Tài liệu Tài liệu Đánh giá biến chứng sau phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép từ người hiến sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 23
ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THẬN ĐỂ GHÉP
TỪ NGƯỜI HIẾN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Châu Quý Thuận*, Trần Anh Khoa**, Ngô Xuân Thái**, Nguyễn Thành Tuân**, Nguyễn Ngọc Hà **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tại Việt Nam, đa số nguồn hiến thận là từ người hiến sống. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm đánh giá tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép và theo dõi chức năng thận sau phẫu
thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp 398 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt thận
để ghép từ người hiến sống tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2004 đến tháng 07/2018.
Kết quả: Đánh giá biến chứng liên quan đến phẫu thuật 398 trường hợp. Tỉ lệ biến chứng trong phẫu thuật:
2,3%, biến chứng sớm sau phẫu thuật: 1,8%. Trong đó có 2 trường hợp (0,5%) phân độ Clavien – Dindo III.
eGFR ngay sau phẫu thuật: 66,5 ± 12,7 ml/ph/1,7...
4 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Đánh giá biến chứng sau phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép từ người hiến sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 23
ĐÁNH GIÁ BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT THẬN ĐỂ GHÉP
TỪ NGƯỜI HIẾN SỐNG TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Châu Quý Thuận*, Trần Anh Khoa**, Ngô Xuân Thái**, Nguyễn Thành Tuân**, Nguyễn Ngọc Hà **
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tại Việt Nam, đa số nguồn hiến thận là từ người hiến sống. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này
nhằm đánh giá tỉ lệ biến chứng của phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép và theo dõi chức năng thận sau phẫu
thuật tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp 398 trường hợp phẫu thuật nội soi cắt thận
để ghép từ người hiến sống tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 06/2004 đến tháng 07/2018.
Kết quả: Đánh giá biến chứng liên quan đến phẫu thuật 398 trường hợp. Tỉ lệ biến chứng trong phẫu thuật:
2,3%, biến chứng sớm sau phẫu thuật: 1,8%. Trong đó có 2 trường hợp (0,5%) phân độ Clavien – Dindo III.
eGFR ngay sau phẫu thuật: 66,5 ± 12,7 ml/ph/1,73m2 da; ước đạt 75,6% so với trước phẫu thuật. Theo dõi định
kỳ chức năng thận sau hiến 341 trường hợp, tỉ lệ A/C niệu ≥30 mg/g là 17,9%; eGFR trung bình 62,1 ± 11,5
ml/ph/1,73m2 da, thời gian theo dõi trung bình 30,5 ± 33,0 tháng.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép có tỉ lệ biến chứng thấp. Người hiến thận nên được theo dõi
sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm suy giảm
chức năng thận.
Từ khóa: người hiến thận, phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép, biến chứng
ABSTRACT
LAPAROSCOPIC LIVING DONOR NEPHRECTOMY, COMPLICATIONS AND LONG TERM RENAL
FUNCTION: A SINGLE CENTER EXPERIENCE
Tran Anh Khoa, Chau Quy Thuan, Ngo Xuan Thai, Nguyen Thanh Tuan, Nguyen Ngoc Ha
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 23-26
Objective: Living kidney donation remains the mainstay of transplantation in Vietnam. To assess the safety
and outcomes of living donor after laparoscopic nephrectomy, we evaluate data about the incidence of
complications and renal function after living kidney donation at Cho Ray hospital.
Methods: Between June 2004 and July 2018, we evaluated restropectively 398 cases of laparoscopic living
donor nephrectom y. Data about peri- and postoperative complications and renal function were recoreded.
Result: 398 cases were performed laparoscopic nephrectomy. Intraoperative complication rate was 2.3%.
Early postoperative complication rate was 1.8%. Major complications defined as Clavien – Dindo ≥ 3 occurred in
0.5% donors. Estimated GFR early-postoperative period was 66.5 ± 12.7 ml/min/1.73m2, estimated that 75.6% of
the baseline renal function prior to donation was recovered. 341 donors were followed up. The mean duration of
follow-up was 30.5 ± 33.0 months. Of 341 donors being followed up, 17.9% had A/C ratio over 30 mg/g, mean
estimated GFR was 62.1 ± 11.5 ml/ph/1.73m2.
