Tài liệu Tác dụng của điện nhĩ châm tần số thấp trên đáp ứng thần kinh tự chủ khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh ở người bình thường: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 411
TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN NHĨ CHÂM TẦN SỐ THẤP
TRÊN ĐÁP ỨNG THẦN KINH TỰ CHỦ KHI THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP
KÍCH THÍCH THỤ THỂ LẠNH Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
Trịnh Yến Nhi*, Nguyễn Văn Đàn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Hệ thần kinh tự chủ điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể. Do đó,
rối loạn chức năng của hệ thống này có thể xuất hiện trong nhiều tình trạng lâm sàng như lo âu, động kinh,
Parkinson,...Khi điện châm tần số thấp 2 Hz cho thấy ngoài tác dụng giảm đau còn làm giảm lo âu, giảm tần số
tim và huyết áp. Dựa trên các lý luận Y học cổ truyền và Y học hiện đại, khi điện nhĩ châm hai huyệt Tâm – Can
ở vùng xoắn tai 2 bên, thuộc vùng phân bố ngoài da ở tai của dây thần kinh X, có thể tác động điều chỉnh tăng
hoạt tính đối giao cảm, giảm hoạt tính giao cảm. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng trên thông qua
t...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác dụng của điện nhĩ châm tần số thấp trên đáp ứng thần kinh tự chủ khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh ở người bình thường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 411
TÁC DỤNG CỦA ĐIỆN NHĨ CHÂM TẦN SỐ THẤP
TRÊN ĐÁP ỨNG THẦN KINH TỰ CHỦ KHI THỰC HIỆN NGHIỆM PHÁP
KÍCH THÍCH THỤ THỂ LẠNH Ở NGƯỜI BÌNH THƯỜNG
Trịnh Yến Nhi*, Nguyễn Văn Đàn*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Hệ thần kinh tự chủ điều chỉnh nhiều chức năng của cơ thể. Do đó,
rối loạn chức năng của hệ thống này có thể xuất hiện trong nhiều tình trạng lâm sàng như lo âu, động kinh,
Parkinson,...Khi điện châm tần số thấp 2 Hz cho thấy ngoài tác dụng giảm đau còn làm giảm lo âu, giảm tần số
tim và huyết áp. Dựa trên các lý luận Y học cổ truyền và Y học hiện đại, khi điện nhĩ châm hai huyệt Tâm – Can
ở vùng xoắn tai 2 bên, thuộc vùng phân bố ngoài da ở tai của dây thần kinh X, có thể tác động điều chỉnh tăng
hoạt tính đối giao cảm, giảm hoạt tính giao cảm. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm đánh giá tác dụng trên thông qua
theo dõi sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi thực hiện nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 30 người khỏe mạnh gồm 17 nam và 13 nữ được thực hiện
nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh (CPT) 2 lần: không có nhĩ châm và sau khi điện nhĩ châm tần số 2Hz huyệt
Tâm – Can. Tần số tim (TST) được theo dõi liên tục mỗi 30 giây trong 360 giây, huyết áp (HA) được theo dõi
trước khi làm CPT và ngay sau khi vừa kết thúc CPT. So sánh trước-sau tần số tim và huyết áp ở những thời
điểm tương ứng trong 2 lần thực hiện CPT để đánh giá tác dụng của điện nhĩ châm.
Kết quả: nhóm nghiên cứu gồm 30 đối tượng tình nguyện khỏe mạnh (17 nam, 13 nữ), với độ tuổi trung
bình là 24,1± 1,7. Các giá trị ban đầu của các ĐTNC gồm tần số tim trung bình (75,3 ± 8,6 lần/phút, huyết áp
tâm thu trung bình (111,7 ± 11,3 mmHg), huyết áp tâm trương trung bình (68,7 ± 8,9 mmHg) đều trong giới
hạn bình thường. Khi thực hiện CPT, tần số tim tăng đạt đỉnh trong 30 giây đầu (tăng 7,4 ± 9,1 lần/phút), huyết
áp tâm thu và tâm trương tăng lần lượt là 4,0 ± 7,2 và 7,0 ± 8,8 mmHg. Sau khi điện nhĩ châm 2Hz, TST theo dõi
trong 360 giây khi thực hiện CPT lần 2 luôn nhỏ hơn có ý nghĩa so với CPT lần 1 (p< 0,05), huyết áp động mạch
đều tăng so với trước khi thực hiện, tuy nhiên mức thay đổi huyết áp giữa 2 lần CPT khác nhau không co ý nghĩa
thống kê (p> 0,05).
