Tài liệu tập huấn thí điểm các mô-đun dạy học khoa học theo phương pháp bàn tay nặn bột vận dụng trong mô hình trường học mới

Tài liệu Tài liệu tập huấn thí điểm các mô-đun dạy học khoa học theo phương pháp bàn tay nặn bột vận dụng trong mô hình trường học mới: TÀI LIỆU TẬP HUẤN THÍ ĐIỂM CÁC MÔ-ĐUN DẠY HỌC KHOA HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT VẬN DỤNG TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Quy Nhơn, tháng 7/2014 Báo cáo viên, thiết kế chương trình: GS. Elisabeth Plé GV. Isabelle Vasseur TS. Trần Thanh Sơn Biên dịch: Đoàn Hữu Nhật An CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................................................. 2 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ................................................................................................................................ 3 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ĐỢT 1 .................................................................................................................... 5 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ĐỢT 2 ..........................

pdf88 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn thí điểm các mô-đun dạy học khoa học theo phương pháp bàn tay nặn bột vận dụng trong mô hình trường học mới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU TẬP HUẤN THÍ ĐIỂM CÁC MÔ-ĐUN DẠY HỌC KHOA HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT VẬN DỤNG TRONG MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI Quy Nhơn, tháng 7/2014 Báo cáo viên, thiết kế chương trình: GS. Elisabeth Plé GV. Isabelle Vasseur TS. Trần Thanh Sơn Biên dịch: Đoàn Hữu Nhật An CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI TẠI VIỆT NAM Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................................................. 2 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ................................................................................................................................ 3 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ĐỢT 1 .................................................................................................................... 5 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ĐỢT 2 .................................................................................................................... 7 TRUNG TÂM QUỐC GIA THỰC NGHIỆM VÀ HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TẠI QUY NHƠN ........................................................................................................................................................................ 9 I. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT (PP-BTNB) ................................................................... 9 II. PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT Ở VIỆT NAM ................................................................................... 10 III. TRUNG TÂM QUỐC GIA THỰC NGHIỆM VÀ HỖ TRỢ PP-BTNB ........................................................... 12 ÁP DỤNG TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ TRONG LỚP HỌC VÀ LỢI ÍCH ĐỐI VỚI HỌC SINH (Élisabeth Plé) .......................................................................................................................................................... 16 I. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT ................................................................ 16 II. VÌ SAO PHẢI GIẢNG DẠY KHOA HỌC ? .................................................................................................... 16 III. TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ .................................................................................... 16 VÍ DỤ THỰC TẾ : MỘT CHỦ ĐỀ DẠY Ở LỚP MẦM NON ............................................................................... 20 GIEO HẠT MÙA XUÂN (Isabelle Vasseur) .......................................................................................................... 20 I. CHƯƠNG TRÌNH DẠY CỦA LỚP MẪU GIÁO LỚN ..................................................................................... 20 II. CHỦ ĐỀ : GIEO HẠT MÙA XUÂN ............................................................................................................... 21 TÌNH HUỐNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ : CƠ CHẾ ĐỂ GIỮ THĂNG BẰNG ...................................................... 30 THỰC HÀNH TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ Ở LỚP HỌC ..................................................................... 32 DẠY HỌC THEO MÔ-ĐUN CHỦ ĐIỂM (VÍ DỤ CỦA PHÁP) ........................................................................... 32 I. VÍ DỤ 1 : CHỦ ĐỀ "BÓNG" (LỚP 1, 2) ........................................................................................................... 32 II. VÍ DỤ 2 : CHỦ ĐỀ "HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH" (LỚP 3, 4, 5) ................................................................... 43 VÍ DỤ BÀI BÓNG – BUỔI 1 (ĐIỀU CHỈNH THEO THỰC TẾ Ở VIỆT NAM).................................................. 50 DIỄN ĐÀN "CÁC THÍ NGHIỆM ĐỂ HỌC HỎI" ................................................................................................ 53 TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ VÀ DẠY HỌC (Élisabeth Plé) ................................................................... 56 NỘI DUNG TRÌNH BÀY .................................................................................................................................... 56 I. TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG CỦA TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ .......................................... 56 II. NHỮNG THAY ĐỔI ĐỐI VỚI HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN .......................................................................... 59 III. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ ..................................................... 61 NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VỀ TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ (Élisabeth Plé) 62 NỘI DUNG TRÌNH BÀY .................................................................................................................................... 62 I. ĐẶT VÀO TÌNH HUỐNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ ........................................................................................... 62 II. PHÂN TÍCH PHIM ......................................................................................................................................... 62 III. CHUẨN BỊ / THỰC HIỆN TIẾT DẠY........................................................................................................... 63 TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ – ĐÀO TẠO GÌ CHO GIÁO VIÊN (Élisabeth Plé) .................................. 64 I. CÂU HỎI CẦN ĐẶT RA TRƯỚC KHI XÂY DỰNG MỘT MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO ........................................... 64 II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐÀO TẠO .............................................................................................................. 64 TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH .................................................................. 68 I. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC DỰA TRÊN TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU .................................... 68 II. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ, ĐÁNH GIÁ HÌNH THÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢO SÁT ......................................... 68 III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ ? ............................................................................................................................. 69 IV. ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO ? (HAY THEO NHỮNG PHƯƠNG THỨC NÀO ? .......................................... 70 V. Ở PHÁP, NỀN TẢNG CHUNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG (2006) ....................................................... 70 VI. ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO ? MỘT SỐ VÍ DỤ ............................................................................................ 71 KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ (Elisabeth Plé và Maryvonne Stallaerts) ................................................................ 73 CÁC MỐC ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN MỘT BÀI DẠY ................................................................................ 79 I. HAI NGUYÊN TẮC CỦA TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU ........................................................................... 79 II. PHÁC THẢO TIẾN TRÌNH MỘT BÀI DẠY .......................................................................................................... 80 III. VỊ THẾ CỦA NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU VÀ CNTT....................................................................................... 81 IV. KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ TRONG LỚP HỌC ........................................................................................ 84 Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 3 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN Trong khuôn khổ kế hoạch triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột (PP- BTNB) vào dạy học các môn khoa học, Tự nhiên & Xã hội, Hội Gặp gỡ Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Bàn tay nặn bột Cộng hòa Pháp phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam tổ chức tập huấn PP-BTNB vận dụng trong mô hình trường học mới. Kế hoạch cụ thể như sau: Đợt 1 : Tập huấn thí điểm các mô-đun dạy học theo PP-BTNB vận dụng trong mô trình trường học mới. Thành phần tham dự : giáo viên tiểu học thành phố Quy Nhơn và sinh viên khoa tiểu học trường Cao Đẳng Sư Phạm Bình Định và Đại học Quy Nhơn (31 người) Thời gian : từ ngày 24 – 28/7/2014 (5 ngày) tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định Mục tiêu:  Tập huấn cho khoảng 15 giáo viên thuộc 5 trường thực nghiệm tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định về PP-BTNB để trở thành các giáo viên giảng dạy chuyên về phương pháp này.  Tập huấn cho các sinh viên Đại học Quy Nhơn và trường Cao đẳng Bình Định (ngành Sư phạm Giáo dục Tiểu học trình độ đại học và cao đẳng) để họ hỗ trợ về mặt khoa học cho các giáo viên Trung tâm thực nghiệm và cùng tiếp cận sớm phương pháp BTNB trong quá trình đào tạo.  Xây dựng một chương trình phát triển của Trung tâm thực nghiệm trong thời gian một năm (các buổi dạy cần thực hiện, các nguồn tư liệu cần phát triển, dự kiến các khóa đào tạo .) Đợt 2 : Tập huấn chuyên sâu đào tạo đội ngũ cốt cán cấp trung ương về PP- BTNB vận dụng trong mô trình trường học mới. Thành phần tham dự : Đại diện (giảng viên các trường đào tạo sư phạm, chuyên viên, giáo viên cốt cán) của 63 tỉnh, thành đã theo học ít nhất một khóa tập huấn cơ bản do các giáo sư Pháp trực tiếp tập huấn. Mỗi địa phương có ít nhất một đại diện. Tối đa 80 người để đảm bảo chất lượng tập huấn. Thời gian : từ ngày 29 – 31/7/2014 (3 ngày) tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 4 Mục tiêu :  Cung cấp bổ sung kiến thức và phương thức đào tạo cho các chuyên viên, giáo viên cốt cán địa phương đã tham gia các khóa tập huấn cơ bản về PP- BTNB do chuyên gia Pháp trực tiếp giảng dạy trước đây.  Trao đổi các nguồn tư liệu và các phương tiện đào tạo giáo viên. Báo cáo viên và thiết kế chương trình : GS. Elisabeth Plé, giáo sư vật lý, tiến sĩ lý luận dạy học các môn khoa học, ủy viên Hội đồng khoa học của Tổ chức Bàn tay nặn bột Pháp, giảng viên Đại học Reims Champagne Ardenne, Cộng hòa Pháp. Cô Isabelle Vasseur, giáo viên-giảng viên, Trung tâm hỗ trợ Bàn tay nặn bột thành phố Troyes, Cộng hòa Pháp. TS. Trần Thanh Sơn, giảng viên Khoa Sinh-Kỹ thuật nông nghiệp ĐH Quy Nhơn, đại diện Chương trình phát triển phương pháp BTNB của Tổ chức Khoa học Gặp gỡ Việt Nam. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 5 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ĐỢT 1 Từ ngày 24 – 28/7/2014 Thứ năm 24/7/2014 8h00 : Đón tiếp Hội thảo : "Áp dụng tiến trình tìm tòi khám phá trong lớp học và lợi ích đối với học sinh". (Élisabeth Plé) Giải lao Ví dụ thực tế. (Isabelle Vasseur) Vị trí và vai trò của Trung tâm thực nghiệm Bàn tay nặn bột. (Élisabeth Plé) Kết thúc buổi sáng : 11h30 14h00 : Làm việc với các tình huống tìm tòi khám phá (về các chủ đề liên quan đến chương trình thực tiễn tại Việt Nam). Chia hai nhóm làm việc song song. Người tham gia sẽ được chia theo các khối lớp. (Nhóm A : giáo viên lớp 1-2 ; Nhóm B : giáo viên lớp 3-4-5). Dự kiến theo 3 giai đoạn :  Đặt vào tình huống đối với người lớn  Suy nghĩ về những lợi ích mà tiến trình mang lại cho cá nhân  Chuyển tiến trình này vào áp dụng ở lớp học Trao đổi giữa 2 nhóm. Kết thúc lúc 17h00. Thứ sáu 25/7/2014 Thực hành tiến trình tìm tòi khám phá ở lớp học Báo cáo những thực nghiệm ban đầu trong quá trình dạy theo phương pháp BTNB của các giáo viên. Thảo luận theo nhóm và chuẩn bị hai giờ học theo 2 chủ đề đã được dịch từ chương trình của Pháp sang tiếng Việt (thực hiện vào buổi chiều).  nhóm A thảo luận về bài "Bóng"  và nhóm B về bài "Hỗn hợp và dung dịch" Giải lao Đề cử giáo viên đứng lớp dạy nội dung đã chọn. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 6 Thống kê các chủ đề cần phát triển theo tiến trình tìm tòi khám phá trong chương trình Việt Nam Dự giờ 2 tiết dạy của mỗi mô-đun A và B (mỗi nhóm 10 học sinh). Thảo luận và trao đổi. Chia làm 4 nhóm làm việc trên 4 chủ đề mới.  Kiến thức cần xây dựng với học sinh ;  Biên soạn giờ dạy đầu tiên của chủ đề;  Các phương thức tìm tòi khám phá cần áp dụng trong mỗi giờ học;  Vị trí và vai trò của công cụ ngôn ngữ. Thứ bảy 26/7/2014 (Chủ nhật 27/7/2014 nghỉ) Kế hoạch trong năm Vai trò và chức năng của các sinh viên hỗ trợ. Các nguồn tư liệu cần phát triển. Thể loại các giờ học cần áp dụng trong năm. Lên kế hoạch các hoạt động và các khung thời gian. Hội thảo : "Tiến trình tìm tòi khám phá : những nguồn tư liệu nào cho giáo viên ?" (Elisabeth Plé) Thứ hai 28/7/2014 (dành riêng cho nhóm sinh viên) Chuẩn bị các thí nghiệm giới thiệu trong diễn đàn "Các thí nghiệm để học hỏi" 9h00 – 11h30 : giới thiệu khoảng 11 thí nghiệm cần chuẩn bị (Elisabeth Plé) Chia thành 11 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhận thực hiện một thí nghiệm. 14h00 – 17h00 : các nhóm chuẩn bị vật liệu thí nghiệm, xây dựng bài giới thiệu. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 7 CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN ĐỢT 2 Từ ngày 29 – 31/7/2014 Thứ ba 29/7/2014 8h00 : Đón tiếp Hội thảo: "Tiến trình tìm tòi khám phá và dạy học". (Élisabeth Plé) Giải lao Ví dụ thực tế. (Isabelle Vasseur) Kinh nghiệm, thực tế áp dụng tiến trình tìm tòi khám phá vào dạy học khoa học ở Việt Nam Kết thúc buổi sáng : 11h30 14h00 : Làm việc với các tình huống tìm tòi khám phá (về các chủ đề liên quan đến chương trình thực tiễn tại Việt Nam). Hai nhóm làm việc song song. Dự kiến theo 3 giai đoạn :  Đặt vào tình huống đối với người lớn  Suy nghĩ về những lợi ích mà tiến trình mang lại cho cá nhân  Chuyển tiến trình này vào áp dụng ở lớp học Trao đổi giữa 2 nhóm. Kết thúc lúc 17h00. Thứ tư 30/7/2014 Dự 2 giờ dạy do các giáo viên Trung tâm thực nghiệm BTNB Quy Nhơn thực hiện Dự 2 giờ dạy thiết kế từ các mô-đun đề xuất áp dụng PP-BTNB  Nhóm A : học sinh lớp 1-2, học bài "Bóng"  Nhóm B : học sinh 4-5, học bài "Hỗn hợp và dung dịch". Giải lao Phân tích giờ dạy. Phát triển các diễn đàn giới thiệu các công trình của học sinh (Video) Tham gia diễn đàn "Các thí nghiệm để học hỏi". Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 8 Diễn đàn được thực hiện với sự hỗ trợ của các sinh viên Đại học Quy Nhơn, sinh viên Cao đẳng sư phạm Bình Định và các giáo viên của Trung tâm thực nghiệm BTNB Quy Nhơn (đã tham gia chuẩn bị ở đợt tập huấn ngày 24 – 28/7/2014). Các học viên sẽ chia thành khoảng 12 nhóm nhỏ đóng vai khách tham quan các bàn giới thiệu thí nghiệm và tìm cách giải quyết bằng thực nghiệm các tình huống được đặt ra. Thảo luận và trao đổi. Thứ năm 31/7/2014 Hội thảo: "Đào tạo cho giáo viên về tiến trình tìm tòi nghiên cứu : những phương thức đào tạo khác nhau". (Élisabeth Plé) Thảo luận nhóm : 3 nhóm thảo luận về một trong các phương thức được đưa ra. Thảo luận chung. Bế mạc Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 9 TRUNG TÂM QUỐC GIA THỰC NGHIỆM VÀ HỖ TRỢ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT TẠI QUY NHƠN I. SƠ LƯỢC VỀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT (PP-BTNB) 1. Phương pháp Bàn tay nặn bột là gì ? Là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992). Là phương pháp dạy học tích cực, học sinh là trung tâm của quá trình Dạy-Học: Dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Đứng trước một sự vật hiện tượng, học sinh có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành thực nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 10 2. Mục tiêu của phương pháp Bàn tay nặn bột Đổi mới giáo dục và phương pháp dạy học: Chuyển từ dạy học kiến thức sang dạy học phát triển năng lực . Dạy cho học sinh phương pháp học và khám phá kiến thức để từ đó chủ động chiếm lĩnh tri thức, tự tin, sáng tạo giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống trong tương lai. Đào tạo nên những công dân năng động, sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Góp phần hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo. II. PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT Ở VIỆT NAM 1. Tổ chức khoa học Gặp gỡ Việt Nam và phương pháp BTNB TỔ CHỨC KHOA HỌC GẶP GỠ VIỆT NAM Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 11 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và phương pháp BTNB Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 1/12/2011 của Bộ GD-ĐT về việc phê duyệt đề án triển khai PP-BTNB ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015. 3. Kí kết biên bản ghi nhớ hợp tác BTNB Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 12 Ngày 28/9/2013 trong khuôn khổ hội thảo tập huấn phương pháp BTNB khu vực Đông Nam Á (Lào, Việt Nam, Campuchia) lần thứ IV tại Hà Nội, Tổ chức Gặp gỡ Việt Nam, Quỹ Bàn tay nặn bột Pháp và Bộ GD-ĐT ký biên bản ghi nhớ hợp tác thành lập Trung tâm thực nghiệm BTNB tại Quy Nhơn, Bình Định III. TRUNG TÂM QUỐC GIA THỰC NGHIỆM VÀ HỖ TRỢ PP-BTNB 1. Mục tiêu thành lập Trung tâm Hỗ trợ, giúp đỡ giáo viên thực hiện dạy học theo phương pháp BTNB ở trường phổ thông (tư vấn sư phạm, chuyên môn khoa học). Cung cấp nguồn tư liệu hỗ trợ dạy học cho giáo viên (tài liệu, đồ dùng dạy học, tư vấn và hướng dẫn tự làm đồ dùng dạy học). Nghiên cứu, thực nghiệm các mô-đun dạy học theo phương pháp BTNB. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ, tập huấn, hội thảo cho giáo viên, chuyên viên. Cầu nối hợp tác nghiên cứu, trao đổi chuyên môn giữa trường Đại học, CĐ (cơ sở đào tạo giáo viên) và trường phổ thông; giữa Việt Nam và quốc tế (Pháp và các nước áp dụng phương pháp BTNB). 2. Chức năng chính Giúp đỡ giáo viên về mặt sư phạm để giảng dạy theo phương pháp BTNB. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 13 3. Một số yêu cầu tối thiểu 4. Nhu cầu, đề nghị tham gia Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 14 5. Kế hoạch triển khai các năm tới Từng bước hoàn thiện cơ cấu, hoạt động của trung tâm thực nghiệm và hỗ trợ BTNB. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 15 Làm giàu nguồn tư liệu để phục vụ giảng dạy cho giáo viên: dịch thuật tài liệu, mô-đun; đồ dùng dạy học tự tạo, kinh nghiệm tổ chức lớp học và kỹ thuật dạy học Xây dựng trường thực nghiệm sư phạm tại ĐH Quy Nhơn (???) và Văn phòng đại diện của Trung tâm BTNB tại Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE). Tổ chức các hội thảo, sinh hoạt chuyên môn cụm trường theo định kỳ; hội thảo vùng, hội thảo quốc gia, hội thảo khu vực Đông Nam Á và hội thảo quốc tế. Rút kinh nghiệm mô hình để nhân rộng ra các địa phương, cung cấp luận chứng về mặt sư phạm cho Bộ GD-ĐT để có các quyết sách. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 16 ÁP DỤNG TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ TRONG LỚP HỌC VÀ LỢI ÍCH ĐỐI VỚI HỌC SINH (Élisabeth Plé) I. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT Nghiên cứu các đồ vật của thế giới thực tế, gần gũi với học sinh, và học sinh cảm nhận được. Khoa học cũng như các hoạt động khám phá. Chính học sinh là người thực hiện các thí nghiệm thực hành, chứ các thí nghiệm đó không được làm sẵn cho các em. Giáo viên giúp học sinh xây dựng nên kiến thức của riêng các em. Thực hiện trong khoảng thời gian dài, liên tục. Học sinh có một cuốn vở thực hành của riêng mình với các từ ngữ của riêng các em. Chú trọng đến :  Đặt câu hỏi  Tự chủ  Kinh nghiệm  Cùng nhau xây dựng kiến thức Không phải là những nội dung để học thuộc lòng ! II. VÌ SAO PHẢI GIẢNG DẠY KHOA HỌC ? Để phát triển vốn kiến thức của học sinh :  HS tự xây dựng kiến thức cho mình.  Tiến trình tìm tòi nghiên cứu (Giả thuyết / Kiểm tra giả thuyết).  Giúp học sinh có cách nhìn khoa học đối với những sự vật, hiện tượng. Để phát triển khả năng ngôn ngữ của học sinh :  Thông qua viết và nói : ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ chính xác.  Thông qua giải thích.  Thông qua vở thí nghiệm. Để phát triển sự trao đổi giữa các học sinh với nhau :  Trao đổi với nhau trên một chủ đề xác định.  Làm việc cá nhân / làm việc theo nhóm. Để học sinh thấy khoa học là quan trọng :  Chống lại những quan điểm trái khoa học.  Giảm thiểu số lượng học sinh không muốn theo con đường khoa học. III. TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ 1. Mối tương quan giữa cảm tính – cảm xúc – kiến thức khoa học Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 17 Chẳng hạn, đối với học sinh ở độ tuổi 7-8, những gì các em cảm nhận được trực tiếp mới tồn tại. Vì thế, bài dạy về không khí thường gặp nhiều trở ngại. Trong suy nghĩ của các em, không khí không phải là vật chất. Vậy làm thế nào để giúp các em thừa nhận không khí là vật chất với đầy đủ các đặc tính của một vật chất ? 2. Các dạng tình huống khởi phát Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 18 Để dẫn dắt học sinh vào tiết học với PP-BTNB, giáo viên cần đưa ra những tình huống khởi phát kích thích học sinh tham gia vào tiến trình tìm tòi khám phá. Các dạng tình huống có thể được sử dụng : Một thí nghiệm khởi phát; Một sự kiện; Một đoạn phim tài liệu; Một sự tranh luận; Các sản phẩm khác nhau của học sinh; Một hoạt động khám phá đầy hứng thú và phù hợp với học sinh. Từ các tình huống khởi phát, học sinh ngạc nhiên trước sự mâu thuẫn, sai khác giữa những khái niệm sẵn có trong đầu và thực tế. Từ đó kích thích học sinh nêu lên vấn đề theo hai dạng : Làm thế nào ? Vì sao ? 3. Hai lý luận khoa học đối với vấn đề Từ những nghiên cứu của mình, hai nhà khoa học DEWEY và BACHELARD có hai cách nhìn nhận khác nhau nhưng bổ sung cho nhau đối với vấn đề. DEWEY : vấn đề ở trước mỗi người. BACHELARD : học sinh giải thích thế giới bằng những trở ngại trong đầu và bị rơi vào vấn đề. DEWEY BACHELARD  Giải quyết một vấn đề thực tiễn.  Quan tâm đến đời sống hằng ngày  Lô-gic của sự thành công  Thách thức về mặt vật chất  Kiến thức thực tiễn  Vượt qua một trở ngại mà học sinh không xác định từ trước  Kích thích sự quan tâm đến một vấn đề không được quan tâm  Lô-gic của sự thất bại  Thách thức về mặt tri thức  Khái niệm 4. Một số lưu ý khi áp dụng PP-BTNB Trong quá trình xây dựng tiết học theo PP-BTNB, có thể giáo viên sẽ tự đặt ra các câu hỏi về : Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 19 Xây dựng vấn đề ? Vị trí của công cụ ngôn ngữ ? Vai trò của giáo viên ? Mối liên hệ giữa vấn đề và kiến thức cần xây dựng ? Giáo viên nên lưu ý các điểm sau : Học sinh tự do phát biểu : cho phép học sinh mắc lỗi trong quá trình học. Các từ khóa cần nhớ : mắc lỗi, thử làm, tôn trọng người khác. Tổ chức lớp học theo phương thức của một cộng đồng các nhà nghiên cứu. Các từ khóa : thảo luận, lắng nghe, đối thoại, hợp tác. Biến những thực tế hằng ngày thành những câu đố cần giải đáp bằng cách xem xét lại những giải thích ban đầu của học sinh để thay thế bằng khái niệm có khả năng chứng thực. Các từ khóa : vấn đề, lập luận, giải thích. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 20 VÍ DỤ THỰC TẾ : MỘT CHỦ ĐỀ DẠY Ở LỚP MẦM NON GIEO HẠT MÙA XUÂN (Isabelle Vasseur) Ở Cộng hòa Pháp, phương pháp BTNB đã được chính thức đưa vào áp dụng từ năm học 2002-2003 với một chương trình giảng dạy tiểu học mới. Các chủ đề "Khám phá thế giới" (áp dụng ở lớp mẫu giáo lớn và khối 1-2 trường tiểu học) và "Khoa học và công nghệ" (áp dụng cho khối 3-4-5) được biên soạn gắn bó chặt chẽ với những yêu cầu của kế hoạch đổi mới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để hướng dẫn các hoạt động tìm tòi khám phá khoa học ở trường mầm non và tiểu học ? Theo chương trình mới được biên soạn này, công việc thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu có thể rất đơn giản, các kiến thức vận dụng là gần gũi dễ hiểu. Giáo viên có thể kích thích và chia sẻ niềm vui và tính tò mò của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám phá có suy luận về thế giới xung quanh mà học sinh có thể diễn tả thành lời, thành hình ảnh và lập luận. Thế giới khoa học, nơi các nhà khoa học làm công việc khám phá và các kỹ sư sáng tạo ra các đồ vật hay các sản phẩm, thật sự là nằm trong tầm tay của các giáo viên đa năng ở trường mầm non, tiểu học và của các học sinh. I. CHƯƠNG TRÌNH DẠY CỦA LỚP MẪU GIÁO LỚN 1. Các chủ đề cần dạy Trong chương trình dạy của lớp mẫu giáo lớn có 2 chủ đề cần dạy : Tương tác giữa các sinh vật và môi trường xung quanh.  Xác định và sắp xếp các mối quan hệ khác nhau về thức ăn (thực vật / động vật, động vật / động vật).  Ý thức được rằng động vật phụ thuộc vào cây cỏ để nuôi sống bản thân. Tôn trọng môi trường.  Biết tôn trọng các sinh vật thông qua việc tôn trọng môi trường sống của các sinh vật ấy. 2. Những khó khăn khi dạy về thế giới sinh vật Các đối tượng nghiên cứu là những thực thể rất phức tạp để nắm bắt bởi vì cấu tạo và hoạt động của các sinh vật phụ thuộc vào các tương tác giữa chúng với toàn bộ các thành phần của hệ sinh thái bao quanh các sinh vật ấy. Việc quan sát tinh tế, thí nghiệm, các phương án không phải luôn luôn có thể dự kiến được : chẳng hạn không thể tách riêng một vài tham số, vấn đề về thiết bị, vấn đề đạo đức 3. Lựa chọn của giáo viên Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 21 Giúp học sinh làm quen với tiến trình tìm tòi nghiên cứu để hỏi học sinh về thói quen làm vườn và để hiểu hơn về môi trường sống. II. CHỦ ĐỀ : GIEO HẠT MÙA XUÂN Đối tượng : học sinh lớp mẫu giáo lớn (chưa biết đọc, biết viết; các em chỉ biết viết và nhận ra tên của mình mà thôi). Cô giáo thông báo: Mùa xuân đã đến. Vì mùa xuân là mùa trồng cây nên các em sẽ gieo hạt để khám phá những loại cây mà chim thích ăn. Chuẩn bị : Học sinh được yêu cầu mang đến tất cả các loại hạt các em tìm được xung quanh em. Kết quả: các em mang đến rất nhiều loại hạt, từ những hạt tìm thấy trong vườn, đến những hạt giống thu hoạch từ mùa thu năm trước và có cả một gói hạt làm thức ăn cho chim vào mùa đông. Gói hạt này đặt ra vấn đề. Các em vẫn biết rằng đây là loại hạt mà chim rất thích ăn, nhưng các em cũng háo hức muốn biết hạt mọc lên loại cây gì. Vì thế, các em lên kế hoạch gieo các hạt từ gói này. Trước khi tiến hành, học sinh trao đổi về những kinh nghiệm làm vườn mà các em từng biết khi cùng làm với bố mẹ hay hàng xóm. Vì biết rằng chim thích ăn loại hạt này nên các em đã chọn phương án lấp hạt dưới đất để chim khỏi ăn. Tuy nhiên, khi bắt đầu đào đất để lấp hạt, các em lại gặp một vấn đề mới nảy sinh. Vì tiết trời đang xuân, đất ẩm ướt nên có rất nhiều giun đất. Điều này gây bất an cho học sinh và làm nảy sinh sự bất đồng ý kiến trong học sinh. Các em tự nêu câu hỏi. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 22 Câu hỏi 1 : Liệu giun đất có ăn những hạt mà chúng ta gieo không ? Thảo luận: Học sinh khẳng định ý kiến của mình và ghi tên vào bảng tổng hợp. Các em nhận thấy sự bất đồng ý kiến. Và các em trình bày quan điểm của mình. Nhận thấy học sinh khó thuyết phục các bạn khác và em nào cũng muốn thành công, giáo viên đề nghị học sinh tìm cách "chất vấn" thực tế, hỏi các con giun đất Ngay lập tức, học sinh đề nghị tiếp tục thử gieo hạt, nhưng lần này với loại hạt mà các em biết rất rõ : hạt đậu Thí nghiệm 1 : gieo hạt đậu 2 chậu đất giống nhau, được tưới nước Không (giun đất không ăn hạt) Có (giun đất ăn hạt) Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 23 Mỗi chậu : 5 hạt đậu, 5 con giun đất Các chậu này được đặt ở góc lớp. Hằng ngày, học sinh dành ít phút để quan sát và tưới nước vào chậu. Kết quả (học sinh tự phát biểu từ những gì quan sát được): Đến ngày thứ 7, tất cả các hạt đậu trong chậu đều nảy mầm nhưng theo những mốc thời gian khác nhau. Dường như giun đất không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của cây. Giải thích kết quả: Giun đất đã không ăn hạt. Học sinh giải thích kết quả thí nghiệm nhưng vẫn không thay đổi ý kiến. Vậy là học sinh tự đặt lại vấn đề chọn loại hạt để thí nghiệm. Lần này, các em đề xuất làm lại thí nghiệm với các hạt nhỏ hơn. Thí nghiệm 2 : gieo hạt xà-lách 32 chậu đất giống nhau, được tưới nước Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 24 Mỗi chậu : 4 hạt đậu, 3 con giun đất Các chậu này được đặt ở góc lớp. Hằng ngày, học sinh dành ít phút để quan sát và tưới nước vào chậu. Kết quả (10 ngày sau, học sinh tự phát biểu từ những gì quan sát được): "Có 4 chậu không nảy mầm". Lần này, đã có sự điều chỉnh, thay đổi ý kiến trong học sinh. Những học sinh trước đây cho rằng giun đất không ăn hạt nay đều chuyển tên mình sang cột có ăn hạt (bằng cách dùng bút khác màu để vẽ mũi tên chuyển sang cột tên cạnh. Chỉ có 1 em học sinh vẫn duy trì ý kiến rằng giun đất không ăn hạt. Giải thích kết quả: (học sinh tập trung chú ý đến 4 chậu không nảy mầm) Giun đất đã ăn hạt bởi vì không có gì mọc lên trong bốn chậu. Đó là điều không thể bởi vì giun đất chỉ ăn đất và ăn vỏ rau củ quả. Hạt không đủ thời gian để nảy mầm. (nhận xét này được đưa ra nhờ vào những quan sát từ thí nghiệm 1 rằng tốc độ nảy mầm của các hạt là không như nhau.) Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 25 Câu hỏi 2 : Có phải một số loại hạt cần nhiều thời gian để "thức dậy" không ? Thí nghiệm 3 : các em thử tìm hạt trong 4 chậu không nảy mầm. Kết quả : Học sinh đã không tìm thấy hạt. Có nhiều hơn 3 con giun đất trong mỗi chậu : có thêm nhiều giun con. Giải thích kết quả: Giun đất đã ăn hạt và sinh ra giun con. Giun đất không ăn hạt. Các hạt quá nhỏ nên không thể tìm thấy Thí nghiệm 4 : Tìm lại 10 hạt xà-lách được giấu trong đất. Các nhóm học sinh có 3 ngày để tìm. Trong thời gian ở lớp, các em tự bố trí thời gian thích hợp và tự do di chuyển đến một góc lớp để tìm. Kết quả : Thí nghiệm xác nhận rằng không thể tìm thấy hạt giấu trong đất khi hạt quá nhỏ và có màu gần giống màu của đất. Giải thích kết quả: (bây giờ học sinh không còn chắc chắn về ý kiến của mình.) Giun đất có thể đã không ăn hạt. Hạt có thể cần nhiều thời gian hơn để nảy mầm. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 26 Để giúp học sinh có cái nhìn tổng quan hơn về kết quả của các thí nghiệm, giáo viên yêu cầu học sinh kẻ vào vở 32 ô tương ứng với 32 chậu đất và tô màu lục những ô nào có nảy mầm. Giáo viên đến bên mỗi học sinh và đề nghị em giải thích quan điểm của mình. Giáo viên giúp học sinh ghi lại ý kiến ấy ngay trên vở thí nghiệm của học sinh. Trong thời gian thực hiện các hoạt động, giáo viên đã chụp ảnh lại bảng tổng hợp ý kiến của tập thể, in và phát cho học sinh dán vào vở thí nghiệm. Đến giai đoạn này, giáo viên yêu cầu học sinh dùng bút màu khác để thể hiện sự chuyển biến quan Giun đất đã không ăn nhiều hạt vì đó không phải là những hạt giun thích. Vì thế em thay đổi ý kiến. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 27 điểm của bản than. Có một học sinh ban đầu cho rằng giun đất không ăn hạt, em đã thay đổi ý kiến sau thí nghiệm 2 (giun đất không ăn hạt) và cuối cùng trở lại quan điểm ban đầu (giun đất không ăn hạt), nhưng lần này em biết giải thích vì sao. - Em nghĩ rằng giun đất không thể ăn hạt. Chúng chỉ ăn đất. - Những hạt không nảy mầm có thể đã bị giun đất ăn, nhưng chúng không cố ý. Có thể chúng không thấy vì hạt quá nhỏ. - Em không chắc chắn Giáo viên giúp học sinh ghi lại ý kiến cá nhân trong vở thí nghiệm của từng em. Mặc dù học sinh không biết đọc nhưng các em nhớ lại được ý kiến của mình qua từng giai đoạn nhờ vào các hình vẽ biểu tượng (theo thứ tự : em nghĩ rằng, chúng em đã làm thí nghiệm, em đã quan sát, em nghĩ rằng). Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 28 Đến lúc này, học sinh háo hức muốn biết chân lý. Giáo viên mang đến cho học sinh các tư liệu hình ảnh (giáo viên sưu tầm), tư liệu viết liên quan đến chủ điểm. Mặc dù các em không biết đọc nhưng thông qua những hình ảnh, các em đã có thể xác định và gặp lại những kết quả tương tự thí nghiệm các em đã làm. Và không đợi giáo viên yêu cầu, các học sinh đều tự đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc. Và từ những câu hỏi ấy, giáo viên hướng học sinh đến các thí nghiệm tiếp theo. Các câu hỏi của học sinh: Vì sao giun đất chui vào trong đất và dưới những viên sỏi ? Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 29 Giun đất có kiểu đầu giống nhau không (đầu tròn hay đầu nhọn ?) Giun đất có mắt không ? Có phải giun đất có 2 đầu không ? Giun đất hít thở như thế nào ? Giun đất ăn như thế nào ? Giun đất uống như thế nào ? Như vậy, từ lúc bắt đầu chủ điểm học, giáo viên đề nghị học sinh gieo hạt vì mùa xuân đã đến. Lúc đó, học sinh rất tin chắc ý kiến của mình (về "Giun đất có ăn hạt không ?") nhưng đến cuối chủ điểm, niềm tin của các em bị lung lay. Học sinh thì gieo hạt vào đất còn giáo viên gieo sự nghi ngờ vào trong đầu học sinh. Điều này kích thích học sinh tìm tòi khám phá để tìm ra chân lý thật sự. Các em tự mình đặt ra câu hỏi. Và từ những câu hỏi ấy, giáo viên hướng các em đến những thí nghiệm khác. Vấn đề nảy sinh vấn đề, thí nghiệm nối tiếp thí nghiệm. Đây chính là mục đích của việc dạy khoa học theo phương pháp BTNB. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 30 TÌNH HUỐNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ : CƠ CHẾ ĐỂ GIỮ THĂNG BẰNG Mục tiêu kiến thức: Có khả năng thiết kế, dự đoán về mặt định tính một vài tình huống thăng bằng. Cùng một lực nhưng sẽ có tác dụng lớn hơn nếu lực này được tác động ở khoảng cách xa trục. Một lực lớn sẽ có tác dụng lớn hơn một lực nhỏ nếu hai lực này được tác động ở cùng một khoảng cách như nhau so với trục. 1. Tình huống 1: Làm việc theo nhóm: Thiết kế (trên giấy A0, bút đen) một cấu trúc (từ những vật liệu cho trước, chỉ được nhìn, chưa được thao tác với vật liệu) để chứng tỏ cơ chế thực hiện sự thăng bằng : thể hiện bằng sơ đồ, giải thích. Xây dựng cấu trúc (theo sơ đồ phác họa) rồi dùng bút khác màu (đỏ, xanh) để bổ sung, chỉnh sửa, sơ đồ tùy theo những thay đổi trong quá trình xây dựng cấu trúc theo yêu cầu đặt ra. Làm việc tập thể: Trình bày các bước của quá trình thiết kế, xây dựng cấu trúc và đáp án của yêu cầu đặt ra. Trao đổi về: thông tin vừa trình bày, ảnh hưởng của việc chọn vật liệu, những khả năng có thể áp dụng, hình vẽ thể hiện, vai trò của thao tác, viết, thảo luận nhóm, kiểu trình bày văn bản viết trong nghiên cứu và trong quá trình mò mẫm tìm kiếm. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 31 2. Tình huống 2: Cơ chế để làm thăng bằng một cái cân có giống với cơ chế làm thăng bằng một vật treo trang trí không ? Làm việc theo nhóm: Thiết kế và xây dựng các bước thí nghiệm để so sánh. Viết (trên giấy A0) để trình bày. Làm việc tập thể: Trình bày trước tập thể sản phẩm làm việc nhóm. Trao đổi về: sự tiến bộ và chính xác trong cách dùng từ, vai trò của phần viết. 3. Tình huống 3: Vận dụng kiến thức (thử thách) Làm việc theo nhóm: Giữ thăng bằng một thanh ngang bằng cách gắn thêm vật liệu. Gắn thêm 3 chiếc kẹp lên thanh ngang mà vẫn giữ thanh thăng bằng. Ghi lại những vị trí thực hiện thành công trước khi chuyển sang vị trí khác. Sử dụng sản phẩm viết để hướng dẫn (người khác) thực hiện. Trao đổi về: sự tiến bộ và vai trò của sản phẩm viết, tính chính xác trong cách dùng từ, những giới hạn của thử thách ở tình huống 1 (đối với học sinh khi tìm cách hoàn thành thử thách thông qua thao tác chứ không phải tìm cách xây dựng kiến thức ) Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 32 THỰC HÀNH TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ Ở LỚP HỌC DẠY HỌC THEO MÔ-ĐUN CHỦ ĐIỂM (VÍ DỤ CỦA PHÁP) I. VÍ DỤ 1 : CHỦ ĐỀ "BÓNG" (LỚP 1, 2) Tính linh hoạt của bài học Ba buổi học đầu tiên dành cho việc khám phá bóng của cơ thể dưới ánh mặt trời. Sự khám phá này không phải là ngay tức thì vì trẻ (học sinh) vừa là đối tượng của thí nghiệm vừa là người quan sát. Có ý kiến cho rằng trước hết nên đặt trẻ vào tình huống quan sát bóng của các vật được đèn chiếu sáng. Như vậy sẽ hợp lý hơn và nhằm giúp việc quan sát được khách quan hơn. Thật ra hoạt động như thế sẽ được thực hiện trong mô-đun này, nhưng chỉ vào buổi học thứ 4. Quyết định này được chứng minh bằng nhiều lý do. Chắc chắn chúng ta có ý đồ giúp học sinh vén màn bí ẩn của một hiện tượng hàng ngày và có vẻ tầm thường, hiện tượng bóng, nhưng cùng với việc làm này, chúng ta có những ý đồ khác. Đó là giúp các em nhận thức về cấu trúc không gian (thông qua hoạt động về sự ngược hướng giữa bóng và mặt trời so với cơ thể), đạt được thói quen đặt câu hỏi, nghi vấn và một phương pháp tiến hành nghiên cứu. Chúng tôi nghĩ rằng việc đặt lại vấn đề từ một hiện tượng hàng ngày phải giúp trẻ có một thái độ khác đối với những hiện tượng quen thuộc khác. Việc làm này nhằm ý đồ giúp học sinh đạt được các năng lực liên môn liên quan đến cấu trúc không gian mà cơ thể có tầm quan trọng trong không gian ấy. Nó cũng nhằm xây dựng các công cụ hình họa (sơ đồ và cú pháp) cần thiết cho việc hình thành những năng lực này. Ở buổi học thứ 5, việc ghi chép vị trí bóng của một cọc thẳng đứng trong thời gian một ngày sẽ được khai thác một cách định tính để giúp làm quen về đường đi của mặt trời. Nếu chúng ta chưa phát biểu : "bóng là một vùng thiếu vắng ánh sáng", thì tuy nhiên khái niệm này có mặt ở buổi học thứ 6. Buổi học này có thể được bổ sung (không được trình bày ở đây) bằng việc quan sát bóng của nhiều vật khác nhau (mờ đục, trong mờ, bị khoét lỗ ). Việc làm này có thể sẽ được bổ sung bổ ích bởi một sự biểu diễn về bóng. Kiến thức cần xây dựng Bóng của một vật chỉ cho biết thông tin về đường viền bao quanh vật. Bóng của một vật chỉ tồn tại nếu vật này được chiếu sáng (bởi mặt trời hoặc đèn). Chúng ta không thể làm bóng ở trong bóng râm. Bóng được hình thành trên một mặt nền (mặt đất, bàn, tường ) Có sự ngược hướng giữa bóng và nguồn sáng (mặt trời hoặc đèn) so với vật. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 33 Biểu tượng tinh thần của trẻ Đối với trẻ ở độ tuổi này, bóng có tính chất linh vật, bóng theo cơ thể, đôi khi nó nó gây sợ hãi (nhất là ban đêm), nó chứng tỏ một sự hiện diện. Trẻ không thật sự thấy sự khác nhau giữa ảnh phản chiếu (trong nước chẳng hạn) và bóng. Vì bóng dưới ánh mặt trời rõ ràng ít gây lo ngại hơn bóng trong đêm, và nó quá thân thuộc đến nỗi trở nên tầm thường đối với trẻ và nó không kích thích trẻ đặt câu hỏi. Cần phải tìm mọi cách để biến sự việc hàng ngày thành một vấn đề đáng quan tâm của trẻ. Một vài hình vẽ về biểu tượng đầu tiên Có một sự đối lập giữa bóng và nguồn sáng (mặt trời hoặc đèn) so với vật Những hình vẽ tức thời về bóng của cơ thể của các học sinh làm xuất hiện những đặc điểm chung. Đôi khi bóng được tô màu (rất hiếm), nhưng thường thì bóng mang những chi tiết như sọc của váy (hình 1). Bóng cũng luôn tách cơ thể và được đặt ở vị trí không liên quan với vị trí của mặt trời. Rất hiếm khi bóng được thể hiện trên mặt đất và có vẻ như là một hình đối xứng màu xám của vật (hình 1 và 2). Biểu tượng hình họa thật sự đặt ra một vấn đề : làm sao thể hiện một cảnh bằng 3 chiều trên một tờ giấy. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4: Hình thể hiện của Juan Carlos. Escuela 665. Corrientes. Argentine. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 34 Đối với trẻ ở tuổi này, ánh sáng là thứ gì đó khuếch tán. Khái niệm lan tỏa của ánh sáng và sự tạo hình của ánh sáng dưới dạng tia sáng không được xem xét ở đây. Vật dụng phấn màu, đất nặn màu vàng Theo nhóm : 1 nhân vật (loại cử động được), 1 hình nhân thể hiện bóng, quả bóng bàn, đèn pin, 1 bảng với một que thẳng đứng Đối với giáo viên Một bóng được chiếu lên một màn hình (mặt đất hoặc tường) là một vùng thiếu vắng ánh sáng do một vật mờ đục cản các tia sáng. Ảnh phản chiếu một vật trong nước chẳng hạn là một ảnh của vật này. Chúng ta thấy ảnh phản chiếu này bởi vì mỗi điểm của ảnh này gửi tia sáng đến chúng ta. Ngược lại, vùng bóng không gửi tia sáng, chúng ta chỉ nhận được thông tin của vùng này nhờ ánh sáng được gửi đến từ đường viền bao quanh bóng (vùng được chiếu sáng). Để có bóng thì cần nhiều điều kiện : vật phải được chiếu sáng, nó phải mờ đục (tối thiểu một phần), mặt nền vật dụng mờ đục là cần thiết cho hình chiếu. Một vùng bóng hoàn toàn đáng lẽ phải màu đen. Trường này là hiếm vì vùng này được chiếu sáng bởi các vật khuếch tán (bầu trời chẳng hạn). Vì thế chúng ta chỉ quan sát được các bóng xám. Có thể thu được các bóng màu bằng cách chiếu sáng một vật với hai chiếc đèn màu và bằng cách quan sát bóng được chiếu bởi một màn hình ở phía sau vật này. Tóm tắt các buổi học Buổi 1 : Chơi với bóng của mình Buổi 2 : Quan sát và thể hiện bóng của mình Buổi 3 : Bóng của tôi và tôi Buổi 4 : Bóng với đèn Buổi 5 : Bóng và mặt trời trong một ngày Buổi 6 : Bóng của vật Mở rộng : Biểu diễn về bóng Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 35 BUỔI 1 : CHƠI VỚI BÓNG CỦA MÌNH Dẫn dắt bài học Dẫn dắt học sinh tự đặt câu hỏi về bóng từ các trò chơi dưới ánh mặt trời, trong sân trường. Ở đây, chúng ta sẽ không tìm cách đi đến các giải thích, cũng không nói rõ việc đặt câu hỏi này. Vật dụng Chọn một ngày có nắng. Mục tiêu Tự đặt ra các câu hỏi từ một hiện tượng quen thuộc : bóng của cơ thể mình dưới ánh mặt trời. Thể hiện bóng của mình Tiến trình Một ngày có nắng, chúng ta sẽ yêu cầu học sinh chơi với bóng của mình trong sân trường :  làm biến mất bóng của mình  làm một bóng nhỏ nhất có thể, lớn nhất  tách mình với bóng  đứng trong sân để có được bóng trong một hướng nào đó không thể đạt được vào lúc chơi (chẳng hạn hướng ra đường ). Chúng ta nhận thấy rằng trẻ tranh đua sự khéo léo của mình để đứng trong sân ở vị trí thích hợp nhằm đạt được yêu cầu. Thật không may cho trẻ vì sẽ không đạt được như ý. Đến lúc này, vẫn còn sớm để hiểu rằng tình huống đặt ra là không thể vì Mặt trời không ở vị trí thích hợp. Tuy nhiên, sự thất bại sẽ phải dẫn dắt trẻ đến những lần thử khác, ở những thời điểm khác (xem buổi 2). Thời điểm này thực chất là một pha mà chúng ta ưu tiên hành động, mà không cần đi đến các kết luận hay giải thích nào vì lúc này hoàn toàn quá sớm. trở về lớp, chúng ta sẽ yêu cầu các em thể hiện bản thân với câu lệnh sau : "Hãy vẽ em với bóng của em dưới ánh mặt trời." Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 36 BUỔI 2 : QUAN SÁT VÀ THỂ HIỆN BÓNG CỦA MÌNH Dẫn dắt bài học Hướng dẫn quan sát bóng dưới ánh mặt trời bằng việc đặt câu hỏi. Vì bóng là một hiện tượng quen thuộc, chúng ta sẽ kích thích đặt câu hỏi về hiện tượng này từ những điểm bất đồng nảy sinh bằng cách đối chiếu các sản phẩm viết và bằng các vấn đề không tìm thấy giải pháp. Vật dụng Các hình vẽ được thực hiện ở buổi học trước. - Phấn màu. - Một ngày có nắng. Mục tiêu quan sát đồng thời tự đặt câu hỏi xác định những điều kiện cần thiết để có bóng và các đặc tính của bóng (màu xám, chỉ cho một hình của vật, ngược hướng với mặt trời so với vật). Tiến trình niêm yết hình vẽ của học sinh và so sánh Việc niêm yết các hình vẽ, việc so sánh và tính đa dạng của các hình thể hiện, sẽ dẫn đến việc tự đặt các câu hỏi :  bóng có thể có màu không ?  chúng ta có thể thấy các chi tiết trong bóng không ?  chúng ta có thể tự tách cơ thể ra khỏi bóng của mình không ?  bóng ở bất kỳ vị trí nào so với mặt trời, so với cơ thể phải không ? những quan sát không thể có Để hiểu rằng bóng chỉ tồn tại nếu vật (ở đây là học sinh) được mặt trời chiếu sáng. Có thể thú vị khi yêu cầu học sinh quan sát bóng của mình khi mặt trời bị che khuất, hoặc quan sát bóng của mình ở một nơi có bóng râm. những quan sát mới dưới ánh mặt trời để trả lời cho các câu hỏi  những câu hỏi này sẽ được lặp lại dưới ánh mặt trời. Nó dẫn đến việc quan sát có hướng dẫn. Đặc biệt sẽ thú vị khi đặt từng nhóm 2 học sinh ngoài sân, yêu cầu các em dùng phấn để tô bóng của bạn và làm xuất hiện, nếu có, các chi tiết trong bóng. (Chúng ta có thể nhận dạng bóng bằng cách ghi tên học sinh bên cạnh). Việc quan sát các bóng này và sự thảo luận đi kèm sẽ mang lại câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 37  Ngược lại, vị trí tương đối của bóng so với mặt trời và cơ thể không phải là điều hiển nhiên. Để làm việc về khía cạnh này, chúng ta có thể lấy lại trò chơi đã đề xuất ở buổi học 1 "tìm chỗ đứng trong sân để quan sát bóng mình hướng ra đường", vào thời điểm mặt trời ở vị trí thích hợp cho hoạt động này thành công. Việc nhận xét rằng một hành động là không thể vào lúc 10 giờ trở thành thực hiện được lúc 16 giờ sẽ dẫn dắt học sinh đến việc xem xét những thay đổi giữa hai thời điểm này (vị trí của mặt trời trên bầu trời). Nhận xét này sẽ có thể dẫn đến một phát biểu theo kiểu "để bóng hướng về phía đường, mặt trời cần phải hướng về (phía ngược lại của đường)".  Để làm việc về khía cạnh trước đó, cũng có thể sẽ thú vị khi tô màu bóng của mình trên mặt đất ở một thời điểm khác trong ngày và tự hỏi về những lý do làm bóng đổi hướng. Như thế, chúng ta sẽ đưa ra mối tương quan giữa mặt trời và bóng (sự ngược hướng so với vật). những hình thể hiện mới Trở lại lớp, học sinh sẽ vẽ một hình mới với yêu cầu : "Với những gì em biết được bây giờ, một lần nữa em hãy vẽ bản thân mình dưới ánh mặt trời cùng với bóng của em". Chúng ta có thể hy vọng có sự cải thiện ở các sản phẩm (bóng không có chi tiết bên trong, gắn liền với chân). Trái lại, chúng ta sẽ còn nhận thấy những khó khăn để thể hiện các vị trí tương đối của mặt trời, bóng, cơ thể. Điều này là do sự ngược hướng giữa mặt trời và bóng so với cơ thể không hoàn toàn được nhận ra, và nhất là khó khăn khi thể hiện trên một tờ giấy, một cảnh diễn ra trong một không gian ba chiều. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 38 BUỔI 3 : BÓNG CỦA TÔI VÀ TÔI Dẫn dắt bài học Dẫn dắt học sinh diễn đạt thành lời nói sự ngược hướng giữa bóng và mặt trời so với cơ thể mình và như thế góp phần làm việc về cấu trúc không gian. Thời gian Buổi học này có thể được chia thành hai. Vật dụng đất nặn màu vàng theo nhóm : 1 nhân vật (loại cử động được), 1 hình nhân thể hiện bóng, 1 quả bóng bàn. Mục tiêu Xác định sự ngược hướng giữa bóng và mặt trời so với cơ thể và có khả năng tạo hình, thể hiện bằng hình vẽ và giải thích bằng văn bản. Làm việc về cấu trúc không gian (trước, sau, bên trái, bên phải của mình) và cú pháp để diễn đạt sự tương quan mặt trời/bóng. Tiến trình Chúng ta có thể khởi động buổi học này bằng cách yêu cầu từng cá nhân học sinh định vị trí mặt trời (đất nặn màu vàng) trên các hình thể hiện theo kiểu này và giải thích bằng một câu rằng bóng ở đâu. Hoạt động này dùng làm đánh giá chẩn đoán. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 39 Trong sân, dưới ánh mặt trời, chúng ta sẽ yêu cầu học sinh đứng làm sao để các em thấy bóng trước mặt, sau lưng, bên trái, bên phải mình. Mỗi lần như vậy, chúng ta cũng yêu cầu các em trình bày mặt trời ở đâu. Cũng có thể rất thú vị khi chia thành hai nhóm, nhóm biểu diễn và nhóm khán giả và sau đó đổi vai. Kiểu phân vai này là thuận lợi cho việc phân quyền và những thảo luận giữa nhóm biểu diễn và nhóm khán giả sẽ góp phần vào « cấu trúc không gian » Trở lại lớp, theo nhóm, chúng ta sẽ tạo hình các hiện tượng quan sát được trong sân với các nhân vật, hình nhân thể hiện bóng và một quả bóng bàn. Chúng ta có thể yêu cầu học sinh đặt vị trí hình nhân bóng ở trước, sau, bên trái, bên phải của nhân vật và định vị trí mặt trời. Giáo viên sẽ phải rất chú ý và bảo đảm rằng học sinh định vị trí đúng hình nhân bóng như yêu cầu bắt buộc và giải thích vị trí của mặt trời. Từng cá nhân sẽ tự mô tả mình trên giấy cùng với bóng của mình dưới ánh mặt trời với các yêu cầu sau :  Tôi tự mô tả mình dưới ánh mặt trời cùng với bóng tôi ở bên phải tôi.  Tôi tự mô tả mình dưới ánh mặt trời cùng với bóng tôi ở bên trái tôi.  Tôi tự mô tả mình dưới ánh mặt trời cùng với bóng tôi ở trước mặt tôi.  Tôi tự mô tả mình dưới ánh mặt trời cùng với bóng tôi ở đằng sau tôi. và giải thích bằng một câu các vị trí tương đối của bóng và mặt trời. Một vài câu phát biểu được mong chờ : "bóng ở bên phải, mặt trời ở bên trái", "mặt trời ở bên trái bởi vì bóng ở bên phải" Nhận xét : học sinh tự vẽ mình nhìn chính diện. Trong những trường hợp này, mô tả mặt trời bên trái hay bên phải là tương đối dễ. Để mô tả mặt trời ở trước hoặc sau, có thể rất thú vị, đối với trẻ 7-8 tuổi, tự vẽ mình nhìn nghiêng. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 40 BUỔI 4 : BÓNG VỚI ĐÈN Dẫn dắt bài học Buổi này nhằm củng cố các kiến thức đạt được trước đó : bóng gắn liền với cơ thể, nó ngược hướng với mặt trời. Buổi học cũng nhằm giúp học sinh khám phá xem có thể làm biến đổi một vài tham số : kích thước và hướng của bóng. Chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ làm quen thực tế chứ không đi vào khái niệm hóa. Vật dụng Theo nhóm : một đèn và nhân vật của buổi học trước. Mục tiêu Có khả năng làm biến đổi bóng của nhân vật theo kích thước và hướng. TIến trình Trong một phòng tối, chúng ta sẽ mời học sinh thực hiện theo nhóm bóng của các nhân vật của nhóm. Trước tiên chúng ta có thể chưa cho đèn và hỏi các em cần gì. Tiếp đó, chúng ta thay đổi câu lệnh, bằng cách yêu cầu lấy bóng lớn nhất có thể, nhỏ nhất, bên trái, bên phải, ở trước và ở sau nhân vật. Chúng ta cũng yêu cầu một bản báo cáo, có thể viết theo nhóm, dưới dạng đưa ra những lời khuyên đối với những bạn chưa biết làm thế nào để làm biến đổi kích thước và hướng bóng. (Đến lúc này chúng ta vẫn chưa cần dùng một mô hình tia sáng để giải thích và chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ khám phá định tính). Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 41 BUỔI 5 : BÓNG CỦA MỘT CỌC TRONG MỘT NGÀY* Dẫn dắt bài học Giúp học sinh nhận thức sự di chuyển của mặt trời trong một ngày bằng cách dùng một chiếc cọc thẳng đứng và bằng cách tái đầu tư các kiến thức đã đạt được trước đó. Vật dụng Một bảng với một que thẳng đứng Một viên phấn Thời gian Buổi học này cần những ghi chú trong suốt một ngày trước khi khai thác các ghi chú này. Mục tiêu Phát hiện rằng mặt trời di chuyển trên bầu trời ở độ cao không như nhau trong ngày. Phát hiện rằng vị trí của mặt trời trên bầu trời là liên quan đến thời gian (của đồng hồ) Tiến trình Chúng ta sẽ đặt bảng trong sân với que thẳng đứng và sẽ mời các học sinh quan sát và ghi chú bóng của cọc ở các giờ khác nhau. Mỗi học sinh sẽ chép lại những quan sát vào vở thí nghiệm của mình và giải thích bằng từ ngữ của mình rằng theo em vì sao bóng biến thiên như vậy. Đây là bước làm quen đầu tiên với đường đi của mặt trời. * buổi học này cần phải ghi chú suốt cả ngày để khai thác các ghi chú ấy. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 42 BUỔI 6 : BÓNG CỦA CÁC VẬT KHÁC NHAU Dẫn dắt bài học Buổi này cho phép khơi gợi học sinh hiểu hiện tượng bóng được phóng lên (mặt đất hoặc tường) Hiện tượng này là do vật làm vật cản ánh sáng (chúng ta chỉ thấy bóng nhờ sự tương phản, nhờ vào ánh sáng xung quanh viền bao quanh của vật. Vật dụng Hai mặt nạ đầu mèo, một với hai mắt đục thủng, và cái thứ hai được vẽ mắt. Một cái đèn Mục tiêu Có khả năng dự kiến bóng chiếu lên màn hình của nhiều đồ vật khác nhau được đèn chiếu sáng. Giải thích sự hình thành của bóng khi ý thức dược rằng vật là vật cản ánh sáng. Tiến trình Dự kiến, bằng hình thức viết cá nhân, hình dạng bóng của hai mặt nạ được tìm thấy. Tranh luận từ những dự báo. Thực hiện thí nghiệm và biểu diễn thành hai dạng. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 43 II. VÍ DỤ 2 : CHỦ ĐỀ "HỖN HỢP VÀ DUNG DỊCH" (LỚP 3, 4, 5) Các khái niệm Chúng ta có thể định nghĩa hai cách hoạt động của một chất rắn trong nước : Chất rắn phân tán hoàn toàn trong chất lỏng, và cuối cùng tạo thành một chất lỏng khác đồng nhất (chất lỏng này có thể có màu). Cách duy nhất để thu hồi chất rắn ấy là làm nước bay hơi. Chúng ta có một hỗn hợp đồng nhất. Sự phân tán chất rắn trong nước vẫn cho thấy chất rắn. Chất rắn lơ lửng trong nước, nổi trên mặt nước hay rơi xuống đáy vật chứa. Chúng ta có một hỗn hợp không đồng nhất. Mục tiêu chuyên biệt có khả năng phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. có khả năng tách các thành phần của một hỗn hợp. biết hiện tượng bão hòa. phân biệt các thuật ngữ "tan chảy" và "hòa tan". tái sử dụng các kiến thức để giải thích (sự vận hành của một trạm lọc nước, tính uống được của nước). phân tích sự vận hành của một đối tượng kỹ thuật để hiểu (các ruộng muối). Các biểu tượng của học sinh: Một trở ngại rất lớn ở học sinh chính là trở ngại về "tính trực quan của nhận thức" : "học sinh chỉ xem là tồn tại những gì mà các em nhận thức trực tiếp". Vì thế nước chỉ chứa các chất hòa tan vô hình thì đương nhiên nó không khác gì nước tinh khiết. Nếu chúng ta đưa một chất rắn vào trong nước, học sinh sẽ đề xuất lọc để thu hồi chất đó dù cho chất này mang tính chất gì (tan được hay không). Các em cũng thường cho rằng khi cho nước mặn chảy qua cái lọc thì sẽ thu được muối. Bản thân các em có thể sẽ không thể gợi ý làm bay hơi nước để thu hồi muối từ hỗn hợp nước mặn. Thật vậy, nếu học sinh nghĩ rằng luôn có muối trong nước mặn, các em cũng nghĩ rằng muối và nước tạo thành một hỗn hợp gắn với nhau và việc làm bay hơi nước sẽ kéo muối bay theo nước. Chính đó là lý do mà trong bài học này chúng ta gợi ý đi đặt câu hỏi về một thực tiễn xã hội, về các ruộng muối, để khám phá một phương pháp tách các thành phần của hỗn hợp. Các năng lực phương pháp: Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 44 Buổi học này làm tiền đề cho việc đi tìm các phương pháp thí nghiệm, đặc biệt là để tách các thành phần của hỗn hợp. Cũng rất thú vị về phương diện tìm kiếm các tiêu chí phân loại. Nó cũng cho phép kết hợp tìm tòi nghiên cứu dựa vào kinh nghiệm và nghiên cứu tài liệu. Vật dụng: Nhiều chất khác nhau dưới dạng bột : phấn bột, muối, đường, bột sắn dây, sữa bột, cà phê xay, cà phê hòa tan. Dự kiến phân chia vật dụng này vào các hũ đựng yaourt cho mỗi nhóm. Phin cà phê, rây nhỏ, rây (lược), khăn lau, giấy thấm làm bếp. Bếp, nồi, ly nhựa, dĩa giấy. Tính linh hoạt của bài học : Thời gian đầu, học sinh được yêu cầu trộn các loại bột vào nước và quan sát hiện tượng xảy ra. Ngoài vấn đề đổi màu, chúng ta sẽ giúp học sinh nhận ra có hai hiện tượng rõ rệt : sự hòa tan (hỗn hợp đồng nhất) hay sự hình thành một hỗn hợp không đồng nhất (chất rắn nổi, lặn xuống hay lơ lửng trong nước). Tiếp đến, chúng ta yêu cầu học sinh làm sạch nước (nước có bùn và chứa rác thực vật). Học sinh có khả năng sẽ đề xuất nhiều giải pháp mà tất cả đều xoay quanh hoạt động lọc. Như vậy, các em hiểu tầm quan trọng của kích thước cái lọc. Cùng một lô-gic như thế, sau khi thực hiện một dung dịch nước mặn, học sinh sẽ được yêu cầu thu hồi muối. Việc thực hiện nước mặn sẽ giúp các em khám phá hiện tượng bão hòa. Thường thì học sinh đều nhất trí thực hiện việc lọc nước. Thất bại này sẽ đưa các em đến việc đặt vấn đề về một thực tiễn xã hội, thông qua nghiên cứu tài liệu, đó là thu hồi muối từ các cánh đồng muối để thử kỹ thuật làm bay hơi nước. Sự bốc hơi sẽ được tăng tốc nếu đun nóng. Các kiến thức thu được sẽ cho phép học sinh hiểu sự vận hành của các trạm lọc nước và tự đặt câu hỏi về nước uống. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 45 BUỔI 1: BỘT TRONG NƯỚC Mục tiêu : Phân biệt hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất. Vật dụng Nhiều chất khác nhau dưới dạng bột : phấn bột, bột sắn dây, muối, đường, sữa bột, cà phê xay, cà phê hòa tan. Chuẩn bị lọ chia cho các nhóm. Tiến trình Giáo viên thực hiện một thí nghiệm đơn giản : cho một chút đường vào nước và quan sát. Thí nghiệm này được các nhóm thực hiện. Học sinh quan sát, ghi nhận rằng sau một thời gian đường biến mất trong nước. Mỗi học sinh được yêu cầu viết dự đoán của mình trong vở thí nghiệm hiện tượng của các loại bột khác trong nước (hiện tượng xảy ra có như đường không ?) Từng nhóm học sinh được yêu cầu làm lại thí nghiệm bằng cách sử dụng các loại bột khác nhau. (Không bắt buộc tất cả các nhóm phải thao tác với cùng một loại bột, nhưng chẳng hạn có thể yêu cầu 3 nhóm thử cùng một loại). Mỗi em sẽ ghi lại kết quả vào vở thí nghiệm. Tổng hợp ý kiến : giáo viên tổ chức hoạt động này bằng cách yêu cầu phân tích lần lượt hiện tượng của mỗi sản phẩm. Và mỗi lần như thế, giáo viên gọi một đại diện của mỗi nhóm đã thao tác với sản phẩm liên quan. Sử dụng bảng để ghi lại kết quả : bảng sắp xếp đầu tiên được thiết lập từ kết quả làm việc của nhóm. Chúng ta nhóm lại, theo ý kiến của học sinh, các sản phẩm có cùng hiện tượng xảy ra. Chất rắn vẫn còn nhìn thấy được trong nước chất rắn không còn nhìn thấy được Kết luận về hai kiểu hỗn hợp : viết chính thức Một kết luận chung được rút ra với sự giúp đỡ của giáo viên : Khi chúng ta cho một chất rắn vào trong nước :  hoặc chất rắn biến mất trong nước : nó tạo thành một hỗn hợp đồng nhất (đường, muối)  hoặc chất rắn vẫn còn nhìn thấy được (bột, phấn bột) : nó tạo thành một hỗn hợp không đồng nhất.  Bột sắn dây  Phấn bột  Cà phê xay  Bột  Đường  Muối  Sữa bột  Cà phê hòa tan Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 46 BUỔI 2 : LÀM SẠCH NƯỚC BẨN Mục tiêu Khám phá 2 cách là sạch nước bẩn : sự lọc và sự gạn. Vật dụng theo nhóm Từng nhóm : cái lọc các loại, tất nylon ngắn, rây, rây nhỏ hình phễu, lưới Và hỗn hợp nước có bùn với các rác thực vật. Tiến trình Các nhóm học sinh được yêu cầu dự kiến quy trình làm sạch nước bùn đã cho. Các nhóm thảo một áp-phích để trình bày cho cả lớp đề xuất của nhóm. Việc tổng hợp ý kiến cho phép rút ra nhiều cách thực hiện (nếu được, chỉ dự kiến duy nhất cách lọc). Vai trò của giáo viên sẽ là chấp nhận đề xuất nào, đặc biệt là tùy theo các vật dụng sẵn có. Mỗi nhóm sẽ thử cách thức của mình. Cần thử nhiều lần để thu được nước trong nhất có thể. Cần lưu ý rằng hiện tượng gạn rất hiếm khi được đề xuất. Phương thức này có thể tình cờ được phát hiện (với sự giúp đỡ của giáo viên). Từng học sinh sẽ viết kết luận vào « vở thí nghiệm » của mình. Với sự giúp đỡ của giáo viên và từ sản phẩm viết trước đó, một kết luận chung sẽ được rút ra: Có hai cách làm sạch nước có bùn :  có thể lọc nước nhiều lần với các loại rây (lược) có mắt lưới mảnh dần  có thể gạn bùn ở đáy nước trong một thời gian. Bằng cách rút nước ở bên trên, chúng ta có thể tách nước ra khỏi bùn. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 47 BUỔI 3 : NƯỚC MẶN Mục tiêu Khám phá hiện tượng bão hòa. Đề xuất các phương pháp để tách muối khỏi nước trong trường hợp hỗn hợp nước mặn. Vật dụng Vật dụng của từng nhóm : muối và nhiều lọ thủy tinh (Các lọ thủy tinh cần trong suốt để quan sát sự bão hòa) ; vật dụng để lọc. Cốc định lượng (có chia vạch) Một cái cân. Tiến trình 1. Thử thách : Yêu cầu mỗi nhóm cho 100ml nước vào trong một lọ và thêm vào đó càng nhiều muối càng tốt. Rất nhanh sau đó cặn lắng được hình thành. Thông tin từ giáo viên : giáo viên xác định rằng dung dịch đã bão hòa, giáo viên cũng cung cấp giới hạn bão hòa của muối trong nước là 360g/lít, và yêu cầu học sinh tính toán lượng muối tối đa chúng ta có thể cho vào 100ml nước để không bị bão hòa. Mỗi học sinh sẽ viết một đoạn nhỏ trong vở thí nghiệm để trình bày hiện tượng bão hòa. Sau đó, từng cặp 2 học sinh sẽ so sánh bài viết của nhau. Với sự giúp đỡ của giáo viên, một kết luận sẽ được rút ra: Chúng ta chỉ hòa tan 360g muối trong một lít nước. Vượt quá lượng đó, cặn muối sẽ hình thành, chúng ta nói rằng có sự bão hòa. 2. Yêu cầu : chúng ta cho học sinh thấy một chai nước mặn và yêu cầu học sinh tìm cách để thu hồi muối. Từng nhóm 4-5 học sinh sẽ tìm cách để thu hồi muối. Học sinh không thao tác mà chỉ thảo luận và đề xuất một giải pháp được trình bày trên một áp-phích. Trình bày áp-phích trước lớp. Thảo luận các phương pháp (phần lớn các phương pháp thường xoay quanh việc lọc. Chỉ một vài học sinh (1 hoặc 2) đề xuất làm nóng hoặc một phương pháp khác). Các nhóm thử các phương pháp đã chọn : tất cả các thử nghiệm với phương pháp lọc đều không có kết quả. Buổi học kết thúc bằng một thất bại. Điều này là cần thiết để đưa học sinh đến việc tự đặt câu hỏi. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 48 BUỔI 4: NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LÀM THẾ NÀO ĐỂ THU HỒI MUỐI TỪ NƯỚC BIỂN ? Mục tiêu Đặt câu hỏi về sự vận hành của các ruộng muối thông qua nghiên cứu tài liệu. (Dự kiến một phương pháp để thu hồi các chất hòa tan trong nước. Việc nghiên cứu tài liệu phải đưa học sinh đến việc dự kiến một phương pháp mà học sinh thường không nghĩ ra, sự bay hơi.) Vật dụng Các tài liệu về ruộng muối hay máy vi tính để tìm kiếm trên Internet. Tiến trình Tiếp theo thất bại ở buổi học trước (buổi 3), giáo viên có thể mang đến một hộp muối và hỏi học sinh muối từ đâu mà có ? Nghiên cứu tài liệu theo nhóm Tổng hợp các tìm kiếm và trở lại vấn đề Tìm biện pháp để thu hồi muối ngay tại lớp : các nhóm học sinh thực hiện các áp-phích để trình bày dự án của mình. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 49 BUỔI 5 : THU HỒI MUỐI BẰNG CÁCH LÀM BAY HƠI Mục tiêu Tái sử dụng thông tin từ nghiên cứu tài liệu và tìm ra một phương pháp để thu hồi muối bằng cách làm bay hơi nước. Vật dụng Nước mặn, dĩa, vật chứa các loại, bếp Tiến trình Thực hiện một ruộng muối trong lớp từ các kết quả tìm kiếm : học sinh sẽ tìm cách, đặc biệt là trải nước trong các dĩa và đặt dĩa trên một lò sưởi hay dưới ánh mặt trời. Từng cá nhân viết báo cáo. Sau khi tổng hợp ý kiến, chúng ta có thể dự kiến tăng tốc sự bay hơi hơn nữa, bằng cách nung nóng nước chẳng hạn. Từng cá nhân học sinh sẽ rút ra kết luận trong vở thí nghiệm của mình. Kết luận chung sẽ được giáo viên lặp lại : "Để thu hồi muối hòa tan trong nước, cần làm nước bay hơi." BUỔI 6 : ĐÁNH GIÁ Nhân một buổi dã ngoại trên bãi biển, Théo làm đổ lọ muối lên cát. Cậu đã lấy lại được muối nhưng cũng cả cát nữa. Em có thể giúp tách muối ra khỏi cát được không ? Mở rộng (nếu có thể) : Hiểu sự vận hành của một trạm lọc nước thải. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 50 VÍ DỤ BÀI BÓNG – BUỔI 1 (ĐIỀU CHỈNH THEO THỰC TẾ Ở VIỆT NAM) Tiến trình 1. Giới thiệu bài: Chúng ta sẽ chơi với bóng của chúng ta để học cách nhận biết bóng và sau đó các em sẽ vẽ hình để lưu giữ kỷ niệm về những gì các em sẽ khám phá hôm nay. (Đặc biệt, chúng ta sẽ chơi dưới ánh mặt trời và vì thế các em hãy đội mũ vào) 2. Định vị trí bóng của mình Cô giáo cho học sinh đứng dưới vùng được chiếu sáng và nói : - Các em có nhìn thấy bóng của các em ở đâu đó không ? - Nếu tìm thấy thì các em hãy chỉ cho các bạn .(đợi 2 phút) - Cô nhận thấy tất cả các em đều tìm thấy bóng của mình. Như vậy, chúng ta có thể bắt đầu trò chơi đầu tiên. 3. Trò chơi làm quen : - Trò chơi đầu tiên có tên"Hãy cứu lấy bóng mình". - Luật chơi:  Mục đích của trò chơi là dẫm được lên bóng của bạn mình.  Các em sẽ đứng thành cặp (Cô giáo đến gần học sinh để phân cặp và gán số 1, 2 cho mỗi em trong cặp).  Cô sẽ đếm đến 10, bạn số 1 sẽ cố gắng dẫm nhiều lần lên bóng của bạn số 2. Bạn số 2 cố gắng di chuyển để bóng mình không bị dẫm lên.  Bắt đầu : 1, 2, 10.  Bây giờ đổi lại, bạn số 2 sẽ dẫm lên bóng của bạn số 1. 1, 2, .10 - Trò chơi thứ 2 : Các em sẽ làm nhà ảo thuật, cô sẽ đếm đến 10, các em cố gắng làm thay đổi hoàn toàn hình dạng bóng của các em. - Trước khi bắt đầu trò chơi, học sinh tìm vị trị thích hợp để không che bóng của bạn mình. Cô đếm 1,2 10 3. Thảo luận : (cô giáo tập trung học sinh lại) - Các em có thay đổi hình dạng bóng của mình được không ? - Bóng của em đã trở thành như thế nào ? (cô giáo mời 3 học sinh phát biểu) - Các em có thể thay đổi kích thước bóng của các em không ? Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 51 - Cô mời các về chỗ để thử thay đổi kích thước bóng của mình nhé. 4. Thí nghiệm (kích thước) - Bây giờ các em sẽ tạo bóng của mình nhỏ nhất có thể. 1,2,,10 - Bây giờ các em hãy biến bóng thành lớn nhất có thể. 1,2,,10 5. Thảo luận : (cô giáo tập trung học sinh lại) - Chúng ta hãy cùng nhau nhìn xem các em đã sử dụng những kỹ thuật biến hình nào nhé. (cô giáo chỉ định một học sinh đứng vào vùng có ánh sáng)  Các em hãy chỉ cho bạn phải làm gì để có một cái bóng lớn nhất có thể nhé. (cô giáo mời 3 học sinh)  Cô giáo yêu cầu mô tả kết quả: Bóng này lớn như thế nào ? Bóng bắt đầu từ đâu ? và đến đâu ?  Bây giờ các em chỉ cho bạn phải làm gì để có một cái bóng nhỏ nhất có thể (cô giáo mời 3 học sinh khác)  Cô giáo yêu cầu mô tả kết quả: Bóng này nhỏ như thế nào ? Bóng bắt đầu từ đâu ? và đến đâu ?  Bây giờ cô muốn biết liệu các em có thể làm biến mất hoàn toàn bóng của mình không. Em nào nghĩ mình có thể làm thì đưa tay lên. (Cô giáo đếm và bình luận : tất cả các em đều đồng ý nói rằng .HOẶC các em không đồng ý ). Chúng ta hãy kiểm chứng nào. 6. Thí nghiệm (làm biến mất bóng)  Em nào làm biến mất thành công bóng của mình sẽ hô tên lên và đứng nguyên tại chỗ để cả lớp có thể đến xem.  Nếu sau 3 phút không có em nào thành công thì cô giáo tập trung học sinh lại. 7. Thảo luận : Trường hợp 1(một em hô tên vì em ấy nghĩ mình đã thành công) : các học sinh khác đến quan sát và mô tả những gì các em nhìn thấy. Cô giáo hỏi liệu đó có phải là một sự biến mất hoàn toàn không Trường hợp 2 : Học sinh không làm thành công. Cô giáo hỏi điều gì đã diễn ra .. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 52 8. Kết luận : Cô giáo yêu cầu học sinh nhắc lại những gì các em đã thực hiên hành công với bóng của mình. 9. Phần viết: Để không quên bài học hôm nay, các em hãy vẽ bản thân các em cùng bóng của mình dưới ánh mặt trời (hoặc dưới ánh đèn). Chúng ta hãy vào chỗ ngồi. Trước khi ngồi xuống, các em hãy đến lấy vật dụng : 1 tờ giấy và 1 cây bút. Nếu trong khi vẽ, các em muốn đổi màu thì có thể đến đổi cây bút khác. Cô cho các em tối đa 10 phút để vẽ. Em nào vẽ xong thì đến đính hình vẽ của mình ở đây. 10. Thảo luận (= KẾT LUẬN): cô giáo thông báo hết giờ vẽ, cô giúp học sinh đính hình vẽ lên vị trí quy định (kể cả những em vẽ chưa xong) - Tất cả các em có vẽ bóng như nhau không ? - Có điểm gì khác nhau giữa các bóng mà các em đã vẽ ? (cô giáo chỉ tay để định hướng quan sát của học sinh để các em tự đặt câu hỏi về một vài lỗi trên hình vẽ : màu sắc của bóng, có chi tiết bên trong bóng, bóng không gắn với cơ thể .) Nếu học sinh không nói được thì cũng không sao. Cô giáo có thể bình luận sau khi cho học sinh suy nghĩ : - Cô thấy ở đây bóng chỉ có một màu còn bóng này có hình vẽ bên trong. Vậy bóng có hình vẽ bên trong không hay bóng chỉ có một màu ? - Cô thấy ở đây bóng đặt sát thân hình còn hình này thì không. Vậy bóng ở xa hay gần cơ thể người ? Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 53 DIỄN ĐÀN "CÁC THÍ NGHIỆM ĐỂ HỌC HỎI" 1. Thí nghiệm 1: Sự bay hơi của 3 chất lỏng Vật liệu Câu đố  Dầu, cồn, nước  3 cái ly  3 nhiệt kế  1 quạt máy Chất lỏng khi bay hơi tạo ra sự lạnh Ngâm 3 nhiệt kế vào ba ly chứa chất lỏng (dầu, cồn, nước) Dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi ta lấy nhiệt kế ra (bằng đầu bằng nước) và hỏi các dự đoán tiếp theo. Giải thích Thử tìm các điều kiện để có được nhiệt độ rất thấp. Liên hệ các ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Ví dụ : máy điều hòa, sự toát mồ hôi (làm cơ thể mát hơn) 2. Thí nghiệm 2: Làm nước sôi bằng cách làm nguội nước Vật liệu Câu đố  Bình cầu  Nút chai  Bếp cồn  Chậu nước Đun nước sôi ở 100oC Làm thế nào để nước có thể sôi ở 23oC ? Nhận xét hiện tượng Giải thích Liên hệ các ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Cho nước vào bình, đun sôi nước và nút chai lại. Nếu nhỏ nước lạnh vào ngoài bình, nước sôi lại. Cứ tiếp tục làm lạnh bình sẽ làm nước sôi ở 23oC. Hãy giải thích vì sao nước sôi khi nhỏ nước lạnh vào ? 3. Thí nghiệm 3: Bóng có màu Vật liệu Câu đố  3 đèn chiếu với 3 bóng màu xanh, đỏ, lục 1 đèn cho một bóng màu đen (hoặc xám đen) Làm thế nào để tạo 3 bóng có màu với 2 bóng đèn ? Giải thích Làm thế nào để tạo 6 bóng có màu với 3 bóng đèn ? Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 54 4. Thí nghiệm 4: Tạo mạch điện để làm trò chơi tìm đáp án cho câu hỏi Vật liệu Câu đố  1 pin  1 còi điện  Dây điện Tạo 1 mạch điện sao cho khi chọn 1 đáp án đúng cho 1 câu hỏi thì còi điện kêu 5. Thí nghiệm 5: Làm khoai tây nổi trên mặt nước Vật liệu Câu đố  Khoai tây  Chậu nước  Bong bóng  Xốp  Dao Tìm hai cách để làm khoai tây nổi 6. Thí nghiệm 6: Cái ly rỗng Vật liệu Câu đố  2 ly nhựa  Ống nhựa dẻo  Chậu nước Tìm hai cách để làm nước dâng lên trong ly. Thí nghiệm để chứng tỏ không khí là vật chất. 7. Thí nghiệm 7: Nam châm Vật liệu Câu đố  Xe ô-tô nhỏ  Nam châm  Vật nhỏ bằng kim loại Làm di chuyển xe ô-tô với hai thỏi nam châm. Làm các vật kim loại di chuyển theo lộ trình vạch trước với 1 nam châm đặt ở bên dưới. Nam châm chỉ hút một số kim loại. Hai cực trái dấu (của nam châm) hút nhau. 8. Thí nghiệm 8: Làm căng bong bóng Vật liệu Câu đố  Bình cầu thủy tinh  Bếp cồn Sau khi đun sôi nước, gắn bong bóng vào miệng bình thì bong bóng căng phồng lên. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 55  Kẹp gỗ  Chậu nước Vậy hiện tượng gì xảy ra khi bình được làm nguội đi ? 9. Thí nghiệm 9: Chế tạo la bàn Vật liệu Câu đố  Xốp  Kim khâu, chỉ  Thanh nam châm  Chậu nước Chế tạo la bàn với các vật liệu cho sẵn. 10. Thí nghiệm 10: Chế tạo máy ảnh và buồng tối Vật liệu Câu đố  Hộp bìa cứng  Ống bìa cứng  Kim  Giấy calque  Kính lúp  Sơn đen Chế tạo máy ảnh và buồng tối 11. Thí nghiệm 11: Thắp đèn neon sáng với ống nhựa và tất nylon Vật liệu Câu đố  Tất nylon  Ống nhựa  Các loại vật liệu nhẹ  Đèn neon. Khi cọ xát tất nylon vào ống nhựa và cho lại gần các vật liệu nhẹ (giấy, xốp, ) thì nó sẽ hút các vật này. Vậy làm sao thắp sang đèn neon với ống nhựa và tất nylon ? Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 56 TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ VÀ DẠY HỌC (Élisabeth Plé) NỘI DUNG TRÌNH BÀY Tiến trình tìm tòi khám phá vừa có tính thống nhất vừa có tính đa dạng. Những thay đổi đối với học sinh và giáo viên. Việc ứng dụng tiến trình tìm tòi trong dạy học song hành với việc mềm hóa cấu trúc chương trình. I. TÍNH THỐNG NHẤT VÀ ĐA DẠNG CỦA TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ 1. Thống nhất theo các bước sau: Lựa chọn tình huống xuất phát Học sinh đặt câu hỏi Hình thành các giả thuyết và đề xuất hướng tìm tòi khám phá Học sinh tiến hành tìm tòi khám phá (điều tra, thí nghiệm, quan sát, mô hình hóa, nghiên cứu tài liệu) Thụ đắc và cấu trúc hóa kiến thức. 2. Đa dạng trong cách lựa chọn vấn đề làm tình huống xuất phát Các hoạt động làm quen với thực tiễn Tình huống - vấn đề Tình huống giải quyết các vấn đề tự nhiên Giới thiệu / Minh họa Hành động Thông tin Kiến thức thực tiễn Khái niệm Trục vấn đề và tìm tòi khám phá Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 57 a. Làm quen với thực tiễn Tức là làm quen với một đồ vật, môt hiện tượng, một vai trò. Giúp học sinh đạt được một nền tảng thực tiễn. Từ việc làm quen với thực tiễn này sẽ làm nảy sinh các câu hỏi. Ví dụ: Trò chơi với bóng của mình b. Thực hiện một sự thách đố thực tiễn Làm thế nào để biến một cái chai thành chiếc xe ô-tô ? Làm thế nào để chế tạo một máy ảnh với một kính lúp ? Làm thế nào để làm nổi khoai tây trên mặt nước ?  Đặc điểm  Ngay lập tức, học sinh bắt tay vào hành động thực hiện.  Vấn đề cần giải quyết (mục tiêu học tập) chính là vấn đề được giới thiệu.  Sự thích thú của học sinh thể hiện ngay tức thì.  Giải quyết vấn đề bằng cách thử làm/mắc lỗi, mò mẫm.  Các em thực hiện các thí nghiệm, những đó là những thí nghiệm để xem. c. Tình huống – vấn đề ; trở ngại Giáo viên giới thiệu tình huống bằng một câu hỏi nhưng mục tiêu học tập không phải là lời giải cho câu hỏi đặt ra. Chính trong quá trình thực hiện thì học sinh rơi vào vấn đề. Đối với việc học tập, chính trở ngại mới là trọng tâm. Trở ngại phải luôn hiện hữu trong đầu giáo viên. Nhưng tất nhiên điều đó là vô hình đối với học sinh.  Trở ngại  Đã ăn sâu vào đầu học sinh.  Đó là một biểu tượng được xây dựng từ đời sống hằng ngày.  Nó có tính thiết dụng  Và nó tồn tại dai dẳng  Tri giác chiếm ưu thế (ví dụ)  Không khí không phải là vật chất.  Không có nước trong phòng. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 58  Không còn muối trong ly nước.  Nhận định : muối biến mất trong nước Phản ứng của học sinh là khác nhau tùy theo độ tuổi. Không có muối vì muối phải thấy được. Chỉ còn vị muối. Còn muối nhưng không phải toàn bộ muối đã được cho vào ly.  Ví dụ 1 : chế tạo một cái tách bằng nhôm Một cái tách và một thỏi nhôm : liệu có đủ nhôm để chế tạo cái tách như thế không ? Trở ngại : nhầm lẫn giữa khối lượng và thể tích Phương pháp của học sinh: o Cân cái tách và thỏi nhôm. o Đo thể tích thỏi nhôm và thể tích của cái tách nhưng thể tích nào (bên trong, bên ngoài hay thể tích của sứ ?)  Mức độ kép  Chúng ta nói với học sinh là chúng ta sẽ chế tạo, đó là yếu tố gây động lực, nhưng thật ra chúng ta dẫn dắt học sinh đến một điều khác.  Cần nhớ rằng trở ngại phải luôn hiện hữu trong đầu giáo viên để tránh đi lệch hướng.  Ví dụ 2 : Quả cầu tuyết Mục tiêu : khám phá rằng một số chất hòa tan trong nước và một số chất khác không hòa tan trong nước.  Hai lý luận khoa học đối với vấn đề DEWEY BACHELARD  Giải quyết một vấn đề thực tiễn.  