Tần suất hạ huyết áp tư thế đứng và té ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Tần suất hạ huyết áp tư thế đứng và té ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 168 TẦN SUẤT HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ ĐỨNG VÀ TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CỘNG ĐỒNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Trí*, Nguyễn Trần Tố Trân*, Tôn Nữ Tường Vi ** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hạ huyết áp tư thế đứng (HHATTĐ) là yếu tố nguy cơ cao của té ngã, các biến cố tim mạch nặng, đột quỵ và tử vong ở người cao tuổi (NCT), tình trạng này thường bị bỏ sót khi không có hoặc triệu chứng không điển hình.Tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa HHATTĐ với tình trạng đa bệnh, đa thuốc và té ngã ở đối tượng NCT. Mục tiêu: Xác định tần suất hạ huyết áp tư thế đứng, tỷ lệ té ngã và mối liên quan giữa HHATTĐ với đa bệnh, đa thuốc, té ngã ở người cao tuổi. Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Người ≥ 60 tuổi trong cộng đồng Quận 4- thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Kết quả: Có 640 người trong nghiên cứu, tuổi trung bình 71,04 ± 8,7. Tần suất H...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 48 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất hạ huyết áp tư thế đứng và té ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 168 TẦN SUẤT HẠ HUYẾT ÁP TƯ THẾ ĐỨNG VÀ TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG CỘNG ĐỒNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Văn Trí*, Nguyễn Trần Tố Trân*, Tôn Nữ Tường Vi ** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Hạ huyết áp tư thế đứng (HHATTĐ) là yếu tố nguy cơ cao của té ngã, các biến cố tim mạch nặng, đột quỵ và tử vong ở người cao tuổi (NCT), tình trạng này thường bị bỏ sót khi không có hoặc triệu chứng không điển hình.Tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu về mối liên quan giữa HHATTĐ với tình trạng đa bệnh, đa thuốc và té ngã ở đối tượng NCT. Mục tiêu: Xác định tần suất hạ huyết áp tư thế đứng, tỷ lệ té ngã và mối liên quan giữa HHATTĐ với đa bệnh, đa thuốc, té ngã ở người cao tuổi. Đối tượng- Phương pháp nghiên cứu: Người ≥ 60 tuổi trong cộng đồng Quận 4- thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang mô tả. Kết quả: Có 640 người trong nghiên cứu, tuổi trung bình 71,04 ± 8,7. Tần suất HHATTĐ ở người cao tuổi trong cộng đồng là 15,5%, 40,4% không có triệu chứng. Tần suất HHATTĐ ở nhóm có tiền sử té ngã cao hơn nhóm không có tiền sử té ngã (OR= 4,28, 95% CI= 2,21-8,27), không có mối liên hệ giữa HHATTĐ với tình trạng đa bệnh, đa thuốc. Kết luận: 15,5% dân số NCT có HHATTĐ.Có mối liên quan giữa HHATTĐ và té ngã nhưng không có mối liên quan giữa HHATTĐ và đa bệnh, đa thuốc. Từ khóa: HHATTĐ- Hạ huyết áp tư thế đứng ABSTRACT THE PREVALENCE OF ORTHOSTATIC HYPOTENSION AND FALL IN THE COMMUNITY - DWELLING ELDERLY IN DISTRICT 4, HCMC Nguyen Van Tri, Nguyen Tran To Tran , Ton Nu Tuong Vi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 1 - 2017: 168 - 172 Background: Orthostatic hypotension (OH) is an independent risk factor of fall, serious cardiovascular