Tài liệu Giới thiệu thị trường Nam Phi - Chương 3: Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Nam Phi

Tài liệu Tài liệu Giới thiệu thị trường Nam Phi - Chương 3: Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Nam Phi: 65 Chương 3 QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM - NAM PHI 1. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam - Nam Phi Việt Nam có quan hệ từ lâu với Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ Apartheid, ủng hộ quá trình cải cách dân chủ. Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 22/12/1993. Năm 2000, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi chính thức đi vào hoạt động. Năm 2002, Nam Phi cũng chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 10 năm 1999, Thương vụ của nước ta tại Nam Phi đã được thành lập. Hai nước đã cử nhiều đoàn cấp cao và đoàn doanh nghiệp đi thăm lẫn nhau để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thương mại. Hai nước đã ký Hiệp định Thương mại tháng 4 năm 2000, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều. Tháng 11 năm 2004, nhân chuyến thăm chính thức Nam Phi của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai nước đã...

pdf113 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Giới thiệu thị trường Nam Phi - Chương 3: Quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Nam Phi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 Chương 3 QUAN HỆ KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM - NAM PHI 1. Quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam - Nam Phi Việt Nam có quan hệ từ lâu với Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và Đảng Cộng sản Nam Phi, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ Apartheid, ủng hộ quá trình cải cách dân chủ. Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 22/12/1993. Năm 2000, Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi chính thức đi vào hoạt động. Năm 2002, Nam Phi cũng chính thức mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 10 năm 1999, Thương vụ của nước ta tại Nam Phi đã được thành lập. Hai nước đã cử nhiều đoàn cấp cao và đoàn doanh nghiệp đi thăm lẫn nhau để thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, thương mại. Hai nước đã ký Hiệp định Thương mại tháng 4 năm 2000, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều. Tháng 11 năm 2004, nhân chuyến thăm chính thức Nam Phi của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai nước đã ký Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác vì hợp tác và phát triển, Hiệp định về thành lập Diễn đàn đối tác liên chính phủ về Hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học, kĩ thuật và văn hoá; Thoả thuận thành lập Uỷ ban Thương mại hỗn hợp; Thoả thuận về hợp tác giữa Phòng Công nghiệp và Thương mại của 2 nước. Từ ngày 23 - 25/5/2007, Tổng thống Thabo Mbeki thăm chính thức Việt Nam. Hai bên đã ký Hiệp định miễn thị thực cho người 66 mang hộ chiếu ngoại giao và công vụ, Hiệp định hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nam Phi, Biên bản phiên họp thứ nhất Diễn đàn đối tác liên Chính phủ Việt Nam - Nam Phi. Ngày 05/6/2008, Kỳ họp lần thứ hai Ủy ban Thương mại hỗn hợp giữa hai nước đã diễn ra tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Công Thương Lê Dương Quang và Thứ trưởng Công Thương Nam Phi. Ngày 18/8/2010, Việt Nam và Nam Phi đã hoàn tất việc ký kết Biên bản ghi nhớ Nam Phi công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Việc ký kết văn bản này góp phần bảo vệ hàng hoá của Việt Nam trong trường hợp có các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam. Ngày 16-17/8/2012, tại Pretoria, Nam Phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Lương Minh dẫn đầu đoàn liên Bộ: Ngoại giao, Quốc phòng, Công an, Tư pháp, Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, Tài nguyên - Môi trường và Văn phòng Chính phủ tham dự kỳ họp lần thứ 2 Diễn đàn Đối tác Liên Chính phủ Nam Phi - Việt Nam và tiến hành họp tham vấn chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Nam Phi ủng hộ Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ (2008-2009) và bỏ phiếu công nhận Hoàng Thành Thăng Long là di sản văn hoá thế giới, ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Nhân quyền (2014-2016). Việt Nam ủng hộ Nam Phi làm ứng cử viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ (2011-2012) và cam kết ủng hộ việc công nhận "Con đường giải phóng" (Liberation Path - ghi nhận các di tích của cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ của ANC và nhân dân Nam Phi chống chủ nghĩa Apertheid giành tự do) là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. 67 Ngày 05-06/8/2013, nhận lời mời của Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Nam Phi Maite Nkoana Mashabane, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã thăm chính thức Cộng hòa Nam Phi. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (Ảnh: MOFA) Trong chuyến thăm Nam Phi của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, hai bên đã thảo luận và nhất trí về những lĩnh vực, biện pháp ưu tiên nhằm đẩy mạnh hợp tác về thương mại, đầu tư, nông nghiệp, khoa học-công nghệ, quốc phòng, du lịch, môi trường trong đó khẳng định quyết tâm đưa kim ngạch thương mại song phương lên mức trên 1 tỷ USD trong những năm tới. Hai bên nhất trí đẩy mạnh trao đổi nhằm sớm ký kết Hiệp định Tránh đánh thuế trùng và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, tạo khuôn khổ 68 pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước. Hai bên đánh giá cao và nhất trí nghiên cứu mở rộng mô hình hợp tác 3 bên mà hai nước đang thực hiện rất thành công tại Guinea Conakry sang một số nước châu Phi khác. Nam Phi đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam và mong hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác trong việc chống vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm có liên quan đến động vật hoang dã. 2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Nam Phi a) Kim ngạch xuất nhập khẩu Kể từ sau khi Việt Nam và Nam Phi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1993, quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước đã có những tiến triển tốt đẹp, cùng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Tháng 10 năm 1999, cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Nam Phi đã được thành lập nhằm thúc đẩy hơn nữa trao đổi thương mại song phương giữa hai nước. Tháng 4 năm 2000, hai nước đã ký Hiệp định Thương mại, thỏa thuận dành cho nhau quy chế tối huệ quốc (MFN) trong buôn bán hai chiều. Bên cạnh đó, ngày 18 tháng 8 năm 2010, Nam Phi đã chính thức công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, góp phần bảo vệ hàng hoá của Việt Nam trong trường hợp có các cuộc điều tra chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu của Việt Nam. Các văn bản này là tiền đề và cơ sở pháp lý để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Những năm gần đây, doanh nghiệp Việt Nam và Nam Phi ngày càng tích cực tiến hành thăm dò, nghiên cứu, khảo sát lẫn nhau để tìm kiếm bạn hàng, đối tác, cơ hội hợp tác kinh doanh. Các doanh nghiệp hai nước cũng tích cực tham dự các hội chợ, triển lãm quốc 69 tế được tổ chức tại mỗi nước như Vietnam Expo, Saitex... Từ đó, doanh nghiệp hai bên đã kí kết được nhiều hợp đồng hợp tác, buôn bán có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, đa dạng hóa sản phẩm, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước. Hiện nay, Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi. Kim ngạch thương mại song phương trong thời gian qua không ngừng tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 - 2013 là 26,5%, trong đó tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 39,1% và nhập khẩu là 2,5%. Trong quan hệ thương mại song phương, Việt Nam luôn ở thế xuất siêu với Nam Phi. Cán cân thương mại được nới rộng theo từng năm. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi có xu hướng tăng trưởng đều đặn qua từng năm, thường xuyên chiếm tới 80% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường này lại tăng trưởng chậm và không ổn định. Về giá trị kim ngạch, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nam Phi trong năm 2013 tăng trưởng tốt, đạt xấp xỉ 920 triệu USD, tăng 27,1% so với năm 2012. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi đạt khoảng 765 triệu USD, tăng 24,84%; và nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia này đạt gần 155 triệu USD, tăng 39,38% so với cùng kỳ năm 2012. Việt Nam luôn duy trì được vị thế xuất siêu trong quan hệ thương mại với Nam Phi. Năm 2013, thặng dự thương mại của Việt Nam với Nam Phi đạt trên 600 triệu USD. Tính đến hết tháng 6 năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Nam Phi đạt khoảng 457 triệu USD, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 380 70 triệu USD, tăng 9,2%, và kim ngạch nhập khẩu đạt 77 triệu USD, tăng 20,3%. Năm 2011 là năm chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc trong quan hệ thương mại giữa hai nước, đạt mức kỷ lục từ trước đến nay, trên 2 tỷ USD. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nam Phi được trên 1,5 tỷ USD đối với mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm. Bảng 3.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nam Phi Đơn vị: triệu USD 2008 2009 2010 2011 2012 2013 6T/2014 Xuất khẩu 147 378,3 494 1.864,6 612 765 380,2 Nhập khẩu 137 126,9 165 222,7 111 155 76,5 Tổng 284 505,2 659 2.087,3 723 920 456,4 Cán cân 10 251,4 329 1641,9 501 610 303,7 Nguồn: Tổng cục Hải quan b) Mặt hàng xuất nhập khẩu Những năm trước 2008, gạo là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nam Phi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang thị trường này là mặt hàng điện thoại di động và linh kiện. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đạt xấp xỉ 462 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2012, và chiếm tỷ trọng 61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nam Phi. Tiếp theo là giày dép các loại, có kim ngạch năm 2013 đạt 81,4 triệu USD, tăng 19% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng khoảng 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. 71 Bảng 3.2. Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Nam Phi Đơn vị: triệu USD Mặt hàng 2011 2012 2013 Điện thoại các loại và linh kiện 106,8 231,1 461,9 Giày dép các loại 61,9 68,6 81,4 Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 29,5 39,8 37,6 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 6 12,6 22,3 Sản phẩm dệt may 20,7 14,5 17,3 Gạo 4,2 17,2 14,4 Sản phẩm hóa chất 10,6 19,9 13,9 Hạt tiêu 7,8 9,3 12,4 Cà phê 13,8 16 11,8 Hạt điều 4,8 7,6 8 Sản phẩm gỗ 0,5 5,1 7,6 Linh kiện ô tô CKD, SKD dưới 12 chỗ ngồi 1,7 4,6 6,5 Sắt thép các loại 5,6 2,4 6,4 Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 2,8 3,9 6,3 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 1.507 90,3 0,08 Nguồn: Tổng cục Hải quan Các mặt hàng xuất khẩu chính khác bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng, sản phẩm dệt may Các mặt hàng này có tốc độ tăng trưởng không 72 đều hoặc kim ngạch xuất khẩu còn khiêm tốn, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, trong năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu sang Nam Phi được tới 1,5 tỷ USD đối với mặt hàng đá quý, kim loại quý và sản phẩm. Tuy nhiên, trong các năm tiếp theo, trị giá xuất khẩu đã giảm mạnh và tới năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chỉ còn 0,08 triệu USD. Trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi, sắt thép phế liệu và kim loại luôn là những mặt hàng có kim ngạch lớn nhất. Mặt hàng sắt thép phế liệu có kim ngạch nhập khẩu đạt 63,7 triệu USD trong năm 2013, tăng tới 75% so với năm 2012, chiếm tỷ trọng khoảng 41,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nam Phi. Tiếp theo là mặt hàng kim loại thường, có kim ngạch nhập khẩu đạt xấp xỉ 36 triệu USD, tăng 64% và chiếm tỷ trọng 23%. Bảng 3.3. Một số mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Nam Phi Đơn vị: triệu USD Mặt hàng 2011 2012 2013 Sắt thép phế liệu 11,5 36,5 63,7 Kim loại thường khác 7,2 22,1 35,9 Nguyên phụ liệu dệt may, da & giày 0,8 8,5 10,3 Sản phẩm hoá chất 1,9 9,1 7,3 Hàng rau quả 1 3,1 6,3 Hoá chất 1,1 1,7 5,8 Máy móc thiết bị, dụng cụ & phụ tùng 5,4 4,9 5,3 73 Mặt hàng 2011 2012 2013 Chất dẻo nguyên liệu 0,4 4,5 4,4 Gỗ & sản phẩm gỗ 1,1 1,6 3,1 Đồng 4,7 - 2,6 Hàng hoá khác 2,4 14,4 2,5 Sắt thép các loại 2,2 3,9 2,4 Tân dược - 0,2 2,2 Sản phẩm sắt thép 0,2 0,2 1,3 Quặng và khoáng sản khác 0,3 0,3 