Tài liệu Tác động lên trọng lượng và đường huyết của chuột bị đái tháo đường của cao nước lá mật gấu thu thập tại tỉnh Sóc Trăng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 185
TÁC ĐỘNG LÊN TRỌNG LƯỢNG VÀ ĐƯỜNG HUYẾT
CỦA CHUỘT BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA CAO NƯỚC LÁ MẬT GẤU
THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Kiều Xuân Thy*, Bùi Phạm Minh Mẫn*, Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước
trên thế giới. Đái tháo đường là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 tại Việt Nam. Tác động của đái tháo
đường là làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng kinh tế cho bản thân người
bệnh, cho gia đình và cho xã hội. Việc điều trị đái tháo đường vẫn là thách thức của y học. Hiện nay, nhiều loại
thuốc điều trị tiên tiến ra đời. Tuy nhiên việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường còn gặp nhiều
khó khăn do thiếu tuân thủ điều trị, giá thành, chất lượng, tác dụng không mong muốn của thuốc, Ở nước ta
có truyền thốn...
7 trang |
Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 29/06/2023 | Lượt xem: 252 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động lên trọng lượng và đường huyết của chuột bị đái tháo đường của cao nước lá mật gấu thu thập tại tỉnh Sóc Trăng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 185
TÁC ĐỘNG LÊN TRỌNG LƯỢNG VÀ ĐƯỜNG HUYẾT
CỦA CHUỘT BỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CỦA CAO NƯỚC LÁ MẬT GẤU
THU THẬP TẠI TỈNH SÓC TRĂNG
Kiều Xuân Thy*, Bùi Phạm Minh Mẫn*, Nguyễn Văn Đàn*, Bùi Chí Bảo*, Trịnh Thị Diệu Thường*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đái tháo đường là một bệnh mạn tính không lây có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều nước
trên thế giới. Đái tháo đường là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 tại Việt Nam. Tác động của đái tháo
đường là làm gia tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng kinh tế cho bản thân người
bệnh, cho gia đình và cho xã hội. Việc điều trị đái tháo đường vẫn là thách thức của y học. Hiện nay, nhiều loại
thuốc điều trị tiên tiến ra đời. Tuy nhiên việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường còn gặp nhiều
khó khăn do thiếu tuân thủ điều trị, giá thành, chất lượng, tác dụng không mong muốn của thuốc, Ở nước ta
có truyền thống sử dụng các bài thuốc dân gian trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau với ưu điểm có sẵn, đơn
giản, dễ tìm và được cho là ít các tác dụng không mong muốn. Qua thu thập các bài thuốc dân gian lưu hành tại
tỉnh Sóc Trăng chúng tôi có thu thập được bài thuốc lá Mật gấu được người dân sử dụng trong điều trị bệnh đái
tháo đường cho thấy có hiệu quả. Tuy nhiên tính hiệu quả chỉ là truyền miệng, chưa được chứng minh đánh giá
hiệu quả và độc tính tiềm ẩn. Ở nghiên cứu trước chúng tôi đã thử nghiệm độc tính cấp trên chuột của cao nước
lá Mật gấu và cho thấy không bài thuốc nào thể hiện độc tính cấp, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy bài thuốc
không có tác động lên trọng lượng và đường huyết ở chuột khỏe mạnh. Vì vậy, ở nghiên cứu này chúng tôi muốn
thử nghiệm tác động của cao nước bài thuốc lá Mật gấu lên trọng lượng và đường huyết ở chuột bị đái tháo
đường, qua đó làm tiền đề để thực hiện các nghiên cứu can thiệp trên lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chế phẩm nghiên cứu là cao nước lá Mật gấu. Khảo sát tác động
lên trọng lượng và đường huyết trên mô hình 24 chuột được gây tăng đường huyết bằng streptozotocin và chia
ngẫu nhiên làm 4 lô, mỗi lô 6 chuột, lô chứng bệnh cho chuột uống nước cất, lô cao 100 mg/kg cho chuột uống cao
nước lá Mật gấu liều 100 mg/kg, lô cao 200 mg/kg cho chuột uống cao nước lá Mật gấu liều 200 mg/kg và lô
glibenclamid 5 mg/kg cho chuột uống glibenclamid liều 5 mg/kg. Chuột được cho uống nước cất hoặc cao thử
hoặc thuốc đối chứng 1 lần/ngày vào buổi sáng (8-10 giờ) trong 14 ngày sau đó theo dõi trọng lượng chuột mỗi
ngày và đường huyết của chuột mỗi 5 ngày.
