Tài liệu hướng dẫnthực tập tại công ty kiểm toán

Tài liệu Tài liệu hướng dẫnthực tập tại công ty kiểm toán: 1 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ VIẾT ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN Bộ môn Kiểm toán Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM Năm 2007 HƯỚNG DẪ 2 MỤC LỤC Phần 1: Quy trình thực tập tốt nghiệp tại công ty kiểm toán, 3 Mục đích thực tập, 3 Nội dung thực tập, 4 Quy định về thời gian, 6 Cách thức làm việc với đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn, 6 Phần 2: Hướng dẫn viết chuyên đề thực tập đề tài kiểm toán, 8 Những quy định chung, 8 Lựa chọn đề tài, 11 Triển khai đề tài, 16 Kỹ năng viết và trình bày một cách chuyên nghiệp, 18 Lưu ý về tính trung thực, 19 Phụ lục 1: Địa chỉ một số trang web hữu ích, 20 Phụ lục 2: Một số đề tài thực tập kiểm toán đạt điểm cao của sinh viên khóa 28, 21 Tài liệu này được Bộ Môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM biên soạn dựa trên các quy định chung của Khoa Kế toán - Kiểm toán, nhằm hướng dẫn sinh viên thực tập tại công ty kiểm toán và sinh viên viết đề...

pdf26 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu hướng dẫnthực tập tại công ty kiểm toán, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ VIẾT ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN Bộ môn Kiểm toán Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM Năm 2007 HƯỚNG DẪ 2 MỤC LỤC Phần 1: Quy trình thực tập tốt nghiệp tại công ty kiểm toán, 3 Mục đích thực tập, 3 Nội dung thực tập, 4 Quy định về thời gian, 6 Cách thức làm việc với đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn, 6 Phần 2: Hướng dẫn viết chuyên đề thực tập đề tài kiểm toán, 8 Những quy định chung, 8 Lựa chọn đề tài, 11 Triển khai đề tài, 16 Kỹ năng viết và trình bày một cách chuyên nghiệp, 18 Lưu ý về tính trung thực, 19 Phụ lục 1: Địa chỉ một số trang web hữu ích, 20 Phụ lục 2: Một số đề tài thực tập kiểm toán đạt điểm cao của sinh viên khóa 28, 21 Tài liệu này được Bộ Môn Kiểm toán, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế TPHCM biên soạn dựa trên các quy định chung của Khoa Kế toán - Kiểm toán, nhằm hướng dẫn sinh viên thực tập tại công ty kiểm toán và sinh viên viết đề tài kiểm toán những điều cần biết trong quá trình thực tập và viết đề tài tốt nghiệp. 3 PHẦN 1 QUY TRÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN Mục đích thực tập Thực tập tốt nghiệp là một học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Kế toán của Trường Đại học Kinh tế TPHCM. Thời gian thực tập theo quy định của Trường là học kỳ thứ 8, bắt đầu từ khoảng tháng 2 và kết thúc vào tháng 6 hàng năm. Những sinh viên ngành Kế toán quan tâm đến lĩnh vực kiểm toán có thể đăng ký thực tập tại một công ty kiểm toán. Mục đích của thực tập tại công ty kiểm toán là tạo điều kiện cho sinh viên: – Hiểu được thực tế công việc kiểm toán, cách thức tổ chức và giám sát công việc. – Làm quen với môi trường làm việc và học hỏi tác phong làm việc cũng như một số kỹ năng của kiểm toán viên, thí dụ cách thức giao tiếp, thu thập xử lý thông tin bằng cách phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu văn bản, khả năng làm việc theo nhóm ... – Viết được một chuyên đề tốt nghiệp về kiểm toán, trong đó có so sánh giữa thực tế và lý thuyết để từ đó nhận xét và đề xuất các kiến nghị hay giải pháp (nếu có). 4 Nội dung thực tập Tìm hiểu về công ty kiểm toán Sinh viên cần nghiên cứu để có được những hiểu biết cơ bản về công ty kiểm toán, nơi mình thực tập (dưới đây gọi là đơn vị), cụ thể là : – Tóm lược quá trình hình thành và phát triển. – Chức năng và lĩnh vực hoạt động. – Cơ cấu tổ chức quản lý. – Những nguyên tắc cần tuân thủ trong khi thực tập Thời gian dành cho công việc này thường chiếm khoảng 1-2 tuần đầu của kỳ thực tập. Những hiểu biết trên một mặt sẽ giúp sinh viên thực hiện tốt công việc thực tập, một mặt là nguồn tư liệu để viết đề tài. Nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tài liệu là một cách giúp sinh viên thực tập nhanh chóng hiểu được công việc phải làm cũng như làm cơ sở viết đề tài. Công việc này thường được thực hiện trong suốt thời gian thực tập, tuy nhiên sinh viên nên phân bổ trong vòng 10%-15% tổng quỹ thời gian thực tập. Nội dung của công việc