Tài liệu Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM: Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. A. Thắng, Đ. T. Cường, P. X. Nghĩa, “Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM.” 68
TÁI SỬ DỤNG CP CHO HỆ THỐNG BICM-ID OFDM
Trần Anh Thắng 1*, Đinh Thế Cường2, Phạm Xuân Nghĩa3
Tóm tắt: Một trong những lý do quan trọng nhất để thực hiện truyền dẫn ghép
kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM (Orthogonal frequency-division
multiplexing) là hiệu quả xử lý trải trễ đa đường bằng tiền tố vòng CP (Cyclic
Prefix). Tuy nhiên, tiền tố vòng này lại bị loại bỏ khi thu mặc dù nó mang thông tin.
Bài báo này nghiên cứu và đề xuất một kỹ thuật có thể sử dụng lại CP và thuật toán
giải mã lặp trong hệ thống BICM-ID OFDM (gọi là hệ thống kết hợp giữa sơ đồ
điều chế mã có xáo trộn bít kết hợp giải mã lặp với truyền dẫn OFDM) để nâng cao
hiệu quả hệ thống, và được gọi là hệ thống BICM-ID OFDM tái sử dụng CP. Dựa
trên các thông số của chuẩn LTE (Long Term Evolution), kết quả mô phỏng cho hệ
thống BICM-ID OFDM tái sử dụng CP đề xuất cho tăng ích ...
11 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. A. Thắng, Đ. T. Cường, P. X. Nghĩa, “Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM.” 68
TÁI SỬ DỤNG CP CHO HỆ THỐNG BICM-ID OFDM
Trần Anh Thắng 1*, Đinh Thế Cường2, Phạm Xuân Nghĩa3
Tóm tắt: Một trong những lý do quan trọng nhất để thực hiện truyền dẫn ghép
kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM (Orthogonal frequency-division
multiplexing) là hiệu quả xử lý trải trễ đa đường bằng tiền tố vòng CP (Cyclic
Prefix). Tuy nhiên, tiền tố vòng này lại bị loại bỏ khi thu mặc dù nó mang thông tin.
Bài báo này nghiên cứu và đề xuất một kỹ thuật có thể sử dụng lại CP và thuật toán
giải mã lặp trong hệ thống BICM-ID OFDM (gọi là hệ thống kết hợp giữa sơ đồ
điều chế mã có xáo trộn bít kết hợp giải mã lặp với truyền dẫn OFDM) để nâng cao
hiệu quả hệ thống, và được gọi là hệ thống BICM-ID OFDM tái sử dụng CP. Dựa
trên các thông số của chuẩn LTE (Long Term Evolution), kết quả mô phỏng cho hệ
thống BICM-ID OFDM tái sử dụng CP đề xuất cho tăng ích từ khoảng 0,25dB đến
1dB so với hệ thống BICM-ID OFDM thông thường trên cả kênh Gao-xơ và kênh
pha-đinh đa đường.
Từ khóa: Viễn thông, BICM-ID OFDM, Chuẩn LTE, Tái sử dụng CP.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với ưu điểm là tiết kiệm băng thông, có thể truyền dẫn tốc độ cao cùng với khả năng
chống lại pha đinh chọn lọc theo tần số cũng như xuyên nhiễu băng hẹp, hệ thống truyền
dẫn OFDM không ngừng được nghiên cứu, mở rộng phạm vi ứng dụng và là xu hướng cho
phát triển của thế hệ truyền dẫn tiếp theo. Các hệ thống thực tế sử dụng kỹ thuật OFDM
được kể đến như: hệ thống DVB-T, HIPERLAN II, chuẩn WiFi IEEE 802.11a [1], các
chuẩn của WiMAX IEEE 802.16 [2], và đặc biệt là chuẩn LTE dành cho hệ thống di động
4G hiện nay [3].
Sơ đồ điều chế mã có xáo trộn bít kết hợp với giải mã lặp BICM-ID (Bit-Interleaved
Coded Modulation with Iterative Decoding), được đề xuất lần đầu trong bài báo [4] với
cấu trúc liên kết điều chế /mã (CM: Coded Modulation) phát huy hiệu quả cao cả trên
kênh pha-đinh nhờ có xáo trộn dãy bit (BI: Bit Interleved) và cả trên kênh Gao-xơ nhờ
nguyên lý giải mã lặp (ID: Iterative Decoding). Chất lượng của hệ thống BICM-ID có thể
so sánh với hệ thống Turbo kết hợp kỹ thuật điều chế mã lưới (Turbo Trellis Coded
Modulation - TTCM) [5]. Hơn nữa, với hệ thống BICM-ID chỉ cần một bộ giải mã thông
tin đầu vào mềm – đầu ra mềm SISO (Soft Input – Soft Output), trong khi trong hệ thống
TTCM lại yêu cầu hai bộ. Việc kết hợp sơ đồ BICM-ID với kỹ thuật truyền dẫn OFDM sẽ
cho hiệu quả cao và đã được chỉ ra trong các bài báo [6-8]. Ngoài ra, việc kết hợp này phù
hợp với các hệ thống thực tế mà vẫn đem lại hiệu quả của sơ đồ BICM-ID cũng đã được
chỉ ra trong [9].
