Tài liệu Tác động xã hội của đổi mới ở các thành phố Việt Nam: Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học số 1 (45), 1994 14
Tác động xã hội của đổi mới ở
các thành phố Việt Nam
TRỊNH DUY LUÂN
1. Một bối cảnh kinh tế - xã hội quá độ
Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam thực chất là một sự quá độ. Tuy nhiên, từ nay ít
được dùng so với cụm từ "quá độ lên chủ nghĩa xã hội" trong những năm trước đây. Sự thực thì
không có gì khác nhau nhiều trong nghĩa của sự quá độ. Đó là thời kỳ chuyển tiếp, vừa có cả cái cũ
đang mất đi hoặc chuyển thể, vừa có cái mới đang hình thành. Khác chăng là "thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội" hàm ý về một sự quá độ ,"hình thái kinh tế - xã hội", còn quá độ thời Đổi mới,
trước hết là quá độ tới kinh tế thị trường, các lĩnh vực như cơ cấu xã hội, cơ cấu chính trị, quyền lực
tạm thời chưa được đề cập tới
Kinh tế thị trường, chỉ sau vài năm khởi động đã đến gõ cửa mỗi nhà, bao vây mỗi con người.
Kinh tế thị trường tựa như một dòng chảy bị ngăn lại, giờ đây khi cửa cống đã mở, ...
9 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 784 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động xã hội của đổi mới ở các thành phố Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Xã hội học số 1 (45), 1994 14
Tác động xã hội của đổi mới ở
các thành phố Việt Nam
TRỊNH DUY LUÂN
1. Một bối cảnh kinh tế - xã hội quá độ
Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ở Việt Nam thực chất là một sự quá độ. Tuy nhiên, từ nay ít
được dùng so với cụm từ "quá độ lên chủ nghĩa xã hội" trong những năm trước đây. Sự thực thì
không có gì khác nhau nhiều trong nghĩa của sự quá độ. Đó là thời kỳ chuyển tiếp, vừa có cả cái cũ
đang mất đi hoặc chuyển thể, vừa có cái mới đang hình thành. Khác chăng là "thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội" hàm ý về một sự quá độ ,"hình thái kinh tế - xã hội", còn quá độ thời Đổi mới,
trước hết là quá độ tới kinh tế thị trường, các lĩnh vực như cơ cấu xã hội, cơ cấu chính trị, quyền lực
tạm thời chưa được đề cập tới
Kinh tế thị trường, chỉ sau vài năm khởi động đã đến gõ cửa mỗi nhà, bao vây mỗi con người.
Kinh tế thị trường tựa như một dòng chảy bị ngăn lại, giờ đây khi cửa cống đã mở, dòng nước tuôn
chảy và nó có thể len lỏi, thấm vào mọi khe kẽ, mọi tế bào của xã hội bằng các mao mạch tinh vi.
Trong đời sống kinh tế - xã hội ở các đô thị lớn, kinh tế thị trường càng có sức thẩm thấu nhanh
mạnh hơn gấp bội. Tác động của nó được biểu hiện trong diện mạo sống động của phố phường ngày
hôm nay, sự sầm uất phong phú của hàng hóa, phương tiện sinh hoạt. Sâu xa hơn là những biến đổi
trong kết cấu nghề nghiệp - xã hội của dân cư, mức sống vật chất và tinh thần, lối sống và khuôn
mẫu hành vi ứng xử của các nhóm xã hội, trên cả 2 mặt tích cực và tiêu cực. Sự quá độ tới kinh tế
thị trường quả thật đang tạo ra những biến đổi to lớn, nhanh chóng chưa từng thấy ở các đô thị lớn
nước ta trong vòng 4 đến 5 năm gần đây .
2. Quá trình "thị dân hóa" kết cấu xá hội của dân cư đô thị.
Theo nhận xét của một nhà sử học, trong lịch sử của đời sống đô thị Việt Nam, chưa bao giờ yếu
tố "thị" trở thành yếu tố chủ đạo, so với vai trò của yếu tố "đô", "thành", "xã", "trấn" tức là vai trò
của chức năng hành chính.
Với việc chuyển sang cơ chế thị trường, đã có "đất" cho yếu tố thị được phát triển và đề cao,
thường được diễn đạt rất hình tượng bằng từ "bung ra". Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến cái gọi
là quá trình "thị dân hóa" kết cấu xã hội đô thị.
