Tài liệu Tài liệu tham khảo kinh tế phát triển: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Biên soạn: Th.s Hạ Thị Thiều Dao
Năm học 2003-2004
KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
Thời gian: 45 tiết
Nội dung:
Chương I : Những vấn đề chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Chương II: Các lý thuyết và mô hình tăng trưởng và phát triển
Chương III: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Chương IV: Nông nghiệp và phát triển kinh tế
Chương V: Công nghiệp và phát triển kinh tế
Chương VI: Ngoại thương và phát triển kinh tế
Kiểm tra:
Cách thức kiểm tra:
Kiểm tra trong lớp: 2 bài kiểm tra thực hiện tại lớp dưới dạng trắc nghiệm có báo trước (điểm mỗi bài là 1) có thể có một bài thảo luận nhóm hoặc bài tập nhóm (điểm 1). Điểm này giữ nguyên cho lần thi thứ hai.
Kiểm tra cuối kỳ: Lý thuyết dạng trắc nghiệm (4 điểm) và bài tập (4 điểm).
Tài liệu tham khảo:
Kinh tế học của sự phát triển, Malcom Gillis và các tác giả, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Kinh tế học cho thế giới thứ ba, M. P. Todaro, Nhà x...
28 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tham khảo kinh tế phát triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Biên soạn: Th.s Hạ Thị Thiều Dao
Năm học 2003-2004
KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN
Thời gian: 45 tiết
Nội dung:
Chương I : Những vấn đề chung về tăng trưởng và phát triển kinh tế
Chương II: Các lý thuyết và mô hình tăng trưởng và phát triển
Chương III: Các nguồn lực phát triển kinh tế
Chương IV: Nông nghiệp và phát triển kinh tế
Chương V: Công nghiệp và phát triển kinh tế
Chương VI: Ngoại thương và phát triển kinh tế
Kiểm tra:
Cách thức kiểm tra:
Kiểm tra trong lớp: 2 bài kiểm tra thực hiện tại lớp dưới dạng trắc nghiệm có báo trước (điểm mỗi bài là 1) có thể có một bài thảo luận nhóm hoặc bài tập nhóm (điểm 1). Điểm này giữ nguyên cho lần thi thứ hai.
Kiểm tra cuối kỳ: Lý thuyết dạng trắc nghiệm (4 điểm) và bài tập (4 điểm).
Tài liệu tham khảo:
Kinh tế học của sự phát triển, Malcom Gillis và các tác giả, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Kinh tế học cho thế giới thứ ba, M. P. Todaro, Nhà xuất bản giáo dục.
Các giáo trình kinh tế học phát triển của trường Đại học kinh tế và các trường đại học khác
Các báo cáo phát triển kinh tế thế giới trong thư viện, trên báo chí hoặc trên các web site.
Các đĩa CD như Compton's Encyclopedia, Microsoft Encarta Interactive World Atlas phiên bản mới nhất.
Các địa chỉ website được giới thiệu phần một số địa chỉ website cần biết.
Tài liệu tham khảo khác sẽ được chuyển bổ sung qua email của lớp (nếu có).
Khi cần trao đổi liên hệ: hadao07@yahoo.com
Chúc các anh chị thành công!
MỘT SỐ ĐỊA CHỈ CẦN THIẾT
Thông tin trên mạng rất cần thiết cho sinh viên trong nghiên cứu kinh tế học phát triển. Sinh viên có thể tìm thấy rất nhiều thông tin ở các địa chỉ gợi ý dưới đây:
Trang web của ngân hàng thế giới (World Bank): www.worldbank.org nơi hàng năm đều cung cấp các báo cáo phát triển thế giới.
Trang web của Quĩ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund): www.imf.org cung cấp những thông tin về các vấn đề vĩ mô, đặc biệt là báo cáo tài chính và phát triển (Finance and Development) một ấn phẩm hợp tác phát hành giữa ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế:
Trang web của Viện nghiên cứu về phát triển quốc tế Harvard: www.hiid.harvard.edu/pub. Phần lớn những ấn phẩm và các bài nghiên cứu trong phần này được tải xuống miễn phí.
Trang web của chương trình phát triển liên hợp quốc (The United Nations' Development Program) www.undp.org chứa đựng rất nhiều thông tin về kinh tế phát triển đặc biệt là thông tin về các nước đang phát triển.
Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (The National Bureau of Economic Research): www.nber.org cung cấp các bài nghiên cứu được viết bởi các nhà kinh tế chuyên nghiệp tuy nhiên việc tải tài liệu có phần hạn chế .
Ngân hàng thế giới cũng đưa ra một diễn đàn phát triển nơi có thể trao đổi thông tin về các vấn đề kinh tế phát triển đa dạng ở địa chỉ: www.worldbank.org/devforum/.
Ngoài ra có thể kể các trang web của các tổ chức quốc tế khác như:
WTO: www.wto.org
FAO: www.fao.org
UNIDO: www.unido.org
Hướng dẫn tìm kiếm thông tin trên mạng
LƯU Ý: Để tìm tài liệu bằng tiếng Việt, bạn phải thiết lập chế độ điều khiển bộ gõ (keyboard driver) tiếng Việt (Vietkey, VNI, Vietware, ABC, v.v.) sao cho có thể đánh được Font chữ VNI-Times.
Bạn có thể sử dụng thể thức tra cứu tự do để tìm kiếm các tài liệu/văn bản bằng cách đưa ra các (cụm) từ mà bạn quan tâm. Chương trình sẽ tìm kiếm nội dung của tất cả các văn bản có trong CSDL, và một khi tìm thấy văn bản nào có chứa (cụm) từ bạn yêu cầu, chương trình sẽ hiển thị tựa đề của văn bản hoặc tên tập tin (nếu văn bản không có thông tin về tựa đề), kèm theo nội dung tóm tắt (abstract) được tự động tạo ra để bạn tham khảo mộtcách tiện lợi hơn. Bạn có thể truy tìm tài liệu mà bạn quan tâm theo rất nhiều cách khác nhau bằng cách kết hợp các điều kiện tìm kiếm cùng một lúc, được nối với nhau bằng một hoặc nhiều liên từ lô gích. Sau đây là một vài ví dụ của việc dùng các liên từ lô gích trong để đặt điều kiện tìm kiếm.
Cách sử dụng các liên từ logic AND, OR, NOT, *
Liên từ AND (và): Ví dụ bạn muốn tìm một tài liệu mà nội dung có đề cập đến vấn đề thuế nông nghiệp, nếu bạn đưa ra điều kiện tìm kiếm là thuế nông nghiệp thì chỉ có những tài liệu nào có chính xác cụm từ nay trong nội dung mới được tìm thấy. Nhưng nếu bạn đưa ra điều kiện là thuế AND nông nghiệp thì tất cả những tài liệu có chứa từ "thuế" và từ "nông nghiệp", không cần phải đứng cạnh nhau, đều được tìm thấy. Vì thế, tùy theo ý định của bạn, bạn phải quyết định xem mình nên tìm theo cả cụm từ hay dùng liên từ AND để kết hợp các từ/cụm từ đơn lẻ.
Liên từ OR (hoặc): Chẳng hạn bạn muốn tìm các tài liệu nói về nông nghiệp hoặc vấn đề đất đai, bạn có thể đưa ra điều kiện tìm kiếm là nông nghiệp OR đất đai. Theo quy ước, bạn có thể dùng dấu phẩy (,) để biểu diễn điều kiện OR. Ví dụ: nông nghiệp, đất đai, thuế. Với điều kiện này, những tài liệu nào có từ nông nghiệp hoặc đất đai hoặc thuế đều được tìm thấy.
