Tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng bông

Tài liệu Tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng bông: Bộ Công Thương Tập đoàn Dệt - May Việt Nam ---*--- VIỆN NGHIÊN CỨU BÔNG & PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NHA HỐ TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT TRỒNG BÔNG Ninh Thuận - 2011 2 PHẦN 1. CHỌN TẠO VÀ SỬ DỤNG GIỐNG BÔNG 1. BỐI CẢNH CHUNG 1.1. Về sản xuất bông Trên thế giới, cây bông (Gossypium sp.) được trồng ở hơn 80 quốc gia, với diện tích hàng năm khoảng 33-34 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 20-25 triệu tấn bông xơ, có giá trị trên 20 tỷ USD. Trong 10 năm trở lại đây bình quân năng suất và giá bông xơ có tăng nhưng với tốc độ chậm so với xu hướng tăng ngày càng nhanh của chí phí sản xuất do tăng giá vật tư đầu vào, chi phí lao động và một số chi phí thiết bị bổ sung và phụ trợ khác. Hiện tại, chi phí sản xuất trung bình khoảng 500 - 2500USD/ha tùy thuộc vào điều kiện sản xuất và mức năng suất đạt được (ICAC, 2008). Từ đó, thu nhập của người trồng giảm và khả năng cạnh tranh của cây bông so với các cây trồng khác thấp. Đối với Việt Nam, phát triển bông hiện tạ...

pdf95 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 897 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn kỹ thuật trồng bông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Công Thương Tập đoàn Dệt - May Việt Nam ---*--- VIỆN NGHIÊN CỨU BÔNG & PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NHA HỐ TÀI LIỆU TẬP HUẤN KỸ THUẬT TRỒNG BÔNG Ninh Thuận - 2011 2 PHẦN 1. CHỌN TẠO VÀ SỬ DỤNG GIỐNG BÔNG 1. BỐI CẢNH CHUNG 1.1. Về sản xuất bông Trên thế giới, cây bông (Gossypium sp.) được trồng ở hơn 80 quốc gia, với diện tích hàng năm khoảng 33-34 triệu ha và sản lượng đạt khoảng 20-25 triệu tấn bông xơ, có giá trị trên 20 tỷ USD. Trong 10 năm trở lại đây bình quân năng suất và giá bông xơ có tăng nhưng với tốc độ chậm so với xu hướng tăng ngày càng nhanh của chí phí sản xuất do tăng giá vật tư đầu vào, chi phí lao động và một số chi phí thiết bị bổ sung và phụ trợ khác. Hiện tại, chi phí sản xuất trung bình khoảng 500 - 2500USD/ha tùy thuộc vào điều kiện sản xuất và mức năng suất đạt được (ICAC, 2008). Từ đó, thu nhập của người trồng giảm và khả năng cạnh tranh của cây bông so với các cây trồng khác thấp. Đối với Việt Nam, phát triển bông hiện tại cũng nằm trong xu thế chung của thế giới. Năng suất bông bình quân cả nước thấp (440 – 460kg xơ/ha) và tăng chậm. Hơn nữa, chi phí sản xuất cao, ước tính 11 – 12 triệu đồng/ha (570 – 600 USD/ha). Trung bình chi phí khoảng 1,1USD/1kg xơ, thuộc nhóm nước có chi phí sản xuất cao nhất (ICAC, 2008) và đang có xu hướng tăng theo giá cả vật tư, nhân công... hiện tại và sắp tới. Chính vì thế, các đơn vị sản xuất khó có thể dùng biện pháp tăng giá mua để kích thích người trồng, đồng thời, hiệu quả sản xuất bông thấp, rủi ro cao, cây bông mất ưu thế cạnh tranh so với cây trồng khác. Hơn nữa, một trong những hạn chế năng suất bông Việt Nam và làm tăng chi phí đầu vào là sâu hại (sâu đục quả, chích hút) và bệnh hại (như đốm lá, phấn trắng...) phổ biến ở các vùng. 1.2. Về chọn tạo và sử dụng giống  Về chọn tạo giống: Cùng với các phương pháp truyền thống (nhập nội, chọn lọc quần thể, chọn lọc cá thể đối với giống thuần; lai đơn, lai ba và phân 3 tích di truyền số lượng đối với giống lai), ứng dụng công nghệ sinh học đã được đẩy mạnh với các công nghệ chuyển gen, chọn giống nhờ chỉ thị phân tử.; hiện tại, diện tích bông biến đổi gen chiếm đến hơn 40% tổng diện tích bông thế giới (chủ yếu bông kháng sâu đục quả, chịu thuốc trừ cỏ và bông kết hợp hai tính trạng trên.  Về sử dụng giống: giống thuần vẫn là chủ lực, giống lai chủ yếu phát triển ở các nước có lực lượng lao động đồi dào và chi phí lao động rẻ trong sản xuất hạt giống lai như Trung Quốc (40%), Ấn Độ (50%) 2. VAI TRÒ CỦA CHỌN TẠO GIỐNG BÔNG HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 2.1. Tăng giá trị đầu ra  Tăng năng suất xơ: chủ yếu dựa trên cơ sở tổ hợp hợp lý các yếu tố cấu thành năng suất nhằm tăng số hạt cây và trên một đơn vị diện tích – tức tăng số quả/cây hoặc/và tăng số hạt/quả.  Cải tiến chất lượng xơ: tiêu chuẩn các chỉ tiêu chính gồm chiều dài > 30mm, độ bền > 32gr/tex, độ mịn < 4,5M; trong đó, chú trọng sử dụng trực tiếp gen chất lượng xơ tốt của loài bông hải đảo hoặc chuyển các gen này vào loài bông luồi.  Tăng giá trị sử dụng của hạt bông như là một sản phẩm phụ: chủ yếu tạo giống có hàm lượng gossypol thấp trong hạt để sử dụng sản phẩm chế biến từ hạt như dầu, protein.  Tính thích ứng sinh thái phù hợp: đi kèm với tính thích ứng rộng trồng được nhiều vùng, vụ, cần chú trọng loại hình giống thích ứng hẹp để trồng ở những điều kiện cụ thể (chín sớm, chịu bất lợi ngoại cảnh như nóng, hạn cục bộ, mặn, ứng) nhằm tận dụng quỹ đất, thời vụ gieo trồng, khai thác triệt để tiềm năng của giống để đạt năng suất và chất lượng cao nhất. 2.2. Giảm chi phí sản xuất đầu vào  Chín sớm: với tổng thời gian một vụ < 135 ngày, giống chín sớm giúp tiết 4 kiệm chi phí đầu vào (phân bón, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh, công lao động), tạo cơ chế trốn tránh rủi ro do áp lực sâu bệnh hại tích lũy cao và bất lợi ngoại cảnh (hạn, mưa muộn...) vào cuối vụ, giúp rút ngắn thời gian một vụ bông từ 155 – 170 ngày hiện nay xuống dưới 135 ngày, nhờ đó, dễ bố trí thời vụ bông sau cây trồng khác vụ 1 (ngô, đậu) trên các vùng trồng bông vụ mưa, thời vụ chiếm phần lớn diện tích trồng bông hiện tại cả nước (>85%). Mặt khác, thời vụ ngắn là giải pháp kỹ thuật tiền đề để phát triển các vùng bông tập trung, trang trại trong cả 2 vụ có hiệu quả nhất.  Khả năng chống chịu sâu bệnh cao: tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học kết hợp với phương pháp truyền thống, tập trung chủ yếu các loại sâu bệnh hại chính, sâu đục quả (sâu xanh đục quả, sâu xanh da láng, sâu hồng), sâu chích hút (rầy, rệp, bọ trĩ, nhện đỏ), bệnh đốm cháy lá, phấn trắng; ưu tiên phát triển tính chống chịu nhiều mặt để tạo tính kháng bền vững và giảm thiểu chi phí phòng trừ. TÓM TẮT TÌNH HÌNH CHỌN TẠO VÀ SỬ DỤNG GIỐNG BÔNG TẠI VIỆT NAM 3.1. Giai đoạn trước năm 1980  Chọn tạo và phóng thích các giống bông thường (TH1, TH2, MCU9, TM1, M456-10, D16-2). 3.2. Giai đoạn 1980 - 1995  Tiếp tục chọn tạo và sử dụng các giống bông thường (điển hình là giống C118).  Bắt đầu nghiên cứu tạo giống lai trong nước.  Nhập nội và thử nghiệm một số giống lai Ấn Độ, Israel (H4, Bioseed-7). 5 3.3. Giai đoạn 1995 - 2000  Đẩy mạnh chọn tạo giống bông lai F1 (theo định hướng nâng cao khả năng kháng rầy, tỷ lệ xơ và chất lượng xơ). - Phóng thích và trồng phổ biến thế hệ giống lai thứ nhất (chủ lực là 03 giống L18, VN20, VN35: không kháng sâu, kháng rầy trung bình  cao, tỷ lệ xơ trung bình khá, chất lượng xơ cấp I hoặc cao hơn; - Bước đầu NC tạo giống lai cải tiến tỷ lệ xơ nhưng không thành công do các giống như NH14, NH38 kháng rầy yếu và chất lượng xơ không đạt yêu cầu). 3.4. Giai đoạn từ 2000 đến nay  Định hướng tạo giống: Tiếp tục chọn tạo và phổ biến giống bông lai và bước đầu thử nghiệm thế hệ giống bông thường mới: - Đẩy mạnh hướng chọn tạo giống lai kết hợp kháng sâu và kháng rầy đồng thời nâng cao dần tỷ lệ xơ, chất lượng xơ và đưa tính chịu thuốc cỏ vào. - Tạo giống bông thường kháng rầy, kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ Roundup.  Thành tựu: - Chọn tạo và phóng thích thành công các giống lai kháng sâu thế hệ thứ hai (điển hình là 02 giống quốc gia VN15, VN01-2: kháng sâu cao, kháng rầy trung bình (VN15), cao (VN01-2), tỷ lệ xơ trung bình khá và chất lượng xơ tốt; sai quả nhưng quả nhỏ). - Chọn tạo, công nhận tạm thời và cho phổ biến các giống lai kháng sâu thế hệ thứ ba (VN04-3, VN04-4 và VN04-5 (kháng sâu cao, kháng rầy trung bình-khá, quả to, tỷ lệ xơ cao và chất lượng xơ rất tốt). - Chọn tạo và công nhận tạm thời một số giống lai bông thuần TM1KS và VN36PKS. 6 - Chọn tạo và đưa khảo nghiệm sản xuất một giống lai có mẹ là dòng bất dục đực gen; một số dòng/giống bông thường kháng rầy và kháng sâu. Đặc điểm của một số giống bông mới trồng phổ biến *. Giống bông thuần VN36PKS - Nguồn gốc: là giống bông thuần thuộc loài bông luồi (Gossypium hirsutum L.), được chọn lọc từ quần thể hồi giao (D97-5/TM1)BC4 ở thế hệ thứ 5; trong đó, giống mẹ nhận D97-5 được nhập nội từ Mỹ, nhiễm rầy xanh chích hút, kháng sâu xanh đục quả cao, tỷ lệ xơ cao, chất lượng xơ tốt và giống bố hồi qui TM1 nguồn gốc trong nước, nhiễm sâu đục quả, kháng rầy xanh khá, cứng cây, quả to, năng suất cao. Giống được công nhận tạm thời và cho phép sản xuất thử ở các vùng bông trong nước theo Quyết định số 210/QĐ-TT_CCN ngày 30/6/2010. - Đặc tính sinh trưởng, thực vật học: thuộc nhóm chín trung bình muộn (thời gian nở quả 115 – 120 ngày); có khả năng sinh trưởng khỏe, tái sinh mạnh, thân lá rất nhiều lông, lá to trung bình, màu xanh bạc, quả dài nhọn, cuống quả dài, cánh hoa và hạt phấn trắng. - Đặc tính năng suất, phẩm chất xơ: Sai quả, quả to trung bình (khối lượng quả 5,0 – 5,5g), tỷ lệ xơ khá (37 – 38%); chất lượng xơ đạt yêu cầu nguyên liệu công nghiệp Dệt May (chiều dài > 28mm; độ bền >28g/tex và độ mịn 4,6 -5,0M); cho năng suất bông hạt cao. Tại các vùng khảo nghiệm, năng suất trung bình VN36PKS đạt 26,4 tạ/ha (năm 2007); 30,7tạ/ha (năm 2008) và 27,3tạ/ha, tương đương với đối chứng đang trồng phổ biến là các giống bông lai VN15 và VN01-2. Trong điều kiện trồng mật độ cao, sử dụng các giống thường này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn do giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất quần thể. - Khả năng chống chịu sâu bệnh: kháng rầy xanh chích hút cao (cấp 0 – 1 theo thang 5 cấp), kháng sâu xanh đục quả cao, nhiễm bệnh mốc trắng. - Vùng/Vụ sản xuất: 7  Vụ Mưa: có thể trồng vùng chính: Duyên Hải miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên), các tỉnh vùng núi phía Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình) và vùng phụ: Tây Nguyên (Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai), Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước)  Vụ Khô: Duyên Hải miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên), Tây Nguyên (Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai). * Giống bông lai VN15 - Nguồn gốc: VN15 (CS.95/LRA.5166) là giống lai F1 cùng loài bông luồi (G. hirsutum x G. hirsutum) giữa giống mẹ CS.95 (nhập nội từ Mỹ)và giống bố LRA.5166 (nhập nội từ Ấn Độ); được chọn lọc từ kết quả so sánh năm 1998, khảo nghiệm và sản xuất thử từ 1999-2002; được công nhận giống quốc gia năm 2002. - Đặc tính sinh trưởng, thực vật học: Thời gian sinh trưởng trung bình (từ gieo đến nở quả 100-110 ngày). Cây sinh trưởng tương đối khỏe, thân cành hơi yếu, dạng hình cân đối và thoáng, lá to trung bình, xanh nhạt, tương đối nhiều lông, có từ 2-3 cành đực, cành quả nhiều và vươn dài. Hoa tương đối nhỏ, cánh hoa màu trắng và phấn màu vàng nhạt. - Đặc tính năng suất, phẩm chất xơ: Giống rất sai quả, khối lượng quả trung bình (4,0-5,0g). Giống biểu hiện ưu thế lai cao cả về sinh trưởng và năng suất so với bố mẹ và đối chứng trong các thí nghiệm so sánh và khảo nghiêm. Tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 30-40tạ/ha trong điều kiện thuận lợi. Tỷ lệ xơ khá (37- 38%); phẩm chất xơ tốt với chiều dài > 30mm; độ mịn khá (4-4,5g); độ bền > 30g/tex; độ đều > 85% và độ chín tốt (>0.9%). - Khả năng chống chịu sâu bệnh: kháng rầy xanh tương đối yếu (cấp 3-4 theo thang 5 cấp); chống chịu sâu xanh tốt; nhiễm bệnh mốc trắng và đốm cháy lá. 8 - Vùng/vụ sản xuất: Giống có phổ thích nghi rộng, thích hợp ở hầu hết các vùng trong cả vụ mưa nhờ nước trời và vụ khô có tưới bổ sung; phát huy tốt tiềm năng trong điều kiện thâm canh, đất giàu dinh dưỡng. * Giống bông lai VN01-2 - Nguồn gốc: VN01-2 (CS.95/VN36P) là giống lai F1 cùng loài bông luồi (G. hirsutum x G. hirsutum) giữa giống mẹ CS.95 (nhập nội từ Mỹ)và giống bố VN36P (nhập nội từ Israel); được chọn lọc từ kết quả so sánh năm 1998, khảo nghiệm và sản xuất thử từ 2000-2004; được công nhận giống quốc gia năm 2004. - Đặc tính sinh trưởng, thực vật học: Thời gian sinh trưởng trung bình (từ gieo đến nở quả 110-115 ngày. Cây sinh trưởng rất khỏe, dạng hình cân đối và thoáng, lá to trung bình, xanh nhạt, nhiều lông, có từ 2-3 cành đực, cành quả nhiều và vươn dài. Hoa to trung bình, cánh hoa màu trắng và phấn màu trắng. - Đặc tính năng suất, phẩm chất xơ: Giống rất sai quả, quả to trung bình (4,5-5.0g). Giống biểu hiện ưu thế