Tác dụng điều hoa lipid máu của viên nang cứng ngưu tất - đan sâm - Tam thất trên mô hình gây tăng ;ipid máu nội sinh bằng Tyloxapol (Tritin WR-1339)

Tài liệu Tác dụng điều hoa lipid máu của viên nang cứng ngưu tất - đan sâm - Tam thất trên mô hình gây tăng ;ipid máu nội sinh bằng Tyloxapol (Tritin WR-1339): Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 256 TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA LIPID MÁU CỦA VIÊN NANG CỨNG NGƯU TẤT – ĐAN SÂM – TAM THẤT TRÊN MÔ HÌNH GÂY TĂNG LIPID MÁU NỘI SINH BẰNG TYLOXAPOL (TRITON WR-1339) Nguyễn Thanh Tuấn*, Nguyễn Thị Sơn**, Trần Kim Trang*** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu có khả năng giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong tim mạch. Với mong muốn tìm kiếm chế phẩm thuốc hạ lipid máu từ dược liệu an toàn, hiệu quả và khắc phục những hạn chế thuốc hóa dược. Nghiên cứu này thực hiện nhằm khảo sát tác dụng điều hòa lipid máu của viên MIX trên mô hình tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Viên MIX bào chế tại Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (LADOPHAR). Nghiên cứu thực nghiệm gồm 60 chuột nhắt trắng. Mô hình tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol: Chuột thử nghiệm được cho nhịn đói 16 giờ sau đó tiêm tĩnh mạch tyloxapol liều 250 mg/kg thể trọng...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 459 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng điều hoa lipid máu của viên nang cứng ngưu tất - đan sâm - Tam thất trên mô hình gây tăng ;ipid máu nội sinh bằng Tyloxapol (Tritin WR-1339), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 256 TÁC DỤNG ĐIỀU HÒA LIPID MÁU CỦA VIÊN NANG CỨNG NGƯU TẤT – ĐAN SÂM – TAM THẤT TRÊN MÔ HÌNH GÂY TĂNG LIPID MÁU NỘI SINH BẰNG TYLOXAPOL (TRITON WR-1339) Nguyễn Thanh Tuấn*, Nguyễn Thị Sơn**, Trần Kim Trang*** TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu có khả năng giảm tỉ lệ mắc bệnh và tử vong tim mạch. Với mong muốn tìm kiếm chế phẩm thuốc hạ lipid máu từ dược liệu an toàn, hiệu quả và khắc phục những hạn chế thuốc hóa dược. Nghiên cứu này thực hiện nhằm khảo sát tác dụng điều hòa lipid máu của viên MIX trên mô hình tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Viên MIX bào chế tại Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (LADOPHAR). Nghiên cứu thực nghiệm gồm 60 chuột nhắt trắng. Mô hình tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol: Chuột thử nghiệm được cho nhịn đói 16 giờ sau đó tiêm tĩnh mạch tyloxapol liều 250 mg/kg thể trọng. Chuột được cho uống nước cất (lô chứng), viên MIX (lô thử) và atorvastatin (lô đối chứng) theo phác đồ dự phòng. Lấy máu chuột sau 24 giờ tiêm tyloxapol để định lượng các chỉ số lipid máu (TG, TC, LDL-C và HDL-C). Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy tyloxapol làm tăng hàm lượng TG, TC, LDL-C và giảm HDL-C ở lô chứng. Viên MIX liều 1 viên và 2 viên/kg có tác dụng làm giảm TG, TC và LDL-C. Viên MIX liều 2 viên/kg có tác dụng làm giảm TG, TC, LDL-C và tăng HDL-C tương đương với lô đối chứng. Kết luận: Viên MIX có tác dụng điều hòa sự tăng lipid máu trên chuột tăng lipid máu nội sinh ở liều uống 1 viên và 2 viên/kg thể trọng. Từ khóa: ngưu tất, đan sâm, tam thất, lipid máu, tyloxapol ABSTRACT DYSLIPIDEMIA EFFECTS OF ACHYRANTHES BIDENTATA- SALVIA MILTIORRHIZA-PANAX NOTOGINSENG CAPSULE ON THE MODEL OF ENDOGENOUS HYPERLIPIDEMIA WITH TYLOXAPOL (TRITON WR-1339) Nguyen Thanh Tuan, Nguyen Thi Sơn, Tran Kim Trang * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 256 - 260 Objectives: Effective treatment of dyslipidemia is able to reduce cardiovascular disease morbidity and mortality. To search for dyslipidemic preparations from safe and effective herbal medicine and overcome pharmaceutical chemical restrictions, this experimental study is conducted to evaluate the dyslipidemic effects of MIX on the model of endogenous hyperlipidemia with tyloxapol. Materials - Methods: MIX capsule was prepared at Lam Dong Pharmaceutical Company (LADOPHAR). The model of endogenous hyperlipidemia with tyloxapol. Mice were abstained from food in 16 hours, then got intravenous injection with tyloxapol 250 mg/kg body weight. After 24 hours of injection, the components of lipoprotein (TG, TC, LDL-C and HDL-C) in mice were determined. Results: The results showed that tyloxapol increased TG, TC, LDL-C and decreased HDL-C in the control group. MIX dose of 1 capsule/kg and 2 capsules/kg had shown to reduce TG, TC and LDL-C. MIX dose of 2 *Phòng khám Đa khoa Hoàn Hảo TP. Hồ Chí Minh **Khoa Y Học Cổ Truyền Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Khoa Y Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS. Nguyễn Thanh Tuấn ĐT: 0913123348 Email: tuandhyd@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 257 capsules/kg have been shown to reduce TG, TC, LDL-C and increase HDL-C, was not different from the group taking Atorvastatin. Conclusion: MIX capsule at dose of 1 tablet and 2 tablets/kg body weight had shown the dyslipidemic effect of the model of endogenous hyperlipidemia with tyloxapol in mice. Key words: achyranthes bidentata, salvia miltiorrhiza, panaxnotoginseng, dyslipidemia, tyloxapol ĐẶT VẤN ĐỀ Rối loạn lipid máu là một trong những yếu tố khởi đầu của tiến trình hình thành và phát triển xơ vữa động mach. Bệnh tim mạch do xơ vữa là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, tử vong và tiếp tục gia tăng ở các nước phát triển. Trong năm 2012, bệnh tim mạch do xơ vữa gây tử vong cho khoảng 17,3 triệu người trên toàn thế giới(5). Điều trị hiệu quả rối loạn lipid máu có khả năng giảm được yếu tố nguy cơ này(1,5).Với nỗ lực tìm kiếm các giải pháp điều chỉnh rối loạn lipid máu, nhiều hóa dược và thuốc từ dược liệu có tác dụng điều trị và phòng ngừa rối loạn lipid máu được quan tâm nghiên cứu. Các nhóm thuốc hóa dược thông dụng (statin, fibrat, ức chế hấp thu cholesterol) tác dụng điều trị rối loạn lipid máu tốt, nhưng chi phí điều trị khá cao, đồng thời cũng có một số tác dụng bất lợi như: rối loạn tiêu hoá, tổn thương gan, thận, cơ (khoảng 1-2%), suy giảm nhận thức, tăng đường huyết(1,5). Vì vậy để khắc phục những hạn chế này, các thuốc từ dược liệu hiện nay được các nhà khoa học ở Việt Nam cũng như trên thế giới quan tâm nghiên cứu trong đó có Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất(4,6). Kế thừa kết quả từ những nghiên cứu trước với mong muốn tìm kiếm một chế phẩm phối hợp 3 loại dược liệu Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất để có được tác dụng hiệp đồng hạ lipid máu an toàn, hiệu quả và cung cấp dữ liệu khoa học trên nghiên cứu lâm sàng đánh giá tác dụng dược lý của thuốc. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tác dụng điều hòa lipid máu của viên nang cứng Ngưu tất- Đan sâm- Tam thất (viên MIX) trên mô hình tăng lipid máu nội sinh bằng tyloxapol. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu thí nghiệm. Đối tượng nghiên cứu Nguyên liệu Viên MIX được bào chế tại Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (LADOPHAR). Hàm lượng 430 mg/viên, đạt tiêu chuẩn chất lượng trước khi dùng để thử nghiệm. Viên được tháo bỏ vỏ nang, cân trọng lượng bột viên của 10 viên và lấy khối lượng trung bình của 01 viên. Bột viên được hòa trong nước cất và được cho uống hàng ngày. Liều thử nghiệm được quy theo số lượng viên uống/kg thể trọng chuột. Động vật nghiên cứu 60 chuột nhắt trắng (chủng Swiss albino, 5-6 tuần tuổi, trọng lượng trung bình 20 ± 2 g), được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang và được để ổn định 1 tuần trước thực nghiệm. Chuột được nuôi bằng thực phẩm viên được cung cấp bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang và nước uống đầy đủ. Thể tích cho uống mẫu thử là 10 ml/kg trọng lượng chuột, thời điểm cho chuột uống trong khoảng 8-9 giờ sáng. Liều thử nghiệm mẫu thuốc là 1 viên/kg và 2 viên/kg trọng lượng chuột. Hóa chất- thuốc thử nghiệm Hóa chất Các bộ kit định lượng triglyceride, cholesterol toàn phần, HDL-C và LDL-C (Human Co., Germany). Thuốc thử nghiệm Tyloxapol (triton WR-1339) và atorvastatin được cung cấp bởi công ty Sigma (USA). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 258 Phương pháp nghiên cứu Mô hình gây tăng lipid máu bằng tyloxapol (Triton WR-1339) Bảng 1. Bố trí thí nghiệm gây tăng lipid máu bằng tyloxapol Nhóm Lô (N=10) Mẫu thử uống Gây tăng lipid máu Nhóm tyloxapol (- ) Chứng sinh lý Nước cất Không Lô thử 2 Viên MIX liều 2 viên/kg Nhóm tyloxapol (+) Chứng bệnh lý Nước cất Tiêm TM tyloxapol 250 mg/kg Lô thử 1 Viên MIX liều 1 viên/kg Lô thử 2 Viên MIX liều 2 viên/kg Lô đối chứng Atorvastatin liều 60mg/kg Chuột được chia ngẫu nhiên vào các lô chứng (uống nước cất), hai lô thử (uống viên MIX liều 1 viên/kg và 2 viên/kg) và lô đối chứng (uống atorvastatin liều 60 mg/kg) và cho uống theo phác đồ dự phòng. Các lô chứng và lô thử được cho uống liên tục trong 6 ngày trước khi gây mô hình tăng lipid máu vào ngày thứ 7. Chuột được cho nhịn đói 16 giờ trước khi gây tăng lipid máu bằng cách tiêm tĩnh mạch đuôi chuột một liều duy nhất tyloxapol 250 mg/kg trọng lượng chuột. Sau khi tiêm tyloxapol, chuột được cho uống nước cất, viên MIX (liều 1 viên/kg và liều 2 viên/kg) và atorvastatin liều 60 mg/kg 3 lần như sau: sau khi tiêm 60 phút, lúc 5 giờ chiều cùng ngày và 24 giờ sau khi tiêm tyloxapol. Sau 1 giờ của lần uống cuối cùng, tiến hành lấy máu tĩnh mạch đuôi chuột (0,5ml) để định lượng triglyceride (TG), cholesterol toàn phần (TC), LDL-C và HDL-C trong huyết tương. Mỗi mẫu huyết tương chỉ phục vụ cho 2 chỉ tiêu định lượng(2,4,6,8). Phương pháp xử lý thống kê