Trong kỹ thuật OFDM, khoảng thời gian bảo vệ là tiền tố vòng CP nhằm mục đích
thực hiện được kỹ thuật IDFT/DFT và khử được các hiện tượng nhiễu giữa các sóng mang
(ICI) và nhiễu giữa các symbol (ISI) [10]. Dải bảo vệ này thường là bản sao của đoạn cuối
symbol OFDM (phần thân) được đưa lên ghép vào đầu symbol để tạo thành một symbol
OFDM hoàn chỉnh trước khi phát đi. Để tránh ISI, tiền tố vòng CP thường dài hơn trải trễ
của kênh và chúng bị loại bỏ tại máy thu. Tuy nhiên, tiền tố vòng là thông tin sao chép
phần cuối cùng của symbol OFDM (phần thân), vì vậy, nó có tính phân tập về thời gian và
có mang thông tin (đoạn cuối của phần thân). Mặt khác, khoảng bảo vệ thường được chọn
dài hơn độ trễ của kênh nên vẫn có một lượng thông tin trong khoảng bảo vệ không bị
chồng lấn với thông tin của symbol OFDM khác nên có thể sử dụng được thông tin này.
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 69
Chính vì vậy, bài báo này đề xuất một hệ thống mới cho phép tái sử dụng CP dựa trên
hệ thống BICM-ID OFDM trong [9]. Hệ thống tái sử dụng CP này gồm 2 nhánh thu,
nhánh thứ nhất thực hiện thu symbol OFDM hoàn chỉnh và loại bỏ CP như hệ thống
OFDM thông thường, nhánh thứ hai sau khi thu symbol OFDM hoàn chỉnh, đoạn CP được
tách ra và thay thế vào phần cuối symbol OFDM (phần thân) đã sao chép ở phía phát. Trên
cơ sở giải mã lặp, các thông tin mềm sau giải mã của 2 nhánh sẽ được tổng hợp lại sau mỗi
vòng lặp và được quyết định sau một số vòng lặp để đưa thông tin ra. Kết quả cho thấy
chất lượng của hệ thống đề xuất tốt hơn hệ thống BICM-ID OFDM thông thường. Hiệu
quả đó phụ thuộc vào bộ xáo trộn, độ dài đoạn CP áp dụng trên cả kênh Gao-xơ và kênh
pha-đinh đa đường lựa chọn tần số.
Trọng tâm của bài báo bao gồm đề xuất và phân tích sơ đồ hệ thống, cơ sở toán học để
xây dựng sơ đồ, mô phỏng và đánh giá hiệu quả của sơ đồ đề xuất. Cấu trúc của bài báo
gồm 5 phần, ngoài phần đặt vấn đề, phần hai giới thiệu sơ đồ hệ thống BICM-ID OFDM
tái sử dụng CP, phân tích về hệ thống này được chỉ ra ở phần thứ 3. Các tham số và kết
quả mô phỏng, so sánh, đánh giá và thảo luận về hiệu quả của sơ đồ đề xuất được chỉ ra ở
phần 4. Cuối cùng là các kết luận và hướng phát triển tiếp theo.
2. HỆ THỐNG BICM-ID OFDM TÁI SỬ DỤNG CP
Hình 1. Sơ đồ khối hệ thống BICM-ID OFDM tái sử dụng CP.
Sơ đồ khối hệ thống BICM-ID OFDM tái sử dụng CP được đề xuất ở hình 1. Hoạt
động của sơ đồ này về cơ bản là giống sơ đồ BICM-ID truyền thống, được phân tích như
sau: thông tin đầu vào u được mã hoá thành thông tin c rồi được đưa đến xáo trộn được
các thông tin v . Các thông tin v này sau khi qua khối điều chế được tập các tín hiệu s
sau điều chế rồi được đưa đến khối phát OFDM. Khối phát OFDM sẽ thực hiện các biến
đổi IFFT, tổng hợp thành các symbol OFDM, thêm thành phần tiền tố vòng CP tạo thành
tập tín hiệu cpx phát đi trên kênh.
Các thông tin sau khi qua kênh truyền, tại phía thu nhận được các symbol OFDM y
vẫn bao gồm đầy đủ thành phần CP. Tín hiệu thu được chia làm hai nhánh: Nhánh 1 đưa
u c v s x
uˆ
( ; )kP c O
( ; )kP c I ( ; )kP v O
y
r
( ; )cp kP v O( ; )cp kP c I
Giải mã
SISO
Mã hoá
Giải xáo
trộn
Xáo trộn
Thông
tin vào
Điều chế
Giải điều
chế
Khối phát
OFDM
Khối thu
OFDM
Xáo trộn
Thông
tin ra
Kênh
truyền
Giải mã
SISO
Giải xáo
trộn
Khối thu
OFDMCP
Cộng Quyết
định
( ; )cp kP v I
Giải điều
chế
CPr
( ; )cp kP u O
Xáo trộn
( ; )kP v I
( ; )cp kP c O
( ; )kP u O
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. A. Thắng, Đ. T. Cường, P. X. Nghĩa, “Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM.” 70
đến khối thu OFDM để loại bỏ CP như thông thường; Nhánh 2 đưa đến khối thu OFDMCP,
khối này thực hiện việc lấy đoạn CP và thay thế vào đoạn thông tin tương ứng với đoạn
CP nằm trong phần thân của symbol OFDM.
