Tài liệu hướng dẫn giáo viên chương trình dạy nghề ngắn hạn Sản xuất ván ghép thanh

Tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên chương trình dạy nghề ngắn hạn Sản xuất ván ghép thanh: Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Lõm nghiệp Đụng Nam Bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT Vụ Tổ chức cán bộ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO VIấN CHƯƠNG TRèNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN SẢN XUẤT VÁN GHẫP THANH Bỡnh Dương, 8-2007 LỜI GIỚI THIỆU Phương phỏp giảng dạy là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề cho học sinh. Việc đổi mới cụng tỏc giảng dạy, tiếp cận với cỏc phương tiện giảng dạy tiờn tiến để khụng ngừng nõng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh là trỏch nghiệm của giỏo viờn trực tiếp giảng dạy. Để định hướng cho giỏo viờn trong giảng dạy Modul ”Sản xuất nghề vỏn ghộp thanh” đạt hiệu quả. Nhúm biờn sọan tài liệu chỳng tụi, Sỏch hướng dẫn giỏo viờn đưa ra cỏc phương phỏp giảng dạy bài giảng tớch hợp cho cỏc bài giảng của nghề ”Sản xuất vỏn ghộp thanh” nhằm định hướng phương phỏp giảng dạy phự hợp cho từng bài học. Chỳng tụi xin chõn thành cỏm ơn cỏc đơn vị: Dự ỏn Voctech, Bộ Nụng nghiệp & PTNT, Trường TC nghề Cơ điện và Lõm nghiệp Đụng Nam Bộ, Xớ ng...

doc191 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu hướng dẫn giáo viên chương trình dạy nghề ngắn hạn Sản xuất ván ghép thanh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Trung cấp nghề Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ Bộ N«ng nghiÖp vµ PTNT Vụ Tæ chøc c¸n bé TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN SẢN XUẤT VÁN GHÉP THANH Bình Dương, 8-2007 LỜI GIỚI THIỆU Phương pháp giảng dạy là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề cho học sinh. Việc đổi mới công tác giảng dạy, tiếp cận với các phương tiện giảng dạy tiên tiến để không ngừng nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức của học sinh là trách nghiệm của giáo viên trực tiếp giảng dạy. Để định hướng cho giáo viên trong giảng dạy Modul ”Sản xuất nghề ván ghép thanh” đạt hiệu quả. Nhóm biên sọan tài liệu chúng tôi, Sách hướng dẫn giáo viên đưa ra các phương pháp giảng dạy bài giảng tích hợp cho các bài giảng của nghề ”Sản xuất ván ghép thanh” nhằm định hướng phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng bài học. Chúng tôi xin chân thành cám ơn các đơn vị: Dự án Voctech, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Trường TC nghề Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ, Xí nghiệp tinh chế gỗ Cao su Đông hòa, Công ty chế biến gỗ Năm Trung, Công ty chế biến gỗ Sài gòn Funiture, Xí nghiệp Chế biến gỗ Sóng Thần, Trường Cao đẳng nghề Nông Lâm nghiệp Trung Bộ, và các bạn đồng nghiệp tại các trường dạy nghề khác đã tài trợ kinh phí, nhiệt tình đóng góp ý kiến để chúng tôi hoàn thành được tập tài liệu này. Sách hướng dẫn giáo viên là tài liệu hướng dẫn giáo viên tổ chức việc dạy học từng bài trong chương trình dạy nghề ngắn hạn ” Sản xuất ván ghép thanh”. Chúng tôi tin rằng Sách hướng dẫn giáo viên sẽ đáp ứng được phần nào trong việc thực hiện chương trình giảng dạy. Các thông tin trong tài liệu có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức các bài dạy một cách hợp lý. Giáo viên vẫn có thể thay đổi hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế khi tiến hành bài dạy. Trong quá trình biên sọan do thời gian ngắn, lần đầu tiên biên soạn loại tài liệu này vì vậy chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót cần phải chỉnh sửa, bổ sung. Rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp, bạn đọc để tập tài liệu được hòan thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ! Tham gia biên soạn Nguyễn Bá Đại (Chủ biên) Nguyễn Thị Tín Trần Minh Sơn MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 2 Mục lục: 3 Mô đun 1: Chuẩn bị gia công 3 Bài 1 Tổng quan về nghề Sản xuất ván ghép thanh 7 Bài 2 Sơ lược về cấu tạo gỗ và tính chất của vật liệu gỗ 8 Bài 3 Khuyết tật của gỗ 11 Bài 4 Giao nhận nguyên liệu 13 Bài 5 Luật lao đông và An toàn lao động 16 Mô đun 2: Gia công thanh 19 Bài 1 Cắt bỏ khuyết tật 22 Bài 2 Gia công phôi trên máy bào thẩm 27 Bài 3 Gia công phôi trên máy bào cuốn 33 Bài 4 Gia công phôi trên máy bào hai mặt 40 Bài 5 Rong cạnh trên máy cưa đĩa 45 Bài 6 Phay mộng 50 Bài 7 Phân loại phôi ghép dọc 56 Bài 8 Pha keo 62 Bài 9 Tráng keo ghép dọc 68 Bài 10 Ghép dọc 74 Mô đun 3: Gia công tấm 81 Bài 1 Gia công chiều dày thanh ghép 83 Bài 2 Gia công mối ghép ngang trên máy cưa rong 90 Bài 3 Gia công mối ghép ngang trên máy bào 4 mặt 96 Bài 4 Phân lọai thanh ghép 102 Bài 5 Xếp ướm tấm 107 Bài 6 Tráng keo ghép ngang 113 Bài 7 Ghép ngang 118 Mô đun 4: Hòan thiện sản phẩm 124 Bài 1 Đánh nhẵn ván ghép bằng máy đánh nhẵn hộp 126 Bài 2 Cắt, rong ván 133 Bài 3 Vá khuyết tật 140 Bài 4 Trám trét bề mặt ván 147 Bài 5 Phân lọai ván thành phẩm và tái chế 152 Bài 6 Bảo quản ván thành phẩm 159 Bài 7 Bài tập tổng hợp 165 Bài 8 Tham quan kiến tập 169 Mô đun 05: Chăm sóc, bảo dưỡng máy và thiết bị 171 Bài 1 Bảo dưỡng hệ thống điều khiển bằng khí nén 173 Bài 2 Bảo dưỡng các bộ phận cơ khí 178 Bài 3 Bảo dưỡng các bộ phận thủy lực 184 Tài liệu tham khảo 191 MÔ ĐUN 1 CHUẨN BỊ GIA CÔNG (Mã mô đun: MĐ1) Vị trí, tính chất của mô đun: Chuẩn bị gia công mô đun thứ nhất trong kết cấu chương trình đào tạo. Đây là mô đun bắt buộc của nghề, cung cấp những kiến thức cơ sở của nghề trước khi học các mô đun tiếp theo. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về quy trình công nghệ sản xuất Ván ghép thanh, tầm quan trọng của Ván ghép trong gia công sản xuất đồ mộc hiện nay. Đồng thời cũng cung cấp những kiến thức cơ bản về nguyên liệu gỗ, an toàn lao động trong sản xuất là cơ sở để thực hiện các mô đun tiếp theo. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này người học có khả năng: Kiến thức: Trình bày được tầm quan trọng của Ván ghép thanh trong công nghiệp chế biến đồ gỗ hiện nay Có hiểu biết ban đầu về một dây truyền sản xuất Ván ghép thanh cơ bản Trình bày được đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lý và các khuyết tật phổ biến của gỗ, ảnh hưởng của khuyết tật khi gia công chế biến gỗ. Trình bày được quy phạm an toàn lao động trong sản xuất Ván ghép thanh Nhận rõ tầm quan trọng: trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện Luật LĐ&BHLĐ Kỹ năng: Nhận biết được bằng cảm quan 5 loại gỗ và các khuyết tật của gỗ thường sử dụng để sản xuất Ván ghép thanh hiện nay. Thực hiện giao, nhận nguyên liệu gỗ ghép thanh đảm bảo chính xác và đúng quy trình Phân loại, bó và xếp phôi đúng kỹ thuật, đống phôi xếp đảm bảo ổn định và an toàn Sử dụng thành thạo và an toàn các loại khí cụ điện trong giới hạn nghề sản xuất Ván ghép thanh Thái độ: Chấp hành nội quy, quy định của lớp học và nội quy về: sản xuất, vệ sinh, an toàn lao động của xưởng thực hành. Các bài dạy trong mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Tuần thứ Thời lượng (giờ học) Tổng số Lý thuyết Thực hành Bài tập Tự học MĐ1- 01 Tổng quan về nghề Sản xuất ván ghép thanh Lý thuyết Lớp học 1 1 1 MĐ1- 02 Sơ lược về cấu tạo gỗ và tính chất vật lý của gỗ Lý thuyết Lớp học 1 3 2 1 MĐ1- 03 Khuyết tật gỗ Lý thuyết Lớp học 1 2 1 1 Kiểm tra 1 1 MĐ1- 04 Giao nhận nguyên liệu Tích hợp Lớp học 1 3 1 2 MĐ1- 05 Luật lao động và Bảo hộ lao động Lý thuyết Lớp học 1 3 1 2 Kiểm tra kết thúc 2 1 1 Tổng số 15 8 7 Các hình thức tổ chức dạy học chính trong mô đun: Học lý thuyết trên lớp về các chủ đề: Cấu tạo và khuyết tật gỗ ; Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động ; Nguyên lý hoạt động và thao tác trên các máy gia công ; Hoạt động tham quan kién tập tại cơ sở sản xuất. Trình tự giao, nhận nguyên liệu Tự nghiên cứu tài liệu về : Luật Lao động và BHLĐ ; Dây truyền sản xuất ván ghép thanh ; Quy trình gia công và BHLĐ trên các loại máy. Thực hành mô tả cấu tạo và nhận biết một số chủng loại gỗ, khuyểt tật gỗ tại phòng thí nghiệm và hiện trường sản xuất. Thực hành kỹ năng cơ bản : Giao, nhận nguyên liệu ; Sắp xếp, bó và vận chuyển phôi chuẩn bị gia công tại xưởng trường . Gợi ý chuẩn bị nguồn lực trước khi dạy mô đun: Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu tiêu hao: Mẫu gỗ, giấy A0, thẻ màu, bút lông, máy tính, đầu chiếu Projector, chụp tai, găng tay, máy đo độ ẩm, kính lúp x10, kính bảo hộ. Chuẩn bị học liệu cần thiết như: tài liệu Luật lao động, Một số bài báo, tin tức về vấn đề an toàn lao động, tranh ảnh, phim về tai nạn lao động, liên hệ cơ sở sản xuất cho học sinh tham quan tìm hiểu. Chuẩn bị môi trường thực hành: bố trí phòng học, phòng thực hành thích hợp cho làm việc theo nhóm và cá nhân khi kiểm tra đánh giá. Gợi ý cách thức đánh giá kết quả học tập: Kế hoạch đánh giá Đánh giá trong quá trình và đánh giá kết thúc. Học viên phải vượt qua tất cả các đầu mục kỹ năng đã chỉ ra trong tiêu chuẩn kỹ năng. Đợt kiểm tra Nội dung Thời gian Thời điểm Độ quan trọng Kiêm tra định kỳ Nhận biết gỗ , khuyết tật gỗ 1 h Sau bài 3 Hệ số 2.0 Kiểm tra kết thúc mô đun Lý thuyết + Thực hành 2 h Kết thúc mô đun (sau bài 5) Hệ số 3.0 Đánh giá kết thúc mô đun: Học viên được yêu cầu phải trả lời tất cả các câu hỏi trong bài trắc nghiệm kiến thức lý thuyết Học viên phải hoàn thành bài kiểm tra thực hành: ”Mô tả và nhận biết 05 loại gỗ” Kiểm tra thực hành thường được thực hiện và đánh giá đúng theo các mẫu phiếu hướng dẫn thực hành Gợi ý tổ chức thực hiện các bài dạy: Đây là môđun quan trọng, cung cấp các kiến thức cơ sở của nghề vì vậy để thực hiện tốt môđun này cần chuẩn bị tốt các nguồn lực phục vụ đào tạo. Đồng thời giáo viên lên lớp cũng phải chuẩn bị tốt giáo án cũng như các học liệu nhằm phục vụ quá trình lên lớp như: các số liệu báo cáo, phim, ảnh tư liệu nhằm gây động cơ học tập, ý thức học tập nghề nghiệp, tầm quan trọng của nội dung môđun đối với người học ngay từ ban đầu. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỀ SẢN XUẤT VẤN GHÉP THANH (Mã bài: MĐ1- 01) Mục tiêu bài dạy Học xong bài này người học có khả năng: Nhận thức tổng quan về sản phẩm ván ghép thanh, công nghệ Sản xuất ván ghép thanh ở hiện tại và tương lai Có kiến thức tổng quát về chương trình đào tạo: bố cục nội dung, các điều kiện cần thiết khi tham gia khóa học, các lựa chọn mô đun có thể Tạo động cơ trong học tập nghề nghiệp, ý thức phấn đấu rèn luyện tay nghề. Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Chuẩn bị tài liệu phát tay liên quan như: các tài liệu dây truyền công nghệ, hình ảnh sản phẩm, Phim tư liệu, Bài giảng tích hợp. Chuẩn bị phiếu thăm dò ý kiến người học để kiểm tra mức độ hứng thú tham gia học nghề Các hoạt động dạy và học Trình chiếu tư liệu về hoạt động sản xuất chế biến gỗ nói chung và Ván ghép thanh nói riêng. Nhấn mạnh về thực trạng, nhu cầu lao động nghề nghiệp và cơ hội việc làm trong tương lai (Lưu ý: Cập nhật và đa dạng thông tin, đặc biệt là các số liệu thống kê và hình ảnh sản xuất thực tế trong và ngoài nước.) Giới thiệu tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất ván ghép thanh, hình ảnh sản phẩm và các ứng dụng trong sản xuất chế biến đồ gỗ. Dùng các vật thật làm mẫu, cũng có thể qua hỉnh ảnh hoặc film tư liệu Thuyết trình có minh hoạ về kết cấu chương trình đào tạo. Cần nhấn mạnh về tính linh hoạt của chương trình, các lựa chọn học các mô đun trong chương trình Trình bày các nội quy học tập của nhà trường (nếu có) và quy chế quyết định 14 về thi và kiểm tra học tập. Nhấn mạnh các yêu cầu bắt buộc tối thiểu cần thiết đối với học viên Đánh giá kết quả học tập Nội dung chính cần kiểm tra: mức độ hứng thú của người học thông qua phiếu thăm dò ý kiến Mẫu phiếu lấy ý kiến: Trường TC nghề Cơ điện và Lâm nghiệp Đông Nam Bộ Khoa Chế biến gỗ PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC VIÊN (Hãy đánh dấu X vào ô mà anh/chị cho là đúng) -------------------------------------------------------------------------------------- 1. Nội dung của tiết học phù hợp đáp ứng với nhu cầu a. Không phù hợp b. Bình thường c. Phù hợp 2. Thông tin đa dạng, mới chính xác và thu hút người học a. Đúng b. Không đúng 3. Thời lượng phù hợp với nội dung a. Quá ít b. Vừa đủ c. Phù hợp 4. Mức độ phù hợp của sự sắp xếp các môđun/môn học để lựa chọn học tập a. Khó b. Vừa c c. Dễ 5. Ý kiến khác ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Lưa ý/ Ghi nhớ Trình bày các nội quy học tập của nhà trường (nếu có) và quy chế quyết định 14 về thi và kiểm tra học tập. Nhấn mạnh các yêu cầu bắt buộc tối thiểu cần thiết đối với học viên để học viên nắm vững thực hiện trong quá trình học tập. BÀI 2: SƠ LƯỢC CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA GỖ (Mã bài: MĐ1- 02) Mục tiêu bài dạy Học xong bài này người học có khả năng: Nêu được đặc điểm cấu tạo của vật liệu gỗ và các đặc điểm phân biệt chủng loại gỗ Nêu được đặc điểm cấu tạo thô đại và nhận biết chính xác được bằng cảm quan 5 loại gỗ thường dùng để sản xuất Ván ghép thanh: Thông, Cao su, Xoan, Keo lá tràm, Bạch đàn Trình bày đựợc tính chất vật lý của gỗ ảnh hưởng đến chất lượng ván ghép thanh Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu Projector; thẻ màu; bảng ghim Chuẩn bị tài liệu liên quan như: các hình ảnh mô tả về cấu tạo gỗ, Bài giảng tích hợp. Mẫu gỗ thường dùng để sản xuất Ván ghép thanh (Thông, Cao su, Xoan, Keo lá tràm, Bạch đàn... ). Đủ 5 mẫu gỗ/1nhóm (5HV) và dụng cụ /máy đo độ ẩm. Tài liệu phát tay gồm: Phiếu hướng dẫn thực hành (01phiếu/05hv) Mẫu phiếu số 1: PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT TÊN GỌI MÀU SẮC VÂN THỚ LỖ MẠCH VÒNG NĂM GIÁC, LÕI TỦY CÂY TIA GỖ MÙI, VỊ TRỌNG LƯỢNG 1 2 3 4 5 Nhận xét của giáo viên ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Kết luận: Đạt Không đạt Bài tập thực hành: 02 bài +Bài 1: Nhận biết chủng loại gỗ Mỗi nhóm mô tả đặc điểm của 15 mẫu gỗ, điền các đặc điểm của loại gỗ theo phiếu hướng dẫn thực hành. Thời gian 30 phút. + Bài 2: Xác định độ ẩm của gỗ Sử dụng máy đo độ ẩm để xác định độ ẩm của gỗ (theo các mẫu gỗ), đọc và ghi lại thông số đo được. Thời gian 10 phút. Các hoạt động dạy và học STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Cấu tạo thô đại của vật liệu gỗ Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và mẫu gỗ - Tài liệu phát tay - Bút lông - Các mẫu gỗ 20 phút 2 Tính chất vật lý của gỗ - Thuyết trình, có minh họa ví dụ - Các mẫu gỗ - Slide bài giảng 15 phút 3 Thực hành quan sát đặc điểm cấu tạo gỗ, nhận biết chủng loại gỗ và đo độ ẩm gỗ - Hướng dẫn thực hành theo mẫu phiếu theo từng loại bài thực hành: Mô tả; nhận biết; Xác định độ ẩm - Chia nhóm thực hành: 03 nhóm - Bảng ghim, thẻ màu. - Máy đo độ ẩm 90 phút Đánh giá kết quả học tập Nội dung kiểm tra đánh giá: Đặc điểm cấu tạo vật liệu gỗ. Cách nhận biết, phân loại chủng loại gỗ Phương pháp đo độ ẩm, đọc giá trị độ ẩm trên máy đo cảm ứng Tính chất giãn nở của gỗ không đều theo 3 chiều (Các thông số) Công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá: Dùng mẫu phiếu hướng dẫn thực hành để đánh giá Lưa ý/ Ghi nhớ Hướng học sinh dẫn thực hành theo mẫu phiếu theo từng loại bài thực hành: Mô tả; nhận biết; Xác định độ ẩm theo đúng mục tiêu bài học, không tổ chức thực hành nhận biết nhiều quá số mẫu cơ bản yêu cầu. BÀI 3: KHUYẾT TẬT GỖ (Mã bài: MĐ1- 3) Mục tiêu bài dạy Trình bày được các khuyết tật của gỗ Nhận biết được bằng cảm quan các loại khuyết tật của gỗ Chuẩn bị cho bài dạy: Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu Projector; thẻ màu; bảng ghim Chuẩn bị tài liệu liên quan như: các hình ảnh mô tả về khuyết tật, cấu tạo các loại khuyết tật gỗ, Bài giảng tích hợp. Mẫu khuyết tật gỗ thường gặp Mẫu phiếu số 3: PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT MẪU SỐ MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI ẢNH HƯỞNG PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ 1 2 3 4 5 Nhận xét của giáo viên: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Kết luận: Đạt Không đạt + Bài thực hành : Nhận biết phân loại khuyết tật gỗ theo mẫu hoặc tại hiện trường Mỗi nhóm mô tả đặc điểm của 06 loại khuyết tật, điền các đặc điểm, phân loại, ảnh hưởng và cách khắc phục/sử dụng vào phiếu hướng dẫn thực hành. Thời gian 30 phút. Các hoạt động dạy và học STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Khái niệm, đặc điểm các loại khuyết tật gỗ - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh, mẫu - Slide bài giảng - Hình ảnh ví dụ 30 phút 2 Các phương pháp xử lý các loại khuyết tật - Thuyết trình, đưa ra các tình huống - Chia nhóm giải quyết các vấn đề - So sánh kết quả, đưa ra kết luận - Phiếu bài tâp tình huống 15 phút 3 Thực hành nhận biết, giải pháp xử lý các loại khuyết tật Hướng dẫn sử dụng các phiếu thực hành Phiếu thực hành 45 phút Đánh giá kết quả học tập Nội dung kiểm tra đánh giá: Đặc điểm nhận biết, phân loại chủng loại khuyết tật gỗ Phương pháp xử lý khuyết tật gỗ Công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá: Dùng mẫu phiếu hướng dẫn thực hành để đánh giá Lưa ý/ Ghi nhớ Tổng hợp kết quả thảo luận nhóm ngay sau khi kết thúc các phân thảo luận và bài thực hành. Tổng kết so sánh giữa các nhóm, đưa ra kết quả chung cho bài tập. BÀI 4: GIAO NHẬN NGUYÊN LIỆU (Mã bài: MĐ1- 4) Mục tiêu bài dạy Học xong bài này người học có khả năng: Thực hiện thủ tục giao nhận nguyên liệu theo một kế hoạch sản xuất nhất định Trình bày được tiêu chuẩn phân loại phôi theo qui cách, theo chủng loại và theo chất lượng Phân loại được phôi theo qui cách, theo chủng loại và theo chất lượng Chuẩn bị cho bài dạy: Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu Projector; thẻ màu; bảng ghim Hiện trường: Xưởng sản xuất, vị trí không gian chuẩn bị cho thực hành, phôi gỗ cao su 9m3 . Mẫu phiếu hướng dẫn thực hiện công việc, Phiếu thông kê khối lượng nguyên liệu Mẫu phiếu số 4: PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH CÁC BƯỚC GIAO NHẬN NGUYÊN LIỆU TT NỘI DUNG CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Ghi chú 1 Nhận kế hoạch/ hợp đồng sản xuất Nhận kế hoạch hay hợp đồng sản xuất 2 Xác định/tìm hiểu yêu cầu chất lượng kỹ thuật sản phẩm Tìm hiểu yêu cầu chất lượng để kiểm tra nguyên liệu 3 Kiểm tra khối lượng, chủng loại thực tế Thống kê khối lượng nguyên liệu theo từng chủng loại 4 Ký giao nhận nguyên liệu Đối chiếu với phiếu xuất và ghi, ký biên bản bàn giao 5 Sắp xếp, vận chuyển nguyên liệu Sắp xếp, vận chuyển nguyên liệu theo từng chủng loại vào vị trí để chuẩn bị gia công Mẫu phiếu số 5: PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG , CHỦNG LOẠI NGUYÊN LIỆU Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT LOẠI GỖ KÍCH THƯỚC (dày x rộng x dài) SỐ LƯỢNG (thanh) KHỐI LƯỢNG (m3) TỔNG CỘNG (m3) 1 2 3 4 5 Nhận xét của giáo viên: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Kết luận: Đạt Không đạt + Bài thực hành : Dùng phiếu hướng dẫn số 5 và 6 tiến hành thủ tục giao nhận nguyên liệu theo kế hoạch sản xuất Ván thành phẩm theo phiếu xuất kho (1m3 nguyên liệu, độ ẩm <14%). Mỗi nhóm 5 người thực hiện trong 2 giờ. Các hoạt động dạy và học: STT HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Thủ tục giao nhận -Tầm quan trọng của việc thực hiện thủ tục giao nhận nguyên liệu trong sản xuất -Trình tự các bước thực hiện - Slide bài giảng - Mẫu quy trình giao nhận - Hình ảnh ví dụ 20 phút 2 Kiểm tra đánh giá chất lượng, thống kê khối lượng, chủng loại nguyên liệu -Phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng, -Thống kê khối lượng, chủng loại phôi - Mẫu phiếu (bảng kê) xác định khối lượng nguyên liệu - Phiếu xuất kho... quy định chất lượng 20 phút 3 Thực hành: hoạt động nhóm Hướng dẫn sử dụng các phiếu thực hành, Biên bản giao nhận Phiếu thực hành, nguyên liệu phôi thực hành 45 phút Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu: Nội dung kiểm tra đánh giá: Đặc điểm nhận biết, phân loại chủng loại khuyết tật gỗ Phương pháp xử lý khuyết tật gỗ Công cụ và phương pháp kiểm tra đánh giá: dùng mẫu phiếu hướng dẫn thực hành để đánh giá BÀI 5: LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG (Mã bài: MĐ1- 5) Mục tiêu bài dạy Học xong bài này người học có khả năng: Nhận rõ trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và và chủ doanh nghiệp trong việc thực hiện Luật LĐ, BHLĐ Nhận thức được các nguyên nhân chính gây tai nạn lao động và các điểm sai phạm vi phạm điều khoản tương ứng trong Luật LĐ Nhận ra các điểm chưa thực hiện đúng Luật lao động, BHLĐ qua quan sát thực tế một cơ sở sản xuất tại địa phương hoặc qua phim (ảnh) tư liệu (có sử dụng mẫu phiếu quan sát) Chuẩn bị cho bài dạy: Chuẩn bị một số bộ Luật AT, tài liệu BHLĐ để phát cho các nhóm học viên; máy tính và projector Sưu tầm số liệu về tình hình tai nạn lao động và ít nhất 3 hồ sơ về các vụ tai nạn lao động điển hình xáy ra tại các doanh nghiệp trong nghề, tại địa phương (mỗi hồ sơ tai nạn lao động đại diện cho một tình huống khác nhau như: cháy nổ, bị điện giật, bị ngã khi làm việc trên cao, tai nạn khi làm việc với thiết bị cơ giới ....) Bài trình bày: Một số slides giới thiệu tóm tắt bộ Luật LĐ&BHLĐ Băng hình quay hiện trường sản xuất tại một xí nghiệp; (có chủ ý quay cận cảnh các vị trí nhạy cảm như: thời hạn của bình cứu hoả, mở van khoá vòi nguồn nước cứu hoả không có nước, vị trí nguy hiểm không có biển báo hiệu ...) Mẫu phiếu quan sát để học viên ghi chép và đánh dấu khi quan sát băng hình Các hoạt động dạy và học Hoạt động dạy và học Nội dung Nguồn lực Địa điểm Thời gian Thuyết trình có minh hoạ Tình hình tai nạn lao động, tổn thất về người, của và khó khăn trong việc giải quyết hậu quả tai nạn lao động của các doanh nghiệp tại địa phương, hoặc trong ngành nghề đào tạo. Số liệu các vụ tai nạn lao động, thiệt hại về người và của... đã thu thập được . Lớp học 5-10’ Thuyết trình có minh họa Cấu trúc chung và nội dung chính của các chương mục trong Luật LĐ&BHLĐ Bộ Luật LĐ&BHLĐ Máy tính, máy chiếu projector Lớp học 20-30’ Công não cả lớp Câu hỏi công não: Nguyên nhân gây tai nạn lao động? Cơ sở pháp lý ngăn ngừa và xử lý các tai nạn lao động? Thẻ mầu, bảng ghim (nếu có) hoặc bút dạ và bảng trắng Lớp học 20-30’ Hoạt động nhóm (3 nhóm, mỗi nhóm một tình huống) Nghiên cứu 3 tình huống tai nạn lao động điển hình; Tra cứu xem vi phạm các điều khoản nào trong luật