Tài liệu Phương pháp nghiên cứu dư luận xã hội - Lưu Hồng Minh

Tài liệu Tài liệu Phương pháp nghiên cứu dư luận xã hội - Lưu Hồng Minh: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƢ LUẬN XÃ HỘI TS. LƯU HỒNG MINH CÁC NỘI DUNG CHÍNH • I – Phản ánh của cộng tác viên • II – Phân tích nội dung văn bản • III - Điều tra bằng bảng hỏi I – Phản ánh của cộng tác viên • Mỗi cơ quan nghiên cứu DLXH thường xây dựng một hệ thống cộng tác viên. • Cơ cấu của mạng lưới cộng tác viên phải có tính đại diện: Tuổi, nghề nghiệp, giới tính • Ví dụ Tổng liên đoàn LĐViệt Nam: • Tuổi: Thanh niên; trung niên, người sắp về hưu • Nghề nghiệp: NN, tư nhân, liên doanh, cổ phần • Nam, Nữ • Đảng viên, chưa đảng viên I – Phản ánh của cộng tác viên • Cộng tác viên gửi các báo cáo nhanh cho cấp trên: viết tay, điện thoại, báo cáo tại các cuộc họp giao ban định kỳ (tuần, tháng). • Hop giao ban: • Thông tin cho CTV những vấn đề có tính thời sự để CTV nắm và định hướng DLXH • Phản ánh DLXH của CTV • Báo cáo nhanh phải phán ánh được đầy đủ các luồng ý kiến khác nhau cố gắng định lượng: Tuyệt đai đa số; đa số.; số đông; nhiều...

pdf82 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 368 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Phương pháp nghiên cứu dư luận xã hội - Lưu Hồng Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DƢ LUẬN XÃ HỘI TS. LƯU HỒNG MINH CÁC NỘI DUNG CHÍNH • I – Phản ánh của cộng tác viên • II – Phân tích nội dung văn bản • III - Điều tra bằng bảng hỏi I – Phản ánh của cộng tác viên • Mỗi cơ quan nghiên cứu DLXH thường xây dựng một hệ thống cộng tác viên. • Cơ cấu của mạng lưới cộng tác viên phải có tính đại diện: Tuổi, nghề nghiệp, giới tính • Ví dụ Tổng liên đoàn LĐViệt Nam: • Tuổi: Thanh niên; trung niên, người sắp về hưu • Nghề nghiệp: NN, tư nhân, liên doanh, cổ phần • Nam, Nữ • Đảng viên, chưa đảng viên I – Phản ánh của cộng tác viên • Cộng tác viên gửi các báo cáo nhanh cho cấp trên: viết tay, điện thoại, báo cáo tại các cuộc họp giao ban định kỳ (tuần, tháng). • Hop giao ban: • Thông tin cho CTV những vấn đề có tính thời sự để CTV nắm và định hướng DLXH • Phản ánh DLXH của CTV • Báo cáo nhanh phải phán ánh được đầy đủ các luồng ý kiến khác nhau cố gắng định lượng: Tuyệt đai đa số; đa số.; số đông; nhiều ý kiến; một số người; có người • Chủ thể luồng DLXH: Công nhân, trí thức, cán bộ hưu trí I – Phản ánh của cộng tác viên • Phương pháp của CTV: Quan sát, phỏng vấn • Quan sát: Theo dõi các biểu hiện của đối tượng: họ nói về vấn đề gì? Họ nói như thế nào? Thái độ, cảm xúc gắn liền với phát ngôn của người nói. Quan sát nhập cuộc-K0 nhập cuộc; QS công khai và K0 công khai(kín đáo) • Phỏng vấn: CTV chủ động tiếp cận đối tượng, đưa ra những câu hỏi nhằm khai thác thái độ, đánh giá, phán xét của đối tượng đối với những vấn đề mình quan tâm Phƣơng pháp phỏng vấn • Phỏng vấn có thiết kế- K0 có thiết kế • Phỏng vấn cá nhân- Phỏng vấn nhóm • Phỏng vấn miệng- Phỏng vấn qua bảng hỏi (anket) • Thường sử dụng phương pháp phản chiếu, liên tưởng • Phương pháp phản chiếu: Phỏng vấn gián tiếp (cho biết ý kiến của người khác, nhưng ít nhiều có ý kiến của mình) về những vấn đề người phỏng vấn quan tâm. • Phương pháp liên tưởng: hỏi nhiều người về một câu hỏi(cuộc vận động và xây dựng chỉnh đốn Đảng) sau đó nghe ý kiến trả lời ngay(tốt, nhiều khó khăn), lưỡng lự và k0 trả lời để phân tích, khái quát được thái độ thực sự của công chúng II. Phƣơng pháp phân tích nội dung văn bản • Thu thập thông tin về DLXH qua báo chí, đơn thư khiếu tố. Mỗi bài báo, tờ báo, đơn thư khiếu tố là một phiếu. Trên cơ sở tần số xuất hiện các phạm trù đưa ra kết luận phạm trù nào được đề cập nhiều nhất, phạm trù nào được đề cập ít nhất. • Phương pháp này thường do cán bộ ban tuyên giáo các cấp thực hiện, đặc biệt là TW và tỉnh/TP II. Phƣơng pháp phân tích nội dung văn bản • Là phương pháp thu thập thông tin phản ánh DLXH thông qua việc phân tích, miêu tả một cách khách quan, hệ thống và định lƣợng các nội dung biểu hiện ra của văn bản. • Thăm dò – kiểm nghiệm • Định tính - định lượng • Trực tiếp - gián tiếp • Khi phân tích chú ý: ai nói, nói gì, nói như thế nào, cho ai, có kết quả gì. • - Đặc điểm xã hội, văn hoá, tâm lý, địa lý-chính trị của người tạo ra tài liệu: • + Họ thuộc tầng lớp nào trong xã hội: Nghị sĩ, Quan chức chính phủ (Thủ tướng, Phó Thủ tướng, bộ trưởng....); Quan chức lãnh đạo địa phương (tỉnh, huyện, xã), những người có uy tín trong xã hội. Những người này có thể tạo ra luật pháp, qui định, chuẩn mực... • + Họ có thể là những làm công tác tuyên truyền: • Làm TTĐC: Báo, đài phát thanh, truyền hình. Đây là những người có thể truyền tải thông tin đến nhiều người, có thể tạo ra một dư luận xã hội rộng lớn (đê Yên Phụ). • Làm TTTT: tuyên truyền viên, báo cáo viên, CTV... có thể truyền tải thông tin đến những người mà TTĐC không làm được. • + Họ có thể là quần chúng nói chung: Tạo ra văn bản để bày tỏ điều gì đó: về quan điểm ý kiến thái độ động cơ • + Đặc điểm về phân tầng xã hội của người phát: Giầu hay nghèo... • + Đặc điểm về học vấn: Chưa biết đọc biết viết.... trên đại học. • + Đặc điểm về dân tộc, sắc tộc, chủng tộc. • + Đặc điểm về địa lý-chính trị,văn hoá xã hội... • + Đặc điểm về nhân khẩu học: Tuổi, giới tính... • * Nói gì: Nghiên cứu những đặc điểm nội dung của văn bản theo các phạm trù phản ánh về DLXH: • * Nói như thế nào: Hình thức của văn bản, nó tạo ra những ấn tượng của chúng. Hình thức bằng những chất liệu gì trình bày đẹp hay không, to nhỏ, vị trí của văn bản, từ nào lặp lại nhiều hay ít, nhấn mạnh như thế nào, đặt câu... • *Cho ai: Đặc điểm tâm lý xã hội, văn hoá, địa lý- chính trị, dân tộc... của những người nghe/nhận văn bản. • Có kết quả gì: Các tài liệu đó nhằm mục đích