Tài liệu Tài liệu Giá trị của siêu âm ngả âm đạo trong chẩn đoán thai ngoài tử cung chưa vỡ - Trần Bá Tín: GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM NGẢ ÂM ĐẠO
TRONG CHẨN ĐOÁN THAI NGOÀI TỬ CUNG CHƯA VỠ
Trần Bá Tín*, Lê Hồng Cẩm**
TÓM TẮT
Trong khoảng thời gian từ 08-2003 đến 01- 2004 chúng tôi thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm
chẩn đoán tại bệnh viện Từ Dũ nhằm xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính
(GTTĐDT) và giá trị tiên đoán âm tính (GTTĐAT) của siêu âm ngả âm đạo (ÂĐ) trong chẩn đoán thai
ngoài tử cung (TNTC) chưa vỡ. Trong số 339 trường hợp nghi TNTCù có 227 (67%) trường hợp là TNTC, 49
(14%) trường hợp là thai trong tử cung (TTTC) và 63 (19%) trường hợp là sẩy thai (ST). Các hình ảnh siêu
âm ngả âm đạo có giá trị trong chẩn đoán TNTC là: (1) Hình ảnh khối u ở phần phụ có độ nhạy 91%, độ
đặc hiệu 79%, GTTĐDT 90%. (2) Hình ảnh buồng TC trống có độ nhạy 98%, độ đặc hiệu 17%, GTTĐDT
70%. (3) Hình ảnh dịch túi cùng sau có độ nhạy 67%, độ đặc hie...
6 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Giá trị của siêu âm ngả âm đạo trong chẩn đoán thai ngoài tử cung chưa vỡ - Trần Bá Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM NGẢ ÂM ĐẠO
TRONG CHẨN ĐOÁN THAI NGOÀI TỬ CUNG CHƯA VỠ
Trần Bá Tín*, Lê Hồng Cẩm**
TÓM TẮT
Trong khoảng thời gian từ 08-2003 đến 01- 2004 chúng tôi thực hiện một nghiên cứu thử nghiệm
chẩn đoán tại bệnh viện Từ Dũ nhằm xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương tính
(GTTĐDT) và giá trị tiên đoán âm tính (GTTĐAT) của siêu âm ngả âm đạo (ÂĐ) trong chẩn đoán thai
ngoài tử cung (TNTC) chưa vỡ. Trong số 339 trường hợp nghi TNTCù có 227 (67%) trường hợp là TNTC, 49
(14%) trường hợp là thai trong tử cung (TTTC) và 63 (19%) trường hợp là sẩy thai (ST). Các hình ảnh siêu
âm ngả âm đạo có giá trị trong chẩn đoán TNTC là: (1) Hình ảnh khối u ở phần phụ có độ nhạy 91%, độ
đặc hiệu 79%, GTTĐDT 90%. (2) Hình ảnh buồng TC trống có độ nhạy 98%, độ đặc hiệu 17%, GTTĐDT
70%. (3) Hình ảnh dịch túi cùng sau có độ nhạy 67%, độ đặc hiệu 73%, GTTĐDT 84%. Kết quả trên cho
thấy siêu âm ngả âm đạo là phương tiện có vai trò quan trọng trong chẩn đoán TNTC chưa vỡ.
SUMMARY
EVALUATION OF TRANSVAGINAL ULTRASOUND IN DIAGNOSIS OF UNRUPTURE
ECTOPIC PREGNANCY
Tran Ba Tin, Le Hong Cam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 140 – 145
A diagnostic test was carried out from 08-2003 to 01- 2004 at TU Du hospital in evaluating the
sensitivity, specificility, and positive predictive value (PPV) of transvaginal ultrasound in diagnosis of
unruptured ectopic pregnancy. There were 339 cases of suspected ectopic pregnancy in which 227 (67%)
cases were unruptured ectopic pregnancies, 49 (14%) cases were viable intrauterine pregnancies and 63
(19%) cases were abortions. The transvaginal ultrasonographic findings which is highly suggestive of
unruptured ectopic pregnancy are: (1) Adnexal mass seperate from the ovary with a sensitivity of 91%,
specificity of 79%, and a PPV of 90%. (2) Empty endometrial cavity with a sensitivity of 98%, specificity of
17%, and a PPV of 70%. (3) Fluid in the cul-de-sac with a sensitivity of 67%, specificity of 73%, and a PPV
of 84%.
