Tài liệu Tầm soát di truyền gia đình bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại: Nhân một trường hợp nguy cơ đột tử cao: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 135
TẦM SOÁT DI TRUYỀN GIA ĐÌNH BỆNH NHÂN BỆNH CƠ TIM
PHÌ ĐẠI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NGUY CƠ ĐỘT TỬ CAO
Trần Vũ Minh Thư*, Nguyễn Thụy Vy**, Phạm Nguyễn Vinh***
TÓM TẮT
Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Vì vậy, cơ hội để một đứa
trẻ di truyền gen gây BCTPĐ là 50%. Diễn tiến lâm sàng của bệnh lý này có thể dẫn đến biến chứng
nặng như suy tim sung huyết, rối loạn nhịp thất và trên thất, ngất, đột tử. Nhiều phương pháp điều
trị hiệu quả bao gồm chích alcool vào nhánh vách của động mạch liên thất trước, phẫu thuật cắt vách,
thay van hai lá nhân tạo, đặt máy phá rung cấy được đã được chứng minh hiệu quả ở bệnh nhân
BCTPĐ. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm BCTPĐ thực sự quan trọng. Xét nghiệm di truyền với việc tìm
ra đột biến gen giúp tầm soát đột biến phát hiện được ở những người thân trực hệ của bệnh nhân
BCTPĐ. Qua đó, nhiều bệnh nhân BCTPĐ được chẩn...
8 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm soát di truyền gia đình bệnh nhân bệnh cơ tim phì đại: Nhân một trường hợp nguy cơ đột tử cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 135
TẦM SOÁT DI TRUYỀN GIA ĐÌNH BỆNH NHÂN BỆNH CƠ TIM
PHÌ ĐẠI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP NGUY CƠ ĐỘT TỬ CAO
Trần Vũ Minh Thư*, Nguyễn Thụy Vy**, Phạm Nguyễn Vinh***
TÓM TẮT
Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Vì vậy, cơ hội để một đứa
trẻ di truyền gen gây BCTPĐ là 50%. Diễn tiến lâm sàng của bệnh lý này có thể dẫn đến biến chứng
nặng như suy tim sung huyết, rối loạn nhịp thất và trên thất, ngất, đột tử. Nhiều phương pháp điều
trị hiệu quả bao gồm chích alcool vào nhánh vách của động mạch liên thất trước, phẫu thuật cắt vách,
thay van hai lá nhân tạo, đặt máy phá rung cấy được đã được chứng minh hiệu quả ở bệnh nhân
BCTPĐ. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm BCTPĐ thực sự quan trọng. Xét nghiệm di truyền với việc tìm
ra đột biến gen giúp tầm soát đột biến phát hiện được ở những người thân trực hệ của bệnh nhân
BCTPĐ. Qua đó, nhiều bệnh nhân BCTPĐ được chẩn đoán ở giai đoạn chưa có triệu chứng.
Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một trường hợp bệnh nhân nam 44 tuổi được chẩn đoán
BCTPĐ có nguy cơ đột tử cao. Bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm di truyền và kết quả thể hiện
bệnh nhân mang đột biến trên gen TPM1 (c.842T>C, p.Met281Thr, dị hợp). Chúng tôi tiến hành tầm
soát di truyền cho những người thân của bệnh nhân và tìm thấy được một người thân mang đột biến
trên gen TPM1 có BCTPĐ giai đoạn không triệu chứng.
Từ khóa: Bệnh cơ tim phì đại, đột tử, tầm soát di truyền, TPM1.