Hoạt động của nhánh 1 và nhánh 2 song song và độc lập với nhau. Trên nhánh 1,
symbol OFDM được thực hiện FFT để được các tín hiệu thu r , tín hiệu thu này được đưa
đến khối giải điều chế mềm để tính số đo bít, số đo bít này thông qua bộ giải xáo trộn
thành thông tin tiên nghiệm cho bộ SISO để tính giá trị thông tin hậu nghiệm và thông tin
ngoại lai. Thông tin ngoại lai sau khi qua bộ xáo trộn trở thành thông tin tiên nghiệm cho
khối giải điều chế mềm để tính lại số đo bít cho vòng lặp tiếp theo. Thông tin hậu nghiệm
nhánh 1 sau mỗi một vòng lặp được đưa đến khối Cộng, khối này cộng dồn các giá trị hậu
nghiệm của cả hai nhánh sau mỗi vòng lặp. Tương tự trên, tín hiệu thu ở nhánh 2 qua khối
OFDMCP thu được cpr , tín hiệu này cũng được giải lặp như trên, các thông tin hậu
nghiệm được đưa đến khối Cộng để cộng với nhánh 1 sau mỗi vòng lặp.
Sau một số vòng lặp, các thông tin hậu nghiệm tổng sẽ được đưa tới bộ quyết định để
tạo thành thông tin ra.
3. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG BICM-ID OFDM TÁI SỬ DỤNG CP
Chuỗi k bít đầu vào 1 2[ , ... ]ku u uu được đưa tới bộ mã hoá là mã chập tốc độ /k n ,
đầu ra bộ mã hoá sẽ là nhóm n bit mã
1 2[ , ... ]nc c cc . Thay cho việc hoán vị các
symbol như trong các hệ thống hoán vị symbol thông thường, bộ xáo trộn thực hiện việc
hoán vị các bit sau mã hoá tạo thành các nhóm bit: 1 2( , , , )mi i i iv v vv với
2log , i 1, 2, , / m M n m , nhóm bít này được đưa đến khối OFDM và được chia
thành N luồng dữ liệu song song 0 1 1, ,...,
T
Nq S q S q S q S với q là chỉ số
của một symbol OFDM trong chuỗi OFDM phát đi và véc tơ * Tf là véc tơ chuyển vị
của *f . Sau đó, N luồng dữ liệu song song được điều chế bởi bộ điều chế (M-QAM)
được một véc tơ phức 0 1 1, ,...,
T
Nq X q X q X q X , rồi véc tơ qX được
đưa đến khối IFFT N điểm, kết quả ta được một véc tơ trên miền thời gian
0 1 1, ,...,
T
Nq x q x q x q x , véc tơ này được chèn thêm tiền tố vòng ở khối
chèn CP với độ dài G ta được:
1 1 0 1 1
(0) (1) ( 1) ( ) ( 1) ( 1)
, ,..., , , ,..., ,...,
, ,..., , , ,..., .
T
N G N G N N G N
T
cp cp cp G cp G cp G cp N G
q x q x q x q x q x q x q x q
x q x q x q x q x q x q
cpx
Gọi véc tơ hàm truyền của kênh là 0 1 1, ,...,
T
Dq h q h q h q h với D là trải trễ
lớn nhất của kênh truyền ( D G ), véc tơ nhiễu Gao-xơ là z , véc tơ tín hiệu thu được sẽ
được viết như sau:
.cpy = x *h + z (1)
Với kênh Gao-xơ, hàm truyền của kênh 1h . Với kênh pha-đinh, 1h và (1) được
khai triển một cách cụ thể như sau:
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 71
(0) 0
(1) 1
2( 2)
.
......
cph
cph
N G Dcph N G D
x z
x z
zx
cpy x *h z (2)
Trong đó, các giá trị ( )cph kx là các kết quả của phép tính tích chập của cpx *h :
2
( ) ( )
0
. .
N G D
cph k cp i k i
i
x x h
(3)
Trong (2), véc tơ nhận được có độ dài là 1N G D là do các thành phần tín hiệu
đa đường đến trễ, do đó, khi đến máy thu, các thành phần đa đường đến trễ sẽ bị loại bỏ
( 1D đoạn cuối cùng) để lấy đúng độ dài một symbol OFDM đầy đủ, do đó, ta có:
(0) 0
(1) 1
1( 1)
.
......
cph
cph
N Gcph N G
x z
x z
zx
y (4)
Theo sơ đồ hình 1, tín hiệu cho trong (4) được chia làm hai nhánh, nhánh đầu tiên
(Nhánh 1 - nhánh phía trên ở phần thu) sẽ thực hiện loại bỏ CP như bình thường:
( )0
( 1)1 1
1 1( 1)
' .
... ......
cph G G
cph G G
N N Gcph N G
xy z
xy z
y zx
y (5)
Nhánh thứ 2 (nhánh bên dưới) sẽ lấy đoạn CP và thay thế vào G vị trí cuối cùng:
( )
( 1) 1
(0)
(1)
( 1) 1
0(0)
( 1)
1( 1)
... ...
' .
...
......
cph G
G
cph G G
cp
cp
cph N G N G
cph
cp N
Gcph G
x z
x zy
y
x z
zx
y
zx
cpy (6)
Trong trường hợp này, đoạn CP được thay thế là cả đoạn CP, nếu chỉ thay một phần
của đoạn CP thì cũng tương tự như biểu thức (6) độ dài đoạn CP sẽ thay đổi tương ứng.
Các khảo sát sẽ được chỉ ra trong phần các kết quả và thảo luận được đưa ra ở phần sau.
Các véc tơ thu được 'y và 'cpy sau khi tiến hành FFT sẽ được đưa đến phần giải lặp
của sơ đồ BICM-ID tại đầu thu, phần này có thể dùng thuật toán giải mã quyết định cứng
hoặc quyết định mềm, được trình bày cụ thể trong [5, 6, 11].
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. A. Thắng, Đ. T. Cường, P. X. Nghĩa, “Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM.” 72
Để thuận tiện cho phân tích sơ đồ, ký hiệu I và O biểu thị cho đầu vào (Input) và đầu ra
(Output), các ký hiệu xác suất thể hiện như sau: ( ; )kP v O , ( ; )cp kP v O : thông tin ngoại lai,
lối ra giải điều chế nhánh 1, nhánh 2 (nhánh CP). ( ; )kP c O , ( ; )cp kP c O : thông tin ngoại
lai, lối ra giải mã nhánh 1, nhánh 2. ( ; )kP v I , ( ; )cp kP v I : thông tin tiên nghiệm, lối vào
giải điều chế nhánh 1, nhánh 2. ( ; )kP c I , ( ; )cp kP c I : thông tin tiên nghiệm, lối vào giải
mã nhánh 1, nhánh 2. ( ; )kP u O , ( ; )cp kP u O : xác suất hậu nghiệm, lối ra giải mã nhánh 1,
nhánh 2. Trong các biểu thức trên, ký hiệu I và O biểu thị cho đầu vào (Input) và đầu ra
(Output).
Xét nhánh thu 1, ở vòng lặp đầu tiên, với mỗi tín hiệu thu r , giá trị số đo bit (metric)
cho m bit mã là:
( ) log ( | ) log ( | ).
k
i b
k k i
s S
b p r b p r s
(7)
Trong (7), kbS là tập con của tập tín hiệu S , gồm các symbol với bit thứ k có giá trị
là b , {0,1}b . ( | )kp r s là hàm mật độ xác suất của tín hiệu thu r và tín hiệu truyền
ks . Chú ý rằng, được hiểu là phép thay thế tương đương và thực tế, phép tính tổng
logarit trên có thể tính gần đúng bằng tra bảng hoặc phép xấp xỉ sau:
log max log( ).j j
jj
a a (8)
Theo [5], xác suất hậu nghiệm cho các bít mã có thể được tính bằng:
( | ) ( | ) ( | ). ( ).
k k
i b i b
k i i i
s S s S
p v b r p s r p r s p s
(9)
So sánh giữa (7) và (9) ta cần quan tâm đến giá trị xác suất tiên nghiệm ( )ip s .
Trong vòng lặp đầu tiên, với giả thiết xác suất truyền các tín hiệu is là như nhau (giả
thiết giá trị ban đầu của thông tin tiên nghiệm), các số đo bít tính được sau bộ giải điều chế
là các giá trị xác suất, nó đó vai trò là thông tin ngoại lai, qua bộ giải xáo trộn trở thành
thông tin tiên nghiệm cho bộ giải mã SISO. Trên cơ sở đó, bộ giải mã SISO sẽ tính được
xác suất hậu nghiệm và qua vòng hồi tiếp trở thành thông tin tiên nghiệm cho bộ giải điều
chế để tính lại số đo bit.
Ở vòng lặp thứ 2, thông tin ngoại lai
( ; )kP c O được xáo trộn và đưa quay lại trở thành
thông tin tiên nghiệm ( ; )kP v I của bộ giải điều chế. Với bộ xáo trộn lý tưởng, m bit trong
một symbol có thể coi như độc lập với nhau, thông tin tiên nghiệm cho các tín hiệu is có
thể được tính như sau:
1
1
( ) ( ( ),..., ( )) ( ( ); ),
m
i i m i k k i
k
P s P v s v s P v v s I
(10)
trong đó, ( ) {0,1},1k iv s k m là giá trị của bit thứ k trong tín hiệu is .
Từ (9) và (10) có thể tính được thông tin ngoài cho vòng lặp tiếp như sau:
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 73
( | ) ( )
( | )
( ; ) = ( | ) ( ( ); ).
( ; ) ( ; )
k
i b
k
i b
i i
s Sk
k i j j i
k k i ks S
P r s P s
P v b r
P v b o P r s P v v s I
P v b I P v b I
(11)
Xét trong (11) ta thấy, giá trị ( | )iP r s chính là xác suất khi thu được tín hiệu r khi tín
hiệu phát đi là is , hay chính là thông tin của kênh.
Tính tương tự như nhánh 1, tại nhánh thu 2, ở vòng lặp đầu tiên, số đo bít nhánh 2
được tính bằng:
( ) log ( | ) log ( | ).
k
i b
cp k cp k cp i
s S
b p r b p r s
(12)
Khi đó, xác suất hậu nghiệm cho các bít mã có thể được tính bằng:
( | ) ( | ) ( | ). ( ).
k k
i b i b
k cp i cp cp i i
s S s S
p v b r p s r p r s p s
(13)
Số đo bít cho vòng lặp tiếp theo được tính như sau:
( | ) ( )
( | )
( ; ) = ( | ) ( ( ); ).
( ; ) ( ; )
k
i b
k
i b
cp i i
s Sk cp
k cp i j j i
k k i ks S
P r s P s
P v b r
P v b o P r s P v v s I
P v b I P v b I
(14)
Các giá trị thông tin hậu nghiệm được tính trong (9) và (13) sau mỗi vòng lặp sẽ được
cộng lại ở bộ Cộng, sau một số vòng lặp sẽ được đưa đến bộ quyết định để đưa thông tin
ra.
Các sơ đồ BICM-ID trong thực tế chủ yếu sử dụng sơ đồ giải mã quyết định mềm và
giải điều chế mềm theo thuật toán Log-MAP. Để đơn giản hơn, hàm Jacobian được sử
dụng để biến thuật toán Log-MAP thành thuật toán Max-Log-MAP như trong (8), khi đó,
các tính toán sẽ được giảm bớt. Các kết quả mô phỏng sẽ được chỉ ra ở phần tiếp theo khi
áp dụng các kết quả phân tích trên.
4. CÁC KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các tham số mô phỏng cho hệ thống
Hệ thống ở trên được chúng tôi mô phỏng bằng phần mềm MATLAB, sử dụng các
tham số của hệ thống LTE với bộ mã hóa kênh có tỷ lệ mã hóa (coderate) 1/3, độ dài ràng
buộc (constraint length) k=7, mã chập [133, 171, 165], bộ xáo trộn khối (ký hiệu trong mô
phỏng là: LTE-Inter) được cho trong [12] và bộ xáo trộn mới, đề xuất trong [9]. Khối điều
chế sử dụng bộ ánh xạ tối ưu Optimum, (còn được gọi là: M16a) trong [13]. Tham số của
OFDM được lấy theo [3], trong đó, tham số của hệ thống OFDM để mô phỏng sử dụng là
loại tiền tố vòng mở rộng (Extended cyclic prefix), khoảng cách tần số giữa các sóng
mang con là: 15 kHzf với dải thông là 3MHz. Kênh truyền để đánh giá sử dụng kênh
Gao-xơ và kênh pha-đinh đa đường theo mô hình kênh TDL (Tapped Delay Line) trong
[14], tham số kênh thay đổi sau mỗi 2 và 4 symbol OFDM, với số vòng giải lặp trong hệ
thống thu là 6 vòng. Tham số cụ thể của kênh kênh pha-đinh đa đường (bảng 1) được dựa
trên mô hình bộ hành B của ITU (ITU Pedestrian B) [15, 16].
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. A. Thắng, Đ. T. Cường, P. X. Nghĩa, “Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM.” 74
Bảng 1. Các điều kiện truyền dẫn pha-đinh đa đường mô hình bộ hành B của ITU.
Relative delay (ns) 0 200 800 1200 2300 3700
Relative mean power (dB) 0 0,9 4,9 8,0 7,8 23,9
Thay thế CP:
Xét khối thu OFDM trong hình 2, tín hiệu thu y vẫn đầy đủ cả symbol OFDM (bao
gồm phần CP và phần thân như hình 2a). Tín hiệu này được đưa vào 2 khối thu OFDM:
OFDM và OFDMCP. Khối OFDM (nhánh 1) thực hiện loại bỏ phần CP như thông thường
và lấy phần thân để thực hiện FFT (hình 2b). Khối OFDMCP (nhánh 2) sẽ tách lấy đoạn CP
và thay thế vào đoạn tương ứng nằm trong phần thân (đây chính là đoạn đã sao chép trước
khi phát đi), phần bị thay trong phần thân sẽ được bỏ đi, sau đó mới thực hiện FFT. Độ dài
của đoạn CP thay thế có thể lấy là cả đoạn CP (4/4CP), 3/4CP, 2/4CP hay 1/4CP như
minh hoạ ở hình 2c, d, e, f, hoặc có thể lấy đến 1/8CP, 1/16CP, tuy nhiên, việc chia quá
nhỏ CP sẽ khó khăn trong việc thực hiện trong thực tế. Độ dài đoạn CP tái sử dụng sẽ
được lấy dần tương ứng về cuối của đoạn CP, bỏ đi đoạn đầu vì đoạn đầu thường bị chồng
lấn với symbol OFDM liền kề trước (thường bị nhiễu ISI).
Hình 2. Minh hoạ các đoạn CP được dùng để tái sử dụng.
4.2. Kết quả mô phỏng hệ thống
Theo kết quả trên hình 3, các đường BER nét đứt là kết quả mô phỏng các hệ thống dùng
xáo trộn của LTE, đường BER nét liền dùng xáo trộn mới đề xuất trong [9]. Cụ thể, đường
hình ngôi sao (nét đứt và nét liền) là BER của hệ thống BICM-ID OFDM thông thường (sau
này gọi tắt là hệ thống thông thường), còn các đường BER nét còn lại là của hệ thống
BICM-ID OFDM tái sử dụng CP (gọi tắt là hệ thống tái sử dụng CP) với độ dài đoạn CP sử
dụng lại là 1/16CP, 1/8CP, 1/4CP, 2/4CP, 3/4CP và cả đoạn CP (4/4CP) tương ứng như chú
thích trên hình, chú thích này cũng tương ứng với các đường nét liền. Theo kết quả này, hệ
thống tái sử dụng CP cho kết quả tốt hơn và có độ lợi xấp xỉ 1dB ở các giá trị BER=10-3,
BER=10-4, BER=10-5 (vì chúng đều chạy song song với nhau) với các độ dài đoạn lặp CP
khác nhau. Với bộ xáo trộn khối đề xuất trong [9], hệ thống tái sử dụng CP có độ lợi hơn
0,25dB cũng ở các giá trị BER trên. Sự chênh lệch về độ lợi này là do hệ thống dùng bộ xáo
trộn mới đạt giá trị BER nhỏ ở giá trị 0/bE N thấp nên các thông tin ngoại lai trao đổi trong
quá trình giải lặp đạt cực đại sớm hơn so với hệ thống sử dụng xáo trộn LTE.
