Tài liệu Tài liệu áp dụng chuẩn phân lọc bệnh cấp cứu từ tiêu chuẩn Australian Triage Scale: TÀI LIỆU ÁP DỤNG CHUẨN PHÂN LỌC BỆNH CẤP CỨU
TỪ TIÊU CHUẨN AUSTRALIAN TRIAGE SCALE
1. NGUYÊN LÝ CHUNG 2
1.1 Chức năng của việc phân bệnh 2
1.2 Đánh giá phân bệnh 2
1.3 An toàn tại phân bệnh 2
1.4 Thời gian để điều trị Thời gian chờ điều trị 3
1.5 Tái phân bệnh 3
1.6 Màu sắc trong phân loại bệnh 3
2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA MỞ RỘNG VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 4
2.1 Thời gian đến 4
2.2 Thời gian đánh giá và điều trị. 4
2.3 Thời gian chờ 4
2.4 Tiêu chuẩn về tài liệu 4
3. CÁC QUY ƯỚC ĐẶC THÙ 5
3.1 Trẻ em 5
3.2 Chấn thương 5
3.3 Rối loạn hành vi 5
4. CÁC MÔ TẢ LÂM SÀNG 6
4.1 Nguồn 6
4.2 Các đặc điểm khẩn cấp nhất xác định Phân loại 6
5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THANG ĐO PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ TRONG PHÒNG
CẤP CỨU CỦA ÚC 6
6. ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI LIỆU 12
6.1 Trách nhiệm: 12
6.2 Lịch sử sửa đổi 12
1. NGUYÊN LÝ CHUNG
1.1 Chức năng của việc phân bệnh
Phân lọc bệnh là một chức năng thiết yếu của khoa Cấp cứu, nơi mà nhiều người bệnh có
thể được tiếp nhận cùng một...
13 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu áp dụng chuẩn phân lọc bệnh cấp cứu từ tiêu chuẩn Australian Triage Scale, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU ÁP DỤNG CHUẨN PHÂN LỌC BỆNH CẤP CỨU
TỪ TIÊU CHUẨN AUSTRALIAN TRIAGE SCALE
1. NGUYÊN LÝ CHUNG 2
1.1 Chức năng của việc phân bệnh 2
1.2 Đánh giá phân bệnh 2
1.3 An toàn tại phân bệnh 2
1.4 Thời gian để điều trị Thời gian chờ điều trị 3
1.5 Tái phân bệnh 3
1.6 Màu sắc trong phân loại bệnh 3
2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA MỞ RỘNG VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ 4
2.1 Thời gian đến 4
2.2 Thời gian đánh giá và điều trị. 4
2.3 Thời gian chờ 4
2.4 Tiêu chuẩn về tài liệu 4
3. CÁC QUY ƯỚC ĐẶC THÙ 5
3.1 Trẻ em 5
3.2 Chấn thương 5
3.3 Rối loạn hành vi 5
4. CÁC MÔ TẢ LÂM SÀNG 6
4.1 Nguồn 6
4.2 Các đặc điểm khẩn cấp nhất xác định Phân loại 6
5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THANG ĐO PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ TRONG PHÒNG
CẤP CỨU CỦA ÚC 6
6. ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI LIỆU 12
6.1 Trách nhiệm: 12
6.2 Lịch sử sửa đổi 12
1. NGUYÊN LÝ CHUNG
1.1 Chức năng của việc phân bệnh
Phân lọc bệnh là một chức năng thiết yếu của khoa Cấp cứu, nơi mà nhiều người bệnh có
thể được tiếp nhận cùng một lúc. Chức năng này đảm bảo cho người bệnh được điều trị
theo thứ tự về mức độ khẩn cấp lâm sàng, dựa vào yêu cầu được can thiệp y khoa kịp thời
về mặt thời gian. Tính khẩn cấp lâm sàng không đồng nghĩa với mức độ phức tạp hay
nghiêm trọng của bệnh. Phân lọc bệnh cũng đồng thời cho phép quá trình sắp xếp, phân bổ
người bệnh vào khu vực phù hợp để được đánh giá – điều trị và đóng góp thông tin cho
việc phân tích – đánh giá hoạt động của khoa. Việc thay đổi mô hình tổ chức và chăm sóc
tại khoa Cấp cứu (ví dụ: mô hình phân luồng dòng di chuyển người bệnh “streaming”, điều
dưỡng chăm sóc lâm sàng sơ bộ (clinical initiatives nurse), phân lọc theo mức độ điều trị
của bác sĩ) đều không thể phủ nhận được yêu cầu cần có bước phân lọc bệnh.