SUMMARY
FAMILY GENETIC SCREENING IN HYPERTROPHIC CARDIOMYOPATHY PATIENT WITH
HIGH RISK OF SUDDEN CARDIAC DEATH: REPORT OF A CASE
Tran Vu Minh Thu, Nguyen Thuy Vy, Pham Nguyen Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 135 - 142
Hypertrophic cardiomyopathy (HCM) is inherited as an autosomal dominant genetic trait with a 50%
risk of transmission to offspring. The clinical course of HCM can lead to serious cardiac complications
owing to congestive heart failure, ventricular and supraventricular arrhythmias, syncope, and sudden
cardiac death. Many treatment methods such as septal alcohol ablation, myectomy surgery, prosthetic mitral
valve replacement, implantable cardioverter defibrillator implantation brought HCM patients benefits
proved. Hence, early diagnosis HCM is very important. Gene testing with gene mutation detected in HCM
patients helps genetic screening for relatives of these patients. Therefore, a lot of asymptomatic HCM
patients are found.
Here we present a case of HCM disease diagnosed in the man 44 years old with high risk of sudden
cardiac death. Gene testing was indicated for this patient. The result of the test revealed genetic mutation in
TPM1 gene (c.842T>C, p.Met281Thr, heterozygote). We performed genetic screening for his relatives and
detected asymptomatic relatives with mutation in TPM1 gene. We discuss the implications of cascade
screening relatives of this patient.
Key words: hypertrophic cardiomyopathy, sudden cardiac death, genetic screening, TPM1.
* Bệnh viện Tim Tâm Đức, Viện Tim Tp. HCM ** Trường Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch
*** Trường Đại học khoa học tự nhiên, ĐHQG TP.HCM
Tác giả liên lạc: BS Trần Vũ Minh Thư ĐT: 0918335212 Email: thutvm@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 136
MỞ ĐẦU
Bệnh cơ tim phì đại (BCTPĐ) là bệnh tim
di truyền thường gặp, với tần suất ước tính
1:500 trong dân số chung(9). Bệnh có nhiều
biến chứng như suy tim, rối loạn nhịp, đột
quỵ, đột tử. BCTPĐ được gây ra do đột biến
gen xảy ra trong các cấu phần protein
(protein components) của sarcomere. Trước
đây, bệnh lý này được cho là bệnh lý có dự
hậu xấu. Mãi cho đến giữa thế kỷ 20, khi có
sự phát triển của các công cụ chẩn đoán tiên
tiến như thông tim, siêu âm tim cùng với
những phương pháp điều trị bệnh bao gồm
phẫu thuật cắt vách, thay van hai lá nhân
tạo, đặt máy phá rung cấy được đã làm thay
đổi dự hậu của BCTPĐ. Vì vậy, việc chẩn
đoán sớm BCTPĐ rất quan trọng.
Chẩn đoán lâm sàng BCTPĐ hiện nay
dựa vào siêu âm tim 2 chiều và xét nghiệm
di truyền được khuyến cáo (loại I) bởi hội
tim Châu Âu năm 2014(3) cho những bệnh
nhân được chẩn đoán BCTPĐ trên lâm sàng.
Xét nghiệm di truyền với việc tìm ra đột
biến gen giúp tầm soát đột biến phát hiện
được ở những người thân của bệnh nhân
BCTPĐ bao gồm con cái, anh chị em ruột,
cha mẹ. Điều này có ý nghĩa lớn hơn khi
người mang đột biến trên gen ở giai đoạn
không có bất cứ biểu hiện nào của BCTPĐ.
Như vậy, kích thước bề dày thất trái tối
thiểu để chẩn đoán BCTPĐ không cần thiết
nữa. Do đó, những bệnh nhân có chẩn đoán
BCTPĐ không chắc chắn trên lâm sàng cần
được chỉ định xét nghiệm di truyền theo
khuyến cáo (loại I) của hội tim Châu Âu để
xác định chẩn đoán(3).