Conclusion: We found a low rate of major and minor surgical complications. Regular follow-up of
donors is recommended to dectect and prevent health problems early in those who may develop risk to
donor’s health or renal function.
* Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Chợ Rẫy ** Bộ môn tiết niệu, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BS. Trần Anh Khoa ĐT: 0907718082 Email: trananhkhoak35@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 24
Keyword: living kidney donors, laparoscopic donor nephrectomy, complications, renal function.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là vấn đề sức khỏe mang tính
toàn cầu và chiếm tỉ lệ cao trong cộng đồng.
Ghép thận là phương pháp điều trị thay thế thận
hiệu quả và mang lại chất lượng cuộc sống cao
nhất cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn
cuối. Tại Việt Nam, đa số nguồn hiến thận là từ
người hiến sống(4). Phẫu thuật lấy thận để ghép
cần đảm bảo an toàn, tránh biến chứng và theo
dõi định kỳ sức khỏe người hiến(3). Chúng tôi
thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá tỉ lệ
biến chứng sớm và muộn của phẫu thuật nội soi
cắt thận để ghép và theo dõi thay đổi chức năng
thận sau phẫu thuật.
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Các trường hợp được phẫu thuật nội soi lấy
thận để ghép tại bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng
6/2004 đến tháng 7/2018.
Tiêu chuẩn lựa chọn
Người hiến thận đủ sức khỏe để thực hiện
phẫu thuật.
Có chức năng thận bình thường và nguy cơ
mắc bệnh thận sau này thấp nhất.
Không có yếu tố nguy cơ truyền các bệnh
truyền nhiễm hoặc ác tính sang người nhận.
Không có các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến
chức năng thận còn lại của người hiến.
Phương pháp nghiên cứu
Hồi cứu mô tả hàng loạt trường hợp phẫu
thuật nội soi cắt thận để ghép và theo dõi định
kỳ sau hiến thận tại bệnh viện Chợ Rẫy.
KẾT QUẢ
Trong khoảng thời gian từ tháng 06/2004 đến
tháng 07/2018, chúng tôi đã đánh giá 398 trường
hợp người hiến thận được phẫu thuật tại bệnh
viện Chợ Rẫy, theo dõi định kỳ sức khỏe người
hiến thận 341 trường hợp với các đặc điểm sau:
Độ tuổi trung bình người hiến thận là 46,19 ±
9,88 tuổi. Tỉ lệ nam giới: 46,2%, nữ giới: 53,8%.
Đặc điểm phẫu thuật
Có 310/398 trường hợp (TH) phẫu thuật
lấy thận bên trái (77,9%), 88/398 TH lấy thận
bên phải (22,1%).
