Tài liệu Tần suất, đặc điểm lâm sàng và nội soi của bệnh trào ngược dạ dày-thực quản ở bệnh nhân Campuchia có triệu chứng tiêu hóa trên: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 88
TẦN SUẤT, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI
CỦA BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY-THỰC QUẢN
Ở BỆNH NHÂN CAMPUCHIA CÓ TRIỆU CHỨNG TIÊU HÓA TRÊN
Pen Chanraksmey*, Quách Trọng Đức**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (BTNDD-TQ) đang có xu hướng gia tăng ở các nước châu Á.
Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên cứu về BTNDD-TQ ở bệnh nhân Campuchia.
Mục tiêu: Xác định tần suất, đặc điểm lâm sàng và nội soi của BTNDD-TQ ở bệnh nhân Campuchia có
triệu chứng tiêu hóa trên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên bệnh nhân Campuchia có
triệu chứng tiêu hóa trên đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ 1/2017 đến 6/2017. Bệnh nhân
được xác lập chẩn đoán BTNDD-TQ khi có tổng điểm GERDQ ≥ 8 và/hoặc có tổn thương viêm thực quản do
trào ngược (VTQTN) trên nội soi theo phân loại Los Angeles.
Kết quả: Nghiên cứu trên 116 bệnh nhân có triệu chứng ti...
5 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tần suất, đặc điểm lâm sàng và nội soi của bệnh trào ngược dạ dày-thực quản ở bệnh nhân Campuchia có triệu chứng tiêu hóa trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 88
TẦN SUẤT, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ NỘI SOI
CỦA BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY-THỰC QUẢN
Ở BỆNH NHÂN CAMPUCHIA CÓ TRIỆU CHỨNG TIÊU HÓA TRÊN
Pen Chanraksmey*, Quách Trọng Đức**
TÓM TẮT
Mở đầu: Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (BTNDD-TQ) đang có xu hướng gia tăng ở các nước châu Á.
Tuy nhiên, vẫn còn rất ít nghiên cứu về BTNDD-TQ ở bệnh nhân Campuchia.
Mục tiêu: Xác định tần suất, đặc điểm lâm sàng và nội soi của BTNDD-TQ ở bệnh nhân Campuchia có
triệu chứng tiêu hóa trên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên bệnh nhân Campuchia có
triệu chứng tiêu hóa trên đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ 1/2017 đến 6/2017. Bệnh nhân
được xác lập chẩn đoán BTNDD-TQ khi có tổng điểm GERDQ ≥ 8 và/hoặc có tổn thương viêm thực quản do
trào ngược (VTQTN) trên nội soi theo phân loại Los Angeles.
Kết quả: Nghiên cứu trên 116 bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa trên ghi nhận BTNDD-TQ và VTQTN ở
23/116 (19,8%) và 17/23 (73,9%) trường hợp. Tỉ lệ nam: nữ ở nhóm bệnh nhân BTNDD-TQ là 1,9:1. Triệu
chứng ợ nóng và ợ trớ là than phiền chính đến khám gặp ở 8/23 (34,8%) và 4/23 (17,4%) bệnh nhân; nhưng hỏi
bệnh kỹ ghi nhận có đến 18/23 (78,3%) trường hợp ợ nóng và 22/23 (95,7%) trường hợp ợ trớ. VTNDD-TQ chủ
yếu ở mức độ nhẹ: LA-A 16/17 (94,1%) và LA-B là 1/17 (5,9%) trường hợp. Có 2/23 (8,7%) trường hợp loét dạ
dày tá tràng phối hợp và 2/23 (8,7%) trường hợp nhiễm H. pylori.
Kết luận: BTNDD-TQ khá thường gặp ở bệnh nhân Campuchia có triệu chứng tiêu hóa trên. Hầu hết bệnh
nhân có triệu chứng trào ngược điển hình, tuy nhiên cần hỏi bệnh sử kỹ vì các triệu chứng này có thể không phải
là than phiền chính của bệnh nhân. Hầu hết các trường hợp VTQTN ở mức độ nhẹ.