Trong bài viết này chúng tôi trình bày
một ca lâm sàng là một bệnh nhân nam
BCTPĐ có nguy cơ đột tử cao. Nhờ vào kết
quả xét nghiệm di truyền của bệnh nhân,
chúng tôi tiến hành tầm soát người thân của
bệnh nhân và đã phát hiện người BCTPĐ
không triệu chứng
CA LÂM SÀNG
Bệnh nhân 1
Bệnh nhân nam, Hồ Trung H. 44 tuổi
Địa chỉ: 50/121 Võ Trường Toản, quận 5,
thành phố Hồ Chí Minh. SNV: 16.0814
Bệnh sử: Bệnh nhân được chẩn đoán
bệnh cơ tim phì đại trước khi nhập viện 9
năm. Trong 8 năm đầu, bệnh nhân không
triệu chứng. Một năm trước nhập viện, bệnh
nhân thỉnh thoảng có những cơn hồi hộp
không liên quan gắng sức, kéo dài khoảng
vài giây, tự hết, không kèm choáng váng.
Bệnh nhân không đau ngực, không khó thở.
Bệnh nhân chưa từng bị ngất. Một tháng
trước nhập viện, bệnh nhân có những cơn
hồi hộp với tính chất như trên xảy ra thường
xuyên hơn.
Tiền căn bản thân: bệnh nhân không có
tăng huyết áp được ghi nhận. Không hút
thuốc lá. Ông có hai người con trai 20 tuổi
và 10 tuổi. Hai người con này không có triệu
chứng và chưa từng kiểm tra tình trạng tim
mạch. Cha và mẹ bệnh nhân qua đời ở độ
tuổi lần lượt là 68 và 72 không rõ vì bệnh lý
gì. Bệnh nhân có 4 anh chị em, cả bốn người
đều được chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại.
Một anh trai ngưng tim được cứu sống và
đã được đặt máy phá rung cấy được (ICD)
liền sau đó. Sau khi đặt ICD khoảng 10
tháng, người anh này đã qua đời vì suy tim
không hồi phục. Hai người cháu (con của
chị bệnh nhân) được chẩn đoán BCTPĐ.
Những người cháu khác (con của anh chị em
khác) đã kiểm tra tim và chưa phát hiện
bệnh tim.
Khám lâm sàng cho thấy bệnh nhân tỉnh,
tiếp xúc tốt. Nhịp tim đều 70 lần/phút, huyết
áp 110/70 mmHg, nhịp thở 16 l/phút, nhiệt
độ 37ᵒC. Mỏm tim ở liên sườn 5 đường
trung đòn trái. Không có âm thổi ở tim. Phổi
không ran. Bụng mềm. Mạch tứ chi đều rõ.
Điện tâm đồ bộc lộ nhịp xoang, lớn thất
trái theo tiêu chuẩn Sokolow – Lyon, ST
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 137
chênh xuống thứ phát và sóng T hai pha ở
chuyển đạo DI, avL, V4, V5, V6 (hình 1).
XQuang ngực thẳng thể hiện bóng tim
không to, tuần hoàn phổi không tăng.
Holter điện tâm đồ 48 giờ ghi nhận nhịp
xoang, nhịp nhanh thất không kéo dài. Kết
quả sinh hóa và huyết học không ghi nhận
bất thường. Siêu âm tim cho thấy phì đại
toàn bộ thất trái, phì đại không đồng tâm, vị
trí dày nhất ở phần giữa vách liên thất 30
mm, tỷ lệ vách liên thất và thành sau thất
trái: 1,7. Dấu SAM (systolic anterior motion)
(-), chênh áp tối đa của dòng máu qua
buồng tống thất trái 11 mmHg. Hở van hai
lá nhẹ type IIA2. Áp lực động mạch phổi
tâm thu 25 mmHg. Nhĩ trái dãn 44 mm. Thất
trái co bóp tốt với phân xuất tống máu 76%.
Động mạch chủ lên không dãn 29mm (Hình
2). Sau những đánh giá ban đầu, bệnh nhân
được tính nguy cơ theo hướng dẫn của Hội
tim Châu Âu. Nguy cơ đột tử 5 – năm của
bệnh nhân là 8,7%. Với mức nguy cơ này,
bệnh nhân có chỉ định đặt ICD. Bệnh nhân
được đặt ICD và dùng bisoprolol. Lúc xuất
viện, bệnh nhân bớt hồi hộp.
