Tài liệu Tác động toàn cầu hóa đối với giáo dục và cơ hội cho giáo dục Việt Nam: DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0018JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 163-170
This paper is available online at
TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
VÀ CƠ HỘI CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM
Phạm Việt Thắng
Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong những năm gần đây, chúng ta đang ngày càng thấy rõ những ảnh hưởng của
toàn cầu hóa (TCH) đến đời sống xã hội. Bài viết muốn tiếp cận từ góc độ TCH để phân
tích và nhìn nhận những cơ hội và thách thức của TCH đối với lĩnh vực giáo dục, một lĩnh
vực nhạy cảm liên quan đến con người, đề có thể nhận thức đúng đắn hơn về sự phát triển
giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Toàn cầu hóa, giáo dục, cơ hội và thách thức của TCH đối với giáo dục, cải cách
giáo dục.
1. Mở đầu
Toàn cầu hóa (TCH) là quá trình làm tăng lên mạnh mẽ sự tác động, sự phụ thuộc lẫn nhau
của tất cả các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết...
8 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động toàn cầu hóa đối với giáo dục và cơ hội cho giáo dục Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0018JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 163-170
This paper is available online at
TÁC ĐỘNG TOÀN CẦU HÓA ĐỐI VỚI GIÁO DỤC
VÀ CƠ HỘI CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM
Phạm Việt Thắng
Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Trong những năm gần đây, chúng ta đang ngày càng thấy rõ những ảnh hưởng của
toàn cầu hóa (TCH) đến đời sống xã hội. Bài viết muốn tiếp cận từ góc độ TCH để phân
tích và nhìn nhận những cơ hội và thách thức của TCH đối với lĩnh vực giáo dục, một lĩnh
vực nhạy cảm liên quan đến con người, đề có thể nhận thức đúng đắn hơn về sự phát triển
giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Toàn cầu hóa, giáo dục, cơ hội và thách thức của TCH đối với giáo dục, cải cách
giáo dục.
1. Mở đầu
Toàn cầu hóa (TCH) là quá trình làm tăng lên mạnh mẽ sự tác động, sự phụ thuộc lẫn nhau
của tất cả các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là
trong lĩnh vực kinh tế, sau là các lĩnh vực chính trị, văn hóa, giáo dục.v.v.. tạo ra những biến đổi
và những mối liên hệ phổ biến trên phạm vi toàn cầu.
Trong những năm gần đây, chúng ta đang ngày càng thấy rõ những ảnh hưởng của TCH đến
đời sống xã hội, đặc biệt là đối với văn hóa, giáo dục. Martin Carnoy trong cuốn “Toàn cầu hóa và
Cải cách giáo dục” từng nói: “Nếu nói tri thức là một yếu tố cơ bản của TCH thì ngược lại TCH
cũng có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phổ biến tri thức” [2; 14]. Trong một thời đại như hiện nay,
lĩnh vực giáo dục cũng đang diễn ra quá trình TCH. Người ta cho rằng hệ thống giáo dục sau chiến
tranh của Nhật đã được thiết kế theo hệ thống giáo dục của Mỹ, nhưng hiện nay lại đang diễn ra
theo mô hình của Anh [6]. Hay với trường hợp của Singapore, quốc gia này trong những năm 80
của thế kỉ trước đã tham khảo mô hình hoạt động giáo dục của top 25 trường đại học tốt nhất ở
Anh và Mỹ để áp dụng vào giáo dục Singapore một cách linh hoạt và mềm dẻo [8]. Nhưng hiện
nay, Singapore đã vươn lên trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về giáo dục và nhiều quốc gia
phát triển lại đang cố gắng học theo mô hình giáo dục của Singapore. Gần đây nhất, Anh tuyên bố
khoảng 50 % các trường trung học của nước này sẽ áp dụng mô hình dạy toán theo Singapore với
kinh phí đầu tư khoảng 41 triệu Bảng Anh trong 4 năm nhằm đào tạo giáo viên cũng như đổi
sách giáo khoa [11].
Chính vì vậy, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa TCH
và giáo dục ở các góc độ tiếp cận khác nhau. Có thể kể đến một số công trình như: Andy Green
(1997), Education, Globalization and the Nation State [5]; Martin Carnoy (1999), Globalization
and Educational Reform: What Planners Need to Know [2]; Carnoy M, Rhoten D (2002), What
does globalization mean for educational change? a comparative approach [3]; Diane E. Oliver
Ngày nhận bài: 28/10/2016. Ngày nhận đăng: 10/1/2017.
Liên hệ: Phạm Việt Thắng, e-mail: vietthang271077@yahoo.com.vn
163
Phạm Việt Thắng
(2013), Higher Education and Globalization [9]; Ikuo Isozaki (2016), Ảnh hưởng của toàn cầu
hoá đến giáo dục Nhật Bản [6]...