lai cao cả về sinh trưởng và năng suất so với bố mẹ và đối chứng trong các thí nghiệm so sánh và khảo nghiêm. Tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 30-40tạ/ha trong điều kiện thuận lợi. Tỷ lệ xơ khá (36-38%); phẩm chất xơ tốtvới chiều dài >30mm; độ mịn khá (4-4,5g); độ bền >30g/tex; độ đều >85% và độ chín tốt (>0.9%). - Đặc tính nông học: Giống trồng thích hợp trong điều kiện trồng nhờ nuớc trời hoặc có tuới bổ sung, dễ trồng và có thể sử dụng ở hầu hết các vùng; khả năng kháng rầy xanh và sâu xanh khá, nhiễm bệnh mốc trắng. Giống rất sai hoa, quả, thời gian nở quả, thu hoạch kéo dài. Mặt khác, khả năng tái sinh và tự đền bù cao, nếu trong thời gian đầu gặp điều kiện không thuận lợi (sinh trưởng kém, sâu bệnh phá hại ), cần tiếp tục chăm sóc thời kỳ sau để tận dụng bông tái sinh. - Vùng/Vụ sản xuất:  Vụ Mưa: có thể trồng vùng chính: Duyên Hải miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên), các tỉnh vùng núi phía Bắc 9 (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình) và vùng phụ: Tây Nguyên (Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai), Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước)  Vụ Khô: Duyên Hải miền Trung (Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên), Tây Nguyên (Đắc Lắc, Đắc Nông và Gia Lai). * Giống bông lai VN04-3 - Nguồn gốc: VN04-3 (TL.0034/D.20-20) là giống bông lai F1 cùng loài bông luồi (Gossypium hirsutum L./ Gossypium hirsutum L.), mẹ là dòng Tl00-34 chọn lọc trong nước và bố là dòng D20-20 nhập nội từ Trung Quốc; được chọn lọc từ kết quả so sánh năm 2001-2003, khảo nghiệm và sản xuất thử từ 2004-2009; được công nhận giống quốc gia năm 2010. - Đặc tính sinh trưởng, thực vật học: Chín tập trung, thời gian sinh trưởng trung bình sớm (từ gieo đến nở quả 100-105 ngày. Cây sinh trưởng khỏe, dạng hình cân đối, lá to trung bình, xanh đậm, ít lông, có từ 2-3 cành đực. Hoa to trung bình, cánh hoa màu trắng và phấn màu trắng. - Đặc tính năng suất, phẩm chất xơ: Giống sai quả, quả to (5,5-6.0g).. Tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 35-45tạ/ha trong điều kiện thuận lợi. Tỷ lệ xơ cao (40-43%); giống có chất lượng xơ tốt với chiều dài xơ trung bình 32 - 33mm, độ bền 32 - 33g/tex, độ mịn 4,0 – 4,5M, độ đều >85% và độ chín tốt (>0.9%). - Khả năng chống chịu sâu bệnh: kháng rầy xanh trung bình yếu (cấp 3 – 4 theo thang 5 cấp), kháng sâu xanh cao, nhiễm nặng bệnh đốm cháy lá và nhiễm bệnh mốc trắng trung bình. - Vùng/Vụ sản xuất: Giống trồng thích hợp trong điều kiện trồng nhờ nuớc trời hoặc có tuới bổ sung, dễ trồng và có thể sử dụng ở hầu hết các vùng; lưu ý khả năng kháng rầy yếu khi trồng trong vụ khô và ở các vùng/vụ có áp lực rầy xanh cao. 10 * Giống bông lai VN04-4 - Nguồn gốc: VN04-3 (TL.0035/D.20-9) là giống bông lai F1 cùng loài bông luồi (Gossypium hirsutum L./ Gossypium hirsutum L.), mẹ là dòng TL00-35 chọn lọc trong nước và bố là dòng D20-9 nhập nội từ Trung Quốc; được chọn lọc từ kết quả so sánh năm 2001-2003, khảo nghiệm và sản xuất thử từ 2004-2009; được công nhận giống quốc gia năm 2010. - Đặc tính sinh trưởng, thực vật học: Chín rất tập trung, thời gian sinh trưởng trung bình sớm (từ gieo đến nở quả 100-105 ngày). Cây sinh trưởng khỏe, dạng hình cân đối, đốt thân cành nhặt, lá to trung bình, xanh đậm, ít lông, có từ 1-2 cành đực. Hoa to trung bình, cánh hoa màu trắng và phấn màu trắng. - Đặc tính năng suất, phẩm chất xơ: Giống sai quả, quả to (6,0-6,5g).. Tiềm năng năng suất cao, có thể đạt 35-45tạ/ha trong điều kiện thuận lợi. Tỷ lệ xơ cao (40-43%); giống có chất lượng xơ tốt với chiều dài xơ trung bình 32 - 33mm, độ bền 32 - 33g/tex, độ mịn 4,0 – 4,5M, độ đều >85% và độ chín tốt (>0.9). - Khả năng chống chịu sâu bệnh: kháng rầy xanh trung bình yếu (cấp 3 – 4 theo thang 5 cấp), kháng sâu xanh cao, nhiễm nặng bệnh đốm cháy lá và nhiễm bệnh mốc trắng trung bình. - Vùng/Vụ sản xuất: Giống trồng thích hợp trong điều kiện trồng nhờ nuớc trời hoặc có tuới bổ sung, dễ trồng và có thể sử dụng ở hầu hết các vùng; lưu ý khả năng kháng rầy yếu khi trồng trong vụ khô và ở các vùng/vụ có áp lực rầy xanh cao. 11 PHẦN 2. KỸ THUẬT CANH TÁC BÔNG 2.1. Kết quả nghiên cứu về đât trồng bông 2.1.1. Lý tính đất Cây bông có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bông sinh trưởng tốt trên những loại đất có nhiều màu, có cấu tượng viên bền vững, thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt, tầng canh tác dày. Mặt khác, cây bông chịu úng kém, do đó đất trồng bông phải có địa thế cao ráo và có mực nước ngầm trong đất 1,0-1,5 m là thích hợp. Đất trồng bông không được đọng nước, úng thủy trong thời gian cây sinh trưởng. Do đó, chỉ có các loại đất cao như các nhóm đất đỏ Latosol, đất vàng đỏ podzolic, đất xám podzolic, đất giồng, đất đen, đất phù sa không ngập nước cạnh các bờ sông mới có thể gieo bông được đầu mùa mưa. Theo hai tác giả người Mỹ (Brown và Ware, 1958) thì cây bông được trồng chủ yếu trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ. Nhưng đất trồng bông ở Mỹ phải thấp hơn 370 vĩ bắc, đất không bị ngập nước, đủ oxy và các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết. Theo GS. Vũ Công Hậu, những đất thoái hóa, tầng đá ong dày, lại ở gần mặt đất không thích hợp cho bông. Cũng như đất trồng các cây khác, cần một tỷ lệ thích đáng giữa các thành phần sét, limon và cát. Tốt nhất là những loại đất có tầng canh tác dày, không có kết von, tỷ lệ cát thô (>0,2 mm) và mịn (0,02-0,002 mm) khoảng 50-60% trong đó limon nhiều hơn sét. Tỷ trọng đất để rễ bông phát triển tốt phải <1,38. Rễ bông mọc xấu khi khi tỷ trọng đất lag 1,65. Tỷ trọng đất >1,80 rễ bông không mọc nổi (GS. Tôn Thất Trình). Ở vùng Đồng Nai và Tây Nguyên, đất có ưu điểm nổi bật về mặt lý tính. Mặc dù có thành phần sét cao (>50%) nhưng lại rất thoáng khí. Chế độ nước và khí 12 của đất đỏ bazan là một mẫu hình tuyệt vời cho sự dung hòa có lợi cho sự phát triển của cây trồng (Lê Xuân Đính). Ở nước ta nói chung các loại đất phù sa ven sông (Eutric Fluvisols), đất cát đỏ (Rhodic Arenosols), đất nâu (Haplic Lixisols) và các loại đất trồng hoa màu thoát nước tốt vùng Duyên hải Nam Trung bộ đều rất thích hợp để trồng bông. Ở vùng núi Tây Nguyên và Đông Nam bộ, các loại đất đen (Luvisols), đất xám (Haplic Acrisols), đất đỏ bazan (Rhodic Ferralsols) trên các chân đất đồi dốc, thoai thoải rất thích hợp cho việc trồng bông trong thời vụ có mưa. 2.1.2. Một số chỉ tiêu hóa tính của đất ở các vùng trồng bông chính a) Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Tại vùng bông Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cây bông thường được trồng trên 3 loại đất chính, đó là: đất đen, đất đỏ bazan và đất xám. Một số đặc tính lý hóa chính của đất trồng bông ở 2 vùng này có thể được tóm tắt như sau: Bảng 1. Tính chất hóa học của đất trồng bông chính vùng Tây Nguyên. Chỉ tiêu Đất xám Đất đỏ Bazan Đất đen Số mẫu phân tích 30 15 45 1. pH KCl 4,57 4,65 5,38 2. Ca++ (mE /100 gr đất) 2,45 2,26 11,41 3. Mg++ (mE /100 gr đất) 1,02 1,08 8,06 4. CEC (mE /100 gr đất) 7,19 8,24 24,92 5. Lân dễ tiêu (mg P2O5 /100 gr đất) 8,38 9,21 13,20 6. Kali dễ tiêu (mg K2O /100 gr đất) 10,54 18,85 30,92 7. Mùn tổng số (%) 1,32 3,30 3,20 13 Bảng 2. Tính chất hóa học của đất trồng bông chính vùng Đông Nam Bộ. Chỉ tiêu Đất xám Đất đỏ Bazan Đất đen Số mẫu phân tích 30 30 30 1. pH KCl 5,08 4,32 5,20 2. Ca++ (mE /100 gr đất) 1,23 1,54 6,93 3. Mg++ (mE /100 gr đất) 0,94 1,12 2,18 4. CEC (mE /100 gr đất) 5,50 6,47 12,73 5. Lân dễ tiêu (mg P2O5 /100 gr đất) 12,14 9,17 12,16 6. Kali dễ tiêu (mg K2O /100 gr đất) 5,61 7,22 19,25 7. Mùn tổng số (%) 1,63 2,86 2,75 + Đất đen (Luvisols): Đây là loại đất có diện tích khá lớn. Loại đất này có độ chua và hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng thích hợp cho sinh trưởng của cây bông. Cây bông trồng trên loại đất này thường cho năng suất cao và ổn định; ngoài ra nó còn không bị cạnh tranh với các loại cây công nghiệp dài ngày. + Đất đỏ Bazan (Rhodic Ferralsols): Loại đất này phần lớn là đất chua, nghèo Cation trao đổi. Cây bông trồng trên loại đất này thường có hiện tượng chết cây con sau khi mọc, cây còi cọc và năng suất không cao. Hơn nữa, cây bông thường xuyên bị cạnh trang bởi các cây công nghiệp dài ngày. + Đất xám (Haplic Acrisols): Đây là loại đất nghèo dinh dưỡng. Cây bông trồng trên loại đất này không bị cạnh tranh với các cây trồng khác nhưng thường cho năng suất và hiệu quả kinh tế kém. b) Vùng Ninh Thuận - Bình Thuận Tại vùng này, cây bông cũng được trồng trên 3 loại đất chính, đó là: đất cát đỏ, đất phù sa Ninh Thuận và đất nâu Bình Thuận. Một số đặc tính lý hóa chính của đất trồng bông ở vùng này (xem bảng 3) như sau: 14 Bảng 3. Tính chất hóa học của đất trồng bông chính vùng Ninh Thuận - Bình Thuận. Chỉ tiêu Đất cát đỏ Ninh Thuận Đất phù sa Ninh Thuận Đất nâu Bình Thuận Số mẫu phân tích 30 45 30 1. pH KCl 6,24 5,48 5,90 2. Ca++ (mE /100 gr đất) 4,98 4,29 3,97 3. Mg++ (mE /100 gr đất) 1,81 1,54 1,87 4. CEC (mE /100 gr đất) 8,36 9,30 8,87 5. Lân dễ tiêu (mg P2O5 /100 gr đất) 4,50 17,28 9,06 6. Kali dễ tiêu (mg K2O /100 gr đất) 22,80 14,03 27,00 7. Mùn tổng số (%) 0,83 1,20 1,01 + Đất phù sa sông Dinh (Eutric Fluvisols): Đây là loại đất phù sa có pha cát và dễ thoát nước. Đặc tính lý hóa học của loại đất này khá thích hợp cho cây bông. Trên loại đất này, cây bông chủ yếu được trồng thâm canh, có tưới bổ sung, năng suất bông đạt cao và khá ổn định. + Đất nâu (Haplic Lixisols): Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước và dễ canh tác. Mặc dù phần lớn diện tích của loại đất này là nghèo dinh dưỡng, nhưng các chỉ tiêu lý hóa của nó cũng phù hợp cho cây bông. Đây là loại đất chiếm diện tích khá lớn trong vùng. Mặc dù ở đây cây bông vẫn được trồng nhờ nước trời nhưng năng suất thu được khá hơn so với trên nền đất cát đỏ. + Đất cát đỏ (Rhodic Arenosols): Đây là loại đất có kết cấu kém, nhiều cát và khả năng giữ nước kém. Trên loại đất này, cây bông được trồng thả nhờ nước trời nên nó thường cho năng suất thấp và rất bấp bênh. 15 2.1.3. Kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn đất trồng bông Để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất bông ở Việt Nam, hàng loạt các vấn đề kỹ thuật đã được đặt ra; trong đó, đất đai cũng đang là yếu tố hạn chế năng suất và hiệu quả kinh tế của cây bông. Các nghiên cứu của chúng tôi trong những năm trước đây cho thấy, môi trường hóa học đất không thích hợp đang là vấn đề lớn, hạn chế việc mở rộng diện tích và nâng cao năng suất bông. Kết quả nghiên cứu về đất đai và dinh dưỡng cho cây bông ở Việt Nam cho thấy, sinh trưởng và năng suất bông luôn có tương quan thuận với trị số pHKCl của đất, tổng các cation trao đổi, độ no bazơ, hàm lượng lân và kali dễ tiêu trong đất. Ngược lại, sinh trưởng và năng suất bông luôn tồn tại tương quan nghịch với độ chua thủy phân, độ chua trao đổi và đặc biệt là hàm lượng nhôm di động trong đất. Đồng thời, các nghiên cứu cũng đã xác định được một trong những tiêu chuẩn chính để chọn đất trồng bông, đó là: + Trên đất có pHKCl < 4,5 và hàm lượng Al 3+ > 3,5 mg /100g đất thường xảy ra hiện tượng chết cây bông con. + Những loại đất có hàm lượng nhôm di động trong khoảng từ 1 đến 3,5 mg /100 g và pHKCl gần bằng 4,5 thì cây bông có thể sống nhưng còi cọc và ít có khả năng cho năng suất. + Trên đất có pHKCl > 4,5 và hàm lượng Al 3+ < 1 mg /100 g đất, cây bông có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. 