Kết luận: điện nhĩ châm tần số thấp 2 Hz huyệt Tâm – Can ở vùng xoắn tai 2 bên có hiệu quả làm giảm TST
nhưng không làm thay đổi HA khi thực hiện CPT ở người bình thường.
Từ khóa: Nhĩ châm, điện nhĩ châm, tần số tim, huyết áp, nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh, nhánh da loa
tai của dây thần kinh X.
ABSTRACT
LOW FREQUENCY AURICULAR ELECTROACUPUNCTURE EFFECT
ON AUTONOMIC RESPONSES TO COLD PRESSOR TEST IN HEALTHY VOLUNTEERS
Trinh Yen Nhi, Nguyen Van Dan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 411- 416
Background and objectives: The autonomic nervous system (ANS) subserves activity of subconscious
body functions; can happen with numerous clinical phenotypes, such as anxiety, epilepsy, Parkinson. When the
low frequency 2Hz-auricular electro acupuncture shows that in addition to the analgesic also reduce anxiety,
reduce heart rate and blood pressure. Based on the similarity of traditional medicine and neurological anatomy,
auricular electro acupuncture at Heart and Liver acupoints, located at the outer skin surface of auricular branches
* Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS Nguyễn Văn Đàn ĐT: 0983731326 Email: nguyenvandan@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 412
of the vagus nerve (ABVN) can balance the autonomic nerve system, by increasing parasympathetic and
decreasing sympathetic activity. This study was conducted to clarify these concepts via monitoring heart rate of
healthy volunteers with cold pressor test.
Methods: Thirty healthy volunteers (17 male, 13 female) performed cold pressor test (CPT) before and after
2-Hz auricular electro acupuncture at Heart and Liver acupoints. Heart rate was measured continuously every 30
seconds in 360 seconds; blood pressure was measured before CPT and 3 minutes after CPT started.
Results: HR reached a peak at 30s (∆ HR 7.4 ± 9.1 beats/min), systolic and diastolic pressures were
increased 4.0 ± 7.2 and 7.0 ± 8.8 mmHg respectively. After 2-Hz auricular electro acupuncture, heart rate
measured during the second CPT reduced significantly in comparison with the first CPT (p<0,05). There is no
significant difference in blood pressure between the first and the second CPT (p>0.05).
Conclusion: In healthy volunteers, 2Hz auricular electro acupuncture at Heart and Liver acupoints can
decrease the heart rate, but does not attenuate the blood pressure responses during the cold pressor test.
Keywords: Auricular acupuncture, auricular electro acupuncture, heart rate, blood pressure, cold pressor
test, auricular branches of the vagus nerve (ABVN).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn hệ thần kinh tự chủ có thể xuất hiện
trong những tình trạng sinh lý như lo âu,
stress,..hoặc bệnh lý như trong nhiễm trùng,
động kinh, parkinson,...(1) Trong các nghiệm
pháp để kích thích hệ thần kinh giao cảm trong
phòng thí nghiệm thì nghiệm pháp kích thích
thụ thể lạnh (Cold Pressor Test – CPT) là một
trong các phương pháp an toàn, dễ thực hiện,
tiện dụng, được sử dụng nhiều trong các đề tài
nghiên cứu về tim mạch cũng như các chuyên
ngành khác(9). Hiện nay, việc sử dụng nhĩ châm
tác động lên nhánh ra da ở tai của dây thần kinh
X đang được ứng dụng trong điều trị cho nhiều
bệnh lý có sự suy giảm hoạt động của hệ phó
giao cảm, tăng hoạt động giao cảm như stress, lo
âu, bệnh động mạch vành, động kinh,(2,4,6). Một
số nghiên cứu chỉ ra rằng với tần số thấp 2 Hz
ngoài tác dụng giảm đau còn làm giảm stress,
giảm tần số tim(3). Dựa trên các lý thuyết Y học cổ
truyền và Y học hiện đại, hai huyệt Tâm - Can
thuộc vùng phân bố ngoài da của dây thần kinh
X, thông qua chức năng Tâm chủ huyết mạch,
Can chủ sơ tiết sẽ giúp tác động làm quân bình
hệ thần kinh tự chủ. Vì vậy, nghiên cứu này
nhằm đánh giá tác dụng trên thông qua theo dõi
sự thay đổi tần số tim và huyết áp khi thực hiện
nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Đánh giá sự thay đổi tần số tim và huyết
áp khi điện nhĩ châm tần số 2 Hz huyệt Tâm –
Can ở vùng xoắn tai hai bên trên người bình
thường khi thực hiện nghiệm pháp kích thích
thụ thể lạnh.