Conclusion: Transvaginal ultrasound has a primary role in the diagnosis of unruptured ectopic
pregnancy.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thai ngoài tử cung (TNTC) là bệnh lý phụ khoa
thường gặp, gây nguy hiểm cho tính mạng và ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản của bệnh nhân
sau này. Hiện nay nhờ siêu âm và các xét nghiệm
như beta human chorionic gonadotropin,
progesteron đã giúp cho người thầy thuốc chẩn đoán
TNTC khi chưa vỡ. Việc chẩn đoán TNTC chưa vỡ
giúp điều trị ít tốn kém, hiệu quả cao và có thể duy
trì khả năng sinh sản cho người phụ nữ. Siêu âm đã
được dùng rộng rãi trong chẩn đoán TNTC ở các BV
nhưng chưa có nghiên cứu đánh giá giá trị của SÂ
ngả âm đạo trong chẩn đoán TNTC chưa vỡ. Vì vậy
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.
* BV ĐK Quảng Ngãi
** Bộ môn Sản- ĐH YD TP. Hồ Chí Minh
140
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Xác định giá trị của SÂ ngả ÂĐ trong chẩn đoán
TNTC chưa vỡ.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán
dương tính (GTTĐDT) và giá trị tiên đoán âm tính
(GTTĐAT) của SÂ ngả ÂĐ trong chẩn đoán TNTC
chưa vỡ.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Đây là một nghiên cứu nhằm đánh giá một thử
nghiệm chẩn đoán, thử nghiệm chẩn đoán này là SÂ
ngả ÂĐ trong chẩn đoán TNTC chưa vỡ.
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n = Z2 (1-α/2) P(1-P) / d2
P = 72% (Theo kết quả nghiên cứu của Vương
Tiến Hoà (7,
Vậy tính ra n = 310 bệnh nhân.
Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
TNTC được gọi là chẩn đoán sớm khi khối thai
đóng ở vòi trứng chưa vỡ hoặc chỉ chảy máu qua loa.
Những bệnh nhân nghi ngờ TNTC khi có những
triệu chứng sau: Trễ kinh, ra máu âm đạo, đau bụng,
sau nạo hút thai mà ra máu ÂĐ kéo dài có kèm theo
đau bụng hoặc không đau bụng. Không có triệu
chứng lâm sàng nhưng do SÂ nghi ngờ TNTC.
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu
- TNTC vỡ, thể huyết tụ thành nang, vị trí không
phải ở tay vòi. TNTC mà có thực hiện các kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản. Nghi TNTC nhưng β hCG huyết thanh
có giá trị nhỏ hơn 5 mIU/mL.
Cách tiến hành
Bệnh nhân được hỏi tiền sử sản phụ khoa, khám
lâm sàng. SÂ đầu dò ÂĐ. Máy SÂ là máy SIEMENS
với đầu dò ÂĐ 6.5 MHz
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Nội soi ổ bụng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán
TNTC.
Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được nhập, xử lý, phân tích theo
phần mềm Epi Info 2002.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2003
đến tháng 01 năm 2004 chúng tôi đã thu thập được
339 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn để đưa vào nghiên cứu.
