Tài liệu Tài liệu về Động kinh: 1
ĐỘNG KINH
GS. TS. Lê Văn Thành
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thuộc nhiều quốc gia:
- Tỷ lệ mới mác mỗi năm 30-60 cho 100000 dân hay 3-6 cho 1000 dân.
- Tỷ lệ bệnh toàn bộ, số bệnh nhân hiện đang sống trong thời điểm điều tra là
5-7 cho 1000 dân.
Kết quả nghiên cứu của mỗi quốc gia có khác nhau, điều đó phụ thuộc vào trình độ
chuyên môn, và phương cách tổ chức nghiên cứu. Thập niên 80, bộ môn thần kinh
đại học Y Dược Tp. HCM tại Vị Thanh Hậu Giang
I. ĐỊNH NGHĨA:
Cơn động kinh là hậu quả của sự phóng lực bất thường quá mức, đồng thời, lập đi
lập lại, bởi một nhóm neuron bệnh lý tại một vùng của vỏ não gây nên những rối
loạn ý thức, cảm giác, giác quan, vận động và hành vi của người bệnh. Những cơn
co giật nguyên nhân ngoài não không được gọi là động kinh.
II. PHÂN LOẠI QUỐC TẾ CÁC CƠN ĐỘNG KINH (1981):
Đây là phân loa...
13 trang |
Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu về Động kinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
ĐỘNG KINH
GS. TS. Lê Văn Thành
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả thuộc nhiều quốc gia:
- Tỷ lệ mới mác mỗi năm 30-60 cho 100000 dân hay 3-6 cho 1000 dân.
- Tỷ lệ bệnh toàn bộ, số bệnh nhân hiện đang sống trong thời điểm điều tra là
5-7 cho 1000 dân.
Kết quả nghiên cứu của mỗi quốc gia có khác nhau, điều đó phụ thuộc vào trình độ
chuyên môn, và phương cách tổ chức nghiên cứu. Thập niên 80, bộ môn thần kinh
đại học Y Dược Tp. HCM tại Vị Thanh Hậu Giang
I. ĐỊNH NGHĨA:
Cơn động kinh là hậu quả của sự phóng lực bất thường quá mức, đồng thời, lập đi
lập lại, bởi một nhóm neuron bệnh lý tại một vùng của vỏ não gây nên những rối
loạn ý thức, cảm giác, giác quan, vận động và hành vi của người bệnh. Những cơn
co giật nguyên nhân ngoài não không được gọi là động kinh.
II. PHÂN LOẠI QUỐC TẾ CÁC CƠN ĐỘNG KINH (1981):
Đây là phân loại dễ hiểu, dễ áp dụng đối với các thầy thuốc đa khoa. Vỏ não của
bán cầu đại não có nhiều vùng chức năng: vận động, cảm giác, các giác quan Tại
vùng chức năng nào đó tồn tại nhóm neuron bệnh lý có khả năng phóng lực sẽ gây
nên cơn lâm sàng tương ứng.
1. Những cơn cục bộ:
a. Cơn cục bộ đơn sơ (Không có rối loạn ý thức):
- Với triệu chứng vận động:
Vận động cục bộ.
Cơn quay mắt quay đầu.
- Với triệu chứng cảm giác hay giác quan:
Cảm giác cơ thể.
Các triệu chứng giác quan thô sơ: ảo giác chớp sáng, mùi và vị khó chịu
- Với các triệu chứng thực vật:
Mục tiêu:
- Nắm vững định nghĩa, phân loại và một số thể lâm sàng thườn gặp.
- Biết chẩn đoán sơ bộ về động kinh, biết cách quản lý và theo dõi điều trị.
2
Nóng bừng đỏ, hoặc tái mặt, vã mồ hôi, cơn cảm giác đau thượng vị.
- Với các triệu chứng tâm thần:
Cảm nhận đã từng thấy, hoặc chưa bao giờ thấy.
Trạng thái mê mộng.
Các ảo tưởng và ảo giách kịch tính.
b. Cơn cục bộ phức tạp (Có rối loạn ý thức):
- Cơn khởi đầu bằng cục bộ đơn sơ, tiếp theo là rối loạn ý thức.
Với triệu chứng cục bộ đơn sơ đã nêu ở trên tiếp theo có rối loạn ý thức.
