Tài liệu Tài liệu Giới thiệu thị trường Nam Phi: Giới thiệu thị trường Nam Phi
2
3
BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á
GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG
NAM PHI
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
4
Mã số: HN 02 TĐ 14
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM PHI
1. Địa lý
Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực nam Châu Phi, giáp Namibia,
Zimbabwe, Bostwana, Mozambique, Lesotho và Swaziland. Phía
đông và nam là Ấn Độ Dương, phía tây là Đại Tây Dương.
Diện tích: 1.219.912 km2, bao gồm Quần đảo Prince Edward
(Đảo Marion và Đảo Prince Edward), lớn hơn diện tích của Hà
Lan, Bỉ, Pháp, Italia và Đức cộng lại. Nam Phi trải dài từ vĩ độ 22
đến 35 độ vĩ Nam và kinh độ 17 đến 33 độ kinh Tây.
Địa hình
Cách đây 200 triệu năm, lãnh thổ Nam Phi là một phần của siêu
lục địa Gondwanaland. Sau hàng triệu năm vận động của các lớp
địa tầng, siêu lục địa này tách ra thành các lục địa của bán cầu
nam, bao gồm châu Nam Cực, Nam Mỹ, châu Phi, Madagasca, Ấn
Độ, bán đảo Arabia, Úc, New Guinea và New Zealand
Địa hình của Na...
64 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 606 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài liệu Giới thiệu thị trường Nam Phi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu thị trường Nam Phi
2
3
BỘ CÔNG THƯƠNG
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á
GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG
NAM PHI
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG
4
Mã số: HN 02 TĐ 14
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM PHI
1. Địa lý
Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực nam Châu Phi, giáp Namibia,
Zimbabwe, Bostwana, Mozambique, Lesotho và Swaziland. Phía
đông và nam là Ấn Độ Dương, phía tây là Đại Tây Dương.
Diện tích: 1.219.912 km2, bao gồm Quần đảo Prince Edward
(Đảo Marion và Đảo Prince Edward), lớn hơn diện tích của Hà
Lan, Bỉ, Pháp, Italia và Đức cộng lại. Nam Phi trải dài từ vĩ độ 22
đến 35 độ vĩ Nam và kinh độ 17 đến 33 độ kinh Tây.
Địa hình
Cách đây 200 triệu năm, lãnh thổ Nam Phi là một phần của siêu
lục địa Gondwanaland. Sau hàng triệu năm vận động của các lớp
địa tầng, siêu lục địa này tách ra thành các lục địa của bán cầu
nam, bao gồm châu Nam Cực, Nam Mỹ, châu Phi, Madagasca, Ấn
Độ, bán đảo Arabia, Úc, New Guinea và New Zealand
Địa hình của Nam Phi bao gồm một vùng cao nguyên đá cổ
được chia cắt với vùng đồng bằng hẹp ven biển bởi dãy núi Great
Escarpment. Vùng cao nguyên bao phủ 2/3 diện tích lãnh thổ Nam
Phi gồm ba vùng nhỏ: Highveld, Bushveld và Middle Veld.
Highveld cao 1.500 m chiếm phần lớn diện tích cao nguyên là một
vùng thảo nguyên xanh tốt. Phía đông bắc của vùng Highveld có
thành phố Johannesburg và đây là một trong những mỏ vàng lớn
nhất thế giới. Vùng Bushveld cao bình quân 1.000 m so với mực
6
nước biển nhưng cũng có những vùng cao trên 1.800 m; độ cao
giảm dần về phía biên giới Botswana và con sông Limpopo. Vùng
Middle Veld nằm ở phía tây cao nguyên với độ cao trung bình là
915 m, cũng dốc dần xuống và khá khô cằn. Phần phía tây nam lãnh
thổ Nam Phi là một vùng núi với các dãy núi như Tsitsikama,
Swartberg, Langeberg, Drakenstein và núi Table (1.086 m) ở Cape
Town. Vùng đồng bằng ven biển là vùng đất rất màu mỡ nhưng khá
hẹp, rộng nhất là 130 km và thường thì chỉ rộng 30 km. Nam Phi có
2.960 km bờ biển nhưng có rất ít cửa sông và cảng tự nhiên. Khu
vực núi bao quanh có độ cao chênh lệch khá lớn. Vùng núi phía
Đông - Bắc có độ cao lên đến 4.000 m. Vùng núi phía Tây – Nam có
độ cao lên đến 2.000 m. Phần đất phía Đông giáp với Ấn Độ Dương
có lượng mưa cao và chất lượng đất màu mỡ hơn. Phần đất phía Tây
giáp với Đại Tây Dương là một sa mạc ven biển do có dòng biển
lạnh Benguela, kéo dài đến Namibia và Angola. Hơn 60% diện tích
đất của Nam Phi ở tình trạng khô cằn hoặc nửa khô cằn.
Lượng mưa
Nam Phi có lượng mưa trung bình vào khoảng 450mm, chỉ bằng
một nửa mức trung bình (860mm) của thế giới, 65% diện tích của
đất nước này nhận được lượng mưa dưới 500 mm/năm - lượng
mưa tối thiểu để có thể canh tác trên đất khô hạn. Lượng mưa của
Nam Phi là không ổn định và khó dự đoán. 21% diện tích của Nam
Phi, chủ yếu là khu vực phía Đông khô hạn nhận được lượng mưa
rất thấp, dưới 200 mm/năm. Nam Phi thường chịu ảnh hưởng bởi
hạn hán kéo dài và khắc nghiệt. Tại Cape Town, thủ phủ của
Western Cape, lượng mưa trung bình đạt mức cao nhất vào các
tháng mùa đông, trong khi 8 thủ phủ khác đạt lượng mưa trung
bình cao nhất vào mùa hè.
7
Nhiệt độ
Nhiệt độ ở Nam Phi có ba đặc trưng cơ bản:
- Ở Nam Phi, nhiệt độ thường thấp hơn các khu vực khác có
cùng vĩ độ (chẳng hạn như Australia) chủ yếu là do sự nâng lên cao
hơn của thềm lục địa so với mực nước biển.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm của các vùng trong cả nước xấp
xỉ nhau.
- Nhiệt độ ở vùng biển đông và tây có sự tương phản rõ rệt.
Bảng 1.1. Bảng so sánh nhiệt độ giữa các thành phố Nam Phi
Thành phố
Mùa hè Mùa đông
Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất
Bloemfontein 31 15 17 -2
Cape Town 26 16 18 7
Durban 28 21 23 11
East London 26 18 21 10
George 25 15 19 7
Johannesburg 26 15 17 4
Kimberley 33 18 19 3
Mthatha 27 16 21 4
Musina 34 21 25 7
Nelspruit 29 19 23 6
Pietermaritzburg 28 18 23 3
Polokwane 28 17 20 4
Port Elizabeth 25 18 20 9
Pretoria 29 18 20 5
8
Thành phố
Mùa hè Mùa đông
Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất
Richards Bay 29 21 23 12
Skukuza 33 21 26 6
Thohoyandou 31 20 24 10
Upington 36 20 21 4
Băng tuyết
Ở Nam Phi, băng tuyết thường xuất hiện ở khu vực cao nguyên
trung tâm vào mùa đông. Vào thời gian này, nước đóng băng trên
mặt hồ hoặc trong đường ống nước. Mùa băng tuyết (từ tháng Tư
đến tháng Mười) diễn ra dài nhất ở khu vực cao nguyên phía Tây
và Nam, giảm dần về phía Bắc. Độ ẩm ở khu vực dọc bờ biển cao
hơn trong đất liền rất nhiều và có lúc lên tới 85%.
Động vật
Nam Phi được đánh giá là một trong những nước có nền sinh
học đa dạng và phong phú nhất thế giới với nhiều loại động thực
vật hoang dã, quí hiếm. Ngoài ra, Nam Phi còn sở hữu 1/6 sinh vật
biển trên thế giới và là “vương quốc thực vật” giàu có nhất thế
giới, là điểm đến lý tưởng để du lịch và tìm hiểu về các loài chim.
Nam Phi còn nổi tiếng về ngũ đại (big five) bao gồm sư tử, voi,
tê giác, báo và trâu rừng (trên mặt đất); cá voi, cá mập, cá heo, cá
mác-lin, và cá ngừ (dưới biển).
Vào năm 1920, cả Nam Phi chỉ có 120 con voi. Tuy nhiên hiện
nay, công viên quốc gia Kruger có tới 10.000 con voi và 20.000
con trâu rừng. Loài tê giác trắng đã được cứu khỏi nguy cơ tuyệt
chủng và hiện đang phát triển nhanh về số lượng. Nam Phi đang nỗ
9
lực bảo vệ loài tê giác đen. Năm loài động vật này đang phát triển
với số lượng lớn tại Công viên quốc gia Kruger và Công viên
Hluhluwe Umfolozi ở Kwazulu Natal. Ngoài năm loài trên, Nam
Phi còn có hà mã, hươu cao cổ, linh dương Kudu, linh dương
wildebeest, ngựa vằn. Những loài này được nuôi tại các khu bảo
tồn của Nam Phi.
Một số loài ăn thịt phổ biến ở Nam Phi bao gồm: linh cẩu, cáo
tai dơi, linh miêu caracal, mèo hoang châu Phi, mèo đốm nhỏ,
gấu mongoose. Một số loài ăn thực vật bao gồm: hươu antelope,
hươu duiker cho tới linh dương đen,... sinh sống ở điểm cực Bắc
của đất nước.
Động vật biển và cá
Vùng biển Nam Phi có trên 2000 loài cá sinh sống, chiếm 16%
tổng số lượng của toàn thế giới. Một số loài có giá trị kinh tế cao
như bào ngư, một số loài cá biển khơi như cá sardine, pilchard, v.v...
Cá sấu và các loài động vật lưỡng cư
Theo thống kê, hiện nay ở Nam Phi có khoảng 112 loài cá nước
ngọt, chiếm 1,3% tổng lượng cá nước ngọt toàn thế giới. Nam Phi
nổi tiếng với cá sấu và một số loài động bò sát khác như: rùa quả
đồng, rùa luýt (leatherback turtle), rùa hiếm, tắc kè hoa. Nam Phi
có trên 100 loài rắn, một nửa trong số đó là rắn không độc, như rắn
python, số còn lại là rắn độc, trong đó có những loài nổi tiếng như:
rắn phì Puffadder, rắn mamba đen và xanh lá cây, rắn độc
Boomslang, rắn hổ mang Rinkhals.
Do thời tiết khô hạn nên ở Nam Phi chỉ có 84 loài động vật
lưỡng cư. Tuy vậy, nước này có tới hơn 77.000 loài động vật
không xương sống.
10
Chim chóc
Nam Phi là nơi tập trung của rất nhiều loài chim, có loài chim chỉ
có ở châu Phi, loài lưu trú và có loài chỉ có ở Nam Phi. Trong số 850
loài chim được tìm thấy, có 725 loài cư trú thường xuyên và khoảng
50 loài chỉ có ở Nam Phi. Những loài chim không lưu trú thường
xuyên có nguồn gốc từ các nước khác ở châu Phi như chim bói cá,
chim quyên và từ Bắc Cực, châu Âu, Trung Á, Trung Quốc và Nam
Cực. Một số loài chim phổ biến ở Nam Phi như grey loeries, chim
chuột lưng trắng, chim đầu rìu, cò quăm Hadada, chim Lybius cổ
đen, chim Zosterops pallidus mắt trắng, chim Turdus olivaceus
thường xuất hiện ở các khu vườn ở Johannesburg.
Nam Phi nổi tiếng với loài sếu xanh, là biểu tượng của quốc gia
này. Sếu xám hoàng gia được coi là loài sếu đẹp nhất, thu hút được
sự quan tâm nhất. Nam Phi có nhiều loại chim lớn như đại bàng,
kền kền. Ngoài ra, đất nước này còn là nơi trú ngụ cho các loại
chim nhiều màu sắc như chim sả (kingfisher), chim trảu (bee-
eater), Lilac-breasted roller, chim hút mật (sunbird), chim Knysna
and purple-crested louries.
Thực vật
Với trên 20.000 loài thực vật khác nhau, chiếm 10% tổng số loài
thực vật trên trái đất, Nam Phi là đất nước có hệ thực vật đa dạng
nhất thế giới.
Khu bảo tồn Cape Floral rộng 553.000 ha tại Nam Phi được
công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 2004. Thực
vật ở Cape Floral được mô tả tỉ mỉ nhất thế giới và do nằm trong
vùng giao lưu giữa hai dòng hải lưu nóng lạnh của Ấn Độ Dương
và Đại Tây Dương nên hệ thực vật ở đây cũng có tính đặc hữu rất
cao. Trong tổng số hơn 8.800 loài thực vật có hoa được mô tả, có
11
đến 69% loài không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nếu
Hà Lan nổi tiếng với hoa tulip thì Cape Floral nổi tiếng với hoa
fynbos. Khu vực này xanh tốt bốn mùa, cũng là môi trường của
nhiều loài chim như: Emerald Cuckoo, Narina Trogon Kynsna,
chim gõ kiến Olive, Robin (chim ức đỏ) và Cuckooshrike xám.
Đặc biệt, là loài chim Nectarinia violacea, một loài đặc hữu có
mặt ở khu bảo tồn này.
Rừng cây bụi là nét đẹp đặc trưng của Cape Floral. Nơi đây
được mệnh danh là vương quốc của những loài hoa ở cực Nam lục
địa đen. Những dãy núi ở Cape Town, Western Cape và vùng
Winelands là chiếc nôi của một trong sáu "vương quốc thực vật",
với 9.250 loại thực vật không thể tìm thấy được ở nơi nào khác
trên hành tinh. Tại đây, có hơn 600 loại cây thạch nam, 80 loại cây
protea khổng lồ, và hơn 135 loại cây bụi buchus có mùi hương
nồng nàn. Mùi hương hoa và quang cảnh của núi Table, là tất cả
sức hấp dẫn khó cưỡng lại của địa phương này.
Vùng Cape Floral chiếm chưa đến 0,5% diện tích châu Phi
nhưng chiếm tới gần 20% đa dạng sinh học thực vật của lục địa
này. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khu vực này đang bị đe dọa bởi
sự thu hẹp của các nơi cư trú khí hậu sinh học do sự nóng lên và
thay đổi lượng mưa. Những tác động của biến đổi khí hậu sẽ thu
hẹp các nơi cư trú khí hậu sinh vật tối ưu do sự nóng lên và tình
trạng khô hạn tiềm tàng; những thay đổi hệ sinh thái ứng phó với
thay đổi các điều kiện môi trường và sự gia tăng tần suất hỏa hoạn.
Tài nguyên
Các mỏ khoáng sản của Nam Phi có trữ lượng rất lớn và hiếm
có trên thế giới như mangan (chiếm 80% trữ lượng toàn thế giới),
crom (68%), vanadi (45%), vàng (35%), alumino - silicat (37%),
12
titan, quặng sắt, đồng, ngọc, kim cương, đá quý, than, thiếc, urani,
nikel, phốt phát, muối, khí gas tự nhiên
Múi giờ
Giờ chuẩn ở Nam Phi (SAST) sớm hơn 2 giờ so với GMT. Nam
Phi không áp dụng hệ thống giờ mùa hè và sử dụng hệ thống giờ
Nam Phi chuẩn trong suốt năm.
