Tài liệu Tác dụng hướng estrogen của viên nang cứng từ lá chùm ngây (moringa oleifera lam.) trên chuột nhắt trắng bị cắt buồng trứng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
83
TÁC DỤNG HƯỚNG ESTROGEN CỦA VIÊN NANG CỨNG
TỪ LÁ CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG BỊ CẮT BUỒNG TRỨNG
Nguyễn Thị Thu Hương*, Mai Thành Chung*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Viên nang cứng từ lá Chùm ngây (trồng tại tỉnh An Giang) được nghiên cứu thực
nghiệm tác dụng estrogen với mục đích cung cấp các dữ liệu khoa học cho ứng dụng lá Chùm ngây trong việc
nâng cao chất lượng sống của phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng cái chủng Swiss albino được cắt bỏ 2 buồng
trứng (gây giảm năng sinh dục) sau 15 ngày được chia ngẫu nhiên thành các lô chứng (uống nước cất), lô thử
(uống viên nang Chùm ngây) và lô đối chiếu (uống estradiol valerat). Sau 15 ngày dùng thuốc, giải phẫu cân
trọng lượng tử cung và định lượng nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương. Tiến hành song song với các lô
chuột bình thường.
Kết quả: Viên nang ...
5 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng hướng estrogen của viên nang cứng từ lá chùm ngây (moringa oleifera lam.) trên chuột nhắt trắng bị cắt buồng trứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
83
TÁC DỤNG HƯỚNG ESTROGEN CỦA VIÊN NANG CỨNG
TỪ LÁ CHÙM NGÂY (MORINGA OLEIFERA LAM.)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG BỊ CẮT BUỒNG TRỨNG
Nguyễn Thị Thu Hương*, Mai Thành Chung*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Viên nang cứng từ lá Chùm ngây (trồng tại tỉnh An Giang) được nghiên cứu thực
nghiệm tác dụng estrogen với mục đích cung cấp các dữ liệu khoa học cho ứng dụng lá Chùm ngây trong việc
nâng cao chất lượng sống của phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chuột nhắt trắng cái chủng Swiss albino được cắt bỏ 2 buồng
trứng (gây giảm năng sinh dục) sau 15 ngày được chia ngẫu nhiên thành các lô chứng (uống nước cất), lô thử
(uống viên nang Chùm ngây) và lô đối chiếu (uống estradiol valerat). Sau 15 ngày dùng thuốc, giải phẫu cân
trọng lượng tử cung và định lượng nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương. Tiến hành song song với các lô
chuột bình thường.
Kết quả: Viên nang Chùm ngây ở liều uống 1 và 2 viên/kg trọng lượng chuột (tương đương với liều được
quy đổi trên người là 4 - 8 viên/ngày) không ảnh hưởng trên trọng lượng tử cung của chuột bình thường và
chuột giảm năng sinh dục. Trên chuột bình thường, viên nang Chùm ngây không ảnh hưởng trên nồng độ 17β-
estradiol trong huyết tương chuột. Trên chuột giảm năng sinh dục, viên nang Chùm ngây liều 2 viên/kg làm tăng
nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương (tăng 56,15%), đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng giảm năng sinh
dục và phục hồi về giá trị sinh lý.
Kết luận: Viên nang từ lá Chùm ngây ở liều uống 2 viên/kg trọng lượng chuột thể hiện tác dụng estrogen
qua việc phục hồi nồng độ estradiol trong huyết tương chuột nhắt trắng cái bị giảm năng sinh dục do cắt 2 buồng trứng.
Từ khóa: Lá Chùm ngây, chuột cắt bỏ buồng trứng, tác dụng estrogen.
ABSTRACT
THE ESTROGENIC EFFECTS OF HARD CAPSULE FROM MORINGA OLEIFERA LEAVES IN
OVARIECTOMIZED MICE
Nguyen Thi Thu Hương, Mai Thanh Chung
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 5- 2018: 83 – 87
Objectives: Moringa capsules made from Moringa oleifera leaves harvested in An Giang province were
subjected to study its estrogenic effects in order to provide scientific data for the application of Moringa oleifera
leaves as nutraceutical in the life quality of premenopausal/menopause women.