gì ==> Hiệu quả của nó đối với người đón nhận. Có những trường hợp gây hậu quả mạnh đối với nhóm xã hội này nhưng đối với nhóm xã hội khác lại không gây hậu quả • Hoàn cảnh đưa ra văn bản III - Điều tra bằng bảng hỏi • Đây là phương pháp chủ yếu đánh giá về DLXH của các trung tâm, viện nghiên cứu DLXH tuy tốn kém nhưng đảm bảo độ chính xác cao (ít bị gián tiếp phản ánh về DLXH như 2 phương pháp trên) • Bao gồm một số giai đoạn: • i- Xây dựng đề cương nghiên cứu: Mục đích nhiệm vụ, giả thuyết, các biến số, chỉ báo lựa chọn nghiên cứu, xây dựng bảng hỏi • ii- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn, an két; phương pháp chọn mẫu: định tính: thuận tiện, tích luỹ nhanh, tỷ lệ, tự phát; định lượng: ngẫu nhiên đơn giản, hệ thống, chùm, tổ, nhiều giai đoạn, chủ • iii-Triển khai thu thập thông tin • iv- Xử lý thông tin thu thập • V- Viết báo cáo III - Điều tra bằng bảng hỏi • i- Mục đích nhiệm vụ, giả thuyết, các biến số, chỉ báo lựa chọn nghiên cứu • Tổ chức một số các cuộc thảo luận để xác định mục đích và nhiệm vụ của cuộc điều tra: • Vấn đề cần đƣa ra thăm dò là gì? • Cuộc thăm dò có những mục đích gì? • Đối tƣợng thăm dò là ai? • Làm rõ một số khái niệm nằm trong chủ đề, mục đích của cuộc thăm dò III - Điều tra bằng bảng hỏi • Khung lý thuyết Biến số phụ thuộc Biến số độc lập Biến số trung gian Biến số can thiệp: Nông thôn – đô thị; chính sách của Đảng, Nhà nước Đánh giá về lối sống của xã hội sau đổi mới: tốt hơn; có mạt tốt có mặt chưa tốt; nhìn chung xấu đi Tuổi: Dƣới 31; từ 31-60; trên 60 Nghề: Công nhân; nông dân trí thức • *- XÂY DỰNG BẢNG HỎI PHỎNG VẤN • 1-Khái niệm, phân loại và đặc điểm của bảng hỏi: • * Khái niệm: Là 1 bảng gồm nhiều câu hỏi mà nhà nghiên cứu trông chờ thu được những thông tin về ý kiến của người trả lời để từ đó đánh giá về DLXH • Phân loại bảng phỏng vấn theo 6 loại phỏng vấn hoặc 2 loại định tính định lượng. • * Tiêu chuẩn lựa chọn: • i - Tuỳ theo mục đích xây dựng bảng hỏi và những giả thuyết đã có dựa trên phân tích tài liệu. • ii - Sự thành thật của người trả lời: Liên quan đến những nội dung thông tin thu thập. Những câu hỏi tế nhị khó nói nên dùng với bảng hỏi anket, ví dụ: khi hỏi những nữ sinh của trường câu: Có lúc nào chị yêu 2 người cùng một lúc không: với bảng hỏi phỏng vấn thì có nhiều còn bảng hỏi viết thì rất ít. • iii - Cấp độ thông tin nông hay sâu: Bảng hỏi phỏng vấn định tính sâu hơn định lượng. • iv - Loại người được phỏng vấn mà ta cần có: Trình độ học vấn; ý thức của người trả lời, sự quan tâm của người trả lời • v - Đi phỏng vấn rất tốn kém: Ta hay dùng bảng hỏi nửa viết nửa hỏi. Bảng hỏi gửi bưu điện rẻ nhất còn đi phỏng vấn sâu tốn kém nhất. Nhưng quan trọng nhất ta cần tính giá thành thông tin ta thu được. Bảng hỏi tốt (chuẩn bị công phu) là phương pháp hiệu quả nhất, ít tốn kém. • Hình thức bảng hỏi phải có tính thẩm mỹ cao, trình bày đẹp, phải có mở đầu và kết thúc nhưng cần toát nên tính nghiêm túc. • Tránh dùng những câu lộ tung tích của họ như tên, địa chỉ, tuổi, giới tính, nghề nghiệp • Đối với những người không trả lời cần xác định được họ là ai, vì sao họ không trả lời câu hỏi đó hay toàn bộ để sau đó có phương án xử lý đối với những người này. • 2-Các giai đoạn xây dựng bảng phỏng vấn • Giai đoạn 1: Xác định loại bảng hỏi, giả thuyết, các nội dung cần thu thập thông tin • Giai đoạn 2: Lựa chọn câu hỏi theo mục đích nghiên cứu • Giai đoạn 3: Lựa chọn hình thức câu hỏi • Giai đoạn 4: Xây dựng cấu trúc bảng phỏng vấn • Giai đoạn 5: Điều tra thử và hoàn thiện bảng hỏi phỏng vấn . • 2-Các giai đoạn xây dựng bảng phỏng vấn • Giai đoạn 1: Xác định loại bảng hỏi, giả thuyết, các nội dung cần thu thập thông tin • Xác định loại bảng hỏi • Nêu các giả thuyết nghiên cứu cơ bản • Trong bảng hỏi cần những vấn đề gì ta lập 1 danh sách những vấn đề đó đồng thời lấy những biến số. Ví dụ: Như lấy những biến số nghề, tuổi, giới tính, đi học hay chưa làm nhà nước hay không, nhà thuê hay của cá nhân... • Nội dung: Là những thông tin mà các câu trả lời phải bao trùm được. Các thông tin này là mục đích của chương trình nghiên cứu. Các câu hỏi này thu được thông qua: • + Các cuộc họp của người khởi xướng, người lãnh đạo tổ chức điều tra với các nhà nghiên cứu xã hội học. • + Qua các tài liệu đã có về vấn đề ta nghiên cứu(sách, báo, số liệu báo, thống kê). • + Qua quan sát đối tượng điều tra. • + Qua các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm tập trung. • + Qua các cuộc phỏng vấn chuyên gia hay các nhà quản lý lãnh đạo • + Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh để thu thập thông tin ban đầu. • + Trước khi làm bảng hỏi người ta thường lấy thông tin ban đầu từ tài liệu quan sát, phỏng vấn một ít người, sau đó tổng kết lại những câu hỏi. Cần luôn luôn chú ý cái ta muốn biết là vô hạn mà bảng hỏi là hữu hạn. • Giai đoạn 2: Lựa chọn câu hỏi theo mục đích nghiên cứu • - Câu hỏi về sự việc, sự kiện: Đây là những câu hỏi về những cái có thật sờ mó được hay đó là những thông tin bề nổi. • Ví dụ: Bạn đã xem phim ”Nàng hương” chưa ? • Gia đình bạn có mấy người ? • Các loại câu hỏi về nhân khẩu học cũng thuộc loại này. • Loại câu hỏi này dễ trả lời nhất vì vậy nó thường được để bắt đầu cho cuộc phỏng vấn hoặc để chuyển tiếp khi có quá nhiều câu buộc người trả lời phải suy nghĩ. Tuy vậy cần chú ý nhiều vấn đề nghiên cứu của DLXH không nên sử dụng câu hỏi nhân khẩu học ngay lúc bắt đầu phỏng vấn vì có thể làm nảy sinh nghi ngờ về tính chất khuyết danh của phỏng vấn. • - Có loại rất dễ trả lời như có vợ chưa có mấy con ? • - Nhưng có loại ta biết rõ trước là họ không nói đúng như bạn đã bao giờ phạm pháp chưa ?. Về tôn giáo, tình dục ... • - Dễ cho người này khó cho người khác. Ví dụ: có người học xong đại học