2. Dân số, tôn giáo và ngôn ngữ
Dân số
Người dân sinh sống ở Nam Phi bao gồm nhiều nhóm chủng tộc
khác nhau. Người da đen Bantu chiếm 73% và chia thành 9 nhóm:
Zulu 23%, Xhosa 18%, Sotho 16%, Tswana 7%, Tsonga 4%,
Swazi 2,5%, Venda 2%, Ndebele 1,5% và Pedi 1%. Người da trắng
chiếm 13% tổng số dân và chia thành ba nhóm: Boeri hay
Afrikaner 6,5%, Anglosasson 5,5%, nhóm thứ ba gồm những
người gốc Bồ Đào Nha, Đức và Italia chiếm 1%. Nhóm gốc Á
châu chiếm 3% tổng số dân và bao gồm hai nhóm: Ấn Độ 2,5% và
Trung Quốc 0,5%. Nhóm người lai chiếm 9% tổng số dân. Người
Boscimani và Ottentotti chiếm 0,1%. Nam Phi cũng là nơi sinh
sống của bộ lạc Khoisan, bộ lạc thuộc dân tộc cổ xưa nhất trên
hành tinh. Theo các nhà khoa học, người Khoisan bị cách ly ra
khỏi cộng đồng chung của nhân loại 100 nghìn năm về trước, tức
là vào thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc di cư lớn của con người từ
châu Phi sang các lục địa khác.
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Nam Phi, dân số Nam
Phi tính đến hết tháng 7 - 2014 ước đạt 54 triệu người, tăng 844
nghìn người so với cùng kỳ năm 2013. Trong số đó, 30% (khoảng
13
16,2 triệu người) ở độ tuổi dưới 15 và chỉ có 8,4% dân số ở độ tuổi
từ 60 trở lên. Trong số những người ở độ tuổi trên 15, có khoảng
22,7% (khoảng 3,66 triệu người) sống ở KwaZulu-Natal và 18,8%
(khoảng 3,05 triệu người) sống ở Gauteng. Tỷ lệ người cao tuổi từ
60 trở lên đang tăng lên nhanh chóng.
Cơ cấu giới tính: 52% dân số Nam Phi là nữ (khoảng 27,64 triệu
người) và 48% là nam. Tỉnh có đông dân nhất ở Nam Phi là
Gauteng ước tính vào khoảng 12,91 triệu người (23,9% tổng số
dân cả nước). Tiếp đến là KwaZulu-Natal với 10,69 triệu người
(19,8%). Tỉnh có dân số ít nhất là Northern Cape với số dân ước
tính vào khoảng 1,17 triệu người (2,2%).
Trong giai đoạn từ 2011-2016, số lượng người di trú từ tỉnh
Eastern Cape là gần 242 nghìn người, từ Limpopo khoảng hơn 303
nghìn người. Trong khi đó, tỉnh Gauteng sẽ có thêm 1,1 triệu người
tới sinh sống và Western Cape là gần 345 nghìn người.
Tuổi thọ trung bình của người dân Nam Phi năm 2014 được dự
báo là 59,1 đối với nam và 63,1 đối với nữ.
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong năm 2014 được dự báo ở mức
34,4/1000 trẻ.
Tỷ lệ người nhiễm HIV ở Nam Phi là 10,2%. Số người nhiễm
HIV năm 2014 vào khoảng 5,51 triệu người. Trong đó, 16,8% số
người trong độ tuổi 15 - 49 được xét nghiệm dương tính với HIV.
Tôn giáo
35% người dân Nam Phi theo đạo Tin lành. Số tín hữu Công
giáo là 10%, tín hữu Anh giáo 10%. Tín hữu Methodist, Luther và
các Giáo Hội Kitô khác chiếm 30%, Hồi giáo chiếm 1,5%, Ấn Độ
giáo chiếm 1,2%, Do Thái giáo 0,3%, Phật giáo và đạo thờ vật linh
14
12%, người vô thần hay vô ngộ chiếm 14,8%. Chỉ có một số nhỏ
theo tôn giáo truyền thống của người châu Phi.
Ngôn ngữ
Ở Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, Zulu, Xhosa,
Ndebele, Africaans (là ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan,
pha trộn với các ngôn ngữ châu Âu khác, phần lớn người da trắng
ở Nam Phi sử dụng ngôn ngữ này), Swati, Sesotho sa Leboa,
Sesotho, Setswana, Tshivenda và Xitsonga. Tiếng Anh chỉ là tiếng
mẹ đẻ của 8,2% dân cư, nhưng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi
ở Nam Phi. Chính phủ Nam Phi cam kết thúc đẩy sự phát triển của
tất cả các ngôn ngữ chính thức.
3. Cơ cấu chính trị
Tổ chức bộ máy hành chính ở Nam Phi
Một trong những nét đặc trưng của Nam Phi là có ba trung tâm
quyền lực riêng: Về hành pháp là ở Pretoria, về tư pháp là ở
Bloemfontein và lập pháp là ở Cape Town. Nam Phi đã từng trải
qua một thời kỳ dài dưới sự thống trị của Chủ nghĩa Apartheid và
đã được thay đổi từ sau năm 1994 khi Đảng Đại hội Dân tộc Phi
(ANC) nắm quyền. Cộng hòa Nam Phi còn có tên là “dân tộc cầu
vồng”, phản ánh đặc trưng đa văn hóa của đất nước này.
Nghị viện Nam Phi bao gồm Quốc hội (the National Assembly)
và Hội đồng Quốc gia hàng tỉnh (the National Council of Provinces
gọi tắt là NCOP). Người dân được quyền quan sát các cuộc họp
của Nghị viện. Quốc hội bao gồm không ít hơn 350 và không nhiều
hơn 400 đại biểu, được bầu thông qua hệ thống đại diện phần trăm
của các đảng phái chính trị và có nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội bầu ra
Tổng thống.
15
Theo Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi, chính quyền địa
phương được chia thành hai loại: Chính quyền tỉnh (provinces –
chương 6 của Hiến pháp) và chính quyền địa phương (local
government - chương 7 Hiến pháp). Cả nước được chia thành 9
tỉnh, bao gồm:
- Eastern Cape: được chia thành 2 thành phố và 46 đơn vị cơ sở
(local municipality)
- Free State: được chia thành 1 thành phố, 5 huyện và 21 đơn vị
cơ sở
- Gauteng: được chia thành 3 thành phố, 3 huyện và các huyện
chia thành 10 đơn vị cơ sở. Thành phố Johannesburg là một trong
ba thành phố lớn nằm trong tỉnh này
- KwaZulu-Natal: được chia thành 1 thành phố, 10 huyện và 53
đơn vị cơ sở
- Mpumalanga: được chia thành 3 huyện và tiếp tục chia thành
18 chính quyền cơ sở
- Nothern Cape: được chia thành 32 chính quyền cơ sở
- Limpopo: được chia thành 5 huyện và 24 chính quyền cơ sở
- North West: được chia thành 4 huyện và 21 chính quyền cơ sở
- Western Cape: được chia thành 1 thành phố, 5 huyện và 24
chính quyền cơ sở
Tên gọi là tỉnh (Province) nhưng thể chế của tỉnh trong tổng thể
của Cộng hòa Nam Phi lại giống như một bang trong nhà nước liên
bang. Ví dụ, tỉnh Western Cape bao gồm hệ thống lập pháp và
hành pháp. Tỉnh có Hiến pháp được thông qua năm 1998.
Mỗi tỉnh ở Nam Phi đều có cơ quan lập pháp riêng với qui mô
từ 30 đến 80 thành viên. Chính cơ quan lập pháp này bầu ra Thủ
16
hiến (Premier) là người đứng đầu Hội đồng hành pháp tỉnh (the
Executive Council).
Cơ quan lập pháp của tỉnh, cũng có thể gọi là Hội đồng pháp
luật tỉnh (provincial parliament) xây dựng pháp luật của tỉnh theo
Quy định của Hiến pháp Nam Phi. Cơ quan lập pháp của tỉnh bao
gồm các đại biểu được bầu trực tiếp. Các vấn đề thuộc lĩnh vực lập
pháp của tỉnh bao gồm: Nông nghiệp, giáo dục, môi trường, y tế,
nhà ở, ngôn ngữ, du lịch, thương mại và phúc lợi. Bên cạnh Hội
đồng lập pháp tỉnh còn có một cơ quan quan trọng khác là Hội
đồng Quốc gia các tỉnh (The National council of provinces –
NCOP) tương tự như Thượng nghị viện của một số nước. Mỗi tỉnh
được cử 10 thành viên tham gia NCOP. Thành viên này do Hội
đồng lập pháp tỉnh đề nghị. Hội đồng Quốc gia hàng tỉnh bao gồm
54 đại biểu thường trực và 36 đại biểu đặc biệt với nhiệm vụ đại
diện cho lợi ích của các tỉnh trên bình diện quốc gia. Đây là một cơ
chế nhằm bảo đảm lợi ích của địa phương khi chính phủ thông qua
các văn bản pháp luật.
Đơn vị lãnh thổ của Nam Phi được chia thành ba loại: A, C, B.
Loại A là đơn vị lãnh thổ thực hiện toàn bộ các chức năng trên
lãnh thổ, không có sự chia nhỏ. Đó là các đơn vị lãnh thổ mang
tính chất đô thị và gọi chung là thành phố (Metropolitan
municipalities). Cả nước có 8 thành phố, bao gồm: Buffalo City
(East London), City of Cape Town (Cape Town), Ekurhuleni (East
Rand), eThekwini (Durban), City of Johannesburg (Johannesburg),
Mangaung (Bloemfontein), Nelson Mandela Bay (Port Elizabeth),
and City of Tshwane (Pretoria). Đơn vị lãnh thổ loại A (thành phố)
không chia nhỏ thành các đơn vị khác, nhưng cũng được chia
thành các đơn vị bầu cử (electoral wards).
17
Đơn vị lãnh thổ loại C là đơn vị lãnh thổ có các đơn vị lãnh thổ
nhỏ hơn bên dưới, gọi chung là huyện (District municipalities).
Đơn vị lãnh thổ loại B là đơn vị lãnh thổ cơ sở hay chính quyền
cơ sở (local municipality). Bên dưới đơn vị lãnh thổ này không có
đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn, mặc dù có khái niệm phân chia thành các
đơn vị bầu cử (electoral wards).
Mỗi đơn vị lãnh thổ (bao gồm cả loại A, B, C) đều có hội đồng
với các tên gọi khác nhau gắn liền với tên gọi của đơn vị lãnh thổ.
Mỗi chính quyền địa phương có Hội đồng do cử tri địa phương bầu
với nhiệm kỳ 5 năm.
Tổng thống và nội các
Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và là người đứng đầu nội
các. Tổng thống được Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Tổng thống lãnh đạo đất nước vì lợi ích của đoàn kết dân tộc và
phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Từ tháng 5/2009 tới nay,
Tổng thống của Nam Phi là ông Jacob Zuma. Tổng thống bổ nhiệm
Phó Tổng thống trong số các đại biểu Quốc hội. Phó Tổng thống
Nam Phi hiện nay là ông Kgalema Motlanthe.
Nội các bao gồm Tổng thống - người đứng đầu nội các, Phó
Tổng thống và các bộ trưởng. Tổng thống bổ nhiệm Phó Tổng
thống và các bộ trưởng, giao quyền hạn và nhiệm vụ cho họ cũng
như có quyền bãi miễn họ. Trong số các bộ trưởng, chỉ có thể có
tối đa 2 bộ trưởng không phải là đại biểu quốc hội.
Các đảng phái chính trị ở Nam Phi
Nam Phi có một hệ thống chính trị hoạt động sôi nổi với 13
đảng phái giành được ghế trong Quốc hội. Trong đó Đảng Đại hội
Dân tộc Phi (ANC) là đảng lớn nhất, chiếm 249/400 ghế trong
18
Quốc hội. Đảng này nắm quyền kiểm soát 8/9 tỉnh của Nam Phi,
ngoại trừ Western Cape, nơi mà Đảng Liên minh Dân chủ nắm
quyền kể từ cuộc bầu cử vào năm 2009. Năm 2014, Đảng Liên
minh Dân chủ giành được 59,38% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử
ở tỉnh Western Cape.
- Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress - ANC)
Số ghế trong Quốc hội: 249
Website: www.anc.org.za
Đồng minh: Đảng Liên đoàn Lao động Nam Phi (Cosatu) và
Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP)
Đảng Đại hội Dân tộc Phi là đảng lãnh đạo ở Nam Phi, được
ủng hộ bởi Đảng Liên đoàn Lao động Nam Phi (Cosatu) và Đảng
Cộng sản Nam Phi (SACP). Đảng Đại hội Dân tộc Phi được thành
lập năm 1912, tiền thân là Đảng Dân tộc Bản địa Nam Phi với mục
tiêu đoàn kết nhân dân châu Phi đấu tranh đòi quyền lợi và tự do.
Đến năm 1923, đảng này được đổi tên thành Đại hội Dân tộc Phi.
Sau vụ thảm sát Sharpeville năm 1960, ANC bị chính quyền cấm
hoạt động. Mãi đến năm 1990, chính quyền Nam Phi mới gỡ bỏ
lệnh cấm với ANC, thả tự do cho Nelson Mandela và các tù chính
trị khác. ANC được tự do chiêu mộ thành viên mới. Trong cuộc bỏ
phiếu lịch sử vào năm 1994, ANC giành thắng lợi với 62% số
phiếu bầu. Mandela trở thành Tổng thống Nam Phi đầu tiên được
bầu cử dân chủ. Trong cuộc bỏ phiếu vào năm 1999, ANC giành
được 2/3 số phiếu bầu trên cả nước. Điều này đã cho phép Đảng
được quyền thay đổi Hiến pháp.
Mục tiêu của ANC là tạo ra một xã hội dân chủ, đoàn kết,
không phân biệt chủng tộc, giới tính. Cương lĩnh của ANC là "đấu
tranh để giành lại tự do cho người dân châu Phi nói riêng và người
19
da màu nói chung trên toàn thế giới, nâng cao đời sống của nhân
dân Nam Phi, đặc biệt là người nghèo".
Hiến chương tự do (Freedom Charter) tiếp tục là văn kiện chính
trị cơ bản của ANC. Hiến chương này được ra đời vào năm 1955,
trong đó liệt kê các nguyên tắc cơ bản để xây dựng đất nước Nam
Phi tự do và dân chủ, bao gồm những điểm chính như sau:
- Nhân dân nhất định sẽ nắm quyền.
- Tất cả các nhóm chủng tộc nhất định sẽ có quyền bình đẳng.
- Nhân dân nhất định sẽ dự phần vào tài sản quốc gia.
- Đất đai nhất định sẽ phân chia cho những người dùng nó làm
công cụ.
- Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
- Tất cả mọi công dân đều được hưởng quyền con người như nhau.
Trong cuộc bầu cử năm 2004, ANC giành được đa số phiếu bầu
(69,7%). Sau khi ông Thabo Mbeki, người kế nhiệm Nelson
Mandela từ chức Tổng thống vào năm 2008, một nhóm cựu Bộ
trưởng Nam Phi, đứng đầu là ông Mosiuoa Lekota, tách ra và thành
lập Đảng Đại hội Nhân dân. Trong cuộc bầu cử năm 2009, ANC vẫn
chiếm đa số phiếu bầu nhưng tỷ lệ giảm xuống còn 64,9%. Ông
Jacob Zuma trở thành Tổng thống Nam Phi. Trong cuộc bầu cử năm
2014, ANC giành thắng lợi với 62,15% số phiếu bầu. Ông Zuma tái
đắc cử Tổng thống và cũng là người đứng đầu ANC.