16 Y = 15,583 X -0,2372 0 10 20 30 40 50 60 70 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5 Al +++ (mE/100g) TLTQ(%) Đồ thị1: Quan hệ giữa hàm lượng Al+++ với Tỷ lệ thành quả của cây bông. Bảng 4. Tính chất hóa học của đất trồng bông có hiện tượng cây bông bị chết ở giai đoạn cây con so với lô đất cây bông sinh trưởng bình thường tại Đắc Lắc. Chỉ tiêu Nền đất đỏ, cây bông sinh trưởng bình thường Nền đất đỏ, cây bông bị chết giai đoạn cây con Số mẫu phân tích 15 15 1. pH KCl 4,75  0,07 3,98  0,03 2. Ca++ (mE /100 gr đất) 2,60  0,41 0,81  0,18 3. Mg++ (mE /100 gr đất) 1,18  0,11 0,72  0,09 4. S (mg SO4 /100 gr đất) 0,65  0,03 0,75  0,05 5. ĐCTP (mE /100 gr đất) 7,47  0,57 10,69  0,72 6. Al+++ (mE /100 gr đất) 0,47  0,02 8,91  1,35 7. CEC (mE /100 gr đất) 8,16  0,58 5,98  0,36 8. Lân dt (mg P2O5 /100 gr đất) 14,66  2,35 6,75  0,91 9. Kali dt (mg K2O /100 gr đất) 12,62  2,00 5,81  0,74 10. Mùn tổng số (%) 3,40  0,25 3,06  0,18 17 Các nghiên cứu về tiêu chuẩn đất trồng bông đã kết luận: 1. Năng suất bông hạt luôn có mối tương quan nghịch với các chỉ tiêu độ chua và tương quan thuận với các chỉ tiêu về độ bão hòa các bazơ, hàm lượng kali, lân dễ tiêu và canxi trao đổi cũng như mùn tổng số. Tuy nhiên tùy loại đất và hóa tính của nó mà có thể yếu tố này hay yếu tố kia trở thành quan trọng hơn. 2. Sự phản ứng của cây bông đối với các chỉ tiêu hóa tính đất cho thấy cây bông rất ưa đất gần trung tính và hơi kiềm. Các loại đất trẻ ít bị rửa trôi, đất phù sa mới, đất có đá mẹ giàu các nguyên tố kiềm, đất vùng khô hạn là những loại đất thích hợp cho cây bông. Ngược lại các loại đất bị rửa trôi mạnh, đất chua, nghèo các nguyên tố kiềm và kiềm thổ không thích hợp cho việc trồng bông. 3. Hiện tượng cây bông con chết hàng loạt là do đất bị rửa trôi mạnh, làm nghèo hầu hết các cation kiềm và kiềm thổ, đồng thời làm tăng độ chua và nhôm di động trong đất, gây độc cho rễ cây. 4. pH thấp chỉ là một biểu hiện của đất bị rửa trôi hoặc bị khai thác mạnh. Ngoài ra sự suy giảm canxi, magie, kali trao đổi, lân dễ tiêu, độ no bazơ và sự tăng lên của nhôm di động trong đất là các biểu hiện đồng thời của loại đất này mà tùy theo mức độ có thể từ làm giảm năng suất đến làm chết cây bông con ngay từ khi mới mọc. 5. Đối với đất phát triển trên bazan ở Đắc Lắc, sự chua hóa do rửa trôi gắn rất chặt với sự nghèo đi của hàm lượng kali trao đổi. Vì vậy hàm lượng kali trao đổi trong đất có tương quan rất chặt với sinh trưởng của cây bông. Chú ý: 1. Do nguyên nhân bông chết không chỉ đơn thuần là một yếu tố nên chưa phân định được rạch ròi ranh giới, tuy nhiên để tránh trồng bông vào những đất gây chết hoặc làm bông còi cọc suốt vụ, không cho năng suất, chúng tôi đề nghị sử dụng ngưỡng pH an toàn cho cây bông là pHKCl > 4,5 hoặc hàm lượng kali trao đổi > 15 mg/100 g đất cho vùng đất đỏ bazan. 18 2. Để gìn giữ và tăng cường độ phì cho đất trồng bông, chống hiện tượng chua hóa, mất khả năng canh tác trong các năm sau cần chú ý sử dụng các dạng phân trung tính và kiềm, tránh hoặc hạn chế dùng các loại phân chua sinh lý với số lượng lớn. Cần chú ý sử dụng các loại phân chứa nhiều nguyên tố kiềm và kiềm thổ như vôi, phôt phát nghiền, thecmophosphat v. v... Riêng phân kali - là loại rất cần cho đất đỏ bazan trồng bông - thì vẫn phải bón đủ số lượng thích hợp nhưng nên cân đối với phân lân kiềm (Thermofosfat) để làm giảm sự chua hóa của đất. 2.1.4. Kỹ thuật làm đất - Vệ sinh đồng ruộng: trước khi gieo bông cần tiêu hủy tàn dư, cây ký chủ của các đối tượng sâu, bệnh hại bông. - Đất phải được cày bừa kỹ, đảm bảo tơi xốp và dễ canh tác. Rạch hàng vuông góc với hướng mặt trời mọc với khoảng cách hàng từ 0,7 - 0,8m; trong điều kiện đất bằng phẳng, nên cắt băng từ 7-10m, nếu đất dốc, cắt băng ngắn hơn để tiện cho việc tưới tiêu. 2.1.5. Mật độ và phương pháp gieo hạt - Mật độ gieo thích hợp khoảng từ 5,5 - 6,0 vạn cây/ha, tương ứng với khoảng cách hàng là 0,7 - 0,9m x 0,20 - 0,25m x 1 cây. - Gieo hạt ở bên mép luống, phía mặt trời mọc, độ cao gieo hạt là 2/3 luống so với đáy rãnh. Gieo 1-2 hạt/hốc, khoảng cách hốc 0,20-0,25m, độ sâu lấp hạt 1-1,5cm và nén chặt hạt. 2.2. Dinh dưỡng cho cây bông 2.2.1. Sinh lý dinh dưỡng cây bông Cây bông cũng như các cây trồng khác cần rất nhiều nguyên tố dinh dưỡng, trong đó các nguyên tố đa lượng như N, P và K chiếm hàm lượng lớn. Chúng có nhiều trong hạt và lá, thứ đến là trong thân và quả, rất ít trong xơ. Theo Berger (1969), để đạt năng suất 2,5 kiện/ha (1kiện = 220kg) cây bông lấy đi từ đất 40 kg N, 16 kg P2O5, 17 kg K2O, 7 kg MgO và 4 kg CaO/ha. Khi năng suất là 7,5 kiện/ha 19 thì lượng dinh dưỡng lấy đi đạt 125 kg N; 50 kg P2O5, 52 kg K2O, 22 kg MgO và 13 kg CaO/ha. Trong sản xuất người ta chỉ cung cấp N, P, K cho cây bông dưới dạng phân bón. Vai trò của một số nguyên tố đối với cây bông như sau: - Nitơ (N): là chất cây bông cần để sinh trưởng và phát dục, là thành phần cấu tạo nên các chất protein, acid nucleic, diệp lục tố, các loại men và các loại sinh tố. Không có nguyên tố nitơ thì không thể hình thành các chất protein và không có protein thì không có sự sống. Do đó ảnh hưởng của N tới sinh trưởng và phát dục của cây bông hết sức to lớn. Cung cấp phân đạm đầy đủ có thể tăng diện tích lá, hàm lượng protein, diệp lục kết quả quang hợp và các hoạt động sinh lý khác cũng tăng lên và làm tăng năng suất, tăng chiều dài xơ, hàm lượng protein và dầu trong hạt. Trong từng giai đoạn sinh trưởng, cây bông hút N theo tỷ lệ khác nhau. Kết quả nghiên cứu của J. G. De Geus (1983), trên đất thịt pha cát ở Georgia cho thấy: Từ khi gieo đến hình thành cây con: 4,4% tổng lượng N Từ giai đoạn cây con đến bắt đầu ra nụ: 12,8% tổng lượng N Từ khi ra nụ đến bắt đầu hình thành quả: 43,3% tổng lượng N Từ khi hình thành quả đến khi chín: 39,5% tổng lượng N - Photpho (P): P là nguyên tố cấu tạo nên acid nucleotic, protein, acid amin và ATP cùng các chất hóa học khác. P tham gia hoạt hoá quá trình quang hợp, nâng cao cường độ quang hợp, cải thiện dinh dưỡng P của cây trồng, tăng cường sự hợp thành các chất đường bột. P là một thành phần của men trao đổi NH4 + và NO3 -, tham gia vào quá trình chuyển hóa N có lợi cho việc hấp thu phân đạm. P xúc tiến bộ rễ phát triển, đẩy nhanh sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, làm cho cây bông sớm ra nụ, ra hoa, xúc tiến hạt mau chín, nở xơ, tăng hàm lượng dầu trong hạt, tăng khối lượng quả, độ bền xơ... 20 Một hecta bông không được tưới lấy đi ở đất khoảng 45kg P2O5 và chia cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây bông như sau: Gieo- giai đoạn cây con: 2,5% Cây con- ra nụ hoa đầu tiên: 7,8% Nụ hoa đầu tiên- trái lớn đầu tiên: 3,4% Trái lớn đầu tiên- trái chín: 56,0% Nếu bông có tưới với năng suất đạt trên 40 tạ/ha hấp thu lên đến 80 kg P2O5/ha. Cứ mỗi kiện bông xơ cần bón khoảng 24-25kg P2O5. - Kali (K): Kali là nguyên tố có số lượng lớn nhất trong các nguyên tố vô cơ có mặt trong cây bông. Trong cây bông, kali chủ yếu phân bố ở các tổ chức có trao đổi vật chất mãnh liệt. Kali hoạt hóa của hơn 60 loại men trong cơ thể sinh vật và nó xúc tiến các hoạt động trao đổi chất như quá trình chuyển hóa đường ở cây bông, xúc tiến quá trình quang hợp, xúc tiến sự hình thành protein, tổng hợp các hydrat cacbon và vận chuyển chúng, xúc tiến quá trình tổng hợp xelluoza... Khi thiếu kali, cây bông xuất hiện sự mất màu xanh lục, sau đó chuyển sang vàng, rồi ngọn lá và rìa lá khô đi, quăn xuống phía dưới, sau cùng toàn bộ phiến lá chuyển sang màu đỏ nâu. Thiếu kali nặng làm lá khô và rụng, quả nhỏ, nở khó, độ chín của xơ thấp. - Các nguyên tố dinh dưỡng khác Trong cây, magiê (Mg) vừa là yếu tố cấu tạo (cấu tạo nên các sắc tố chlorophyll) vừa là chất hoạt hóa của nhiều loại men. Magiê ảnh hưởng đến quá trình hình thành gluxit, lipit và protein; ảnh hưởng đến quá trình hút và vận chuyển P trong cây. Khi thiếu magiê, lá trở nên vàng hay trắng, nếu thiếu nhiều có thể bị rụng lá non. Lưu huỳnh (S) tồn tại trong protein và có liên quan đến sự hình thành diệp lục. Thiếu lưu huỳnh làm lá bị vàng do cây bị mất diệp lục và hình thành sắc tố 21 autoxian, đốt ngắn, thân nhỏ, hệ rễ phát triển kém và chậm ra hoa, biểu hiện bên ngoài hơi giống hiện tượng thiếu N. Sắt (Fe) là thành phần của nhiều men oxy hóa, rất cần cho sự tổng hợp của diệp lục tố. Kết quả nghiên cứu của Hinkle và Brown (1968) về ảnh hưởng của các nguyên tố vi lượng đến năng suất và chất lượng bông cho thấy Ca, Mg, S, Zn, B, Mn, Cu, Mo, Na, Cl là các nguyên tố ảnh hưởng trực tiếp đến số quả/cây và năng suất bông hạt. Các nguyên tố trên cũng ảnh hưởng đến chỉ số khối lượng quả khô và khối lượng thân lá khô. 2.2.2. Những nghiên cứu về phân bón cho bông a) Nghiên cứu về loại phân bón Kết quả phân tích đất cho thấy, phần lớn đất trồng bông hiện nay đều thuộc loại hơi chua, hàm lượng các cation trao đổi thấp và nghèo lưu huỳnh. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về loại phân bón sử dụng cho bông. - Phân lân nung chảy: Kết quả nghiên cứu diện hẹp cho thấy, với cùng một liều lượng P2O5 như nhau thì bón lân nung chảy cho năng suất bông cao hơn bón super lân là 1,77 tạ /ha (tương đương 11,13%) ở Đắc Lắc và 1,52 tạ /ha (tương đương 10,21%) ở Đồng Nai. Tiến hành thực nghiệm trên diện rộng cho thấy, việc bón 300 kg phân lân nung chảy Ninh Bình (tương đương 45 kg P2O5 /ha) cho năng suất tăng 2,67 tạ /ha (tương đương 30,69%) so với đối chứng. - Phân lưu huỳnh: Kết quả nghiên cứu hiệu quả của phân S bón cho bông đã chỉ ra rằng, việc bón lưu huỳnh ở dạng SO4 2- (Sulfat amon hay Sulfat kali) đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với đối chứng. Bảng 5. Hiệu quả bội thu năng suất bông của S (kg bông hạt /kg S). Ninh Thuận Đắc Lắc Đồng Nai Mức bón Bội thu Mức bón Bội thu Mức bón Bội thu S1 = 45 S S2 = 90 S 3,93 1,69 S1 = 26 S S2 = 52 S 3,12 2,42 S1 = 34 S S2 = 68 S 11,21 5,96 22 b) Nghiên cứu về liều lượng phân bón Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân bón cho bông của 300 hộ nông dân cho thấy, lượng phân bón bón cho bông giữa các hộ có sự chênh lệch khá lớn, điều này có thể do điều kiện đất đai và trình độ thâm canh của họ khác nhau. Bảng 6. Kết quả điều tra về lượng phân bón được sử dụng cho cây bông. Nội dung Đồng Nai Đắc Lắc Trung bình Min Max Trung bình Min Max N (kg/ha) 109,3  38,98 42,2 312,6 90,58  33,52 25,7 205,0 P2O5 (kg/ha) 39,71  27,16 0,0 204,0 46,83  21,51 7,0 106,7 K2O (kg/ha) 55,76  25,30 0,0 145,3 42,67  25,66 0,0 134,3 Ở Đồng Nai, nông dân thường bón phân cho bông với lượng trung bình là 110 kg N, 40 kg P2O5 và 55 kg K2O /ha; thấp nhất là 42 kg N, 0 kg P2O5 và 0 kg K2O/ha; cao nhất là 313 kg N, 204 kg P2O5 và 145 kg K2O /ha. Còn ở Đắc Lắc, lượng phân trung bình được sử dụng để bón cho cây bông là 90 kg N, 47 kg P2O5 và 43 kg K2O /ha, lượng phân bón thấp nhất là 26 kg N, 7 kg P2O5 và 0 kg K2O /ha; cao nhất là 205 kg N, 107 kg P2O5 và 134 kg K2O /ha. Để xác định được lượng phân bón thích hợp cho cây bông ở từng vùng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu về liều lượng phân bón và thu được kết quả (xem bảng 7) như sau: Bảng 7. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất bông hạt. Liều lượng Ninh Thuận Đồng Nai Đắc Lắc phân bón Năng suất (tạ /ha) HQKT (1000đ/ha) Năng suất (tạ /ha) HQKT (1000đ/ha) Năng suất (tạ /ha) HQKT (1000đ/ha) P1 ( 60:30:30) 26,85 4729,1 17,25 7953 10,71 2229 P2 ( 90:45:45) 30,09 5962,4 18,15 8067 12,40 2704 P3 (120:60:60) 32,45 6688,5 20,70 9005 12,62 2466 P4 (150:75:75) 31,90 6132,5 21,10 8870 13,20 2403 CV(%) 1,7 - 7,02 - 12,66 - LSd0,05 1,78 - 1,34 - 1,04 - 23 Ghi chú: P1: 60kg N + 30kg P2O5 +30kg K2O/ha; P2: 90kg N + 45kg P2O5 +45kg K2O/ha; P3: 120kg N + 60kg P2O5 +60kg K2O/ha; P4: 150kg N + 75kg P2O5 +75kg K2O/ha. Tại Đồng Nai và Ninh Thuận: Mức phân bón thích hợp nhất là 120 kg N, 60 kg P2O5 và 60 kg K2O /ha; Công thức bón 150 kg N, 75 kg P2O5 và 75 kg K2O /ha có cho năng suất bông cao hơn, nhưng hiệu quả kinh tế lại giảm so với mức phân 120:60:60. Mức bón này được áp dụng cho cả bông trồng vụ mưa và vụ khô (bông Đông xuân). Tại Đắc Lắc: Mức phân bón thích hợp nhất là 90 kg N, 45 kg P2O5 và 45 kg K2O /ha; Các nghiệm thức bón phân với mức cao đều cho hiệu quả kinh tế giảm so với công thức này. c) Nghiên cứu về thời kỳ bón phân Bảng 8. Ảnh hưởng của thời kỳ bón phân đến năng suất bông Thời kỳ bón phân Đồng Nai Đắc Lắc (NSG - ngày sau gieo) Số quả /m2 Năng suất (tạ /ha) Số quả /m2 Năng suất (tạ /ha) 1. (25, 50 NSG) 41,9 18,58 43,2 18,2 2. (20, 40, 60 NSG) 44,4 19,02 39,2 17,4 3. (25, 50, 75 NSG) 49,7 21,50 48,5 19,9 4. (20, 40, 60, 80 NSG) 55,2 22,83 44,3 18,7 LSd0.05 5,41 2,95 5,56 1,67 CV(%) 6,54 8,33 7,34 5,22 Kết quả nghiên cứu về thời kỳ bón phân cho thấy, tại Đồng Nai, việc bón phân sớm và bón tập trung 2 lần /vụ cho số quả /m2 cũng như năng suất bông hạt thấp hơn so với các công thức bón nhiều lần và kết thúc bón phân muộn. Tại Đắc Lắc, công thức bón thúc vào các giai đoạn 25, 50 và 75 ngày sau gieo cho năng suất cao hơn các công thức khác có ý nghĩa (xem bảng 12). Tuy nhiên, việc bón thúc 3-4 lần tốn công lao động và khó chăm sóc, do vậy hiện nay chúng tôi đang khuyến cáo bón thúc 2 lần vào giai đoạn 20-25 và 45-50 ngày sau gieo. 24 2.3. Một số đặc điểm sinh lý cây bông, dùng làm cơ sở cho kỹ thuật canh tác bông 2.3.1. Sinh lý hạt bông * Hạt bông: Hạt màu nâu đen hình bầu dục nhọn một đầu. Cấu tạo hạt bông gồm: - Lông áo - Vỏ - Nhân Nội nhũ Phôi Lông áo là lớp xơ ngắn bao quanh vỏ hạt. Cũng từ vỏ hạt các tế bào biểu bì ngoài phân hóa ra tế bào xơ bông chiếm 31-40%/trọng lượng bông hạt. Thành phần hóa học