Ở trong nước, những nghiên cứu về TCH nói chung thì nhiều, nhưng nghiên cứu về tác động
của TCH đối với giáo dục nói riêng thì chưa nhiều và có hệ thống. Có thể nêu một số công trình
tiêu biểu như: Phạm Văn Đức (2006), Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt Nam [4];
Lê Ngọc Trà, (2009), Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa [13]; Trần
Lê Bảo (2010), Đối thoại giữa các nền văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa [1]; Lê Sơn (2011), Nhà
trường đi về đâu [10]; Phan Thanh Long (2015), Giáo dục đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập và
toàn cầu hóa [7]. . .
Tất nhiên, do tính phức tạp của vấn đề nên trên nhiều vấn đề lí luận quan trọng vẫn còn
nhiều điều phải bàn. Do vậy, bất luận từ góc độ nào thì việc tiếp tục nghiên cứu TCH giáo dục vẫn
là có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi muốn tiếp cận
từ góc độ TCH để phân tích và nhìn nhận những cơ hội và thách thức của TCH, đặc biệt là từ kinh
tế, đối với lĩnh vực giáo dục, một lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến con người, để có thể nhận thức
đúng đắn hơn về sự phát triển giáo dục của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tác động tích cực của toàn cầu hóa đối với giáo dục Việt Nam
Kinh tế là một trong những lĩnh vực TCH sớm nhất. Trong lĩnh vực này, chúng ta có thể
nhìn thấy thành quả thực tế nhất của TCH, cũng có thể nhìn thấy động lực trực tiếp nhất của TCH.
Một trong những nhận thức quan trọng về TCH là nhận thức mối quan hệ giữa TCH kinh tế và
giáo dục. Dưới sự thúc đẩy của TCH kinh tế, nền giáo dục của Việt Nam sẽ tiếp tục có những biến
đổi sâu sắc. Nó diễn ra trước hết trong sự biến đổi của thể chế giáo dục và sau là hệ thống giáo
dục. Đây là quá trình phủ định của phủ định trong sự phát triển, điều này phù hợp với bản chất của
giáo dục và tính logic bên trong nó.
TCH kinh tế khiến cho tri thức sinh ra sự thay đổi mang tính bước ngoặt. Tri thức được tạo
ra đang từ quy mô nhỏ bước đến quy mô đa quốc gia, sự di chuyển chất xám xuyên biên giới thông
qua sự hợp tác đa quốc gia. Chính trong quá trình này, hệ thống phân loại kiến thức và hệ thống
khái niệm khoa học sẽ phải hướng đến thống nhất với toàn cầu. Tài liệu học tập, giáo trình ở các
cấp học trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam sẽ có xu hướng đạt đến sự thống nhất với toàn cầu.
Tiếng Anh cũng trở thành ngôn ngữ được sử dụng ngày càng phổ biến trong các nhà trường ở Việt
Nam, trở thành công cụ chung cho việc sản sinh tri thức toàn cầu, các tạp chí học thuật xuất bản
bằng tiếng Anh cũng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống khoa học ở Việt Nam.
Trong quá trình TCH, sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ở những mức độ khác nhau
thúc đẩy sự lan rộng của cuộc sống xã hội trong nguyên tắc tự do thương mại. Giáo dục và tri thức
của loài người cũng không thể tránh khỏi điều này. Chủ nghĩa tự do mới trong quá trình TCH (neo
- liberelism) về bản chất có mối quan hệ mật thiết với tư duy thị trường hóa. Nguyên tắc kinh tế,
đặc biệt là nguyên tắc của kinh tế thị trường đã trở thành nguyên tắc cơ bản diễn giải các lĩnh vực
khác nhau của xã hội con người. Khi đó, TCH kinh tế, thông qua TCH phân công lao động xã hội,
TCH nguồn nhân lực, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy giáo dục và tri thức phát triển, khiến
cho giáo dục và tri thức cũng được hòa nhập với quỹ đạo thị trường. Điều này sẽ tạo ra cơ hội cho
sự hình thành và phát triển thị trường giáo dục ở Việt Nam. Sự xuất hiện của các trường học quốc
tế (từ giáo dục phổ thông cho đến giáo dục đại học) sẽ tạo ra sự cạnh tranh cần thiết, tạo cơ hội
cho các trường học nội địa của Việt Nam thay đổi mạnh mẽ. Mặt khác, sự xuất hiện của thị trường
lao động chất lượng cao mang tính quốc tế trong lĩnh vực giáo dục sẽ tạo nên những áp lực phải
nâng cao năng lực chuyên môn và ngoại ngữ đối với các nhà giáo nội địa, trong đó trước hết diễn
164
Tác động toàn cầu hóa đối với giáo dục và cơ hội cho giáo dục Việt Nam
ra ở các thành phố lớn.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và giảng dạy cũng diễn ra sự chuyển dần sang cung
cấp tri thức theo nhu cầu của thị trường, công việc và địa vị của người học cũng trở thành nhân tố
quan trọng mà giáo dục không thể không suy nghĩ đến. Các trường đại học, cao đẳng, trong quá
trình tìm kiếm người học, nguồn quỹ nghiên cứu, sẽ dần dần trở thành một loại công ti giáo dục
nhờ thông qua việc cung cấp các dịch vụ tri thức và đào tạo kĩ năng. Điều này sẽ đưa đến quá trình
tái cấu trúc lại các trường đại học và định hướng giáo dục phổ thông ở Việt Nam nhằm phục vụ
nhu cầu của xã hội và nhu cầu đào tạo nhân lực cho sự phát triển. Giống như ở Nhật Bản hiện nay,
do kinh tế đòi hỏi sự phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ sự cạnh tranh toàn cầu, đã tiếp sức cho
các tranh luận về việc đào tạo nguồn nhân lực tinh hoa và những tranh cãi về việc suy giảm năng
lực khoa học. Điều này cũng đem lại các thay đổi trong việc chuyển các trường đại học thành các
Trung tâm chất lượng cao và chuyển các đại học quốc gia thành các tập đoàn quản trị độc lập. Cho
nên không quá khi nói rằng, thế kỉ XX trở thành thế kỉ của vốn nhân lực (human capital) mà Mỹ
là quốc gia dẫn đầu. Con đường đi tới thành công cho quốc gia và cá nhân cuối cùng chính là sự
đầu tư vào vốn nhân lực. Trình độ giáo dục thấp sẽ ngăn cản một quốc gia tiếp cận công nghệ và
hưởng lợi đầy đủ từ nền kinh tế toàn cầu.
TCH kinh tế khiến giáo dục Việt Nam có nhiều cơ hội để cải cách, nhất là khi kinh tế tri
thức đã xuất hiện, tri thức trở thành “hàng hóa”. Điều này cũng làm thay đổi thái độ của xã hội đối
với sự nghiệp giáo dục. Chính phủ có thể sẽ cắt giảm được sự chi tiêu ngân sách cho giáo dục, để
chuyển sang tìm kiếm các nguồn vốn xã hội hóa để hỗ trợ việc mở rộng hệ thống giáo dục trong
tương lai. Bởi vì, một mặt, do TCH thị trường lao động, sự đầu tư lớn của nhà nước cho giáo dục sẽ
phải đối mặt với nhiều bất ổn do cạnh tranh lao động toàn cầu. Mặt khác, giáo dục trở thành một
dịch vụ có thể mua bán và có thể mang lại một lợi nhuận rất lớn, điều này khiến cho các nhà đầu
tư có tiềm lực sẽ đầu tư vào dịch vụ giáo dục, tạo thành động lực để đưa giáo dục, đặc biệt là giáo
dục ở bậc đại học được mở rộng ra thị trường quốc tế, nhất là ở các ngành học mang tính đặc thù
(giống như Mỹ, Anh, Úc.v.v.. đang làm). Vì vậy, chúng ta càng dễ ràng nhận thấy, lĩnh vực giáo
dục quốc dân của một quốc gia càng được xã hội hóa và thị trường hóa mạnh mẽ sẽ càng tận dụng
được các nguồn lực tài chính của xã hội, đồng thời giảm chi tiêu ngân sách. Thậm chí hiện nay,
một số nước phát triển đã đưa ra chủ trương cải cách giáo dục từ việc cắt giảm vốn cho các lĩnh
vực giáo dục đại học và khuyến khích các trường cao đẳng và đại học khai thác thị trường nước
ngoài. Đối với một số quốc gia phương Tây, khi các trường đại học thiếu đi năng lực khai thác thị
trường trong nước, những trường này sẽ hướng đến khai thác thị trường hải ngoại. Ông R. Levin,
Chủ tịch Đại học Yale, từng tự hào khi nói: Chúng tôi tự hào vì đã đào tạo không chỉ bốn trong
sáu vị Tổng thống vừa qua của Hoa Kì, mà còn một vị Tổng thống Đức, hai Thủ tướng Hàn Quốc
và một Tổng thống Mexico. Chúng tôi muốn thấy con số này tăng thêm.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa chính trị và giáo dục trong TCH cũng không thể xem nhẹ,
bất luận là xem xét dưới góc độ nào, giống như việc TCH kinh tế trực tiếp tác động đến chính trị
các quốc gia. Bản chất sự ra đời của hệ thống giáo dục quốc gia, ở một mức độ rất lớn, là một sự
kiện lịch sử mang tính chất chính trị. Giống như lời Andy Green, một học giả người Anh từng nói:
“Hệ thống giáo dục quốc gia ban đầu được sáng lập là với tư cách một bộ phận của tiến trình hình
thành quốc gia dân tộc hiện đại” [5; 131], “Nói một cách đơn giản, nó thiết lập hoặc cố gắng thiết
lập bản sắc công dân và ý thức quốc gia - hai điều này phối hợp lẫn nhau và liên hệ mật thiết với
quốc gia - Nó bồi dưỡng những con người sinh ra ở đó hoặc những người được nhận nuôi theo quy
định của pháp luật thành những công dân thực sự” [5; 134]. Trong quá trình TCH, đặc biệt là sau
khi chiến tranh lạnh kết thúc, ý thức về một trật tự thế giới trong phạm vi toàn cầu đang dần dần
thấm sâu và ảnh hưởng đến sự phát triển của giáo dục. Nó khiến cho ngày càng nhiều người đứng
từ góc độ của nhân loại chứ không phải đứng từ góc độ của quốc gia để xem xét vấn đề giáo dục.
