Tài liệu Tác dụng điều chỉnh lipid máu của viên nang thanh mạch an (giảo cổ lam, chè đắng, hòe, ngưu tất, nghệ) trên bệnh nhân rối loạn lipid máu với bệnh danh đàm thấp theo y học cổ truyền: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 214
TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH LIPID MÁU
CỦA VIÊN NANG THANH MẠCH AN (GIẢO CỔ LAM, CHÈ ĐẮNG,
HÒE, NGƯU TẤT, NGHỆ) TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU
VỚI BỆNH DANH ĐÀM THẤP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Đỗ Tân Khoa*, Hà Thị Hồng Linh*, Hồ Ngọc Liểng*, Lê Thị Hồng Nhung*,
Nguyễn Thị Sơn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc hạ lipid máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm tỷ lệ tử
vong do bệnh lý tim mạch. Chế phẩm TMA gồm: Giảo cổ lam, Chè đắng, Hoè, Ngưu tất, Nghệ. Nghiên cứu tiền
lâm sàng và lâm sàng giai đoạn 1, lâm sàng giai đoạn 2 cho thấy: TMA an toàn và có tác dụng hạ lipid máu, bền
thành mạch, chống huyết khối. Nghiên cứu này được tiến hành để xác định tác dụng điều chỉnh lipid máu và
giảm độ cứng thành động mạch của TMA trên b...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng điều chỉnh lipid máu của viên nang thanh mạch an (giảo cổ lam, chè đắng, hòe, ngưu tất, nghệ) trên bệnh nhân rối loạn lipid máu với bệnh danh đàm thấp theo y học cổ truyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 214
TÁC DỤNG ĐIỀU CHỈNH LIPID MÁU
CỦA VIÊN NANG THANH MẠCH AN (GIẢO CỔ LAM, CHÈ ĐẮNG,
HÒE, NGƯU TẤT, NGHỆ) TRÊN BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LIPID MÁU
VỚI BỆNH DANH ĐÀM THẤP THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Nguyễn Thị Thanh Thảo*, Đỗ Tân Khoa*, Hà Thị Hồng Linh*, Hồ Ngọc Liểng*, Lê Thị Hồng Nhung*,
Nguyễn Thị Sơn**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Xơ vữa động mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn tật trên thế giới. Nhiều công
trình nghiên cứu cho thấy sử dụng thuốc hạ lipid máu làm giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành và giảm tỷ lệ tử
vong do bệnh lý tim mạch. Chế phẩm TMA gồm: Giảo cổ lam, Chè đắng, Hoè, Ngưu tất, Nghệ. Nghiên cứu tiền
lâm sàng và lâm sàng giai đoạn 1, lâm sàng giai đoạn 2 cho thấy: TMA an toàn và có tác dụng hạ lipid máu, bền
thành mạch, chống huyết khối. Nghiên cứu này được tiến hành để xác định tác dụng điều chỉnh lipid máu và
giảm độ cứng thành động mạch của TMA trên bệnh nhân rối loạn chuyển hoá lipid (RLLM) với bệnh danh đàm
thấp theo y học cổ truyền. Nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng điều chỉnh lipid máu và giảm độ cứng thành
động mạch của viên TMA trên bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid thể đàm thấp theo y học cổ truyền.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đoàn hệ so sánh 2 nhóm, thực hiện tại BV Y Học Cổ
Truyền TP. Hồ Chí Minh từ tháng 7/2016 đến tháng 7/2017. Nghiên cứu trên 60 bệnh nhân tình nguyện, tuổi
từ 20 – 75, có chỉ số LDL-c: 2,6 – 4,9 mmol/L và Triglycerid < 5,7 mmol/L; gồm 30 bệnh nhân thuộc nhóm chẩn
đoán Đàm thấp, 30 bệnh nhân thuộc nhóm chẩn đoán khác đều uống thuốc TMA kết hợp chế độ ăn và tập luyện.
