Tài liệu Tài liệu Nhận xét kết quả bước đầu về mổ đặt thuỷ tinh thể nhân tạo cho 187 bệnh nhân tại các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái - Khoa mắt - Trung tâm PCBXH tỉnh Yên Bái: 85
NHẬN XÉT KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ MỔ ĐẶT THUỶ TINH THỂ NHÂN TẠO CHO 187 BỆNH NHÂN TẠI
CÁC BỆNH VIỆN HUYỆN TỈNH YÊN BÁI
(Nhận xét kết quả bước đầu về mổ đặt thủy tinh thể nhân tạo cho 187 bệnh nhan tại các Bệnh viện huyện tỉnh
Yên Bái)
Khoa mắt - Trung tâm PCBXH tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc của Tổ quốc, diện tích 6.883 km2, dân số gần 700 nghìn
người với gần 30 dân tộc anh em, toàn tỉnh có 7 huyện, thành phố, 1 thị xã, đại đa số người dân sống bằng
nghề nông, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn, mật độ dân cư phân
tán. Do đó đời sống của phần lớn người dân ở Yên Bái còn nghèo, thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó
khăn.
Tỷ lệ bệnh đục thuỷ tinh thể của nhân dân ở Yên Bái là: 2,6% ở người trên 50 tuổi và 0,4% dân số (theo số
liệu điều tra sơ bộ tháng 3 năm 2003) từ năm 1976 đến năm 1995 Yên Bái đã tiến hành phẫu thuật đục thể thuỷ
tinh theo phương pháp mổ trong bao cho nhân dân tại Bện...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Nhận xét kết quả bước đầu về mổ đặt thuỷ tinh thể nhân tạo cho 187 bệnh nhân tại các bệnh viện huyện tỉnh Yên Bái - Khoa mắt - Trung tâm PCBXH tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
85
NHẬN XÉT KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ MỔ ĐẶT THUỶ TINH THỂ NHÂN TẠO CHO 187 BỆNH NHÂN TẠI
CÁC BỆNH VIỆN HUYỆN TỈNH YÊN BÁI
(Nhận xét kết quả bước đầu về mổ đặt thủy tinh thể nhân tạo cho 187 bệnh nhan tại các Bệnh viện huyện tỉnh
Yên Bái)
Khoa mắt - Trung tâm PCBXH tỉnh Yên Bái
Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc của Tổ quốc, diện tích 6.883 km2, dân số gần 700 nghìn
người với gần 30 dân tộc anh em, toàn tỉnh có 7 huyện, thành phố, 1 thị xã, đại đa số người dân sống bằng
nghề nông, trình độ dân trí còn thấp, phong tục tập quán lạc hậu, giao thông đi lại khó khăn, mật độ dân cư phân
tán. Do đó đời sống của phần lớn người dân ở Yên Bái còn nghèo, thu nhập thấp, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó
khăn.
Tỷ lệ bệnh đục thuỷ tinh thể của nhân dân ở Yên Bái là: 2,6% ở người trên 50 tuổi và 0,4% dân số (theo số
liệu điều tra sơ bộ tháng 3 năm 2003) từ năm 1976 đến năm 1995 Yên Bái đã tiến hành phẫu thuật đục thể thuỷ
tinh theo phương pháp mổ trong bao cho nhân dân tại Bệnh viện tuyến huyện, nhằm giảm tỷ lệ mù loà do bệnh
này. Số lượng mỗi năm mổ được khoảng gần 100 ca do vậy số bệnh nhân đục thể thuỷ tinh tồn đọng là khá lớn
chưa kể số bệnh nhân mắc mới.
Tháng 5 năm 1996 Bệnh viện Mắt Trung ương đã tài trợ máy sinh hiển vi phẫu thuật, bộ dụng cụ mổ đục
thể thuỷ tinh và mở 1 lớp tập huấn mổ lấy thể thuỷ tinh nhân tạo tại tỉnh Yên Bái. Nhờ có sự quan tâm giúp đỡ
của Bệnh viện Mắt Trung ương, các bác sỹ mắt Yên Bái đã nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật này và tiến hành
phẫu thuật đặt thể thuỷ tinh nhân tạo cho những người bị đục thể thuỷ tinh. Song mỗi năm cũng chỉ mổ được
100 - 150 ca/năm, nhưng đến năm 2000 hai bác sỹ phẫu thuật viên đã đến tuổi nghỉ hưu, trong khi đó tỉnh chưa
có người thay thế.
Đây là giai đoạn tỉnh Yên Bái không có phẫu thuật viên (năm 2001 - 2002), song được sự quan tâm giúp
đỡ của Bệnh viện mắt Trung ương và Trung tâm mắt Hải Phòng, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội đã đào
tạo được 2 phẫu thuật viên mổ đặt thuỷ tinh thể nhân tạo.
Năm 2003 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội đã chủ động mổ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo cho 187 bệnh
nhân tại các bệnh viện huyện trong tỉnh.
Chúng tôi xin tổng kết từ 187 trường hợp để đánh giá kết quả và rút ra 1 số nhận xét bước đầu về
phương pháp mổ này.