Methods: 15-day after ovariectomy, female Swiss albino mice were randomly divided into control groups
(distilled water), test groups (Moringa capsules) or positive control groups (estradiol valerate). After 15-day
administration, the uterus weights and plasma 17β-estradiol levels were determined.
Results: Moringa capsules at the oral dose of 1 to 2 capsules/kg mouse body weight (equivalent to 4 to 8
capsules/day on human dosage based on conversion coefficient) did not effect on the uterus weights of naïve mice
and ovariectomized mice. Moringa capsules did not change plasma 17β-estradiol levels in naïve mice. In
ovariectomized mice, Moringa capsules at dose of 2 capsules/kg elevated plasma 17β-estradiol levels reached
Trung Tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh - Viện Dược liệu
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hương ĐT: 02838274377 Email: huongsam@hotmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
84
56.15% significant increase as compared to ovariectomized controls and restored to the normal values.
Conclusions: Moringa capsules at dose of 2 capsules/kg mouse body weight had estrogenic effect by the
increase of plasma 17β-estradiol levels in ovariectomized mice.
Keywords: Moringa oleifera leaves, ovariectomized mice, estrogenic effect.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh là một sự
chuyển tiếp tự nhiên mà tất cả phụ nữ phải trải
qua trong cuộc đời, xảy ra do sự suy giảm chức
năng buồng trứng dẫn đến việc sản xuất hormon
sinh dục nữ (estrogen) bị giảm. Theo Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO), độ tuổi mãn kinh trung bình
của phụ nữ là 51 tuổi và khoảng tuổi phổ biến
nhất mà phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh là 48 -
55 tuổi. Trong giai đoạn này cơ thể người phụ nữ
có nhiều thay đổi, rối loạn tâm sinh lý và tăng
nguy cơ các bệnh lý khác. Liệu pháp hormon
thay thế giúp cải thiện các rối loạn này và nâng
cao chất lượng sống của người phụ nữ nhưng
cũng dẫn đến nhiều tác dụng phụ có thể gây
nguy hiểm(1). Do đó, việc tìm đến các
phytoestrogen trong tự nhiên, có tính an toàn
đang là xu hướng phổ biến hiện nay.
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) là
một trong số những thảo dược có giá trị trong
chữa bệnh cũng như bổ sung dinh dưỡng cho cơ
thể. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng
cho thấy bột lá và các cao chiết từ lá Chùm ngây
có tác dụng bảo vệ tế bào theo hướng chống tổn
thương oxy hóa, tác dụng kháng viêm, giảm
đau, chống loét dạ dày, tác dụng hạ huyết áp,
tăng cường miễn dịch, tác dụng ổn định đường
huyết và điều hòa rối loạn lipid máu(11). Ở Việt
Nam, lá Chùm ngây được sử dụng như là một
thức uống dinh dưỡng hơn là tạo những sản
phẩm theo hướng hỗ trợ điều trị. Nghiên cứu
trước đây của Trung tâm Sâm và Dược liệu
TP.HCM cho thấy các cao chiết từ lá Chùm ngây
(được thu hái tại Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang)
thể hiện tác dụng nội tiết tố sinh dục nữ (tác
dụng kiểu estrogen)(2,7), tác dụng tăng lực, bảo vệ
gan trước tổn thương gan thực nghiệm gây bởi
paracetamol(5) và tác dụng điều hòa đường huyết
trên chuột nhắt cái bị cắt buồng trứng và có bệnh
cảnh tăng đường huyết(4). Nghiên cứu gần đây
đã chứng minh tác dụng hạ đường huyết và
điều hòa lipid máu của chế phẩm từ lá Chùm
ngây (viên nang Chùm ngây)(3,6). Kế thừa các kết
quả nghiên cứu về Chùm ngây, đề tài này được
thực hiện nhằm khảo sát tác dụng estrogen của
viên nang Chùm ngây trên chuột nhắt trắng cái.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Viên nang cứng Chùm ngây được bào chế ở
quy mô pilot từ cao chiết cồn lá Chùm ngây (cao
chiết đã được tiêu chuẩn hóa với hàm lượng
isoquercitrin là 0,263%) và đạt tiêu chuẩn cơ sở
của Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp. Hồ Chí
Minh. Chế phẩm từ lá Chùm ngây được khảo sát
ở các liều tương đương với liều dự kiến sử dụng
trên người tính theo hệ số quy đổi là 1 viên và 2
viên/kg trọng lượng chuột.