2. Tần số xuất hiện những tác dụng không
mong muốn (nếu có) của điện nhĩ châm tần số 2
Hz huyệt Tâm – Can và nghiệm pháp kích thích
thụ thể lạnh.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, so sánh
trước – sau.
Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng công thức
,
Trong đó:
n là số lượng cỡ mẫu cần thiết cho nghiên cứu.
r là hệ số tương quan giữa hai đo lường. ES là hệ số ảnh
hưởng ước tính bằng công thức: . Gọi chỉ số
trung bình của tần số tim sau khi thực hiện CPT là d và độ
lệch chuẩn sau khi làm CPT của đề tài trước đó là s. Ta có
độ lệch chuẩn trong tần số tim khi làm CPT ở chân là s =
13,2 lần/phút(9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 413
Mong muốn nhĩ châm có thể giúp tần số
tim giảm 5 lần/phút trong khi làm CPT d =5
lần/phút. Sai số α = 0,05 và power = 0,9 C =
10,51.
Hệ số tương quan giữa các lần đo lường tần
số tim giả định r = 0,8.
Như vậy ta được cỡ mẫu n = 30.
Tiêu chuẩn chọn
- Nam nữ khỏe mạnh, tuổi từ 18 - 30 tuổi,
BMI từ 18,5 – 23 (kg/m2).
- Tần số tim 60-99 lần/phút, mạch và tần số
tim đi đôi với nhau.
- Huyết áp < 140/90 mmHg, không có hạ
huyết áp tư thế.
- Vùng da ở loa tai không bị viêm nhiễm,
lở loét.
- Ở trạng thái thoải mái trong ngày tiến hành
thử nghiệm (đánh giá theo thang điểm DASS 21
với điểm stress < 15 điểm).
- Tự nguyện đồng ý tham gia đề tài, được
đọc, giải thích tường tận và ký tên vào phiếu
đồng ý tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn loại trừ
- Đang mắc các bệnh có tính chất cấp tính,
cường giáp, sốt.
- Sử dụng chất kích thích: rượu, bia, cafe,
thuốc lá trong vòng 24 giờ trước khi thực hiện
đề tài.
- Chơi thể thao, vận động trước khi tiến hành
thử nghiệm.
- Nữ có thai hoặc đang hành kinh.
- Lo âu, sợ kim, tiền sử vựng châm.
Tiêu chuẩn ngưng nghiên cứu
- Xuất hiện các triệu chứng gây khó chịu
cho người tình nguyện khởi phát ở bất kỳ giai
đoạn nào của quá trình nghiên cứu: buồn nôn,
đau đầu, chóng mặt, khó thở, vã nhiều mồ hôi,
vựng châm.
- Người tình nguyện không đồng ý tiếp tục
tham gia nghiên cứu ở bất kỳ giai đoạn nào của
quá trình nghiên cứu.
Phương pháp can thiệp
Nhĩ châm
Châm 2 huyệt Tâm – Can ở xoắn tai 2 bên,
cảm giác đắc khí, mắc điện cực dương ở huyệt
Tâm, cực âm ở huyệt Can, chỉnh tần số 2 Hz và
kích thích điện bằng máy châm cứu ES-160 ITO –
JAPAN, lưu kim trong vòng 17 phút, rút kim và
sát trùng sau khi rút kim.
