Tâm lý học nhận thức - Chương 4: Chú ý - Nhan Thị Lạc An

Tài liệu Tâm lý học nhận thức - Chương 4: Chú ý - Nhan Thị Lạc An: 9/18/2017 1 CHƯƠNG 4  Ví dụ về anh Nam lái xe  Sự chú ý (attention): là một quá trình tập trung vào những nét đặc trưng riêng biệt trong môi trường.  Tập trung vào những nét đặc trưng riêng biệt trong môi trường thường dẫn đến loại trừ những nét đặc trưng khác của môi trường (Colman, 2001; Reber, 1995) 9/18/2017 2  Khi đang lái xe: lái xe “tự động” (automatic).  Khi đứa trẻ chạy ra trước xe  Trong nhà hàng  Không phải mọi trường hợp của sự chú ý là giống nhau và nó có liên quan đến những cơ chế khác nhau.  Từ những nghiên cứu cho thấy sự chú ý không phải là một khái niệm đơn giản, mà bao gồm một số những hiện tượng tâm lý khác (Luck & Vecera, 2002; Styles, 1997). 9/18/2017 3  Chú ý đóng vai trò trung tâm trong nhiều khía cạnh khác của nhận thức.  Chú ý có liên quan đến tri giác, trí nhớ, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. 9/18/2017 4  Hầu hết những nghiên cứu về sự chú ý đều sử dụng kích thích thính giác và tập trung vào quá trình lựa...

pdf47 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 1551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tâm lý học nhận thức - Chương 4: Chú ý - Nhan Thị Lạc An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9/18/2017 1 CHƯƠNG 4  Ví dụ về anh Nam lái xe  Sự chú ý (attention): là một quá trình tập trung vào những nét đặc trưng riêng biệt trong môi trường.  Tập trung vào những nét đặc trưng riêng biệt trong môi trường thường dẫn đến loại trừ những nét đặc trưng khác của môi trường (Colman, 2001; Reber, 1995) 9/18/2017 2  Khi đang lái xe: lái xe “tự động” (automatic).  Khi đứa trẻ chạy ra trước xe  Trong nhà hàng  Không phải mọi trường hợp của sự chú ý là giống nhau và nó có liên quan đến những cơ chế khác nhau.  Từ những nghiên cứu cho thấy sự chú ý không phải là một khái niệm đơn giản, mà bao gồm một số những hiện tượng tâm lý khác (Luck & Vecera, 2002; Styles, 1997). 9/18/2017 3  Chú ý đóng vai trò trung tâm trong nhiều khía cạnh khác của nhận thức.  Chú ý có liên quan đến tri giác, trí nhớ, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề. 9/18/2017 4  Hầu hết những nghiên cứu về sự chú ý đều sử dụng kích thích thính giác và tập trung vào quá trình lựa chọn chú ý.  Nghiên cứu cho thấy nếu chúng ta chú ý vào một thông điệp thì khó hoặc không thể thu nhận thông tin từ một thông điệp khác xuất hiện cùng lúc.  Thí dụ minh họa. 9/18/2017 5  Colin Cherry (1953) sử dụng phương pháp nghe phân đôi (dichotic listening).  Người tham gia được yêu cầu chú ý vào 1 thông điệp (thông điệp chú ý) và bỏ qua cái kia (thông điệp không chú ý).  nhắc lớn lại thông điệp chú ý để đảm bảo người tham gia chú ý vào thông điệp chú ý. 9/18/2017 6  Người tham gia theo dõi thông điệp chú ý, nhưng họ vẫn nhận thức được thông điệp bên tai không chú ý.  