Hãy lấy thủ đô Hà Nội làm thí dụ. Dưới thời bao cấp, đó đã là thành phố của công nhân viên
chức Nhà nước (hơn 80% lực lượng lao động). Việc chuyển sang kinh tế thị trường đang làm gia
tăng tỷ lệ dân cư làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh. Họ là ai? theo những tên gọi cũ, có thể
đó là tầng lớp tư sản, tiểu tư sản hay dân nghèo thành thị, tùy
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 15
thuộc vào thu nhập, tài sản, nghề nghiệp, học vấn... của họ. Đó là những người thị dân theo nghĩa
đời sống, thu nhập của họ gắn với thị trường.
Họ từ đâu tới. Trừ một bộ phận nhỏ có sẵn từ thời bao cấp (thợ thủ công cá thể và buôn bán
nhỏ) phần đông họ được đi chuyển từ các thành phần kinh tế quốc doanh. ở các thành phố lớn,
những năm vừa qua đã quan sát thấy những "dòng chảy" lao động từ khu vực quốc doanh sang khu
vực tư nhân dưới nhiều dạng thức, nhiều con đường (tự nguyện hoặc bắt buộc). Các chỉ thị 217 và
276 của chính phủ về tinh giản biên chế trong khu vực quốc doanh là một tác nhân quan trọng của
"dòng chảy" lao động vừa nói.
Chỉ tính riêng ở thủ đô Hà Nội, đến nay đã có khoảng 7 vạn lao động chuyển từ khu vực sản
xuất Nhà nước sang khu vực tư nhân. Một nghiên cứu mẫu năm 1992 cho thấy: khoảng 10% các gia
đình được khảo sát có ít nhất một lao động di chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân.
Nếu tính riêng trong số các gia đình có lao động di chuyển thì tỷ lệ này là 20% . Lực lượng lao động
từ thành phần kinh tế tập thể (các hợp tác xã) cũng lần lượt trở thành "thị dân" do sự giải thể các
hợp tác xã. Như vậy, mặc dù chưa diễn ra quá trình tư nhân hóa mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế nhà
nước, các chính sách kinh tế của đổi mới đã tạo ra quá trình "thị dân hóa" trong một chừng mực nào
đó là tư nhân hóa lực lượng lao động và kết cấu xã hội dân cư đô thị.
Phân tích kết cấu nghề nghiệp của hơn 800 hộ gia đình được khảo sát mẫu tại Hà Nội năm 1992
cho thấy tính chất đa thành phần và xu hướng "thị dân hóa" cơ cấu xã hội của người thành thị hiện
nay. Trong mầu nghiên cứu đã tách ra 8 loại hộ gia đình, trong đó có 2 loại gia đình hoặc là cả 2 vợ
chồng đều làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh (gia đình thị dân) hoặc là 1/2 quốc doanh, 1/2 thị
dân. Tổng số 2 loại gia đình này chiếm 47% trong mẫu.
Đó là chưa tính bộ phận các thành viên khác trong tất cả các loại gia đình cũng đang hoạt động
trong khu vực ngoài quốc doanh. Khi phân loại các hộ gia đình theo nguồn thu nhập cũng thấy một
tỷ lệ tương tự (47% ) các hộ gia đình có nguồn thu nhập gắn hoàn toàn hay một phần vào kinh tế thị
trường.
Như vậy cả cơ cấu nghề nghiệp lẫn cơ cấu nguồn thu nhập của các gia đình ở Hà Nội cho thấy
họ đang ngày càng gần với các yếu tố "thị trường" nhiều hơn, càng trở nên "thị dân" hơn. Cơ chế thị
trường và quá trình tư nhân hóa cũng sẽ thúc đẩy quá trình này ngày một mạnh thông qua các tác
động như:
- Gia đình khu vực kinh tế thứ 3, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ là khu vực "không chính thức"
trong nền kinh tế đô thị.
- Lao động dư thừa và thất nghiệp.
- Sự nhập cư và số dân "trôi nổi" từ nông thôn đến sinh sống làm ăn ở đô thị.
3. Sự thay đổi trong lối sống, định hướng giá trị và mô hình ứng xử của con người đô thị
Những thay đổi trong cấu trúc xã hội và điều kiện sống của dân cư đô thị tất yếu sẽ dẫn đến
những thay đổi trong hành vi văn hóa và lối sống của họ. Nói cách khác, con người cần phải thay
đổi các mô hình ứng xử, các quan niệm, định hướng giá trị cho phù hợp hơn với những thay đổi
trong địa vị xã hội, nghề nghiệp, cấu trúc xã hội đang có xu hướng "thị dân hóa" ngày một mạnh.
Cũng có thể gọi đó là quá trình "thị dân hóa" lối sống.
Tuy nhiên, giữa hai loại chuyển đổi này có những khác biệt quan trọng. Sự chuyển
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
16 Tác động xã hội . . .
đổi cơ cấu xã hội nghề nghiệp dường như dễ nhận biết và mang tính gián đoạn. Trong khi đó sự
chuyển đổi về lối sống, mô hình văn hóa lại là một quá trình tương đối liên tục và khó khăn hơn.