- Khởi phát đã có rối loạn ý thức.
c. Cơn cục bộ toàn thể hóa phức tạp:
- Toàn bộ các loại cơn cục bộ đơn sơ kể trên khi sự phóng lực lan rộng sang cả
bán cầu đại não đối diện, như vậy gọi là toàn thể hóa.
2. Cơn toàn bộ:
a. Cơn vắng ý thức (Petit Mal).
b. Cơn giật cơ hai bên thân thể (myoclonie).
c. Cơn mất trương lực (atonic).
d. Cơn giật (clonic).
e. Cơn co cứng (tonic).
f. Cơn co-giật (tonic-clonic Grand Mal).
3. Những cơn chưa xếp được:
Trong đó có hội chứng West và hội chứng Lennox-Gastaut.
Sơ đồ vận động hồi trán trên của Penfield
3
III. LÂM SÀNG:
1. Những cơn cục bộ:
Là triệu chứng lâm sàng được gọi là cơn do phóng lực của một nhóm neuron bệnh
lý tại một vùng chức năng đó gây nên.
a. Cơn cục bộ đơn giản (Không có rối loạn ý thức):
- Với triệu chứng vận động:
Vùng vận động thuộc thùy trán sau, có 3 diện: diện vận động cơ thể số IV
nằm trước rãnh Rolando, tại đây mỗi tế bào tháp lớn chỉ huy vận động
cho một nhóm cơ của cơ thể bên đối diện. Tùy theo vị trí tổn thương trên
diện này mà sẽ có những cơn tương ứng. Biểu hiện là: giật ở bàn tay,
chân, ở miệng và ngừng nói. Nêu cường độ phóng lực yếu cơn sẽ hết
nhanh và không lan rộng, ngược lại cường độ phóng lực mạnh cơn sẽ tồn
tại lâu và lan tỏa (như vết dầu loang) khắp nửa thân, được Bravais-
Jackson mô tả.
Cơn quay mắt quay đầu về bên đối diện với bán cầu bệnh, thương tổn vận
động số VIII.
4
Thương tổn diện vận động phụ sẽ có hiện tượng tay bệnh giơ cao và hơi
xoay mình.
- Với triệu chứng cảm giác hoặc giác quan:
Cảm giác cơ thể: vùng cảm giác cơ thể nằm sau rãnh Rolando thuộc thùy
đỉnh. Cơn thường được biểu hiện như tế buốt, châm chích ở tại một nơi
trên cơ thể hoặc lan ra, cơ chế giống như cơn vận động đã nêu ở trên.
Cơn giác quan: thị giác là những tia lóe sáng; thính giác là tiếng ù, tiếng
nổ; vị giác là những vị khó chịu; khứu giác là những mùi lạ – Đây là
những ảo giác đơn sơ, không có nội dung, một số có ảo tưởng với nội
dung kích thích.
b. Cơn cục bộ phức hợp:
Trước đây thường có tên là cơn động kinh thái dương hay động kinh tâm thần
vận động. Nhờ sự hiểu biết giải phẫu sinh lý của hệ viền, là trung tâm của khứu
não và vị giác, có nhiều đường liên hệ với hạ khâu não, thùy trán trước và với thể
hạnh nhân, hồi hải mã của thùy thái dương có vai trò lưu giữ trí nhớ của các giác
quan, các tập tính, hành vi Hệ viền và hạ khâu não có vai trò về cảm xúc. Từ đó,
người ta đề nghị thay động kinh thái dươn bằng cơn cục bộ phức hợp, vì cơn gồm
nhiều triệu chứng của các trung tâm kể trên cùng tham gia.
Người bệnh có cơn cục bộ phức tạp thường có những cảm nhận sai lệch về
những nội dung của giác quan, những kinh nghiệm như:
- Cảm nhận đã từng thấy (hiện tượng déjà vu), thấy một cảnh sống động quá
quen thuộc.
- Ngược lại, một cảnh chưa từng thấy (hiện tượng jamais vu), quá lạ lùng,
thường là đáng sợ.
Từ những ảo tưởng, đến những ảo giác của các giác quan, nếu sự phóng lực lan
rộng làm cho người bệnh sẽ có những hành vi chống đỡ lại với những ảo giác chi
phối, coi như một hành động vô nghĩa, hoặc chạy trốn, nguy hiểm hơn là tấn công.
c. Cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát:
Tất cả các cơn cụ bộ đơn giản kể trên, thường được coi là triệu chứng thoáng qua,
và khi sự phóng lực cực mạnh, trước tiên lan heat bán cầu cùng bên, sau đó lan
sang bán cầu đối diện.