Nếu trong điều kiện của bạn có cả AND và OR, thì thứ tự ưu tiên dành cho liên từ AND. Ví dụ bạn đưa ra điều kiện nông nghiệp AND thuế OR doanh thu, thì những tài liệu có chứa các cụm từ nông nghiệp và thuế (không cần phải đứng cạnh nhau), hoặc các tài liệu có chứa cụm từ doanh thu sẽ được tìm thấy. Ðể xác định trật tự lô gích một cách tường minh, các bạn nên dùng ngoặc đơn để biểu diễn điều kiện lô gích của mình khi kết hợp nhiều liên từ với nhau. Ví dụ bạn đưa ra điều kiện (thuế OR doanh thu) AND nông nghiệp, bạn sẽ tìm được những tài liệu nói về thuế và nông nghiệp hoặc doanh thu và nông nghiệp.
Liên từ NOT (loại trừ): Nếu bạn muốn tìm một tài liệu nào đó nhưng lại không muốn có những tài liệu mà mình không quan tâm, bạn có thể dùng phép loại trừ bằng liên từ NOT. Ví dụ bạn đưa ra điều kiện nông nghiệp NOT thuế. Với điều kiện này, bạn sẽ tìm thấy tất cả những tài liệu nói về nông nghiệp trừ các tài liệu có đề cập đến vấn đề thuế.
Ký hiệu đại diện * (dấu sao): Bạn có thể dùng ký hiệu đại diện * đi kèm với một từ hay một thuật ngữ nào đó để diễn tả sự bắt đầu hay kết thúc không xác định khi đưa ra điều kiện tìm kiếm. Ví dụ, nếu bạn đưa điều kiện tìm kiếm là nông *, máy tính sẽ tìm thấy tất cả những tài liệu mà nội dung có chứa các cụm từ bắt đầu bằng chữ nông như: nông nghiệp, nông thôn, nông dân v.v.. Bạn hãy chú ý vị trí của ký hiệu * khi đi kèm với từ/cụm từ khác. Nếu ký hiệu * dính liền với từ trước hoặc sau nó, điều đó có nghĩa là bạn cần tìm thành phần còn lại của từ/cụm từ đó. Ví dụ bạn có thể tìm các từ bắt đầu bằng chữ đ bằng cách gõ đ*; hoặc bạn có thể tìm tất cả những từ kết thúc bằng chữ ng bằng cách gõ *ng. Nói chung vì tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, do đó cách tìm này có lẽ chỉ thích hợp với các ngôn ngữ đa âm như tiếng Anh. Ví dụ bạn cần tìm tất cả những gì có liên quan đến đô thị, bạn có thể gõ urban* để tìm từ urban, urbanization, urbanism v.v. Khi tìm các văn bản tiếng Việt, có lẽ bạn chỉ nên dùng ký hiệu * có kèm theo một dấu trống (space) ở trước hoặc sau nó. Ví dụ nông * để tìm tất cả các cụm từ bắt đầu bằng từ nông, hoặc * nghiệp để tìm tất cả các cụm từ kết thúc bằng chữ nghiệp (nông nghiệp, công nghiệp, sự nghiệp v.v. ).
(TD sưu tầm từ www.fetp.edu.vn)
TÓM TẮT MỘT SỐ BẢNG BIỂU VÀ CÔNG THỨC
Bảng 1: Phân nhóm các nước theo thu nhập bình quân đầu người
Năm
Thu nhập
1988
1995
2000
Thu nhập thấp
<=480
<=695
<=755
Trung bình (C)
481-1940
696-2785
756-2995
Trung bình (T)
1941-5999
2786-8625
2996-9265
Cao
>=6000
>=8626
>=9266
Bảng 2: So sánh giữa các nhóm nước đã phát triển và đang phát triển
Chỉ tiêu
Thu nhập cao(I)
Phần còn lại (III)
So sánh (I/III)
GNI (tỷ USD)
24828,8
6335,6
3,91
Dân số(triệu nguời)
903
5152
0,17
GNI đầu người (USD)
27510
1230
22,36
Bảng 3: Một số chỉ tiêu so sánh về chăm sóc sức khỏe
Nền kinh tế
Chi tiêu cho sức khỏe (%GDP)
Tuổi thọ bình quân
Tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh
Thế giới
2,5*
66,4
56
Thu nhập Thấp và TB
1,9*
64,1
61
Thu nhập cao
6,2*
77,8
6
Cao nhất
9,5 Croatia
80,5 Japan
180 Sierra Leon
Thấp nhất
0,2 Myamar
37,3 Sierra Leon
3 Thụy điển
Việt nam
0,8
67,2
30
Bảng 4: So sánh giữa GNP và GNP đầu người
Tên nước
GNP (tỷ đô la)
Dân số (triệu người)
GNP đầu người
Việt nam
25,6
78
330
Belarus
22,5
10
2.200
Uzbekistan
20,9
24
870
Bảng 5: Một số thực phẩm và mức cung cấp năng lượng – Một số hoạt động và mức tiêu hao năng lượng
Thực phẩm cần thiết
Năng lượng tiêu hao
Thực phẩm
Kg năm
Calories/kg
Hoạt động
Tiêu hao
(calori/giờ)
Gạo
156,94
3530
Nằm ngủ
55
Mỡ, dầu
1,29
9270
Ngồi thường
62
Cá, tôm
10,67
900
Ngồi ăn
72
Thịt heo
4,72
3696
Nói chuyện
84
Thịt bò
0,12
1233
Đi trong nhà
150
Thịt gà
2,05
1759
Lái xe mô tô
163
Thịt vịt
0,69
1260
Tập thể dục
186
Trứng
0,54
1800
Quét nhà
187
Đậu hũ
3,01
980
Xe đạp (9km/giờ)
216
Cà chua
3,18
200
Đi bộ
270
Chuối
6,44
830
Tennis
360
Kẹo, đường
0,04
1150
Trượt tuyết
384-816
Muối
5,46
0
Bơi lội
420-696
Bột ngọt
0,70
0
Leocầu thang
480-864
Rượu, bia
3,66
868
Việt dã (6,5km/giờ)
510
Trà
2,15
3000
Đá banh
540
Cà phê
0,07
1290
Bảng 6: Chỉ số phát triển con người
Hạng HDI
Quốc gia
Tuổi thọ
TL biết chữ
TL đến trường
GDP đầu người
HDI
GDP - HDI
1
Nauy
78,5
99
97
29.918
0,942
2
2
Thụy Điển
79,7
99
101
14.277
0,941
15
3
Canađa
78,8
99
97
27.840
0,940
4
6
Mỹ
77
99
95
34.142
0,939
-4
25
Singapore
77,6
92,3
75
23.356
0,885
-4
32
Brunei
75,9
91,5
76
16.779
0,856
1
59
Malaysia
72,5
87,5
66
9.068
0,782
-7
70
Thái Lan
70,2
95,5
60
6.402
0,762
0
77
Philippines
69,3
95,3
82
3.971
0,754
20
109
Việt Nam
68,2
93,4
67
1.996
0,688
19
110
Indonesia
66,2
86,9
65
3.043
0,684
1
172
Niger
45,2
75,9
16
746
0,277
-4
173
Sierra Leon
38,9
36
27
490
0,275
0
55
Cuba
76
96,7
76
4.519
0,795
35
107
Nam Phi
52,1
85,3
93
9.401
0,695
-56
112
Tajikistan
67,6
99
67
1.152
0,667
39
111
Equatorial Guinea
51
83,2
64
15.073
0,679
-73
126
Botswana
40,3
77,2
70
7.184
0,572
-62
76
Armenia
72,9
98,4
80
2.559
0,754
41
Ví dụ:
Nhóm
Tỷ trọng thu nhập
Nhóm nghèo I
2,4%
Nhóm nghèo
5,7%
Nhóm trung bình
10,7%
Nhóm khá
18,6%
Nhóm giàu
62,6%
Bảng 7: Hệ số Gini một số nước
Tên nước
Gini
20% nghèo I
20% giàu nhất
GDP/đầu người
Kenya
44,9
5,6
51,2
300
Sierra Leone
62,9
1,1
63,4
490
Ghana
40,7
5,6
46,7
1.964
Vietnam
36,1
8,0
44,5
1.996
Nicaragoa
60,3
2,3
63,6
2.366
Swaziland
60,9
2,7
64,4
4.492
Belarus
21,7
11,4
33,3
7.544
Brazil
60,7
2,2
64,1
7.625
Malaysia
49,2
4,4
54,3
9.068
Slovak
19,5
11,9
31,4
11.243
Hungary
24,4
10,0
34,4
12.416
Sweden
25,0
9,6
34,5
24.277
Denmark
24,7
9,6
34,5
27.627
Switzerland
33,1
6,9
40,3
28.769
USA
40,8
5,2
46,4
34.142
Luxembourg
26,9
9,4
36,5
50.061
CHƯƠNG II
CÁC LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Nhóm lý thuyết các giai đoạn tuyến tính
Giới thiệu sơ lược
Quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế là quá trình trong đó các giai đoạn tăng trưởng kinh tế nối tiếp nhau một cách tuần tự từ thấp lên cao.