của hạt bông: Protein 21,7% N 3,0% CaO 0,2% Gluxit 45,6% P2O5 1,1% MgO 0,54% Lipit 21,4% K2O 1,25% Tro 3,96% Hạt bông khi gia công thu được: Lông áo 5% Nhân 40% Vỏ hạt 32% Dầu bông 18% trọng lượng Trọng lượng 100 hạt: Bông cỏ 5-7 gam Bông luồi 8-13 “ Hải đảo 8-10 “ * Giai đoạn ngủ nghỉ và nảy mầm Hạt bông mới thu hoạch xong có năng lực và sức nảy mầm thấp, vì trong những hạt bông đó có một số chất làm cản trở sự nảy mầm của hạt, mặt khác sự chín của hạt giống bông chưa đạt mức độ cao (chưa hoàn toàn chín) Thí dụ: Acide absisic 25 và Paracunaric tồn tại trong vỏ hạt. Các thí nghiệm cho thấy, nếu loại bỏ vỏ hạt thì sự nảy mầm hạt bông đến sớm hơn thường lệ, hoặc nếu tác động liên tục lên hạt bông trong những ngày ở nhiệt độ 50oC thì cũng làm cho sự nảy mầm đến sớm, vì quá trình này làm cho các chất cản trở bị loại trừ. Trong khi bảo quản trong điều kiện thích hợp thì cũng làm cho hàm lượng các acide này giảm xuống đáng kể. Trong hạt bông độ ẩm thường là 7% nước. Qua kết quả nghiên cứu của nhiều nước cho thấy, với lượng nước trong hạt bông như trên, trong điều kiện 20-32oC thì sự nảy mầm có thể bảo quản được đến tháng thứ 28. Nếu ẩm độ hạt 14% và nhiệt độ 21oC thì sau 17 tháng sẽ hoàn toàn mất khả năng nảy mầm, nhiệt độ 32oC thì sau 4 tháng khả năng nảy mầm mất hoàn toàn. Nguyên nhân là do độ ẩm cao kết hợp với sự tăng nhiệt độ dẫn đến sự giảm đột ngột hàm lượng đường, các chất chứa phospho, các Nuclotit, protein và các vitamin, và sự tăng lên của các acid béo tự do. Ví dụ: ở trong hạt bông có độ ảm 15% thì hàm lượng acide béo tự do tăng lên 24 lần so với hạt có độ ẩm 7%. Trong thời gian bảo quản 1-2 năm, trong hạt bông hàm lượng một số Amino acide tăng lên (Cerin, Sistin) và acide Asparagin và Glutamic cũng tăng lên 2 lần. Nhiều loại protein có hoạt tính men hoàn toàn mất đi, những điều tra nêu trên cho thấy đó là những nguyên nhân làm cho sự nảy mầm của hạt giống giảm đi trong quá trình bảo quản. Chúng ta thấy rằng sự hút nước của bất kỳ loại hạt giống nào cũng phụ thuộc vào 2 yếu tố chính: Hàm lượng nước trong hạt và độ ẩm không khí nơi cất giữ hạt giống. Vấn đề bảo quản đòi hỏi phải thiết lập được sự cân bằng độ ẩm có thể được. Với độ ẩm không khí cao, mà hạt giống có độ ẩm thấp, đương nhiên phải có sự hút nước, và sự cân bằng đó bị phá vỡ, trong hạt xuất hiện nước tự do và các quá trình trao đổi tăng nhanh. Lượng nước trong hạt tăng lên đến 12-13%, sự hô hấp bắt đầu tăng lên, quá trình trao đổi tăng nhanh chóng, dẫn đến mất sức nảy mầm của hạt giống. Nếu bảo quản ở điều kiện có ẩm độ không khí 70% thì sau tháng thứ 20 khả 26 năng nảy mầm bị mất, Ngược lại, trong điều kiện tối ưu với độ ẩm 20% khả năng nảy mầm có thể bảo quản đến tháng thứ 70. Rõ ràng rằng độ ẩm trong quá trình bảo quản ảnh hưởng lớn đến sự nảy mầm của hạt giống bông. Nếu đối với hạt sử dụng vào quá trình công nghiệp khác (ép dầu,), để tránh mất các chất dinh dưỡng tiêu tốn vào quá trình hô hấp, thì hạt bông cần phải đem sấy khô. Đối với hạt giống thì không được sấy, mà phải được phơi vài nắng nhẹ. Các yếu tố ngoại cảnh chính cần thiết cho sự nảy mầm * Nước: Nước tham gia vào nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong hạt giống và là môi trường để tồn tại các hoạt động sống của cây, nó là yếu tố ngoại cảnh cần thiết để “Đánh thức” hạt giống sau một chu kỳ sinh trưởng (Seed to seed). Sự hút nước chủ yếu qua mocropile (đầu nhỏ) và Khalaza (đầu to) của hạt, ngoài ra nước cũng được thấm qua vỏ hạt. Sự hút nước của hạt phụ thuộc vào thành phần của hạt (các chất hòa tan trong nước như đường, acid hữu cơ, acid amin, tinh bột, protẻin, xenlulo, lipit, karotin). * Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố tạo điều kiện cho sự xâm nhập của nước vào hạt. Ví dụ: ở nhiệt độ 15oC độ ẩm của hạt có thể đạt 50% sau 48-60 giờ, và nếu ở nhiệt độ 30oC thì độ ẩm trên có thể đạt sau 24-36 giờ. Đối với cây bông nhiệt độ trung bình tối thiểu để hạt bắt đầu nảy mầm là 12- 14oC, tuy nhiên có những giống nhiệt độ này thấp hơn; nhiệt thích hợp cho nảy mầm là 25-30oC. * Oxy: Ngoài nước và nhiệt độ hạt giống còn cần oxy cho quá trình nảy mầm. Sự thiếu oxy thường xảy ra trong các trường hợp hạt bông gieo bị mưa to hoặc mưa kéo dài tạo nên váng bề mặt hoặc giống được gieo sâu trong điều kiện khu ruộng ẩm ướt. Thiếu oxy, trong hạt hình thành rượu Etylic (acid lactic) và các sản phẩm thải khác gây độc hại cho sự nảy mầm của hạt bông. 27 Các biện pháp tăng khả năng nảy mầm Tuy với kích thước và trọng lượng bé, nhưng hạt bông chứa đầy đủ những thành phần cần có của hạt giống để chờ điều kiện thuận lợi phát triển thành cá thể hoàn toàn độc lập về mọi mặt. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi hạt đều được nảy mầm, mà nguyên nhân không nảy mầm đó rất đa dạng và phức tạp đã được các nhà nghiên cứu tổng hợp như sau: - Có một số hạt cứng như đá, các giống Tashkent, cản trở sự xâm nhập của nước vào hạt, làm cho hạt chậm hoặc kém nảy mầm. Để khắc phục nguyên nhân trên người ta sử dụng phương pháp xử lý nước nóng 100oC trong vài giây (làm cho vỏ hạt nứt ra) hoặc xử lý bằng rượu Etylic và Axeton trong 2-3 phút (các chất cản trở xâm nhập của nước vào hạt sẽ hòa tan trong rượu và axeton). - Kích thước và trọng lượng riêng của hạt giống không đồng đều, do vậy sự nảy mầm của chúng cũng không đồng đều. Để tăng khả năng nảy mầm hạt giống phải được chọn lọc phân loại theo trọng lượng riêng. Hạt giống có trọng lượng lớn có nghĩa là có chứa nhiều protein, lipit và nhiều chất khác cần thiết cho sự nảy mầm. Tất nhiên chúng sẽ nảy mầm tốt hơn các hạt giống có trọng lượng bé hơn. Nếu loại có trọng lượng hạt lớn nảy mầm 95% thì loại hạt có trọng lượng trung bình đạt 92% và loại hạt nhẹ chỉ đạt 73%. Có thể dùng dung dịch Nitrat amôn (NH4NO3) với trọng lượng riêng: 1; 1,04; 1,07; 1,12; 1,14 và 1,16 để tách hạt giống. Hạt nào nhẹ hơn nổi lên trên sẽ không dùng làm hạt giống (phương pháp này hơi khó làm). * Bằng biện pháp canh tác cũng có thể tăng khả năng nảy mầm của hạt giống: - Canh tác lô bông giống trên nền đầy đủ dinh dưỡng, tạo đều kiện cho hạt bông chứa đầy đủ các chất hữu cơ và chất khoáng. Đây là yếu tố cần thiết cho hạt nảy mầm. Theo tài liệu nhiều nước cho thấy rằng canh tác bông trong điều kiện thiếu phospho thì trong các bộ phận tạo quả chứa ít phospho (0,3%), nếu thu làm 28 hạt giống thì tỷ lệ nảy mầm thấp (không đáng kể). Ngược lại, nếu trong bộ phận tạo quả có chứa 0,8% phospho thì hạt giống nảy mầm bình thường. - Độ sâu lúc gieo hạt cũng là một yếu tố quyết định sự nảy mầm của hạt giống. Gieo nong trên bề mặt hạt thiếu ẩm, ngược lại gieo quá sâu hạt thiếu oxy và thừa ẩm. Trường hợp gieo quá sâu, sự trao đổi khí giữa hạt đang nảy mầm và không khí bị phá vỡ, trong đất hàm lượng acid cabonic tăng lên và oxy giảm, phá vỡ các quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tạo thành nhiều chất độc làm cho hạt chết. Do đó, độ sâu khi gieo hạt phải thích hợp (phần này trình bày ở phần kỹ thuật canh tác bông). 2.3.2. Sinh lý phát triển cây bông * Giai đoạn nảy mầm (từ khi nảy mầm đến xòe lá mầm): 4-7 ngày. Hạt tốt rồi chưa đủ, muốn mọc nhanh, mọc đều phải có nhiều điều kiện khác mà cơ bản nhất là nhiệt, ẩm và oxy. - Nhiệt: Tốt nhất 25-30oC, dưới 10oC và trên 40oC hạt hầu như không mọc, 55-60oC mà ẩm thì hạt chết. - Độ ẩm: 90% độ ẩm (giữ nước) của đất. - Oxy: Cần nhiều, đất nặng gieo xong gặp mưa, đất đóng váng là hạt không mọc. Ở miền Nam, nhiệt độ nói chung thích hợp, vấn đề chính là cần giải quyết tốt mâu thuẫn giữa độ ẩm và độ thoáng (ẩm quá mất thoáng, thoáng quá mất ẩm). Ở hạt bông lại có vấn đề trút vỏ ngoài và ngoi lên mặt đất, cho nên khi gieo hạt phải bảo đảm độ ẩm thích hợp, làm đất nhỏ vừa phải, độ sâu thích hợp và độ nén đất vừa phải. * Giai đoạn cây con (từ khi xòe hai lá mầm đến khi có nụ): 24-36 ngày. Giai đoạn này là giai đoạn rễ được phát triển ưu tiên và cuối giai đoạn cành và lá mới bắt đầu phát triển. 29 a) Cũng như các sinh vật cao cấp, đây là giai đoạn thơ ấu, cây bông rất mẫm cảm với điều kiện ngoại cảnh và nếu phát triển không tốt ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng về sau. Điều kiện để phát triển tốt là: Nước, oxy, dinh dưỡng đủ. Điều kiện tối thích lúc này là: nhiệt độ đất > 20oC, nhiệt độ không khí 25-30o C. Đất đủ ẩm, thoáng, không được bão hoà nước. Từ nẩy mầm-ra lá thật đầu tiên, nếu trời ấm (25oC), ẩm thì hết 5-6 ngày, nếu trời lạnh (nhiệt độ < 15oC) kéo dài 15 - 16 ngày và sau đó cứ 2 - 6 ngày ra 1 lá thật. Thiếu nước, thiếu oxy cỏ lấn hoặc tỉa không kịp thời cây chen chúc. Thiếu dinh dưỡng làm cho cây còi cọc, ảnh hưởng rất lớn đến các giai đoạn sau. Các biện pháp kỹ thuật cần chú ý trong giai đoạn này là: - Tỉa kịp thời - Làm cỏ sớm - Xới - Chỉ tưới nước khi cần và tưới nhẹ, và không để úng. b) Thường ở đốt thứ ba (lá thật thứ 3) có khi sớm hơn như ở bông cỏ đốt thứ 2 bắt đầu ra cành và thường là cành đực, có khi là cành quả (giống không cành đực). Phân biệt cành đực với cành quả chủ yếu ở chỗ cành đực không trực tiếp ra hoa. Sau khi ra 1-2-3, có khi tới 12-14 cành đực (như ở bông Ba Ghe) thì đến các cành quả. Từ thấp lên cao cành quả dài thêm, có nhiều đốt (hoa) hơn, đến mức tối đa ở cành thứ 4-7 rồi sau đó lại ngắn dần (tán cây hình thoi). Cành quả có nhiều loại hình 0, 1, 2, 3, 4, cũng khi do ảnh hưởng của ngoại cảnh, sau khi ra một số cành quả rồi, cây bông lại ra 1-2 cành đực phía trên (nhiệt độ, phân bón). Đó là biểu hiện sinh trưởng mạnh hơn phát dục. Ở nách cành quả, ở nhiều giống còn có cành phụ, cành phụ có thể là một cành đực (lá), một cành hoa hoặc một hoa. 30 Mục đích của trồng bông là ra nhiều hoa quả, vậy cây bông ra nhiều cành lá, cành nách thì không có lợi. Nhiều cành lá khó phun sâu, quang hợp kém, rụng quả nhiều. Muốn có nhiều quả ít lá phải chọn giống, bón phân tưới nước hoặc tháo nước đúng cách, có khi phải can thiệp một cách cơ giới (đánh cành lá), bấm ngọn * Giai đoạn nụ-hoa (25-35 ngày) và ra hoa rộ a) Từ nụ đến hoa trong điều kiện miền Nam chỉ 20-25 ngày và nếu tính từ ngày gieo đến khi nở hoa đầu tiên chỉ cần 55-60 ngày, sau đó hoa cứ tiếp tục nở mãi và trong thời gian này trên cây bông luôn luôn có hoa, quả non, quả gìa. Thời gian cây bông có hoa có thể kéo dài 2 tháng, nhưng cũng có thể rút ngắn lại 1 tháng hay hơn một chút bằng cách chọn giống, điều tiết nước, phân, trừ sâu tốt. Rút ngắn thời gian bông có hoa rất lợi vì thời gian này cây bông rất mẫm cảm với sâu nhất, công trừ sâu và chăm sóc khác sẽ giảm đi nếu ra hoa qủa tập trung. b) Trình tự nở hoa: hoa nở dần theo trình tự xuất hiện nụ từ dưới lên trên (1- 2 ngày) và từ trong ra ngoài (5-6 ngày). Cần chú ý quy luật này vì chất lượng xơ bông tuỳ thuộc nhiều vào vị trí quả bông trên cây. Ở Thanh Hóa, Vũ Công Hậu đã nghiên cứu kỹ ảnh hưởng của vị trí đến chất lượng trên những cây bông thuộc giống Quầy Vịt (xem sách Kỹ thuật trồng bông trang 57). Nói vắn tắt: “Trừ vài quả ở sát gốc do độ ẩm cao, đất cát dính vào, bông thu hoạch những lứa đầu (bông gốc) là những bông tốt nhất về chất lượng hạt cũng như chất lượng xơ. c) Quy luật nở hoa thụ phấn: Nụ hoa chiều hôm trước phồng lên, sáng hôm sau khoảng 8-9 giờ thì nở. Hoa to, màu sặc sỡ, có nhiều tuyến mật nên hấp dẫn côn trùng mang phấn ở cây bông khác tới. Như vậy, côn trùng, không phải là gió là môi giới thụ phấn. Tỷ lệ ngoại hoa thụ phấn khá cao (2-3 đến 20%), do đó gen hình của cây bông không ổn định, khác với các cây tự hoa thu phấn chặt chẽ như lúa, đậu.. và các cây này gen hình ổn định, độ đồng đều cao hơn. Mặt khác, công nghiệp se sợi, dệt vải bằng xơ bông hiện nay rất hiện đại, đòi hỏi xơ bông phải đồng đều về nhiều tính năng (độ bền, độ mịn, độ chín, độ đều 31 xơ) nên bắt buộc phải có giống bông thuần, và đảm bảo độ thuần cho giống bông khó hơn ở những cây tự hoa thụ phấn. Muốn cho giống bông thuần, khó có thể ngăn cản ong, bướm đến lấy mật hoa bông (ở trại thí nghiệm phải buộc túi từng hoa một). Phương pháp đơn giản là chỉ trồng một giống. Ong, bướm có mang phấn hoa lạ đến thì cũng là phấn hoa của cùng giống bông đó, do đó vẫn bảo đảm được độ thuần. d) Thụ phấn tốt thì đậu quả. Không đậu quả thì hoa rụng, ta gọi là rụng đài, nếu rụng thì quả non rụng từ ngày thứ 2-3 đến ngày thứ 10 kể từ khi hoa nở, sau ngày thứ 10 nếu quả không rụng thì coi như quả đã đậu. Tỷ lệ rụng đài ở cây bông thường cao, do đó phải tìm cách hạn chế. Trước hết nếu bị sâu ăn nụ, hoa, hay quả non thì đài thế nào cũng rụng. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng nhiều nhất đến rụng đài là độ ẩm không khí cao, hoa nở gặp trời mưa đầu, đất qúa tốt, bón nhiều phân đạm bông bốc lá. Cũng có giống bông rụng đài nhiều, giống bông rụng đài ít. Ví dụ bông luồi rụng nhiều hơn bông hải đảo. Giống chín muộn thường rụng nhiều hơn giống chín sớm. Đứng về mặt kỹ thuật canh tác, bắt đầu từ khi hoa nở, và đặc biệt trong khi nở hoa là thời kỳ nhựa lưu thông mạnh, nhựa sống được hút từ đất qua rễ lên cành lá, chất dinh dưỡng tập trung vào hoa, quả non, rất hấp dẫn đối với sâu. Thời kỳ này phải chú ý: - Nụ, hoa nhiều, quả non nhiều, tập trung nhiều sâu đục quả, nhất là sâu xanh rất phàm ăn nên phải rất cảnh giác trong việc phòng trừ sâu. - Nước cần phải đầy đủ, tuyệt đối không để cho ruộng bông bị hạn, phải tưới nhiều nhưng thoát nước cũng phải nhanh, nếu bị úng cũng như bị hạn, đài sẽ rụng hàng loạt. - Quang hợp mạnh, cần ánh sáng, cần thoáng, không để cho bông bốc lá và nếu nhiều lá quá có thể phải bấm ngọn, đánh lá, nhưng chú ý không đánh lá quá nhiều, “chột” cây bông, 32 * Giai đoạn quả nở a) Từ khi hoa nở đến khi quả nở phải mất một thời gian từ 42-55 ngày tuỳ giống, tuỳ quả to nhỏ. Nếu tính từ khi gieo qua các giai đoạn phát dục, trong điều kiện thuận lợi, phải mất một thời gian như sau: - Gieo – mọc 4-7 ngày - Mọc – nụ 28-36 “ - Nụ - hoa 25-35 “ - Hoa – nở quả 42-55 “ 99-133 ngày Còn 40-50 ngày nữa quả tiếp tục nở hết rồi nhổ cây. Thực tế đã diễn ra như vậy. Ở Nha Hố, vụ bông này sau khi thụ phấn tốt, đài không rụng thì quả bông lớn dần. Nửa thời gian đầu 20-25 ngày quả lớn rất nhanh nhưng vẫn còn mầm non, sâu xanh, sâu loang rất thích ăn, sâu hồng cũng hay đến đẻ. Cũng nửa thời gian đầu xơ bông (tế bào lớp ngoài của biểu bì hạt) dài ra rất nhanh nhưng vỏ xơ còn mỏng. - Nước và nắng là hai yếu tố cần thiết nhất cho bông lúc này, nhưng càng về sau nước càng ít đi và nắng càng cần nhiều hơn. b) Khi quả đã già, thành thục hoàn toàn thì vỏ quả mất nước co lại, trụ giữa bị linhin hóa cứng, không co được nên bị sức kéo của vỏ kéo vỡ thành 4-5 mảnh tùy theo số Carpel múi, múi bông bị phơi ra nhưng còn dính vào mảnh vỏ quả. Xơ bông khô đi và nở bồng lên, múi bông dính nhiều hay ít vào vỏ, nở tốt hay xấu tùy giống nhưng cũng tùy vào thời tiết, nhất là nắng và khô. 33 Có những giống bông qủa nở ít hoặc bóc vỏ để lấy bông ra, có những giống bông hễ chín để rời múi bông xuống đất. Vậy phải tùy giống mà xác nhận thời gian thu hoạch nhưng nói chung, phải để bông nở toác chỉ nhặt lấy múi, không bứt cả quả về rồi mới gỡ múi, bỏ vỏ, nhưng cũng không nên để lâu quá trên cây, xơ kém phẩm chất do bụi, nắng gió, rệp và bọ chích hút châm vòi vào hạt. 2.3.3. Những yêu cầu của cây bông về điều kiện ngoại cảnh * Nhiệt độ: Cây bông là cây có nguồn gốc vùng nhiệt đới, cho nên cây bông có đòi hỏi cao về nhiệt. Để cho cây bông sinh trưởng và phát triển bình thường, kể cả giai đoạn nảy mầm, thì nhiệt độ tối ưu là 25-30oC. Nhiệt độ thấp hơn 25oC làm sự phát triển của cây bông chậm lại, và nhiệt độ dưới 17oC thì cây bông bắt đầu cằn lại. Nhiệt độ tối thiểu để cho hạt bắt đầu nảy mầm là 12oC và để hình thành lá mầm trên mặt đất là 16oC (nhiệt độ trong không khí). Nếu nhiệt độ 37-40oC cây bông không ngừng phát triển, đặc biệt nhiệt độ cao ảnh hưởng tới giai đoạn hoa, cho nên vào mùa hè cây bông chủ yếu phát triển vào ban đêm khi nhiệt độ không khí đã giảm xuống. Tuy nhiên, vẫn có những loài hoang dại có thể phát triển được trên nhiệt độ 40oC như Gossypium stocksii (nhiệt độ tối đa của nó là 45oC). Nếu nhiệt độ tăng (cao hơn mức tối ưu) ở giai đoạn ban đầu của chu kỳ sinh trưởng và phát triển (trước giai đoạn nụ) thì thúc đẫy cây bông sinh trưởng và phát triển nhanh hơn và sẽ có một số biến thể về hình thái cây bông như: Vị trí cành quả thứ nhất (hs) thấp hơn, hoặc số lượng cành đực tăng lên. Trong trường hợp nhiệt độ cao hơn mức tối đa làm giảm khả năng thụ phấn của hạt phấn, tăng hạt lép và rụng nhiều đài. Đặc biệt khi nhiệt độ cao hơn 40oC, hạt phấn hoàn toàn mất khả năng thụ phấn, và các hoa không được thụ phấn sẽ rụng ngay sau đó. 34 Nhiệt độ môi trường xung quanh thực tế là yếu tố thúc đẩy hoặc làm chậm sự phát triển của cây bông; ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến chất lượng xơ bông và bông hạt. Nhiệt độ cao có ảnh hưởng xấu đến sự hút chất dinh dưỡng của cây bông và làm giảm tỷ lệ, chiều dài và độ bền xơ. Để hoàn thành một giai đoạn sinh trưởng và phát triển cây bông cũng như các cây trồng khác, đòi hỏi phải tích được một lượng nhiệt nhất định (lượng nhiệt hữu hiệu). Ở mỗi loài, mỗi giống, đòi hỏi về lượng nhiệt có khác nhau. Nghiên cứu của các tác gỉa Liên Xô cho thấy, để hoàn thành giai đoạn mọc mầm, các giống loài bông luồi cần bình quân 84oC, giai đoạn nụ 500oC, giai đoạn hoa 1.000oC và từ hoa đến nở qủa 700oC. Lượng nhiệt hữu hiệu cần thiết để hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống bông luồi G.hirsutum. (Theo Sleikher A.I.) Giống Tổng nhiệt hữu hiệu tính từ gieo tới Tổng nhiệt tính từ gđ hoa đến 50% số cây nở quả Mọc mầm Nụ Hoa - Chín sớm 84 485 900 660 - Chín trung bình 84 500 950 675-685 - Chín muộn 84 500 1050-1200 720-800 Như vậy, từ lúc gieo đến lúc nở quả các giống: - Chín sớm cần 1.560oC - Chín trung bình cần 1.650-1.635oC - Chín muộn cần 1.770-2.000oC Theo nghiên cứu của GS. Vũ Công Hậu ở Thanh Hóa cho thấy, tổng nhiệt hữu hiệu để hoàn thành các giai đoạn của giống Quầy Vịt như sau: - Gieo đến mọc mầm 70-80oC - Gieo đến ra nụ 430-500oC 35 - Gieo đến ra hoa 800-930oC - Ra hoa đến nở quả 650-730oC Tính từ gieo đến nở quả giống Quầy Vịt cần 1.450-1.660oC. * Ánh sáng: Bông là cây trồng rất thích ánh sáng, không chịu được rợp (bóng che), do vậy lá của cây bông trong ngày luôn thay đổi vị trí để làm sao cho phiến lá luôn vuông góc với các tia chiếu của mặt trời, và chỉ khi nào mặt trời lặn lá bông mới rũ xuống. Trong điều kiện thiếu ánh sáng, như bị bóng cây, các công trình xây dựng che khuất hay mây mù kéo dài cây bông phát triển chậm và cao vóng lên. Nếu trong giai đoạn nụ, hoa và hình thành quả thì đài, nụ và quả nở sẽ bị rụng nhiều. Mặt khác, khi thiếu ánh sáng cường độ quang hợp của cây bông giảm đi nhiều. Các tác gỉa Liên Xô cho thấy rằng, trong điều kiện chiếu sáng tối ưu của mặt trời, thì 1m2 phiến lá, trong 1 giờ có thể tổng hợp được 1,46 g chất khô, ngược lại trong điều kiện chiếu sáng không đầy đủ thì chỉ số đó chỉ còn 0,073. Các dạng bông thân gỗ (to cao như các dạng bông địa phương Ba Ghe của ta) có nguồn gốc xích đạo đòi hỏi chiếu sáng nhiều hơn. Các dạng thấp cây (dạng bông trồng trọt – trồng hàng năm), không đòi hỏi cường độ chiếu sáng cao, chúng sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện ánh sáng tán xạ và ánh sáng bình thường, thậm chí ngay khi cường độ chiếu sáng có giảm đi. Novicov V.A. đã chứng minh rằng, cường độ ánh sáng giảm đi 47% so với bình thường, không ảnh hưởng đến sự ra nụ và ra hoa và chỉ làm kéo dài thêm một vài ngày từ hoa đến nở quả, làm giảm một chút ít năng suất, mặt khác cây bông không những không nhỏ đi mà còn lớn hơn. Điều này chứng tỏ rằng cây bông không những có sự đòi hỏi đối với chiếu sáng, mà còn có sự thích ứng sinh lý rộng đối với chiếu sáng. * Thời gian chiếu sáng trong ngày cũng có ảnh hưởng lớn đến phát triển của cây bông. 36 Ảnh hưởng của ngày ngắn nhân tạo lên sự phát triển của cây bông (V.A.Novicov) Gieo Mọc Bắt đầu Nụ Ra hoa Nở quả 1. Giống chín trung bình – muộn (bông luồi) - Chiếu sáng tự nhiên 13/5 17/5 11/6 9/7 1/9 - “ nhân tạo 10 giờ 13/5 17/5 6/6 30/6 11/8 - Ph.triển nhanh hơn so với tự nhiên - - 5ngà y 9 ngày 21 ngày 2. Giống bông hải đảo dạng Pima - Chiếu sáng tự nhiên 13/5 17/5 19/6 20/8 17/9 - “ nhân tạo 10 giờ 13/5 17/5 11/6 6/8 23/8 - Ph.triển nhanh hơn so với tự nhiên - - 8ngà y 14 ngày 25 ngày Cũng như mọi cây trồng ngắn ngày khác, cây bông đòi hỏi phải có đêm dài ngày ngắn. Trong điều kiện ngày dài, cây bông phát triển chậm, và bước vào giai đoạn sinh thực muộn (chậm hình thành nụ và nở hoa) và ngược lại, thời gian chiếu sáng nhiều (ngày dài) làm cho cây bông phát triển nhanh hơn và nhanh chóng bước vào giai đoạn sinh thực. Sự phản ứng của cây bông đối với sự thay đổi thời gian chiếu sáng gọi là phản ứng cảm quang. Các dạng và các giống khác nhau có phản ứng cảm quang khác nhau. Theo N.N. Constantinov, các dạng bông lâu năm thân gỗ có phản ứng cảm quang lớn (mặc dù vậy trong chúng có những dạng hoàn toàn không có phản ứng cảm quang). Các dạng chín muộn sử dụng như cây hàng năm có phản ứng cảm quang yếu; các dạng chín sớm có phản ứng cảm quang rất yếu, hoặc hoàn toàn không có phản ứng cảm quang. * Đòi hỏi của cây bông đối với yếu tố nước Cây bông là cây chịu hạn tốt, nhờ có bộ rễ phát triển và ăn sâu vào lòng đất. Nhưng để sinh trưởng và phát triển bình thường, cho năng suất và phẩm chất tốt, cây bông đòi hỏi phải có chế độ nước thích hợp. Hệ số bốc hơi của cây bông bình quân 600-700 mm, tuy nhiên hệ số này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác: Giống, loài, điều kiện tự nhiên Thường ỏ vùng 37 trồng bông Liên Xô hệ số này là 400-800 mm, nhưng cũng có thể đạt tới 1.000 thậm chí 1.600 mm, tuỳ thuộc điều kiện trồng trọt. Tất nhiên, điều kiện canh tác càng cao thì hệ số bốc hơi càng ít, do đó trong điều kiện trồng bông có tưới hoặc tưới bổ sung, vấn đề điều chỉnh nước tưới và chế độ canh tác thích hợp là một vấn đề rát được quan tâm nhằm tăng hiệu quả sử dụng nước của cây bông. Ảnh hưởng của chế độ canh tác đến năng suất và hệ số bốc hơi của cây bông (theo S.N.Rưzov). Cày sâu (cm) NPK (kg/ha) Số lần tưới Năng suất bông hạt Hệ số bốc hơi N P K 18 39 27 15 5,8 15,3 1.404 11 30 16 16 4,4 11,1 1.651 24 229 250 67 9,1 40,2 723 26 119 176 63 8,8 39,4 694 28 160 166 75 8,1 44,6 620 Qua bảng trên ta thấy rằng trong điều kiện canh tác thấp (thâm canh) năng suất bông thấp và hệ số bốc hơi cao. Mặt khác, nghiên cứu của Rưzov S.N. cũng cho thấy hệ số bốc hơi trên các nền đất như sau: - Trên nền đất tốt 500-600 mm - Trên nền đất trung bình 700-800 - Trên nền đất xấu 800-1000 Ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau thì hệ số bốc hơi cũng khác nhau. Hệ số bốc hơi cao nhất ở giai đoạn trước nụ, thấp nhất ở giai đoạn hoa tới bắt đầu nở quả, sau đó hệ số bốc hơi cũng tăng dần. Mặt khác, cây bông đòi hỏi sự có tưới rất cao, cho nên trong điều kiện có tưới năng suất bông đạt cũng rất cao. Trong giai đoạn cây con (trước khi ra nụ), khi 38 diện tích quang hợp còn ít bông cần ít nước (1 ha cần bình quân 10-12m3 nước), giai đoạn nụ và đặc biệt là giai đoạn hoa nhu cầu về nước của cây bông tăng lên mạnh mẽ để phục vụ cho nhu cầu hình thành nụ và hoa quả (giai đoạn nụ 30- 35m3/ha, hoa 90-100m3/ha. Và giai đoạn nở quả nhu cầu về nước của cây bông giảm xuống (30-40m3/ha). Cả vụ cây bông cần nước ở mức 5.000-8.000 m3/ha, như vậy, những vùng quá khô hạn (200-500 mm/năm) chỉ có thể trồng bông trong điều kiện có tưới, còn những vùng nhiệt đới ẩm với lượng mưa 800-1000mm) có thể trồng bông không tưới (nhờ nước trời). * Đòi hỏi của cây bông đối với đất và dinh dưỡng Cây bông đòi hỏi đất xốp, có thành phần cơ giới trung bình, dễ tưới, tiêu và có độ mùn khả dĩ. Trên đất chua (pH<5,5) và đất mặn cây bông sẽ giảm năng suất rất lớn. Thích hợp nhất cho cây bông là pH từ 6,5 đến 7,5. 2.3.4. Điều kiện thời tiết của một số vùng trồng bông chính của Việt Nam và thời vụ gieo trồng * Vùng bông Tây Nguyên: Bao gồm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai. Đây là vùng có rất nhiều triển vọng đối với cây bông. Chế độ mưa ở vùng này chia thành 2 nhóm khác nhau rõ rệt. Số liệu khí tượng nhiều năm cho thấy: Phía Tây Trường sơn, mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 4; mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng 200 đến 300mm /tháng và hơn 20 ngày mưa/tháng. Mùa mưa ở đây thường kết thúc vào cuối tháng 11. Thời vụ gieo bông cho vùng Tây Trường Sơn có thể được tiến hành từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8 hàng năm. Kết quả điều tra cho thấy, nông dân vùng Tây Trường Sơn gieo bông chủ yếu tập trung trong tháng 7. Trong đó, thời vụ gieo cho năng suất cao nhất là cuối tháng 6 và đầu tháng 7 dương lịch. 39 Bảng. Số liệu khí tượng trung bình nhiều năm tại Cư Jút-Đắk Nông. Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Ẩm độ (%) Số giờ nắng/tháng Lượng mưa (mm) Số ngày mưa/ tháng T.bình Max. Min. 1 21,6 34,1 13,1 78 204,7 4,0 1 2 22,6 35,6 14,8 77 207,0 16,1 1 3 25,0 37,6 14,8 73 247,6 26,4 2 4 26,0 37,8 19,8 78 198,3 157,1 12 5 25,6 37,2 20,5 83 186,8 215,6 17 6 25,1 33,8 19,6 85 185,6 210,5 19 7 24,5 32,9 19,7 87 163,8 222,4 19 8 24,3 32,4 20,1 88 161,2 274,3 21 9 24,0 31,8 19,7 89 134,2 262,4 21 10 23,8 31,8 18,8 88 134,1 240,2 17 11 22,6 32,0 14,1 86 140,9 151,0 8 12 21,3 31,2 10,1 84 126,2 49,6 5 Sơ đồ 1. Chế độ mưa và thời vụ gieo bông cho vùng Tây Trường Sơn. Chế độ mưa Mùa mưa Mùa khô Tháng 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Phía Đông Trường Sơn, mưa bắt đầu từ tháng 5, mưa lớn vào tháng 10 và kéo dài đến tháng 12. Mưa đều vào giai đoạn đầu vụ nên cây bông sinh trưởng thuận lợi. Tuy nhiên, mưa lớn và kéo dài đến hết tháng 12 kết hợp với điều kiện nhiệt độ không khí thấp đã ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất xơ. Chế độ mưa như vậy đã cho phép trồng 2 vụ cây ngắn ngày nhờ nước trời /năm. Thời vụ gieo bông Đầu mùa mưa Cuối mùa mưa Các tháng mưa nhiều Thời vụ gieo cho cây trồng vụ 1 Thời kỳ nở quả và thu hoạch 40 Bảng. Số liệu khí tượng trung bình nhiều năm tại Eakar-Đắk Lắk. Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Ẩm độ (%) Số giờ nắng/tháng Lượng mưa (mm) Số ngày mưa/ tháng T.bình Max. Min. 1 21,8 30,5 16,9 79 200,4 10,9 2 2 22,7 32,5 18,7 77 200,9 5,6 1 3 24,7 34,5 19,3 73 249,8 3,6 1 4 25,8 34,1 21,4 78 202,1 124,7 8 5 25,7 33,3 21,9 83 196,7 151,2 13 6 25,7 32,7 21,9 81 209,2 148,6 11 7 25,3 31,8 21,8 81 192,0 115,8 11 8 25,2 31,0 21,7 82 200,4 133,9 12 9 24,5 30,2 21,3 87 154,0 182,5 15 10 23,8 29,7 21,1 89 134,1 310,6 17 11 22,6 28,2 20,0 88 116,7 401,1 14 12 21,2 27,5 18,4 88 111,7 253,0 12 Nguồn: Trạm Khí tượng Eakar. Thời vụ gieo bông cho vùng Đông Trường Sơn có thể được tiến hành từ giữa tháng 7 đến cuối tháng 8 dương lịch. Trong đó, thời vụ gieo cho năng suất cao nhất là thượng tuần và trung tuần tháng 8 dương lịch. Sơ đồ 2. Chế độ mưa và thời vụ gieo bông cho vùng Đông Trường Sơn. Chế độ mưa Mùa mưa Mùa mưa Mùa khô Tháng 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 Thời vụ gieo bông Đầu mùa mưa Cuối mùa mưa Những tháng mưa nhiều Thời vụ gieo cây vụ 1 Thời kỳ bông nở quả và thu hoạch 41 * Vùng bông Đông Nam Bộ: Gồm các tỉnh Nam Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Bình Phước. Ở vùng này, mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 4. Mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Trong những tháng này, lượng mưa trung bình khoảng 300 mm với trên 20 ngày mưa /tháng. Mùa mưa thường kết thúc vào đầu tháng 11. Nhiệt độ không khí trung bình 24-26 oC, tối cao 30-32 oC và tối thấp 19-23oC. Ẩm độ không khí 83-90 %. Chế độ mưa này cũng đã cho phép trồng được 2 vụ cây ngắn ngày nhờ nước trời trong 1 năm. Bảng 3. Số liệu khí tượng trung bình nhiều năm tại Đồng Nai. Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Ẩm độ không khí (%) Số giờ nắng /tháng Lượng mưa (mm) 1 25,5 70 259,3 15,0 2 25,0 69 250,5 2,0 3 25,6 69 226,5 48,5 4 26,0 75 244,6 64,8 5 26,5 81 214,7 159,4 6 26,7 89 164,6 303,5 7 26,3 88 182,2 346,4 8 26,6 90 159,7 387,8 9 26,1 91 188,4 324,7 10 26,1 87 178,9 297,2 11 26,0 80 216,7 81,2 12 25,6 79 237,1 13,0 Thời vụ gieo bông của vùng này có thể được tiến hành từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 8 hàng năm. Kết quả điều tra cho thấy, nông dân trong vùng gieo bông chủ yếu trong tháng 7. Trong đó, thời vụ gieo cho năng suất cao nhất là trung tuần tháng 7 Dương lịch. Trong công tác khuyến nông, chúng tôi đang khuyến cáo cho nông dân gieo bông từ 10 - 25 tháng 7 hàng năm. 42 Sơ đồ 3. Chế độ mưa và thời vụ gieo bông cho vùng Đông Nam Bộ. Chế độ mưa Mùa mưa Mùa khô Tháng 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 * Vùng bông Duyên hải Nam Trung bộ: Bao gồm các tỉnh Ninh Thuận, Bắc Bình Thuận, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Bảng 4. Số liệu khí tượng trung bình nhiều năm tại Ninh Thuận. Tháng Nhiệt độ không khí (oC) Ẩm độ Giờ nắng Lượng Số ngày T.Bìn h Max. Min. (%) / tháng mưa (mm) mưa/tháng 1 24,4 33,5 16,3 72 213,6 7,7 1 2 24,8 35,2 17,3 72 225,6 2,4 1 3 26,1 36,5 18,0 75 286,6 7,8 1 4 27,7 36,8 20,4 76 236,9 12,1 2 5 28,2 39,0 19,9 79 198,4 77,1 10 6 28,4 40,5 22,2 79 218,9 66,4 11 7 28,2 39,6 21,9 76 183,2 74,7 9 8 28,2 39,5 21,2 78 205,9 149,1 10 9 27,0 37,7 20,8 82 141,4 169,8 14 10 26,6 34,5 19,3 84 169,5 150,4 15 11 26,0 34,5 17,7 84 136,4 140,1 15 12 24,9 34,0 16,4 80 129,5 55,0 8 Nguồn: Trạm Khí tượng Nha Hố. Ninh Thuận và Bắc Bình Thuận là vùng khô hạn nhất của Việt Nam, lượng mưa trung bình cả năm khoảng 750-850 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 và Thời vụ gieo bông Đầu mùa mưa Cuối mùa mưa Các tháng mưa nhiều Thời vụ gieo cho cây trồng vụ 1 Thời kỳ nở quả và thu hoạch 43 mùa mưa bắt đầu vào cuối tháng 5 đến cuối tháng 11; tuy nhiên mưa tập trung trong 3 tháng (9, 10 và 11). Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25 - 28 oC và ít biến thiên trong năm. Chế độ mưa như vậy chỉ cho phép trồng được 1 vụ cây ngắn ngày nhờ nước trời /năm. Vì vậy, có thể gieo bông sớm hơn các vùng khác để tận dụng được độ ẩm của đất trong suốt vụ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, thời vụ gieo bông thích hợp nhất cho vùng này là cuối tháng 6 và đầu tháng 7 hàng năm. Sơ đồ 4. Chế độ mưa và thời vụ gieo bông cho vùng Ninh Thuận- Bình Thuận. Chế độ mưa Mùa mưa Mùa mưa Mùa khô Tháng 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 3 2.3.5. CHĂM SÓC BÔNG ĐÔNG XUÂN * Dặm Phải tiến hành dặm sớm, ngay sau khi mọc (sau gieo 5 - 7 ngày) bằng bầu ươm (100 bầu/1000 m2). * Tưới nước - Tưới sau gieo (tưới mọc): đây là biện pháp kỹ thuật quan trọng, quyết định đến mật độ và độ đồng đều của cây; chỉ tưới ngập 2/3 rãnh, không được tưới quá nhiều và nhanh. - Tưới định kỳ trong quá trình sinh trưởng: chu kỳ và số lần tưới theo nhu cầu nước của từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây bông: Thời vụ gieo bông Đầu mùa mưa Cuối mùa mưa Những tháng mưa nhiều Thời kỳ quả nở và thu hoạch 44 + Trước khi nở hoa: 10 – 15 ngày; + Từ nở hoa đến nở quả: 10 ngày; + Từ nở quả đến thu hoạch: 15 - 20 ngày. * Xới xáo và phòng trừ cỏ dại - Làm cỏ: làm sạch cỏ và nhổ cỏ gốc kết hợp với bón phân thúc để tạo điều kiện thuận lợi cho cây bông sinh trưởng và phát triển, không bị cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cỏ dại. Để hạn chế cỏ dại, lần tưới mọc đầu tiên có thể phun thuốc Dual với liều lượng 1,5 lít/ha (phun ngay sau khi tưới lần đầu tiên 1 ngày). - Xới xáo: là biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cho bộ rễ bông phát triển mạnh, cần xới xáo 2 lần; lần 1 sau gieo 20-25 ngày, xới sâu; lần 2 sau gieo 40-45 ngày, xới nông và xa gốc bông hơn. * Phân bón Liều lượng phân bón - Phân hữu cơ vi sinh: liều lượng theo hướng dẫn ứng với từng loại phân cụ thể. - Phân vô cơ: liều lượng các loại phân đạm, lân và kali theo tỷ lệ 120kg N/ha (gồm 25% dạng đạm sulphate amôn và 75% dạng đạm urê); 60kg P2O5/ha (loại lân nung chảy) và 60 kg K2O/ha (loại KCl). Thời kỳ bón - Bón lót: trước khi gieo hạt với liều lượng 100% phân hữu cơ vi sinh, 100% phân lân, 100% phân sulphate amôn và 30% phân kali. - Bón thúc lần 1 sau gieo 25-30 ngày: 50% urê và 35% kali. - Bón thúc lần 2 sau gieo 50-55 ngày: 50% urê và 35% kali. - Nếu ruộng bông sinh trưởng và phát triển kém thì có thể bón thúc bổ sung lần 3 hoặc chỉ bón vào những chỗ bông xấu. 45 Kỹ thuật bón Bón vào một bên mép luống (1/3 so với đáy rãnh), lấp phân kết hợp với chỉnh sửa hàng và qua mép luống, bón đến đâu lấp phân ngay đến đó và lấp kỹ để tránh mất phân. Phun phân qua lá Để cung cấp phân vi lượng cho cây bông, nên phun các loại phân bón lá hiện đang sử dụng trên cây bông theo khuyến cáo của nhà sản xuất; cuối vụ, nên sử dụng KNO3 phun cho cây bông từ 3 - 4 lần/vụ. Phun phân bón lá có thể phun kết hợp với thuốc bảo vệ thực vật để giảm số lần phun. * Sử dụng chất điều hòa sinh trưởng Mepiquate chloride (PIX) cho cây bông Mepiquate chloride là chất điều hòa sinh trưởng ngoại sinh có tên hóa học là 1,1 -Dimethylpiperidinium chloride và tên thương mại là PIX, có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng dinh dưỡng của thực vật. Trên cây bông, Mepiquate Chloride hạn chế hiện tượng sinh trưởng rậm rạp, làm giảm sinh trưởng chiều cao cây, chiều dài cành, tăng hàm lượng diệp lục trong lá, tăng khả năng quang hợp và tăng tỷ lệ đậu quả. PIX được phun 3 lần/vụ: - Lần 1: vào giai đoạn 50% số cây có nụ đầu tiên (khoảng 30 -35 ngày sau gieo) với liều lượng 50ml/ha. - Lần 2: vào giai đoạn 50% số cây có hoa đầu tiên nở (khoảng 45 - 50 ngày gieo) với liều lượng 70ml/ha. - Lần 3: vào giai đoạn nở hoa rộ (khoảng 70 - 75 ngày sau gieo) với liều lượng 100ml/ha. PHẦN 3. SÂU BỆNH HẠI BÔNG Cây bông (Gossypium spp.) là cây trồng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, ... Xơ bông là nguồn nguyên liệu quan trọng hàng đầu của ngành dệt, các sản phẩm phụ khác như hạt 46 bông dùng để sản xuất dầu ăn, khô dầu bông dùng để chế biến các loại thực phẩm, thức ăn gia súc, phân bón và thân cây bông làm chất đốt. Ở Việt Nam, cây bông là cây cung cấp nguyên liệu để dệt vải. Hiện nay, cây bông là cây có ý nghĩa quan trọng trong hệ thống cây trồng tại nhiều địa phương, trong đó có Bình Thuận. Tiềm năng đất đai trồng bông của nước ta còn rất lớn. Tuy vậy, sản xuất bông trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 2% nhu cầu xơ bông cho ngành dệt (Tập đoàn Dệt May Việt Nam, 2008). Do đó, mở rộng diện tích trồng bông, đẩy mạnh thâm canh, chủ động tưới tiêu để tăng năng suất, chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu xơ bông ổn định cho ngành dệt là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta. Gần đây, các giống bông mới như VN15, VN01-2, VN35KS, TM1KS, được trồng phổ biến trong vùng. Các giống này kháng được sâu xanh (Helicoverpa armigera Hübner) nhưng chúng không kháng các loài côn trùng gây hại theo kiểu chích hút và các loài nhện nhỏ. Một số loài sâu chích hút đang gây hại nguy hiểm cho cây bông tại Bình Thuận như bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood, Thrips palmi Karny), rầy xanh (Amrasca devastans Distant), rệp (Aphis gossypii Glover) và nhện đỏ hai chấm (Tetranychus urticae Koch). Bên cạnh đó, cây bông tại Bình Thuận cũng bị nhiều loại bệnh (xanh lùn, mốc trắng, thán thư, chết rạp cây con,) và cỏ dại gây thiệt hại cho năng suất và chất lượng xơ bông. 3.1. Sâu hại trên cây bông 3.1.1. Thành phân sâu hại chính trên cây bông Bảng 1. Danh sách các loài sâu hại thường gặp trên cây bông STT Tên thường gọi Tên khoa học Họ Bộ phận gây hại Mức độ phổ biến Vụ khô Vụ mưa Bộ Ve bét Acarina 1 Nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch Tetranychidae Lá +++ + 47 STT Tên thường gọi Tên khoa học Họ Bộ phận gây hại Mức độ phổ biến Vụ khô Vụ mưa 2 Nhện đỏ Tetranychus neocaledonicus Andre Tetranychidae Lá ++ + 3 Nhện dẹt 1 Tenuipalpus sp. Tenuipalpidae Lá + - 4 Nhện dẹt 2 Brevipalpus sp. Tenuipalpidae Lá + - Bộ hai cánh Diptera 5 Ruồi đục lá Liriomyza sativae Agromizidae Lá + + Bộ cánh cứng Coleoptera 6 Bọ lá 4 vệt Monolepta spp. Chrysomelidae Lá + + 7 Bọ đầu đen Aulacophora sp. Chrysomelidae Lá + + 8 Câu cấu xanh Hypomeces sp. Cucurlionidae Lá + + 9 Bọ xít xanh Nezara viridula Pentatomidae Lá + + Bộ cánh đều Homoptera 10 Bọ xít gai vai Cletus spp. Coreidae Lá + + 11 Bọ xít dài Leptocorisa sp. Coreidae Lá + + 12 Bọ phấn trắng Bemisia tabaci Aleurodidae Lá + + 13 Rệp sáp Pseudococus citriculus Pseudococcidae Lá + + 14 Rệp bông Aphis gossypii Aphididae Lá ++ ++ 15 Rầy xanh Amrasca devastans Jassidae Lá ++++ +++ Bộ cánh nửa Hemiptera 16 Bọ xít đỏ hại xơ Dysdercus sp. Pyrrhocoridae Quả + + 17 Bọ xít Riptortus sp. Coreidae Lá + + 48 STT Tên thường gọi Tên khoa học Họ Bộ phận gây hại Mức độ phổ biến Vụ khô Vụ mưa 18 Bọ xít nhỏ Lygus sp. Miridae Lá + + 19 Bọ xít xanh vai đỏ Piezodorus rubrofasciatus Pentatomidae Lá + + Bộ cánh vẩy Lepidoptera 20 Sâu xanh Helicoverpa armigera Noctuidae Nụ, hoa, quả ++ ++ 21 Sâu đo Anomis flava Noctuidae Lá + + 22 Sâu loang Earias vittella Noctuidae Nụ, hoa, quả + + 23 Sâu khoang Spodoptera littura Noctuidae Lá + ++ 24 Sâu keo da láng Spodoptera exigua Noctuidae Lá ++ + 25 Sâu cuốn lá Sylepta degrogata Noctuidae Lá + + 26 Sâu đục thân Ostrinia furnacalis Pyralidae Thân + + 27 Sâu hồng Pectinophora gosypiella Gelechidae Nụ, hoa, quả + + Bộ cánh tơ Thysanoptera 28 Bọ trĩ 1 Thrips palmi Thripidae Lá ++++ + 29 Bọ trĩ 2 Scirtothrips dorsalis Thripidae Lá ++++ + 30 Châu chấu lúa Oxya sp. Acrididae Lá + + 31 Châu chấu u Thilophidia annulata Acrididae Lá + + 32 Châu chấu sống lưng vàng Patanga sp. Acrididae Lá + + 49 STT Tên thường gọi Tên khoa học Họ Bộ phận gây hại Mức