Cũng theo kết quả này, việc sử dụng độ dài CP khác nhau đều cho các kết quả giống
nhau, chỉ có độ dài CP sử dụng lại là 1/16CP của xáo trộn LTE có chất lượng kém hơn một
chút. Điều đó có thể tận dụng trong trường hợp kênh pha-đinh, đó là có thể sử dụng độ dài
ngắn hơn (1/4CP, 1/8CP cuối) là đủ đem lại hiệu quả nếu trong trường hợp các đoạn CP phía
trước bị ISI. Nguyên nhân là với chiều dài (về thời gian) của cả đoạn CP là bằng 1/4 của
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 75
đoạn thân, với băng tần 3MHz thì cả đoạn CP dài 64 mẫu IFFT (miền thời gian), tương
đương là 64 sóng mang phụ (miền tần số). Do đó, với độ dài 1/8CP tương đương 8 mẫu
IFFT, độ dài đoạn bít tương ứng cho giải mã khoảng 22 bít (8 4 (bit/symbol QAM)
180/256 (tỷ lệ sóng mang sử dụng)). Trong khi đó, với bộ mã chập đang xét có độ dài ràng
buộc là 7, điều đó có nghĩa độ dài đoạn bít của 1/8CP đã dài hơn chiều dài sự kiện lỗi tương
ứng với khoảng cách tự do của mã chập đang xét. Khi giá trị 0/bE N đủ lớn, trường hợp có
sự kiện lỗi xảy ra (khi giá trị 0/bE N lớn dần thì lỗi xuất hiện ngắn đi) với độ dài này đã đủ
để bộ giải mã sửa lỗi. Và vì vậy, nếu sử dụng CP dài hơn thì hiệu quả cũng không cao hơn.
Chính vì vậy mà các đường BER của hệ thống tái sử dụng CP với các độ dài khác nhau là
như nhau. Với độ dài 1/16CP, tương đương đoạn bít giải mã khoảng 11 bít, chỉ lớn hơn một
chút độ dài ràng buộc của mã. Mặt khác hệ thống dùng giải lặp mã lặp thông qua các bộ xáo
trộn/giải xáo trộn nên khi có sự kiện lỗi xảy ra thì các bít liền kề trước và sau bít lỗi sẽ bị ảnh
hưởng, vì vậy độ dài 11 bít là chưa đủ để sửa hoàn toàn các lỗi. Do đó, hiệu quả của hệ
thống tái sử dụng CP dùng độ dài 1/16CP sẽ kém một chút so với việc dùng độ dài khác,
điều đó phù hợp với kết quả mô phỏng. Một khía cạnh khác, đây là kênh Gao-xơ nên chưa
có hiện tượng chồng lấn giữa các symbol (ISI) nên các đường BER của hệ thống tái sử dụng
CP với các độ dài khác nhau là giống nhau.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
10
-6
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
10
0
Eb/No
B
E
R
LTE BICM-ID, AWGN, BW = 3MHz, 2 Sym, 16QAM
M16a,LTEInter, w/o CP
M16a,LTEInter, 1/16CP
M16a,LTEInter, 1/8CP
M16a,LTEInter, 1/4CP
M16a,LTEInter, 2/4CP
M16a,LTEInter, 3/4CP
M16a,LTEInter, 4/4CP
M16a, NewInter, w/oCP
M16a, NewInter, 1/16CP
M16a, NewInter, 1/8CP
M16a, NewInter, 1/4CP
M16a, NewInter, 2/4CP
M16a, NewInter, 3/4CP
M16a, NewInter, 4/4CP
Hình 3. So sánh hệ thống tái sử dụng CP so với hệ thống thông thường trên kênh AWGN,
băng thông 3MHz, xáo trộn LTE và xáo trộn trong [9].
Để khẳng định hiệu quả của sơ đồ BICM-ID OFDM tái sử dụng CP đề xuất, các kết
quả mô phỏng hệ thống này trên kênh pha-đinh đa đường theo mô hình TDL như phần
tham số đã đề cập. Cũng theo tham số trên, với việc sử dụng 2 symbol OFDM trong một lần
thay đổi kênh nhằm tạo ra ảnh hưởng về độ trễ do đa đường của symbol 1 đến symbol 2, có
nghĩa là thành phần CP có hiện tượng chồng lấn của phần đuôi symbol 1 lên phần đầu (phần
CP) của symbol 2. Các mô phỏng trên kênh pha-đinh được chỉ ra ở hình 4 và hình 5.