Bảng 1: Các đặc điểm phẫu thuật
Biến chứng Trung bình
Thời gian phẫu thuật 182,07 ± 28,01 phút
Thời gian thiếu máu nóng 251,4 ± 71,6 giây
Thời gian nằm viện 3,81 ± 1,39 ngày
Thời gian rút thông niệu đạo 1,13 ± 0,38 ngày
Thời gian rút dẫn lưu hốc thận 2,14 ± 0,37 ngày
Biến chứng trong phẫu thuật
Bảng 2: Biến chứng trong phẫu thuật
Biến chứng Trường hợp Tỉ lệ (%)
Tổn thương nhánh nhỏ động mạch
thận
1 0,25
Rách tĩnh mạch tuyến thượng thận 2 0,50
Chảy máu tĩnh mạch sinh dục 6 1,50
Tổng số 9 2,25
Biến chứng sớm sau phẫu thuật
Bảng 3: Biến chứng sớm sau phẫu thuật
Biến chứng Trường hợp Tỉ lệ (%)
Nhiễm khuẩn vết mổ 2 0,50
Rò dịch bạch huyết 3 0,75
Can thiệp ngoại khoa lại 2 0,5%
Tổng số 7 1,75%
Biến chứng muộn liên quan đến phẫu thuật
Bảng 4: Biến chứng muộn liên quan phẫu thuật
Biến chứng Trường hợp Tỉ lệ (%)
Thoát vị vết mổ, lỗ trocar 0 0
Bán tắc ruột 0 0
Đau và dị cảm vết mổ 24 7,0
Không biến chứng 317 93,0
Theo dõi chức năng thận
Bảng 5: Thay đổi chức năng thận
Trước phẫu
thuật
Sau phẫu
thuật
Trong thời
gian theo dõi
Creatinin (mg/dL) 0,87 ± 0,14 1,11 ± 0,18 1,16 ± 0,17
eGFR (MDRD)
(ml/ph/1,73m
2
da)
87,89 ± 15,41 66,47 ± 12,72 62,1 ± 11,5
Tỉ lệ
Albumin/Creatini
n niệu (mg/g)
26,95 ± 51,37
Tỉ lệ tăng huyết
áp
11/341
(3,2%)
24/341
(7,0%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Ngoại Khoa 25
Mối liên hệ giữa tỉ lệ A/C niệu với eGFR và tỉ
lệ tăng huyết áp
Bảng 6: Mối liên hệ giữa tỉ lệ A/C niệu với eGFR và
tăng huyết áp
Tỉ lệ A/C niệu
OR p < 30
mg/g
≥ 30
mg/g
Tăng huyết áp
Không 190 27
5,026 0,001
Có 14 10
eGFR (MDRD)
≥ 60 155 32
1,124 0,393
< 60 125 29
* Kiểm định Fisher’s exact, có ý nghĩa thống kê khi p<0,05.
BÀN LUẬN
Phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép có thời
gian nằm viện ngắn 3,81 ± 1,39 ngày, thời gian
phẫu thuật trung bình 182,07 ± 28,01 phút với
thời gian thiếu máu nóng 251,4 ± 71,6 giây. Kết
quả này tương tự với tác giả Châu Quý Thuận
(2012) nghiên cứu 106 trường hợp phẫu thuật
nội soi sau phúc mạc cắt thận để ghép, thời gian
phẫu thuật trung bình: 167,54 ± 44,42 phút và
thời gian thiếu máu nóng 273,90 ± 84,81 giây(3).
Phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép có tỉ lệ
biến chứng thấp. Biến chứng trong phẫu thuật
có 9 trường hợp (2,25%). Tỉ lệ này tương đương
với các tác giả trên thế giới(4,11). Các trường hợp
biến chứng trong phẫu thuật đều được xử trí ổn
thỏa ngay trong mổ. Hai trường hợp rách tĩnh
mạch tuyến thượng thận được xử trí kẹp Hem-o-
Lok (weck) cầm máu. Sau khi thận ghép được
lấy ra, nội soi kiểm tra lại phát hiện 6 trường hợp
chảy máu tĩnh mạch sinh dục, cả 6 trường hợp
đều được khâu tăng cường cầm máu. Một
trường hợp có tổn thương 1 nhánh nhỏ động
mạch thận (<0,5mm), tưới máu bờ trong cực trên
thận và không thể rửa được.
Trong 7 trường hợp biến chứng sớm sau
phẫu thuật, có 3 trường hợp rò dịch bạch huyết
sau phẫu thuật. Lượng dịch bạch huyết giảm
dần, sau đó tự thu xếp mà không cần can thiệp
gì đặc hiệu được phân loại Clavien – Dindo I.
Hai trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ, được
xử trí cắt chỉ vết mổ nhưng do có sử dụng kháng
sinh sau phẫu thuật nên được phân độ II theo
Clavien – Dindo.
Hai trường hợp phải can thiệp lại sau phẫu
thuật (chiếm tỉ lệ 0,5%) phân loại Clavien –
Dindo III. Hai trường hợp này đều do biến
chứng mạch máu.