Theo dõi và đánh giá các trị số cholesterol toàn phần, triglycerid, LDL-c, HDL-c, độ cứng động mạch sau 12 tuần
điều trị để xác định tác dụng hạ lipid máu và giảm độ cứng thành động mạch của thuốc.
Kết quả: Với liều 8 viên/ngày, sau 12 tuần điều trị viên nang TMA kết hợp chế độ ăn và tập luyện, cả 2
nhóm Đàm thấp và nhóm khác đều làm giảm chỉ số LDL-c (nhóm Đàm thấp tỷ lệ giảm 23,6% nhóm khác tỷ lệ
giảm 20,7%), lượng cholesterol giảm 14,3% đến 15,1%, HDL-c tăng 9,5% đến 11% và không làm thay đổi chỉ số
triglycerid; ngoài ra có 34,6% bệnh nhân nghiên cứu có độ cứng thành động mạch giảm hơn 10%. Các tác dụng
khác bao gồm giảm 20,8% đến 22,3% nguy cơ tim mạch 10 năm và giảm cân nặng có ý nghĩa thống kê. Trong
thời gian nghiên cứu, TMA dung nạp tốt, không gây các tác dụng phụ khó chịu.
Kết luận: Chế phẩm từ dược liệu TMA có tác dụng làm giảm LDL-c, cholesterol toàn phần, tăng HDL-c và
giảm độ cứng thành động mạch sau thời gian 12 tuần điều trị liên tục, tác dụng tốt ở cả 2 nhóm chẩn đoán Đàm
thấp và nhóm chẩn đoán khác.
Từ khóa: chế phẩm TMA, viên nang Thanh Mạch An, hiệu quả hạ lipid máu, điều trị rối loạn chuyển hóa
lipid, độ cứng thành động mạch
ABSTRACT
LIPID LOWERING EFFECT OF THE “TMA” CAPSULE
IN DYSLIPIDEMIA PATIENTS WITH PHLEGM – DAMPNESS PATTERN
Nguyen Thi Thanh Thao, Do Tan Khoa, Ha Thi Hong Linh, Ho Ngoc Lieng, Le Thi Hong Nhung,
*BV Y Học Cổ Truyền TP. Hồ Chí Minh **Khoa Y Học Cổ Truyền, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: BSCKII. Nguyễn Thị Thanh Thảo ĐT: 0982507876 Email: zzthaozz@yahoo.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 215
Nguyen Thi Son * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 214 - 219
Objectives: Dyslipidemia is the main risk factor of arteriosclerotic vascular disease. Some researches
presented that lipid - lowering medicines help decrease coronary heart disease morbidity, cardiovascular disease
mortality and contribute to arteriosclerosis regression. The “TMA” capsule includes Gynostemma pentaphyllum,
Ilex kaushue, Staphynolobium japonicum, Schyranthes bidentata, Curcuma longa. In pre-clinical, phase I, and
phase II studies, TMA hard capsule is safe and effective in lowering lipid level, treating venous diseases, anti-
thrombosis. This study aimed to define the lipid moderating and reduce arterial stiffness effect of TMA on
dyslipidemia patients who had the phlegm - dampness diagnose.
Materials and methods: This prospective cohort study was conducted in Traditional Medicine Hospital at
Ho Chi Minh City from July 2016 to July 2017. The study population consisted of 60 voluntary patients, aged 20
– 75, with LDL-c levels among 2.6 – 4.9 mmol/L and triglyceride levels < 5.7 mmol/L, in which 30 patients have
phlegm – dampness group and 30 patients have other traditional medicine parterns. Both groups were treated
with the “TMA” capsule accompanied with a diet and exercise program. Total cholesterol, triglyceride, LDL-c,
HDL-c, arterial stiffness index were measured after 12 weeks of treatment to examine the capsule’s lipid lowering
effect and reducing arterial stiffness effect.