LĐ&BHLĐ Trình bày và thảo luận trước lớp Hồ sơ về 3 tình huống tai nạn điển hình; Luật LĐ&BHLĐ Lớp học 10-20’ Quan sát qua băng hình và điển vào mẫu phiếu quan sát Thực tế chấp hành công tác AT&BHLĐ tại một doanh nghiệp. Có sử dụng mẫu phiếu quan sát. Băng hình (học liệu) giáo viên đã chuẩn bị trước; Mẫu phiếu quan sát Lớp học 15-20’ Thảo luận cả lớp về kết quả quan sát qua băng hình Từng nhóm trình bày kết quả quan sát theo mẫu và thảo luận các bài học rút ra Các phiếu quan sát đã được học sinh ghi chép Lớp học 10-15’ Tóm tắt, kết luận và định hướng cho học sinh Cơ sở pháp lý đề phòng và xử lý các vụ tai nạn lao động; Trách nhiệm của người lao động và chủ sử dụng lao động Lớp học 10-15’ Đánh giá kết quả học tập Trình bày của các nhóm và ý kiến thảo luận khi nghiên cứu 3 tình huống tai nạn lao động và kết quả tra cứu vi phạm các điều khoản nào trong luật LĐ Mức độ đúng và đầy đủ thông tin trong các phiếu quan sát của học viên Ghi nhớ Luật LĐ&BHLĐ là cơ sở pháp lý để ngăn ngừa và xử lý các vụ tai nạn lao động Chấp hành Luật LĐ&BHLĐ là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của cả người lao động và chủ sử dụng lao động MÔ ĐUN 2 GIA CÔNG THANH (Mã mô đun: MĐ 2) Vị trí tính chất của môđun: Môđun gia công thanh là môđun thứ hai trong chương trình ván ghép thanh để học môđun này học sinh đã được trang bị kiến thức, kỹ năng của môđun 1 Đây là môđun hết sức quan trọng, nó quyết định chất lượng của thanh ghép và sản phẩm ván ghép Mục tiêu của môđun: Sau khi học xong môđun gia công thanh người học có khả năng: Kể lại tuần tự các bước công việc để gia công chế biến được các thanh ghép dài từ các phôi gỗ ngắn và nhỏ. Trình bày được khái quát về cấu tạo , nguyên lý hoạt động của các máy: Cưa đĩa, bào thẩm, bào cuốn, bào 2 mặt , rong cạnh, phay mộng, ghép dọc Sử dụng an toàn các máy: Cưa đĩa, bào thẩm, bào cuốn, bào 2 mặt, rong cạnh, phay mộng, ghép dọc: để ghép được các thanh gỗ có kích thước theo yêu cầu để ghép ngang ván hoặc được sử dụng trong sản xuất đồ mộc Các bài dạy trong môđun Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Tuần thứ Thời lượng (giờ học) Tổng số Lý thuyết Thực hành Bài tập Tự học MĐ2- 01 Cắt loại bỏ khuyết tật Tích hợp Xưởng 1 04 1 3 MĐ2- 02 Gia công phôi trên máy bào thẩm Tích hợp Xưởng 1 08 1 7 MĐ2- 03 Gia công trên máy bào cuốn Tích hợp Xưởng 1 10 1 9 MĐ2- 04 Gia công phôi trên máy bào 2 mặt Tích hợp Xưởng 2 08 2 6 MĐ2- 05 Rong cạnh trên máy cưa đĩa Tích hợp Xưởng 2 10 1 9 MĐ2- 06 Phay mộng Tích hợp Xưởng 2 10 2 8 MĐ2- 07 Phân loại mộng ghép Tích hợp Xưởng 2 05 1 4 MĐ2- 08 Pha keo Tích hợp Xưởng 2 02 1 1 MĐ2- 09 Tráng keo ghép dọc Tích hợp Xưởng 2 04 1 3 MĐ2- 10 Ghép dọc Tích hợp Xưởng 2 20 1 19 Tổng số 81 12 69 Các hình thức tổ chức day học chính trong mô đun Các nội dung trong môdun được giảng dạy tại xưởng thực hành (Phòng học lý thuyết được bố trí một khu vực trong xưởng ) Phần kiến thức liên quan trong các bài học được hướng dẫn trong phòng học lý thuyết, các nội dung liên quan đến cấu tạo máy được hướng dẫn tại máy ở xưởng Thực hành các kỹ năng cơ bản của bài học tại xưởng trường Gợi ý chuẩn bị nguồn lực trước khi dạy môđun Chuẩn bị các trang bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao bao gồm: phôi gỗ, keo, dao cắt, điạ điểm giảng dạy lý thuyết, thực hành, các trang bị bảo hộ lao động. Trước khi giảng dạy cần chuẩn bị các học liệu cần thiết như: Các Slides, mô hình, vật thật, tài liệu phát tay (phiếu phân tích công việc), bảng quy trình thực hành có liên quan tới bài học Chuẩn bị môi trường thực hành thực tập: xưởng thực hành, máy móc thiết bị, dao, công cụ, các điều kiện về an toàn lao động Gợi ý cách thức đánh giá kết quả học tập khi kết thúc môđun Tiêu chuẩn để được cấp chứng chỉ cuối mô đun: Không vắng mặt quá 20% số buổi học Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 đ Không vi phạm pháp luật mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự Chi tiết về các yêu cầu đánh giá kết quả học tập: Đợt kiểm tra Nội dung Thời gian Thời điểm Độ quan trọng Kiểm tra lần 1 Thực hành 2 h Sau bài số 3 Hệ số 2.0 Kiểm tra lần 2 Thực hành 2 h Sau bài số 5 Hệ số 2.0 Kiểm tra lần 3 Thực hành 2 h Sau bài số 7 Hệ số 2.0 Kiểm tra kết thúc mô đun Lý thuyết + Thực hành 5 h Kết thúc mô đun Sau bài số 10 Hệ số 3.0 Gợi ý tổ chức thực hiện các bài dạy Để thực hiện tốt mô đun 2 cần chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cho đào tạo trước khi tổ chức giảng dạy môđun để trong quá trình đào tạo không bị gián đoạn do thiếu nguyên vật liệu phải chờ đợi. Tổ chức lớp học không quá 15 học viên và có thể chia nhỏ thành 3 nhóm thực hiện các công việc khác nhau rồi đổi nhóm. Mỗi bài giảng nhất thiết phải có tài liệu phát tay về kiến thức liên quan, bảng quy trình hướng dẫn thực hiện công việc. Tùy theo bài giảng lượng kiến thực dài hay ngắn mà tổ chức số giờ học lý thuyết tại phòng học chuyên môn hoặc chỉ hướng dẫn ban đầu tại xưởng Các kiến thức và kỹ năng ở môđun M1 trong quá trình giảng dạy giáo viên không cần hệ thống lại mà chỉ hướng dẫn người học gợi nhớ, xem ở bài học liên quan để vận dụng cho đúng. BÀI 1: CẮT LOẠI BỎ KHUYẾT TẬT (Mã bài: MĐ2- 01) Mục tiêu Sau khi học xong bài học này người học có khả năng : Mô tả được quy trình cắt ngang phôi để loại bỏ các khuyết tật của gỗ trên máy cưa đĩa cắt ngang. Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng của mặt cắt ngang. Nêu được tên, công dụng và cấu tạo của một số bộ phận cơ bản của máy cưa đĩa cắt ngang. Cắt phôi gỗ bằng máy cưa đĩa để loại bỏ hết các khuyết tật của gỗ : cong, vênh, nứt nẻ, mắt chết, mục mọt, để gia công các bước tiếp theo trong ghép thanh Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Phôi đảm bảo đủ 30 phôi /1hv và các dụng cụ đo kiểm: thước vuông, thước cuộn Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Phiếu giao bài tập: Nội dung phiếu giao bài tập: Từng cá nhân thực hành cắt loại bỏ khuyết tật của phôi sau khi đã được bàn giao cho sản xuất. + Trình tự thực hiện công việc: Chọn phôi cần cắt loại bỏ khuyết tật Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy Khởi động máy Gia công Tắt máy Sắp xếp phôi đã gia công, vệ sinh. Thời gian thực hiện : 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng các loại phôi cần cắt loại bỏ khuyết tật Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình Chất lượng, số lượng sản phẩm Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Mức độ an toàn lao động Các hoạt động dạy và học Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn chất lượng của mặt cắt ngang - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Vật mẫu 10 phút 2 Tiêu chuẩn chất lượng của phôi ghép - Thuyết trình, có minh họa bằng vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Sản phẩm mẫu 10 phút 3 Cấu tạo máy cưa đĩa cắt ngang - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh -Thực hành mô tả các bộ phận của máy theo nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 5 phút 4 An tòan lao động - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 3 phút 5 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình Phiếu phân tích công việc B1, B2, B3 7 phút 6 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 5 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình nhưng làm chậm) giải thích và lưu ý: các thao tác quan trọng, an toàn lao động như: Hai tay giữ chặt phôi trong suốt quá trình cắt ngang Một cạnh của phôi luôn luôn áp sát vào thước tựa Quan sát phôi để phát hiện các khuyết tật của gỗ và tiến hành cắt ngang để loại bỏ hết các khuyết tật. Với những phôi gỗ bị cong thì cắt tại chỗ cong nhất Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu (thường sau khi thực hiện gia công 20 thanh) Thực hành cá nhân (theo nhóm 03hv) các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Phiếu HDTH PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 1: Cắt loại bỏ khuyết tật Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm - Chuẩn bị đúng loại - Đặt phôi đúng vị trí thuận lợi cho thao tác - Chuẩn bị không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí -Chuẩn bị không tốt - Đặt phôi không đúng vị trí - Kiểm tra, chuẩn bị lại - Đặt phôi đúng vị trí 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy - Điều chỉnh đúng - Đảm bảo yêu cầu KT Máy không đảm bảo kỹ thuật Điều chỉnh máy không đúng Kiểm tra, điều chỉnh lại máy 3 Khởi động máy Khởi động máy Máy hoạt động không tốt Khởi động máy không đúng Kiểm tra điều chỉnh lại 4 Gia công -Loại bỏ được khuyết tật -Giữ chặt phôi trong suốt quá trình cắt ngang -Vết cắt không xước dập - Mặt cắt vuông góc với cạnh bên của phôi -Không loại bỏ được hết khuyết tật -Vết cắt xước dập - Không giữ chặt phôi trong suốt quá trình cắt ngang -Dao cắt bị cùn - Một cạnh của phôi không áp sát vào thước tựa - Kiểm tra điều chỉnh lại -Mài lại dao - Áp sát phôi vào thước tựa 5 Tắt máy Đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình Dừng máy đúng quy trình 6 Xếp phôi, vệ sinh - Xếp phôi đúng cách - Vệ sinh sạch -Xếp gỗ không đúng, -Xếp được ít gỗ trên một palết. -Gỗ bị đổ. Không thực hiện đúng kỹ thuật xếp phôi Thực hiện đúng kỹ thuật xếp phôi Đánh giá kết quả học tập Phần lý thuyết: Câu 1. Khi gia công trên máy cưa đĩa cắt ngang chất lượng mặt cắt ngang phải đạt yêu cầu nào sau đây? a. Mặt cắt không xước dập. b. Mặt cắt vuông góc với cạnh bên của phôi c. Mặy cắt không bị cháy. d. Cả a, b, c đều đúng Trả lời: Câu trả lời đúng là d Câu 2. Để ghép dọc phôi ghép phải đạt các yêu cầu nào? Trả lời: Để nối ghép thanh từ các phôi gỗ ngắn, nhỏ đảm bảo chất lượng , thì phôi ghép phải đạt các yêu cầu sau: Vết nứt trên phôi ghép nhỏ hơn 20 mm Không cho phép mục, mọt. Đường kính mắt D nhỏ hơn 10 mm. Không có mắt chết. Độ lẹm cạnh nhỏ hơn một phần trăm Độ cong các chiều nhỏ hơn một phần trăm - Các bề mặt phải thẳng, phẳng và vuông góc với nhau. Phôi có cùng kích thước về chiều rộng và chiều dày. Chiều dày phôi sai lệch nhau nhỏ hơn 1 mm. Chiều dài của phôi ghép lớn hơn 180 mm Thực hành * Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên: .............................................. Ngày: .................................. Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1.Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm 2.Điều chỉnh lưỡi cưa 3.Điều chỉnh thứơc tựa 4.Chạy thử máy 5.Cắt phôi đúng thao tác, an toàn 6.An toàn 7.Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". * Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Xác định đúng các loại khuyết tật cần loại bỏ 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy tốt đúng quy trình 3 Chất lượng, số lượng sản phẩm 4 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 5 Mức độ an toàn lao động Riêng về chất lượng mặt gia công chúng ta đánh giá theo các tiêu chí sau: TT Nội dung Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Loại bỏ được hết khuyết tật 2 Vết cắt không xước dập 3 Mặt cắt vuông góc với cạnh bên của phôi 4 Mặt cắt không bị cháy BÀI 2: GIA CÔNG PHÔI TRÊN MÁY BÀO THẨM (Mã bài: MĐ2- 2) Mục tiêu Học xong bài này người học có khả năng : - Nêu được tên, công dụng và cấu tạo của một số bộ phận cơ bản của máy bào thẩm. Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng của mặt gia công sau khi gia công bằng máy bào thẩm Trình bày được nguyên tắc bào chi tiết thẳng Tháo lắp được lưỡi bào thẩm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động. Sử dụng thành thạo máy bào thẩm để gia công hai mặt chuẩn của phôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu projector; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Phôi đảm bảo đủ 30 thanh/1hv và các dụng cụ đo kiểm: thước vuông, thước cuộn Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: 02 bài Phiếu giao bài tập: Nội dung phiếu giao bài tập: Từng cá nhân thực hành gia công mặt chuẩn của phôi sau khi đã qua tái chế + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị phôi cần gia công mặt chuẩn Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy Khởi động máy Gia công Tắt máy Sắp xếp phôi đã gia công, vệ sinh. Thời gian thực hiện : 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng các mặt chuẩn (mặt chuẩn 1 và 2) của phôi. Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy tốt đúng quy trình Chất lượng, số lượng sản phẩm Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Mức độ an toàn lao động Các hoạt động dạy và học Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn chất lượng của mặt gia công khi gia công bằng máy bào thẩm - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các sản phẩm mẫu 10 phút 2 Cấu tạo máy bào thẩm - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 3 Lắp và điều chỉnh lưỡi bào Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 5 phút 4 An tòan lao động - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 3 phút 5 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình Phiếu phân tích công việc B1, B2, B4 5 phút 6 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 3 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình nhưng làm chậm) giải thích và lưu ý các thao tác quan trọng, an toàn lao động như: Không được để tay trên gỗ mà đẩy qua trục dao Tư thế làm việc thỏa mái, không gò bó, không với tay quá xa đề phòng mất đà ngã vào trục dao Những chi tiết nhỏ, ngắn, mỏng phải có tay đẩy hoặc bộ gá Không để ngón tay thò xuống khỏi mặt chi tiết đề phòng dao ăn mất tay. Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu (thường sau khi thực hiện gia công 20 thanh) Thực hành cá nhân (theo nhóm 03hv) các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Phiếu HDTH PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 2: Gia công trên máy bào thẩm Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm - Chuẩn bị đúng loại - Đặt phôi đúng vị trí thuận lợi cho thao tác - Chuẩn bị không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí - Chuẩn bị không tốt - Đặt phôi không đúng vị trí -Kiểm tra, chuẩn bị lại - Đặt phôi đúng vị trí 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy - Điều chỉnh đúng - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Máy không đảm bảo kỹ thuật Điều chỉnh máy không đúng Kiểm tra, điều chỉnh lại máy 3 Khởi động máy Đúng quy trình Máy hoạt động không tốt Khởi động máy không đúng Kiểm tra điều chỉnh lại 4 Gia công - Đúng thao tác -Mặt gia công thẳng, phẳng - Mặt gia công vừa sạch -Mặt thứ hai vuông góc với mặt chuẩn thứ nhất -Dễ xẩy ra tai nạn lao động. -Bề mặt gia công bị xước -Có vết hằn trên bề mặt gia công. -Có vết gợn sóng trên bề mặt -Mặt chuẩn thứ hai không vuông góc với mặt chuẩn thứ nhất -Không tuân thủ quy định ATLĐ -Do bào ngược thớ - Do dao cùn hoặc bị sứt mẻ - Do lưỡi dao gá không đều - Thước tựa không vuông góc với mặt bàn -Tuân thủ quy định ATLĐ -Điều chỉnh mặt bàn máy -Bào đúng chiều thớ gỗ - Kiểm tra, điều chỉnh lại dao - Kiểm tra điều chỉnh lại thước tựa 5 Tắt máy Đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình Dừng máy đúng quy trình 6 Xếp phôi, vệ sinh - Xếp phôi đúng cách - Vệ sinh sạch -Xếp gỗ không đúng -Xếp được ít gỗ trên một palết. -Gỗ bị đổ. -Xếp gỗ không đúng - Thực hiện đúng kỹ thuật xếp phôi Đánh giá kết quả học tập Phần lý thuyết: Câu hỏi 1: Khi gia công trên máy bào thẩm chất lượng mặt gia công phải đảm bảo yếu tố nào sau đây? a. Mặt gia công thẳng, phẳng, vừa sạch,hai mặt gia công vuông góc với nhau b. Mặt thứ hai tạo với mặt chuẩn thứ nhất một góc 30º. c. Mặt gia công gợn sóng, xơ xước d. Mặt gia công có chất lượng gỗ tốt, gồ ghề. Câu trả lời đúng là: a Câu hỏi 2: Khi gia công trên máy bào thẩm người công nhân chính đứng thao tác ở vị trí nào sau đây? a. Thẳng với hướng đẩy gỗ. b. Vuông góc với hướng đẩy gỗ. c. Đứng trên đường thẳng hợp với mặt bàn máy một góc 30º. d. Đứng lệch về bên trái bàn máy. Câu trả lời đúng là: d Câu hỏi 3: Những sai sót khuyết tật thường gặp khi gia công chi tiết trên máy bào thẩm? Đáp án trả lời câu hỏi: Bề mặt gia công bị xước: Do bào ngược thớ, nếu thấy xước cục bộ do đặt ốp dao xa lưỡi dao. Có vết hằn trên bề mặt gia công. Do dao cùn hoặc bị sứt mẻ, hay có hiện tượng dắt phoi ở trên trên lưỡi bào. Có vết gợn sóng trên bề mặt. Do lưỡi dao gá không đều , các mũi dao không nằm trên một vòng tròn cắt gọt. Ở cuối chi tiết bị vẹt. Do mặt bàn phía sau thấp hơn lưỡi dao, hoặc khi bào gần hết mặt gia công người công nhân hơi nâng chi tiết lên. Lõm giữa. Do mặt bàn sau thấp hơn lưỡi dao, khi đẩy gỗ qua trục dao rồi hai tay vẫn ấn gỗ ở hai đầu. Thực hành Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên: ............................................ Ngày: ........................... Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1. Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm 2. Lắp và điều chỉnh lưỡi bào 3. Điều chỉnh dao và bàn máy 4.Điều chỉnh thứơc tựa 5.Chạy thử máy 6.Gia công mặt chuẩn thứ nhất 7.An toàn LĐ 8.Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Xác định đúng các mặt chuẩn của phôi cần gia công. 2 Lắp và điều chỉnh lưỡi bào 3 Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình 4 Chất lượng, số lượng sản phẩm 5 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 6 Mức độ an toàn lao động Chất lượng mặt gia công đánh giá theo các tiêu chí sau: TT Nội dung Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 -Mặt gia công thẳng, phẳng 2 - Mặt gia công vừa sạch 3 -Mặt chuẩn thứ hai vuông góc với mặt chuẩn thứ nhất BÀI 3 : GIA CÔNG TRÊN MÁY BÀO CUỐN (Mã bài: MĐ2- 03) Mục tiêu Học xong bài này người học có khả năng : Nêu được tên, công dụng và cấu tạo của một số bộ phận cơ bản của máy bào cuốn. Trình bầy được cấu tạo nguyên lý hoạt động , quy trình sử dụng máy bào cuốn Trình bầy được tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt gia công sau khi gia công bằng máy bào cuốn Sử dụng thành thạo máy bào cuốn để gia công một hoặc hai mặt đối diện của phôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu projector; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Phôi(thanh) đảm bảo đủ 50 thanh/1hv và các dụng cụ đo kiểm: thước vuông, thước kẹp, thước cuộn Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: Phiếu giao bài tập: Nội dung phiếu giao bài tập: Từng cá nhân thực hành gia công mặt đối diện của phôi đã gia công mặt chuẩn + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị phôi cần gia công mặt đối diện (Gia công mặt rộng của phôi) Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy Khởi động máy Gia công Tắt máy Sắp xếp phôi đã gia công, vệ sinh. Thời gian thực hiện : 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng các mặt đối diện của phôi. Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình Chất lượng mặt gia công, kích thước chi tiết, số lượng sản phẩm Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Mức độ an toàn lao động Các hoạt động dạy và học Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết TT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn chất lượng của mặt gia công khi gia công bằng máy bào cuốn - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các sản phẩm mẫu 10 phút 2 Cấu tạo máy bào cuốn - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 3 Những sai sót khuyết tật thường gặp khi gia công chi tiết trên máy bào cuốn, nguyên nhân, biện pháp khắc phục - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 4 An tòan lao động - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 5 phút 5 Quy trình và cách thức thực hiện - Thuyết trình - Phiếu phân tích công việc B1;B2; B5 5 phút 6 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 5 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình) giải thích và lưu ý các thao tác quan trọng, an toàn lao động như: Chỉ thực hiện gia công khi máy đã được kiểm tra đảm bảo chắc chắn hoạt động tốt và an toàn Không được bào chi tiết có chiều dài nhỏ hơn khoảng cách 2 ru lô(chiều dài phôi lớn hơn 180mm) nếu bắt buộc phải bào thì cần phải có bộ gá chắc chắn và chiều dày chi tiết lớn hơn 5mm Tư thế làm việc thỏa mái, không gò bó, phải đứng né sang một bên không đứng thẳng hướng với hướng đẩy phôi. Không dùng ngực, bụng tỳ vào phôi để đẩy. Khi bào gỗ bị kẹt phải dừng máy, đợi cho máy dừng hẳn mới hạ bàn máy xuống. Không được dùng vật gì đóng vào đầu thanh gỗ. Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Học viên thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu (thường sau khi thực hiện gia công 10 thanh) Thực hành cá nhân (theo nhóm 02hv/100thanh), các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Bài tập thực hành: 02 bài theo nội dung trên PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 3: Gia công trên máy bào cuốn Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm - Chuẩn bị đúng loại - Đặt phôi đúng vị trí thuận lợi cho thao tác - Chuẩn bị không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí - Chuẩn bị không tốt - Đặt phôi không đúng vị trí -Kiểm tra, chuẩn bị lại - Đặt phôi đúng vị trí 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy - Điều chỉnh đúng - Đảm bảo yêu cầu KT Máy không đảm bảo kỹ thuật Điều chỉnh máy không đúng Kiểm tra, điều chỉnh lại máy 3 Khởi động máy Đúng quy trình Máy hoạt động không tốt Khởi động máy không đúng Kiểm tra điều chỉnh lại 4 Gia công - Đúng thao tác - Phôi đủ tiêu chuẩn về kích thước chiều dày. - Đảm bảo chất lượng mặt gia công - Bề mặt gia công không song song với mặt chuẩn của chi tiết. -Kích thước gia công không đảm bảo -Trên mặt gia công có lượn sóng - Bề mặt gia công không song song với mặt chuẩn của chi tiết. -Điều chỉnh bàn không đúng .-Bàn mày bị hỏng -Dao cùn -Trục dao bị rung động -Độ nhô của lưỡi dao không đều - Trục ru lô đẩy phía dưới không song song với mặt bàn -Điều chỉnh lưỡi dao không đúng -Điều chỉnh lại bàn -Sửa lại bàn máy cho vững. -Thay lưỡi dao -Kiểm tra và cân bằng lại dao. -Điều chỉnh lại vòng tròn cắt gọt -Điều chỉnh lại vị trí trục đẩy phía dưới -Điều chỉnh lại lưỡi dao cho song song với mặt bàn máy 5 Tắt máy - Đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình Dừng máy đúng quy trình 6 Xếp phôi, vệ sinh - Xếp phôi đúng cách - Vệ sinh sạch - Xếp gỗ không đúng, - Xếp được ít gỗ trên một palết. Thực hiện không đúng kỹ thuật xếp phôi Thực hiện đúng kỹ thuật xếp phôi Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu: Phần lý thuyết: Câu1. Công việc gia công mặt phẳng của phôi ghép trên máy bào cuốn phải đạt được yêu cầu nào sau đây? a. Mặt gia công thẳng, phẳng, vừa sạch b. Mặt gia công phải song song với mặt chuẩn c. Đảm bảo kích thước chiều dày của chi tiết. d. Cả a, b, c đều đúng Câu trả lời đúng là: d Câu 2: Trình bày những sai sót khuyết tật thường gặp khi gia công chi tiết trên máy bào cuốn, nguyên nhân, biện pháp khắc phục? TT Khuyết tật Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Kích thước gia công không đảm bảo -Điều chỉnh bàn không đúng .