- Như trên đã mô tả, cơn vận động cục bộ khởi đầu giật từ bàn tay lan đến
cánh tay, lên mặt đầu quay về bên giật, xuống chân, lúc này bệnh nhân chưa
mất ý thức, họ còn nhận thức được, nếu cơn tiếp tục, có nghĩa sự phóng lực
xâm nhập tới hệ thống lưới thân não, bệnh nhân mê và nửa thân bên đối
diện sẽ co giật, như vậy toàn thân co giật, nếu khám bệnh nhân sau cơn,
nhiều cơ hội gặp được triệu chứng bệnh lý.
- Cơn toàn thể hóa ác tính, khởi đầu bằng triệu chứng cảm giác, lan nữa thân
cùng bên, bệnh nhân mất ý thức và lên cơn giật toàn thân, như vậy từ cơn
cục bộ cảm giác, cuối cùng là cơn co giật toàn thân.
5
2. Những cơn toàn bộ:
a. Cơn vắng ý thức:
Tuổi khởi bệnh 4-8 tuổi, trẻ đang sinh hoạt bỗng ngưng trệ các hoạt động, nếu
đang ăn, miệng ngừng nhai, đang đi trong hàng đứng lại hoặc đi chệch ra ngoài, hai
mắt đứng tròng, vẻ mặt ngơ ngác, thay đổi sắc mặt, mất ý thức, cơn chỉ kéo dài vài
giây, trẻ không bao giờ ngã. Tần suất của cơn không cố định, có khi ngày một cơn,
hoặc chục cơn, nhưng có trẻ vài tuần mới xuất hiện một cơn, chính vì vậy gia đình
và giáo viên không để ý.
b. Cơn giật cơ hai bên thân thể:
Gặp ở tuổi 8-12 tuổi, cơn xuất hiện vào buổi sáng lúc mới thức day, đang ăn sáng,
hoặc đang vệ sinh, các cơ giật từng hồi, chủ yếu ở chi trên, nếu giậc cả cơ chi dưới
bệnh nhân dễ ngã, không mất ý thức, cơn xảy ra vài giây đến vài chục giây, một số
có tính di truyền.
c. Cơn trương lực:
Hay gặp trong hội chứng Lennox-Gastaut, hoặc riêng lẻ, xuất hiện trong giấc ngủ
hoặc thức giấc, cơn kéo dài 5-20 giây, tần suất xuất hiện tùy từng cá thể, từ mỗi
tháng một cơn ngày, nặng hơn như vào trạng thái động kinh.
Mô tả thành 3 nhóm lâm sàng:
- Nhóm co cứng các cơ trục cổ, đầu hơi ngẩng cao, nhưng không phải là ngửa.
Các cơ vùng trán cũng co, làm lông mày nâng cao lên.
- Nhóm co cứng cac cơ gốc thân, giống thể lâm sàng mô tả trên nhưng các cơ
từ gốc thân như cơ cổ, các cơ vai, cơ delta, cơ ngực và chi trên.
- Nhóm cơ co toàn thân thể, gồm các cơ như 2 nhóm trên thêm vào các cơ
phần nửa thân dưới, bệnh nhân dễ té quỵ và các cơ hô hấp gây nên khó thở,
thậm chí ngưng hô hấp. Trong những cơn toàn bộ kèm theo các triệu chứng
như mạch nhanh, hoặc chậm; sau cơn bệnh nhân mệt mỏi và dễ ngủ.
d. Cơn không trương lực:
Có nhiều tên cho thể lâm sàng này như cơn bất động, cơn khuỵu, cơn sụp đổ. Bệnh
nhân bỗng nhiên mất hết trương lực của cơ đối và sơ cấp, té khuỵu xuống mặt đất,
đây là một thể lâm sàng gây sang thương làm biến dạng, trán nhô, chẩm gồ. Nếu
cơn kéo dài, ý thức hơi thu hẹp.
e. Cơn co-giật:
Trước thường gọi là cơn lớn, nhiều tên gọi như cơn co giật có hôn mê. Bệnh nhân
đang làm việc, bất thình lình rơi vào hôn mê và sẽ trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn co cứng, cơ vân toàn thân co cứng, gây nên ngưng hô hấp, mặt tím,
hai tay co, hai chân duỗi kéo dài khoảng 60 giây.
- Giai đoạn co-giật, cường độ lúc đầu mạnh sau đó giảm dần, kéo dài có khi
một vài phút.