1.2 Đánh giá phân bệnh
Phân lọc bệnh là điểm giao tiếp đầu tiên giữa khoa Cấp cứu và người bệnh. Đánh giá phân
lọc bệnh thường được thực hiện trong khoảng thời gian không quá hai đến năm phút với
mục đích đảm bảo đánh giá đầy đủ nhưng nhanh chóng. Việc đánh giá xếp loại này bao
gồm kết hợp các vấn đề hiện tại và triệu chứng biểu hiện chung của người bệnh và và có
thể kết hợp với các đánh giá tổng trạng chung của người bệnh, và có thể kết hợp với sự
quan sát hoặc thăm khám sinh lý phù hợp. Các chỉ số sinh hiệu chỉ nên đo tại bước phước
phân lọc bệnh nếu được yêu cầu để ước tính sự khẩn cấp hoặc trong giới hạn thời gian cho
phép. Nếu người bệnh được xác định thuộc nhóm ATS (Australia triage scale) loại 1 hoặc
2 thì nên ngay lập tức được đưa vào khu vực điều trị/can thiệp thích hợp. Việc đánh giá
hoàn chỉnh cần được thực hiện bởi điều dưỡng chăm sóc khi nhận người bệnh từ điều
dưỡng phân bệnh. Đánh giá phân bệnh không nhằm mục đích chẩn đoán bệnh. Việc tiến
hành tìm hiểu chẩn đoán ban đầu hoặc chuyển bệnh trực tiếp từ bước phân lọc bệnh vẫn có
thể được thực hiện nếu thời gian cho phép. Nếu có đủ thời gian phải tiến hành khai thác
bệnh hoặc chuyển tiếp bệnh từ phân loại bệnh
Tại Úc, phân bệnh được thực hiện bởi nhân viên đã được đào tạo chuyên biệt và có đủ kinh
nghiệm cần thiết.
1.3 An toàn tại phân bệnh
Khoa Cấp cứu cần thiết phải lên kế hoạch cho các nguy cơ xảy ra tình huống phản ứng quá
khích từ người bệnh và người thân tại khu vực Phân lọc bệnh. Cần tạo ra được môi trường
an toàn và không có đe dọa, nơi đảm bảo được sự riêng tư mà vẫn không tạo quá nhiều rủi
ro cho nhân viên. Các nhân viên tuyến đầu nên được đào tạo kiến thức và kĩ năng cần thiết
để kiểm soát và tối thiểu hóa các phản ứng quá khích, có các quy trình và hướng dẫn cụ thể
trong các tình huống đối mặt với các hành vi ứng xử khó khăn. Khi sự an toàn của nhân
viên và/hoặc người bệnh khác bị đe dọa, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho nhân
viên và người bệnh với những hỗ trợ an ninh phù hợp. Việc tiến hành đánh giá lâm sàng và
điều trị chỉ được thực hiện trong điều kiện an toàn đảm bảo.
1.4 Thời gian để điều trị Thời gian chờ điều trị
Thời gian chờ điều trị được đề cập trong các phân loại của ATS có ý nghĩa như thời gian
tối đa mà người bệnh thuộc nhóm phân loại đó phải chờ đợi để được tiếp cận đánh giá lâm
sàng và điều trị. Trong trường hợp phân loại ở mức độ khẩn cấp, việc thăm khám và điều
trị nên được thực hiện đồng thời. Người bệnh nên được theo dõi trong suốt thời gian chờ
tối đa khuyến nghị. Theo ý nghĩa của nội dung mô tả thuộc Phân loại ATS từ 1 đến 4, kết
quả lâm sàng có thể bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ trong thăm khám và điều trị khi vượt ra
khỏi khung thời gian chờ tối đa đã được đề xuất.