events, stroke and mortality in the elderly. However OH is often overlooked, especially if the elderly don’t report symptoms or atypical symptoms. Objectives: To determine the prevalence of orthostatic hypotension, fall and relationship between OH with multimobidity, polypharmacy and fall in the elderly. Subjects- Method: community -dwelling elderly ≥ 60 years old in District 4 - Ho Chi Minh City. Methods: cross- sectional study. Results: 640 subjects were included with the mean age 71.04 ± 8.7. The prevalence of OH in the community- dwelling elderly was 15.5%, 40.4% of them was asymptomatic. There was an association between OH and fall (OR = 3.69; 95% CI 2.21-8.27). There was no relationship between OH and multimobidity or polypharmacy. Conclusion: The prevalence of OH in the community-duclling elderly was 15.5%. Nearly half of them lacked symptoms. OH was related to fall but not associated with multimobidity or polypharmacy. Key words: OH- Orthostatic Hypotension BM Lão Khoa, Đại học Y Dược TP. HCM, ** Học viên cao học lão khoa ĐHYD TpHCM Tác giả liên lạc: BS. Tôn Nữ Tường Vi ĐT: 0978899607 Email: tonutuongvi@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 169 ĐẶT VẤN ĐỀ Hạ huyết áp tư thế đứng là một rối loạn điều hòa huyết áp thường gặp ở người cao tuổi(1,12) chỉ xếp sau tăng huyết áp vô căn. Cùng với việc gia tăng nhanh chóng dân số người cao tuổi với các đặc điểm như thoái hóa do quá trình tích tuổi, đa bệnh, đa thuốc và việc sử dụng thuốc không phù hợp hiện nay làm cho tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng ngày càng tăng. Tỷ lệ này rất khác nhau giữa các nghiên cứu, phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, cách thiết lập nghiên cứu, và phương pháp tiến hành đo huyết áp. Các nghiên cứu cắt ngang trong cộng đồng ở Mỹ cho thấy tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi là 5 – 30%, tỷ lệ này tăng theo tuổi(9). Tại Việt Nam, các nghiên cứu về hạ huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi chưa nhiều và đa số được thực hiện cách đây nhiều năm, cho thấy một tỷ lệ hạ huyết áp tư thế đứng trong cộng đồng khá cao là từ 12,5-23%, nguy cơ tăng lên ở các đối tượng có tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tĩnh mạch chi dưới, dùng thuốc điều trị tăng huyết áp. Mặc dù một số nghiên cứu trước đây gợi ý HHATTĐcó liên quan với té ngã (1,14) trong khi một số nghiên cứu khác không tìm thấy mối liên quan này(4) Mục tiêu nghiên cứu Xác định tần suất hạ huyết áp tư thế đứng ở người cao tuổi trong cộng đồng Xác định mối liên quan giữa hạ huyết áp tư thế đứng và các vấn đề đa bệnh, đa thuốc ở người cao tuổi. Xác định tỷ lệ té ngã và mối liên quan giữa hạ huyết áp tư thế đứng với té ngã ở người cao tuổi trong cộng đồng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người cao tuổi (≥60 tuổi) đang sống trong cộng đồng tại 15 phường, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu chuẩn nhận vào Người ≥ 60 tuổi đang sống tại khu phố được chọn. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Người không có khả năng ngồi hoặc đứng chủ động quá 3 phút. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả có phân tích. Cỡ mẫu được tính theo công thức: . n: cỡ mẫu, Z: tham số lấy từ bảng phân phối chuẩn, α: xác suất sai lầm loại I, chọn α = 0,05 nên Z = 1,96. d: sai số cho phép, thường lấy d = 0,05 (5%). p: tỷ lệ HHATTĐ ở người cao tuổi trong cộng đồng. Theo tác giả Vũ Mai Hương năm 2003 tỉ lệ HHATTĐ ở người cao tuổi trong cộng đồng. Từ công thức trên ta được cỡ mẫu n = 255 người. Do sử dụng phương pháp lấy mẫu cụm nên để tăng độ tin cậy, chúng tôi sử dụng hiệu ứng thiết kế bằng 2. Vì thế cỡ mẫu thực tế cần là: N = 2n = 510 NCT. Do điều kiện cho phép chúng tôi khảo sát 640 người. Phương pháp Chọn mẫu theo phương pháp xác suất tỷ lệ với kích cỡ dân số, gọi tắt là PPS (Probability Proportionate to Size), số cụm được chọn là 40. Đơn vị cụm là khu phố theo danh sách 51 khu phố của 15 phường trong Quận 4. Lập danh sách 51 khu phố theo thứ tự đơn vị hành chính, lấy từ dữ liệu dân số từng khu phố, theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2014 của Quận 4. Lên bảng số liệu cộng dồn dân số. Khoảng cách mẫu: tổng dân số Quận 4 chia cho 40 cụm. K = 166,211/40 = 4,155.Chọn ngẫu nhiên số N = 3,188 (nằm trong khoảng từ 1 đến khoảng cách mẫu 4,155), bắt đầu là cụm số 0.Các cụm kế tiếp sẽ được chọn theo công thức N+ Kx (với x= 1,2,3,439). Đơn vị khảo sát là người từ 60 tuổi trở lên, hiện đang sinh sống ở Quận 4. Cách chọn: theo phương pháp hộ liền hộ, bắt đầu từ một nhà ngẫu nhiên trong khu phố được chọn làm cụm, hộ tiếp theo bên (T) hộ trước đó. Mỗi cụm chỉ khảo sát 16 người, khi đủ số thì ngưng. Trường hợp NCT không có mặt tại nhà vào thời điểm khảo sát thì trực tiếp bỏ qua, không quay lại. NCT phải Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 170 thường trú/ tạm trú tại địa phương. Nếu khu phố có cỡ dân nhỏ thì chỉ chọn hết NCT trong khu phố rồi ngưng. Thu thập số liệu Người thu thập: nhân viên y tế cơ sở được tập huấn kỹ. NCT được chọn được đo huyết áp hai tư thế nằm và sau đứng 1 phút, 3 phút. Hạ huyết áp tư thế khi huyết áp tâm thu giảm ≥ 20 mmHg hoặc huyết áp tâm trương giảm ≥ 10 mmHg. HHATTĐ có triệu chứng khi NCT biểu hiện các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, hoa mắt, đau đầu, tối sầm khi thay đổi tư thế từ nằm sang đứng. Sau đó phỏng vấn bằng bảng câu hỏi soạn sẵn. Đa bệnh: ≥ 2 bệnh mạn tính. Các bệnh mạn tính được ghi nhận dựa vào các chứng từ khám chữa bệnh của cơ sở điều trị Trạm Y Tế trở lên. Có thể ghi nhận từ sổ khám bệnh hoặc toa thuốc. Đa thuốc: ≥ 5 thuốc. Ghi nhận thuốc đang uống hàng ngày dựa vào toa thuốc và vỏ thuốc, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn. Té ngã: có/ không té ngã trong 12 tháng qua. Xử lý số liệu Phần mềm SPSS 16.0. Phép kiểm ᵡ2 kiểm tra mối liên quan giữa 2 biến định tính. KẾT QUẢ Có 640 người được đưa vào nghiên cứu và được phân tích với kết quả: Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 2: Đặc điểm dân số nghiên cứu Đặc điểm (%) Tuổi trung bình Giới 71,04 ± 8,7 tuổi Nam 28 Nữ 72 28 72 Nghề nghiệp trước đây Công nhân Buôn bán Nội trợ Nghề khác 27,5 24,7 19,1 28,8 Tình trạng hôn nhân Độcthân/góa Đủ vợ/ chồng 54,7 45,3 Hoàn cảnh Sống một mình Sống với người thân 3,9 96,1 Trình độ học vấn Dưới