Theo hình thức trao đổi: H-Hà H –T- H à thương mại điện tử (e_commerce).
Theo mức độ đóng góp của các khu vực trong nền kinh tế như lý thuyết của Colin Clark: Trình độ phát triển càng tăng gắn liền với vai trò của khu vực I, khu vực II, khu vực III một cách tuần tự.
….
Lý thuyết cất cánh (take off) của W.W. Rostow
Giai đoạn
Dựa vào phân tích kết cấu đầu tư, sự phát triển của các ngành then chốt, biến động dân số, lao động và mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật mà Rostow chia lịch sử tăng trưởng của các nước thành 5 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Xã hội truyền thống (Traditional Society)
Giai đoạn 2: Tiền cất cánh (Preconditions for Take - off)
Giai đoạn 3: Cất cánh (Take - off)
Giai đoạn 4:Tiến tới trưởng thành về mặt công nghệ (Drive to Maturity)
Giai đoạn 5: Thời đại tiêu dùng cao (The Age of Mass Consumption)
*Vượt quá nhu cầu tiêu dùng (Beyond Consumption)
Bảng 8:Đặc điểm chính của các giai đoạn tăng trưởng kinh tế
Cổ truyền
Tiền
cất cánh
Cất cánh
Tiến tới trưởng thành về công nghệ
Tiêu dùng cao
Ngành then chốt
NN
NN-CN
Mũi nhọn
Ngành đầu
tàu
Thỏa mãn nhu cầu ở mức cao.
Mức độ áp dụng KHKT
Hạn chế
Thấp
Tương đối
Qui mô lớn
Dân số, lao động
La =75%L
La->Li;
Dr->Du
Li>La;
Du>Dr
Li>>La;
Du>>Dr
I/ NNP
Thấp
à10%
>> 10%
10%à20%
Xã hội
Kém linh hoạt
Nhân tố mới
Chiến thắng của những người chịu đổi mới
Chủ doanh nghiệp tham gia lãnh đạo đất nước
Lý thuyết này chỉ ra xu hướng vận động của quá trình phát triển. Để trở thành một quốc gia đã phát triển, các nước tư bản chủ nghĩa trước đây đều đã từng trãi qua 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn cất cánh là giai đoạn then chốt nhất, đánh dấu bước ngoặc chuyển mình sang nền kinh tế phát triển vượt bậc. Để cất cánh đòi hỏi phải hội đủ các điều kiện cất cánh đó là: Tỷ lệ đầu tư > 10%; có ngành dẫn đầu; có một lực lượng chính trị xã hội và thể chế có thể thôi thúc phát triển.
Từ nội dung nêu trên hãy tìm tài liệu để có thể trả lời đựơc các câu hỏi:
Liệu đảm bảo tỷ lệ I/NNP sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế?
Liệu có thể dùng lý thuyết này cho các nước đang phát triển không? Tại sao?
Lý thuyết này có giải thích được tại sao cất cánh xảy ra ở nước này mà không xảy ra ở nước khác?
Lý thuyết này còn một số hạn chế, những hạn chế đó là gì? Tại sao lý thuyết này lại có các hạn chế đó?
Việt nam có thể vận dụng lý thuyết trên như thế nào?
Nhóm lý thuyết thay đổi cơ cấu kinh tế và diễn trình phát triển
Diễn trình phát triển của Hollis B. Chenery
Lý thuyết này nghiên cứu quá trình thay đổi cơ cấu ngành theo thu nhập bình quân đầu người của ba nhóm nước (nhóm quốc gia rất đông – hơn 50 triệu dân; nhóm quốc gia đông vừa – từ 15 đến 50 triệu dân và nhóm quốc gia ít dân – dưới 15 triệu dân). Hồi quy cho thấy đối với cả ba nhóm nước tỷ trọng nông nghiệp giảm dần khi thu nhập bình quân đầu người tăng và tỷ trọng công nghiệp tăng dần khi thu nhập bình quân đầu người tăng.
Mô hình dư thừa lao động hai khu vực cổ điển của Arthur Lewis.
Mô hình này được đưa ra năm 1954 và đoạt giải Nobel năm 1979. Còn có tên gọi khác: Mô hình dư thừa lao động hai khu vực cổ điển vì sử dụng cách phân tích của trừơng phái cổ điển.
Tư tưởng cơ bản của Lewis: “Ở các nước đang phát triển tồn tại trạng thái nhị nguyên về kinh tế”. Khu vực nông nghiệp truyền thống năng suất thấp, lao động dư thừa, khu vực công nghiệp hiện đại năng suất cao có thể thu hút lao động nông nghiệp dư thừa không giới hạn từ nông nghiệp sang. Lý lẽ đó được minh chứng bằng mô hình:
SL là đường cung lao động.
Ta thấy tổng giá trị sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra:
Lợi nhuận này được đầu tư toàn bộ trở lại cho khu vực công nghiệp. Đường biểu diễn hàm sản xuất sẽ dịch lên trên, thành TPM(KM2). Tương ứng với đường TPM(KM2) là đường cầu D2.
Quá trình như vậy cứ tiếp tục mãi mãi.
Từ nội dung của mô hình dư thừa lao động hai khu vực cổ điển hãy xem xét các câu hỏi sau:
Điểm nổi bật nào của mô hình khiến mô hình được nhận giải Nobel về kinh tế?
Có phải khu vực nông nghiệp không có khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật như mô hình Lewis mô tả?
Có phải lao động từ khu vực nông nghiệp có thể chuyển sang khu vực công nghiệp không giới hạn?
Có phải tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp bằng với tốc độ tích lũy từ khu vực công nghiệp?
Mô hình dư thừa lao động hai khu vực tân cổ điển
Mô hình này còn có tên là mô hình điểm chuyển tập quán (The turning point model) được xây dựng dựa trên mô hình của Lewis và được bổ sung bởi John Fei và Gusta Ranis. Những điểm bổ sung có thể kể:
Nhấn mạnh khả năng đổi mới và áp dụng tiến bộ công nghệ trong nông nghiệp có thể dẫn đến đẩy hàm sản xuất nông nghiệp đi lên và nâng cao sản lượng. Họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của gia tăng sản xuất nông nghiệp ngay cả khi quá trình chuyển dịch lao động dư thừa sang công nghiệp đã hoàn tất.