Ngoài những xét nghiệm và phương
pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện ở
trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện xét
nghiệm di truyền cho bệnh nhân. Xét
nghiệm di truyền được thực hiện sau khi
bệnh nhân được giải thích về xét nghiệm di
truyền và ký giấy đồng ý làm xét nghiệm
này. Nghiên cứu đã được sự chấp thuận của
hội đồng y đức Đại học y dược thành phố
Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã lấy 2ml máu
tĩnh mạch và tiến hành tách chiết DNA bộ
gen của tế bào máu bằng bộ kit QIAamp
DNA Blood Mini Kit (Qiagen). Sau đó,
chúng tôi sử dụng phương pháp giải trình
tự thế hệ mới để giải trình tự tất cả các exon
mang mã và vùng trình tự lận cận của 23
gen liên quan đến BCTPĐ bao gồm: MYH7,
MYBPC3, TNNT2, TNNI3, TPM1, MYL2,
MYL3, ACTC1, TNNC1, MYH6, LDB3,
CSRP3, TCAP, VCL, ACTN2, MYOZ2, NEXN,
PLN, JPH2, TTR, GLA, LAMP2, và PRKAG2.
Việc giải trình tự được thực hiện trên hệ
thống máy MiSeq sử dụng bộ kit MiSeq
Reagent Kits v2 300 cycle (Illumina). Các đột
biến gây bệnh phát hiện được sẽ được xác
nhận lại bằng phương pháp giải trình tự
Sanger với cặp mồi chuyên biệt. Kết quả cho
thấy bệnh nhân mang đột biến nhầm nghĩa
và dị hợp trên gen TPM1 tại codon 842: từ
ATG mã hóa cho amino acid methionine
chuyển thành ACG mã hóa cho amino acid
threonine (Met281Thr) (Hình 3).
Theo hướng dẫn của hội tim Châu Âu(3),
tầm soát di truyền cho người thân của bệnh
nhân H. được tiến hành. Hai người con của
bệnh nhân và hai người con của người anh
đã qua đời đồng ý tầm soát di truyền.
Chúng tôi khám lâm sàng, đo điện tâm đồ,
chụp Xquang ngực, siêu âm tim cho 4 người.
Tầm soát đột biến gây bệnh phát hiện được
thực hiện bằng phương pháp giải trình tự
Sanger trên cả hai mạch. Kết quả cho thấy,
cả hai người con 10 tuổi và 20 tuổi, người
cháu 26 tuổi của bệnh nhân đều mang cùng
đột biến gây bệnh với ông ấy - đột biến gây
bệnh trên gen TPM1 (c.842T>C,
p.Met281Thr, dị hợp). Người cháu còn lại 15
tuổi không mang đột biến.
Hình 1: Điện tâm đồ (A) của bệnh nhân Hồ
Trung H. cho thấy dấu hiệu lớn thất trái. X
quang (B) của bệnh nhân thể hiện bóng tim to,
tuần hoàn phổi tăng thụ động.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 138
Hình 2: Hình ảnh siêu âm tim qua thành ngực
của bệnh nhân 1 (Hồ Trung H.). Bề dày vách
liên thất 27mm, bề dày thành sau 15mm. Chênh
áp qua buồng tống thất trái 7 mmHg.
Hình 3: Kết quả giải trình tự Sanger xác nhận
đột biến Met281 Thr trên gen TPM1 của bệnh
nhân 1 (Hồ Trung H.)
Bệnh nhân 2 (Người cháu thứ nhất của
bệnh nhân)
Cháu trai 26 tuổi của bệnh nhân 1 (con
người anh trai BCTPĐ có tiền căn ngưng tim
được cứu sống đã qua đời vì suy tim không
hồi phục) đến khám theo yêu cầu của bác sĩ
điều trị vì BCTPĐ là bệnh lý di truyền, có
thể di truyền cho người này. Người cháu
trai không có triệu chứng liên quan đến
BCTPĐ như hồi hộp, đau ngực, khó thở,
ngất. Khám lâm sàng cho thấy bệnh nhân
tỉnh, tiếp xúc tốt. Nhịp tim đều 68 lần/phút,
huyết áp 110/60mmHg, nhịp thở 16l/phút,
nhiệt độ 37ᵒC. Mỏm tim ở liên sườn 5 đường
trung đòn trái. Không có âm thổi ở tim. Phổi
không ran. Bụng mềm. Mạch tứ chi đều rõ.