Kết quả: Không có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể chuột giữa 2 lô uống cao liều 100 mg/kg và 200 mg/kg
cũng như giữa 2 lô này với lô đối chứng glibenclamid 5 mg/kg (p > 0,05). Khảo sát tác động lên đường huyết, kết
quả cho thấy sau 5 ngày điều trị, chỉ có lô đối chứng glibenclamid 5 mg/kg làm giảm đường huyết khoảng 55% so
với thời điểm trước khi điều trị và thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm. Sau 15
ngày điều trị, cả 3 lô đều có tác dụng hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với thời điểm trước khi
điều trị với tỷ lệ giảm từ 50% đến 60%. So với đường huyết của chuột ở lô chứng bệnh, đường huyết ở 3 lô điều
trị đều thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).Khi so sánh giữa 2 lô điều trị cho uống cao thử với liều 100 mg/kg
và 200 mg/kg, cao liều 200 mg/kg thể hiện tác động hạ đường huyết tốt hơn, tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê so với cao liều 100 mg/kg (p > 0,05). Thuốc đối chứng glibenclamid uống liều 5 mg/kg so với ở 2
lô điều trị bằng cao thử khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Kết luận: Cao nước từ bài thuốc lá Mật gấu uống liều 100 mg/kg và 200 mg/kg có tác động duy trì thể
trạng và có tác động hạ đường huyết sau 15 ngày uống trên chuột bị đái tháo đường.
Từ khóa: Lá mật gấu, cây Lá đắng, đái tháo đường, đường huyết
*Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: ThS.BS. Kiều Xuân Thy ĐT: 0902485417 Email: kxthy@ump.edu.vn
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 186
ABSTRACT
EFFECT OF VERNONIA AMYGDALINA DELILE LEAF EXTRACT COLLECTED IN SOC TRANG
PROVINCE ON WEIGHT AND BLOOD GLUCOSE OF DIABETIC MICE
Kieu Xuan Thy, Bui Pham Minh Man, Nguyen Van Dan, Bui Chi Bao, Trinh Thi Dieu Thuong
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 4 - 2019: 186 – 191
Objectives: Diabetes is a chronic non-communicable disease that has a very fast growth rate in many
countries around the world. Diabetes is the third most disease leading deaths in Vietnam. The impact of diabetes is
to increase mortality, reduce quality of life, increase economic burden for patients themselves, families and society.
Diabetes treatment remains a medical challenge. Currently, many advanced treatment drugs are born. However,
the control of blood glucose in diabetes is still difficult due to lack of compliance, cost, quality, undesirable effects of
drugs. In our country there are various folk remedies used for treating different diseases with varied advantages:
its availability, simplicity, being easy to be found and less undesirable effects. Through the collection of folk
remedies present in Soc Trang province, we have collected the Vernonia amygdalina Delile remedy used by local
people to treat diabetes mellitus, which was proven to be effective. However, the effectiveness is only word of
mouth and has not been proven to assess the effectiveness and hidden toxicity. In the previous study, we tested the
acute toxicity of rats in the extract of Vernonia amygdalina leaf extract and showed that there was no acute
toxicity. When we tested the impact on weight and blood sugar, it showed that the remedy did not have any
impact on weight and blood sugar in healthy mice. Therefore, in this study, the effect of the extract of Vernonia
amygdalina on weight and blood sugar in diabetic mice was tested, thereby creating a premise for conducting
clinical intervention studies.