này gồm : – Tìm hiểu tổng quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được áp dụng tại đơn vị.... – Nghiên cứu các tài liệu của đơn vị hướng dẫn, huấn luyện nội bộ cho các kiểm toán viên. – Nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán lưu trữ tiêu biểu của khách hàng trong phạm vi được phép. – Nghiên cứu các tài liệu khác có liên quan. Những vấn đề gì không rõ, sinh viên cần trao đổi với các kiểm toán viên, nhất là người được giao nhiệm vụ hướng dẫn, giám sát mình để được giải thích. Quy trình thực tập tốt nghiệp tại công ty kiểm toán 5 Đi thực tế tại khách hàng Với sự hiểu biết đã thu thập được về cách thức, quy trình làm việc tại đơn vị thực tập, sinh viên có thể đi thực tế tại khách hàng dưới sự giám sát bởi các kiểm toán viên của công ty. Sinh viên có thể được giao một số công việc trợ giúp cho kiểm toán viên trong quá trình làm việc tại khách hàng, thí dụ chuẩn bị hồ sơ tài liệu hoặc thực hiện các thủ tục đơn giản, tuỳ theo đánh giá của kiểm toán viên về khả năng của sinh viên. Việc đi thực tế là hết sức cần thiết vì sẽ giúp cho sinh viên đạt được các mục tiêu thực tập. Tuy nhiên, thời lượng dành cho công việc này không nên vượt quá 50% tổng thời gian thực tập, vì có thể sẽ ảnh hưởng đến việc viết chuyên đề tốt nghiệp của sinh viên. Trường hợp sinh viên không được phép đi thực tế tại khách hàng, cần báo ngay cho giáo viên hướng dẫn để được xem xét chuyển sang thực tập tại một lĩnh vực hoặc đơn vị khác phù hợp hơn. Viết chuyên đề tốt nghiệp Chuyên đề tốt nghiệp là một cơ sở quan trọng để đánh giá kiến thức và kỹ năng sinh viên thu thập được qua quá trình thực tập. Trong chuyên đề, sinh viên cần trình bày cơ sở lý luận về đề tài đã chọn, những vấn đề thực tế và các nhận xét của mình. Sinh viên có thể đưa ra những đề xuất nếu thấy cần thiết. Các đề xuất cần được đánh giá dưới góc độ nhận định và suy nghĩ độc lập của sinh viên. Trong quá trình viết chuyên đề, sinh viên cần tuân thủ các quy định của đơn vị về việc sử dụng thông tin, tính bảo mật cũng như sự phù hợp giữa nội dung chuyên đề với thực tế tại đơn vị. Chuyên đề sau khi hoàn thành cần có xác nhận và nhận xét của đơn vị thực tập về việc chấp hành thời gian, kỷ luật và những nội dung của đề tài (nếu có thể). Mỗi sinh viên thực tập sẽ được một giáo viên hướng dẫn. Giáo viên hướng dẫn là người hướng dẫn và giám sát sinh viên trong việc chấp hành các quy định của nhà trường về thực tập cũng như tính chất khoa học của chuyên đề tốt nghiệp. Giáo viên hướng dẫn chấp thuận đề tài, phê duyệt đề cương và giải thích cho sinh viên về các thắc mắc dưới góc độ học thuật. Giáo viên hướng dẫn là người đánh giá chuyên đề và kết quả thực tập của sinh viên theo các tiêu chuẩn chung của nhà trường. Những sinh 6 viên xuất sắc sẽ được bảo vệ đề tài và đánh giá bởi một hội đồng gồm 3 giáo viên. Lượng thời gian viết chuyên đề thường chiếm khoảng 30%-40% tổng thời gian thực tập. Sinh viên có thể bố trí công việc này vào cuối thời gian thực tập hoặc xen kẽ với quá trình đi thực tế khách hàng. Tuy nhiên, khoảng 3 tuần cuối của đợt thực tập, sinh viên cần dành toàn thời gian cho việc hoàn thành chuyên đề của mình. Quy định về thời gian Sinh viên phải đảm bảo quy trình thực tập theo tiến độ sau: ƒ Sau 2 tuần, sinh viên phải chọn lựa được đề tài và hoàn thành đề cương sơ bộ trình giáo viên hướng dẫn phê duyệt. ƒ Sau 2 tuần tiếp theo, sinh viên phải hoàn thành đề cương chi tiết trình giáo viên hướng dẫn phê duyệt. ƒ Nộp chuyên đề đúng hạn quy định của Khoa Kế toán – Kiểm toán khi hết thời gian thực tập. Cách thức làm việc với đơn vị thực tập và giáo viên hướng dẫn Đối với đơn vị thực tập ƒ Phải tuân thủ mọi quy định của đơn vị thực tập. ƒ Phải năng nổ, tích cực trong mọi công việc mà đơn vị thực tập giao phó. ƒ Có tinh thần cầu tiến, học hỏi kinh nghiệm của các kiểm toán viên. ƒ Khi muốn tham khảo bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào cũng phải xin ý kiến của đơn vị thực tập và tuyệt đối giữ bí mật những thông tin, tài liệu này. ƒ Phải chủ động lập lịch trình thực tập và báo cáo với đơn vị thực tập. 7 Đối với giáo viên hướng dẫn Trong suốt quá trình thực tập, sinh viên phải gặp giáo viên hướng dẫn ít nhất ba (3) lần : ƒ Lần thứ nhất : Để nghe giáo viên phổ biến quy định chung, mục