Điện tâm đồ bộc lộ nhịp xoang, lớn thất trái
theo tiêu chuẩn Sokolow – Lyon, ST chênh
xuống thứ phát và sóng T hai pha ở chuyển
đạo DI, avL, V4, V5, V6 (hình 3). XQuang
ngực thẳng thể hiện bóng tim không to, tuần
hoàn phổi không tăng. Holter điện tâm đồ
48 giờ ghi nhận nhịp xoang. Kết quả sinh
hóa và huyết học không ghi nhận bất
thường. Siêu âm tim cho thấy phì đại toàn
bộ thất trái, phì đại không đồng tâm, vị trí
dày nhất ở phần giữa vách liên thất 16 mm,
tỷ lệ vách liên thất và thành sau thất trái: 2.
Dấu SAM (systolic anterior motion) (-),
chênh áp tối đa của dòng máu qua buồng
tống thất trái 4 mmHg. Áp lực động mạch
phổi tâm thu 20 mmHg. Nhĩ trái dãn 32 mm.
Thất trái co bóp tốt với phân xuất tống máu
68%. Động mạch chủ lên không dãn 26mm
(Hình 4). Holter điện tâm đồ 48 giờ ghi nhận
nhịp xoang, ngoại tâm thu nhĩ rải rác. Nguy
cơ đột tử 5 – năm: 2,75%. Xét nghiệm di
truyền được chỉ định cho bệnh nhân này.
Kết quả cho thấy bệnh nhân 2 mang cùng
đột biến gây bệnh với bệnh nhân 1 - đột
biến gây bệnh trên gen TPM1(c.842T>C,
p.Met281Thr, dị hợp) (Hình 5). Với những
đánh giá trên, bệnh nhân 2 hiện chưa có chỉ
định đặt ICD ngừa đột tử. Bệnh nhân được
theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng định kỳ.
Hình 4: Bệnh nhân 2 (Hồ Tiến Đ.) (Người cháu
thứ nhất của bệnh nhân). A,B,C, siêu âm tim
qua thành ngực cho thấy bề dày vách liên thất
16mm, bề dày thành sau 8mm. D, điện tâm đồ
biểu lộ dày thất trái. E, XQuang ngực không
dấu hiệu bất thường.
Người khỏe mạnh
Bệnh nhân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 139
Hình 5: Kết quả giải trình tự Sanger xác nhận
đột biến Met281 Thr trên gen TPM1 của bệnh
nhân 2 (Hồ Tiến Đ.)
Người cháu thứ hai 15 tuổi (con người
anh trai BCTPĐ có tiền căn ngưng tim được
cứu sống đã qua đời vì suy tim không hồi
phục, em của bệnh nhân 2) không có triệu
chứng lâm sàng và không phát hiện có dày
thành tim qua các phương tiện cận lâm sàng
(Hình 6). Kết quả xét nghiệm di truyền
không phát hiện đột biến gây bệnh trên gen
TPM1 như chú và anh trai. Người cháu này
không cần theo dõi định kỳ về lâm sàng và
cận lâm sàng trong tương lai.
Hai người con 10 và 20 tuổi của bệnh
nhân 1 không có triệu chứng lâm sàng và
không ghi nhận dày thành tim trên điện tâm
đồ và siêu âm tim (Hình 7, hình 8). Xét
nghiệm di truyền cho thấy hai người con
này mang cùng đột biến gây bệnh với bệnh
nhân 1 - đột biến gây bệnh trên gen
TPM1(c.842T>C, p.Met281Thr, dị hợp) (hình
9, hình 10). Cả hai người con này cần được
theo dõi định kỳ lâm sàng và siêu âm tim.