Results: After 12 weeks of treatment with a dose of 8 pills day accompanied with a diet and exercise
program, LDL-c reduced 23.6% in phlegm - dampness group and 20.7% and other diagnosed group); cholesterol
reduced 14.3% – 15.1%, HDL-c increased 9.5% – 11%. However, triglycerides levels didn’t change. Moreover,
34.6% of patients had a reduction of > 10% in arterial stiffness index. Other effects include: 10-year risk of
cardiovascular reduced 20.8% – 22.3% and significantly weight loss. During treatment time, the “TMA”
capsule was well-tolerated without causing any unpleasant side effects.
Conclusion: The herbal “TMA” capsule has the effects of reducing total cholesterol, LDL-c; increasing
HDL-c after 12 weeks treatment. Both 2 groups of the phlegm - dampness group and other diagnosed group had
good results.
Keywords: product from herbal TMA, TMA hard capsule, lipid-lowering effect, treating dyslipidemia
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian gần đây, một xu hướng kết
hợp y học hiện đại (YHHĐ) và y học cổ truyền
(YHCT) trong việc nghiên cứu sản xuất thuốc
chữa bệnh đang được quan tâm phát triển và có
nhiều hứa hẹn tốt đó là việc kết hợp các bài
thuốc có tác dụng điều trị theo lý luận của YHCT
với các vị thuốc đã được chứng minh có tác
dụng điều trị theo dược lý YHHĐ. Thanh Mạch
An (TMA) là một bài thuốc gồm các vị: Giảo cổ
lam, Chè đắng, Ngưu tất, Hòe, Nghệ. Theo Y
học cổ truyền, TMA có tác dụng thanh nhiệt, trừ
đàm, hoạt huyết hóa ứ giúp điều trị các bệnh
cảnh do rối loạn lipid máu gây ra.
Kết quả nghiên cứu lâm sàng trên bệnh
nhân rối loạn lipid máu cho thấy TMA có tác
dụng điều chỉnh lipid máu. Tác dụng hạ lipid
máu trên thể lâm sàng Đàm thấp cao hơn các
thể còn lại (tỷ lệ LDL-c về tối ưu của nhóm
Đàm thấp là 27% nhóm các thể còn lại: 1%)
nhưng chưa khẳng định được vì chưa đủ số
lượng mẫu cần thiết (nghiên cứu này số bệnh
nhân Đàm thấp là 14 bệnh nhân). Vì vậy nhóm
nhiên cứu mong muốn xác định tỷ lệ điều
chỉnh lipid máu, đồng thời mong muốn xác
định mức độ thay đổi độ cứng động mạch trên
bệnh nhân rối loạn lipid máu thể Đàm thấp so
với các thể còn lại là bao nhiêu.
Câu hỏi nghiên cứu: tác dụng điều chỉnh
lipid và thay đổi độ cứng động mạch của TMA
trên bệnh nhân rối loạn chuyển hóa lipid thể
Đàm thấp như thế nào so với các thể còn lại?
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c trở về
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 216
mức tối ưu (<2,6 mmol/L) sau 6 tuần và sau 12 tuần
điều trị của nhóm Đàm thấp so với nhóm khác.
Xác định sự thay đổi nồng độ trung bình của
LDL-c, cholesterol, triglycerid và HDL-c của
bệnh nhân ở nhóm Đàm thấp so với nhóm khác
sau 6 tuần và sau 12 tuần điều trị.
Xác định thay đổi trung bình của độ cứng
thành động mạch đo bằng vận tốc sóng mạch
(Brachial-ankle pulse wave velocity) của bệnh
nhân rối loạn lipid máu ở nhóm Đàm thấp so với
nhóm khác sau 12 tuần điều trị.
Xác định sự thay đổi trung bình của nguy cơ
10 năm bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
(XVĐM) (10-year risk of ASCVD) ở nhóm Đàm
thấp so với nhóm khác sau 12 tuần điều trị.
Xác định tỷ lệ bệnh nhân có tác dụng không
mong muốn trong mỗi nhóm.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm các bệnh nhân (BN) tình nguyện, tuổi
từ 20 – 75, điều trị nội và ngoại trú tại bệnh viện
Y học cổ truyền TP. HCM, không phân biệt giới
tính, nghề nghiệp, thành phần xã hội, khu vực
lưu trú, đáp ứng các tiêu chuẩn chọn bệnh và
loại bệnh.