Ảnh hưởng của UNESCO và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ đến sự phát triển giáo
165
Phạm Việt Thắng
dục thế giới càng ngày càng không thể xem nhẹ. Tất cả các thay đổi này đều xuất phát từ những
phương diện không giống nhau, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhà nước và hệ thống giáo dục
của các nước đó. Trong một ý nghĩa nhất định, nó đã khiến giáo dục bắt buộc từ một loại nghĩa vụ
của công dân đối với quốc gia chuyển sang nghĩa vụ chung của xã hội đối với cá nhân, thúc đẩy
giáo dục quốc gia hướng đến các giá trị nhân loại. Những đề xuất về nhiệm vụ của giáo dục mang
tính chất toàn cầu như giáo dục hiểu biết quốc tế, giáo dục môi trường và giáo dục hòa bình,. . .
cũng yêu cầu giáo dục vừa phải phục vụ cho quốc gia đồng thời cũng phải phục vụ cho sự phát
triển của con người. Chức năng chính trị truyền thống của hệ thống giáo dục quốc gia không hề
mất đi, nhưng bên cạnh đó là sự phát sinh thêm chức năng chính trị toàn cầu trên bình diện toàn
nhân loại.
2.2. Những thách thức từ TCH đối với giáo dục Việt Nam
Trong bối cảnh TCH, giáo dục đặc biệt là giáo dục bậc cao đang có những thay đổi sâu sắc.
Các loại liên kết và giao lưu đa quốc gia đang ngày càng tác động mạnh đến chức năng xã hội của
văn hóa dân tộc trong lĩnh vực giáo dục. Để đẩy mạnh hội nhập với thế giới, hiện nay ở nhiều quốc
gia mà tiếng Anh không phải ngôn ngữ chính trong đó có Việt Nam, tiếng Anh không chỉ được
dạy với tư cách là một môn học, mà còn là ngôn ngữ được sử dụng để truyền tải kiến thức môn học
cũng đang cạnh tranh gay gắt với ngôn ngữ dân tộc. Loại ý thức thế giới này đang lặng lẽ đi vào
các trường học và thách thức địa vị chủ đạo của ý thức dân tộc. So với sự tương thích giữa văn hóa
và tri thức, sự nghiệp giáo dục đang đứng trước những thách thức rất lớn trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa tính quốc tế và tính dân tộc.
Mặt khác, tính thị trường toàn cầu lại mang đến cho giáo dục và tri thức tính đại chúng.
Điều này đã khiến cho số lượng dễ khỏa lấp cho những hạn chế về chất lượng, thậm chí có thể trở
thành thước đo quan trọng nhất của giá trị sản phẩm văn hóa, sự bán chạy dường như đã trở thành
tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá sự thành bại của một tác phẩm. Việt Nam dường như cũng không
ngoại lệ. Sáng tạo kĩ thuật nhất định phải dựa vào thị trường để đưa ra giá trị của nó, nó không
giống như công cuộc sản xuất của loài người trong xã hội truyền thống mà chuyển thành sự kết
hợp đầu tư nguồn vốn, sau đó mới đi vào xã hội. Nghiên cứu cơ bản phải nhằm mục đích đạt được
sự kết hợp mật thiết giữa nguồn vốn được tài trợ, tính giá trị và tính ứng dụng. Đối với Việt Nam,
điều này tuy chưa thể hiện một cách rõ rệt, nhưng tình hình như vậy đang tạo ra một thách thức
thực sự đối với nghiên cứu và truyền đạt tri thức ở đào tạo bậc cao.