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Đối tượng:
Tất cả những bệnh nhân được khám, xác định là đục thuỷ tinh thể, thị lực ở mức độ từ ST(+) đến
ĐNT<3m. Tại mắt và toàn thân không có bệnh viêm nhiễm cấp tính.
2. Phương pháp:
2.1 Phương tiện:
- Máy sinh hiển vi phẫu thuật.
- Bộ dụng cụ mổ lấy thuỷ tinh thể.
- Chỉ khâu 10-0.
- Thể thuỷ tinh nhân tạo + 21D - + 22D, Australia.
- Thuốc trước, trong, sau mổ.
2.2 Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ:
Hạ nhãn áp bằng cách cho bệnh nhân uống 2 viên Duramide 0,25g và 2 viên Seduxen 5mg, đè quả cân.
- Vệ sinh mắt (cắt lông mi, rửa mắt, bơm rửa lệ đạo)
- Gây tê hậu nhãn cầu bằng Lydocain 2% x 8ml trộn với 150 ĐV Hyaza.
2.3 Kỹ thuật mổ:
- Mở giác mạc sát rìa.
- Phá bao trước thuỷ tinh thể hình tròn kiểu con tem.
86
- Lấy thể thuỷ tinh ngoài bao.
- Rửa hút sạch chất nhân.
- Đặt thể thuỷ tinh nhân tạo.
- Khâu vết mổ bằng 5 mũi chỉ 10-0
- Sau mổ tiêm cạnh nhãn cầu: Gentamycin 80mg x 1ml trộn với 0,5ml Hydrrocortison 125mg.
2.4 Theo dõi hậu phẫu (7 - 10 ngày)
- Bệnh nhân nằm yên ngày đầu, thay đổi tư thế nhẹ nhàng, ngày thứ 2 ngồi dậy, đi lại trong phòng.
- Dùng thuốc: Kháng sinh toàn thân, tại chỗ, Corticoide, Vitamin an thần, giảm đau từ 7 - 10 ngày.
- Thay băng hàng ngày, kiểm tra vết mổ.
2.5 Đánh gía kết quả:
- Các biến chứng trong và sau mổ.
- Mức độ phục hồi thị lực khi ra viện và sau 6 tháng.
KẾT QUẢ
1. Tổng số bệnh nhân mổ: 202 (65 Nam, 137 Nữ)
1.1. Độ tuổi:
- 15 - 30 tuổi : 4
- 30 - 60 tuổi: 29
- Trên 60 tuổi: 169
1.2. Thể bệnh:
- Đục thể thuỷ tinh chấn thương: 5 (2,5%)
- Đục thể thuỷ tinh bệnh lý: 19 (9,4%)
- Đục thể thuỷ tinh tuổi già: 178 (88,11%)
2. Số bệnh nhân đặt được thể thuỷ tinh nhân tạo:
- Số bệnh nhân đặt được thể thuỷ tinh nhân tạo: 187/202 (92.58%).
- Số bệnh nhân không đặt được thể thuỷ tinh nhân tạo: 15/202 (7,42%) do tai biến ra dịch kính và chảy
máu lúc mổ.
3. Các biến chứng trong khi mổ:
Các biến
chứng
Số lượng /
tổng số
Tỷ lệ %
Tràn dịch kính 17/202 8,42 %
Chảy máu 9/202 4,45 %
Nhận xét:
- Tai biến hay gặp trong khi mổ là rách bao sau, ra dịch kính, những trường hợp này thường là đồng tử
giãn kém do đó thì lấy nhân gặp khó khăn.
- Tai biến chảy máu phần lớn nguyên nhân do chấn thương mống mắt.
4. Các tai biến trong thời gian hậu phẫu (ở 189 bệnh nhân đặt thể thuỷ tinh nhân tạo)
Biến chứng Số lượng /
Tổng số
Tỷ lệ %
Viêm màng bồ
đào
7/189 3,7
Xuất huyết tiền
phòng
5/189 2,64
Viêm khía giác 59/189 3,22
87
mạc
Sót chất nhân 15/ 189 7,94
Nhận xét:
- Tai biến hay gặp nhất trong thời gian theo dõi điều trị hậu phẫu là viêm khía giác mạc.
- Các tai biến, biến chứng, chảy máu, viêm khía giác mạc, viêm màng bồ đào đều được điều trị khỏi trước
khi bệnh nhân ra viện.
5. Kiểm tra mắt 6 tháng sau mổ: (Chúng tôi chỉ kiểm tra được 135 bệnh nhân)
Dấu hiệu Số
lượng/Tổn
g số
Tỷ lệ %
Vết mổ liền tốt 135/135 100
Sắc tố và chất tiết đọng trên
bề mặt T3 nhân tạo
49/135 36,3
Đục bao sau 5/135 3,7
Lệch thể thuỷ tinh nhân tạo 7/135 5,19
Nhận xét:
- 100% bệnh nhân vết mổ liền tốt.