Bởi lẽ, con người thường bị lệ thuộc nhiều vào các thói quen, những mô hình hành động và ứng xử
cũ Thêm vào đó, không phải chỉ có một yếu tố về sự dịch chuyển nghề nghiệp - xã hội (cho dù đó
là nhân tố quan trọng) mà còn có nhiều yếu tố khác quy định đặc điểm của lối sống đô thị trong thời
kỳ quá độ tới kinh tế thị trường. Chẳng hạn, cùng với quá trình đổi mới, sự mở cửa giao lưu với thế
giới đang tạo điều kiện du nhập nhiều mô hình lối sống từ bên ngoài.
Quá độ tới kinh tế thị trường là một yếu tố dẫn đến sự năng động cá nhân và xã hội, sự linh hoạt
trong hoạt động kinh tế và phong cách làm việc có hiệu quả. Đồng thời thị trường cũng là mảnh đất
nảy sinh lối sống tiêu dùng, chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, vụ lợi và những tác động can thiệp, phá vỡ
nhiều nét đẹp của văn hóa truyền thống, lối sống và văn minh đô thị Việt Nam.
Mặt khác, khách quan mà xét thì những yếu tố mang nội dung nhân văn, nhân bản, văn minh
của các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại hầu như chưa được ăn sâu bén rễ, chưa có chỗ đứng
vững chắc, hay theo các nhà sử học"chưa trở thành các hằng số xã hội" trong đời sống đô thị Việt
Nam. Và có lẽ vì thế mà chưa đủ sức đồng hóa, tiếp thu các nhân tố ngoại lai để trở thành một bản
sắc riêng trong lối sống đô thị Việt Nam hiện nay. Trong nhiều trường hợp có thể nhận thấy là:
Không phải các giá trị cá nhân con người được đề cao mà chỉ có lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất
được phát huy trong cơ chế thị trường. Nó lấn át các giá trị văn hóa tinh thần đích thực.
Kết quả là, với nhiều yếu tố tác động khác nhau, đang hình thành một lối sống đô thị "quá độ",
pha tạp với sự pha trộn và xô bồ trong việc tiếp thu và phổ biến các chuẩn mực khác nhau trong đời
sống văn hóa - xã hội đô thị.
Sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo cũng đang hình thành và phân cách rõ rệt lối sống của
lớp người giàu có, trong sự tương phản với lối sống của nhóm người nghèo.
Ngoài ra, còn có hàng loạt các yếu tố khác như hệ thống quản lý, ý thức pháp luật, văn hóa pháp
luật của người dân, tính chất phức tạp về mặt xã hội trong nguồn gốc cư trú của dân cư đô thị, cũng
như điều kiện sống hiện thực của họ (cho dù có được cải thiện song vẫn chưa vượt khỏi ngưỡng
nghèo khó).
Tất cả nhân tố này đang góp phần tác động vào sự định hình diện mạo văn hóa - lối sống của đô
thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ tới kinh tế thị trường.
4. Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới như là sự tiếp tục sự nghiệp giải phóng con người
Thành tựu đạt được trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới là điều dễ nhìn thấy từ
nhiều góc độ. Có thể cũng không khó khăn gì trong việc lần tìm ra những nguyên nhân dẫn đến
thành tựu đó. Từ góc độ nghiên cứu xã hội học, có thể diễn đạt ngắn ngọn một câu trả lời về nguyên
nhân đó: "sự giải phóng những lực lượng con người như là những lực lượng sản xuất, lực lượng xã
hội". Bởi lẽ, chỉ có một sự giải phóng ở mức độ nào đó mới có thể tạo ra ngần ấy năng lượng và
làm nên những thành quả bước đầu của đổi mới. Trong một nghĩa nào đó, tác động mang tính cách
mạng của công cuộc đổi mới là ở sự giải phóng
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 17
này. Có thể nhận rõ ý nghĩa giải phóng này về cả 2 phương diện vật chất và tinh thần. Bất đầu từ
cái dường như đơn giàn nhất: thời gian với người dân đô thị. Quả thực, đã có một khối lượng thời
gian đáng kể được giải phóng. Có thể chưa trở thành thời gian tự do để phát triển toàn diện mỗi cá
nhân, song nó đã được giải phóng khỏi những chi phí vô nghĩa. Cùng với thời gian là sức lực, vốn,
các tiềm năng con người. Trong thời bao cấp, những tiềm năng đó bị giam hãm, con người trở thành
nô lệ của cơ chế, không thể tự do lo liệu những nhu cầu cơ bản ăn, mặc, ở, đi lại của mình, tất cả
đều chờ đợi ở cơ chế. Con người nhiều khi trở thành bất lực trước những quyền uy vô hình, mà đầy
ma lực.