- Đảng Liên minh dân chủ (Democratic Alliance - DA)
Số ghế trong Quốc hội: 89
Website: www.da.org.za
Đảng Liên minh dân chủ là đảng đối lập lớn nhất ở Nam Phi,
tiền thân là Đảng Dân chủ, ủng hộ nền dân chủ tự do và nguyên tắc
20
của thị trường tự do. Hình mẫu của Đảng Liên minh dân chủ là
Đảng Cấp tiến Liên bang mà cựu chính trị gia Helen Suzman là đại
diện duy nhất trong Quốc hội của người da trắng trong rất nhiều
năm. Bà Suzman nổi tiếng về việc công khai chỉ trích mạnh mẽ
chính sách apartheid của Đảng Dân tộc vào lúc mà nó không đại
diện cho các người Nam Phi da trắng, và thấy rằng mình còn là
người ngoài cuộc vì bà là một phụ nữ Do Thái nói tiếng Anh trong
một quốc hội thống trị bởi các người Afrikaner theo giáo phái
Calvin. Sau đó, khi số người da trắng trong Quốc hội đối lập với
chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tăng lên, thì Đảng Cấp tiến sáp nhập
với Đảng Cải cách của Harry Schwarz và trở thành Đảng Cấp tiến
Cải cách, sau đó lại được đổi tên thành Đảng Cấp tiến Liên bang,
và Suzman đã có các đồng nghiệp tự do nổi tiếng như Colin Eglin
gia nhập Quốc hội. Bà đã tới thăm Nelson Mandela nhiều lần khi
ông ở nhà tù, và đã có mặt khi ông ký Hiến pháp mới của Nam Phi
năm 1996.
Trong thập niên 1980, đảng Liên minh dân chủ đã tăng số ghế
trong Quốc hội lên con số 7. Trong số các thành viên mới trong
Quốc hội lúc bấy giờ có Tony Leon, người sau này trở thành người
lãnh đạo đảng vào năm 1996. Vào năm 1999, Đảng Liên minh dân
chủ trở thành đảng đối lập lớn nhất ở Nam Phi. Vào năm 2000,
đảng Liên minh hợp nhất với đảng Dân tộc mới (NNP) và đảng
Liên minh Liên bang để trở thành Đảng Liên minh dân chủ. Tuy
nhiên, NNP đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước vào cuối năm 2001.
Năm 2007, Leon từ chức lãnh đạo đảng và người kế nhiệm ông là
bà Helen Zille, người đứng đầu tỉnh Western Cape. Người đứng
đầu Đảng Liên minh Dân chủ trong Quốc hội Nam Phi là ông
Mmusi Maimane.
Đảng Liên minh dân chủ đã tăng tỷ lệ phiếu bầu từ mức 1,7%
vào năm 1994 lên mức 10% vào năm 1999; 12,4% năm 2004;
21
16,6% năm 2009 và 22,23% trong năm 2014. Đảng Liên minh dân
chủ là đảng đối lập với Đảng Đại hội dân tộc Phi tại 7/8 tỉnh của
Nam Phi (Ngoại trừ tỉnh Limpopo có Đảng đối lập là Đảng Chiến
binh tự do kinh tế - EFF).
Đảng Liên minh dân chủ đưa ra tầm nhìn cho Nam Phi là “một
xã hội với các cơ hội mở, trong đó, mọi người được tự do, an toàn
và bình đẳng, có cơ hội được nâng cao chất lượng cuộc sống và
theo đuổi ước mơ, là nơi mà mọi ngôn ngữ và tôn giáo đều được
ghi nhận và tôn trọng”.
- Đảng Chiến binh tự do kinh tế (Economic Freedom
Fighters - EFF)
Số ghế trong Quốc hội: 25
Website: www.effighters.org.za
Đảng Chiến binh tự do kinh tế tham gia bầu cử lần đầu tiên vào
năm 2014 và trở thành đảng lớn thứ 3 tại Nam Phi với tỷ lệ phiếu
bầu là 6,35%. Mặc dù được thành lập chỉ 8 tháng trước kỳ bầu cử,
Đảng Chiến binh tự do kinh tế nhận được hơn 1 triệu phiếu bầu,
giành được 25 ghế trong Quốc hội.
Đảng EFF là đảng đối lập ở các tỉnh North West và Limpopo.
Đảng EFF được thành lập bởi Julius Malema, sau khi ông này bị khai
trừ khỏi ANC. Ông Malema, người tự tuyên bố là thủ lĩnh và tổng tư
lệnh của EFF. EFF được coi như một phong trào giải phóng kinh tế
cấp tiến, có sứ mệnh đấu tranh cho một nền kinh tế vững mạnh.
- Đảng Tự do Inkatha (Inkatha Freedom Party - IFP)
Số ghế trong Quốc hội: 10
Website: www.ifp.org.za
22
Đảng Tự do Inkatha được thành lập năm 1975 bởi Mangosuthu
Buthelezi. Đảng này nhận được sự ủng hộ của đông đảo người
Nam Phi nói tiếng Zulu. Đa số những người ủng hộ Đảng IFP là
các cử tri đến từ các vùng nông thôn của tỉnh KwaZulu-Natal. Tiền
thân của IFP là Phong trào Tự do văn hóa toàn quốc.
Sự nghiệp chính trị của Buthelezi bắt đầu từ những năm 1940
khi ông tham gia Liên hiệp thanh niên ANC trong thời gian học
Đại học Fort Hare. Vào năm 1953, ông đảm nhận cương vị thủ lĩnh
phe cánh Buthelezi và năm 1970 được chỉ định là người đứng đầu
chính quyền lãnh thổ KwaZulu theo Đạo luật hành chính Bantu
thời kỳ apartheid. Năm 1976, ông trở thành thủ hiến của KwaZulu.
Vào tháng 07 năm 1990, Inkatha bắt đầu hoạt động như một đảng
phái chính trị. Tuyên ngôn của Đảng IFP là công bằng xã hội và
tìm ra giải pháp cho các vấn đề của Nam Phi – đối phó với căn
bệnh thế kỷ AIDS, thất nghiệp, tội phạm, nghèo đói, tham nhũng
và chống lại sự hợp nhất một Đảng. Đảng IFP cũng ủng hộ việc
đưa cách lãnh đạo truyền thống vào hệ thống cai trị.
Vào năm 1994, Đảng IFP nắm 41 ghế trong tỉnh nhưng đến năm
2014 chỉ còn 9 ghế. Những người lao động nhập cư ở các thành
phố thuộc tỉnh Gauteng đã không còn bầu cho IFP và thay vào đó,
họ ủng hộ EFF.
- Đảng Tự do dân tộc ( NFP)
Số ghế trong Quốc hội: 6
Website: www.nfp.org.za
Đảng Tự do dân tộc NFP được thành lập năm 2011 bởi Zanele
ka Magwaza-Msibi, cựu chủ tịch đảng Tự do Inkatha. Lần đầu
tranh cử vào năm 2013, NFP đã giành được 6 ghế trong Quốc hội
với tỷ lệ phiếu bầu là 1,57%. Đảng này cũng giành được 6 ghế
trong Hội đồng lập pháp tỉnh KwaZulu-Natal.
23
Trong cuộc bầu cử năm 2014, ông Magwaza-Msibi được chỉ
định làm Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trong nội các của
Tổng thống Zuma. Một trong những mục tiêu đầu tiên của NFP là
cai quản tỉnh KwaZulu-Natal và tăng số lượng đại diện trong Hội
đồng Lập pháp của tất cả các tỉnh khác.
- Phong trào Dân chủ hợp nhất (United Democratic
Movement - UDM)
Số ghế trong Quốc hội: 4
Website: www.udm.org.za
Phong trào Dân chủ hợp nhất được thành lập vào năm 1997 bởi
Bantu Holomisa, người bị khai trừ khỏi ANC sau khi buộc tội một
quan chức cấp cao của Đảng này tham nhũng. Holomisa, cựu thủ
lĩnh quân đội ở Transkei cùng với Roelf Meyer, cựu Bộ trưởng
trong nội các của Đảng Quốc gia trước đây đã lập nên đảng mới,
lấy tên là Phong trào Dân chủ hợp nhất. Tuy nhiên, sau đó Roelf
Meyer đã từ bỏ con đường chính trị để theo đuổi con đường khác.
UDM ủng hộ nền dân chủ xã hội và đưa ra tầm nhìn về một đất
nước Nam Phi hợp nhất, đảm bảo cuộc sống chất lượng cho mọi
người dân. Trước thềm bầu cử năm 2014, một nhóm thành viên
thuộc Đảng Đại hội Nhân dân (COPE), đứng đầu là Mbhazima
Shilowa đã gia nhập Đảng UDM. Mặc dù tỷ lệ cử tri cả nước bầu
cho Đảng UDM còn khiêm tốn (chỉ 1%) nhưng đảng này đã nhận
được sự ủng hộ từ những người trước đây thuộc Đảng Đại hội
Nhân dân và giành vị trí là đảng chính trị lớn thứ 3 trong tỉnh
Eastern Cape.
- Đảng Mặt trận Tự do (Freedom Front Plus/Vryheidsfront
Plus - FF+)
Số ghế trong Quốc hội: 4
Website: www.vryheidsfront.co.za
24
Đảng Mặt trận Tự do được thành lập vào năm 1993 bởi
Constand Viljoen, cựu thủ lĩnh Lực lượng Quân sự Nam Phi. Là
người đứng đầu của tổ chức ly khai Afrikaner Volksfront, Viljoen
đóng vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục những người
châu Phi da trắng Afrikaners gia nhập chính đảng mới để tự bảo
vệ các nét đẹp văn hóa, giáo dục và các giá trị lâu đời của mình.
Người đứng đầu Đảng Mặt trận Tự do hiện nay là Pieter Mulder.
- Đảng Đại hội Nhân dân (Congress of the People - Cope)
Số ghế trong Quốc hội: 3
Website: www.congressofthepeople.org.za
Đảng Đại hội Nhân dân được thành lập vào tháng 11/2008 tại
Hội nghị đầu tiên tổ chức tại Johannesburg. Đây là Hội nghị được
tổ chức bởi những người ly khai thuộc ANC do bất đồng với
quyết định của đảng này khi kêu gọi cựu Tổng thống Thabo
Mbeki thôi giữ chức lãnh đạo Đảng trước thời hạn và đưa ông
Kgalema Motlanthe lên thay thế. Các thành viên sáng lập của
Đảng Đại hội Nhân dân bao gồm: Thủ hiến của tỉnh Gauteng
Mbhazima Shilowa và ông Mosiuoa Lekota, cựu Bộ trưởng Quốc
phòng, người đã rời khỏi nội các sau khi cựu Tổng thống Thabo
Mbeki từ chức.
Đảng Đại hội Nhân dân tham gia tranh cử lần đầu tiên vào tháng
04/2009 và giành được 30 ghế (tương đương với 7,42% phiếu bầu).
Tuy nhiên, do những quyết định sai lầm của đảng này mà những
người ủng hộ đã mất tín nhiệm và bỏ phiếu cho các đảng đối lập
trong cuộc bầu cử năm 2014. Tỷ lệ phiếu bầu của Đảng Đại hội
nhân dân đã giảm đi đáng kể, chỉ còn 0,67% và chỉ còn lại 3 ghế
trong Quốc hội.
25
- Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo châu Phi (African Christian
Democratic Party - ACDP)
Số ghế trong Quốc hội: 3
Website: www.acdp.org.za
Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo châu Phi được thành lập vào
tháng 12 năm 1993 với mục tiêu đại diện cho những người Nam
Phi theo đạo Thiên chúa. Đảng này đã giành được 2 ghế trong
Quốc hội vào năm 1994 và năm 1999, hiện nay giữ 3 ghế. ACDP
là đảng duy nhất phản đối sự ra đời của Hiến pháp năm 1994.
Tuyên ngôn của ACDP là đấu tranh cho sự tự do tôn giáo, nền
kinh tế thị trường tự do, các giá trị gia đình, sự trao quyền cho
cộng đồng và quyền con người.
- Đảng Đại hội Độc lập châu Phi (African Independent
Congress - AIC)
Số ghế trong Quốc hội: 3
Website: www.aic.org.za
Đảng Đại hội Độc lập châu Phi được thành lập vào tháng 12
năm 2005 để phản đối quyết định của chính quyền ANC khi sáp
nhập Matatiele vào tỉnh Eastern Cape thay vì KwaZulu-Natal. AIC
nêu trên trang điện tử của mình, họ chỉ trích ANC quá cao ngạo vì
đã không quan tâm tới những người dân nghèo ở Matatiele. Đảng
Đại hội Độc lập châu Phi được lập ra để đảm bảo tiếng nói của
những người dân thường được cân nhắc trong việc ra các quyết
định của Chính quyền. Đảng Đại hội Độc lập châu Phi giành ghế
trong Hội đồng lập pháp tỉnh Eastern Cape vào năm 2009.
- Đảng Agang Nam Phi (Agang SA)
Số ghế trong Quốc hội: 02
26
Đảng Agang được thành lập vào đầu năm 2013 bởi bà
Mamphele Ramphele. Agang là một từ tiếng Nguni có nghĩa là
“xây dựng”. Đảng Agang đề cao việc cải tổ bộ máy công quyền, nỗ
lực xây dựng một nền dân chủ vững mạnh, trong đó người dân là
trung tâm của đời sống xã hội. Vào tháng 01 năm 2014, bà
Mamphele Ramphele chấp thuận lời mời của Đảng Đồng minh
Dân chủ, trở thành ứng viên Tổng thống của đảng đối lập trong
cuộc tổng tuyển cử năm 2014. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau
đó, Mamphele Ramphele đã từ bỏ việc tham gia Đảng Đồng minh
Dân chủ và việc sáp nhập hai đảng thất bại. Trong cuộc bầu cử
năm 2014, Đảng Agang SA nhận được 52.350 phiếu bầu, tương
đương với 0,28%. Tháng 07 năm 2014, bà Mamphele Ramphele
tuyên bố từ bỏ sự nghiệp chính trị, giữa lúc nội bộ đảng Agang có
những bất đồng.
- Đảng Hội nghị toàn Phi (Pan Africanist Congress – PAC)
Số ghế trong Quốc hội: 01
Website: www.pac.org.za
Đảng Hội nghị toàn Phi (PAC) được thành lập vào năm 1959, ly
khai khỏi Đảng ANC. Sau cuộc thảm sát Sharpeville năm 1960, đảng
Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và phong trào giải phóng đối lập PAC bị
cấm hoạt động. Các nhà lãnh đạo của PAC bị lưu đày và giam giữ
trong một thời gian dài. Những tranh chấp trong nội bộ PAC và sự
thay đổi lãnh đạo từ năm 1994 đã dẫn đến sự suy yếu nhanh chóng
của PAC khi các cử tri dành sự ủng hộ cho ANC và EFF.
- Đảng Đại hội Nhân dân châu Phi (African People's
Convention – APC)
Số ghế trong Quốc hội: 03
Website: www.theapc.org.za
27
Đảng Đại hội nhân dân châu Phi đại diện cho những người
“không có tiếng nói trong xã hội”, hoạt động trên những nguyên
tắc xã hội chủ nghĩa, mục tiêu đem đến tự do và dân chủ cho mọi
công dân Nam Phi.
4. Xã hội
Nam Phi được coi là chiếc nôi của nhân loại, vì các nhà khảo cổ
đã tìm thấy dấu vết của người Australopitechi, Homo habilis,
Homo erectus, và Homo sapiens. Cách đây 10.000 năm Nam Phi
có hai nhóm dân du mục là người Boscimani và Khoikhoi hay
Ottentotti sinh sống bằng nghề săn bắn và hái lượm. Đến khoảng
giữa thế kỷ thứ III – V có thêm các nhóm Bantu.