Từ khóa: bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, ợ nóng, ợ trớ, viêm thực quản trào ngược, Campuchia
ABSTRACT
PREVALANCE, CLINICAL CHARACTERISTICS AND ENDOSCOPIC CHARACTERISTICS OF
GASTRO-ESOPHAGEAL REFLUX DISEASE ON CAMBODIAN PATIENTS WITH UPPER
GASTROINTESTINAL SYMPTOMS
Pen Chanraksmey, Quach Trong Duc
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 88-92
Background: The prevalence of gastro-esophageal reflux disease (GERD) has been increasing in Asia. But
there is limited data of the disease in Cambodian patients.
Objectives: To assess the prevalence, clinical and endoscopic characteristics of GERD in Cambodian
patients with upper gastrointestinal symptoms.
Method: A cross-sectional study was conducted on Cambodian patients with upper gastrointestinal
symptoms who underwent upper gastrointestinal endoscopy at the University Medical Center of Hochiminh City
from January 2017 to June 2017. GERD diagnosis was confirmed if patient’s GERDQ score was ≥ 8 and / or
** Mekong Phnom Penh Clinic
**Bộ môn Nội tổng quát, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS. Pen Chanraksmey ĐT: +85587888519 Email: pcraksmey@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 89
reflux esophagitis (RE) according to the Los Angeles classification was recorded.
Results: 116 patients with upper gastrointestinal symptoms were recruited. The prevalence of GERD and
RE were 23/116 (19.8%) and 17/23 (73.9%), respectively. The male-to-female ratio among patients with GERD
diagnosis was 1.9:1. In patients with GERD, heartburn and regurgitation were chief complaints in 8/23 (34.8%)
and 4/23 (17.4%) patients, respectively. However, thorough history taking detected these symptoms in 18/23
(78.3%) and 22/23 (95.7%) of patients, respectively. All RE lesions were in mild grades (LA-A 94.1% and LA-B
5.9%). Two out of 23 (8.7%) of patients with GERD had co-existed gastroduodenal ulcers and 2 (8.7%) had H.
pylori infection.
Conclusions: GERD is not uncommon among Cambodian patients with upper gastrointestinal symptoms.
Most of patients with GERD have typical reflux symptoms. However, thorough history taking is required as these
symptoms may not be the patients’ chief complaints. Most cases of RE in Cambodian patients were in mild grade.
Key words: gastro-esophageal reflux disease, reflux esophagitis, erosive reflux diseases, Cambodian
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập kỷ gần đây, đã có khá nhiều
nghiên cứu về dịch tễ học, đặc điểm lâm sàng và
nội soi của Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
(BTNDD-TQ) trên thế giới. Các kết quả nghiên
cứu gần đây cho thấy tỉ lệ BTNDD-TQ ở các
nước Châu Á có xu hướng gia tăng(11).
Campuchia là một quốc gia đang phát triển ở
khu vực Đông Nam Á với dân số khoảng 15
triệu dân. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít
nghiên cứu về BTNDD-TQ trên dân số này.
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo
sát tần suất, đặc điểm lâm sàng và nội soi của
bệnh trào ngược dạ dày-thực quản ở bệnh nhân
Campuchia có triệu chứng tiêu hóa trên.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang tiến hành trên bệnh
nhân Campuchia đến khám ngoại trú và được
nội soi tiêu hóa trên tại khoa Nội soi, Bệnh viện
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 1/2017 đến
6/2017.