số liệu thực nghiệm Các số liệu được biểu thị bằng trị số trung bình: M ± SEM (Standard error of the mean – sai số chuẩn của giá trị trung bình) và xử lý thống kê dựa vào phép kiểm One–Way ANOVA và hậu kiểm bằng Student-Newman-Keuls test (phần mềm SigmaStat 3.5, USA). Kết quả thử nghiệm đạt ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95% khi P < 0,05 so với lô chứng và đối chứng. KẾT QUẢ Bảng 2. Hàm lượng TG trong huyết tương Nhóm Lô (n=10) TG (mg/dL) Tyloxapol (-) Chứng sinh lý 90,60 ± 3,94 Viên MIX liều 2 viên/kg 94,80 ± 3,39 Tyloxapol (+) Chứng bệnh lý 805,00 ± 19,72 * Viên MIX liều 1 viên/kg 715,10 ± 12,47 *#$ Viên MIX liều 2 viên/kg 655,30 ± 25,97 *# Atorvastatin liều 60 mg/kg 645,00 ± 22,14 *# *: P <0,05 so với chứng sinh lý, #: P <0,05 so với chứng bệnh lý, $: P <0,05 so với đối chiếu Kết quả ở Bảng 2 cho thấy viên MIX liều 2 viên/kg không ảnh hưởng lên hàm lượng TG trong huyết tương chuột bình thường. Hàm lượng TG ở lô chứng bệnh lý tăng cao đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý không tiêm tyloxapol. Ở cả hai lô thử cho uống viên MIX liều 1 viên/kg và 2 viên/kg, hàm lượng TG giảm khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý và vẫn còn tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý. Chứng tỏ, cả hai liều thử nghiệm đều có tác dụng làm giảm hàm lượng TG nhưng chưa đưa được về trị số bình thường. Tuy nhiên, ở liều thử nghiệm là 2 viên/kg cho thấy không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng uống atorvastatin liều 60 mg/kg, như vậy, viên MIX liều 2 viên/kg có tác dụng làm hạ TG tương đương với thuốc đối chứng. Bảng 3. Hàm lượng TC trong huyết tương Nhóm Lô (n=10) TC (mg/dL) Tyloxapol (-) Chứng sinh lý 88,30 ± 3,89 Viên MIX liều 2 viên/kg 87,90 ± 1,87 Tyloxapol (+) Chứng bệnh lý 363,00 ± 19,44 * Viên MIX liều 1 viên/kg 289,40 ± 15,53 *#$ Viên MIX liều 2 viên/kg 212,0 ± 12,07 *# Atorvastatin liều 60 mg/kg 207,70 ± 10,50 *# *: P <0,05 so với chứng sinh lý, #: P <0,05 so với chứng bệnh lý, $: P <0,05 so với đối chiếu Kết quả ở Bảng 3 cho thấy viên MIX liều 2 viên/kg không ảnh hưởng lên hàm lượng TC Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 259 trong huyết tương chuột bình thường. Hàm lượng TC ở lô chứng bệnh lý tăng cao đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý không tiêm tyloxapol. Ở cả hai lô thử cho uống viên MIX liều 1 viên/kg và 2 viên/kg, hàm lượng TC giảm khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý và vẫn còn tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý. Chứng tỏ, cả hai liều thử nghiệm đều có tác dụng làm giảm hàm lượng TC nhưng chưa đưa được về trị số bình thường. Tuy nhiên, ở liều thử nghiệm là 2 viên/kg cho thấy không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng uống atorvastatin liều 60 mg/kg, như vậy, viên MIX liều 2 viên/kg có tác dụng làm hạ TC tương đương với thuốc đối chứng. Bảng 4. Hàm lượng LDL-C trong huyết tương Nhóm Lô (n=10) LDL–C (mg/dL) Tyloxapol (-) Chứng sinh lý 12,40 ± 0,58 Viên MIX liều 2 viên/kg 11,70 ± 1,30 Tyloxapol (+) Chứng bệnh lý 31,20 ± 2,09 * Viên MIX liều 1 viên/kg 25,80 ± 1,04 *#$ Viên MIX liều 2 viên/kg 21,60 ± 1,31 *# Atorvastatin liều 60 mg/kg 19,80 ± 1,34 *# *: P <0,05 so với chứng sinh lý, #: P <0,05 so với chứng bệnh lý, $: P <0,05 so với đối chiếu Kết quả ở Bảng 4 cho thấy viên MIX liều 2 viên/kg không ảnh hưởng lên hàm lượng LDL-C trong huyết tương chuột bình thường. Hàm lượng LDL-C ở lô chứng bệnh lý tăng cao đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý không tiêm tyloxapol. Ở cả hai lô thử cho uống viên MIX liều 1 viên/kg và 2 viên/kg, hàm lượng LDL-C giảm khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý và vẫn còn tăng đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý. Chứng tỏ, cả hai liều thử nghiệm đều có tác dụng làm giảm hàm lượng LDL-C nhưng chưa đưa được về trị số bình thường. Tuy nhiên, ở liều thử nghiệm là 2 viên/kg cho thấy không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng uống atorvastatin liều 60 mg/kg, như vậy, viên MIX liều 2 viên/kg có tác dụng làm hạ LDL-C tương đương với thuốc đối chứng. Bảng 5. Hàm lượng HDL- C trong huyết tương Nhóm Lô (n=10) HDL – C (mg/dL) Tyloxapol (-) Chứng sinh lý 40,22 ± 1,03 Viên MIX liều 2 viên/kg 39,50 ± 1,92 Tyloxapol (+) Chứng bệnh lý 23,49 ± 1,28 * Viên MIX liều 1 viên/kg 26,80 ± 1,39 * Viên MIX liều 2 viên/kg 30,44 ± 2,30 *# Atorvastatin liều 60 mg/kg 33,97 ± 1,82 *# *: P <0,05 so với chứng sinh lý, #: P <0,05 so với chứng bệnh lý, $: P <0,05 so với đối chiếu Kết quả ở Bảng 5 cho thấy viên MIX liều 2 viên/kg không ảnh hưởng lên hàm lượng HDL- C trong huyết tương chuột bình thường. Hàm lượng HDL-C của lô chứng tiêm tyloxapol giảm đạt ý nghĩa thống kê so với chứng sinh lý (P<0,05). Ở nhóm bệnh lý, lô thử cho uống viên MIX liều 2 viên/kg trọng lượng chuột có hàm lượng HDL-C tăng đạt ý nghĩa thống kê ở so với lô chứng bệnh lý và không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng uống atorvastatin liều 60 mg/kg. Tuy nhiên, lô thử cho uống viên MIX ở liều 1 viên/kg có hàm lượng HDL-C không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý. Như vậy, viên MIX chỉ thể hiện tác dụng tăng hàm lượng HDL-C ở liều 2 viên/kg và tác dụng này tương đương thuốc đối chứng. BÀN LUẬN Rối loạn lipid máu là sự thay đổi bất thường về nồng độ của các thành phần của lipoprotein trong máu (tăng TG, TC, LDL-C và giảm HDL- C), đây là những thành phần lipid có liên quan đến xơ vữa động mạch(1,5). Kết quả nghiên cứu dược lý Y học hiện đại cả 3 dược liệu Ngưu tất, Đan sâm, Tam thất đều có tác dụng hạ lipid máu, cải thiện được quá trình diễn tiến xơ vữa động mạch thông qua tác dụng giãn mạch, chống đông máu, kháng viêm, chống oxy hoá. Bên cạnh đó còn có tác dụng ổn định huyết áp, bảo vệ tế bào gan, tế bào thần kinh và ít tác dụng phụ(4,6,7,8,9). Kết quả từ Bảng 2, 3, 4, 5 cho thấy: ở cả hai lô thử cho uống viên MIX liều 1 viên và 2 viên/kg thể trọng, hàm lượng TG, TC và LDL-C Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 260 giảm khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô bệnh lý, chứng tỏ cả hai liều thử nghiệm đều có tác dụng làm giảm hàm lượng TG, TC và LDL- C. Ở liều thử nghiệm 2 viên/kg không có sự khác biệt đạt ý nghĩa thống kê so với lô đối chứng uống atorvastatin liều 60 mg/kg. Như vậy, viên MIX liều 2 viên/kg có tác dụng làm giảm hàm lượng TG, TC, LDL-C và tăng hàm lượng