Trường hợp thứ nhất là trường hợp động
mạch thận bị cắt đứt ngay tại gốc, được xử trí
bằng cách vừa hồi sức tuần hoàn vừa thám sát,
khâu lại động mạch chủ bằng chỉ prolene 4.0.
Trường hợp thứ hai, sau phẫu thuật dẫn lưu
hốc thận ra nhiều máu, huyết áp không ổn định.
Khi phẫu thuật lại phát hiện có một nhánh tĩnh
mạch ở diện bóc tách bị tụt clip kim loại đang
chảy máu, tiến hành khâu cầm máu tĩnh mạch.
Các trường hợp biến chứng sớm sau phẫu
thuật, đặc biệt là 2 trường hợp phải phẫu thuật
lại đều được xử trí kịp thời, không có trường
hợp nào tử vong sau phẫu thuật.
Tỉ lệ phải phẫu thuật lại của chúng tôi là
0,5% tương đương với nghiên cứu của các tác
giả khác trên thế giới. Tỉ lệ phải can thiệp lại
theo Kortram (2016) là 0,6% và Lentin (2016)
là 4,2%(4,7).
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có
trường hợp nào thoát vị vết mổ, thoát vị lỗ trocar
hay có bán tắc ruột sau phẫu thuật. Tuy nhiên,
có 24 trường hợp (7%) đau và dị cảm vết mổ sau
phẫu thuật. Nguyên nhân do đường mổ lấy thận
là đường nối giữa 2 trocar vùng hông lưng nên
khó tránh khỏi việc tổn thương những rễ thần
kinh vùng hông lưng khi phẫu thuật.
Về sự thay đổi chức năng thận sau phẫu
thuật: trong nghiên cứu của chúng tôi, eGFR
ngay sau phẫu thuật đạt được khoảng 75,62% so
với eGFR trước phẫu thuật. Sau khi hiến thận,
người hiến gần như mất đi gần 50% số lượng
nephron. Thận còn lại bắt đầu thay đổi cả cấu
trúc hình thái và chức năng để bù lại lượng
nephron mất đi(8). Cơ chế này bao gồm tăng lọc
cầu thận và cầu thận trở nên phì đại. Quá trình
này giúp chức năng thận phục hồi sau cắt thận.
Tuy nhiên, quá trình này sẽ dẫn đến tiểu đạm,
tăng huyết áp, xơ hóa cầu thận và tệ hơn là dần
dần làm suy giảm độ lọc cầu thận(1,2,6). Sự thay
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Ngoại Khoa 26
đổi chỉ số creatinin huyết thanh và eGFR trong
giai đoạn đầu sau phẫu thuật phản ánh sự đáp
ứng bù trừ của thận còn lại. Theo nghiên cứu
của một số tác giả trên thế giới, độ lọc cầu thận
sau phẫu thuật dao động từ 60-80% so với trước
phẫu thuật(5,9,10).
Trong thời gian theo dõi trung bình 30,46 ±
32,95 tháng sau hiến thận, creatinin huyết thanh
trung bình theo dõi là 1,16 ± 0,17 mg/dL, eGFR
trung bình sau hiến thận là 62,1 ± 11,5
ml/ph/1,73m2 da, tỉ lệ tăng huyết áp từ 3,2% tăng
lên 7% sau hiến thận; tỉ lệ A/C niệu trung bình
26,95 ± 51,37 mg/g. Trong đó 280 trường hợp tỉ lệ
A/C niệu < 30 mg/g (82,1%) và có 61 trường hợp
(21,2%) tỉ lệ A/C niệu > 30 mg/g; trong đó có 2
trường hợp (0,6%%) có tỉ số A/C niệu > 300mg/g.
Số trường hợp có tỉ số A/C niệu ≥30 mg/g
trong thời gian theo dõi sau phẫu thuật là 17,9%.