Nghiệm pháp kích thích thụ thể lạnh
- ĐTNC ngâm cùng lúc 2 chân sao cho nước
ngập ngang hai mắt cá chân vào nước ở 7oC
được theo dõi bằng nhiệt kế liên tục trong vòng
3 phút.
Các chỉ số theo dõi
- Tần số tim (TST) được theo dõi liên tục qua
máy oxymeter hiệu Microlife A310.
- Huyết áp (HA) được theo dõi qua máy đo
huyết áp cánh tay ALPK2-Nhật Bản.
Hình 1. Tiến trình thực hiện nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu sẽ được nằm nghỉ 20
phút, sau đó lấy số đo tần số tim (TST) và huyết
áp (HA) ban đầu (ký hiệu T0 và HA-0) và thực
hiện nghiên cứu với các mốc thời gian lấy số liệu
như hình 1.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 414
Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý bằng phần mềm: SPSS
20.0, sử dụng phép kiểm phi tham số Wilcoxon
signed rank sum test để so sánh tần số tim, huyết
áp ở từng thời điểm nghiên cứu trong 2 lần thực
hiện CPT.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của các ĐTNC trước nghiên
cứu
Nhóm nghiên cứu gồm 30 đối tượng tình
nguyện khỏe mạnh (17 nam, 13 nữ).
Bảng 1. Đặc điểm chung của đối tượng người khỏe
mạnh trước nghiên cứu (n=30)
Chỉ số Tổng cộng
Giới:
Nam 17 (56,67%)
Nữ 13 (43,33%)
Tuổi 24,1± 1,7
Huyết áp tâm thu (mm Hg) 111,7 ± 11,3
Huyết áp tâm trương (mm Hg) 68,7 ± 8,9
Tần số tim 75,3 ± 8,6
Nhận xét :
Các giá trị ban đầu của các ĐTNC gồm tần số
tim trung bình, huyết áp tâm thu trung bình,
huyết áp tâm trương trung bình đều trong giới
hạn bình thường.
Bảng 2. Sự thay đổi của tần số tim khi làm CPT lần 2 (sau khi nhĩ châm) so với lần 1 (n =30)
Thời điểm TST trong CPT1 (lần/phút ± SD) TST trong CPT2 (lần/phút ± SD)
Giá trị p
So sánh CPT1 và CPT2
0 76,1 ± 8,1 72,3 ± 8,5 < 0,05
30 83,5 ± 11,5 77,8 ± 10,2 < 0,05
60 83,1± 11,8 77,8 ± 9,4 < 0,05
90 80,5 ± 8,7 76,1 ± 8,8 < 0,05
120 82,6 ± 11,3 78,3 ± 10,4 < 0,05
150 82,4 ± 8,4 78,4 ± 9,1 < 0,05
180 82,3 ± 9,8 78,6 ± 9,7 < 0,05
210 82,6 ± 8,8 76,0 ± 9,3 < 0,05
240 81,6 ± 9,2 75,0 ± 9,0 < 0,05
270 77,1 ± 7,9 74,4 ± 8,9 < 0,05
300 76,7 ± 9,1 74,2 ± 9,9 < 0,05
330 76,1 ± 10,0 73,0 ± 8,3 < 0,05
360 76,4 ± 9,2 72,4 ± 8,6 < 0,05
Nhận xét:
- Trong quá trình làm CPT lần 1 (ngâm chân
nước đá liên tục), tần số tim tăng liên tục đến
giây thứ 240 từ khi bắt đầu làm CPT (p < 0,05).
- TST tăng cao nhất ở giây thứ 30 so với giây
thứ 0 ban đầu, với giá trị 7,4 ± 9,1 lần/phút.
- Sau khi kết thúc CPT 1 được 1 phút 30 giây
(giây 270) thì TST trở về giá trị gần với giây 0 ban
đầu trước khi làm CPT, khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05)
- Tần số tim trong khi làm CPT lần 2 sau điện
nhĩ châm giảm có ý nghĩa thống kê khi so sánh
trước – sau với CPT lần 1 (p < 0,05).