Bên cạnh đó, chúng ta rất dễ để thấy rằng, trong quá trình TCH, tác dụng của thị trường
trong lĩnh vực giáo dục tại các quốc gia làm xuất hiện những mâu thuẫn giữa quan điểm giáo dục
vị kinh tế (chủ nghĩa kinh tế giáo dục) và quan điểm giáo dục thuần túy. Khi giáo dục trở thành
một loại hàng hóa dịch vụ có thể mua bán được trên thị trường trong phạm vi toàn cầu, mục đích
giáo dục đào tạo con người sẽ bị thu hẹp lại, những người được giáo dục đào tạo cũng đang trở
thành một loại công cụ kinh tế (đặc biệt khi họ được các nhà sử dụng lao động đặt hàng trực tiếp
từ các cơ sở đào tạo). Cải cách giáo dục, ngoài mục tiêu là sự phát triển con người, ngày càng có
mối quan hệ chặt chẽ với hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với nền
giáo dục của Việt Nam vốn vẫn nặng tính bao cấp.
Cũng trong quá trình TCH, xung đột giữa chủ nghĩa tự do mới và chủ nghĩa kinh tế giáo
dục với sự đầu tư của nhà nước cho giáo dục cũng khiến cho lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là lĩnh
vực giáo dục bậc cao dẫn đến nhiều hệ lụy. Một trong số những hệ lụy trực tiếp của nó là học phí
của các trường đại học, cao đẳng tăng lên theo từng năm. Đây là thách thức lớn cho thị trường giáo
dục Việt Nam, vì nhu cầu học tập thì lớn nhưng khả năng chi trả thì thấp. Những năm gần đây,
tại các nước phương Tây người ta bắt đầu thấy các sinh viên đại học biểu tình để phản đối vấn đề
tăng học phí và vấn nạn việc làm trong quá trình TCH. Đây chỉ là một trong những mâu thuẫn xã
166
Tác động toàn cầu hóa đối với giáo dục và cơ hội cho giáo dục Việt Nam
hội được tạo ra do mâu thuẫn nói trên trong TCH. Năm 2004 Liên hợp quốc đã đưa ra một nhận
định về thách thức của toàn cầu hóa như sau: Nhà nước không còn là phương diện duy nhất cung
cấp giáo dục bậc cao, giới học thuật cũng không còn quyền quyết sách lũng đoạn giáo dục. Những
thách thức này không chỉ liên quan đến việc có được cơ hội, sự bình đẳng, tài chính và vấn đề chất
lượng của giáo dục bậc cao, mà còn liên quan đến chủ quyền quốc gia, tính đa dạng văn hóa, đói
nghèo và các vấn đề phát triển bền vững [14; 5].
Từ nửa cuối thế kỉ XX, đặc biệt là cùng với sự kết thúc của chiến tranh lạnh, sự phát triển
của chính sách giáo dục quốc gia càng mở rộng ra toàn cầu. Trong thời đại của TCH, các chính
sách giáo dục của các nước bên cạnh việc phát huy nội lực, còn hướng tới kết hợp tiếp thu chính
sách và kinh nghiệm phát triển giáo dục của nước ngoài. Một mặt, chính sách giáo dục quốc gia
không chỉ nhằm mục đích phát triển trong nước và sự cạnh tranh giữa các quốc gia mà còn phải
đối diện với rất nhiều nhiệm vụ chung của toàn cầu. Một mặt khác, chúng ta không thể không tính
đến sự ảnh hưởng đến từ bối cảnh quốc tế và các nước khác. Việt Nam cũng đang trong quá trình
cải cách nền giáo dục, những ảnh hưởng từ bên ngoài là không thể xem nhẹ, đặc biệt là những ảnh
hưởng từ UNESCO và các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia .v.v.. Hoạt
động của những tổ chức này trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục mang tính chất toàn
cầu, đặc biệt là một loạt các quan niệm giáo dục mới của thời đại và ảnh hưởng của nó trong sự
phát triển giáo dục ngày càng lớn mạnh.
Những năm gần đây, một số hoạt động thực tế của UNESCO ở một mức độ tương đối đã trở
thành tổ chức đứng đầu trong việc phát triển giáo dục toàn cầu. Những biến đổi này không chỉ làm
tăng lên những thách thức của ý thức công dân thế giới đối với ý thức công dân quốc gia trong lĩnh
vực giáo dục, mà trong một mức độ nhất định cũng hình thành nên thách thức đối với hệ thống
hành chính quốc gia. Năm 2004, một báo cáo về giáo dục của UNESCO cũng cho rằng: Sự xuất
hiện của giáo dục bậc cao thiết lập xuyên quốc gia và thương mại giáo dục khiến cho giáo dục bắt
đầu gắn với thị trường. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực của nhà nước
trong việc sử dụng chính sách công để quản lí giáo dục bậc cao [14; 5]. Để đối mặt với những thách
thức này, những năm qua rất nhiều quốc gia đã đẩy mạnh cải cách giáo dục. Kinh nghiệm của Mỹ
cho thấy, từ những năm 90 của thế kỉ XX trở đi chính sách giáo dục phân quyền đã không ngừng
nâng cao vai trò chủ đạo của các bang trong phát triển giáo dục. Nhà nước tăng cường quan tâm
đến giáo dục nhưng không có nghĩa là chống lại TCH, thúc đẩy quá trình “quốc gia hóa”. Nhưng
về tổng thể mà nói, điều này chỉ là một phần trong tiến trình lịch sử TCH.