Quá trình chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp không diễn ra liên tục mà dừng ở giới hạn mà năng suất lao động biên trong nông nghiệp bắt đầu lớn hơn không. Tương ứng tên đồ thị hàm sản xuất lúc sản lượng nông nghiệp bắt đầu sụt giảm và tiền lương ở khu vực thành thị bắt đầu có xu hướng tăng lên.
Không phải lao động nông nghiệp lúc nào cũng dư thừa mà tồn tại đồng thời tình trạng thừa, thiếu. Thiếu lao động kỹ năng, thừa lao động phổ thông. Thiếu lao động trong mùa vụ căng thẳng, thừa lao động khi nông nhàn. Hoặc tồn tại thất nghiệp.
Để hạn chế việc giảm sản lượng trong khi vẫn muốn rút thêm lao động thì phải đầu tư vào nông nghiệp và kết luận vãng phát triển kinh tế mà chỉ dựa vào bản thân công nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Mô hình Gustar Ranis và John Fei đã trở thành lý thuyết tổng quát về quá trình phát triển trên ở các quốc gia đang phát triển với lao động dư thừa trong thập kỷ 60 - 70, góp phần hình thành tư tưởng phát triển tổng hợp nông nghiệp và nông thôn (Intergrated Rural Development: hạ tầng cơ sở, tín dụng, khuyến nông, thị trường, thể chế)
Tác động thực tiển của mô hình này thể hiện qua việc thay đổi chính sách: từ đẩy mạnh tốc độ di dân từ nông thôn sang thành thị chuyển sang ủng hộ phát triển nó theo nghĩa rộng nhất.
Lý thuyết về quan hệ phụ thuộc quốc tế trong diễn trình phát triển
Theo Furtado – nhà kinh tế học người Brazil, từ thế kỷ 18 những thay đổi về nhu cầu diễn ra trên phương diện toàn cầu đã dẫn đến sự phản công quốc tế mới về lao động, trong đó nổi bật có hai nhóm. Một nhóm là các nước ngoại vi (pheriphery) chủ yếu là các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Các nước này chuyên môn hóa trong việc sản xuất những sản phẩm sơ chế. Nhóm thứ hai là những nước trung tâm thông qua các phát kiến về địa lý và nhu cầu mở rộng thị trường đã tiến hành xâm lược các nước ngoại vi. Nhóm nước này nắm quyền kiểm soát nền kinh tế của các nước ngoại vi., buộc các nước ngoại vi phải mua hàng tiêu dùng do các nước này sản xuất.
Những chèn ép về mặt kinh tế cộng với những khó khăn mà các nước đang phát triển gặp phải trong quá trình xúc tiến phát triển kinh tế trong nước sau khi dành được chủ quyền đã làm nảy sinh ý tưởng cho rằng thuộc địa đã để lại di sản xấu cho sự phát triển kinh tế.
Cụ thể, có ba luồng tư tưởng chính: mô hình phụ thuộc tân thuộc địa, mô hình mẫu sai và giả định về sự phát triển đối ngẫu.
Mô hình phụ thuộc tân thuộc địa (Neo Colonial dependence) là kết quả gián tiếp từ suy nghĩ Marxist. Mô hình này cho rằng sự tồn tại kém phát triển dai dẳng ở các quốc gia đang phát triển là do có chính sách bất bình đẳng giữa ngoại vi và trung tâm, có sự lan rộng của nhóm thiếu số giữ địa vị thống trị trong xã hội.
Mô hình mẫu sai (false- paradigm) cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển của các quốc gia của thế giới thứ ba là do sự cố vấn sai, không phù hợp của các chuyên gia nước ngoài.
Mô hình đối ngẫu (dualistic development thesis) lại cho rằng tồn tại sự hiện hữu dai dẳng của quá trình phân hóa ngày càng gia tăng giữa nước giàu và nước nghèo, người giàu và người nghèo. Tính đối ngẫu này thể hiện trong bốn yếu tố chủ yếu:
Có sự phụ thuộc đối lập trong một không gian cho sẵn giữa nước giàu, nước nghèo. Trong đó có một số thuộc nhóm cấp cao và một số thuộc nhóm cấp thấp có thể cùng tồn tại trong một không gian cho sẵn. Điển hình cho đặc điểm này là sự cùng tồn tại của những nhóm thiểu số thống trị giàu có được giáo dục đến nơi đến chốn đôi khi ở nước ngoài, và đại đa số người nghèo mù chữ và ý niệm sự phụ thuộc với ý nghĩa sự đồng tồn tại của các quốc gia giàu có và quyền lực với xã hội các nước nghèo, bần cùng hóa trong nền kinh tế thế giới, do sự xâm nhập của các nước tư bản hiện đại vào các nước có nền kinh tế cổ xưa.
Sự tồn tại này dai dẳng chứ không phải là tạm thời (quá độ). Đây không chỉ đơn thuần là một hiện tượng tạm thời mà thời gian có thể xóa nhoà đi ranh giới giữa sự nghèo khó và sung túc. Nói cách khác, sự tồn tại có tính chất quốc tế (trên toàn cầu) của sự giàu có và nghèo khổ không chỉ đơn thuần là một hiện tượng lịch sử mà nó ngày càng mở rộng dần theo thời gian.
Mức độ bất bình đẳng ngày càng tăng lên. Thuộc tính này gần như cố hữu, mức độ chênh lệch giữa cấp thấp và cấp tiến. Chênh lệch năng suất giữa công nhân nước phát triển và đang phát triển ngày càng gia tăng trong thời gian qua.
Không có nổ lực giảm bớt những bất bình đẳng đó từ phía nước giàu. Sau thời gian dài dậm chân trong chế độ thuộc địa, các quốc gia đang phát triển được gì. Các vùng kém phát triển nhất ngày nay là những vùng có ràng buộc chặt chẽ nhất với chủ nghĩa tư bản phương Tây trước đây. Đó là những vùng chuyên xuất khẩu sản phẩm sơ chế cho các nước đã phát triển. Các nước này từng là nơi cung cấp nhân công rẻ mạt, tài nguyên giàu có và cơ hội cũng bị lãng quên hay rũ bỏ khi kinh doanh không có hiệu quả.
Đó là nội dung của lý thuyết phụ thuộc nhìn từ các khảo hướng chính. Mặc dù diễn đạt qua các cách khác nhau, mạnh hơn, gay gắt hơn hay nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên cùng thể hiện tình trạng phụ thuộc giai dẳng giữa các nước phát triển và các nước kém phát triển, phụ thuộc dẫn đến hay đồng nghĩa với kém phát triển, một nhóm người giữ địa vị thống trị trong xã hội và phải thoát khỏi tình trạng phụ thuộc.
Hãy đánh giá một cách khách quan về lý thuyết sự phụ thụôc quốc tế (những điểm hợp lý và chưa hợp lý của lý thuyết này.
Lý thuyết phi tân cổ điển (Neoclassical Counter Revolution)
Vào cuối thập niên 70 khi lý thuyêt về sự phụ thuộc quốc tế vẫn còn đang thu hút sự quan tâm của nhiều học giả phương Tây thì lý thuyết phi tân cổ điển đã bắt đầu nổi lên và cuối cùng thống trị phương Tây (và cả ở các nước đang phát triển ở mức độ thấp hơn) trong suốt thập kỹ từ 70 đến 90.