1,1 Nguồn: Tổng cục Hải quan 3. Hợp tác công nghiệp, đầu tư Việt Nam – Nam Phi a) Hợp tác về công nghiệp Về hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp, nhìn chung quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nam Phi chưa có nhiều. Doanh nghiệp của hai nước đã có những ý tưởng, sáng kiến thể hiện sự quan tâm đến hợp tác trong lĩnh vực này, tuy nhiên, hiện vẫn còn đang trong giai đoạn tìm hiểu, chưa có những bước đi cụ thể. Những ngành sản xuất cụ thể có nhiều triển vọng và tiềm năng hợp tác cao giữa Việt Nam và Nam Phi là khai thác mỏ, chế biến sắt thép, công nghệ khai khoáng, khai thác gỗ và chế biến bột giấy. Ngoài ra, phía Việt Nam có thể xem xét hợp tác với Nam Phi trong các lĩnh vực như công nghiệp nhiệt điện, chế tạo và lắp ráp xe hơi, chế biến thực phẩm, rượu vang của Nam Phi và đặc biệt là hóa chất với công nghệ hóa dầu từ than đá. Nam Phi là quốc gia có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển hàng đầu thế giới. Với mục đích tăng cường hợp tác giữa hai 74 nước trong lĩnh vực khai khoáng, hiện nay, Việt Nam và Nam Phi đang tiến hành đàm phán, ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác khoáng sản giữa Chính phủ của hai nước. Nam Phi cũng là quốc gia có trình độ khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Hiện nay, trong khuôn khổ thực hiện các nội dung về quản lý và chuyên môn của nhiệm vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen thực vật và vi sinh vật ngành công nghiệp do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện, Bộ Công Thương đã thiết lập được quan hệ hợp tác với các trường đại học của Nam Phi như: University of Orange Free State; University of Petoria; University of Stelenborsh. Tuy nhiên, quan hệ hợp tác chủ yếu dừng lại ở trao đổi thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, trao đổi chủng giống vi sinh vật tham khảo. b) Hợp tác về đầu tư Tiềm năng về đầu tư tại Nam Phi là rất lớn. Nam Phi là quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, là nước có vị trí địa lý và chính trị khá quan trọng, được các nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản rất quan tâm. Hơn nữa, Việt Nam và Nam Phi vốn có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực. Chính phủ hai nước đặc biệt chú trọng thúc đẩy hoạt động đầu tư thương mại song phương qua việc đàm phán ký kết nhiều hiệp định hợp tác, biên bản ghi nhớ quan trọng để tạo khung khổ hành lang pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc khuyến khích cũng như bảo hộ cho các nhà đầu tư Việt Nam khi tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh tại Nam Phi. Về đầu tư song phương, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện có 2 dự án đầu tư sang Nam Phi với tổng vốn đầu tư đạt 1,67 75 triệu USD, quy mô vốn bình quân 1 dự án là 0,8 triệu USD/dự án. Nam Phi có 2 dự án đầu tư vào Việt Nam, đó là dự án sản xuất nước ngọt Coca Cola và dự án liên doanh giữa công ty đa quốc gia hàng đầu tư Nam Phi- SAB Miller với Công ty Vinamilk để sản xuất bia tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; Hiệp định tránh đánh thuế trùng đang được đàm phán giữa Chính phủ Việt Nam và Nam Phi để tiến tới ký kết chính thức. Đặc biệt hơn, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương, Chính phủ hai nước cũng đang nghiên cứu việc ký kết mở đường bay thẳng từ Nam Phi sang Việt Nam. Chính phủ hai nước sẽ tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thiện thể chế và cải cách các thủ tục hành chính để tạo môi trường thông thoáng, minh bạch, thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp của Nam Phi; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và kinh doanh ở Nam Phi. Như vậy, có thể thấy, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xâm nhập và đầu tư hiệu quả vào thị trường Nam Phi đối với các sản phẩm mà Nam Phi có nhu cầu lớn như khai thác tài nguyên khoáng sản, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc, thức ăn thủy sản, nuôi trồng thủy sản, viễn thông, du lịch... Đây là cơ hội rất khả quan cho các nhà đầu tư Việt Nam. Đặc biệt, doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư vào nhiều lĩnh vực được Chính phủ Nam Phi khuyến khích, bao gồm: thiết bị và dịch vụ viễn thông; chế biến sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản; sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch ngói...; thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản. 76 77 Chương 4 HỎI ĐÁP VỀ THỊ TRƯỜNG NAM PHI 1. Hỏi đáp về kinh doanh tại Nam Phi Hỏi: Xin cho biết một số tập quán kinh doanh tại Nam Phi? Trả lời: Một trong những điều quan trọng trong kinh doanh là hiểu biết về văn hóa, cách cư xử của các đối tác quốc tế. Việt Nam và Nam Phi có nhiều điểm khác biệt trong tập quán kinh doanh, vì vậy, ta cần tìm hiểu và nắm bắt được những tập quán đó để phục vụ cho việc làm ăn. Gặp mặt và chào đón: Ở Nam Phi có rất nhiều cách để chào đón một người bởi quốc gia này có nhiều dân tộc với các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, khi làm ăn với người nước ngoài thì bắt tay là cách tiếp cận phổ biến nhất. Một số phụ nữ có thể không bắt tay mà chỉ cúi đầu. Khi đó một cái cúi đầu theo sau đó là một nụ cười là đủ cho một lời chào đón thân thiện. Nói chung, người Nam Phi khá thoải mái và thân mật trong môi trường kinh doanh. Khi gặp một ai đó, cách tốt nhất để bắt đầu câu chuyện là nói về những thứ xung quanh họ như sức khỏe, gia đình, thời gian rảnh rỗi hay thể thao. Đi thẳng vào vấn đề kinh doanh và bỏ qua những phép tế nhị đời thường này có thể biến bạn thành một người thô lỗ, không biết quan tâm tới người khác. Trao đổi danh thiếp cũng là một tập quán thông thường nhưng có rất ít những nghi thức xung quanh việc trao đổi những tấm thiếp này. Theo qui tắc thông thường, bạn nên coi trọng những tấm danh thiếp và cất giữ chúng ở một nơi hợp lý hơn là cất vào trong ví khi nhận được chúng. 78 Giao tiếp: Nhìn chung, những người Nam Phi là những người thẳng thắn và thường nói to nhưng họ lại rất biết nói cái gì, nói như thế nào và đang nói với ai. Họ biết được điều gì có thể làm người khác không cảm thấy hài lòng. Cách thức giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào cấp độ của mối quan hệ. Càng thân thiết, họ càng cởi mở và thật lòng. Những mối quan hệ mới bắt đầu cần sự tế nhị và khéo léo hơn. Đối với khoảng cách khi giao tiếp, giống như người châu Âu, người Nam Phi khi nói chuyện họ thường giữ một khoảng cách nhất định. Không giống như văn hóa của người Nam Mỹ và người Ả rập, họ không ưa việc chạm vào người hay những việc làm tương tự. Nam Phi là một nơi lý tưởng cho những buổi trò chuyện thân mật, người Nam Phi thích nói chuyện về rất nhiều chủ đề. Là một quốc gia thích các hoạt động ngoài trời, họ yêu thích thể thao và đây luôn là chủ đề bắt đầu câu chuyện tốt nhất. Các môn thể thao họ yêu thích bao gồm bóng đá, bóng chày, bóng bầu dục. Các chủ đề khác cho cuộc nói chuyện có thể về thức ăn, rượu Nam Phi, du lịch thế giới... Chú ý, tránh so sánh các thành phố với nhau bởi mỗi người Nam Phi đều tự hào về thành phố của riêng họ. Đừng bao giờ đưa ra những chủ đề gây tranh cãi. Những buổi gặp mặt làm ăn: Trước khi muốn gặp đối tác Nam Phi, bạn nên hẹn trước. Bạn có thể sẽ gặp khó khăn khi lên lịch những cuộc hẹn vào khoảng thời gian giữa tháng 12 đến giữa tháng 1 hay 2 tuần trước và sau ngày lễ Phục Sinh, vì đây là những mùa nghỉ lễ chính trong năm của người Nam Phi. Những buổi gặp mặt ban đầu thường chỉ để xây dựng các mối quan hệ. Hầu hết các cuộc họp được bắt đầu với những câu chuyện 79 nhỏ và được chuyển sang chủ đề kinh doanh một cách nhanh chóng. Nếu có thể, hãy gửi cho đối tác của bạn một bản chương trình làm việc trước cuộc gặp mặt để đối tác của bạn biết rõ những vấn đề gì mà bạn muốn giải quyết. Nếu thực hiện một bài thuyết trình, hãy nhớ làm cho nó thật rõ ràng. Những quyết định kinh doanh được đưa ra dựa trên những con số và dẫn chứng, chứ không phải cảm tính hay một thứ gì đó vô hình. Hãy đưa những biểu đồ, số liệu, dẫn chứng vào bài thuyết trình của bạn. Tuy phần lớn công việc kinh doanh được thực hiện bằng tiếng Anh, nhưng khi bạn làm với một công ty mà ngôn ngữ họ dùng là tiếng Afrikaans và nếu bạn có thể chuyển một số tài liệu thành tiếng Afrikaans thì bạn đã thực sự gây ấn tượng với đối tác của mình. Hỏi: Chúng tôi muốn mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của công ty tại Nam Phi. Vậy xin hỏi các quy định hoặc thủ tục như thế nào? Trả lời: Công ty của Việt Nam muốn mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Nam Phi cần phải có các loại giấy tờ sau đây: - Hồ sơ của công ty mẹ (bao gồm: quyết định thành lập, điều lệ, chức năng, nhiệm vụ). - Quyết định của cơ quan chủ quản cho phép mở văn phòng đại diện tại Nam Phi. - Quyết định bổ nhiệm giám đốc văn phòng đại diện hoặc chi nhánh. - Hộ chiếu gốc của giám đốc văn phòng đại diện hoặc chi nhánh. - Giấy phép kinh doanh của công ty mẹ. - Chứng nhận địa điểm văn phòng đại diện hoặc chi nhánh (hợp đồng thuê hoặc mua nhà tại Nam Phi). 80 - Visa làm việc (working visa) cho các cán bộ làm việc tại văn phòng đại diện hoặc chi nhánh, sau khi văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. Thời hạn được cấp visa thường là một năm và có thể xin gia hạn thêm nếu có nhu cầu. Lưu ý rằng tất cả các giấy tờ trên phải được dịch sang tiếng Anh và được công chứng. Khi đã có đầy đủ các giấy tờ trên, công ty Việt Nam có thể thuê một công ty Nam Phi làm dịch vụ mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh hoặc có thể nhờ Thương vụ Việt Nam tại Nam Phi giúp đỡ. Việc mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh đều được tiến hành theo các thủ tục và qui định như trên. Giấy chứng nhận đăng ký (Registration certificate) là thủ tục để văn phòng đại diện được chấp nhận là hoạt động hợp pháp. Nếu văn phòng đại diện muốn chuyển sang chi nhánh thì phảI tiếp tục xin mã thuế xuất nhập khẩu và thuế VAT. Hỏi: Xin cho biết một số luật liên quan tới kinh doanh của Nam Phi? Trả lời: Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Nam Phi đã phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi nước. Một trong những nguyên nhân là do thông tin về thị trường, luật pháp của hai nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy, việc nắm vững các đạo luật có liên quan tới hoạt động kinh doanh tại thị trường Nam Phi là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập và tạo chỗ đứng trên thị trường này. Luật về sở hữu trí tuệ Nam Phi có Luật Sở hữu trí tuệ tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ với phạm vi điều chỉnh bao quát hầu hết các lĩnh vực liên quan tới 81 sở hữu trí tuệ từ bằng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đến bản quyền và thương hiệu. Luật Sở hữu trí tuệ của Nam Phi đã được bổ sung và chỉnh sửa dựa theo các yêu cầu về “TRIPS” của Tổ chức Thương mại Quốc tế và Hiệp định Quốc tế về bảo vệ người trình diễn, các sản phẩm ngữ âm và các Tổ chức Phát thanh và Truyền hình. Bằng sáng chế Bằng sáng chế được cấp cho những phát minh chưa từng được biết tới và khác biệt một cách thích đáng so với những gì đã được thực hiện trước đó trong cùng lĩnh vực. Một cá nhân có thể đề nghị một bằng sáng chế tạm thời trong một năm. Trước khi bằng sáng chế tạm thời hết hạn, người được uỷ quyền/đại diện của bằng sáng chế phải trình ra một đơn xin cấp bằng sáng chế hoàn chỉnh. Sẽ mất từ 12 tới 18 tháng để có bằng sáng chế tại Nam Phi. Bằng sáng chế có giá trị tới 20 năm kể từ ngày đăng ký, tuỳ theo việc trả các phí gia hạn theo quy định. Để đăng ký bảo vệ bằng sáng chế, trước hết cần tiến hành việc kiểm tra xác minh để đảm bảo không vi phạm vào các quyền về bằng sáng chế hiện hành. Công việc kiểm tra xác minh này có thể thực hiện tại văn phòng đăng ký bằng sáng chế. Phòng đăng ký không trực tiếp tiến hành công việc này mà khách hàng có trách nhiệm đích thân thực hiện. Mọi văn bản trừ các bản vẽ phải: - Là bản đánh máy hoặc bản in từ máy và phải có màu tối; - Không bị tẩy xoá, sửa chữa, viết đè, viết xen và phải rõ ràng, dễ đọc; - Có thể sao chụp với số lượng không giới hạn; - Không bị rạn nứt, nhàu và có nếp gấp. Các bản vẽ phải trình bày trên khổ giấy A4. 