Tài liệu Tác dụng tăng lực của viên nang mềm saphraton trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. albino): Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
45
TÁC DỤNG TĂNG LỰC CỦA VIÊN NANG MỀM SAPHRATON
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS VAR. ALBINO)
Nguyễn Lĩnh Nhân*, Trịnh Minh Thiên*, Trần Mỹ Tiên*, Nguyễn Thị Ngọc Đan*, Dương Thị Mộng Ngọc*,
Trương Thị Phương Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tác động tăng lực của viên nang mềm Saphraton nhằm phát triển chế phẩm
có tác dụng tăng lực – chống nhược sức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp bơi kiệt sức của Brekhman có cải tiến trên chuột
nhắt trắng được áp dụng để khảo sát tác dụng tăng lực của viên nang mềm Saphraton. Liều thử nghiệm dựa theo
liều tính toán dự kiến sử dụng trên người 1 viên/ngày, quy đổi sang liều thử nghiệm trên chuột là 143 mg/kg thể
trọng chuột. Thuốc đối chiếu được sử dụng là viên nang mềm Pharmaton liều 242 mg/kg và viên nang mềm
Koligin- S liều 174 mg/kg.
Kết quả: Ở thời điểm sau 60 phút dùng thuốc, viên nang mềm Saphraton liều 143 mg/kg thể hiện tác ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng tăng lực của viên nang mềm saphraton trên chuột nhắt trắng (mus musculus var. albino), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
45
TÁC DỤNG TĂNG LỰC CỦA VIÊN NANG MỀM SAPHRATON
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG (MUS MUSCULUS VAR. ALBINO)
Nguyễn Lĩnh Nhân*, Trịnh Minh Thiên*, Trần Mỹ Tiên*, Nguyễn Thị Ngọc Đan*, Dương Thị Mộng Ngọc*,
Trương Thị Phương Lan**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tác động tăng lực của viên nang mềm Saphraton nhằm phát triển chế phẩm
có tác dụng tăng lực – chống nhược sức.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp bơi kiệt sức của Brekhman có cải tiến trên chuột
nhắt trắng được áp dụng để khảo sát tác dụng tăng lực của viên nang mềm Saphraton. Liều thử nghiệm dựa theo
liều tính toán dự kiến sử dụng trên người 1 viên/ngày, quy đổi sang liều thử nghiệm trên chuột là 143 mg/kg thể
trọng chuột. Thuốc đối chiếu được sử dụng là viên nang mềm Pharmaton liều 242 mg/kg và viên nang mềm
Koligin- S liều 174 mg/kg.
Kết quả: Ở thời điểm sau 60 phút dùng thuốc, viên nang mềm Saphraton liều 143 mg/kg thể hiện tác dụng
phục hồi sức tức thời (T60/T0 = 115,44%), tuy nhiên tác dụng này yếu hơn cả hai loại thuốc đối chiếu. Ở thời điểm
sau 7 ngày và 14 ngày cho uống, tỷ lệ thời gian bơi so với thời gian bơi lần đầu ở lô thử uống viên nang mềm
Saphratonliều 143 mg/kg (lần lượt 690,69% và 613,33%) tương đương với thuốc đối chiếu Pharmaton liều 242
mg/kg và tăng khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chiếu Koligin - S liều 174 mg/kg.
Kết luận: Viên nang mềm Saphraton liều 143 mg/kg thể hiện tác dụng phục hồi sức tức thời sau 60 phút
cũng như tác dụng tăng lực sau 7 ngày và 14 ngày dùng thuốc. Bên cạnh đó, viên nang mềm Saphraton có tác
dụng tăng lực tốt hơn Koligin- S và tương đương với Pharmaton ở thời điểm 7 ngày và 14 ngày thử nghiệm.
Từ khóa: Viên nang mềm Saphraton, tác dụng tăng lực.
ABSTRACT
STUDY ON ANTI-FATIGUE EFFECT OF SAPHRATON CAPSULE ON MOUSE
(MUS MUSCULUS VAR. ALBINO)
Nguyen Linh Nhan, Trinh Minh Thien, Tran My Tien, Nguyen Thi Ngoc Đan, Duong Thi Mong Ngoc,
Trương Thị Phương Lan * Ho Chi Minh City Journal Of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 45 – 50
Objectives: This work studied on anti-fatigue effects in mice of Saphraton capsule for development of a
product used in treatment of fatigue.