Chỉ lấy lĩnh vực nhà ở làm ví dụ, 5 - 6 năm về trước, cuộc chiến đấu cho chỗ ở, nhà ở đã thật dai
dẳng, trường kỳ. Những Hội đồng, đơn từ, kiện cáo, xét duyệt liên miên mà cuối cùng bất công vẫn
hoàn bất công. Người nghèo đã đành chịu, cả người khá giả cũng trở thành nô lệ của cơ chế. Phải
giấu giàu, phải chịu khổ để được cấp nhà theo tiêu chuẩn. Thế mà, chỉ trong năm 1990, đã có 1/3
khối lượng nhà ở được xây dựng bằng tiền của người dân. Năm 1992 ước tính vốn đầu tư xây dựng
nhà ở của cơ quan xí nghiệp và nhân dân gấp 2 lần vốn của Nhà nước, chưa kể một phần tương tự
do đầu tư xây không có giấy phép. Nhà ở mọc lên như nấm, con người đang cố gắng tự lo lấy chỗ ở
của mình (tất nhiên cần có một thời gian dài hơn nữa mới có đủ điều kiện thoát ly hoàn toàn cơ chế
bao cấp trong lĩnh vực nhà ở và không phải là không có các vấn đề xã hội gay cấn trong việc thị
trường hóa lĩnh vực này).
Đối với thế hệ trẻ, thời kỳ quá độ tới kinh tế thị trường có thể xem là những bài học thực tế đầu
tiên góp phần sàng lọc, tuyển chọn, đào luyện họ. Đối với họ đó là sự giải phóng khỏi một mô hình
thăng tiến xã hội mà ở đó, chỉ có một con đường duy nhất để "làm nên sự nghiệp" hay "thành đạt":
đó là hệ thống các vị trí trong guồng máy quản lý. Đã có bao người bị xoáy tròn trong cái vòng
chức tước, địa vị và những vùng đặc quyền đặc lợi, để đạt tới lợi ích vật chất, danh vọng, giàu có.
Con đường ấy dù không phải là đã kết thúc, song không còn là con đường duy nhất nữa. Giờ đây
lớp trẻ đã có thêm nhiều con đường, nhiều sự lựa chọn để có thể khai thác hết tiềm năng, sở trường
của mỗi con người.
Nếu sự giải phóng về vật chất như đã nêu trên là to lớn và có thể là điểm tựa cho những bước đi
tiếp theo, thì sự giải phóng về phương diện tinh thần lại có ý nghĩa lớn lao hơn, bởi lẽ một khi tinh
thần, tâm lý được giải thoát thì nó có thể trở thành động lực chỉ đạo cho những nỗ lực phát triển
trong tương lai.
Từ một cơ chế quản lý kinh tế - xã hội mà ở đó thực chất là nguyên tắc "chia đều sự nghèo khổ"
với rất nhiều ràng buộc, cấm kỵ, với những định kiến ghét giàu, giấu giàu và không ưa sự vượt trội,
giờ đây người ta đang định hướng đi tới một "bảng giá trị mới" với các phương châm như "tự cứu
mình trước khi trời cứu", "phải biết làm giàu chính đáng", "dân giàu nước mạnh". Có thể tham khảo
một vài con số để nói về một "Bảng giá trị" mới đang được hình thành trong dân cư đô thị hiện nay
trong bối cảnh xã hội quá độ tới kinh tế thị trường.
- Từ nghiên cứu Hà Nội 1992:
57,4% các gia đình có con đến tuổi lao động dự định cho vào đại học
23% dự đinh cho con học nghề để đi làm ngay
12.8% coi việc có chân trong "biến chế nhà nước" là điều cần thiết
18,5% nuôi hy vọng nhà nước sẽ có chính sách lo công ăn việc làm cho con cái họ.
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
18 Tác động xã hội . . .
- Nghiên cứu một ô phố trung tâm quận Hoàn Kiếm (1992)
80% tán thành quan niệm "phải biết làm giàu chính đáng"
46% vừa lòng với tình trạng "có việc làm đủ sống, gia đình hòa thuận".
78% tán thành quan niệm "tự cứu mình trước khi trời cứu”
65% phản đối thái độ "tùy thời thế đến đâu hay đến đấy".
- Nghiên cứu tại thị xã Cẩm Phả 1993:
92,5% tán thành quan niệm "tự cứu mình trước khi trời cứu
89,6% phân đối thái độ tùy thời thế, đến đâu hay đến đấy"
90% tán thành "phải biết làm giàu chính đáng, hợp pháp".