Tiêu chí chọn vào
Những bệnh nhân được chọn nghiên cứu phải hội đủ
các tiêu chuẩn
BN được chẩn đoán rối loạn lipid máu chưa
điều trị hoặc đã ngưng điều trị trên 4 tuần.
Rối loạn lipid máu với đặc điểm sau: LDL-c:
2,6 – 4,9 mmol/L và triglycerid: < 5,7 mmol/L.
BN có ước đoán nguy cơ 10 năm bệnh tim
mạch do xơ vữa động mạch <7,5%, xác định
bằng công thức đoàn hệ gộp mới (Pooled Cohort
Equations).
Tuổi từ 20 – 75, đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo YHCT bệnh cảnh Đàm thấp
Chẩn đoán Đàm thấp trên bệnh cảnh rối loạn
chuyển hoá lipid (RLLM) khi:
• Có 3 triệu chứng chính hoặc,
• Có 4/13 triệu chứng, trong đó ít nhất 1 triệu
chứng chính.
Triệu chứng chính: Béo bệu, thích ăn đồ béo
ngọt, mạch hoạt, rêu dày, rêu dính.
Triệu chứng phụ: Rêu nhờn, nặng nề tứ chi,
lưỡi hồng nhạt, nặng đầu, ngực đầy, tê tay chân,
lưỡi bệu, mệt mỏi(5).
Tiêu chí loại ra
Không chọn những bệnh nhân có rối loạn
lipid máu trong các trường hợp sau(1):
Bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng hoặc cận
lâm sàng của bệnh tim mạch do XVĐM như: Hội
chứng mạch vành cấp, hoặc có tiền sử nhồi máu
cơ tim; đau thắt ngực ổn định hoặc không ổn
định; tái thông động mạch vành hoặc động
mạch khác; đột quị hoặc cơn thoáng thiếu máu
não; thiếu máu cơ tim; bệnh động mạch ngoại
biên được cho là do XVĐM.
Bệnh nhân có chỉ số lipid máu ở mức rất cao:
LDL > 4,9 mmol/L hoặc triglycerid > 5,7 mmol/L.
Bệnh nhân đái tháo đường.
Bệnh nhân có ước đoán nguy cơ 10 năm
bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch ≥ 7,5%, xác
định bằng công thức đoàn hệ gộp mới (Pooled
Cohort Equations).
Bệnh nhân RLLM thứ phát do: Hội chứng
thận hư, suy giáp, cường giáp.
Bệnh nhân có các bệnh lý đi kèm như suy
thận cấp, suy thận mạn, viêm gan cấp, viêm gan
mạn, suy tim.
Bệnh nhân có bệnh thận mạn từ vừa đến
nặng (độ lọc cầu thận < 60 ml/min/1,73m2).
Bệnh nhân đang sử dụng các nhóm thuốc có
ảnh hưởng đến các chỉ số lipid máu như:
Corticoid, lợi tiểu nhóm thiazide, hạ áp nhóm ức
chế beta.
Bệnh nhân không đi lại được. Bệnh nhân
đang có phù, hoặc tiêu chảy cấp.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc đang
sử dụng thuốc ngừa thai.
Cỡ mẫu
Nghiên cứu muốn có 80% cơ hội để chứng
minh tác dụng hạ lipid máu ở nhóm Đàm thấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 217
cao hơn so với nhóm bệnh cảnh còn lại ở mức ý
nghĩa 5%. Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng của
Hà Thị Hồng Linh và cộng sự, nhóm Đàm thấp
có tỷ lệ LDL trở về mức tối ưu sau 6 tuần là
27,3%. Nhóm bệnh cảnh còn lại có LDL trở về tối
ưu là 1%. Khi đó cỡ mẫu cần có của nghiên cứu
là 28 bệnh nhân cho mỗi nhóm được tính theo
công thức(4):
Với: Z: là trị số từ phân phối chuẩn,
P1 = 0,27 (tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c về tối ưu
sau điều trị của nhóm nghiên cứu),
P2 = 0,01 (tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c về tối ưu
sau điều trị của nhóm chứng),
P* = (P1 + P2)/2 = 0,14,
d = P1 – P2 = 0,26,
α = 0,05, Z1-α = 1,96 (xác suất sai lầm loại 1),
1– β = 0,8 Z1-β = 0,84 (xác suất sai lầm loại 2).