Năm 1487, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Bartolomco Diaz
vượt Mũi Hảo vọng mở đường biển sang Ấn Độ. Nhưng chính các
thương gia Hà Lan đã thành lập cứ điểm thương mại sau này là thành
phố Cap. Và cũng từ đó phong trào thuộc địa gồm người của vài nước
châu Âu bắt đầu, rồi trở thành một cộng đồng tự trị phát triển một nền
văn hóa và một thứ tiếng nói riêng là Afrikaans. Họ cũng được gọi là
người Boeri trong tiếng Hà Lan có nghĩa là "nông dân".
Vào thế kỷ XVIII người Anh chiếm thành phố Cap. Giữa thế kỷ
XIX người Boeri bị người Anh áp bức di cư về mạn Bắc và thành
lập các cộng hòa Boeri nhỏ. Cuối thế kỷ XIX và trong thế kỷ XX
đã xảy ra một loạt các trận đụng độ đẫm máu giữa người Boeri
được chủng tộc Zulu hậu thuẫn và người Anh được hai nhóm
Xhosa và Swasi yểm trợ. Phe Anh chiến thắng, và năm 1902 họ
hợp nhất mọi miền Nam Phi, rồi năm 1910 trở thành Liên hiệp
Nam Phi.
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Đảng Quốc Gia thắng cử lên
cầm quyền và bắt đầu thi hành chế độ Apartheid kỳ thị phân biệt
28
chủng tộc, cấm người da đen theo học các trường dành cho người
da trắng, cũng như lui tới tất cả mọi nơi dành cho các sinh hoat của
người da trắng. Chính quyền da trắng kỳ thị Nam Phi thành lập các
vùng gọi là Bantustan, để cô lập hóa người da đen. Các vùng này
chiếm 13% diện tích Nam Phi. Những người da đen tiếp tục sống
trong các vùng của người da trắng, khoảng 50% trong số họ, từ từ
mất các quyền dân sự. Chính sách Apartheid kỳ thị này khiến cho
Liên Hợp Quốc năm 1973 đã phải tuyên bố nó là tội phạm chống
lại nhân loại. Nhưng các nghị quyết cấm vận kinh tế từ năm 1962
chống lại Nam Phi đã không có kết quả, vì luôn luôn bị Hoa Kỳ bỏ
phiếu chống. Lý do vì Nam Phi cung cấp uranium và nhiều quặng
mỏ khác cho Hoa Kỳ. Chế độ kỳ thị chủng tộc kéo dài mãi cho đến
năm 1991, khi chính phủ của tổng thống Frederik de Klerk bắt đầu
chương trình cải tổ quốc gia, hủy bỏ chế độ kỳ thị, trả tự do cho
ông Nelson Mandela thuộc đảng ANC, và mời ông tham gia trong
chính quyền. Ngày 17 tháng 4 năm 1994, trong cuộc tổng tuyển cử
tự do dân chủ đầu tiên ông Nelson Mandela đã được bầu làm tổng
thống Nam Phi.
Tuy Nam Phi rất giàu tài nguyên nhưng đa số dân, đặc biệt
người da đen, vẫn phải sống trong cảnh nghèo túng, không có điện
nước, và cũng chưa được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế, giáo
dục đúng mức phải có.
5. Việc làm
Trong giai đoạn 1995 - 1997, tỷ lệ người da đen tốt nghiệp phổ
thông hoặc có bằng đại học, cao đẳng được tuyển dụng tăng đáng
kể. Trong khi đó, người da trắng được nhận vào làm những công
việc tốt hơn mà không quan trọng bằng cấp. Tuy nhiên, giai đoạn
1997 - 2004, cả tỷ lệ người da trắng không có bằng cấp và người
29
da đen được tuyển dụng đều giảm. Năm 2001, 33% doanh nghiệp ở
Nam Phi tuyển dụng lao động nhập cư có trình độ cao. Hiện nay,
những người da trắng khó có cơ hội tìm việc làm ở Nam Phi chọn
cách nhập cư vào các nước khác do hệ quả của chính sách tái phân
phối. Ngoài ra, nhiều người da trắng làm việc trong khu vực công
bị buộc nghỉ hưu sớm trong khi cơ hội tìm việc làm ở khu vực tư
nhân là rất khó khăn. Ở khu vực dịch vụ công, tỷ lệ lao động cấp
quản lý là người châu Phi tăng 58,1% trong khi tỷ lệ này ở người
da trắng giảm 39%. Tỷ lệ cấp quản lý người da màu vẫn không có
sự tăng trưởng, trong khi tỷ lệ này ở người Ấn Độ tăng nhẹ trong
giai đoạn 2002 - 2010.
6. Bình đẳng giới
Trong thời kỳ Apartheid, phụ nữ không được làm bất kỳ một
công việc chính thức nào trừ văn thư và thư ký. Phụ nữ da đen làm
giúp việc gia đình hoặc phục vụ đồ uống tại các công sở. Phụ nữ
không được tiếp cận với giáo dục, không có tự do về kinh tế và
tiếng nói chính trị. Mặc dù Chính phủ Nam Phi đã xây dựng khung
chính sách về giới tính, qua đó trao quyền cho phụ nữ nhiều hơn,
nhưng thực tế bất bình đẳng giới tính vẫn còn tồn tại dai dẳng khi
phụ nữ Nam Phi được hưởng ít quyền lợi hơn so với đồng nghiệp
nam. Hơn nữa, quan niệm của người dân Nam Phi là phụ nữ sinh
ra là để phục tùng chứ không phải lãnh đạo. So với nam giới, phụ
nữ Nam Phi được đánh giá là không thể hiện năng lực lãnh đạo
hoặc các kỹ năng cần thiết tốt như đàn ông. Họ cũng bị coi là kém
tham vọng, thiếu tự tin, ít có khả năng cống hiến cho các mục tiêu
của tổ chức và không có khả năng học hỏi các kiến thức về công
nghệ và máy móc. Tuy nhiên, vị thế của phụ nữ trong quốc hội đã
có sự gia tăng đáng kể với 30% số đại biểu Quốc hội là nữ.
30
7. Thu nhập
Người da trắng Nam Phi có thu nhập cao nhất trong số các
nhóm sắc tộc ở Nam Phi, gấp đôi so với nhóm sắc tộc có thu nhập
cao thứ hai là người Ấn Độ. Nguyên nhân là do người da trắng có
thể đáp ứng được các yêu cầu công việc mà các nhóm sắc tộc khác
khó có thể đáp ứng được.
Kể từ năm 2003, chính quyền Nam Phi do Đảng ANC lãnh đạo
đã đưa ra chính sách ưu tiên cho các sắc tộc thiểu số có tên gọi là
“Affirmative action”. Theo đó, các nhóm sắc tộc từng bị phân biệt
đối xử trong quá khứ sẽ được nhận các đặc quyền. Mục tiêu của
Chính sách sắc tộc thiểu số là nhằm tạo một sân chơi bình đẳng
cho mọi người dân, giúp cho phụ nữ, người da đen, da màu và các
dân tộc thiểu số khác có cơ hội được tiếp cận với giáo dục bậc cao
và có cơ hội việc làm như người da trắng.
8. Đa dạng văn hóa
Nam Phi được gọi là Dân tộc cầu vồng, thể hiện sự đa dạng về
văn hóa và dân tộc. Có thể nói Nam Phi là một trong những dân tộc
phức tạp và đa dạng nhất trên thế giới. Trong số 54 triệu người
Nam Phi, có đến 39,4 triệu người da đen, hơn 7 triệu người da
trắng, 6 triệu người da màu và 1,6 triệu người Ấn Độ hoặc châu Á.
Trong số đó 52% là nữ và 48% là nam.
Đa số người da màu sống ở tỉnh Nothern Cape và Western Cape
trong khi đa số người Ấn Độ chủ yếu sống tại KwaZulu-Natal.
Người Afrikaner tập trung nhiều tại tỉnh Gauteng và Free State,
người gốc Anh sống nhiều ở Western Cape, Eastern Cape và
KwaZulu-Natal.
31
9. Giáo dục
Nam Phi được xem là quốc gia đầu tư cho giáo dục nhiều nhất
so với các nước ở châu Phi theo tiêu chuẩn châu Âu do chịu ảnh
hưởng của nền giáo dục này từ giáo trình, phương pháp giảng dạy,
phương pháp học tập theo tiêu chuẩn quốc tế giảng dạy bằng Anh
ngữ. Hàng năm chính phủ Nam Phi dành từ 20-25% ngân sách cho
giáo dục nên mức học phí mà sinh viên phải đóng rất thấp (từ
1.000 - 2.000 USD/năm). Ở một số trường, sinh viên nào sau 6
tháng học mà không đạt lượng kiến thức chuẩn thì còn được yêu
cầu học lại khóa học đó miễn phí. Nam Phi có hơn 21.000 trường
phổ thông, 21 trường đại học lớn và các trường cao đẳng chuyên
nghiệp. Đại học Cape Town được xếp hạng 200 trường đại học tốt
nhất thế giới.
Ở Nam Phi có hơn 800.000 sinh viên theo học, tuy nhiên cũng
chỉ có khoảng một nửa hoàn thành chương trình đại học. Một số
người cho rằng giáo dục Nam Phi không cung cấp được chuyên
viên kỹ thuật có khả năng đáp ứng cho nền kinh tế đang phát triển
nhanh của đất nước. Bên cạnh đó có 50.000 sinh viên du học đến
Nam Phi phần lớn là sinh viên của các nước châu Phi, ngoài ra
cũng có nhiều sinh viên châu Âu, châu Á. Kết quả học tập là 39%
học sinh da đen vượt qua kỳ thi so với 98% số học sinh da trắng;
28% học sinh da trắng được điểm giỏi, trong khi chỉ có 2% học
sinh da đen. Tình trạng mù chữ đối với đàn ông là 14% và phụ nữ
là 15,5%.
10. Y tế
Hệ thống y tế ở Nam Phi bao gồm từ dịch vụ chăm sóc sức khỏe
ban đầu được chính quyền cung cấp miễn phí, cho tới các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sử dụng công nghệ cao và chuyên môn cao của
32
cả khu vực nhà nước và tư nhân. Tuy nhiên, các bệnh viện và các
cơ sở y tế công cộng thường trong tình trạng quá tải và thiếu các
nguồn lực cần thiết. Hàng năm, Nam Phi sử dụng 40% ngân sách
cho y tế. Tuy nhiên, khu vực y tế công phải chịu áp lực phục vụ
80% dân số có thu nhập dưới trung bình. Trong khi đó, dịch vụ y tế
tư nhân chỉ phục vụ những người ở có thu nhập trung bình và cao.
Các bệnh viện tư cũng thu hút phần lớn các bác sỹ và chuyên gia y
tế có tay nghề cao trong nước. Năm 1960 tại Nam Phi đã thành
công trong việc giải phẫu thay tim ở bệnh viện Kapstäter, nhưng
hiện nay vấn đề y tế đáng lo ngại vì bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS
và lao phổi. Cùng với đó, nước này cũng thiếu những nhân sự chủ
chốt có tay nghề cao trong lĩnh vực y tế. Chính phủ Nam Phi đang
lên kế hoạch tái cấu trúc hệ thống y tế, bao gồm:
- Đẩy nhanh việc thực hiện Chương trình Bảo hiểm y tế Quốc
gia cho mọi người dân Nam Phi.
- Đẩy mạnh phòng chống HIV và lao phổi, các bệnh không lây
truyền khác.
- Tăng cường quản lý nguồn nhân lực tại các bệnh viện công và
hợp tác giữa khu vực y tế công cộng và tư nhân.
- Triển khai các tổ y tế đến các cộng đồng và trường học
- Kiểm soát chi phí để mọi người dân đều được tiếp cận với dịch
vụ chăm sóc sức khỏe.
33
Chương 2
TÌNH HÌNH KINH TẾ, THƯƠNG MẠI VÀ
ĐẦU TƯ CỦA NAM PHI
1. Tình hình kinh tế Nam Phi
Nam Phi là nước phát triển nhất ở Châu Phi và là đầu tầu thúc
đẩy sự phát triển mọi mặt của 14 nước trong Cộng đồng Phát triển
miền Nam Châu Phi (SADC). Nam Phi rất giàu tài nguyên, khoáng
sản (vàng, kim cương, platin), có nền công nghiệp, nông nghiệp
tương đối phát triển. Hàng năm, Nam Phi sản xuất khoảng 4 triệu
tấn crôm (chiếm 3/5 lượng giao dịch crôm trên thị trường thế giới),
là nước xuất khẩu vàng lớn nhất thế giới (ngành công nghiệp khai
thác vàng đóng góp khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội của Nam
Phi), là nước sản xuất rượu vang lớn thứ 4 thế giới. Bên cạnh đó,
du lịch Nam Phi tiếp tục đóng vai trò là ngành kinh tế năng động
nhất đóng góp vào sự phát triển của kinh tế Nam Phi. Tuy nhiên,
chi phí an ninh và liên lạc viễn thông cao làm gia tăng chi phí kinh
doanh tại Nam Phi. Sự thiếu hụt năng lượng sẽ hạn chế những cơ
hội cho những ngành công nghiệp sử dụng nhiều điện.
Nam Phi được coi là “cửa ngõ” cho việc đầu tư vào khu vực
miền Nam Châu Phi. Nhờ ưu thế về kỹ thuật, công nghệ cùng với
chính sách tự do hóa thương mại, Nam Phi trở thành nước lớn
nhất đầu tư vào Châu Phi. Các tập đoàn lớn của Nam Phi như
SASOL (hóa chất), SAPI (giấy), MTN (viễn thông) và
ANGOGOLD (khai thác vàng) đều có dự án đầu tư tại các nước
thuộc Châu Phi. Công nghiệp khai thác mỏ, chế tạo và thương
mại của Nam Phi có thể sánh ngang với các nước phát triển ở
Châu Âu, Châu Mỹ và Châu Á.
34
Do ảnh hưởng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trước đây,
kinh tế Nam Phi là một trong những nền kinh tế bất bình đẳng lớn
nhất trên thế giới. Đây là lý do một nước lại tồn tại song song hai
nền kinh tế khác nhau: nền kinh tế của thế giới thứ nhất và nền
kinh tế của thế giới thứ ba. Thế giới thứ nhất sở hữu hệ thống cơ sở
hạ tầng, cầu cảng tiên tiến. Hệ thống dịch vụ cao cấp, đặc biệt trên
lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, hệ thống viễn thông và
năng lượng. Thị trường chứng khoán Johannesburg ở Nam Phi đã
ra đời hơn 100 năm nay và là một trong 20 thị trường chứng khoán
lớn nhất thế giới. Nam Phi có rất nhiều tập đoàn lớn tầm cỡ quốc tế
như SASOL, ESKOM, TELKOM, VODACOM, SAPI, DENEL...
Nền kinh tế Nam Phi là nền kinh tế mở. Do tính chất này, Nam Phi
dễ bị ảnh hưởng một khi các nước có quan hệ buôn bán chủ lực với
Nam Phi như Mỹ, EU, các nước Viễn Đông có biến động.