Materials and Methods: The research object is water extract of Vernonia amygdalina. Investigation of the
effect on weight and blood sugar in the model of 24 rats with streptozotocin-induced hyperglycemic mice and
randomly divided into 4 lots, 6 mice each slot: Group 1 mice drinking distilled water; Group 2 mice taken 100
mg/kg of extract of Vernonia amygdalina leaf; Group 3 mice taken 200 mg/kg of extract of Vernonia amygdalina
leaf; Group 4 mice taken glibenclamide 5 mg/kg. Give the mice distilled water or extract water or medicine once a
day in the morning (8-10am) for 14 days then monitor the weight of the mice every day and the blood sugar of the
mice every 5 days.
Results: There was no difference in mice body weight between the two groups with doses of 100 mg/kg and
200 mg/kg as well as between the two treated groups by the water extract and the control group of glibenclamide 5
mg/kg (p>0.05). Surveying the effect on blood sugar, the results showed that after 5 days of treatment, only the
control group of glibenclamide 5 mg/kg reduced blood sugar by about 55% compared to the mice at the pre-
treatment time and significantly lower compared to the control group at the same time. After 15 days of
treatment, all 3 groups showd the significant hypoglycemic effect about 50% - 60% compared to the period before
treatment. Compared to the control group, the blood sugar in three groups are all significant lower. Tthe extract
with dose of 200 mg/kg showed a better hypoglycemic effect, but the difference was not statistically significant
compared to the dose of 100 mg/kg; Glibenclamide control drugs taken at a dose of 5 mg/kg compared with the two
taken extract groups were not statistically significant.
Conclusion: Extract of Vernonia amygdalina leaf at the doses of 100 mg/kg and 200 mg/kg has the effect of
maintaining the body weight and has a stable effect of reducing blood sugar, which is gradually increasing over
time in diabetic mice.
Key words: Vernonia amygdalina delile, Diabetes, bitter leaves, glycemia
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 187
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, Việt Nam cũng như các quốc gia
khác trên thế giới đứng trước nhiều nguy cơ mới
về sức khỏe như: sự già hóa dân số, nhóm bệnh
do tích tuổi, bệnh không lây như thoái hóa khớp,
đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, đột quỵ
não. Đái tháo đường là một bệnh mạn tính
không lây có tốc độ phát triển rất nhanh ở nhiều
nước trên thế giới. Năm 2017 theo ước tính của
Liên đoàn đái tháo đường quốc tế, Việt Nam có
khoảng 3,53 triệu người trưởng thành từ 20-79
tuổi mắc đái tháo đường, đến năm 2045 con số
này sẽ tăng 78,5% lên 6,3 triệu người. Khoảng 29
000 người chết có liên quan đến đái tháo đường
trong năm 2017, tức là khoảng 80 ca tử vong mỗi
ngày(8). Theo kết quả điều tra dịch tễ học bệnh
đái tháo đường toàn quốc năm 2012 do Bệnh
viện Nội tiết Trung ương tiến hành, tỷ lệ hiện
mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người
trưởng thành là 5,42%. Đái tháo đường là
nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 tại Việt
Nam(4). Tác động của đái tháo đường là làm gia
tăng tỷ lệ tử vong, giảm chất lượng cuộc sống,
tăng gánh nặng kinh tế cho bản thân người
bệnh, cho gia đình và cho xã hội(5).
Việc điều trị đái tháo đường vẫn là thách
thức của y học. Hiện nay, nhiều loại thuốc điều
trị đái tháo đường tiên tiến ra đời. Tuy nhiên
việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái
tháo đường còn gặp nhiều khó khăn do thiếu
tuân trị, giá thành, chất lượng, tác dụng không
mong muốn của thuốc. Ở nước ta, từ bao đời
nay đã có truyền thống sử dụng các bài thuốc
dân gian trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau
với ưu điểm có sẵn, đơn giản, dễ tìm và được
cho là ít các tác dụng không mong muốn. Qua
thu thập các bài thuốc dân gian lưu hành tại tỉnh
Sóc Trăng chúng tôi có thu thập được bài thuốc
lá Mật gấu được người dân sử dụng trong điều
trị bệnh đái tháo đường cho thấy có hiệu quả.
