Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam

Tài liệu Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam: Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 185 Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam Nozomi Kawarazuka1, Nguyễn Thị Vân Anh2, Khuất Thu Hồng2 Tổ chức 1 Trung tâm Khoai tây Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam. 2Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả đại diện n.kawarazuka@cgiar.org Từ khóa Nữ giới hóa nông nghiệp, quan niệm về nam tính nông thôn, nội lực, sáng kiến, Việt Nam Giới thiệu Nông nghiệp nông thôn tại miền Trung Việt Nam đã và đang thay đổi một cách nhanh chóng với sự bùng nổ về cây trồng ngắn ngày cũng như các cơ hội di cư ngày càng tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong quá trình này, phụ nữ trở thành những nhân lực chính trong nông nghiệp vì nam giới di cư đến các khu vực đô thị hoặc từ khu vực nông thôn này sang khu vực nông thôn khác hoặc xuất khẩu lao động. Trong khi vai trò giới t...

pdf4 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 185 Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam Nozomi Kawarazuka1, Nguyễn Thị Vân Anh2, Khuất Thu Hồng2 Tổ chức 1 Trung tâm Khoai tây Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam. 2Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, Hà Nội, Việt Nam. Tác giả đại diện n.kawarazuka@cgiar.org Từ khóa Nữ giới hóa nông nghiệp, quan niệm về nam tính nông thôn, nội lực, sáng kiến, Việt Nam Giới thiệu Nông nghiệp nông thôn tại miền Trung Việt Nam đã và đang thay đổi một cách nhanh chóng với sự bùng nổ về cây trồng ngắn ngày cũng như các cơ hội di cư ngày càng tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Trong quá trình này, phụ nữ trở thành những nhân lực chính trong nông nghiệp vì nam giới di cư đến các khu vực đô thị hoặc từ khu vực nông thôn này sang khu vực nông thôn khác hoặc xuất khẩu lao động. Trong khi vai trò giới trong nông nghiệp đã thay đổi một cách sâu sắc, quan niệm về nam tính truyền thống của nam giới tại nông thôn vẫn tồn tại và nam giới vẫn được coi là “trụ cột gia đình” có quyền ra quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Việc lập kế hoạch sản xuất nông nghiệp khi không hiểu mối quan hệ về giới dẫn đến một rủi ro là nam sẽ được tạo thuận lợi nhiều hơn nữ, và do đó củng cố tính gia trưởng và cản trở phát triển nông thôn nói chung. Dựa trên các lý thuyết xã hội về nam tính nông thôn và quan hệ giới, bài viết này đề cập đến những câu hỏi làm thế nào để nam giới và phụ nữ được hưởng lợi từ việc đổi mới nông nghiệp trong cấu trúc quan hệ giới hiện nay; nam giới và phụ nữ thương thuyết với nhau thế nào trong quá trình áp dụng các sáng kiến nông nghiệp. Chúng tôi muốn đóng góp kiến thức nhằm phát triển nông nghiệp mang tính bao trùm hơn để cả thúc đẩy áp dụng sáng kiến nông nghiệp trong cả nam giới và phụ nữ. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 186 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Cách tiếp cận nghiên cứu Nghiên cứu này xem xét các quá trình áp dụng các sáng kiến nông nghiệp từ góc độ giới (Wacjman, 2010). Để tìm hiểu khía cạnh giới của các quá trình này, nghiên cứu sử dụng những khái niệm xã hội đúc rút từ những lý thuyết xã hội quan trọng, chẳng hạn như nam tính (Connell, 1995; Camp- bell và Bell, 2000), quan hệ giới (Connell, 2009) và nội lực giới và quyền năng thay đổi (Kabeer, 2000). Một nghiên cứu trường hợp được tiến hành ở hai thôn tại Hà tĩnh và Quảng Bình vào năm 2016. Các thôn được lựa chọn từ các địa điểm dự án tiềm năng về trồng cây lấy củ và rễ. Đây là một phần của nghiên cứu định tính so sánh về chuẩn mực giới toàn cầu của CGIAR (GENNOVATE, 2014). Nghiên cứu này bao gồm 12 nhóm thảo luận tập trung, 16 cuộc phỏng vấn sâu (tám nam giới và phụ nữ đã áp dụng các sáng kiến nông nghiệp và tám nam giới và phụ nữ yếu thế ) và tám cuộc phỏng vấn với những người thạo tin (lãnh đạo hội nông dân và hội phụ nữ ở cấp thôn và cấp xã). Nghiên cứu tìm hiểu quá trình áp dụng sáng kiến của nam giới và phụ nữ nhằm xác định cấu trúc giới của các cơ hội trong bối cảnh các chuẩn mực và quan hệ giới còn mang nặng tính truyền thống cứng nhắc. Kết quả Kết quả cho thấy nam giới và phụ nữ khác nhau về khả năng tiếp cận nguồn lực cho việc áp dụng sáng kiến và do đó các cơ hội hưởng lợi của họ từ quá trình này cũng khác nhau. Khái niệm quyền lực của nam giới gắn liền với các tài sản kinh tế và vật chất. Việc mua sắm/sử dụng các máy móc thiết bị cũng như thu nhập tăng lên từ việc sử dụng các loại giống mới trực tiếp liên quan đến sự thành công của nam giới, giúp họ có thêm quyền lực và sự tự tin. Mặt khác, phụ nữ cảm thấy được trao quyền và tự tin khi họ đóng