độ phổ biến Vụ khô Vụ mưa 33 Cào cào nhỏ Atractomorpha sp. Acrididae Lá + + 34 Cào cào đầu dài Acrida chinensis Acrididae Lá + + Ghi chú: ít phổ biến (+); phổ biến (++), khá phổ biến (+++); rất phổ biến (++++) Trong số hơn 60 loài sâu hại được tìm thấy trên cây bông tại Bình Thuận trong thời gian gần đây thì có trên 30 loài thường xuyên bắt gặp. Tuy nhiên, chỉ có một số loài là sâu hại chính như bọ trĩ, rệp, rầy xanh và nhện đỏ. 3.1.2. Đặc điểm một số loài sâu hại chính * Rệp (Aphis gossypii Glover) Rệp sống chủ yếu ở mặt dưới lá và ngọn non, hút dịch cây làm cho lá co rút lại, cây sinh trưởng kém. Trong quá trình gây hại, rệp còn thải ra chất mật dính tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển, ảnh hưởng đến quang hợp của cây. Nếu gây hại vào giai đoạn bông nở quả sẽ làm nhiễm bẩn xơ bông (sticky), giảm chất lượng bông xơ. Nhưng nguy hiểm hơn, rệp là véc-tơ truyền virut gây bệnh xanh lùn cho cây bông, một đối tượng dịch hại rất nguy hiểm trên cây bông tại Bình Thuận. Trong điều kiện ở Bình Thuận, rệp bông sinh sản trinh sinh, rệp trưởng thành đẻ con và sống quần tụ lại thành đám. Khi mật độ phát triển cao, trong quần thể sẽ xuất hiện những cá thể rệp có cánh để phát tán đi nơi khác tìm nguồn thức ăn. Chính những cá thể rệp có cánh là tác nhân lan truyền nhanh mầm bệnh xanh lùn nếu chúng sống trên cây có mầm bệnh. Rệp non có 5 tuổi. Vòng đời của rệp kéo dài khoảng 6 ngày. Rệp trưởng thành có thể đẻ ngay sau khi lột xác lần cuối. Mỗi rệp mẹ đẻ trung bình 23 rệp con trong khoảng thời gian sống 10 - 12 ngày. Sự phát sinh, phát triển của rệp ở mỗi mùa vụ và mỗi vùng sinh thái có khác nhau. 50 Trong mùa mưa, rệp thường xuất hiện khi cây bông được 7-10 ngày tuổi. Số lượng phát triển chậm và thường đạt đỉnh cao khi cây được 40-50 ngày tuổi. Khi lượng mưa lớn có thể rửa trôi đáng kể một lượng rệp trên ngọn bông. Mặt khác, mưa tạo điều kiện cho nấm ký sinh rệp (Neozygites fresenii) phát triển. Vì vậy, mật độ rệp giảm hẳn sau những đợt mưa lớn. Mặc dù vậy, tại Bình Thuận, áp lực bệnh xanh lùn khá nặng nên tác hại do rệp gây ra ở các vùng này khá lớn. Bình quân hàng năm, bệnh xanh lùn làm giảm 10-15% năng suất, có năm hơn 30% diện tích bông bị mất trắng do bệnh xanh lùn mà tác nhân truyền bệnh là rệp bông. Trong vụ khô, mật độ rệp trên cây bông thường cao hơn nhiều so với vụ mưa. Chúng xuất hiện ngay khi bông mới mọc và phát triển mạnh trong suốt cả vụ. Xử lý hạt giống bằng Gaucho (Imidacloprid) có thể làm giảm 70% số lượng rệp trên cây bông nhưng mật số vẫn có thể đạt đến ngưỡng gây hại và phải phun thuốc hoá học để phòng trừ ở giai đoạn trước 30 ngày sau khi gieo. Do mật độ rệp cao nên số lượng rệp có cánh cao và khả năng lan truyền bệnh xanh lùn cũng cao hơn hẳn so với trong vụ mưa. Gần đây, biện pháp hoá học đang được áp dụng phổ biến để hạn chế tác hại của rệp và bệnh xanh lùn tại Bình Thuận. Số lần phun thuốc trừ rệp có khi lên đến 3-4 lần trong giai đoạn đầu vụ. Việc xử lý rệp thường dẫn đến sự bùng phát mạnh của sâu hại khác ở giai đoạn giữa vụ. Việc phủ mặt luống bông bằng xác bã thực vật hoặc màng PE (polyethylen) có tác dụng tốt làm giảm mật độ và tác hại của rệp trên cây bông trồng vụ khô. Ngoài cây bông, rệp bông còn cư trú trên nhiều cây trồng và cây dại khác như đậu bắp (Abelmoschus esculentus), dưa hấu (Citrullus vulgaris), dâm bụt (Hibiscus rosanensis), bịp giấm (Hibiscu sabdariffa), bí ngô (Cucurbita sp.), cà (Solanuam sp.), ké hoa đào (Urea lotaba), ké hoa vàng (Sida rhombifolia), chổi đực (Sida acuta, cò chà phả (Thespecia lampas). Trong tự nhiên, rệp bông bị kìm hãm bởi nhiều loài thiên địch. Có khoảng 52 loài côn trùng, nhện và nấm ký sinh là thiên địch của rệp được tìm thấy trên cây bông tại nhiều vùng (Nguyễn Thị Hai, 1996, 2001). 51 * Rầy xanh (Amrasca devastans Distant) Rầy trưởng thành đẻ trứng vào trong mô cây (phần gân và cuống lá). Sau 4-8 ngày trứng nở. Rầy non hoá trưởng thành sau 5 lần lột xác trong vòng 6 -12 ngày. Rầy trưởng thành sống trung bình 9 ngày. Cả rầy non và rầy trưởng thành thường sống tập trung ở 2/3 thân phía dưới, chủ yếu ở lá bánh tẻ và hút dịch cây gây nên hiện tượng thiếu dinh dưỡng và mất nước. Gây hại nhẹ làm cho lá chuyển màu hơi vàng, mép lá cong lên làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Nếu gây hại nặng, lá sẽ chuyển sang màu nâu vàng rồi màu đồng đỏ, khô và rụng, giai đoạn cây lớn, rầy gây hại sẽ làm rụng nụ và làm quả chín ép, hạt lép, giảm chất lượng xơ bông và 30-40% năng suất. Rầy có mặt ở tất cả các vùng trồng bông. Trong điều kiện vụ mưa, rầy thường chỉ phát sinh mạnh từ tháng 10 trở đi và gây hại cho cây bông vào cuối vụ. Trong điều kiện vụ khô, rầy xuất hiện ngày sau khi gieo khoảng 10-15 ngày, số lượng thường phát sinh mạnh hơn và gây hại cho cây bông sớm hơn so với vụ mưa, ngay từ giai đoạn cây con. Việc xử lý hạt giống bằng Gaucho (Imidacloprid) có tác dụng tốt hạn chế mật độ rầy trên cây bông ở giai đoạn trước 20 ngày tuổi. Các giống bông có lông như: VN35KS, VN36PKS, VN01-2 có khả năng chống chịu rầy cao hơn các giống bông lá nhẵn hoặc ít lông như VN15, TM1KS,... Phủ mặt luống bông bằng xác bã thực vật hoặc màng PE hạn chế đáng kể mật độ và sự gây hại của rầy trên cây bông. Một số cây trồng và cây dại là ký chủ của rầy xanh là đậu bắp (Abelmoschus esculentus), dâm bụt (Hibiscus rosanensis), bịp giấm (Hibiscu sabdariffa), cà gai (Solanuam album), cà pháo (Solanuam melongena), ké hoa đào (Urea lotaba), ké hoa vàng (Sida rhombifolia), cối xay (Abutilon indicum), thầu dầu (Aleurites montana), hướng dương (Helianthus annuus). So với rệp, thiên địch của rầy ít phong phú hơn. Trong số các loài thiên địch của rầy thì nhóm nhện lớn ăn thịt và chuồn chuồn cỏ (Chrysopa sp) được coi là quan trọng nhất. 52 * Bọ trĩ (Scirtothrips dorsalis Hood và Thrips palmi Karny) Có 3 loài bọ trĩ gây hại được tìm thấy trên cây bông, trong đó Scirtothrips dorsalis Hood và Thrips palmi Karny là 2 loài gây hại chính. Trong điều kiện vụ mưa, bọ trĩ chỉ xuất hiện vào cuối vụ và không gây ảnh hưởng đến năng suất bông. Nhưng trong vụ khô, bọ trĩ xuất hiện sớm khi cây mới ra lá sò và gây hại nặng cho cây bông trong suốt cả vụ. Tuy nhiên, giai đoạn cây con là giai đoạn xung yếu nhất của cây bông đối với bọ trĩ. Bọ trĩ non và bọ trĩ trưởng thành sống dọc theo gân lá, cào rách biểu bì và hút nhựa cây. Bọ trĩ gây hại làm cho lá bị nhăn nheo, lá chuyển sang màu ánh bạc, khô giòn và dễ rụng. Khi cây bắt đầu có lá thật, bọ trĩ thường tấn công vào chồi non và làm thui đỉnh sinh trưởng, cây ngừng phát triển và chết. ở giai đoạn cây lớn, bọ trĩ hại nặng sẽ gây nên rụng nụ, hạt lép và giảm năng suất làm giảm từ 10- 30% năng suất. Trong điều kiện nhiệt độ trung bình là 27,80C, ẩm độ từ 70%, vòng đời của loài Scirtothrips dorsalis là 14,5 ngày và loài Thrips palmi là 13,58 ngày. Trung bình một bọ trĩ cái của loài Scirtothrips dorsalis đẻ 24 trứng và loài Thrips palmi đẻ 22 trứng. Thời gian sống trung bình của bọ trĩ trưởng thành là 11 ngày đối với loài Scirtothrips dorsalis và 13 ngày đối với loài Thrips palmi. Bọ trĩ có thể hoá nhộng ngay trên kẽ lá, nách cành nhưng thường hoá nhộng ở trong đất. Hầu hết các giống bông trồng trong sản xuất hiện nay đều không kháng bọ trĩ. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, các giống bông nhiều lông có khả năng chịu đựng bọ trĩ cao hơn so với các giống lá nhẵn và ít lông, mặc dù mật độ bọ trĩ trên giống nhiều lông có xu hướng cao hơn (Nguyễn Thị Hai, 2003). Phủ mặt luống bông xác thực vật hoặc màng PE có tác dụng tốt hạn chế mật độ và tác hại của bọ trĩ trên cây bông. Việc xử lý hạt giống bằng Imidacloprid ít có hiệu quả phòng trừ bọ trĩ. Trong số các loài thiên địch thì bọ xít đen nhỏ (Orius sp.), bọ trĩ vân trên cánh (Scolothrips sexmaculatus Pergande), các loài nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae tỏ ra có vai trò quan trọng hơn cả. * Nhện đỏ hai chấm (Tetranychus urticae Koch) 53 Tại Bình Thuận, nhện đỏ hai chấm ít gây hại trên bông vụ mưa nhưng gần đây một số diện tích sản xuất bông vụ khô bị nhện đỏ gây hại. Loài nhện đỏ hai chấm ít có sự di chuyển từ cây này sang cây khác để gây hại mà phát tán chủ yếu nhờ những tác nhân bên ngoài. Chúng thường tập trung gây hại cục bộ, đặc biệt là ở những nơi khô, thoáng và khu vực gần bờ. Nhện đỏ hai chấm sống và gây hại chủ yếu ở mặt dưới lá bông, chiếm 94,1 - 94,6% tổng số nhện ở hai mặt lá. Tại Bình Thuận, nhện tập trung nhiều nhất tại các lá thành thục thứ 2 – 4. Các chỉ tiêu chất lượng xơ đều giảm khi cây bông bị nhện đỏ hai chấm gây hại. Chúng gây hại từ 10% diện tích lá bông trở lên vào thời kỳ xơ bông đang hình thành và phát triển thì các chỉ tiêu chất lượng xơ quan trọng như độ bền và chiều dài xơ giảm đáng kể. Trứng loài nhện đỏ hai chấm mới đẻ có dạng hình cầu, kích thước 0,12mm và có màu trắng trong. Nhện non tuổi 1 cơ thể dài 0,23 mm có màu vàng nhạt và 3 đôi chân. Nhện non tuổi 2 có 4 đôi chân, khi đẩy sức dài trung bình 0,31mm, màu vàng nhạt. Nhện non tuổi 3 cơ thể màu vàng nhạt, đẩy sức dài 0,42 mm và có 2 vùng thẫm màu hai bên lưng rõ. Trưởng thành cái dài 0,51 mm, lúc đầu có màu vàng cam và sau chuyển dần sang màu đỏ hoặc màu đỏ hơi vàng hoặc đỏ hơi thẫm màu. Cơ thể nhện đực thon dài, nhỏ dần về phần hậu môn với cơ thể dài 0,34 mm. Trong điều kiện nhiệt độ 26,85 - 28,450C, vòng đời của nhện đỏ hai chấm là 10,07 - 11,15 ngày. Số trứng được một nhện đỏ hai chấm cái đẻ trong một ngày cao nhất đến 12 quả, trong 7 - 8 ngày đầu lượng trứng được nhện đẻ ra khá cao và sau đó giảm dần. Thời gian đẻ trứng của nhện đỏ hai chấm kéo dài từ 12 đến 18 ngày, khả năng đẻ trứng ổn định trong vòng một tuần đầu và sau đó giảm dần đến trước khi chúng chết sinh lý 1 - 2 ngày. Nhện đẻ trung bình 35 - 56 quả trứng, cao nhất là 83 quả trứng. Tỷ lệ giới tính của nhện là 1 nhện đực ứng với 9,28 – 11,15 nhện cái. Mật độ quần thể cao có ảnh hưởng rõ rệt đến sức đẻ trứng và tỷ lệ giới tính của loài nhện đỏ hai chấm. 54 Nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng rõ đến tỷ lệ sống, sức sinh sản và đời loài nhện đỏ hai chấm. Tỷ lệ tăng tự nhiên của nhện đỏ hai chấm trên cây bông khá cao, r = 0,251 - 0,269. Hệ số nhân một thế hệ vào khoảng 28,91 - 44,20 lần và thời gian của một thế hệ tính theo tuổi mẹ là 13,37 - 16,67 ngày. Tại các vùng trồng bông Bình Thuận, đã ghi nhận được 55 loài thực vật thường gặp là ký chủ của loài nhện đỏ hai chấm hại bông. Trong đó, có 17 loài cây trồng và 38 loài cây dại thuộc 20 họ thực vật khác nhau. Lượng phân đạm bón cho cây bông cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quần thể nhện đỏ hai chấm phát triển và gây hại. Các loài thiên địch quan trọng của nhện đỏ hai chấm là các loai nhện nhỏ bắt mồi họ Phytoseiidae, bọ trĩ bắt mồi Scolothrips sexmaculatus Pergande, bọ cánh cộc Oligota sp., bọ xít Oligota sp. * Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner) Sâu xanh trên cây bông ở Việt Nam được xác định là loài Helicoverpa armigera. Trưởng thành đẻ trứng rãi rác ở mặt trên lá non, ngọn non, tai đài của nụ. Mỗi ngài cái đẻ từ 800-2800 trứng. Thời gian phát dục của trứng kéo dài từ 2-3 ngày. sâu non mới nở, ăn một phần vỏ trứng rồi bò đi tìm bộ phận non để gây hại. Đến tuổi 2 sâu bắt đầu đục vào nụ, quả non. Một sâu non tuổi 2,3 có thể gây hại 3-5 nụ/ngày đêm. Sâu đục nụ làm nụ xoè và rụng. Sâu gây hại trong hoa, ăn hết nhuỵ hoa. Gây hại ở quả non làm rụng quả non rụng. Sâu tuổi lớn đục vào quả, để lộ phần thân ra ngoài. Quả bị đục dễ bị nước mưa thấm vào gây thối quả. Sâu non có 5 tuổi, một số ít có thể qua tuổi 6 (11,6%). Trong điều kiện nhiệt độ 26- 300 C, ẩm độ 77 - 925, Thời gian của sâu non kéo dài 8 -12 ngày. Khi đẫy sức, sâu ngừng ăn, bò theo thân cây và chui xuống đất để hoá nhộng. Vòng đời của sâu xanh kéo dài từ 28-41 ngày tuỳ theo nhiệt độ môi trường. Ngoài cây bông, sâu xanh còn gây hại trên nhiều loại cây trồng khác như ngô, thuốc lá, các loại cây họ đậu, cà chua, hoa hướng dương. Trong điều kiện vụ mưa, việc áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, hạn chế phun thuốc ở đầu vụ nhằm bảo tồn thiên địch đã khống chế được sâu xanh dưới ngưỡng gây hại ở hầu hết các vùng trồng bông. Tại vùng Bình Thuận, lứa sâu 55 thứ nhất xuất hiện sớm hơn, chỉ sau khi cây bông được 15-20 ngày tuổi với mật độ cao hơn (1-1,5 con/100 cây), nhưng thiệt hại không nhiều vì cây bông chưa hoặc chỉ mới bắt đầu có nụ Lứa thứ hai xuất hiện khi cây dược 50-60 ngày tuổi nhưng mật số rất thấp. Yếu tố kìm hãm sự phát sinh và phát triển của sâu xanh trong điều kiện này là thời tiết và thiên địch: 1/ Mưa làm rửa trôi đáng kể một lượng trứng và sâu non tuổi nhỏ. Mặt khác, mưa cũng ảnh hưởng đến sự hoá nhộng của sâu xanh trong đất; 2/ Thiên địch cũng là yếu tố kìm hãm quan trọng. Có hơn 70 côn trùng, nhện, tuyến trùng và vi sinh vật là thiên địch của sâu xanh (Nguyễn Thị Hai, 1996, 2001). Trong đó, ong mắt đỏ ký sinh trứng, tuyến trùng ký sinh sâu non, vi rút gây chết sâu là những thiên địch quan trọng. 