Tài liệu tập huấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học cơ sở

Tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học cơ sở: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG HỘI ĐỒNG BỘ MÔN LỊCH SỬ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TRUNG HỌC CƠ SỞ (LƯU HÀNH NỘI BỘ) AN GIANG, THAÙNG 11 - 2013 2MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất. Nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và các loại bài thi lịch sử THCS A. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THCS I. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử cấp THCS ở An Giang .. 4 II. Một số giải pháp nâng cao chất l ượng BDHSG môn Lịch sử THCS ... 6 III. Nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử THCS .... 7 IV. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THCS ... 10 V. Một số biện pháp để học bài tốt môn Lịch sử THCS 1 2 B. Các loại bài thi Lịch sử I. Bài thi nhận biết lịch sử .. 15 II. Bài thi nhận thức lịch sử . 25 III. Bài thi bằng câu hỏi tự luận .. 31 IV. Bài thi thực hành lịch sử 40 Phần thứ hai Một số kiến thức Lịch sử cơ bản trong bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ...

pdf151 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu tập huấn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử Trung học cơ sở, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG HỘI ĐỒNG BỘ MÔN LỊCH SỬ TÀI LIỆU TẬP HUẤN GIÁO VIÊN BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ TRUNG HỌC CƠ SỞ (LƯU HÀNH NỘI BỘ) AN GIANG, THAÙNG 11 - 2013 2MỤC LỤC Trang Phần thứ nhất. Nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi và các loại bài thi lịch sử THCS A. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THCS I. Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử cấp THCS ở An Giang .. 4 II. Một số giải pháp nâng cao chất l ượng BDHSG môn Lịch sử THCS ... 6 III. Nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử THCS .... 7 IV. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THCS ... 10 V. Một số biện pháp để học bài tốt môn Lịch sử THCS 1 2 B. Các loại bài thi Lịch sử I. Bài thi nhận biết lịch sử .. 15 II. Bài thi nhận thức lịch sử . 25 III. Bài thi bằng câu hỏi tự luận .. 31 IV. Bài thi thực hành lịch sử 40 Phần thứ hai Một số kiến thức Lịch sử cơ bản trong bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử THCS A. Lịch sử thế giới Lịch sử thế giới từ năm 1919 đến nay ..... 44 B. Lịch sử Việt Nam Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1919 ..... 65 Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay 88 Phần thứ ba Cấu trúc đề thi và giới thiệu một số đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử cấp THCS A. Cấu trúc đề thi .. 13 4 Yêu cầu cụ thể của một đề thi Về đề thi học sinh giỏi Lịch sử THCS B. Giới thiệu một số đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử THCS Đề thi HSG Lịch sử THCS – Đề số 1 .. 135 Đề thi HSG Lịch sử THCS – Đề số 2 .. 13 8 Đề thi HSG Lịch sử THCS – Đề số 3 .. 14 3 Đề thi HSG Lịch sử THCS – Đề số 4 .. 14 7 3LỜI MỞ ĐẦU Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa nói chung, môn Lịch sử nói riêng là một trong những nhiệm vụ của ng ười giáo viên ở nhà trường phổ thông. Từ khi ngành giáo dục và đào tạo tổ chức thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh môn Lịch sử THCS đã được các trường hướng ứng, tham gia , tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm trong việc xác định nội dung v à phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, nhiều vấn đề thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử cấp THCS đặt ra đ òi hỏi phải giải quyết như tài liệu bồi dưỡng, mức độ kiến thức đối với học sinh giỏi, các dạng đề thi, tạo hứng thú học tập, ph ương pháp ôn luyện, việc tự học Lịch sử của học sinh Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua, giáo viên dạy môn Lịch sử THCS trong tỉnh chưa được tham gia các lớp tập huấn nào về bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn . Công việc này cũng còn nhiều vấn đề mà chúng ta cần trao đổi, bổ sung cho nhau để nâng cao hơn nữa mục tiêu, yêu cầu giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử cấp THCS trong tỉnh. Nội dung tài liệu tập trung chủ yếu vào các chủ đề sau: - Nội dung, phương pháp bồi dưỡng và các loại bài thi lịch sử; - Các giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao chất l ượng bồi dưỡng học sinh giỏi; - Kiến thức cơ bản trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử THCS; - Giới thiệu các dạng đề thi học sinh giỏi. Tài liệu này chỉ cung cấp một số thông tin cập nhật về nội dung, ph ương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi, bổ sung thêm kiến thức cơ bản, kiến thức mới cho giáo viên đang trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn Lịch sử THCS. Mặt khác, tài liệu này chỉ mang tính chất gợi ý để thảo luận ở lớp bồi d ưỡng và sự vận dụng của mỗi giáo viên trong thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi sao cho độc lập, sáng tạo, có trách nhiệm. HỘI ĐỒNG BỘ MÔN LỊCH SỬ TỈNH AN GIANG 4Phần thứ nhất NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ CÁC LOẠI BÀI THI MÔN LỊCH SỬ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ A- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI D ƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ THCS Ở AN GIANG Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng ta khởi xướng, việc đào tạo một đội ngũ trí thức có chất l ượng cao đang được toàn xã hội rất quan tâm. Một trong những giải pháp để đạt mục ti êu trên là nâng cao chất lượng dạy và học, bồi dưỡng học sinh giỏi. Tuy nhiên, công tác này ở hầu hết các trường THCS của tỉnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy đã và đang tìm kiếm nhiều nguyên nhân, đề xuất nhiều giải pháp để việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả h ơn. 1. Thuận lợi - Sự quan tâm, chỉ đạo của Sở, Ph òng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu trường THCS trong việc triển khai, tổ chức tuyển chọn, bồi d ưỡng học sinh giỏi. - Sự quan tâm và tạo điều kiện của cha mẹ học sinh. - Về phía giáo viên: nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, vượt khó; đặc biệt là được Ban Giám hiệu nhà trường tạo điều kiện đầy đủ về trang thiết bị, t ài liệu, thời gian để tập trung phục vụ cho công tác bồi d ưỡng. - Sự phối hợp, cộng tác giúp đỡ của các bộ phận, tổ chu yên môn, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn trong nhà trường. 2. Khó khăn - Bộ môn Lịch sử ở trường THCS hiện nay chưa được đặt đúng vị trí, học sinh phần lớn chưa say mê, hứng thú học lịch sử. - Việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử còn nhiều khó khăn, số lượng tham gia học bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử ở các tr ường THCS chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp, trung bình hàng năm có hàng trăm học sinh lớp 9 tham gia Kỳ thi Chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh . - Trong giảng dạy, giáo viên dạy ở nhiều trường chủ yếu là tập trung vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, ít khi mở rộng nội dung bài dạy, chưa tích cực trong cải tiến phương pháp dạy học, điều đó dẫn đến hiệu quả giảng dạy ch ưa cao. Bên cạnh đó, còn một số giáo viên chưa thực sự yêu thích bộ môn mà mình lựa chọn, nhận thức chưa đúng về vai trò, trách nhiệm của mình đối với môn học làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy - học môn Lịch sử. - Học sinh: Những học sinh th ực sự yêu thích môn Lịch sử thường rất ít, nguồn học sinh giỏi Lịch sử phần lớn đ ược lấy từ các em học sinh không được các 5môn văn hóa khác tuyển chọn bồi dưỡng. Để tuyển chọn được những học sinh giỏi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử , giáo viên phải làm công tác tư tưởng với cha mẹ học sinh, thuyết phục học sinh, có khi c òn phải dựa vào sự can thiệp của Ban Giám hiệu. Mặt khác, ở nhiều trường THCS trong tỉnh, học sinh chọn vào đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử hầu hết ch ưa phải là sự tự nguyện tích cực. - Phụ huynh học sinh và tác động của xã hội: Do sự tác động của cơ chế thị trường, nên nhiều gia đình đã định hướng cho con em của mình học những môn hướng đến cuộc sống tốt hơn sau này. Vì vậy, ngay từ thời cấp THCS đã tự lựa chọn cho các em học thêm các môn để thi khối A, B, D. Những em ham thích học môn Lịch sử th ường không được gia đình khuyến khích, tạo điều kiện. Do nội dung kiến thức sách giáo khoa quá nặng, trong các giờ học, gần nh ư giáo viên phải tìm cách truyền tải đủ kiến thức, giúp cho học sinh ghi chép b ài đầy đủ để bảo đảm đúng phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nên luyện kỹ năng làm bài, hiểu được bản chất lịch sử còn hạn chế. Về nội dung khối l ượng kiến thức ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi còn quá nặng, nhiều kiến thức thực sự thấy chưa cần thiết, thiếu thực tế. Ví dụ, theo hướng dẫn chung học sinh dự thi học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh, kiến thức gồm toàn bộ chương trình cấp THCS. Để học và hiểu toàn bộ kiến thức cơ bản này là một thách thức vô cùng to lớn đối với bất kỳ học sinh nào, trong khi đó, đề thi ra đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng, khái quát xâu chuỗi sự kiện, phân tích, so sánh, giải thích, đánh giá , nếu hoàn thiện được như vậy thì đòi hỏi phải biết sử dụng kiến thức ngoài sách giáo khoa. Đây chính là nguyên nhân làm cho h ọc sinh rất sợ khi phải tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. - Nguồn tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi đến từ nhiều lớp khác nhau nên giáo viên và học sinh rất mất thời gian trong việc thoả thuận về giờ giấc học tập, có khi không thống nhất được vì thời gian học môn Lịch sử thường bị xếp sau và ưu tiên cho chuyên đề nâng cao, luyện thi vào lớp 10, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng day bồi dưỡng học sinh giỏi. - Để có được một học sinh giỏi môn Lịch sử, ngoài việc giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn học sinh phương pháp học bài, làm bài khối lượng công việc nhiều, thời gian có hạn, nội dung các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi thì thường “mạnh ai nấy làm”, thiếu sự bồi dưỡng chuyên môn, định hướng của cấp trên. - Về chế độ của giáo viên khi dạy bồi dưỡng học sinh giỏi nhìn chung chưa được quan tâm thoả đáng, nguồn ngân sách nhà nước chưa thực sự đầu tư mà chủ yếu là dựa vào nguồn vận động xã hội hoá. Trong khi đó, để có được một học sinh giỏi đạt giải, giáo viên phải dành rất nhiều thời gian, công sức. Công tác khen th ưởng đối với học sinh đạt giải và giáo viên tham gia bồi dưỡng cũng chưa phù hợp, kịp thời. 6II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT L ƯỢNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ CẤP THCS 1. Đổi mới quan điểm nh ìn nhận về vị trí, vai trò môn Lịch sử trong sự nghiệp giáo dục của đất nước, từ các cấp quản lí giáo dục cao nhất đến cha mẹ học sinh, đến giao viên bộ môn, nhằm tạo ra đầu vào cho đội tuyển. 2. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên: Giáo viên là lực lượng đóng vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và thái độ học tập của học sinh đối với bộ môn. V ì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo cần mở các lớp bồi dưỡng chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để góp phần nâng cao trình độ cho giáo viên sẽ có tác dụng tích cực đến chất lượng giảng dạy. 3. Đẩy mạnh thực sự đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá, tăng cường trang thiết bị dạy học và các loại tài liệu tham khảo, tạo động lực góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử. - Đối với giáo viên: Giáo viên Lịch sử phải là những người yêu nghề, say sưa với công tác giảng dạy, lo lắng đầu t ư chuyên môn, truyền cảm hứng cho học trò, biết tạo sự hứng thú, yêu thích học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh . Bên cạnh những phương pháp giảng dạy truyền thống, giáo vi ên sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, kết hợp với các h ình ảnh minh họa. Hạn chế đến mức thấp nhất việc thầy cô giáo lên lớp thuyết giảng, trò nghe thụ động mà phải phát triển các hình thức thầy hướng dẫn, trò độc lập nghiên cứu và tranh luận, đối thoại. Với xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn rèn luyện óc thông minh cho học sinh, người học luôn có khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức, vận dụng kiến thức và tạo ra kiến thức mới; khuyến khích cách học sáng tạo của học sinh . - Đối với học sinh: Trước hết, các em phải thực sự say m ê lịch sử, có hứng thú học tập lịch sử, có phương pháp học tập lịch sử. Tăng cường rèn luyện khả năng tự học. - Để hướng tới việc nâng cao chất l ượng học tập bộ môn Lịch sử và bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo sự hứng thú, y êu thích học tập bộ môn Lịch sử cho học sinh , các trường rất cần trang bị đầy đủ hệ thống máy chiếu ( ứng dụng công nghệ thông tin ), tăng cường các loại tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh. 4. Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phải thường xuyên cập nhật tài liệu và trao đổi cách giải bài cho mình và cách truyền đạt cho học sinh. Cử giáo viên cốt cán, giáo viên dạy giỏi dự các lớp bồi dưỡng để làm công tác bồi dưỡng lâu dài. Sau khi lựa chọn được học sinh, nhà trường yêu cầu các tổ thống nhất giữa các giáo vi ên dạy bồi dưỡng. Có thể phân công từng phần, từng mảng, từng dạng đề cho mỗi giáo viên. Trên cơ sở đó, mỗi giáo viên cũng lập kế hoạch cho m ình một cách cụ thể tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Thường xuyên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh khác nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với các dạng đề, luôn t ìm đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh. 75. Có chế độ ưu đãi cho giáo viên tham gia công tác b ồi dưỡng học sinh giỏi, như phụ cấp bồi dưỡng giảng dạy, xét nâng lương sớm, định mức và hình thức khen thưởng đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh thi đạt giải và học sinh đạt giải 6. Cần phải tinh giảm hơn nữa nội dung, chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi cho vừa sức với học sinh (toàn cấp THCS rất nặng), tăng thêm số tiết thực hành, bài tập, ngoại khoá để giáo viên có điều kiện rèn luyện kỹ năng làm bài, tự học của học sinh. Đề thi nên chú ý câu hỏi liên hệ thực tế, phát triển t ình cảm cho học sinh. Đây là việc làm để hạn chế tình trạng học sinh sợ học môn Lịch sử, tránh tình trạng học tủ. 7. Đối với giáo viên, ngay từ khi học sinh vào lớp 6, phải phát hiện sớm những em có khả năng học tập môn Lịch sử, h ình thành nhóm, có hướng dạy nâng cao, chuyên đề chuyên sâu, chú ý rèn luyện kỹ học tập, làm bài tập Lịch sử để các em tự hoàn thiện kỹ năng học tập của m ình. 8. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng viết bài, chúng ta cần quan tâm kỹ năng thuyết trình cho học sinh để tạo ra sự tự tin, hứng thú học tập, học sinh dần hiểu rằng Lịch sử không phải là một môn học khô cứng, mà nó thực sự là một khoa học có nhiều điều hấp dẫn, mang đến cho các em nhiề u hiểu biết và những giá trị lớn lao. 9. Trong quá trình bồi dưỡng, chúng ta cần h ình thành những chuyên đề chuyên sâu, nghiên cứu kỹ tài liệu, sách giáo khoa, sách giáo vi ên, biên soạn thành những bài dạy nâng cao cho học sinh. Giáo vi ên phải xây dựng một khung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi trong suốt cả 2 năm học lớp 8, 9 đối với bộ môn Lịch sử. 10. Giáo viên cần phải hướng dẫn và rèn luyện học sinh kỹ năng làm bài thi, như phân tích đề thi, lập dàn ý, trình bày bài thi, xác định những vấn đề trọng tâm của đề thi đây là một biện pháp chủ yếu để rèn luyện phương pháp tự nhận thức cho học sinh. 11. Trong công tác BDHSG khâu đ ầu tiên với chúng ta, ai cũng đều biết đó là khâu tuyển chọn học sinh. Đây là bước quan trọng nhất , cách phát hiện học sinh giỏi như: Thông qua tổng hợp kết quả học tập của học sinh cấp d ưới; qua sự thăm dò của giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm; qua các giờ học trên lớp, học sinh phải thể hiện mình yêu thích môn lịch sử, có năng khiếu môn Lịch sử ; phát hiện học sinh giỏi thông qua hoạt động ngoại khoá, thi kể chuyện lịch sử, hoặc s ưu tầm tư liệu theo chủ đề. III. NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ CẤP THCS - Toàn cấp trung học cơ sở mà Sở Giáo dục và Đào tạo đã qui định. - Tuy nhiên, nội dung thi học sinh giỏi theo tinh thần Công văn số 1217/GDĐT ngày 20 tháng 9 năm 2005 c ủa Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về nội dung bồi dưỡng và thi học sinh giỏi môn Lịch sử 9 THCS , cụ thể sau: Phần lịch sử thế giới Chương I: Liên Xô và các nước Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 8- Thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa x ã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu. - Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. - Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Chương II: Các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến nay. - Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. - Trung Quốc. - Các nước Đông Nam Á. - Các nước châu Phi. - Các nước Mỹ La tinh. Chương II: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. - Những thành tựu kinh tế, khoa học - kỹ thuật của các nước Mỹ, Nhật, các nước Tây Âu. - Chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ, Nhật Bản, các n ước Tây Âu. - Sự liên kết khu vực ở Tây Âu. Chương IV: Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay. - Trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh TG thứ hai như thế nào ? - Tổ chức Liên hợp quốc. - Chiến tranh lạnh và âm mưu của Mỹ. - Thế giới sau “Chiến tranh lạnh”. Chương V: Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ năm 1945 đến nay. - Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật. - Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay đối với cuộc sống của con người. Phần lịch sử Việt Nam Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 - Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta 1858-1884. - Phong trào Cần Vương: Các cuộc khởi nghĩa Ba Đ ình, Bãi sậy, Hương Khê. - Cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế. - Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. - Cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp: Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam. - Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỷ XX đến năm 1918. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay Chương I: Việt Nam trong những năm 1919 - 1930 - Chương trình khai thác thuộc địa lần hai của Pháp và sự phân hóa xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở n ước ngoài trong thời gian 1919 - 1925. 9- Quá trình ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam v ào năm 1929. Chương II: Việt Nam trong những năm 1930 - 1939. - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. - Nguyên nhân, diễn biến, sự thành lập và hoạt động của chính quyền Xô viết, ý nghĩa lịch sử phong trào cách mạng năm 1930 -1931. - Bối cảnh lịch sử, nội dung đấu tranh và ý nghĩa lịch sử của cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 - 1939. Chương III: Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám 1945. - Mặt trận Việt Minh ra đời và cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945. - Cách mạng tháng Tám 1945. Chương IV: Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám đến to àn quốc kháng chiến. Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 -1946). Chương V: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954. - Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ và phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt (1946 - 1954). - Âm mưu của địch, đối sách của ta, diễn biến - kết quả và ý nghĩa lịch sử của ba chiến dịch: Việt Bắc thu- đông 1947, Biên giới thu- đông 1950, Điện Biên Phủ 1954. - Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954. - Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954). Chương VI: Việt Nam từ năm 1954 đến 1975. - Nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới. - Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1954 -1960). - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9 -1960). - Miền Nam chiến đấu chống “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ (1961 - 1965). - Chiến đấu chống “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam (1965 - 1968) và chống chiến tranh phá hoại lần nhất của Mỹ ở miền Bắc. - Chiến đấu chống “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam (1969 - 1972) và chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ ở miền Bắc. - Sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam v à ý nghĩa của sự chi viện đó. - Hiệp định Pari về Việt Nam: Ho àn cảnh kí kết, nội dung cơ bản, ý nghĩa lịch sử. - Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975. - Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Chương V: Việt Nam từ 1975 đến nay. - Cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau 1975 đến 1979. - Thành tựu và hạn chế trong bước đầu thực hiện đường lối đổi mới. 10 Giơi hạn nội dung, chương trình thi học sinh giỏi cấp tỉnh - Phần Lịch sử Việt Nam: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm1954. - Phần Lịch sử thế giới: Lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay. IV. PHƯƠNG PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ THCS 1. Xác định động cơ, hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh . + Xác định mục tiêu học tập môn Lịch sử và bồi dưỡng học sinh giỏi là hình thành ở học sinh động cơ đúng đắn trong học tập Lịch sử. Động c ơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp người ta học tập. Dạy học Lịch sử l à làm thế nào để gơi gợi được hứng thú của học sinh đối với việc học tập, l àm rõ mục đích học tập bộ môn, gây hứng thú học tập của học sinh, khiến học sinh khát khao muốn đ ược biết, kích thích tính học tập của học sinh. + Động cơ học tập môn Lịch sử của học sinh, đ ược tạo ra bởi quyền lợi được hưởng cho học sinh (được tuyên dương, khen thưởng, cộng điểm, tuyển vào trường chuyên). Không có động cơ học tập, học sinh sẽ không có nhu cầu tham gia tích cực vào bài học. Vì vậy, chỉ có thể nâng cao chất l ượng dạy học Lịch sử, bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử nói riêng, khi hình thành ở học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn. 2. Phải sớm hình thành ở học sinh những năng lực học v à làm bài thi môn Lịch sử. + Năng lực tự học là khả năng chiếm lĩnh kiến thức lịch sử có hiệu quả nhất dưới vai trò điều khiển, hướng dẫn của thầy. Kiến thức lịch sử mà học sinh lĩnh hội được trong sách giáo khoa là những kiến thức mà đã được khoa học xác nhận. + Kỹ năng học là sự ghi nhớ các sự kiện, hiện t ượng Lịch sử một cách có hệ thống. Các sự kiện, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền với một không gian, thời gian và nhân vật nhất định. Vì vậy, một yêu cầu quan trọng của người giáo viên trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là phải yêu cầu học sinh thuộc các sự kiện lịch sử cơ bản. Ví dụ: Học sinh chỉ có thể hiểu đ ược tính đúng đắn, sáng tạo của C ương lĩnh Chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Nếu học sinh hiểu đ ược hoàn cảnh cụ thể của nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất, sự phân hoá giai cấp, tầng lớp x ã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những vấn đề về chiến l ược và sách lược cách mạng được nêu ra trong Cương lĩnh Chính trị. Học sinh chỉ có thể hiểu được, vì sao đến tháng 5/1941, Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh ? nếu học sinh hiểu và giải thích được chiến tranh thế giới thứ hai b ùng nổ và lan rộng, ảnh hưởng đến Đông Dương, bọn phản động thuộc địa ở Đ ông Dương vơ vét, đàn áp phong trào dân chủ, nhân dân ta chịu 1 cổ 2 tròng từ khi phát xít Nhật vào Đông Dương (tháng 9 - 1940), vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc n ào bằng, mâu thuẫn cà dân tộc ta với đế quốc Pháp, phát xít Nhật và tay sai ngày càng gay gắt, nhiệm vụ giải phóng dân tộc 11 đặt ra vô cùng bức thiết. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương (11-1939) chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông D ương, nhằm tập hợp mọi lực lượng dân tộc Đông Dương thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Nhưng ở Đông Dương có 3 quốc gia dân tộc, ở mỗi nước lại có đặc điểm riêng, cần phát huy sức mạnh đoàn kết mỗi dân tộc, tập hợp lực l ượng từng dân tộc trong cuộc đấu tranh tự giải phóng. Từ đó, Hội nghị lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1941) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước, thành lập ở mỗi nước một Mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), Ai Lao độc lập đồng minh v à Cao Miên độc lập đồng minh. Việt Minh l à mặt trận đoàn kết dân tộc Việt Nam với các đo àn thể quần chúng mang tên cứu quốc + Kỹ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Học sinh giỏi Lịch sử là những học sinh luôn ham thích, say m ê học tập Lịch sử, các em luôn có ý thức t ìm hiểu để làm sáng tỏ sự kiện Lịch sử, giải thích v ì sao như vậy. Ví dụ: khi học về các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, học sinh giỏi luôn phải tự m ình đặt câu hỏi và tìm cách giải quyết, vì sao các nước lại có lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) bằng những con đường khác nhau ? + Kỹ năng làm bài thi môn Lịch sử. Thi học sinh giỏi ngày nay, theo hình thức tự luận, đề thi có xu hướng là khoảng từ 6-7 câu trong một thời gian có hạn là 150 phút, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng cơ bản trong việc nhận thức đề, phân phối thời gian cho ph ù hợp, giải quyết đề, trình bày bài, lập dàn ý, học sinh còn phải lưu ý đến cách hành văn, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, sáng sủa và có sức thuyết phục. + Phát huy tính tích cực, chủ động học tập, phát huy khả năng độc lập t ư duy, biết vận dụng kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới vào hoạt động thực tiễn. Những kỹ năng đó, phải được giáo viên hình thành cho học sinh ngay từ năm học lớp 6. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên tập trung cho các em làm bài tập Lịch sử dưới nhiều dạng khác nhau, kể cả kỹ năng trắc nghiệm, tự luận, thực hành. 3. Sử dụng bài tập Lịch sử trong dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi. + Ở trường trung học cơ sở, việc dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào, trước hết phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm chất đạo đức, chính trị cho học sinh nhằm đào tạo lớp người mới đáp ứng công cuộc công nghiệp hoá v à hiện đại hoá đất nước. + Việc dạy học Lịch sử không thể theo lối 1 chiều “thầy là nguồn cung cấp kiến thức duy nhất”, mà phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhằm kích thích tính tự học, hứng thú học tập, tự nghi ên cứu, phát huy tính độc lập, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trong các biện pháp nâng cao hiệu quả b ài học Lịch sử và bồi 12 dưỡng học sinh giỏi ở trường phổ thông, thì biện pháp sử dụng hệ thống bài tập Lịch sử có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng. Bài tập Lịch sử phải tuân thủ các nguy ên tắc cơ bản sau: 1. Nội dung bài tập Lịch sử phải gắn với chương trình, sách giáo khoa. 2. Bảo đảm tính hệ thống trong xác định nội d ung bài tập Lịch sử. 3. Bảo đảm tính đa dạng, toàn diện trong xác định nội dung bài tập. 4. Nội dung bài tập Lịch sử phải phù hợp với trình độ nhận thức, phát huy trí thông minh, sáng tạo, có tác dụng giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức của học sinh. 5. Bài tập Lịch sử cần chính xác về nội dung v à chuẩn mực về hình thức. - Giúp học sinh có nhận thức đúng về học tập lịch sử. - Tạo cho học sinh thói quen t ìm tòi, nghiên cứu: học sinh tự đặt ra vấn đề, giải quyết vấn đề. - Giáo viên luôn tạo ra lời khuyên cho học sinh: nắm vững kiến thức c ơ bản, biết hệ thống các tài liệu đã học thành các vấn đề để nắm vững, hiểu câu hỏi v à cách giải quyết câu hỏi, thảo ra dàn bài. V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỂ HỌC B ÀI TỐT MÔN LỊCH SỬ Khi học xong bài, học sinh sử dụng nhiều biện pháp, gồm một số vấn đề chủ yếu sau: 1. Ghi nhớ sự kiện Như trên đã trình bày, trong học tập lịch sử, học sinh nhất định phải nhớ mộ t số sự kiện cơ bản, nhưng không phải học thuộc lòng mà phải hiểu. Vì vậy, có mấy cách để nhớ kỹ: - Sự kiện quan trọng gắn với ni ên đại, địa điểm và nhân vật quan trọng nhất. Ví dụ, việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với ng ày 3-2-1930, tại Hồng Công (Trung Quốc) và người sáng lập Đảng, đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Thời gian có những đặc điểm đáng nhớ : vào mùa xuân, vào dịp tết Nguyên Đán (năm Canh Ngọ), trước Cách mạng tháng Tám 1945 l à 15 năm. - Tóm tắt một số nét chủ yếu về một sự kiện: Ví dụ, về “Tình hình nước Việt Nam sau khi Cách mạng tháng Tám thành công”, học sinh cần nắm mấy điểm sau: + Thù trong, giặc ngoài: đội quân các nước Đồng minh kéo vào để giải giáp quân đội Nhật (quân Anh ở Nam vĩ tuyến 1 6, quân Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch ở bắc vĩ tuyến 16). Quân Anh giúp quân Pháp trở lại xâm l ược, quân Tưởng bao che cho bọn phản động Việt quốc, Việt cách chống phá chính quyền cách mạng. + Thiên tai (lụt lội), kinh tế, tài chính suy sụp, nạn đói tiếp tục hoành hành, 90% dân số mù chữ. Các nét cơ bản trên được minh họa thêm bằng những số liệu, tài liệu cụ thể. Cuối cùng, học sinh có hình ảnh về tình trạng đất nước trong thời kỳ này như “ngàn cân treo sợi tóc”. 13 2. Sử dụng tài liệu lịch sử, có mấy cách: - Trong lúc học bài, cố gắng nhớ một số đoạn nhỏ t ài liệu gốc, lời nói, đoạn viết cảu C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. L ênin, Hồ Chí Minh, một số tài liệu văn học phù hợp với nội dung đang t ìm hiểu. Ví như, nói về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể dẫn chứng câu nói của Hồ Chí Minh về sự kết hợp của phong tr ào yêu nước, phong trào công nhân và sự truyền bá của chủ nghĩa Mác -Lênin vào Đông Dương.Nếu không nhớ phần trích dẫn đầy đủ th ì phải đảm bảo đúng nội dung của đoạn trích, không được suy diễn, lồng ý cá nhân vào. - Trong trường hợp bài kiểm tra là một đoạn trích tài liệu văn kiện và đòi hỏi học sinh phải minh họa, dẫn chứng, b ình luận thì cần phải thực hiện những điểm c ơ bản sau đây : + Xuất xứ của đoạn trích (tác giả, tác phẩm, ra đời trong điều kiện, ho àn cảnh nào). + Những nội dung chủ yếu và đưa ra các sự kiện để chứng minh cho những nội dung được trình bày trong văn kiện. + Bình luận, đánh giá. Thí dụ: Hãy trình bày bối cảnh ra đời, nội dung cơ bản và tác dụng của “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh”. Hoặc, Hãy dùng các sự kiện để chứng họa cho câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa”. Để làm được điều này, học sinh phải biết câu nói tr ên được trích trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” đêm 19-12-1946. Những sự kiện đã xảy ra trước đó, kể từ khi Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946 được ký kết; sự kiên trì, nhẫn nại của chúng ta; âm mưu và hành động khiêu khích, xâm lược của Pháp trong cả nước, đặc biệt là ở Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn...; chứng minh câu nói trên của chủ tịch Hồ Chí Minh đã phản ánh đúng sự thực lịch sử v à thể hiện quyết tâm của nhân dân ta bảo vệ độc lập hoàn toàn có điều kiện, có nguyên tắc. Qua đó có thể phân tích thêm một số từ mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng. Trong bản thảo đầu, Người viết: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng mãi”, sau người chữa lại “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”. Phân tích việc dùng từ “mãi” có ý nghĩa gì. Về câu nói này có gì khác với câu nói thường truyền lại không chính xác: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng”. “Đã” và “phải” nhân nhượng khác nhau như thế nào và dùng từ nào đúng hơn. Phân tích, chứng minh, bình luận các tài liệu văn kiện lịch sử là một yêu cầu quan trọng của việc học tập l ịch sử, cần được chú ý sử dụng. 3. Liên hệ, so sánh, đối chiếu tài liệu lịch sử với hiện tại là một thể hiện của sự phát triển tư duy khoa học trong học tập lịch sử. Nó xuất phát từ một số nguy ên tắc, phương pháp luận sử học quan trọng mà học sinh cần nắm ở mức độ cần liên hệ biện chứng giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, chức năng của khoa học lịch sử v à việc học 14 tập lịch sử...). Để tiến hành việc liên hệ, đối chiếu, so sánh tốt, cần có hai điều kiện quan trọng: - Phải nắm vững nội dung sự kiện đang học, càng nắm sâu, chính xác, đầy đủ sự kiện càng thấy rõ các vấn đề cần rút ra cho ngày nay. - Phải hiểu rõ tình hình, nhiệm vụ hiện nay một cách sâu sắc, chính xác. Với hai điều kiện này, việc liên hệ, so sánh, đối chiếu sẽ tránh được các khuyết điểm thường gặp là công thức, giáo điều, chung chung dễ gây nh àm chán. Có nhiều biện pháp để tiến hành công việc này: - Tìm ra bài học, kinh nghiệm của một hiện t ượng quá khứ cho hiện tại. - Nêu triển vọng của một sự kiện lịch sử đang học trong quá tr ình phát triển của nó. - So sánh những hiên tượng xã hội cùng loại, những hiện tượng đã có cùng trong quá khứ và đang tiếp diễn trong hiện tại. - So sánh, đối chiếu sự kiện quá khứ và hiện tại để hiểu hơn sự kiện ấy. - So sánh, đối chiếu 2 sự kiện khác biệt, đối địch nhau để t ìm bản chất của mỗi sự kiện. - Tập trung chú ý vào những hiên tượng, những vấn đề quá khứ mà hiện nay vẫn có ý nghĩa cấp thiết,... Từ các biện pháp trên, học sinh rút ra những kết luận để chỉ ra cái mới, n êu sự vận động phát triển của xã hội, vạch ra sự khác biệt, cái giống nhau giữa các giai đoạn, thời kỳ, xác định cái chung, cái ri êng, tính quy luật phát triển xã hội. Ngoài những biện pháp chủ yếu nêu trên, để học tốt lịch sử, học sinh cần đ ược rèn luyện nhiều biện pháp khác: - Sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước, trước nhất là bản đồ, đồ thị, biểu đồ, các bảng thống kê. - sử dụng hình thức trắc nghiệm một cách phù hợp với môn học và trình độ học sinh. - Những hoạt động ngoại khóa cũng l à những biện pháp quan trọng để học tốt lịch sử. Việc học sinh tự mình tìm hiểu, nắm vững các vấn đề được nghe giảng; biết ghi chép trên lớp (thông qua việc hiểu, chứ không phải máy móc), biết đọc sách, l àm bài kiểm tra như đã trình bày ở các phần trước là điều quyết định kết quả và chất lượng học tập. Đạt được yêu cầu này phải nhận thức đúng về môn Lịch sử v à phương pháp học tập. Trong thực tế học tập, phương pháp làm bài thi sẽ phong phú hơn, sinh động hơn do việc sáng tạo, thông minh của học sinh. B- CÁC LOẠI BÀI THI LỊCH SỬ Chúng ta thường gặp nhiều loại bài thi khác nhau, thông thường các loại bài thi này đòi hỏi thí sinh ghi nhớ những kiến thức lịch sử c ơ bản (bao gồm sự kiện, nhân danh, địa danh, thời điểm, khái niệm, nguy ên lý, quy luật,) để khôi phục h ình ảnh 15 quá khứ theo chủ đề nhất định. Loại b ài thi này không chỉ yêu cầu ghi nhớ có lựa chọn một số dữ kiện cần thiết theo câu hỏi, tr ình bày ngắn gọn mà còn phải biết hệ thống quá, khái quát hóa, giải thích, liên hệ, Trước khi trình bày loại bài thi hệ thống hóa kiến thức theo một chủ điểm, b ài tự luận thường được dùng trong một kỳ thi, bên cạnh đó còn có các bài thi được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm khách quan. I- BÀI THI NHẬN BIẾT LỊCH SỬ Chia ra mấy loại chủ yếu sau: 1. Loại bài thi lựa chọn, gồm có những dạng sau: 1.1. Bài thi lựa chọn “đúng” (Đ) hay “sai” (S) Loại bài thi này có nội dung tương đối đơn giản, được trình bày dưới hình thức những câu xác định mà thí sinh chỉ trả lời bằng cách lựa chọn Đ hay S để ghi v ào trong ô vuông đặt trước câu xác định. Đề thi này chỉ dùng để kiểm tra học sinh có ghi nhớ những kiến thức cơ bản, chính xác hay không, thường đòi hỏi ở học sinh trí nhớ nhiều hơn là khả năng tư duy, phân tích. Song nó cũng có ý nghĩa quan trọng để xác định việc hiểu biết (chủ yếu l à biết) lịch sử, tránh tình trạng “mù lịch sử”, nhầm lẫn kiến thức..., hiện c òn rất phổ biến ở học sinh. Tuy nhiên, khi gặp đề thi này, học sinh cần chú ý những điểm sau: + Đề thi không phải nhận thấy ngay đúng (Đ) hay sai (S) quá đ ơn giản như ở cấp Trung học cơ sở, không buộc học sinh có một chút suy nghĩ hoặc trả lời một cách máy móc – thuộc lòng mà không hiểu. + Câu hỏi trong đề thi thường có một chủ điểm, không quá phức tạp, có nhiều chi tiết. + Trong một đề thi, các câu Đ và câu S thường đặt lẫn lộn không theo một trình tự logic về nội dung hay thời gian, địa điểm, để học sinh phải suy nghĩ lựa chọn. Về cấu tạo, loại đề thi lựa chọn câu trả lời đúng nhất , gồm có : + Phần gốc: nêu một vấn đề, hay một ý tưởng giúp cho học sinh có định hướng lựa chọn. + Phần lựa chọn: thường có từ 3 đến 5 đáp số, trong đó có một đáp số đúng nhất, những đáp số còn lại là “mồi nhử” để học sinh suy xét lựa chọn. Những “mồi nhử” này có “độ hấp dẫn” gần như nhau, nếu học sinh chưa đọc kỹ, hay hiểu kỹ bài sẽ dễ nhầm lẫn, phán đoán, lựa chọn sai. Chúng ta làm quen với một số bài thuộc loại này. Đề thi: “Trong những chiến dịch d ưới đây, chiến dịch nào được xem là chiến thắng lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 -1954). Đánh dấu x vào ô trống có câu câu trả lời đúng nhất. Điện Biên Phủ Biên giới Hòa Bình Vi ệt Bắc 16 Thí sinh cần suy nghĩ để hiểu đề thi. + Đề thi chỉ yêu cầu học sinh chọn một câu trả lời chính xác, v ì chiến dịch này đều là chiến dịch đưa lại chiến thắng lớn. + Vấn đề đặt ra là chọn “chiến dịch nào được xem là chiến thắng lớn nhất”. Như vậy, học sinh phải tự xem xét và xác định ngay để tìm đáp án. 1.2. Bài thi có nhiều lựa chọn đúng Loại đề thi này thường gặp ở cấp Trung học cơ sở, không chỉ để củng cố kiến thức đã học mà đòi hỏi học sinh phải suy xét, phán đoán kỹ. Đề thi cũng có hai phần: phần gốc v à phần lựa chọn. Ở phần lựa chọn có nhiều dữ liệu (8-10), để chọn đáp số đúng (3-4), đòi hỏi thí sinh phải hiểu rõ chủ đề ở phần gốc mới có thể lựa chọn các đáp số đúng. Ví như, đề thi: “Trong các nhân vật d ưới đây, nhân vật nào tham dự Hội nghị I- an-ta năm 1945 ?” Ghi dấu x vào vào có câu trả lời đúng. Hít-le Ru-dơ-ven Giu-cốp Xta -lin Tơ-ru-man Đờ-gôn Sớc-sin Tưởng Giới Thạch Để làm đúng đề thi này, học sinh cần hiểu rõ: + Hội nghị Ianta có những nội dung g ì. + Những nhân vật nào mới được tham dự hội nghị này. Như vậy các nhân vật này tuy có những mục tiêu khác nhau, đại diện cho những quốc gia có xu hướng, chế độ chính trị khác nhau, nh ưng lại cùng ngồi chung ở một bàn hội nghị thì phải là những nhân vật tiêu biểu, đại diện cao nhất cho Nhà nước và cùng bàn bạc để giải quyết một vấn đề quan trọng của to àn thế giới. 2. Đề thi xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật, địa danh, nhân danh, đòi hỏi không chỉ biết sự kiện mà cần biết phân tích, nhận định, đánh giá, rút kết luận. Đề thi này thường gồm có ba phần: - Phần chỉ dẫn cách trả lời - Phần gốc gồm những câu xác định, câu bỏ lửng một đoạn hay một số từ m à thí sinh phải điền vào. - Phần lựa chọn gồm một số từ, câu ngắn, danh từ ri êng, niên đại, số liệu,... mà thí sinh phải điền vào. Ví như, đề thi: “Có 3 cột ghi số thứ tự, niên đại và sự kiện lịch sử. Hãy ghi niên đại tương ứng vào cột các sự kiện lịch sử cho đúng. 17 TT Niên đại Sự kiện tương ứng 1 1950 ............ In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập. 2 1959 ............. Thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). 3 1960 ............ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. 4 1989 ............ Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.. 5 1945 ............ Thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ. 6 1967 ........... Cách mạng Cu-ba thành công. 7 1949 ........... “Năm châu Phi”. 8 1949 ............ Chiến tranh lạnh chấm dứt. ............. Hội nghị I-an-ta. ........... Liên hợp quốc thành lập. Để làm loại đề thi này, học sinh cần chú ý các điểm sau: + Các sự kiện được nêu rất ngắn gọn, súc tích, song phải hiểu rõ, đúng nội dung chủ yếu của nó, mới dễ lựa chọn ni ên đại. + Một yếu tố ở phần gốc (“Năm”) có thể d ùng nhiều lần ở phần lựa chọn, hoặc ngược lại. Ví dụ, năm 1945 là năm diễn ra Hội nghị I-an-ta (từ 4-11-/2/1945) và Liên hợp quốc chính thức thành lập (24-10-1945). + Những sự kiện, niện đại, nhân vật, địa danh trong đề thi về c ơ bản có trong chương trình, sách giáo khoa (một số trường hợp có dẫn thêm sự kiện không có trong sách giáo khoa, song học sinh với trình độ văn hóa phổ thông cần phải biết, đặc biệt học sinh thi học sinh giỏi môn Lịch sử). + Một số niên đại, nhân vật, địa danh nêu trong đề thi có thể liên quan đến hai hoặc ba sự kiện, đòi hỏi học sinh sinh phải suy nghĩ để xác định cho chính xác, đầy đủ. Ví như, trong đề thi dẫn trên, niên đại 1945 liên quan đến 3 sự kiện, niên đại 1949 gắn với 2 sự kiện nên phải chọn sự kiện nào thích hợp nhất. Cũng thuộc loại bài thi này, có thể có đề thi khó hơn, học sinh phải lựa chọn và sắp xếp các dữ kiện đã cho vào một nhóm có quan hệ với nhau. Ví như, đề thi: “Có 3 cột ghi sự kiện, nhân vật và địa danh theo thứ tự A, B, C. Hãy sắp xếp các sự kiện, nhân vật và địa danh ấy theo từng nhóm có li ên quan nhau: A. Sự kiện B. Nhân vật C. Địa danh 1. Đại hội Đảng Xã hội Pháp (1920) 1. Nguyễn Thái Học 1. Hà Nội. 2. Luận cương chính trị năm 1930. 2. Nguyễn Ái Quốc 2. Yên Bái 3. Cuộc binh biến Đô Lương (13-1-1941) 3. Trần Phú 3. Tua 4. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2-1930) 4. Hồ Chí Minh 4. Hương Cảng 5. Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 5. Đội Cung 5. Nghệ An 18 Để làm loại đề thi này, học sinh cần lưu ý : + Trước hết phải nắm sự kiện ở cột A để n êu những sự kiện chính của sự kiện, liên quan đến nhân vật và địa danh nào. Ví như, sự kiện Đại hội Đảng Xã hội Pháp (1920), ở đây có liên quan đến việc Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. N ơi diễn ra Đại hội là thành phố Tua (Pháp). + Lập lại bảng nêu trên cho đúng với mối quan hệ giữa sự kiện, nhân vật v à địa danh như sau : A. Sự kiện B. Nhân vật C. Địa danh 1. Đại hội Đảng Xã hội Pháp (1920) 1. Nguyễn Ái Quốc 1. Tua 2. Luận cương chính trị năm 1930. 2. Trần Phú 2. Hương Cảng 3. Cuộc binh biến Đô Lương (13-1-1941) 3. Đội Cung 3. Nghệ An 4. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2-1930) 4. Nguyễn Thái Học 4. Yên Bái 5. Tuyên ngôn độc lập 2-9-1945 5. Hồ Chí Minh 5. Hà Nội 3. Loại đề thi lựa chọn kết hợp với tr ình bày ngắn mối quan hệ giữa các sự kiện, niên đại, địa danh, nhân vật lịch sử Đây là loại đề thi tương đối phức tạp vì nó vừa có sự kết hợp giữa bài thi lựa chọn và bài thi xác định mối quan hệ, vừa yêu cầu học sinh phải trình bày, lý giải được vấn đề được đặt ra. Nó đòi hỏi học sinh trước hết phải nhớ chính xác các sự kiện, niên đại, nhân danh, địa danh, rồi từ đó rút ra những kết luận về mối quan hệ giữa các kiến thức nêu trên. Khi trình bày, học sinh phải biết diễn đạt cho rõ ràng, trong sáng, tránh các sai sót về hành văn, ngữ pháp, dùng từ không chính xác. Đây là loại đề thi vừa mang nội dung nhân biết, vừa mang nội dung nhận thức. So với các loại đề thi về lựa chọn đúng, sai n êu trên, đề thi này có nhiều số liệu, dữ liệu (sự kiện, nhân vật, thời gian, địa điểm , tổ chức). Học sinh không phải chỉ ghi nhớ, học thuộc mà phải hiểu sâu sắc nội dung sự kiện, rút ra mối li ên hệ giữa các yếu tố, bao gồm các mối quan hệ giữa sự kiện - niên đại, quan hệ giữa sự kiện – địa điểm, quan hệ giữa sự kiện - tổ chức, quan hệ giữa những sự kiện trong nước và thế giới Về loại đề thi này có các dạng sau : - Một đề thi gồm nhiều kiến thức c ùng loại hay khác loại, được xếp xen kẽ nhau (sự kiện- nhân vật - niên đại - địa danh; hoặc sự kiện - nhân vật - tổ chức - niên đại). Học sinh phải lựa chọn, ghép lại và trình bày. Ví như, đề thi: “Sắp xếp các sự kiện, nhân vật, ni ên đại, tổ chức dưới đây cho khớp nhau về nội dung và chọn trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố kiến thức trong cùng một nhóm: - Xô viết Nghệ - Tĩnh - Hội Phục Việt 19 - Hội Hưng Nam - Việt Nam Quốc dân Đảng - Tân Việt cách mạng Đảng - Hội Việt Nam Cách mạng Thanh ni ên - Năm 1930 - Đường Cách mệnh - Phong trào đòi thả Phan Bội Châu - Năm 1925 - Năm 1926 - Năm 1928 - Nguyễn Ái Quốc - Quảng Châu - Khởi nghĩa Yên Bái. Để làm loại đề thi này, học sinh cũng từ các sự kiện t ìm các yếu tố kiến thức khác có liên quan và trình bày. Ví nh ư, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh ni ên - Nguyễn Ái Quốc - Quảng Châu. Sau khi xác định các sự kiện, nhân vật, ni ên đại, địa điểm có liên quan, cần trình bày ngắn gọn một số dòng: “Tháng 11-1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô về Quảng Châu nhằm tập hợp những ng ười yêu nước Việt Nam đang hoạt động ở đây, giáo dục, truyền bá cho họ chủ nghĩa Mác -Lênin. .. Tháng 6-1925, Người cùng các nhà yêu nước khác lập ra “Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên”. .. Sự ra đời và hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh ni ên (theo sáng kiến của Nguyễn Ái Quốc là bước quá độ cần thiết cho việc nâng cao tr ình độ giác ngộ của giai cấp công nhân Việt Nam, chuẩn bị chu đáo về chính trị v à đội ngũ cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau n ày”. 4. Loại bài thi hệ thống hóa kiến thức Các loại đề thi trên đến nay chưa đưa kỳ thi chọn học sinh lớp 9, mà mới được sử dụng phần nào, dưới những hình thức đơn giản hơn trong các kỳ kiểm tra học kì. Tổng hợp các loại đề thi về nhận biết kể tr ên, nhiều năm qua, trong các kỳ thi học sinh học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử đều sử dụng loại đề thi Lập bảng hệ thống hóa kiến thức. Lập bảng hệ thống hóa kiến thức l à một biện pháp sư phạm có tác dụng ghi nhớ có lựa chọn những kiến thức cơ bản theo một chủ đề nhất định. Qua đó, khôi phục bức tranh chung về một sự kiện, một thời kỳ lịch sử, một quá tr ình hoạt động của một nhân vật, hay diễn biến của một phong tr ào. Khi lập bảng hệ thống hóa kiến thức (theo chủ đề), học sinh cần phải hiểu r õ vấn đề được đặt ra để lựa chọn những kiến thức ph ù hợp. Lập bảng hệ thống hóa kiến thức cần phải chia ra các cột , nội dung mỗi cột là một đề mục, các cột hợp thành một hệ thống, giải quyết chủ đề được đặt ra. 20 Có đề thi đã nêu rõ các mục trong một bảng cho sẵn. Ví nh ư, đề thi học sinh giỏi lớp 9 năm học 203-2004. STT Tên nước Trước năm 1945 Năm giành độc lập Nét nổi bật trong tình hình hiện nay Có đề thi chỉ nêu vấn đề cần giải quyết và học sinh phải tự mình lập bảng. Ví như, đề thi: “Lập bảng kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX, làm nổi bật tính chất của phong trào yêu nước chống Pháp này”. Thông qua hai ví dụ về đề thi lập bảng hệ thống kiến thức, chúng ta t ìm cách làm bài sao cho tốt nhất. Yêu cầu chung cho cả hai đề thi này đòi hỏi thí sinh phải chú ý các điểm chú ý sau: - Đọc kỹ đề thi để khỏi lạc đề. Ở cả hai đề thi đều đ òi hỏi học sinh phải lập bảng kê kiến thức, chứ không phải viết b ài trình bày. Trong các kỳ thi học sinh giỏi môn Lịch sử không ít học sinh đã viết bài tự luận, chứ không phải là lập bảng kê kiến thức. - Suy nghĩ để hiểu rõ đề thi. Ví như, đề thi về phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX ở nước ta, không phải tr ình bày về diễn biến của phong trào mà chỉ nêu các phong trào tiêu biểu nhất. Đồng thời, điều quan trọng l à làm “nổi bật tính chất của phong trào yêu nước chống Pháp”. - Khi lập bảng kê kiến thức không phải ghi tất cả sự kiện, nhân vật, địa danh mà điều quan trọng là phải biết lựa chọn đơn vị kiến thức nào tiêu biểu, sát hợp với chủ đề. Điểm số dành cho đề thi lập bảng kê kiến thức không nhiều (khoảng 3 -4 điểm), nếu dồn quá nhiều thời gian cho câu n ày, sẽ ảnh hưởng chung đến kết quả bài thi. Hơn nữa, loại bài thi hệ thống hóa kiến thức đòi hỏi thí sinh nêu các sự kiện cơ bản, tiêu biểu, diễn đạt ngắn gọn chứ không chi tiết, r ườm rà. Từ yêu cầu chung như vậy, chúng ta giải quyết cụ thể các đề thi khác nhau thuộc loại này. Chúng tôi lấy hai đề thi nêu trên làm ví dụ để hướng dẫn cách làm, chứ không phải làm bài mẫu. Thứ nhất, đề thi về các nước ASEAN đã có bảng hệ thống kiến thức kèm theo, song trước khi làm bài, học sinh cần phải suy nghĩ, tự giải quyết các vấn đề sau : - Tên nước, thời điểm làm bài thi là năm 2004, vậy các nước tham gia khối ASEAN chưa phải là toàn bộ các nước khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ. Ở đây, học sinh cần phân biệt các khái niệm “các quốc gia Đông Nam Á” v à “các quốc gia thành viên ASEAN”. Nội dung hai khái niệm này có quan hệ mật thiết với nhau, song không phải là một. Bởi vì, đến năm 2004 mới chỉ có 10 nước tham gia khối ASEAN, còn 21 Đông Ti-mo chưa phải là quốc gia thành viên ASEAN. Do đó, học sinh nào lập bảng kê đủ cả 11 nước Đông Nam Á là không đúng. - Về tình hình trước năm 1945, về cơ bản, không ít học sinh nhớ được. Điều này cũng không quan trọng, v ì việc nắm kiến thức này không phải tiêu chuẩn để đánh giá trình độ hiểu biết của học sinh. Tuy nhi ên, cũng cần tránh những sai sót không thể chấp nhận được, nhưng cũng có học sinh Lào là thuộc địa của Anh, In-đô-nê-xi-a là thuộc địa của Pháp. Về ngày giành độc lập, được lấy làm ngày quốc khánh của các nước, học sinh không thể nhớ tất cả, song cũng cần ghi nhớ đúng ng ày độc lập của một số nước, nhất là các nước lân cận. Mục quan trọng nhất là “Nét nổi bật trong tình hình hiện nay”. Học sinh cần hiểu rằng ở đây chỉ nêu những nét lớn quan trọng riêng của mỗi nước, song cũng có những điểm chung của tất cả các quốc gia th ành viên ASEAN. Điều cần chú ý là phải nêu những nét đặc trưng, xác định tính chất chế độ xã hội, định hướng phát triển về chính trị mỗi nước. Ví như, đối với Việt Nam không thể không ghi r õ công cuộc đổi mới đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Điều này thể hiện sự nhạy bén về mặt chính trị để hiểu rằng các quốc gia trong khối AS EAN “thống nhất trong sự đa dạng”. Như vậy, qua đề thi hệ thống kiến thức về chủ đề tr ên, chúng ta nhận thấy rằng, để làm tốt bài thi, học sinh phải có kiến thức rộng (không chỉ trong sách giáo khoa mà cả kiến thức văn hóa phổ thông) v à một trình độ nhận thức chính trị khá sâu sắc, thể hiện phương châm giáo dục trong dạy học lịch sử - gắn kiến thức lịch sử quá khứ với đời sống hiện tại. Chúng ta có thể tham khảo bài gợi ý dưới đây: Quốc gia Trước 1945 Năm đlập Hiện nay Inđônêxia Thuộc địa Hà Lan 1945 Tích cực củng cố chủ quyền dân tộc, phát triển xu thế đối thoại trong khu vực; là thành viên ASEAN. Philippin Thuộc địa Mỹ 1946 Dùng biện pháp để hạn chế sự ràng buộc của Mỹ về kinh tế, quân sự và củng cố độc lập; là thành viên ASEAN. Malaixia Thuộc địa Anh 1957 Củng cố chủ quyền dân tộc và phát triển kinh tế quốc dân; là thành viên ASEAN. Xingapo Thuộc địa Anh 1965 Kinh tế phát triển mạnh nhất Đông Nam Á; là thành viên ASEAN. Thái Lan Là nước phụ thuộc. Không mất đ/lập Thực hiện đường lối đối thoại ; là thành viên ASEAN. Mianma Thuộc địa Anh 1948 Theo đường lối trung lập tích cực, không tham gia liên minh quân sự, chính trị nào; là thành viên ASEAN. 22 Việt Nam Thuộc địa Pháp 1945 Là nước đang phát triển, nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và hợp tác từ bên ngoài; là thành viên ASEAN. Lào Thuộc địa Pháp 1975 Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa; là thành viên ASEAN. Campuchia Thuộc địa Pháp 1975 Xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, trung lập, không liên kết; là thành viên ASEAN. Brunây Thuộc địa Anh 1984 Có nền kinh phát triển; là thành viên ASEAN. Thứ hai, đề thi: “Lập bảng kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX, làm nổi bật tính chất của phong tr ào yêu nước chống Pháp này”. Đối với đề thi này, học sinh cần xác định các mục (cột) trong bảng hệ thống kiến thức. Trước hết, cần phải hiểu thế nào là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương. Sau khi triều đình Huế ký các Hiệp ước 1883, 1884, đầu hàng, thừa nhận sự đô hộ của thực dân Pháp trong cả n ước, sự phản ứng của nhân dân v à một số quan lại, sĩ phu yêu nước ngày càng mạnh mẽ. Cuộc tấn công của Tôn Thất Thuyết ở kinh th ành Huế thất bại (5-7-1885). Vua Hàm Nghi xuất bôn, hạ chiếu Cần vương. Hưởng ứng chiếu Cần vương, nhân dân khắp nơi, dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước đã đứng dậy kháng chiến chống Pháp. D ù diễn ra dưới danh nghĩa Cần vương, thực chất đây là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam. Phong trào kéo dài từ năm 1885 đến 1896, trong một phạm vi rộng ở Trung v à Bắc Trung Kỳ, ở Bắc Kỳ. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Ba Đ ình, Hùng Lĩnh, Hương Khê, Bãi Sậy, bởi vì nó nổ ra trên một địa bàn rộng, kéo dài trong nhiều năm, thu hút nhiều người tham gia, gây cho thực dân Pháp nhiều tổn thất, lúng túng. Do đó, chúng ta chọn các cuộc khởi nghĩa này là tiêu biểu trong phong trào Cần vương. Chủ đề của đề thi là nêu rõ tính chất của phong trào Cần vương, song không nên nêu một cách chung chung là “yêu nước”, “anh dũng”, “bất khuất”, mà phải thông qua việc trình bày ngắn gọn các cuộc khởi nghĩa để từ đó rút ra một v ài nhận định khái quát. Vì vậy, cần có dữ kiện về thời gian, địa b àn hoạt động, lực lượng tham gia, lãnh đạo, kết quả đấu tranh của từng phong tr ào. Các mục (cột) này được trình bày ngắn gọn nhưng cụ thể về diễn biến của từng cuộc khởi nghĩa, qua đó l àm nổi bật tính chất của phong trào Cần vương. Có nhiều cách xác định các mục (cột) trong bảng k ê về phong trào Cần vương. Trong giảng dạy, giáo viên đã cùng học sinh lập bảng kê các mục (cột) sau: 23 TT Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu Lực lượng tham gia và lãnh đạo Địa bàn hoạt động Kết quả Nhận xét chung Khi hoàn chỉnh các mục (cột) trong bảng k ê, học sinh cần chú ý: a. Sắp xếp các cuộc khởi nghĩa ti êu biểu theo trình tự thời gian ở hai giai đoạn 1885 - 1888 và 1888 - 1896. Tuy nhiên, cần chú ý đến quy mô, ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. Vì vậy, có thể sắp xếp như sau: 1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892) là một trung tâm chống Pháp lớn nhất v ào cuối thế kỷ XIX, hình thành từ trước phong trào Cần vương, qua hai giai đoạn 1883- 1885 và 1885-1892. 2. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), tuy tồn tại ngắn, song là giai đoạn mở đầu chống Pháp ở Thanh Hóa, có ý nghĩa to lớn về mặt nghệ thuật xây dựng chiến tuyến phòng ngự. 3. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1887-1892), một trung tâm kháng chiến thứ hai ở Thanh Hóa, sau trung tâm Ba Đ ình nằm ở thượng nguồn sông Mã, thuộc huyện Vĩnh Lộc, còn mở rộng địa bàn hoạt động lên tận hữu ngạn và tả ngạn sông Mã. 4. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895) là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX. Địa bàn hoạt động của nghĩa quân lan rộng cả bốn tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, H à Tĩnh, Quảng Bình. Cuộc khởi nghĩa này tồn tại qua cả hai thời kỳ của phong tr ào Cần vương. Như vậy, khi lựa chọn các cuộc khởi nghĩa ti êu biểu của phong trào Cần vương và sắp xếp theo trình tự như trên (đã lý giải vì sao sắp xếp như vậy), học sinh đã nắm những nét cơ bản của khởi nghĩa và sẽ sử dụng kiến thức này ở các mục (cột) sau. Ở mục “Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu” chỉ kèm theo niên đại, chứ không giải thích g ì lớn. b. Ở mục (cột) “Lực lượng tham gia và lãnh đạo”, ngoài hai lực lượng chính mà cuộc khởi nghĩa nào cũng có là nông dân và sĩ phu yêu nước, cần xem có đồng bào dân tộc ích người tham gia hay không. Về lãnh đạo, ngoài các sĩ phu yêu nước nổi tiếng như Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân, Phan Đ ình Phùng, cũng cần ghi thêm một số nhân vật khác xuất thân từ quần chúng nhân dân, quan lại cấp thấp, đồng b ào dân tộc - Cao Thắng, Hà Văn Mao, Đinh Công Tráng Điều này thể rõ rằng, lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương không chỉ có quan lại cấp cao yêu nước, chủ chiến mà còn có những người xuất thân từ tầng lớp xã hội bình thường. Tính chất nhân dân của phong trào Cần vương được thể hiện ở một điểm như vậy. c. Ở mục (cột) “Địa bàn hoạt động”, cần ghi rõ nghĩa quân trong mỗi cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương đã hoạt động ở những vùng nào, ghi vắn tắt đặc điểm địa hình của khu vực Ví như: 24 - Bãi Sậy là vùng có nhiều đầm hồ, lau sậy um tùm, có địa thế hiểm trở, có thể xây dựng căn cứ, đào hào, đặt cạnh bẫy, tiến hành chiến tranh du kích. - Ba Đình gồm địa bàn ba làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh và Mỹ Khê, có địa thế hiểm trở, vào mùa mưa nước ngập mênh mông, vùng này như một đảo nổi, tách biệt với các làng khác. Vì vậy, nó được xây dựng thành một chiến tuyến phòng ngự với lũy tre dày đặc, một hệ thống hào rộng bao quanh, một lớp thành cao 3 mét, chân rộng từ 8-10 mét. - Hùng Lĩnh ở thượng nguồn sông Mã thuộc huyện Vĩnh Lộc, trở thành một trung tâm kháng chiến có liên quan đến các vùng xung quanh. - Hương Khê chỉ là một căn cứ ở Hà Tĩnh của nghĩa quân, địa bàn hoạt động của nghĩa quân là cả một vùng rộng lớn, có địa thế hiểm trở của núi rừng các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Vì vậy, nghĩa quân đã xây dựng được bốn căn cứ lớn, tổ chức lực l ượng thành 15 quân thứ ở bốn tỉnh trên, với hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích ở một vùng rộng lớn. Qua trình bày (có lựa chọn các chi tiết quan trọng nhất, n êu một cách rất ngắn gọn), chúng ta nhận thấy rằng: - Cùng với sự ủng hộ của nhân dân (yếu tố “nhân h òa”), ông cha ta trong cuộc kháng chiến bỏa vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc đ ã biết lợi dụng địa hình, địa thế của đất nước để chiến đấu (yếu tố “địa lợ i”). - Tuy nhiên, trong các thời kỳ trước khi Đảng ta ra đời, cuộc đấu tranh y êu nước của nhân dân ta chống kẻ th ù xâm lược thường rơi vào tình trạng cô lập, cát cứ, không liên hệ với nhau. Vì thế, không tạo được thế mạnh để chống lại kẻ th ù. Qua trình bày các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương, chúng ta rút ra mấy kết luận: + Phong trào yêu nư ớc sâu rộng của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống Pháp, giải phóng dân tộc. + Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ, cuộc đấu tranh khó tránh đ ược những nhược điểm, như yếu kém về lãnh đạo, sự khủng hoảng đường lối cứu nước, sự phân tán lực lượng, thiếu thống nhất, + Đảng ta đã kế thừa truyền thống yêu nước, những bài học, kinh nghiệm đấu tranh của ông cha ta nói chung, trong phong tr ào Cần vương nói riêng và phát huy cao hơn trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đó là việc thống nhất lãnh đạo đấu tranh theo con đường cứu nước mà Hồ Chí Minh đã xác định, việc xây dựng căn cứ địa cách mạng, không chỉ ở rừng núi, mà ngay trong lòng địch, mở rộng địa bàn hoạt động trong cả nước. Những ý như vậy được thể hiện ngắn gọn ở một bảng hệ thống kiến thức theo chủ đề đã nêu, điều này không dễ trong một thời gian ngắn phải thực hiện đầy đủ. Trên đây chỉ trình bày hai loại làm bài thi hệ thống hóa kiến thức theo chủ đề nêu trên, giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng hệ thống kiến thức theo nhiều chủ đề khác nhau, xuyên qua toàn bộ chương trình lớp 8, 9 về lịch sử dân tộc và thế giới. 25 II- BÀI THI NHẬN THỨC LỊCH SỬ Việc phân chia hai loại bài thi - nhận biết lịch sử và nhận thức lịch sử - chỉ là tương đối, bởi vì trong bài thi nhận biết lịch sử, học sinh đã thể hiện việc hiểu rõ, khá sâu sắc sự kiện, đồng thời khi làm bài thi về nhận thức lịch sử, phải dựa tr ên cơ sở biết chính xác một số sự kiện cơ bản. Trước hết cần hiểu rằng, bài thi nhận thức lịch sử đòi hỏi học sinh phải có: - Năng lực độc lập suy nghĩ để giải quyết vấn đề nêu ra. - Trình độ tư duy cao (theo trình độ, yêu cầu học tập), khả năng lập luận, lý giải vấn đề. Loại bài thi này thường có nội dung khó hơn (theo trình độ, yêu cầu của việc thi) các loại đề thi về nhận thức lịch sử, n ên thí sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến thức lịch sử chính xác, hệ thống. Bài thi nhận thức lịch sử theo một chủ đề nhất định (vấn đề được đặt dưới dạng câu hỏi mà học sinh cần giải đáp). Có mấy loại bài thi thường gặp như sau: 1. Đề thi xác định, phân tích tích chất của sự kiện lịch sử (tiến bộ hay phản động; ý nghĩa, tác dụng, ảnh hưởng, thể hiện bản chất của giai cấp n ào). Ví dụ đề thi: “Trình bày nội dung chính sách kinh tế mới (NEP) của nước Nga Xô viết, được thực hiện sau khi nội chiến kết thúc”. Để làm bài thi này, thí sinh cần nắm vững các vấn đề cơ bản sau đây : - Trong bối cảnh lịch sử nào, Đảng Cộng sản Nga quyết định chuyển chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới ? (Nội chiến v à sự can thiệp của các nước đế quốc vào nước Nga xô viết đã kết thúc. Tình hình kinh tế, xã hội của đất nước gặp rất nhiều khó khăn, và hậu quả chiến tranh, sự phá hoại của kẻ th ù trong và ngoài nước; chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp. Học sinh có thể nêu một số điểm về chính sách cộng sản thời chiến : ho àn cảnh ra đời, nội dung, tác dụng và vì sao bây giờ không còn phù hợp). - Những nội dung chủ yếu của NEP (có thể đối chiếu với chính sách cộng sản thời chiến): + Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế l ương thực. + Tự do mua bán ở thị trường. + Cho phép tư nhân đư ợc thuê hoặc được xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) do nhà nước kiểm soát. + Cho tư bản nước ngoài đầu tư để thu nhận nguồn vốn, kỹ thuật cho sản xuất. + Nhà nước nắm các mạch máu kinh tế: công nghiệp, ngân h àng. - Phân tích, nêu các điểm sau : + Thực chất của NEP ? (Lênin chỉ rõ : “Thực chất của chính sách kinh tế mới là sự liên minh của giai cấp vô sản với nông dân, l à sự liên minh giữa đội tiên phong của giai cấp vô sản với quảng đại quần chúng nông dân”. + Tác dụng của chính sách NEP đối với nước Nga (sau đó là Liên Xô) như thế nào ? (góp phần khôi phục nền kinh tế quốc dân – bắt đầu từ nông nghiệp. Đây là 26 khâu quan trọng để làm cho lực lượng sản xuất phát triển, phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nếu có thể phân tích thêm tác dụng của chính sách thuế lương thực : nông dân phấn khởi sản xuất, nâng cao nâng suất lao động, l àm cho nông nghiệp phục hồi nhanh chóng; góp phần phát triển sản xuất công nghiệp, nhất l à công nghiệp nặng; củng cố khối liên minh công nông....) NEP là đặc trưng cho toàn bộ thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa t ư bản lên chủ nghĩa xã hội. - Những bài học của NEP đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa x ã hội ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ. Những bài học kinh nghiệm này được thể hiện trong việc đổi mới đất nước như thế nào ? (phần này có mối quan hệ chặt chẽ giữa kiến thức về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Khi làm bài thi về NEP, học sinh liên hệ với việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Khi làm bài thi về lịch sử Việt Nam trong thời kỳ cả n ước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong nghiệp đổi mới, học sinh lại liên hệ với thời kỳ NEP). Để làm loại bài thi này, thí sinh cần: - Ghi những kiến thức cơ bản (sự kiện, nhân vật, nhân danh, địa danh...) có liên quan để dùng vào bài làm. - Phân tích các sự kiện lịch sử để làm rõ chủ đề được đặt ra. - Liên hệ các kiến thức quá khứ với hiện tại. 2. Đề thi về xác lập mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện lịch sử đòi hỏi học sinh nhận thức tính hệ thống, tác động qua lại giữa các sự kiện của một quá tr ình lịch sử. Ví như, đề thi: “Hãy sắp xếp theo trình tự thời gian các sự kiện chủ yếu từ khi Nguyễn Ái Quốc về nước (1941) trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến khi Cách mạng tháng Tám thành công và giải thích mối quan hệ giữa các sự kiện n ày”. Học sinh thoạt đầu cảm thấy d ường như đề thi này giống với loại đề thi hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã trình bày trên. Suy ngh ĩ kỹ, học sinh nhận thấy hai loại đề thi có điểm giống nhau về xác định kiến thức, song loại đề sau không chỉ đ òi hỏi phải ghi nhớ các sự kiện diễn ra theo tr ình tự thời gian mà quan trọng hơn là phải lý giải mối quan hệ giữa các sự kiện đ ược lựa chọn. Ở đề thi này, trong thời gian từ tháng 2-1941 đến tháng 8-1945, chúng ta phải nêu các sự kiện quan trọng có mối quan hệ nhân quả với nhau: + Tháng 2-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 (ngày 10 đến 19-5) tại Pác Bó. Tầm quan trọng đặc biệt của Hội nghị n ày là gì ? Nó có tác động quyết định như thế nào trong việc vận động toàn đảng, toàn dân ta tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám. + Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập (19-5-1941) theo chủ trương của Hội nghị Trung ương lần thứ 8 nhằm mục đích g ì ? có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị lực lượng cho cách mạng thành công ?. 