Hình 4 mô phỏng hệ thống thông thường và hệ thống tái sử dụng CP sử dụng bộ xáo
trộn của LTE. Đường trơn nét liền là đường BER của hệ thống thông thường, các đường
khác là các đường tái sử dụng CP với các độ dài khác nhau được chú thích cụ thể trên
hình. Kết quả mô phỏng trên hình cho thấy với việc thay thế độ dài CP khác nhau thì hiệu
quả của hệ thống tái sử dụng CP cũng khác nhau. Với việc sử dụng độ dài cả đoạn CP (4/4
CP), khi đó, thông tin nhiễu trên đoạn CP rất lớn, và vì vậy, hệ thống không cho hiệu quả
cao. Với việc sử dụng độ dài đoạn CP khác nhau thì hiệu quả của hệ thống tái sử dụng CP
cũng khác nhau vì khi này, dưới tác động của pha-đinh, hiệu quả hệ thống phụ thuộc cấu
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. A. Thắng, Đ. T. Cường, P. X. Nghĩa, “Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM.” 76
trúc bộ xáo trộn và bộ giải mã. Theo kết quả này, hiệu quả của hệ thống tái sử dụng CP với
độ dài đoạn lặp là 1/4 CP là tốt nhất và có độ lợi khoảng 1dB tại giá trị BER=10-3 so với hệ
thống thông thường, tương tự như kết quả trên kênh Gao-xơ. Điều đó có nghĩa là với
trường hợp cụ thể này (mô hình và tham số kênh như phần trên đã đề cập) thì sử dụng độ
dài 1/4CP đạt hiệu quả tối ưu cho hệ thống.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
10
0
Eb/No (dB)
B
E
R
LTE BICM-ID, Fade (Pedes B),ZF, BW = 3MHz, 16QAM
M16a,LTEInter, w/o CP
M16a,LTEInter, 1/16CP
M16a,LTEInter, 1/8CP
M16a,LTEInter, 1/4CP
M16a,LTEInter, 2/4CP
M16a,LTEInter, 3/4CP
M16a,LTEInter, 4/4CP
17 17.5 18 18.5
10
-3
Hình 4. So sánh hệ thống tái sử dụng CP với hệ thống thông thường trên kênh
pha-đinh đa đường, băng thông 3MHz, xáo trộn LTE.
Hình 5 mô phỏng hệ thống thông thường và hệ thống tái sử dụng CP sử dụng bộ xáo
trộn mới trong [9]. Đường trơn nét liền là đường BER của hệ thống thông thường, còn các
khác là các đường BER của hệ thống tái sử dụng CP với các độ dài khác nhau như chú
thích cụ thể trong hình. Các kết quả cho thấy độ dài CP khác nhau cũng cho hiệu quả khác
nhau, hai giá trị độ dài 1/4CP và 1/8CP cho hiệu quả tốt nhất và đạt tăng ích khoảng
0,5dB, lớn hơn trên kênh Gao-xơ vì hệ thống đã có độ lợi trong phân tập pha-đinh.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
10
0
Eb/No (dB)
B
E
R
LTE BICM-ID, Fade (Pedes B),ZF, BW = 3MHz, 16QAM
M16a,NewInter w/oCP
M16a,NewInter, 1/16CP
M16a,NewInter, 1/8CP
M16a,NewInter, 1/4CP
M16a,NewInter, 2/4CP
M16a,NewInter, 3/4CP
M16a,NewInter, 4/4CP
17 17.5 18 18.5 19
10
-3
Hình 5. So sánh hệ thống tái sử dụng CP với hệ thống BICM-ID OFDM thông thường
trên kênh pha-đinh đa đường, băng thông 3MHz, xáo trộn mới trong [9].
Khi mô phỏng với 4 symbol OFDM, bộ xáo trộn khối mới phát huy hiệu quả tốt hơn rất
nhiều, trên hình 6 thể hiện các kết quả so sánh hai hệ thống tái sử dụng CP với độ dài đoạn
CP sử dụng lại là 1/4CP và hệ thống thông thường. Hệ thống tái sử dụng CP dùng xáo trộn
khối LTE đạt tăng ích xấp xỉ 1dB tại giá trị BER=10-3, cũng cùng giá trị BER đó, hệ thống
Nghiên cứu khoa học công nghệ
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 52, 12 - 2017 77
dùng bộ xáo trộn khối mới đạt tăng ích khoảng 0,5dB. Hệ thống dùng xáo trộn khối mới
hiệu quả hơn so với hệ thống dùng xáo trộn khối của LTE khoảng hơn 1dB trên cả hệ thống
tái sử dụng 1/4CP và hệ thống thông thường tại cũng tại giá trị BER đã phân tích.
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
10
-5
10
-4
10
-3
10
-2
10
-1
10
0
Eb/No [dB]
B
E
R
LTE BICM-ID, Fade (Pedes B),ZF, BW = 3MHz,4Sym,16QAM
M16a,LTEInter, w/o CP
M16a,LTEInter, 1/4 CP
M16a,NewInter,w/o CP
M16a,NewInter, 1/4 CP
16 17 18 19 20
10
-3
X: 20
Y: 0.0003105
Hình 6. So sánh hai kỹ thuật xáo trộn (LTE và xáo trộn trong [9])
với độ dài CP tái sử dụng là 1/4CP, truyền dẫn 4symbol, băng thông 3MHz
trên kênh pha-đinh đa đường.
5. KẾT LUẬN
Trong bài báo này chúng tôi đề xuất một hệ thống BICM-ID OFDM tái sử dụng CP khi
sử dụng lại tiền tố vòng của hệ thống OFDM tại phía thu và thông tin hậu nghiệm trong
giải mã lặp của sơ đồ BICM-ID. Kết quả mô phỏng cho thấy với độ dài đoạn CP sử dụng
lại và bộ xáo trộn được áp dụng cho hệ thống khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau. Hệ
thống BICM-ID OFDM tái sử dụng CP có thể cho độ lợi 0/bE N đạt từ 0,25dB đến 1dB
so với hệ thống BICM-ID OFDM thông thường trên cả kênh Gao-xơ và kênh pha-đinh đa
đường. Mặc dù việc tái sử dụng CP làm cho hệ thống BICM-ID OFDM có độ phức tạp và
độ trễ xử lý lớn hơn nhưng có thể bù đắp bằng cải thiện chất lượng hệ thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. IEEE - Standard, "Part 11: Wireless LAN Medium Access Control (MAC) and
Physical Layer (PHY) Specifications, IEEE Std 802.11™-2012," ed. New York,
USA: IEEE Computer Society, 2012.