- Giai đoạn giãn cơ, thở sâu đều đặn, bệnh nhân thường tiểu ra quần.
6
- Sau cùng, tùy từng người, có người hồi phục ý thức sau vài phút, có người
tiếp tục ngủ sau cơn người mệt mỏi.
Đây là thể lâm sàng dễ gây tai nạn cho người bệnh vì họ mất ý thức bất chợt, tùy
lúc đó người bệnh đang làm gì và ở đâu, có người đam đầu vào bếp, té xuống
nước, hoặc từ trên cao rơi xuống đất, miệng cắn vào môi, lưỡi
3. Cơn chưa phân loại:
a. Hội chứng West:
Có nhiều tên như co thắt tuổi thơ, trong y văn của Đức có tên Blitz-Nick-Saalam
Krampfe.
Gặp ở tuổi sơ sinh, từ tháng thứ tư của tuổi đời, trẻ có cơn co thắt cơ gấp toàn
thân, nhưng mạnh nhất là nhóm cơ bụng ngực, đứa trẻ bất chợt gấp thân lại, mô tả
như gấp dap nhíp, tần suất không ổn định. Điện não đồ rất điển hình với toàn bản
ghi có biểu hiện loạn nhịp và điện thế cao (Hypsarrhythmia).
Thương tổn hệ lưới của thân não.
Đáp ứng tốt với điều trị ACTH.
b. Hội chứng Lennox-Gastaut:
Bệnh bắt đầu từ 2-6 tuổi. Trẻ có những cơ vắng ý thức không điển hình, như cơ
trương lực, cơn mất trương lực, thậm chí có cơn co giật. Bên cạnh những cơn như
vậy, trẻ có chậm phát triển tâm thần.
Nguyên nhân: khó xác định được nguyên nhân, qua lâm sàng và điện não đồ
cũng như tuổi mắc bện, người ta nghĩ nhiều đến bệnh lý của não.
Thời gian chu sinh hoặc do di truyền.
IV. CHẨN ĐOÁN:
Khi tiến hành chẩn đoán động kinh, cần chú ý tới những điểm sau:
- Cần nắm vững định nghĩa, vì những cơn co giật, rối loạn ý thức nguyên nhân
ngoài não không được coi là động kinh.
- Tuổi mắc bệnh, phần lớn những cơn động kinh toàn thể đều xuất hiện ở tuổi
nhỏ. Trái lại, những cơn cục bộ bắt đầu ở mọi lứa tuổi.
- Yếu tố gia đình, hay di truyền: một tỷ lệ nhất định hay gặp ở các thể cơn
toàn thể.
- Làm bệnh án, trong phần khai thác bệnh sử chú ý đến thời điểm, hoàn cảnh
xảy ra cơn đầu tiên. Sự diễn tiến của cơn, tần suất của cơn, những yếu tố
thuận lợi, làm cơn bệnh xuất hiện như chu kỳ kinh, dùng các chất kích thích,
ánh sáng, kích thích có nhịp Bệnh đang được điều trị loại thuốc gì, liều
lượng.
- Khám lâm sàng: phải khai thác kiểu cách của cơn, triệu chứng thoáng qua.
Những vết tích chấn thương do cơn gây ra.
7
- Khám thần kinh tìm những dấu hiệu bệnh lý bất thường về vận động, cảm
giác, khám chức năng thần kinh cao cấp tìm xem có chậm phát triển tâm
thần.
- Chẩn đoán vị trí tổn thương qua kết quả thăm khám ở trên.
- Chẩn đoán thể lâm sàng của cơn.
- Chẩn đoán nguyên nhân: nguyên nhân động kinh có từ lúc còn là bào thai,
quanh thời kỳ sinh như ngạt, xuất huyết màng não, nhiễm trùng thần kinh,
chấn thương sọ não do tại nạn lao động, tai nạn giao thông, nguyên nhân do
bệnh lý mạch máu, sau tai biến mạch máu não, dị dạng mạch máu não, u
não. Ở nước ta, can chú ý đến những bệnh lý não do ký sinh trùng. Cuối
cùng là những căn nguyên ẩn.
V. XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT:
- Đo điện não đồ, một phương tiện quan trọng góp phần chẩn đoán gần như
quyết đinh khi xác định là có sự hiện diện hoạt động của động kinh trong
thời điểm ghi? Mỗi thể lâm sàng có một hoạt động điện não riêng. Ví dụ:
Với những cơn cục bộ, trên bảng ghi sẽ xuất hiện một cách ưu thế những
sóng nhọn hoặc gai tại vùng não bệnh lý tương ứng.