đích yêu cầu của việc thực tập, nội dung và hình thức của chuyên đề (hoặc khóa luận) tốt nghiệp, thời gian nộp đề cương, hướng dẫn ghi chép nhật ký thực tập (nếu có) … ƒ Khi nhận được lịch phân công giáo viên hướng dẫn thực tập, sinh viên chủ động liên lạc với giáo viên bằng điện thoại để biết được ngày gặp mặt. ƒ Lần thứ hai : Duyệt đề cương sơ bộ. Thời gian dự kiến khoảng 2 tuần được tính bắt đầu từ ngày thực tập theo quy định của khoa. ƒ Lần thứ ba : Duyệt đề cương chi tiết. Thời gian dự kiến khoảng 2 tuần sau khi đã góp ý với đề cương sơ bộ. Ngoài 3 lần gặp bắt buộc trên, trong quá trình thực tập, nếu có vấn đề cần trao đổi thêm sinh viên có thể liên lạc bằng điện thoại hoặc e-mail để gặp giáo viên hướng dẫn. Trước khi hết thời hạn thực tập khoảng một tháng, phải nộp bản thảo cho giáo viên để giáo viên kịp góp ý cho sinh viên sửa chữa, nộp cho đơn vị thực tập xem xét và nộp bản chính đúng hạn. Sau khi nộp bản chính, nếu đủ tiêu chuẩn bảo vệ Khóa luận tốt nghiệp, sinh viên phải liên hệ ngay với giáo viên để được hướng dẫn cụ thể nhằm chuẩn bị bảo vệ. Khi nộp Khóa luận tốt nghiệp, sinh viên cần lưu ý là phải nộp toàn văn đề tài bằng đĩa mềm để Khoa lưu trữ làm tài liệu học tập cho các khóa sau. 8 PHẦN 2 HƯỚNG DẪN VIẾT CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI KIỂM TOÁN Những quy định chung Lựa chọn đề tài ƒ Sinh viên có thể chọn bất kỳ đề tài nào thuộc phạm vi kiểm toán (có thể tham khảo các đề tài gợi ý bên dưới). ƒ Sinh viên cũng có thể chọn đề tài theo yêu cầu hay gợi ý của công ty kiểm toán hoặc giáo viên hướng dẫn. ƒ Nếu được và trong khả năng của mình, sinh viên nên chọn những đề tài mới lạ để nghiên cứu. Bố cục đề tài Thông thường đề tài được trình bày theo kết cấu như sau : ƒ Trang nhận xét của giáo viên. ƒ Trang nhận xét của đơn vị thực tập (có ký tên và đóng dấu). ƒ Trang lời cảm ơn. ƒ Mục lục (ghi rõ số trang của các tiêu đề chính trong nội dung). 9 ƒ Lời mở đầu : Sinh viên phải nêu được lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi và bố cục chung của đề tài. ƒ Chương 1 : Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu Chương này nhằm hệ thống hóa về lý luận các vấn đề có liên quan đến đề tài được chọn nghiên cứu để làm cơ sở đối chiếu với thực tiễn. Sinh viên không nên chép “nguyên văn” nội dung từ sách vở, chuẩn mực kế toán và kiểm toán. ƒ Chương 2 : Tình hình thực tế tại công ty thực tập. Chương này bao gồm hai phần : o Giới thiệu tình hình chung của công ty : Phần này sinh viên phải trình bày được những nội dung cơ bản như trong phần tìm hiểu ban đầu về công ty kiểm toán nêu trên. o Tình hình thực tế của công ty về vấn đề nghiên cứu: Phần này sinh viên phải mô tả trung thực về công việc và cách thực hiện tại công ty. ƒ Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị. Chương này có thể bao gồm hai phần : o Nhận xét và đánh giá về sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tế. o Đưa ra những kiến nghị, giải pháp hoặc phương hướng hoàn thiện (nếu có). ƒ Lời kết luận : Tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài, nêu lên phương hướng nghiên cứu trong tương lai … ƒ Phụ lục (nếu có) : Trình bày hay trích dẫn các số liệu, dữ kiện để minh họa cho đề tài, nếu có nhiều phụ lục cần đánh số thứ tự để phân biệt. ƒ Tài liệu tham khảo. Ngoài việc phải ghi rõ nguồn tài liệu tham khảo ở cuối từng trang có liên quan trong chuyên đề, các tài liệu tham khảo còn phải được sắp xếp thứ tự để trình bày chung trong phần này và ghi rõ tên tài liệu, tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản. Viết và trình duyệt đề cương Thực hiện qua hai bước : ƒ Viết và trình duyệt đề cương sơ bộ : Sinh viên sắp xếp những ý chính cần nghiên cứu theo thứ tự đề mục (dựa 10 theo bố cục như đã nêu ở trên) để gửi cho giáo viên hướng dẫn xem xét và góp ý. Độ dài khoảng 1-2 trang giấy khổ A4. ƒ Viết và trình duyệt đề cương chi tiết : Cụ thể hóa hơn từ những ý chính đã phác thảo trong đề cương sơ bộ đã được giáo viên hướng dẫn góp ý và gửi lại cho giáo viên để chấp thuận. Độ dài khoảng 4 trang giấy khổ A4. Đề cương phải đánh máy (không được viết tay) và in trên 1 mặt giấy để nộp hoặc gởi e-mail cho giáo viên. Hình thức và cách trình bày đề tài ƒ Nội dung của chuyên đề viết tối đa là 60 trang, được tính bắt đầu từ trang lời mở đầu cho đến trang kết luận. ƒ Định dạng trang : giấy khổ A4, lề trái cách 4 cm, lề phải, đầu trang và cuối trang cách 2,5 cm. ƒ Font chữ sử dụng : VNI-Times hoặc Times New Roman. ƒ Cỡ chữ : 12. ƒ Mỗi đoạn cách nhau 1,5 line. ƒ Cách đánh thứ tự đề mục của từng chương: Chương 1 ................ 