Chỉ nghe thấy có thông điệp và có thể nhận ra đó là giọng nam hay giọng nữ, không thể cho biết nội dung thông điệp.  Thí nghiệm này đã chứng thực sự thiếu nhận biết những thông tin bên tai không chú ý, ngay cả khi nó được lặp lại 35 lần (Moray, 1959).  Hiện tượng tiệc cocktail (cocktail party phenomenon)  Con người có khả năng chú ý vào 1 thông điệp và bỏ qua thông điệp khác xuất hiện cùng lúc.  Xem phim  Donald Broadbent đưa ra mô hình bộ lọc của sự chú ý (filter model of attention) 9/18/2017 7 Mô hình bộ lọc của Broadbent (Broadbent’s Filter Model) Mô hình bộ lọc của Donald Broadbent (1958) là một trong những học thuyết cổ điển trong TLH vì lần đầu:  Mô tả con người như là một người xử lý thông tin  Mô tả tiến trình xử lý thông tin với 1 mô hình.  Mô hình được thiết kế để giải thích sự chú ý được lựa chọn, trạng thái thông tin đi vào và thông qua các giai đoạn nối tiếp (Xem hình) 9/18/2017 8 Mô hình bộ lọc chú ý của Broadbent (1958)  Lưu trữ cảm giác: giữ thông tin đi vào trong thời gian ngắn  chuyển vào bộ lọc  Bộ lọc: nhận ra thông điệp chú ý dựa trên đặc điểm vật lý (giọng người nói, cường độ, tốc độ nói, trọng âm)  cho 1 thông điệp đi vào bộ phát hiện. Mô hình bộ lọc chú ý của Broadbent (1958)  Bộ phát hiện: nơi thông tin được xử lý ở mức độ cao (ý nghĩa của thông tin). Chỉ khi quan trọng, thông tin chú ý được đưa qua bộ lọc, bộ phát hiện xử lý tất cả những thông tin đi vào.  Trí nhớ ngắn hạn: đưa vào trí nhớ ngắn hạn. 9/18/2017 9  Là mô hình lựa chọn ban đầu (early – selection model) vì bộ lọc xuất hiện trước khi thông tin đi vào để được phân tích xác định ý nghĩa.  Một minh họa khác về bộ lọc: cái ray cát trên biển Hình 4.2: (b) Mô hình chú ý của Broadbent để những thông điệp chú ý đi qua và giữ lại những thông điệp không chú ý, dựa trên đặc điểm vật lý của thông điệp như là cường độ của giọng nói. 9/18/2017 10  Đa số những nghiên cứu ban đầu về sự chú ý có lựa chọn đều sử dụng kích thích thính giác (câu chuyện, chữ cái hoặc từ).  Nhà nghiên cứu cho thông điệp xuất hiện hai bên tai.  Xem tai trái và tai phải như những kênh (channels) riêng biệt  Người ta thu nhận thông tin từ hai kênh dưới những điều kiện khác nhau.  Những chữ cái xuất hiện cặp đôi bên tai phải và tai trái.  Nhiệm vụ: nhắc lại 6 chữ cái ngay sau khi nghe tất cả 6 chữ. 9/18/2017 11  Điều kiện 1: báo cáo theo thứ tự bất kỳ  Kết quả: có xu hướng báo cáo tất cả chữ cái xuất hiện bên tai này rồi đến tai kia  Điều kiện 1: Theo Broadbent: việc chuyển đổi qua lại giữa các kênh là việc khó, nên báo cáo lần lượt từng kênh sẽ dễ hơn.  Người nghe báo cáo đúng 65% ký tự. 9/18/2017 12  Điều kiện 2: báo cáo từng cặp ký tự xuất hiện với nhau.  Người nghe phải chuyển kênh qua lại khi các ký tự xuất hiện.  Người nghe báo cáo chỉ đúng 20% các ký tự.  