Tuy nhiên tính hiệu quả chỉ là truyền miệng,
chưa được chứng minh đánh giá hiệu quả và
độc tính tiềm ẩn. Ở nghiên cứu trước chúng tôi
đã thử nghiệm độc tính cấp trên chuột của cao
nước lá Mật gấu và cho thấy bài thuốc không có
độc tính cấp, khi thử nghiệm tác động lên cân
nặng và đường huyết cho thấy bài thuốc không
có tác động lên cân nặng và đường huyết ở
chuột khỏe mạnh. Vì vậy, ở nghiên cứu này
chúng tôi muốn thử nghiệm tác động của cao
nước bài thuốc lá Mật gấu lên cân nặng và
đường huyết ở chuột bị đái tháo đường, qua đó
làm tiền đề để thực hiện các nghiên cứu can
thiệp trên lâm sàng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chế phẩm nghiên cứu
Cao nước lá Mật gấu (còn gọi là cây Lá đắng)
tên khoa học Vernonia amygdalina Delile.
Động vật thử nghiệm
Chuột nhắt trắng (Mus musculus var. Albino),
trưởng thành, khỏe mạnh, từ 10-12 tuần tuổi, có
nguồn gốc từ Viện Kiểm nghiệm thuốc Tp. Hồ
Chí Minh. Chuột được nuôi trong điều kiện
phòng thí nghiệm, vệ sinh hàng ngày, điều kiện
12 giờ sáng/tối, nhiệt độ 28oC, ẩm độ <50%, được
cung cấp thức ăn và nước uống (nước cất) cung
cấp liên tục hàng ngày.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thí nghiệm.
Phương pháp chiết xuất cao bài thuốc
Dược liệu được thu hái tại Sóc Trăng vào
tháng 10/2015, người thu hái là ông Võ Văn
Thành Niệm.
Dược liệu được bào chế và bảo quản đúng
quy trình và được kiểm tra chất lượng lý – hóa
tính, định lượng vi sinh vật, dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, tồn dư kim loại nặng. Các chỉ tiêu
chất lượng đều nằm trong giới hạn an toàn theo
quy định(2,3,6). Sau đó xử lý theo các giai đoạn:
Giai đoạn 1
Chiết dược liệu bằng nước cất theo nguyên
tắc như sau:
Cân dược liệu sao cho tổng khối lượng bài
thuốc là 2 kg.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 188
Xay thô dược liệu.
Cho nước ngập mặt dược liệu.
Sắc (chiết nóng) nước bằng nồi inox.
Thời gian nấu: 4 – 6 giờ (2 lần).
Giai đoạn 2
Lọc dịch chiết bằng bông gòn qua phễu.
Cô cách thủy riêng từng dịch chiết.
Thu được 100 g cao đặc (hiệu suất chiết 5%)
ở độ ẩm 10%, lấy 9,54 g cao đặc pha với 1000 ml
nước thành dung dịch với nồng độ 9,54 mg/ml.
Giai đoạn 3
Bảo quản cao đặc ở nhiệt độ 40C.
Nghiên cứu tác động lên trọng lượng và đường
huyết trên chuột bị đái tháo đường
Chuột được cho nhịn đói ít nhất 12 giờ, gây
tăng đường huyết bằng cách tiêm tĩnh mạch
streptozotocin (pha trong nước muối sinh lý)
liều 170 mg/kg. Sau 5 ngày tiêm streptozotocin,
tiến hành định lượng glucose máu (sau khi cho
chuột nhịn đói ít nhất 12 giờ). Những chuột có
đường huyết đói ≥ 200 mg/dl được xem là chuột
bị đái tháo đường(8,13).
Chọn 24 chuột bị đái tháo chia ngẫu nhiên
vào 4 lô, mỗi lô 6 chuột:
- Lô chứng bệnh: cho chuột uống nước cất.
- Lô cao 100 mg/kg: cho chuột uống cao nước
lá Mật gấu liều 100 mg/kg(6).
- Lô cao 200 mg/kg: cho chuột uống cao nước
lá Mật gấu liều 200 mg/kg(6).