-Bàn mày bị hỏng -Dao cùn -Điều chỉnh lại bàn -Sửa lại bàn máy cho vững. -Thay lưỡi dao 2 Trên mặt gia công có lượn sóng -Trục dao bị rung động -Độ nhô của lưỡi dao không đều -Kiểm tra và cân bằng lại dao. -Điều chỉnh lại vòng tròn cắt gọt 3 Bề mặt gia công không song song với mặt chuẩn của chi tiết. -Trục ru lô đẩy phía dưới không song song với mặt bàn -Điều chỉnh lưỡi dao không đúng -Điều chỉnh lại vị trí trục đẩy phía dưới -Điều chỉnh lại lưỡi dao cho song song với mặt bàn máy 4 Trục dao không quay được khi mở máy -Trục dao bị vướng -Động cơ không làm việc được -Điện vào động cơ không đủ các pha -Kiểm tra lại trục dao, đai truyền xem có bị hư hỏng hoặc bị vướng gì không. -Kiểm tra lại động cơ 5 Ru lô đẩy lệch một bên làm cho chi tiết bên dày bên mỏng -Trục mòn không đều -Mặt bàn vênh hoặc lắp lệch. -Gối đỡ trục dao lắp lệch -Thay trục đẩy (Ru lô). -Điều chỉnh lại mặt bàn và gối đỡ trục dao 6 Trục dao không bào được gỗ hoặc bào không đều, không nhẵn -Lưỡi dao lắp thấp quá, hoặc đầu cao đầu thấp -Vỏ bào kẹt vào giữa khe hở lưỡi dao và rãnh trục dao -Trục đẩy phía trên đã ở vị trí cao nhất vẫn thấp hơn mặt lưỡi dao. -Điều chỉnh lưỡi dao. -Làm sạch vỏ bào kẹt trong rãnh trục dao -Điều chỉnh vị trí trục đẩy. Thực hành Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên: ............................................ Ngày: .................................. Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1.Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm 2.Điều chỉnh bàn máy 3.Chạy thử máy 4.Gia công mặt đối diện đúng thao tác, an toàn 5.Gia công mặt nghiêng đúng thao tác, an toàn 6.An toàn LĐ 7.Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Xác định đúng các mặt chuẩn của phôi cần gia công. 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình 3 Chất lượng mặt gia công, số lượng sản phẩm 4 Kích thước chi tiết 5 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 6 Mức độ an toàn lao động Chất lượng mặt gia công đánh giá theo các tiêu chí TT Nội dung Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Mặt gia công thẳng, phẳng, vừa sạch 2 Mặt gia công phải song song với mặt chuẩn 3 Đảm bảo kích thước chiều dày của chi tiết. Bài 4 : GIA CÔNG PHÔI TRÊN MÁY BÀO HAI MẶT (Mã bài: MĐ2- 04) Mục tiêu Học xong bài này người học có khả năng : Nêu được tên, công dụng và quan hệ hình học của một số bộ phận cơ bản của máy bào 2 mặt. Trình bầy được cấu tạo nguyên lý hoạt động , quy trình sử dụng máy bào 2 mặt. Tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt gia công sau khi gia công bằng máy bào 2 mặt. Sử dụng thành thạo máy bào 2 mặt để gia công hai mặt đối diện của phôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu Projector; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Phôi đảm bảo đủ 30 phôi /1hv và các dụng cụ đo kiểm: thước vuông, thước kẹp, thước cuộn Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: 02 bài Phiếu giao bài tập: Nội dung phiếu giao bài tập: Từng cá nhân thực hành gia công mặt đối diện của phôi đã qua khâu cắt loại bỏ khuyết tật trên máy bào 2 mặt + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị phôi cần gia công (Gia công mặt rộng của phôi) Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy Khởi động máy Gia công Tắt máy Sắp xếp phôi đã gia công, vệ sinh. Thời gian thực hiện : 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng các mặt cần gia công của phôi. Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình Chất lượng mặt gia công, kích thước chi tiết, số lượng sản phẩm Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Mức độ an toàn lao động Các hoạt động dạy và học Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn kỹ thuật của bề mặt gia công - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các sản phẩm mẫu 8 phút 2 Cấu tạo máy bào 2 mặt - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh. -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 3 Điều chỉnh mặt bàn máy - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh. -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 10 phút 4 An tòan lao động Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh. - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 5 phút 5 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình Phiếu phân tích công việc B1; B2; B6 7 phút 6 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 5 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình) giải thích và lưu ý các thao tác quan trọng, an toàn lao động như: Chỉ thực hiện gia công khi máy đã được kiểm tra đảm bảo chắc chắn hoạt động tốt và an toàn Không được bào chi tiết có chiều dài nhỏ hơn khoảng cách 2 ru lô(chiều dài phôi lớn hơn 180mm) nếu bắt buộc phải bào thì cần phải có bộ gá chắc chắn và chiều dày chi tiết lớn hơn 5mm Tư thế làm việc thỏa mái, không gò bó, phải đứng né sang một bên không đứng thẳng hướng với hướng đẩy phôi. Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu (thường sau khi thực hiện gia công 20 thanh) Thực hành cá nhân (theo nhóm 02hv/40 phôi), các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Bài tập thực hành: 02 bài theo nội dung trên Hệ thống nội dung bài học PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 4: Gia công trên máy bào 2 mặt Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm - Chuẩn bị đúng loại - Đặt phôi đúng vị trí thuận lợi cho thao tác - Chuẩn bị phôi không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí - Chuẩn bị phôi không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí Kiểm tra điều chỉnh lại 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy - Điều chỉnh đúng - Đảm bảo yêu cầu KT Máy không đảm bảo kỹ thuật Điều chỉnh máy không đúng Kiểm tra, điều chỉnh lại máy 3 Khởi động máy Đúng quy trình Máy hoạt động không tốt Khởi động máy không đúng Kiểm tra điều chỉnh lại 4 Gia công - Đúng thao tác - Phôi đủ tiêu chuẩn về kích thước chiều dày. - Đảm bảo chất lượng mặt gia công - Phôi không đủ tiêu chuẩn về kích thước chiều dày. - Chất lượng mặt gia công không đảm bảo -Trên mặt gia công có lượn sóng -Điều chỉnh bàn máy không đúng .-Bàn mày bị hỏng -Dao cùn -Trục dao bị rung động -Độ nhô của lưỡi dao không đều -Điều chỉnh lại bàn -Sửa lại bàn máy cho vững. -Thay lưỡi dao thẩm hoặc cuốn -Kiểm tra và cân bằng lại dao. -Điều chỉnh lại vòng tròn cắt gọt 5 Tắt máy Đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình 6 Xếp phôi, vệ sinh - Xếp phôi đúng cách - Vệ sinh sạch -Xếp gỗ không đúng -Xếp được ít gỗ trên một palết. -Gỗ bị đổ. Xếp gỗ không đúng Thực hiện đúng kỹ thuật xếp phôi Đánh giá kết quả học tập: Phần lý thuyết: Tiêu chuẩn chất lượng của mặt gia công khi gia công bằng máy bào 2 mặt. Câu hỏi : Công việc gia công trên máy bào 2 mặt phải đạt được các yêu cầu nào sau đây ? a. Mặt gia công thẳng, phẳng, vừa sạch b. Hai mặt gia công phải song song với nhau c. Đảm bảo kích thước chiều dày của chi tiết d. Cả a, b, c đều đúng Câu trả lời đúng là: d Thực hành Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên:.............................................. Ngày: ............................. Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1.Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm 2.Điều chỉnh dao thẩm 3.Điều chỉnh dao cuốn 4.Chạy thử máy 5.Tiếp phôi đúng thao tác, an toàn 6.Gia công 7.An toàn LĐ 8.Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Xác định đúng 2 mặt cần gia công của phôi. 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình 3 Chất lượng mặt gia công, số lượng sản phẩm 4 Kích thước chi tiết 5 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 6 Mức độ an toàn lao động Đánh giá chất lượng mặt gia công theo các tiêu chí sau: TT Nội dung Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Mặt gia công thẳng, phẳng, vừa sạch 2 Hai mặt gia công phải song song với nhau 3 Đảm bảo kích thước chiều dày của chi tiết BÀI 5: RONG CẠNH TRÊN MÁY CƯA ĐĨA (Mã bài: MĐ 2- 05) Mục tiêu Học xong bài này người học có khả năng : Trình bày được cấu tạo nguyên lý hoạt động của máy cưa đĩa xẻ dọc Trình bày được tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt gia công sau khi gia công bằng máy cưa đĩa xẻ dọc Trình bày được các quy định về an toàn lao động khi gia công trên máy cưa đĩa xẻ dọc Sử dụng thành thạo máy cưa đĩa xẻ dọc để gia công ( rong cạnh ) cạnh đối diện của phôi đảm bảo kích thước chiều rộng của phôi, yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động. Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu projector; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Phôi đảm bảo đủ 50 phôi /1hv và các dụng cụ đo kiểm: thước vuông, thước kẹp, thước cuộn Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: 02 bài Phiếu giao bài tập Nội dung phiếu giao bài tập: Từng cá nhân thực hành gia công (rong cạnh) trên máy cưa đĩa, phôi đã được gia công mặt rộng + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị phôi Chuẩn bị máy, kiểm tra máy Lấy cữ Khởi động máy Gia công Sắp xếp sản phẩm Vệ sinh Thời gian thực hiện 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng các cạnh cần rong của phôi. Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình Chất lượng mặt gia công, kích thước chi tiết, số lượng sản phẩm Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Mức độ an toàn lao động Các hoạt động dạy và học Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn kỹ thuật của bề mặt gia công -Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các sản phẩm mẫu 7 phút 2 Cấu tạo máy rong - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh. -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 3 Lấy cữ (điều chỉnh máy) - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 10 phút 4 An tòan lao động Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 6 phút 5 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình Phiếu phân tích công việc B1; B2; B7 7 phút 6 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 5 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình) giải thích và lưu ý các thao tác quan trọng, an toàn lao động như: Áp sát mặt chuẩn vào thước tựa Vị trí đứng gia công: Tư thế thỏa mái, chân trái trước, chân phải sau, người phải đứng lệch ra khỏi hướng đẩy gỗ không dùng bụng để đẩy gỗ. Khi đẩy gỗ phần gỗ cuối cùng đi vào được ⅓ chiều dài bàn máy trước thì phải dùng tay giả để đẩy gỗ. Cấm không được dùng tay đẩy gỗ đến gần lưỡi cưa. Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Học viên thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu (thường sau khi thực hiện gia công 20 thanh) Thực hành cá nhân (theo nhóm 02hv/40thanh), các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Bài tập thực hành: 02 bài theo nội dung trên Hệ thống nội dung bài học PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 5: Rong cạnh trên máy cưa đĩa Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm - Chuẩn bị đúng loại - Đặt phôi đúng vị trí thuận lợi cho thao tác - Chuẩn bị không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí - Chuẩn bị phôi không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí Kiểm tra điều chỉnh lại 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy - Điều chỉnh đúng - Đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Máy không đảm bảo kỹ thuật Điều chỉnh máy không đúng Kiểm tra, điều chỉnh lại máy 3 Khởi động máy Đúng quy trình Máy hoạt động không tốt Khởi động máy không đúng Kiểm tra điều chỉnh lại 4 Gia công - Đúng thao tác - Phôi đủ tiêu chuẩn về kích thước chiều rộng. - Đảm bảo chất lượng mặt gia công - Phôi không đủ tiêu chuẩn về kích thước chiều rộng. - Chất lượng mặt gia công không đảm bảo -Điều chỉnh thước tựa không đúng -Lưỡi cưa cùn - Tốc độ đẩy gỗ không phù hợp -Điều chỉnh lại thước tựa -Thay lưỡi cưa - Điều chỉnh lại tốc độ đẩy 5 Tắt máy Đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình 6 Xếp phôi, vệ sinh - Xếp phôi đúng cách - Vệ sinh sạch -Xếp gỗ không đúng. -Gỗ bị đổ. -Xếp gỗ không đúng Thực hiện đúng kỹ thuật xếp phôi Đánh giá kết quả học tập Phần lý thuyết: Câu 1. Khi gia công trên máy cưa đĩa xẻ dọc người công nhân chính đứng thao tác ở vị trí nào sau đây: a. Thẳng với hướng đẩy gỗ. b. Vuông góc với hướng đẩy gỗ. c. Đứng trên đường thẳng hợp với mặt phẳng bản lưỡi cưa một góc 30º. d. Đứng lệch về bên trái của lưỡi cưa. Câu trả lời đúng là: c Câu 2.Tiêu chuẩn chất lượng của mặt gia công khi gia công trên máy cưa đĩa xẻ dọc là? a. Chiều rộng phôi đồng đều b.Cạnh rong vừa sạch, không xơ xước, không lẹm cạnh, không bị cháy. c. Độ cong các chiều nhỏ hơn một phần trăm d.Cả a, b, c, đều đúng Câu trả lời đúng là: d Thực hành Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên:............................................. Ngày: ................................ Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1. Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm 2. Điều chỉnh thứơc tựa 3. Chạy thử máy 4. Rong cạnh chuẩn đúng thao tác, an toàn 5. Rong cạnh đối diện 6. An toàn LĐ 7. Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: Sản phẩm của từng học viên có ghi tên, giáo viên quan sát thao tác và đánh giá sản phẩm. TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Xác định đúng các cạnh của phôi cần rong 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình 3 Chất lượng mặt gia công, số lượng sản phẩm 4 Kích thước chi tiết 5 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 6 Mức độ an toàn lao động Chất lượng mặt gia công đánh giá theo các tiêu chí sau: TT Nội dung Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Cạnh rong vừa sạch, không xơ xước, không lẹm cạnh 2 Mặt gia công không bị cháy 3 Các bề mặt phải thẳng, phẳng và vuông góc với nhau. 4 Chiều rộng chi tiết đồng đều. BÀI 6: PHAY MỘNG (Mã bài: MĐ2- 06) Mục tiêu: Học xong bài này người học có khả năng : Nêu được tên, công dụng và quan hệ hình học của một số bộ phận cơ bản của máy phay mộng Trình bày được cấu tạo của 2 dạng mộng sử dụng trong ghép dọc Tiêu chuẩn kỹ thuật của mộng sử dụng trong ghép dọc Sử dụng thành thạo máy phay mộng để gia công 2 dạng mộng sử dụng trong ghép dọc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Chuẩn bị cho bài dạy: Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Phôi đảm bảo đủ 50 phôi/1hv và các dụng cụ đo kiểm: thước vuông, thước kẹp, thước cuộn Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: 02 bài Phiếu giao bài tập: Nội dung phiếu giao bài tập: Từng cá nhân thực hành gia công (phay mộng) trên máy phay mộng Finger, phôi đã được gia công chuẩn đảm bảo kích thước chiều dày và rộng + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị phôi cần phay mộng Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy Khởi động máy Gia công Tắt máy Sắp xếp phôi đã gia công, vệ sinh. Thời gian thực hiện : 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Xác định đúng dạng mộng của phôi Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy tốt đúng quy trình Chất lượng bề mặt mộng gia công, số lượng sản phẩm Kích thước chiều dài mộng, chiều dày đầu mộng Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Mức độ an toàn lao động + Bài tập 1: Chuẩn bị gia công. (nhóm 03 học viên). Lần lượt từng người trong nhóm : kẹp phôi vào bàn kẹp phôi 3 lần trong thời gian 10 phút. Nội dung : Chuẩn bị phôi Chuẩn bị vị trí tiếp phôi Kiểm tra máy Chạy thử Kẹp phôi vào bàn kẹp + Bài tập 2: Sử dụng kết quả của bài tập 1 . Phay mộng 50 phôi đảm bảo yêu cầu chất lượng mộng Finger Joint và an toàn lao động trong thời gian 10 phút. Nội dung : Chuẩn bị phôi Chuẩn bị vị trí tiếp phôi Lắp dao Kiểm tra máy Chạy thử Phay mộng Sắp xếp sản phẩm Vệ sinh Hệ thống nội dung bài học Các hoạt động dạy và học Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn kỹ thuật của mộng sử dụng trong ghép dọc - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các sản phẩm mẫu 10 phút 2 Cấu tạo máy phay mộng - Thuyết trình có minh họa bằng hình ảnh -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 3 Cấu tạo của 2 dạng mộng sử dụng trong ghép dọc - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng biểu treo tường - Các sản phẩm mẫu 10 phút 4 An tòan lao động Thuyết trình có minh họa bằng hình ảnh - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 5 phút 5 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình Phiếu phân tích công việc B1; B2; B8 5 phút 6 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 5 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình) giải thích và lưu ý các thao tác quan trọng, an toàn lao động như: Phôi phải được xếp vuông góc với thước tựa,đúng cữ chặn. Phôi phải cùng quy cách (chiều dày), số lượng phôi phải đủ ( nghĩa là sao cho xi lanh ép được cả 2 chiều) Đẩy bàn kẹp phôi đều và từ từ, đẩy bàn kẹp phôi đi hết đường ray về vị trí an toàn mới được xả van hơi xi lanh ép và lấy phôi ra ngoài , đồng thời kéo bàn kẹp phôi về vị trí ban đầu để tiếp tục gia công. Chú ý: Trong khi gia công không được xả van hơi xi lanh ép. Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Học viên thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu (thường sau khi thực hiện gia công 50 thanh) Thực hành cá nhân (theo nhóm 02hv/100 phôi), các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Bài tập thực hành: 02 bài theo nội dung trên Hệ thống nội dung bài học Đánh giá kết quả học tập Phần lý thuyết: Câu 1. Khi phay mộng trên máy phay mộng (máy Finger), mộng phải dạt được các yêu cầu nào sau đây? a. Phần mộng âm và phần mộng dương phù hợp. b. Kích thước mộng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật ,vai mộng phải vuông . c. Bề mặt của mộng nhẵn, láng không bị sần xù, vỡ dập, cháy xém. d. Cả a, b, c đều đúng . Câu trả lời đúng là: d Câu 2. Có bao nhiêu kiểu mộng khi phay mộng trên máy phay mộng (máy Finger Joint). a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 Câu trả lời đúng là: b Câu 3. Để điều chỉnh kích thước mộng trên máy phay mộng người ta điều chỉnh bộ phận nào sau đây? a. Điều chỉnh lên xuống trục phay b. Điều chỉnh bàn kẹp phôi c. Điều chỉnh tịnh tiến cưa tề đầu. d. Thay dao khác Câu trả lời đúng là: c Câu 4. Để điều chỉnh vai mộng trên máy phay mộng người ta điều chỉnh bộ phận nào sau đây? a. Điều chỉnh lên xuống trục phay b. Điều chỉnh bàn kẹp phôi c. Điều chỉnh tịnh tiến cưa tề đầu. d. Thay dao khác Câu trả lời đúng là: a Thực hành Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên: . Ngày: .. Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1. Chuẩn bị trang phục bảo hộ LĐ 2. Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm 3. Điều chỉnh dao 4. Điều chỉnh bộ phận kẹp phôi 5. Điều chỉnh thứơc tựa 6. Chạy thử máy 7. Tiếp phôi đúng thao tác, an toàn 8. Phay mộng 9. An toàn LĐ 10.Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 6: Phay mộng Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm - Chuẩn bị đúng loại - Đặt phôi đúng vị trí thuận lợi cho thao tác - Chuẩn bị không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí - Chuẩn bị phôi không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí Kiểm tra điều chỉnh lại 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh máy - Điều chỉnh đúng - Đảm bảo yêu cầu KT Máy không đảm bảo kỹ thuật Điều chỉnh máy không đúng Kiểm tra, điều chỉnh lại máy 3 Khởi động máy Đúng quy trình Máy hoạt động không tốt Khởi động máy không đúng Kiểm tra điều chỉnh lại 4 Gia công - Đúng thao tác -Phôi phải được xếp vuông góc với thước tựa,đúng cữ chặn -Phần mộng âm và phần mộng dương bằng nhau -Bề mặt của mộng nhẵn, láng không bị sần xù, vỡ dập, cháy xém -Phần mộng âm và phần mộng dương không đều nhau - Mộng cắt chưa hết. -Mộng phay không vuông. -Chiều dày mộng không đều -Chiều dài mộng không đều - Trục dao bị lệch - Cữ chặn không chính xác - Thườc tựa không vuông góc với trục dao - Phôi chưa đạt yêu cầu. - Độ sắc của lưỡi phay không đạt - Dao phay có kích thước không đều -Điều chỉnh lại trục dao. -Điều chỉnh lại cữ chặn. -Kiểm tra và điều chỉnh lại thườc tựa. -Kiểm tra lại phôi và sử lý nếu phôi chưa đạt yêu cầu. -Kiểm tra độ sắc của lưỡi phay. -Kiểm tra lại kích thước của dao phay 5 Tắt máy Đúng quy trình Dừng máy không đúng quy trình 6 Xếp phôi - Xếp phôi đúng cách -Xếp gỗ không đúng -Xếp được ít gỗ trên một palết. -Gỗ bị đổ. -Xếp gỗ không đúng Thực hiện đúng kỹ thuật xếp phôi Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: Sản phẩm của từng học viên có ghi tên, giáo viên quan sát thao tác và đánh giá sản phẩm. TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Xác định đúng dạng mộng của phôi 2 Chuẩn bị máy, điều chỉnh, khởi động máy đúng quy trình 3 Chất lượng bề mặt mộng gia công 4 Kích thước chiều dài mộng, chiều dày đầu mộng 5 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 6 Mức độ an toàn lao động Chất lượng gia công đánh giá theo các tiêu chí sau: TT Nội dung Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Phần mộng âm và phần mộng dương 2 Bề mặt của mộng 3 Vai mộng 4 Số lượng mộng 5 Kích thước mộng BÀI 7: PHÂN LOẠI MỘNG GHÉP (Mã bài: MĐ2- 07) Mục tiêu Học xong bài này người học có khả năng : Trình bầy được tiêu chuẩn kỹ thuật của mộng dùng trong ghép dọc Trình bầy được yêu cầu về chất lượng của thanh ghép Phân loại đúng các loại phôi theo yêu cầu: về màu sắc, chủng loại gỗ, chất lượng của mộng Chuẩn bị cho bài dạy: Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Phôi) đảm bảo đủ 50 phôi /1hv Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: 02 bài Phiếu giao bài tập: Phân loại phôi ghép Nội dung phiếu giao bài tập: Từng cá nhân thực hành phân loại phôi ghép đã được phay mộng + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị phôi đã được phay mộng Chuẩn bị vị trí xếp sản phẩm Phân loại phôi Sắp xếp phôi đã phân loại, vệ sinh. Thời gian thực hiện : 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm Phân loại phôi theo màu sắc Phân loại phôi theo chất lượng Phôi có khuyết tật Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Bài tập 1: Chuẩn bị gia công. (nhóm 03 học viên). Phân loại 50 phôi theo 3 màu sáng, hồng, sẫm đảm bảo yêu cầu trong thời gian 10 phút. Nội dung : Chuẩn bị phôi Chuẩn bị vị trí tiếp phôi Phân loại phôi theo màu sắc Kiểm tra Sắp xếp phôi Bài tập 2: Phân loại 50 phôi theo chất lượng phôi ghép thành 3 loại : 2 mặt đẹp,1 mặt đẹp, 2 mặt xấu đảm bảo yêu cầu trong thời gian 10 phút. Nội dung : Chuẩn bị phôi Chuẩn bị vị trí tiếp phôi Phân loại phôi theo chất lượng Kiểm tra Sắp xếp phôi Hệ thống nội dung bài học Các hoạt động dạy và học: Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN LỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn kỹ thuật của mộng (Finger Joint) sử dụng trong ghép dọc - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh,vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các sản phẩm mẫu 10 phút 2 Yêu cầu về phôi ghép - Thuyết trình có minh họa -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các sản phẩm mẫu 15 phút 3 Yêu cầu về chất lượng của thanh ghép - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các sản phẩm mẫu 10 phút 4 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình Phiếu phân tích công việc B9, B10, B11 7 phút 5 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 3 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình) giải thích và lưu ý các điểm quan trọng như: Phôi phải cùng chủng loại gỗ. Phôi không có mắt chết. Thân mộng phải vuông. Đầu thân mộng phải được cắt hết. Chọn những phôi có khuyết tật xếp riêng để tái chế lại. Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Học viên thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu (thường sau khi thực hiện phân loại 50 thanh) Thực hành cá nhân (theo nhóm 03hv/150 thanh), các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Bài tập thực hành: 02 bài theo nội dung trên PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 7: Phân loại phôi ghép dọc Họ và tên/Nhóm số: ..................................................... GVHD: ........................................................................ Ngày thực hiện: ........................................................... TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm - Chuẩn bị đúng loại - Đặt phôi đúng vị trí thuận lợi cho thao tác - Chuẩn bị không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí - Chuẩn bị không đúng loại - Đặt phôi không đúng vị trí Kiểm tra, chuẩn bị lại 2 Phân loại phôi theo màu sắc - Phôi phải cùng chủng loại gỗ. - Phôi không có mắt chết. - Thân mộng phải vuông. - Đầu thân mộng phải được cắt hết. - Phần mộng âm và phần mộng dương đồng đều - Phôi có màu sắc gần giống nhau - Phôi không cùng chủng loại gỗ. - Phôi có mắt chết. -Thân mộng không vuông. - Đầu thân mộng không được cắt hết. - Phần mộng âm và phần mộng dương không đồng đều - Phôi có màu sắc không giống nhau Không nắm vững tiêu chuẩn chất lượng của phôi ghép sử dụng trong ghép dọc Kiểm tra và phân loại lại 3 Phân loại phôi theo chất lượng -Phôi phải cùng chủng loại gỗ. -Phôi không có mắt chết. -Thân mộng phải vuông. -Đầu thân mộng phải được cắt hết. -Phôi có phần mộng âm và phần mộng dương đồng đều. -Phôi có chất lượng gần giống nhau - Phôi không cùng chủng loại gỗ. - Phôi có mắt chết. - Thân mộng không vuông. - Đầu thân mộng không được cắt hết. - Phôi có phần mộng âm và phần mộng dương không đồng đều. - Phôi có chất lượng không giống nhau Không nắm vững tiêu chuẩn chất lượng của phôi ghép sử dụng trong ghép dọc Kiểm tra và phân loại lại 4 Phôi có khuyết tật Phôi không đảm bảo thì để riêng để đưa đi tái chế Kiểm tra và tái chế lại Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu: Phần lý thuyết: Câu 1. Phân loại phôi phải đảm bảo các yêu cầu nào sau đây: Phôi không có mắt chết,có màu sắc, chất lượng gần giống nhau . Thân mộng phải vuông, đầu thân mộng phải được cắt hết. Phôi có phần mộng âm và phần mộng dương đồng đều. Cả a, b, c đều đúng. Câu 2: Điền từ trong ngoặc (bằng nhau, lớn hơn hoặc bằng 3, vuông, sần xù, vỡ dập, cháy xém, yêu cầu kỹ thuật) vào dấu trong các câu sau: Phần mộng âm và phần mộng dương.... Kích thước mộng đảm bảo... Số lượng mộng Bề mặt của mộng nhẵn, láng không bị - Vai mộng phải ... Câu 3: Trình bày các yêu cầu về phôi ghép sử dụng trong ghép dọc? Trả lời: Các yêu cầu về phôi ghép sử dụng trong ghép dọc là: Các bề mặt phải thẳng, phẳng và vuông góc với nhau. Phôi có cùng kích thước về chiều rộng và chiều dày. Chiều dày phôi không được lệch nhau quá 1 mm. Chiều dài của phôi ghép lớn hơn 180 mm. Độ lẹm cạnh nhỏ hơn một phần trăm Độ cong các chiều nhỏ hơn một phần trăm Phôi đã loại bỏ hết các khuyết tật ,và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu Câu 4: Trình bày các yêu cầu về chất lượng của thanh ghép? Trả lời: Các yêu cầu về chất lượng của thanh ghép là: Thanh ghép có mối ghép kín, khít, không bị tét, hở. Mối ghép không được gẫy dập, vỡ mộng Thanh ghép có màu sắc và chất lượng đồng đều. Chiều dày không được lệch nhau quá 1 mm Thanh ghép thẳng không bị võng ( cong bụng) Câu 5: Khi phân loại phôi phải đảm bảo các yêu cầu nào? Trả lời: Khi phân loại phôi phải đảm bảo các yêu cầu sau: Phôi phải cùng chủng loại gỗ. Phôi không có mắt chết. Thân mộng phải vuông. Đầu thân mộng phải được cắt hết. Chọn những phôi có phần mộng âm và phần mộng dương đồng đều. Chọn những phôi có màu sắc gần giống nhau và xếp riêng. Chọn những phôi có chất lượng gần giống nhau và xếp riêng. Chọn những phôi có khuyết tật xếp riêng. Thực hành Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên: ............................................. Ngày: .................................... Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1.Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm 2.Phân loại phôi theo màu sắc 3.Phân loại phôi theo chất lượng 4.Kiểm tra 5.Sắp xếp phôi 6.Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: Sản phẩm của từng học viên có ghi tên, giáo viên quan sát thao tác và đánh giá sản phẩm. TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Chuẩn bị phôi, vị trí xếp sản phẩm 2 Phân loại phôi theo màu sắc 3 Phân loại phôi theo chất lượng 4 Phôi có khuyết tật 5 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 6 Mức độ an toàn lao động BÀI 8: PHA KEO (Mã bài: MĐ2- 08) Mục tiêu Học xong bài này người học có khả năng: Trình bày được tính chất của keo dùng trong nối ghép gỗ, phù hợp với từng loại gỗ. Trình bày được định mức keo cần trải trên bề mặt mối ghép. Định lượng keo, pha keo, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động. Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Keo và dụng cụ pha keo Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: 02 bài Phiếu giao bài tập: Pha keo Nội dung phiếu giao bài tập: Từng nhóm thực hành pha keo để ghép dọc + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị dụng cụ pha keo Chuẩn bị keo và xúc tác Định lượng keo cần pha Chuẩn bị vị trí pha keo Trộn đều hỗn hợp keo – xúc tác Vệ sinh Thời gian thực hiện: 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Chuẩn bị dụng cụ pha keo đầy đủ Chuẩn bị keo và xúc tác (Chọn loại keo phù hợp với điều kiện yêu cầu của từng loại sản phẩm và cho mỗi quá trình sản xuất). Định lượng keo cần pha chính xác đúng tỷ lệ yêu cầu của nhà sản xuất (Số lượng keo trộn nên giới hạn số lượng keo có thể sử dụng hết trong vòng 60 phút sau khi trộn keo). Trộn đều hỗn hợp keo – xúc tác (Không được để chất xúc tác tiếp xúc trực tiếp với da và mắt.) Vệ sinh Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Bài tập 1: Chuẩn bị gia công. (nhóm 03 học viên). Từng nhóm định lượng để pha 0,5 Kg keo đảm bảo yêu cầu trong thời gian 10 phút. Nội dung : Chuẩn bị dụng cụ pha keo đầy đủ Chuẩn bị keo và xúc tác Định lượng keo và xúc tác chính xác Chuẩn bị vị trí pha keo Kiểm tra Bài tập 2: Từng nhóm pha 0,5 Kg keo đảm bảo yêu cầu và an toàn lao động trong thời gian 10 phút. Nội dung : Chuẩn bị dụng cụ pha keo đầy đủ Chuẩn bị keo và xúc tác Định lượng keo và xúc tác chính xác Chuẩn bị vị trí pha keo Kiểm tra Trộn đều hỗn hợp keo – xúc tác Vệ sinh công nghiệp Các hoạt động dạy và học Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGU ỒN L ỰC THỜI GIAN 1 Các khái niệm cơ bản về keo dán gỗ, phân loại - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các mẫu keo, xúc tác 10 phút 2 Các loai keo sử dụng trong mối ghép dọc gỗ - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Các mẫu keo, xúc tác 15 phút 3 Pha trộn keo - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 4 Quy định an toàn khi pha trộn keo - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 5 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình - Phiếu phân tích công việc B12, B13, B14 5 phút 6 Hệ thống nội dung lý thuyết -Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 5 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình) giải thích và lưu ý các thao tác quan trọng, an toàn lao động như: Keo phải pha (Tỷ lệ trộn giữa keo và chất xúc tác ) đúng tỷ lệ yêu cầu của nhà sản xuất. Trộn đều hỗn hợp keo và chất xúc tác. Lượng keo trộn vừa đủ sử dụng trong khoảng 1 giờ. Không được để chất xúc tác tiếp xúc trực tiếp với da và mắt. Đóng chặt nắp sau khi sử dụng keo. Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu Thực hành cá nhân (theo nhóm 03hv), các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Bài tập thực hành: 02 bài theo nội dung trên Hệ thống nội dung bài học PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 8: Pha keo TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị keo, xúc tác, dụng cụ, vị trí pha keo -Chuẩn bị dụng cụ pha keo đầy đủ -Chọn loại keo phù hợp với điều kiện yêu cầu của từng loại sản phẩm. -Chọn loại keo phù hợp cho mỗi quá trình sản xuất. Chuẩn bị không đủ, không đúng loại Chuẩn bị không đủ, không đúng loại Kiểm tra, chuẩn bị lại 2 Định lượng lượng keo cần pha -Định lượng keo chính xác đúng tỷ lệ yêu cầu của nhà sản xuất -Số lượng keo trộn nên giới hạn số lượng keo có thể sử dụng hết trong vòng 60 phút sau khi trộn keo. Tỷ lệ pha trộn (Keo/xúc tác) không đúng tỷ lệ yêu cầu của nhà sản xuất Không nắm vững định lượng keo chính xác đúng tỷ lệ yêu cầu của nhà sản xuất sử dụngtrong ghép dọc Kiểm tra và định lượng keo lại 3 Trộn đều hỗn hợp keo và chất xúc tác. - Đúng quy trình -Lượng keo trộn vừa đủ sử dụng trong khoảng 1 giờ. -Không được để chất xúc tác tiếp xúc trực tiếp với da và mắt. -Đóng chặt nắp sau khi sử dụng keo. -Thời gian trộn keo quá lâu - Không trộn đều hỗn hợp keo và chất xúc tác. -Không nắm vững tiêu chuẩn chất lượng của keo sử dụng trong ghép dọc - Không trộn đều hỗn hợp keo và chất xúc tác. Kiểm tra lại và trộn đều hỗn hợp keo và chất xúc tác. 4 Vệ sinh Vệ sinh sạch dụng cụ pha keo Vệ sinh không sạch dụng cụ pha keo Không vệ sinh sạch dụng cụ pha keo Kiểm tra, VS lại Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu: Phần lý thuyết: Câu 1: Trong ghép dọc gỗ người ta sử dụng loại keo nào sau đây? a. Keo 1 thành phần b. Keo 2 thành phần c. Cả 2 loại trên. Câu trả lời đúng là: c Câu 2: Trong ghép dọc gỗ thời gian sử dụng keo đã trộn tốt nhất là: a.Trong ½ giờ. c. Trong 1,5 giờ b. Trong 1 giờ d. Trong 2 giờ Câu trả lời đúng là: a Thực hành Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên: ........................................Ngày: .............................. Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1.Chuẩn bị dụng cụ pha trộn keo 2.Chuẩn bị vị địa điểm pha trộn keo 3.Định lượng keo- xúc tác 4.Trộn keo 5.An toàn LĐ 6.Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: Sản phẩm của từng nhóm học viên có ghi tên, giáo viên quan sát thao tác và đánh giá sản phẩm. TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Chuẩn bị keo, xúc tác, dụng cụ, vị trí pha keo 2 Định lượng lượng keo cần pha 3 Trộn đều hỗn hợp keo và chất xúc tác. 4 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 5 Mức độ an toàn lao động 6 Vệ sinh BÀI 9: TRÁNG KEO GHÉP DỌC (Mã bài: MĐ2- 09) Mục tiêu Học xong bài này người học có khả năng: Trình bầy được tiêu chuẩn kỹ thuật của mộng ngón dùng trong ghép dọc Trình bày được tính chất của keo dùng trong ghép dọc, phù hợp với từng loại gỗ. Trình bày được định mức keo cần tráng trên bề mặt mối ghép dọc Tráng keo đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Chuẩn bị cho bài dạy Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Keo : 0,5Kg /3hv Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: 02 bài Phiếu giao bài tập: Trải keo Nội dung phiếu giao bài tập: Lần lượt từng học sinh thực hành tráng keo để ghép dọc + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị dụng cụ tráng keo Chuẩn bị keo, xúc tác Định lượng keo, xúc tác cần pha Chuẩn bị vị trí pha keo Khuấy keo Vệ sinh khu làm việc Thời gian thực hiện : 15 phút + Tiêu chí đánh giá: Chuẩn bị keo, dụng cụ, vị trí tráng keo Chuẩn bị phôi ghép Tráng keo Sắp xếp phôi đã tráng keo Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành Mức độ an toàn lao động Bài tập thực hành:Thực hành theo nhóm 3 người . + Bài tập1: Chuẩn bị gia công. Chuẩn bị dụng cụ , phôi ghép và khu vực tráng keo Nội dung: Khu vực làm việc sạch đủ rộng để thao tác. Phôi ghép đã phân loại, xếp ướm thanh Đặt palêt phôi đúng vị trí, chiều hướng thuận tiện Dụng cụ tráng keo sạch sẽ, đầy đủ. Keo đã pha đủ dùng trong 1 giờ. + Bài tập 2. Thực hành tráng keo: Trong thời gian 10 phút lần lượt từng người trong nhóm tráng keo(quét keo) cho 50 phôi ghép. Nội dung: Lần lượt từng người trong nhóm làm các công việc Sắp xếp phôi ghép để tráng keo: Yêu cầu đúng Tráng keo: Đều đủ định lượng. Vệ sinh công nghiệp Hệ thống nội dung bài học Các hoạt động dạy và học: Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGU ỒN L ỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn kỹ thuật của mộng ngón sử dụng trong ghép dọc - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 2 Tráng keo - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 3 Quy định an toàn khi tráng keo - Thuyết trình có minh họa - Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 15 phút 4 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình Phiếu phân tích công việc B15 7 phút 5 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 3 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình) giải thích và lưu ý các thao tác quan trọng, an toàn lao động như: Vị trí tráng keo phải sạch sẽ không bụi bặm. Keo phải được tráng đều trên toàn bộ bề mặt của mối ghép(phần thân mộng, đáy mộng, đầu mộng) Định mức lượng keo tráng trên bề mặt mối ghép 200 ÷ 250 g/m2 . Tráng keo xong trong vòng 2 ÷ 5 phút là phải đưa ghép ngay. Khi tráng keo phải đảm bảo đúng thứ tự đã xếp ướm thanh Lần 2: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình), học viên quan sát đối chiếu với quy trình trong tài liệu phát tay + Thực hành: Học viên: thực hành có theo dõi, hướng dẫn và điều chỉnh của giáo viên đến khi học viên thao tác đạt yêu cầu (thường sau khi thực hiện trải keo(quét keo) cho 50 phôi ghép.) Thực hành cá nhân: Trong thời gian 10 phút lần lượt từng người trong nhóm trải keo(quét keo) cho 50 phôi ghép, các học viên còn lại quan sát và nhận xét (theo tài liệu hướng dẫn phát tay) sau khi kết thúc Hệ thống nội dung bài học PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH Bài 9: Tráng keo ghép dọc TT Bước công việc Tiêu chuẩn thực hiện Sai sót thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục 1 Chuẩn bị keo, dụng cụ, vị trí tráng keo -Khu vực làm việc sạch đủ rộng để thao tác. -Vị trí tráng keo phải sạch sẽ không bụi bặm. -Dụng cụ tráng keo sạch sẽ, đầy đủ. -Keo đã pha đủ dùng trong 1 giờ. - Chuẩn bị không đúng -Dụng cụ tráng keo không sạch sẽ -Keo đã pha quá nhiều - Chuẩn bị không đúng - Không vệ sinh dụng cụ tráng keo sạch sẽ - Không định lượng được lượng keo cần pha -Kiểm tra, chuẩn bị lại - Vệ sinh khu vực làm việc, dụng cụ tráng keo sạch sẽ -Định lượng keo cần pha 2 Chuẩn bị phôi ghép -Phôi ghép đã phân loại, xếp ướm thanh -Đặt palêt phôi đúng vị trí, chiều hướng thuận tiện -Phôi ghép chưa phân loại hoặc xếp ướm thanh -Đặt palêt phôi không đúng vị trí, chiều hướng không thuận tiện -Phôi ghép chưa phân loại hoặc xếp ướm thanh -Đặt palêt phôi không đúng vị trí - Kiểm tra, chuẩn bị lại - Đặt palêt phôi đúng vị trí, chiều 3 Trải keo -Keo phải được tráng đều trên toàn bộ bề mặt của mối ghép (phần thân mộng, đáy mộng, đầu mộng) -Định mức lương keo tráng trên bề mặt mối ghép từ 200 đến 250gam/m2 -Tráng keo xong trong vòng 2 đến 5 phút là phải đưa ghép ngay -Khi tráng keo phải đảm bảo đúng thứ tự đã xếp ướm thanh -Keo không được tráng đều trên toàn bộ bề mặt của mối ghép (phần đáy mộng) -Khi tráng keo không đảm bảo đúng thứ tự đã xếp ướm thanh - Không nắm vững kỹ thuật tráng keo. - Lật mối ghép sai -Không nắm vững tiêu chuẩn chất lượng của keo sử dụng trong ghép ngang -Kiểm tra lại - Tráng keo lại cho đều - Đảm bảo đúng thứ tự đã xếp ướm thanh 4 Sắp xếp phôi đã trải keo Đảm bảo đúng thứ tự đã xếp ướm thanh Sắp xếp phôi đã tráng keo không đảm bảo đúng thứ tự đã xếp ướm thanh - Lật mối ghép sai Kiểm tra và sắp xếp phôi lại 5 Vệ sinh Vệ sinh sạch Vệ sinh không sạch Thực hiện đúng kỹ thuật VS Đánh giá kết quả học tập Phần lý thuyết: Câu 1: Trong ghép dọc người ta sử dụng phương pháp tráng keo nào sau đây? a. Phương pháp quét keo b. Phương pháp nhúng keo c. Phương pháp tráng keo bằng cơ giới d. Cả a, b, c đều đúng Câu trả lời đúng là: d Câu 2. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến quá trình dán dính? a. Độ ẩm của gỗ: b. Bề dày màng keo: c. Áp suất ép,thời gian cảo ép: d. Tất cả các yếu tố trên. Câu trả lời đúng là: d Câu 3. Trong quá trình tráng keo chúng ta phải đảm bảo? Keo tráng phải đều. Lượng keo trải vừa đủ. - Hợp tác chặt chẽ với tổ ghép để khi tổ ghép ghép xong, đưa thanh đã ghép ra thì keo cũng trải xong, để thời gian keo đã trải chờ ghép ít nhất Thực hành Bảng kiểm để đánh giá quá trình thực hành của học viên: Tên học viên: ....................................... Ngày: ............................ Hướng dẫn: Đánh dấu (x) vào ô tương ứng "Có/Không" để kiểm tra xem học viên có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Học viên đã: Có Không 1. Chuẩn bị keo, dụng cụ, vị trí trải keo 2. Chuẩn bị phôi ghép 3.Điều chỉnh lượng keo trải 4.Trải keo 5.An toàn LĐ 6.Vệ sinh Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng: Tất cả các bước phải được dánh dấu "Có". Đánh giá thực hành theo tiêu chí của phiếu giao bài tập: Sản phẩm của từng học viên có ghi tên, giáo viên quan sát thao tác và đánh giá sản phẩm. TT Chỉ tiêu Tốt Khá Trung bình Không đạt 1 Chuẩn bị keo, dụng cụ, vị trí tráng keo 2 Chuẩn bị phôi ghép 3 Tráng keo 4 Sắp xếp phôi đã tráng keo 5 Thao tác, thái độ học sinh khi thực hành 6 Mức độ an toàn lao động 7 Vệ sinh BÀI 10: GHÉP DỌC (Mã bài: MĐ2- 10) Mục tiêu Học xong bài này người học có khả năng : Trình bày được quy trình ép đối với máy ghép dọc không tự động. Trình bày được tiêu chuẩn của thanh gỗ ghép Sắp xếp các phôi ghép, sử dụng máy ghép thành thạo để ghép dọc (ghép thanh) đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và an toàn lao động Chuẩn bị cho bài dạy: Phòng học lý thuyết, thiết bị và vật liệu dạy học: máy tính, đầu chiếu; sản phẩm mẫu; thẻ màu; bảng ghim Xưởng thực hành: máy, thiết bị phụ trợ và trang phục bảo hộ lao động Phôi đảm bảo đủ 50 phôi /1hv và các dụng cụ đo kiểm: thước vuông, thước cuộn Tài liệu phát tay gồm: Bài giảng tích hợp, quy trình hướng dẫn thực hiện công việc (01bộ/01hv) Bài tập thực hành: 02 bài Phiếu giao bài tập: Ghép dọc Nội dung phiếu giao bài tập: Từng nhóm (2-3 HS) thực hành gia công ghép dọc + Trình tự thực hiện công việc: Chuẩn bị phôi Kiểm tra máy Chạy máy Xếp phôi lên bàn ép Ép dọc Vệ sinh khu vực làm việc Thời gian thực hiện : 15 phút Bài tập 1: Chuẩn bị gia công. (nhóm 03 học viên): Xếp 50 phôi vào bàn ép đảm bảo yêu cầu trong thời gian 10 phút. Nội dung : Phải xếp đúng theo các phôi đã được phân loại (Xem bài phân loại phôi) Phải xếp đúng theo chiều liên kết của mộng. Chỉ xếp những phôi đã được tráng keo. Chú ý: Tận dụng những phôi chỉ phay mộng một đầu. Bài tập 2: Sử dụng kết quả của bài tập 1, tiến hành ép dọc 50 thanh ghép đảm bảo yêu cầu trong thời gian 15 phút. Nội dung : Chuẩn bị phôi Kiểm tra máy Chạy thử Xếp phôi lên bàn ép Ép dọc Vệ sinh khu vực làm việc Hệ thống nội dung bài học Các hoạt động dạy và học: Phần lý thuyết: Địa điểm: thực hiện tại phòng học lý thuyết STT NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG NGU ỒN L ỰC THỜI GIAN 1 Tiêu chuẩn của thanh ghép - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 5 phút 2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dán dính - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật -Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông - Sản phẩm mẫu 10 phút 3 Xếp phôi vào bàn ép - Thuyết trình, có minh họa bằng hình ảnh và vật thật - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point 5 phút 4 Máy ghép dọc - Thuyết trình có minh họa - Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 3 nhóm - Tài liệu phát tay - 1 Slide Power point - Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 10 phút 5 An tòan lao động Thuyết trình Tài liệu phát tay 3 phút 6 Quy trình và cách thức thực hiện Thuyết trình Phiếu phân tích công việc B1; B2; B15 7 phút 7 Hệ thống nội dung lý thuyết Giáo viên tóm tắt các nội dung theo thẻ màu, bổ sung các nội dung còn thiếu Bảng ghim, thẻ màu, bút lông 5 phút Thực hành Phương pháp thực hiện: + GV làm mẫu hướng dẫn (02 lần): Lần 1: GV thao tác mẫu (theo đúng quy trình) giải thích và lưu ý các thao tác quan trọng an toàn lao động: Phải xếp đúng theo các phôi đã được phân loại (Xem bài phân loại phôi) Phải xếp đúng theo chiều liên kết của mộng. Chỉ xếp những phôi đã được trải keo. Chú ý: Tận dụng n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctai_lieu_day_nghe_van_ghepthanh_507.doc
Tài liệu liên quan