Broadbent kết luận từ kết quả này: rất khó để chuyển đổi qua lại giữa các kênh 9/18/2017 13 ** Thuyết của Broadbent là thành tựu cực kỳ quan trọng trong TLH nhận thức vì:  Nó phân tích quá trình suy nghĩ của con người theo quan điểm thông tin được xử lý thông qua một chuỗi những giai đoạn.  Thuyết của Broadbent đã kích thích những quan điểm quan trọng về nghiên cứu sự chú ý  Một số nhà nghiên cứu đặt ra vấn đề cho thuyết của Broadbent.  Neville Moray (1959) sử dụng nghe phân đôi  Nhưng khi Moray cho xuất hiện tên của người nghe bên tai không chú ý, thì 1/3 số người nghe phát hiện ra. 9/18/2017 14  Thuyết Broadbent: thông tin không chú ý bị lọt ra ngoài  Thí nghiệm Moray: thông tin không chú ý được phân tích đủ để xác định ý nghĩa của nó. (Ví dụ: bạn trong căn phòng ồn ào)  Sự xuất hiện của thông tin bên tai không chú ý được xử lý đủ để cung cấp cho người nghe một vài nhận biết về ý nghĩa của nó.  J. A. Gray và A. I. Wedderburn (1960)  Người nghe đã có sự chuyển kênh (trái với quan điểm của Broadbent)  Họ thu nhận được ý nghĩa khi kết hợp nó lại 9/18/2017 15 Thuyết suy giảm của Treisman (Treisman’s Attenuation Theory)  Lý giải cho thực tế những thông tin bên tai không chú ý (tên người nghe, những từ tạo nên cụm có nghĩa) được thông qua có ý thức.  Treisman cho rằng sự lựa chọn xuất hiện trong hai giai đoạn (hình 4.5) 9/18/2017 16 Sơ đồ về mô hình suy giảm của chú ý của Treisman  Thay bộ lọc = bộ suy giảm: phân tích thông tin đi vào dựa trên các yếu tố 9/18/2017 17 (1) Những đặc điểm vật lý: cường độ cao, thấp; nhanh – chậm (2) Ngôn ngữ: nhóm các âm tiết và từ lại với nhau (3) Ý nghĩa: một chuỗi các từ tạo nên cụm ý nghĩa.  Khi cả 2 thông điệp (chú ý và không chú ý) được nhận dạng  đi qua bộ suy giảm, thông điệp chú ý xuất hiện đầy đủ  thông điệp không chú ý bị suy giảm  Khi thông điệp không chú ý đi qua bộ suy giảm  kẻ hỡ của bộ lọc (“leaky filter” model) 9/18/2017 18  Giai đoạn quyết định  Đơn vị từ điển (dictionary unit): phân tích thông điệp, chứa những từ được lưu trữ và mỗi cái có ngưỡng (thresholds) hoạt động.  Ngưỡng là cường độ tín hiệu nhỏ nhất có thể được phát hiện. − Từ có ngưỡng thấp, tín hiệu yếu thì vẫn có thể được phát hiện. − Từ có ngưỡng cao thì tín hiệu mạnh mới phát hiện được Đơn vị từ điển 9/18/2017 19  Kết quả cuối cùng: thông điệp chú ý mạnh + những phần quan trọng của thông điệp không chú ý yếu hơn.  Cả hai mô hình của Broadbent và Treisman được gọi là mô hình chú ý ban đầu  Một thuyết khác cho rằng thông tin được phân tích ý nghĩa trước sau đó mới lựa chọn chú ý  Mô hình của Treisman cũng được xem là mô hình lựa chọn trung gian. Mô hình sự lựa chọn cuối (Late-selection Models) 9/18/2017 20  Mô hình này dựa trên bằng cho thấy những từ xuất hiện bên kênh không chú ý có thể được xử lý ở mức độ ý nghĩa.  Donald MacKay (1973) có thể chỉ ra trong thí nghiệm của mình bằng câu nói với nghĩa mơ hồ có thể hiểu nhiều hơn 1 cách.  