Tài liệu hướng dẫn Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 8, 9

Tài liệu Tài liệu hướng dẫn Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 8, 9: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN (THỬ NGHIỆM) GIÁO DỤC TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8, 9 Đà Nẵng, tháng 9 năm 2013 Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục về BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục các cấp học nhận thức từ rất sớm. Nhưng để cụ thể hóa thành những hoạt động giáo dục và chương trình dạy học nội khóa cũng như ngoại khóa thì hầu như chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ, chưa nội dung, tài liệu, phương pháp rõ ràng. Ngày 12/10/2010, Bộ GDĐT đã có Quyết định số 4620/QĐ-BGDDT về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2015. Được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành triển khai dự án Xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở đô thị thông qua giáo dục lồng ghép. Dự án được thực hiện tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn quận Cẩm Lệ, do quỹ Rockefeller tài trợ thông ...

pdf161 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu hướng dẫn Giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu qua môn Địa lí lớp 8, 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN (THỬ NGHIỆM) GIÁO DỤC TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU QUA MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8, 9 Đà Nẵng, tháng 9 năm 2013 Trang 1 LỜI NÓI ĐẦU Giáo dục về BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục các cấp học nhận thức từ rất sớm. Nhưng để cụ thể hóa thành những hoạt động giáo dục và chương trình dạy học nội khóa cũng như ngoại khóa thì hầu như chúng ta chưa có quan niệm đầy đủ, chưa nội dung, tài liệu, phương pháp rõ ràng. Ngày 12/10/2010, Bộ GDĐT đã có Quyết định số 4620/QĐ-BGDDT về việc ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành giáo dục giai đoạn 2011-2015. Được sự đồng ý của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành triển khai dự án Xây dựng khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu ở đô thị thông qua giáo dục lồng ghép. Dự án được thực hiện tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn quận Cẩm Lệ, do quỹ Rockefeller tài trợ thông qua Viện Chuyển đổi Môi trường và Xã hội (ISET) giai đoạn từ 01/01/2012 đến 31/12/2015. Mục tiêu của Dự án này nhằm nâng cao nhận thức, cải thiện hành vi và hình thành kĩ năng ứng phó với BĐKH của học sinh, giáo viên và phụ huynh, để họ có thể chủ động góp phần vào quá trình chống chịu với BĐKH tại quận Cẩm Lệ (đơn vị thí điểm) cũng như các trường học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Để đạt được mục tiêu mong đợi đó, nhiệm vụ của cơ quan chỉ đạo chuyên môn và các nhà trường là xây dựng các mô hình, nội dung, hoạt động giáo dục lồng ghép về chống chịu với BĐKH ở đô thị vào chương trình đối với một số môn học ở các khối lớp (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông); trong đó, việc tổ chức biên soạn bộ tài liệu giáo dục tích hợp BĐKH qua các môn học là điều hết sức cần thiết. Tài liệu hướng dẫn giáo dục tích hợp biến đổi khí hậu (thử nghiệm) gồm 09 cuốn: - Giáo dục tiểu học (03 cuốn): Lịch sử và Địa lý lớp 4 (phần Địa lí); Tự nhiên - Xã hội lớp 3; Khoa học lớp 4. Trang 2 - Giáo dục trung học (06 cuốn): Giáo dục công dân lớp 6, 7; Địa lý lớp 8, 9; Sinh học lớp 9; Giáo dục công dân lớp lớp 10, 11; Địa lí lớp 12; Sinh học lớp 12. Sách được dùng làm tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và cán bộ chỉ đạo chuyên môn về giáo dục tích hợp BĐKH vào trong chương trình học của từng môn học (chính khóa và ngoại khóa), của các bậc học tại các trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng; từ đó nhân rộng ra các trường khác trên địa bàn thành phố và khu vực. Sách được trình bày, gồm 2 phần: - Phần 1: Giới thiệu chung và hướng dẫn phương pháp tích hợp nội dung BĐKH bao gồm việc cung cấp thông tin chung, biểu hiện và kế hoạch ứng phó với BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam và thành phố Đà Nẵng nhằm định hướng việc giáo dục tích hợp BĐKH; đưa ra cách biên soạn tài liệu, phương pháp dạy học tích hợp; gợi ý nội dung, chủ đề, địa chỉ tích hợp về giáo dục BĐKH ở các cấp học, qua một số môn học liên quan. - Phần 2: Thiết kế mẫu một số nội dung giáo dục tích hợp BĐKH qua các môn học bao gồm việc trình bày địa chỉ, nội dung, thiết kế bài giảng, thiết kế hoạt động ngoại khóa. Sách được dùng như một tài liệu nguồn để cán bộ, giáo viên thực hiện các họat động giáo dục tích hợp BĐKH ở trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Sách trong giai đoạn triển khai thí điểm, sẽ được điều chỉnh, bổ sung hợp lí và hiệu quả hơn trong quá trình triển khai, đúc rút kinh nghiệm. Ban biên soạn tài liệu rất mong nhận được những góp ý kịp thời từ các chuyên gia, giảng viên, giáo viên và hết sức quan tâm đến những phản hồi từ phía đối tượng quan trọng nhất của bộ tài liệu này: học sinh của chúng ta./. Trang 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐKH Biến đổi khi hậu Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và đào tạo GDCD Giáo dục công dân PTBV Phát triển bền vững TH Tiểu học THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNXH Tự nhiên xã hội GD Giáo dục GV Giáo viên HS Học sinh Trang 4 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................. 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. 3 MỤC LỤC ................................................................................................................... 4 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRONG NHÀ TRƯỜNG ............................ 7 PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................................. 8 I. VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............................................................................... 8 1. Biểu hiện của BĐKH tại Việt Nam ...................................................................... 8 2. Biểu hiện BĐKH tại thành phố Đà Nẵng ............................................................. 8 3. Kế hoạch ứng phó với BĐKH ............................................................................ 10 II. GIÁO DỤC BĐKH TRONG TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG ............................ 12 1. Giáo dục – chìa khóa để ứng phó với BĐKH ..................................................... 12 2. Quan điểm và nguyên tắc của giáo dục tích hợp BĐKH .................................... 13 3. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình học ................................ 15 a. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình chính khóa ........... 16 b. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình ngoại khóa ........... 18 4. Một số gợi ý về các nội dung của BĐKH ........................................................... 20 III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP VÀ THIẾT KẾ BÀI MẪU ..................................................................................................................... 21 1. Xác định địa chỉ tích hợp .................................................................................... 22 2. Thiết kế mẫu mô-đun giáo dục BĐKH ............................................................... 24 3. Thiết kế mẫu kế hoạch dạy học có tích hợp nội dung BĐKH ............................ 26 4. Thiết kế mẫu hoạt động ngoại khóa .................................................................... 28 Trang 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 29 PHẦN THỨ II: GIÁO DỤC TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ ................................................................................... 30 I. Mục tiêu: ................................................................................................................ 30 II. XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP VÀ THIẾT KẾ MẪU .................................... 32 1. Xác định địa chỉ tích hợp .................................................................................... 32 Bảng 2. Thiết kế địa chỉ tích hợp theo bài học ở môn Địa lý lớp 8 và 9 ................... 33 MÔN ĐỊA LÍ 8 ....................................................................................................... 33 MÔN ĐỊA LÍ 9 ....................................................................................................... 34 2. Thiết kế mẫu kế hoạch dạy học .......................................................................... 42 MÔN ĐỊA LÝ, LỚP 8 ................................................................................... 42 BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM ........................................................................... 42 BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM .......................................................... 47 BÀI 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH .................................................. 52 BÀI 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM ........................................................... 58 BÀI 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA ............................... 64 BÀI 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM ...................................................... 71 BÀI 36: ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM .................................................................... 76 Bài 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM ...................................... 82 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 ................................................................................................. 88 Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ ............................................................... 88 Bài 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ .............................. 93 Bài 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP ........................................................................................................... 99 Trang 6 Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ SẢN XUẤT LÂM ............................ 103 NGHIỆP, THUỶ SẢN ............................................................................................ 103 Bài 18: VÙNG NÚI TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (tt) ........................... 108 Bài 20: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (ĐBSH) .................................... 113 Bài 23: VÙNG BẮC TRUNG BỘ ....................................................................... 117 Bài 25: VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ ........................................... 121 Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN ......................................................................... 125 Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ ................................................................ 130 Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ......................................... 134 PHỤ LỤC: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ............. 140 I. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÀ GÌ? .......................................................................... 139 II. NGUYÊN NHÂN CỦA BĐKH ...................................................................... 143 III. TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH Ở THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM ......................... 146 IV. ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .......................................................... 151 ĐỊNH NGHĨA MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN ....................................... 