cấp 2 Cấp 2 trở lên 54,1 45,9 Đặc điểm (%) Đa bệnh Có Không 59,8 40,2 Đa thuốc Có Không 34,1 65,9 Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng trong cộng đồng Bảng 3: Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng N= 640 n % HHATTĐ chung 99 15,5 HHATTĐ 1 phút 75 11,7 HHATTĐ 3 phút 66 10,3 HHATTĐ tâm thu 71 11,1 HHATTĐ tâm trương 51 8,0 Có triệu chứng 59 59,6 Không triệu chứng 40 40,4 Nhận xét: tần suất hạ huyết áp tư thế đứng trong cộng đồng khá cao và đa phần có triệu chứng, không gặp triệu chứng ngất, xỉu trong nghiên cứu này. Mối liên quan giữa HHATTĐ và đa bệnh, đa thuốc Bảng 3: Mối liên quan giữa HHATTĐ và đa bệnh, đa thuốc: HHATTĐ OR (95% CI) P Có n (%) Không n (%) Có đa bệnh 59 (16) 310 (84) 1,09 (0,71- 1,70) 0,67 Không đa bệnh 40 (14,8) 231 (85,2) Có đa thuốc 30(13,8) 188 (86,2) 0,82 (0,51- 1,30) 0,39 Không đa thuốc 69 (16,4) 353 (83,6) Nhận xét: không có mối liên quan giữa HHATTĐ và đa bệnh, đa thuốc. Tỷ lệ té ngã ở NCT trong cộng đồng Bảng 4: Tỷ lệ té ngã ở NCT trong cộng đồng N= 640 N % Té ngã Không té ngã 42 598 6,6 93,4 Nhận xét: 6,6% NCT trong cộng đồng Quận 4 ghi nhận có té ngã trong 12 tháng qua Mối liên quan giữa HHATTĐ và té ngã Tần suất HHATTĐ trong dân số cao tuổi có té ngã là 35,7%. HHATTĐ và tiền sử té ngã trong năm qua có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nghiên cứu Y học Tim Mạch 171 Bảng 5: Mối liên quan giữa HHATTĐ và té ngã: HHATTĐ n(%) Không HHATTĐ n(%) OR; 95% CI P Có té ngã 15 (35,7) 27 (64,3) 4,28 (2,21-8,27) P < 0,001 Không té ngã 88 (14,7) 510 (85,3) BÀN LUẬN Đặc điểm dân số Có 640 người được đưa vào nghiên cứu với tuổi trung bình 71,04 ± 8,7 tuổi, nữ giới chiếm đa số, phần lớn NCT sống với người thân, phù hợp với đặc điểm văn hóa Châu Á. Nghề nghiệp công nhân, buôn bán, nội trợ chiếm đa số, 54% có trình độ học vấn dưới cấp 2, phù hợp đặc điểm về dân trí của NCT trong cộng đồng. Tỷ lệ đa bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi là 59,8%, cao hơn nghiên cứu ở Bến Tre 44,8%(11), tương đương nghiên cứu tại Ấn Độ có tỷ lệ đa bệnh là 56,2%(2). Theo thống kê tại Mỹ(1), tỷ lệ đa bệnh ở NCT từ 65 tuổi trở lên là 66%, tương đương nghiên cứu của chúng tôi nếu lấy NCT từ 65 tuổi trở lên thì kết quả đa bệnh là 64,6%. Nhìn chung, nghiên cứu này cho kết quả tỷ lệ đa bệnh gần tương đương với các nghiên cứu ở nước phát triển nhưng cao hơn nghiên cứu ở cộng đồng nông thôn trong nước(13). Điều này có thể do NCT sống ở thành thị dễ tiếp cận với mạng lưới y tế dày đặc cả công lập và tư nhân, ngoài ra chính sách Bảo hiểm Y tế đang có xu hướng mở rộng toàn dân. Tỷ lệ đa thuốc ở NCT trong cộng đồng Quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh là 34,1%, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu tại nông thôn Bến Tre 9,1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sử dụng đa thuốc ở NCT Quận 4 khá cao. Vấn đề đặt ra là liệu NCT đã dùng thuốc hợp lý chưa, nhận thức của NCT cũng như các nhà lâm sàng về các nguy cơ khi sử dụng và kê đơn đa thuốc không hợp lý. Tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng Tần suất HHATTĐ trong cộng đồng người cao tuổi Quận 4 chiếm 15,5%, thấp hơn nghiên