Trào lưu này thể hiện qua các lý thuyết kinh tế và các chính sách phát triển phương Tây (Hoa kỳ, Anh, Canađa, Đức). Ơû các nước phát triển trào lưu này kêu gọi tư nhân hóa các công ty quốc doanh. Ơû các nước đang phát triển họ kêu gọi giải thể sở hữu công cộng, kế hoạch hóa các hàng rào thuế, xóa bỏ bảo hộ trong hoạt động kinh tế.
Sở dĩ có tác động mạnh mẽ lên khắp thế giới là vì các nhà kinh tế thuộc trường phái này hầu hết là những người nắm trọng trách ở hai tổ chức quyền lực nhất (Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ quốc tế). Trong khi đó các tổ chức đại diện cho quyền lợi của các nước đang phát triển như ILO ( tổ chức lao động quốc tế), chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), và hội nghị liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNTAD) lại không có quyền lực bằng.
Theo các nhà kinh tế thuộc trường phái phi tân cổ điển, sự kém phát triển ở các nước đang phát triển là do sự phân bố tài nguyên không hiệu quả, chính sách bóp méo giá cả và do sự can thiệp quá mức của chính phủ vào hoạt động kinh tế của các nước đang phát triển.
Do vậy họ khuyến khích phân bố lại tài nguyên bằng cách tư nhân hóa xí nghiệp quốc doanh, loại trừ những quy định phức tạp làm sai lệch giá thị trường và hạn chế kiểm sóat ngoại thương, đẩy mạnh xuất khẩu và buôn bán tự do, chào đón đầu tư nước ngoài.
Hãy đánh giá xem liệu một thị trường tự do, một chính sách bàn tay vô hình (laiser-faire) có thích hợp cho một nứơc đang phát triển hay không?
CHƯƠNG III
CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bảng 9: Một số chỉ tiêu so sánh về dân số và lao động (%)
Nhóm nước
Tăng dân số
Tăng nguồn lao động
Lao động 10-14 tuổi
Thế giới
1
1,7
13
Thu nhập thấp - trung bình
1,7
1,9
13
Thu nhập cao
0
0,9
0
Bảng 10: Các dạng chưa sử dụng hết lao động
Dạng
Thất nghiệp
Bán thất nghiệp
Hữu hình
Chủ yếu là lao động thành thị, mới vào nghề
Lao động nông thôn theo mùa vụ
Vô hình
Chủ yếu là phụ nữ
Thị trường không chính thức
Bảng 11: Hệ số ICOR của một số nước (1970-1981)
Tên nước
ICOR
Nhật
7,4
Nauy
6,7
Mỹ
6,6
Kenya
4,0
Hàn quốc
3,3
Indonesia
2,5
Chile
1,49
Việt nam
2,93 (1995); 6,3 (2002)
Bảng 12: Cơ cấu tài sản quốc gia
Tài nguyên thiên nhiên
Tài sản đươc sản xuất ra
Tài sản sản xuất
Tài sản cố định
Công xưởng, nhà máy
Trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng
Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
Cơ sở hạ tầng
Tồn kho hàng hóa
Tài sản phi sản xuất
Các công trình công cộng
Các công trình kiến trúc quốc gia
Nhà ở
Các cơ sở quân sự
Nguồn nhân lực
Nguồn tiết kiệm trong nước
Nguồn tiết kiệm ngoài nước (FDI, ODA, Porfolio, NGOs).
Bảng 13: Mối quan hệ giữa vốn trong nước và vốn ngoài nước và tác động của vốn
Trong nước
Ngoài nước
Nguồn sẵn có
Nguồn ổn định
Không gây tác động xấu chính trị
Không chèn ép sản xuất trong nước
Không tạo bất bình đẳng giữa các vùng
Không tác động xấu về công nghệ
Bảng 14: Tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư ở một số nước
Tên nước
Đầu tư (%)
Tiết kiệm (%)
Dự trữ ngoại tệ (triệu USD)
Eritrea
38
-32
923
West Bank and Gaza
33
-24
…
Macedonia, FYR
17
0
460
Chad
17
1
111
El Salvador
17
2
2.051
Ghana
24
3
309
Cambodia
15
8
502
United States
21
18
128.400
Australia
24
22
18.822
France
21
22
63.728
Slovenia
28
24
3.196
Belgium
22
25
53.620
Switzerland
20
25
53.620
Vietnam
27
25
3.417
Japan
26
28
361.639
China
37
40
171.763
Malaysia
26
47
29.844
Singapore
31
50
80.132
Thu nhập nhâp trung bình
23
26
1.917.665
Thu nhập cao
22
22
5.933.098
Thế giới
22
23
7.848.991
Các chỉ tiêu đánh giá nợ:
Tổng nợ/Xuất khẩu Tổng nợ /GNP
Dịch vụ nợ/Xuất khẩu Chi trả lãi /Xuất khẩu Chi trả lãi/GNP
Dự trữ ngoại tệ/ nhập khẩu Nợ ngắn hạn/ tổng nợ
Nợ được giảm/tổng nợ Nợ đa phương/ tổng nợ
Các tiêu chuẩn xếp loại nợ
Tiêu chuẩn
Xếp loại
PV/XGS > 220 % và PV/GNP > 80%
Nghiêm trọng
220% > PV/XGS > 132% và 80%> PV/GNP > 48%
Trung bình
132% > PV/XGS và 48 > PV/GNP
Ít
Bảng 15: Tài nguyên và công dụng
Loại TN
Công dụng
Năng lượng
Dầu, khí, than đá, sức nước, uranium, sức gió, sức nóng mặt trời, thủy triều; địa nhiệt, sinh khối, củi, rơm.
Giao thông, điện năng phục vụ sản xuất, sinh hoạt, thương mại.
Khoáng sản
Ka, Na, Ca, Mg,Al, Zn, Fe, H, Ni, Sn, Pb H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.; P, S, Si
Khai khóang, luyện kim, xây dựng, vật liệu thủy tinh, sành sứ,
Sinh vật
Rừng, động vật, thực vật, tính đa dạng sinh học.
Các chu trình sinh địa hóa nguồn gốc của tái tạo.
Kiến trúc, sinh vật quí (dược) thịt rừng, gia vị.
Bảo vệ môi trường: chống xói mòn, lũ lụt, hạn hán, điều hoà khí hậu, môi sinh.
Đất đai
Nông nghiệp, xây dựng, giao thông đường bộ.
Nước
Đánh bắt, nuôi trồng thủy,hải sản, vận tải thủy, đóng tàu, làm muối, sinh hoạt.
Khí hậu
Che chở cho con người thực hiện các hoạt động sản xuất, kết hợp với các yếu tố khác (nước, đất) phát triển nông nghiệp.