159 Trang 7 ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG TÀI LIỆU TRONG NHÀ TRƯỜNG Sách được dùng làm tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và cán bộ chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động về giáo dục tích hợp BĐKH vào chương trình học phổ thông (bao gồm chính khóa và ngoại khóa). Mục đích của tài liệu này nhằm cung cấp cơ sở và hướng dẫn chi tiết cho việc biên soạn tài liệu giảng dạy tích hợp BĐKH trong các bài học cụ thể của các môn học ở các bậc học khác nhau. Sách được sử dụng theo trình tự được trình bày, gồm 2 phần: Phần 1- Giới thiệu chung và hướng dẫn phương pháp tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình học, bao gồm: cung cấp những thông tin chung về BĐKH, biểu hiện của BĐKH và kế hoạch ứng phó với BĐKH trên thế giới, ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng; nhằm định hướng cho việc triển khai thực hiện giáo dục tích hợp BĐKH thông qua khái niệm và nguyên tắc của giáo dục BĐKH; đưa ra các hướng dẫn chi tiết về cách biên soạn tài liệu và phương pháp giảng dạy tích hợp BĐKH trong nhà trường phổ thông; đề xuất một số gợi ý cho nội dung và chủ đề của BĐKH ở các cấp bậc học khác nhau; đề xuất phương pháp xác định địa chỉ tích hợp và thiết kế bài mẫu. Phần 2- Thiết kế mẫu một số nội dung giáo dục tích hợp BĐKH ở môn Địa lí cấp THCS (lớp 8, 9), bao gồm: trình bày địa chỉ, nội dung tích hợp BĐKH vào môn Địa lí lớp 8 và 9; thiết kế mẫu bài giảng cho từng bài học bao gồm mục tiêu, nội dung, hoạt động dạy – học và phương pháp giảng dạy; thiết kế chương trình ngoại khóa dựa trên nội dung chương trình chính khóa. Sách được dùng như một tài liệu nguồn để cán bộ, giáo viên thực hiện các họat động giáo dục tích hợp BĐKH ở trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương mình. Trang 8 Phần thứ nhất GIỚI THIỆU CHUNG I. VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1. Biểu hiện của BĐKH tại Việt Nam Biến đổi khí hậu (BĐKH) mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng là một vấn đề thách thức lớn đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Việt Nam có bờ biển dài 3,260 km, với diện tích các vùng biển khoảng hơn một triệu km2, gần 3,000 hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp của các tỉnh ven biển. Những vùng này hàng năm phải chịu ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt, gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô thị và khu dân cư ven biển. Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam” (Bộ Tài nguyên Môi trường, tháng 6 năm 2009) các biểu hiện chính của BĐKH bao gồm sự tăng nhiệt độ toàn cầu, sự thay đổi về lượng mưa, nước biển dâng và sự gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan. Những thay đổi này sẽ dẫn đến hàng loạt các tác động trực tiếp và gián tiếp về kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể là: làm suy giảm quỹ đất, tăng nguy cơ ngập lụt và thiệt hại về người, phá hủy các công trình bảo vệ bờ và cơ sở hạ tầng ven bờ, tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh, phá hủy các tài nguyên và giá trị văn hóa phi vật thể 2. Biểu hiện BĐKH tại thành phố Đà Nẵng Theo kịch bản BĐKH cho Việt Nam đến năm 2100, ở vùng Nam Trung Bộ, nhiệt độ không khí sẽ tăng thêm từ 0,3÷2,8°C; lượng mưa sẽ giảm từ 2,8÷18% vào mùa khô và tăng từ 0,8÷15,2% vào mùa mưa; mực nước biển sẽ dâng cao thêm từ 11÷100 cm. Trong khi đó, thành phố Đà Nẵng đang được xem là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả Việt Nam. Với mục tiêu trở thành Thành phố môi trường vào năm 2020, Đà Nẵng đang triển khai rất nhiều hoạt động thân Trang 9 thiện với môi trường trong công nghiệp, dịch vụ, giáo dục đào tạo, quản lý đô thị; đồng thời quan tâm sâu sắc tới những diễn biến phức tạp của BĐKH lên khu vực và thành phố. Theo Kế hoạch ứng phó với BĐKH và nước biển dâng tại thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, BĐKH đã có những biểu hiện rõ rệt tại thành phố Đà Nẵng như sau:  Nhiệt độ không khí trung bình có sự gia tăng đáng kể và biến trình nhiệt độ trượt 5 năm từ 1976 – 2006 tại Đà Nẵng.  Từ năm 1996-2006, mức biến đổi tốc độ gió cao hơn so với giai đoạn từ năm 1976 – 1996.  Hàng năm, có một đến hai cơn bão hay áp thấp nhiệt đới có gió từ cấp 6 trở lên ảnh hưởng đến Đà Nẵng. Đường đi của các cơn bão trong những năm gần đây rất khó dự đoán.  Trung bình mỗi năm, Đà Nẵng có 3 trận lũ xảy ra trên các đoạn sông ở khu vực Tây Nam của thành phố.  Thành phố Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của nhật triều không đều. Vào mùa mưa, các trận mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0.4- 1.0m giữa đỉnh triều với mực nước sông cao nhất. BĐKH với những biểu hiện và diễn biến phức tạp trong thời gian dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và đời sống của người dân thành phố, cụ thể:  Trong khu vực nội thành, nhiều đường phố bị ngập úng khi có mưa to hay bão lụt, gây ra nhiều trở ngại cho giao thông trong khu vực nội thành.  Một số cơn bão, mưa lớn ở Đà Nẵng trong nhiều năm qua đã làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương, gây thiệt hại rất nhiều về nuôi trồng thủy sản, hoa màu, đường xá, ghe tàu, nhà cửa.  Các hộ nghèo trong thành phố chủ yếu là nông dân, ngư dân và người dân sống ở các quận, huyện ven biển, thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Trang 10  Trong những năm qua, gió mạnh kết hợp với triều cường đã làm xói lở bờ biển, ăn sâu vào đất liền đến 50m, làm sạt lở các đường giao thông và ảnh hưởng đến việc canh tác, đất sinh hoạt của người dân ở nhiều quận như Liên Chiểu, Thanh Khê và Sơn Trà. Kết quả nghiên cứu và dự đoán ngập lụt do BĐKH tại Đà Nẵng theo kịch bản nước biển dâng lên 100 cm kết hợp với mức ngập lụt do lũ lớn như vào năm 1988 được trình bày theo hình 1. Hình 1: Bản đồ nền (trái) và sau ngập lụt (phải) do lũ kết hợp với nước biển dâng 1m. (Nguồn: Dasgupta và cộng sự, 2007) 3. Kế hoạch ứng phó với BĐKH Xuất phát từ những dự báo về các tác động của BĐKH tại Việt Nam, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các dự án được triển khai nhằm nâng cao năng lực thích ứng với BĐKH. Đồng thời, Chính phủ nước ta cũng đã nỗ lực xây dựng khung pháp lý về BĐKH và giảm nhẹ rủi ro do thiên tai, trong đó nổi bật là chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 2/12/2008. Chương trình này được thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo ba giai đoạn: Khởi động (2009 - 2010), triển khai (2011 - 2015) và Phát triển (sau 2015). Mục tiêu chiến lược của chương trình là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng ít cácbon và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm Trang 11 nhẹ BĐKH. Trong 7 nhóm nhiệm vụ đề ra, nâng cao nhận thức và đào tạo nguồn nhân lực ứng phó với BĐKH được xem là một trong những nhiệm vụ cấp bách hàng đầu. Chiến lược quốc gia về BĐKH đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 5/12/2011 nhấn mạnh việc đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các chương trình, bậc giáo dục và đào tạo, đồng thời xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về BĐKH là một trong những chiến lược quan trọng để ứng phó BĐKH. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng điểm. Bên cạnh đó, kịch bản BĐKH ra đời năm 2009 và được cập nhật vào năm 2012 là cơ sở quan trọng để mỗi ngành, lĩnh vực và địa phương sử dụng nhằm đánh giá tác động và xây dựng kế hoạch ứng phó BĐKH đối cụ thể cho mình. Nhìn chung, ứng phó với BĐKH ở nước ta tập trung vào các nhóm hoạt động chính như sau:  Các hoạt động khoa học công nghệ nhằm xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp ứng phó với BĐKH;  Củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH;  Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực;  Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế trong ứng phó với BĐKH;  Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương;  Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động của các bộ, ngành và địa phương ứng phó với BĐKH; Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ GDĐT đã phê duyệt Dự án “Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015” với mục tiêu chính là đưa được các nội dung về BĐKH và ứng phó với BĐKH vào chương trình giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc Trang 12 dân. Cụ thể là đến năm 2013 sẽ hoàn thành giáo trình và tài liệu giảng dạy và học tập để ứng phó với BĐKH. Đối với bậc tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học, nội dung về BĐKH sẽ được tích hợp vào các môn học phù hợp với cấp học và trình độ đào tạo. Bên cạnh đó có nhiều hoạt động như xây dựng các tài liệu tham khảo, băng hình cho giáo viên và học sinh, và các modun về ứng phó với BĐKH cho hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp với đặc thù của các vùng miền. Ở địa phương, UBND TP Đà Nẵng đã xây dựng Kế hoạch chống chịu với BĐKH trong đó nhấn mạnh nhu cầu nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng như một trong những hành động ưu tiên hàng đầu cho hoạt động ứng phó với BĐKH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Sở GDĐT Đà Nẵng mặc dù chưa xây dựng chiến lược riêng cho ngành giáo dục ứng phó với BĐKH nhưng đã lồng ghép nhiều nội dung và hoạt động ứng phó BĐKH trong các hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kế hoạch cho mỗi năm học. Trên cơ sở đó, phòng GDĐT quận Cẩm Lệ đã có kế hoạch hướng dẫn cụ thể cho các trường học trên địa bàn trong ứng phó các vấn đề liên quan đến BĐKH, trong đó tích hợp và lồng ghép nội dung BĐKH vào chương trình học rất được quan tâm. II. GIÁO DỤC BĐKH TRONG TRƯỜNG HỌC PHỔ THÔNG 1. Giáo dục – chìa khóa để ứng phó với BĐKH Giáo dục ứng phó với BĐKH là một trong những nội dung của Giáo dục vì sự Phát triển bền vững (PTBV), giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH. Việc tăng cường giáo dục được xem là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với các thách thức của BĐKH hiện tại và trong tương lai. Để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả tác động đến công tác ứng phó BĐKH, Giáo dục BĐKH phải được đặt trong bối cảnh toàn diện, gắn kết chặt chẽ với các hình thức giáo dục khác. Giáo dục BĐKH nên được phát triển dựa trên Giáo dục bảo vệ môi trường, bao hàm Giáo dục giảm thiểu rủi ro thiên tai, song hành với Giáo dục kỹ năng sống, Giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp và tuân theo nguyên tắc của Giáo dục cho mọi người và Học tập suốt đời. Nhà trường là một tổ chức chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo cơ bản, đảm bảo thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục theo quy định chặt chẽ, với cơ sở vật chất được trang bị ngày càng tốt hơn. Thêm vào đó, thông tin được truyền Trang 13 đạt từ trường học sẽ được chia sẻ đến cộng đồng một cách thường xuyên thông qua học sinh, ở một mức độ nào đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức chung của người dân về vấn đề BĐKH. Học sinh với vai trò là “kênh truyền đạt thông tin” sẽ giúp nhân rộng tác động và hiệu quả của giáo dục BĐKH. Mặt khác, sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động tổ chức trong trường học sẽ giúp đảm bảo tính thực tiễn và tính bền vững của giáo dục BĐKH. Mối quan hệ trường học-gia đình-cộng đồng là nền tảng vững chắc thúc đẩy sự tiến bộ của giáo dục BĐKH hướng tới sự phát triển bền vững. Hình 2. Mối quan hệ giữa trường học-gia đình-cộng đồng 2. Quan điểm và nguyên tắc của giáo dục tích hợp BĐKH Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục hiện đại đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung và xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Trong công tác dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau. Bên cạnh đó, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đời sống ở đô thị, có rất nhiều vấn đề cần phải được đưa vào chương trình dạy học như: giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sức khỏe, giáo dục pháp luật, phòng chống ma túy, giáo dục phòng chống tham nhũng, an toàn giao thông v.v Tuy nhiên, với quỹ thời gian và nguồn lực Trang 14 có hạn thì việc lồng ghép nội dung một số môn học là giải pháp khả thi đối với nhiệm vụ giáo dục đa ngành cho học sinh mà không gây áp lực quá tải trong chương trình dạy học. Tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình giáo dục và đào tạo không còn là một khái niệm mới mà đã được nghiên cứu và ứng dụng từ nhiều thập kỷ trước. Giáo dục BĐKH không chỉ đơn thuần là việc dạy và học về nội