vẫn xấu hổ có người mới hết lớp 5 đã tự hào ... • - Người ta có thể không muốn nói vì có thể quên, do vậy ta cần gợi ý để họ trả lời thông tin nhất là những câu hỏi về sự kiện xảy ra trong quá khứ. • - Loại câu hỏi này có thể chia làm các dạng sau: Câu hỏi cho thông tin trực tiếp: Anh chị có mấy cháu ? • -Câu hỏi về trình độ: Anh chị có biết Asean ở đâu không ? Qua đó gián tiếp biết họ có quan tâm thời sự không ? Muốn biết về mức sống của nhà đó như thế nào ta hỏi: Con trai bác đi làm bằng gì ? (xe máy, ô tô ...) Nghỉ mát ở đâu, bao lâu, mấy người ...? • ii - Câu hỏi về ý nghĩ, về tri thức • Câu hỏi về những suy nghĩ còn ở trong đầu người hỏi dùng để biết trực tiếp các ý nghĩ, tri thức hoặc trình độ của ý nghĩ, trình độ nhận thức. • Loại câu hỏi này ít ổn định mà phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, những kỷ niệm, sự hưng phấn cá nhân, độ tuổi, đặc điểm tâm lý, những quan điểm về chính trị, thế giới quan, trình độ học vấn, sự liên kết của cá nhân đó với xã hội, những kinh nghiệm định kiến về lịch sử xã hội • Ví dụ: Anh (chị) hãy nêu các nhiệm vụ cụ thể của công tác dân số KHHGĐ ở địa phương ? Xin anh (chị) cho biết những nhiệm vụ cụ thể của công tác dân số - KHHGĐ của nước ta từ nay đến 2010 ? • iii - Câu hỏi về thái độ, quan điểm • Câu hỏi thái độ (ý kiến) nhằm thu thập tất cả những xử sự của người trả lời thành các nhận xét, phê phán. • ví dụ: Nhận xét của anh (chị) về công tác dân số - KHHGĐ ở địa phương? Kết quả • Có 20% ý kiến cho rằng chưa được lãnh đạo địa phương quan tâm • Có 10% ý kiến không đồng tình với chính sách dân số - KHHGĐ... • Câu hỏi về quan điểm: Quan điểm được hiểu là thói quen xử sự, hay là các quan hệ tương đối ổn định của con người đối với các hiện tượng, sự vật, nhóm người, xã hội các chuẩn mực và giá trị của chúng. Các câu hỏi về quan điểm và thái độ chỉ khác nhau là về mức độ. Quan điểm là dạng tổng hợp và suy diễn của các ý kiến thái độ. • Ví dụ: Khi nghiên cứu chính sách xã hội có thể đưa ra câu hỏi sau: “ Xin ông (bà) cho biết các chủ trương chính sách cụ thể sau đây có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống gia đình ta ? • Chính sách khoán trong nông nghiệp (khoán 10, chỉ thị 100) • Chính sách tổ chức lại sản xuất, tinh giảm biên chế trong khu vực quốc doanh (QĐ 217 và 176) • Chính sách bảo đảm trật tự an toàn đô thị (chỉ thị 57, NĐ 36/CP) • Mỗi chính sách đều có minh hoạ cụ thể bằng các văn bản pháp quy nhằm giúp người trả lời hình dung được vấn đề trả lời cụ thể hơn. • - Các câu hỏi về thái độ, quan điểm, gần giống câu hỏi về ý nghĩ là cũng phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, đặc điểm của người trả lời như đã nói ở trên nhưng mức độ thấp hơn, đặc biệt về quan điểm có tính chất ổn định hơn. • iv - Câu hỏi tại sao, động cơ • Tại sao đó là những câu hỏi không tốt vì nó không nói lên được những lý do thực sự mà mình muốn thu thập thông tin. Nếu có thì sau đó ta lại phải đặt một loạt những tại sao tiếp theo và phải có những người điều tra có kinh nghiệm. • Câu hỏi về động cơ: Động cơ được hiểu là cơ sở bên trong của cách xử sự và thói quen xử sự, là động lực hoặc ”năng lượng” của cách xử sự. • - Loại câu hỏi này đòi hỏi phải có kỹ thuật cao trong cách đặt câu hỏi cũng như trong cách phỏng vấn. Cần chú ý nhiều hành động con người làm là vô thức chỉ có thể tìm hiểu được 1 cách gián tiếp thông qua gián tiếp ví dụ đi nghe học chính trị miễn cưỡng thường nói chuyện riêng, ngủ ngật, thậm chí bỏ ra ngoài..., với câu hỏi động cơ ta chỉ thu lượm được các động cơ đã được phát hiện và coi như có ý thức. • Giai đoạn 3: Lựa chọn hình thức câu hỏi • Người đi phỏng vấn cần nội dung còn người trả lời chú ý đến hình thức các câu hỏi. Ngoài ra các nhà xã hội hoc còn chú ý sử dụng các loại câu hỏi kiểm tra, chức năng tâm lý. • Chia theo hình thức biểu hiện trả lời các câu hỏi ta có: • Câu hỏi đóng và mở; đóng, mở và kết hợp • Câu hỏi đóng: Là dạng có sẵn trước các phương án trả lời (đề ra một hoặc vài câu trả lời người trả lời có thể đánh dấu vào) với ankét người trả lời gạch dưới các câu trả lời với phỏng vấn miệng thì có thể đọc hoặc chỉ trên phiếu. Loại câu hỏi này khép chặt không có tự do cho người trả lời: • Ví dụ: sáng nay anh đọc báo chưa, có 4 loại trả lời Có, chưa đọc, không biết, không trả lời. • Câu hỏi đóng có thể chia làm 3 loại khác nhau: • - Lưỡng cực (đóng theo nghĩa hẹp chỉ có 2 phương án trả lời: có; không) • Bạn đã vào Đảng chưa ? • Anh (chị) có tán thành chính sách dân số - KHHGĐ của Đảng và nhà nước không ? • Loại câu hỏi này thường thiên về một phía, đặc biệt là phía tích cực. Để người trả lời có trách nhiệm hơn và xác thực hơn cần phải xử lý bằng câu hỏi kiểm tra hoặc bằng thay đổi cách diễn đạt: • Ví dụ: câu hỏi “Bạn có đặt mua báo, tạp chí cho gia đình xem không? thành câu hỏi “ Cơ quan ta có một số người đặt mua báo, tạp chí một số người không đặt mua còn bạn thì thế nào: Tôi đặt mua. • Tôi không đặt mua. • Như vậy từ câu hỏi sự kiện chuyển sang câu hỏi mang tính chất ý kiến. Để thể hiện rõ hơn ý kiến quan điểm có thể chuyển sang dạng tranh luận: • “ Lúc này, việc giáo dục con em là trách nhiệm hàng đầu của mỗi gia đình. Một số người nói rằng việc đặt mua báo tạp chí rất lợi có tác dụng rõ rệt; một số khác cho rằng không cần quan trọng là cha mẹ dạy con. Theo bạn thì thế nào ? Tôi tán thành ý kiến thứ nhất; • Tôi tán thành ý kiến thứ 2; • Khó trả lời • Ngoài thay đổi theo cách diễn đạt ở trên người phỏng vấn có thể xen gợi ý vào với mục đích nào đó Bạn đã dặt mua báo, tạp chí rồi phải không (gợi ý tăng lên); Bạn nghĩ thế nào, liệu có cần mua báo, tạp chí riêng cho gia đình xem không ? (gợi ý giảm đi) • - Câu hỏi cường độ (thứ bậc) Để tránh thiên lệch trên người ta đặt ra nhiều khả