Tác động của chính trị trong TCH không chỉ làm thay đổi thái độ và chức năng của chính
phủ trong quá trình cải cách và phát triển giáo dục mà còn đưa giáo dục phát triển hòa nhập với
guồng quay đa dạng của chính trị toàn cầu. Trong quá trình này, trọng tâm của quan hệ chính trị
quốc tế dần dần chuyển hướng và mở rộng sang kinh tế và văn hóa, phá vỡ đi rào cản thương mại
và trở thành những chủ đề quan trọng trên các tọa đàm quốc tế. Những xung đột về văn hóa trở
thành một trong những tiêu điểm được quan tâm bởi các chính trị gia và học giả quốc tế. Trong bối
cảnh các công ti xuyên quốc gia dựa vào các nguyên tắc tự do hóa thị trường không ngừng chinh
phục thế giới, các nước đang phát triển như Việt Nam, nếu không bắt kịp hoặc không thúc đẩy
việc phát triển của TCH giáo dục sẽ phải chịu những tổn thất về kinh tế và văn hóa, mất cơ hội
thu hẹp khoảng cách. Kinh nghiệm từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singaore là những minh chứng đầy
thuyết phục. Ví dụ như Nhật Bản, quốc gia đang phải đối mặt với nhiều thách thức của TCH như:
vấn đề già hóa dân số và sự gia tăng số luợng công nhân tạm thời, làm việc bán thời gian đến từ
nước ngoài; sự phổ biến của chủ nghĩa ích kỉ và đa dạng cảm nhận về giá trị Nhật Bản.v.v.. khiến
cho các chính sách của Nhật Bản ngày càng coi trọng vai trò của công chúng. Trong bối cảnh này,
chính phủ Nhật Bản đặt ra yêu cầu phát triển học sinh, sinh viên tài năng. Vòng quay kinh tế đòi
hỏi sự phát triển của nguồn nhân lực để hỗ trợ cho việc thích ứng và cạnh tranh toàn cầu. Và cuộc
cải cách giáo dục của Nhật Bản đã được xây dựng bắt đầu từ những thách thức như vậy.
167
Phạm Việt Thắng
Một thách thức nữa là TCH vẫn luôn tiềm ẩn một xu hướng nhất thể hóa chính trị, trong đó
giáo dục trở thành một trong những lực lượng cơ bản để thúc đẩy quá trình này. Sự nhất thể hóa này
bước đầu có thể chỉ dừng lại ở những nhận thức hoặc những cam kết chung về những giá trị quốc
tế, giá trị toàn cầu trong sự phát triển của các quốc gia để đảm bảo một sự phát triển bền vững.
Những năm gần đây, thông qua các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, những thành công của
chủ đề môi trường khiến cho giáo dục môi trường trở thành một bộ phận quan trọng tổ hợp nên
chính trị chung toàn cầu. Trong bối cảnh của chính trị thế giới sau chiến tranh lạnh, giáo dục hiểu
biết quốc tế cũng trở thành một trong những hành động chính trị chung toàn cầu của cộng đồng
quốc tế trong việc mưu cầu cho nền hòa bình nhân loại. Ngoài ra, tăng cường chức năng giáo dục
là một trong những giải pháp xóa đói giảm nghèo và cũng là một biện pháp của chính trị chung
toàn cầu. Cộng đồng quốc tế đã coi phổ cập giáo dục và thực hiện phát triển giáo dục là một trong
những con đường quan trọng để xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, cùng với lí luận cơ bản về nhân
quyền của giáo dục, vấn đề phát triển giáo dục, xã hội hóa và quốc tế hóa giáo dục cũng trở thành
một vấn đề mang tính chất toàn cầu. Nó khiến cho giáo dục toàn dân không chỉ là trách nhiệm của
các chính phủ mà còn trở thành lí luận được đưa ra bởi các tổ chức quốc tế. TCH chính trị còn
khiến cho chức năng chính trị quốc tế và ý nghĩa sâu sắc của giáo dục xuyên quốc gia ngày càng
được thể hiện rõ ràng. Vì vậy, trong khi các tổ chức quốc tế coi tài trợ giáo dục xuyên quốc gia là
một bộ phận của chính trị chung toàn cầu và không ngừng đẩy mạnh, và rất nhiều quốc gia xuất
phát từ lợi ích chính trị quốc tế của bản thân cũng rất nhiệt tình tham gia vào tài trợ giáo dục xuyên
quốc gia. Ngược lại, cũng sẽ có những quốc gia chống lại xu hướng này. Trong bối cảnh TCH như
thế, đối với Việt Nam, một quốc gia có thể chế chính trị đặc thù, những tác động này sẽ là một
thách thức không nhỏ cho mục tiêu giáo dục của quốc gia trên con đường hội nhập. Nó đòi hỏi
giáo dục phải quan hệ mật thiết hơn với không chỉ chính trị quốc gia (đường lối, chính sách) mà
còn với các mục tiêu toàn cầu (thông qua các thiết chế khu vực và toàn cầu).