cứu tại Hòa Bình là 21,1%, tương đương với nghiên cứu tại cộng đồng nông thôn Bến Tre 12,5%. Trong đó, tần suất hạ huyết áp tư thế đứng ở các phân nhóm: sau 1 phút: 11,7%; sau 3 phút: 10,3%; HHATTĐ tâm thu: 11,1%; HHATTĐ tâm trương: 8,0%. Theo Fedorowski, HHATTĐ tâm thu làm tăng khả năng gây đột quỵ còn HHATTĐ tâm trương tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim có ý nghĩa thống kê(3). Sự khác biệt về tần suất HHATTĐ giữa các nghiên cứu trong nước có thể do đặc điểm mẫu nghiên cứu, phương tiện đo huyết áp, điều kiện kinh tế giữa nông thôn và thành thị. 59,6% người HHATTĐ có triệu chứng chóng mặt, đau đầu hoặc choáng váng khi thay đổi tư thế, còn lại 40,4% không có triệu chứng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tầm soát HHATTĐ ở người cao tuổi ngay cả khi họ không có triệu chứng. Mối liên quan giữa hạ huyết áp tư thế đứng và đa bệnh, đa thuốc Trong nghiên cứu này không tìm thấy mối liên quan giữa HHATTĐ và đa bệnh. Điều này khác với kết luận dựa trên nghiên cứu ở phụ nữ Anh độ tuổi từ 60-80 cho thấy đa bệnh là yếu tố dự đoán HHATTĐ(6). Sự khác biệt này có thể do nghiên cứu ở Anh, các bệnh được khảo sát là những bệnh mạn tính nặng nề như: ung thư, bệnh mạch vành, COPD, ĐTĐ trong khi ở nghiên cứu của chúng tôi có thể đưa vào những bệnh ít liên quan đến HHATTĐ như sa sút trí tuệ, gout, rối loạn lipid máu. Kết quả phân tích đơn biến giữa HHATTĐ và đa thuốc cho thấy, nhóm đa thuốc có tỷ lệ HHATTĐ thấp hơn so với nhóm không đa thuốc. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Cùng sử dụng định nghĩa đa thuốc là dùng trên 5 loại thuốc, tác giả Shen Shanshan cũng có chung nhận định với chúng tôi . Tỷ lệ HHATTĐ ít hơn ở người đa thuốc có thể do các loại thuốc được NCT sử dụng ít có khả năng gây ra HHATTĐ. Tỷ lệ té ngã và mối liên quan với HHATTĐ Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ té ngã ở NCT trong cộng đồng Quận 4 là 6,6%, tương đương nghiên cứu ở Quận 8 TPHCM 6,06%(17), nhưng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 1 * 2017 Nội Khoa 172 thấp hơn nghiên cứu Brazil 2015 là 28,6%(5). Sự khác biệt trong tỷ lệ té ngã so với các nghiên cứu trên thế giới(15,16,18) có lẽ do té ngã chưa được quan tâm trong quản lý và chăm sóc NCT vì những lý do: NCT không đề cập đến; không có chấn thương vào thời điểm té ngã; hay quan niệm cho rằng té ngã là một phần tất yếu của lão hóa. Kết quả phân tích đơn biến giữa tình trạng HHATTĐ và tiền sử té ngã cho thấy nhóm có tiền sử té ngã có tỷ lệ HHATTĐ cao hơn nhóm không có tiền sử té ngã, với p < 0,001. Ở NCT, HHATTĐ được xem là một nguyên nhân phổ biến của té ngã và nỗi sợ bị ngã(7). Điều này được ghi nhận ở một số nghiên cứu(1,10). Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể không được tìm thấy ở các nghiên cứu khác(4,8). KẾT LUẬN 15,5% người cao tuổi trong cộng đồng có hạ huyết áp tư thế đứng. Tuy nhiên, chỉ 59,6% người bị HHATTĐ có triệu chứng lâm sàng. Người có tiền sử té ngã có tần suất HHATTĐ cao hơn nhưng không có mối liên quan giữa HHATTĐ và đa bệnh, đa thuốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Benjamin RM (2010), Multiple chronic conditions: a public health challenge. Public health reports, 125:626. 