82 Phòng đăng ký Bằng sáng chế kiểm tra đơn xin cấp bằng sáng chế hoàn chỉnh và nếu thấy hợp lệ, dựa trên các qui định của Đạo luật về Bằng sáng chế Nam Phi và sẽ được công bố trong công báo Bằng Sáng chế và Thương hiệu. Dựa trên Hiệp định Bằng sáng chế Quốc tế, người đăng ký có thể trình đơn xin cấp bằng sáng chế tại nước ngoài và đề nghị được ưu tiên về ngày giống như đơn xin cấp bằng sáng chế gốc tại Nam Phi. Kiểu dáng Kiểu dáng kết hợp với thẩm mỹ của một sản phẩm được bảo vệ và đăng ký theo các điều khoản của đạo luật về thiết kế, số 195 năm 1993, với điều kiện là sản phẩm này mới so với các sản phẩm trước đó trong lĩnh vực tương tự. Kiểu dáng được chia thành kiểu dáng theo thẩm mỹ và kiểu dáng theo chức năng. Mọi cá nhân đều có thể đưa ra kiểu dáng, không yêu cầu có người nhận uỷ quyền. Thời hạn đăng ký là 15 năm đối với kiểu dáng thẩm mỹ và 10 năm đối với kiểu dáng theo chức năng, cả hai đều có thể gia hạn sau khi đóng phí gia hạn theo qui định. Bản quyền Những công việc nghệ thuật và các công việc bao gồm các nội dung về trí tuệ như các nghề thuộc lĩnh vực văn học, âm nhạc, phim ảnh, thu âm, các bản vẽ (bao gồm các bản vẽ kỹ thuật), các kế hoạch, các chương trình máy tính, các bức tranh mọi thể loại và các tác phẩm hai chiều, ba chiều khác nhau mang nội dung thuộc trí tuệ đều được bảo vệ bởi Đạo luật về Bản quyền số 98 năm 1978. Thời hạn hiệu lực của bản quyền kéo dài trong 50 năm. Thương hiệu Thương hiệu có thể được đăng ký theo Đạo luật về Thương hiệu số 194 năm 1993. Sau giai đoạn đầu tiên kéo dài 10 năm, thương 83 hiệu có thể được gia hạn thêm 10 năm nữa. Trung bình, việc xét duyệt thông qua thương hiệu đòi hỏi ít nhất 2 năm, nhưng một doanh nghiệp vẫn có thể kinh doanh trong thời gian này. Tất cả đơn đăng ký có thể nộp tận tay hoặc gửi theo đường bưu điện cho phòng đăng ký, các loại phí sẽ trả bằng tem thuế. Luật Cạnh tranh Một đạo luật mới về cạnh tranh năm 1998 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 1999. Đạo luật này cải cách toàn diện luật cạnh tranh của Nam Phi và có ảnh hưởng đáng kể tới các hoạt động kinh doanh tại Nam Phi. Đạo luật cho phép các cơ quan chức năng về cạnh tranh được quản lý tính cạnh tranh và các vấn đề về lợi ích cộng đồng trong đó bao gồm việc trao quyền kinh tế cho người da đen. Đạo luật này về căn bản cũng tăng cường quyền hạn của các cơ quan chức năng về cạnh tranh ở những lĩnh vực tương tự như Liên minh châu Âu, Canada và Mỹ bằng việc cho họ quyền khám xét và tịch biên. Đạo luật quy định về: - Việc thành lập của Uỷ ban cạnh tranh, Toà án cạnh tranh và Toà án phúc thẩm về cạnh tranh. Những cơ quan này không lệ thuộc vào Chính phủ, dù vậy, theo những yêu cầu nhất định trong Đạo luật, Uỷ viên Hội đồng được Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp bổ nhiệm còn các thành viên của Toà án và Toà án Phúc thẩm do Tổng thống bổ nhiệm. - Các luật cấm hành vi phản cạnh tranh, các biện pháp hạn chế (ví dụ như sự duy trì giá bán lại thấp nhất, phá giá, ấn định giá và thông đồng bỏ thầu). - Thủ tục khai báo và phê chuẩn trước đối với việc liên doanh hoặc mua lại nhất định. Việc liên doanh hoặc mua lại đã khai báo sẽ bị coi là vô hiệu nếu không có sự phê chuẩn trên. 84 - Các cơ quan chức năng về cạnh tranh có quyền thực thi pháp luật ngoài Nam Phi đối với những hoạt động kinh doanh trong nước hoặc có ảnh hưởng đến Nam Phi. Luật cạnh tranh cũng qui định một số hình phạt khi có sai phạm trong đó có qui định mức tiền phạt tối đa 10% doanh thu hàng năm của công ty hoặc xuất khẩu từ Nam Phi. Đạo luật về cạnh tranh cũng được áp dụng cho các thỏa thuận và dàn xếp liên quan tới sở hữu trí tuệ. Đây là sự khác biệt đáng kể so với Luật cạnh tranh trước đó đã tách riêng sở hữu trí tuệ ra khỏi phạm vi của luật cạnh tranh Nam Phi. Luật Lao động Các luật lao động mới đã được ban hành tại Nam Phi nhằm: Quy định quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động; Cung cấp các tiêu chuẩn cơ bản về việc làm cho những người lao động; Cải thiện những thiệt thòi trước đây của người lao động tại nơi làm việc; và Nâng cao kỹ năng của người lao động. Đạo luật về Quan hệ lao động (LRA) LRA áp dụng cho tất cả người lao động tại Nam Phi trừ những nhân viên lực lượng quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia. LRA khuyến khích và quy định việc thương lượng giữa người sử dụng lao động và công đoàn. Các hội đồng thương lượng có thể thành lập với sự đồng ý giữa công đoàn đã được đăng ký của người sử dụng lao động. Chức năng chính của hội đồng thương lượng là quyết định các thoả thuận được thống nhất giữa tổ chức của người sử dụng lao động và công đoàn. Người lao động có quyền bãi công đối với những vấn đề về quyền lợi chung như tiền lương và điều kiện làm việc. Họ không 85 được bãi công do bị sa thải. Đạo luật cũng đề ra một quy trình cần thiết phải tuân thủ trước khi thực hiện quyền bãi công. Các cuộc bãi công khi đó được coi là đúng trình tự thủ tục và những người lao động sẽ không bị sa thải do tham gia bãi công. LRA điều chỉnh việc sa thải không công bằng, thành lập uỷ ban hoà giải, dàn xếp và phân xử (CCMA) và Toà án Lao động với tư cách là các cơ quan giải quyết bất đồng và hầu hết các bất đồng phải được CCMA hoà giải trước. Toà án lao động, mặt khác, có đặc quyền pháp lý đối với những vấn đề như cắt giảm nhân công, cấm bãi công và xem xét lại các quyết định của CCMA. Việc kháng cáo các quyết định của Toà án Lao động thuộc quyền của Toà án Phúc thẩm về Lao động. Sa thải người lao động Tại Nam Phi người lao động có thể bị sa thải nếu có một lý do chính đáng và phải tuân theo một trình tự thủ tục hợp lý trước khi sa thải người lao động. Lý do sa thải chính đáng gồm: - Người lao động có hành vi sai trái trong công việc; - Không có đủ năng lực làm việc (không có khả năng thực hiện hợp lý các công việc do đau ốm, sức khoẻ yếu hoặc do trình độ kém); - Các nguyên nhân về điều hành (cắt giảm nhân công). Trong các trường hợp trên, đều phải làm theo trình tự các thủ tục ghi trong LRA cũng như các thủ tục về kỷ luật của riêng công ty trước khi sa thải người lao động. Cắt giảm nhân công: Trước khi cắt giảm nhân công, người sử dụng lao động phải bàn bạc với người lao động có liên quan hoặc công đoàn của họ về những vấn đề, trong đó có lý do sa thải, số lượng người lao động bị sa thải. 86 Đạo luật về bình đẳng trong công việc Đạo luật này nghiêm cấm sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc và thúc đẩy công bằng trong công việc. Những người lao động bị đối xử vì những lý do bao gồm chủng tộc, giới tính và sự tàn tật được phép bày tỏ sự bất đồng đối với người sử dụng lao động. Những tranh cãi như vậy sẽ được hòa giải và nếu không được giải quyết thì có thể do trọng tài phân xử hoặc đưa ra Toà án lao động để xét xử. Người sử dụng lao động có hơn 150 nhân công bắt buộc phải báo cáo cho Bộ Lao động hàng năm và bắt buộc phải thực hiện sự bình đẳng trong công việc hoặc các kế hoạch hành động mang tính khẳng định. Người sử dụng lao động có từ 50 tới 150 nhân công được yêu cầu phải báo cáo hai năm một lần. Tại Nam Phi, việc xúc tiến sự công bằng trong công việc sẽ làm cho các doanh nghiệp có được lợi thế lớn nhất về sự đa dạng nguồn lực. Một số quy định về thời gian làm việc và nghỉ phép Số giờ làm việc thông thường tối đa của người lao động trong một tuần hoặc một ngày như sau: - 45 tiếng một tuần; - 09 tiếng một ngày đối với người lao động làm việc từ 05 ngày một tuần trở xuống; và - 08 tiếng một ngày đối với người lao động làm việc nhiều hơn 05 ngày một tuần. Bất kỳ thời gian làm việc nào vượt quá phạm vi trên được coi là ngoài giờ. Người lao động không thể bị đòi hỏi hay được cho phép làm việc ngoài giờ trừ khi có một thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc là một hợp đồng làm việc ngoài 87 giờ bắt buộc hoặc một thoả thuận đặc biệt về làm ngoài giờ tự nguyện. Người lao động làm việc ngoài giờ phải được trả gấp 1,5 lần một giờ so với lương thông thường. Người lao động thông thường vẫn làm việc trong ngày chủ nhật thì được trả lương gấp rưỡi so với thời gian làm việc trong ngày thường. Đối với người lao động không làm việc thông thường trong ngày chủ nhật thì họ được trả gấp đôi so với lương bình thường. Người lao động được phép nghỉ ít nhất 21 ngày liên tiếp trong mỗi năm làm việc. Thời điểm nghỉ phép được thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Nếu không đạt được thoả thuận, người sử dụng lao động có quyền quyết định thời điểm nghỉ phép. Hỏi: Xin cho biết một số điều về các tổ chức, hệ thống đánh giá tiêu chuẩn của Nam Phi. Trả lời: Tổng cục Tiêu chuẩn Nam Phi (The South African Bureau of Standards (SABS)) là cơ quan quản lý nhà nước có chức năng xúc tiến và duy trì tiêu chuẩn hoá và chất lượng liên quan đến hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Nhiệm vụ cụ thể của SABS gồm: - Công bố tiêu chuẩn quốc gia. - Kiểm tra và chứng nhận sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đáp ứng tiêu chuẩn. - Phát triển các quy định pháp lý về tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc. - Giám sát và kiểm tra việc thi hành pháp luật về hệ thống đo lường. - Đào tạo về tiêu chuẩn hoá. SABS được Hệ thống Công nhận Nam Phi (the South African Accreditation System (SANAS)) công nhận là cơ quan có chức năng chứng nhận, được Tổ chức quốc tế có trụ sở ở Hà Lan 88 (Netherlands-based Raad voor Accreditatie (RvA)) công nhận. SABS là thành viên của Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế (the International Organization of Standardization (ISO)) và Uỷ ban Kỹ thuật Điện tử quốc tế (the International Electrotechnical Commission (IEC)). Vì thế, SABS ban hành các tiêu chuẩn công nghiệp và dược phẩm phù hợp với tiêu chuẩn của tổ chức ISO. Toàn bộ tiêu chuẩn SABS đang trong quá trình đổi tên sang “Tiêu chuẩn quốc gia Nam Phi - South African National Standards (SANS)”, nhằm mục đích làm cho hệ thống đánh số đơn giản và dễ hiểu hơn. SABS cũng phù hợp với tiêu chuẩn của ISO, IEC và Uỷ ban châu Âu về Tiêu chuẩn hoá. Tiêu chuẩn do SABS ban hành phù hợp với đạo luật về Bảo tồn Môi trường (the Environmental Conservation Act) và có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả sản phẩm hàng hoá nhập khẩu và xuất khẩu. Công ty nước ngoài thành lập tại Nam Phi cần phải có Hệ thống Quản lý Môi trường của mình được phê chuẩn. Sự phê chuẩn này được thực hiện hàng năm nhằm đảm bảo rằng công ty đó tuân thủ tiêu chuẩn Nam Phi. Vụ Sức khoẻ và Chất lượng thực vật trực thuộc Bộ Nông nghiệp Nam Phi (Directorate of Plant Health and Quality within the National Department of Agriculture ( có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn đối với một số sản phẩm nông nghiệp hoặc liên quan đến nông nghiệp. Những tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về thành phần, chất lượng, đóng gói, tiếp thị, nhãn mác, cũng như các phân tích về vật lý, sinh lý, hoá học, vi trùng học. Đạo luật Tiêu chuẩn số 8 năm 2008 (the Standards Act, No. 8 of 2008) quy định SABS có quyền tham gia vào việc bảo vệ người tiêu dùng. SABS sẽ có biện pháp xử lý các công ty vi phạm tiêu chuẩn bắt buộc. 89 Các tổ chức tiêu chuẩn của Nam Phi gồm: - Tổng cục Tiêu chuẩn Nam Phi, SABS, là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Website: - Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp (Council for Scientific and Industrial Research (CSIR)). Website: - Hội đồng Cơ khí Nam Phi (Engineering Council of South Africa (ECSA)), là cơ quan xúc tiến áp dụng tiêu chuẩn cao trong lĩnh vực cơ khí (engineering). Website: - Bộ Nông nghiệp Nam Phi có chức năng xây dựng tiêu chuẩn cho một số sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp. Website: - Bộ Y tế, xây dựng tiêu chuẩn trong lĩnh vực y tế. Website: - Tổ chức Hợp tác Tiêu chuẩn hoá trong khuôn khổ Cộng đồng Phát triển miền nam châu Phi SADC (SADC Stan – SADC Cooperation in Standardization. SADC gồm 14 thành viên, có mục đích hài hoà hoá tiêu chuẩn của các nước thành viên trên cơ sở tiêu chuẩn của SABS. Website: Các cơ quan đánh giá việc tuân thủ tiêu chuẩn gồm: - SABS-South African Bureau of Standards. Website: - Hội đồng Nghiên cứu khoa học nhân văn (Human Science Research Council (HSRC)) hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế về phát triển, và cơ quan chính phủ để thực hiện các dự án khoa học xã hội quy mô lớn. Cơ quan này đánh giá và 90 công nhận tiêu chuẩn trong lĩnh vực nghiên cứu và học thuật (academic standards). Website: - Hội đồng kiểm tra dược phẩm (Medicines Control Council (MCC)) quản lý tiêu chuẩn dược phẩm. Website: Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn: - Sản phẩm điện phải được cấp chứng nhận ‘Electromagnetic Interference (EMI) certification’. - Tất cả các sản phẩm dược phải được Hội đồng Kiểm tra dược phẩm MCC phê chuẩn. Website: - Các sản phẩm điện y tế, như thiết bị chụp X quang, cần được Hội đồng Kiểm tra bức xạ phê chuẩn (Radiation Control Council, một đơn vị trực thuộc Bộ Y tế). Website: Công nhận các tổ chức tiêu chuẩn (Accreditation) Các tổ chức có chức năng công nhận các cơ quan khác gồm: - Hệ thống Công nhận quốc gia Nam Phi (South African National Accreditation System (SANAS)), có chức năng công nhận chính thức và cấp giấy phép cho các phòng thí nghiệm, các cơ quan chứng nhận hợp chuẩn, các cơ quan thanh tra, các nhà cung cấp dịch vụ kiểm nghiệm, và các tổ chức kiểm tra quy trình thí nghiệm có đủ khả năng thực hiện một số nhiệm vụ. Sản phẩm điện tử phải được kiểm tra tại các phòng thí nghiệm được SANAS công nhận. Website: - Tổ chức Hợp tác về công nhận phòng thí nghiệm quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation (ILAC)) là tổ 91 chức quốc tế có chức năng công nhận phòng thí nghiệm có đủ khả năng thực hiện công việc. Website: Hỏi: Xin cho biết một số thông tin về hải quan Nam Phi? Trả lời: Cục Thuế quan (SARS) Nam Phi được quản lý bởi Ủy viên Hội đồng Thuế quan (Commissioner). Hải quan do Tổng giám đốc điều hành (General Manager) chịu trách nhiệm trực tiếp với Ủy viên Hội đồng Thuế quan. Hải quan Nam Phi được chia làm 3 bộ phận: Bộ phận Áp chế Hải quan, Bộ phận Chính sách Kinh doanh Hải quan và Bộ phận Dịch vụ Thương mại và Dự án (Customs Compliance, Customs Policy and Projects and Trade Services) - Bộ phận Áp chế Hải quan (The Customs Compliance Division) quản lí việc thi hành luật, đại diện là các đội thanh tra và chống buôn lậu. - Bộ phận Dự án và Chính sách Kinh doanh Hải quan (The Customs Business Policy and Projects Division) chịu trách nhiệm chuyển đổi luật thành những chính sách và thủ tục ứng dụng trong thực tiễn đồng thời kiểm soát thực thi luật, chính sách và quy trình hải quan và Hệ thống Quản lý Chất lượng Hải quan. Bộ phận này cũng kiêm chức năng đánh giá mức thuế. - Bộ phận Dịch vụ Thương mại (The Trade Services Division) có chức năng hoạt động như: thúc đẩy hoạt động thương mại, hành chính... Bộ luật về Cục thuế quan Nam Phi số 34 năm 1997 (South African Revenue Services Act – Act 34 of 1997) được Quốc hội Nam Phi thông qua cùng năm có hiệu lực từ tháng 10 năm 1997 Hải quan Nam Phi có các nhiệm vụ sau: - Khuyến khích thương mại và du lịch cũng như giám sát việc thực hiện luật trong những ngành này. 92 - Quản lý xuất nhập khẩu. - Chịu trách nhiệm thu thuế cho Nhà nước. - Quản lý các thông tư thương mại, các hiệp định quốc tế và các quy định khác liên quan. - Chống buôn lậu và vượt biên trái phép thông qua những biện pháp hành chính. - Quản lý việc xuất nhập khẩu hàng cấm và hàng nằm trong danh mục quản lý, thay mặt các cơ quan chức năng khác thực thi luật. Hàng nhập khẩu vào Nam Phi bất kể là đường biển, hàng không, đường bộ, đường sắt hay thông qua đường bưu điện đều phải đăng ký làm thủ tục hải quan trong vòng 7 ngày kể từ ngày hàng tới Nam Phi. Hàng không khai báo hoặc thông quan trong thời gian đó sẽ được đưa vào Kho Nhà nước (State Warehouse). Một số mặt hàng cần xin giấy phép nhập khẩu của Bộ Công Thương Nam Phi (The Department of Trade and Industry). Theo Luật Hải quan, thuyền trưởng/cơ trưởng phi thuyền/máy bay tới Nam Phi, phải nộp bản kê khai về hàng hóa/con người. Nếu không nộp bản kê khai, hàng hóa sẽ bị Hải quan tịch thu. Hỏi: Xin cho biết quy định về nhãn mác hàng hóa tại Nam Phi? Trả lời: Nam Phi là nước có môi trường pháp lý về tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới, trong đó có quy định về nhãn mác. Tổng cục Tiêu chuẩn Nam Phi (The South African Bureau of Standards - SABS) là một cơ quan trực thuộc Bộ Công Thương Nam Phi, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn quốc gia. SABS quản lý nhãn mác trong các lĩnh vực: - Hoá chất 93 - Kỹ thuật điện - Thực phẩm và y tế - Cơ khí và phụ tùng - Khai khoáng và khoáng sản - Dịch vụ - Vận tải Quy định này áp dụng đối với sản phẩm dệt liệt kê tại các chương từ 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60 và 63 của biểu thuế HS; các sản phẩm may mặc liệt kê tại chương 61, 62 và 65; sản phẩm giày dép và sản phẩm da liệt kê tại các chương 42, 43 và 64. Quy định cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật của từng sản phẩm có thể tham khảo tại trang web: (xem Commercial Services). Sản phẩm nhập khẩu vào Nam Phi phải tuân thủ quy định về tiêu chuẩn và quy cách đối với sản phẩm đó. Nếu sản phẩm nhập khẩu không dán mác về chất lượng hoặc quy cách, tiêu chuẩn, người nhập khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý về chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, người nhập khẩu phải đảm bảo sản phẩm nhập khẩu tuân thủ quy định về tiêu chuẩn và chất lượng và phải có nhãn mác tiêu chuẩn thích hợp. Thông thường, người nhập khẩu sẽ yêu cầu người sản xuất dán nhãn mác. Theo thông lệ, các nhà bán lẻ sẽ yêu cầu sản phẩm kỹ thuật nhập khẩu có dán nhãn ghi rõ chỉ dẫn an toàn hoặc hướng dẫn sử dụng khác bằng tiếng Anh. Hình ảnh hoặc sơ đồ cũng rất cần thiết để bổ sung cho hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh. Chỉ dẫn về an toàn và hướng dẫn sử dụng cũng cần cung cấp thông tin về đại lý chính thức của sản phẩm tại Nam Phi hoặc người nhập khẩu, để người tiêu dùng biết được thông tin về bảo hành sản phẩm. 94 2. Hỏi đáp về thủ tục xuất nhập khẩu với Nam Phi Hỏi: Xin cho hỏi một số quy định và những lưu ý cần biết khi xuất nhập khẩu hàng hóa sang Nam Phi? Trả lời: Giấy phép nhập khẩu Một số hàng hoá muốn vào Nam Phi phải có giấy phép nhập khẩu, ví dụ như thiết bị đã qua sử dụng, hàng hoá tiêu dùng (thực phẩm, quần áo, hàng dệt, giày dép, sách báo...), các sản phẩm giấy, gỗ các loại, nhiên liệu cho xe ô tô và hàng không, các sản phẩm hoá dầu, các sản phẩm công nghiệp khác và các loại nguyên vật liệu nhập khẩu như là các thiết bị vật tư để sản xuất xe ô tô. Giấy chứng nhận xuất xứ Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hay ở Nam Phi gọi là D/O (Declaration of Origin) được lập theo mẫu Form DA-59, xác nhận nước xuất xứ của hàng hóa là bắt buộc phải có để có thể vận chuyển một số loại hàng hóa nhập khẩu vào Nam Phi như: các loại hàng phục vụ bàn ăn làm bằng thép không gỉ (stainless steel tableware), các loại đồ dùng nhà bếp, các đồ gia dụng, các loại cốc chén, bình đựng có đường kính không vượt quá 70 mm; sắt và thép chưa mạ, bộ phận lọc khí ô tô xe máy, bộ phận lọc xăng, dầu ô tô xe máy, thiết bị thu sóng radio, điện thoại, thiết bị thu phát sóng radio. Hải quan Nam Phi sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu biết có cần phải làm Form DA-59 hay không và nhà nhập khẩu sẽ báo cho nhà xuất khẩu biết. Một khi Form này là cần thiết, nhà xuất khẩu hoặc nhà cung cấp hàng phải trình xuất ít nhất một bản gốc kèm theo với bản gốc hóa đơn hàng (original commercial invoice). C/O không nhất thiết phải có xác nhận của Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc xác nhận của Hải quan. 95 Các chứng từ vận tải cần có khi chuyển hàng vào Nam Phi: Các giấy tờ, hóa đơn cơ bản cần có để vận chuyển hàng vào Nam Phi bao gồm: i. Bản gốc hóa đơn hàng (commercial invoice) ghi rõ giá hàng và lô hàng người nhập khẩu phải trả kèm với giá xuất cảng của hàng hóa và lô hàng (giá F.O.B. và giá C.I.F). ii. Vận đơn (BILL of Lading). iii. Chứng thư bảo hiểm (Insurance documents). Phiếu đóng hàng (Packing list). Có thể nhà nhập khẩu còn yêu cầu thêm một số giấy tờ, chứng từ đặc trưng khác, ít nhất là 3 bản sao hóa đơn hàng phải được gửi trước cho người được uy quyền nhận hàng trước khi hàng đến cảng nhập. Ngoài ra, theo thông lệ của Nam Phi thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường thuê một đại lý giao nhận làm các thủ tục cần thiết. Mỗi đại lý vận tải có mã số hải quan của riêng mình, đồng thời người ta đã thiết lập nên một hệ thống liên lạc qua mạng giữa Hải quan Nam Phi và các công ty giao nhận. Điều này làm giảm thời gian làm thủ tục hải quan xuống còn tối đa 4 ngày làm việc kể từ ngày có đầy đủ chứng từ. Khi thuê đại lý hãng tầu hoặc đại lý giao nhận thực hiện các thủ tục nhập khẩu hàng thì cần chú ý thỏa thuận rõ ràng về cước phí tầu biển/máy bay, chi phí bốc dỡ hàng khỏi tầu/máy bay, chi phí làm thủ tục Hải quan, chi phí lưu kho lưu bãi tại kho hải quan và kho của đại lý, chi phí vận chuyển nội địa, chi phí bốc xếp hàng vào kho của mình. Nếu có được Tổng chi phí (Total all - in Charge) là tốt nhất. Cần yêu cầu hãng giao nhận cung cấp Giấy dự kiến giao hàng để ràng buộc trách nhiệm của họ đối với lô hàng. Đã có trường hợp 96 xảy ra với một số công ty Việt Nam khi sang Nam Phi không quy định rõ về chi phí vận chuyển và gặp phải tranh chấp không cần thiết. Hãng giao nhận luôn giữ hàng cho đến khi được thanh toán hết số tiền chi phí vận chuyển và đó là một lợi thế của họ. Do đó, càng thỏa thuận cụ thể bao nhiêu trước khi gửi hàng càng đỡ xảy ra khả năng tranh chấp về vận tải bấy nhiêu. Hóa đơn Thương mại và Danh mục hàng phải được lập bằng tiếng Anh. Các chi tiết về hàng hóa phải được mô tả đầy đủ. Tránh việc chỉ nêu tên và nhãn hiệu không thôi. Ví dụ, đối với máy móc thì phải ghi thêm một số chi tiết cơ bản về công suất, năm sản xuất... trong từng danh mục một. Cần phải cung cấp giá FOB của lô hàng đó bằng đô-la Mỹ trên Hóa đơn bán hàng (Commercial invoice) và Danh mục hàng. Không ghi câu "No commercial value" trong hai chứng từ trên. Nếu là hàng triển lãm thì cần phải ghi rõ câu sau: "The invoiced goods are of ... (Country) ... origin and are intended for display purpose only at the exhibition site in.. .. (Place)..., South Africa". Trong mọi trường hợp đều phải ghi rõ xuất xứ hàng hoá để hải quan lưu trữ dữ liệu. Đối với đồ gỗ, cần phải ghi rõ thông tin là dùng trên sàn hay để treo tường và chất liệu của sản phẩm. Cung cấp đầy đủ số liệu cơ bản cho từng kiện hàng nếu trọng lượng và khối lượng không giống nhau. Hóa đơn bán hàng và Danh mục hàng phải được gửi đến đại lý vận tải biển ít nhất trước 7 ngày hàng tới cảng/sân bay để đảm bảo việc giao nhận được đúng thời điểm. 97 Lưu ý: cách tốt nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu là thuê Đại lý để làm thủ tục hải quan và vận chuyển hàng hóa tới kho được yêu cầu. Hỏi: Hàng hóa muốn nhập khẩu vào Nam Phi có những hình thức nào và thủ tục hải quan với nhập khẩu như thế nào? Trả lời: Hàng hóa nhập khẩu vào Nam Phi có thể được đăng ký theo những dạng như sau: - Nhập khẩu vào SACU (Liên minh Thuế quan Miền Nam châu Phi - Southern African Customs) đối với những mặt hàng dùng trong gia đình (nộp thuế/hưởng ưu đãi/miễn thuế). - Nhập khẩu để lưu kho (nợ thuế hoặc để tái xuất). - Chuyển qua Nam Phi. - Tạm nhập vào SACU để chế biến sau đó tái xuất. Về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu: - Người nhập khẩu/đại lý cần phải kê khai vào mẫu kê khai hàng nhập khẩu (Bill of Entry). Người nhập khẩu/đại lý chịu trách nhiệm kê khai đầy đủ, toàn bộ và cung cấp tất cả những giấy tờ liên quan thủ tục hải quan bao gồm: Thủ tục chấp nhận và kiểm tra hàng phù hợp với bản kê khai, hóa đơn, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy phép nhập khẩu..., kiểm tra hàng để áp thuế và VAT. - Hải quan có thể yêu cầu các chứng từ khác và mẫu hàng. - Hải quan sẽ giữ hàng lại để các Bộ ngành liên quan kiểm tra như Bộ Y tế, Nông nghiệp, Công Thương... Hỏi: Xin cho biết các quy định về thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hóa vào Nam Phi? Trả lời: Việc thông quan hàng hoá nhập khẩu thông thường diễn ra trong vòng 24 giờ đối với hàng vận tải đường không và từ 98 2 - 3 ngày đối với hàng vận tải đường biển, tuỳ thuộc vào cảng nhập cảnh. Tất cả chứng từ liên quan phải được nộp cho bộ phận ‘Customs and Excise’, trực thuộc Tổng cục thuế Nam Phi (South African Revenue Service) tại cảng đến trước khi hàng hoá được thông quan. Hầu hết các loại hàng hoá nhập khẩu phải được khai báo trong tờ khai nhập cảnh hàng hoá ‘Bill of entry’ (Form DA 500). Các chứng từ, tài liệu bắt buộc cần phải xuất trình cho hải quan trong bộ hồ sơ nhập khẩu gồm: - Tờ khai nhập cảnh hàng hoá: Bill of entry (Form DA500). - Bản kê tỷ giá ngoại tệ và tiền địa phương ZAR, giá trị lô hàng nhập khẩu tính theo tỷ giá đó: Customs Worksheet. - Hoá đơn thương mại: Commercial invoice. - Giấy phép nhập khẩu, nếu có: Import permit, áp dụng đối với hàng hoá thuộc diện quản lý nhập khẩu. Số giấy phép và ngày hết hạn của giấy phép phải được thể hiện trong Form DA 500. - Giấy phép nhập khẩu đặc biệt: Special import certificates or permits, áp dụng đối với hàng hoá thuộc diện cần kiểm tra (inspection) hoặc cần giấy phép đặc biệt của cơ quan hữu quan của Nam Phi. - Chứng từ vận tải: transport documents (‘Bill of Lading (sea)’, ‘air waybill (air)’, ‘freight transit order (rail)’, ‘road 'waybill'’). Nếu tất cả chứng từ xuất trình hợp lệ và đầy đủ, bộ chứng từ sẽ được hải quan (bộ phận customs and excise) đóng dấu, đồng thời với việc nhà nhập khẩu