Động vật nghiên cứu
Chuột nhắt trắng cái, chủng Swiss albino, 5 - 6
tuần tuổi, được cung cấp bởi Viện Vắc xin và
Sinh phẩm Y tế – TP. Nha Trang. Chuột được
nuôi bằng thực phẩm viên, nước uống đầy đủ và
được để ổn định ít nhất một tuần trước khi thử
nghiệm. Chuột được cho uống mẫu thử với thể
tích là 10 ml/kg trọng lượng chuột.
Gây mô hình chuột nhắt trắng giảm năng sinh
dục
Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm, đo
lường độc lập đánh giá sự thay đổi trọng
lượng tử cung và nồng độ 17β-estradiol trong
huyết tương của chuột bị cắt 2 buồng trứng
(giảm năng sinh dục) so với chứng sinh lý
(chuột bình thường). Tác dụng của cao chiết
trên các thay đổi này được so sánh thống kê
với lô chứng (không điều trị) và với lô thuốc
đối chiếu (estrogen tổng hợp).
Chuột nhắt cái được gây mê bằng ether,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
85
dùng chỉ cột một phần ống dẫn trứng lại sau đó
cắt bỏ 2 buồng trứng. Khâu vết mổ bằng chỉ vô
trùng và sát trùng vết thương bằng dung dịch
cồn iod (Povidine®). Chuột sau khi cắt buồng
trứng được chăm sóc và để ổn định trong 2 tuần.
Sau 2 tuần, khảo sát vết phết dịch nhờn âm đạo
trong 5 ngày để xác định chuột đã bị cắt bỏ hoàn
toàn buồng trứng. Loại bỏ các động vật có các
vết phết động dục dương tính (giai đoạn estrus)
trong 3 ngày cuối(8).
Tác động kiểu estrogen của cao Chùm ngây
được đánh giá qua sự thay đổi trọng lượng tử
cung ở chuột bình thường và ở chuột bị cắt 2
buồng trứng. Chuột bình thường và chuột bị
giảm năng sinh dục được chia lô (n = 8-10) và
được cho uống nước cất (lô chứng), viên nang
Chùm ngây (lô thử) hay Progynova® (chứa
estradiol valerat 2 mg/viên, Bayer Co. Germany;
lô đối chiếu) trong 15 ngày. 24 giờ sau lần dùng
thuốc cuối cùng, giải phẫu và xác định trọng
lượng tử cung [g %, (Trọng lượng tử cung/trọng
lượng chuột) x 100]. Song song, lấy máu tĩnh
mạch đuôi chuột đem định lượng nồng độ 17β-
estradiol trong huyết tương theo protocol của bộ
Kit ELISA của Genway Ltd. Co., USA.
Định lượng 17β-estradiol trong huyết tương
bằng kỹ thuật ELISA
Bảng 1. Quy trình định lượng (theo hướng dẫn của
Bộ kit E2-EASIA, Genway Ltd. Co., USA)
Calibrator
(µL)
Mẫu huyết
tương (µL)
Chuẩn (calibrator)
Mẫu
Estradiol-HRP
Anti-estradiol
50
-
50
50
-
50
50
50
Ủ trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng và lắc ngang liên tục ở 700
rpm. Hút bỏ toàn bộ thể tích trong mỗi giếng. Rửa 5 lần với
0,4 ml dung dịch rửa (Wash Buffer)
Dung dịch cơ chất
TMB (Tetramethylbenzidine)
200 µL 200 µL
Ủ trong 30 phút ở nhiệt độ phòng và lắc ngang liên tục ở
700 rpm
H2SO4 1,8 N 50 µL 50 µL
Đọc độ hấp thu ở bước sóng 450 nm trong vòng 1 giờ sau
khi thêm dung dịch dừng phản ứng.
Nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương
chuột được nội suy từ phương trình logarithm: y
= 89,16e-0,00x với R² = 0,986.
Đánh giá kết quả
Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung
bình: M ± SEM (Standard error of the mean – sai
số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống kê
dựa vào phép kiểm One–Way ANOVA và
Student-Newman-Keuls test (phần mềm
SigmaStat 3.5, Systat Software, Inc., USA.). Kết
quả thử nghiệm đạt ý nghĩa thống kê với độ tin
cậy 95% khi p < 0,05 so với lô chứng.
KẾT QUẢ-BÀN LUẬN
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy trọng lượng tử
cung của lô chứng giảm năng sinh dục giảm
42,95%, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
bình thường. Estradiol valerat làm tăng trọng
lượng tử cung của chuột bình thường và chuột bị
gây giảm năng sinh dục (p < 0,001). Viên nang
Chùm ngây không ảnh hưởng trên trọng lượng
tử cung của chuột bình thường và chuột giảm
năng sinh dục, cho thấy chế phẩm chưa thể hiện
tác dụng kiểu estrogen trên sự phát triển của tử
cung chuột.
Bảng 2. Trọng lượng tử cung của chuột bình thường
và chuột bị gây giảm năng sinh dục sau dùng thuốc
15 ngày
Lô
(n=10)
Trọng lượng tử cung (g%)
Chuột bình
thường
Chuột giảm năng
sinh dục
Chứng 0,156 ± 0,008 0,089 ± 0,011
###
Viên nang Chùm ngây
(1 viên/kg)
0,141 ± 0,006 0,107 ± 0,013
##
Viên nang Chùm ngây
(2 viên/kg)
0,148 ± 0,005
0,064 ± 0,004
###
Estradiol valerat 0,5
mg/kg
0,608 ± 0,057
###
0,219 ± 0,013
***
(##) p < 0,01, (###) p < 0,001 so với lô chứng bình thường.
(***) p< 0,001 so với lô chứng giảm năng sinh dục.
Kết quả Bảng 3 cho thấy lô chứng giảm năng
sinh dục có nồng độ 17β-estradiol trong huyết
tương giảm 45,91%, đạt ý nghĩa thống kê so với
lô chứng bình thường. Estradiol valerat làm tăng
nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương của
chuột bình thường và chuột giảm năng sinh dục
(p < 0,001). Trên chuột bình thường, viên nang
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018
86
Chùm ngây không ảnh hưởng trên nồng độ 17β-
estradiol trong huyết tương chuột.
Lô chuột giảm năng sinh dục và được cho
uống viên nang Chùm ngây liều 1 viên/kg có
nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương không
khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
giảm năng sinh dục và khác biệt đạt ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bình thường, cho thấy
viên nang Chùm ngây ở liều này chưa thể hiện
tác dụng trên sự suy giảm nồng độ 17β-estradiol
trong huyết tương chuột bị cắt 2 buồng trứng.
Nồng độ 17β-estradiol trong huyết tương của lô
chuột giảm năng sinh dục và được cho uống
viên nang Chùm ngây liều 2 viên/kg tăng
56,15%, đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng
giảm năng sinh dục và phục hồi về giá trị sinh lý,
cho thấy viên nang Chùm ngây ở liều này thể
hiện tác dụng điển hình hơn liều 1 viên/kg trên
sự suy giảm nồng độ 17β-estradiol trong huyết
tương chuột bị cắt 2 buồng trứng (Bảng 3).