2. Chakrabarty D, et al (2010), Functional disability and associated chronic conditions among geriatric populations in a rural community of India. Ghana medical journal, 44: 150-154. 3. Fedorowski A, et al (2014), Systolic and diastolic component of orthostatic hypotension and cardiovascular events in hypertensive patients: the Captopril Prevention Project. Journal of hypertension, 32: 75-81. 4. Gangavati A, et al (2011), Hypertension, Orthostaic Hypotension and the Risk of Falls in a Community- Dwelling Elderly Population: The Maintenance of Balance, Independent Living, Intellect and Zest in the Elderly of Boston Study. J Am Geriatric Soc, 59: 383-389. 5. James Frith et al (2014), Public and patient research priorities for orthostatic hypotension. Age and ageing, 43: 865-868. 6. Kamaruzzaman S, et al (2010), The association between orthostatic hypotension and medication use in the British Women’s Heart and Health Study. Age and ageing, 39: 51-56. 7. Lambert E, et al (2014), Sympathetic dysfunction in vasovagal syncope and the postural orthostatic tachycardia syndrome. Frontiers in physiology, 5: 280. 8. Liu BA, et al (1995), Falls among older people: relationship to medication use and orthostatic hypotension. Journal of the American Geriatrics Society, 43: 1141-1145. 9. Low PA (2008), Prevalence of Orthostatic Hypotension. Clin Auton Res, 18: 8-13. 10. Martignoni E, et al (2006), Cardiovascular dysautonomia as a cause of falls in Parkinson's disease. Parkinsonism & related disorders, 12: 195-204. 11. Nguyễn Thị Lan Thanh (2015), Khảo sát tình trạng hạn chế chức năng và mối liên quan với các bệnh lý đi kèm ở người cao tuổi trong cộng đồng xã Vĩnh Thành huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Luận văn thạc sĩ y học. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh 12. Pérez-Orcero A, et al (2016), Prevalence of orthostatic hypotension in non-institutionalised elderly aged 80 and over. A diagnostic study using an oscillometric device. Hipertension y riesgo vascular, 33: 93-102. 13. Phạm Thắng (2003), Tìm hiểu tỷ lệ hạ huyết áp tư thế ở người già sống tại cộng đồng. Tạp chí Nội khoa, 3: 6-11. 14. Rutan GH, et al (1992), Orthostatic Hypotension in Older Adults The Cardiovascular Health Study. Hypertension, 19: 508-519. 15. Rubenstein LZ (2006), Falls in older people: epidemiology, risk factors and strategies for prevention. Age and ageing, 35: 37- 41. 16. Sibley KM, et al (2014), Chronic disease and falls in community-dwelling Canadians over 65 years old: a population-based study exploring associations with number and pattern of chronic conditions. BMC Geriatr, 14: 22. 17. Trần Trọng Đàm (2001), Tình trạng hạn chế hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi quận 8, Tp Hồ Chí Minh 2001. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 8: 9-13. 18. Virtuos JS, et al. (2015), Prevalence of disability and associated factors in the elderly. Texto & Contexto-Enfermagem, 24: 521- 529. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftan_suat_ha_huyet_ap_tu_the_dung_va_te_nga_o_nguoi_cao_tuoi.pdf
Tài liệu liên quan