- Tần số tim giảm nhiều nhất ở CPT lần 2 so
với lần 1 là tại thời điểm giây 30 (5,8 ± 10,6
lần/phút) và giây 60 (5,2 ± 11,3 lần/phút)
Bảng 3. Sự thay đổi của HA khi làm CPT lần 1 và
CPT lần 2 (n =30)
SBP (mmHg) ± SD DBP (mmHg) ± SD
T13 110,0 ± 10,9 69,5 ± 7,9
T16 114 ± 11,6 76,5 ± 9,4
T42 108,5 ± 10,3 70,0 ± 8,4
T45 114,0 ± 10,0 76,3 ± 7,1
Nhận xét:
- Huyết áp tâm thu và tâm trương tại thời
điểm trước khi làm CPT cả 2 lần (T13, T42) và
sau khi làm CPT (T16, T45) khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p >0,05).
- Huyết áp tâm thu và tâm trương tại thời
điểm sau khi thực hiện CPT lần 1 (T16) tăng lần
lượt là 4,0 ± 7,2 và 7,0 ± 8,8 mmHg, khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với thời điểm trước khi thực
hiện CPT lần 1 (T13) (p < 0,05).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 415
- Tương tự tại thời điểm sau khi thực hiện
CPT lần 2 (T45, HATT và HATTr cũng tăng lần
lượt là 5,5 ± 5,0 mmHg và 6,3 ± 7,1 mmHg, khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với thời điểm trước
khi thực hiện CPT lần 2 (T42) (p < 0,05).
BÀN LUẬN
Kết quả CPT lần 1
Kết quả cho thấy khi làm CPT lần 1 tần số
tim tăng dần, cao nhất trong 30 giây đầu tiên (7,4
± 9,1 lần/phút) sau đó tăng ổn định trong suốt
thời gian thực hiện CPT (p <0,05) và giảm dần
ngay khi kết thúc CPT. Như vậy, trong đề tài
chúng tôi thực hiện, kết quả tương tự như lý
thuyết về CPT(2,9). Kết quả nghiên cứu ghi nhận
trị số huyết áp sau 3 phút làm CPT so với ban
đầu cho thấy huyết áp tâm thu tăng có ý nghĩa
thống kê khoản 4,0 ± 7,2 mmHg (p < 0,05), HA
tâm trương tăng có ý nghĩa thống kê khoảng 7,0
± 8,8 mmHg, trong đề tài này huyết áp tâm
trương tăng cao hơn huyết áp tâm thu, điều này
cũng thấy trong nghiên cứu của Saab P.G (1993)
ở 30 giây đầu huyết áp tâm trương tăng cao hơn
huyết áp tâm thu(6).
So sánh CPT lần 2 sau khi điện nhĩ châm với
CPT lần 1
TST khi làm CPT lần 2 sau điện nhĩ châm từ
lúc bắt đầu đến khi kết thúc CPT (theo dõi trong
360 giây) luôn nhỏ hơn có ý nghĩa thống kê so
với lần 1 (p < 0,05). Huyết áp động mạch trước
và sau khi làm CPT ở 2 lần là như nhau khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
So với nghiên cứu của Lin ZP (2011)(7) cũng
cho kết quả tương tự, khi kích thích nhĩ châm
vào nhánh tai của dây thần kinh X làm tần số tim
ở nhóm có nhĩ châm thấp hơn nhóm không nhĩ
châm sau nghiệm pháp gắng sức. La Marca R
(2010)(6) cũng cho kết quả điện nhĩ châm tạo ra
kích thích trong hoạt động thần kinh X. Nghiên
cứu của He W (2012)(4), Hou PW (2015)(5) kết luận
kích kích điện châm nhánh thần kinh của dây
thần kinh X (ABVN) tới nhân bó đơn độc (NTS)
tạo thành cơ sở giải phẫu cho sự điều chỉnh hệ
thần kinh tự chủ. Việc đánh giá huyết áp có thể
không chính xác vì chúng tôi chưa có dụng cụ
theo dõi huyết áp ngoại vi liên tục nên có thể bỏ
sót các thời điểm thay đổi huyết áp tại các thời
điểm thực hiện CPT và khi nhĩ châm.