27 + Việc xây dựng lực lượng vũ trang, đặc biệt là việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân (22-12-1944) có liên quan gì đến việc thúc đẩy quá tr ình cách mạng tiến lên mạnh mẽ hơn ?. + Sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9 -3-1945) và cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa. (Ở đây chỉ gợi một số sự kiện c ơ bản, diễn ra theo tiến tr ình lịch sử và có quan hệ nhân quả với nhau. Học sinh có thể t ìm thêm ở một số tư liệu khác, có tính tiêu biểu, quan trọng, chứ không liệt k ê; điều quan trọng là lý giải cho được mối quan hệ giữa các sự kiện này). Loại đề thi này có thể bao quát một phạm vi rộng h ơn: các sự kiện chủ yếu diễn ra, có quan hệ chặt chẽ với nhau không chỉ trong một n ước mà cả trong một khu vực hoặc trên thế giới. Ví như : “Trình bày các sự kiện xảy ra trên thế giới có liên quan đến việc Đảng Cộng sản Đông D ương nhận biết thời cơ và quyết tâm thực hiện trong Cách mạng tháng Tám 1945” . (Nêu những sự kiện về chủ nghĩa phát xít Đức bị ti êu diệt, quân phiệt Nhật bại trận, đầu h àng, những thỏa thuận của Đồng minh đối với Đông Dương và sự nhận thức thời cơ, quyết tâm thực hiện khi có thời cơ, để đưa cách mạng tháng Tám 1945 đến thành công). 3. Đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện, giai đoạn, thời kỳ lịch sử , đòi hỏi học sinh phải hiểu rõ quá trình phát triển liên tục, thống nhất, tính phong phú, đa dạng, cụ thể của các sự kiện, giai đoạn, thời kỳ lịch sử. Khi l àm loại đề thi này, học sinh nắm vững các vấn đề có tính quy luật trong sự phát triển lịch sử l à sự tiếp nối logic giữa quá khứ - hiện tại - tương lai. Sự kiện xảy ra trước tác động đến sự ra đời và phát triển của sự kiện tiếp sau, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cứ thế lịch sử phát triển trên cơ sở kế thừa, hợp quy luật, song không phải l à sự lập lại nguyên si, máy móc, mà có sự phát triển sáng tạo đi lên. Đây là sự lặp lại trên cơ sở không lặp lại. Về cơ bản loại đề thi xác định tính kế thừa giữa các sự kiện trong quá tr ình lịch sử cũng giống như loại đề thi về mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện, song nó tập trung hơn vào một sự kiện chính; nó nâng cao h ơn về mặt khái quát - lý luận. Ví như, đề thi: “Qua trình bày những sự kiện chủ yếu trong phong tr ào cách mạng 1930-1931, cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 và cuộc vận động giải phóng dân tộc năm 1939-1945, nêu rõ các cuộc đấu tranh này dẫn tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945” . Yêu cầu của đề thi không đòi hỏi học sinh phải trình bày diễn biến cụ thể của mỗi phong trào cách mạng; điều chủ yếu ở đây là từ trong mỗi phong trào cách mạng, những sự kiện này trở thành bài học, kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh sau v à góp phần tích cực vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. Đề thi này có thể diễn đạt dưới hai hình thức cơ bản sau: - Viết tự luận. - Lập bảng hệ thống kiến thức (như trình bày ở trên) Dù đề thi ở dạng nào, học sinh cũng cần nắm vững các kiến thức chủ yếu sau : 28 - Bối cảnh lịch sử diễn ra ở mỗi phong trào cách mạng: + Phong trào cách mạng 1930-1931 nổ ra trong khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động nặng nề đến nền kinh tế Đông D ương (dẫn một vài sự kiện cụ thể, khi làm bài tự luận). + Cuộc vận động dân chủ 1936 -1939 diễn ra khi chủ nghĩa phát xít ra đời, cầm quyền ở Đức, Nhật Bản, Italia; cá c thế lực phát xít cũng phát triển ở một số n ước, liên kết với nhau thành một khối. Nguy cơ chiến tranh đe dọa. Trong t ình hình ấy, Quốc tế Cộng sản, tại Đại hội lần 7 (tháng 7 -1935) đã có những chủ trương đúng (những chủ trương gì, nhấn mạnh việc xây dựng Mặt trận thống nhất chống đế quốc). + Cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 -1945 diễn ra trong điều kiện Chiến tranh thế giới thứ hai. - Những chủ trương, đường lối của Đảng trong mỗi phong tr ào cách mạng : + Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập đã đảm nhận việc tổ chức và lãnh đạo những cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. + Trong cuộc vận động dân chủ 1936 -1939, Đảng nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của nhân dân Đông D ương không phải là thực dân Pháp nói chung mà bọn phản động Pháp và tay sai và thành lập Mặt trận Nhân dân phản đế Đông D ương (đến tháng 3-1938 đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương). + Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 -1945, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 chủ trương chuyển hướng về chỉ đạo chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, tăng c ường Mặt trận dân tộc thống nhất, chuẩn bị lực lượng tiến tới cách mạng thắng lợi. - Kết quả đấu tranh: + Trong phong trào cách mạng 1930-1931, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân nổ ra ở nhiều địa phương trong nước; phong trào phát triển cao nhất ở Xô viết Nghệ Tĩnh với việc thành lập chính quyền Xô viết (nêu những thành tựu). + Trong cuộc vận động dân chủ 1936 -1939, đấu tranh đòi tự do dân chủ (nêu một vài sự kiện chủ yếu, như triệu tập Đông Dương đại hội (8-1936), đón Gađa, mit tinh (cuộc mít tinh 1-5-1938), báo chí hoạt động công khai...) + Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 -1945, Mặt trận Việt Minh và các Hội Cứu quốc được thành lập, phát triển tạo nên lực lượng chính trị của quần chúng; xây dựng lực lượng vũ trang (Đội Việt Nam tuy ên truyền giải phóng quân), cao trào kháng Nhật tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945. - Những bài học kinh nghiệm: + Nếu đề thi là lập bảng hệ thống kiến thức th ì chỉ cần nêu một số điểm cụ thể, như sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, kiên định về đường lối chiến lược, linh hoạt trong chỉ đạo cụ thể, ph ù hợp với điều kiện, bối cảnh lịch sử. Qua nội dung các cột (mục) trong bảng hệ thống kiến thức cần l àm cho người đọc nhận thấy những điều này có tính khái quát. 29 + Nếu đề thi là bài tự luận thì những vấn đề tổng kết nêu trên cần được trình bày cụ thể, rõ ràng, song không lặp lại sự kiện đã nêu. Bài viết có tính chất khái quát và nhấn mạnh, trong ba phong tr ào cách mạng từ năm 1930-1945, sự lãnh đạo của Đảng được giữ vững, việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất v à phát huy sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân dân đ ược phát triển sáng tạo; tính nguy ên tắc thực hiện mục tiêu cách mạng kết hợp với sự linh hoạt trong chỉ đạo cách mạng từng thời kỳ cụ thể. Tất cả những yếu tố ấy được kế thừa, phát huy, đưa tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945. 4. Đề thi về tìm hiểu khuynh hướng phát triển của một sự kiện, một thời đại hay một xã hội nói chung đòi hỏi học sinh phải nắm bắt được phương pháp tư duy biện chứng để đoán định sự phát triển tương lai của một sự kiện lịch sử trên cơ sở hiểu rõ quá khứ và hiện tại. Ví như, đề thi: “Sau khi từ Thụy Sĩ về Pê-tơ-rô-grát, Lê-nin vạch rõ nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng Nga lúc n ày là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa bằng phương pháp hòa bình. Căn cứ vào đâu Lê-nin đề ra chủ trương và phương pháp như vậy, và có thể thực hiện được không ?”. Đọc đề, học sinh cần làm rõ hiện trạng cách mạng Nga lúc bấy giờ (sau Cách mạng tháng Hai 1917) như thế nào và khả năng phát triển ra sao ? Từ đó phân tích chủ trương của Lê-nin là đúng và có thể thực hiện được. Để là được đề này, học sinh nắm các ý cơ bản sau: - Sau Cách mạng tháng Hai 1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi trên phạm vi cả nước. - Chính quyền thuộc về giai cấp tư sản, tiếp tục cuộc chiến tranh đến “thắng lợi hoàn toàn và triệt để đối với kẻ thù”; về vấn đề ruộng đất chỉ chủ tr ương chuộc lại một phần ruộng đất của địa chủ, không qu an tâm giải quyết những đòi hỏi cấp bách của quần chúng về hòa bình, ruộng đất, tự do và bánh mì. - Phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng sôi nổi. - Trong tình hình như vậy, cách mạng sẽ tiến lên như thế nào ? Trong báo cáo “Nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay”, sau n ày thường gọi là “Luận cương tháng Tư”, V.I. Lênin đã đề ra đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là yêu cầu khách quan về khả năng phát triển của cách mạng Nga lúc bấy giờ. Điều này có thể thực hiện được, vì đông đảo quần chúng có tinh thần cách mạng, tập hợp d ưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng (Bôn- sê-vich Nga). Nhưng trong t ình hình trước mắt có thể tiến hành phương pháp đấu tranh hòa bình theo khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”. 5. Đề thi về tìm hiểu ý nghĩa của sự kiện và rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử đối với ngày nay. Đề thi này thường gặp với nhiều dạng khác nhau. - Một đề thi độc lập, ngắn, như “Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga” như thế nào ? (Thí sinh mở đầu một đôi câu về Cách mạng tháng M ười Nga đã diễn ra và thắng lợi rồi tập trung vào vấn đề đặt ra). Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười được xét ở hai góc độ: 30 + Đối với nước Nga: Mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giai cấp công nhân và nhân dân lao động, các dân tộc được giải phóng khỏi mọi ách áp bức, xây dựng một xã hội không còn người bóc lột người, một xã hội tự do, hạnh phúc, công bằng cho mọi người lao động. + Đối với thế giới: Làm sụp đổ chủ nghĩa tư bản ở một nước đế quốc, làm cho chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất, hoàn chỉnh, bao trùm thế giới như trước. Thế giới bị phân chia thành hai hệ thống xã hội đối lập - hệ thống xã hội tư bản chủ nghĩa và hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cách mạng tháng M ười đã cổ vuxmanhj mẽ phong trào cách mạng của nhân dân thế giới, đặc biệt l àm thức tỉnh mạnh mẻ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, theo con đường cách mạng mới. Có thể dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ý nghĩa cách mạng tháng Mười Nga: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng M ười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loại người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu sa như thế. Cách mạng tháng Mười mở ra con đường giải phóng cho dân tộc v à cả loài người, mở đầu một thời đại mới trong lịch sử, thời đại quá độ từ chủ nghĩa t ư bản lên chủ nghĩa xã hội trên thế giới”. - Có thể là một phần trong đề thi về một vấn đề n ào đó, như là một liên hệ kiến thức quá khứ đối với hiện tại. Loại đề thi n ày thường gặp, hầu như trong các kỳ thi nào cũng gặp, vì đây là sự thể hiện phương châm giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng. Ví như, đề thi “Căn cứ vào tình hình như thế nào mà Đảng Cộng sản Đông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc l ên trên hết và chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh ? Điều này để lại bài học gì cho hiện nay ?” Trước hết học sinh tập trung vào giải quyết vế đầu, với các ý chủ yếu sau: + Tình hình thế giới và trong nước: Chiến tranh thế giới lần thứ hai b ước sang năm thứ ba, lan rộng ra nhiều nước. Phát xít Đức ráo riết chuẩn bị tiến công Li ên Xô. Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến xuống phía Nam, rồi nhảy v ào Đông Dương. Pháp đầu hàng và cấu kết với Nhật. Nhân dân Việt Nam sống d ưới ách thống trị, bóc lột của cả Pháp và Nhật, càng thêm cơ cực. Mẫu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân ta với Pháp, Nhật gay gắt, vận mệnh dân tộc nguy vong h ơn bao giờ hết. Vì vậy, đặt vấn đề giải phóng dân tộc l ên cao hơn hết, tập trung giải quyết vấn đề cần kíp: “dân tộc giải phóng”. Cuộc cách mạng Đông D ương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng” (Những con đường và mục tiêu cách mạng đã xác định không thay đổi). + Về việc thành lập Mặt trận Việt Minh là do tình hình thế giới đã biến đổi, hình thành hai trận tuyến: Một bên là lực lượng dân chủ, Liên Xô tham gia và giữ vai trò quan trọng; một bên là khối phát xít Đức-Italia-Nhật. Cuộc đấu tranh của mỗi dân tộc ở Đông Dương là một bộ phận của mặt trận dân chủ chống phát xít thế giới. Cần 31 phải tập hợp lực lượng của nhân dân mỗi nước Đông Dương trong Mặt trận dân tộc thống nhất. + Ý nghĩa, bài học lịch sử đối với hiện nay: Giữ vững sự l ãnh đạo của Đảng trong đấu tranh cách mạng, kiên trì thực hiện đường lối cách mạng đã xác định, nhưng chỉ đạo thực hiện linh hoạt, có hiệu quả, tập hợp khối đại đo àn kết (dân tộc và quốc tế). Những bài học lịch sử này được vận dụng trong công cuộc xây dựng v à bảo vệ Tổ quốc ngày nay: Kiên trì thực hiện con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn, thực hiện chủ trương, chính sách trong xây d ựng hòa bình, bảo vệ độc lập, chủ quyền, bản sắc văn hóa dân tộc; kiên quyết bảo vệ Tổ quốc không để bất cứ ai xâm phạm. Xây dựng vững mạnh khối đại đoàn kết, khắc phục tình trạng phân hóa giàu nghèo, đem lại ấm no, hạnh phúc cho mọi ng ười, giảm dần sự cách biệt trong x ã hội, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ,... III- BÀI THI BẰNG CÂU HỎI TỰ LUẬN Tạm phân loại theo lý thuyết hai loại b ài thi kể trên - bài thi nhận biết lịch sử và bài thi nhận thức lịch sử. Trên thực tế có loại bài thi tổng hợp cả hai loại bài thi nêu trên, thường gọi là bài thi bằng câu hỏi tự luận . Loại bài thi này không chỉ đòi hỏi học sinh phải nhận biết chính xác sự kiện, nhận thức đúng bản chất lịch sử m à còn đòi hỏi thí sinh thể hiện tr ình độ lập luận, trình bày, diễn đạt (bằng viết và bằng nói). Có nhiều dạng bài thi theo câu hỏi tự luận: Thứ nhất, Câu hỏi thông thường có thể trả lời tự do , như đề thi:“Từ năm 1940 đến tháng 3-1945, Nhật và Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị g ì để lừa bịp nhân dân ta ? Có gì giống và khác nhau trong mục đích của chúng ?”