2.3. Một số vấn đề đối với giáo dục Việt Nam trong bối cảnh TCH
Đối với Việt Nam, TCH là một cơ hội, mang tính tất yếu. Trong bối cảnh đó, đặt vấn đề
TCH và giáo dục cần phải tiếp cận dưới góc độ biện chứng sâu sắc. TCH, kinh thế thị trường, công
nghệ thông tin. . . hay bất kì hiện tượng xã hội nào cũng đều mang tính hai mặt. Vấn đề nằm ở sự
khai thác và sử dụng của con người.
Trước hết, TCH mang lại cho giáo dục Việt Nam cơ hội để nhìn lại mình, xem mình đang
đứng ở đâu trong bức tranh giáo dục thế giới để từ đó cải cách nền giáo dục cho phù hợp. Kinh
nghiệm giáo dục của các nước tiên tiến sẽ giúp chúng ta có thể phá vỡ những khuôn mẫu cũ, tìm
kiếm triết lí giáo dục hiện đại – cái mà giáo dục Việt Nam đang thiếu, các cách thức xây dựng
chương trình, nội dung sách giáo khoa, giáo trình và phương pháp dạy học. . . để góp phần hiện
đại hóa nền giáo dục Việt Nam.
Thứ hai, TCH sẽ tạo ra một cơ hội cho Việt Nam trong việc thu hút đầu tư giáo dục từ bên
ngoài, tạo nên một sự cạnh tranh để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của các trường nội
địa, công lập. Đặc biệt ở giáo dục bậc cao, TCH sẽ đưa đến sự xuất hiện ngày một nhiều các trường
đại học quốc tế, nhất là việc mở các phân hiệu của những trường danh tiếng tại Việt Nam, bởi Việt
Nam với số lượng dân đang tiệm cận con một trăm triệu sẽ là một thị trường rất hấp dẫn đối với
các đại học nước ngoài đang muốn phát triển thị trường hải ngoại. Tất cả sẽ góp phần tạo nên một
thị trường giáo dục đầy hứa hẹn cho Việt Nam, tạo nên một cú hích từ bên ngoài buộc hệ thống
nhà trường của Việt Nam phải chuyển mình mạnh mẽ.
Thứ ba, TCH và chủ nghĩa tự do mới có thể sẽ có những tác động làm thay đổi hệ thống
giáo dục bậc cao của Việt Nam, và cụ thể hơn là giúp cho sự phát triển các trường đại học, cao
đẳng. Việt Nam đang tìm cách hội nhập tích cực vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế tri thức. Việc
168
Tác động toàn cầu hóa đối với giáo dục và cơ hội cho giáo dục Việt Nam
tổ chức lại hệ thống giáo dục đại học được xem là phương tiện rất quan trọng để đạt được sự hội
nhập như thế. Tại Hội nghị giáo dục toàn cầu 2014, nhiều học giả đều có chung nhận định về tầm
quan trọng của việc xây dựng khung trình độ quốc gia đối với sự phát triển giáo dục hướng tới hội
nhập quốc tế. Cho đến nay đã có hơn 130 quốc gia xây dựng được khung trình độ quốc gia. Vì vậy,
đối với Việt Nam – nước đi sau trong việc xây dựng khung trình độ quốc gia, sự hợp tác với các
nước trong việc xây dựng khung trình độ quốc gia là rất cần thiết, giúp cho giáo dục và đào tạo
của Việt Nam hội nhập với thế giới nhanh hơn, đáp ứng được yêu cầu mới của đất nước, của TCH
thị trường lao động trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Bài học thành công của Singapore chính là
việc thực thi các chính sách giáo dục quốc gia theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Thứ tư, song song với đổi mới giáo dục bậc cao là cải cách toàn diện giáo dục phổ thông.