Từ một vài con số vừa nêu có thể thấy: Chắc chắn là cùng với quá trình chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, con người đã trở nên duy lý hơn, năng động
hơn, tích cực hơn, thích ứng linh hoạt hơn với biến động của ngoại cảnh. Họ có mục tiêu rõ rệt, cụ
thể hơn trong cuộc sống và từng bước biết sử dụng các phương tiện, vận hội để đạt tới mục tiêu. Họ
đang dần dần thoát ra khỏi thời kỳ chỉ làm những gì người khác đang làm, chỉ sống như người khác
đang sống. Họ đang chuyển dần sang giai đoạn phát triển và khẳng định các phẩm chất cá nhân tuy
mỗi người vẫn là thành viên của cộng đồng, của một nhóm xã hội nào đó.
Sự giải phóng về vật chất và tinh thần vừa nêu trên chính là một nguồn động lực tạo nên những
thành quả mà trước hết được biểu hiện ở sự gia tăng mức sống của các tầng lớp dân cư. Kết quả của
các cuộc điều tra xã hội học đã chỉ rõ điều này. Tại Hà Nội (1992), 75% các gia đình được khảo sát
khẳng định mức sống của họ trong 5 năm qua hoặc là ổn định (20% hoặc đã tăng lên một phần
(34%) hay tăng lên đáng kể (21%). Tại một ô phố trung tâm (quận Hoàn Kiếm) Hà Nội, nơi có hoạt
động thi trường mạnh mẽ nhất, 71% các gia đình được hỏi ý kiến khẳng định mức sống của họ đã
ổn định hoặc tăng lên trong 4 - 5 năm qua. Tại thị xã Cẩm Phả, quê hương của những người thợ mỏ,
cuộc điều tra tháng 7-1993, cho thấy 75,8% người được hỏi thừa nhận sự tăng lên về mức sống so
với năm 1990, trong đó 16,7% tăng lên đáng kể, 13,6% giữ mức như cũ. Đây thực sự là những biểu
hiện của tác động kinh tế - xã hội tích cực của đổi mới.
5. Phân tầng xã hội dưới tác động của đổi mới
Một hệ quả xã hội quan trọng của cải cách kinh tế đó là sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu
nghèo trong dân cư đô thị. Trong điều kiện quá độ từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị
trường, hiện tượng phân tầng xã hội thường có những biểu hiện bột phát, đôi khi "thái quá" do có
vô số kẽ hở, khuyết tật trong lĩnh vực quản lý kinh tế và quản lý xã hội do còn có các vùng "tranh
tối, tranh sáng" cho những sự thao túng pháp luật. Tại các đô thị lớn, như thủ đô Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh, do tính phức tạp và năng động của đời sống đô thị, do tính đa dạng trong cơ cấu nghề
nghiệp và xã hội của dân cư vấn đề phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo càng nổi lên mạnh mẽ.
Nó có tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như đến cơ may cuộc đời mỗi cá
nhân, mỗi nhóm xã hội. Trong lĩnh vực sản xuất, phân tầng xã hội được thể hiện trong sự chênh
lệch về thu nhập và thù lao; trong lĩnh vực giáo dục là tình trạng thất học, bỏ học của số đông con
em các gia đình nghèo. Trong lĩnh vực dịch vụ xã hội là việc trả giá (khám chữa bệnh, an sinh: nhà
ở....) mà không phải mọi tầng lớp dân cư đều đủ sức gánh chịu.
Đặc biệt quan trọng là những tác động về mặt tư tưởng, tâm lý, niềm tin về công bằng xã hội
gắn liền với mô hình chủ nghĩa xã hội trước đây (chủ yếu ở người có tuổi), trong
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 19
phản ứng của một hộ phận người lao động nghèo bị thiệt thòi do sự chuyển đổi cơ chế (công nhân,
viên chức cấp thấp, thợ thủ công,...) khiến cho có thể dễ gây ra những mất ổn định xã hội và chính
trị.
Mặt khác, sự phân tầng xã hội, cũng đang tạo một môi trường xã hội thực tế để lựa chọn, đào
luyện nên những người chủ đích thực, những lực lượng có đủ sức mạnh thúc đẩy sự tăng trưởng
kinh tế. Nếu không có quá trình này như là hệ quả của đổi mới kinh tế, hàng triệu con người vẫn
còn chưa ra khỏi cơn mơ màng về một cơ chế "làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu trên cơ sở
chế độ công hữu tưởng chừng như sắp được hiện thực hóa. Vì thế ở đây cần thấy được cả hai mặt
tích cực và tiêu cực của phân tầng xã hội cũng như của cơ chế thị trường trong đời sống kinh tế xã
hội.