[2]. IEEE - Standard, "IEEE Standard for Air Interface for Broadband Wireless Access
Systems, IEEE Std 802.16™-2012," ed. New York, USA: LAN/MAN Standards
Committee, 2012.
[3]. 3GPP. (2016). LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA); Physical
channels and modulation (3GPP TS 36.211 version 13.3.0 Release 13) Available:
www.3gpp.org/dynareport/36211.htm
[4]. X. Li and J. A. Ritcey, "Bit-interleaved coded modulation with iterative decoding,"
IEEE Communications Letters, vol. 1, pp. 169-171, 1997.
[5]. X. Li, A. Chindapol, and J. A. Ritcey, "Bit-interleaved coded modulation with
iterative decoding and 8 PSK signaling," IEEE Transactions on communications, vol.
50, pp. 1250-1257, 2002.
[6]. Đỗ Công Hùng, Đinh Thế Cường, Nguyễn Quốc Bình, "Nâng cao chất lượng hệ
thống OFDM bằng BICM-ID," Tạp chí Bưu chính viễn thông, vol. Chuyên san Các
công trình nghiên cứu – triển khai viễn thông và CNTT, 02.2007
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử
T. A. Thắng, Đ. T. Cường, P. X. Nghĩa, “Tái sử dụng CP cho hệ thống BICM-ID OFDM.” 78
[7]. N. F. Kiyani and J. H. Weber, "OFDM with BICM-ID and rotated MPSK
constellations and signal space diversity," in Communications and Vehicular
Technology in the Benelux, 2007 14th IEEE Symposium on, 2007, pp. 1-4.
[8]. N. H. Tran, H. H. Nguyen, and T. Le-Ngoc, "Bit-interleaved coded OFDM with
signal space diversity: Subcarrier grouping and rotation matrix design," IEEE
Transactions on Signal Processing, vol. 55, pp. 1137-1149, 2007.
[9]. Đinh Thế Cường, Trần Anh Thắng, Phạm Xuân Nghĩa, "Kỹ thuật xáo trộn mới cho
hệ thống BICM-ID OFDM," Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, vol. Số đặc san,
ACMEC, pp. 99-106, 7-2017.
[10]. R. v. Nee and R. Prasad, "OFDM for wireless multimedia communications": Artech
House, Inc., 2000.
[11]. Phạm Xuân Nghĩa, Trần Anh Thắng, "Đánh giá hiệu quả sử dụng sơ đồ BICM-ID
cho truyền dẫn OFDM và chuẩn 802.11," Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, vol.
Số Đặc san ACMEC, pp. 112-119, 07-2016.
[12]. 3GPP. (2011). LTE; Evolved Universal Terrestrial Radio Access (E-UTRA);
Multiplexing and channel coding (3GPP TS 36.212 V9.4.0 (2011-09)). Available:
www.3gpp.org/dynareport/36212.htm
[13]. F. Schreckenbach, N. Gortz, J. Hagenauer, and G. Bauch, "Optimization of symbol
mappings for bit-interleaved coded modulation with iterative decoding," IEEE
Communications Letters, vol. 7, pp. 593-595, 2003.
[14]. J. K. Yong Soo Cho, Won Young Yang, Chung G. Kang, "MIMO-OFDM Wireless
Communications with MATLAB": John Wiley & Sons (Asia) Pte Ltd, 2010.
[15]. RECOMMENDATION ITU-R M.1225, "Guidelines for evaluation of radio transmission
technologies for IMT-2000," International Telecommunication Union, 1997.
[16]. S. Stefania, T. Issam, and B. Matthew, "LTE-the UMTS long term evolution: from theory
to practice," A John Wiley and Sons, Ltd, vol. 6, pp. 136-144, 2009.
ABSTRACT
REUSE CYCLIC PREFIX FOR BICM-ID OFDM SYSTEM
One of the most important reasons to do OFDM is the efficient way it deals with
multipath delay spread by Cyclic Prefix (CP). However, the CP is removed in
receiver even though it carries information. This paper studies and proposes a
technique that reuses the CP and the iterative decoding algorithm in BICM-ID
OFDM system to improve efficiency of system, and is called reuse CP OFDM
BICM-ID system. Based on the Long Term Evolution (LTE) specifications,
simulation results for the proposed reuse CP BICM-ID OFDM system provide a
gain of about 0.25dB to 1dB compared with the BICM-ID OFDM system in both
Gaussian and multipath fading channels.
Keywords: Telecommunication, BICM-ID OFDM, LTE specification, Reuse CP BICM-ID OFDM system.
Nhận bài ngày 02 tháng 10 năm 2017
Hoàn thiện ngày 24 tháng 10 năm 2017
Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 12 năm 2017
Địa chỉ: 1 Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên;
2 Cục Công nghệ thông tin – Bộ Tổng tham mưu – Bộ quốc phòng;
3 Học viện Kỹ thuật quân sự.
* Email: trananhthang@tnut.edu.vn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 08_cuong_0296_2151696.pdf