. Đề thi này đòi hỏi học sinh phải nêu rõ những thủ đoạn về chính trị của Nhật, Pháp (gần như một loại trình bày các sự kiện cơ bản, được lựa chọn theo chủ đề), rồi phân tích, so sánh sự giống nhau và khác nhau của chúng (thể hiện trình độ nhận thức lịch sử). Có thể nêu lên mấy ý chính sau: - Thủ đoạn chính trị của Nhật: + Tập hợp những phần tử bất mãn với Pháp, thân Nhật, lập ra các đảng phái thân Nhật, ráo riết chuẩn bị nặn ra một chính phủ bù nhìn làm tay sai cho chúng. + Tung ra các luận điệu lừa bịp về cái gọi l à “khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á”, xuất bản sách học tiếng Nhật... nhằm gạt dần ảnh h ưởng của Pháp trong nhân dân Đông Dương. + Những thủ đoạn trên vừa để che đậy những hành vi cướp bóc thâm độc và âm mưu xâm lược nước ta, vừa tạo ra chỗ dựa khi nhảy l ên độc chiếm Đông Dương. - Thủ đoạn chính trị của Pháp: + Thi hành chính sách hai m ặt: Một mặt đàn áp, khủng bố, bắt bớ các chiến sĩ cách mạng..., mặt khác đưa ra nhiều thủ đoạn lừa bịp làm cho nhân dân ta lầm tưởng 32 chúng là bạn, chứ không phải là thù (một số người Việt Nam có bằng cấp cao đ ược làm chức chủ sự, mở thêm một số trường Cao đẳng, lập Đông Dương học xá, nêu các khẩu hiệu “cách mạng quốc gia”, “Pháp - Việt phục hưng”...). + Những thủ đoạn của Pháp vừa nhằm củng cố địa vị thống trị của chúng ở Đông Dương, vừa đối phó với hai thế lực đang uy hiếp v à sẵn sàng đánh đố chúng (phát xít Nhật và cách mạng Đông Dương). - Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau trong mục đích của thực dân Pháp và phát xít Nhật khi thực dân Pháp thực hiện các thủ đoạn chính trị. + Giống nhau: Các thủ đoạn của cả Pháp và Nhật đều nhằm che đậy hành vi cướp bóc, áp bức của chúng đối với nhân dân ta, lừa bịp dân ta - tưởng chúng là bạn chứ không phải là thù. + Khác nhau: Thủ đoạn chính trị của Pháp nhằm củng cố ách thống trị đ ã có của chúng ở Đông Dương. Còn thủ đoạn chính trị của Nhật lại nhằm tạo ra chỗ dựa (đặt cơ sở) cho việc cai trị (độc chiếm) Đông D ương. Dẫn thêm một đề thi về lịch sử thế giới thuộc loại câu hỏi thông th ường có thể trả lời tự do: “Mục đích và những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc. Nêu một dẫn chứng về vai trò của Liên hợp quốc trong việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế hoặc thúc đẩy các mối quan hệ giao l ưu, hợp tác giữa các thành viên”. Đề thi đòi hỏi học sinh phải có những kiến thức thông th ường (phổ thông, được trình bày trong sách giáo khoa), đồng thời phải có thêm một số kiến thức khác được thu nhận không chỉ trong sách giáo khoa m à qua các phương tiện thông tin đại chúng phổ cập (báo chí, truyền h ình, phát thanh) để trình bày và phân tích sự kiện theo chủ đề. Học sinh cần nắm vững các ý khi làm bài: Mục đích của Liên hợp quốc: + Duy trì hòa bình và an ninh th ế giới. + Thúc đẩy quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa các n ước trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc. - Những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc: + Quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết; + Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các n ước; + Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. + Nguyên tắc nhất trí giữa 5 cường quốc Liên Xô (Nga), Mỹ , Anh, Pháp, Trung Quốc - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) + Liên hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cừ nước nào. (học sinh có thể phân tích những mặt tích cực nh ư hạn chế của 5 nguyên tắc trên và nêu rõ trong điều kiệu nào 5 nguyên tắc trên được xác lập). - Dẫn chứng về vai trò của Liên hợp quốc: Ở đây chủ yếu nói về vai trò của Liên hợp quốc trong đời sống chính trị quốc tế, nêu một vài dẫn chứng cụ thể về vai trò này. Tuy nhiên, trước khi dẫn chứng một sự kiện cũng cần nói qua về vai tr ò của Liên hợp quốc là: 33 + Giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế. + Góp phần giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột khu vực. + Phát triển các mối quan hệ giao lưu, hợp tác về kinh tế, chính trị, x ã hội, văn hóa giữa các nước thành viên. Về dẫn chứng, có nhiều sự kiện nói về vai tr ò của Liên hợp quốc trong đời sống quốc tế, như viên trợ giải quyết nạn đói ở châu Phi; giải quyết vấn đề Đông Timo, vấn đề Campuchia vào cuối những năm 1980 - đầu 90 của thế kỷ XX... Có thể liên hệ một ít về sự giúp đỡ của các tổ chức Li ên hợp quốc (như UNESCO - Tổ chức văn hóa-khoa học- giáo dục Liên hợp quốc, UNICEF- Quỹ nhi đồng quốc tế, ƯHO - Tổ chức y tế thế giới...). Những kiến thức n ày không có trong sách giáo khoa, song học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi phải nắm, qua các nguồn thông tin khác nhau. Thứ hai, đề thi có câu hỏi đặt ra để lý giải một vấn đề đ ã được xác định, hoặc bình luận, chứng minh câu nói nổi tiếng của một nhân vật lịch sử bằng những quan điểm, bằng các sự kiện . Loại đề thi này tương đối khó vì không chỉ phải hiểu đúng câu nói của nhân vật, một nhận định, đánh giá, mà còn phải sử dụng những sự kiện cụ thể, chính xác để chứng minh. Ví như, đề thi: “Dựa vào câu nói của Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nư ớc đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào đầu năm 1930 (Toàn tập, tập 10) để trình bày về sự kết hợp của ba yếu tố trên trong quá trình thành lập Đảng”. Trước hết, học sinh phải hiểu rõ đề thi, đây không phải là bài bình luận về câu nói của Hồ Chí Minh, hoặc dùng một số sự kiện để chứng minh rằng câu nói tr ên là đúng, mà phải trình bày một số sự kiện lịch sử - quá trình thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương - Dựa vào câu nói trên như một định hướng, một cơ sở lý luận và thực tiễn. Đồng thời, vấn đề đặt ra trong đề thi không phải chủ yếu tr ình bày về ba yếu tố thành lập Đảng, mà tập trung nêu rõ sự kết hợp của phong trào yêu nước, phong trào công nhân và sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam. Dĩ nhiên sự hiểu biết về nội dung của ba nhân tố này cũng như quá trình thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương (Việt Nam) là cần thiết đề giải quyết vấn đề trọng tâm của đề thi – sự kết hợp của ba nhân tố trong quá tr ình thành lập Đảng. Về mặt lý luận, học sinh cũng cần hiểu rằng, quy luật phổ biến của việc th ành lập Đảng Cộng sản ở các nước phương Tây là sự kết hợp của phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin. Bởi vì, hầu hết các nước phương Tây đều là những nước tư bản chủ nghĩa, nhiệm vụ cách mạng quan trọng, trực tiếp của giai cấp công nhân v à nhân dân lao động ở các nước này là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa.. Còn ở Việt Nam cũng như ở các nước thuộc địa và phụ thuộc khác, nhân dân phải đấu tranh xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến tay sai, theo con đ ường cách mạng vô sản, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân rồi chuyển dần sang chủ nghĩa x ã hội. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, các tầng lớp nhân dân y êu nước đã cùng 34 nhau đấu tranh chống chế độ thực dân, d ưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, được chỉ đạo bởi chủ nghĩa Mác - Lênin. Khi nhận thức về điều này, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam, cũng nh ư các nước thuộc địa và phụ thuộc khá khác ở phương Đông. Vì vậy, sự kết hợp ba yêu tố - phong trào yêu nước, phong trào công nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin là phù hợp với thực tế lịch sử khách quan, nên đưa đến thắng lợi (có thể hiểu biết th êm rằng, sự nhận thức hiện thực lịch sử khách quan ở Việt Nam và các nước thuộc địa và phụ thuộc khác không chỉ thể hiện ở Việt Nam và các nước thuộc và phụ thuộc khác không chỉ thể hiện ở việc th ành lập Đảng mà còn ở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng trong cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân chuyển l ên cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ví như, Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam đ ược tiến hành theo cách mạng vô sản, học tập kinh nghiệm Cách mạng tháng M ười Nga 1917, song Cách mạng tháng Tám 1945 không l àm như cách mạng tháng Mười Nga, mà mục tiêu cụ thể, trước mắt là hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc - lật độ chế độ thống trị của thực dân và tay sai, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ nhân dân để tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Cũng do nhận thức đúng t ình hình thực tế của xã hội thuộc địa, truyền thống đo àn kết, yêu nước của các tầng lớp nhân dân nà Đảng ta đã chủ trương và thực hiện có kết quả chiến lược đoàn kết dân tộc theo tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh). Sau khi nhận thức về mặt lý luận, lịch sử vấn đề xây dựng Đảng Cộng sản, học sinh lần lượt tìm hiểu: + Phong trào yêu nước chống Pháp vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. + Phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt trong những năm 1919-1929. + Sự truyền bá của chủ nghĩa Mác -Lênin vào Việt Nam mà Nguyễn Ái Quốc có công lao to lớn. Về quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể n êu các giai đoạn : - Năm 1911-1920: Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đườngcứu nước và xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam. - Năm 1920-1929: Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức, cán bộ cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. - Hội nghị thành lập Đảng (3 đến 7-2-1930) được xem như Đại hội thành lập Đảng và các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thông qua là Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Những đơn vị kiến thức nêu trên là cơ sở để giải quyết các vấn đề đặt ra trong đề thi, chứ không phải dàn ý để làm bài; bởi vì, chủ đề ở đây là sự kết hợp của ba nhân tố - phong trào yêu nước, phong trào công nhân, chủ nghĩa Mác - Lênin trong quá trình thành lập Đảng. Vì không phải là vạch ra một đề cương “mẫu” nên ở đây chúng tôi chỉ gợi ý một số cách thức cấu tạo bài để học sinh trao đổi và tìm đáp án tốt nhất. 35 Cách thứ nhất: Trình bày về phong trào yêu nước, phong trào công nhân và qua trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, sau đó kết luận ba nhân tố ấy được kết hợp để ra đời Đảng Cộng sản. (Cách n ày có thể quá sa vào việc trình bày ba nhân tố mà nhẹ về việc kết hợp ba nhân tố trong việc th ành lập Đảng Cộng sản Việt Nam). Cách thứ hai: Trình bày các giai đoạn trong quá trình thành lập Đảng. Ở mỗi giai đoạn, trình bày phong trào yêu nước, phong trào công nhân và sự truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam. (Cách trình bày như vậy có thể rõ ràng hơn cách trình bày thứ nhất, vì đã kết hợp nêu các nhân tố qua các giai đoạn của quá tr ình thành lập Đảng, song có thể sa vào việc nêu quá nhiều chi tiết nội dung của mỗi giai đoạn v à như vậy sẽ hơi xa đề). Cách thứ ba: Mở đầu, trình bày về quy luật chung của việc th ành lập một Đảng Cộng sản, và đặc điểm của quá trình này ở Việt Nam và các nước thuộc địa, phụ thuộc khác (trình bày ngắn gọn, không quá nữa trang giấy thi). Tiếp đó, ở từng giai đoạn của quá tr ình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, các nhân tố này đã diễn ra như thế nào trong sự kết hợp với nhau ngày càng chặt chẽ, đi đến việc thành lập Đảng. (Cách này bám sát chủ đề hơn, song tránh tình trạng lý luận chung chung, hoặc trình bày sự kiện rời rạc, không nêu được sự kết hợp của ba nhân tố trong quá trình thành lập Đảng). Như vậy, loại đề thi này tương đối khó, vì không phải giải thích, bình luận một lời nói, một nhận định mà dựa vào đó để trình bày một vấn đề đặt ra. Cũng có trường hợp đề thi đòi hỏi phải dùng sự kiện lịch sử để bác bỏ một ý kiến sai trái. Ví nh ư, “Bằng những sự kiện lịch sử để chứng minh quan điểm cho rằng: Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam là sự ăn may là hoàn toàn sai”. Về loại bài thi bằng câu hỏi tự luận , thường gặp trong các kỳ thi bộ môn Lịch sử, đặc biệt thi học sinh giỏi quốc gia, chúng tôi l ưu ý một số điểm: a/ Trước hết, cần nắm vững các kiến thức c ơ bản: Kiến thức cơ bản không chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà phải bao gồm một hệ thống những hiểu biết cần thiết về những sự kiện, niên đại, nhân vật, địa danh, các nguy ên lý, quy luật, những kết luận khái quát, phương pháp, kỹ năng. Vì vậy, lựa chọn những kiến thức n ào là điều phải suy nghĩ. Nguồn tiếp cận kiến thức là sách giáo khoa, bài giảng của giáo viên, các tài liệu tham khảo trong sách báo v à cuộc sống. b/ Cần hệ thống các tài liệu đã học thành các vấn đề để nắm một cách tường tận, có khả năng ứng phó được các loại câu hỏi, bài tập; nếu không làm