Bảng 3. Nồng độ 17β-estradiol của các lô chuột bình
thường và chuột bị gây giảm năng sinh dục sau dùng
thuốc 15 ngày
Lô
(n=10)
Nồng độ 17β-estradiol (pg/ml)
Chuột bình
thường
Chuột giảm năng
sinh dục
Chứng 27,36 ± 3,29 14,80 ± 0,083
###
Viên nang Chùm
ngây
(1 viên/kg)
24,86 ± 1,91 19,79 ± 2,40
#
Viên nang Chùm
ngây
(2 viên/kg)
24,61 ± 2,89
23,31 ± 2,22
**
(56,15%)
Estradiol valerat 0,5
mg/kg
57,58 ± 2,04
###
(110,45%)
61,57 ± 5,22
***
(316,0%)
(##) p < 0,01, (###) p < 0,001 so với lô chứng bình thường.
(*) p< 0,05, (***) p< 0,001 so với lô chứng giảm năng sinh dục.
(...): Tỷ lệ % tăng so với lô chứng tương ứng.
BÀN LUẬN
Các nghiên cứu in vivo để khảo sát tác dụng
kiểu estrogen của những phytoestrogen thường
lựa chọn các khảo sát trên loài gặm nhấm và trên
các đối tượng như: động vật chưa trưởng thành
(hoạt động của nội tiết tố sinh dục chưa hoàn
chỉnh), động vật bị hủy tuyến yên (cơ quan
trung ương điều hành hoạt động của các cơ quan
sinh dục) hay động vật bị gây giảm năng sinh
dục (động vật bị cắt hai buồng trứng để loại ảnh
hưởng của các estrogen nội sinh). Kết quả khảo
sát trước đây cho thấy cao Chùm ngây có tính an
toàn và có thể hiện tác dụng kiểu estrogen điển
hình trên mô học nội mạc tử cung chuột cống
trắng bị cắt hai buồng trứng với 70% số chuột có
sự xuất hiện ưu thế của tế bào biểu mô vảy,
tương tự như tác dụng của estrogen tổng hợp
estradiol valerat (100% số chuột có sự xuất hiện
ưu thế của tế bào biểu mô vảy). Kết quả mô học
nội mạc tử cung của lô chuột cống non uống cao
Chùm ngây có sự tăng sinh tế bào biểu mô vảy
nhanh hơn so với lô chứng uống nước cất (7). Kết
quả nghiên cứu của đề tài cũng tương đồng với
các nghiên cứu trước(9,10), cho thấy viên nang
Chùm ngây liều 2 viên/kg, uống trong 15 ngày
phục hồi sự suy giảm nồng độ 17β-estradiol
trong huyết tương chuột bị cắt 2 buồng trứng và
không gây ảnh hưởng trên nồng độ 17β-
estradiol trong huyết tương chuột bình thường.
Kết quả này cho thấy ưu điểm của viên nang
Chùm ngây so với estradiol valerat, một
estrogen tổng hợp thể hiện tác dụng estrogen
trên cả chuột bình thường và chuột giảm năng
sinh dục. Kết quả này hướng tới triển vọng ứng
dụng lâm sàng viên nang Chùm ngây để cải
thiện chất lượng sống của phụ nữ trong thời kỳ
tiền mãn kinh và mãn kinh, giúp hạn chế được
những tác dụng phụ không mong muốn của liệu
pháp hormon thay thế. Kết quả của đề tài còn
cho thấy viên nang Chùm ngây liều 2 viên/kg
sau 15 ngày uống không ảnh hưởng trên trọng
lượng tử cung chuột bình thường và chuột giảm
năng sinh dục. Tuy nhiên dựa vào kết quả khảo
sát độc tính bán trường diễn cho thấy viên nang
Chùm ngây liều 2 viên/kg sau 2 tháng uống làm
tăng trọng lượng buồng trứng-tử cung trên
chuột bình thường, có thể đặt ra giả thuyết là tác
dụng của viên nang Chùm ngây trên sự phát
triển tử cung chuột nhắt trắng chỉ xuất hiện sau
thời gian sử dụng dài.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học
87
KẾT LUẬN
Viên nang từ lá Chùm ngây ở liều uống 2
viên/kg trọng lượng chuột thể hiện tác dụng
estrogen qua việc phục hồi nồng độ estradiol
trong huyết tương chuột nhắt trắng cái bị giảm
năng sinh dục do cắt 2 buồng trứng.
