánh giá hoạt động hàng ngày và mối liên quan với yếu tố đa bệnh, đa thuốc, té ngã. Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Người ≥ 60 tuổi trong cộng đồng quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Kết quả: Khảo sát 640 NCT tại quận 4, TP. HCM. Tỷ lệ hạn chế hoạt động cơ bản hàng ngày (ADL) là 7,3%. Tỷ lệ hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (IADL) là 38,1%,. Có mối liên quan giữa hạn chế ADL với đa bệnh (p=0,03) và với té ngã(p<0,001). Có mối liên quan giữa hạn chế IADL với té ngã (p=0,002). Kết luận: ADL liên quan với đa bệnh và với té ngã. IADL liên quan với té ngã. Từ khóa: NCT: người cao tuổi, ADL: hoạt động cơ bản hàng ngày, IADL : hoạt động sinh hoạt hàng ngày ABSTRACT PREVALENCE OF FUNCTIONAL IMPAIRMENT AND ASSOCIATED FACTORS AMONG THE COMMUNITY-DWELLING ELDERLY IN DISTRICT 4 HO CHI MINH CITY Huynh Thi Kim Hue, Nguyen Van Tri, Nguyen Tran To Tran, Nguyen Minh Đuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 204 - 209 Background: Functional impairment is prevalent in the older population. It negatively affects quality of life, increases health care cost in the elderly. However, this issue has not been addressed in Vietnam, including Ho Chi Minh City. Objectives: To determine the prevalence of functional decline in the community-dwelling elderly and its associations with mutimorbidity, polypharmacy and fall. Subjects- Method: Community-dwelling elderly ≥ 60 years old in district 4 in Ho Chi Minh city. Methods: cross-sectional study. Results: 640 subjects were included. The prevalence of basic activities of daily living (ADL) impairment was 7.3%. Whereas the prevalence of instrumental activities of daily living impairment was 38.1%. ADL impairment was related to multimorbidity (p=0.03) and fall (P<0.001). IADL impairment was associated with fall (p=0.002). Conclusion: ADL impairment related to multimorbidity and fall while IADL impairment related to fall. Keywords: the elderly, ADL: activities of daily living, IADL: instrumental activities of daily living * Bộ môn Lão- Đại học Y Dược TPHCM, ** Trung tâm Y tế Dự phòng quận 4 TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Huỳnh Thị Kim Huệ ĐT: 0908687101 Email: kimhue04082002@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 205 ĐẶT VẤN ĐỀ Hạn chế chức năng là một trong những tình trạng lão khoa rất phổ biến ở NCT, làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng tỷ lệ tử vong, tăng sử dụng dịch vụ và chi phí chăm sóc sức khỏe(2). Tại Việt Nam, vài nghiên cứu báo cáo tỷ lệ hạn chế chức năng từ 7,4% - 21,7% và tìm thấy mối liên quan với tuổi cao, trình độ văn hóa thấp, ít hoạt động thể lực, ít tập thể dục, và các bệnh mạn tính ở NCT(4).Tuy nhiên, hạn chế chức năng chưa được đánh giá một cách đầy đủ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ hạn chế chức năng: ADL, IADL ở người cao tuổi. Xác định mối liên quan giữa hạn chế chức năng với yếu tố đa bệnh, đa thuốc, té ngã. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Những người cao tuổi (≥ 60 tuổi) trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn chọn mẫu Người ≥ 60 tuổi đang sống tại khu phố được chọn vào cụm khảo sát của 15 phường trực thuộc Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu tính theo công thức n = (Z1-)2p (1-p)/d2 với Z1-= 1,96 tương ứng với độ tin cậy 95%; p= 11,9%: tỉ lệ ước tính người cao tuổi có hạn chế hoạt động chức năng hàng ngày trong cộng đồng; d: sai số 5% ta được n= 161 người. Lấy mẫu cụm sử dụng hiệu ứng thiết kế bằng 2 nên cỡ mẫu cần lấy N= 2n= 322. Hoàn cảnh khả thi dự tính lấy 640 người. Số cụm là 40, tổng dân số cộng dồn 166211, khoảng cách mẫu 4155. Chọn ngẫu nhiên đầu tiên số N= 3188, cụm kế tiếp= N + 4155x (với x=1,2,.39). Mỗi cụm khảo sát 16 người. Cụm ứng với khu phố. Thu thập số liệu Người thu thập: cán bộ Y tế các Trạm Y tế được huấn luyện. Đến từng hộ gia đình được chọn vào nghiên cứu. Phỏng vấn trực tiếp NCT để thu thập thông tin cá nhân, đánh giá theo bộ câu hỏi soạn sẵn. Nội dung bộ câu hỏi dựa theo thang điểm Kazt(ADLs), Lawton(IADLs) và thông tin về bệnh mạn tính đang mắc, thuốc đang dùng, tiền sử té ngã trong 12 tháng qua. Phỏng vấn người chăm sóc nếu NCT bị di chứng tai biến mạch máu não hay bị sa sút trí tuệ. Chức năng cơ bản ADL (activities of daily living) gồm ăn uống, tắm rửa, vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, di chuyển, tiêu tiểu không tự chủ. Giảm chức năng ADL khi NCT cần trợ giúp một trong các hoạt động trên. Chức năng sinh hoạt IADL (instrumental activities of daily living) gồm các hoạt động: mua sắm, giữ nhà, quản lý tiền bạc, nấu ăn, quản lý thuốc men và ra ngoài bằng phương tiện. Giảm chức năng IADL khi NCT cần trợ giúp một trong các hoạt động trên. Đa bệnh được định nghĩa là có từ hai bệnh mạn tính trở lên trên cùng một bệnh nhân. Bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài từ 3 tháng trở lên, không thể ngừa bằng vắc xin và chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc.Đa thuốc hay dùng nhiều thuốc thường định nghĩa là dùng đồng thời từ năm loại thuốc khác nhau trở lên, kể cả thuốc không kê toa.Té ngã được định nghĩa là bất ngờ ngừng đột ngột trên mặt đất hoặc ở mức độ thấp hơn với sự có hoặc không có mất ý thức. Xử lý số liệu Phần mềm SPSS 16.0. Biến định tính trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm. Phép kiểm ᵡ2 kiểm tra mối liên quan giữa 2 biến định tính, hồi quy Logistic đa biến để khử nhiễu. KẾT QUẢ Có 640 người được đưa vào nghiên cứu và phân tích với kết quả: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 206 Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu n Tỷ lệ % Tuổi trung bình 71,04 ± 8,7 60-69 318 49,7 70-79 192 30 ≥80 130 20,3 Giới Nam 179 28 Nữ 461 72 Trình độ Dưới cấp 2 346 54,1 Cấp 2 trở lên 294 45,9 Nghề Công nhân 176 27,5 Buôn bán 158 24,7 Nội trợ 122 19,1 Bác sỹ, kỹsư, giáo viên 83 13 Nông dân 26 4,1 Nghề khác 75 11,7 Hôn nhân Độc thân, goá 350 54,7 Có đủ vợ chồng 290 45,3 Hoàn cảnh Ở một mình 25 3,9 Ở với người thân 615 96,1 7.3 92.7 Hạn chế ADL Hạn chế Độc lập Biểu đồ 1: Tỷ lệ hạn chế ADL 38,1 61,9 Hạn chế IADL Hạn chế Độc lập Biểu đồ 2: Tỷ lệ hạn chế IADL Bảng 2: Phân độ và phân loại hạn chế ADL Mức độ hạn chế Tần số Tỷ lệ % Nhẹ 17 2,7 Vừa 7 1,1 Nặng 23 3,6 Loại hoạt động hạn chế Tắm rửa 32 5 Mặc quần áo 24 3,8 Di chuyển khỏi giường 32 5 Đi đến nhà vệ sinh 30 4,7 Kiềm chế bài