3/ Sự cạnh tranh của các loài sâu hại khác. Trong điều kiện vụ mưa, sâu đo, sâu cuốn lá cũng phát sinh khá mạnh, tuy chưa gây hại đến năng suất bông nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát sinh và phát triển của sâu đo tương quan nghịch đối với sâu xanh. Vì vậy, sự đa dạng hệ sinh thái, duy trì một lượng sâu đo, sâu cuốn lá trên đồng bông để làm thức ăn cho thiên địch là rất cần thiết để khống chế sự bùng phát của sâu xanh (Nguyễn Thị Hai, 1996). Trong điều kiện vụ khô, sâu xanh phát sinh 3-4 lứa/vụ với số lượng cao, liên tục từ khi cây bắt đầu có nụ cho tới khi nở quả. Thiệt hại do sâu xanh ước tính khoảng 30-50% năng suất của cây bông. Nhiều nơi, thiệt hại này lên đến 80-90%. Các loại thuốc hoá học hiện nay có hiệu lực không cao đối với sâu xanh là do các nguyên nhân sau: 1/ Sâu nhanh quen thuốc; 3/ Do sâu phát sinh thành nhiều lứa, liên tục và kéo dài nên lúc nào trên đồng cũng có nhiều tuổi sâu, sâu tuổi 3 trở lên rất khó diệt trừ do không tiếp xúc được với thuốc... 3.2. Bệnh hại bông chính 3.2.1. Thành phần bệnh hại chính trên cây bông Một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm năng suất bông và hạn chế việc mở rộng diện tích bông là bệnh hại. Các loại bệnh chính trên bông là xanh lùn, lở cổ rễ, đốm-cháy lá và bệnh mốc trắng. 56 Bảng 2. Sự phân bố và mức độ phổ biến của bệnh bông tại Bình Thuận STT Bệnh hại bông Mức độ phổ biến Vụ khô Vụ mưa 1 Xanh lùn +++ +++ 2 Đốm-cháy lá - + 3 Mốc trắng + +++ 4 Lở cổ rễ - + Chú thích: - Chưa xuất hiện; + ít phổ biến; ++ Phổ biến; +++ Rất phổ biến. 3.2.2. Đặc điểm một số loại bệnh hại chính trên cây bông 3.2.2.1. Bệnh xanh lùn (blue disease) Đến đầu thập kỷ 90 bệnh xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng bông Bình Thuận. Năm 1993, tại Tuy Phong (Bình Thuận) trên diện tích 450 ha tỷ lệ bệnh đạt tới 90-100%, khiến nhiều hộ nông dân bị mất trắng. Diện tích bông bị bệnh xanh lùn (XL) nặng trong vụ mưa 1993 là 500 ha, chiếm 10% tổng diện tích bông ở phía Nam Việt Nam. Trong giai đoạn 1994-1999 bệnh thường xuyên xuất hiện tại các vùng bông Bình Thuận. Bệnh xanh lùn thường xuất hiện sớm (trước khi cây bông đạt 50 ngày tuổi) trên hầu hết diện tích, nhiều lô bông bị bệnh với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao, thiệt hại do bệnh gây ra khá lớn. Những năm gần đây (2000-nay) để đáp ứng nhu cầu về nguyên liệu bông xơ của ngành Dệt-May trong nước, Công ty Cổ phần Bông VN đang nỗ lực mở rộng diện tích và tăng năng suất bông. Một số vùng bông mới được mở ra tại Bình Thuận trong cả vụ mưa và vụ khô. Trong khi bệnh XL vẫn là vấn đề nan giải ở các vùng bông Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Phước thì vùng bông rộng lớn nhất là Tây Nguyên bắt đầu bị bệnh tấn công. 57 * Triệu chứng và tác hại của bệnh xanh lùn Triệu chứng bệnh XL đầu tiên xuất hiện trên cây bông là ở những lá non nhất trên ngọn. Ban đầu có màu vàng sáng, rất dễ phân biệt với phần thịt lá màu xanh bị chúng giới hạn. Gân lá phát triển chậm hơn nên các phần thịt lá hơi lồi lên, rìa lá cong xuống phía dưới, phần giữa của lá phồng lên. Sau 3-5 ngày gân lá chuyển sang màu vàng đục hay vàng mờ, thịt lá có màu xanh sẫm hơn, lá dày hơn, kích thước lá nhỏ hơn bình thường. Lá ra càng về sau kích thước càng nhỏ lại, cong nhiều và co cúp lại, dày và giòn. Các đốt thân và đốt cành ngắn và có dạng zíc zắc, cây lùn, có khi nằm bò ra do thân không hoá gỗ được. Các bộ phận như nụ, hoa, quả trên cây bông bị bệnh không có màu sắc khác biệt so với trên cây khoẻ, nếu bị bệnh nhẹ thì kích thước của chúng không bị ảnh hưởng rõ, nếu bị bệnh sớm và nặng thì chúng nhỏ hơn và có thể thấy rõ bằng mắt thường. Do cây và cành không phát triển được nên số nụ, hoa, quả giảm, dẫn đến giảm năng suất và chất lượng xơ, hạt. Nếu cây bị bệnh trước 50 ngày tuổi thì hầu như không có năng suất. * Con đường lan truyền của bệnh xanh lùn Bệnh XL chỉ lan truyền trong tự nhiên qua côn trùng môi giới là rệp bông, không truyền qua rầy xanh và bọ trĩ. Thời gian rệp chích hút trên cây bệnh và sau đó trên cây khoẻ càng lâu thì khả năng truyền bệnh của rệp càng cao. Bệnh XL được rệp truyền theo phương thức bền vững (Rệp duy trì khả năng truyền bệnh sau khi cách với nguồn bệnh trên 100 giờ). Tuy vậy, rệp bông lại không thể duy trì khả năng truyền bệnh từ đời mẹ sang đời con. Mặc dù rệp mẹ có khả năng truyền bệnh XL đến 100% nhưng rệp con nếu không tiếp xúc với nguồn bệnh thì không có khả năng truyền bệnh. Chứng tỏ những vùng bông có bệnh XL phổ biến chắc chắn phải có nguồn bệnh phong phú trong tự nhiên. Nghiên cứu khả năng truyền bệnh của các mật độ rệp khác nhau chothấy: Chỉ cần 2 rệp là có thể truyền được bệnh XL cho cây bông con (dưới 10 ngày tuổi). Như vậy, trong tự nhiên cây bông rất dễ bị nhiễm bệnh nhất là ở thời kỳ cây con. 58 Ngoài ra, bệnh XL không truyền qua đất, phấn hoa, dịch cây và hạt giống, nhưng có thể truyền nhân tạo qua ghép cây với tỉ lệ bệnh cao (100%). * Nguyên nhân gây bệnh Bệnh XL được biết đến từ lâu ở một số nước trên thế giới, tác nhân gây bệnh được chẩn đoán là virut. Nghiên cứu đã phát hiện được cấu trúc virut giống nhau trong lá bông bị bệnh XL và lá cây chổi đực (Sida acuta) có chứa virut, cây này là một trong những cây ký chủ của bệnh XL. * Phạm vi ký chủ và nguồn bệnh xanh lùn Đã phát hiện 4 loài cây gồm bịp giấm (Hibiscus sabdariffa), ké hoa vàng (Sida rhombifolia), chổi dực (Sida acuta), và cò chà phả (Thespesia lampas) là ký chủ của bệnh XL trong tự nhiên. 3 loài đầu mặc dù có mang tác nhân gây nhưng lại không thể hiện triệu chứng bệnh XL, sau khi dùng rệp truyền sang bông thì mới xác định được. Loài thứ tư có thể hiện triệu chứng bệnh nhưng hơi khác với xanh lùn trên bông, cây bị bệnh cũng lùn, rìa lá cũng cong xuống phía dưới nhưng lại có màu vàng không đồng nhất. Có hai nguồn bệnh xanh lùn chính trong tự nhiên là: - Nguồn bệnh thứ nhất: Những cây bông lưu tái sinh là nguồn bệnh XL rất phong phú, tỉ lệ bệnh của chúng bao giờ cũng cao hơn bông chính vụ. Nguồn bệnh này có thể loại trừ bằng cách tiêu huỷ tàn dư cây bông sau khi thu hoạch hoặc trước khi vào vụ mới. - Nguồn bệnh thứ hai: Là những cây ký chủ trung gian trong tự nhiên, chúng cũng là ký chủ của rệp bông, rất phổ biến ở tất cả các vùng bông. Để giảm bớt nguồn bệnh cần phải tiêu diệt ký chủ trung gian xung quanh vùng bông trước khi vào vụ mới. 3.2.2.2. Bệnh Đốm-cháy lá bông (Rhizoctonia leaf spot and necrosis) * Triệu chứng và tác hại của bệnh 59 Bệnh xuất hiện rất sớm trên đồng ngay sau khi cây bông mới mọc, trên lá mầm xuất hiện những vết bệnh có nhiều hình dạng khác nhau, lúc đầu nhỏ khoảng một vài milimét, màu nâu sẫm, đôi khi viền nâu đỏ. Vết bệnh lan ra rất nhanh làm cháy lá. Cây con bị bệnh mất lá mầm, trở nên yếu và sinh trưởng chậm. Nếu bệnh nặng, nấm còn tấn công vào điểm sinh trưởng, làm thui điểm sinh trưởng và gây mất mật độ. ở giai đoạn cây lớn, vết bệnh trên lá thật là những đốm tròn viền nâu đỏ, giữa vết bệnh mô lá thường bị khô và thủng, trong điều kiện mưa nhiều vết bệnh gây cháy từng mảng lá. Mới đầu bệnh gây hại lá ở tầng gốc, sau đó lan dần lên trên, nếu lá bệnh rụng lên quả bông thì quả bông cũng bị bệnh.Thời kỳ cây con bệnh làm rụng lá mầm, chết cây, giảm mật độ. ở thời kỳ cây lớn, bệnh làm cháy lá thật và thối quả bông, dẫn đến giảm năng suất bông hạt. Trong điều kiện mưa nhiều, bệnh xuất hiện từ khi cây bông mới mọc và xoè phẳng 2 lá mầm, tăng dần đến 20 ngày tuổi. Giữa vụ bệnh có xu hướng nhẹ. Cuối vụ, khi tán lá rậm rạp bệnh lại phát triển nhanh. Bệnh phát sinh và phát triển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh là mưa và độ ẩm không khí. Thời điểm mưa nhiều bông thường bị bệnh nặng, ngớt mưa và nắng ráo thì bệnh gần như ngừng phát triển. * Tác nhân gây bệnh và nguồn bệnh Bệnh này do nấm Rhizoctonia solani gây ra. Nguồn bệnh rất phong phú trong tự nhiên. Nguồn bệnh ban đầu của nấm Rhizoctonia solani là đất và tàn dư cây vụ trước. Trên các cây trồng vụ 1 như đậu xanh, đậu tương, ngô ... đều có rất nhiều hạch nấm. Nguồn bệnh thứ cấp chính là những lá bông bị bệnh, mưa làm cho nấm bắn từ tầng lá ở dưới bị bệnh lên tầng trên. Vì vậy, nên tạo cho ruộng bông có sự thông thoáng, nếu có điều kiện nên ngắt và tiêu huỷ những lá bông bị bệnh để hạn chế sự lây lan. Nguồn nấm Rhizoctonia solani phong phú như trên là một khó khăn lớn đối với công tác phòng trừ bệnh. 60 3.2.2.3. Bệnh Lở cổ rễ cây bông con (damping off) * Tình hình bệnh lở cổ rễ Tại Bình Thuận, cây bông thường bị bệnh lở cổ rễ gây hại nặng và có thể làm mất mật độ cây đến hơn 50% và tác hại có khi kéo dài đến 30 ngày sau mọc, việc phun thuốc Monceren để phòng trừ bệnh hầu như không đem lại kết quả mong muốn. Lở cổ rễ phát sinh và phát triển thuận lợi trong điều kiện mưa và ẩm. * Triệu chứng và tác hại Biểu hiện ban đầu của cây bông con là mất sức căng của các bộ phận trên mặt đất, sau đó cây héo rũ và ngã gục xuống. Nhổ cây bông con lên thấy ở phần cổ rễ có vết bệnh nâu sẫm vòng quanh thân, dài 1-3 cm. Bệnh có thể xuất hiện ngay khi hạt bông vừa nhú mầm, rễ mầm là đối tượng tấn công của bệnh. Triệu chứng bệnh ban đầu là 1 hoặc 2 vết hơi lõm ở cổ rễ, nơi tiếp giáp với mặt đất, hình ôvan (kéo dài theo thân), có màu nâu nhạt hay nâu đỏ. Sau đó vết bệnh lớn dần, kéo dài hơn, ăn sâu vào thân, chuyển dần sang màu nâu đậm và thắt lại làm cây bị đổ xuống và chết. Vết bệnh cũng có thể ôm vòng quanh thân. Trong điều kiện thời tiết ẩm, sợi nấm có thể mọc ra từ vết bệnh và lan ra hốc cây khoảng vài cm. Bệnh này xuất hiện trong suốt thời gian từ khi bông mọc đến khi cây được 20 ngày tuổi. Tỷ lệ cây bông con bị chết nhiều nhất thường xảy ra vào thời kỳ sau mọc 5-15 ngày, sau mọc 25 ngày thì tỷ lệ cây chết giảm nhưng bệnh vẫn còn gây hại. Tuổi cây càng lớn thì khả năng nhiễm bệnh càng giảm. Tác hại của bệnh là làm giảm mật độ nghiêm trọng và tốn công bứng dặm, dẫn đến tăng giá thành và giảm năng suất bông hạt. * Tác nhân gây bệnh và nguồn bệnh Bệnh lở cổ rễ do nấm Rhizoctonia solani gây bệnh là chủ yếu. Nhiều khả năng đây là chủng nấm khác với nấm gây bệnh đốm-cháy lá vì thuốc Monceren 61 có hiệu lực cao đối với bệnh đốm-cháy lá nhưng lại kém đối với bệnh LCR. Nguồn bệnh chính lây lan cho cây bông là đất, nhất là đất sau lúa. 2.2.4. Bệnh Mốc trắng (Areolate mildew) * Tình hình bệnh mốc trắng ở các vùng bông Đến giữa thập kỷ 90 của thế kỷ trước, bệnh mốc trắng (MT) đã xuất hiện ở nhiều vùng bông và gây hại đáng kể vào cuối vụ. Bệnh mốc trắng phổ biến ở tất cả các vùng bông phía Nam Việt Nam. Bệnh thường xuất hiện sớm vào khoảng 65-70 ngày tuổi của cây bông, tất cả các lô bông đều nhiễm bệnh, bệnh phát triển mạnh cho đến cuối vụ, mức độ bệnh nặng và gây rụng lá hàng loạt, ảnh hưởng tới năng suất bông. * Triệu chứng và tác hại Triệu chứng bệnh MT là những đốm có hình góc cạnh trên lá, có thể nhìn thấy từ cả 2 mặt lá, kích thước từ 1 đến vài milimét, màu sắc ban đầu có thể vàng, xanh sẫm, nâu nhạt, nâu sẫm. Sau khi vết bệnh xuất hiện một thời gian thì trên vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp mốc trắng xám do những chùm khuẩn ty mọc ra từ mô lá và vô số bào tử vô tính trên chúng tạo thành. Các vết bệnh gây chết mô lá, khi chúng xuất hiện nhiều và liên kết với nhau thì lá chuyển vàng, khô và rụng. Bệnh làm giảm khả năng quang hợp của cây bông, làm rụng nụ, hoa, quả hoặc quả bị chín ép, giảm năng suất và chất lượng xơ và hạt. Bệnh phát sinh và phát triển thuận lợi trong điều kiện có mưa và nhiệt độ từ 25-300C, độ ẩm cao thích hợp cho sự hình thành bào tử vô tính. Vì vậy, tình hình bệnh MT trong vụ mưa thường nặng hơn trong vụ khô. * Tác nhân gây bệnh và nguồn bệnh Bệnh MT do một loại nấm có tên khoa học là Ramulariopsis gossypii (Speg) U. Braun gây ra (trước đây nấm này có tên là Ramularia gossypii (Speg) Cif = Ramularia areola Ehrlich& Wolf). 62 Theo Watkins (1981) và Hillocks (1992) nguồn bệnh mốc trắng tồn tại trên đồng từ vụ này sang vụ khác chủ yếu là các bào tử vô tính (BTVT) và bào tử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_tap_huan_kt_trong_bong_2011_2744.pdf
Tài liệu liên quan