chủ được kiến thức thì hạn chế nhiều khả năng đó. c/ Hiểu câu hỏi và cách giải quyết câu hỏi theo các bước sau: - Hiểu kỹ đề bài, đây là công việc đầu tiên, nhất thiết phải làm, phải dành thời gian thích đáng (10-15 phút) để đọc và hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của đề là những vấn đề gì ? Phải đọc kỹ đề, gạch ở tờ giấy nháp những từ, cụm từ quan trọng. Từ đó tìm những ý chính, vấn đề chính cần quan tâm. Trên tờ giấy nháp được ghi cả những hiểu biết của m ình có liên quan đến những vấn đề đã được xác định, song chưa cần diễn đạt một cách cụ thể. Trong những kiến thức ghi ra trong giấy nháp, cần lựa 36 chọn và sắp xếp những ý quan trọng nhất cần đ ược giải quyết, từ đó tìm ra sợi chỉ chính xuyên qua toàn bộ bài làm của mình, nghĩa là những ý chủ đạo sẽ được trình bày kỹ ở phần chính của bài. Vì vậy, cần sắp xếp các ý chính theo tr ình tự thời gian và tầm quan trọng để lý giải vấn đề đ ược đặt ra. d/ Thảo ra một dàn bài gồm các phần chủ yếu (đối với bất cứ b ài học, bài làm nào). - Phần mở đầu. - Phần thân bài. - Phần kết luận. Cố gắng tránh tình trạng chỉ nháp đôi ý phần mở đầu, rồi viết ngay phần thân bài, rồi nêu một số ý kết luận vội vã, nông cạn. Phần mở đầu: đặt vấn đề và giới thiệu những phần cần được giải quyết tiếp theo. Chỉ cần viết ngắn gọn, súc tích, l àm cho người đọc chò đợi phần chính. Phần thân bài: bộ phận chủ yếu, quan trọng nhất của b ài làm; nó tập trung trình bày các sự kiện, ý tưởng... để giải quyết vấn đề được đặt ra. Phần thân bài có thể nêu ra các tiểu mục, mỗi tiểu mục tập trung giải quyết một khía cạnh, một vấn đề: - Tiểu mục 1... - Tiểu mục 2... - Tiểu mục 3.... Khi trình bày các tiểu mục phải sử dụng linh hoạt các loại ph ương pháp mô tả, tường thuật, phân tích, so sánh, nhận định, mối li ên hệ,.. các sự kiện, ý chính được ghi trong ghi nháp, để bài làm thể hiện được cảm xúc của người viết một cách phong phú, đa dạng, có tính thuyết phục, hấp dẫn. Phần kết luận: không phải tóm tắt những ý chính đã trình bày mà chủ yếu nêu lên các luận điểm, quan điểm chủ đạo, làm rõ, khái quát vấn đề đặt ra và có thể đưa ra những bài học lịch sử, bài học đối với việc hoàn thiện nhân cách của bản thân, gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Một điều cần lưu ý là phải vạch ra một thời gian biểu hợp lý để bài làm trong vòng 150 phút, tránh tình trạng vội vàng khi làm bài, hoặc không hoàn thành, hoặc thừa giờ (dĩ nhiên phải bố trí thời gian đọc lại bài viết để sửa chữa những sai sót về chính tả, ngữ pháp). e/ Phải chú trọng nhiều đến cách h ành văn (đúng ngữ pháp, không viết sai chính tả, diễn đạt gọn, thể hiện rõ cảm xúc...). Dẫn chứng ví dụ để tham khảo về l àm dàn ý một đề thi: Nội dung cơ bản của các văn kiện được thông qua trong Hội nghị th ành lập Đảng và Luận cương Chính trị tháng 10 năm 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương”. Đọc kỹ đề thi sẽ nhận thấy những cụm từ quan trọng : Nội dung cơ bản, văn kiện thành lập Đảng, Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930. Do đó, trước hết thí sinh phác họa nội dung các t ài liệu văn kiện ấy một cách gọn, nêu rõ bản chất của chúng. Đây là điều cơ bản không thể thiếu được. Tuy nhiên, 37 muốn hiểu rõ nội dung cơ bản của các văn kiện Hội nghị th ành lập Đảng và Luận cương chính trị năm 1930, không thể không tr ình bày hoàn cảnh, điều kiện lịch sử ra đời, các nhân vật lịch sử có liên quan đến sự kiện. Dĩ nhiên phần này là thứ yếu, song phải làm nền cho việc trình bày nội dung cơ bản các tài liệu ấy, giúp cho người đọc hiểu rõ hơn. Sau khi năm nội dung mỗi tài liệu, có thể nêu ý nghĩa, tác dụng của nó đối với mỗi loại tài liệu. Phần này không thể trình bày quá dài, làm loãng nội dung cơ bản và cũng tránh việc “tán rộng” ra mất tính khách quan, khoa học. Thực chất của phần n ày là đánh giá, nhận định ý nghĩa lịch sử, vai tr ò của các tài liệu một cách chính xác, khách quan. Cuối cùng, ở một mức độ nhất định, giáo vi ên tiến hành việc so sánh hai loại tài liệu văn kiện này và đi đến kết luận. Tất cả những sự kiện và ý chính để làm bài này được ghi nhanh, gọn ra giấy nháp và vạch ra đề cương bài viết như sau: Mở đầu: năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Hội nghị thành lập, do Nguyễn Ái Quốc chủ tr ì, có giá trị như một Đại hội thành lập Đảng. Hội nghị thông qua các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Tháng 10 -1930, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ướng lâm thời họp thông qua bản Luận c ương chính trị của Đảng. Nội dung cơ bản của các tài liệu ấy như thế nào ? Thân bài: a/ Đôi nét về hoàn cảnh, điều kiện lịch sử ra đời của Đảng - Phong trào cách mạng trong nước phát triển. - Ba tổ chức cộng sản ra đời và hoạt động riêng rẽ. - Yêu cầu khách quan đòi hỏi thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất. - Chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản (th ư gửi những người cộng sản ở Đông Dương về “sự sáng lập mới Đảng cách mạng của giai cấp vô sản, nghĩa l à một Đảng Cộng sản quần chúng. Đảng ấy phải l à một đảng độc lập và Đông Dương chỉ có Đảng ấy là tổ chức cộng sản mà thôi). - Hoạt động và vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với việc th ành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Nội dung phần cần trình bày ngắn gọn, không đi vào chi tiết, chủ yếu tới yêu cầu tất yếu về sự ra đời của Đảng. b/ Nội dung cơ bản của các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và Hội nghị nhất trí thông qua Văn kiện gồm các tài liệu sau: - “Chánh cương vắn tắt của Đảng”. - “Sách lược vắn tắt của Đảng”. - “Chương trình tóm tắt của Đảng”. - “Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam”. - “Lời kêu gọi”. 38 Để nắm nội dung, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc các tài liệu văn kiện trên. Trước hết là nắm các thuật ngữ “chánh cương”, “chánh cương vắn tắt”, “sách lược”, “Sách lược vắn tắt”. Theo Thuật ngữ, khái niệm lịch sử phổ thông th ì “Chánh cương” hay “Chính cương” là văn kiện trình bày “đường lối chính trị cơ bản của một đảng, trong đó nêu rõ mục tiêu chính trị, nhiệm vụ và yêu cầu chính trị quan trọng nhất, h ình thức và phương pháp hoạt động, như “Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2-1930), “Chính cương vắn tắt” là bản chính cương trình bày ngắn gọn những điểm chủ yếu. Còn “Sách lược”, cũng theo sách trên, là tài liệu trình bày “đường lối tổ chức, biện pháp, hình thức và khẩu hiện đấu tranh, vận động cách mạng trong một thời gian ngắn để thực hiện chiến lược cách mạng”. “Sách lược vắn tắt”, trình bày ngắn gọn sách lược cách mạng. (Chú ý: tìm hiểu bài, điều quan trọng là phải nắm vững nội dung các thuật ngữ khoa học). Tổng hợp nội dung các tài liệu văn kiện trên, chung ta nêu một số vấn đề chủ yếu sau đây: “Chính cương vắn tắt” khẳng định đường lối chung của cách mạng Việt Nam là “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đường lối này chỉ đạo phương hướng chung, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Điều này có nghĩa là trước tiên, nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là chống đế quốc xâm lược và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và dân chủ cho nhân dân. Nhiệm vụ này được cụ thể hóa trong “Chính cương vắn tắt” trên ba mặt xã hội, chính trị và kinh tế, nhằm làm cho nhân dân: - Được tự do tổ chức. - Nam nữ bình quyền. - Phổ cập giáo dục cho nhân dân. - Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến tay sai giành được độc lập hoàn toàn... - Thành lập Chính phủ công nông binh. - Tổ chức quân đội công nông. - Tịch thu các sản nghiệp lớn của đế quốc v à bọn phản cách mạng chia cho dân cày. - Chia ruộng đất cho nông dân. - Mở mang công nghiệp và nông nghiệp. - Thi hành luật ngày làm 8 giờ. Sau khi hoàn thành cách m ạng dân tộc dân chủ nhân dân sẽ tiến l ên chủ nghĩa cộng sản để xóa bỏ hoàn toàn mọi hình thức áp bức, bóc lột, xây dựng hạnh phúc cho mọi người. (Phân tích những điểm tiến bộ, chưa hề có trong lịch sử Việt Nam, đáp ứng mọi nguyện vọng tha thiết, lâu đời, c ơ bản của nhân dân). 39 Để thực hiện mục tiêu và tiến trình cách mạng như vậy, Đảng đề ra sách lược cách mạng, gồm những điểm : - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng. - Dựa vào lực lượng công nhân để đánh đổ đế quốc, phong kiến. - Tập hợp mọi tầng lớp nhân dân: tiểu t ư sản, trí thức, công, nông; trung lập, tranh thủ tập hợp phú nông, trung, tiểu địa chủ, t ư sản dân tộc và kiên quyết đấu tranh chống bọn phản cách mạng. - Đoàn kết với nhân dân bị áp bức, giai cấp vô sản thế giới, đặc biệt giai cấp vô sản Pháp. Để thực hiện chiến lược, sách lược nêu trên, Đảng đề ra chương trình hành động nhằm củng cố, giữ vững quyền l ãnh đạo, tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nông, đoàn kết quốc tế để thực hiện mục tiêu cách mạng. Để giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng tổ chức nghiêm minh theo điều lệ, xác định tôn chỉ mục đích, nguyên tắc, tiêu chuẩn kết nạp đảng viên, nhiệm vụ quyền lợi của Đảng và xây dựng hệ thống tổ chức chặt chẽ... c/ Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị năm 1930 - Trước hết, cần tìm hiểu khái niệm “Luận cương chính trị”. Đó là văn bản nêu những nguyên tắc cơ bản có tính chất cương lĩnh trong hoạt động của một đảng”. - Nêu một số điểm có liên quan đến Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lâm thời tháng 10-1930. - Theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Trung ương Đảng họp, phê phán và ra nghị quyết thủ tiêu “Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, trở lại đúng với đề cương về cách mạng ở thuộc địa của Quốc tế Cộng sản, đặt 2 nhiệm vụ phản đế và phản phong đồng thời, ngang nhau. Luận cương chính trị có những điểm chủ yếu sau: * Từ đặc điểm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia - thuộc địa, mâu thuẫn giai cấp gay gắt - mà tính chất của cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau khi thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ t ư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa. * Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ các thế lực phong kiến, các cách bóc lột của chủ nghĩa tư bản, tiến hành cách mạng ruộng đất, đánh đổ đế quốc Pháp, giành độc lập hoàn toàn. Hai nhiệm vụ chiến lược này có mối quan hệ khăng khít với nhau. * Động lực chính của cách mạng t ư sản dân quyền là vô sản và nhân dân, do giai cấp vô sản lãnh đạo. * Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng để đạt mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. * Liên lạc với vô sản và các dân tộc thuộc địa trên thế giới, nhất là vô sản Pháp. d/ Đối chiếu các văn kiện thành lập Đảng, được xem là cương lĩnh đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị tháng 10 năm 1930 : 40 - Luận cương chính trị đã xác định được những vấn đề chiến lược cách mạng mà “Chánh cương vắn tắt” đã nêu lên. - Tuy nhiên, Luận cương chính trị còn có một số hạn chế, mà văn kiện thành lập Đảng không mắc phải. Đó l à chưa vạch rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội thuộc địa, không nêu cao ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất; đánh giá không đúng khả năng cách mạng của giai cấp tiểu tư sản và phần nào tư sản dân tộc. Vì vậy, không tập hợp được đông đảo nhân dân trong mặt trận dân tộc giải phóng. Kết luận: - Văn kiện ở Hội nghị thành lập Đảng được xem là cương lĩnh đầu tiên của Đảng, vạch ra đường lối đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. - Luận cương chính trị năm 1930 đảm bảo đường lối chung, song có một số hạn chế. - Trong quá trình cách mạng, một số hạn chế của Luận c ương chính trị được khắc phục. IV- BÀI THI THỰC HÀNH LỊCH SỬ Loại bài thi này đòi hỏi học sinh không chỉ có biểu t ượng lịch sử chân xác, giàu hình ảnh mà còn biết vận dụng những kiến thức đ ã học vào cuộc sống học tập, lao động, vào công tác công ích xã hội. Vì vậy, nội dung bài tthi thực hành lịch sử giúp học sinh rèn luyện kỹ năng bộ môn. Nội dung bài thi thực hành trong môn Lịch sử rất phong phú, đa dạng; khi thực hiện cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản : - Nội dung bài làm phải gắn với chương trình, sách giáo khoa; phù hợp với mục đích rèn luyện kỹ năng bộ môn. - Những số liệu, câu hỏi đưa ra trong bài làm cần ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu và giải quyết được vấn đề đặt ra. Bài thi thực hành có thể là những bài tương đối đơn giản, như vẽ bản đồ, lược đồ, lập sơ đồ, biểu bảng đến những bài thi khó hơn, như kết hợp vẽ bản đồ, lập sơ đồ, bảng biểu với trình bày, nhận xét, đánh giá sự kiện đang học. Sau đó l à những bài tập vận dụng, tập dượt nghiên cứu, tìm hiểu. Qua thực tế, rút ra những kết luận về thực hiện các loại b ài thi thực hành như sau : Một là, đối với bài thi làm và sử dụng đồ dùng trực quan cần kiểm tra kỹ năng và nhận thức tốt về những sự kiện đang học, li ên quan đến các loại bài thi cụ thể sau : - Bài thi vẽ bản đồ, lược đồ bao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftai_lieu_bdhsg_lich_su_thcs_2013_chinh_thuc_5779.pdf
Tài liệu liên quan