Dự kiến tỷ lệ mất mẫu khoảng 15%, số bệnh
nhân nhận vào ban đầu sẽ là 33 bệnh nhân cho
mỗi nhóm.
Thuốc nghiên cứu
Viên nang TMA
Viên nang số 0, hàm lượng 500 mg, mỗi hộp
360 viên.
Thành phần chính trong mỗi viên 500 mg
gồm: 300 mg cao dược liệu gồm: Giảo cổ lam
(45%), Chè đắng (15%), Hòe (20%), Ngưu tất
(20%), Nghệ 50 mg, Tá dược vừa đủ 1 viên.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu đoàn hệ so sánh 2 nhóm.
Các bước tiến hành
Nhóm nghiên cứu,
Nhóm bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí chọn
vào và loại ra, có biểu hiện đàm thấp,
Nhóm khác,
Nhóm bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí chọn
vào và loại ra, có bệnh cảnh YHCT không biểu
hiện đàm thấp,
Chế độ điều trị: Uống TMA 4 viên x 2
lần/ngày, sau ăn sáng – chiều. Kết hợp chế độ
tiết chế ăn uống và tập luyện (phụ lục 4),
Thời gian nghiên cứu: 12 tuần.
Y đức
Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng
Y đức Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí
Minh số 324/ĐHYD-HĐ ngày 18/10/2017.
KẾT QUẢ
Sau 6 tuần, nhóm Đàm thấp giảm LDL-c
13,8% so với trước nghiên cứu, thay đổi có ý
nghĩa thống kê. Nhóm khác giảm LDL-c 8,7% so
với trước nghiên cứu, thay đổi có ý nghĩa thống
kê với p = 0,02. Sau 12 tuần, nhóm Đàm thấp
giảm LDL-c 23,6% so với trước nghiên cứu, thay
đổi có ý nghĩa thống kê. Nhóm khác giảm LDL-c
20,7 % so với trước nghiên cứu, thay đổi có ý
nghĩa thống kê với p = 0,000. Sự khác biệt giữa 2
nhóm không có ý nghĩa thống kê (Hình 1, 2).
Sau 6 tuần, mức HDL-c của cả hai nhóm
thay đổi không có ý nghĩa. Sau 12 tuần, nhóm
Đàm thấp tăng HDL-c 9,5% so với trước nghiên
cứu, thay đổi có ý nghĩa thống kê. Nhóm khác
tăng HDL-c 11% so với trước nghiên cứu, thay
đổi có ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt giữa 2
nhóm không có ý nghĩa thống kê (Hình 3).
Sau 12 tuần, nhóm Đàm thấp có nguy cơ 10
năm bệnh tim mạch trung bình giảm 0,73%, tỷ
lệ giảm đạt 20,8% so với ban đầu, có ý nghĩa
thống kê. Ở nhóm khác có nguy cơ 10 năm
bệnh tim mạch trung bình giảm 0,77%, tỷ lệ
giảm đạt 22,3% so với ban đầu, có ý nghĩa
thống kê (Hình 4).
Sau 12 tuần, 26,7% bệnh nhân RLLM nhóm
Đàm thấp uống TMA có LDL-c về mức tối ưu. Ở
nhóm khác tỷ lệ này là 23,3% (Bảng 1).