tiết 21 3,3 Ăn uống 31 4,8 Nhận xét: Mức độ hạn chế vừa (NCT không tự làm được 3 - 4 hoạt động) và nặng (NCT không tự làm được 5 - 6 hoạt động) chiếm tỷ lệ 4,7%. Về phân loại thì tỷ lệ hạn chế hoạt động tắm rửa và di chuyển khỏi giường là cao nhất. Bảng 3: Phân loại hoạt động IADL bị hạn chế Loại hoạt động Tần số Tỷ lệ % Sử dụng điện thoại 139 21,7 Đi mua sắm 155 24,2 Chuẩn bị và nấu ăn 153 23,9 Làm việc nhà 67 10,5 Giặt ủi quần áo 111 17,3 Đi lại bằng phương tiện 91 14,2 Lấy thuốc uống 67 10,5 Quản lý chi tiêu 58 9,1 Nhận xét: NCT bị hạn chế hoạt động đi mua sắm là cao nhất 24,2%. Tỷ lệ đa bệnh, đa thuốc, té ngã 20,3 19,8 59,8 Tỷ lệ bệnh Không bệnh Một bệnh Đa bệnh Biểu đồ 3: Tỷ lệ đa bệnh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 207 27,8 38,1 34,1 Tỷ lệ thuốc đang dùng Không thuốc 1-4 thuốc Đa thuốc Biểu đồ 4: Tỷ lệ thuốc đang dùng Nhận xét: Tỷ lệ đa bệnh ở NCT cao. Tỷ lệ đa thuốc là 34,1%. 6.6 93.4 Té ngã Biểu đồ 5: Tỷ lệ té ngã Nhận xét: Tỷ lệ té ngã ở NCT trong cộng đồng quận 4 thấp (6,6%). Mối liên quan giữa đa bệnh, đa thuốc, té ngã và hạn chế chức năng Bảng 4: Mối liên quan giữa đa bệnh, đa thuốc, té ngã và hạn chế chức năng ADL IADL Biến số P OR 95%CI P OR 95%CI Đa bệnh 0,031 3,79 1,13 – 12,65 0,853 1,05 0,65 – 1,68 Đa thuốc 0,751 0,88 0,39 – 1,98 0,656 1,11 0,69 – 1,79 Té ngã ,000 16,34 6,47 – 41,25 0,002 3,47 1,56 – 7,34 Nhóm tuổi ,000 12,31 3,31 – 45,71 ,000 8,08 4,79 – 13,65 Nữ 0,504 0,67 0,21 – 2,18 0,258 0,74 0,44 – 1,24 Dưới cấp 2 0,009 5,22 1,51 – 18,07 0,004 1,89 1,23 – 2,9 Nghề 0,506 0,57 0,11 – 2,95 0,684 0,82 0,32 – 2,11 Đủ vợ chồng 0,002 0,152 0,05 – 0,49 0,004 0,53 0,35 – 0,81 Ở với người thân 0,293 3,39 0,35 – 32,99 0,461 1,45 0,54 – 3,88 Nhận xét: có mối liên quan giữa hạn chế hoạt động cơ bản hàng ngày (ADL) với đa bệnh (p=0,031), với té ngã (p<0,001) giữa hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (IADL) với té ngã (p=0,002). BÀN LUẬN Đặc điểm dân số Có 640 người được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình 71,04 ± 8,7 tuổi, nữ giới chiếm đa số, phần lớn họ sống với người thân, phù hợp với đặc điểm văn hóa Châu Á. Vì đây là khảo sát ở thành thị, nên gần 30% NCT trước đây làm công nhân, kế đến buôn bán và nội trợ, 54% có trình độ học vấn thấp dưới cấp 2 là mức học vấn khá phổ biến ở độ tuổi này. Tỷ lệ hạn chế hoạt động Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bị hạn chế ít một chức năng ADL là 7,3% (Biểu đồ 1). So sánh với các nghiên cứu trong nước thì tỷ lệ này tương đương với nghiên cứu ở Bến Tre 7,4%(4) và nghiên cứu tại 4 tỉnh thành trong cả nước 8,8%(5) nhưng thấp hơn nghiên cứu tại tại Vũng Tàu 21,7%(8). Sự khác biệt này có thể do đặc điểm địa lý của khu vực, điều kiện kinh tế xã hội giữa nông thôn và thành thị. So với các nước trong khu vực, tỷ lệ của nghiên cứu này tương đương với Thái Lan 7,6% nhưng cao hơn ở Indonesia 5,6%. Điều đó cho thấy, tỷ lệ ít nhất một hạn chế ở NCT Việt Nam không khác biệt nhiều so với các nước trong khu vực. Nếu xét theo mức độ nặng, vừa, nhẹ thì kết quả nghiên cứu này (3,6% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 208 - 1,1% - 2,7%) tương đương tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh (3,5% - 1,7% - 2,2%)(9), nhưng so với tác giả Trần Trọng Đàm (3,8% - 3,6% - 4,2%)(7). Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác phục hồi chức năng, cần tác động sớm khi NCT bắt đầu có một hạn chế để giảm gánh nặng cho NCT có nhiều hạn chế về sau. Về phân loại các hoạt động bị hạn chế, tỷ lệ bị hạn chế tập trung vào các hoạt động tắm rữa, di chuyển khỏi giường, mặc quần áo, ăn uống, đây là những hoạt động đòi hỏi mức vận động cao, phối hợp nhiều bộ phận nên khó thực hiện hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hạn chế hoạt động IADL ở NCT trong cộng đồng Quận 4 TPHCM là 38,1%, báo động tỷ lệ NCT mất khả năng sống độc lập ngoài cộng đồng. So với các nghiên cứu trong nước, tỷ lệ này cao hơn kết quả nghiên cứu ở Bến Tre của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh 27,1%(4) điều này có thể do đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu tại địa bàn thành thị, đa số người cao tuổi sống với người thân, những hoạt động sinh hoạt hàng ngày đa số là do con cháu hay người giúp việc làm. Phân loại các hoạt động bị hạn chế cũng phù hợp với tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh(4), hoạt động bị hạn chế nhiều nhất là đi mua sắm 24,2%, chuẩn bị nấu ăn 23,9%. Cũng như nghiên cứu tại Brazil, tỷ lệ các hoạt động hạn chế cao hơn như mua sắm, đi lại bằng phương tiện giao thông là những hoạt động đòi hỏi tính phức tạp của vận động và khả năng giao tiếp với môi trường sống bên ngoài. Tỷ lệ đa bệnh, đa thuốc và té ngã Tỷ lệ đa bệnh trong nghiên cứu là 59,8%, cao hơn nghiên cứu ở Bến Tre là 44,8%, 20,3% là không có bệnh và chỉ có một bệnh là 19,8%. Số bệnh trung bình trong nghiên cứu là 2,08 bệnh cao hơn số bệnh trung bình trong nghiên cứu ở nông thôn Bến Tre là 1,56 bệnh(4), Kết quả đa bệnh này tương đương nghiên cứu tại Ấn Độ tỷ lệ đa bệnh là 56,2%(1), cao hơn Châu Mỹ Latin và vùng Caribé có 43,7% đa bệnh(6). Điều này cho thấy NCT sống ở thành thị dễ tiếp cận với mạng lưới y tế dày đặc cả công lập và tư nhân, chính sách Bảo hiểm Y tế đang có xu hướng mở rộng toàn dân, NCT có điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, từ đó phát hiện ra bệnh mạn tính để điều trị. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đa thuốc ở NCT trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh là 34,1%, có 72% dùng ít nhất một loại thuốc mỗi ngày, khoảng 28% NCT trong cộng đồng Quận 4 không dùng thuốc trong thời điểm khảo sát. Tỷ lệ đa thuốc này cao hơn nghiên cứu tại nông thôn Bến Tre 9,1%. Tình hình sử dụng đa thuốc ở NCT Quận 4 khá cao, tương đương các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, điều này cho thấy rằng nhận thức về chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh mạn tính ở NCT cộng đồng thành thị ngày được nâng cao. Tỷ lệ té ngã ở NCT trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh là 6,6%, tương đương nghiên cứu ở Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh 6,06%. Mối liên quan giữa hạn chế chức năng với đa bệnh, đa thuốc, té ngã Khi xét mối liên quan giữa biến phụ thuộc là hạn chế chức năng ADL, IADL với biến độc lập quan tâm là tình trạng đa bệnh, đa thuốc, té ngã, và kiểm soát ảnh hưởng nhiễu của các yếu