Bảng 1: Giá trị của SÂ hình ảnh buồng TC trong
chẩn đoán TNTC
Kết quả TNTC KTNTC Tổng
Trống 223 93 316
Không 4 19 23 Lần I
Tổng 227 112 339
Trống 53 47 100
Không 01 40 41 Lần II
Tổng 54 87 141
Lần III Trống 10 9 19
Không 0 8 8
Tổng 10 17 27
SÂ lần I, kết quả theo thứ tự là: độ nhạy 98%; độ
đặc hiệu 17%; giá trị tiên đoán dương tính 70%; giá
trị tiên đoán âm tính 82%, với OR = 11,38 khoảng tin
cậy 95% từ 3,7- 34,3 với P< 0,05.
Lần II: 98%, 58%,53%, 97% OR = 33,4 (KTC 43-
254).
Lần III: 100%, 47%, 53%, 100%.
Bảng 2: Giá trị của SÂ có khối u ở phần phụ trong
chẩn đoán TNTC chưa vỡ
Kết quả TNTC KTNTC Tổng
Khối u 206 24 230
Không 21 88 109 Lần I
Tổng 227 112 339
Khối u 46 12 58
Không 08 75 83 Lần II
Tổng 54 87 141
Khối u 08 0 08
Không 01 18 19 Lần III
Tổng 09 18 27
141
SÂ lần I có độ nhạy 91%, độ đặc hiệu 79%, giá trị
tiên đoán dương tính 90% giá trị tiên đoán âm tính
81% với OR = 35,96 khoảng tin cậy 95% từ 19 - 67
với P< 0,05.
Lần II: theo thứ tự: 85%, 86%, 79%, 90% OR =
34,97 (KTC 13,2- 92). Với P < 0, 05
Lần III: 89%, 100%, 100%, 95%.
Bảng 3: So sánh kết quả nội soi ổ bụng và SÂ có khối
u ở phần phụ
(Có 250 trường hợp nội soi ổ bụng, trong đó có
227 trường hợp TNTC, 13 trường hợp TTTC và 10
trường hợp ST)
Nội soi ổ bụng
TNTC Không TNTC
Tổng
Có khối u 225 11 236 Siêu âm
Không khối u 5 9 14
Tổng 230 20 250
Độ nhạy: 225 /230= 98%
Độ đặc hiệu: 9/20= 45%
Độ chính xác: (225+9)/250= 94%
GTTĐDT: 225/236= 95%
GTTĐAT: 9/14= 64%
Nhận xét: Độ chính xác của SÂ trong việc xác
định có khối u ở phần phụ rất cao (94%).
Bảng 4: Giá trị của SÂ về dịch túi cùng sau
Kết quả TNTC K TNTC Tổng
Có 152 30 182
Không 75 82 157 Lần I
Tổng 227 112 339
Có 33 15 48
Không 21 72 93 Lần II
Tổng 54 87 141
Có 8 1 9
Không 1 17 18 Lần III
Tổng 9 18 27
Nhận xét:
-Hình ảnh dịch túi cùng khi SÂ lần thứ nhất có
độ nhạy 67%, độ đặc hiệu 73% trong chẩn đoán
TNTC với OR = 5,53 (95% CI: 3,35- 9,14, p < 0,05).
-Giá trị chẩn đoán của hình ảnh dịch túi cùng
tăng lên sau 3 lần SÂ.
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, SÂ ngả ÂĐ
được thực hiện cho tất cả bệnh nhân nghi thai
ngoài tử cung.
Hình ảnh SÂ buồng TC
Buồng TC trống là một hình ảnh gián tiếp để
chẩn đoán TNTC. Hình ảnh buồng TC trống ở lần SÂ
đầu tiên có độ nhạy là 98%, độ đặc hiệu là 17% với OR
= 11,4 và p < 0,05. Điều này có nghĩa khi bệnh
nhân nghi TNTC mà SÂ có buồng TC trống thì nguy
cơ bị TNTC gấp 11 lần so với bệnh nhân SÂ có buồng
TC không trống (Bảng 1).
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp khi so sánh
với những nghiên cứu của các tác giả khác.
Theo Vương Tiến Hoà(7) trong một nghiên cứu
cắt ngang mô tả cho thấy dấu hiệu buồng TC trống
có độ nhạy là 93%, độ đặc hiệu là 35% với OR =5,6 và
p < 0,05.