HDL- C tương đương với thuốc đối chứng. Theo khuyến cáo về điều trị rối loạn lipid máu của ACC/AHA (2013), nhóm thuốc statin hiện có vai trò vượt trội, cơ chế tác dụng ức chế men HMG- CoA reductase, làm giảm acid mevalonic hợp chất đầu tiên trong quá trình tổng hợp cholesterol, vì vậy ngăn chặn con đường tổng hợp cholesterol trong tế bào, làm tăng sản xuất thụ thể LDL tại tế bào gan do đó loại trừ LDL-C ra khỏi máu. Theo Y văn tác dụng trên lipid máu của nhóm statin giảm LDL-C: 20- 60%, giảm TG: 10- 33% và tăng HDL-C: 5- 10%. Tổng hợp kết quả trên cho thấy viên MIX có triển vọng tốt trong ứng dụng lâm sàng điều chỉnh rối loạn lipid máu. Kết quả thực nghiệm đã thể hiện tính ưu việt của sự phối hợp 3 loại thảo dược liều thấp với tỉ lệ phù hợp trong công thức của viên MIX, chúng tôi dự kiến tiến hành khảo sát ảnh hưởng của viên MIX trên tác dụng chống viêm, chống kết tập tiểu cầu và khả năng bảo vệ tế bào gan, thận. KẾT LUẬN Viên MIX thể hiện tác dụng điều hòa rối loạn lipid máu trên các chỉ tiêu sinh hóa khảo sát. Viên MIX ở cả hai liều thử nghiệm là 1 viên và 2 viên/kg làm giảm hàm lượng TG, TC và LDL-C. Tuy nhiên, chỉ có liều 2 viên/kg mới thể hiện tác dụng làm tăng HDL-C. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. American Heart Association (2013). Guideline on the Treatment of Blood Cholesterol to Reduce Atherosclerotic Cardiovascular Risk in Adults. ACC/AHA, pp.1-82. 2. Bertges LC, Souza JB, Mourão CA, et al (2010). “Hyperlipidemia induced by Triton WR-1339 (Tyloxapol) in Wistar rats”. Brazilian Journal of Medical Science and Health, 1:29-31. 3. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Quyết định số 141/QĐ – K2ĐT ngày 27/10/2015. 4. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, pp.48-49, 289-291, 818-820. 5. Hội tim mạch học Việt Nam (2008). “Khuyến cáo 2008 của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu. Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hoá”. Nhà xuất bản Y học TP. Hồ Chí Minh, pp.476-502. 6. Ji W, Gong BQ (2007). “Hypolipidemic effect and mechanism of Panax notoginseng on lipid profile in hyperlipidemic rate”. J Ethnopharmacol, 113(2):318- 324. 7. Ji W, Gong BQ (2008). “Hypolipidemic activity and mechanism of purifid herbat extract of Salvia miltiorrhiza in Hyperlipidemic rate”. J Ethnopharmacol, 119(2):2918- 2919. 8. Lu T, Mao C, Zhang L, Xu W (1997). “The research on analgestic and anti-inflammatory action of different processed products of Achyranthes bidentata”. Zhong Yao Cai, 20(10):507- 509. 9. Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Phương Dung (2012), “Tác dụng hạ cholesterol máu của cao chiết Ngưu tất - Đan sâm - Tam thất trên chuột nhắt trắng”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(1):150- 156. 10. Nguyễn Thị Thu Hương, Chung Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Ngọc Đan (2017). “Tác dụng điều hòa lipid máu của chế phẩm từ lá Chùm ngây (Moringa oleifera Lam) trên chuột nhắt trắng bị gây tăng lipid máu bằng tyloxapol”. Y học TP. Hồ Chí Minh, 21(6):49-54. Ngày nhận bài báo: 28/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftac_dung_dieu_hoa_lipid_mau_cua_vien_nang_cung_nguu_tat_dan.pdf
Tài liệu liên quan