Materials and Methods: The Brekhman’s mouse forced swimming test was used to study on anti-fatigue
effect of Saphraton capsule. The test dose was based on human dose of 1 capsule/day corresponding to dose of 143
mg/kg body weight in mice. The reference groups were Pharmaton and Koligin capsules at the doses of 242 mg/kg
and 174 mg/kg, respectively.
Results: After 60 minutes treatment, mice treated with Saphraton capsules at 143 mg/kg dose (T60/T0 =
115.44%) showed an immediate ant-fatigue effect less than that of two positive controls. On the day 7 and 14, the
mice treated with Saphraton capsules at 143 mg/kg had similar swimming time/first swimming time ratio
(sequence 690.69% và 613.33%) to 242 mg/kg dose of Pharmaton group. This ratio was statistically significant
higher than 174 mg/kg dose of Koligin group.
* Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh ** Công ty TNHH Sâm Sâm
Tác giả liên lạc: DS. Trương Thị Phương Lan ĐT: 0913949239 Email: lansgtqn@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
46
Conclusions: The product did exhibite ant-fatigue effects at 143 mg/kg dose in mice after 60 minutes
treatment as well as 7 days and 14 days treatment. In addition, the anti-fatigue effect of Saphraton capsules was
better than Koligin-S and as well as Pharmaton after 7 days as well as 14 days treatment.
Keywords: Saphraton capsules, anti-fatigue effect.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại
hóa ngày nay, khi nền kinh tế ngày càng phát
triển mạnh mẽ thì một trong số những vấn đề
đáng báo động hiện nay là tình trạng suy nhược
cả về thể chất lẫn tinh thần của con người do rất
nhiều nguyên nhân như ô nhiễm môi trường,
thói quen sinh hoạt không hợp lý, sức ép từ công
việc. Vì thế, một trong những xu hướng chăm
sóc sức khỏe cộng đồng ngày nay là hướng đến
việc sử dụng các loại dược liệu hoặc chế phẩm
nguồn gốc từ dược liệu có tác dụng bồi bổ cơ thể,
chống nhược sức nhưng vẫn an toàn khi sử
dụng lâu dài. Và sâm Việt Nam (sâm Ngọc Linh
(Panax vietnamensis Ha et Grushv.) là một trong
số những dược liệu đặc hữu của Việt Nam với
những tác dụng dược lý đã và đang được quan
tâm phát triển. Theo những nghiên cứu trên
động vật, hoạt chất của Sâm Ngọc Linh có tác
dụng tốt lên hệ thần kinh trung ương, chống
stress tâm lý và vật lý, chống trầm cảm, tăng sinh
lực, tăng khả năng thích ứng, kích thích khả
năng miễn dịch, kháng u và chống oxy
hóa(2,6,8). Bên cạnh đó, Đinh lăng lá nhỏ
(Polyscias fruticosa (L.) Harms) cũng là một trong
những dược liệu gần gũi với người dân Việt
Nam thuộc họ Nhân sâm (Araliaceae) với nhiều
tác dụng dược lý như tăng lực - chống nhược
sức, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch, chống
trầm cảm, đã và đang rất được quan tâm
nghiên cứu, phát triển và ứng dụng.
Từ những cơ sở khoa học nêu trên, viên
nang Saphraton đã được bào chế với từ các
thành phần chiết xuất từ Sâm Ngọc Linh và
Đinh lăng lá nhỏ nhằm hướng đến mục tiêu
chăm sóc sức khỏe cộng đồng bằng nguồn
dược thảo của quốc gia để cạnh tranh, thay thế
các chế phẩm ngoại nhập với giá thành cao
hiện nay trên thị trường.
PHƯƠNG TIỆN-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Viên nang mềm Saphraton được sản xuất
vào ngày 23 tháng 8 năm 2017 và đã được xây
dựng tiêu chuẩn cơ sở cho viên nang mềm tại
Công ty TNHH Sâm Sâm với thành phần chính
trong công thức là cao chiết từ Sâm Ngọc Linh và
Đinh lăng lá nhỏ. Liều thử nghiệm dựa trên liều
dự kiến sử dụng cho người là 1 viên/ ngày, quy
đổi sang liều trên chuột thử nghiệm là 143 mg/kg
thể trọng chuột.