Tiêu chuẩn nhận bệnh
Bệnh nhân người Campuchia sinh sống tại
Vương quốc Campuchia ≥ 18 tuổi, có triệu
chứng đường tiêu hóa trên (ợ nóng, ợ trớ, đau
bụng, đầy bụng, buồn nôn, nôn, nuốt đau, nuốt
khó), đã ngừng thuốc ức chế bơm proton ít
nhất 2 tuần, ngừng Bismuth và kháng sinh ít
nhất 4 tuần trước khi đến khám và có chỉ định
nội soi tiêu hóa trên tại Khoa Nội soi Bệnh viện
Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn loại bệnh
Những bệnh nhân nào có một trong các tiêu
chuẩn sau sẽ không được nhận vào nghiên cứu:
Có tiền sử phẫu thuật ở thực quản, dạ dày
(cắt 2/3 dạ dày).
Xuất huyết tiêu hóa trên trong vòng 24 giờ.
Xơ gan có biến chững giãn tĩnh mạch thực quản.
Trong quá trình nội soi nếu bác sĩ không
thực hiện được các quy trình để xác định các
biến số trong nghiên cứu.
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.
Các bước tiến hành
Lấy mẫu liên tục. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn
nghiên cứu được ghi nhận tuổi, giới, chiều cao,
cân nặng, tình trạng hút thuốc lá, uống rượu bia,
lý do đến khám bệnh và đánh giá triệu chứng
trào ngược theo bảng điểm GERDQ(2). Sau khi
đánh giá lâm sàng, các bệnh nhân được tiến
hành nội soi tiêu hóa trên và ghi nhận tổn
thương viêm thực quản do trào ngược (VTQTN)
theo phân loại Los Angeles(3).
BTNDD-TQ được xác định khi GERDQ ≥ 8
và/ hoặc có VTQTN trên nội soi.
Phân tích thống kê
Nhập số liệu bằng phần mềm Epidata 3.1.
Xử lý số liệu bằng chương trình Stata 12.0. Sử
dụng tần số và tỉ lệ (%) để mô tả các biến số
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 90
định tính.
KẾT QUẢ
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu trên 116
bệnh nhân, bao gồm 54 nam và 62 nữ với tuổi
trung bình là 46,8 ± 14,5. Kết quả ghi nhận
BTNDD-TQ ở 23 (19,8%) bệnh nhân gồm có 15
bệnh nhân nam và 8 bệnh nhân nữ với các đặc
điểm cơ bản được trình bày theo Bảng 1.
Về triệu chứng lâm sàng, ợ nóng và ợ trớ là
than phiền chính đến khám ở 8 (34,8%) và 4
(17,4%) bệnh nhân. Tuy nhiên khi hỏi bệnh sử kỹ
lưỡng ghi nhận ợ nóng ở 18 (78,3%) và ợ trớ ở 22
(95,7%) trường hợp. Các biểu hiện lâm sàng của
bệnh nhân được chẩn đoán BTNDD-TQ được
trình bày ở Bảng 2.
Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm n (%)
Giới tính: Nam
Nữ
15 (65,2)
8 (34,8)
Tuổi (năm): < 30
30 – 49
≥ 50
2 (8,7)
12 (52,2)
9 (39,1)
Địa chỉ: Nông thôn
Thành phố
13 (56,5)
10 (43,5)
Chỉ số khối cơ thể (kg/m
2
):
Bình thường
Nhẹ cân
Thừa cân / béo phì
6 (26,0)
1 (4,4)
16 (69,6)
Hút thuốc lá:
Từng hút / đang hút
Không hút
14 (60,9)
9 (39,1)
Uống rượu bia:
Từng uống / đang uống
Không uống
16 (69,6)
7 (30,4)
Bảng 2. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân
BTNDD-TQ
Triệu chứng n(%)
Lý do chính đến khám
Ợ nóng
Đau thượng vị
Ợ trớ
Đầy bụng
Buồn nôn
8 (34,8)
7 (30,4)
4 (17,4)
3 (13,0)
1 (4,4)
Có triệu chứng trào ngược điển hình
Ợ nóng
Ợ trớ
18 (78,3)
22 (95,7)
Tổng điểm GERDQ
≥ 8
< 8
17 (73,9)
6 (26,1)
Trên nội soi, ghi nhận có 17 (73,9%) trường
hợp có VTQTN; chủ yếu ở mức độ nhẹ với độ
LA-A 16 (94,1%) trường hợp và độ LA-B là 1
(5,9%) trường hợp. Có 2 (8,7%) trường hợp loét
dạ dày-tá tràng phối hợp và 2 (8,7%) trường hợp
nhiễm H. pylori. Có 4 (3,4%) trường hợp có hình
ảnh nghĩ đến thực quản Barrett trên nội soi
nhưng do không sinh thiết nên chưa xác định
được chính xác. Chúng tôi không ghi nhận
trường hợp nào có biến chứng loét, hẹp thực
quản và ung thư biểu mô tuyến thực quản. Có
11/17 (64,7%) trường hợp VTQTN có điểm
GERDQ ≥ 8. Các đặc điểm nội soi được trình bày
ở Bảng 3.