1.1. ......................... 1.1.1................... 1.1.2 ................. 1.2 ......................... 1.2.1 ................. 1.2.2 ................. Chương 2 ................ 2.1. ......................... 2.1.1................... 2.1.2 ................. 2.2 ......................... 2.2.1 ................. 2.2.2 ................. 11 Lựa chọn đề tài Các lĩnh vực có thể chọn đề tài Các lĩnh vực để chọn đề tài viết chuyên đề thực tập về kiểm toán khá phong phú, có thể chia thành các nhóm sau: ƒ Nhóm 1: Kiểm toán các khoản mục cụ thể. Sinh viên có thể chọn một hay một nhóm khoản mục để tìm hiểu, nghiên cứu về quy trình kiểm toán, kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán... đối với khoản mục/nhóm khoản mục đó. Đây là dạng đề tài ứng dụng cụ thể, không cần tìm hiểu nhiều tài liệu lý thuyết nhưng cần khảo sát thực tế và đưa ra nhận xét của người viết. Dưới đây là các khoản mục thường được chọn để viết chuyên đề: o Hàng tồn kho. o Doanh thu. o Nợ phải thu. o Tài sản cố định. o Nợ phải trả. o Thuế thu nhập doanh nghiệp... ƒ Nhóm 2: Áp dụng các chuẩn mực kiểm toán. Các đề tài này tìm hiểu các quy định của một chuẩn mực kiểm toán cụ thể và khảo sát việc áp dụng chuẩn mực này tại công ty kiểm toán. Để viết đề tài này, sinh viên cần nắm vững các quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (và chuẩn mực quốc tế về kiểm toán, nếu cần thiết) để có thể xác định các vấn đề cần khảo sát tại công ty kiểm toán. Dưới đây là các chuẩn mực thường được chọn để viết chuyên đề: o Hồ sơ kiểm toán. o Kiểm soát chất lượng kiểm toán. o Gian lận và sai sót. o Lập kế hoạch kiểm toán. o Hiểu biết về tình hình kinh doanh. o Trọng yếu. o Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ. 12 o Bằng chứng kiểm toán. o Kiểm toán năm đầu tiên. o Thủ tục phân tích. o Lấy mẫu kiểm toán ... ƒ Nhóm 3: Dịch vụ kiểm toán đặc biệt. Khi chọn đề tài này, sinh viên cần khảo sát về những dịch vụ/hợp đồng kiểm toán khác mà công ty kiểm toán cung cấp cho khách hàng ngoài dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính truyền thống. Yêu cầu của nhóm đề tài này là sinh viên nhận biết được bản chất của dịch vụ và các quy định pháp lý và chuẩn mực liên quan, quy trình kiểm toán thực tế của đơn vị. Sinh viên được khuyến khích chọn đề tài khi có tham gia thực hiện các hợp đồng này trong quá trình thực tập kiểm toán. Dưới đây là các dịch vụ đặc biệt có thể chọn để viết chuyên đề: o Kiểm toán tỷ lệ nội địa hóa. o Kiểm toán phục vụ cổ phần hóa. o Dịch vụ kế toán. o Kiểm toán chẩn đoán. o Dịch vụ soát xét. o Kiểm tra theo thủ tục thỏa thuận ... ƒ Nhóm 4: Chuyên biệt hóa đối tượng kiểm toán. Một số đối tượng kiểm toán có những đặc thù riêng trong quy trình kiểm toán. Loại đề tài này yêu cầu sinh viên tìm hiểu các quy định pháp lý và chuẩn mực liên quan đến kiểm toán đối tượng được chọn và khảo sát những điểm cần chú ý khi kiểm toán đối tượng này. Dưới đây là các đối tượng chuyên biệt có thể chọn để viết chuyên đề: o Kiểm toán doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. o Kiểm toán doanh nghiệp vừa và nhỏ. o Kiểm toán ngân hàng. o Kiểm toán dự án. o Kiểm toán xây dựng cơ bản. o Kiểm toán các tổ chức không vì mục đích lợi nhuận hoặc cơ quan hành chính sự nghiệp (bệnh viện, trường học...) ... 13 ƒ Nhóm 5: Kiểm soát nội bộ (đối với sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán) Đây là loại đề tài kiểm toán thường được chọn khi sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán mà thực tập tại các tổ chức như doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan hành chính sự nghiệp... Trong loại đề tài này, sinh viên cần tìm hiểu về quy trình kiểm soát nội bộ đối với một hoạt động tại tổ chức thực tập. Sinh viên chỉ nên chọn đề tài này khi được sự đồng thuận hoặc ủng hộ của đơn vị thực tập. Dưới đây là các đề tài kiểm soát nội bộ có thể chọn để viết chuyên đề: o Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng, đầu tư, ngân