Động vật nghiên cứu
Các thử nghiệm được thực hiện trên chuột
nhắt trắng đực chủng Swiss albino, trọng lượng
trung bình 25 ± 2 g, được cung cấp bởi Viện Vắc
xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang. Chuột được
nuôi bằng thực phẩm viên được cung cấp bởi
Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang, với
nước uống đầy đủ. Thể tích cho uống là 0,1
ml/10 g thể trọng chuột.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế thực nghiệm, đo lường độc lập.
Nghiệm pháp chuột bơi kiệt sức của
Brekhman (Swimming test, cải tiến để áp
dụng trên chuột nhắt trắng) được chọn để
khảo sát tác dụng tăng lực của các chế phẩm
từ dược liệu(1,5). Phương pháp chuột bơi thuận
tiện, đơn giản giúp đánh giá tình trạng chống
mệt mỏi, phục hồi sức lực của động vật thử
nghiệm sau liều uống duy nhất của mẫu thử
hay đánh giá tác dụng tăng lực sau 7 - 14 ngày
uống liên tục mẫu thử.
Chuột được mang vào đuôi gia trọng bằng
5% thể trọng, cho chuột bơi trong thùng nước có
dung tích 20 lít, đường kính 30 cm, chiều cao cột
nước 25 cm, nhiệt độ 29 1oC. Chuột được cho
bơi lần 1, thời gian bơi tính từ khi chuột được thả
vào thùng nước, bơi đến khi chìm khỏi mặt nước
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
47
20 giây và không trồi lên được nữa, lúc đó vớt
chuột ra lau khô. Ghi nhận thời gian bơi lần 1
(T0). Chọn những chuột có thời gian bơi 15 phút
< x < 60 phút. Cho chuột nghỉ 5 phút, chia ngẫu
nhiên các lô thí nghiệm như sau:
Lô chứng: cho uống nước cất.
Lô thử: cho uống Saphraton liều 143 mg/kg.
Lô đối chiếu 1: cho uống Pharmaton liều 242
mg/kg (chọn liều quy đổi dựa trên liều dùng cho
người theo chỉ định của nhà sản xuất là Swiss
Caps AG, Husenstrasse 35, Kirchberg CH-9533,
Thụy Sĩ)
Lô đối chiếu 2: cho uống Koligin liều 174
mg/kg (chọn liều quy đổi dựa trên liều dùng cho
người theo chỉ định của nhà sản xuất là Korea
Ginseng Bio-Science Co., LTD.)
Một giờ sau khi cho chuột uống mẫu thử
nghiệm, ghi nhận thời gian bơi lần 2 (T60phút).
Chuột được tiếp tục cho uống nước cất, các mẫu
thử nghiệm liên tục (mỗi ngày một lần vào một
giờ nhất định) đến ngày thứ 7 và 14 tiến hành
cho chuột bơi lần 3 (T7 ngày) và lần 4 (T14 ngày).
Đánh giá kết quả
Đánh giá tác dụng tăng lực bằng so sánh
thống kê giữa các lô thử và lô chứng các chỉ tiêu:
Thời gian bơi (phút): Tỉ lệ phần trăm của
thời gian bơi sau khi uống cao thử nghiệm
(T60phút, T7 ngày, T14 ngày) so với thời gian bơi lần 1
(T0), được tính theo công thức:
X% = (Tt/T0) × 100
Nếu T60 phút / T0 (%) của lô thử lớn hơn T60 phút /
T0 (%) của lô chứng: mẫu thử nghiệm có tác dụng
hồi phục sức.
Nếu T7 ngày / T0 (%) của lô thử lớn hơn T7 ngày /
T0 (%) của lô chứng: mẫu thử nghiệm có tác
động tăng lực sau 7 ngày.
Nếu T14 ngày / T0 (%) của lô thử lớn hơn T14 ngày /
T0 (%) của lô chứng: mẫu thử nghiệm có tác
động tăng lực sau 14 ngày.
Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung
bình: M ± SEM (Standard Error of the Mean – sai
số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống kê
dựa vào phép kiểm One –Way ANOVA và hậu
kiểm bằng Student-Newman-Keuls test (phần
mềm SigmaStat-3.5). Kết quả thử nghiệm đạt ý
nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% khi p < 0,05.
KẾT QUẢ
Thời gian bơi
Ở thời điểm trước thử nghiệm, thời gian
bơi T0 giữa các lô chứng, thử nghiệm và đối
chiếu không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống
kê (p < 0,05).