Bảng 3. Các đặc điểm trên nội soi tiêu hóa trên ở
bệnh nhân Campuchia có BTNDD-TQ
Đặc điểm n (%)
Viêm thực quản do trào ngược (VTQTN)
VTQTN
Độ LA-A
Độ LA-B
BTNDD-TQ không viêm trên nội soi
17 (73,9)
16 (69,6)
1 (4,3)
6 (26,1)
Viêm dạ dày 22 (95,7)
Viêm tá tràng 4 (17,4)
Loét dạ dày 1(4,3)
Loét tá tràng 1(4,3)
Nhiễm H. pylori 2 (8,6)
BÀN LUẬN
Khi hồi cứu y văn đến hiện tại, chúng tôi
nhận thấy có rất ít các nghiên cứu về BTNDD-
TQ ở bệnh nhân Campuchia. Số lượng bệnh
nhân BTNDD-TQ trong nghiên cứu của chúng
tôi tuy khá nhỏ nhưng bước đầu cũng cho thấy
một số đặc điểm tần suất, đặc điểm lâm sàng và
nội soi của BTNDD-TQ ở bệnh nhân
Campuchia. Nghiên cứu chúng tôi cho thấy:
bệnh nhân Campuchia mắc BTNDD-TQ ít khi
đến khám với than phiền chính là triệu chứng
trào ngược điển hình. Trong nghiên cứu chỉ có
34,8% có than phiền chính là ợ nóng và 17,4% có
than phiền chính là ợ trớ. Số liệu này cao hơn
nghiên cứu trên người Việt Nam được Quách
Trọng Đức khảo sát trước đây(5). Tuy nhiên, đặc
điểm này cũng giống như các nghiên cứu trước
đây được tiến hành ở bệnh nhân châu Á(11). Khi
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 91
mô tả triệu chứng trào ngược điển hình để bệnh
nhân nhận biết, có đến 95,7% bệnh nhân có triệu
chứng ợ trớ. Điều này cho thấy tầm quan trọng
của việc cần đầu tư thời gian và hỏi kỹ bệnh sử
để không bỏ sót BTNDD-TQ.
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bảng câu
hỏi GERDQ để phỏng vấn những bệnh nhân
Campuchia có triệu chứng đường tiêu hóa trên.
Bộ câu hỏi này đã được kiểm chứng giá trị trên
nhiều nghiên cứu khác. Nghiên cứu của Jones R
và cộng sự ở châu Âu cho thấy bộ câu hỏi này
giúp làm tăng độ chính xác khi chẩn đoán
BTNDD-TQ của các bác sĩ đa khoa tổng quát lên
ngang bằng với bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa(2).
Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy điểm cắt
bằng 8 có độ đặc hiệu và độ nhạy trong chẩn
đoán BTNDDTQ lần lượt là 71,4% và 64,6%.