năng theo cường độ của hiện tượng hoặc ý kiến. Người trả lời được lựa chọn theo những mức độ khác nhau: • VD: “ Đồng chí có hài lòng về công việc của mình không ?” • + Rất hài lòng • + Hài lòng • + Chẳng quan tâm, sao cũng được • + Không hài lòng • + Rất không hài lòng • Loại câu hỏi này thường đưa ra số khả năng lựa chọn 3 hoặc 5 quanh câu trả lời trung bình. Nhưng nếu người trả lời trung bình nhiều có thể chia 4 hoặc 6. • Câu hỏi cường độ có thể diễn đạt dưới dạng thang điểm hoặc thang đánh giá. • Ví dụ: “Xin ông/bà làm ơn cho biết, cảm tưởng chuyến đi du lịch của ông/bà theo mức độ thoả mãn. Xin gạch dưới những con số theo thang cho điểm: • + Phong cảnh 0 1 2 3 4 5 • +Di tích lịch sử 0 1 2 3 4 5 • +Lễ hội 0 1 2 3 4 5 • + Bãi tắm 0 1 2 3 4 5 • + Địa danh truyền thống 0 1 2 3 4 5 • + Lưu niệm 0 1 2 3 4 5 • + Đón tiếp 0 1 2 3 4 5 • “ Xin ông/bà cho biết mức độ thoả mãn về... “ • 1 2 3 4 5 6 7 8 9 • Rất không thoả mãn Rất thoả mãn • Câu hỏi kết hợp không có phương án mở: • Gồm câu hỏi tuyển và bội không có phương án cuối cùng để ngỏ • Ƣu điểm và nhƣợc điểm của câu hỏi đóng • - Thuận tiện, trả lời nhanh (suy nghĩ ít, dễ trả lời nhất là khi họ đang lúng túng) cho người trả lời chỉ cần lựa chọn một số khả năng đã được các nhà xã hội học nêu trước • - Dễ tổng hợp số liệu. • Nhược điểm: Về kỹ thuật, tâm lý phải đặt mình vào vị trí của người trả lời hiểu vấn đề đặt ra như thế nào, từ đó phải có cách diễn đạt, sắp xếp câu hỏi và các phương án trả lời cho phù hợp • Về nội dung câu hỏi đóng phải lường trước các phương án trả lời. • Câu hỏi đóng khép chặt không có tự do cho người trả lời chỉ được trả lời những phương án nhà xã hội học định sẵn, do vậy nhiều ý kiến phê phán “ đã gò đối tượng nghiên cứu vào cách suy nghĩ, lập luận chủ quan của mình”. Thực tế điều đó không sai vì ta đã định hướng có kết quả vi phạm qui tắc khách quan, khoa học. Tuy nhiên theo bản chất các ý kiến của cá nhân họ vẫn có quyền lựa chọn phương án phù hợp nếu không họ có vẫn có quyền đưa ra những phương án của mình. Vì vậy cuối các câu hỏi vẫn thường có những phương án để ngỏ. • Câu hỏi đóng hay thu được những câu trả lời tôi không biết, nếu như vậy cần chuyển sang câu hỏi mở. • * Câu hỏi mở: • Là câu hỏi không có sẵn phương án trả lời. Nó giúp cho người trả lời trình bầy tốt nhất về những suy nghĩ sâu kín của mình tạo điều kiện cho họ phát biểu ý kiến. • - Số lượng thời gian, khoảng trống (số dòng dành cho câu trả lời giúp người trả lời xác định trả lời dài hay ngắn và cặn kẽ đến mức nào) • - Câu hỏi mở thường dùng để tìm hiểu vấn đề, thu thập ý kiến, quan điểm một cách đầy đủ nhất theo chủ đề hoặc trong phạm vi vấn đề đã nêu • Câu hỏi mở thường được dùng: • - Lúc bắt đầu nghiên cứu để từ đó quyết định đưa ra loại câu hỏi nào cho phù hợp cũng như để xác định những nội dung cần nghiên cứu. • - Dùng câu hỏi mở để tăng tính tích cực của người trả lời: dùng để lái đến thông tin cần thu thập, dùng để cho cuộc phỏng vấn được tự nhiên. • - Dùng để chuẩn đoán, kiểm tra nhận thức của người trả lời. • - Để chuẩn đoán động cơ, lý do xử xự, những lo lắng cá nhân, những vấn đề tồn tại, mong muốn, nguyện vọng ...khó cho trước những khả năng trả lời. • Nhược điểm của câu hỏi mở: • - Khó khăn về thu thông tin. Những câu hỏi này thường buộc người trả lời phải suy nghĩ thì mới trả lời được. • Ví dụ: Câu hỏi đơn giản “Hằng ngày anh thường làm gì ?”. Trả lời sai nội dung cần hỏi... • - Khó khăn nhất là vấn đề xử lý. Đây là lý do chính dẫn đến nhiều phiếu điều tra không dùng câu hỏi mở: • Khó thứ nhất là phân loại các thông tin người tổng hợp không nhất trí được với nhau • ví dụ: Tối tôi xem ti vi, tôi trông cháu, tôi giặt giũ... Người tổng hợp có khi chỉ lấy 1 trong 3 ý có người lấy tất. • Khó thứ 2 xử lý mất nhiều thời gian và kinh phí, không thể sử dụng nhiều người cùng tổng hợp được, nếu nhiều người phải cùng nhau làm để thống nhất các mã. • Ƣu điểm: • Thu được những thông tin có tính chất bề sâu mà câu hỏi đóng không làm được như về tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, động cơ, quan điểm... • Thông tin có độ tin cậy, chính xác, khách quan hơn so với câu hỏi đóng. • Câu hỏi kết hợp loại nửa đóng nửa mở • - Loại này được sử dụng vì không dự đoán hết các phương án trả lời theo câu hỏi đóng và cần để người trả lời diễn đạt thêm • - Khi chỉ cần xử lý, tổng hợp theo những phương án trả lời định trước, nhưng không để người trả lời rơi vào thế hụt hẫng (những phương án khó trả lời, khó nói chính là nhằm để người trả lời không hụt hẫng. • Vì sao anh xem phim này ? • Vì bạn tôi mách • Quảng cáo • Nhà gần rạp • Tự nhiên đi xem • .......... • Lý do khác (mở) • Câu hỏi kiểm tra: Nhằm kiểm tra độ chính xác của thông tin đã thu được. Xem phương pháp thu thập thông tin có đúng hay không người trả lời có trả lời trung thực không? Thông thường có những cách sau: • + Hỏi đi hỏi lại về một vấn đề nào đó với các câu hỏi khác nhau: • Ví dụ: Nghiên cứu về mức độ an tâm đến nghề của công nhân. Câu hỏi đầu về mức độ hài lòng công việc của họ đến mức nào, sau đó vài câu hỏi có câu hỏi kiểm tra 1: anh (chị) có muốn chuyển ngành không ? sau đó một đoạn lại có thể hỏi tiếp: “ Giả sử vì 1 nguyên nhân nào đó thiếu nguyên vật liệu, không có việc làm, liệu anh (chị) có ở lại công ty, công trường hay không ? “. Nếu theo câu hỏi 1 thì có 1/3 chưa yên tâm nhưng qua 3 câu hỏi trên có tới trên 1/2 chưa yên tâm. • + Có thể đưa ra câu hỏi có nhiều phương án trả lời trong đó có gài một câu biết chắc chắn đúng 100% để thử. Ví dụ: sinh viên đang học đại học hỏi họ đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm nào ? • + Có thể đưa ra câu hỏi về sự kiện hay nhân vật nào đó không có thật: Có phải “Thế giới mới” có số tựa đề là “Thế giới kỳ lạ” đúng không? • Thực ra “Thế giới kỳ lạ” chỉ là tên một loại sách ra không định kỳ của nhà xuất bản Đồng Nai. • + Câu hỏi về gia đình ta ở cách đường quốc lộ bao nhiêu Km ? • + Câu hỏi tuyển cũng là 1 loại câu hỏi kiểm tra. • Câu hỏi lọc Là loại câu hỏi tìm hiểu xem người trả lời có thuộc nhóm người được hỏi tiếp sau nữa không, nếu họ vẫn trả lời thì thông tin không có giá trị. Nó thường được dùng trước khi phỏng vấn hoặc trước khi đi tiếp vào một nội dung nào đó. • Ví dụ: Đề tài nghiên cứu về hiệu quả TTDS chúng tôi có 2 loại phiếu 1 cho cán bộ dân số và 1 cho đối tượng dùng câu hỏi lọc để phát phiếu cho họ. “ Hiện giờ chị có thai không ? Có thì hỏi tiếp chị có thai được mấy tháng ? Nếu không có hoặc không biết chuyển đến câu khác để hỏi để hỏi BPTT đang dùng hoặc có muốn có thai hay không .... Hoặc khi hỏi về sinh viên với AIDS “Bạn có quan hệ tình dục lần nào chưa ? Có thì hỏi tiếp về có sử dụng BPTT không, nếu không hỏi tiếp vì sao đến nay chưa có quan hệ. • Câu hỏi tâm lý Là những câu hỏi không có liên quan rõ ràng đến nội dung nhưng được dùng để gạt bỏ những nghi ngờ có thể nảy sinh, để giảm bớt sự căng thẳng, hoặc chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác.. Tuy vậy nó cần phải gần gũi đề tài ta nghiên cứu. Những câu hỏi lái thường thuộc loại này “ Trong 5 năm qua thành phố đã ban hành nhiều chủ trương chính sách kinh tế - xã hội theo tinh thần đổi mới. Xin ông (bà) cho biết các chủ trương chính sách cụ thể sau đây đã có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống gia đình ta ? (lái vào ngay vấn đề) • Câu hỏi này phải không gây ác cảm và đưa người được hỏi lên vị trí của một chuyên gia, một người từng trải, có kinh nghiệp trong cuộc sống, câu hỏi cần nâng cao động cơ thúc đẩy trả lời và lôi cuốn họ vào vấn đề cần nghiên cứu. • Để giảm bớt căng thẳng thường hỏi “ Đi làm về chắc cũng căng thẳng mệt mỏi ai mà chẳng thế ! Bạn có thích ở nhà mình không • Để chuyển tiếp chủ đề “Bây giờ ta bắt đầu vào chuyện. Điều chúng tôi muốn biết là...” “ Còn bây giờ ta nói chuyện một chút về vấn đề...” • Những câu hỏi tâm lý thường hỏi về sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc, về thời tiết, khí hậu về những vấn đề đang được xã hội quan tâm. Không nên hỏi về nhân khẩu học. • Giai đoạn 4: Xây dựng cấu trúc bảng phỏng vấn • Số lượng, vai trò, vị trí các câu hỏi • - Làm xong các câu hỏi xem nó có bao trùm được những vấn đề mình cần thu thập không. Chú ý tính tiết kiệm + chắc chắn + xác thực. • - Xem có chung ý không? có lẫn không ? Nếu có tách làm 2. • - Đếm xem có bao nhiêu câu hỏi thường ~ 25 câu để khi hỏi không quá 20 phút. • - Sắp xếp: Những câu hỏi theo những qui tắc: • + Trật tự câu hỏi sao cho tự nhiên có nối tiếp nhau, có lô gíc • + Trước những câu hỏi ý kiến nên có 1 vài câu hỏi về sự việc (Câu hỏi mở để gợi lại những vấn đề ) • + Cần chú ý quầng lây lan khi trả lời: khi trả lời 1 câu hỏi có thể lây lan sang bên cạnh thường lây lan theo chiều xuôi thiện cảm trước ác cảm sau nếu để ác cảm trước thiện cảm sau thì sẽ có kết quả khác. • * Cấu trúc bảng hỏi: • - Phần mở đầu: Tên đề tài, cơ quan đứng ra tổ chức, lời giới thiệu, cám ơn... phải toát được mục đích cuộc điều tra, không hiểu nhầm đây là điều tra đánh giá cá nhân hay dò xét gia đình họ cho công an hoặc toà án. Ngược lại cũng không nên để họ hiểu sau khi cung cấp thông tin sẽ có những biện pháp làm thay đổi ngay những vấn đề cần đặt ra (kể cả những hướng có lợi hay có hại cho họ). Điều này sẽ gây tâm lý trả lời sai thông tin sao cho có lợi cho mình hoặc cũng có khi gây hại nhiều cho những cuộc điều tra xã hội học sau này nếu họ không thấy có những chính sách mới. + Khẳng định vô danh • + Khẳng định thông tin họ cung cấp rất quan trọng • + Có thể có những hướng dẫn chi tiết cụ thể, tận tình để họ trả lời đặc biệt những câu hỏi của phỏng vấn có tiêu chuẩn hoá. Hoặc có thể nói trước để họ biết khi có thắc mắc, không hiểu thì có thể giải thích cho họ. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN • Kính thưa: ông (bà, anh, chị) • Để đài Truyền hình Việt Nam nắm được ý kiến của khán giả, trên cơ sở đó cải tiến, nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình,Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội Ban Tư Tưởng Văn Hoá TW đề nghị ông (bà, anh, chị) cho biết ý kiến của mình đối với các câu hỏi được nêu ra trong phiếu trưng cầu này. Mỗi câu hỏi có các phương án trả lời sẵn, phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình, xin ông (bà, anh, chị) hãy đánh dấu (+) vào ô bên cạnh. • Xin cám ơn sự giúp đỡ của ông (bà, anh, chị) BAN TƢ TƢỞNG VĂN HOÁ TW TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU DƯ LUẬN XÃ HỘI Hà Nội, tháng 4 năm 1998 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN • Kính thưa: Ông (Bà, Anh, Chị) • Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội Ban Tư Tưởng Văn Hoá TW đề nghị Ông (Bà, Anh, Chị) trả lời các câu hỏi nêu trong phiếu trưng cầu ý kiến này. Mỗi câu hỏi có kèm các phương án trả lời khác nhau, phương án nào phù hợp với suy nghĩ của mình, xin Ông (Bà, Anh, Chị) hãy đánh dấu + vào ô bên cạnh. • Ông (Bà, Anh, Chị) có thể ghi hoặc không ghi tên, địa chỉ vào phiếu. • Xin chân thành cám ơn! • - Phần nội dung chính của bảng hỏi: • + Nên khởi đầu bằng những câu hỏi làm quen, sự kiện dễ tiếp xúc lên trước, không nên đưa những câu hỏi về tâm tư cảm lên trước(có thể là các câu hỏi nhân khẩu học). • + Tiếp sau là những câu hỏi nội dung cần thu thập thông tin. Chú ý những câu hỏi này cần được bố trí xen kẽ với những câu hỏi lọc, câu hỏi tiếp xúc, câu hỏi kiểm tra, chức năng tâm lý ... để tạo tâm lý thoái mái như trò chuyện, giảm những căng thẳng mệt mỏi: • + Nên đặt những câu hỏi biểu thị sự quan tâm của cuộc