Ở cả ba thời điểm thử nghiệm, lô đối chiếu
cho uống Pharmaton liều 242 mg/kg và Koligin
liều 174 mg/kg đều có thời gian bơi tăng đạt ý
nghĩa thống kê so với lô chứng uống nước cất.
Như vậy, Pharmaton và Koligin ở liều đã chọn
đạt yêu cầu để sử dụng làm lô đối chiếu.
Saphraton liều 143 mg/kg có thời gian bơi T60
phút tăng khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng. Lô cho uống Pharmaton liều 242 mg/kg
và Koligin liều 174 mg/kg có thời gian bơi tăng
đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng và thời
điểm bơi lần 1 (T0). Chứng tỏ Saphraton có tác
dụng phục hồi sức sau khi dùng 60 phút.
Sau 7 ngày, Saphraton liều 143 mg/kg,
Pharmaton liều 242 mg/kg và Koligin liều 174
mg/kg có thời gian bơi tăng đạt ý nghĩa thống kê
so với lô chứng và so với thời điểm bơi lần 1 (T0).
Về thời gian bơi, lô Saphraton không khác biệt so
với lô Pharmaton (p < 0,05) nhưng cao hơn có ý
nghĩa thống kê so với lô Koligin (p < 0,05). Như
vậy, Saphraton liều 143 mg/kg có tác dụng tăng
lực tương đương Pharmaton liều 242 mg/kg và
tốt hơn Koligin liều 174 mg/kg.
Sau 14 ngày, thời gian bơi ở lô Saphraton liều
143 mg/kg tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô
chứng và so với thời điểm bơi lần 1 (p < 0,05). Lô
đối chiếu Pharmaton liều 242 mg/kg và Koligin
liều 174 mg/kg cũng có thời gian bơi tăng đạt ý
nghĩa thống kê so với lô chứng và so với thời
điểm bơi lần 1 (p < 0,05); giữa 2 lô này có tác
dụng tương đương nhau (p > 0,05). Thời gian bơi
ở lô Saphraton khác biệt không đáng kể so với lô
Pharmaton và Koligin (p > 0,05). Như vậy,
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
48
Saphraton liều 143 mg/kg có tác dụng tăng lực
tương đương Pharmaton liều 242 mg/kg và
Koligin liều 174 mg/kg (Bảng 1).
Tỉ lệ % thời gian bơi
Sau khi dùng thuốc 60 phút, tỉ lệ thời gian
bơi của lô Saphraton liều 143 mg/kg, Pharmaton
liều 242 mg/kg và Koligin-S liều 174 mg/kg tăng
đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng; chứng tỏ
các mẫu thử có tác dụng hồi phục tức thời
nhưng kết quả của lô Saphraton thấp hơn có ý
nghĩa thống kê so với lô Pharmaton và Koligin
(p < 0,05); chứng tỏ Saphraton có tác dụng hồi
phục sức tức thời nhưng không bằng Pharmaton
và Koligin-S.
Sau 7 và 14 ngày, Saphraton liều 143
mg/kg, Pharmaton liều 242 mg/kg và Koligin
liều 174 mg/kg có tỉ lệ thời gian bơi tăng đạt ý
nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,05);
chứng tỏ cả 3 mẫu đều có tác dụng tăng lực. Tỉ
lệ thời gian bơi của lô Saphraton cao hơn lô
Koligin-S đạt ý nghĩa thống kê (p < 0,05)
nhưng không khác biệt so với lô Pharmaton (p
> 0,05). Như vậy, viên nang mềm Saphraton
thể hiện tác dụng tăng lực tốt hơn viên
Koligin-S và tương đương với viên Pharmaton
(Bảng 2).
Bảng 1. Thời gian bơi (phút) của chuột tại các thời điểm ở các lô thử nghiệm
Lô (n = 10) Liều (viên/kg) T0 T60 phút T7 ngày T14 ngày
Chứng - 28,70 ± 3,00
19,80 ± 2,98 27,00 ± 2,26 29,90 ± 2,45
Saphraton 143 mg/kg 26,25 ± 2,56 28,50 ± 1,64
*
178,50 ± 1,24
*$
152,63 ± 12,19
*$
Pharmaton 242 mg/kg 29,20 ± 2,62 48,60 ± 5,02
*$
173,00 ± 7,00
*$
180,00 ± 0,00
*$
Koligin-S 174 mg/kg 30,00 ± 1,02 59,20 ± 7,90
*$
146,40 ± 11,45
*$
124,00 ± 16,41
*$
*: p < 0,05 so với lô chứng trong cùng thời điểm
#: p < 0,05 so với lô đối chiếu Pharmaton trong cùng thời điểm
$: p < 0,05 so với thời điểm bơi lần 1(T0) trong cùng lô thử nghiệm.