dung BĐKH mà thông qua các hoạt động đa dạng để phát triển ở người học nhận thức và năng lực ứng phó với BĐKH, đồng thời giúp người học có được những hành vi thái độ tích cực trong ứng phó với BĐKH. Do đó, giáo dục tích hợp BĐKH có ba nhiệm vụ chính: một là, cung cấp kiến thức, hiểu biết về các vấn đề liên quan đến BĐKH cũng như nguyên nhân và tác động của BĐKH đến đời sống con người; hai là, hình thành kỹ năng cần thiết để ứng phó với tác động do BĐKH gây ra; ba là, giáo dục cho học sinh ý thức đạo đức công dân trong việc hợp tác, giúp đỡ cộng đồng cùng ứng phó với những thiên tai do BĐKH gây ra. Quá trình tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình học cần đảm bảo những nguyên tắc sau: - Tính phù hợp: việc cung cấp kiến thức, nội dung về BĐKH cần phải phù hợp với mục tiêu của từng cấp, bậc học để góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Trong lồng ghép vào môn học, việc lựa chọn kiến thức và nội dung tích hợp phải dựa trên cơ sở kiến thức sẵn có trong bài học, và không làm thay đổi tính đặc trưng của môn học. Kiến thức được chọn lọc đưa vào bài giảng phải có hệ thống, được sắp xếp hợp lí, góp phần làm phong phú nội dung bài học. Bên cạnh đó, phải bảo đảm tính phù hợp với trình độ, khả năng nhận thức và tâm sinh lý của từng lứa tuổi học sinh. - Tính thực tiễn: nội dung của giáo dục BĐKH cần phải nhấn mạnh đến các vấn đề và tác động của BĐKH đến thực tiễn ở địa phương. Tác động của BĐKH không giống nhau ở các vùng khác nhau, do đó cần phải lưu ý đến đặc tính riêng của vùng miền. Bên cạnh đó, giáo dục BĐKH không chỉ cung cấp kiến thức mà cần phải tạo cơ hội cho học sinh vận dụng các kiến thức đã được học nhằm phát triển các kỹ năng thực tế trong việc giảm thiểu các tác động do BĐKH gây ra tại địa phương. Trên cơ sở đó, phát huy cao độ tính tích cực của học sinh, tận dụng tối đa mọi khả năng để học sinh tiếp xúc trực tiếp với các vấn đề về BĐKH, từ đó đưa ra được các biện pháp ứng phó với BĐKH từ cấp độ cá nhân và cộng đồng. Trang 15 - Tính đa dạng và tương tác: BĐKH có thể thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh do đó nội dung dạy và học cần phải đa dạng, không nên chỉ chú trọng đến một loại hình thiên tai hay một khía cạnh đơn lẻ của BĐKH. Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, cần phải đặt giáo dục BĐKH trong một bối cảnh rộng lớn hơn để tương tác, bổ sung và phối hợp chặt chẽ cùng với các nội dung giáo dục khác như giáo dục phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, giáo dục môi trường, giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục trong hoàn cảnh khẩn cấp... Bảo đảm thực hiện nguyên tắc này là nền tảng tạo nên tính bền vững của quá trình dạy và học lồng ghép BĐKH. - Tính liên tục và cập nhật: giáo dục về BĐKH phải được tiến hành liên tục từ bậc tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học. BĐKH là một vấn đề toàn cầu và không ổn định, do đó cần phải có kế hoạch cập nhật, chỉnh sửa chương trình dạy và học phù hợp với từng kịch bản, từng giai đoạn của BĐKH thì mới có thể mang lại tính hiệu quả trong giảm thiểu tác động do BĐKH gây ra. Hình 3. Các nguyên tắc của giáo dục tích hợp BĐKH 3. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình học Trong tài liệu này, giáo dục tích hợp BĐKH được tiến hành trong chương trình chính khóa và ngoại khóa. Việc dạy học chính khóa và tổ chức hoạt động ngoại khóa là hai bộ phận hữu cơ hợp thành một thể thống nhất trong quá trình GDĐT. Do đó để việc Trang 16 dạy và học về BĐKH có hiệu quả, cần phải phối hợp một cách khéo léo giữa các hoạt động chính khoá và ngoại khoá, một mặt đảm bảo kiến thức cơ bản và tính logic của nội dung môn học mà không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian của bài học, mặt khác tạo cơ hội cho HS phát triển kỹ năng để có thể ứng phó một cách chủ động và tích cực đối với các vấn đề do BĐKH gây ra. Phần hướng dẫn dưới đây sẽ đưa ra các bước tiến hành cụ thể đối với tích hợp vào chương trình chính khóa và ngoại khóa: a. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình chính khóa Để tiến hành giảng dạy tích hợp các nội dung BĐKH vào chương trình chính khóa, cần thực hiện 5 bước như sau: Bước 1: Tiến hành tập huấn cho cán bộ và giáo viên về các kiến thức liên quan đến BĐKH, từ đó định hướng cho việc biên soạn và lồng ghép nội dung BĐKH vào các bài học ở các môn học, cấp học khác nhau. Mục tiêu của việc tập huấn là nâng cao năng lực cho cán bộ và giáo viên trong lĩnh vực BĐKH đồng thời tạo cho cán bộ và giáo viên sự chủ động trong quá trình biên soạn cũng như giảng dạy các nội dung BĐKH. Bước 2: Xác định địa chỉ tích hợp BĐKH trong các bài học, môn học ở các cấp lớp khác nhau. Để làm được điều này, cần phải có sự phối hợp và hỗ trợ từ cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ phụ trách trong lĩnh vực BĐKH của ngành giáo dục, các chuyên gia về BĐKH, giáo viên và các tổ chức cá nhân có liên quan. Việc xác định địa chỉ tích hợp là một trong những bước cơ bản tạo nên sự thành công của hoạt động giảng dạy tích hợp BĐKH. Xác định địa chỉ tích hợp đúng và chính xác không những tránh được tình trạng quá tải chương trình học mà còn giúp làm phong phú thêm nội dung của môn học. Một bảng địa chỉ đa dạng và bao quát sẽ giúp cho hoạt động giảng dạy lồng ghép được linh hoạt, mềm dẻo, thích ứng với nhiều điều kiện giáo dục cũng như tác động BĐKH ở các vùng khác nhau. Nói cách khác, có thể xem việc xác định địa chỉ tích hợp như một quá trình hình thành nên các con đường, các giải pháp khác nhau cho hoạt động giáo dục BĐKH, nhằm hướng đến một mục tiêu chung. Bên cạnh đó, cần phải làm rõ mức độ tích hợp cho từng nội dung BĐKH đối với mỗi địa chỉ cụ thể trong chương trình học. Có 3 mức độ tích hợp như sau:  Lồng ghép toàn phần: đối với các bài học có nội dung phù hợp hoàn toàn với một nội dung hay một chủ đề của BĐKH Trang 17  Lồng ghép bộ phận: đối với các bài học có một phần nội dung phù hợp với một nội dung hay một chủ đề của BĐKH  Liên hệ: đối với các bài học có nội dung liên quan đến các vấn đề của BĐKH. Nhiều nghiên cứu và thực tiễn dạy học tích hợp BĐKH đã cho thấy việc giảng dạy ở mức độ liên hệ trực tiếp hay gián tiếp có thể được tiến hành ở hầu hết các bài học của các môn học ở cấp bậc học khác nhau. Bước 3: Xây dựng mô đun hoặc bài giảng tích hợp nội dung BĐKH. Dựa vào địa chỉ đã xác định, giáo viên tiến hành chi tiết hóa các nội dung BĐKH vào bài học hoặc đưa ra các mô đun riêng lẽ theo chủ đề của BĐKH. Khi thực hiện bước này, giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc của giáo dục tích hợp để tránh việc lồng ghép khiêng cưỡng hoặc nội dung lồng ghép lặp lại, thời lượng phân bố không hợp lý, Bước 4: Tổ chức dạy học thử nghiệm. Đây là bước quan trọng nhằm giúp giáo viên đánh giá tính chính xác và phù hợp của nội dung, thời lượng tích hợp thông qua việc đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh và hiệu quả của hoạt động giảng dạy. Bước 5: Điểu chỉnh và cập nhật bài giảng. Dựa vào các nhận xét và đánh giá trong quá trình thử nghiệm, giáo viên tiến hành điều chỉnh nội dung bài giảng cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. Để đảm bảo tính chính xác của bài giảng, giáo viên cần phải có kế hoạch cập nhật và chỉnh sửa nội dung phù hợp với từng giai đoạn, từng kịch BĐKH. Trang 18 Hình 4. Các bước tiến hành lồng ghép nội dung BĐKH vào chương trình chính khóa b. Các bước tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình ngoại khóa Chương trình ngoại khoá các môn học là một trong những hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp có tác dụng góp phần nâng cao chất lượng học tập và giáo dục cho học sinh. Phương pháp này mang đến cho học sinh một môi trường học tập mang tính cộng tác nhằm cung cấp kiến thức thực tế và phát triển các kỹ năng thích hợp để chống chịu với tác động của BĐKH. Đồng thời, thông qua các hoạt động ngoại khóa giúp nhà trường gắn kết với các lực lượng xă hội và tạo điều kiện cho họ tham gia tích cực vào công tác giáo dục thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Điều 24.2 trong Luật Giáo dục của Việt Nam nêu rõ ngoại khoá bộ môn được xem là một hình thức tổ chức dạy học quan trọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa có thể được tiến hành theo các bước như sau: Trang 19 Hình 5. Các bước tiến hành lồng ghép nội dung BĐKH vào chương trình ngoại khóa  Bước 1: Lựa chọn nội dung, mục tiêu cần hình thành cho học về các vấn đề liên quan đến BĐKH. Để xác định nội dung này, giáo viên cần trả lời cho các câu hỏi: Hoạt động ngoại khóa nhằm mục đích gì? HS sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ đạt được những gì?  Bước 2: Xác định các hoạt động mà bạn muốn tổ chức cho học sinh: Các hoạt động ngoại khóa ở trường phổ thông rất đa dạng. Mỗi loại có nội dung riêng, được đặc trưng bởi phương pháp tiến hành và cách thức tổ chức thích hợp. Nhằm mục tiêu về giáo dục BĐKH, có thể tiến hành các hoạt động ngoại khoá như: đố vui về hiệu ứng nhà kính, câu lạc bộ giải pháp ứng phó với BĐKH, thi tìm hiểu về BĐKH toàn cầu, thi hùng biện có nội dung về BĐKH, thi vẽ tranh cổ động, ... Các hoạt động này được thực hiện ngoài giờ, có sự phối hơp với các tổ chức Đoàn, Đội, Hội học sinh... trong nhà trường sẽ thu được nhiều hiệu quả thiết thực. Tùy vào từng nội dung về BĐKH, điều kiện cơ sở vật chất và kinh phí mà giáo viên lựa chọn hình thức ngoại khóa cho phù hợp.  Bước 3: Xác định phương tiện hỗ trợ: Tùy vào từng loại hình của buổi ngoại khóa mà giáo viên lựa chọn phương tiện phù hợp. Ví dụ nếu chương trình ngoại khóa tìm hiểu các kiến thức về BĐKH thông qua trò chơi tập thể, cần có loa đài, kịch bản trò chơi, phương tiện của trò chơi, phần thưởng  Bước 4: Dự trù kinh phí: Các hoạt động ngoại khóa thường bao gồm các trò chơi có phần thưởng để gây hứng thú cho người tham gia, các dụng cụ phương tiên tổ chức đòi hỏi phải có nguồn kinh phí để thực hiện. Nguồn tài trợ có thể được trích từ ngân sách của trường hoặc kêu gọi tài trợ từ phụ huynh, các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.  Bước 5: Lập bảng kế hoạch bao gồm: thời gian, nguồn nhân lực, vật lực...Vì số lượng các buổi ngoại khóa trong 1 năm học là hạn chế, do đó cần đăng ký trong lịch công tác của trường để huy động tối đa sự tham gia chủ động của trường. Ngoài ra, có thể kết hợp với các câu lạc bộ, đơn vị tình nguyện để phối hợp tổ chức ngoại khóa cho học sinh. Trang 20 4. Một số gợi ý về các nội dung của BĐKH Dưới đây là một số gợi ý về các nội dung dành cho hoạt động giáo dục BĐKH nói chung và trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng nói riêng: - Khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ của các vấn đề liên quan đến thời tiết và BĐKH. Đối với bậc TH, có thể lồng ghép các khái niệm đơn giản và dễ hiểu như sự thay đổi khí hậu, lượng mưa, nhiệt độ,... Đối với cấp THCS và THPT cần chú ý đến các khái niệm có tính chuyên môn, đồng thời liên hệ với các hiện tượng thường xảy ra trên địa bàn quận Cẩm Lệ như bão, lụt, gió nóng, hạn hán, xói lở bờ sông,... - Nguyên nhân của BĐKH bao gồm nguyên nhân tự nhiên và nguyên nhân do con người gây ra. Trong đó, chú ý đến nguyên nhân do con người trong bối cảnh quy hoạch đô thị và phát triển đô thị diễn ra nhanh chóng trên địa bàn quận Cẩm Lệ. - Biểu hiện của BĐKH bao gồm sự tăng nhiệt độ, mực nước biển dâng, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan, và xu thế của BĐKH thể hiện thông qua sự thay đổi nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố khí hậu khác. Đặc biệt cần chú ý đến các biểu hiện của BĐKH thường gặp trên địa bàn quận Cẩm Lệ. - Tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái và đời sống sức khỏe của con người, đặc biệt trong quá trình đô thị hóa trên phạm vi toàn cầu, quốc gia, khu vực và ở địa phương. Theo kết quả nghiên cứu, quận Cẩm Lệ chịu tác động của 3 loại hình hiểm họa là: bão, lụt, và các đợt gió nóng. Do đó, trong quá trình lồng ghép phải chú đến ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của các loại hình hiểm họa này đến đời sống của người dân trên địa bàn quận, đặc biệt là đối với các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người tàn tật. - Các biện pháp giảm nhẹ BĐKH bao gồm các kỹ năng cần thiết để giảm nhẹ tác động của BĐKH như sử dụng năng mới và năng lượng tái tạo, bảo vệ và tăng cường bể chứa khí nhà kính, tăng cường thu hồi khí nhà kính từ các mỏ,... Đặc biệt cần phải chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kỹ năng của học sinh trong ứng phó với điều kiện BĐKH thực tế ở địa phương. Trang 21 - Các biện pháp thích ứng với BĐKH bao gồm biện pháp công nghệ, biện pháp công trình và phi công trình, biện pháp thể chế và chính sách, biện pháp truyền thông giáo dục. Hình 7. Một số gợi nội dung của BĐKH phân theo chủ đề và cấp, bậc học khác nhau III. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP VÀ THIẾT KẾ BÀI MẪU Tùy thuộc vào đặc trưng từng môn học mà cách tiếp cận nội dung BĐKH có thể là xây dựng mô đun hoặc tích hợp vào kế hoạch dạy học thông qua việc khai thác nội dung bài học trong sách giáo khoa hiện hành, đồng thời xây dựng các hoạt động hình thành kỹ năng ứng phó BĐKH thông qua chương trình ngoại khóa. Trong tài liệu này, để đa dạng phương pháp tiếp cận, phần phương pháp thiết kế mẫu sẽ bao gồm các hướng dẫn cho quá trình thiết kế mô đun và tích hợp vào kế hoạch dạy học của giáo viên. Các ví dụ về thiết kế chương trình học dưới dạng mô đun sẽ được thực hiện ở môn Sinh học và dưới dạng tích hợp vào kế hoạch dạy học giảng dạy sẽ được thực hiện ở môn Tự nhiên Xã hội và Khoa học ở bậc Tiểu học, môn Giáo dục công dân và Địa lý ở cấp THCS và THPT. Trang 22 Hình 8. Sơ đồ các bước xác định địa chỉ tích hợp và thiết kế mô đun/bài soạn mẫu Về cơ bản, để xây dựng mô đun dạy học BĐKH hay tích hợp nội dung BĐKH vào kế hoạch dạy học giảng dạy đều cần thực hiện bước xác định địa chỉ tích hợp hay lập bảng thiết kế nội dung. 1. Xác định địa chỉ tích hợp Có nhiều cách khác nhau để xác định được địa chỉ tích hợp, một trong những phương pháp đó là thể dựa vào sự tương đồng, gắn kết của nội dung bài học với một trong những chủ đề của BĐKH. Quá trình xác định địa chỉ tích hợp có thể được thực hiện thông qua việc lập bảng thiết kế nội dung ở các mức độ khác nhau. Trước tiên là ở mức độ môn học trong các cấp, bậc học khác nhau (Bảng 1), tiếp theo là ở mức độ bài học trong mỗi môn học cụ thể theo sách giáo khoa hiện hành (Bảng 2). Bảng 1. Khai thác các nội dung giáo dục BĐKH từ các môn học trong một lớp của cấp/bậc học cụ thể Cấp/Bậc học .... Lớp .... Trang 23 Chủ đề BĐKH Môn Môn Môn Môn Môn Nguyên nhân của BĐKH Biểu hiện của BĐKH Tác động của BĐKH Giảm nhẹ tác động của BĐKH Thích ứng với BĐKH Các loại thiên tai và biện pháp ứng phó Bảng 2. Khai thác các nội dung giáo dục BĐKH từ từng bài học của một môn học theo sách giáo khoa hiện hành Cấp/Bậc học .... Lớp .... Môn Chủ đề BĐKH Bài Bài Bài Bài Bài Nguyên nhân của BĐKH Biểu hiện của BĐKH Tác động của BĐKH Giảm nhẹ tác động của BĐKH Thích ứng với BĐKH Các loại thiên tai và biện pháp ứng phó Trang 24 Bảng 3. Khai thác các nội dung giáo dục BĐKH từ các hoạt động ngoại khóa cho từng bộ môn của cấp/bậc học cụ thể Cấp/Bậc học .... Bộ môn .... Bộ môn .... Bộ môn .... Nội dung hoạt động Học kỳ 1 Học kỳ 2 Cả năm Học kỳ 1 Học kỳ 2 Cả năm Học kỳ 1 Học kỳ 2 Cả năm Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 Hoạt động 4 Hoạt động 5 2. Thiết kế mẫu mô-đun giáo dục BĐKH Một mô-đun là một đơn vị mang tính độc lập tương đối, thiết kế chi tiết các nội dung theo chủ đề BĐKH nhằm khai thác các kiến thức có liên quan đến BĐKH trong SGK, nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục BĐKH. Một mô-đun giáo dục BĐKH gồm có các nội dung cơ bản sau: nêu lên nội dung của bài học có liên quan đến nội dung BĐKH, đưa ra các mục tiêu của việc tích hợp nội dung BĐKH vào bài học, nêu các việc làm của giáo viên và học sinh để hoàn thành được mục tiêu, đưa ra một số các tổng kết đánh giá cho nội dung tích hợp. Thiết kế theo một mẫu chung sẽ giúp cho việc tiến hành, theo dõi và đánh giá hoạt động giáo dục BĐKH được thuận tiện và có hiệu quả. Dưới đây là mẫu chung cho việc thiết kế mô-đun được thực hiện trong tài liệu này: Trang 25 Thiết kế mẫu mô-đun giáo dục BĐKH Lớp/Môn Tên bài: * ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP: chỉ rõ địa chỉ sẽ tích hợp nội dung BĐKH vào bài học * NỘI DUNG LỒNG GHÉP: nêu rõ các nội dung BĐKH sẽ được giảng dạy (cần lựa chọn một trong số các chủ đề BĐKH đã được đưa ra) A. Nội dung giảng dạy I. Mục tiêu: các mục tiêu cần đạt về mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ sau bài học 1/ Kiến thức: 2/ Kỹ năng: 3/ Thái độ: II. Chuẩn bị: các hoạt động chuẩn bị cần thiết của giáo viên và học sinh để phục vụ cho giờ học có hiệu quả 1. Giáo viên: 2. Học sinh: III. Hoạt động dạy học: được nêu theo từng bước để việc thực hiện được dễ dàng 1. Cách tiến hành (nêu rõ phương pháp và thời lượng tiến hành cho mỗi bước của hoạt động) - Bước 1: - Bước 2: . 2. Tiểu kết (tóm lược các nội dung được đưa ra trong bài ở mức ngắn gọn và chính xác nhất có thể) IV. Tổng kết đánh giá: đưa ra các nhận xét cho các hoạt động trong giờ học và các câu hỏi cụ thể nhằm đánh giá mức độ nắm bắt nội dung bài học của học sinh. B. Tài liệu tham khảo: lên danh sách các tài liệu đã được dùng trong quá trình biên soạn Trang 26 3. Thiết kế mẫu kế hoạch dạy học có tích hợp nội dung BĐKH Theo quy định của Bộ Giáo dục, bảng kế hoạch dạy học của giáo viên trong trường phổ thông bao gồm 5 phần cơ bản: mục tiêu, chuẩn bị của giáo viên-học sinh, hoạt động dạy học, tổng kết đánh giá và hướng dẫn hoạt động về nhà. Trên cơ sở đó, nội dung tích hợp được đưa vào các hoạt động cụ thể trong kế hoạch dạy học. Mẫu thiết kế kế hoạch dạy học tích hợp cũng có 5 phần như mẫu kế hoạch dạy học, ngoài ra có thêm nội dung BĐKH được lồng ghép cụ thể vào từng phần của bài học. Dưới đây là mẫu thiết kế chung cho phương pháp thực hiện tích hợp vào kế hoạch dạy học Thiết kế mẫu kế hoạch dạy học có tích hợp nội dung BĐKH Lớp/Môn Tên bài: I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Mục tiêu bài học 2. Mục tiêu tích hợp Kiến thức Kĩ năng Thái độ II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1 Thời gian Phương pháp: Trang 27 IV. TIỂU KẾT V. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ Hoạt động 2: Thời gian Phương pháp: Hoạt động 3: Thời gian Phương pháp: Trang 28 4. Thiết kế mẫu hoạt động ngoại khóa Tích hợp nội dung BĐKH vào các hoạt động ngoại khóa hướng đến mục tiêu hình thành các kỹ năng cần thiết để ứng phó với BĐKH. Đồng thời, việc làm này giúp dựa vào các nội dung mà học sinh đã được học thông qua chương trình chính khóa. Dưới đây là mẫu thiết kế chung cho hoạt động ngoại khóa: Tên hoạt động I. Mục tiêu: II. Thời gian: III. Nội dung và hình thức tổ chức 1. Nội dung: 2. Hình thức tổ chức: IV. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: 2. Học sinh: V. Tổ chức hoạt động: 1. Tiểu hoạt động 1: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: 2. Tiểu hoạt động 2: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: V. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ: Trang 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO Chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP) & DANIDA, 2001, Thiết kế mẫu một số mô-đun giáo dục môi trường ở trường phổ thông, Bộ GDĐT, Hà Nội Đào Thị Hồng, Ý nghĩa của việc dạy học theo quan điểm tích hợp, Viện NCSP - Trường ĐHSP Hà Nội Lê Văn Khoa, Trần Trung Dũng, Lưu Đức Hải, Nguyễn Văn Viết (2013). Giáo dục ứng phó với Biến đổi khí hậu. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 319 trang. Nguyen, L., 2004, 'Education for Sustainable Development in Viet Nam'. National Institute for Educational Strategy and Curriculum, Hanoi. Nguyễn Thị Kim Thoa, Báo cáo đề tài sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu trong môn địa lý ở trường Trung học phổ thông, Sở giáo dục và đào tạo Tiền Giang, năm học 2011 - 2012. Nguyễn Đức Vũ, Trường ĐHSP Huế, Kết hợp nghiên cứu và giáo dục biến đổi khí hậu trong trường phổ thông, Hội thảo nâng cao năng lực ứng phó với những thách thức của biến đổi khí hậu, Hà Nội, 10/2009. Petal, M., 2008, 'Concept note: Formal and Informal Education for Disaster Risk Reduction'. A contribution from Risk RED for the International Conference on School Safety, Islamabad Rosanne W. Fortner, 2001, Climate Change in School: Where Does It Fit and How Ready Are We? Canadian Journal of Environmental Education UNESCO and UNICEF, 2012, 'Disaster Risk Reduction in School Curricula: Case studies from Thirty Countries'. United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization and United Nations Children's Fund UNESCO, 2005, 'UN Decade of Education for Sustainable development 2005-2014'. UNICEF, 2013, 'Climate Change and Environmental Education'. The United Nations Children's Fund Trang 30 Phần thứ hai GIÁO DỤC TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN ĐỊA LÝ CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ I. Mục tiêu: Kiến thức: - Hiểu được khái niệm khí thải nhà kính, Hiệu ứng nhà kính, và nguyên nhân gây ra BĐKH - Hiểu được các biểu hiện của BĐKH: tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất, mực nước biển dâng lên, tăng cường số và tận độ của các loại thiên tai, và sự biến động của thời tiết trong những năm gần đây - Hiểu được hoạt động tiêu cực của con người ảnh hưởng đến BĐKH và gia tăng thiệt hại do thiên tai gây ra như khai thác tài nguyên thiên nhiên không hợp lý; làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí; tập trung dân cư đông đúc ở các vùng đô thị; hoạt động phát triển của các ngành kinh tế) - Hiểu được tác động của BĐKH ở các vùng địa lý khác nhau đến môi trường tự nhiên (tác động làm thay đổi thời gian giữa các mùa, tác động đến tài nguyên đất, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, sinh vật và các tài nguyên thiên nhiên khác) và đời sống của con người (đe dọa sự phát triển của các ngành kinh tế như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và năng lượng) - Hiểu được một số biện pháp giảm nhẹ BĐKH (khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo; trồng rừng để bảo vệ và tăng cường bể chứa khí nhà kính) và các biện pháp thích nghi với BĐKH (biện pháp công trình, biện pháp công nghệ, biện pháp truyền thông và giáo dục, biện pháp chính sách) (chính sách dân số, chính sách bảo vệ môi trường, chính sách quy hoạch phát triển đô thị) - Hiểu được ảnh hưởng của địa hình nước ta với hoạt động của một số loại thiên tai thường xảy ra; các đặc điểm, điều kiện hình thành, sự phân bố theo vùng địa lý và theo thời gian của các loại thiên tai khác nhau. - Hiểu được tác hại của thiên tai ở các vùng miền khác nhau và biện pháp ứng phó với thiên tai của người dân địa phương ở từng vùng. Từ đó xác định được đối tượng dễ bị tổn thương đối với thiên tai và BĐKH Kỹ năng: Trang 31 - Phân tích được mối liên hệ qua lại giữa địa lý, địa hình với ảnh hưởng của BĐKH và tác động do thiên tai gây ra ở các vùng miền khác nhau - Hình thành hành vi thích ứng với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu - Liên hệ được tác động của thiên tai và BĐKH đến môi trường và đời sống của con người ở địa phương - Phân tích và nhận xét được một số biểu đồ phát thải khí nhà kính Thái độ: - Quan tâm đến chính sách của Nhà nước về những vấn đề liên quan đến BĐKH, các chính sách về môi trường, dân số - Có ý thức cập nhật tình hình về thời tiết, thiên tai và những biểu hiện của BĐKH - Có ý thức hợp tác với người dân địa phương trong công tác phòng chống thiên tai - Ủng hộ và tuyên truyền vận động người dân bảo vệ rừng, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, trồng cây xanh Trang 32 II. XÁC ĐỊNH ĐỊA CHỈ TÍCH HỢP VÀ THIẾT KẾ MẪU 1. Xác định địa chỉ tích hợp Dưới đây là bảng địa chỉ có thể khai thác để giảng dạy tích hợp BĐKH ở môn Địa lý lớp 8, 9 Địa lý 8 Địa lý 9 Khái niệm chung Thời tiết và khí hậu Bài 31, 32 Biến đổi khí hậu Nguyên nhân BĐKH Khí thải nhà kính và Hiệu ứng nhà kính Bài 31 Hoạt động của con người Bài 28, 36, 38 Bài 2, 3, 25, 28 Biểu hiện của BĐKH Tăng nhiệt độ Bài 20, 31 Mực nước biển dâng Bài 29 Bài 31, 35 Thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan Biến đổi khí hậu trong lịch sử Bài 31 Xu thế của Biến đổi khí hậu Bài 32 Tác động của Biến đổi khí hậu Môi trường TN, TNTN, hệ sinh thái và đa dạng sinh học Bài 36, 