Tác dụng không mong muốn khi điện nhĩ
châm huyệt Tâm, Can
Không ghi nhận tác dụng không mong
muốn trong quá trình thực hiện điện nhĩ châm
tần số thấp. Điều này phù hợp với các đề tài
nghiên cứu trước đã được tổng hợp trong đề tài
của tác giả Aaron Murray(8).
Tác dụng không mong muốn khi thực hiện
CPT
Không ghi nhận tác dụng không mong
muốn trong quá trình thực hiện nghiệm pháp
kích thích thụ thể lạnh (CPT). Điều này cũng
phù hợp với ghi nhận trong các đề tài nghiên
cứu về CPT trước(6,9).
KẾT LUẬN
- Tần số tim trong khi làm CPT lần 2 sau điện
nhĩ châm tần số thấp 2Hz luôn nhỏ hơn có ý
nghĩa thống kê khi so sánh trước – sau với CPT
lần 1.
- Ngay sau khi thực hiện CPT, huyết áp động
mạch tăng so với trước khi thực hiện. Mức thay
đổi giữa 2 lần CPT khác nhau không có ý nghĩa
thống kê.
- Không ghi nhận tác dụng không mong
muốn trong quá trình thực hiện điện nhĩ châm
tần số thấp 2Hz.
- Không ghi nhận tác dụng không mong
muốn trong quá trình thực hiện CPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chowdhury D, Patel NJ (2006) “Approach to a case of
autonomic peripheral neuropathy.”, Assoc Physicians India,
54:727-32.
2. Clancy JA, Mary DA, et al. (2014), “Non-invasive Vagus
Nerve Stimulation in Healthy Humans Reduces”, Brain
Stimul, 7(6):871-7.
3. Dias M, Pagnin D (2011), “Effects of electroacupuncture on
stress-related symptoms in medical students: a randomised
controlled pilot study”, Original papers.
4. He W, Wang X (2012), “Auricular Acupuncture and Vagal
Regulation”, China Academy of Chinese Medical Science.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 22 * Số 3 * 2018
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 416
5. Hou PW, Hsu HC, (2015), “The History, Mechanism, and
Clinical Application of Auricular Therapy in Traditional
Chinese Medicine.”, Evid Based Complement Alternat Med.
6. La Marca R, Nedeljkovic M, Yuan L., Maercker A., Ehlert U
(2010), “Effects of auricular electrical stimulation on vagal
activity in healthy men: evidence from a three-armed
randomized trial”, Clinical Science, 118(8), pp. 537–546.
7. Lin ZP, Chen YH., Fan C, Wu HJ, Lan LW, Lin JG (2011),
“Effects of auricular acupuncture on heart rate, oxygen
consumption and blood lactic acid for elite basketball
athletes”, American Journal of Chinese Medicine, 39 (6), pp. 1131–
1138.
8. Murray AR, Peers L, et al. (2016), “The strange case of the ear
and the heart: the auricular vagus nerve and its influence on
cardiac control”, Autonomic Neuroscience: Basic and Clinical, PII:
S1566-0702(16)30072-8
9. Ramírez ML, et al (2015) “The Cold Pressor Stress Test: From
basic psychophysiology to application”, Universität Trier –
Fachbereich I – Psychobiologie.
10. Saab PG, Llabre MM, et al, (1993) “The cold pressor test:
vascular and myocardial response patterns and their
stability”, Psychophysiology, 30(4):366-73.