Bảng 2. Tỉ lệ % thời gian bơi ở các thời điểm thử nghiệm so với trước thử nghiệm
Lô (n = 10) Liều (mg/kg) T60 phút/T0 T7 ngày/T0 T14 ngày/T0
Chứng - 69,24 ± 9,62 107,31 ± 16,95 110,75 ± 10,08
Saphraton 143 115,44 ± 12,15*
#
690,69± 71,86* 613,33 ± 75,68*
Pharmaton 242 189,25 ± 35,11* 639,95 ± 70,47*
669,11 ± 68,11*
Koligin-S 174 202,06 ± 29,32* 491,85 ± 38,73*
#
408,21 ± 49,61*
#
*: p < 0,05 so với lô chứng #: p < 0,05 so với lô đối chiếu Pharmaton
BÀN LUẬN
Pharmaton được xem là một trong những
dược phẩm có tác dụng khắc phục tình trạng
kiệt sức, mệt mỏi; mỗi viên Pharmaton chứa 40
mg nhân sâm đã được tiêu chuẩn hóa, 2-
Dimethylaminoethanol hydrogentartrat 26mg,
vitamin A 4000 IU, vitamin D2 400 IU, vitamin E
10 mg, vitamin B1 2 mg, vitamin B2 2 mg, vit B6
1 mg, vit B12 1 mcg, Canxi pantothenate 10 mg,
vitamin PP 15mg, vitamin C 60 mcg, rutoside
trihydrate 20 mg, Fluorine 0,2 mg, Kali 8mg,
Đồng 1 mg, Mangan 1 mg, Magie 10 mg, Sắt 10
mg, Kẽm 1mg, Canxi 90,3 mg, Phosphor 70 mg,
Lecithin 66 mg.
Trong nghiên cứu này, viên Pharmaton được
sử dụng làm thuốc đối chiếu để đánh giá tác
dụng tăng lực trên chuột thí nghiệm của mẫu
thử. Bên cạnh đó, viên nang mềm Koligin cũng
được sử dụng làm thuốc đối chiếu trong đề tài
này không chỉ để so sánh, nhận định tác dụng
của mẫu thử mà còn nhằm mục đích so sánh tác
dụng tăng lực chống nhược sức với viên
Pharmaton.
Koligin là một trong những thực phẩm chức
năng của Hàn Quốc với 4 thành phần chủ yếu là
nhân sâm, nấm linh chi, nhung hươu, sữa ong
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
49
chúa, cùng các vitamin và khoáng chất; có tác
dụng bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể trạng, chống
nhược sức. Ngoài ra, Koligin còn có tác dụng hỗ
trợ điều trị một số bệnh lý tim mạch, điều hòa
cholesterol, chống oxy hóa, giảm stress.
Viên nang mềm Saphraton thể hiện tác dụng
tăng lực – chống nhược sức tương đương với
thuốc đối chiếu Pharmaton và tốt hơn viên
Koligin. Điều này có thể được giải thích dựa vào
hai thành phần chính trong công thức bào chế
viên nang mềm Saphraton là Sâm Việt Nam và
Đinh lăng lá nhỏ.
Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) đã được
ứng dụng lâm sàng trên nhiều bệnh lý khác
nhau, trong đó có vấn đề suy nhược cơ thể.
Đến nay, 52 hợp chất saponin được phân lập
từ Sâm Việt Nam (Sâm Ngọc Linh) và xác định
cấu trúc hóa học, trong đó 26 hợp chất có cấu
trúc đã biết như ginsenoside Rb1 (G-Rb1), Rb2
(G-Rb2), Rd (G-Rd), Re (G-Re), Rg1 (G-Rg1)
thường thấy ở Sâm Triều Tiên, Sâm Mỹ, Sâm
Nhật Bản và 26 saponin mới, được gọi là vina-
ginsenoid-R1, vina-ginsenoid-R2, vina-
ginsenoid-R25, 20-O-methyl ginsenosid-Rh1
và đặc biệt là hợp chất majonosid-R2; cùng các
hợp chất polyacetylen, sterol, acid amin, acid
béo và nguyên tố vi lượng(2,8).