Sau 12 tuần, nhóm Đàm thấp giảm baPWV
5,8% so với trước nghiên cứu, thay đổi có ý
nghĩa thống kê với p=0,01. Nhóm khác giảm
baPWV 4,9% so với trước nghiên cứu, thay đổi
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 218
có ý nghĩa thống kê với p=0,01. Nhóm Đàm thấp
giảm baPWV tương đương nhóm khác p=0,92
(Hình 5).
3
3.5
4
4.5
Nhóm Đàm
thấp
Nhóm khác
4.1
4.2
3.5
3.8
3.1
3.3
L
D
L
-c
(m
m
o
l/
L
)
Trước
ĐT
Sau ĐT
6 tuần
Sau ĐT
12 tuần
Hình 1. Thay đổi LDL-c sau điều trị ở hai nhóm
4.5
5
5.5
6
6.5
Nhóm Đàm
thấp
Nhóm khác
6
6.1
5.5
5.7
5.1 5.2
C
ho
le
st
er
ol
to
àn
p
h
ần
(
m
m
o
l/
L
)
Trước
ĐT
Sau ĐT
6 tuần
Sau ĐT
12 tuần
Hình 2. Thay đổi cholesterol toàn phần sau điều trị
ở hai nhóm
0.8
1
1.2
1.4
Nhóm Đàm
thấp
Nhóm khác
1.05
1
1.06
1.04
1.17 1.11
H
D
L
-c
(m
m
o
l/
L
)
Trước
ĐT
Sau 6
tuần
Sau 12
tuần
Hình 3. Thay đổi HDL-c sau điều trị ở hai nhóm
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Nhóm Đàm Nhóm khác
3.51 3.45
2.78
2.63
N
gu
y
cơ
t
im
m
ạc
h
1
0
n
ăm
(
%
)
Hình 4. Nguy cơ 10 năm bệnh tim mạch trước và sau
điều trị
Bảng 1. Tỷ lệ LDL-c cholesterol đạt tối ưu (n = 30)
LDL-c (mmol/L)
Sau 12 tuần
Nhóm Đàm thấp Nhóm khác
n % n %
Tối ưu (LDL-c < 2,6) 8 26,7 7 23,3
Giảm chưa đạt tối ưu 18 60 19 63,3
Không giảm 4 13,3 4 13,3
Tổng 30 100 30 100
So sánh χ
2
= 0,09; p = 0,95
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 219
1200
1400
1600
Nhóm Đàm Nhóm khác
1590 1600
1498
1521
ba
P
W
V
(c
m
/s
)
Hình 5. Thay đổi baPWV sau điều trị ở hai nhóm
52
56
60
64
Nhóm Đàm Nhóm khác
62.2 61.7
56.4 55.8
C
ân
n
ặn
g
(
kg
)
Hình 6. Tác dụng của TMA trên cân nặng
Sau 12 tuần, nhóm Đàm thấp giảm cân
nặng 0,7% so với trước nghiên cứu, thay đổi có
ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Nhóm khác
giảm cân nặng 1,1% so với trước nghiên cứu,
thay đổi có ý nghĩa thống kê với p = 0,02.
Nhóm Đàm thấp giảm cân nặng tương đương
nhóm khác p = 0,63 (Hình 6).
BÀN LUẬN
Một thiết kế nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu,
tiến hành trên bệnh nhân rối loạn chuyển hóa
lipid. 73 bệnh nhân tùy theo triệu chứng được
chia vào 2 nhóm Đàm thấp và nhóm khác trong
thời gian 12 tuần. Có 60 bệnh nhân (mỗi nhóm
30 bệnh nhân) hoàn thành nghiên cứu và được
đưa vào phân tích.
Kết quả cho thấy: Sau 12 tuần điều trị bằng
TMA, tỷ lệ bệnh nhân có LDL-c trở về mức tối
ưu ở nhóm Đàm thấp là 26,7%, nhóm khác là
23,3%; ở nhóm Đàm thấp, các chỉ số lipid máu
được điều chỉnh so với ban đầu như sau: LDL-
c giảm 23,6%, CT giảm 15,1%, HDL-c tăng
9,5%. Nhóm Đàm thấp giảm LDL-c, CT và
tăng HDL-c tương tự như nhóm khác. Riêng
chỉ số TG không thay đổi ở cả hai nhóm. Độ
cứng động mạch giảm 5,8% tương tự như
nhóm khác, Ngoài ra, nguy cơ 10 năm bệnh
tim mạch ở nhóm Đàm thấp giảm 20,8% so với
trước điều trị, TMA còn làm giảm cân nặng có
ý nghĩa thống kê ở 2 nhóm.