Thời gian chờ tối đa cho mục Phân loại ATS 5 đại diện cho mức tiêu chuẩn của dịch vụ.
Khi người bệnh có thời gian chờ ít hơn hoặc bằng với mức thời gian được đề cập trong
Phân loại ATS cho thấy khoa Cấp cứu đã đạt được các chỉ số hoạt động liên quan. Kết quả
đo lường các chỉ số nên được lưu lại và so sánh giữa các mẫu có số lượng lớn với nhau.
1.5 Tái phân bệnh
Khi tình trạng bệnh của người bệnh bị thay đổi trong thời gian chờ được điều trị, hoặc khi
có thêm thông tin liên quan khác có ảnh hưởng đến mức độ khẩp cấp, người bệnh nên được
phân bệnh lại (tái phân bệnh). Tất cả việc phân bệnh ban đầu và kết quả sau đó nên được
ghi nhận, kèm theo lý do cho việc tái phân bệnh trong hồ sơ.
1.6 Màu sắc trong phân loại bệnh
Khoa Cấp cứu tại các bệnh viện ở Úc và New Zealand sử dụng Hệ thống Thông tin Cấp
cứu (ED Information System - EDIS) để cung cấp thông tin cho các chức năng quan trọng,
như quản lý phân lọc bệnh và điều trị. Việc sử dụng các hệ thống này, khoa Cấp cứu có thể
chọn để xác định các mức phân loại ATS bằng các màu sắc được quy định cụ thể.
Đỏ (Loại 1), Cam (Loại 2), Xanh lá (Loại 3), Xanh dương (Loại 4) và Trắng (Loại 5) là các
màu thường được dùng trong khoa cấp cứu để phân lọc bệnh theo phân loại ATS, và được
khuyến cáo trở thành bộ màu tiêu chuẩn để sử dụng thống nhất tại Úc và New Zealand.
Tuy nhiên, các quy định về màu sắc chỉ nên được sử dụng như môt công cụ bổ sung cho hệ
thống phân loại theo số học nhằm xác định các nhóm phân lọc bệnh.
2. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA MỞ RỘNG VÀ GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
2.1 Thời gian đến
Thời gian đến là thời điểm tiếp xúc được ghi nhận đầu tiên giữa bệnh nhân và
nhân viên Khoa Cấp cứu. Các bước phân lọc bệnh cấp cứu nên được thực hiện vào thời
điểm này.
2.2 Thời gian đánh giá và điều trị.
Mặc dù các đánh giá và điều trị quan trọng có thể được thực hiện trong bước phân
lọc bệnh, “thời gian đánh giá và điều trị” được tính từ thời điểm bắt đầu quá trình chăm
sóc trên người bệnh
- Thông thường đó là thời gian tiếp xúc đầu tiên giữa người bệnh và bác sĩ chịu
trách nhiệm chăm sóc ban đầu cho họ. Thường được ghi lại là 'Thời gian được bác sĩ
thăm khám”.
- Trường hợp người bệnh tại khoa Cấp Cứu được chăm sóc bởi điều dưỡng viên
dưới sự giám sát của bác sĩ thì đó là thời điểm bệnh nhân tiếp xúc đầu tiên với điều dưỡng
viên. Điều này thường được ghi lại là 'Thời gian được điều dưỡng viên chăm sóc'
- Trong trường hợp bệnh nhân được điều trị theo một hướng dẫn cụ thể, theo quy
trình chuyên môn, theo hướng dẫn điều trị, theo chỉ dẫn y khoa đã được Trưởng khoa Câp
cứu/BS phụ trách chuyên môn tại Cấp cứu phê duyệt, đây là thời điểm đầu tiên mà nhân
viên y tế thực hiện bước chăm sóc theo hướng dẫn trên người bệnh. Điều này thường
được ghi lại là 'Thời gian người bệnh được điều dưỡng viên chăm sóc, "Thời gian người
bệnh điều dưỡng chuyên sâu chăm sóc " hoặc “Thời gian bệnh nhân được bác sĩ thăm
khám'.
2.3 Thời gian chờ
Thời gian chờ là khoảng thời gian chênh lệch giữa “thời gian đến” và “thời gian đánh giá
và điều trị”. Việc ghi nhận khoảng thời gian này với độ chính xác đến từng phút được coi
là phù hợp.