vai trò hỗ trợ thay vì đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động kinh tế, vì sự độc lập khỏi người chồng không phải là điều mà họ mong muốn. Các cách tiếp cận kiến thức và thông tin cũng mang tính chất giới. Phụ nữ thường học hỏi các sáng kiến nông nghiệp từ những người bạn hoặc họ hàng là nữ giới, trong khi đó nam giới sử dụng các mạng lưới chính thức như hội nông dân, các cán bộ chính quyền hoặc các doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù sự cố hữu của các cấu trúc gia trưởng kìm hãm những cơ hội sáng tạo của phụ nữ nhưng họ vẫn có cơ hội để áp dung sáng kiến trong các công việc nông nghiệp hàng ngày như chăn nuôi nhỏ, làm vườn, nơi họ có quyền tự chủ trong việc thay đổi cách làm cũng như đối phó với Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người N Ú I C Ơ H Ộ I C H O P H ÁT T RI ỂN 187 rủi ro, định hình mối quan tâm khác nhau của nam giới và phụ nữ cũng như cơ hội được hưởng lợi từ các đổi mới trong nông nghiệp. Các kết quả nghiên cứu cũng đặt lại câu hỏi liệu có thực là công nghệ đem lại lợi ích đồng đều cho cả nam giới và nữ giới trong gia đình hay không. Thảo luận và kết luận Phần này thảo luận những phát hiện chính để thiết kế các can thiệp bao trùm hơn. Đầu tiên, các can thiệp kết nối các thể chế chính thức với các mạng lưới xã hội phi chính thức là rất hữu ích vì những can thiệp này có thể mở ra những cơ hội mới cho những người có ít cơ hội tham gia vào các dự án trước đây. Việc thay đổi cách phổ biến các công nghệ mới từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phối hợp với các mạng lưới phi chính thức và cách học qua thực hành có thể là bước đầu tiên để mở rộng các đối tượng dự án sang các nhóm yếu thế. Đánh giá và giám sát cũng cần phải được thiết kế lại bằng cách vượt ra khỏi phạm vi việc xem xét tác động đối với nhóm đói tượng chính sang theo dõi việc công nghệ được phổ biến như thế nào thông qua các mạng lưới phi chính thức. Thứ hai, các hoạt động đổi mới phù hợp với những kỳ vọng trong bối cảnh cụ thể và mong muốn của các phụ nữ nông dân dễ có khả năng được áp dụng. Nếu việc đổi mới phù hợp với các kỳ vọng của cả hai giới, nó có thể tăng cường nhận thức của nam giới và phụ nữ về quyền năng của chính mình, và do đó làm tăng sự tự tin của họ, từ đó khuyến khích họ nắm bắt cơ hội đổi mới nhiều hơn. Thứ ba, xác định những lĩnh vực mà nam giới và phụ nữ có quyền tự chủ có thể là điểm khởi đầu nhằm tạo điều kiện cho sự tham gia của họ vào đổi mới nông nghiệp trong bối cảnh hệ thống gia trưởng cứng nhắc. Cuối cùng, một gia đình hay một cộng đồng không phải là một đơn vị đồng nhất trong quá trình đổi mới nông nghiệp. Nếu không có sự hiểu biết về động năng quyền lực xã hội đang vận hành trong gia đình hay cộng đồng đó thì đổi mới chỉ hỗ trợ những người đã có quyền lực đáng kể, đồng thời lại tạo ra sự đố kỵ và căng thẳng trong gia đình và cộng đồng. Xem xét các động năng quyền lực xã hội giúp chúng ta suy nghĩ về công nghệ mới nên được đưa vào như thế nào và cho ai. H Ộ I T H Ả O V Ề PH ÁT T RI ỂN T ÂY B Ắ C 188 Chủ đề 4: Cộng đồng thịnh vượng cho tất cả mọi người Tài liệu tham khảo 1. Alsos, G., Ljunggren, E., &Hytti, U. (2013). Giới và đổi mới: thực trạng và chương trình nghiên cứu. Tạp chí quốc tế về giới và tinh thần doanh nghiệp 5(3), 236-256. 2. Campbell, H., & Bell, M. M. (2000). Vấn đề về vai trò của nam giới nông thôn, Xã hội học nông thôn, 65(4), 532-546. 3. Blake, M. K., & Hanson, S. (2005). Tái suy nghĩ về đổi mới : bối cảnh và giới. Môi trường và lập kế hoạch 37(4), 681-701. 4. GENNOVATE (2014) CGIAR Nghiên cứu về chuẩn mực giới toàn cầu. Có tại https://gender.cgiar.org/collaborative-research/gennovate/. Truy cập ngày 12/9/2015 5. Gras, C., & Hernández, V. (2016). Quyền tự chủ, đổi mới công nghệ và bản sắc hợp tác: 50 năm Cách mạng Nông nghiệp tại Ác hen ti na, Tạp chí thay đổi trong nông nghiệp16(4), 675-683. 6. Kabeer, N. (2000). Quyền lựa chọn London: Verso. 7. Lie, M. (1995). Công nghệ và Vai trò nam giới: Trường hợp máy tính: Tạp chí Châu âu về Nghiên cứu phụ nữ 2(3), 379-394. 8. Locke, C., Muljono, P., McDougall, C., & Morgan, M. (2017). Đổi mới và thỏa thuận định hướng giới: Hiểu biết từ 6 cộng đồng đánh cá quy mô nhỏ: Cá và Thủy sản. Trực tuyến trước 9. Osterud, N. G. (1991). Mối ràng buộc cộng đồng: Cuộc sống của các nông dân nữ trong thế kỷ 19 ở New York. Nhà xuất bản Cornell University Press. 10. Shortall, S. (2001). Phụ nữ trên đồng ruộng: Phụ nữ, canh tác và tổ chức. Giới, Việc làm và Tổ chức 8(2), 164-181. 11. Wajcman, J. (2009). Lý thuyết nữ quyền của công nghệ. Tạp chí kinh tế Cam- bridge 34(1) 143-152.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfs33_8223_2207194.pdf
Tài liệu liên quan