hoàn thành việc nộp thuế nhập khẩu (import duties), thuế tiêu thụ đặc biệt (excise duties (nếu có)), và thuế VAT, hàng hoá chính thức được thông quan. - Chứng nhận xuất xứ: Certificate of Origin (Form DA59), áp dụng đối với một số loại hàng hoá nhất định như hàng hoá đang bị 99 điều tra chống bán phá giá hoặc hàng hoá thuộc diện ưu đãi nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế. Hàng hoá nhập khẩu vào Nam Phi từ các nước SACU và các nước như Botswana, Lesotho, Namibia and Swaziland không phải khai báo tờ khai nhập cảnh ‘Bill of Entry’ và không phải nộp thuế nhập khẩu, chỉ phải nộp thuế VAT. Từ tháng 10 năm 2006, Tổng cục thuế Nam Phi (SA Revenue Service) đưa vào áp dụng một bộ chứng từ quản lý thống nhất (a Single Administrative Document (SAD)) để tạo thuận lợi cho việc thông quan hàng hoá nhập khẩu, buôn bán qua biên giới và quá cảnh. Theo quy định, bộ chứng từ bắt buộc gồm: - Một bản copy vận đơn có thể thương lượng (one negotiable copy Bill of Lading) và hai bản copy vận đơn không thể thương lượng (two non-negotiable copies of the Bill of Lading). Vận đơn có thể ghi “chuyển thẳng (straight)” hoặc “theo lệnh (to order)”. - Chứng nhận xuất xứ Form DA59 (có thể download form DA 59 tại forms&show=1084) áp dụng trong trường hợp mức thuế áp dụng thấp hơn mức thuế thông thường đánh vào hàng hoá nhập khẩu, hoặc áp dụng đối với hàng hoá thuộc diện chịu thuế chống bán phá giá hoặc thuế đối kháng. Đây là form bắt buộc về hình thức format, nội dung, kích thước và không cần chứng nhận của Phòng Thương mại (Chamber of Commerce). Một bản DA 59 đã ký phải được gửi kèm hoá đơn thương mại gốc. - Bốn bản copy và một bản gốc của hoá đơn thương mại. Người bán hàng phải cung cấp trong hoá đơn thương mại các thông tin cần thiết để người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và để cơ quan hải quan có thể xác định giá trị tính thuế. Hoá đơn sẽ không được chấp 100 nhận nếu không có miêu tả chi tiết tính chất, đặc điểm tự nhiên và quy cách hàng hoá cùng với các đặc tính khác bắt buộc phải miêu tả để hải quan xác định thuế nhập khẩu và phục vụ thống kê. - Một bản copy của chứng nhận bảo hiểm hàng hoá đối với hàng hoá vận chuyển đường biển. - Ba bản copy của Phiếu đóng gói (Packing List). Thông tin trong phiếu đóng gói phải nhất quán với thông tin trong các chứng từ khác. - Giấy phép nhập khẩu được áp dụng đối với một số mặt hàng thuộc diện quản lý nhập khẩu. Người nhập khẩu phải có trong tay một giấy phép cho phép nhập khẩu trước ngày xếp hàng (shipment). Nếu không có giấy phép nhập khẩu sẽ phải nộp phạt. Giấy phép này không được chuyển nhượng và chỉ có người được cấp mới được sử dụng. Giấy này chỉ có hiệu lực trong thời hạn năm dương lịch mà giấy được cấp. Giấy phép nhập khẩu do Cục Quản lý xuất nhập khẩu thuộc Uỷ ban Quản lý thương mại quốc tế, Bộ Công Thương Nam Phi cấp. Địa chỉ cơ quan này như sau: Director of Import and Export Control Department of Trade and Industry International Trade Administration Commission (ITAC) Import Control Private Bag X753, Pretoria, 0001 Tel: +27 (0)12 394 3590/1; Fax: +27 (0)12 394 0517 Website: www.itac.org.za 101 Các giấy tờ cần thiết khác gồm: Form hoàn thuế ‘rabate permit 470.03’ áp dụng đối với hàng nguyên liệu thô nhập để chế biến và tái xuất, chứng nhận đã nộp tất cả các khoản thuế liên quan. Nhà nhập khẩu có thể làm thủ tục thông quan hàng hoá nhập khẩu trước khi hàng đến cảng của Nam Phi để khỏi phải mất thời gian chờ đợi. Thông thường, các công ty tại Nam Phi sử dụng dịch vụ thông quan của hãng vận tải ‘freight forwarder’ để nhanh chóng và thuận tiện. Hãng vận tải có thể nộp hồ sơ xin cấp số đăng ký (registration numbers), tất cả các loại giấy phép (licenses), mã thuế (tariff headings), giúp phân loại hàng hoá (classifying goods), làm các thủ tục thông quan khác một cách nhanh chóng và vận chuyển thẳng hàng hoá đến kho của nhà nhập khẩu sau khi hoàn tất các thủ tục. Hỏi: Xin cho hỏi các cảng được phép làm thủ tục hải quan tại Nam Phi. Trả lời: Cảng thông quan đường bộ Beit Bridge, Caledonsport, Ficksburg, Golela, Grolersbrug, Kopfontein, Jeppesreef Lebombo, Mahmba, Mananga, Maseru Bridge, Nakop, Nerston, Oshoek, Qachas’ Nek, Ramtlabama, Skilpadshek, Van Rooyenshek, Vioosdrif Văn phòng hải quan tại các cảng cạn Johannesburg, Kimberley, Parrl, Proteria, pietermarizburg, Germiston, Upington, Bloemfontein, Stellenbosch, Mmabatho. Sân bay quốc tế Cape Town International Airport, Durban International Aiport, Gateway International Airport (Pietersburg), Johannesburg International Airport, Lanseria International Airport, Nelspruit 102 International Aiport, Port Elizabeth International Aiport, Bloemfotein International Airport, Mafikeng International Airport. Cảng biển quốc tế Cape Town, Durban, East London, Mossel Bay, Port Elizabeth, Richards Bay, Saldanha Bay. Hỏi: Xin cho biết thông tin về các mặt hàng bị hạn chế và cấm nhập khẩu vào thị trường Nam Phi? Trả lời: Các mặt hàng cấm nhập khẩu: Những mặt hàng thuộc danh mục cấm sau đây, nếu cố tình nhập khẩu vào Nam Phi sẽ bị Hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền giữ lại: a) Xác người (mã 412.03). Đòi hỏi phải có Giấy phép của Thứ trưởng Bộ Y tế và Dân số (Director General: National Health and Population Development. Procl. 19/1956 & Procl. 317/1929). b) Cấm nhập khẩu hàng hoá có chi tiết và tên thương mại không phù hợp với các điều khoản của Luật Nhãn mác Hàng hoá và Luật Hải quan (Merchandise Marks Act 17/1941 and Customs and Excise Act 91/1964). c) Cấm nhập khẩu hàng hoá được làm trong tù hay trại cải tạo. d) Thiết bị bắn (ngoại trừ vũ khí) có khả năng bắn hoặc làm mù hoặc làm ngạt thở hoặc làm mất khả năng của con người hoặc các chất khí và mực độc hại phải xin giấy phép từ Ủy ban An ninh, quốc phòng Nam Phi - SAPS, quy định tại Luật GN 1987/1951 và GN R1343/1966. e) Khí gas gây chảy nước mắt (hơi cay) hoặc bất kỳ vật dụng nào có thể thả loại khí đó cần phải xin giấy phép của Bộ trưởng Bộ 103 Tư pháp hoặc người được Bộ trưởng uỷ quyền theo Luật Act 16/1964. “Hơi cay” bao gồm các dạng rắn, lỏng, hoặc khí (kể cả dạng bay hơi) hoặc dưới dạng tổng hợp của các chất đó được sử dụng hoặc có ý định sử dụng như là alachrymator. f) Cấm tái sản xuất bất kỳ sản phẩm nào đã bị cấm nhập khẩu hoặc quy định liên quan tới quyền sở hữu. . g) Hoá chất tẩy trắng hoặc được gọi là hoá chất “xúc tác” nhằm xử lý hoặc trộn với bột, ngoại trừ ba chất peroxide, hydrogen and chlorine. Nhập khẩu các chất “xúc tác” tự nhiên không độc không bị cấm. Luật về quản lý Thực phẩm, Mỹ phẩm và Thuốc tẩy (Foodstuffs, Cosmetics and Disinfectants Act 54/1972). h) Các loại hàng, thiết bị và dụng cụ có thể dùng cho việc làm giả. Cấm nhập khẩu. Luật về quản lý Thực phẩm, Mỹ phẩm và Thuốc tẩy (Foodstuffs, Cosmetics and Disinfectants Act 54/1972). i) Tất cả thực phẩm, mỹ phẩm và thuốc tẩy nhập khẩu vào thị trường Nam Phi phải dán nhãn mác và ghi rõ chi tiết quy định trong Luật. j) Các sản phẩm nông nghiệp cần phải được đóng vào bao bì quy định và sản phẩm phải được dán nhãn mác theo quy định tại Luật Đo lường Thương mại (Trade Metrology Act 77/1973) k) Hàng hoá nằm trong quy định của Điều khoản 47(2) của Bộ luật Xuất bản (the Publications Act, 91/1964), trừ phi có được giấy phép nhập khẩu của Hội đồng Kiểm soát Xuất bản hoặc Ủy ban Xuất bản (former Publications Control Board or the Directorate of Publications). Hải quan giữ lại. l) Bất kỳ ấn phẩm hoặc sản phẩm nào thuộc danh mục Thông báo cấm nhập khẩu của Hội đồng Quản lý Xuất bản theo điều 104 khoản 8(1)(d) thuộc Luật Xuất bản và Giải trí 1963 (Publications and Entertainments) hoặc xuất bản theo điều khoản 9(4) thuộc Luật Xuất bản 1974. Chỉ được quyền nhập khẩu nếu có giấy phép của Hội đồng Kiểm soát Xuất bản hoặc Ban Xuất bản hoặc người nhập khẩu được cấp giấy phép nhập khẩu. Sẽ bị giữ lại tại Hải quan nếu thuộc danh mục hàng bị cấm. m) Tất cả các loại thực vật, hạt, sản phẩm từ thực vật, mật ong, ong... xuất khẩu vào Swaziland sẽ được giữ lại để kiểm tra thực vật và chất lượng theo Luật về vi sinh vật nông nghiệp (Agricultural pest Act). n) Nhập khẩu động vật hoang dã (động vật có vú, chim, cá) cho một tỉnh cần phải đi qua tỉnh khác cần phải xin giấy phép liên tỉnh do tỉnh xuất nhập khẩu cấp. o) Thực vật, hạt và các sản phẩm từ thực vật chỉ được quyền nhập khẩu qua các cảng sau: Cape Town, Port Elizabeth, East London, Durban; các cảng hàng không Johannesburg International, Cape Town International, Durban International và văn phòng hải quan Johannesburg và Pretoria. Hàng nhập khẩu bằng bưu kiện qua các cửa khẩu khác phải được đưa đến những cửa khẩu gần nhất để kiểm tra. p) Theo quy định giữ hàng của hải quan, các chuyến hàng tương tự kế tiếp của cùng một chủ hàng sẽ không đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, hải quan vẫn cần phải tiến hành kiểm tra thực vật lô hàng trước khi giải phóng theo luật Agricultural Pests Act, No. 36 of 1983, Plant Improvement Act, No.53/1976, Agricultural Technical Services Minute11/5/8/B of 16 March 1978. Các mặt hàng hạn chế nhập khẩu: - 04.09: Mật ong được giữ lại để kiểm tra chất lượng 105 - 06.01: Hành củ, nấm cục, rễ, củ, hoa, bắp, thân rễ được giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 06.02: Tất cả thực vật sống và bộ phận của nó, bao gồm cả hạt dùng cho mục đích quảng bá và cả hệ sợi của nấm. Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 06.03: Hoa cắt và nụ hoa (tươi/khô). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 06.04: Tán lá hoặc bất kỳ bộ phận nào của thực vật (tươi hay khô) không dùng để quảng bá, bao gồm cả rêu, địa y và cỏ. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 07.01 tới mã 07.09: Rau tươi. Giữ lại để kiểm tra chất lượng . - 07.12: Rau khô. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 07.13: Rau thuộc loại đậu, khô. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 07.14: Sắn, bột củ lan, arrowroot, hoa hướng dương (Jerusalem artichokes), khoai lang và các loại củ và thân củ. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.01: Chà là, chuối, dừa, hạt Brazil, hạt điều, dứa, lê tầu (avocados), ổi và măng cụt, xoài (tươi/khô). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.02: Hạt (tươi/khô). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.04: Quả sung (tươi/khô). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.05: Quả có múi (tươi/khô). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.06: Nho (tươi/khô). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.07: Các loại quả tươi khác. Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 08.08 Táo, lê, mộc qua (quince) (tươi). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. 106 - 08.09: Những loại quả có hạt cứng (Stone fruit) (Tươi). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 0810: Quả mọng (berries), loại khác (tươi). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.11: Quả (bảo quản lạnh). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.13: Quả khác (khô). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 08.14: Lát dưa hoặc lát quả có múi (tươi, khô hay đông lạnh). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 09.01: Cà phê hạt (chưa rang). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 09.04: Ớt, ớt ngọt (pimento) không nghiền hoặc vắt ép. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 09.05: Cây vani (bộ phận hoặc cả cây). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 09.06: Mã 0906.10.10 và Mã 0906.10.20: Quế và cây quế (chưa nghiền/ép). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 0907.00.10: Cả quả (chưa nghiền/ép). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 0907.00.20: Quả đinh hương (chưa nghiền/ép). Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 0908.10.10: Hạt nhục đậu khấu (Nutmeg), chưa nghiền/ép. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 0908.20.10: Vỏ nhục đậu khấu dùng làm hương liệu (chưa nghiền/ép). - 0908.30.10: Cây bạch đậu khấu (Cardamoms) (chưa nghiền/ép). - 0909.10.10: Hạt hồi (anise) hoặc hạt badian, rau mùi (coriander). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. 107 0909.20, 0909.30.10, 0909.40.10 và 0909.50.10: Cây thì là (fennel), cây thì là Ai Cập (cumin), cây carum (caraway), cây bách xù (juniper). 0910.10.10: Cây húng tây (Thyme), cây nghệ tây (saffron), lá nguyệt quế (bay leaves). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. Mã 0910.20, 0910.30.10, 0910.40.10, 0910.40.30, 0910.50, 0910.91.10 và mã 0910.99.10: Nghệ (turmeric) và các gia vị khác (không nghiền hoặc xay). - 10.01: Lúa mì và meslin. Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 10.02: Lúa mạch đen (Rye). Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 10.03: Lúa mạch (Barley). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 10.04: Yến mạch (Oats). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 10.05: Ngô (Maize). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 10.06: Mã 006.10: Thóc (Rice, in the husk). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 10.07 Cây lúa miến (Grain sorghum). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 10.08: Mã 1008.10: Kiều mạch (Buckwheat), hạt kê (millet), hạt hoàng yến (canary seed). Giữ lại để kiểm tra chất lượng 1008.20, 1008.30 và 1008.90: các loại ngũ cốc khác. - 11.07: Mạch nha (Malt). Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 12.01 tới mã 12.07: Hạt ra dầu (oil seeds) và quả có chất nhờn (oleaginous fruit). Còn nguyên hay từng mảnh. Giữ lại để kiểm tra chất lượng . - 12.09: Hạt, quả và bào tử để gieo (Seeds, fruit and spores, of a kind used for sowing). Giữ lại để kiểm tra chất lượng 108 - 12.10: Cây hoa bia (Hop cones and lupulin). Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 12.11: Thực vật và các bộ phận của cây (bao gồm hạt và quả), cây bụi (shrub) hoặc các dạng thực vật khác dùng làm nguyên liệu cho nước hoa, cho dược phẩm hoặc cho việc trừ sâu, diệt nấm hoặc các mục đích tương tự (tươi, khô, còn nguyên, đã cắt, nghiền, ép hay dạng bột). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. 12.12: Củ cải đường (Sugarbeet) (cả củ hoặc cắt lát, tươi hoặc khô), mía, rễ rau diếp xoăn (chicory roots) (chưa rang, tươi hoặc khô), hạt cây bồ kết ba gai (locust beans) (tươi hoặc khô) đã được nghiền sơ hoặc xay nhưng không chế biến gì thêm, hạt các loại quả hoặc các sản phẩm khác của rau dùng làm thức ăn cho người. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 12.13: Vỏ hạt ngũ cốc hoặc thân cây ngũ cốc (rơm). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 12.14: Mangolds, cây cải Thụy Điển (swedes), rễ cỏ khô, cỏ khô, cỏ linh lăng (lucerne), cỏ ba lá (clover), cây hồng đậu (sainfoin), cây lương thảo (forage kale), đậu lupin (lupines), đậu tằm (vetches) và các loại sản phẩm tương tự dùng làm thức ăn cho súc vật. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 14.01: Các nguyên liệu từ rau cỏ dùng để bện (VD: rơm, sậy liễu gai (osier reeds), cói (rushes), mây (rattans), tre (bamboos), nứa (rafia) và vỏ cây đoan (lime bark). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 14.02: Các nguyên liệu từ rau cỏ dùng để nhồi, đệm bao gồm bông gạo (kapok), lông rau cỏ (vegetable hair) và eelgrass. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 14.03: Các nguyên liệu từ rau cỏ dùng để chải, quét. VD: lúa miến, piassava, cỏ băng (couch grass) và cây kê (thistle). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. 109 - 14.04: Xơ bông (Cotton linters), hạt Annatto chưa chế biến. Hạt cứng, pips, vỏ (hulls) và hạt (nuts), dùng để khắc chạm. Các sản phẩm rau cỏ không được liệt kê trong các mã thuế khác, bao gồm chất gôm làm từ rau và nhựa thông. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 18.01: Mã 1801.00.10 và mã 1801.00.20: Hạt ca cao, (còn nguyên/vỡ). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 18.02: Mã 1802.00.10 và 1802.00.90: Vỏ hạt ca cao và các vụn của hạt. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 21.02: Tảo gây bệnh (Pathogen means algae), nấm mốc (fungus), vi khuẩn (bacterium), virus microplasm, spiroplasm, viroid or trùng rận (rickettsia). Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 24.01 Thuốc lá chưa chế biến, thuốc lá vụn. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 27.03 Than bùn (Peat) và các nguyên liệu vi sinh khác dùng để chế biến phân và dùng để nuôi cây. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 38.08: Mầm bệnh (Pathogen) (means algas, fungus, bacterium, virus, mycoplasm, stiroplasm, viroid or rickettsialike orgasm) Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 44.01: Gỗ dùng để đốt, que gỗ, đẽo tròn. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 44.03: Gỗ, tròn, vuông hay hình tam giác. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 44.04: Hoopwood, cột các loại, cọc các loại và các loại que, được đẽo tròn, gỗ tròn. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 44.06: Đường ray xe lửa hoặc hoặc tà vẹt làm bằng gỗ. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. 110 - 44.07, 44.08, 44.09, 44.10, 44.11, 44.12, 44.13: Mùn gỗ; bán gỗ hoặc sàn gỗ dạng khối, dải và trụ chưa lắp ráp, bào, lưỡi. Rãnh, vát cạnh, nối đầu chữ V, nối trung tâm chữ V, đính kim loại hoặc tương tự nhưng chưa chế biến thêm, gỗ xẻ dọc, lạng hoặc bóc nhưng chưa chế biến thêm, tấm veneer và tấm ván ép; gỗ và các đường gờ, gỗ tái chế, ván ép, Blockboard, laminboard và battenboard. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 44.16: Thùng các loại, hũ, chậu, xô và và các sản phẩm thùng và các bộ phận khác của nó, làm từ gỗ; ván. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 44.18: Kèo cột xây nhà. Giữ lại để kiểm tra chất lượng. - 44.21: Gỗ dạng lỗ và các dạng tương tự, đã qua sử dụng, gỗ lát dạng khối gạch. Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 45.01: Nút chai tự nhiên. Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 45.03: Sản phẩm từ gỗ li-e tự nhiên. Giữ lại để kiểm tra chất lượng - 52.01: Bông (chưa được chải và vuốt). Giữ lại để kiểm tra chất lượng Nam Phi là thành viên của Công ước quốc tế về bảo tồn động vật hoang dã và các loại động thực vật quý hiếm (the Convention on International Trade in Endangered/wild fauna and flora Species - CITES), hoạt động xuất nhập khẩu động thực vật quý hiếm, sống hay đã chết, bao gồm cả những bộ phận của động thực vật cũng như là những sản phẩm được chế biến từ chúng được quản lý nghiêm ngặt. Các giao dịch những mặt hàng nêu trên phải xin giấy phép của CITES, cũng như Chứng chỉ Y tế Động vật. 111 Hỏi: Xin cho biết một số thông tin cần biết và cách mở kho ngoại quan khi hàng hóa được nhập khẩu vào Nam Phi? Trả lời: Khi hàng tới Nam Phi, nếu các loại thuế liên quan tới nhập khẩu chưa được nộp, hàng sẽ được chuyển vào kho ngoại quan. Mặc dù hải quan không sở hữu kho ngoại quan nhưng có toàn quyền quản lý kho ngoại quan. Chỉ hàng hóa có giấy tờ nộp thuế đầy đủ mới được ra khỏi kho ngoại quan. Hàng hóa có thể xuất khẩu từ kho ngoại quan. Riêng đối với những kho hàng phục vụ sản xuất, hải quan sẽ có chế độ kiểm tra thường xuyên. Kho Nhà nước do hải quan quản lý, các hàng hóa nằm trong kho Nhà nước thuộc dạng: không thông quan, hàng cấm, hàng bị tịch thu hoặc không có chủ. Chủ hàng vẫn phải chịu trách nhiệm về chi phí lưu kho lưu bãi. Mở kho ngoại quan Thành phần: Tất cả mọi thành phần kể cả cá nhân và doanh nghiệp nước ngoài đều có thể đăng ký mở kho ngoại quan tại Nam Phi. Đơn đăng ký: Kho ngoại quan Nam Phi được phân thành nhiều loại, tùy theo yêu cầu, mục đích sử dụng khách hàng sẽ sử dụng đơn đăng ký phù hợp với mục đích mở kho ngoại quan. Tùy theo từng loại kho mà người đăng ký sử dụng mẫu (đơn đăng ký) khác nhau. Đơn đăng ký chung mở kho ngoại quan sử dụng mẫu: DA 185. Tùy mục đích sử dụng cụ thể mà khách hàng có thể đăng ký thêm các đơn kèm theo sau đây: - Kho ngoại quan sử dụng cho mục đích chứa hàng hóa (Licensing of a Customs & Exsise Storage Warehouse) sử dụng mẫu DA 185.08. Kho ngoại quan sử dụng cho mục đích tái chế (Licensing of Customs & Excise Special Warehouse): sử dụng mẫu DA 185.09. 112 Kho ngoại quan sử dụng cho mục đích sản xuất (Lincesing of Customs & Exsise Manufacturing Warehouse): sử dụng mẫu DA 185.06. Nếu là nhà nhập khẩu: Sử dụng mẫu DA 185.01. Nếu là nhà xuất khẩu: Sử dụng mẫu DA 185.02. Hoàn thuế: Sử dụng mẫu DA 185.03. Sản xuất hàng xuất khẩu cho AGOA: Sử dựng mẫu DA 185.04 - Đại lý làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa: Sử dụng mẫu: DA185.010. Địa điểm đăng ký mở kho ngoại quan: Các cá nhân, các doanh nghiệp có thể đăng ký mở kho ngoại quan tại cơ quan quản lý kho ngoại quan của nhà nước là Cục Thuế quan Nam Phi (South African Revenue Service – SARS); website: www.sars.gov.za. Tuy nhiên, kho ngoại quan nằm ở tỉnh nào thì khách hàng sẽ tiến hành đăng ký tại hải quan của tỉnh đó. Những quy định của một kho ngoại quan Nam Phi không có quy định chính thức nào đặt ra đối với một kho ngoại quan. Kho ngoại quan có thể nằm ở bất cứ đâu trong địa phận Nam Phi. Người giám sát (Control1er) sẽ trực tiếp tiến hành kiểm tra, thẩm định và ra quyết định có chấp nhận kho được khách hàng đề nghị sử dụng làm kho ngoại quan hay không. Nguyên tắc chung là kho phải bảo đảm an toàn hàng hóa, chống cháy, chống mất cắp... Tuy nhiên, cũng có một số quy định hướng dẫn như sau: - Cổng chính của kho phải dẫn ra đường lớn. Cửa chính phải phù hợp với tiêu chuẩn của Nam Phi để hải quan có thể niêm phong. - Tất cả các cửa trong kho đều có thể khóa được từ bên trong. 113 - Tường phải được xây bằng gạch, đá hoặc bê tông, mái phải được lợp bằng ngói, tôn... - Trong trường hợp kho ngoại quan và cửa hàng bán miễn thuế cùng nằm trong một mặt bằng thì phải có vách ngăn có chiều cao đến sát trần kho. - Tất cả các cửa sổ, kể cả cửa sổ ở mái nhà (sky light) đều phải được lắp đặt thêm thanh sắt an ninh. - Trong trường hợp sử dụng sân bãi làm kho ngoại quan để chứa các dạng hàng đóng trong thùng hoặc container..., hàng rào hoặc tường bao quanh phải cao tối thiểu 2 (hai) mét. - Kho ngoại quan phải trang bị phòng cho cán bộ hải quan làm việc, có bàn, ghế, điện thoại... Quản lý kho ngoại quan Nam Phi quản lý kho ngoại quan thông qua các biện pháp kinh tế. Do số lượng kho ngoại quan quá nhiều nên Cục Thuế quan Nam Phi quy định phải có sự bảo lãnh về tài chính (Surety Bond). Cục Thuế quan sẽ tính trị giá hàng chứa trong kho trong 03 (ba) tháng để ước tính giá trị bảo lãnh. Việc bảo lãnh có thể do ngân hàng của khách hàng hoặc các công ty bảo hiểm đứng ra chịu trách nhiệm. Do đó, hải quan sẽ không kiểm soát từng lô hàng xuất nhập khẩu qua kho ngoại quan. Thay vào đó khách hàng sẽ phải tự kê khai. Cán bộ kiểm hóa sẽ kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các chứng từ xuất, nhập khẩu và đối chiếu với hàng hóa trong kho cũng như bộ chứng từ giao hàng gốc. Nếu phát hiện khách hàng sai phạm, hải quan sẽ lập tức rút giấy phép kinh doanh và tịch thu tiền đặt cọc (tiền bảo lãnh). Một số công ty bảo hiểm tại Nam Phi cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho hàng nhập khẩu: 1. A 1 Insurance Company Limited 114 2. ABSA Insurance Company Limitcd 3. Aegis Insurance Company Limited 4. African General Insurance Company Limited 5. AIG Insurance South Africa Lia Hỏi: Chúng tôi muốn chuyển hàng hóa qua Nam Phi theo đường bưu điện, xin hỏi thủ tục đăng ký như thế nào? Trả lời: Thủ tục đăng ký hải quan do Bưu điện tiến hành thay mặt Cục Thuế quan. Mức thuế nhập khẩu/VAT áp dụng cho những mặt hàng qua đường bưu điện được tính tương đương với hàng hóa khác. Cảng thông quan được quy định tại 03 sân bay quốc tế Johannesburg, Cape Town và Durban. Hải quan sẽ cử người tới những địa điểm trên để trợ giúp Bưu điện. Các mặt hàng có liên quan tới vấn đề sức khỏe thì phải xin phép của Bộ Y tế, một số mặt hàng (có danh sách cụ thể) phải xin giấy phép của Bộ Công Thương. Cơ quan Hải quan có thể giữ hàng hóa cho đến khi nào họ xét thấy tất cả các luật lệ đã được tuân thủ. Trong một số trường hợp, Hải quan có thể chuyển vụ việc sang một cơ quan khác để xin ý kiến về việc giải phóng hàng. Sau khi đã tiếp nhận bộ hồ sơ đầy đủ, nếu xét thấy cần thiết Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa. 3. Hỏi đáp về một số mặt hàng tiềm năng xuất nhập khẩu với Nam Phi Hỏi: Chúng tôi là công ty chuyên xuất khẩu mặt hàng thực phẩm các loại. Chúng tôi được biết Nam Phi là một thị trường 115 tiềm năng trong việc tiêu thụ các loại mặt hàng này. Xin cho biết quy định về nhãn mác hàng hóa đối với mặt hàng thực phẩm, bao gồm thực phẩm biến đổi gen, được nhập khẩu vào Nam Phi? Trả lời: Nhãn sản phẩm đối với mặt hàng thực phẩm phải được in bằng ít nhất một trong các ngôn ngữ chính thức tại Nam Phi, thông thường là tiếng Anh, phải cung cấp các thông tin sau: - Tên sản phẩm. - Tên và địa chỉ của nhà sản xuất, đóng gói, người bán, người nhập khẩu, hoặc tổ chức mà sản phẩm thực phẩm được đóng gói. - Chỉ dẫn về điều kiện bảo quản đặc biệt, nếu có. - Nước xuất xứ của sản phẩm. Để biết thêm chi tiết, có thể tham khảo Luật Thực phẩm, Mỹ phẩm và Tẩy trùng 1972 (the “Foodstuffs, Cosmetics and Disinfectants Act of 1972: Regulations Relating to labelling and Advertising of Foodstuffs” tại website: Đối với mặt hàng thực phẩm biến đổi gen, tháng 1 năm 2004, Chính phủ Nam Phi ban hành quy định bắt buộc phải ghi nhãn sản phẩm thực phẩm biến đổi gen trong một số trường hợp nhất định, đặc biệt là trường hợp có thể gây dị ứng, hoặc có chứa protein động vật, hoặc khi sản phẩm biến đổi gen đó có khác biệt lớn so với sản phẩm không biến đổi gen. Quy định về nhãn mác cho thực phẩm biến đổi gen và thực phẩm chứa thành phần là sản phẩm biến đổi gen có thể tham khảo tại Quy định về Nhãn mác đối với Thực phẩm biến đổi gen (Regulations Relating to the Labeling of Foodstuffs Obtained 116 Through Certain Techniques of Genetic Modification) xuất bản trên Công báo Government Gazette No. 25908 (January 16, 2004). Hỏi: Nam Phi là một trong những thị trường tiềm năng đối với mặt hàng thực phẩm của Việt Nam tại châu Phi. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, quốc gia này có những quy định, luật lệ chặt chẽ về chất lượng an toàn thực phẩm. Vậy, xin cho biết thông tin về các đạo luật này? Trả lời: Vụ Kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm (the Directorate for Food Control) thuộc Bộ Y tế Nam Phi là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất lượng và an toàn thực phẩm, Vụ Kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm quản lý việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến thực phẩm trong các đạo luật dưới đây. Đạo luật Thực phẩm, Mỹ phẩm và Chất chống nhiễm bẩn số 54 năm 1972: Foodstuffs, Cosmetics and Disinfectants Act, 1972 (Act No 54 of 1972). Đạo luật này điều chỉnh quy trình sản xuất, buôn bán, lưu thông và nhập khẩu thực phẩm. Các cơ quan quản lý y tế của địa phương có nghĩa vụ thi hành luật này. Việc kiểm tra nhập khẩu thực phẩm được tiến hành bởi bộ phận Dịch vụ Y tế cảng (the Port Health Services) trực thuộc Sở Y tế tỉnh. Hàng hoá nhập khẩu là thực phẩm có thể bị Hải quan (Customs and Excise) giữ lại để bộ phận y tế cảng vụ kiểm tra. Hàng có thể bị kiểm định, lấy mẫu và phân tích. Nếu thực phẩm không đáp ứng các yêu cầu quy định trong đạo luật này, có thể sẽ không được thông quan. Đạo luật Y tế số 63 năm 1977: The Health Act, 1977 (Act No 63 of 1977). Đạo luật này điều chỉnh vấn đề vệ sinh thực phẩm tại cơ sở sản xuất và vận chuyển thực phẩm. Cơ sở sản xuất và kho chứa thực phẩm có thể bị điều tra theo quy định của luật. 117 Đạo luật Quy định Y tế quốc tế số 28 năm 1974: The International Health Regulations Act, 1974 (Act No 28 of 1974). Đạo luật quy định Bộ Y tế là cơ quan phê duyệt nguồn thực phẩm tiêu thụ tại cảng biển, sân bay, trên tàu biển, trên máy bay. Cơ quan quản lý y tế địa phương có quyền kiểm tra vệ sinh thực phẩm tại các địa điểm trên và lấy mẫu thực phẩm để phân tích. Đạo luật Thực phẩm, Mỹ phẩm và Chất chống nhiễm bẩn số 54 năm 1972 đưa ra các quy định pháp lý liên quan đến một số vấn đề chính sau: - Mứt, chất bảo quản, mứt cam, thạch. Quy định R. 2627/1986, - Chất chuyển thể thành sữa, chất ổn định thực phẩm, chất làm đậm đặc và khối lượng, nồng độ được phép của các chất trên trong thực phẩm. Quy định R.2527/1987, - Mức độ cho phép của chất độc sinh ra do nấm có trong thực phẩm. Quy định R. 313/1990, - Thực phẩm có thể thối rữa: Định nghĩa và danh mục một số thực phẩm có thể thối rữa. Quy định R. 952/1999, - Chất phóng xạ trong thực phẩm. Quy định R. 1931/1990. - Bột làm bánh mỳ và men làm bánh. Quy định R. 2486/1990. - Thành phần và dán nhãn xúc xích đậm gia vị, xúc xích chứa gia vị. Quy định R. 2718/1990. - Sử dụng chất làm ngọt trong thực phẩm. Quy định R. 3128/1991. - Mức độ tối đa cho phép của thuốc thú y và dư lượng thuốc ở gia súc gia cầm có trong thực phẩm. Quy định R. 1809/1992. - Các loại thảo dược và gia vị. Quy định R. 1468/1993. - Dán nhãn và quảng cáo thực phẩm. Quy định R. 2034/1993. 118 - Mức độ tối đa cho phép dư lượng thuốc trừ sâu có trong thực phẩm. Quy định R. 246/1994. - Thành phần kim loại trong thực phẩm. Quy định R. 1518/1994. - Muối. Quy định R. 996/1995. Hỏi: Chúng tôi là công ty chuyên xuất khẩu mặt hàng dệt may. Xin cho biết một số thông tin về thị hiếu, tình hình sản xuất, kinh doanh đối với mặt hàng dệt may tại Nam Phi. Trả lời: Từ năm 1994, Chính phủ Nam Phi đã dành tới 1 tỷ USD để nâng cấp và cải thiện ngành công nghiệp may mặc, quần áo và giày dép trong nước, tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay, quy mô ngành dệt may của Nam Phi vẫn còn nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước. Ngành công nghiệp dệt may của Nam Phi có thể được chia thành các lĩnh vực như sản xuất sợi thiên nhiên và nhân tạo, se sợi, dệt, đan, nhuộm và hoàn thiện sản phẩm Nam Phi hiện có khoảng gần 2.000 công ty sản xuất hàng dệt may trong đó ngành dệt có trên 400 nhà máy lớn. Mỗi năm, ngành dệt may Nam Phi sản xuất trung bình lượng vải dệt trị giá khoảng 1,76 tỉ USD và sản lượng quần áo may từ nguồn vải này đạt 191 triệu đơn vị. Ngành dệt may Nam Phi đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng nhập khẩu. Các nhà máy trong nước năng suất thấp hơn và không thể cạnh tranh về giá với hàng ngoại nhập khiến cho nhiều nhà máy phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất. Hàng dệt may nhập khẩu chiếm tới trên 80% thị phần hàng dệt may tại Nam Phi. Hiện nay, Nam Phi không áp dụng hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu và Nam Phi cũng tuân theo các Hiệp định Thương 119 mại Tự do với EU, SADC, Zimbabwe để áp thuế cho mặt hàng dệt may cũng như các mặt hàng khác. Tùy theo từng Hiệp định mà Nam Phi ký kết sẽ áp mức thuế khác nhau, tuy nhiên, mức thuế chung là từ 20% đến 60%. Các sản phẩm dệt may tại thị trường Nam Phi được tiêu thụ theo mầu da, tầng lớp người tiêu dùng và thị hiếu tiêu thụ. Người da đen (chiếm tới 73% dân số) thích mặc những loại quần áo rẻ tiền, chủ yếu là quần bò, áo bò, áo phông, áo thun... và ưa chuộng chất liệu bền. Họ thích mầu mè, đặc biệt là những màu đậm. Người da trắng (chỉ chiếm 13% dân số) chuộng phong cách châu Âu, thích tông màu thanh nhã. Giới trẻ ăn mặc theo xu hướng thời trang. Người da mầu (chủ yếu là gốc người Ấn Độ) có kiểu ăn mặc riêng. Nhìn chung, dân Nam Phi da trắng cũng như da đen thích mặc quần bò, áo phông. Họ không câu nệ và quá chăm chút tới ăn mặc, trừ số ít tầng lớp lao động trí thức văn phòng. Những ngày thứ sáu nhân viên đi đến trụ sở trong bộ đồ thông thường (casual). Ngoài ra, hàng dệt may của Nam Phi còn được phân loại theo mùa và theo vùng. Khí hậu của Nam Phi được chia làm 2 mùa: mùa đông và mùa hè. Mùa hè rõ nét nhất là từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết bán ôn đới, nóng vào ban ngày nhưng lạnh vào ban đêm. Điều này, khiến tầng lớp ít tiền (chủ yếu là người da đen) muốn mua một chiếc áo ấm để có thể khoác vào ban ngày và đủ ấm để mặc vào ban đêm. Mùa đông thời tiết lạnh hơn, ban ngày nhiệt độ có thể xuống tới 14oC, tối khoảng -1oC. Tuy nhiên, đa phần lãnh thổ Nam Phi không có tuyết do khí hậu khô. Yếu tố thời tiết ảnh hưởng rất nhiều tới chủng loại hàng may mặc. Trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam sang Nam Phi đạt khoảng 17,3 triệu USD, tăng gần 20% so với năm 2012 (đạt khoảng 14,5 triệu USD). 120 Bảng 4.1. Biểu thuế nhập khẩu hàng dệt may Nam Phi Đơn vị tính: % Số TT Nhóm mặt hàng Biên độ thuế Thuế trung bình 1 Chương 50 0 0 2 Chương 51 0-22 7.9 3 Chương 52 0-22 18.5 4 Chương 53 0-22 3.8 5 Chương 54 0-22 15 6 Chương 55 0-22 16.1 7 Chương 56 0-20 14.1 8 Chương 57 5-30 26.4 9 Chương 58 0-25 17.2 10 Chương 59 0-22 10.9 11 Chương 60 0-22 16.7 12 Chương 61 0-40 37.6 13 Chương 62 0-40 36.5 14 Chương 63 0-60 25.2 Nguồn: Tổng cục Thuế Nam Phi Việc nắm bắt được thị hiếu tiêu dùng của người dân, cũng như tình hình sản xuất, kinh doanh tại Nam Phi chắc chắn sẽ góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu về hàng dệt may của đất nước có trên 49 triệu dân này. Hỏi: Chúng tôi là công ty chuyên xuất nhập khẩu các mặt hàng về nông sản. Xin cho biết một số thông tin về lĩnh vực nông nghiệp của Nam Phi. Trả lời: Nam Phi có nền nông nghiệp chia thành 2 khu vực rõ rệt: Nông nghiệp trang trại và nông nghiệp hộ gia đình. Nông 121 nghiệp đóng góp 2% GDP, tạo ra 638 nghìn việc làm và 8,5 triệu người trong các hộ gia đình. Tổng diện tích Nam Phi là 1,2 triệu km2, bằng 1/8 diện tích nước Mỹ với 7 vùng khí hậu khác nhau, từ khí hậu địa trung hải đến khí hậu cận nhiệt đới và khí hậu bán sa mạc. 12% diện tích đất có thể canh tác, trong đó 22% là đất tốt. Hạn chế lớn nhất là thiếu nước tưới. Mưa phân bố không đều với lượng mưa thất thường. 1,3 triệu ha đất có hệ thống tưới tiêu và 50% lượng nước của Nam Phi được dành cho nông nghiệp. Nam Phi xuất khẩu ngô, cam, nho, táo, rượu vang, đường, cồn ê-ti-len, da sống và da thuộc. Ngô là cây lương thực chính. Nam Phi là nước sản xuất ngô chính trong khối Cộng đồng Phát triển Miền Nam Châu Phi (SADC). Có hơn 9.000 trang trại trồng ngô thương mại, tập trung tại các tỉnh North West, the Free State, the Mpumalanga Highveld và the KwaZulu-Natal Midlands. Diện tích trồng ngô năm 2014 khoảng 2,7 triệu ha, năng suất bình quân 5,04 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 13,6 triệu tấn. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 764 triệu USD đối với mặt hàng ngô. Trong đó, Nhật Bản là đối tác lớn nhất với kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 196 triệu USD, tiếp theo là Mexico đạt 96 triệu USD, Zimbabwe đạt 79 triệu USD, Việt Nam là 5 triệu USD... Lúa mỳ được trồng ở các vùng mưa nhiều tại tỉnh Western Cape và phía đông tỉnh the Free State. Lúa mạch được trồng ở vùng ven biển tỉnh Western Cape. Cao lương được trồng ở các tỉnh Mpumalanga, the Free State, Limpopo, North West và Gauteng. Diện tích trồng lúa mỳ năm 2013 là 505.000 ha trong đó 138.000 ha có hệ thống tưới (27,3 %), 367.000 ha không có hệ thống tưới (72,7 %). Năng suất bình quân đạt 6,13 tấn/héc-ta đối với diện tích được tưới nước và 2,46 tấn/héc-ta đối với diện tích không được 122 tưới nước. Sản lượng đạt 1,7 triệu tấn trong đó 800.000 tấn (48,3 %) thu hoạch từ diện tích không được tưới nước, 900.000 tấn (51,7 %) thu hoạch từ diện tích được tưới nước. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Nam Phi đạt 76 triệu USD, trong đó, đối tác nhập khẩu lớn nhất là Botswana với 32 triệu USD, tiếp theo là Lesotho đạt 27 triệu USD... Về nhập khẩu, Nam Phi nhập khẩu tới 417 triệu USD với mặt hàng lúa mỳ trong năm 2013, trong đó, nhập nhiều nhất từ Ukraine với 128 triệu USD, sau đó là Nga đạt 72 triệu USD, Brazil đạt 61 triệu USD... Nam Phi đứng thứ 10 thế giới về sản lượng hạt hướng dương. Hạt hướng dương được trồng ở các tỉnh the Free State, North West, the Mpumalanga Highveld và Limpopo. Diện tích trồng hạt hướng dương năm 2014 khoảng 600.000 ha, năng suất bình quân đạt 1,42 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 850.000 tấn. Lạc được trồng ở các tỉnh Free State, North West và the Northern Cape. Diện tích trồng lạc năm 2014 khoảng 50.000 ha, năng suất bình quân đạt 1,72 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 90.000 tấn. Diện tích trồng đậu tương năm 2014 khoảng 500.000 héc-ta, năng suất bình quân đạt 1,78 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 900.000 tấn. Diện tích trồng cao lương năm 2014 khoảng 80.000 ha, năng suất bình quân đạt 2,96 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 250.000 tấn. Diện tích trồng đỗ đậu các loại năm 2014 khoảng 55.000 ha, năng suất bình quân đạt 1,59 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 90.000 tấn. Diện tích trồng cải dầu năm 2014 khoảng 70.000 ha, năng suất bình quân đạt 1,55 tấn/ha, sản lượng dự kiến đạt 110.000 tấn. Nam Phi đứng thứ 13 thế giới về sản xuất đường. Sản lượng đường của Nam Phi khoảng 2,5 triệu tấn/năm, 50% được tiêu thụ trong khối các nước miền Nam châu Phi, còn lại xuất khẩu sang các 123 nước châu Phi khác, Trung Đông, Bắc Mỹ và châu Á. Mía được trồng tại 15 khu vực từ Bắc Pondoland tại tỉnh the Eastern Cape đến vùng ven biển và trung du của KwaZulu-Natal và Mpumalanga Lowveld. Sản lượng mía năm 2014 dự kiến đạt 20 triệu tấn. Trái cây được trồng tập trung ở các tỉnh Western Cape và Eastern Cape. Xuất khẩu trái cây chiếm 12% tổng xuất khẩu nông sản. Cam được trồng nhiều nhất sau đó đến dứa, xoài, chuối, vải, ổi... Nam Phi đứng thứ 9 thế giới về sản xuất rượu nho, có hơn 300 triệu gốc nho với tổng diện tích hơn 110.000 ha. Hơn 4.000 xưởng sản xuất rượu vang (84% thuộc về các hợp tác xã) tạo việc làm cho hơn 60.000 người. Nam Phi xuất khẩu khoảng 350 triệu lít rượu vang/năm. Khoai tây được trồng tại các tỉnh Mpumalanga. Limpopo, the Eastern, Western và Northern