2.4 Tiêu chuẩn về tài liệu
Hồ sơ tài liệu liên quan đến bước phân lọc bênh cần bao gồm tối thiểu các thông tin sau:
● Ngày và giờ phân lọc bệnh
● Tên của nhân viên thực hiện phân lọc
● Các vấn đề chính được ghi nhận
● Bệnh sử hoặc thông tin liên quan (ngắn gọn)
● Các nhận xét có liên quan
● Nhóm phân loại ban đầu được xác định
● Tái phân lọc: nhóm phân loại, thời gian và lí do tái phân lọc.
● Định vị khu vực đánh giá và điều trị của người bệnh
● Bất kỳ chẩn đoán, sơ cứu hoặc biện pháp điều trị ban đầu được thực hiện
3. CÁC QUY ƯỚC ĐẶC THÙ
3.1 Trẻ em
Các tiêu chuẩn phân loại cấp cứu tương tự nên được áp dụng cho tất cả các tình
huống cấp cứu khi thăm khám trẻ em – cho dù là hoàn toàn bệnh lý Nhi hoặc gồm nhiều
chuyên khoa. Cả 5 phân loại đều nên được sử dụng trong tất cả các hoàn cảnh. Trẻ em phải
được phân loại cấp cứu dựa vào độ khẩn cấp lâm sàng khách quan. Các quy định của mỗi
khoa ví dụ như là “tra cứu nhanh” của các nhóm bệnh nhân đặc thù phải được phân biệt
với việc sắp xếp khách quan của một nhóm phân loại cấp cứu.
3.2 Chấn thương
Mỗi khoa có thể có các quy định về đội phản ứng nhanh đối với bệnh nhân đáp ứng
một số các tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, phân loại cấp cứu nên được sắp xếp dựa trên sự
khẩn cấp lâm sàng khách quan của bệnh nhân.
3.3 Rối loạn hành vi
Bệnh nhân tâm thần hoặc có các vấn đề về hành vi nên được phân loại cấp cứu theo
độ khẩn cấp lâm sàng và cũng tùy từng tình huống. Khi gặp đồng thời các vấn đề về thể
chất và hành vi, thì nên áp dụng phân loại cấp cứu phù hợp ở cấp độ cao nhất dựa trên triệu
chứng của cả hai.
Trong khi một số bệnh nhân rối loạn cấp tính có thể được đảm bảo sự an toàn bằng
các xử lý lâm sàng ngay lập tức (có thể kết hợp với phản ứng tự vệ (gọi đội bảo vệ)), người
ta phải thừa nhận rằng một số người khi nhập viện vào Khoa cấp cứu có hành vi đe dọa
trực tiếp tới nhân viên y tế (ví dụ mang theo vũ khí nguy hiểm) thì trước hết là không điều
trị lâm sàng cho đến khi sự an toàn của nhân viên y tế đã được đảm bảo. Trong tình huống
này, nhân viên nên hành động để bảo vệ bản thân và những bệnh nhân đang cấp cứu khác
và phải có sự can thiệp trực tiếp từ đội bảo vệ hoặc cảnh sát. Một khi tình hình ổn định, có
thể bắt đầu xử lý điều trị lâm sàng nếu cần. Việc phân loại cần tùy vào sự cấp thiết của
tình huống và về mặt chuyên môn lâm sàng.
Mỗi khoa có thể có các quy định và các công cụ đánh giá để giúp xác định những
bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh tâm thần. Những quy định và công cụ này hỗ trợ để phân
loại bệnh nhân bước đầu hoặc có thể được áp dụng sau khi đã đánh giá phân loại chính
thức.