Từ Hình 5 cho thấy sau 12 tuần dùng TMA,
cả 2 nhóm bệnh nhân đều giảm baPWV, mức
giảm từ 78,9 cm/s đến 91,9 cm/s, mức phần trăm
thay đổi tương ứng từ 4,9% đến 5,8%, có ý nghĩa
thống kê. Như vậy cho thấy TMA có tác dụng
làm giảm độ cứng động mạch đo bằng vận tốc
sóng mạch baPWV.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy ảnh
hưởng của atorvastatin lên độ cứng động mạch
qua cơ chế chống viêm trực tiếp trên hệ mạch,
ngoài tác dụng làm giảm lipid máu, atorvastatin
còn có thể giảm độ cứng động mạch đo bằng
vận tốc sóng mạch, thay đổi có ý nghĩa thống kê
sau 3 tháng(2).
Độ cứng động mạch được đo bằng nhiều
thông số: vận tốc lan truyền sóng mạch (PWV),
áp lực mạch (PP), huyết áp trung bình (MAP),
trong đó, PWV được xem là “tiêu chuẩn vàng”
đánh giá cứng động mạch(3).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu sử dụng viên nang TMA trong
12 tuần với liều 8 viên/ngày, có được những kết
quả như sau:
Tỷ lệ BN nhóm Đàm thấp có LDL-c trở về
mức tối ưu sau 6 tuần đạt 16,7%, sau 12 tuần đạt
26,7%, giảm tương đương với bệnh nhân ở
nhóm khác. Sử dụng TMA làm giảm LDL-C qua
đó hỗ trợ thêm cho việc điều trị xơ vữa động
mạch và các biến chứng.
Sau 12 tuần TMA làm giảm 23,6% LDL-c,
giảm 15,1% cholesterol, tăng 9,5% HDL-c tương
đương nhóm khác và không làm thay đổi chỉ số
triglycerid.
TMA làm giảm độ cứng động mạch 5,8% sau
12 tuần điều trị, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ
và ổn định huyết áp.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 2019 220
TMA làm giảm 20,8% nguy cơ 10 năm bệnh
tim mạch do XVĐM (10-year risk of ASCVD),
tương đương nhóm khác.
TMA dung nạp tốt, không gây tác dụng
ngoại ý nào đáng ghi nhận sau 12 tuần sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Ban đánh giá các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu y
sinh học (2011). "Thông tin cho nghiên cứu viên và cán bộ y tế",
pp.79-82.
2. Davenport C, Ashley DT, O'Sullivan EP, et al (2015). "The
Effects of Atorvastatin on Arterial Stiffness in Male Patients with
Type 2 Diabetes". J Diabetes Res,
3. Liao CW, Lin LY, Hung CS, et al (2016). "Time course and
factors predicting arterial stiffness reversal in patients with
aldosterone-producing adenoma after adrenalectomy:
prospective study of 102 patients". Scientific Reports, 6:20862.
4. Nguyễn Đỗ Nguyên (2005). Phương pháp nghiên cứu khoa học
trong y khoa, Bộ môn dịch tễ, khoa Y tế công cộng. NXB Đại học
Y dược TP. Hồ Chí Minh, pp.38.
5. Phan Quan Chí Hiếu (2007). Xơ mỡ động mạch. Bệnh học và
điều trị nội khoa kết hợp Đông - Tây y. Nhà Xuất Bản Y Học Hà
Nội, pp.53–60.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dung_dieu_chinh_lipid_mau_cua_vien_nang_thanh_mach_an_gi.pdf