Bảng 16: Các vấn đề về môi trướng và tác động đối với sức khỏe và năng suất
Vấn đề cần giải quyết
Tác động đối với sức khỏe
Tác động đối với năng suất
Ô nhiễm và khan hiếm nước
Ô nhiễm không khí
Chất thải rắn và các chất thải nguy hiểm
Thóai hóa đất
Nạn phá rừng
Giảm tính đa dạng sinh học
Thay đổi khí hậu
Bảng 17: Một số chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường
Phá rừng (1990-1995
% dân số tiếp cận nước sạch
Diện tích (Km2)
Tốc độ
Thành thị
Nông thôn
Brazil
25.544
0,5%
Congo
50
8
Indonesia
10.844
1%
Cambodia
20
12
Venezuela
5.034
1,1%
Romania
69
10
Mexico
5.080
0,9%
Madagascar
83
10
Vietnam
1.352
1,4%
Vietnam
53
32
Lebanon
52
7,8%
Thải khí CO2 (triệu tấn khối)
Jamaica
58
7,2%
Mỹ
5301
Mỹ
-5.886
-0,3%
Trung quốc
3.363,5
New Zealand
-434
-0,6%
Nga
1579
Portugal
-240
-0,9%
Nhật
1167,7
Thu nhập T-TB
113.418
0,4%
Burundi
0,2
Thu nhập cao
-3.294,2
-0,2%
Vietnam
37,6
Mái nhà chung màu xanh Bài hát giải nhất của cuộc thi do LHQ tổ chức về tuyên truyền bảo vệ môi trường năm 2001 của Đỗ Hồng Quân
Một người không thể ngăn được gió/ Một người không thể ngăn được lũ/Một người không thể cản mây bay/Nhưng một người có thể ươm một cây/Một cụ già trồng cây trên núi đá/Một học trò trồng cây trên cát trắng/Nhiều người trồng ta sẽ có ngàn cây/Vạn người trồng ta sẽ có rừng cây/Gió gặp cây gió thành tiếng hát/Nước gặp cây hóa thành suối mát/Mây gặp rừng, mây hóa cơn mưa/Người gặp nhau trong tình thân ái/Cùng hát lên bài ca dưới mái nhà chung màu xanh/Vì cuộc sống tốt lành/Gìn giữ cho đời sau mãi mãi màu xanh, rừng xanh/Vì loài người/Cuộc sống trên hành tinh
Bảng 18: Một số chỉ tiêu về khoa học và công nghệ
Số nhà khoa học và kỹ sư Tính trên một triệu dân
Số KTV
Số tạp chí
Chi tiêu cho R&D
China
459
187
9.081
0,06
Indonesia
..
..
123
0,07
Malaysia
154
44
304
0,42
India
158
115
8.439
0,62
Portugal
1.583
166
1.085
0,63
Hungary
1.249
485
1.717
0,71
Russian Federation
3.397
550
17.147
1,08
Singapore
2.182
283
1.164
1,13
United Kingdom
2.678
1.014
38.530
1,81
Egypt, Arab Rep.
493
366
1.108
1,93
Denmark
3.240
2.643
3.950
1,94
United States
4.103
..
166.829
2,55
Korea, Rep.
2.139
574
4.619
2,7
Japan
4.960
663
43.891
2,8
Sweden
4.507
404
8.219
3,76
Vietnam
274
..
106
0,22
Thế giới
..
..
512.637
2,12
Nhóm thu nhập T&TB
..
..
75.298
,,
Nhóm thu nhập cao
3.344
..
437.339
2,3
CHƯƠNG IV
NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bảng 19: Tỷ lệ viện trợ lương thực không hoàn lại
Quốc gia
Tỷ lệ ưu đãi
Các cung cấp FAC
Argentina, Australia, Canada, EC, Japan, Norway, Switzerland,
100 %
USA
1995/96 - 84 %; 1996/97 - 93 %1998/99 - 93 %; 1997/98 - 83 %
Các nhà cung cấp khác : Cuba, New Zealand
100 %
Bảng 20: Các nước nhận viện trợ lương thực (ngàn tấn)
Sub-Sahara
2841,2
Châu Mỹ la tinh
1.003
Ethiopia
914,1
Dominica Rep.
120,3
Rwanda
274
Honduras
168,2
Sudan
331,5
Nicaragua
210,7
Bắc Phi và Trung Đông
465
Châu Á
4903,1
Jordan
108,7
Bangladesh
1324,6
Yemen
167,5
Indonesia
792,7
Châu Aâu và CIS
5289
Korea Dpr
993,9
Rusia
4426,3
Vietnam
97,2
Bảng 21: Dân số và sản lượng nông nghiệp
1960
1980
2000
Nhóm quốc gia
Chỉ tiêu
I
III
I
III
I
III
Dân số no
115
850
75
1230
50
1480
Tổng sản lượng no
78
43
125
77
186
135
Sản lương no đầu người
680
52
1660
63
3720
91
I :Đã phát triển, III: Đang phát triển
Bảng 22: Tỷ lệ lao động nông nghiệp và Tỷ lệ GDP nông nghiệp ở một số nhóm nước và quốc gia
Khu vực/ quốc gia
Tỷ lệ lao động
Tỷ lệ GDP nông nghiệp
Nam Á
72
34
Đông Á
65
30
Châu Mỹ la tinh
33
18
Châu Phi
74
32
Mozambique
83
33
Việt nam
72
28
Mỹ
3
2
Hà lan
6
3
Úc
5
3
Bảng 23: Ba giai đoạn phát triển nông nghiệp
Đặc điểm
Tự cung tự cấp
Hỗn hợp
Chuyên môn hóa
Sản phẩm
Một cây trồng chính phổ biến
Đa dạng
Một cây thương phẩm
Mục đích
sản xuất
Cho gia đình
Gia đình & bán
Chỉ để bán
Thời gian làm việc
Theo mùa vụ
Cân bằng
Cân bằng
Đầu tư vốn
Thấp
Trung bình
Cao
Thu nhập
Thấp
Trung bình
Cao
Ổn định thu nhập
Thấp
Trung bình
Thấp
Mức độ phụ thuộc vào hệ thống hỗ trợ
Không phụ thuộc
Một phần
Hoàn toàn
Bảng 24: Cải cách ruộng đất việt nam 1949-1953 & 1953-1955 (Đơn vị: m2/người)
Giai cấp
Trước cải cách
Sau cải cách
Địa chủ
6.393
738
Phú nông
3.345
1.574
Trung nông
1.257
1.610
Tiểu nông
490
1.437
Bần cố nông
262
1.413
Khác
237
403
Bảng 25: Cải cách nông nghiệp Việt nam
Thời gian
Sự kiện
Chuyển biến
1981
Chỉ thị 100
Sản lượng lương thực 81-85 tăng 27%
Năng suất tăng 12% (B), 16% (N)
1988
Nghị quyết 10
Sản lượng lương thực 88 tăng 11.5%, 89 tăng 10%
1993
Luật đất đai
Sản lượng lương thực thời kỳ 93-95 tăng 17.5% so với thời kỳ 89-92
CHƯƠNG V
CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bảng 26: Tốc độ tăng trưởng của Việt nam
Năm
Nền kinh tế
Nông nghiệp
Phi nông nghiệp
1986
2,3
1,9
4,5
1987
3,6
-0,6
7,0
1988
5,9
3,9
7,4
1989
4,6
6,9
8,8
1990
5,1
1,5
3,9
1991
6,0
2,2
8,6
1992
8,6
7,1
10,5
1993
8,1
3,8
11,0
1994
8,8
3,9
12,0
1995
9,5
4,9
12,3
1996
9,3
4,4
12,2
1997
8,8
4,5
9,8
1998
5,8
2,7
6,4
1999
4,8
5,2
5,0
Nguồn: Báo cáo Ngân Hàng Thế Giới, Niên Giám Thống Kê, Thời Báo Kinh Tế Việt Nam
Bảng 27: Tốc độ tăng trưởng một số nước giai đoạn 1990-1998
Nước
G
Ga
Gi
Gs
Albania
1,8
8,1
-9,7
4,7
Chad
4,6
5,4
0,0
-0,5
Chile
6,9
5,2
6,8
7,7
Lesotho
7,2
6,0
9,2
6,2
Nicaragua
4,1
8,7
-4,8
2,0
Peru
5,9
5,5
7,1
4,9
Vietnam
8,6
5,1
13,3
8,8
Nguồn: Báo cáo Ngân Hàng Thế Giới 1999/2000
Bảng 28: Tăng trưởng kinh tế của liên xô
Giai đoạn
Tốc độ
1929-1950
6,7
1953-1965
6,1