4. CÁC MÔ TẢ LÂM SÀNG
4.1 Nguồn
Các mô tả lâm sàng được liệt kê cho mỗi nhóm phân loại được dựa trên những dữ
liệu nghiên cứu nếu có sẵn, cũng như dựa trên sự đồng thuận của chuyên gia. Tuy nhiên,
danh sách này không mang tính bao quát đầy đủ mọi khía cạnh và cũng không phải là tuyệt
đối mà chỉ đơn thuần là mang tính hướng dẫn. Các phép đo sinh lý học cho chỉ số có giá trị
tuyệt đối, nếu được thực hiện, phải được coi là tiêu chí cốt lõi quyết định việc xếp loại cho
một phân loại ATS. Các bác sĩ lâm sàng nhiều kinh nghiệm nên thực hành khả năng quan
sát và phán đoán của mình, và nếu có nghi ngờ, cần phải rất thận trọng.
4.2 Các đặc điểm khẩn cấp nhất xác định Phân loại
Các dấu hiệu lâm sàng khẩn cấp, khi được xác định, sẽ quyết định nhóm phân loại
ATS mà không cần quan tâm đến các yếu tố khác. Một khi dấu hiệu nguy cơ cao được xác
định, hành động xử lý tương xứng với dấu hiệu đó cần được bắt đầu ngay.
5. HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI THANG ĐO PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ
TRONG PHÒNG CẤP CỨU CỦA ÚC
Bảng mô tả các mức độ
Phân loại
theo AST
Đáp ứng
Mô tả của phân loại
Mô tả lâm sàng
Loại 1
Đánh giá
và điều trị
đồng thời
và ngay
lập tức
Đe dọa đến tính mạng
ngay lập tức
Những điều kiện mà đe
dạo đến tính mạng (hoặc
nguy cơ sắp xảy ra của sự
suy yếu) và đòi hỏi phải
can thiệp tích cực ngay
lập tức.
Ngưng tim ngưng thở
Nguy hiểm tức thời tại đường thở - dọa
ngưng thở
Nhịp thở <10 lần/phút
Khó thở tột độ
BP<80 (người lớn), hoặc sốc nặng ở trẻ
sơ sinh/trẻ em
Không phản ứng hoặc chỉ phản ứng với
đau (GCS<9)
Đang co giật hoặc co giật kéo dài
IV quá liều và không đáp ứng hoặc
giảm thông khí
Rối loạn hành vi nặng với những hành
động bạo lực nguy hiểm.
Loại 2
Đánh giá
và điều trị
trong
vòng 10
phút
(đánh giá
và điều trị
thường
diễn ra
đồng thời)
Đe doạ đến tính mạng
sắp xảy ra.
Tình trạng của bệnh nhân
nghiêm trọng hoặc xấu đi
nhanh chóng và có khả
năng đe dọa đến mạng
sống, hoặc suy giảm đa cơ
quan, nếu không được
điều trị trong vòng 10
phút kể từ thời gian đến.
Hoặc
Điều trị quan trọng tối
khẩn cấp
Khả năng điều trị theo
thời gian (như làm tan
huyết khối, giải độc) tạo
nên các ảnh hưởng đáng
kể đến lâm sàng phụ
thuộc vào việc điêu trị
sớm trong vòng vài phút
sau khi bệnh nhân đến
bệnh viện.
Hoặc
Đau rất nặng
Nguy hiểm đường thở - thở rít hoặc
chảy nước dãi nặng với khó thở nặng.
Hệ hô hấp suy yếu nặng
Tổn thương hệ tuần hoàn:
Da tái nhợt hoặc lốm đốm, tưới máu
kém
- HR (Nhịp tim) 150 (với
người lớn)
- Hạ huyết áp ảnh hưởng đến huyết
động
- Mất máu nghiêm trọng
Đau ngực có tính chất liên quan đến
hoạt động của tim.
Đau rất nặng- bất cứ nguyên nhân nào
Nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết (sinh lý
không ổn định)
Sốt giảm bạch cầu trung tính.
BSL (đường huyết - blood sugar level)
< 3mmol/l
Buồn ngủ, giảm phản ứng trước bất kỳ
tác động nào (GCS < 13).
Đột quỵ cấp tính.
Sốt với dấu hiệu lơ mơ (bất kỳ tuổi nào)
Mắt bị dính kiềm hoặc acid – cần rửa
mắt ngay. Nghi ngờ viêm nội nhãn sau
Thao tác thực hành cho
phép giảm đau trong vòng
10 phút.
thủ thuật trên mắt (sau can thiệp điều trị
đục thủy tinh thể, sau tiêm vào dịch
kính), đau đột phát, mờ mắt và đỏ mắt.