Với những cơn toàn thể, điện não đồ có những hình ảnh đặc biệt, là
những hoạt động sóng nhọn hoặc phức hợp gai-sóng xu61t hiện một cách
toàn thể và đồng thời tại các kênh. Như trong cơn vắng ý thức có hoạt
động điện não điển hình là phức hợp gai sống chậm 3.5c/s.
- Các phương pháp hình ảnh học:
Không nên lạm dụng các phương pháp này, tuy nó mang lại những kết
quả tin cậy, nhưng rất đắt tiền bởi vậy phải cân nhắc mới chỉ định.
o Chụp CT scan, MRI.
o Chụp PET: người ta dùng một máy làm cho Glucose dioxide gắn với
F
18
, là một đồng vị phóng xạ, sau đó tiêm chất này vào tĩnh mạch, rồi
qua hàng rào máu não vào nhu mô não và các neuron. Tùy thuộc vào
lưu lượng máu và chuyển hóa glucose của các neuron, máu sẽ ghi
nhận được những sự phát xạ của positron tại các vùng bệnh lý.
o Chụp SPECT (Single-photon emission computed tomography – cắt lớp
điện toán phát xạ đơn quang tử): phương pháp này chủ yếu dùng trong
nghiên cứu thực nghiệm vì nó chủ yếu thăm dò hoạt động các chất dẫn
truyền thần kinh tại synap, như Acetylcholin, Dopamin,
Benzodiazepin. Mục đích thăm dò những khuyết điểm của việc
chuyển hóa màng neuron.
8
o Chụp mạch máu não, nhàm tìm ra các dị dạng mạnh máu não. Các
phương pháp mạch máu não: chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, đặc
biệt hiện nay chúng ta có máy chụp mạch máu xóa nền (DSA).
VI. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT:
Cần nhớ lại định nghĩa, dựa vào khai thác bệnh sử, tuổi lúc khởi bệnh, hoàn cảnh
khởi phát bệnh, cơn chỉ xuất hiện một hay có lập đi lập lại. Đây là những điều can
thiết để vận dụng trong chẩn đoán phân biệt.
1. Đối với các cơn cục bộ đơn sơ:
- Migrain: có đặc tính là nhức nửa đầu theo nhịp đập của mạch, nếu có các
triệu chứng về thị giác thường là tia sáng đơn sơ.
- Cơn thiếu máu não thoáng qua: bệnh nhân có các triệu chứng chỉ tồn tại
trong 24h, mất đi không để lại di chứng.
- Tíc, co thắt mặt, điện nào đồ bình thường.
2. Đối với những cơn toàn thể:
- Các cơn vắng ý thức: cần phân biệt với một số trường hợp sau:
Ngất (syncope): ngất có nhiều nguyên nhân cần khai thác:
o Do tim:
Hẹp cung động mạch chủ.
Mạch nhanh hoặc chậm.
Block dẫn truyền.
o Hạ huyết áp tư thế đứng:
Không căn nguyên, gặp ở những người đứng gác.
Giảm thể tích máu do mất máu.
Rối loạn thần kinh thực vật.
Do các thuốc chẹn .
o Phản xạ thần kinh phế vị:
Đau.
Đi tiểu.
Xoang cảnh.
o Thở quá thông khí.
- Cơn mất trương lực:
Cataplexie, là một trong những triệu chứng của Narclepsie, thuộc bệnh
rối loạn ngủ. Cơn xuất hiện trong hoàn cảnh vui quá mức, chỉ có ở tuổi
thành niên. Bệnh nhân mất khả năng kiểm soát trương lực cơ, khuỵu
xuống một cách tạm thời.
- Cơn vắng ý thức: chỉ gặp ở trẻ em, cần phân biệt với cơn giả vắng ý thức do
thương tổn thùy thái dương, bệnh nhân bỗng dưng ngơ ngác, tay có những
hành động sờ khuy áo, vuốt mặt tỉnh lại rất nhanh.
9
- Cơn trương lực toàn thân: Phân biệt với cơn tetany, hạ calci máu.
- Cơn co giật toàn thể:
Phân biệt với cơn cục bộ toàn thể hóa: cơn có triệu chứng thoáng qua quá
nhanh, không có đạo trình B.J.