Tương tự, nghiên cứu của Zavala-Gonzales ở
bệnh nhân Mexico cũng cho thấy tại điểm cắt
GERDQ bằng 8 có độ đặc hiệu và độ nhạy đều là
72%(12). Trong chẩn đoán VTQTN, Suzuki và
cộng sự trên bệnh nhân Nhật ghi nhận điểm cắt
bằng 8 có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là
34,3% và 82,5%(8). Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cho thấy tỉ lệ bệnh nhân có BTNDD-TQ và
VTQTN trong nghiên cứu có điểm GERDQ ≥ 8
lần lượt là 73,9% và 64,7%. Như vậy độ nhạy của
bảng câu hỏi này trong chẩn đoán BTNDD-TQ ở
bệnh nhân Campuchia cũng tương tự các dân số
khác, nhưng độ nhạy trong chẩn đoán VTQTN
cao hơn so với bệnh nhân tại Nhật.
Về phân bố phổ bệnh lý của BTNDD-TQ,
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy BTNDD-TQ
không có viêm trên nội soi chỉ chiếm 26,1% các
trường hợp được nghiên cứu. Phần lớn các
nghiên cứu trên thế giới cũng như ở châu Á đều
cho thấy tỉ lệ BTNDD-TQ không có tổn thương
viêm trên nội soi thường chiếm tỉ lệ khoảng 2/3
tổng số trường hợp BTNDD(5,11). Kết quả khác
biệt trong nghiên cứu này có thể phần nào là do
các trường hợp bệnh nhân Campuchia đến
khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược, một bệnh
viện tuyến cuối ở Việt Nam, đã có sự chọn lọc và
không đại diện cho dân số chung. Tuy nhiên,
cần có thêm các nghiên cứu tại các bệnh viện ở
Campuchia với cỡ mẫu nghiên cứu lớn hơn để
xác định tỉ lệ phân bố phổ bệnh lý thực sự của
BTNDD-TQ ở bệnh nhân Campuchia. Về mức
độ nặng của tổn thương VTQTN, tất cả bệnh
nhân có tổn thương viêm mức độ nhẹ trong
nghiên cứu của chúng tôi đều ở mức độ LA-A và
LA-B (với hầu hết trường hợp ở độ LA-A), kết
quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu
châu Á khác được thực hiện trước đây(5,7,9).
Về tình trạng nhiễm H. pylori ở bệnh nhân
BTNDD-TQ, nghiên cứu của Quách Trọng Đức
trên bệnh nhân Việt Nam ghi nhận nhiễm H.
pylori là một yếu tố có liên quan nghịch với tình
trạng VTQTN(4). Một số nghiên cứu tại Hàn
Quốc và Nhật Bản cũng cho kết quả tương tự(1,6).
Điều này được lý giải phần nào là do chủng H.
pylori thường gặp ở các quốc gia này đa số là
chủng có độc tính cao, khả năng gây viêm teo dạ
dày và giảm tiết acid dịch vị cao, do đó dù tình
trạng trào ngược dạ dày – thực quản xảy ra
nhưng mức độ toan của dịch trào ngược cũng ít
gây viêm thực quản hơn(10). Một điểm lý thú là
trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận chỉ có 2
(8,6%) trường hợp BTNDD-TQ có nhiễm H.
pylori trong khi tỉ lệ nhiễm H. pylori trong dân số
Campuchia ước tính vào khoảng 45%. Mối liên
quan giữa nhiễm H. pylori với tình trạng
BTNDD-TQ ở bệnh nhân Campuchia là điểm
cần được nghiên cứu thêm.