Đa chấn thương nặng (yêu cầu phải
được xử lý nhanh chóng)
Chấn thương cục bộ nghiêm trọng- gãy
xương lớn, cắt cụt.
Nghi ngờ xoắn tinh hoàn.
Bệnh sử có nguy cơ cao:
- Tiếp nhận lượng thuốc gây tê
mê đáng kể hoặc các chất đi qua
đường tiêu hóa có độc tố khác.
- Độc tố nguy hiểm do động vật
cắn.
- Đan nặng hoặc các dấu hiệu gợi
ý thuyên tắc phổi, phẫu thuật
động mạch chủ/ phình động
mạch chủ bụng hoặc thai ngoài
tử cung
Hành vi/ tâm lý:
- Có hành vi bao lực
- Mối đe dọa trực tiếp với bản
thân và người khác.
- Bị cưỡng chế để kiểm soát hành
vi.
- Kích động dữ dội hoặc tấn công.
Phân loại
mức độ
Đáp ứng Mô tả
Những mô tả lâm sàng
(chỉ mang tính chỉ dẫn)
Loại 3 Đánh giá Có khả năng đe doạ tính Tăng huyết áp kịch phát
và điều trị
trong
vòng 30
phút
mạng
Tình trạng người bệnh có
thể dẫn đến mức đe doạ
tính mạng hoặc gây tàn
phế, hoặc có thể tiến triển
nặng rõ rệt, nếu việc đánh
giá và điều trị không được
bắt đầu trong vòng 30
phút sau thời gian đến
Hoặc
Tình huống khẩn cấp
Có khả năng kết quả điều
trị bất lợi nếu thời gian
điều trị không được bắt
đầu trong vòng 30 phút
Hoặc
Thao tác thực hành làm
giảm sự khó chịu hoặc sự
đau đớn trong vòng 30
phút
Mất máu khá nhiều – bất kỳ nguyên
nhân nào
Thở đứt quãng. Khó thở mức trung
bình.
Tai biến (cảnh báo ngay) → diễn biến
nặng đột ngột
Co giật (còn tỉnh táo)
Nôn liên tục
Mất nước
Chấn thương đầu với LOC ngắn – cảnh
báo ngay
Nghi ngờ nhiễm trùng (ổn định về mặt
sinh lý)
Đau vừa – bất kỳ nguyên nhân nào –
yêu cầu giảm đau
Đau ngực nhưng không liên quan đến
hoạt động tim và mức độ vừa
Đau bụng nhưng không có những đặc
điểm nguy cơ cao – mức độ nghiêm
trọng vừa hoặc người bệnh >65 tuổi
Chấn thương tay chân mức độ trung
bình – biến dạng, trầy xước lớn, dập
nát.
Chân tay - thay đổi cảm giác, không có
mạch cấp tính.
Chấn thương – tiền sử có nguy cơ cao
mà không có các đặc điểm nguy cơ cao
khác
Trẻ sơ sinh ổn định
Trẻ em có nguy cơ bị ngược đãi hoặc
nghi ngờ không phải do tai nạn.
Về hành vi/Tâm thần:
- Rất đau đớn, nguy cơ tự gây tổn
thương
- Rối loạn suy nghĩ hoặc tâm thần trầm
trọng
- Tình trạng khủng hoảng, cố ý tự gây
tổn hại cho bản thân
- Bị kích động – tự kỷ
- Có khả năng tấn công
Loại 4
Đánh giá
và điều trị
bắt đầu
trong
vòng 60
phút
Có khả năng nghiêm
trọng
Tình trạng người bệnh có
thể xấu đi, hoặc kết quả
bất lợi có thể xảy ra, nếu
việc đánh giá và điều trị
không bắt đầu trong vòng
một giờ sau khi đến
phòng cấp cứu. Các triệu
chứng vừa phải hoặc kéo
dài
Xuất huyết nhẹ
Hít phải dị vật, không suy hô hấp
Chấn thương ngực mà không có đau
xương sườn hoặc suy hô hấp
Khó nuốt, không suy hô hấp
Chấn thương đầu nhẹ, không mất ý thức
Đau vừa, một số điểm có nguy cơ
Nôn ói hoặc tiêu chảy mà không mất
Hoặc
Tình huống khẩn cấp
Có khả năng kết quả điều
trị bất lợi nếu thời gian
điều trị không được bắt
đầu trong vòng một giờ.