quỹ... của ngân hàng o Kiểm soát nội bộ đối với quy trình doanh thu, chi phí, tiền lương, sản xuất... của doanh nghiệp o Kiểm soát nội bộ đối với hoạt động thu viện phí, quản lý thuốc... tại bệnh viện ... ƒ Nhóm 6: Kiểm toán nội bộ (đối với sinh viên không thực tập tại công ty kiểm toán) Sinh viên có thể chọn đề tài này khi thực tập tại bộ phận kiểm toán nội bộ tại một tổ chức như doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp, ngân hàng... Dưới đây là các đề tài về kiểm toán nội bộ có thể chọn để viết chuyên đề : o Tổ chức công tác kiểm toán nội bộ o Tổ chức hồ sơ kiểm toán o Quy trình kiểm toán các hoạt động cụ thể.... Xác định đề tài. Từ lĩnh vực đã chọn, sinh viên cần xác định cụ thể đề tài mà mình sẽ viết. Đề tài cụ thể thường giới hạn trong một phạm vi tìm hiểu, nghiên cứu nhất định và điều này thể hiện rõ trong tên đề tài. Thí dụ, khi chọn lĩnh vực viết đề tài là hồ sơ kiểm toán, sinh viên có thể chọn các đề tài khác nhau như: o Tổ chức hồ sơ kiểm toán tại công ty ABC : trọng tâm tìm hiểu công tác tổ chức hồ sơ kiểm toán của công ty nói chung. o Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán theo hướng chuyên nghiệp : trọng tâm tìm hiểu và đưa ra các giải pháp 14 nâng cao tính chuyên nghiệp trong hồ sơ như xây dựng biểu mẫu chuẩn, hoàn thiện quá trình giám sát, ứng dụng công nghệ thông tin... o Tổ chức hồ sơ kiểm toán dưới góc độ áp dụng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam : trọng tâm tiếp cận với hồ sơ kiểm toán dưới góc độ xem xét các quy định của chuẩn mực kiểm toán VN, bao gồm chuẩn mực về hồ sơ và các chuẩn mực khác có liên quan. Khi chọn đề tài, sinh viên cần cân nhắc các nhân tố sau: ƒ Phạm vi đề tài Sinh viên được quyền chọn phạm vi nghiên cứu từ rất rộng (mở ra cho toàn bộ lĩnh vực đã chọn) cho đến rất hẹp (chỉ giải quyết một khía cạnh trong lĩnh vực đã chọn). Trong thí dụ về lĩnh vực hồ sơ kiểm toán vừa nêu, đề tài đầu tiên là một đề tài khá rộng, hai đề tài dưới có phạm vi hẹp hơn. Thường thì một đề tài có phạm vi rộng thì không thể đi sâu được như những đề tài hẹp. Do đó, các sinh viên được khuyến khích nên thu hẹp đề tài ở mức độ phù hợp nhất với năng lực của mình. Một số thí dụ về thu hẹp phạm vi đề tài Thí dụ 1: Lĩnh vực kiểm toán hàng tồn kho. Các đề tài có thể chọn là: o Kiểm toán hàng tồn kho dưới góc độ vận dụng chuẩn mực kế toán và kiểm toán. o Kiểm toán hàng tồn kho theo phương pháp tiếp cận hệ thống (phương pháp kết hợp). o Các kỹ thuật thu thập bằng chứng trong kiểm toán hàng tồn kho. o Gian lận và sai sót trong kiểm toán hàng tồn kho. Thí dụ 2: Lĩnh vực lập kế hoạch kiểm toán. Các đề tài có thể chọn là: o Lập kế hoạch tổng thể. o Đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. o Xác lập mức trọng yếu trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. o Lập kế hoạch kiểm toán tiếp cận theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 315. 15 ƒ Điểm nhấn của đề tài Đề tài được đánh giá cao khi có những điểm nhấn thể hiện năng lực hoặc công sức tìm hiểu, nghiên cứu của tác giả. Các điểm nhấn thường được chọn là: o Hệ thống hóa các lý thuyết, quy định liên quan đến đề tài. o Giới thiệu các nghiên cứu mới về lĩnh vực nghiên cứu. o Khảo sát thực tế công phu, khoa học. o Các nhận xét mới, thể hiện sự độc lập, sáng tạo trong nghiên cứu... Cần lưu ý là ở mức độ đề tài thực tập, sinh viên không nhất thiết phải đưa ra được các kiến nghị để hoàn thiện thực tế. ƒ Khả năng thực hiện Sinh viên cần cân nhắc khả năng thực hiện đề tài. Khả năng này liên quan đến: o Đơn vị thực tập, thí dụ: – Sự ủng hộ của đơn vị. Đối với dạng đề tài cần có sự ủng hộ của doanh nghiệp, sự ủng hộ là vô cùng cần thiết vì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho sinh viên, nhất là các đề tài về kiểm soát nội bộ. – Tài liệu nghiên cứu sẵn có tại đơn vị về đề tài. – Thực tiễn tại đơn vị về đề tài có đủ tư liệu để khảo sát và viết hay không. o Bản thân sinh viên, thí dụ: – Nguồn tài liệu và khả năng xử lý. Trong một số đề tài nghiên cứu về chuẩn mực, sinh viên phải tìm được các tài liệu và phải có khả năng đọc các tài liệu bằng ngoại ngữ. – Xử lý các mối quan hệ với đơn vị, chẳng hạn vấn đề thực hiện phỏng vấn các chủ nhiệm, kiểm toán viên tại công ty. o Mục tiêu và động cơ nghiên cứu. Việc chọn lựa