- 36,3% số bênh nhân có sắc tố đọng trên bề mặt thể thuỷ tinh nhân tạo, 5,19% lệch thể thuỷ tinh nhân
tạo, 3,7% đục bao sau. Đây là những biến chứng sau mổ mà chúng tôi thấy khó khắc phục nhất.
6. Thị lực khi mổ, khi ra viện và sau mổ trên 6 tháng:
Mức độ
Khi vào
viện
Khi ra viện Trên 6
tháng
S.
mắt
Tỷ
lệ %
S.
mắ
t
Tỷ lệ
%
S.
mắ
t
Tỷ
lệ %
ST (+) -
ĐNT < 3m
202/
202
100 0 0 0 0
ĐNT 3m -
1/10
0 0 41 20,29 24 17,7
7
1/10 - 3/
10
0 0 143 70,79 87 64,4
4
3/10 - 5/
10
0 0 18 8,9 16 11,8
5
> 5/ 10 0 0 0 0 8 5,93
Nhận xét:
- Bệnh nhân sau mổ thị lực đều tăng.
- Thị lực tăng tập trung vào nhóm thị lực từ 1/10 - 5/10.
88
NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN
Năm 2003 là năm đầu tiên thế hệ phẫu thuật viên mới chúng tôi độc lập mổ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo
cho 187 bệnh nhân, chúng tôi xin có một số nhận xét sau:
- Tỷ lệ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo là 187/202 (92,58%).
- Tỷ lệ không đặt được thể thuỷ tinh nhân tạo là 15/202 (7,42%) vì có 13 ca dịch kính nhiều và 2 ca chảy
máu chúng tôi xử lý tai biến, đóng vết mổ và bơm hơi tiền phòng.
- Có 4 ca tràn 1 ít dịch kính do rách bao sau < 1/3 chu vi, chúng tôi tiến hành đặt thể thuỷ tinh nhân tạo
bằng cách đính càng sau thể thuỷ tinh nhân tạo vào chân mống mắt. nhưng những ca này kiểm tra thấy phần
lớn thể thuỷ tinh nhân tạo bị lệch, lỗ đồng tử méo, điều này có thể do sự co kéo cơ học của dịch kính, mống mắt,
các trường hợp này thị lực khi ra viện <1/10. Nên chăng những trường hợp này (rách bao sau tràn dịch kính)
không nên đặt thể thuỷ tinh nhân tạo.
- Biến chứng sau mổ khó khắc phục nhất là sắc tố và tiết tố đọng trên bề mặt thể thuỷ tinh nhân taọ
(36,3%) lệch thể thuỷ tinh nhân tạo (5,19%) đục bao sau (3,7%).
- Về thị lực:
Phần lớn các bệnh nhân được mổ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo thị lực đều tăng, Song tập trung nhiều vào
nhóm thị lực từ 1/10 – 5/10 (76%).
Theo chúng tôi số thị lực tăng ít nguyên nhân có lẽ do sắc tố và tiết tố đọng trên bề mặt thể thuỷ tinh
nhân tạo và do thoái hoá hắc võng mạc vốn có ở mắt mổ là cơ bản.
- Bệnh nhân sau mổ không phải đeo kính mà vẫn nhìn tốt nên rất phấn khởi và tin tưởng.
- Nhờ có sự giúp đỡ của Bệnh viện Mắt Trung ương và Trung tâm Mắt Hải Phòng, các bác sỹ chuyên
khoa mắt Trung tâm phòng chống bệnh xã hội tỉnh Yên Bái đã nhanh chóng nắm bắt kỹ thuật mổ đục thể thuỷ
tinh và chủ động mổ đặt thể thuỷ tinh nhân tạo cho bệnh nhân bị đục thể thuỷ tinh tại tỉnh Yên Bái trong những
năm tiếp theo.
KẾT LUẬN
Đặt thuỷ tinh thể nhân tạo là một loại vi phẫu thuật phức tạp trong phẫu thuật thể thuỷ tinh, tuy vậy nếu
được trang bị tốt (máy sinh hiển vi phẫu thuật dụng cụ và phẫu thuật viên được tập huấn, đào tạo tốt) chúng tôi
thấy rằng:
- Công tác mổ đục thể thuỷ tinh mang lại hiệu quả cao “Trả lại ánh sáng và hạnh phúc cho người bệnh“.
- Triển khai mổ đục thể thuỷ tinh ở tuyến huyện có kết quả tốt và tiện lợi cho người bệnh.
- Có thể mổ ở tuyến xã, nếu trạm y tế xã khang trang, trang thiết bị tốt, đủ điều kiện vô trùng.
ĐỀ NGHỊ
Để giúp đỡ cho những tỉnh nghèo làm tốt công tác giải phòng mù loà do đục thể thuỷ tinh chúng tôi xin
đề nghị:
- Cung cấp thêm trang thiết bị (máy sinh hiển vi phẫu thuật, dụng cụ vi phẫu thuật mổ đục thể thuỷ tinh).
- Tăng cường tập huấn, đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và tiếp thu những thông tin
mới về khoa học kỹ thuật.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_nhan_xet_ket_qua_buoc_dau_ve_mo_dat_thuy_tinh_the_n.pdf