1965-1970
5,3
1971-1975
3,8
1976-1980
2,75
1981-1985
2,4
Bảng 29: Lựa chọn công nghệ tối ưu về kinh tế
Đầu vào
T1
T2
T3
Vốn (1.000 USD)
80
200
400
Lao động (người/năm)
22
11
5
Chi phí khác (1.000 USD/năm)
11,4
9,3
6,7
Giá yếu tố đầu vào
I
III
Lãi thực (%/năm)
5
10
Lương (1.000 USD/năm)
15
1,5
Chi phí hiện hành (1.000 USD)
T1
T2
T3
Nước giàu
Vốn
80
200
400
Lao động
4.112
2.056
935
Chi phí khác
142
116
83
4.334
2.372
1.418
Nước nghèo
Vốn
80
200
400
Lao động
280
140
64
Chi phí khác
97
79
57
457
419
521
Các điều kiện công nghiệp hoá thành công
Các điều kiện ban đầu
Môi trường kinh tế vĩ mô
Hệ thống vận chuyển, thông tin liên lạc
Chính sách mậu dịch nội địa và ngoại thương
Giáo dục, định hình các kỹ năng và tiếp thu công nghệ
Bảng 30: Các nước có lượng CO2 thải ra > 10m3 /người
Quốc gia
CO2
Quốc gia
CO2
Úc
16,7
Bỉ
10,4
Canada
13,7
Czech
12,3
Đan mạch
10,7
Phần lan
11,5
Estonia
11,2
Kazakhstan
10,9
Đức
10,5
Nga
10,7
Nauy
15,3
Mỹ
20,0
Singapore
21,6
CHƯƠNG VI
NGOẠI THƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bảng 31: Đóng góp xuất khẩu
Nước
X/GNP 1998
% sơ chế1997
Hongkong
125
7
Thái lan
47
29
Việt nam
46
67 1999
Paraguay
45
83
Hàn quốc
38
13
Mehico
31
20
Nga
27
77
Trung quốc
22
15
Úc
21
73
Mozambique
12
80
Mỹ
12
20
Ấn độ
12
27
Brazil
7
47
* Phân loại sản phẩm theo ISTC (International Standard Trade Committee)
Sản phẩm thô và sơ chế
Sản phẩm nông nghiệp:
Thực phẩm, nước uống; thuốc lá; mỡ, dầu; hạt có dầu.
Nguyên liệu thô: da, cao su; bột giấy; nguyên liệu vãi (bông, đay,gai...)
Sản phẩm khai thác mỏ:
Quặng và các loại khoáng vật khác: phân bón thô, khoáng chất, quặng sắt, kim loại vụn.
Nhiên liệu:than, dầu, khí
Kim loại màu.
Hàng công nghiệp
Sắt, thép
Hóa chất: hóa chất hữu cơ, nhựa, hoá chất vô cơ, dược phẩm…...
Các sản phẩn bán công nghiệp khác: da thuộc, đồ gỗ, giấy, phi kim loại, kim loại.……
Máy móc và thiết bị vận tải: Máy phát điện, máy móc chuyên dùng không sử dụng điện, máy móc văn phòng, thiết bị viễn thông,các thiết bị điện và linh kiện, các thiết bị, phương tiện sử dụng động cơ mô tô, các phương tiện khác.
Sản phẩm dệt: vải, chỉ.
Sản phẩm may mặc,
Các hàng tiêu dùng khác: sinh hoạt gia đình, giày dép, dụng cụ gia đình và phụ tùng, máy ảnh, kiếng mắt, đồng hồ ( không kể đến súng, đạn)...Nguồn: SITC-Standard international trade classification…
Dịch vụ thương mại
Dịch vụ vận tải: đường biển, hàng không và các loại khác ( đưỡng bộ, vũ trụ, đường ống, đường thủy)
Du lịch: những dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách du lịch (chăm sóc sức khỏe, giáo dục,…...).
Các dịch vụ khác:
Dịch vụ thông tin, liên lạc: viễn thông, thư tín, phát hành báo chí)
Dịch vụ xây dựng
Dịch vụ bảo hiểm
Dịch vụ tài chính
Dịch vụ vi tính và thông tin: bao gồm thông tấn báo chí
Các dịch vụ liên quan đến bản quyền và giấy phép (quyền sở hữu trí tuệ:sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu thương mại, sở hữu công nghiệp, độc quyền kinh doanh).
Các dịch vụ kinh doanh khác: cho thuê hoạt động, các dịch vụ kỹ thuật và nghề nghiệp khác luật, kế tóan, tư vấn quản lý, quảng cáo, nghiên cứu thị trường...
Các dịch vụ dành riêng cho cá nhân, văn hóa, giải trí
Bảng 32 :Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu nông sản hàng đầu (Tỷ đô la)
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Quốc gia
Giá trị
%
Quốc gia
Giá trị
%
Mỹ
65,94
12,1
Mỹ
66,14
11,3
Pháp
39,37
7,2
Nhật
59,74
10,2
Hà lan
33,80
6,2
Đức
44,34
7,6
Canada
32,60
6,0
Anh
34,43
5,9
Đức
27,85
5,1
Pháp
31,62
5,4
Brazil (10)
15,98
2,9
Trung quốc (11)
13,85
2,4
Trung quốc (12)
14,21
2,6
Hongkong (12)
11,32
1,1
Argentina (13)
11,92
2,2
Nga (14)
9,88
1,7
Thailand(15)
11,75
2,2
Mexico (15)
9,65
1,6
Bảng 33:Tỷ giá hối đoái
Nước
Năm
Đơn vị tiền tệ
Chính
Thức
Tự do
%
Argentina
1958
Peso
18
36
100
Brazil
1966
Cruzeiro
2220
3330
50
Malaysia
1965
Dollar
3.06
3,18
4
Philippines
1965
Peso
3.9
4,68
20
Đài loan
1965
Dollar/Yuan
40.10
48,12
20
Pakistan
1964
Rupee
4.79
7,19
50
Mexico
1960
Peso
12.49
14,36
15
Bảng 34: Định hướng mậu dịch
Đài loan
Malaysia
49-52:
cải cách và tái thiết
50-70:
xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế
53-57:
ISI
58-72:
EOI
73-80:
Tăng mạnh xuất khẩu
71-85:
ISI và EOI
1981-:
công nghiệp kỹ thuật cao và hiện đại hóa
1986- :
điều chỉnh và tự do hóa
Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới, Sự thần kỳ Đông Á, 1993 (24)
LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Các ngành &
chính sách:
Nông nghiệp
Công nghiệp
Ngoại thương
Các nguồn lực:
Vốn
Nhân lực
TN-MT
KH-CN
TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BÀI TẬP: TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của GDP Việt nam trong những năm 1990-1995 như sau:
1990
1991
1992
1993
1994
1995
5,1%
6,0%
8,6%
8,1%
8,8%
9,5%
Hãy tính tốc độ tăng trưởng bình quân năm trong thời kỳ 1990 -1995.
Người ta dùng thuật ngữ nào sau đây để chỉ các quốc gia đang phát triển:
a- Khối Bắc b- Các nước tiên tiến
c- Thế giới thứ II d- Các nước kém phát triển hơn
LDCs viết tắt của……………………………………………………………………………
Thu nhập bình quân đầu người năm 1999 của Việt nam theo báo cáo phát triển thế giới năm 2000 của Ngân hàng thế giới là 370USD; thu nhập bình quân đầu người cuả một nước A 37000USD. Như vậy mức sống nước A cao hơn Việt nam 100 lần. Phát biểu này:
a-Đúng b- Sai.
a
b
c
d
Hãy thuyết minh hình vẽ sau bằng cách điền nội dung minh hoạ bên cạnh các chữ.