Nam Phi là một trong những nước khởi xướng và sáng lập ra
chương trình "Đối tác mới vì sự phát triển của Châu Phi - NEPAD"
và thành viên sáng lập "Liên minh Châu Phi - AU". Với tiềm lực
kinh tế khá mạnh trong khối các nước đang phát triển, Nam Phi trở
thành một trong những nước giữ vai trò đứng đầu thế giới thứ ba
cùng với Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo số liệu thống kê, trong năm 2013, GDP của Nam Phi
chiếm 1/5 GDP của toàn Châu lục. Tỷ trọng hàng xuất và nhập
khẩu của Nam Phi chiếm 60% hàng xuất khẩu và 50% hàng nhập
khẩu của tất cả các nước miền Nam Châu Phi cộng lại. Tại Nam
Phi, có hàng trăm công ty từ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản hoạt
động, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: khai khoáng, chế biến,
giao thông, bưu điện, du lịch. EU là bạn hàng lớn nhất của Nam
Phi, chiếm 32% xuất khẩu, 41% nhập khẩu và 70% viện trợ phát
triển. Nam Phi là đối tác buôn bán lớn nhất của Trung Quốc ở
35
Châu Phi, chiếm 20% buôn bán của Trung Quốc với Châu Phi
(hiện Trung Quốc là đối tác thương mại đứng thứ 8 về xuất khẩu
và đứng thứ 2 về nhập khẩu hàng hoá của Nam Phi).
Những điểm sáng của nền kinh tế Nam Phi
- Sở hữu cơ sở dịch vụ tài chính, ngân hàng tiên tiến
- Dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực khai thác mỏ
- Nền công nghiệp sản xuất khá đa dạng
- Thị trường viễn thông bùng nổ
- Mạng lưới giao thông hiện đại
- Công nghiệp năng lượng phát triển
- Công nghiệp hóa chất rất năng động
- Ngành du lịch tiềm năng
Các chỉ số kinh tế năm 2013
- GDP: 379,1 tỷ USD
- GDP bình quân đầu người: 7.800 USD
- Tăng trưởng GDP: 2,5%
- Tỷ lệ lạm phát: 6,6%
Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp còn duy trì ở mức cao, tính đến quý II năm
2014, tỷ lệ thất nghiệp ở Nam Phi là 25,5%. Lao động kỹ năng còn
khan hiếm ở một số lĩnh vực do việc di cư. Thêm vào đó,
HIV/AIDS cũng có sự ảnh hưởng khi cứ 10 người Nam Phi thì có
1 người bị HIV/AIDS và đây cũng là một nhân tố liên quan đến
vấn đề về lực lượng lao động, năng suất và chi phí y tế của người
lao động.
36
Cơ cấu kinh tế
Công nghiệp hiện đang chiếm khoảng 28,4% GDP của Nam
Phi, với nhiều ngành khác nhau, trong đó khai khoáng đóng vai trò
quan trọng. Nam Phi đứng đầu thế giới về khai thác vàng, kim
cương, kim loại quý nhóm platin, quặng crom... Công nghiệp chế
tạo ngày càng phát triển mạnh, nhất là công nghiệp ô tô, chế tạo
máy, dệt may Nam Phi là nhà sản xuất thép lớn nhất Châu Phi,
chiếm trên 60% sản lượng thép của toàn châu lục. Hóa chất, phân
bón, chế biến thực phẩm, đồ uống, sửa chữa tàu biển, năng lượng...
cũng là điểm mạnh của nền kinh tế Nam Phi.
Nông nghiệp đóng góp khoảng 2,6% vào GDP của Nam Phi và
thu hút khoảng 9% lực lượng lao động. Hiện nay, Nam Phi không
chỉ tự túc được về hầu hết các nông sản chủ yếu mà còn là một nhà
xuất khẩu nông sản. Mặc dù nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ
trọng trong GDP, nhưng nông sản và nông sản chế biến vẫn là một
yếu tố quan trọng trong nền kinh tế. Trong những năm qua, nông
sản đóng góp khoảng 4% kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi. Sản
phẩm nông nghiệp có ngô, lúa mì, mía đường, trái cây, rau, thịt bò,
gia cầm, cừu, len, sản phẩm sữa.
Lĩnh vực dịch vụ của Nam Phi khá phát triển, chiếm 69% GDP.
Quan trọng nhất phải kể đến du lịch, bình quân đóng góp 5% GDP.
Nam Phi có tiềm năng du lịch lớn. Ngành du lịch phát triển rất
mạnh, với tỷ lệ khách du lịch nước ngoài tăng trung bình khoảng
30% một năm. Ngoài ra, các dịch vụ như tài chính ngân hàng, viễn
thông, vận tải của Nam Phi khá hoàn chỉnh và tiên tiến so với các
nước đang phát triển khác.
Chính sách kinh tế vĩ mô
Nam Phi chủ trương xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô dựa trên
ba mục tiêu chính:
37
- Phát triển kinh tế
- Tạo công ăn việc làm
- San lấp khoảng cách bất bình đẳng giữa người da đen và người
da trắng do chế độ phân biệt chủng tộc để lại
Kể từ năm 1996, Chương trình Tăng trưởng, Việc làm và Tái
phân phối (Growth, Employment and Redistribution - GEAR)
được xem là chương trình kinh tế chủ chốt của đất nước. Mục tiêu
của GEAR là dẫn dắt kinh tế đất nước tăng trưởng 6% mỗi năm,
tạo thêm 500.000 việc làm. Từ năm 1996-2008, nền kinh tế Nam
Phi cũng tăng trưởng, nhưng chỉ ở mức bình quân 3,2%. Kể từ
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của nước
này chậm lại, ở mức 1,9% - chậm hơn rất nhiều so với các nền kinh
tế mới nổi khác. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng tới 25,5%,
khiến việc làm trở thành mối quan tâm lớn nhất của thanh niên
Nam Phi.
Chính phủ ANC hiện nay đã điều chỉnh chính sách và sẽ thay
thế GEAR bằng Kế hoạch Phát triển quốc gia (National
Development Plan - NDP). Mục tiêu của Kế hoạch là đến năm
2030 về cơ bản giảm tỷ lệ đói nghèo và bất bình đẳng.
Kế hoạch Phát triển Quốc gia NDP đã vạch ra 9 thách thức cơ
bản của Nam Phi bao gồm:
1. Số người có việc làm còn quá ít.
2. Chất lượng giáo dục cho người da đen còn ở mức thấp.
3. Cơ sở hạ tầng chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế.
4. Sự khác biệt về địa lý gây khó khăn cho phát triển toàn diện.
5. Nền kinh tế phụ thuộc vào tài nguyên nên không bền vững.
6. Hệ thống y tế không đáp ứng được nhu cầu và chất lượng
phục vụ.
38
7. Chất lượng các dịch vụ công còn thấp.
8. Nạn tham nhũng vẫn phổ biến.
9. Nam Phi vẫn là một quốc gia phân hóa sâu sắc.
Kế hoạch phát triển Quốc gia của Nam Phi đặt ra các mục tiêu
chính như sau:
1. Tạo ra 5 triệu việc làm mới trong giai đoạn 2015-2020 và đến
năm 2030 sẽ tạo ra 11 triệu việc làm mới, nâng số người có việc làm
trong cả nước lên 24 triệu. Phấn đấu đến năm 2030, Nam Phi có thêm
643 nghìn việc làm trực tiếp, 326 nghìn việc làm gián tiếp trong lĩnh
vực nông nghiệp, chế biến nông sản và các ngành có liên quan.
2. Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tối thiểu 5%/năm, GDP bình
quân đầu người năm 2030 đạt mục tiêu 11.300 USD.
3. Tăng trưởng xuất khẩu, tập trung vào những lĩnh vực mà
Nam Phi có lợi thế so sánh như: khai khoáng, xây dựng, nông
nghiệp và chế biến nông sản, giáo dục bậc cao, du lịch và dịch vụ
kinh doanh. Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu đạt 6%/năm đến năm
2030, trong đó tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng phi
truyền thống là 10%/năm.
4. Tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia lên 25% vào năm 2030.
5. Tăng mức đầu tư vào hạ tầng (nhà ở và các yếu tố khác như
đường sá, dinh thự, cầu cống, đường sắt, mạng lưới điện, trang bị
máy móc cho nền kinh tế v.v) lên 30%; đảm bảo ít nhất 90% dân
số được sử dụng điện lưới.
2. Tình hình công nghiệp, đầu tư của Nam Phi
Nam Phi là một trong những nước có nền công nghiệp phát triển
nhất Lục địa Đen và là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn về
39
đầu tư nhờ có cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển và nền kinh tế thị
trường sôi động. Đây cũng là một trong những nền kinh tế được
vận hành hiệu quả và hiện đại nhất của Châu Phi.
Năm 2013, ngành công nghiệp chiếm gần 29% GDP của Nam
Phi, với giá trị khoảng 102 tỷ USD (GDP tính theo tỷ giá hối đoái
chính thức). Ngành công nghiệp sử dụng 26% lực lượng lao động
tại Nam Phi, tương đương xấp xỉ 5 triệu người. Tốc độ tăng trưởng
của ngành công nghiệp trong năm 2013 đạt 0,9%.
Ngành công nghiệp nổi bật nhất của Nam Phi là khai thác
khoáng sản. Nam Phi là nhà sản xuất lớn nhất thế giới các mặt
hàng khoáng sản: bạch kim, vàng và crôm. Các ngành công nghiệp
mũi nhọn khác của quốc gia này là lắp ráp ô tô, luyện kim, chế tạo
máy móc, dệt may, sắt thép, sản xuất hóa chất, phân bón, thực
phẩm, sửa chữa tàu thương mại.
Vào năm 2007, Chính phủ Nam Phi đã thông qua Khung Chính
sách Công nghiệp Quốc gia (NIPF) trong đó đưa ra cách tiếp cận
sâu rộng của Chính phủ đối với công nghiệp hóa với những mục
tiêu cốt lõi sau đây:
- Tạo điều kiện đa dạng hóa các ngành hàng công nghiệp ngoài
các loại hàng hóa truyền thống. Điều này đòi hỏi thúc đẩy việc
nâng cao giá trị gia tăng của hàng hóa, đặc biệt là chuyển dịch sang
các loại hàng công nghiệp có thể đưa vào thương mại có tính cạnh
tranh trên thị trường xuất khẩu, cũng như có khả năng hạn chế
nhập khẩu.
- Tập trung vào quá trình công nghiệp hóa dài hạn và chuyển
dịch hướng tới một nền kinh tế tri thức.
- Thúc đẩy con đường công nghiệp hóa hấp thụ nhiều lao động
hơn, đặc biệt là các lao động có hoàn cảnh khó khăn, các khu vực
bị thiệt thòi trong nền kinh tế công nghiệp.
40
- Đóng góp vào sự phát triển công nghiệp của châu Phi, nhấn
mạnh vào xây dựng năng lực sản xuất công nghiệp.
Được hướng dẫn bởi NIPF, việc thực hiện các chính sách công
nghiệp được đặt ra trong Kế hoạch hành động Chính sách công
nghiệp (IPAP).
Vào tháng 8 năm 2007, Chính phủ đã thông qua IPAP đầu tiên
cho năm 2007 – 2008 với những chiến lược “dễ thực hiện”. Trong
2 năm này, IPAP đã được tiến hành rộng rãi trên cả nước. Tuy
nhiên, đã có những ý kiến cho rằng chính sách công nghiệp cần
được mở rộng từ những hành động "dễ làm" sang những can thiệp
"cần phải làm" để tái cấu trúc con đường công nghiệp hóa.
IPAP sửa đổi cho năm tài chính 2012/2013 đến 2014/2015 đã
được thực hiện bởi Bộ Thương mại và Công nghiệp Nam Phi sau
một quá trình nghiên cứu, phân tích và tư vấn chuyên sâu. IPAP là
chương trình hành động trong vòng ba năm, được cập nhật hàng
năm với triển vọng phát triển kinh tế 10 năm. IPAP năm
2012/2013 tầm nhìn 2014/2015 là một bước tiến quan trọng trong
nỗ lực xây dựng chính sách công nghiệp.
Một số ngành công nghiệp chính của Nam Phi:
Ngành khai thác khoáng sản
Nam Phi có trữ lượng khoáng sản lớn, chiếm một tỉ trọng đáng
kể trong sản xuất và trữ lượng khoáng sản của thế giới với giá trị
khoảng 20,3 nghìn tỷ Rand (tương đương khoảng 2,5 nghìn tỷ
USD). Về tổng quan, Nam Phi là nước đứng thứ năm trên thế giới
trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, tính trên giá trị GDP.
Các trữ lượng khoáng sản lớn của Nam Phi bao gồm kim loại và
khoáng sản quý, khoáng sản năng lượng, kim loại chứa sắt và
41
không chứa sắt, các khoáng sản công nghiệp. Chỉ có 2 loại khoáng
sản chiến lược là dầu thô và bô-xít không có mặt tại Nam Phi.
Ngoài trữ lượng khoáng sản phong phú, các thế mạnh của Nam
Phi bao gồm trình độ kĩ thuật và kinh nghiệm sản xuất cao, các
hoạt động nghiên cứu và phát triển chuyên ngành. Quốc gia này
cũng cung cấp máy móc chế biến vàng, bạch kim, kẽm các-bon,
thép không gỉ và nhôm. Nam Phi cũng là một trong những quốc gia
đứng đầu về công nghệ khoáng sản mới, như công nghệ dỡ đất
(ground breaking) giúp sàng tuyển quặng sắt phẩm chất thấp thành
các sắt thành phẩm chất lượng cao.
Ngành công nghiệp khai khoáng và các ngành công nghiệp liên
quan có tầm quan trọng rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội
của Nam Phi vì ngành này đóng góp tích cực vào các hoạt động
kinh tế, tạo công ăn việc làm và đem lại nguồn thu ngoại tệ. Theo
Phòng Công nghiệp Mỏ (Chamber of Mines), ngành công nghiệp
khai thác mỏ của nước này:
- Tạo ra 1 triệu việc làm (500 nghìn việc trực tiếp và 500 nghìn
việc gián tiếp).
- Chiếm khoảng 18% GDP (8,6% trực tiếp, 10% gián tiếp).
- Đem lại hơn 50% nguồn thu ngoại tệ.
- Chiếm 20% lượng vốn đầu tư (12% đầu tư trực tiếp)
Bên cạnh vàng, bạch kim và một số loại đá quý khác, gần đây
Nam Phi cũng quan tâm tiếp cận lĩnh vực khai thác đất hiếm tại
vùng Namaqualand. Đất hiếm hiện đang bị chi phối bởi Trung
Quốc với nguồn cung chiếm tới 99% thị trường thế giới. Đất hiếm
là một loại khoáng sản chiến lược do chúng được dùng để sản xuất
điện thoại thông minh, vũ khí công nghệ cao, ô tô điện và nhiều
thiết bị điện tử khác.
42
Các lĩnh vực sinh lợi khác có thể kể tới như việc chế tác, gia
tăng giá trị cho các sản phẩm sắt, thép các-bon, thép không gỉ,
nhôm, bạch kim và vàng. Hàng loạt khoáng sản có thể làm nguyên
liệu cho các loại trang sức, bao gồm vàng, bạch kim, kim cương,
đá mắt hổ và nhiều loại đá bán quý khác.
Chính phủ Nam Phi đang phát triển chiến lược nhằm tăng lợi
ích thu được khoảng sản với mục đích chuyển hóa nền công nghiệp
một cách nền tảng từ chủ yếu là sản phẩm thô sang các sản phẩm
có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Một số chương trình khác của Chính
phủ cũng liên quan tới mục tiêu này như: Chương trình hành động
Quốc gia 2030, IPAP 2013/2014 đến 2015, chương trình an ninh
năng lượng, phát triển kĩ năng và các chương trình khác.