- Lô glibenclamid 5 mg/kg: cho chuột uống
glibenclamid liều 5 mg/kg.
Cho uống nước cất hoặc cao thử hoặc thuốc
1 lần/ngày vào buổi sáng (8-10 giờ) trong 14
ngày. Theo dõi đường huyết của chuột thử
nghiệm mỗi 5 ngày bằng cách lấy máu tĩnh
mạch đuôi chuột(9). Theo dõi trọng lượng của
chuột mỗi ngày.
Cách xác định đường huyết: Cho chuột nhịn
đói ít nhất 12 giờ, lấy chính xác 10 µl máu đuôi
chuột, cho vào eppendorf chứa sẵn 20 µl EDTA
2%. Lắc đều tránh đông máu. Ly tâm 5 phút
3000 vòng/phút, lấy huyết tương định lượng
glucose theo nguyên tắc enzym màu.
Xử lý số liệu
Kết quả được trình bày dưới dạng trung
bình ± sai số chuẩn của giá trị trung bình
(mean ± SEM).
Số liệu được phân tích thống kê bằng các
phép kiểm Kruskal-Wallis và Mann-Whitney với
phần mềm SPSS 22.0.
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi giá trị
p<0,05.
KẾT QUẢ
Tác động lên trọng lượng của chuột đái tháo đường
Kết quả ghi nhận trọng lượng của các lô
chuột được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1. Trọng lượng trung bình của các lô chuột trong 15 ngày thử nghiệm (n=6)
Lô N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 N11 N12 N13 N14
C
h
ứ
n
g
b
ệ
n
h
2
6
,2
3
±
0
,9
9
2
3
,2
3
±
0
,7
5
2
3
,4
±
0
,6
7
2
3
,2
±
0
,7
4
2
3
,1
7
±
0
,6
1
2
3
,6
±
0
,9
1
2
2
,4
5
±
0
,7
4
2
2
,9
7
±
1
,0
6
2
2
,7
2
±
1
,1
4
2
2
,9
7
±
1
,1
0
2
2
,2
2
±
0
,7
3
2
2
,4
8
±
1
,0
6
2
2
,4
5
±
1
,1
3
2
2
,5
7
±
1
,3
0
2
3
,2
5
±
1
,2
6
C
a
o
1
0
0
m
g
/k
g
2
7
,4
3
±
0
,5
2
2
5
,7
5
±
0
,7
7
2
6
,4
5
±
0
,8
3
*
2
5
,9
8
±
0
,8
5
*
2
6
,3
7
±
0
,9
4
*
2
6
,7
0
±
0
,8
6
*
2
5
,7
3
±
0
,6
9
*
2
6
,1
0
±
0
,7
0
2
6
,2
±
0
,5
4
*
2
5
,2
7
±
0
,9
6
2
6
,3
0
±
0
,8
0
*
2
5
,9
7
±
0
,5
3
*
2
6
,4
7
±
0
,5
9
*
2
7
,4
8
±
0
,8
2
*
2
6
,8
5
±
0
,4
6
*
C
a
o
2
0
0
m
g
/k
g
2
8
,3
8
±
0
,6
8
2
4
,7
0
±
1
,3
4
2
6
,3
0
±
1
,0
9
*
2
5
,8
0
±
1
,1
5
2
6
,0
2
±
0
,9
6
*
2
5
,7
3
±
1
,3
1
2
4
,2
7
±
1
,4
5
2
5
,1
0
±
1
,4
7
2
4
,7
7
±
1
,4
1
2
5
,1
7
±
1
,2
3
2
5
,3
0
±
0
,9
9
2
5
,3
8
±
1
,3
5
2
6
,3
3
±
1
,2
3
*
2
5
,9
7
±
1
,4
5
2
6
,5
7
±
1
,5
5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 189
G
li
b
e
n
c
la
m
id
5
m
g
/k
g
2
8
,1
0
±
0
,9
6
2
5
,3
2
±
1
,2
9
2
5
,7
7
±
1
,1
8
2
5
,5
3
±
1
,0
9
2
5
,8
3
±
1
,0
0
2
5
,4
0
±
0
,9
5
2
4
,4
5
±
0
,9
6
2
4
,7
2
±
0
,7
3
2
4
,1
7
±
0
,8
0
2
5
,1
0
±
0
,9
1
2
4
,7
2
±
0
,9
7
2
4
,2
±
0
,9
7
2
4
,8
8
±
1
,1
9
2
4
,8
2
±
1
,3
1
2
5
,1
7
±
1
,4
1
*p <0,05: so sánh tăng trọng lượng cơ thể với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm khảo sát
Kết quả thu được cho thấy chuột giảm
khoảng 3 g vào ngày 1 so với ngày 0.