Theo nghiên cứu của Võ Xuân Minh và cộng
sự (1991) khảo sát hàm lượng saponin toàn phần
trong các bộ phận của cây Đinh lăng: rễ (0,49%),
vỏ rễ (1,00%), lõi rễ (0,11%) và lá (0,38%)(7). Bên
cạnh đó, Đinh lăng còn có alkaloid, glycosid, các
vitamin B1, B2, B6, vitamin C, phytosterol và 20
loại acid amin(4).
Những nghiên cứu khoa học trước đây về
Đinh lăng tại Trung tâm Sâm và Dược liệu
TP.HCM cho thấy cao Đinh lăng có tác dụng làm
gia tăng vận động tự nhiên và thể hiện tác dụng
tăng lực – chống nhược sức trên hai thực nghiệm
chuột bơi kiệt sức của Brekhman và chuột leo
dây của Cabureb. Cao phối hợp rễ và lá Đinh
lăng làm tăng thể trọng của súc vật thử nghiệm,
không thể hiện những tác dụng phụ gây ảnh
hưởng đến chức năng sinh lý của chuột như
công thức máu, chỉ số protein toàn phần hoặc
không xuất hiện những thay đổi bất thường
trong cấu trúc gan, tim và thận(3,7). Thành phần
hóa thực vật trong cả hai loại dược liệu nói
chung và saponin nói riêng có thể xem là yếu tố
quyết định tác dụng tăng lực – chống nhược sức
của viên nang mềm Saphraton. Sự phối hợp hai
dược liệu này đã góp phần làm tăng tác dụng
tăng lực của chế phẩm tốt hơn viên Koligin và
tương đương với viên nang Pharmaton.
Từ đó, cho thấy khả năng ứng dụng viên
nang mềm Saphraton trong chăm sóc sức khỏe
cộng đồng và có khả năng thay thế một số chế
phẩm nhập ngoại hiện nay trên thị trường.
KẾT LUẬN
Viên nang mềm Saphraton liều 143 mg/kg
tương đương với liều sử dụng trên người là 1
viên/ngày thể hiện tác dụng phục hồi sức tức
thời và tác dụng tăng lực sau 7 ngày, 14 ngày
dùng thuốc.
Viên nang mềm Saphraton có tác dụng tăng
lực tốt hơn viên nang mềm Koligin-S và tương
đương với viên nang mềm Pharmaton ở thời
điểm 7 ngày và 14 ngày thử nghiệm.
LỜI CẢM ƠN: Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự
tài trợ kinh phí của Công ty TNHH Sâm Sâm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brekhman II, Dardymov IV (1969). Pharmacological
investigation of glycoside from Ginseng and Eleutherococcus.
Lioydi; 32(1):46 – 51.
2. Becker K, Francis G, Kerem Z and Makkar HPS (2002). “The
biological action of saponins in animal systems: a review”.
British Journal of Nutrition; 88(06): 587.
3. Nguyen Thi Thu Huong (2002). “Adaptogenic Effect of
Vietnamese Medicinal Plants”. Proceeding of 2002 International
Symposium of Traditional Korean Medicine, 116-130.
4. Nguyễn Thị Thu Hương, Lương Kim Bích, Nguyễn Thới Nhâm
(2001). “Tác dụng dược lý của cao toàn phần chiết xuất từ rễ và
lá Đinh lăng (Polyscias fruticosa Harms. Araliaceae)”. Công
trình nghiên cứu Khoa học 1987-2000. Chủ biên: Viện Dược liệu.
Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 241-244.
5. Nguyễn Thượng Dong, Trần Công Luận và Nguyễn Thị Thu
Hương (2007). Sâm Việt Nam và một số cây thuốc họ nhân sâm.
Nhà Xuất Bản Khoa Học và Kĩ Thuật, 148-262.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
50
6. Viện Dược liệu (2006). Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược
lý của thuốc từ dược thảo. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 295-296,
385-386.
7. Võ Xuân Minh (1991), “Góp phần tìm hiểu về thành phần hóa học
và dạng bào chế của cây Đinh lăng”. Tạp chí Dược học; 3: 19-21
8. Yamasaki K (2000). “Bioactive saponins in Vietnamese ginseng,
Panax vietnamensis”. Pharmaceutical biology; 38(1): 16–24.
Ngày nhận bài báo: 25/04/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45_1_4082_2168762.pdf