So với Créquat(7) thì dấu hiệu không có túi thai
trong TC có độ nhạy là 82% và độ đặc hiệu là 24%.
Theo Dart và Howard(3) những bệnh nhân có
hình ảnh buồng TC trống có tỉ lệ bị TNTC cao nhất
(25/94, 27%) khi so với hình ảnh buồng TC không
trống bị TNTC (7/134, 5%).
Theo Dart và cs(4) bệnh nhân có hình ảnh buồng
TC trống có nguy cơ bị TNTC gấp 5 lần so với bệnh
nhân có hình ảnh buồng TC không trống bị TNTC.
Chúng tôi cũng nhận thấy hình ảnh buồng TC
trống có độ nhạy cao trong chẩn đoán TNTC nhưng
có độ đặc hiệu thấp (nghiên cứu của chúng tôi là
17%, Vương Tiến Hoà 35%, Créquat là 24%).
Hình ảnh buồng TC trống vẫn gặp trong những
trường hợp sau:
-TTTC nhưng ở giai đoạn sớm.
-Sẩy thai hoàn toàn.
Vì vậy bản thân một mình hình ảnh buồng TC
trống ít có giá trị trong chẩn đoán TNTC mà phải kết
hợp với những hình ảnh SÂ khác (như khối ở phần
phụ hoặc dịch túi cùng sau) hoặc phải kết hợp với
định lượng β-hCG cao hơn mức ngưỡng nào đó.
142
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
David Della-Giustina và cs (5) kết luận rằng
buồng TC trống kết hợp với β-hCG cao hơn mức
ngưỡng phải được xem là một gợi ý chứ không phải là
chẩn đoán TNTC.
Hình ảnh khối u ở phần phụ
So với kết quả nội soi ổ bụng của 250 trường hợp,
hình ảnh khối u ở phần phụ có độ chính xác là 94%
(Bảng 3).
Với kết quả SÂ lần thứ nhất, hình ảnh có khối u ở
phần phụ trong chẩn đoán TNTC có độ nhạy là 91%,
độ đặc hiệu là 79% và GTTĐDT là 90% với OR =
35,96; 95% CI = 19,02 – 67,98 và p < 0,05 (Bảng 2).
-Độ nhạy, độ đặc hiệu và tỉ suất chênh OR của
hình ảnh khối u ở phần phụ trong lần SÂ thứ hai; thứ
ba đều rất cao.
SÂ ngả ÂĐ đã cho phép nhìn thấy rõ những khối
u ở phần phụ, phân biệt khối u này với buồng trứng
cùng bên.
Kích thước nhỏ nhất của khối u ở phần phụ mà
chúng tôi phát hiện được là 1 cm.
Phân tích 16 trường hợp không phù hợp giữa SÂ
và nội soi ổ bụng, chúng tôi nhận thấy:
-Có 1 trường hợp SÂ có hình ảnh khối u ở phần
phụ, nội soi là ứ dịch vòi trứng
-Có 2 trường hợp SÂ có hình ảnh khối u ở phần
phụ, nội soi là vỡ nang hoàng thể.
-Có 8 trường hợp SÂ có hình ảnh khối u ở phần
phụ, nội soi hoàn toàn bình thường, theo chúng tôi
nghĩ do nhầm hình ảnh buồng trứng là khối u ở
phần phụ. Do đó SÂ nên khảo sát tìm 2 buồng trứng
và phân biệt khối u này ở buồng trứng hay ở cạnh
buồng trứng.
-Có 5 trường hợp SÂ không có khối u ở phần phụ
nhưng nội soi là TNTC. Những trường hợp này tuy SÂ
không phát hiện khối u ở phần phụ nhưng vẫn tiến
hành nội soi vì β-hCG tăng sau 24 giờ và sau 48 giờ
mà buồng TC trống. Những trường hợp này chúng tôi
nghĩ do không cắt được hình ảnh khối u ở phần phụ.