Hình 6: Người cháu thứ 2 của bệnh nhân 1 (Hồ
Tiến T). Hình ảnh siêu âm tim, điện tâm đồ,
XQuang ngực cho thấy kích thước các buồng tim,
bề dày thành tim trong giới hạn bình thường.
Hình 7: Người con thứ 1 của bệnh nhân 1 (Hồ
Nhật Q.). Hình ảnh siêu âm tim, điện tâm đồ,
XQuang ngực cho thấy kích thước các buồng
tim, bề dày thành tim trong giới hạn bình
thường
Hình 8: Kết quả giải trình tự Sanger xác nhận đột
biến Met281 Thr trên gen TPM1 của người con thứ 1
của bệnh nhân 1 (Hồ Nhật Q.).
Hình 9: Người con thứ 2 của bệnh nhân 1 (Hồ
Quang V.). Hình ảnh siêu âm tim, điện tâm đồ,
XQuang ngực cho thấy kích thước các buồng tim,
bề dày thành tim trong giới hạn bình thường.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 140
Hình 10: Kết quả giải trình tự Sanger xác nhận
đột biến Met281Thr trên gen TPM1 của người
con thứ 2 của bệnh nhân 1 (Hồ Quang V.).
BÀN LUẬN
Trong gia đình được mô tả trên đây,
bệnh nhân BCTPĐ 1 và người anh có nguy
cơ cao đột tử và ngưng tim được cứu sống là
lí do đưa đến việc tầm soát gia đình, từ đó
phát hiện một người cháu của bệnh nhân 1
mắc bệnh cơ tim phì đại, hai người con của
bệnh nhân 1 mang đột biến trên gen gây
bệnh TPM1 (c.842T>C, p.Met281Thr, dị hợp)
và chưa biểu hiện phì đại thất trái trên lâm
sàng (kiểu gen(+), kiểu hình(-)). Đột biến
p.Met281Thr trên gen TPM1 đã được ghi
nhận ở nhiều bệnh nhân BCTPĐ di
truyền(2,10,12) và các nghiên cứu thực nghiệm
cho thấy đột biến làm biến đổi ái lực tương
tác giữa protein TPM1 và sợi actin(5).
Như vậy, tầm soát gia đình kiểu bậc
thang đã cho thấy nhiều lợi ích. Khởi đầu
của việc tầm soát gia đình bệnh nhân
BCTPĐ là việc xác định chẩn đoán BCTPĐ
cho bệnh nhân (người có biểu hiện bệnh
nặng nhất trong gia đình) dựa vào bệnh sử,
thăm khám lâm sàng, điện tâm đồ, siêu âm
tim. Xét nghiệm di truyền được chỉ định cho
bệnh nhân này. Cách tiếp cận này nhằm
mục đích làm tăng tỷ lệ phát hiện đột biến
trên gen gây bệnh ở mức cao nhất.
Một khi đột biến đã được xác định ở
bệnh nhân BCTPĐ, những thành viên trong
gia đình thuộc trực hệ hàng thứ nhất của
bệnh nhân (cha mẹ, anh chị em ruột và con
cái) bao gồm cả những thành viên không có
biểu hiện lâm sàng BCTPĐ, được khuyến
cáo nên tầm soát xét nghiệm di truyền xem
họ có mang cùng đột biến với bệnh nhân
không(11). Nếu đột biến gây bệnh được xác
định ở người thân A của bệnh nhân BCTPĐ,
xét nghiệm di truyền với đột biến gây bệnh
vừa mới tìm được nên áp dụng tiếp tục cho
những người có quan hệ trực hệ hàng thứ
nhất của thành viên A. Việc tầm soát cứ như
thế tiếp tục. Cách tiếp cận này gọi là kiểu
tầm soát bậc thang (cascade fashion). Kiểu
tầm soát bậc thang sử dụng xét nghiệm di
truyền để xác định đột biến trên gen gây
bệnh và sau khi phát hiện thành viên mang
đột biến trên gen gây bệnh, các xét nghiệm
liên quan đến bệnh lý tim mạch được thực
hiện cho thành viên mang đột biến. Kiểu
tầm soát này đã cho thấy lợi ích mang lại
thực sự cao vì ngay sau đó thành viên gia
đình mang đột biến gây bệnh được chỉ định
các phương pháp điều trị phù hợp, được tư
vấn di truyền cũng như thay đổi lối sống
cho phù hợp với tình trạng bệnh lý.