điều tra đến công ăn việc làm trước, những câu hỏi đi sâu vào đời sống từng người xếp xuống sau. • + Các câu hỏi phải có lô gích với nhau không để những câu hỏi có ý trái ngược ở cạnh nhau. • + Dự kiến trước những câu hỏi chêm để tạo ra những cầu nối để chuyển tiếp các vấn đề của bảng hỏi. • - Phần kết thúc: • +Có thể là những câu hỏi nhân khẩu học (cần tính khuyết danh): Tuổi, học vấn, nghề nghiệp, giới tính... Nó giúp ta xác định những biến độc lập, kiểm tra xem mẫu chọn trong quá trình phỏng vấn có bị lệch hay không, rất cần thiết cho những kiểm nghiệm giả thuyết sau này với những nhóm xã hội khác nhau. • + Kết thúc phỏng vấn cần có những lời cám ơn sự hợp tác của người trả lời • Giai đoạn 5: Điều tra thử và hoàn thiện bảng hỏi phỏng vấn . • Điều tra thử đối với mẫu nhỏ 20-30 người, thường là những người quen biết để họ góp ý kiến từ đó hoàn thiện bảng hỏi • Điều tra thử 30-50 người tại một địa bàn khảo sát nào đó tương tự địa bàn sau này điều tra. Thường là cán bộ phỏng vấn mới được tập huấn đi phỏng vấn • Điều tra mẫu lớn 70-100 người ngoài hoàn thiện bảng hỏi còn kiểm tra các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng ii- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu:-phương pháp thu thập thông tin: phỏng vấn, an két • A- Khái niệm: Phỏng vấn là 1 quá trình thu thập thông tin xã hội thực nghiệm thông qua quá trình giao tiếp bằng lời nói nhằm thu thập thông tin theo mục đích (đánh giá DLXH). • B- Đặc điểm: • Phỏng vấn có mục đích, có chương trình, có giả thuyết, có kế hoạch định trước, theo hệ thống các chỉ báo được lựa chọn một cách khách quan khoa học đảm bảo đại diện. • B- Đặc điểm: • - Các đơn vị được lựa chọn vào mẫu phỏng vấn phải đại diện cho khách thể nghiên cứu, phần lớn các phỏng vấn theo phương pháp khoa học tuân theo luật số lớn chứ không phải được lựa chọn tuỳ tiện. • - Giới hạn thường có 2 người (không nên nhiều người trừ phỏng vấn tập thể hay thảo luận nhóm tập trung) • - Trao đổi bằng lời có tính đến cả quan sát thái độ người trả lời và các hiện tượng khác xung quanh cuộc phỏng vấn. • - 1 người cung cấp thông tin đó là người trả lời theo sự điều khiển của người phỏng vấn có tính hướng đích. • - Thường là không quen nhau. • - Kết quả phỏng vấn tuỳ thuộc vào: • Tính chất của việc tiếp xúc, sự giao tiếp giữa người hỏi và người trả lời • + Thái độ của người phỏng vấn. • + Kinh nghiệm và khả năng của người đi phỏng vấn. • + Nội dung thông tin cần thu thập • + Khung cảnh phỏng vấn 2 - Phân loại phỏng vấn : • Theo tính chất nghiên cứu các nhà Xã hội học thường phân loại phỏng vấn thăm dò (không có hướng để tìm kiếm, phát hiện vấn đề) và phỏng vấn kiểm nghiệm (có hướng, kiểm tra giả thiết...). • Theo kiểu nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu có phỏng vấn về: ý kiến; thái độ; động cơ; hành vi của công chúng. • Theo địa điểm: ở nhà; cơ quan; đường phố (nơi công cộng). • Mục đích: Lấy tin và chữa bệnh, tạo dư luận xã hội • Theo số người trả lời có phỏng vấn cá nhân phỏng vấn tập thể 2 - Phân loại phỏng vấn : • - Theo tính chất nghiên cứu định tính và định lượng có phỏng vấn không có tiêu chuẩn hoá và phỏng vấn có tiêu chuẩn hoá phỏng vấn bán tiêu chuẩn hoá. • Có 2 loại phỏng vấn dựa trên những điểm trên ta cần chú ý: • Phỏng vấn tự do và không tự do • Phỏng vấn sâu và rộng. 2 - Phân loại phỏng vấn : • Cũng có thể chia thành 6 loại nhỏ hơn theo 2 cực trên: • 1 2 3 4 5 6 • • Phỏng vấn Sâu Trả lời tự do Tập trung Câu hỏi mở Câu hỏi khép • lâm sàng p/v bán TCH p/v TCH • - Phỏng vấn lâm sàng hiện nay ít được sử dụng, thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 thường được sử dụng: Đây là dạng phỏng vấn thăm dò, không có kế hoạch chuẩn bị trước, không có những câu hỏi được chuẩn bị sẵn. • - Phỏng vấn sâu: Cũng có tính chất thăm dò nhưng tính định hướng cao hơn, người đi phỏng vấn lái người bị phỏng vấn đến vấn đề mình cần tìm hiểu nhưng 2 người vẫn được hỏi tự do. Cá nhân được tự do bày tỏ thái độ, quan điểm, chính kiến về vấn đề đang nghiên cứu. Có thể có vài lần phỏng vấn, nhưng chú ý đến nội dung + định tính • Phỏng vấn 3 + 4: Câu hỏi đã nhiều hơn, nhưng các câu hỏi theo một số chủ đề đã định sẵn. Người phỏng vấn được hướng dẫn và có những cách hỏi khác nhau đối với từng người trả lời cụ thể, họ không phải học thuộc lòng câu hỏi nhưng phải nắm được thông tin mà mục đích cuộc phỏng vấn đã đề ra. • Phỏng vấn 3 khác phỏng vấn 4 ở mức độ trả lời của người trả lời được tự do theo nhận thức, suy nghĩ của họ, ngược lại phỏng vấn 4 người trả lời bị lái thông tin trả lời theo định hướng của nhà xã hội học nhiều hơn. • Phỏng vấn 5: Người hỏi đã bị gò bó theo hệ thống các câu hỏi chuẩn bị sẵn, họ gần như phải thuộc lòng các câu hỏi. Đối với người trả lời cũng bị gò bó nhưng vẫn còn một chút tự do họ phải trả lời những phương án trả lời đã được các nhà xã hội học định sẵn và có một số câu hỏi mở hoặc phương án trả lời còn chung chung. • Phỏng vấn 6: Người trả lời và người phỏng vấn hoàn toàn bị gò bó theo hệ thống những câu hỏi đã định sẵn với những câu hỏi đóng hay kết hợp, không có câu hỏi mở hay phương án trả lời mở. Bảng hỏi được xây dựng có tính chất khép kín, có trật tự người trả lời chỉ có đồng ý hay không chứ không cách khác. • Về câu hỏi : • - Càng sang trái: ít không chặt không sẵn • - Càng sang phải: nhiều viết sẵn trật tự • Về câu trả lời: • - Càng sang trái: Phong phú Nội dung sâu Phức tạp • - Càng sang phải: Ngắn rõ Cụ thể Nội dung hạn chế • Về tự do: • -Càng sang trái: nhiều tự do cho cả người phỏng vấn và bị phỏng vấn • - Càng sang phải: ít tự do cho cả hai. • Về thời gian: • - Càng sang trái: Nhiều • - Càng sang phải: ít • Về số lần hỏi để phỏng vấn : • - Càng sang trái: Nhiều lần lặp đi lặp lại • - Càng sang