Ngày nhận bài báo: 05 /10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10 /10/2017
Ngày bài được đăng: 20/04/2018
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 3 * 2018 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2018 417
BƯỚC ĐẦU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ GIẢM ĐƯỜNG HUYẾT
SAU ĂN TRÊN NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
CỦA BÀI THUỐC NAM SƯU TẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
Nguyễn Văn Đàn*, Nguyễn Thị Nguyên Sinh*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một bệnh mạn tính không lây có tốc
độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh tăng glucose máu
sau ăn là một yếu tố nguy cơ cao đối với các biến chứng mạch máu lớn (như bệnh mạch vành, bệnh mạch máu
não, bệnh động mạch ngoại vi), biến chứng vi mạch (thận, võng mạc, thần kinh) cũng như góp phần khó kiểm soát
HbA1c đạt mục tiêu điều trị dù đường huyết đói kiểm soát được trong giới hạn bình thường. Sau khi thu thập
thực tế trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, các dược liệu của bài thuốc được kiểm tra lý, hóa tính, nghiên cứu độc tính
trên chuột, tế bào người. Kết quả cho thấy chưa có ghi nhận độc tính, đồng thời trong thử nghiệm tác dụng dược
lý, bài thuốc cho thấy hiệu quả hạ đường huyết tốt trên chuột. Từ đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục
tiêu bước đầu đánh giá hiệu quả kiểm soát glucose máu sau ăn tức thời trên người bệnh đái tháo đường týp 2 của
bài thuốc gồm lá cây Mật gấu (Vernonia amygdalina). Qua đề tài này giúp củng cố thêm các bằng chứng khoa học
cho việc triển khai các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo khi sử dụng lâu dài bài thuốc trong hỗ trợ điều trị bệnh
ĐTĐ týp 2, giúp kiểm soát bệnh và các biến chứng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 41 người bệnh đái tháo đường týp 2 (13 nam, 28 nữ) thỏa tiêu
chuẩn chọn. Từng đối tượng được thực hiện khảo sát đường huyết sau ăn với bữa ăn định chuẩn trong hai ngày
liên tiếp, ngày chứng uống nước lọc và ngày uống cao thuốc. Lấy máu đầu ngón tay thử đường huyết sau ăn tại
các thời điểm 15, 30, 60, 90 và 120 phút. Sử dụng phép kiểm thống kê bắt cặp để so sánh đường huyết sau ăn giữa
các thời điểm trong hai ngày thử nghiệm. Giá trị tổng tích lũy của tăng lượng đường huyết sau ăn được ước tính
bằng cách tính diện tích dưới đường cong (AUC- area under curve).
Kết quả: So sánh đường huyết giữa các thời điểm, đường huyết sau ăn ngày uống thuốc ghi nhận đường
huyết giảm khác biệt có ý nghĩa thống kê từ sau 30 phút, và giữ được tác dụng giảm liên tục tại thời điểm 60
phút, 90 phút và 120 phút so với ngày chứng (p<0,05). Giá trị tổng tích lũy của tăng đường huyết sau ăn được
ước tính bằng cách tính diện tích dưới đường cong (AUC) trong toàn thời gian thử nghiệm 120 phút ngày thử
cao thuốc thấp hơn; 261,06 ± 90,29 so với 335,49 ± 103,23 (ngày chứng), giá trị giảm là 74,43±109,52.
Kết luận: Bước đầu đánh giá cao lỏng chiết nước từ lá cây mật gấu có tác dụng giảm đường huyết sau ăn
trên người bệnh đái tháo đường týp 2 nhưng không gây hạ đường huyết trầm trọng.
Từ khóa: lá cây mật gấu, đường huyết sau ăn, diện tích dưới đường cong (AUC).
ABSTRACT
THE EFFICACY OF LOWERING POSTPRANDIAL BLOOD GLUCOSE
ON TYPE 2 DIABETES PATIENTS BY EXTRACTED HERB FROM VERNONIA AMYGDALINA
AT SOC TRANG PROVINCE
Nguyen Van Dan, Nguyen Thi Nguyen Sinh, Bui Chi Bao, Trinh Thi Dieu Thuong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 3- 2018: 417 - 423
Background and objectives: Type 2 diabetes is a non-contagious chronic disease that develops rapidly in
* Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Trịnh Thị Diệu Thường ĐT: 0933000880 Email: thuong.ttd@ump.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dung_cua_dien_nhi_cham_tan_so_thap_tren_dap_ung_than_kin.pdf