Ví dụ: They were throwing stones at the bank. (bank: bờ sông hoặc ngân hàng)  Ông dùng những câu có nghĩa mập mờ và mỗi ý nghĩa đều có khả năng như nhau.  Người nghe theo dõi những câu có ý nghĩa mập mờ xuất hiện ở tai chú ý.  Đồng thời một từ gợi ý (biasing word) xuất hiện bên tai không chú ý. 9/18/2017 21 They were throwing stones at the bank River/ money They threw stones towards the side of the river yesterday They threw stones at the savings and loan association yesterday. 9/18/2017 22  Người nghe cho thấy 2 câu có nghĩa gần giống với 1 câu mà họ đã nghe trước đó  MacKay cho thấy ý nghĩa của từ gợi ý có ảnh hưởng đến sự lựa chọn chú ý của người tham gia.  Ví dụ: nếu nghe từ gợi ý “money” thì người tham gia có khả năng lựa chọn câu thứ 2.  Ngay cả khi người tham gia nói rằng họ không nhận biết từ gợi ý xuất hiện bên tai không chú ý. Ý nghĩa của từ không chú ý (money/river) ảnh hưởng đến phán đoán của người nghe Từ ngữ này phải được xử lý mức độ ý nghĩa của nó. 9/18/2017 23  Sự lựa chọn chú ý thông tin được quyết định bởi bản chất của nhiệm vụ mà người đó thực hiện (Kahaneman, 1973; Lavie, 1995)  Nilli Lavie (1995) đã đưa ra một biến là tải trọng của nhiệm vụ (task load) – nói đến nguồn lực nhận thức của một người sử dụng để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Lựa chọn và tải trọng của nhiệm vụ (Selection and Task load) 9/18/2017 24  Nguồn nhận thức (cognitive resources) nói đến quan điểm cho rằng một người có một sức chứa nhận thức cố định, được dùng để thực hiện những nhiệm vụ khác nhau.  Tải trọng nhận thức (cognitive load) là số lượng nguồn nhận thức của một người cần đến để thực hiện một nhiệm vụ nhận thức nào đó.  Nhiệm vụ có tải trọng thấp (low-load task) là nhiệm vụ dễ, có tải trọng nhận thức thấp, sử dụng một lượng ít nguồn nhận thức của con người  nguồn lực nhận thức con người có thể sử dụng cho những nhiệm vụ khác.  Nhiệm vụ có tải trọng cao (high-load task) là nhiệm vụ khó khăn, không dễ thực hiện, bắt buộc hầu hết mọi nguồn lực nhận thức của con người. 9/18/2017 25  Nilli Lavie dự đoán: ✓ Nhiệm vụ có tải trọng cao chỉ có dữ liệu lựa chọn được xử lý. ✓ Nhiệm vụ có tải trọng thấp không yêu cầu tất cả mọi nguồn lực  một số thông tin có thể được xử lý. ▪ Người tham gia y/c tập trung vào một kích thích và bỏ qua kích thích khác. ▪ Nhấn nút “Z” nếu A hoặc B xuất hiện ▪ Nhấn nút “M” nếu C hoặc D xuất hiện 9/18/2017 26 ▪ Vị trí mục tiêu nằm ở trung tâm. ▪ Vị trí bên cạnh có thể là A,B,C,D hoặc X ▪ Vị trí B: nhân tố gây nhiễu tương hợp ▪ Vị trí C: nhân tố gây nhiễu cạnh tranh ▪ Vị trí X: trung tính 9/18/2017 27 ▪ X là mục tiêu, N là nhân tố gây nhiễu nhấn nút Z ▪ N là mục tiêu, X là nhân tố gây nhiễu nhấn nút M ▪ (a): nhiệm vụ dễ gây ra phản ứng chậm ▪ Bởi vì: nhân tố gây nhiễu cạnh tranh (N) xâm nhập gây chậm phản ứng ▪ (b) nhiệm vụ khó  tải trọng cao ▪ Nhân tố gây nhiễu không tương hợp không ảnh hưởng ▪ Nguồn nhận thức không có sẵn 9/18/2017 28  Trên thực tế, khi chúng ta thực hiện nhiệm vụ có tải trọng thấp, như lái xe trên đường vắng  chúng ta có thể xử lý cả những thông tin khác.  