Hysteria: Là một thể bệnh loạn thần kinh, bệnh nhân có những cơn giật,
không theo một trình tự của cơn lớn, không mất ý thức, cơn dễ xuất hiện
khi có đông người chú ý đến. Tuyệt đối không được coi là giả vờ. Cần tôn
trọng người bệnh, điều trị bằng liệu pháp tâm lý.
Cơn hạ Calci máu (như đã nói ở trên).
Cơn hạ đường huyết: trước cơn, bệnh nhân bồn chồn mệt mỏi, vã mồ hôi,
tay chân lạnh, mạch nhanh, đi dần vào hôn mê. Gặp ở những người già
hoặc trẻ em vì một lý do nào đó nhịn đói hoặc bị bỏ đói. Đặc biệt gặp ở
một số bệnh nhân đái tháo đường vô tình dùng quá liều thuốc, dẫn đến
đường huyết giảm quá nhiều. Hạn hữu gặp ở những bệnh nhân insulinoma
tiềm ẩn tuyến tụy.
Sốt cao co giật: trẻ chỉ co giật khi sốt, nếu ta điều trị hạ sốt bằng thuốc,
cơn ngưng. Tuy nhiên những trẻ này cần được theo dõi bởi những thầy
thuốc chuyên khoa.
- Cơn cục bộ phức hợp hay cơn động kinh tâm thần vận động: cần phân biệt với
những hoang tưởng của người bệnh tâm thần phân liệt, cơn động kinh chỉ tồn
tại một thời gian ngắn, trong khi đó cỡ bệnh tâm thần phân liệt kéo dài và
thường kèm theo triệu chứng tâm thần khác nữa.
VII. ĐIỀU TRỊ ĐỘNG KINH:
1. Nguyên tắc:
- Xác định thể lâm sàng của cơn, từ đó chọn thuốc có tác dụng thích hợp nhất.
- Chỉ dùng một loại thuốc, liều tăng dần cho đến khi khống chế được cơn, duy
trì tiếp, khám định kỳ, chỉ dùng hai loại thuốc kết hợp khi đơn trị không đạt
hiệu quả, không dùng hai loại thuốc có tác dụng giống nhau, làm tăng tác
dụng.
- Không tự ngưng thuốc đột ngột dễ đưa đến trạng thái động kinh rất nguy
hiểm.
- Người nhà quản lý thuốc, giám sát liều dùng và những phản ứng như ngứa
phải ngưng ngay.
- Thuốc chống động kinh có tác dụng phụ, thải qua gan thận, ảnh hưởng đến
hệ tạo huyết – cho nên cần làm xét nghiệm mỗi 6 tháng.
2. Một số thuốc chống động kinh:
Cơ chế động kinh: trong khuôn khổ của giáo trình Y3, chỉ cần tham khảo một cách
ngắn gọn: Màng neuron khi hoạt động bình thường là nhờ sự can bằng ion Natri và
10
Calci tác động đến màng neuron làm cho thay đổi điện thế ở đây. Có hai chất chủ
yếu tác động tới quá trình này:
- GABA (Gamma AminoButyric Acid) là chất ức chế hoạt động màng.
- GLUTAMATE có tác dụng kích thích màng.
Các thuốc chống động kinh sẽ tác động tới quá trình này tại màng tế bào:
- Ngăn chặn các kênh Na+– có các thuốc như: Valproate sodium, Phenytoin,
Carbamazepine.
- Ngăn chặn các kênh Ca2+ – có các thuốc: Valproate sodium, Ethosuximid.
- Tăng cường của hệ GABA-lực: Benzodiazepin, Phenobarbital, Valproate
sodium.
- Giảm dẫn truyền hệ GLUTAMATE-lực: Phenobarbital.
3. Hiện nay có nhiều loại thuốc trên thị trường:
a. Valproate:
Biệt dược Depakin, Depaken, Encorat
Đóng gói:
o Viên – 200mg, 500mg
Liều dùng:
o Người lớn: 10-20mg/kg/ngày.
o Trẻ em: 25mg/kg/ngày chia 2-3 lần.
Thuốc tác dụng hiệu quả trên hệ GABA-lực, nhờ vậy tăng tính ức chế lên
neuron bệnh, ngăn chặn kênh Ca
2+
.
Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, hiếm có trường hợp viêm gan cấp, cần
theo dõi chức năng gan trong quá trình điều trị. Kinh nguyên không đều.