Ngành công nghiệp chế tạo
Nam Phi đã và đang phát triển một ngành công nghiệp chế tạo
đa dạng có nhiều sức bật và tiềm năng cạnh tranh trên thị trường
thế giới. Ngành công nghiệp chế tạo đóng vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy quốc gia tăng trưởng và phát triển.
Nhìn chung các sản phẩm đầu ra của ngành này chiếm 15%
GDP. Với mỗi Rand đầu tư vào công nghiệp sản xuất, ước tính có
1,13 Rand giá trị gia tăng được thêm vào nền kinh tế. Công nghiệp
chế tạo cũng là một trong 3 ngành hàng đầu đem lại giá trị gia tăng,
tạo việc làm, thu nhập từ xuất khẩu.
Công nghiệp chế tạo bao gồm các ngành lớn:
- Công nghiệp chế biến nông sản: Ngành này bao gồm chế biến
các sản phẩm từ ngành nuôi trồng thủy hải sản, chế biến các sản
phẩm thịt, các loại hạt, cây gia vị, hoa quả nội địa và nhập ngoại,
sản xuất và xuất khẩu bánh kẹo, sản xuất sợi thiên nhiên từ cây
bông, gai, xizan, cây dâm bụt Đông Ấn và dứa.
43
- Công nghiệp ô tô: Ngành này chiếm khoảng 10% sản lượng
xuất khẩu công nghiệp chế tạo, là một ngành quan trọng đối với nền
kinh tế. Năm 2011, ngành công nghiệp ô tô chiếm khoảng 6,8%
GDP. Tốc độ tăng trưởng chung của cả khu vực xuất khẩu linh kiện
ô tô và phương tiện vận chuyển hoàn chỉnh (CBU) đạt 20,5% trong
suốt giai đoạn từ 1995 đến 2011. Ngành công nghiệp chế tạo ô tô và
linh kiện là cơ hội tốt cho các nhà đầu tư. Các hãng xe lớn như
BMW, Ford, Volkswagen, Daimler-Chrysler và Toyota cũng như
các nhà sản xuất linh kiện xe như Arvin Exhaust, Bloxwitch,
Corning... đều có các nhà máy sản xuất tại Nam Phi.
- Công nghiệp hóa chất: Ngành công nghiệp hóa chất của Nam
Phi là ngành công nghiệp hóa chất lớn nhất tại châu Phi, có cơ cấu
đa dạng và liên hợp, từ xử lý nhiên liệu, chế tạo nhựa cho tới dược
phẩm. Đây là lĩnh vực đóng vai trò cơ bản trong ngành công
nghiệp quốc gia nói chung. Ngành này thu hút khoảng 200 nghìn
lao động. Lĩnh vực chế biến than tổng hợp, nhiên liệu khí đốt hóa
lỏng và hóa dầu là mũi nhọn của công nghiệp hóa chất. Nam Phi
hiện đứng đầu thế giới trong lĩnh vực chế biến than tổng hợp và
công nghiệp khí hóa lỏng.
- Công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin: Ngành công nghệ
thông tin của Nam Phi vượt khá xa so với mức trung bình của thế
giới. Quốc gia này đã thiết lập một nền công nghiệp điện tử, công
nghệ thông tin và truyền thông tinh vi và hiện đại, với tổng số
doanh nghiệp hoạt động lên tới 3.000 doanh nghiệp. Ngành công
nghiệp IT của quốc gia này rất phát triển, nổi bật là lĩnh vực phần
mềm điện thoại di động và các dịch vụ ngân hàng điện tử.
- Công nghiệp luyện kim: Với nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú, ngành luyện kim chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị ngành
công nghiệp xuất khẩu. Nam Phi giữ vị trí thứ 21 trên thế giới về
44
sản xuất thép thô (theo báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới năm
2010). Nam Phi cũng là nhà sản xuất thép lớn nhất ở châu Phi, với
47% sản lượng thép thô của châu lục này trong năm 2010. Ngành
chế xuất các sản phẩm kim loại không chứa sắt như nhôm, đồng,
kẽm, thiếccủa Nam Phi cũng rất phát triển. Nam Phi là nhà sản
xuất nhôm lớn thứ 8 trên thế giới.
- Công nghiệp dệt may: Từ năm 1994, Nam Phi đã đầu tư hơn 1
tỷ USD để nâng cấp và hiện đại hóa ngành công nghiệp dệt may,
làm tăng cường tính hiệu quả và sẵn sàng cạnh tranh trên toàn cầu.
Ngành dệt may Nam Phi khá đa dạng từ khâu sản xuất sợi thiên
nhiên và nhân tạo, se sợi, dệt, đan, nhuộm và hoàn thiện sản phẩm.
Nam Phi là nhà sản xuất vải nỉ angora lớn nhất thế giới và đứng
thứ năm thế giới về sản xuất len cừu.
Về đầu tư, theo báo cáo mới nhất của UNCTAD vào tháng 3
năm 2014, tính đến năm 2012, tổng số vốn FDI vào Nam Phi đạt
163,5 tỷ USD, trong đó có 147,8 tỷ đến từ các nước phát triển và
15,7 tỷ USD từ các nước đang phát triển. Khu vực EU đóng góp
trên 127 tỷ USD, trong đó các nhà đầu tư lớn nhất là: Vương quốc
Anh (74,5 tỷ USD), Hà Lan (30,4 tỷ USD), Đức (8,1 tỷ USD). Khu
vực Bắc Mỹ đầu tư trực tiếp trên 13 tỷ USD vào Nam Phi, trong đó
Mỹ đầu tư 11,7 tỷ USD. Khu vực châu Á đầu tư FDI trên 8,8 tỷ
USD vào Nam Phi, trong đó Trung Quốc chiếm phần lớn (trên 6,2
tỷ). Riêng trong năm 2012, FDI vào Nam Phi đạt 4,6 tỷ USD -
giảm 24% so với năm 2011.
Cũng theo báo cáo của UNCTAD, tính đến năm 2012, Nam Phi
có tổng số vốn FDI ra thế giới đạt 111,7 tỷ USD, trong đó đầu tư
sang châu Âu đạt 47 tỷ USD, châu Phi 23,5 tỷ USD, châu Á 23,5
tỷ USD... Trong đó, riêng năm 2012, FDI của Nam Phi ra thế giới
45
đạt 4,4 tỷ USD, quốc gia này chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực khai
khoáng, bán buôn và y tế.
Một số lĩnh vực Nam Phi có nhu cầu thu hút đầu tư nước ngoài:
- Chế biến thực phẩm: bao gồm chế biến thịt, rau quả, các sản
phẩm sữa, cá đóng hộp và cá bảo quản. Các công ty lớn của nước
ngoài hoạt động trong lĩnh vực này ở Nam Phi là Cadbury-
Schweppes, Coca-cola, Danone, HJ Heinz, Kel1ogs, Mccain
Foods, Minute Maid, Nestlé, Parmalat, Pillsbury, Unilever và
Virgin Cola...
- Ô tô và phụ tùng ô tô: là ngành công nghiệp đang trên đà tăng
trưởng, với các cơ sở hoạt động tập trung chủ yếu Ở Eastem Cape
(phía ven biển) và Gau teng (trong đất liền). Các hãng như BMW
Ford, Voikswagen, Daimlerchrysler và Toyota đều có nhà máy sản
xuất Ở Nam Phi. Các hãng sản xuất phụ tùng ô tô như Arvin
Exhaust, Bloxwitch, Coming và Senior Flexonics cũng đặt cơ sở
sản xuất tại quốc gia này.
- Dịch vụ tài chính ngân hàng: được cung cấp bởi bốn ngân
hàng thương mại lớn gồm Absa, First National Bank, Standard
Bank và Nedcor.
- Dược phẩm và hóa chất: là một trong lĩnh vực tạo nhiều cơ hội
nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài. Sản xuất các loại hóa chất
(bao gồm hóa chất nguyên chất và hóa chất đặc biệt), chất polyme
và dược phẩm là lĩnh vực lớn nhất của quốc gia này, chiếm khoảng
5% GDP.
- Đánh bắt cá: có mức doanh thu khoảng 2 tỷ Rand mỗi năm,
chủ yếu là các sản phẩm được đánh bắt bằng lưới.
- Công nghệ thông tin và điện tử: có tốc độ phát triển vượt bậc
so với mặt bằng chung của thế giới. Các lĩnh vực tạo cơ hội cho
46
các nhà đầu tư nước ngoài gồm hệ thống điều khiển và thiết bị bảo
vệ, hệ thống điện tử phụ trợ tự động, hệ thống phần mềm và phát
triển phần mềm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, sản
xuất sợi quang, vi mạch và tế bào năng lượng mặt trời.
- Khai thác khoáng sản: Nam Phi có trữ lượng vàng lớn nhất
trên thế giới (chiếm 35%), kim loại nhóm platium (55,7%), quặng
manga 26 (80%), quặng crom (68%), kim loại titanium (21%) Đây
cũng là nơi có những mỏ kim cương lớn nhất thế giới.
- Bất động sản: các nhà đầu tư có nhiều khả năng để phát triển
tại Nam Phi. Các thành phần sở hữu đất tư nhân, nhà nước, địa
phương, thành phố đều có thể cho thuê /bán phát triển thương mại.
- Viễn thông: là ngành dẫn đầu châu Phi với 7 triệu thuê bao và
có tiềm năng thu hút đầu tư lớn.
- Dệt: là ngành công nghiệp chủ yếu sản xuất sợi nhân tạo đòi
hỏi có nguồn vốn nước ngoài lớn.
- Du lịch: doanh thu mỗi năm khoảng 10 tỷ USD và có triển
vọng tăng mạnh vì cả Chính phủ và khu vực tư nhân đều đầu tư
vào lĩnh vực vực tiếp thị và xúc tiến du lịch. Du lịch sinh thái hứa
hẹn nhiều tiềm năng lớn về đầu tư và phát triển.
- Các lĩnh vực khác: hệ thống sân bay, kinh doanh, thiết bị và
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thiết bị an toàn và bảo vệ, thiết bị xử lý
nước, thiết bị đóng gói...
Thông tin về các dự án đầu tư được thực hiện tại Nam Phi
trong giai đoạn 2013 - 2014:
- Các dự án đầu tư được thực hiện trị giá 53,5 tỷ Rand, tạo 20
nghìn việc làm trong năm tài chính 2012 - 2013.
47
- Nhiều công ty đa quốc gia đã chọn Nam Phi làm điểm đến để
mở rộng kinh doanh như: Unilever, Proctor & Gamble, Nestle,
Kimberly Clark.
- Đầu tư từ các nền kinh tế mới nổi: Tata, Hisense, KLT, FAW,
Jindal, Renova & LG, Suzlon, Action Group
- Trong lĩnh vực sản xuất, vào tháng 3 năm 2013, công ty
Johnsons Control mở nhà máy tại tỉnh East London. P&G cũng
công bố khoản đầu tư mới trị giá 1,6 tỷ Rand cho một nhà máy đa
chức năng tại tỉnh Gauteng.
- Trong lĩnh vực dịch vụ, vào tháng 2 năm 2014, SERCO đã mở
một trung tâm dịch vụ BPO tại Cape Town với sức chứa 500 chỗ
ngồi và dự kiến sẽ tăng lên 1500-2000.
- Các dự án đầu tư được thực hiện trong Quý I năm tài chính
2013-2014 dự kiến đem lại 12,7 tỷ Rand.
3. Chính sách đối ngoại và ngoại thương Nam Phi
Kể từ năm 1994, Chính phủ Nam Phi nhận thức được những
khó khăn thách thức chủ yếu trong tái hội nhập khu vực và toàn
cầu, đó là: (i) cục diện chính trị thế giới có nguy cơ ngăn chặn hoặc
phủ nhận chiến lược tái hội nhập của Nam Phi sau chế độ phân biệt
chủng tộc; (ii) cạnh tranh gay gắt trong môi trường thương mại
toàn cầu đã gây trở ngại cho Nam Phi trong việc thực hiện chiến
lược thương mại hướng về xuất khẩu; (iii) rủi ro từ bệnh tật, thiên
tai tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối
ngoại của Nam Phi.
Sách Trắng của Nam Phi khẳng định: Nam Phi không thể xây
dựng nền kinh tế mới trong sự cô lập với các nước láng giềng.
Cũng rất nguy hiểm đối với Nam Phi nếu như Nam Phi có ý định
48
chi phối các nước láng giềng, hạn chế tốc độ tăng trưởng của họ,
gây trở ngại đối với họ trong việc phát huy các tiềm năng thị
trường. Điều quan trọng nhất là Nam Phi cần phải tham gia phát
triển khu vực thông qua các diễn đàn đa phương như Cộng đồng
Phát triển miền Nam châu Phi (SADC) và Liên minh Thuế quan
miền Nam châu Phi (SACU). Hợp tác với các nước láng giềng sẽ
tạo điều kiện thực hiện các chiến lược tăng trưởng và phát triển
hiệu quả cho Nam Phi nói riêng và khu vực Nam châu Phi nói
chung, tránh những tác động tiêu cực từ các chương trình của Ngân
hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính sách đối
ngoại của Nam Phi phải thực sự là một chiến lược để tăng cường mối
quan hệ Nam – Nam, cũng như dân chủ hoá các thể chế quốc tế vì
tương lai tươi sáng hơn cho các nước đang phát triển.
Lộ trình và những thành tựu trong hội nhập kinh tế khu vực và
toàn cầu của Nam Phi:
Bình thường hoá các quan hệ quốc tế
Sau sự sụp đổ của chế độ Apartheid, bình thường hoá các quan
hệ quốc tế được chính phủ Nam Phi đặt lên thành nhiệm vụ hàng
đầu. Chính phủ Nam Phi đã nỗ lực tái gia nhập các tổ chức khu
vực, châu lục và các thể chế đa phương. Trong suốt hơn một thập
kỷ qua, Nam Phi đã trở thành một thành viên quan trọng trong các
diễn dàn quốc tế bao gồm việc tái gia nhập Diễn đàn Liên hợp
quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) vào năm 1996;
Phong trào không liên kết (NAM) vào năm 1998, Khối thịnh
vượng chung (năm 1999), Diễn đàn Thế giới chống phân biệt sắc
tộc (năm 2001), Liên minh châu Phi (AU) năm 2002, Hội nghị
thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững (năm 2002); tham gia
Nghị viện toàn Phi (năm 2002). Trong tất cả các diễn đàn đó, Nam
Phi đã tích cực thúc đẩy các chương trình liên quan đến vấn đề đói
49
nghèo và kém phát triển của các nước phương Nam. Các diễn đàn
trên cũng đã tăng cường lợi ích quốc tế của Nam Phi, có tác động
tích cực đối với sự phát triển kinh tế và nâng cao tiếng nói của
Nam Phi trên trường quốc tế.
Sự kiện tái hội nhập vào các diễn đàn quốc tế sau năm 1994 đòi
hỏi Nam Phi phải mở rộng các văn phòng đại diện ngoại giao sang
các nước mà trước đây Nam Phi chưa từng có quan hệ. Nếu như
tính đến tháng 9 năm 1989, các cơ quan đại diện ngoại giao của
Nam Phi ở nước ngoài chỉ là 44, thì tháng 6 năm 1995 con số này
đã lên tới 118; các cơ quan đại diện ngoại giao các nước có mặt tại
Nam Phi tháng 9 năm 1989 chỉ là 41, đến tháng 6 năm 1995 đã lên
tới 102.