tố có thu thập trong đề tài. Kết quả cho thấy, hạn chế chức năng ADL có mối liên quan với đa bệnh (p = 0,031, OR = 3,79, 95% CI = 1,13 - 12,65, với té ngã (p < 0,001, OR= 16,34, 95% CI= 6,47 - 41,25). Hạn chế chức năng IADL có liên quan với té ngã (p = 0,002, OR = 3,47, 95% CI = 1,56 - 7,34). Kết quả liên quan giữa hạn chế ADL với đa bệnh cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Lan Thanh(4) và tác giả Xu(9). Tác giả Kaminska(3) cũng tìm thấy mối liên quan giữa hạn chế ADL với té ngã. KẾT LUẬN Tỷ lệ hạn chế ADL là 7,3%, hạn chế IADL là 38,1%. Có mối liên quan giữa hạn chế hoạt động cơ bản hàng ngày (ADL) với đa bệnh (p=0,031), Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 209 với té ngã (p<0,001) giữa hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày (IADL) với té ngã (p=0,002). Do đó, cần có chương trình quản lý, điều trị, dự phòng tốt bệnh mạn tính và té ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng nhằm góp phần giúp cho NCT có cuộc sống độc lập khi tuổi cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chakrabarty D, Mandal PK, Manna N, et al (2010),”Functional disability and associated chronic conditions among geriatric populations in a rural community of India". Ghana medical journal, 44(4), pp. 150-4. 2. Hardy SE (2015),”Consideration of Function & Functional Decline”. in: Current Diagnosis & Treatment Geriatrics, 2e, pp. 3- 8. Mc Graw Hill Education Medecal, New York. 3. Kaminska MS, Brodowski J, Karakiewicz B (2015),"Fall risk factors in community-dwelling elderly depending on their physical function, cognitive status and symptoms of depression". Int. J. Environ. Res. Public Health, 12(4), pp. 3406- 3416. 4. Nguyễn Thị Lan Thanh (2015),”Khảo sát tình trạng hạn chế chức năng và mối liên quan với các bệnh lý đi kèm ở người cao tuổi trong cộng đồng xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tĩnh Bến Tre". Luận văn tốt nghiệp Cao Học, Đại học Y Dược TPHCM. 5. Phạm Ngân Giang (2008),”Tỷ lệ hạn chế sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi và một số yếu tố ảnh hưởng". Tạp chí nghiên cứu Y học, 6 pp. 88-93. 6. Rose AM, Hennis AJ & Hambleton IR (2008),”Sex and the city: differences in disease-and disability-free life years, and active community participation of elderly men and women in 7 cities in Latin America and the Caribbean". BMC Public Health, 8(1), pp. 127. 7. Trần Trọng Đàm (2001),"Tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi quận 8, TPHCM 2001". Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 8(Phụ bản số 1), pp. 9-13. 8. Võ Văn Tài (2013),”Tỷ lệ hạn chế hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của người cao tuổi tại Thành Phố Vũng Tàu năm 2013". Luận văn tốt nghiệp CKII, Đại học Y Dược TPHCM. 9. Xu T, Zhang, Han, et al (2009),”Relationship between perinatal characteristics and later activities of daily living in Chinese elderly people". Chin Med J (Engl), 122(9), pp. 1015-9. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016 Ngày bài báo được đăng 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftan_suat_han_che_chuc_nang_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_nguoi_c.pdf
Tài liệu liên quan