phải: 1 lần • Về mục đích: • - Càng sang trái: Nghiêng về người trả lời phỏng vấn • - Càng sang phải: Nghiêng về lấy thông tin định lượng • Về điểm tập trung: • - Càng sang trái: Tập trung ý kiến cụ thể của từng người. • - Càng sang phải: Theo các vấn đề đã định trước đối với nhiều người. ii- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: phương pháp chọn mẫu: định tính: thuận tiện, tích luỹ nhanh, tỷ lệ, tự phát; định lượng: CÁC PHƢƠNG PHÁP CHỌN MẪU NGẪU NHIÊN • 1- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản • 2- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống • 3- Phương pháp chọn mẫu phân chùm (cụm) • 4- Phương pháp chọn mẫu phân tầng (tổ) • 5- Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn • 6- Phương pháp chọn mẫu chủ *- Sai số của phương pháp chọn mẫu: • Đối với phương pháp chọn mẫu xác suất do không điều tra toàn bộ trên tổng thể cho nên các giá trị ta tính toán được là các giá trị của mẫu không phải của tổng thể. • Người ta gọi độ lệch giữa các giá trị thống kê thu được từ mẫu và giá trị của tập hợp tổng quát tương ứng là những sai số của mẫu. • Tuỳ theo các phương pháp chọn mẫu cụ thể ta có thể tính được các sai số của nó. Thông thường có 2 loại sai số: sai số ngẫu nhiên và sai số có hệ thống • - Sai số ngẫu nhiên: Là những sai số thống kê vốn có một cách hữu cơ của phương pháp chọn mẫu và những sai số gây ra do vi phạm ngẫu nhiên trong các thể thức thu thập thông tin. Có 2 loại: • Loại thứ nhất thường được gọi là sai số đại diện đây là độ lệch có tính bản chất thống kê của các đặc trưng của mẫu so với các giá trị thực của các đặc trưng đó trong tổng thể. Nhiệm vụ của người nghiên cứu nhất thiết phải tính đến những sai số đó khi tính toán các chỉ tiêu của mẫu. • Loại thứ 2 của sai số ngẫu nhiên là do những độ lệch không thể kiểm tra được so với mẫu dự định, đây là những sai số khi quan sát và tiến hành thu thập thông tin. Nguồn gốc của những sai số đó thường như sau: • Thay những đơn vị quan sát đã được qui định theo kế hoạch lấy mẫu bằng những đơn vị quan sát khác dễ thu thập thông tin hơn, nhưng không có giá trị đầy đủ theo quan điểm của kế hoạch lấy mẫu đề ra. • Thu thập thông tin không nhận được đầy đủ từ một bộ phận các đơn vị của tập hợp mẫu như không nhận được đủ số các An két gửi qua bưu điện hay qua người trung gian, các bản An két không được điền đầy đủ. • ii- Sai số có hệ thống: Việc tái tạo không tương đồng các phân bố tổng quát của mẫu, có thể do những nguyên nhân mang tính chất không theo cách chọn mẫu ngẫu nhiên theo xác suất. • Những sai số này làm méo mó tính chất của phân chia tổng quát ở trong mẫu: hoặc quá nâng cao hoặc quá hạ thấp giá trị các đặc trưng của tập hợp tổng quát. • Nhiều khi làm mất giá trị kết quả của toàn bộ cuộc nghiên cứu. Nguyên nhân là: • Mẫu lập ra không thích ứng với các nhiệm vụ NC • Không hiểu biết đặc trưng của cách phân bố trong tập hợp tổng quát và không biết chọn những thể thức tiến hành, có thể làm méo mó những phân bố đó • Cố ý lựa chọn những phần tử thuận tiện và có lợi nhất đối với việc giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu các phần tử của tập hợp tổng quát, song những phần tử này không đại diện cho tập hợp tổng quát nói chung (chẳng hạn chọn những cơ quan, xí nghiệp điển hình, tiên tiến ...) *- Xác định dung lượng mẫu: • Số lượng các đơn vị chọn mẫu được lấy ra để nghiên cứu được gọi là dụng lượng mẫu hay còn gọi là cỡ mẫu. • Nói một cách bao quát thì cỡ mẫu phụ thuộc 5 yếu tố cơ bản sau: • i- Khả năng vật chất (tài chính,số lượng điều tra viên • ii- Yêu cầu về độ chính xác • iii- Yêu cầu về số lượng tiêu thức điều tra • iv- Mức độ thuần nhất của tổng thể • v- Số lượng đơn vị trong tổng thể điều tra • Công thức 1: •  - Sai số • 1 f - Tỷ lệ người trả lời • n = ------------------------ t - Độ tin cậy • 2 1 n - Cỡ mẫu • ---------- + ------- N- Số lượng các đơn vị • t2 (1-f) N của tổng thể. • 1 • n = ----------------- • 1 • 2 + ------ • N • N 500 1000 2000 3 000 5 000 10 000 100 000 • n 222 286 333 360 370 385 400 • Công thức 2: • t2 • n = ------------ • 4 2 • Với sai số  = 0,05 ta có t = 1,96 • t2 (1,96)2 • n = ---------- = ------------ = 384 • 4 2 4.(0,05)2 • Công thức 3: • 4p.q p - Mức chấp thuận qua điều tra thử • n = ---------- q - Mức xác suất sai lầm • 2  - Sai số • Ví dụ: Cần điều tra 1 ứng cử viên L nào đó sắp tới sẽ đạt bao nhiêu % phiếu bầu tại khu vực người đó ứng cử. Giả sử ta cần yêu cầu chính xác 99% tức là sai số  = 0,01. Giả sử qua điều tra thử trước đó tỷ lệ phiếu thuận p = 80% và tỷ lệ chống lại q = 20% ta có: • 4. 0,8. 0,2 • n = --------------- = 6 400 • (0,01)2 iii-Triển khai thu thập thông tin • Lựa chọn và tập huấn điều tra viên (cán bộ phỏng vấn): • Số lượng điều tra viên: Số phiếu làm được mỗi ngày; số phiếu phải hỏi (cơ mẫu), thời gian thu thập thông tin (5- 10 ngày) • Tiêu chuẩn lựa chọn • Hình thức tập huấn điều tra viên • Triển khai thu thập thông tin thực địa • Chuẩn bị trước khi thu thập thông tin tại thực địa • Kiểm tra quá trình thu thập thông tin: ngày đầu, 10%, kiểm tra trước khi rời địa phương nghiên cứu • * - Tuyển lựa đào tạo người phỏng vấn : • i - Tuyển lựa • * - Những cái nên có: • - Quan tâm đến sinh hoạt xã hội, đến hoạt động con người. • - Có được ngoại hình dễ gây thiện cảm với nhiều loại người. • - Có khả năng thích ứng lớn, biết lắng nghe. • - Có khả năng giao tiếp với nhiều loại người, nhiều nghề nghiệp, lứa tuổi khác nhau, từ đó thông thạo ngôn ngữ của từng loại người, hệ thống giá trị của họ. • - Có khả năng quan sát và hiểu tiếng nói của các hành vi. • - Khoẻ mạnh có đủ sức khoẻ và đủ sức tập trung tư tưởng trong phỏng vấn ( nhất là khi về nông thôn ). • - Kiên trì (có khi 3 lần người ta đuổỉ đi vẫn phải đến). • - Có