LỜI CÁM ƠN: Bài báo này là một phần kết quả của đề tài Nghiên
cứu khoa học mã số 373.2015.9 thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
Tỉnh An Giang, được cấp kinh phí từ Ủy Ban Nhân dân tỉnh An
Giang theo Quyết định số 2572/QĐ ngày 13/11/2015.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cobin RH, Goodman NF; AACE Reproductive Endocrinology
Scientific Committee (2017). “American Association of Clinical
Endocrinologists (AACE)/American College of Endocrinology
(ACE) Position Statement on menopause-2017 update”. Endocr
Pract; 23(7):869-880.
2. Đỗ Minh Anh, Nguyễn Văn Nghi, Nguyễn Thị Thu Hương
(2012). “Tác dụng kiểu nội tiết tố sinh dục nữ của cao chiết từ lá
Chùm ngây“. Tạp chí Dược liệu; 17(2): 73-77.
3. Nguyễn Thị Thu Hương, Chung Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị
Ngọc Đan (2017). “Tác dụng điều hòa lipid máu của chế phẩm
từ lá Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trên chuột nhắt trắng bị
gây tăng lipid máu bằng tyloxapol”. Y học TP. Hồ Chí Minh;
21(6): 49-54.
4. Nguyen Thi Thu Huong, Huynh Nha Van, Le Quang Binh
(2013). “Hypoglycemic effects of Moringa oleifera leaves extract
on ovariectomized mice”. Proceedings of The Eighth Indochina
Conference; 676-680.
5. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Lĩnh
Nhân, Lý Hải Triều, Nguyễn Thị Ngọc Đan (2016). “Khảo sát
tác dụng tăng lực và bảo vệ gan của lá Chùm ngây (Moringa
oleifera Lam.) trên thực nghiệm”. Y học TP. Hồ Chí Minh; 20(6):
222-227.
6. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Hoàng Minh, Nguyễn Thị
Ngọc Đan (2017). “Nghiên cứu thực nghiệm tác dụng bảo vệ
gan của chế phẩm từ lá Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trên
tổn thương gan mạn do ethanol”. Y học TP. Hồ Chí Minh; 21(6):
125-130.
7. Nguyễn Thị Thu Hương, Phạm Thị Nguyệt Hằng, Đỗ Thị
Phương (2014). “Tác dụng của cao chiết cồn từ lá Chùm ngây
trên nội mạc tử cung chuột cống trắng giảm năng sinh dục”. Tạp
chí Dược liệu; 19(2): 67-73.
8. OECD (2007). Uterotrophic bioassay in rodents: A short-term
screening test for oestrogenic properties. OECD guideline for the
testing of chemicals No.440.
9. Shukla S, Mathur R, Prakash AO (1988). “Biochemical and
physiological alterations in female reproductive organs of cyclic
rats treated with aqueous extract of Moringa oleifera Lam”. Acta
Eur. Fertil.; 19: 225–232.
10. Shukla S, Mathur R, Prakash AO (1989). “Histoarchitecture of
the genital tract of ovariectomized rats treated with an aqueous
extract of Moringa oleifera roots”. J. Ethnopharmacol.; 25(3): 249-
261.
11. Stohs SJ, Hartman MJ (2015). “Review of the Safety and Efficacy
of Moringa oleifera”. Phytotherapy Res.; 29(6): 796-804.
Ngày nhận bài báo: 25/04/2018
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/06/2018
Ngày bài báo được đăng: 20/09/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 83_1_6182_2168904.pdf