Kết quả của Vương Tiến Hoà(7) về hình ảnh khối
u ở phần phụ trong chẩn đoán TNTC có độ nhạy là
72%, độ đặc hiệu là 40% và GTTĐDT là85,7% với OR
= 1,7; 95% CI = 0,57 – 5,14 và p > 0,05.
Theo David Della-Giustina và cs(5) thì hình ảnh
khối u ở phần phụ có cấu trúc tương tự túi thai,
không có túi noãn hoàng và cực thai, nghĩa là khối u
có thành dày, bên trong không có phản âm, thì 95%
là TNTC, còn nếu khối u ở phần phụ không phải dạng
nang đơn thuần hoặc không phải là cấu trúc của
buồng trứng thì 92% có khả năng là TNTC.
Cacciatore và cs(2) nhận thấy SÂ phát hiện khối u
ở phần phụ tách biệt với buồng trứng có giá trị trong
chẩn đoán TNTC với độ nhạy là 93%, độ đặc hiệu là
99%, GTTĐDT là 98% và GTTĐAT là 96%. Nếu kết
hợp hình ảnh khối u ở phần phụ với mức hCG huyết
thanh là 1000 mIU/mL để chẩn đoán TNTC thì độ
nhạy là 97%, độ đặc hiệu là 99%, GTTĐDT là 98% và
GTTĐAT là 98%.
Trong nghiên cứu đánh giá hiệu quả của SÂ ngả
ÂĐ và β-hCG huyết thanh trong chẩn đoán TNTC, E.
Shalev và cs quan tâm đến hình ảnh chiếc nhẫn ở vòi
trứng và khối u ở phần phụ. Với những hình ảnh này,
độ nhạy là 87%, độ đặc hiệu là 94%, GTTĐDT là
92,5% và GTTĐAT là 90%(11).
Braffman và cs(1) cũng thấy rằng khối u ở phần
phụ có độ đặc hiệu cao (92%) trong chẩn đoán TNTC.
Nyberg(10) trong nghiên cứu tiền cứu về những
hình ảnh nằm ngoài TC trên SÂ ngả ÂĐ trong chẩn
đoán TNTC đã thấy rằng hình ảnh khối u hỗn hợp
hoặc đặc ở phần phụ trong chẩn đoán TNTC có độ
đặc hiệu là 93% và GTTĐDT là 70%.
Cũng theo Nyberg, những hình ảnh dương tính
giả thường do xuất huyết trong nang, ứ dịch vòi trứng
hoặc khối u ở buồng trứng.
Do độ chính xác cao của hình ảnh khối u ở phần
phụ trong chẩn đoán TNTC nên một số tác giả đã đề
nghị khi thấy hình ảnh khối u ở phần phụ dạng hỗn
hợp hoặc cấu trúc giống chiếc nhẫn khi SÂ ngả ÂĐ
thì can thiệp bằng nội soi ngay(5,11). Trong nghiên cứu
của chúng tôi có 43 trường hợp TNTC (19%) có hình
ảnh chiếc nhẫn ở vòi trứng, còn trong nghiên cứu
của Vương Tiến Hoà(7) thì có 21 trường hợp (21%).
143
Hình ảnh dịch túi cùng sau
Kết quả lần SÂ thứ nhất cho thấy hình ảnh dịch
túi cùng để chẩn đoán TNTC có độ nhạy là 67%, độ
đặc hiệu là 73%, GTTĐDT là 84% và GTTĐAT là 52%
với OR = 5,53; 95% CI = 3,35- 9,14; p < 0,05. Như
vậy khi có hình ảnh dịch túi cùng sau thì khả năng bị
TNTC gấp 5 lần khả năng không có dịch túi cùng sau
mà bị TNTC. Vì vậy hình ảnh dịch túi cùng là một
hình ảnh có giá trị trong chẩn đoán TNTC (Bảng 4).