đức tính trung thực • - Có kỷ luật chịu được những gay go khó chịu, không chạy theo lợi ích cá nhân. Có khả năng tự kiềm chế, có những xử lý đúng mực và hiểu biết về những yếu điểm cá nhân của mình. • - Có sức chịu đựng tâm lý, kể cả lúc bị công kích một cách vô cớ và có lúc chịu đựng thất bại để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách nghiêm túc trong mọi tình huống. • - Có trật tự ngăn nắp. • - Nên chọn những người thông minh có 1 chút mềm dẻo. • - Có trình độ học vấn, có khả năng trí lực để tiếp thu những kiến thức cần thiết cho phỏng vấn của điều tra xã hội học, cũng như xử lý các tình huống bất ngờ. • - Có tinh thần tốt yêu nghề cụ thể yêu quí những người xung quanh. Thích giúp đỡ người khác và có lòng tin vào con người . • - Là người có thói quen tự do tư tưởng, thích nghe điều hay lẽ phải, không bảo thủ. • - Có nhiều thời gian tự do khi tập huấn và tiến hành điều tra . • * - Những điểm không nên: • - Nhút nhát quá, quá tự tin. • Tránh sử dụng những người dễ thoả mãn, dễ bất mãn • - Những người có tật đặc biệt (ngọng, lác ... ). • - Tuổi đừng quá nhiều cũng đừng quá thấp tuỳ theo đối tượng. • - Tuỳ đối tượng chọn nam nhiều hay nữ nhiều • - Tuyệt đối kỵ với những người cuồng tín, bảo thủ hẹp hòi. • - Tránh chọn những người đã có những nghề không phù hợp với điều tra (đi buôn bán, quảng cáo hàng, công an) đây là những người không phù hợp độ trung tính. • Khi tuyển lựa thường thông qua các trắc nghiệm hoặc đi phỏng vấn thử, sau đó mới quyết định chọn. Ở nước ta việc tuyển chọn thường theo các đề tài cụ thể, nhiều nước có cấp bằng cho người phỏng vấn và để họ làm theo các hợp đồng. • ví dụ: viện nghiên cứu dư luận Anh tuyển chọn qua 2 bước: • 1- nhận 1 bản ankét dài để điền sau đó loại; • 2- Qua phỏng vấn thử 5 phỏng vấn sẽ loại tiếp; • Tổ chức nghiên cứu xã hội của chính phủ Anh chọn qua 4 bước: • 1- Đọc sách hướng dẫn phỏng vấn sau đó kiểm tra; • 2 - các học viên thực tập với nhau và với giảng viên; • 3- Phỏng vấn thử có giảng viên giám sát; • 4 - Tự đi phỏng vấn sau đó kiểm tra loại những người điểm thấp) • * - Đào tạo • a- Về hình thức đào tạo: • - Hình thức phổ biến là đào tạo trực tiếp: mở các lớp đào tạo tập trung: Mời tất cả các điều tra viên đến 1 địa điểm nào đó như trường học, phòng họp của xã, nhà dân ... để tập huấn. Những lớp này có thể học liên tục trong giờ hành chính hoặc cách quãng vào ngày nghỉ ngoài giờ làm việc. Tốt nhất là học liên tục để các điều tra viên tập trung nắm được các kiến thức cần thiết, tách khỏi các việc sự vụ và việc gia đình. • - Hình thức ít hơn đó là đào tạo gián tiếp thông qua bưu điện hay người trung gian như các tổ chức đoàn thể... hình thức này thường làm với những người đã tham gia điều tra xã hội học nhiều lần có kinh nghiệm. • b- Mục đích của chương trình đào tạo: Làm sao cho họ có ý thức về nghiệp vụ và công việc, cũng như các nội dung chính cần thu thập thông tin. Có những nội dung chính sau: • - Nắm được hệ phương pháp điều tra cách thức tổ chức tiến hành phỏng vấn. • - Nắm được mục đích, nội dung của cuộc điều tra • - Nắm được cách ghi vào bảng hỏi, thống nhất được các ký hiệu • - Biết được cách ứng xử với người trả lời của mình như khi gặp những người nhiệt tình quá như các tổ trưởng đến đâu cũng ngồi nghe phỏng vấn hay gặp những người ba hoa ... ứng xử khi gặp người lừng chừng; ứng xử khi gặp người từ chối thẳng thừng... • Sau khi truyền thụ những kiến thức trên chúng ta phải kiểm tra lại thông qua: • - Cho nghe ghi phỏng vấn mẫu. • - Cho nghe ghi phỏng vấn của các học viên dùng làm phê phán, thảo luận, nhận xét. So sánh và nhận xét để tự nâng mình. Nghe giảng ít, quan trọng là cần đào tạo biết phê phán, phân tích bằng thực tiễn nhiều . IV- XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP • Giám định phiếu hỏi • Hiệu chỉnh phiếu hỏi • Mã hóa lập trình • Nhập dữ liệu từ phiếu vào máy vi tính • Tổng hợp và xử lý số liệu IV- XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP • Giám định phiếu hỏi • Kiểm tra các phiếu thiếu hoàn chỉnh • Người trả lời không đúng (hiểu sai) • Trả lời vượt quá yêu cầu (chỉ chon 3 p/án nhưng chọn quá mức qui định) • Phiếu thu về mất một số trang, hết thời hạn • Phiếu thu về do một người khác không nằm trong đối tượng được ấn định trả lời IV- XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP • 2. Hiệu chỉnh phiếu hỏi • Gửi trở lại thực địa để trả lời lại các phiếu trả lời không đạt yêu cầu (thường chỉ áp dụng cho mẫu nhỏ dễ gặp được người trả lời) • Tự điền các giá trị bị bỏ qua (số câu k0 trả lời ít và p/án trả lời đoán được đúng) • Loại trừ các phiếu không đạt yêu cầu (nhiều câu hỏi không trả lời, các câu quan trong không trả lời) IV- XỬ LÝ THÔNG TIN THU THẬP • 3. Mã hóa lập trình: Phần lớn các mã hoá được qui định khi lập bảng hỏi, sau khi thu thập thông tin cần bổ sung hoàn chỉnh các mã hoá trước khi nhập dữ liệu • - Tạo file cơ sở dữ liệu • 4. Nhập dữ liệu từ phiếu vào máy vi tính: Kiểm tra các phiếu trước khi nhập dữ liệu • - Nhập dự liệu • - Làm sạch số liệu trên máy tính • - Biến đổi các dự liệu cần thiết • 5.Tổng hợp và xử lý số liệu: In các bảng số liệu 1 chiều, 2 chiều, nhiều chiều, biểu đồ, đồ thị • - Tính sai số, độ tin cậy, kiểm tra giả thuyết thống kê V- VIẾT BÁO CÁO • Bảng mục lục • Phần tóm lược các thông tin chính • Phần thao tác hóa khái niệm(định nghĩa giải trình vấn đề nghiên cứu) • Phần trình bày phương pháp tiếp cận vấn đề • Phần trình bày mô hình nghiên cứu • Phần phân tích dữ liệu • Phần trình bày kết quả nghiên cứu • Phần hạn chế và những điều cần lưu ý của báo cáo • Phần kết luận và khuyến nghị • Phần phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfslide_phuong_phap_nghien_cuu_du_luan_xa_hoi_8274_2127956.pdf
Tài liệu liên quan