Thận trọng với trường hợp suy thận.
b. Carbamazepin:
Biệt dược Tegretol, Neurotol, Timonil
Đóng gói:
o Viên – 100mg, 200mg
o Syrup – 100mg/5ml
Liều dùng:
o Người lớn: 10mg/kg/ngày.
o Trẻ em: 20mg/kg/ngày chia 2-3 lần.
Tác dụng phụ: chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, một số ít trường hợp bị
trầm cảm, một thời gian sau đó các triệu chứng lui dần.
Dị ứng da thường biệu hiện bằng triệu chứng nổi ban, sẩn ngứa vào ngày
thứ 7-10 sau khi dùng thuốc. Cần nhắc nhở bệnh nhân phải ngưng thuốc
ngay, có trường hợp ngộ độc da, niêm mạc rất nặng nề (Hội chứng
Steven-Johnson). Thuốc có rất nhiều tác dụng tốt, ngoài điều trị động
kinh, còn có tác dụng điều trị đau thần kinh mặt.
11
c. Phenytoin:
Biệt dược Dihydan, Dilantin, Difetoin, Sodanton
Đóng gói:
o Viên – 100mg
o Syrup – 30mg/5ml
o Ống chích – 50-250mg
Liều dùng:
o Người lớn: 3-4mg/kg/ngày.
o Trẻ em: 3-8mg/kg/ngày chia 2-3 lần.
Tác dụng phụ: nhiều trường hợp dùng thuốc sau vài tháng có hiện tượng
phì đại nướu răng, theo dõi công thức máu, chú ý giảm tiểu cầu nếu có.
Các tác dụng phụ khác như loạng choạng, rối loạn động tác chân tay, giật
cơ...
d. Phenolbarbital:
Biệt dược Gardenal, Alepsal
Đóng gói:
o Viên – 10mg, 50mg, 100mg
o Ống chích – 40mg, 200mg, tiêm bắp
Liều dùng:
o Người lớn: 2-3mg/kg/ngày.
o Trẻ em: 3-6mg/kg/ngày chia 2-3 lần.
Tác dụng phụ: Mới dùng hay buồn nôn, nhức đầu, triệu chứng này sẽ
heat. Dùng lâu dài, người ta nhận thấy trên một số bệnh nhân thay đổi
tính tình. Cho đến nay, thuốc này vẫn được dùng khi các thuốc khác tỏ ra
kém hiệu quả. Thuốc phù hợp với ngân quỹ gia đình và công quỹ.
e. Benzodiazepin:
Có 5 dẫn xuất:
o Diazepam (Seduxen, Valium):
Đóng gói:
Viên: 5mg.
Liều dùng :
0.1-1mg/kg/ngày.
Ống chích 2ml – 10mg (dùng trong cấp cứu động kinh liên tục).
o Clonezapam: (Clonopin, Rivotril).
Đóng gói:
Viên: 0.5mg, 1mg, 2mg.
Liều dùng: 0.01-0.03mg/kg/ngày chia 2-3 lần.
Chú ý những lần đầu dùng, liều cao hay gây suy hô hấp.
12
g. Ethosuximid:
Biệt dược Zarontin, Suxilep
Đóng gói: 250mg
Liều dùng:
o Chỉ cho trẻ em: 20-25mg/kg/ngày chia 2 lần.
Tác dụng phụ: buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, buồn ngủ, chóng mặt, thay
đổi tính tình. Đặc biệt cần lưu ý rối loạn dòng bạch cầu, suy tủy.
Tóm tắt một số thuốc chỉ định phù hợp cho các loại cơn động kinh:
- Động kinh cụ bộ: Carbamezapin, Phenytoin, Phenobarbital, Valproate.
- Động kinh toàn bộ: Valproate, Carbamazepine, Phenytoin, Phenobarbital.
- Động kinh cơn vắng: Ethosuximid, Clonazepam, Valproate.
- Động kinh giật cơ: Clonazepam, Valproate.
- Động kinh liên tục: Diazepam, Clonazepam, Phenobarbital, Valproate (chích).
VIII. ĐIỀU TRỊ TRẠNG THÁI ĐỘNG KINH:
1. Định nghĩa:
Trạng thái động kinh được định nghĩa là hoạt động động kinh tồn tại trong 30 phút
hoặc dài hơn nữa, gồm thể kéo dài liên tục và thể từng cơn nhưng giữa các cơn
không hồi phục ý thức. Nói cách khác, cơn này chưa dứa đã gối đầu cơn kia.