Cape, KwaZulu-Natal. Khoai tây tạo ra 40% thu nhập của nông dân. Cà chua được trồng tại các tỉnh Limpopo, Mpumalanga, KwaZulu-Natal, Eastern Cape, và Western Cape. Hành được trồng tại các tỉnh Mpumalanga, the Western Cape và Free State. Bắp cải được trồng tại các tỉnh Mpumalanga, KwaZulu-Natal. Cà chua, hành, ngô ngọt tạo ra 38% thu nhập của nông dân. Bông được trồng tại các tỉnh Mpumalanga, Limpopo, Northern Cape, KwaZulu-Natal và North West. Bông cung cấp 74% nguyên liệu sợi tự nhiên và chiếm 42% tổng số nguyên liệu sợi của Nam Phi. 75% sản lượng bông được thu hoạch bằng tay. Diện tích trồng bông khoảng 40.000 ha, sản lượng khoảng 30.000 tấn bông và 45.000 tấn hạt. 124 Thuốc lá Virginia được trồng tại các tỉnh Mpumalanga, Limpopo. Hơn 1.000 trang trại thuốc lá với tổng diện tích 24.000 ha, sản xuất khoảng 34 triệu kg nguyên liệu thuốc lá/năm. Chè Honeybush được trồng tại các tỉnh Eastern Cape và Western Cape. Diện tích khoảng 230 tấn, sản lượng khoảng 150 tấn/năm. Nam Phi đặt mục tiêu 1.500 tấn vào năm 2021. Chè Rooibos sản xuất từ 1 loại dược liệu là đặc sản của Nam Phi. Cây cảnh và hoa xuất khẩu tập trung tại các tỉnh Limpopo, Mpumalanga và Gauteng. Xuất khẩu hoa họ protea của Nam Phi chiếm hơn 50% thị trường thế giới. Chăn nuôi là ngành nông nghiệp lớn nhất của Nam Phi, với 13,8 triệu con trâu bò và 28,8 triệu con cừu. Nam Phi có 4.000 trại bò sữa với 60.000 lao động trực tiếp và 40.000 lao động gián tiếp. Nam Phi có 4 giống bò sữa: Holstein, Jersey, Guernsey and Ayrshire. Sản lượng thịt bò Nam Phi đáp ứng 85% nhu cầu trong nước và 15% nhập khẩu từ Namibia, Botswana, Swaziland, Australia, New Zealand và EU. Chăn nuôi bò tập trung ở các tỉnh Eastern Cape, Free State, KwaZulu-Natal, Limpopo và Northern Cape. Nam Phi có các giống bò bản địa Afrikaner và Nguni, bò chọn lọc Bonsmara và Drakensberger, bò Âu - Mỹ Charolais, Hereford, Angus, Simmentaler, Sussex, Brahman và Santa Gertrudis. Chăn nuôi dê cừu tập trung ở các tỉnh Northern và Eastern Cape, Western Cape, Free State và Mpumalanga. Khu vực Ermelo tại tỉnh Mpumalanga là trung tâm lông cừu lớn nhất Nam Phi. 50% đàn cừu là giống Merinos lông mịn. Dê chủ yếu là giống Dorper năng suất cao. 125 Chăn nuôi gà, lợn tập trung hơn, chủ yếu tại các thành phố lớn tại Gauteng, Durban, Pietermaritzburg, Cape Town và Port Elizabeth. Sản lượng gà khoảng 960.000 tấn/năm. Nam Phi cung cấp 65% thịt, da và lông đà điểu cho thị trường thế giới. Nam Phi đứng đầu thế giới về kinh doanh chăn nuôi thú hoang dã. Hỏi: Xin cho biết một số thông tin về thị trường giày dép của Nam Phi. Trả lời: Theo số liệu của Hiệp hội Da giày miền Nam châu Phi, hiện có khoảng 230 doanh nghiệp Nam Phi hoạt động trong ngành công nghiệp giày dép. Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này được tập trung tại các thành phố lớn và phụ cận trong đó khu vực KwaZulu Natal sản xuất khoảng 60% sản lượng giày của Nam Phi, tiếp sau là Eastern Cape và Gauteng. Ngành giày dép hiện sử dụng khoảng 14.000 nhân công. Nam Phi sản xuất chủ yếu là giày thời trang, dạo phố và thể thao, giày công nghiệp như giày bảo hộ. Trong số lượng giày sản xuất thì giày da chiếm 63,8%; giày vải 2,9%; giày làm từ nguyên liệu tổng hợp 23,5% và giày làm từ nguyên liệu khác 9,8%. Đa số sản phẩm giày sản xuất theo phương pháp mũi khâu xuống và đúc khuôn giày. Ngành giày dép Nam Phi đang phải đối mặt với khó khăn trong cạnh tranh về giá. Chẳng hạn như giày da nhập khẩu từ Trung Quốc có mức giá trung bình 60 Rand/đôi, trong khi đó giá của sản phẩm cùng loại sản xuất ở Nam Phi là 120 Rand/đôi. Trong những năm gần đây, nhiều nhà máy sản xuất giày dép phải đóng cửa vì thiếu đơn hàng, do sự gia tăng đột biến về số lượng giày dép giá rẻ 126 nhập khẩu vào Nam Phi. Nhiều doanh nghiệp sản xuất giày dép chuyển hướng sang nhập khẩu. Về tình hình xuất nhập khẩu, hiện nay, Nam Phi áp dụng mức thuế suất nhập khẩu đối với nhóm hàng giày dép (thuộc chương 64 theo phân loại HS) từ 0-31.9%. Trong năm 2013, Nam Phi xuất khẩu được 193 triệu USD mặt hàng này, trong đó, Namibia là quốc gia nhập khẩu nhiều nhất với 66 triệu USD, tiếp theo là Botswana với 42 triệu USD, Lesotho đạt 26 triệu USD Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng giày dép của Nam Phi đạt gần 1 tỷ USD, cao hơn rất nhiều so với kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Nam Phi với 676 triệu USD xuất khẩu mặt hàng này. Việt Nam là quốc gia xuất khẩu giày dép lớn thứ 2 sang Nam Phi với 112 triệu USD, tiếp theo là Indonesia với 54 triệu USD Như vậy có thể thấy, tiềm năng trong xuất khẩu mặt hàng giày dép của Việt Nam sang Nam Phi còn rất lớn. 127 128 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tình hình sản xuất và xuất nhập khẩu các ngành hàng chính tại Nam Phi 1. Sản xuất ô tô: Nam Phi có ngành công nghiệp ô tô rất mạnh, quốc tế hóa cao, sản xuất ô tô nguyên chiếc và linh kiện cho các hãng ô tô đa quốc gia, cung cấp cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Nam Phi có nhà máy sản xuất ô tô của các hãng BMW, Ford (incorporating Mazda), General Motors, Mercedes Benz, Nissan, Renault, Toyota và Volkswagen; nhà máy sản xuất linh kiện phụ tùng của các hãng Arvin Exhaust, Bloxwitch, Corning, Senior Flexonics. Công nghiệp ô tô tập trung chủ yếu ở 2 tỉnh Eastern Cape và Gauteng. Lợi thế của ngành công nghiệp ô tô Nam Phi là chi phí sản xuất thấp, thị trường xuất khẩu trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Thương mại tự do Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), và nguồn nguyên liệu thép nội địa và linh kiện phụ tùng. Công nghiệp ô tô là một trong số ngành kinh tế chủ lực của Nam Phi, đóng góp 6% GDP, 12% xuất khẩu, tạo ra 28.000 việc làm trực tiếp, 65.000 việc làm trong các ngành công nghiệp phụ trợ, 200.000 việc làm trong hệ thống phân phối và dịch vụ, và 6.600 việc làm trong ngành săm lốp. Nam Phi đặt mục tiêu sản xuất 1,2 triệu ô tô vào năm 2020. 129 Bảng 1. Xuất nhập khẩu ô tô và linh kiện phụ tùng của Nam Phi năm 2013 Đơn vị tính: USD Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch Đối tác Kim ngạch Thế giới 8,296,945,888 Thế giới 9,203,160,260 USA 1,701,469,042 Germany 2,256,251,500 Germany 955,811,684 India 957,824,576 Namibia 655,592,521 Japan 846,932,971 Japan 500,483,870 USA 834,542,613 Algeria 345,936,242 Rep. of Korea 717,192,564 Botswana 338,444,881 United Kingdom 716,572,265 United Kingdom 285,977,126 China 415,357,248 Australia 256,537,928 Spain 373,067,135 Zambia 254,901,792 Thailand 341,888,616 Nigeria 216,930,729 Italy 227,041,422 Mozambique 215,239,095 France 173,268,507 Belgium 204,044,391 Turkey 145,709,746 France 183,254,348 Mexico 119,109,734 Zimbabwe 175,747,722 Sweden 114,587,261 China 143,086,760 Czech Rep. 101,901,898 Swaziland 131,635,223 Poland 97,489,641 Argentina 111,829,466 Argentina 77,924,162 130 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch Đối tác Kim ngạch Angola 107,561,147 Brazil 75,619,169 Dem. Rep. of the Congo 94,004,071 Other Asia, nes 71,884,344 Viet Nam 360,599 Việt Nam 2,920,258 2. Khai khoáng: Nam Phi đứng đầu thế giới về trữ lượng khoáng sản và công nghiệp khai khoáng. Các công ty khai khoáng Nam Phi có vai trò quan trọng trên thị trường khoáng sản thế giới. Trữ lượng khoáng sản Nam Phi trị giá khoảng 2,5 nghìn tỷ USD. Công nghiệp khai khoáng của Nam Phi được xếp thứ 5 thế giới. Nam Phi đứng đầu thế giới về trữ lượng khoáng sản nhóm kim loại mangan - bạch kim (PGMs - 87,7%), crôm (72,4%), vàng (29,7%), nhóm alumino - silicates và chiếm hơn 40% sản lượng toàn thế giới về ferrochromium, platinum và vanadium. Nam Phi xuất khẩu 51,7% ferrochromium và 54% alumino - silicates của toàn thế giới, là nước xuất khẩu lớn nhất bạch kim, vàng và vanadium, là nước xuất khẩu chính quặng mangan và fluorspar. Khai thác vàng và kim cương là trụ cột của nền kinh tế Nam Phi. Xuất khẩu vàng chiếm hơn 30 % kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi. Khai thác kim cương đứng thứ tư thế giới. Nam Phi cũng là nước sản xuất chính than, mangan và crôm. Nam Phi đứng đầu thế giới về công nghệ khai thác mỏ và sơ chế quặng. Công nghiệp khai khoáng tạo ra 1 triệu việc làm (500.000 việc làm trực tiếp và 500.000 việc làm gián tiếp), đóng góp 18% GDP, 50% kim ngạch xuất khẩu. 131 Bảng 2. Sản lượng khai thác khoáng sản 2012 STT Khoáng sản Đơn vị Số lượng 1 Vàng kg 154.180 2 Quặng sắt Tấn 67.100.474 3 Quặng crôm Tấn 11.313.499 4 Đồng Tấn 69.859 5 Quặng măng-gan Tấn 8.943.415 6 PGMs Kg 254.339 7 Ni-ken Tấn 45.946 8 Bạc Kg 67.305 9 Ăng-ti-mon Tấn 3.066 10 Cô-ban Kg 1.102.440 11 Chì Tấn 52.489 12 Ti-tan Tấn 2.800.678 13 Uranium Tấn 550.582 14 Kẽm Tấn 37.034 15 Zirconium Tấn 367.190 16 Kim cương Carat 7.194,2 17 Than Tấn 258.547.470 18 Khí đốt Tấn 933.906 19 Condensate Tấn 89.277 20 Dầu mỏ Thùng 343.072 132 Bảng 3. Xuất nhập khẩu bạch kim năm 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Thế giới 8,412,659,562 261,006 Thế giới 40,462,318 2,246 Japan 2,573,171,474 77,798 Germany 38,492,901 1,723 Switzerland 1,642,176,105 34,462 Switzerland 1,283,951 43 USA 1,331,378,340 53,571 United Kingdom 181,738 187 United Kingdom 1,238,409,559 43,034 USA 128,721 148 China, Hong Kong SAR 654,398,791 23,396 South Africa 113,309 5 Germany 535,528,415 16,078 Areas, nes 108,628 11 Bảng 4. Xuất nhập khẩu vàng năm 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Thế giới 6,614,003,020 148,218 Thế giới 283,422 286 Areas, nes 6,613,906,071 146,945 Germany 96,681 152 Namibia 51,476 16 Italy 56,028 6 133 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Botswana 24,279 41 USA 46,986 15 Swaziland 19,839 985 Việt Nam 29,191 5 Lesotho 1,356 230 Rep. of Korea 17,889 4 Bảng 5. Xuất nhập khẩu kim cương năm 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Đối tác Kim ngạch (USD) Thế giới 2,114,950,104 Thế giới 648,809,912 Belgium 622,910,860 Areas, nes 177,103,334 Botswana 476,266,014 Botswana 172,814,846 United Arab Emirates 272,874,598 India 59,543,862 Israel 253,599,191 Namibia 41,121,099 USA 184,957,930 South Africa 38,912,123 Switzerland 159,156,982 Belgium 38,060,794 China, Hong Kong SAR 73,937,898 Israel 27,724,489 India 36,137,991 United Arab Emirates 23,686,272 134 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Đối tác Kim ngạch (USD) United Kingdom 26,492,539 Angola 20,600,907 Papua New Guinea 3,823,370 China, Hong Kong SAR 11,798,370 Thailand 2,911,553 Sierra Leone 9,149,943 Canada 554,683 USA 8,140,054 Namibia 473,108 Zimbabwe 6,101,121 Mauritius 297,920 Russian Federation 6,078,918 Austria 290,332 Switzerland 3,356,090 Bảng 6. Xuất nhập khẩu quặng sắt năm 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Thế giới 8,428,343,403 65,003,281,815 Thế giới 70,894,559 480,291,691 China 5,926,753,706 44,707,492,365 Brazil 69,386,462 466,128,259 Japan 756,211,569 6,034,383,504 Sweden 1,260,123 9,932,502 Netherlands 397,477,504 3,304,730,960 Rep. of Korea 373,608,783 2,867,991,219 Singapore 312,092,678 2,497,569,831 United Kingdom 181,053,521 1,506,480,968 Germany 138,412,703 1,209,439,015 Italy 123,112,411 952,259,016 135 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Slovenia 99,225,208 825,066,992 India 38,372,252 319,307,472 Indonesia 17,318,586 176,000,000 USA 17,068,727 108,955,415 Bảng 7. Xuất nhập khẩu than năm 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Thế giới 5,933,735,523 75,794,599,555 Thế giới 294,252,526 1,963,744,129 India 1,578,239,974 21,295,300,437 Australia 151,404,024 983,245,658 China 983,395,967 13,080,915,635 USA 42,189,207 284,001,492 Netherlands 588,898,468 7,042,220,008 Mozambique 28,757,591 181,471,066 Other Asia, nes 461,439,178 5,725,372,048 Swaziland 26,080,780 226,942,541 Israel 236,345,769 2,982,378,175 New Zealand 19,106,553 121,062,000 Turkey 205,982,121 2,379,296,156 Russian Federation 7,538,315 50,109,474 Guyana 194,007,646 2,532,322,024 Việt Nam 5,757,609 26,180,000 Bảng 8. Xuất nhập khẩu quặng crôm năm 2013 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Thế giới 1,341,950,697 8,382,574,249 Thế giới 102,348 179,515 China 908,398,553 6,373,690,564 Oman 79,375 150,000 136 Xuất khẩu Nhập khẩu Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Đối tác Kim ngạch (USD) Khối lượng (kg) Mozambique 45,930,440 313,560,796 China 16,607 27,410 USA 39,251,884 164,134,070 USA 3,833 3 Netherlands 38,450,302 132,702,949 France 1,539 1,000 China, Hong Kong SAR 37,597,568 275,682,680 United Kingdom 771 100 Turkey 34,444,083 150,405,424 Germany 126 875 Finland 27,143,130 22,888,420 India 98 127 India 25,987,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnamphi_pdf_pdf_p2_9924_2154866.pdf