Việc xác định được phương hướng và mục tiêu trong đào tạo nguồn nhân lực ở giáo dục đại học
sẽ định hình cho giáo dục phổ thông cần phải dạy những gì và như thế nào. Về việc này, chúng ta
có thể tham khảo cách làm của Singapore những năm qua. Năm 2015, Thủ tướng Lí Hiển Long
cho biết Bộ trưởng giáo dục Hàn Quốc đã từng phải ghen tị khi biết rằng hầu hết các sinh viên
ra trường tại Singapore đều tìm được việc làm ngay lập tức. Để có được như vậy, ở giáo dục phổ
thông, Singapore không chú trọng vào những môn không quá quan trọng. Toán, khoa học và giáo
dục công dân mới là chủ đạo của hệ thống giáo dục nước này, đặc biệt là tại các trường tiểu học
và trung học. Các học sinh trước khi lên cao đẳng và đại học phải theo học và thi đỗ ít nhất một
môn khoa học, hoặc môn toán mới được học tiếp [11]. Chính những thành tựu trong giáo dục phổ
thông của Singapore đã góp phần không nhỏ khiến quốc gia này chỉ trong vòng chưa đầy 50 năm,
từ một quốc đảo nghèo không có tài nguyên và đa phần dân số mù chữ đã trở thành một quốc gia
nằm trong top những quốc gia có nền công nghiệp phát triển nhất trên thế giới với thu nhập GDP
theo đầu người từ 400 USD (1959) và hiện nay là 60.000 USD/năm.
3. Kết luận
Toàn cầu hóa đã là một xu thế tất yếu, đồng thời cũng là cơ hội cho những quốc gia như Việt
Nam hội nhập, trong đó giáo dục sẽ là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần làm thu hẹp
khoảng cách trong sự phát triển thông qua việc tối ưu hóa đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng, trong
sân chơi “không bằng phẳng” đó, chúng ta cần phải tỉnh táo để “biết người, biết ta”, để không thu
mình lại nhưng cũng không “dập khuôn” vội vã. Vấn đề nằm ở chỗ làm thế nào để có thể tận dụng
được cơ hội và vượt qua những thách thức mà TCH đang đặt ra, đó sẽ là một tình huống có vấn đề
lớn đối với cải cách giáo dục Việt Nam, nhất là với các nhà quản lí giáo dục hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Lê Bảo, 2010. Đối thoại giữa các nền văn hóa trong xu thế toàn cầu hóa.
Vns.hnue.edu.vn
[2] Martin Carnoy, 1999. Globalization and Educational Reform: What Planners Need to Know.
Paris: UNESCO.
[3] Carnoy M, Rhoten D, 2002. What does globalization mean for educational change? a
comparative approach. Comparative Education Review, 2002, 46(1), p1-9.
[4] Phạm Văn Đức, 2006. Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay. Tạp
chí Triết học, Số 3(178), tháng 3 – 2006.
[5] Andy Green, 1997. Education, Globalization and the Nation State. London: MacMillan Press
Ltd.
169
Phạm Việt Thắng
[6] Ikuo Isozaki, 2016. Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến giáo dục Nhật Bản. Bản tin Đại học
Quốc gia Hà Nội, Số 278.
.htm
[7] Phan Thanh Long, 2015. Giáo dục đa văn hóa trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa. Tạp
chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, 60(8C), tr.108-113.
[8] Nguyễn Mai, 2015. Vì sao giáo dục Singapore phát triển?
vi-sao-giao-duc-singapore-phat-trien 20150323104048172. htm.
[9] Diane E. Oliver, 2013. Higher Education and Globalization. Tạp chí KH Văn hoá và Du lịch,
Số 12(66).
[10] Lê Sơn, 2011. Nhà trường đi về đâu. Kỉ yếu Hội thảo Khoa học “Tâm lí học và giáo dục học
với sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam.
[11] Tại sao giáo dục Singapore vượt qua tầm khu vực vươn lên đẳng cấp thế giới? (13/9/2016).
vuot-qua-tam-khu-vuc-vuon-len-dang-cap-the-gioi p1092c1162n20160913143229591.vnn
[12] Mạc Văn Tiến, 2014. Hội nghị giáo dục toàn cầu.
vi/Pages/ChiTiet.aspx?IDNews=22088.
[13] Lê Ngọc Trà, 2009. Một số vấn đề của giáo dục Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
4371-90f6-dc5ab4250747&groupId=13025.
[14] UNESCO, 2004. Giáo dục bậc cao trong xã hội toàn cầu hóa. Paris: UNESCO.
[15] Dominique Wolton, 2006. Toàn cầu hóa văn hóa. Nxb Thế giới, Hà Nội.
ABSTRACT
Impact of Globalization on Education and Opportunities for Vietnam’s Education
Pham Viet Thang
Faculty of Politics – Civic Education, Hanoi National University of Education
In the last few years, we have seen clearly the influences of globalization on social life.
This article wanted to approach from the perspective of globalization to analyze and recognize
the opportunities and challenges of globalization for education which is a sensitive area related to
people, and have a proper awareness of education development in the current situation of Vietnam.
Keywords: Globalization, education, impact of globalization on education, education
reform.
170
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4666_pvthang_8006_2130316.pdf