Hoặc
Mức độ nghiêm trọng
hoặc sự phức tạp đáng
kể
Có khả năng yêu cầu công
việc và hội chẩn phức tạp
và/hoặc nhập viện
Hoặc
Thao tác thực hành làm
giảm sự khó chịu hoặc sự
đau đớn trong vòng 1 giờ
nước
Viêm mắt hoặc có dị vật – khả năng
nhìn bình thường
Chấn thương tay chân nhỏ - bong gân
mắt cá chân, có thể gãy xương, vết trầy
xước không lớn cần điều tra hoặc can
thiệp - Dấu hiệu sinh tồn bình thường,
đau vừa/ít
Chèn ép , không suy giảm thần kinh
Sưng nóng khớp
Đau bụng không rõ ràng
Về hành vi/Tâm thần:
- Vấn đề về sức khoẻ tinh thần bán khẩn
cấp
- Qua quan sát và/hoặc không có nguy
cơ tức thời đối với bản thân hoặc người
khác
Loại 5
Đánh giá
và điều trị
bắt đầu
trong 120
phút
Ít khẩn cấp
Tình trạng người bệnh là
mãn tính hoặc đủ nhỏ để
các triệu chứng hoặc kết
quả lâm sàng sẽ không
ảnh hưởng đáng kể nếu
việc đánh giá và điều trị
được trì hoãn lên đến hai
giờ kể từ khi đến
Đau ít không có các đặc điểm nguy cơ
cao
Tiền sử nguy cơ thấp và hiện tại không
có triệu chứng
Các triệu chứng nhẹ của căn bệnh ổn
định hiện có
Các triệu chứng nhẹ của các điều kiện
nguy cơ thấp
Hoặc
Các vấn đề hành chính
lâm sàng
Chỉ cần xem các kết quả,
giấy khám sức khoẻ, đơn
thuốc
Những vết thương nhỏ - vết trầy xước
nhỏ, những vết rách nhỏ (không cần
khâu)
Tái khám, ví dụ: xem lại vết thương,
những băng bó phức tạp
Chỉ tiêm chủng
Hành vi/Tâm thần:
- Người bệnh nhận thức được các triệu
chứng mãn tính
- Người bệnh bị khủng hoảng xã hội,
khỏe mạnh về mặt lâm sàng
6. ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI LIỆU
Khung thời gian cho việc đánh giá lại: Mỗi 5 năm hoặc sớm hơn nếu cần.
6.1 Trách nhiệm:
Ban hành tài liệu: Hội đồng bào chữa, hành nghề và hợp tác (Council of Advocacy Practice
and Partnerships)
Triển khai tài liệu: Ủy ban Tiêu chuẩn
Lưu tài liệu: Phòng Nghiên cứu Chính sách
6.2 Lịch sử sửa đổi
Phiên bản Ngày ban hành Trang sửa đổi/ Giải thích ngắn gọn
Bản 1 11/2000 Thông qua Hội đồng
Bản 2 11/2005 Thông qua Hội đồng
Bản 3 11/2013 Thông qua Hội đồng
Bản 4 07/2016 Phần 1.6: Bổ sung các màu sắc phân loại cấp cứu được
khuyến cáo.
Phần 5: Thêm một số các mô tả lâm sàng bổ sung vào loại 2:
- Nghi nhiễm trùng huyết (sinh hiệu không ổn định)
- Sốt giảm bạch cầu
- Nghi ngờ viêm nội nhãn sau mổ mắt
- Nghi xoắn tinh hoàn
Phần 5: Thêm một số các mô tả lâm sàng bổ sung vào loại 3:
- Nghi nhiễm trùng huyết (sinh hiệu ổn định)
- Nghi ngờ đột quỵ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tai_lieu_ap_dung_chuan_phan_loc_benh_cap_cuu_tu_tieu_chuan_a.pdf