Từ nhận thức này, một loạt các cuộc nghiên cứu, khảo sát xã hội học đã được tiến hành trên địa
bàn các đô thị nhằm xác nhận mức độ phân tầng xã hội hiện nay. Thông thường trong các mẫu
nghiên cứu được chia thành 5 nhóm mức sống và được mô hình hóa thành các "tháp phân tầng"
theo tỷ lệ % của từng nhóm mức sống. Qua đó có thể hình dung khái quát về phân tầng xã hội ở địa
bàn đô thị. Từ 4 cuộc khảo sát ở một số địa bàn chúng tôi có các kết quả sau:
4 quân nội Một phường Một phường Thị xã
thành trung târn trung tâm Cẩm Phả
Hà Nội Hà Nội thị xã Hòn Gai
Địa bàn điều
Nhóm tra
mức sống
1992 1992 1993 1993
I. Sung túc 4,9 5,5 14,3 4,6
II. Trung bình khá 30,0 31,1 29,7 15,4
III. Trung bình 49,3 46,7 49,5 63,1
IV. Trung bình kém 11,9 12,2 4,4 10,8
V. Nghèo 4,0 4,5 2,2 6,2
Các kết quả trên cho thấy: đã có sự phân tầng xã hội theo mức sống trong dân cư đô thị. Mức độ
phân tầng như thế nào thì còn phụ thuộc vào tính chất của từng địa bàn và trong từng mẫu nghiên
cứu. Song sự phân tầng đã thành hình: ở đâu cũng có những nhóm gia đình giàu có lên, sung túc lên
và cũng có những gia đình đang bị nghèo đi (có thể là nghèo tương đối so với các nhóm khác trong
khi mức sống tuyệt đối vẫn được tăng lên): Tuy nhiên, về đại thể có thể thấy một số 3 xét chung
trong "tháp phân tầng xã hội" ở tất cả các điểm khảo sát. Đó là:
- Tỷ lệ các gia đình có mức sống trung bình (trong tương quan với các nhóm còn lại) thường
chiếm tỷ lệ ưu trội trên dưới 50%. Điều này cho thấy dấu vết còn khá rõ của thời kỳ bao cấp với ý
tưởng bình quân chủ nghĩa "Chia đều sự nghèo khổ", khiến cho không có những sự khác biệt quá
lớn về sức sống trong đại bộ phận dân cư.
- Tỷ lệ các hộ giàu có, sung túc dao động ở mức 5 - 10% và đang có chiều gia tăng là một con số
đáng quan tâm. Bởi vì, đây chính là những nhân tố vượt trội trong tiến trình phát triển kinh tế trong
những năm vừa qua.
- Tỷ lệ các hộ gia đình nghèo dao động trong khoảng 3 - 6% (tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với
nông thôn) là đối tượng chú ý của chính sách xã hội, cứu trợ xã hội và những quan
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
20 Tác động xã hội . . .
điểm về công bằng xã hội.
Mức độ khác nhau giữa nhóm đỉnh (giàu có) và nhóm đáy (nghèo túng) của tháp phân tầng
trong từng chỉ báo là không đồng nhất có thể từ 5 - 10 lần cho đến vài chục lần, thậm chí hàng trăm
lần: Chẳng hạn, trong điều kiện hiện nay, sự khác nhau về diện tích nhà ở của gia đình theo bình
quân đầu người (nếu không tính đến chất lượng) giữa người giàu và người nghèo chỉ chênh nhau 5 -
10 lần. Song nếu xét theo giá trị tài sản, các chênh lệch có thể lên tới hàng trăm lần.
Tuy nhiên, điều quan trọng đối với việc nhận diện sự phân tầng xã hội từ giác độ xã hội học và
chính sách xã hội, nằm ở những khía cạnh khác và được thể hiện trong các câu hỏi:
- Ai đang giàu lên, ai đang nghèo đi?
- Tại sao, cơ chế nào tạo nên sự phân tầng này?
Trong những giai cấp, nhóm xã hội chú yếu của xã hội đô thị, ai có lợi và ai bị thiệt thòi trong sự
chuyển đổi cơ chế hiện nay. Vị trí vai trò của họ đang được biến đổi hoặc chuyển hóa cho nhau ra
sao? Có những xu hướng và hệ quả tiêu cực gì đáng lưu ý và phòng ngừa.
- Phản ứng, thái độ của các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư khác nhau trước hiện tượng phân
hóa này là như thế nào?