Tỉ lệ tiểu đạm và tăng huyết áp trong thời gian
theo dõi có mối liên quan với nhau (p<0,05;
OR:5,02). Nhóm không tăng huyết áp có tỉ lệ tỉ
số A/C niệu ≥30 mg/g thấp hơn so với nhóm
tăng huyết áp.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi cắt thận để ghép có tỉ lệ
biến chứng thấp. Tỉ lệ biến chứng trong phẫu
thuật là 2,25% và biến chứng sau phẫu thuật
là 1,75%. Các biến chứng được xử trí một cách
kịp thời không để lại hậu quả hay di chứng
đáng kể. Không có trường hợp nào tử vong
sau phẫu thuật. Ngay sau phẫu thuật, thận
còn lại đã tăng hoạt động nhằm bù trừ cho
chức năng thận mất đi; eGFR ngay sau phẫu
thuật đạt được khoảng 75,62% so với eGFR
của cả 2 thận trước phẫu thuật.
Tỉ lệ A/C niệu ≥30 mg/g trong thời gian theo
dõi sau phẫu thuật là 17,9%. Nhóm không tăng
huyết áp có tỉ lệ A/C niệu ≥30 mg/g thấp hơn so
với nhóm tăng huyết áp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brenner BM, Meyer TW, and Hostetter TH. (1982), "Dietary
protein intake and the progressive nature of kidney disease:
the role of hemodynamically mediated glomerular injury in
the pathogenesis of progressive glomerular sclerosis in aging,
renal ablation, and intrinsic renal disease", N Engl J Med, Vol.
307(11), pp. 652-9.
2. Cho A, Lee JE, Jang HR, et al. (2014), "Association between
pre-donation serum uric acid concentration and change in
renal function after living kidney donation in women", Intern
Med J, Vol. 44(12a), pp. 1217-22.
3. Châu Quý Thuận (2012), Phẫu thuật nội soi sau phúc mạc cắt
thận để ghép từ người cho sống tại bệnh viện Chợ Rẫy, Luận
án tiến sỹ, Đại học Y dược TP.HCM.
4. Kortram K, Ijzermans JN, and Dor FJ. (2016), "Perioperative
Events and Complications in Minimally Invasive Live Donor
Nephrectomy: A Systematic Review and Meta-Analysis",
Transplantation, Vol. 100(11), pp. 2264-2275.
5. Krohn AG, Ogden DA, and Holmes JH. (1966), "Renal
function in 29 healthy adults before and after nephrectomy",
Jama, Vol. 196(4), pp. 322-4.
6. Kwon HJ, Kim DH, Jang HR, et al. (2017), "Predictive Factors
of Renal Adaptation After Nephrectomy in Kidney Donors",
Transplant Proc, Vol. 49(9), pp. 1999-2006.
7. Lentine KL, Lam NN, Axelrod D, et al. (2016), "Perioperative
Complications After Living Kidney Donation: A National
Study", American Journal of Transplantation, Vol. 16(6), pp.
1848-1857.
8. Maggiore U, Budde K, Heemann U, et al. (2017), "Long-term
risks of kidney living donation: review and position paper by
the ERA-EDTA DESCARTES working group", Nephrol Dial
Transplant, Vol. 32(2), pp. 216-223.
9. Rook M, Bosma RJ, Son WJ, et al. (2008), "Nephrectomy elicits
impact of age and BMI on renal hemodynamics: lower
postdonation reserve capacity in older or overweight kidney
donors", Am J Transplant, Vol. 8(10), pp. 2077-85.
10. Tent H, Rook M, Stevens LA, et al. (2010), "Renal function
equations before and after living kidney donation: a within-
individual comparison of performance at different levels of
renal function", Clin J Am Soc Nephrol, Vol. 5(11), pp. 1960-8.
11. Tuğcu V, Şahin S, Yiğitbaşı İ, et al. (2017), "Laparoscopic
donor nephrectomy, complications and management: a single
center experience", Turkish Journal of Urology, Vol. 43(1), pp.
93-97.
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_danh_gia_bien_chung_sau_phau_thuat_noi_soi_cat_than.pdf