So sánh với các tác giả khác, chúng tôi
thấy có một số khác biệt.
Vương Tiến Hoà(7) nhận thấy dịch túi cùng trong
chẩn đoán TNTC chưa vỡ có độ nhạy là 31%, độ đặc
hiệu là 75%, GTTĐDT là 86,1% với OR = 1,35; 95%
CI = 0,41 – 4,96; p > 0,05 và cho rằng dịch túi cùng
ít có giá trị trong chẩn đoán TNTC.
Nghiên cứu của Nyberg(10) thấy rằng số lượng và
bản chất của dịch túi cùng có giá trị trong chẩn đoán
TNTC. Khi có lượng dịch vừa đến nhiều ở túi cùng
sau hoặc dịch có phản âm thì có độ đặc hiệu là 96%
trong chẩn đoán TNTC. Dấu hiệu dịch có phản âm ở
túi cùng sau là dấu hiệu duy nhất cũng gặp trong
khoảng 15% các trường hợp TNTC. Nhưng dịch
không phản âm ở túi cùng sau thì không có ích trong
chẩn đoán TNTC bởi vì nó thể gặp cả ở bệnh nhân
TNTC lẫn bệnh nhân TTTC(5).
E. Lazarus(8) cũng kết luận rằng dịch tự do với
lượng từ vừa đến nhiều có độ nhạy 28% nhưng có
độ đặc hiệu cao 96% và GTTĐDT 86% trong chẩn
đoán TNTC.
Theo tác giả Mol B.W.J và cs(9) những hình ảnh
SÂ đặc hiệu của TNTC gồm có hình ảnh khối u cạnh
phần phụ và dịch túi cùng sau. Đối với hình ảnh khối
u cạnh phần phụ nhưng không có dịch túi cùng sau
thì tỉ số độ khả dĩ (likelihood ratio) của TNTC là 3,6
(95% CI, 2,2-5,9), chỉ có dịch túi cùng sau là 4,4
(95%CI, 1,4-14), nếu có cả hình ảnh khối u cạnh
phần phụ và dịch túi cùng sau là 9,9 (95% CI, 3-33)
và không có hình ảnh bất thường trên SÂ là 0,55
(95% CI, 0,46-0,66).
Gabrielli S. và cs(6) dùng SÂ ngả ÂĐ kết hợp với
định lượng hCG huyết thanh để xác định chẩn đoán
cho 127 bệnh nhân nghi TNTC thì thấy rằng SÂ ngả
ÂĐ đóng vai trò chính trong việc chẩn đoán TNTC
nhưng dấu hiệu có dịch túi cùng sau thì không chỉ
điểm cho TNTC, GTTĐDT của dấu hiệu dịch túi cùng
sau chỉ 29%.
So sánh giá trị chẩn đoán của các hình
ảnh SÂ
So sánh giá trị chẩn đoán của 3 hình ảnh siêu âm
là buồng TC trống, khối u ở phần phụ và dịch túi
cùng, kết quả của chúng tôi cho thấy hình ảnh khối u
ở phần phụ có giá trị chẩn đoán cao nhất (có độ nhạy
là 91%, độ đặc hiệu là 79% và GTTĐDT là 90% với OR
= 35,96; và p < 0,05), tiếp theo là hình ảnh buồng
TC trống (độ nhạy là 98%, độ đặc hiêu là 17% với OR
= 11,4 và p < 0,05) và thấp nhất là dịch túi cùng (có
độ nhạy là 67%, độ đặc hiệu là 73%, GTTĐDT là 84%
và GTTĐAT là 52% với OR = 5,53; p < 0,05) (các
Bảng 2, Bảng 3, Bảng4).
Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả của
Vương Tiến Hoà(7).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 339 trường hợp nghi TNTC,
chúng tôi đi đến những kết luận sau:
Siêu âm ngả ÂĐ là phương tiện đứng hàng đầu
trong chẩn đoán TNTC chưa vỡ. Các hình ảnh có giá
trị trong chẩn đoán TNTC là:
(1) Hình ảnh khối u ở phần phụ có độ nhạy 91%,
độ đặc hiệu 79%, GTTĐDT 90% và OR= 35,96; 95%
CI = 19,0 – 67,9 với p < 0,05.