Tăng trưởng kinh tế ngắn hạn bao gồm các thành phần:
Gia tăng tổng sản phẩm quốc dân
Thay đổi cơ cấu kinh tế
a và b đều đúng
Ý kiến khác…………..
Giải thích ngắn gọn các thụât ngữ: tăng trưởng mất gốc, tăng trưởng mất tiếng nói, tăng trưởng thô bạo, tăng trưởng không tạo việc làm, tăng trưởng không nghĩ đến tương lai.
Ở các nước đang phát triển thông thường:
GNP>GDP b- GNP<GDP
GNP=GDP d- Ý khác
Cho các số liệu sau tính HDI
Quốc gia
Tuổi thọ
Tỷ lệ người
biết chữ
Tỷ lệ người được đến trường
GDP
thực tế đầu người
Canada
79,1
99,0%
100%
23.582
Sierra Leone
37,9
31,0%
24,0%
458
Có số liệu sau về phân phối thu nhập của Yugoslavia 1997:
20% dân cư nghèo nhất
20% dân cư nghèo
20% dân cư thu nhập trung bình
20% dân cư thu nhập khá
20% dân cư giàu nhất
6,1%
11%
16,5%
23,7%
42,7%
Vẽ đường cong Lorenz và tính hệ số Gini của Yugoslavia.
BÀI TẬP: CÁC LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Trình bày tóm tắt nội dung, ưu, nhược điểm của lý thuyết các giai đoạn tuyến tính của Rostow.
Theo Lewis các nước đang phát triển nên tập trung vào các khu vực kinh tế hiện đại mà không cần quan tâm đến khu vực kinh tế truyền thống. Quan điểm này đúng hay sai? Nền kinh tế Việt nam có phải là nền kinh tế nhị nguyên như lý thuyết lao động thặng dư hai khu vực đã đề cập không? Tại sao?
Lý thuyết sự phụ thuộc quốc tế đã nói gì về khả năng phát triển ở các quốc gia kém phát triển hơn. Thảo luận quan điểm trên.
Ngân hàng thế giới cho rằng giảm sự can thiệp của nhà nước thông qua:
Xóa bỏ các kiểm soát làm lệch tín hiệu thị trường.
Tự do hóa ngoại thương.
Tư nhân hóa các xí nghiệp quốc doanh; khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân.
sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng tốc nền kinh tế. Sinh viên có cho rằng điều này cũng đúng trong trường hợp của Việt nam.
BÀI TẬP :CÁC NGUỒN LỰC ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Bài tập xoay quanh mô hình Harrod-Domar
Tính tổng vốn đầu tư mà nền kinh tế đóng cần trong giai đoạn 2000-2010 nếu GDP năm 2000 là 25 tỷ đô la. Mục tiêu phấn đấu: tăng gấp đôi GDP vào năm 2010. Biết ICOR bằng 3,
Dự tính số vốn đầu tư nước ngoài cần thu hút nếu biết tổng vốn đầu tư cần của một nền kinh tế mở trong giai đoạn 2000-2010 là 75 tỷ đô la, và vốn nội địa đã đáp ứng được 50% tổng vốn đầu tư dự kiến?
Quốc gia A trong giai đoạn 2000-2001 có tỷ lệ đầu tư là 30%; tỷ lệ đầu tư nội địa là 15%; ICOR là 3, tính tốc độ tăng GDP do vốn đầu tư nước ngoài mang lại.
Một quốc gia có GDP 2000 là 25 tỷ đô la. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2000-2005 là 30 tỷ đô la; ICOR =3. Dự tính GDP năm 2005 của quốc gia này.
Nếu một nước có tốc độ tăng dân số trung bình trong một giai đoạn là 2%, thu nhập bình quân đầu người trung bình tăng 2.5%, tỷ lệ đầu tư trung bình giai đoạn này là 20%. Tính hệ số ICOR của quốc gia này.
Một nền kinh tế có tỷ lệ lao động trong khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ lần lượt là 70%, 14%, 16%. Tốc độ tăng việc làm khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ lần lượt là 5%, 0,2%, 8%. Tốc độ gia tăng lực lượng lao động trong nền kinh tế là 2,5%. Mức độ thu hút việc làm của khu vực công nghiệp:
a- 84,8% b- 243,52%.
c-28%. d- Số khác
BÀI TẬP NÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Lợi nhuận giảm dần trong nông nghiệp
a- Nghĩa là sản lượng giảm do lao động bị chuyển từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp.
b- Xuất hiện khi ngày càng nhiều ruộng đất xấu bị khai thác để trồng trọt
c- Bị phủ nhận bởi lý thuyết dư thừa lao động hai khu vực tân cổ điển.
d- Tất cả các câu trên đều đúng.
Hãy giải thích tại sao đôi khi người ta nói rằng thế giới bao gồm hai loại hình nông nghiệp? Tại sao khi nghiên cứu các vấn đề phát triển ở các nước đang phát triển người ta thường hay chú trọng nhiều đến nghiên cứu các hệ thống nông nghiệp và khu vực nông thôn?
Những chỉ dẫn chính sách nào có thể áp dụng để cải thiện năng suất nông nghiệp?
Bạn nghĩ gì về chương trình phát triển xí nghiệp hương trấn ở Trung quốc?
BÀI TẬP: NGOẠI THƯƠNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ.
Hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị đồ gỗ của Mexico và Mỹ lần lượt là 4 và 9 giờ lao động. Hao phí lao động để sản xuất ra 1 đơn vị bắp của Mexico và Mỹ lần lượt là 2 và 3 giờ lao động. Theo lý thuyết lợi thế tương đối Mỹ và Mexico nên sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nào?
Có phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn mà các nước đang phát triển đang đối mặt.
Lập luận nào bảo vệ quan điểm bảo hộ các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các nước đang phát triển có thể chấp nhận được.
Giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển nước nào được lợi hơn từ quan hệ tự do hóa thương mại.
Có chứng cứ thực tiễn nào ủng hộ chiến lược phát triển hướng ngoại không?
Chính sách thương mại nào thích hợp với các nước đang phát triển?
Để sản xuất ra một kg bột giặt siêu sạch cần chi các khoản sau đây: (Đơn vị: ngàn đồng).
Lao động 20.
Hương liệu nhập khẩu (chưa có thuếnhập khẩu): 30.
Xút ăn da:20.
Trả lãi vay ngân hàng tương ứng với phần vốn vay 500 dùng để trang bị máy móc thiết bị.
Giá một kg bột giặt siêu sạch trên thị trường thế giới hiện thời là 80, giá xà bông siêu sạch trong nước ngang bằng với giá xà bông siêu sạch nhập về sau khi chịu thuế nhập khẩu. Trong điều kiện bảo hộ và không bảo hộ có các dữ liệu sau:
Đề mục
Không bảo hộ
Bảo hộ
Thuế suất thuế nhập khẩu hương liệu
9%
6%
Lãi suất cho vay
6%
4%
Thuế suất thuế nhập khẩu bột giặt siêu sạch
20%
40%
Hãy tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất bột giặt siêu sạch trong điều kiện bảo hộ.
Hãy tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất bột giặt siêu sạch trong điều kiện không bảo hộ.
So sánh hai kết quả thu được. Anh chị có nhận xét gì về hai kết quả nêu trên? Theo các anh chị bảo hộ và không bảo hộ có tác động như thế nào đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutham khao KTPT.doc