2. Xứ trí như một trường hợp cấp cứu:
- Cắt cơn giật: dùng Sexduxen 10mg tiêm tĩnh mạch chậm, chích nhanh dễ
gây ngưng hô hấp, cần bình tĩnh hô hấp nhân tạo, bệnh nhân sẽ thở lại được.
Tiếp tục dùng Seduxen 10mg pha vào dịch truyền Glucose 5%, nhỏ giọt,
theo dõi tiếp nếu có biểu hiện cơn trở lại, cho dịch chảy nhanh hơn. Tùy
trọng lượng của bệnh nhân, dùng thêm Phenobarbital 20mg tiêm bắp với tác
dụng chậm, thời gian bán hủy kéo dài, sẽ khống chế được cơn.
- Chống phù não dùng thuốc lợi tiểu hoặc Mannitol 20% nhỏ giọt tĩnh mạch
liều 0.5-1g/kg chia làm 4 lần (nhỏ giọt ngắt quản).
- Lưu thông đường hô hấp, Oxy liệu pháp.
- Cung cấp năng lượng, nước, điện giải.
- Tránh bội nhiễm.
Nếu không cắt được phải chuyển cấp cứu tại chuyên khoa thần kinh.
13
3. Điều trị ngoại khoa:
- Cần xác định rõ nguyên nhân trước khi phẫu thuật, còn tùy vào khả năng
chuyên môn của chúng ta.
- Đặt điện cực kích thích vào hạt nhân mơ hồ tại hành tủy. Phương pháp này
tốn kém, đã được thực hiện tại PTTK BV 115, sau đó bệnh nhân vẫn phải
dùng thuốc hỗ trợ.
IX. BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH, ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY
VÀ XÃ HỘI:
Epilepsie, theo tiếng Hy Lạp là “chộp, bắt lay”, 500 TCN, Hypocrate đặt tên
“Bệnh do thần thánh”. Người ta cho rằng bệnh do ma quỷ hành tội. Người bệnh bị
cồng đồng xa lánh. Từ những thập kỷ của thế kỷ XX, khoa học và y học đã có
những tiến bộ vượt bậc. Nhờ vậy mà chúng ta đã hiểu rõ giải phẫu, sinh lý bệnh,
dược lý học của động kinh.
Nhiệm vụ của người thầy thuốc cộng đồng phải tuyên truyền giáo dục và phòng
bệnh, quản lý, chăm sóc điều trị tại cơ sở y tế sớm nhất.
Những loại cơn toàn bộ, thường sẽ lui bệnh hoặc hết hẳn khi trưởng thành, với
điều kiện là được chữa trị đúng, sớm và liên tục.
Với các trường hợp động kinh cục bộ, nếu khống chế được cơn bằng cách đei6ù
trị liên tục, người bẹnh vẫn có thể học hành và lao động được.
Người bệnh hay mặc cảm, nguyên nhân do cơn gây nhiều thương tích trên thân
thể, khiếm khuyết một số chức năng, hạn chế việc giao tiếp với bạn bè và cộng
đồng.
Chế độ sinh hoạt:
Điều độ về giờ giấc, tránh căng thẳng tâm lý, tránh dùng các chất kích thích như
rượu bia thuốc lá. Với trẻ em có cơn toàn bộ cần hạn chế ngồi trước màn hình may
tính và chơi game vì những hình ảnh nhấp nháy dễ gợi xuất hiện cơn.
Tùy tình trạng cụ thể của từng trường hợp, người bệnh vẫn có thể làm một số
nghề nghiệp thích hợp để tự nuôi sống mình, hiều người học được ở trình độ cao.
Một số điểm cần lưu ý trong hướng dẫn chọn nghề: không làm việc ở những nơi
có thể gây tai nạn như sông nước, trên cao, gần máy móc cơ khí, tránh lái xe của
bản thân, và lái xe cho người khác.
Với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh động kinh, chúng
ta nên tổ chức hội hỗ trợ bệnh nhân động kinh, thành phần gồm những người hoạt
động trong các lĩnh vực: thần kinh, tâm thần, tâm lý, giáo dục, hoạt động xã hội, từ
thiện, hội phụ nữ, thanh niên Tại một số nước, tổ chức này đã giúp giảm gánh
nặng cho gia đình và chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện nhiều.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dong_kinh_y5_2747.pdf