Khi lái xe giờ cao điểm, những nhân tố gây xao nhãng dễ dàng bỏ qua hơn. 9/18/2017 29  Nhiệm vụ có tải trọng cao  chúng ta tập trung xử lý thông điệp chú ý  Nhiệm vụ có tải trọng thấp  chúng ta có thể xử lý cả thông điệp chú ý và không chú ý. 9/18/2017 30  Trong một số trường hợp, chúng ta có thể di tản sự chú ý của mình vào một số nhiệm vụ.  Sự chú ý được phân chia (divided attention): con người có thể chú ý vào một số việc cùng một lúc.  Ví dụ: con người có thể cùng lúc lái xe, nói chuyện, nghe nhạc, suy nghĩ về những điều họ sẽ làm.  Khả năng sự chú ý được phân chia phụ thuộc vào một số nhân tố: 1) sự tập luyện; 2) độ khó của nhiệm vụ 3) loại nhiệm vụ 9/18/2017 31  Ví dụ về việc học lái xe.  Những nghiên cứu cho thấy với sự luyện tập, chúng ta có thể học làm hai việc khó như nhau trong cùng một lúc.  Thí nghiệm của Spelke (1976): 2 sinh viên đọc một câu chuyện và viết chính tả, nhưng không thể làm 2 việc cùng 1 lúc. Sau 85 giờ tập luyện, kéo dài 17 tuần, họ có thể đọc nhanh một câu chuyện và vừa làm bài kiểm tra phân loại từ.  Người tham gia sẽ thấy một bộ nhớ (a memory set) có những con số hoặc chữ cái. 9/18/2017 32  Sau đó, họ được xem nhanh liên tục 20 khung  Bộ nhớ là số  Nhân tố gây nhiễu là chữ cái  Điều kiện nhất quán  Người tham gia trả lời câu hỏi: Có phải mục tiêu xuất hiện trong 1 khung nào đó?  20 khung xuất hiện chỉ trong 2,4 giây.  Mục tiêu sẽ xuất hiện trong 1/20 khung, trong 1 nửa còn lại không có mục tiêu xuất hiện. 9/18/2017 33  Bắt đầu: chỉ có 55% chính xác  Mất khoảng 900 lần thử nghiệm  90% chính xác.  Trong khoảng 600 lần đầu  Trong khoảng 600 lần sau: nhiệm vụ này trở nên tự động Kết luận:  Sự luyện tập gây ra một sự xử lý tự động.  Khi loại xử lý tự động xuất hiện, nó diễn ra mà không làm người ta chủ ý để thực hiện nó.  Loại xử lý này sử dụng ít khả năng nhận thức 9/18/2017 34  Quá trình tự động cũng thường xuất hiện bên ngoài phòng thí nghiệm với những việc mà chúng ta làm cách thường xuyên  Ví dụ: lái xe  Điều nào bạn có thể làm qua luyện tập và nó trở thành tự động?  Viết chữ, lái xe, chơi nhạc, đánh máy.  Schneider và Shiffrin thay đổi 2 biến cho mỗi lần thử nghiệm (1) số lượng dữ liệu trong bộ nhớ (2) số lượng trong mỗi khung  Nhiệm vụ trở nên khó hơn  Quá trình tự động có diễn ra không?  Họ đạt được 90% chính xác mặc dù có bao nhiêu dữ liệu trong bộ nhớ hoặc trong khung. 9/18/2017 35  Nếu nhiệm vụ trở nên khó khăn thì sự chú ý không thể phân chia được.  Được chứng minh trong phần 2 của thí nghiệm Schneider và Shiffrin. Nhiệm vụ được làm khó hơn do sự thay đổi (1) dữ liệu trong bộ nhớ và nhân tố gây nhiễu đều là những ký tự (2) dữ liệu nào đó trong bộ nhớ lần này lại trở thành nhân tố gây nhiễu trong lần thử nghiệm khác.  