Kết quả âm tính ở người thân của bệnh
nhân BCTPĐ có nghĩa là người thân này của
bệnh nhân BCTPĐ không bị ảnh hưởng. Kết
quả này gỡ bỏ gánh nặng về tâm lý và kinh
tế của việc theo dõi tim mạch lâu dài cũng
như việc cần phải giới hạn về lối sống và các
môn thể thao cạnh tranh(1). Kết quả dương
tính ở người thân của bệnh nhân BCTPĐ
cho thấy người thân này mang cùng đột
biến gây bệnh với bệnh nhân BCTPĐ. Nếu
người này chưa có biểu hiện kiểu hình
BCTPĐ gọi là thành viên gia đình kiểu gen +
(mang đột biến gen gây bệnh) kiểu hình –
(không dày thành thất trái). Đặc điểm của
những thành viên này được đề cập chi tiết
hơn dưới đây.
Bệnh cơ tim phì đại giai đoạn không phì đại
Những người trong giai đoạn này mang
đột biến gen gây BCTPĐ và không lớn thất
trái. Họ được phát hiện mang đột biến gen
gây bệnh khi tầm soát gia đình của người
bệnh cơ tim phì đại. Ở đa số bệnh nhân
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 141
BCTPĐ, bệnh biểu hiện vào thập niên 20 của
cuộc đời. Tuy nhiên, có bệnh nhân bộc lộ
bệnh ở thập niên 60 và 70. Một số ít bệnh
nhân dường như không bao giờ biểu hiện
bệnh(6). Ở người mang đột biến gen gây
bệnh và không phì đại trái, có thể có điện
tâm đồ bất thường dù thành thất trái không
dày trên siêu âm tim. Những dấu hiệu bất
thường nhỏ có thể được phát hiện như rối
loạn chức năng tâm trương thất trái, bất
thường van hai lá và bộ máy dưới van, dãn
nhẹ nhĩ trái. Có 16 % người mang đột biến
gây bệnh không có thành tim dày trên siêu
âm nhưng có dấu hiệu dày thất trái khi làm
cộng hưởng từ tim(4). Ngoài ra, mặc dù
không biểu hiện dày thất trái nhưng người
mang đột biến gen gây bệnh có thể có hình
ảnh giải phẫu học bất thường của thất trái,
bao gồm xơ hóa thành thất, lá van hai lá dài
ra. Tiên lượng của người mang đột biến gen
gây bệnh không dày thành thất trái không
được hiểu rõ, có lẽ không khác với người
bình thường, mặc dù một số trường hợp có
rối loạn nhịp thất ác tính và đột tử đã được
báo cáo(4). Vì vậy, đồng thuận Bethesda
Conference # 36 khuyến cáo không loại trừ
thành viên gia đình kiểu gen(+) kiểu hình(–)
khỏi các môn thể thao cạnh tranh(8). Tuy
nhiên, những thành viên gia đình kiểu
gen(+) kiểu hình(–) cần được theo dõi lâu
dài với các phương pháp chẩn đoán hình
ảnh học tim mạch ít nhất qua tuổi 40 để phát
hiện sự phát triển của kiểu hình(7).