Từ các kết quả nghiên cứu, khảo sát xã hội học hiện có về vấn đề phân tầng xã hội trên địa bàn
đô thị trong những năm đầu thực hiện công cuộc đồi mới, có thể khái quát lại trong một hệ vấn đề
mà ít nhiều đã được nghiên cứu hoặc cần tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong lĩnh vực chính sách
xã hội. Hệ vấn đề này có thể gồm các chủ đề sau:
1/ Sự giàu lên tuyệt đối và khá nhanh chóng của một bộ phận dân cư hội đủ các yếu tố cần thiết
- tạm gọi là nhóm có ưu thế. Chủ yếu là ưu thế về quyền lực hành chính, vốn liếng kinh tế, uy tín
(quan hệ xã hội), kinh nghiệm và kỹ năng, tay nghề.
2/ Sự nghèo đi tương đối của một bộ phận dân cư (chủ yếu là người lao động trực tiếp trong các
ngành sản xuất quốc doanh, các viên chức không có trình độ). Đặc biệt là lao động dôi dư ở các xí
nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, không có các điều kiện thích ứng với cơ chế mới.
3/ Sự giàu lên của một bộ phận dân cư gắn liền với một số lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh buôn bán ở đô thị - tạm gọi là các lĩnh vực có ưu thế, độc quyền và cơ chế quản lý "thoáng":
ngoại giao, ngoại thương, hải quan, thầu xây dựng các công trình lớn, kinh doanh địa ốc (công khai
và ngầm), hàng không, đường biển, xuất nhập khẩu...
4/ Sự năng động và lớn lên của một lớp người mới, đặc biệt lớp doanh nghiệp trẻ đang thử sức,
đối mặt với kinh tế thị trường từ cấp độ thành phố, vùng, quốc gia tới quốc tế.
5/ Sự liên kết giữa quyền lực hành chính với sức mạnh kinh tế trong các hoạt động kinh doanh
làm ăn lớn, sự sơ hở của cơ chế quản lý pháp luật tạo cơ hội cho các hoạt động làm ăn mang tính
chất chộp giật, dựa trên tài sản, vốn liếng và danh nghĩa nhà nước, đặc biệt là trong các vùng "tranh
tối, tranh sáng", nơi mà người ta có thể thao túng các luật lệ để phục vụ cho mục đích cá nhân (thực
chất là sự tham nhũng).
6/ Sự xuất hiện các quan hệ xã hội mới cần được nhận thức và xử lý: giàu - nghèo, chủ - thợ, già
- trẻ, quan chức - thị dân, giàu có học vấn - giàu "trọc phú", v.v. . . Nói cách khác, không chỉ có các
quan hệ giai cấp mà còn nhiều dạng quan hệ xã hội khác nữa.
7/ Vai trò, tác động của các chính sách xã hội đối với sự phân tầng xã hội: chính sách xóa đói
giảm nghèo, cứu trợ xã hội, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình, chính sách thuế
và quản lý các hoạt động kinh doanh buôn bán..:
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
Trịnh Duy Luân 21
8/ Cùng với sự phân tầng xã hội ở nông thôn, sự phân tầng xã hội ở thành thị có xu hướng góp
phần thu hút lực lượng lao động phổ thông từ nông thôn ra thành phố, có sự phân công lại đối với
loại lao động này ở thành phố và nông thôn: điều này làm tăng thêm sự phức tạp của thành phần cư
dân thành phố và làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác. Bên cạnh đó, quá trình phân tầng xã hội
cũng làm lộ ra những diện mạo xã hội mới của các giai cấp, tầng lớp xã hội cũ trong thời bao cấp.
Các giai cấp, tầng lớp này tùy thuộc vào mức độ nhận thức, những điều kiện thực tế và khả năng
thích ứng của mình mà có những phương thức hoạt động, biến đổi khác nhau. Về bản chất đó chính
là sự xuất hiện các nhóm xã hội và các quan hệ xã hội mới. Trong số đó có 4 nhóm xã hội quan
trọng ở đô thị là:
a) Các gia đình công nhân thuộc vào nhóm bị thiệt thòi nhất, ít có khả năng thích nghi nhất với
sự chuyển đổi cơ chế hiện nay và vì thế đón nhận các chính sách kinh tế - xã hội của đổi mới kém
hào hứng hơn các nhóm khác (tỷ lệ các hộ nghèo trong số các gia đình công nhân là cao nhất).
b) Các gia đình trí thức (có học vấn Đại học trở lên) phần đông do nhận thức được sự biến đổi
hiện thực, đã ít nhiều kịp năng động, chuyển đồi phương thức làm việc và kiếm sống, tự bảo đảm
một mức sống khá hơn các gia đình công nhân (phần lớn các gia đình trí thức có mức sống trung
bình và trên trung bình) . Tuy nhiên, để tiếp tục tồn tại và đủ sức năng động như là một nhóm đại
diện cho văn minh và tiến bộ, chắc chắn cần phải trải qua một sự "sàng lọc" khắc nghiệt của cơ thể
thị trường. Cần phải có các chính sách hợp lý để tạo điều kiện và mở cửa cho sự sàng lọc cần thiết
này.