một đề tài tốt hoặc công phu sẽ đòi hỏi sinh viên phải đầu tư khá nhiều công sức. Thường sinh viên chỉ nên chọn dạng đề tài này khi đã có định hướng rõ rệt, thí dụ phấn đấu đạt điểm tốt nghiệp cao, công tác tại đơn vị sau khi hết thực tập, thể hiện khả năng nghiên cứu của mình... 16 Triển khai đề tài. Một đề tài kiểm toán thường bao gồm các nội dung chính sau: Cơ sở lý luận Mục đích của phần này nhằm hệ thống hóa những kiến thức cơ bản của đề tài và làm cơ sở cho các bước khảo sát và nhận xét sau này. Các tài liệu cần đọc để xây dựng phần cơ sở lý luận là: o Sách giáo khoa. o Các chuẩn mực kế toán và kiểm toán. o Các sách chuyên khảo hoặc bài báo (do giáo viên cung cấp hoặc tìm trên internet). Một số thí dụ về cơ sở lý luận phục vụ cho những đề tài cụ thể Thí dụ 1 : Kiểm toán hàng tồn kho dưới góc độ vận dụng các chuẩn mực kiểm toán. Cơ sở lý luận nên trình bày các nội dung sau: o Bản chất và đặc điểm hàng tồn kho. o Các yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán hàng tồn kho. o Các chuẩn mực kiểm toán cơ bản (lập kế hoạch kiểm toán, bằng chứng kiểm toán...). o Chuẩn mực kiểm toán về hàng tồn kho. Thí dụ 2 : Kiểm toán hàng tồn kho theo phương pháp tiếp cận hệ thống. Cơ sở lý luận nên trình bày các nội dung sau: o Phương pháp tiếp cận hệ thống trong kiểm toán. o Bản chất và đặc điểm hàng tồn kho. o Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho. o Kiểm soát nội bộ và phương pháp tiếp cận hệ thống đối với hàng tồn kho. 17 Khảo sát thực trạng Để hiểu thực tiễn, sinh viên cần tiến hành khảo sát thực trạng tại đơn vị thực tập. Các phương pháp thường dùng bao gồm: o Tìm hiểu chính sách của công ty liên quan đến đề tài. Các công ty kiểm toán thường có sổ tay hoặc quy trình kiểm toán chuẩn, trong đó hướng dẫn các thủ tục hay quy trình cụ thể. o Khảo sát file hồ sơ kiểm toán. Việc đọc file giúp sinh viên tiếp cận thực tế kiểm toán rất tốt. Tuy nhiên, trước khi đọc cần có định hướng cụ thể: Mình cần khảo sát hoặc thu thập thông tin về vấn đề gì. sinh viên cần lưu ý là phải tuyệt đối bảo mật thông tin của khách hàng, các thông tin nào muốn đưa vào đề tài phải được phép của công ty kiểm toán và cần thay đổi các dữ liệu một cách thích hợp. sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn hoặc quy định của công ty kiểm toán. o Phỏng vấn kiểm toán viên. Trong một số trường hợp, sinh viên cần phỏng vấn kiểm toán viên, thí dụ: – Tìm hiểu những vấn đề không có trong quy trình, sổ tay kiểm toán. – Tìm hiểu những vấn đề mang tính chất xét đoán nghề nghiệp. – Khảo sát quan điểm, ý kiến của kiểm toán viên về một vấn đề nào đó. Để không mất thời gian và để tìm hiểu có hệ thống, sinh viên cần soạn bảng câu hỏi dưới dạng Có – Không hoặc cho điểm từ 1-5. Có thể nhờ giáo viên hướng dẫn góp ý. Phần khảo sát thực trạng nên trình bày như sau: – Mục tiêu khảo sát. – Phương pháp khảo sát. – Kết quả đạt được & bình luận. Nhận xét Đây là một phần quan trọng trong chuyên đề, nó phản ánh khả năng nắm chắc lý luận và vận dụng vào thực tiễn của sinh viên, tính độc lập và nghiêm túc trong công việc. Các hình thức nhận xét của sinh viên bao gồm: o Ghi nhận các khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, giải thích lý do hoặc bình luận. 18 o Tìm hiểu cách thức công ty kiểm toán/kiểm toán viên triển khai các yêu cầu của chuẩn mực vào thực tế. Thí dụ, các quy định của chuẩn mực lập kế hoạch được triển khai trong thực tế dưới hình thức các biểu mẫu và quy trình. o Có thể đưa ra các kiến nghị, tuy nhiên điều này không bắt buộc vì trong thực tế sinh viên có thể chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra các kiến nghị khả thi. Trong trường hợp dự định đưa ra các kiến nghị, cần suy nghĩ kỹ và trao đổi với giáo viên hướng dẫn hoặc kiểm toán viên phụ trách. Kỹ năng viết và trình bày một cách chuyên nghiệp. Một số nguyên tắc sau có thể giúp sinh viên viết và trình bày chuyên đề một cách chuyên nghiệp: ƒ Thu thập tài liệu trước khi viết. Sinh viên nên thu thập các tài liệu trước khi bắt tay vào viết từng phần. Các tài liệu cần được đọc lướt, đánh dấu những phần quan trọng sẽ sử dụng trong đề tài. ƒ Suy nghĩ có phê phán. Tất cả các thông tin thu thập được qua tài liệu, trao đổi đều phải xem xét về tính hợp lý, tính khả thi... một cách độc lập. Không