Quan tâm đến đời sống hằng ngày  Lô-gic của sự thành công  Thách thức về mặt vật chất  Kiến thức thực tiễn  Vượt qua một trở ngại mà học sinh không xác định từ trước  Kích thích sự quan tâm đến một vấn đề không được quan tâm  Lô-gic của sự thất bại  Thách thức về mặt tri thức  Khái niệm Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 59 II. NHỮNG THAY ĐỔI ĐỐI VỚI HỌC SINH VÀ GIÁO VIÊN Các từ khóa Mắc lỗi là công cụ để dạy học. Hợp tác, thảo luận, tương tác. Tìm kiếm, nhưng không phải mọi lúc. 1. Mắc lỗi là một công cụ để dạy học. Cần phân biệt rằng trong quá trình học thì mắc lỗi là cần thiết; nhưng khi làm bài kiểm tra thì cần ít mắc lỗi nhất có thể. Cho phép học sinh được quyền mắc lỗi và dựa vào những lỗi ấy để kích thích sự tương tác và đưa ra những câu hỏi.  Ví dụ về hiện tượng bóng  Các câu hỏi đặt ra  Bóng có màu không ?  Chúng ta có nhìn thấy các chi tiết bên trong không ?  Vị trí của bóng là như thế nào so với mặt trời ? Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 60 2. Kích thích sự tranh luận. Cần thiết có sự hợp tác giữa các học sinh để những điểm bất đồng được chấp nhận. Vai trò của giáo viên là chủ yếu : lắng nghe, giữ đầu óc luôn hướng về mục tiêu bài học để kích thích thảo luận. Tranh luận phải dựa trên phần viết của học sinh.  Ví dụ về sự nổi.  Dự đoán và kiểm chứng cách hoạt động của các vật khác nhau đối với nước (đặc ruột và đồng nhất về vật liệu).  "Những vật bằng gỗ, gỗ xốp, xốp, sáp thì nổi, còn những vật bằng sắt, thủy tinh, đất nặn, đá thì chìm." Bảng dự đoán các vật nổi hay chìm Các đồ vật để dự đoán 3. Tìm kiếm, nhưng không phải mọi lúc Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 61 Ở đây, chúng ta không yêu cầu học sinh tìm kiếm những vật mà các em có thể để trên mặt nước. Ngược lại, chúng ta ấn định các đồ vật được lựa chọn kỹ càng để khơi gợi mâu thuẫn. Khó khăn đối với giáo viên là quyết định khi nào chúng ta phải cho trước và khi nào học sinh phải tìm kiếm. III. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH VÀ TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ Không phải toàn bộ các bài trong chương trình đều dạy theo phương pháp tiến trình tìm tòi khám phá. Cần phải lựa chọn tùy theo chủ đề. Có những tiến trình tìm tòi khám phá rất nặng (Bachelard), một số khác nhẹ hơn (theo Dewey) hay còn có những hoạt động được tiến hành theo dạng giới thiệu / tiếp thu. Nên điều chỉnh phân phối chương trình theo kiểu :  Từ khoảng 80 bài được biên soạn trong sách giáo khoa, nên nhóm lại thành khoảng 10 mô-đun mang tính tổng quát của chương trình.  Các năng lực nên được khai thác thành hành động chứ không phải theo kiểu độc lập Nhiều năng lực được khai thác là rất ý nghĩa đối với học sinh. Cần thiết phải lên kế hoạch hoạt động cho nhiều ngày. Chúng ta không bắt buộc phải kết bài sau mỗi tiết học, mà ngược lại, chúng ta có thể dừng lại ở những câu hỏi. Nên song hành cùng giáo viên trong tổ chức lớp học theo kiểu mới để giáo viên không nản chí. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 62 NHỮNG PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN VỀ TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ (Élisabeth Plé) NỘI DUNG TRÌNH BÀY Đặt vào tình huống tìm tòi khám phá. Phân tích các đoạn phim. Chuẩn bị / thực hiện các tiết dạy. I. ĐẶT VÀO TÌNH HUỐNG TÌM TÒI KHÁM PHÁ Tình huống dành riêng cho người lớn. Tình huống có thể được thực hiện trong lớp.  Lợi ích  Mô phỏng lớp học.  Chuẩn bị có hiệu quả một tiết dạy.  Cho phép gắn kết một nhóm.  Cụ thể  Cho phép chốt lại kiến thức.  Học viên thể hiên sự thích thú của mình đối với tiến trình.  Nó kích thích mong muốn thực hành.  Khó khăn  Tốn nhiều thời gian.  Phản ứng của học sinh đôi khi khác xa phản ứng của người lớn.  Cần thiết hình dung cách chuyển thành tiết dạy trên lớp. II. PHÂN TÍCH PHIM Những đoạn phim nhỏ để minh họa (cần phải có tính thuyết phục nhất). Rất tốt để bắt đầu buổi làm việc. Phân tích phim quay một tiết dạy trên lớp. Đoạn phim có thể không tốt nhưng nó cho phép học viên phân tích, phê bình, nêu câu hỏi và tìm các phương án trả lời. Rất tốt để khắc sâu khi các học viên đã có kinh nghiệm. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 63  Những vấn đề liên quan đến việc thực hiện các đoạn phim  Chất lượng kỹ thuật phải hoàn hảo để không làm học viên chán.  45 phút trong lớp = đoạn phim 10 phút.  Cần thiết phải cắt dựng lại phim.  Các học viên phải ý thức rằng thời gian trong phim đã được nén lại. III. CHUẨN BỊ / THỰC HIỆN TIẾT DẠY Một phương thức lý tưởng. Tốn nhiều thời gian : chuẩn bị, thực hiện, phân tích. Rất tốt đối với tiết dạy trong trường hoặc một khóa tập huấn trong vùng. Khó khăn cho giáo viên thực hiện tiết dạy. Chủ đề phải phù hợp với trình độ của học viên (để không làm học viên nản chí).  Ví dụ thực tế  Một giáo viên trình bày những gì mình đã thực hiện trên lớp.  Ví dụ thực tế của giáo viên trong vùng khiến học viên dễ tin hơn.  Các diễn đàn tương tác : học sinh này giới thiệu công trình của mình với các học sinh khác. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 64 TIẾN TRÌNH TÌM TÒI KHÁM PHÁ – ĐÀO TẠO GÌ CHO GIÁO VIÊN (Élisabeth Plé) Giải thích thuật ngữ : - Người học : người tham gia (sinh viên, giáo viên, giảng viên) một khóa đào tạo - Học sinh : học sinh ở các trường phổ thông. I. CÂU HỎI CẦN ĐẶT RA TRƯỚC KHI XÂY DỰNG MỘT MÔ-ĐUN ĐÀO TẠO 1. Đối tượng nhắm đến : sinh viên, giáo viên hay giảng viên ? 2. Thời gian của khóa đào tạo ? có các khóa nào khác không ? 3. Đối tượng tham gia có kiến thức chuyên ngành khoa học hay không ? 4. Họ đã từng làm quen hay chưa với phương pháp dạy học dựa trên tiến trình tìm tòi nghiên cứu ? 5. Họ đã từng tham gia hay chưa vào một khóa tập huấn hay đã có đọc thông tin về tiến trình tìm tòi nghiên cứu ? 6. Họ sẽ tiến hành những gì được học như thế nào ? 7. Có thể đảm bảo một sự kèm cặp tiến hành trên lớp sau khi được đào tạo không ? II. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC ĐÀO TẠO 1. Đặt người học vào tình huống tìm tòi nghiên cứu Cần thiết tiến hành một tình huống dạy học lặp lại (một cách chính xác) các nguyên tắc cần được nhấn mạnh trong tiến trình học tập được khuyên dùng đối với học sinh, cụ thể là : Học sinh được đặt trong tình huống tìm tòi nghiên cứu. Trong sự tìm tòi nghiên cứu này, học sinh tự đặt câu hỏi, thí nghiệm, tranh luận và lý luận, đưa ra ý kiến chung và tranh luận về những suy nghĩ và kết quả của học sinh, xây dựng kiến thức. Một học sinh nói sai không được xem đó là học sinh yếu. Cách diễn đạt và nhận thức của học sinh là trọng tâm của quá trình học tập. Giáo viên đóng vai trò trung gian. Giáo viên đề xuất các hoạt động, hướng dẫn các tìm tòi, dẫn dắt thảo luận, cho phép tiếp cận nguồn tư liệu và tổ chức cấu trúc hóa các kiến thức đạt được. Tiến trình này gắn kết việc học khoa học, nắm vững ngôn ngữ và giáo dục tư cách công dân. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 65 Vì thế, điều quan trọng là giúp người học “sống” trong một hoặc nhiều tiến trình học cùng dạng với tiến trình đề ra đối với học sinh. Lưu ý ! Tình huống đào tạo được đề xuất phải phù hợp với người học, sinh viên hoặc giáo viên, Một khóa đào tạo trong đó người học được đặt trong tình huống học sinh sẽ nhanh mất tín nhiệm. Vì vậy, cần đề xuất các tìm tòi nghiên cứu phù hợp với người lớn tham gia đào tạo nhằm đặt họ thật sự vào trong các tình huống suy tìm nghiên cứu. Trong quá trình đào tạo, người học phải có thể phát biểu về những thời điểm đã trải qua và và theo họ là mang tính quyết định. Đào tạo viên phải dự kiến những thời điểm phân tích và giúp người học phân tích tình huống. Chủ đề lựa chọn phải phù hợp, không quá đơn giản, vì không có tính thách thức, cũng đừng quá phức tạp hay quá dài để giải quyết vì có nguy cơ làm người học nản chí. Người học có thể bày tỏ sự chống đối : tránh nhiệm vụ tìm tòi nghiên cứu thử nghiệm. Sự chống đối này thường có 2 dạng : đưa ra ngay lập tức câu trả lời hợp với lý luận giải thích, hay thái độ im lặng và ân mình sau những người dẫn đầu. Những phản ứng tránh này là bình thường và cần thiết để những quan niệm của người học tiến triển hay để người dạy sửa đổi cách làm của mình. Cần tận dụng trải nghiệm của người học để tổ chức tư duy dạy học và sư phạm về những thời điểm quan trọng của tiến trình. Thời gian tư duy này từ những hoạt động đã trải nghiệm là cần thiết để dự kiến chuyển vào lớp học. 2. Nhận thức về thực hành của người dạy, quan niệm của người học về thực hành trong lớp : Ý đồ chính của mọi đào tạo chuyên môn là một sự biến đổi thực hành. Cũng giống như hoạt động học tập dẫn dắt người dạy « từ những quan niệm của học sinh để biến đổi những quan niệm đó », hoạt động đào tạo người dạy phải giúp đào tạo viên ý thức « việc thực hành của người học » nếu người học là giáo viên hay « các quan niệm của sinh viên về thực hành trên lớp » đối với các giáo viên tương lai. 3. Phát triển năng lực ở các giáo viên hay giáo viên tương lai Giúp người học làm quen với tiến trình tìm tòi nghiên cứu bằng cách :  đặt vào tình huống tìm tòi nghiên cứu  xây dựng các tiết học : tình huống chỉ lý tưởng khi tiết học có thể được xây dựng rồi được thực hiện, quan sát và phân tích. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 66  phân tích các tiết học : quan sát học sinh và video tiết học. Dạy người học quản lý một số yếu tố mấu chốt của tiến trình tìm tòi nghiên cứu : Cần biết :  Khởi động hoạt động như thế nào ?  Vị trí của các lỗi sai của học sinh ? Quản lý các lỗi sai như thế nào ?  Làm sao nhận thức được các quan niệm của học sinh ? Làm sao chất vấn thực tế ?  Làm thế nào để chuyển từ các quan niệm và câu hỏi của học sinh sang các câu hỏi tạo kết quả cho phép học sinh đề xuất và tiến hành việc tìm tòi nghiên cứu ?  Vị trí và vai trò của việc tìm tòi nghiên cứu trong tiến trình này ?  Dự kiến những kết nối nào giữa thời gian tìm tòi nghiên cứu và các hoạt động khác ?  Thiết lập những liên hệ nào với môi trường của học sinh ?  Vị trí và vai trò của bài viết ? Giữ vở thí nghiệm như thế nào ?  Làm sao quản lý một thảo luận khoa học ?  Làm sao cấu trúc hóa các kiến thức ? Đồng thời dự kiến các mặt trong quản lý lớp học :  Làm việc nhóm, khi nào, vì sao, như thế nào ?  Thảo luận tập thể, khi nào, vì sao, như thế nào ?  Bài trình bày của giáo viên, khi nào, vì sao ?  Quản lý bài viết  Phát biểu của học sinh  Quản lý dụng cụ  Thời gian các hoạt động  Cho phép người học có khả năng tiến hành phân tích việc thực hành của họ Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 67 Cần phải cung cấp công cụ cho người học để phân tích các thực hành trên lớp (phân tích tiết học) nhằm cho phép họ có cái nhìn phê phán về việc thực hành của bản thân. Nhằm giúp xây dựng các năng lực này ở giáo viên hoặc các giáo viên tương lai, đến một thời điểm thích hợp, đào tạo viên sẽ đề xuất với người học :  các kiến thức dạy học và sư phạm Những tài liệu dạy học và sư phạm giúp bổ sung tư duy, làm sáng tỏ các nghi vấn, cấu trúc hóa các tiến trình.  các tài liệu khoa học bổ sung Tùy theo khả năng mà các tài liệu giúp làm sáng tỏ và bổ sung tiến trình và mang lại các khái niệm khoa học cần thiết cho giáo viên để có được khoảng lùi cho phép giáo viên quản lý các chất vấn của học sinh và dự kiến những phần kéo dài cần thiết. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 68 TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH (tài liệu do cô Maryvonne Stallaerts biên soạn từ trang web của « Bàn tay nặn bột » và công trình nghiên cứu của Edith Saltiel) Đánh giá một cách truyền thống (bộ câu hỏi viết đơn giản về các kiến thức vào cuối khóa học) là không đủ trong khuôn khổ một tiến trình tìm tòi nghiên cứu khoa học. Trước khi nói về đánh giá, điều quan trọng là cần nhắc lại một vài nguyên tắc của tiến trình này. I. CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC DỰA TRÊN TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU Bản thân tự thí nghiệm là trọng tâm của việc học tập Học sinh phải lĩnh hội và hiểu câu hỏi hay vấn đề trọng tâm của công việc. Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi nhiều kỹ năng từ phía học sinh. Học các môn khoa học không chỉ là tác động lên đối tượng và với đối tượng, nó còn phải lý luận, trao đổi với người khác và viết ra cho bản thân và cho người khác. Việc sử dụng các nguồn thứ yếu bổ dung cho thí nghiệm trực tiếp. Tìm tòi nghiên cứu khoa học thường là thành quả của một sự cộng tác. II. ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ, ĐÁNH GIÁ HÌNH THÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢO SÁT Đánh giá định kỳ : kiểm tra vốn hiểu biết vào cuối khóa học. Đánh giá thường nhắm đến tổng thể (toàn bộ) vốn hiểu biết. Mục đích đầu tiên của đánh giá định kỳ là kiểm tra vốn hiểu biết của học sinh (kiến thức và đôi khi kỹ năng) hoặc cuối một mô-đun, hoặc cuối một năm học, hoặc cho một kỳ thi cuối kỳ hay kỳ thi tuyển sinh. Đánh giá định kỳ thường được cụ thể hóa bằng một điểm số. Đặc trưng của dạng đánh giá này là không trở lại quá trình học tập và các khó khăn mà học sinh đã có thể gặp phải mà là để đưa ra một sự đánh giá, ngay cả khi học sinh vẫn còn đang trong quá trình học tập. Đánh giá hình thành diễn ra trong suốt quá trình học tập, nó là một phần của quá trình học tập. Mục đích của đánh giá hình thành không phải để kiểm tra vốn hiểu biết, mà để phát hiện ngay lập tức những thành công và nhất là những khó khăn của học sinh để ứng phó trước khi quá muộn. Đánh giá hình thành phải được thực hiện một cách đều đặn khi đến các giai đoạn đã dự kiến trong suốt một quá trình dạy học. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 69 Mục đích của dạng đánh giá này không phải đưa ra một điểm số, cũng không đưa đến sự xếp loại mà nhằm thông tin cho học sinh về thành công và khó khăn của các em, cho phép các em định vị trí sự tiến triển của các em so với một mục tiêu cho trước. Đánh giá hình thành cho phép giáo viên nắm rõ hơn những điều đã được hiểu rõ hay chưa rõ, các trở ngại và khó khăn gặp phải nhằm có thể điều chỉnh việc giảng dạy của bản thân thiết lập các hoạt động bổ khuyết cho cá nhân hay tập thể. Chất lượng tương tác giữa giáo viên và học sinh đóng một vai trò mấu chốt. Để có thể trao đổi và khiến học sinh ý thức về các nguyên nhân vì sao các em thành công hay thất bại, giáo viên phải cố gắng hiểu tình huống luôn phức tạp của mỗi học sinh đang học tập. Đánh giá chẩn đoán/khảo sát/đánh giá đầu vào Đánh giá chẩn đoán có thể diễn ra vào đầu năm học, hoặc trước khi nghiên cứu một chủ đề mới. Nếu kết quả của dạng đánh giá này có hệ quả làm biến đổi việc giảng dạy được dự kiến ban đầu khi xem xét các kết quả, chúng ta có thể nói rằng đây là một dạng đặc biệt của đánh giá thường xuyên. Các thông tin thu thập được về vốn hiểu biết của học sinh cho phép tổ chức việc học tập. Nếu ngược lại, đánh giá chẩn đoán không kéo theo một sự chỉnh đốn thay điều chỉnh nào, thì dạng đánh giá này không mang tính nắm thông tin thường xuyên cũng không mang tính lấy điểm định kỳ. Nó chỉ dùng để lập ra một khảo sát thực tế và cung cấp thông tin cho gia đình và cho cơ quan hành chính của hệ thống giáo dục. III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG GÌ ? Đánh giá học sinh trước hết cần nói rõ không chỉ đánh giá các kiến thức mà cả các kỹ năng được mong đợi (không phải là điều dễ nhất) rồi chọn lựa các công cụ đánh giá phù hợp nhất. Đánh giá những gì ? Câu trả lời nằm ở các mục tiêu của các buổi học, bằng cách tìm kiếm các khái niệm, quan niệm, (kiến thức), các kỹ năng đã học và hướng phát triển đã được dự kiến. Việc phân tích các mục tiêu của các buổi học và hướng phát triển đã được dự kiến cho phép xác định một cách tổng quát các điểm khác nhau thích hợp để đánh giá. Các năng lực Thực hành một tiến trình khoa học : Đặt câu hỏi Hiểu câu hỏi được đặt ra • Tự mình làm thí nghiệm • Biết điều chúng ta muốn quan sát Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 70 Quan sát Đưa ra giả thuyết và kiểm nghiệm giả thuyết • Biết điều chúng ta muốn tìm kiếm • Trao đổi, chia sẻ, thảo luận, biện luận IV. ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO ? (HAY THEO NHỮNG PHƯƠNG THỨC NÀO ? Tùy theo dạng đánh giá, các phương thức đánh giá là khác nhau. Nếu đánh giá nhằm mục đích nắm thông tin thường xuyên, thì nó có thể có các dạng dưới đây : các câu hỏi một cách không chính thức của giáo viên. giáo viên quan sát hành vi của các học sinh đang làm một hoạt động, giải quyết một vấn đề, làm công việc nhóm (Các em có cộng tác không ? Có lắng nghe nhau không ? có biện luận không ? Có giữ gìn dụng cụ không ? Có tôn trọng các quy tắc an toàn không ?...) dưới dạng các bài tập dùng giấy bút : các dạng này có thể biến tấu tùy theo chúng ta kiểm tra kiến thức đơn thuần hay các yếu tố của tiến trình tìm tòi nghiên cứu được khuyên dùng hay các năng lực. dưới dạng các hoạt động thực hành (xem bài các đòn bẩy của Nantes). bằng cách đọc vở thí nghiệm của học sinh. bằng cách yêu cầu chuẩn bị bài thuyết trình, áp-phích Nếu đánh giá nhằm mục đích lấy điểm định kỳ, các dạng bị hạn chế hơn : câu hỏi trả lời vấn đáp hay bằng bài viết chắc chắn là dạng phổ biến nhất nhưng nó cũng có thể bao gồm các bài tập thực hành hay các thí nghiệm nhỏ. V. Ở PHÁP, NỀN TẢNG CHUNG VỀ KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG (2006) Các năng lực cần kiểm nghiệm vào cuối cấp tiểu học : CÓ KHÔNG Thực hành một tiến trình khoa học hoặc công nghệ. Thực hành một tiến trình tìm tòi nghiên cứu : biết quan sát, đặt câu hỏi. Thao tác và thí nghiệm, trình bày giả thuyết và thử nghiệm giả thuyết, biện luận, thử nhiều hướng giải pháp. Diễn đạt và khai thác các kết quả đo đạc và nghiên cứu bằng cách sử dụng một vốn từ khoa học qua ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 71 Các yêu cầu đối với giáo viên : Giáo viên quan sát vở thí nghiệm, Giáo viên quan sát hành vi của mỗi học sinh, Giáo viên đề xuất các câu hỏi viết hoặc nói bằng cách đi từ một tình huống thử nghiệm trong lớp từ đó nhiều giả thuyết sẽ được chứng minh. Các năng lực cần kiểm nghiệm vào cuối cấp THCS : CÓ KHÔNG Thực hành một tiến trình khoa học hoặc công nghệ ? Giải quyết các vấn đề. Tìm kiếm, khai thác và tổ chức thông tin có ích. Thực hiện, thao tác, đo đạc, tính toán, áp dụng các yêu cầu. Lý luận, biện luận, thực hành một tiến trình thử nghiệm hay công nghệ, chứng minh. Giới thiệu tiến trình đã theo, các kết quả thu được, trao đổi bằng một ngôn ngữ thích hợp. Các yêu cầu đối với giáo viên : Đề xuất các bài tập có giám sát hoặc bài tập về nhà. Đánh giá trong tình huống lớp học, thông qua một tiến trình tìm tòi nghiên cứu dự án, việc giải quyết các vấn đề. VI. ĐÁNH GIÁ NHƯ THẾ NÀO ? MỘT SỐ VÍ DỤ Ví dụ 1 : Các câu hỏi để đánh giá năng lực "giải thích" Các hình vẽ của các học sinh khi được yêu cầu : "Trời có nắng, hãy vẽ em và bóng của em". Hoàn chỉnh các mệnh đề sau :  Hình vẽ phù hợp thực tế nhất là hình số , bởi vì  Tôi không chọn hình .. bởi vì .  Tôi không chọn hình .. bởi vì . Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 72 Ví dụ 2 : Kiến thức : Để có được 3 bóng từ cùng một đối tượng, cần có 3 nguồn sáng khác nhau. Em hãy nhìn ảnh : Có bao nhiêu đối tượng ? Có bao nhiêu bóng? Em sẽ phải cần dụng cụ nào để có được những bóng này ? Em hãy vẽ thêm vào bức ảnh thiết bị để có được các bóng này. Nguồn sáng được đặt như thế nào đối với mỗi bóng ? Các năng lực được đánh giá : Biết quan sát Mô tả một đối tượng (quan sát bức ảnh) Biết phân tích đối tượng (bức ảnh) để đưa ra một lời giải thích Biết đề xuất dựng một thử nghiệm Biết lý luận Biết phân tích thí nghiệm để đưa ra một thông tin Ví dụ 3 : Kiến thức : Tốc độ bay hơi của nước phụ thuộc nhiệt độ môi trường và bề mặt tiếp xúc giữa nước và không khí. Các câu hỏi để đánh giá năng lực : Thiết kế một thiết bị thí nghiệm, tách riêng các biến số. Giả thuyết 1: Bề mặt tiếp xúc giữa nước và không khí càng lớn, sự bay hơi càng nhanh. Giả thuyết 2: Nhiệt độ càng cao, sự bay hơi càng nhanh. Thí nghiệm nào kiểm chứng giả thuyết 1 ? Thí nghiệm nào kiểm chứng giả thuyết 2 ? Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 73 KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ (Elisabeth Plé và Maryvonne Stallaerts) 1. Pha 1 : Đặt vào tình huống cụ thể Khi nước sôi, các bong bóng có chứa gì ? • Từng cá nhân viết câu trả lời. Điều gì xảy ra với quả bóng nếu chúng ta làm lạnh bình thủy tinh, ngay sau khi tắt lửa? • Từng cá nhân hãy viết câu trả lời. Thí nghiệm đã chấm dứt Các bạn giải thích thế nào về những gì đã quan sát được ? • Mỗi nhóm hãy giải thích lên một tờ giấy lớn (mỗi nhóm 1 tờ  nhiệm vụ tập thể) Các sản phẩm đã được dán lên và được các học viên xem xét • Hãy xác định các dạng viết dùng để giải thích. Bạn có thể giải thích thế nào về hiện tượng quan sát được ? Bạn nghĩ gì về vai trò của viết để có được một sự giải thích thấu tình đạt lý: viết mang lại cho bạn sự trợ giúp gì ? 2. Pha 2 : Viết trong phòng thí nghiệm khoa học Viết cho bản thân Viết để tương tác Viết để xuất bản • Các ví dụ lấy từ khoa học đương đại và lịch sử khoa học. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 74 Một ví dụ về công việc của Ampère 3. Sự đa dạng của văn bản viết Các biểu bảng để ghi lại thông tin, sắp xếp Các hình vẽ để dự đoán, quan sát, Các văn bản để chuyển từ cảm tính sang lý luận, để trao đổi, ghi nhớ, khái niệm hóa Các đồ thị để xử lý dữ liệu và diễn đạt các dữ liệu một cách dễ dàng. Các sơ đồ để biểu diễn và mô hình hóa thực tế. Các biểu đồ để ký hiệu và trao đổi thông tin dễ dàng hơn. 4. Viết trong khoa học ở trường: các công cụ để : Nói rõ suy nghĩ của bản thân. Thu thập thông tin, xử lý thông tin. Cho phép thảo luận bằng cách dựa vào các cơ sở có thể trao đổi thông tin. Liên hệ các thông tin với nhau. Chuyển từ cảm tính sang lý luận và khái niệm hóa. 5. Pha làm việc cá nhân Pha làm việc cá nhân để suy nghĩ, đưa ra ý kiến, tự đặt câu hỏi. Tự đặt câu hỏi để đề xuất các giả thiết. Hình thức viết : câu hỏi, câu khẳng định. Viết để : kể, mô tả, giải thích, lập luận. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 75 Viết để dự đoán kết quả Đề xuất phương án thực nghiệm 6. Pha làm việc theo nhóm Pha làm việc theo nhóm để trao đổi, thảo luận với các bạn Viết tập thể các kết luận để trao đổi với các bạn khác Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 76 - Trình bày trước lớp 1 phương án thực nghiệm. - Thảo luận về phương án này với nhóm khác. Đối chiếu đề xuất của các nhóm Mô tả, kể, giải thích, lập luận Báo cáo kết quả thí nghiệm Báo cáo các quan sát Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 77 Thu thập tài liệu, rút ra thông tin 7. Trở lại phần viết cá nhân Khai thác các kết quả và rút ra các kết luận cá nhân. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 78 8. Kết luận Viết như một phương tiện giao tiếp với bản thân và với người khác. Viết cho bản thân, nhằm : Hành động, ghi nhớ, hiểu, tự đặt câu hỏi. Viết cho người khác, nhằm :Chuyển đạt, đặt câu hỏi, tranh luận, giải thích, tổng hợp. Viết để ghi nhớ. Viết để lưu lại. Viết để suy nghĩ. Viết như một công cụ xử lý thông tin. Viết để làm cơ sở cho tranh luận. Xen kẽ giữa viết cá nhân, tập thể và của nhóm.  Viết cá nhân cho phép điểm lại suy nghĩ của bản thân, chuẩn bị để giải thích rõ suy nghĩ của mình và thảo luận.  Động lực để suy nghĩ, lưu lại hành động.  Viết của nhóm cho phép trình bày công việc của nhóm, đối chiếu và thúc đẩy các tranh luận và tương tác.  Công cụ để thảo luận và tương tác.  Viết tập thể cho phép làm việc về ngôn ngữ và kết lại phần thảo luận, ý kiến thống nhất của tập thể.  Phần viết tổng hợp của cả lớp. Tài liệu tập huấn PP-BTNB Quy Nhơn, tháng 7/2014 Trang 79 CÁC MỐC ĐỂ TIẾN HÀNH THỰC HIỆN MỘT BÀI DẠY (Trung tâm tư liệu sư phạm quốc gia Pháp – Dạy khoa học ở tiểu học, 2002) Phần trình bày dưới đây là dành cho các giáo viên tiểu học. Nó nhằm đưa ra những điểm mốc để tiến hành thực hiện một tiến trình giảng dạy tôn trọng tinh thần đổi mới giảng dạy các môn khoa học và công nghệ và tinh thần của chương trình năm 2002. Đây là một tài liệu sư phạm có thể áp dụng chứ không có tham vọng định nghĩa phương pháp khoa học, cũng không cứng nhắc rập khuôn tiến trình dẫn dắt từ vấn đề đặt ra đến sự tìm tòi nghiên cứu rồi đến sự đúc kết. Có những nét giống với phương pháp dạy học tích cực, tiến trình đề nghị có thể được so sánh với tiến trình khuyến nghị để giải các bài toán. Để thuận tiện trong trình bày, năm thời điểm chủ yếu đã được xác định. Thứ tự các thời điểm này không tạo thành các bước phải tuân thủ một cách tuần tự. Tùy theo các chủ đề mà việc trở đi trở lại giữa các thời điểm luôn luôn là điều được mong mỏi. Ngược lại, mỗi một pha được xác định là cần thiết để đảm bảo sự tìm tòi nghiên cứu là được suy nghĩ bởi chính học sinh. I. HAI NGUYÊN TẮC CỦA TIẾN TRÌNH TÌM TÒI NGHIÊN CỨU Tiến trình đưa ra kế hoạch đổi mới các môn khoa học và công nghệ ở trường tiểu học tuân thủ theo các nguyên tắc thống nhất và đa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tap_huan_btnb_2014_1_2693.pdf
Tài liệu liên quan