Liên hệ đến 4 người thân của bệnh nhân
H., theo khuyến cáo của hội tim Châu Âu,
việc kiểm tra định kỳ bao gồm khám lâm
sàng, đo điện tâm đồ và siêu âm tim lặp lại
mỗi 1 – 2 năm ở người có mang cùng đột
biến với bệnh nhân cho đến khi thành viên
này được 20 tuổi. Sau 20 tuổi, khám lâm
sàng, đo điện tâm đồ và siêu âm tim nên
được lặp lại mỗi 2 – 5 năm(3). Đối với người
cháu không mang cùng đột biến trên gen
gây bệnh với bệnh nhân, việc theo dõi định
kỳ như trên là không cần thiết.
KẾT LUẬN
Việc tầm soát di truyền ở bệnh nhân
BCTPĐ thực sự quan trọng và cần thiết. Tầm
soát di truyền gia đình của bệnh nhân
BCTPĐ giúp phát hiện sớm BCTPĐ ngay cả
ở giai đoạn không phì đại. Điều này giúp cải
thiện dự hậu và chất lượng cuộc sống cho
bệnh nhân BCTPĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Andersen PS, Havndrup O, Hougs L, et al (2009),
“Diagnostic yield, interpretation, and clinical utility
of mutation screening of sarcomere encoding genees
in Danish hypertrophic cardiomyopathy patients
and relatives”, Hum Mutat, 30, 363–70.
2. Coppini R, Ho CY, Ashley E, et al (2014), “Clinical
phenotype and outcome of hypertrophic
cardiomyopathy associated with thin-filament gene
mutations”, J Am Coll Cardiol, 64(24):2589-2600.
3. Elliott PM, Anastasakis A, Borger MA et al (2014),
“2014 ESC Guidelines on diagnosis andmanagement
ofhypertrophic cardiomyopathy. The Task Force for
the Diagnosis and Management of Hypertrophic
Cardiomyopathy of the European Society of
Cardiology (ESC)”, European Heart Journal,
doi:10.1093/eurheartj/ehu284.
4. Gersh BJ, Maron BJ, Bonow RO, et al (2011), “2011
ACCF/AHA Guideline for the Diagnosisand
Treatment of Hypertrophic Cardiomyopathy: a
report of the AmericanCollege of Cardiology
Foundation/ American Heart Association Task Force
on Practice Guidelines”, Circulation, 124:2761–2796.
5. Gupte TM, Haque F, Gangadharan B, Sunitha MS, et
al (2015), “Mechanistic Heterogeneity in Contractile
Properties of -Tropomyosin (TPM1) Mutants
Associated with Inherited Cardiomyopathies”, J Biol
Chem, 290 (11):7003-15.
6. Ho CY (2010), “Hypertrophic cardiomyopathy”,
Heart Fail Clin, 6, 141–159.
7. Maron BJ, Seidman JG, Seidman CE (2004),
“Proposal for contemporary screening strategies in
families with hypertrophic cardiomyopathy”, J Am
Coll Cardiol, 44(11), 2125-32.
8. Maron BJ, Zipes DP (2005), “Introduction: eligibility
recommendations for competitive athletes with
cardiovascular abnormalities-general
considerations”, J Am Coll Cardiol, 45:1318.
9. Maron BJ, Maron MS (2013), “Hypertrophic
cardiomyopathy”, Lancet, 381, 242–255.
10. Otsuka H, Arimura T, Abe T et al (2012),
“Prevalence and Distribution of Sarcomeric Gene
Mutations in Japanese Patients With Familial
Hypertrophic Cardiomyopathy”, Circulation Journal,
76: 453-461.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Nội Khoa 142
11. Tester DJ, Ackerman MJ (2011), “Genetic testing for
potentially lethal, highly treatable inherited
cardiomyopathies/channelopathies in clinical
practice”, Circulation, 123, 1021–37.
12. Van Driest SL, Ellsworth EG, Ommen SR, et al
(2003), “Prevalence and spectrum of thin filament
mutations in an outpatient referral population with
hypertrophic cardiomyopathy”, Circulation,
108(4):445-51.
Ngày nhận bài báo: 16/11/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/11/2017
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tam_soat_di_truyen_gia_dinh_benh_nhan_benh_co_tim_phi_dai_nh.pdf