c) Các gia đình thị dân (sản xuất kinh doanh, buôn bán tư nhân) tỏ ra được "tự do" tranh thủ các
cơ hội trong điều kiện chuyển sang cơ chế thị trường. Nhiều hộ giàu lên nhanh chóng. Và vì có
nhiều thuận lợi, họ đón nhận các chính sách kinh tế của đổi mới hào hứng và năng động, thích nghi
nhanh chóng với điều kiện sống mới.
d) Các gia đình cán bộ quản lý có một bộ phận đáng kể đã có được thời vận để giàu có hoặc khá
giả lên. Có xu hướng liên kết, phối hợp hoặc bổ sung bằng các hoạt động kinh doanh, sản xuất,
buôn bán, để ổn định và củng cố cơ sở kinh tế trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế. Thông qua con
đường này, nhóm cán bộ quản lý hiện nay và đội ngũ bổ sung trong thời gian tới có thể từng bước
nâng cao năng lực quản lý một nền kinh tế thị trường. Có thể đó là một con đường hợp lý, bởi lẽ
không thể có một đất nước giàu mạnh mà người lãnh đạo nó lại thuộc tầng lớp nghèo khổ. Những
kết quả nghiên cứu điều tra trên qui mô toàn quốc về tình trạng nghèo khổ cũng đã đưa ra nhận xét:
trong mọi trường hợp địa vị chính trị - xã hội của người nghèo đều thấp hơn một cách đáng kể so
với mức trung bình. Tỷ lệ người nghèo được tham gia các cấp lãnh đạo của các cơ quan quân dân
chính đảng chỉ vào khoảng 10 - 15% ở các vị trí khiêm tốn. Cũng có nghĩa là, đội ngũ cán bộ lãnh
đạo quản lý các cấp cũng đang thay đổi diện mạo dần dần thích ứng với cơ chế thi trường.
6. Một số chủ đề nghiên cứu tiếp tục
Ngoài những vấn đề đã ít nhiều được nghiên cứu, khảo sát vừa nêu trên, còn có một loạt chủ đề
về sự tác động xã hội của đổi mới mà mới chỉ được cảm nhận bằng trực giác và rất cần đưa ra thảo
luận hoặc triển khai nghiên cứu. Một số trong các chủ đề đó là: a) Sự xuống cấp của hệ thống giáo
dục (cả về số lượng lẫn chất lượng, hệ thống đào tạo ở nhà trường và ngoài nhà trường. Đây là mối
lo của nhiều nhà sư phạm về tính hợp lý và hiệu quả của nó. Nhiều thành quả của sự nghiệp giáo
dục trước đây khó lòng giữ vững do tác động của kinh tế thị trường. (Tỷ lệ người biết chữ, số trẻ em
thất học) .
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn
22 Tác động xã hội . . .
b) Hệ thống y tế cũng bị khu vực tư nhân xâm lấn và tác động xấu tới chất lượng chăm sóc sức
khỏe ban đầu. Hệ thống dịch vụ trả tiền chính thức và không chính thức là một thực tế rất khó quản
lý. Hệ thống bảo hiểm y tế mới chỉ bắt đầu hoạt động trong phạm vi hẹp.
c) Quá trình xóa bao cấp về nhà ở, cho phép người dân tự xây dựng nhà ở đã tạo ra một sự bùng
nổ nhà ở tư nhân được xây dựng tự phát, lấn chiếm đất công. Trật tự quy hoạch, cảnh quan đô thị,
môi trường bị vi phạm nghiêm trọng. Việc cải tạo đô thị gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt
bằng do bị cơ chế thị trường của giá đất chi phối.
d) Với việc xóa bao cấp trong lĩnh vực giao thông đô thị, các phương tiện giao thông công cộng
gần như bị triệt tiêu. Các phương tiện giao thông cá nhân chiếm ưu thế tuyệt đối, dẫn đến một tình
trạng "khủng khoảng" trong giao thông đô thị.
e) Cơ chế thị trường cũng chi phối việc đầu tư nhiều, tập trung vào các đô thị lớn rất ít hú ý đến
khu vực nông thôn. Điều này có thể tạo ra sự mất cân bằng về kinh tế, xã hội, môi trường, phát triển
bền vững, đặc biệt là sự chênh lệch quá lớn giữa thành thị và nông thôn trong thu nhập, mức sống,
hưởng thụ các thành quả của đổi mới./.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so1_1994_trinhduyluan_3613.pdf