Tăng cường hợp tác kinh tế - chính trị khu vực và toàn cầu
Trong hơn một thập kỷ qua, Nam Phi đã cố gắng mở rộng quan
hệ hợp tác kinh tế với tất cả các tổ chức trong khu vực châu Phi và
trên toàn thế giới:
- WTO: Nam Phi đóng vai trò quan trọng trong việc khởi xướng
vòng đàm phán Doha mới vào năm 2001 và tiếp tục tham gia các
vòng đàm phán trong Doha cùng với nhóm G20 và châu Phi. Tự do
hoá thương mại đa phương bắt đầu được Nam Phi thực hiện từ năm
1994 bằng chính sách cải cách thương mại toàn diện theo đúng
cam kết. Vào năm 2002, cơ chế thương mại của Nam Phi đã tự do
hoá gần như hoàn toàn. Trợ cấp xuất khẩu dưới cơ chế ưu đãi xuất
khẩu đã được dỡ bỏ vào năm 1997. Tất cả hạn ngạch đều được hủy
bỏ, thuế quan được xây dựng trên cơ sở biểu thuế quan HS và thuế
suất MFN trung bình đã giảm từ trên 20% đầu những năm 1990
xuống 11,4% vào năm 2002 và 9,1% vào năm 2009.
- Ký hiệp định thương mại, phát triển và hợp tác - TDCA
(Trade, Development and Co-operation Agreement) với EU vào
50
tháng 1 năm 2000. TDCA có mục đích thành lập một khu vực
thương mại tự do vào năm 2012 giữa Nam Phi và EU, trong đó sẽ
có tới 95% hàng hoá nhập khẩu của EU và 86% hàng hoá nhập
khẩu của Nam Phi được hưởng những ưu đãi của hiệp định này, trừ
một số sản phẩm nông nghiệp (của EU) và ô tô, dệt may, hoá chất
(của Nam Phi). Thuế quan thông qua hiệp định này sẽ được giảm
nhanh chóng, nhất là từ phía EU và tỷ lệ trao đổi hàng hoá nông
sản của hai nước sẽ được tự do hoá ở mức độ lớn (81% ở Nam Phi
và 61% ở EU). Bên cạnh hiệp định song phương giữa Nam Phi và
EU, những nước thành viên của SADC và SACU cũng được ký kết
đàm phán TDCA với EU trong một vài lĩnh vực. Những sản phẩm
thuộc danh mục loại trừ của Nam Phi cũng là những sản phẩm
nhạy cảm của các nước thành viên SACU. Những ưu đãi trong
SADC cũng là những ưu đãi sẽ được ký kết trong TDCA. Dưới
quy định của Thoả ước thương mại SADC, các nước thứ ba không
được hưởng lợi ích thương mại của khối nếu như nước đứng đầu
của khối không mở rộng ảnh hưởng ra tất cả các nước thành viên.
Vì vậy, Nam Phi đã mở cửa thị trường của mình ưu tiên trước hết
cho các nước thành viên SADC trước khi có những ưu tiên tương
tự cho EU. Nhờ đó, EU trở thành đối tác quan trọng của Nam Phi
nói riêng và SADC cùng SACU nói chung.
Cho đến nay, EU được coi là đối tác thương mại lớn nhất của
Nam Phi và Nam Phi cũng là đối tác thương mại lớn nhất của EU
tại châu Phi. Năm 2013, tổng giá trị trao đổi thương mại hai chiều
đạt tới 40 tỷ USD, trong đó Nam Phi xuất khẩu sang EU đạt 15,5
tỷ USD và nhập khẩu từ EU đạt 24,5 tỷ USD. Các mặt hàng Nam
Phi xuất khẩu sang EU ngày càng đa dạng, dần dịch chuyển từ xuất
khẩu nguyên nhiên liệu sang xuất khẩu hàng chế tạo. Cho tới nay,
các mặt hàng xuất khẩu chính của Nam Phi sang EU gồm: dầu mỏ
51
và khoáng sản, máy móc và thiết bị vận tải, các hàng hóa sơ chế.
Xuất khẩu của EU sang Nam Phi phần lớn là máy móc và thiết bị
vận tải, hóa chất và máy móc bán lắp ráp.
- Mở rộng quan hệ với Mỹ và tham gia Đạo luật Cơ hội và
Tăng trưởng (AGOA) của Mỹ dành cho châu Phi: Mỹ bắt đầu trở
thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Nam Phi kể từ năm 1994.
Quan hệ này bắt đầu từ khoản viện trợ trọn gói trị giá 600 triệu
USD năm 1994 của Mỹ cho Nam Phi là nhằm khuyến khích đầu
tư vào nhà ở, điện nước, phát triển kinh doanh nhỏ, chăm sóc sức
khoẻ. Vào cuối năm 1994, Sáng kiến Mỹ - Nam Phi đã được ban
hành để thực thi các khoản viện trợ kể trên. Trong thập niên 1990,
Mỹ đã xác định Nam Phi là một trong số 10 thị trường mới nổi
lớn nhất trong nhóm các nước đang phát triển. Trong thời kỳ này,
quan hệ Mỹ và Nam Phi đã đạt được một số tiến bộ trong hợp tác
phát triển môi trường, khoa học kỹ thuật, năng lượng, vận tải, y
tế, giáo dục, thuế quan...
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, những ưu tiên kinh tế
chủ yếu trong quan hệ Mỹ - Nam Phi là: (i) đàm phán ký kết FTA
Mỹ - SACU - một trong những ưu tiên quan trọng để thực hiện
Đạo luật cơ hội và tăng trưởng dành cho châu Phi (AGOA) được
ban hành từ năm 2000; (ii) Khuyến khích đầu tư của Mỹ vào Nam
Phi; (iii) Tiếp tục coi thị trường Nam Phi là điểm đến đầy tiềm
năng của các doanh nghiệp và nhà đầu tư Mỹ. Thông qua AGOA,
Nam Phi đã xuất khẩu sang Mỹ với khối lượng ngày càng lớn.
Năm 2002, xuất khẩu của Nam Phi sang Mỹ theo AGOA đạt mức
tăng trưởng 45%, với giá trị kim ngạch 1,34 tỷ USD so với 923
triệu USD năm 2001. Năm 2003, xuất khẩu của Nam Phi sang Mỹ
đạt 1,69 tỷ USD, trong đó xuất khẩu thiết bị vận tải đạt giá trị và
mức tăng trưởng cao nhất, tiếp theo là sản phẩm khai khoáng, hoá
52
chất và sản phẩm nông nghiệp. Năm 2013, xuất khẩu của Nam Phi
sang Mỹ đã đạt 7,29 tỷ USD, tăng hơn 330% so với 1 thập niên
trước đó.
- Nam Phi tham gia SADC năm 1994. Là nền kinh tế lớn nhất
trong SADC, Nam Phi có tiếng nói quan trọng trong các hoạt động
kinh tế của SADC. Nam Phi có đủ khả năng trở thành đầu tàu
trong phát triển kinh tế của SADC. Đất nước này chiếm tới 21,6%
dân số, 13,5% diện tích lãnh thổ, 76% GDP và chiếm khoảng 70%
tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn khu vực này.
- Nam Phi là thành viên sáng lập ra SACU. Các nước SACU đã
ký kết các hiệp định thương mại tự do với Khu vực Thương mại tự
do châu Âu (EFTA), Hiệp định Ưu đãi Thương mại (PTA) với Thị
trường chung Nam Mỹ (MECOSUR) và đang đàm phán PTA với
Ấn Độ.
Trong các hoạt động thương mại, Nam Phi đã chú trọng cải
cách chính sách thương mại, chủ yếu là thực hiện cải cách thuế
quan theo đúng cam kết của WTO.
Nam Phi cũng từng bước cải thiện môi trường đầu tư để thu
hút vốn đầu tư nước ngoài kể từ sau năm 1994. Hơn một thập kỷ
qua, dòng vốn FDI vào Nam Phi ngày càng nhiều do đất nước có
nhiều biến đổi quan trọng về thể chế kinh tế - chính trị và do có
nguồn tài nguyên phong phú, cơ sở hạ tầng hiện đại vào dạng bậc
nhất châu Phi.
Trong các mối quan hệ toàn lục địa, Nam Phi đóng vai trò chủ
đạo trong việc tái cơ cấu Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) trở
thành một tổ chức hiệu quả hơn với tên gọi là Liên minh châu Phi
(AU). Đây là một tổ chức hoạt động có phạm vi toàn khu vực châu
Phi, là nơi hoạch định và thúc đẩy các Kế hoạch phát triển thiên
53
niên kỷ và Sáng kiến châu Phi mới. Hội nghị Đối tác mới vì sự
phát triển châu Phi (NEPAD) đã ban hành một chương trình kinh
tế - xã hội rộng khắp trong AU tại Hội nghị thượng đỉnh ở Durban
năm 2001, và trong hội nghị này Nam Phi đóng vai trò chủ tịch của
tổ chức. Một trong những thách thức lớn nhất của AU là thiết lập
một hệ thống AU kiểu mới, khác với OAU, đặc biệt là Uỷ ban AU,
Nghị viện toàn Phi, Hội đồng Hoà bình và An ninh, Hội đồng Kinh
tế, xã hội và văn hoá; Ngân hàng Trung ương Châu Phi. Các hệ
thống tổ chức này trong AU cần hoạt động một cách có hiệu quả,
theo nguyên tắc và đem lại lợi ích cho toàn châu lục. Nam Phi đang
nỗ lực hết sức mình để cùng các nước trong khu vực cải tổ cơ cấu
tổ chức của AU.
Nam Phi đã gặt hái được những tiến bộ rất lớn trong chính sách
đối ngoại của mình trong hơn một thập kỷ qua, góp phần vào sự
phát triển của lục địa châu Phi. Chẳng hạn như trong NEPAD, vai
trò của Nam Phi là rất quan trọng. NEPAD được đề ra với tư cách
là một chương trình kinh tế - xã hội của AU tại Hội nghị thượng
đỉnh AU tháng 7 năm 2002. Vào năm 2004, Cơ chế giám sát đồng
đẳng châu Phi (APRM) được sáng lập với tư cách là một cơ chế tự
nguyện để điều hành các chính sách và hoạt động của các nhà nước
tham gia NEPAD nhằm mục đích thực hiện hiệu quả các chính
sách chính trị, xã hội của các nước châu Phi. Đây là một cơ chế tự
đánh giá, đối thoại mang tính chất xây dựng, có niềm tin tôn giáo
và có năng lực chia sẻ kinh nghiệm với các nước thành viên. Nam
Phi là một trong những nước đầu tiên tham gia cơ chế này.
Tăng cường hợp tác Nam - Nam và Bắc - Nam: Kể từ năm
1994, Nam Phi đã hướng tới phát triển một trật tự kinh tế, chính trị
dân chủ, trong sáng, phù hợp với những xu hướng phát triển của
khu vực và trên toàn thế giới, vì lợi ích của các nước đang phát
54
triển. Định hướng này đã đưa Nam Phi trở thành một nước có vị trí
quan trọng trong các vấn đề an ninh, môi trường và thương mại
quốc tế. Chủ nghĩa đa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nam
Phi phát triển và giải quyết các vấn đề trong nước như quyền con
người, dân chủ, giảm nợ, hoà bình và ổn định, gia nhập hệ thống
thương mại toàn cầu, phát triển bền vững, các trách nhiệm quốc tế
trước những vấn đề nghèo khổ, sức khoẻ, HIV/AIDS. Nam Phi đã
có vị trí quan trọng trong các khối và các liên minh khu vực và tiểu
khu vực như NAM, Khối thịnh vượng chung... Quan hệ Bắc - Nam
của Nam Phi chủ yếu là nhằm giải quyết các vấn đề về an ninh,
môi trường, giảm nợ, phát triển thị trường, thương mại công bằng,
trong khi quan hệ Nam - Nam của Nam Phi chủ yếu là nhằm mục
đích hợp tác, cộng tác. Chiến lược của Nam Phi trong các mối
quan hệ Bắc - Nam đang đem lại những hiệu quả hữu ích cho việc
phát triển kinh tế của Nam Phi. Vai trò của Nam Phi trong nền kinh
tế thế giới ngày càng được khẳng định khi Nam Phi cùng ba nước
Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin trở thành những cực quan trọng của
các nền kinh tế mới nổi và dự báo trong giai đoạn 2030 - 2035 bốn
nền kinh tế này sẽ trở thành cực quan trọng trong thế giới đa cực.
Một số tập đoàn lớn của Nam Phi, nhờ hội nhập, hiện đang trở
thành những người chơi chủ yếu trên sân chơi toàn cầu như Sab
Miller, Sasol, Sappi... Trong các diễn đàn quốc tế đa phương như
WB, IMF, Liên hợp quốc, WTO..., Nam Phi cùng một số nước như
Trung Quốc, Braxin, Nga, Ấn Độ, Mêhicô đang có tiếng nói quan
trọng để bảo vệ quyền lợi của các nước đang phát triển.
Trong quá trình hội nhập khu vực và toàn cầu, Nam Phi đang
gặp phải những thách thức và trở ngại cơ bản sau:
- Chính sách hội nhập của Nam Phi còn nhiều bất cập: Trong
việc thực hiện các cam kết của WTO về tự do hoá ngành dịch vụ,
55
tiến trình thực hiện cam kết của Nam Phi vẫn còn chậm trễ. Mặc
dù trong vòng đàm phán Doha, Nam Phi cùng một số nước đã cố
gắng cải thiện cách tiếp cận thị trường các nước phát triển, kêu gọi
các nước dỡ bỏ hàng rào bảo hộ sản phẩm nông nghiệp, nhưng
những cam kết về mở cửa ngành dịch vụ trong nước của Nam Phi
vẫn chưa thực hiện hiệu quả. Những cam kết của Nam Phi trong
WTO bị đánh giá là ở mức độ tương đối thấp. Chính phủ Nam Phi
vẫn chưa thực hiện nguyên tắc cải thiện tính minh bạch trong thu
mua của Chính phủ, mặc dù luật chống tham nhũng đã được đề ra
vào năm 2004. Theo đánh giá của WB, tốc độ tự do hoá thương mại
của Nam Phi không nhanh hơn so với các nước có thu nhập trung
bình thấp khác trên thế giới. Các ngành nhạy cảm như dệt may, sản
phẩm ô tô vẫn thực hiện trì trệ và chưa theo kịp như cam kết.
Trong khu vực miền Nam châu Phi, quá trình thực hiện NEPAD
của Nam Phi còn đang gặp nhiều khó khăn do yếu tố trong nước.
Những cam kết để thực hiện SADC và SACU còn gặp rất nhiều
vấn đề bởi vì hầu hết các nước miền Nam châu Phi đều sản xuất ra
một số sản phẩm xuất khẩu giống nhau và hầu hết các sản phẩm
này là hướng về thị trường các nước phát triển. Vì vậy tính cạnh
tranh của các nước trong khu vực miền Nam châu Phi là rất lớn. Là
một nước lớn trong khu vực, Nam Phi rất khó khăn trong việc ưu
tiên chiến lược hội nhập khu vực. SADC, SACU và COMESA là
những tổ chức liên kết khu vực mà Nam Phi có cơ hội tham gia.
Tuy nhiên cho đến nay, Nam Phi mới tham gia SADC, SACU và
chưa có ý định tham gia COMESA. Ngay trong SACU, những đàm
phán về giảm thuế quan và ký kết các hiệp định thương mại song
phương, đa phương và những quy định về mức thuế, mẫu mã hàng
hoá giữa các nước vẫn rất khác nhau, đòi hỏi tất cả các nước thành
viên phải nỗ lực và đồng thuận hơn nữa.