Điều kiện biến đổi: Bộ nhớ và nhân tố gây nhiễu có thể hoán đổi cho nhau qua các lần thử nghiệm 9/18/2017 36  Quá trình tự động không thể xảy ra.  Người tham gia phải thật chú ý vào mọi lúc và tìm kiếm mục tiêu giữa những nhân tố gây nhiễu.  Tăng số lượng dữ liệu .???  Ví dụ: 4 dữ liệu trong bộ nhớ và 4 dữ liệu trong bộ gây nhiễu  họ chỉ có thể làm khi xuất hiện khung chậm 0.4s. Kết quả rớt xuống 50% đúng.  Điều kiện biến đổi làm nhiệm vụ khó hơn, thậm chí kéo dài sự luyện tập nhưng sự phân chia chú ý là không thể.  Tuy nhiên, thỉnh thoảng tăng độ khó của một nhiệm vụ có thể không hoàn toàn loại trừ phân chia sự chú ý, nhưng có thể giảm sút kết quả thực hiện ở một nhiệm vụ khác. 9/18/2017 37  Thí nghiệm có 2 nhiệm vụ: (1) đảo chữ: họ phải phục hồi lại chữ đó (2) thời gian phản ứng, người tham gia nhấn nút bất kỳ khi họ nghe một tiếng chuông ngắn.  Đảo chữ khó: ví dụ: “croodt”  Đảo chữ dễ: ví dụ “dortoc”. người tham gia kéo dài thời gian phản ứng nhấn chuông trong điều kiện khó  Nhiệm vụ đảo chữ khó tận dụng hết nguồn lực nhận thức của họ, để lại ít nguồn lực cho nhiệm vụ phản ứng. 9/18/2017 38  NewYork Times có bài báo “Một tay lái xe và một tai nghe phone” (Hafner, 1999)  Một cuộc khảo sát về tai nạn và sử dụng di động ở Toronto cho thấy nguy cơ đụng xe khi sử dụng điện thoại di động cao gấp 4 lần khi lái xe không sử dụng dd (Redelmeir & Tibshirani, 1997)  Những người tham gia trong khi lái xe được yêu cầu thắng nhanh nhất có thể khi đèn đỏ. Hình 4.12: Khi một người nói chuyện điện thoại thì họ (a) bỏ lỡ nhiều đèn đỏ, và (b) kéo dài thời gian đạp thắng 9/18/2017 39  Kết luận: việc nói chuyện trên di động sử dụng một nguồn lực đáng lẽ ra được dùng để lái xe.  Một số nơi đã đưa ra biển cấm sử dụng di động khi đang lái xe.  Phản ứng phụ thuộc vào sự chú ý của Lee Brooks (1968)  Đọc và nhớ câu sau.  Sau đó xem xét mỗi từ và nói “Có” nếu từ đó là danh từ và “Không” nếu từ đó không phải là danh từ.  Ví dụ: Nam chạy xuống cửa hàng để mua ít đồ. 9/18/2017 40  Làm lại với câu sau: Con chim bay từ cửa sổ lên cành cây.  Sau khi nhớ, nhìn vào hình 4.13, xem xét từng chữ và chỉ vào Y nếu đó là danh từ và chỉ vào N nếu không phải là danh từ. 9/18/2017 41  Nhiệm vụ nào khó hơn?  Do: phản ứng có lời (nói có hoặc không) tương hợp với nhiệm vụ có lời (nhớ câu)  cạnh tranh nhau.  Phản ứng không gian (chỉ Y hoặc N) không tương hợp với nhiệm vụ có lời (nhớ câu).  Phản ứng khó hơn khi chúng ta thực hiện cùng loại nhiệm vụ  cạnh tranh nguồn lực nhận thức của chúng ta.  Như vậy, sự phân chia chú ý phụ thuộc vào 3 nhân tố (1) luyện tập (2) độ khó của nhiệm vụ (3) loại nhiệm vụ 9/18/2017 42 ➢ Chúng ta nhìn tổng quát rất nhanh ➢ Nhưng phải chú ý đặc biệt vào những thứ quan trọng thì mới thấy nó chi tiết hơn. ➢ Con người có thể nhanh chóng thấy toàn cảnh, có thể diễn tả ý chính của bức tranh thậm chí khi nó xuất hiện phân số của giây (Biederman, 1981) 9/18/2017 43  Chúng ta có thể thu nhận thông tin từ 1 hình ảnh, thậm chí khi chúng ta không chú ý vào nó.  