đưa ra bất kỳ luận điểm hay ý kiến nào khi chưa hiểu thấu đáo và thiếu căn cứ. ƒ Văn phong cần rõ ràng, mạch lạc. Khi sử dụng các tài liệu ngoại văn, cần diễn đạt lại một cách thuần Việt. Chú ý để không mắc lỗi chính tả. ƒ Câu văn và đoạn văn cần ngắn gọn. Không viết các câu văn và đoạn văn quá dài. Một trang A4 thường bao gồm 3-5 đoạn văn. Giữa các đoạn nên chừa một khoảng cách rộng để dễ đọc. Những phần quá dài nên đặt tiêu đề phụ để người đọc dễ theo dõi. ƒ Tôn trọng các quy ước. Ví dụ các dấu chấm (.), phẩy (,) phải viết liền kề chữ trước đó và phải cách chữ sau một (1) khoảng trắng. ƒ Sử dụng đồ thị, hình ảnh minh họa. Việc sử dụng các biểu đồ để minh họa sẽ làm nổi bật vấn đề muốn trình bày, đặc biệt là các quy trình phức tạp hay các vấn đề lý luận có mối quan hệ tương tác. 19 ƒ Sử dụng các nhấn mạnh khi cần thiết, bao gồm in đậm, in nghiêng hay gạch dưới. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì sẽ làm rối mắt, mất tập trung ƒ Vai trò của phụ lục. Khi một vấn đề đi quá sâu vào chi tiết sẽ làm người đọc mất sự liên kết với toàn bộ bài viết. Do đó, khi có những nội dung đi sâu vào chi tiết cần trình bày những nội dung cơ bản trong bài viết và đưa những vấn đề quá chi tiết vào phụ lục. Lưu ý về tính trung thực Trong quá trình thực tập và viết chuyên đề tốt nghiệp, sinh viên phải trung thực, nội dung của chuyên đề phải thể hiện được sự tìm tòi nghiên cứu của mình. Cụ thể là: ƒ Tuyệt đối cấm sao chép những chuyên đề cũ. ƒ Khi sử dụng tư liệu của người khác, phải trình bày tách biệt với phần bài viết của mình... Các tư liệu, ý kiến sử dụng hay trích dẫn bắt buộc phải ghi chú đầy đủ nguồn gốc: Tên tác giả, tác phẩm hay tạp chí, năm xuất bản, số trang phải được ghi rõ ở cuối trang có trích dẫn. Cuối chuyên đề, bắt buộc phải trình bày danh mục tài liệu tham khảo và sắp xếp theo hệ thống. 20 PHỤ LỤC 1 ĐỊA CHỈ MỘT SỐ TRANG WEB HỮU ÍCH • Bộ Tài chính : www.mof.gov.vn • Đại học Kinh Tế TP Hồ chí Minh : www.ueh.edu.vn. • Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt nam : www.vacpa.org.vn • Khoa Kế toán – Kiểm Toán trường Đại học Kinh Tế TP Hồ chí Minh: • Kiểm soát nội bộ : www.coso.org • Kiểm toán Nhà nước VN: www.kiemtoannn.gov.vn • Kiểm toán nội bộ : www.theiia.org • Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) : www.ifac.org • Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ: www.aicpa.org • Tổng cục Thuế : www.gdt.gov.vn • Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế : www.iasb.org.uk • Tìm hiểu chuẩn mực kế toán quốc tế: www.iasplus.com • Web đào tạo kế toán : www.accountingeducation.com • Diễn đàn kế toán, kiểm toán: www.webketoan.com, www.kiemtoan.com.vn • Web về các kỳ thi CPA, CIA, CMA : www.micromash.com/AccountingReviews/AccountRevMain.htm • Web về kế toán và kinh doanh : www.timeline.com • Web về nghề kế toán, bí quyết thi CPA : www.accoutingstudents.com 21 PHỤ LỤC 2 MỘT SỐ ĐỀ TÀI THỰC TẬP KIỂM TOÁN ĐẠT ĐIỂM CAO CỦA SINH VIÊN KHÓA 28 TT Tên sinh viên Lớp Đề tài ĐV thực tập Điểm GVHD 01. Đào Thị Hải Vân 14 KSNB đối với hoạt động ngân quỹ tại ngân hàng thương mại PwC 10 Vũ Hữu Đức 02. Hà Thị Bích Thủy 03 Kiểm toán thuế TNDN hoãn lại A&C 10 Vũ Hữu Đức 03. Mạc Tú Lâm 13 Thủ tục phân tích PwC 10 Võ Anh Dũng 04. Nguyễn Cẩm Tú 10 Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong giai đọan chuẩn bị kiểm toán VACO 10 Mai Đức Nghĩa 05. Nguyễn Hoàng Diễm Châu 02 Kiểm toán hàng tồn kho và GVHB DTL 10 Phạm Thị Ngọc Bích 06. Nguyễn Thị Thu Hà 06 Sự phát triển của chuẩn mực kiểm toán về trọng yếu KPMG 10 Vũ Hữu Đức 07. Trương Thị Hương Loan 09 Tổ chức hoàn thiện hồ sơ kiểm toán AS 10 Dương Minh Châu 08. Võ Thị Phương Thảo 08 Tìm hiểu VSA 510 A&C 10 Võ Anh Dũng 09. Võ Thị Thiên Nga 05 Phân tích HTKSNB đối với chu trình doanh thu Tổng công ty Cao su Việt Nam 10 Dương Minh Châu 22 TT Tên sinh viên Lớp Đề tài ĐV thực tập Điểm GVHD 10. Bành Lê Vân Anh 10 Quy trình xác lập và vận dụng mức trọng yếu AASC 9 Trần Thị Giang Tân 11. Cao Thị Cẩm Nhung 16 Quy trình kiểm toán doanh thu DTL 9 Nguyễn Thế Lộc 12. Đặng Hà Ngọc Dung 01 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán A&C 9 Trần Thị Giang Tân 13. Đặng Thị Hà Ly 06 Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC và xác định giá trị DN DTL 9 Đoàn Văn