Nghiên cứu của chúng tôi có yếu điểm là cỡ
mẫu nhỏ và tiến hành tại một bệnh viện nên
chưa đại diện được cho đặc điểm BTNDD-TQ ở
bệnh nhân Campuchia. Tuy nhiên, do bệnh viện
Đại hoc Y Dược TP Hồ Chí Minh là một bệnh
viện tuyến cuối nên nghiên cứu bước đầu cho
thấy BTNDD-TQ ở bệnh nhân Campuchia chủ
yếu gặp ở thể không có tổn thương viêm trên nội
soi hoặc VTQTN chỉ ở mức độ nhẹ. Trong tương
lai cần có những nghiên cứu đa trung tâm với cỡ
mẫu lớn để có được những số liệu đại diện hơn
cho cộng đồng.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 92
KẾT LUẬN
BTNDD-TQ khá thường gặp ở bệnh nhân
Campuchia đến khám tại Bệnh viện Đại học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh. Đa số bệnh nhân ở thể
VTQTN mức độ nhẹ. Hầu hết bệnh nhân có
triệu chứng trào ngược điển hình nhưng chỉ có
khoảng một phần ba trường hợp là than phiền
chính của bệnh nhân. Do đó, việc hỏi bệnh sử
kỹ lưỡng hết sức quan trọng nhằm định bệnh
chính xác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chung SJ, Lim SH, Choi J et al (2011). “Helicobacter pylori
serology inversely correlated with the risk and severity of reflux
esophagitis in helicobacter pylori endemic area: A matched
case-control study of 5,616 Health Check-Up Koreans”. J
Neurogastroenterol Motil;17(3):267.
2. Jones R, Junghard O, Dent J et al (2009). “Development of the
GerdQ, a tool for the diagnosis and management of gastro-
esophageal reflux disease in primary care”. Aliment Pharmacol
Ther, 30(10), pp. 1030-1038.
3. Lundell LR, Dent J, Bennett JR et al (1999). “Endoscopic
assessment of oesophagitis: clinical and functional correlates
and further validation of the Los Angeles classification”. Gut; 45
(2): pp172 – 80.
4. Quách Trọng Đức (2014). “Viêm thực quản trào ngược ở bệnh
nhân có triệu chứng tiêu hóa trên chưa từng điều trị và mối liên
quan với nhiễm H. pylori”. Y học TP Hồ Chí Minh 2014 (phụ bản
số 1 tập 18, chuyên đề Nội khoa): 578 – 583.
5. Quách Trọng Đức, Trần Kiều Miên (2005). “Viêm trào ngược dạ
dày thực quản trên nội soi ở bệnh nhân Việt Nam có biểu hiện
Dyspepsia: tần suất, đặc điểm lâm sàng và nội soi”. Tạp chí Y học
TP. Hồ Chí Minh, tập 9 (1), tr. 35-39.
6. Shirota T, Kusano M, Kawamura O et al (1999). “Helicobacter
pylori infection correlates with severity of reflux esophagitis:
with manometry findings”. J Gastroenterol; 34(5): 553.
7. Song HJ, Shim KN et al (2009). “The prevalence and clinical
characteristics of reflux esophagitic in Koreans and its possible
relation to metabolic syndrome”. J Korean Med Sci, 24 (2): pp.197-202.
8. Suzuki H, Matsuzaki H, Okada S, Hirata K, Fukuhara S, Hibi T
(2013). “Validation of the GerdQ questionnaire for the
management of gastro-oesophageal reflux disease in Japan”.
United European Gastroenterology Journal 1(3), pp. 175-183.
9. Tsai S et al (2004). “Effect of Helicobacter pylori infection in
intragastric acidity in pateints with reflux esophagitis”. Joural of
Gastroenterology, Vol 39, pp. 821-836.
10. Vicari JJ, Peek RM, Falk GW et al (1998). “The seroprevalence of
cagA-positive Helicobacter pylori strains in the spectrum of
gastroesophageal reflux disease”. Gastroenterology; 115(1): 50 – 7.
11. Wu JC (2008). “Gastroesophageal reflux disease: an Asian
perspective". J Gastroenterol Hepatol, 23(12), pp. 1785-1793.
12. Zavala-Gonzáles MA, Azamar-Jacome AA, Meixueiro-Daza A
at el (2014). “Validation and Diagnostic Usefulness of
Gastroesophageal Reflux Disease Questionnaire in a Primary
Care Level in Mexico”. J Neurogastroenterol Motil, Vol. 20 No. 4
pp. 475-482.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tan_suat_dac_diem_lam_sang_va_noi_soi_cua_benh_trao_nguoc_da.pdf