Người tham gia được yêu cầu tập trung chú ý vào màn hình hiển thị có 5 chữ cái được lóe lên.  Nhiệm vụ của họ là mô tả nhanh nhất có thể 5 chữ cái này khác nhau hay giống nhau.  Sau khi chữ cái xuất hiện, ở 1 góc (xuất hiện vị trí khác nhau trong những lần khác nhau) có 1 hình được lóe lên. 9/18/2017 44  Họ có thể thấy bức hình trong 0.027 giây (chỉ chú ý đến chữ cái)  Họ có thể chỉ ra chính xác đó là con vật trong hình trong 76% lần thử nghiệm Hình 4.14: Thí nghiệm của Li và cs (2002)  Thực tế cho thấy chúng ta có thể nhanh chóng thấy toàn cảnh  gây ra cảm giác là chúng ta nhận biết hết đặc tính của môi trường.  Nhưng không phải vậy khi chúng ta xem xét những chi tiết nhỏ hơn.  Hiện tượng này gọi là “mù thay đổi” (change blindness) 9/18/2017 45  Con người thường gặp vấn đề để phát hiện sự thay đổi, thậm chí khi nó rõ ràng.  Ronald Rensink và cs (1997) làm một thí nghiệm tương tự dưới điều kiện hạn chế hơn  họ cho thấy rằng con người cần xem xen kẽ qua lại giữa hai bức tranh trong 1 số lần mới phát hiện sự khác biệt.  Nguyên nhân “mù thay đổi”: thiếu sự chú ý.  Khi ông gợi ý là có sự thay đổi  người tham gia có thể phát hiện sự thay đổi nhanh hơn (Rensink, 2002)  Ảnh hưởng “mù thay đổi” cũng xuất hiện khi cảnh thay đổi trong những cảnh khác nhau của phim.  Xem phim.  Mặc dù người tham gia thí nghiệm nói rằng họ chú ý rất kỹ vào phim, chỉ có 1/10 người thấy một số thay đổi.  Thậm chí khi họ xem phim này lần nữa, được cảnh báo có sự thay đổi về “đồ vật, vị trí cơ thể hoặc quần áo”, họ nhận thấy ít hơn ¼ sự thay đổi (Levin & Simon, 1997) 9/18/2017 46  Các chức năng của chúng ta hoạt động khá tốt  Chúng ta quá quen thuộc với môi trường nên thường “điền vào chỗ trống” dựa vào kinh nghiệm trong quá khứ, chúng ta dự đoán những cái có thể xuất hiện trong 1 cảnh nào đó.  Nếu hệ thống nhận thức của chúng ta ghi nhận tất cả những chi tiết  quá tải.  Chúng ta nhận thức chung, khi cần thiết  chúng ta chú ý đặc biệt vào đó. 9/18/2017 47  Đôi lúc, sự chú ý là quá trình từ dưới lên. (ví dụ)  Hầu hết, sự chú ý của chúng ta được thúc đẩy bởi ý nghĩa và sự hiểu biết của chúng ta trong tình huống  quá trình từ trên xuống  Ví dụ: nghe tên bạn trong căn phòng ồn ào  bất kỳ một kích thích nào được chú ý bởi ý nghĩa của nó là quá trình từ trên xuống.  Có sự quan hệ giữa chú ý và tri giác.  Ví dụ: chú ý liên quan đến sự liên kết các nét đặc trưng với nhau (thuyết của Treisman).  Sự chú ý là cần thiết cho tri giác và ảnh hưởng đến tri giác (hiện tượng “mù thay đổi”).  Sự liên kết của chú ý và trí nhớ (thí nghiệm của Schneider và Shiffrin)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfths_nhan_thi_lac_an_bai_4_chu_y_5312_1993596.pdf
Tài liệu liên quan