(2) Hình ảnh buồng TC trống có độ nhạy 98%, độ
đặc hiệu 17%, GTTĐDT 70% và OR= 11,38; 95% CI
= 3,7 – 34,3 với p < 0,05.
(3) Hình ảnh dịch túi cùng sau có độ nhạy 67%,
độ đặc hiệu 73%, GTTĐDT 84% và OR= 5,53; 95% CI
= 3,3 – 9,1 với p < 0,05.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Braffman BH, Coleman BG, Ramchandani P, et al
(1994). Emergency department screening for ectopic
pregnancy: a prospective US study. Radiology 1994;
190: 797- 802.
144
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005
8. Lazarus Elizabeth (2003). What's new in first
trimester ultrasound. Radiologic Clinics of North
America. Volume 41 • Number 4 • July 2003.
2. Cacciatore B, Stenman UH, Ylostalo P (1991).
Diagnosis of ectopic pregnancy by vaginal
ultrasonography in combination with a discriminatory
serum hCG level of 1000 IU/l (IRP). Br J Obstet
Gynaecol. 1991 Feb; 98(2): 233.
9. Mol, Ben W.J. MD; Hajenius Petra J. MD, PhD;
Engelsbel, Simone MD; Ankum, willem M. MD, PhD;
Van der Veen, Fulco MD, PhD; Hemrica, Douwe J.
MD, PhD; Bossuyt, Patrick M.M. PhD (1998). Serum
human chorionic gonadotropin measurement in the
diagnosis of ectopic pregnancy when transvaginal
sonography is inconclusive. Fert Steril 1998; 70:972-
81.
3. Dart R, Howard K.(1998). Subclassification of
indeterminate pelvic ultrasonograms: stratifying the
risk of ectopic pregnancy. Acad Emerg Med
1998;5:313-9.
4. Dart RG, Burke G, Dart L.(2002). Subclassification of
indeterminate pelvic ultrasonography: prospective
evaluation of the risk of ectopic pregnanacy. Ann
Emerg Med. April 2002; 39:382-388.
10. Nyberg DA, Huges MP, Mack LA, et al (1991).
Extrauterine findings of ectopic pregnancy at
transvaginal us: importance of echogenic fluid.
Radiology 1991; 178: 823-6.
5. David Della-Giustina, Mark Denny (2003). Ectopic
Pregnancy. Emergency Medicine Clinics of North
America. Volume 21, Number 3, August 2003. 11. Shalev E., I. Yarom, M. Bustan, E. Weiner, I. Ben-
Shlomo (1998). Transvaginal sonography as the
ultimate diagnostic tool for the management of ectopic
pregnancy: experience with 840 cases. Fertil Steril
1998; 69: 62-5.
6. Gabrielli S, Romero R, Pilu G, Pavani A, Capelli M,
Milano V,Bevini M, Bovicelli L (1992). Accuracy of
transvaginal ultrasound and serum hCG in the
diagnosis of ectopic pregnancy. Ultrasound Obstet
Gynecol. 1992 Mar 1; 2(2): 110- 5. 12. Tạ Thị Thanh Thuỷ, Đỗ Thị Mỹ An và cs (2004). Chẩn
đoán TNTC giai đoạn sớm tại BV Hùng Vương trong
năm 2002. Hội nghị Khoa học kỹ thuật BV Phụ sản
Hùng Vương năm 2004, trang 26-30.
7. Vương Tiến Hoà (2002). Nghiên cứu một số yếu tố góp
phần chẩn đoán sớm TNTC. Luận án Tiến sĩ y học.
Hà Nội 2002.
145
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_gia_tri_cua_sieu_am_nga_am_dao_trong_chan_doan_thai.pdf