Hoạt 14. Đào Ngô Nguyên Hạnh 16 Trọng yếu và rủi ro AFC 9 Nguyễn Thế Lộc 15. Đào Thị Thúy Nga 06 Xác lập mô hình kiểm toán đối với đơn vị sự nghiệp có thu AISC 9 Đoàn Văn Hoạt 16. Dương Thu Trang 10 “Chuyên nghiệp hóa” hồ sơ kiểm toán BCTC AASC 9 Đoàn Văn Hoạt 17. Hồ Thị Khuyên 06 Kiểm toán vấn đề xử lý tài chính phục vụ việc xác định giá trị DN để cổ phần hóa Độc lập 9 Phạm Thị Ngọc Bích 18. Hoàng Thị Hồng Hạnh 10 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán VACO 9 Trần Thị Giang Tân 19. Hoàng Thị Ngọc Hà 01 Thủ tục kiểm toán các khoản ước tính BHP 9 Nguyễn Thế Lộc 20. Hoàng Thị Thu Hà 07 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát trong môi trường máy tính E&Y 9 Trần Thị Giang Tân 21. Huỳnh Vũ Thanh Mai 11 Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát KPMG 9 Trần Thị Giang Tân 23 TT Tên sinh viên Lớp Đề tài ĐV thực tập Điểm GVHD 22. Lê Cảnh Tâm 18 Quy trình chọn mẫu kiểm toán A&C 9 Vũ Hữu Đức 23. Lê Hà Phương 12 Quy trình thực hiện hợp đồng soát xét BCTC KPMG 9 Trần Thị Giang Tân 24. Lê Thị Thùy An 08 Kỹ thuật thu thập bằng chứng năm đầu tiên - số dư đầu năm AISC 9 Nguyễn Thế Lộc 25. Lê Trần Vân Anh 12 Áp dụng quy trình phân tích A&C 9 Mai Đức Nghĩa 26. Lương Anh Vũ 04 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện các thủ tục kiểm tra HTKSNB A&C 9 Võ Anh Dũng 27. Lương Thị Ánh Tuyết 18 Phương pháp lấy mẫu kiểm toán và rủi ro lấy mẫu PwC 9 Mai Đức Nghĩa 28. Nguyễn Hữu Đức 04 Quy trình kiểm toán doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài A&C 9 Dương Minh Châu 29. Nguyễn Phước Hồng Hạnh 12 Trọng yếu và rủi ro A&C 9 Nguyễn Thế Lộc 30. Nguyễn Phương Khánh Tâm 01 Quy trình lập kế hoạch và thiết kế chương trình kiểm toán Quản trị tiên phong 9 Nguyễn Thế Lộc 31. Nguyễn Quốc Huy 06 Quy trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát A&C 9 Mai Đức Nghĩa 32. Nguyễn Sinh Nhật 06 Thu thập bằng chứng trong kiểm toán năm đầu tiên A&C 9 Vũ Hữu Đức 33. Nguyễn Thanh Hương 08 Quy trình kiểm toán hàng tồn kho AASC 9 Mai Đức Nghĩa 25. Nguyễn Thị Đăng Phương 04 Thủ tục phân tích DTL 9 Võ Anh Dũng 24 TT Tên sinh viên Lớp Đề tài ĐV thực tập Điểm GVHD 33. Nguyễn Thị Minh Năng 13 Kiểm toán doanh thu DTL 9 Phạm Thị Ngọc Bích 34. Nguyễn Thị Minh Ngọc 10 Quy trình phân tích Á Châu 9 Trần Thị Giang Tân 35. Nguyễn Thị Sương Ngân 13 Kiểm toán Báo cáo kết quả HĐKD dịch vụ của bệnh viện Vietvalues 9 Vũ Hữu Đức 36. Nguyễn Thị Thanh Hồng 16 Trọng yếu và rủi ro A&C 9 Nguyễn Thế Lộc 37. Nguyễn Thị Thúy Linh 13 Vận dụng các chuẩn mực kiểm toán trong kiểm toán doanh thu, nợ phải thu AASC 9 Mai Đức Nghĩa 38. Nguyễn Thụy Ái 16 Chính sách đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kiểm toán E&Y 9 Trần Thị Giang Tân 39. Nguyễn Tú Anh 06 Phương pháp xác lập mức trọng yếu và việc vận dụng trong quy trình kiểm toán VACO 9 Đoàn Văn Hoạt 40. Phạm Diệp Mỹ 09 Kiểm toán năm đầu tiên AS 9 Đoàn Văn Hoạt 41. Phạm Nguyễn Hương Ly 03 Thủ tục phân tích AFC 9 Trần Thị Giang Tân 42. Phạm Thị Bích Ngọc 04 Áp dụng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán BCTC Tiên Phong 9 Phạm Thị Ngọc Bích 43. Phạm Tú Uyên 01 Hoàn thiện HTKSNB chu trình bán hàng CTCP Cao su Sài Gòn - Kim Đan 9 Đoàn Văn Hoạt 44. Phan Phương Linh 18 Kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán AA 9 Dương Minh Châu 45. Trần Hồng Vân 13 Quy trình chuẩn bị và lập kế hoạch kiểm toán KPMG 9 Mai Đức Nghĩa 25 TT Tên sinh viên Lớp Đề tài ĐV thực tập Điểm GVHD 46. Trần Minh Tuấn 13 Chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng DTL 9 Võ Anh Dũng 47. Trần Ngọc Khánh Quỳnh 09 Thủ tục phân tích AA 9 Trần Thị Giang Tân 48. Trần Thị Ngọc Hân 14 Thủ tục thu thập bằng chứng doanh thu và nợ phải thu AISC 9 Trần Thị Giang Tân 49. Trần Thị Phương Dung 08 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thiết kế thử nghiệm cơ bản PwC 9 Trần Thị Giang Tân 50. Trần Văn An 06 Xây dựng chính sách mức trọng yếu AS 9 Vũ Hữu Đức 51. Võ Thị Hồng Nhân 13 Quy trình kiểm soát chất lượng cho dịch vụ kiểm toán BCTC A&C 9 Đoàn Văn Hoạt Ghi chú : Một số đề tài trên có thể tìm hiểu nội dung tóm tắt ở địa chỉ :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTÀI LIỆU HƯỚNG DẪNTHỰC TẬP TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN.pdf
Tài liệu liên quan