38 Con người Sức khỏe Đối tượng dễ bị tổn thương Bài 23, 28, 35 Kinh tế Hoạt động sản xuất chung Nông nghiệp Bài 7, 35 Công nghiệp Bài 18 Lâm nghiệp Bài 9 Thủy sản Bài 9 GTVT và Xây dựng Du lịch Ứng phó với Biến đổi khí hậu Giảm nhẹ Nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng Bài 18 Sử dụng năng mới và năng lượng tái tạo Bài 18 Bảo vệ và tăng cường bể chứa khí nhà kính Bài 28 Thích ứng Biện pháp công nghệ Biện pháp công trình Bài 20 Biện pháp thể chế và chính sách Bài 2, 3 Biện pháp truyền thông giáo dục Trang 33 Địa lý 8 Địa lý 9 Giáo dục về Giảm thiểu rủi ro thiên tai Khái niệm chung về thiên tai và giảm thiểu rủi ro thiên tai ATNĐ và bão Bài 24 Bài 20,25,31 Lũ lụt (lũ sông, lũ quét, lũ ven biển) Bài 33 Bài 20, 23, 25, 28, 31, 35 Sạt lở (bờ sông, bờ biển) Bài 20, 25, 31 Hạn hán Bài 20, 25, 28, 31 Nắng nóng Bài 25 Triều cường Xâm nhập mặn Bài 23, 25, 35 Giá rét Động đất Núi lửa Xói mòn Bảng 2. Thiết kế địa chỉ tích hợp theo bài học ở môn Địa lý lớp 8 và 9 MÔN ĐỊA LÍ 8 Stt Bài Mục Nội dung bài học Nội dung tích hợp Mức độ tích hợp 1 Bài 24. Vùng biển Việt Nam Mục 1b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển BĐKH làm gia tăng nhiệt độ bề mặt của đại dương và tăng cường độ và tần số của bão Liên hệ Mục 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam Thiên tai vùng biển VN dữ dội và khó lường Khái niệm, đặc điểm, điều kiện hình thành, tác hại và biện pháp ứng phó với áp thấp nhiệt đới và bão 2 Bài 28. Đặc điểm địa hình Việt Nam Mục 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người Con người tác động tiêu cực đến địa hình ở nước ta - Lũ lụt - Hạn hán - Xâm thực, bào mòn, rửa trôi Liên hệ 3 Bài 29. Đặc điểm các khu vực địa hình Mục 2. Khu vực đồng bằng Đặc điểm địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông - Lũ lụt - Xâm nhập mặn - Nước biển dâng Bộ phận Trang 34 Cửu Long. 4 Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam Mục 2. Tính đa dạng và thất thường Thời tiết, khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây có những biến động phức tạp - Bão - Giá rét - Hạn hán - Elnino, La Nina. Bộ phận 5 Bài 23. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta Mục 1, 2, 3. - Các thiên tai trong từng mùa - Những khó khăn do khí hậu mang lại - Giá rét - Nắng nóng - Bão Toàn phần 6 Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Mục 1c. Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước Mục 2b. Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm Rừng cây bị chặt phá, rác thảidẫn đến ô nhiễm sông ngòi - Lũ lụt - Hạn hán - Thiếu nước sạch Bộ phận 7 Bài 35. Đặc điểm đất Việt Nam Mục 2. Vấn đề sử dụng và cải tạo đất Cần phải chống xói mòn, rửa trôi, bạc màu ở miền núi và cải tạo đất chua, phèn, mặn ở đồng bằng ven biển - Xâm nhập mặn - Xói mòn, rửa trôi Bộ phận 8 Bài 37. Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam Mục 2. Bảo vệ tài nguyên rừng Mục 3. Bảo vệ tài nguyên động vật - Tài nguyên rừng bị giảm sút - Động vật hoang dã có nguy cơ bị hủy diệt, nguồn hải sản bị giảm sút. - Lũ lụt - Hạn hán - Hệ sinh thái bị phá vỡ Toàn phần MÔN ĐỊA LÍ 9 Bài học Mục tiêu tích hợp Địa chỉ Mức độ Bài 2: Dân số và gia tăng dân số - Hiểu được mối quan hệ tác động qua lại giữa BĐKH và bùng nổ dân số (thông qua tác động đến môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên) - Giải thích được tầm quan trọng của việc giảm sự gia tăng dân số nhằm giảm nhẹ Mục II: Gia tăng dân số Trang 35 BĐKH Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư - Hiểu được tác động qua lại giữa quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của BĐKH - Hiểu và giải thích được tại sao quy hoạch phát triển đô thị tốt sẽ góp phần tích cực làm giảm nhẹ BĐKH - Phân tích được một số tác động của con người trong quá trình phát triển đô thị gây ô nhiễm môi trường, suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ra BĐKH và gia tăng thiên tai. - Có kĩ năng phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ về gia tăng lượng khí thải. Mục III: Đô thị hóa Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Biết được mối quan hệ tác động qua lại giữa BĐKH và ngành nông nghiệp - Đề xuất được một số phương pháp nhằm thích nghi với BĐKH trong sản xuất nông nghiệp - Quan tâm ủng hộ các chính sách về nông nghiệp nhằm thích ứng với BĐKH Mục I: Tài nguyên đất, khí hậu, nước Mục II: Các nhân tố KT- XH Bài 9: Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản - Hiểu được mối quan hệ tác động qua lại giữa BĐKH và sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản - Biết được vai trò của rừng đối với việc phòng chống thiên tai và BĐKH. - Có ý thức tuyên truyền và vận động người dân bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng. Mục I: Tài nguyên rừng Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tt) - Hiểu được mối quan hệ tác động qua lại giữa BĐKH và sự phát triển của các nghành công nghiệp và năng lượng - Đề xuất một số biện pháp để giảm nhẹ BĐKH (nâng cao hiệu quả sử dụng NL, sử dụng NL mới/tái tạo) Mục I: ĐKTN &TNTN Mục IV: Nghành CN khai thác. Trang 36 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng - Nêu được một số loại thiên tai thường xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng (Lũ lụt, bão, sạt lở đất và hạn hán - Nêu được một số tác động đặc trưng của BĐKH đến vùng Đồng bằng sông Hồng: lượng mưa tăng nhiều nhất cả nước nhưng lại khan hiếm nước trong mùa khô - Giải thích được mối liên hệ giữa vị trí địa lý, địa hình và một số loại thiên tai thường xảy ra - Phân tích được một số tác động của BĐKH đối với đời sống người dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng. - Nhận xét về các biện pháp thích nghi với BĐKH và GTRRTT của người dân ở vùng Đồng bằng sông Hồng - Quan tâm đến tác động của BĐKH đến vùng Đồng bằng sông Hồng Mục I: ĐKTN & TNTN Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ - Nêu được một số loại thiên tai thường xảy ra ở vùng Bắc Trung Bộ - Biết được một số giải pháp ứng phó với thiên tai của người dân địa phương. - Giải thích được hoạt động của người dân tác động tiêu cực đến BĐKH: + Phía Tây dân tộc thiểu số đốt rừng làm nương rẫy -> Lũ lụt + Phía Đông diện tích rừng ngập mặn thu hẹp -> Xâm nhập mặn. - Xác định được các đối tượng dễ bị tổn thương (dân tộc thiểu số) Mục II: ĐKTN & TNTN Bài 25: Vùng duyên Hải Nam Trung Bộ - Nêu được một số loại thiên tai thường xảy ra ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Lũ lụt, bão, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn) Mục II: ĐKTN & TNTN Trang 37 - Nêu được một số tác động đặc trưng của BĐKH đến vùng duyên hải Nam Trung Bộ: tình trạng nắng nóng và hạn hán xuất hiện kéo dài hơn - Phân tích được tác động của hoạt động sản xuất của người dân đến BĐKH: + Làm giảm diện tích rừng ngập mặn (rừng phòng hộ ven biển) + Hoạt động khai thác thủy sản ven bờ gây ô nhiễm biển. - Nắm được một số giải pháp trong ứng phó với thiên tai của người dân trong vùng. - Có các hành vi tốt trong việc giảm nhẹ và thích ứng với thiên tai. Bài 28: Vùng Tây Nguyên - Nêu được một số loại thiên tai thường xảy ra ở Tây Nguyên (Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng) - Nêu được một số biện pháp ứng phó với thiên tai của người dân vùng Tây Nguyên - Hiểu được dân tộc thiểu số là đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai và BĐKH gây ra - Giải thích được mối liên hệ giữa vị trí địa lý, địa hình và một số loại thiên tai thường xảy ra - Phân tích được một số hoạt động của người dân ở Tây Nguyên ảnh hưởng đến BĐKH: +Khai thác bôxit -> Ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước. - Giải thích được sự suy giảm tài nguyên rừng và tác động của nó Mục II: ĐKTN & TNTN Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ - Nêu được một số loại thiên tai thường xảy ra ở vùng Đông Nam Bộ (Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở đất và hạn hán) - Nêu được một số biểu hiện của BĐKH ở vùng Đông Nam Bộ: nhiệt độ tăng cao và Mục I: ĐKTN & TNTN Trang 38 mực nước biển dân vượt xa các vùng khác. - Phân tích được tác động của quá trình đô thị hóa đến BĐKH - Đề xuất được một số biện pháp giúp giảm nhẹ BĐKH ở vùng Đông Nam Bộ - Nhận xét về tác động của BĐKH đến đời sống của người dân Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long - Nêu được một số tác động của BĐKH ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long: mực nước biển dâng gây lũ lụt kéo dài, xâm nhập mặn, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt - Nêu được một số biện pháp thích ứng với BĐKH ở cùng BDSCL - Xác định được các đối tượng dễ bị tổn thương do BĐKH gay ra - Giải thích tại sao tác động của BĐKH ở vùng ĐBSCL có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước ta Mục I: ĐKTN & TNTN Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Việt Nam GV: Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn ở khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, giao nhiệm vụ cho các nhóm * Nhóm 1. - Đọc SGK, tóm tắt đặc điểm khí hậu của biển nước ta? - Giải thích tại sao gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, biên độ nhiệt, mưa ít hơn trên đất liền? - Quan sát H24.2, em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào? * Nhóm 2. - Đọc SGK, tóm tắt đặc điểm hải văn của biển nước ta? - Dựa vào H 24.3, em hãy cho biết hướng b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển: - Đặc điểm khí hậu: + Chế độ gió: mạnh hơn trên đất liền, có 2 mùa gió. + Chế độ nhiệt: nhiệt độ TB năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt nhỏ hơn trên đất liền + Chế độ mưa: mưa ít hơn trên đất liền - Đặc điểm hải văn + Dòng biển: tương ứng 2 mùa gió Dòng biển mùa đông: Hướng đông bắc – tây nam Dòng biển mùa hè: Trang 39 chảy của các dòng biển hình thành trên biển Đông tương ứng với 2 mùa gió chính khác nhau như thế nào? - Các nhóm làm việc trong 3 phút - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác. * Liên hệ BĐKH: GV đưa ra câu hỏi để HS thảo luận: Hỏi: BĐKH đã tác động làm tăng nhiệt độ của Trái Đất cũng như tăng nhiệt độ bề mặt của đại dương, điều này gây hại như thế nào? *Gợi ý: BĐKH làm tăng nhiệt độ của Trái Đất cũng như tăng nhiệt độ bề mặt của đại dương, làm tăng tần số và cường độ của bão Hướng tây nam – đông bắc + Chế độ triều: Phức tạp, độc đáo. Vịnh Bắc bộ có chế độ nhật triều điển hình + Độ muối TB: 30 - 33o/oo Hỏi: Cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những ngành kinh tế nào? Hỏi: Cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta? (bão, sóng lớn, triều cường...) * Gợi ý: Bão là một trong những thiên tai dữ dội và tàn phá lớn nhất ở vùng biển Việt Nam. Thiệt hại do bão gây ra ko chỉ ở trên biển mà cả một vùng rộng lớn chịu ảnh hưởng của bão. Do đó chúng ta phải biết cách ứng phó để có thể hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra - GV cho HS quan sát một số hình ảnh, hoặc video về những thiệt hại do bão gây ra, sau đó yêu cầu HS làm việc theo cách thức: suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: ? Bão đã gây ra những thiệt hại như thế nào? Các em nên làm gì khi có bão xảy ra? Bước 2. Hs thực hiện nhiệm vụ này một mình (suy nghĩ) Bước 3. Thảo luận cặp đôi Bước 4. Một số cặp đôi trình bày ý kiến 2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển VN a) Tài nguyên biển VN - Tài nguyên biển phong phú đa dạng: thủy sản, khoáng sản - nhất là dầu khí, muối, du lịch - Một số thiên tai: bão, sóng lớn, triều cường Trang 40 của mình với cả lớp (chia sẻ) Bước 5. GV chuẩn xác kiến thức - Thiệt hại do bão gây ra: nhiều người - Biện pháp ứng phó: + Dự trữ hoặc đem thức ăn đến nơi khô ráo, an toàn trước mùa mưa bão + Theo dõi thông tin dự báo thời tiết trên ti vi, đài phát thanh hoặc báo chí + Giúp cha mẹ chằng chống nhà cửa để chống chịu được gió bão lớn. + Nghe theo hướng dẫn của cha mẹ và người lớn, giúp trông các em nhỏ hơn khi bão đến. + Không được đi ra ngoài, nếu đang ở bên ngoài, nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn, tránh xa các gốc cây, trụ điện Hoạt động 4. Tìm hiểu về môi trường biển và các biện pháp bảo vệ môi trường biển Việt Nam Hoạt động cả lớp GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về hiện trạng môi trường biển VN và trả lời? Hiện trạng môi trường biển Việt Nam. Nguyên nhân? Hỏi: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì? - HS trả lời - GV chuẩn xác và cho HS xem thêm các hình ảnh minh họa. b) Môi trường biển Việt Nam - Ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản - Cần chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường biển IV. Củng cố, đánh giá Câu 1. Loại thiên tai thường gặp nhất ở vùng biển nước ta là: A. Sóng thần B. Áp thấp nhiệt đới, bão C. Động đất D. Lũ lụt Câu 2. Hành động nào là Không nên khi có bão xảy ra? A. Nghe theo hướng dẫn của cha mẹ và người lớn, giúp trông các em nhỏ hơn khi bão đến. B. Dự trữ hoặc đem thức ăn, hạt giống đến nơi khô ráo, an toàn trước mùa mưa bão C. Không theo dõi thông tin dự báo thời tiết trên ti vi, đài phát thanh, báo chí D. Giúp cha mẹ chằng chống nhà cửa để chống chịu được gió bão lớn. Trang 41 Câu 3. Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? V. Hoạt động nối tiếp - Học bài, làm bài tập bản đồ - Sưu tầm các hình ảnh, bài viết về tài nguyên biển, các thiên tai ở vùng biển của thành phố Đà Nẵng. - Chuẩn bị bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam Trang 42 2. Thiết kế mẫu kế hoạch dạy học MÔN ĐỊA LÝ, LỚP 8 BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức Kĩ năng Thái độ 1. Mục tiêu bài học - Biết diện tích, trình bày được một số đặc điểm của biển Đông và vùng biển nước ta. - Biết nước ta có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng. Một số thiên tai xảy ra trên vùng biển nước ta, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường biển. - Sử dụng bản đồ, lược đồ khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam để xác định và nhận xét vị trí, giới hạn của biển Đông - Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông, các sơ đồ để xác định và trình bày: + Một số đặc điểm của vùng biển Việt Nam + Phạm vi một số bộ phận trong vùng biển chủ quyền của nước ta (nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế...) Thấy được sự cần thiết bảo vệ chủ quyền trên biển, tài nguyên biển và vấn đề bảo vệ môi trường vùng biển là rất quan trọng và cấp bách. 2. Mục tiêu GDBĐKH&G TRRTT - Biết được một số các thiên tai thường xảy ra trên vùng biển nước ta: áp thấp nhiệt - Nhận diện được thiên tai của vùng biển nước ta qua tranh ảnh và trên thực tế. - Có ý thức hợp tác với mọi người trong công tác phòng chống thiên tai ở vùng biển nước ta, đặc Trang 43 đới và bão, sóng lớn, triều cường,... - Hiểu được khái niệm, đặc điểm, điều kiện hình thành, và tác hại của áp thấp nhiệt đới và bão - Đề xuất được một số cách ứng phó khi có áp thấp nhiệt đới và bão xảy ra ở vùng biển nước ta biệt là áp thấp nhiệt đới và bão II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Bản đồ (lược đồ) khu vực Đông Nam Á, bản đồ địa lí tự nhiên Việt nam - Các lược đồ nhiệt độ nước biển tầng mặt, dòng biển theo mùa trên biển Đông (H 24.2, 24.3 SGK phóng to) - Tư liệu, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm ở nước ta - Video, tranh ảnh về các thiệt hại do bão gây ra ở vùng biển Việt Nam (đặc biệt ở Đà Nẵng) III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giới thiệu bài mới GV nêu vấn đề Đất nước ta, ngoài phần trên lục địa, còn một phần rộng lớn hơn trên biển Đông. Vậy vùng biển của nuớc ta rộng bao nhiêu? Đặc điểm khí hậu và hải văn như thế nào? Vùng biển nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề trên. Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam Hoạt động của GV và HS Nội dung chính GV treo bản đồ Đông Nam Á Hỏi: Biển Đông thông với những đại dương nào? Qua những eo biển nào? Hỏi: Biển Đông có những vịnh nào, xác định vị trí các vịnh đó trên bản đồ - GV yêu cầu HS quan sát Hình 24.5 – Hình 24.6 SGK, đọc bài đọc thêm trang 91 Hỏi: Phần biển thuộc VN trong biển Đông có diện tích bao nhiêu và tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào? HS trả lời, GV chốt kiến thức. 1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam a) Diện tích, giới hạn - Biển Đông là một biển tương đối kín. Diện tích khoảng 3.447.000 km2 - Trải rộng từ xích đạo tới chí tuyến Bắc. - Vùng biển VN là một phần của biển Đông, diện tích khoảng 1 triệu km2 Trang 44 Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Hoạt động nhóm GV: Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn ở khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, giao nhiệm vụ cho các nhóm * Nhóm 1. - Đọc SGK, tóm tắt đặc điểm khí hậu của biển nước ta? - Giải thích tại sao gió trên biển mạnh hơn trên đất liền, biên độ nhiệt, mưa ít hơn trên đất liền? - Quan sát H24.2, em hãy cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào? * Nhóm 2. - Đọc SGK, tóm tắt đặc điểm hải văn của biển nước ta? - Dựa vào H 24.3, em hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển hình thành trên biển Đông tương ứng với 2 mùa gió chính khác nhau như thế nào? - Các nhóm làm việc trong 3 phút - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác. * Liên hệ BĐKH: GV đưa ra câu hỏi để HS thảo luận: Hỏi: BĐKH đã tác động làm tăng nhiệt độ của Trái Đất cũng như tăng nhiệt độ bề mặt của đại dương, điều này gây hại như thế nào? *Gợi ý: BĐKH làm tăng nhiệt độ của Trái Đất cũng như tăng nhiệt độ bề mặt của đại dương, làm tăng tần số và cường độ của bão b) Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển: - Đặc điểm khí hậu: + Chế độ gió: mạnh hơn trên đất liền, có 2 mùa gió. + Chế độ nhiệt: nhiệt độ TB năm của nước biển tầng mặt là trên 23oC, biên độ nhiệt nhỏ hơn trên đất liền + Chế độ mưa: mưa ít hơn trên đất liền - Đặc điểm hải văn + Dòng biển: tương ứng 2 mùa gió Dòng biển mùa đông: Hướng đông bắc – tây nam Dòng biển mùa hè: Hướng tây nam – đông bắc + Chế độ triều: Phức tạp, độc đáo. Vịnh Bắc bộ có chế độ nhật triều điển hình + Độ muối TB: 30 - 33o/oo Hoạt động 3: Hỏi: Cho biết một số tài nguyên của vùng biển nước ta. Chúng là cơ sở cho những 2. Tài nguyên và bảo vệ Trang 45 Tìm hiểu về tài nguyên biển và thiên tai xảy ra ở vùng biển Việt Nam Hoạt động cá nhân – cặp đôi ngành kinh tế nào? Hỏi: Cho biết một số thiên tai thường gặp ở vùng biển nước ta? (bão, sóng lớn, triều cường...) * Gợi ý: Bão là một trong những thiên tai dữ dội và tàn phá lớn nhất ở vùng biển Việt Nam. Thiệt hại do bão gây ra ko chỉ ở trên biển mà cả một vùng rộng lớn chịu ảnh hưởng của bão. Do đó chúng ta phải biết cách ứng phó để có thể hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão gây ra - GV cho HS quan sát một số hình ảnh, hoặc video về những thiệt hại do bão gây ra, sau đó yêu cầu HS làm việc theo cách thức: suy nghĩ - cặp đôi - chia sẻ Bước 1. GV giao nhiệm vụ cho HS: Hỏi: Bão đã gây ra những thiệt hại như thế nào? Các em nên làm gì khi có bão xảy ra? Bước 2. Hs thực hiện nhiệm vụ này một mình (suy nghĩ) Bước 3. Thảo luận cặp đôi Bước 4. Một số cặp đôi trình bày ý kiến của mình với cả lớp (chia sẻ) Bước 5. GV chuẩn xác kiến thức - Thiệt hại do bão gây ra: nhiều người chết, bị thương, thiệt hại về vật chất: mất mát tài sản, hư hỏng công trình, mất mùa - Biện pháp ứng phó: + Dự trữ hoặc đem thức ăn đến nơi khô ráo, an toàn trước mùa mưa bão + Theo dõi thông tin dự báo thời tiết trên ti vi, đài phát thanh hoặc báo chí + Giúp cha mẹ chằng chống nhà cửa để chống chịu được gió bão lớn. + Nghe theo hướng dẫn của cha mẹ và người lớn, giúp trông các em nhỏ hơn khi bão đến. môi trường biển VN a) Tài nguyên biển VN - Tài nguyên biển phong phú đa dạng: thủy sản, khoáng sản - nhất là dầu khí, muối, du lịch - Một số thiên tai: bão, sóng lớn, triều cường Trang 46 + Không được đi ra ngoài, nếu đang ở bên ngoài, nhanh chóng tìm nơi trú ẩn an toàn, tránh xa các gốc cây, trụ điện Hoạt động 4. Tìm hiểu về môi trường biển và các biện pháp bảo vệ môi trường biển Việt Nam Hoạt động cả lớp GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh về hiện trạng môi trường biển VN và trả lời? Hiện trạng môi trường biển Việt Nam. Nguyên nhân? Hỏi: Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì? - HS trả lời - GV chuẩn xác và cho HS xem thêm các hình ảnh minh họa. b) Môi trường biển Việt Nam - Ô nhiễm nước biển, suy giảm nguồn hải sản - Cần chú ý khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường biển IV. Củng cố, đánh giá Câu 1. Loại thiên tai thường gặp nhất ở vùng biển nước ta là: A. Sóng thần B. Áp thấp nhiệt đới, bão C. Động đất D. Lũ lụt Câu 2. Hành động nào là Không nên khi có bão xảy ra? A. Nghe theo hướng dẫn của cha mẹ và người lớn, giúp trông các em nhỏ hơn khi bão đến. B. Dự trữ hoặc đem thức ăn, hạt giống đến nơi khô ráo, an toàn trước mùa mưa bão C. Không theo dõi thông tin dự báo thời tiết trên ti vi, đài phát thanh, báo chí D. Giúp cha mẹ chằng chống nhà cửa để chống chịu được gió bão lớn. Câu 3. Biển đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? V. Hoạt động nối tiếp - Học bài, làm bài tập bản đồ - Sưu tầm các hình ảnh, bài viết về tài nguyên biển, các thiên tai ở vùng biển của thành phố Đà Nẵng. - Chuẩn bị bài 25. Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam Trang 47 BÀI 28: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức Kĩ năng Thái độ 1. Mục tiêu bài học - Hiểu được đặc điểm chung của địa hình Việt Nam - Biết được địa hình nước ta chịu tác động của khí hậu, dòng nước làm xói mòn, cắt xẻ, xâm thực bề mặt - Sử dụng bản đồ, lược đồ địa hình Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm chung của địa hình - Phân tích lát cắt của địa hình để chỉ ra tính phân bậc và hướng nghiêng chung của địa hình - Nhận xét tác động tiêu cực của con người tới địa hình qua tranh ảnh và trên thực tế - Thấy được sự cần thiết bảo vệ địa hình 2. Mục tiêu GDBĐKH&G TRRTT - Biết một số tác động tiêu cực của con người lên địa hình do chặt phá rừng đã ảnh hưởng đến BĐKH và gây nên một số loại thiên tai - Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ địa hình - Không đồng tình và không tham gia vào các hành vi phá hoại cây cối. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam, lát cắt địa hình - Một số tranh ảnh các dạng địa hình Việt Nam - Tranh ảnh về địa hình nước ta bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn mạnh - Tranh ảnh về tác động của con người đối với địa hình nước ta: rừng cây bị chặt phá, xói mòn đất III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giới thiệu bài mới GV nêu vấn đề: Địa hình Việt Nam có đặc điểm chung gì? Được hình thành và biến đổi do những nhân tố nào? Mối quan hệ qua lại giữa con Trang 48 người và địa hình đã làm bề mặt địa hình thay đổi như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề trên Hoạt động 1: Hoạt động nhóm/cặp GV treo bản đồ tự nhiên Việt Nam - Dựa vào bản đồ Tự nhiên Việt Nam cho biết nước ta có những dạng địa hình chính nào? Dạng địa hình nào là chủ yếu? - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm cặp: Dựa vào H 28.1 SGK hoặc bản đồ Tự nhiên Việt Nam, hãy trả lời các câu hỏi sau: ? Dựa vào thang màu trên bản đồ hãy cho biết đồi núi chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Phổ biến ở độ cao nào? Đồng bằng chiếm tỉ lệ bao nhiêu? ? Xác định trên bản đồ các đỉnh núi: Phanxipăng, Ngọc Linh, Tây Côn Lĩnh, các cánh cung vùng Đông Bắc, Nam Trung Bộ ? Xác định các nhánh núi, khối núi chính chia cắt dải đồng bằng miền Trung - Các nhóm cặp làm việc trong 3 phút. - GV chỉ định một vài nhóm cặp phát biểu (chú ý kết hợp chỉ bản đồ treo tường) - GV tóm tắt và chuẩn xác kiến thức 1. Đồi núi là một bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam - Địa hình đa dạng, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp - Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích Hoạt động 2. Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu Hs đọc mục 2 trong SGK, tìm những đặc điểm chính của mục này. - GV chỉ định HS phát biểu, sau đó chuẩn xác kiến thức 2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp - Địa hình nước ta phân thành Trang 49 ? Vì sao địa hình nước ta là địa hình già được trẻ lại? Em hãy tìm trên H28.1 SGK hoặc bản đồ Tự nhiên Việt Nam các vùng núi cao, các cao nguyên ba dan, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. Nhận xét về sự phân bố và hướng nghiêng của chúng? ? Xác định các dãy núi chạy theo hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. HS xác định trên bản đồ nhiều bậc kế tiếp nhau. - Hướng nghiêng của địa hình là hướng tây bắc – đông nam - Địa hình nước ta có 2 hướng chính là tây bắc – đông nam và vòng cung Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân – nhóm Thảo luận nhóm. ? Địa hình nước ta bị biến đổi to lớn bởi những nhân tố nào? (khí hậu, nước, sinh vật....) - GV cho HS quan sát tranh ảnh về tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa đến địa hình ở nước ta ? Khí hậu nhiệt đới gió mùa đã tác động đến địa hình nước ta như thế nào ? Nước mưa hòa tan đá vôi đã tạo ra địa hình gì? Xác định trên bản đồ tự nhiên các dạng địa hình đó? - GV cho HS quan sát một số hình ảnh về tác động của con người đến địa hình ? Con người có tác động như thế nào đến địa hình ở nước ta? GV lưu ý HS tác động tiêu cực nhất của con người đến địa hình chính là việc con người đã phá rừng bừa bãi. * GD BĐKH & GTRRTT - GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (khoảng 3-4 HS) 3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động của con người - Đất đá trên bề mặt bị phong hoá mạnh - Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn - Kết luận: Địa hình luôn biến đổi sâu sắc do tác động mạnh của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm, dòng nước, sinh vật, con người. Trang 50 - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: HS quan sát hình ảnh rừng cây bị chặt phá, trả lời câu hỏi ? - Khi rừng bị chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra hiện tượng gì? Bảo vệ rừng có những lợi ích gì? - Cho ví dụ về tác động tiêu cực của con người đến địa hình ở địa phương em? - Các nhóm thảo luận trong 3 phút - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV chuẩn xác kiến thức và cho HS xem các tranh ảnh đã chuẩn bị * Chuẩn xác: - Khi rừng bị chặt phá thì mưa lũ sẽ gây ra: xói mòn rửa trôi đất, lũ quét, lũ bùn, hạn hán - Lợi ích của bảo vệ rừng: + Hạn chế lũ lụt, hạn hán + Chống xói mòn, xâm thực, bảo vệ đất + Bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ đa dạng sinh học - Ví dụ ở quận Cẩm Lệ: Chặt phá rừng đầu nguồn làm lũ lụt, hạn hán ngày càng nhiều hơn, khai thác cát sạn trên sông Cẩm Lệ làm xói lở bờ sông IV. Củng cố, đánh giá Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1. Trong các tác động sau đây, tác động nào là tiêu cực của con người đến đị a hình nước ta : A. Xây dựng các công trình kiến trúc đô thị Trang 51 B. Chặt phá rừng bừa bãi C. Đắp đê ngăn lũ D. Xây dựng các hồ chứa nước nhân tạo A. Địa hình Cácxto B. Địa hình đê sông, đê biển C. Địa hình cao nguyên ba dan D. Địa hình đồng bằng Câu 3. Việc khai thác cát sạn bừa bãi trên sông dẫn đến hậu quả gì? A. Lũ lụt, hạn hán B. Phá vỡ cân bằng sinh thái C. Xói mòn, sạt lở đất ở 2 bờ sông D. Xâm nhập mặn V. Hoạt động nối tiếp - Học bài, trả lời câu hỏi SGK - Làm bài tập bản đồ - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về hiện tượng xói lở bờ sông ở địa phương mình (nếu có) - Chuẩn bị bài mới: Bài 29 Đặc điểm các khu vực địa hình Trang 52 BÀI 29: ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức Kĩ năng Thái độ 1. Mục tiêu bài học - Nêu được vị trí, đặc điểm cơ bản của khu vực đồi núi, khu vực đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. - Sử dụng bản đồ, lược đồ địa hình Việt Nam để hiểu và mô tả đặc điểm và sự phân bố các khu vực địa hình ở nước ta 2. Mục tiêu GDBĐKH&G TRRTT - Biết được các đồng bằng ở nước ta có địa hình thấp là nơi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. - Nhận xét một số giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu ở các vùng đồng bằng nước ta II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam - Một số tranh ảnh địa hình các khu vực: núi, đồng bằng, bờ biển Việt Nam - Tranh ảnh, video về lũ lụt ở đồng bằng, triều cường, xâm nhập mặn - Tranh ảnh về cách ứng phó của vùng đồng bằng với biến đổi khí hậu: sống chung với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long, ứng phó với triều cường, xâm nhập mặn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Giới thiệu bài mới Có thể mở bài như phần mở đầu trong SGK, hoặc yêu cầu HS cho biết ở địa phương mình có những dạng địa hình nào từ đó dẫn dắt vào nội dung chính của bài - GV treo bản đồ Tự nhiên Việt Nam, giới thiệu sự phân hoá địa hình từ Tây - Đông, xác định các khu vực địa hình: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Hoạt động 1: Hoạt động nhóm Tìm hiểu về địa hình khu - GV chia lớp thành 3 nhóm lớn (mỗi nhóm lớn gồm nhiều nhóm nhỏ) - GV giao nhiệm vụ: 1. Khu vực đồi núi a) Vùng núi Đông Bắc: là vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Trang 53 vực đồi núi và đồng bằng * Nhóm 1. So sánh vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ và Tây Bắc Bắc Bộ * Nhóm 2. So sánh vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam (Theo mẫu phụ lục 1) * Nhóm 3. Tìm hiểu về địa hình đồng bằng ? Dựa vào hình 29.2, hình 29.3, hình 29.4, hình 29.5 SGK, em hãy so sánh những điểm giống nhau và khác nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? ? Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu? - Các nhóm thảo luận trong vòng 3 phút - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - GV chuẩn xác kiến thức * Lưu ý: Hs trình bày trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường Hồng, nổi bật với các dãy núi hình cánh cung. Địa hình Cacxtơ khá phổ biến b) Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả, hùng vĩ, đồ sộ nhất nước ta, các dãy núi kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam c) Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ sông Cả đến dãy núi Bạch Mã. Là vùng núi thấp có 2 sườn không đối xứng. d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam: vùng đồi núi, cao nguyên hùng vĩ, lớp đất đỏ badan phủ trên các cao nguyên rộng lớn Hoạt động 2. GD BĐKH & GTRRTT ? Ở khu vực đồng bằng nước ta thường xảy ra các thiên tai gì? (lũ lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng...) ? Trong các đồng bằng ở nước ta, đồng bằng nào chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu? Vì sao? (Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình thấp và bằng phẳng, bề mặt không có đê ngăn lũ nên bị ảnh hưởng của lũ lụt, nước biển dâng do biến đổi 2. Khu vực đồng bằng a ) Đồng bằng sông Hồng: - Diện tích: 15.000 km2 - Hình dạng tam giác cân cao trung bình 15m - Hệ thống đê dài 2700 km, chia đồng bằng thành nhiều ô b) Đồng bằng sông Cửu Long: Trang 54 khí hậu nhiều nhất) GV cung cấp cho HS: Vùng đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Nghiêm trọng nhất là các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang có nguy cơ ngập phần lớn diện tích. GV cho HS quan sát một số hình ảnh về việc ứng phó với BĐKHcủa người dân đồng bằng sông Cửu Long. ? Để ứng phó với BĐKH thì người dân ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã làm gì? - Xây dựng hệ thống thủy lợi để thoát nước trong mùa lũ và cung cấp nước trong mùa khô - Sống chung với lũ - Khai thác lợi thế của lũ trên sông Mê Công. - Trồng và bảo vệ rừng ngập mặn ... * GV liên hệ với Quận Cẩm Lệ ở TP Đà Nẵng: có 3 phường trong quận thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt đó là phường Khuê Trung, phường Hòa Xuân, phường Hòa Thọ Đông. - Diện tích: 40.000 km2 - Thấp, bằng phẳng, ngập nước 2- 3m, bị ảnh hưởng lớn của thuỷ triều - Không có đê lớn, nhiều kênh rạch, sống chung với lũ c) Đồng bằng duyên hải miền Trung - Diện tích: 15.000 km2 - Nhỏ hẹp, bị chia vắt bởi các mạch núi Hoạt động 3: Cả lớp - đàm thoại Tìm hiểu địa hình bờ biển ? Quan sát bờ biển Việt Nam trên bản đồ tự nhiên cho biết: bờ biển nước ta có mấy dạng chính? Xác định vị trí điển hình của mỗi dạng bờ biển? 3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa - Bờ biển dài 3260 km có 2 dạng địa hình chính Trang 55 và thềm lục địa ? Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam hãy xác định vị trí vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh, bãi biển Đồ Sơn, Vũng Tàu, Hà Tiên HS xác định trên bản đồ. ? Quan sát H 29.6 SGK, em hãy cho biết đây là điển hình cho dạng bờ biển nào? GV cho Hs quan sát thêm một số hình ảnh về địa hình bờ biển (nếu có) + Bờ biển bồi tụ đồng bằng + Bờ biển mài mòn chân núi - Thềm lục địa mở rộng ở vùng biển Bắc Bộ, Nam Bộ, sâu không quá 100 m. IV. Củng cố, đánh giá Câu 1. Trong các đồng bằng ở nước ta, đồng bằng nào chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao? A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Đồng bằng duyên hải miền Trung D. Đồng bằng thung lũng ven sông Câu 2. Địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng khác với đồng bằng châu thổ sông Cửu Long: A. Có nhiều nhánh núi chia cắt tính liên tục của đồng bằng B. Có hệ thống đê điều dài hơn 2700 km C. Có các cồn cát duyên hải D. Có rừng ngập mặn ở ven biển Câu 3. Ở quận Cẩm Lệ (thành phố Đà Nẵng) vào mùa khô, vùng này chịu ảnh hưởng của hiện tượng gì? A. Xói mòn đất B. Sạt lở bờ sông C. Xâm nhập mặn D. Triều cường V. Hoạt động nối tiếp - Học bài, làm bài tập bản đồ - Em hãy sưu tầm các hình ảnh, tài liệu về các đợt lũ lụt ở địa phương em trong những năm gần đây Trang 56 - Chuẩn bị bài thực hành: Bài 30. Đọc bản đồ địa hình Việt Nam Trang 57 Phụ lục 1 Đông Bắc Bắc Bộ Tây Bắc Bắc Bộ Trường Sơn Bắc Trường Sơn Nam Phân bố Độ cao trung bình, đỉnh núi cao nhất vùng Hướng núi chính Nham thạch và cảnh đẹp nổi tiếng Ảnh hưởng của địa hình đến khí hậu Trang 58 BÀI 31: ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức Kĩ năng Thái độ 1. Mục tiêu bài học Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam - Nhiệt đới gió mùa ẩm - Phân hóa đa dạng và biến động thất thường - Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm khí hậu của nước ta - Phân tích so sánh số liệu khí hậu Việt Nam, rút ra nhận xét sự thay đổi các yếu tố khí hậu theo thời gian, không gian trên lãnh thổ. - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu với các yếu tố tự nhiên khác - Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong lành - Không đồng tình với hành vi gây ô nhiễm môi trường không khí 2. Mục tiêu GDBĐKH&G TRRTT - Hiểu được khái niệm của HƯNK, là nguyên nhân gây ra BĐKH - Biết thời tiết, khí hậu Việt Nam trong những năm gần đây có những biến động phức tạp và nguyên nhân của nó. - Hình thành hành vi để thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu - Nhận diện được các hành vi đúng trong ứng phó với thiên tai II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Bản đồ khí hậu Việt Nam, H31.1 SGK phóng to - Máy chiếu (các hình ảnh liên quan) - Các thẻ Nên và Không Nên III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Trang 59 Giới thiệu bài mới sơ đồ tư duy Khởi động: GV nêu vấn đề: So với các nước khác trên cùng vĩ độ, khí hậu Việt Nam có nhiều nét khác biệt. Việt Nam không bị khô hạn như khu vực Bắc Phi và Tây Nam Á, cũng không nóng ẩm quanh năm như các quốc đảo ở Đông Nam Á. Vậy nguyên nhân nào làm cho khí hậu nước ta có nét độc đáo như vậy? Hướng dẫn HS cách viết bài theo sơ đồ tư duy GV nêu từ khóa của sơ đồ tư duy là: Khí hậu Việt Nam GV yêu cầu HS đọc nhanh các đề mục của bài và cho biết khí hậu Việt Nam có mấy đặc điểm chính? (2 đặc điểm chính: tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm và tính chất đa dạng và thất thường) GV thể hiện 2 đặc điêm chính của khí hậu lên 2 nhánh lớn của sơ đồ tư duy GV cùng học sinh tìm hiểu từng đặc điểm của khí hậu Việt Nam Hoạt động 1. Hoạt động nhóm Hoạt động nhóm, đàm thoại gợi mở, , - GV chia lớp thành 5 nhóm (có thể lấy tên các nhóm là 1, 2, 3, 4, 5 hoặc tên nhóm gắn với nhiệm vụ của nhóm như nhóm Nhiệt đới, nhóm Gió mùa, nhóm Ẩm, nhóm Đa dạng, nhóm Thất thường) - Mỗi nhóm được giao một nhiệm vụ phải hoàn thành - Các nhóm làm việc trong 5 phút. - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét - GV chuẩn xác kiến thức * Nhóm 1. Tìm hiểu về tính chất nhiệt đới Câu 1. Cho bảng số liệu: nhiệt độ trung bình năm ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam (Phụ lục 1) Hãy nhận xét nhiệt độ trung bình năm ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam? Nhiệt độ có sự thay đổi như thế nào từ Bắc vào Nam? Vì sao HS ghi bài theo sơ đồ tư duy Trang 60 nhiệt độ có sự thay đổi như vậy? Câu 2. Dựa vào bảng 31.1 cho biết những tháng nào có nhiệt độ không khí giảm dần từ Nam ra Bắc? Giải thích vì sao? Nhóm 2. Tìm hiểu về tính chất gió mùa của khí hậu Câu 1. Dựa vào bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat địa lí VN, cho biết nước ta chịu ảnh hưởng của những loại gió nào? Hướng gió và tính chất của từng loại gió? Câu 2. Vì sao miền Bắc nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới lại có mùa đông lạnh giá? Câu 3. Vì sao Việt Nam nằm cùng vĩ độ với các nước Tây Nam Á, Bắc Phi nhưng lại không bị khô hạn như các nước trong khu vực này? Câu 4. Vậy nguyên nhân chính nào làm khí hậu nước ta có nét khác biệt so với các nước khác có cùng vĩ độ? * Nhóm 3. Tìm hiểu về tính chất ẩm của khí hậu Câu 1. Nêu các đặc điểm về lượng mưa, độ ẩm của khí hậu nước ta? Câu 2. Vì sao khí hậu nước ta lại ẩm ướt, mưa nhiều? Câu 3.Tại sao ở một số nơi như Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế... lại thường có lượng mưa lớn? * Nhóm 4. Tìm hiểu về tính đa dạng 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm a) Nhiệt đới - Số giờ nắng cao từ 1400 – 3000 giờ trong một năm - Nhiệt độ TB năm: trên 21 0C b) Gió mùa: 2 mùa gió - Gió mùa Đông Bắc: lạnh, khô - Gió mùa Tây Nam: nóng, ẩm c) Ẩm - Lượng mưa lớn: 1500 – 2000 mm/ năm - Độ ẩm không khí cao: trên 80% Trang 61 Câu 1. Đọc SGk, kết hợp Atlat địa lí Việt Nam, cho biết nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền? Câu 2. Những nhân tố chủ yếu nào làm cho thời tiết, khí hậu nước ta đa dạng và thất thường? * Nhóm 5. Tìm hiểu về tính thất thường của khí hậu Câu 1. Bằng hiểu biết thực tế của bản thân, cho biết tính chất thất thường của khí hậu được biểu hiện như thế nào? Câu 2. Sự thất thường trong chế độ nhiệt chủ yếu diễn ra ở miền nào? Vì sao? *GV liên hệ đến HƯNK và nguyên nhân gây ra BĐKH 2. Tính chất đa dạng và thất thường a) Đa dạng: - Thời gian: các mùa - Không gian: có các miền, vùng, kiểu khí hậu khác nhau b) Thất thường. Có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão.... Hoạt động 2. Tích hợp kiến thức về BĐKH trò chơi GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các thiên tai do khí hậu gây ra. Yêu cầu các em trả lời một số câu hỏi ? Nêu các thiên tai do khí hậu thường xảy ra ở nước ta? (bão và áp thấp nhiệt đới, hạn hán, lũ lụt, giá rét...) ? Nguyên nhân của những biến động thời tiết, khí hậu trong những năm gần đây ở nước ta là gì? (do môi trường bị ô nhiễm, do diện tích rừng suy giảm, biến đổi khí hậu toàn cầu) ? Chúng ta cần có những biện pháp gì để bảo vệ bầu không khí trong lành? (thực hiện cắt giảm khí thải vào môi trường, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, tuyên Trang 62 truyền giáo dục về môi trường) * Trò chơi ghép thẻ Nên và Không Nên GV: Trong những năm gần đây, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng, giá rét, bão, lũ lụt và hạn hán ở nước ta có xu hướng gia tăng, cả về tần số, cường độ và khó dự đoán hơn. Đây chính là một trong những biểu hiện quan trọng của BĐKH. Bước 1. Gv yêu cầu HS quan sát các bức ảnh về cách ứng phó của con người khi có thiên tai xảy ra - Vậy các em nên làm gì để ứng phó khi xảy ra các thiên tai như bão, lũ lụt, nắng nóng.? Bước 2. - GV chia cả lớp thành 2 đội. Trên bảng GV dán sẵn 2 thẻ Nên và Không nên cho mỗi đội chơi - GV đặt các thẻ vào 1 giỏ phía trước mỗi đội Bước 3 - Mỗi bạn từ từng đội sẽ lần lượt lên lấy một thẻ, đọc to và quyết định xem đó là hành động nên hay không nên. - GV làm trọng tài, nếu HS ghép đúng sẽ được ghi điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng Bước 4. GV tổng kết, đánh giá IV. Củng cố, đánh giá 1. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? 2. Em hãy sưu tầm một số câu ca dao tục ngữ nói về khí hậu, thời tiết ở nước ta hoặc ở địa phương em? Trang 63 Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Sự thất thường của khí hậu nước ta thể hiện: A. Lượng mưa thay đổi trong các năm B. Mùa hè nóng, mùa đông lạnh C. Năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm bão nhiều, năm bão ít, năm rét sớm, năm rét muộn . D. Miền Bắc mùa đông lạnh, miền Nam không có mùa đông lạnh Câu 2. Những nhân tố nào làm thời tiết khí hậu nước ta đa dạng và thất thường? A. Vị trí địa lí, địa hình, hoàn lưu gió mùa B. Gần biển, xa biển, địa hình C. Địa hình, hoàn lưu gió D. Vị trí địa lí, địa hình, con người V. Hoạt động nối tiếp - Học bài trả lời câu hỏi Sgk, làm bài tập tập bản đồ. - Vẽ biểu đồ, nhiệt độ lượng mưa trạm Hà Nội - Chuẩn bị bài 32. Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta Trang 64 BÀI 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức Kĩ năng Thái độ 1. Mục tiêu bài học - Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của 2 mùa, sự khác biệt về khí hậu, thời tiết giữa các miền - Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam - Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày đặc điểm khí hậu của mỗi miền - Phân tích bảng thống kê để thấy rõ sự khác biệt về khí hậu và thời tiết 3 miền. - Xác định trên bản đồ các miền khí hậu, đường di chuyển của bão. - Có tinh thần tương thân tương ái 2. Mục tiêu GDBĐKH&G TRRTT - Nêu được ảnh hưởng của BĐKH làm thay đổi thời gian giữa các mùa - Nêu được một số loại thiên tai thường xảy ra trong mùa hạ và mùa đông - Phân tích và dự đoán được sự thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa theo mùa ở địa phương dựa vào Kịch bản BĐKH của Bộ TNMT (2009, 2012) - Liên hệ với mùa bão và lũ lụt ở địa phương thường xảy ra vào những tháng nào? Làm lịch thiên tai ở địa phương - Có ý thức tìm hiểu về thời tiết, khí hậu II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Bản đồ khí hậu Việt Nam - Tranh ảnh về hiện tượng giá rét ở miền Bắc, khô hạn ở miền Nam - Tranh ảnh về các thiên tai: gió tây khô nóng, bão - Tranh ảnh về các thiên tai xảy ra ở địa phương (quận Cẩm Lệ) và một Trang 65 số cách ứng phó của người dân địa phương III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ - Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta được thể hiện ở những mặt nào? - Nước ta có mấy miền khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng miền. Giới thiệu bài mới Khởi động - Có thể mở bài theo SGK - GV có thể hát bài “Gởi nắng cho em” để từ đó dẫn dắt vào bài, thời tiết khí hậu trong từng mùa, ở từng địa phương có sự khác biệt như thế nào? Nguyên nhân vì sao? Hoạt động 1. Hoạt động nhóm Tìm hiểu về đặc trưng các mùa khí hậu ở nước ta - GV chia lớp thành 4 nhóm - Mỗi nhóm dựa vào SGK, Atlat, Bảng 31.1 Sgk để lập bảng so sánh - Các nhóm làm việc trong 5 phút. - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét - GV chuẩn xác kiến thức Lưu ý: các nhóm trình bày trên bảng nhóm hoặc bảng phụ kết hợp với chỉ bản đồ khí hậu Việt Nam * Nhóm 1. Tìm hiểu về mùa gió Đông Bắc (Theo mẫu Phụ lục 1) * Nhóm 2. Tìm hiểu một số thiên tai ở nước ta trong mùa đông ? Trong mùa gió Đông Bắc ở các miền của nước ta có những loại thiên tai nào? ( ở Bắc Bộ: rét đậm, rét hại, ở Tây Nguyên và Nam Bộ: hạn hán, Trung Bộ: mưa lớn gây lũ lụt...) ? Rét đậm, rét hại ở Bắc Bộ đã 1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 (mùa đông) - Gió thịnh hành: gió Đông Bắc - Có sự khác nhau giữa các miền: + Miền Bắc: lạnh, mưa phùn + Trung Bộ: có mưa lớn vào các tháng cuối năm + Tây Nguyên và Nam Bộ: nóng khô ổn định suốt mùa Trang 66 gây ra những thiệt hại nào đối với sản xuất và đời sống nhân dân?Chúng ta cần phải làm gì để ứng phó với thiên tai này? - Rét đậm, rét hại: ảnh hưởng tới sức khỏe người dân, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp - Biện pháp: Chủ động phòng bệnh cho người và cây trồng, vật nuôi... ? Ở Tây Nguyên và Nam Bộ, hạn hán đã gây ra những thiệt hại gi? (hạn hán gây thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, cháy rừng, xâm nhập mặn) * Nhóm 3. Tìm hiểu mùa gió Tây Nam. Phụ lục 2 * Nhóm 4. Tìm hiểu về các thiên tai thường xảy ra vào mùa hạ ? Trong mùa gió Tây Nam ở các miền của nước ta có những loại thiên tai nào? (gió tây khô nóng, bão) ? Vì sao vào mùa hạ, ở Trung Bộ lại có gió tây khô nóng? Gió này đã gây tác động như thế nào đến đời sống và sản xuất của con người? ? Dựa vào bảng 32.1 hãy cho biết mùa bão nước ta diễn biến như thế nào? Nêu tác hại của bão? 2. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa hạ) - Gió thịnh hành: gió Tây Nam - Nhiệt độ cao đều trên toàn quốc - Lượng mưa trong mùa lớn, chiếm trên 80% lượng mưa cả năm - Riêng duyên hải Trung Bộ ít mưa - Các dạng thời tiết đặc biệt: gió tây, mưa ngâu, bão. Trang 67 Hoạt động 2. Hoạt động cá nhân ? Khí hậu nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất và đời sống nhân dân? - GV gọi 1 số em lên phát biểu, các em khác nhận xét - GV chốt ý * Tích hợp BĐKH- liên hệ thực tế ? Loại thiên tai nào thường xảy ra ở địa phương em (quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng)? ? Thường xảy ra vào thời gian nào? ? Em thấy gia đình mình và làng xóm đã có những biện pháp ứng phó nào khi thiên tai đó xảy ra? - GV mời vài HS phát biểu, sau đó tổng kết và cho các em xem một số hình ảnh về thiệt hại của thiên tai và cách ứng phó của người dân ở quận Cẩm Lệ. 2. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại a) Thuận lợi: - Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (sản phẩm nông nghiệp đa dạng, thâm canh tăng vụ...) - Thuận lợi cho các ngành kinh tế khác b) Khó khăn: hạn hán, lũ lụt, sương muối, giá rét, bão... IV. Củng cố, đánh giá 1. Trò chơi: GV cho HS chuẩn bị và thi đua chia sẻ theo nhóm về các câu ca dao tục ngữ về thời tiết, khí hậu, các thiên tai - Gv chia HS làm 2 đội - Các đội lần lượt trình bày (đúng chủ đề, không lặp lại) - Đội nào bí sẽ bị thua cuộc. 2. Chọn đáp án đúng Câu 1: Đặc điểm của gió mùa đông bắc thổi vào nước ta A. Gió mùa đông bắc thổi vào Trang 68 nước ta có đặc điểm lạnh khô B. Gió mùa đông bắc qua biển thổi vào nước ta có đặc điểm ấm áp, ẩm C. Gió mùa đông bắc tràn về từng đợt làm nền nhiệt giảm xuống thấp trong năm D. Gió mùa đông bắc thổi vào nước ta có đặc điểm lạnh, ẩm ướt Câu 2. Mùa bão ở khu vực Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi diễn ra trong khoảng thời gian nào dưới đây? A. Từ tháng 1 đến hết tháng 4 B. Từ cuối tháng 5 đến hết tháng 11 C. Từ tháng 11 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. D. Từ tháng 7 đến tháng 10 Câu 3. Hoàn thành câu tục ngữ sau: Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì A. Bão B. Mưa C. Gió D. Dông Câu 4. Các thiên tai do thời tiết, khí hậu gây ra ở quận Cẩm Lệ là: A. Bão, lũ lụt, hạn hán B. Lũ lụt, xói mòn đất ở vùng núi cao C. Hạn hán, lũ lụt, giá rét V. Hoạt động - Sưu tầm các thiên tai do khí hậu Trang 69 nối tiếp gây ra ở địa phương mình - Chuẩn bị bài mới. Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Trang 70 Phụ lục 1 Miền khí hậu Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ Trạm tiêu biểu Hướng gió chính Nhiệt độ TB tháng 1 (0C) Lượng mưa tháng 1 Đặc điểm thời tiết Phụ lục 2 Miền khí hậu Bắc Bộ Trung Bộ Nam Bộ Trạm tiêu biểu Hướng gió chính Nhiệt độ TB tháng 7 (0C) Lượng mưa tháng 7 Đặc điểm thời tiết Trang 71 BÀI 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Kiến thức Kĩ năng Thái độ 1. Mục tiêu bài học - Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam - Nêu được những thuận lợi, khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông. Sử dụng bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hoặc Átlat địa lí Việt Nam để trình bày các đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. - Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển bền vững - Phản đối việc đổ rác thải vào các sông hồ. 2. Mục tiêu GDBĐKH&G TRRTT - Hiểu được ảnh hưởng của hệ thống sông ngòi đến mùa mưa lũ ở nước ta. - Hiểu được hoạt động của lũ lụt, đặc điểm, điều kiện hình thành và tác hại đến đời sống của con người. Phân biệt được lũ quét và lũ sông và lũ ven biển - Hiểu được hoạt động của con người gây ô nhiễm sông ngòi tác động tiêu cực đến BĐKH và gia tăng thiệt hại do lũ lụt gây ra - Phân tích được tác động của lũ lụt đến sức khỏe, đời sống và hoạt động sản xuất của con n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfban_in_mon_dia_li_thcs_r_8292.pdf
Tài liệu liên quan