56
- Những khó khăn trong nước đang tạo lực cản cho Nam Phi
trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu
Khó khăn trước hết là nhân tố nhân lực trong quá trình hội nhập.
Để hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới, Nam Phi cần một
đội ngũ lao động có trình độ và kỹ năng, am hiểu kiến thức hội
nhập cũng như kỹ năng đàm phán trong các diễn đàn song phương
và đa phương. Tuy nhiên, nguồn nhân lực ở Nam Phi chưa được
chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập. Nam Phi lại là nước đang có
Chỉ số phát triển con người (HDI) không mang tính cạnh tranh.
Năm 1975, HDI của Nam Phi là 0,655, năm 1995 tăng lên là 0,742,
giai đoạn 1995 - 2003 giảm xuống là 0,685, chỉ cao hơn một chút
so với năm 1975. Năm 1975 Nam Phi đứng hàng thứ 45 trong tổng
số 102 nước về chỉ số HDI, nhưng năm 2003 tụt xuống hàng thứ
120 trong tổng số 177 nước. HDI của Nam Phi có sự giảm sút
nghiêm trọng như vậy là do trong hơn thập kỷ qua, đất nước này đã
phải đối mặt nghiêm trọng với dịch bệnh HIV/AIDS, làm cho tuổi
thọ người dân Nam Phi tụt xuống hàng thứ 30 trên thế giới tính từ
dưới lên trên. Sau một thập niên, chỉ số HDI của Nam Phi vẫn
chưa được cải thiện. Năm 2012, HDI của Nam Phi chỉ đạt 0,629,
đứng thứ 121 thế giới - dưới mức trung bình 0,64 của các nước
trong nhóm các nước phát triển con người ở mức giữa, tuy nhiên
vẫn trên mức trung bình 0,475 của các nước khu vực cận Sahara.
Khó khăn thứ hai là vấn nạn nghèo khổ và thất nghiệp đang cản
trở Nam Phi hội nhập nhanh hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Theo
báo cáo của chính phủ Nam Phi, tỷ lệ thất nghiệp năm 2012 ở lứa
tuổi thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) lên tới 51,5%, trong đó tỉ lệ nam
thất nghiệp là 47,1%, nữ thất nghiệp là 56,9%. Hiện tỷ lệ thất
nghiệp cao này đang được cải thiện dần nhờ tăng trưởng kinh tế
nhanh chóng, nhưng so với các nước châu Phi khác, tỷ lệ thất
57
nghiệp này là quá lớn. Nó làm cản trở đến mọi hoạt động kinh tế
của Nam Phi, trong đó có những hoạt động kinh tế đối ngoại bởi
thất nghiệp liên quan nhiều đến kỹ năng thấp của người lao động.
Khó khăn thứ ba là cơ sở hạ tầng cho hội nhập của Nam Phi còn
gặp nhiều trở ngại. Mặc dù là nước có cơ sở hạ tầng hiện đại bậc
nhất châu Phi, nhưng Nam Phi vẫn thiếu những cơ sở hạ tầng cần
thiết cho hội nhập như sân bay, cầu cảng
Do những khó khăn và trở ngại trên, nên tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Nam Phi dường như chưa mang tính bền vững.
Năm 1948 (năm đánh dấu Nam Phi giành được độc lập), thị phần
xuất khẩu của Nam Phi trên thị trường thế giới là 2%, nhập khẩu là
2,49%, thì đến năm 1995 (một năm sau khi Nam Phi thoát khỏi chế
độ Apartheid), xuất khẩu của Nam Phi chỉ còn chiếm 0,54%, và
nhập khẩu chiếm 0,58% thị phần thế giới, năm 2000 tiếp tục giảm
còn 0,47% và 0,44%. Trong những năm 2003 - 2004, thị phần của
Nam Phi là 0,5% và 0,58% tương ứng. Theo số liệu thống kê của
ITC, năm 2013 xuất khẩu của châu Phi vẫn chỉ chiếm ở mức 0,5%,
nhập khẩu chiếm 0,6% thị phần thế giới.
Tổng quan các thỏa thuận thương mại của Nam Phi
Thỏa thuận tiếp cận thị trường ưu đãi
- Liên minh Hải quan Nam Phi (SACU).
- Hiệp định Thương mại Tự do Cộng đồng Phát triển khu vực
Nam Phi (SADC)
- Hiệp định Thương mại, Phát triển và Hợp tác Liên minh châu
Âu - Nam Phi (EU/SA TDCA).
- Hiệp định Thương mại Tự do SACU- Khối thương mại tự do
châu Âu (EFTA).
58
- PTA SACU-Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur).
- Thỏa thuận song phương với Mozambique và Zimbabwe.
Đàm phán thương mại hiện tại
- Chương trình nghị sự phát triển Doha của Tổ chức Thương
mại Thế giới.
- PTA SACU-Ấn Độ.
- FTA ba bên SADC-EAC-COMESA.
Thỏa thuận không đối ứng
- Đạo luật Tăng trưởng và Cơ hội châu Phi (AGOA).
- Sản phẩm của Nam Phi đủ điều kiện để tiếp cận thị trường ưu
đãi (tức là không có hoặc giảm đáng kể thuế hải quan) theo Hệ
thống ưu đãi phổ cập (GSP).
4. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nam Phi
Tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Nam Phi và thế giới
giai đoạn 2008 - 2013 tăng trưởng trung bình khoảng 5,2%/năm, từ
mức 1.490 tỷ Rand năm 2008 (tương đương khoảng 150 tỷ USD)
lên mức 1.923 tỷ Rand năm 2013 (tương đương khoảng 183 tỷ
USD). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình giai đoạn 2008 -
2013 đạt khoảng 7,6%, trong đó xuất khẩu năm 2008 đạt 643,2 tỷ
Rand (khoảng trên 60 tỷ USD), xuất khẩu năm 2013 đạt 928,2 tỷ
Rand (khoảng 88 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung
bình giai đoạn 2008 - 2013 đạt 3,3%/năm, từ mức 847 tỷ Rand
năm 2008 (tương đương khoảng trên 80 tỷ USD) lên mức 995 tỷ
USD (tương đương 94 tỷ USD) năm 2013.
Trong cán cân thương mại với thế giới, Nam Phi thường nhập
siêu, tuy nhiên khoảng cách giữa kim ngạch nhập khẩu và xuất
59
khẩu không quá chênh lệch. Trong 03 năm từ 2009 đến 2011, Nam
Phi đạt xuất siêu trong cán cân thương mại. Năm 2013, kim ngạch
xuất khẩu đạt giá trị nhỏ hơn kim ngạch nhập khẩu 67 tỷ Rand,
tương đương khoảng 7,2 tỷ USD.
Bảng 2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Nam Phi
giai đoạn 2008 - 2013
Đơn vị: Rand
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Tổng kim ngạch
2008 643.215.171.672 847.148.742.891 1.490.363.914.563
2009 587.840.062.367 559.056.862.716 1.146.896.925.083
2010 666.383.867.637 604.162.548.180 1.270.546.415.817
2011 790.363.749.986 743.065.484.004 1.533.429.233.990
2012 820.377.707.505 851.763.796.925 1.672.141.504.430
2013 928.214.283.634 995.222.594.846 1.923.436.878.480
(Nguồn: Bộ Công Thương Nam Phi)
Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nam Phi là vàng, kim
cương, bạch kim, các kim loại và khoáng sản khác, máy móc thiết
bị. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nam Phi là Trung Quốc,
Mỹ, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của
Nam Phi là máy móc, hóa chất, sản phẩm dầu mỏ, thiết bị khoa
học, thực phẩm. Thị trường Nam Phi nhập khẩu nhiều nhất là
Trung Quốc, Đức, Ả-rập Xê-út, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ.
Theo số liệu của Bộ Công thương Nam Phi, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu của Nam Phi năm 2013 đạt 1.923.436.878.480
Rand (tương đương 183 tỷ USD), tăng 15,04 % so với tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu năm 2012 là 1.671.952.613.322 Rand.
60
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nam Phi năm 2013 đạt
928.214.283.634 Rand, tăng 13,17 % so với tổng kim ngạch xuất
khẩu năm 2012 là 820.177.528.516 Rand.
Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là nhóm hàng sản phẩm
khoáng sản đạt 235.547.684.295 Rand chiếm 25,38 %, tăng 14,75 % so
với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 là 205.279.176.898 Rand.
Đứng thứ 2 là nhóm hàng ngọc trai, đá quý, kim loại quý, đồ
trang sức, với kim ngạch xuất khẩu đạt 177.819.910 Rand, chiếm
19,16 %, tăng 9,41 % so với kim ngạch xuất khẩu năm 2012 là
162.523.919.456 Rand.
Đứng thứ 3 là nhóm hàng kim loại cơ bản và sản phẩm với kim
ngạch xuất khẩu đạt 112.376.623.333 Rand, chiếm tỷ trọng
12,11%, tăng 12,92% so với năm 2012
Đứng thứ 4 là nhóm hàng phương tiện vận tải, máy bay, tàu
thuyền và thiết bị vận tải với kim ngạch xuất khẩu đạt
88.091.608.447 Rand, chiếm tỷ trọng 9,49%, tăng 9,54% so với
năm 2012
Đứng thứ 5 là nhóm hàng máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện,
máy ảnh, máy quay phim và phụ tùng với kim ngạch xuất khẩu đạt
86.458.056.615 Rand chiếm tỷ trọng 9,31%, tăng 10,01% so với
năm 2012
Đứng thứ 6 là nhóm hàng sản phẩm hoá chất với kim ngạch
xuất khẩu đạt 55.484.000.197 Rand, chiếm tỷ trọng 5,98%, tăng
10,15% so với năm 2012.
Đối tác xuất khẩu lớn nhất của Nam Phi năm 2013 là Trung
Quốc với kim ngạch xuất khẩu đạt 116.480.958.845 Rand, chiếm
12,55 %, tăng 27,28 % so với năm 2012.
61
Đối tác xuất khẩu thứ 2 là Hoa Kỳ có kim ngạch xuất khẩu đạt
66.967.105.376 Rand, chiếm 7,21%, tăng 3,81 % so với năm 2012.
Đối tác xuất khẩu thứ 3 là Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu là
53.804.963.382 Rand, chiếm tỷ trọng 5,8%, tăng 13,12 % so với
năm 2012.
Đối tác xuất khẩu thứ 4 là Boswana,với kim ngạch xuất khẩu là
44.456.799.628 Rand, chiếm tỷ trọng 4,79%, tăng 6,33 % so với
năm 2012.
Đối tác xuất khẩu thứ 5 là Đức, với kim ngạch xuất khẩu là
41.570.987.591 Rand, chiếm tỷ trọng 4,48%, tăng 10,41 % so với
năm 2012.
Đối tác xuất khẩu thứ 6 là Namibia, với kim ngạch xuất khẩu là
40.948.781.478 Rand, chiếm tỷ trọng 4,41%, tăng 18,11% so với
năm 2012.
Đối tác xuất khẩu thứ 7 là Anh với kim ngạch xuất khẩu là
31.890.960.644 Rand, chiếm tỷ trọng 3,44%, tăng 14,04% so với
năm 2012.
Đối tác xuất khẩu thứ 8 là Hà Lan với kim ngạch xuất khẩu là
29.695.053.814 Rand, chiếm tỷ trọng 3,2%, tăng 22,43% so với
năm 2012.
Đối tác xuất khẩu thứ 9 là Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu là
28.961.425.834 Rand, chiếm tỷ trọng 3,12%, giảm 5,36% so với
năm 2012.
Đối tác xuất khẩu thứ 10 là Mozambique với kim ngạch xuất
khẩu là 27.343.351.584 Rand, chiếm tỷ trọng 2,95%, tăng 29,36 %
so với năm 2012.
62
Tổng kim ngạch nhập khẩu của Nam Phi năm 2013 đạt
995.222.594.846 Rand, tăng 16,84% so với tổng kim ngạch nhập
khẩu năm 2012 là 851.775.084.806 Rand.
Nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất là nhóm hàng
máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện, máy ảnh, máy quay phim và
phụ tùng, đạt 224.558.618.427 Rand, chiếm 24,57 %, tăng 22,6 %
so với kim ngạch nhập khẩu năm 2012 là 199.476.907.410 Rand.
Đứng thứ 2 là nhóm hàng sản phẩm khoáng sản, với kim ngạch
nhập khẩu đạt 221.176.131.698 Rand, chiếm 22,22 %, tăng 14,89
% so với năm 2012.
Đứng thứ 3 là nhóm hàng phương tiện vận tải, máy bay, tàu
thuyền và thiết bị vận tải với các kim ngạch nhập khẩu đạt
97.333.582.626 Rand, chiếm tỷ trọng 9,78%, tăng 10,61% so với
năm 2012.
Đứng thứ 4 là nhóm hàng sản phẩm hoá chất với các kim ngạch
nhập khẩu là 93.509.873.313 Rand, chiếm tỷ trọng 9,4%, tăng
16,86% so với năm 2012.
Đứng thứ 5 là nhóm hàng kim loại cơ bản và sản phẩm, với các
kim ngạch nhập khẩu là 49.507.656.697 Rand, chiếm tỷ trọng
4,97%, tăng 25,49% so với năm 2012.
Đối tác nhập khẩu lớn nhất của Nam Phi năm 2013 là Trung
Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 154.486.530.337 Rand, chiếm
15,52 %, tăng 28,81 % so với năm 2012 là 119.936.114.686 Rand.
Đối tác nhập khẩu thứ 2 là Đức có kim ngạch nhập khẩu đạt
103.230.012.070 Rand, chiếm 10,37%, tăng 22,94 % so với năm 2012.
Đối tác nhập khẩu thứ 3 là Ả-rập Xê-út có kim ngạch nhập khẩu đạt
77.448.069.833 Rand, chiếm 7,78%, tăng 18,88% so với năm 2012.
63
Đối tác nhập khẩu thứ 4 là Hoa Kỳ có kim ngạch nhập khẩu đạt
63.048.738.241 Rand, chiếm 6,34%, tăng 3,27% so với năm 2012.
Đối tác nhập khẩu thứ 5 là Ấn Độ có kim ngạch nhập khẩu đạt
51.882.751.202 Rand, chiếm 5,21%, tăng 37,62% so với năm 2012.
Đối tác nhập khẩu thứ 6 là Nhật Bản có kim ngạch nhập khẩu đạt
39.343.651.755 Rand, chiếm 3,95%, tăng 4,04 % so với năm 2012.
Đối tác nhập khẩu thứ 7 là Nigeria có kim ngạch nhập khẩu đạt
34.898.274.509 Rand, chiếm 3,51%, tăng 14,23% so với năm 2012.
Đối tác nhập khẩu thứ 8 là Anh có kim ngạch nhập khẩu đạt
32.284.473.952 Rand, chiếm 3,24%, tăng 11,96% so với năm 2012.
Đối tác nhập khẩu thứ 9 là Thái Lan có kim ngạch nhập khẩu đạt
26.539.647.214 Rand, chiếm 2,67%, tăng 19,89% so với năm 2012.
Đối tác nhập khẩu thứ 10 là Italy có kim ngạch nhập khẩu đạt
25.976.490.614 Rand, chiếm 2,61%, tăng 23,19% so với năm 2012.
64
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- namphi_pdf_pdf_p1_1078_2154865.pdf