Giữa chuột ở lô chứng bệnh và 3 lô điều trị
có sự thay đổi trọng lượng cơ thể khác nhau:
chuột ở lô chứng bệnh, có hiện tượng sụt giảm
trọng lượng sau tiêm streptozotocin, khác biệt có
ý nghĩa thống kê (p <0,05) và trọng lượng này
duy trì trong suốt 14 ngày tiếp theo, trong khi
chuột ở 3 lô điều trị, trọng lượng tăng vào ngày 2
và duy trì trong qua trình điều trị dù gần các
thời điểm cho chuột nhịn đói để định lượng
đường huyết, trọng lượng giảm. Kết quả này
bước đầu cho thấy việc điều trị bằng cao thử
cũng như glibenclamid giúp phục hổi thể trạng
của chuột đái tháo đường. Kết quả cụ thể, so với
lô chứng bệnh, chuột cho uống cao thử liều 100
mg/kg giúp tăng trọng lượng cơ thể cao hơn có ý
nghĩa thống kê vào các ngày khảo sát (p <0,05)
trừ các ngày 1, 7, 9 có p >0,05. Đối với lô cho
uống cao liều 200 mg/kg, trọng lượng cơ thể
chuột cũng tăng so với lô chứng bệnh tuy nhiên
đa số không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p >0,05), trừ ngày 2, 4, 12 có p <0,05.
Với những chuột điều trị bằng thuốc đối
chứng glibenclamid liều uống 5 mg/kg, trọng
lượng cơ thể không khác biệt có ý nghĩa thống
kê so với chỉ số này của chuột ở lô chứng bệnh
trong suốt quá trình 14 ngày điều trị (p >0,05).
Không có sự khác biệt về trọng lượng cơ thể
chuột giữa 2 lô uống cao liều 100 mg/kg và 200
mg/kg cũng như giữa 2 lô uống cao với lô đối
chứng glibenclamid 5 mg/kg (p > 0,05).
Tác động lên đường huyết của chuột đái tháo
đường
Kết quả khảo sát tác động lên đường huyết
của chuột bị đái tháo đường của cao thử được
trình bày trong Bảng 2.
Kết quả cho thấy sau 5 ngày điều trị, chỉ có lô
đối chứng glibenclamid 5 mg/kg làm giảm
đường huyết khoảng 55% so với thời điểm trước
khi điều trị (p <0,05) và thấp hơn có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm
(p <0,05). Đối với 2 lô uống cao thử, đường huyết
của chuột đều giảm so với thời điểm trước điều
trị khoảng 40-50% nhưng không khác biệt có ý
nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh ở cùng thời
điểm khảo sát (p >0,05).
Bảng 2. Đường huyết trung bình của chuột ở các lô vào ngày 0, 5, 10, 15 của thử nghiệm
Lô
Đường huyết trung bình ± SEM (ml/dL)
Ngày 0 Ngày 5 Ngày 10 Ngày 15
Chứng bệnh 269,80 ± 26,53 165,79 ± 17,40 151,28 ± 18,25 188,80 ± 18,55
Cao 100 mg/kg 244,06 ± 13,16 136,21 ± 24,01 138,50 ± 24,35 124,41 ± 12,92*
Cao 200 mg/kg 248,32 ± 17,98 128,48 ± 17,58 101,35 ± 16,39 116,11 ± 13,25*
Glibenclamid 5 mg/kg 257,74 ± 8,25 114,75 ± 11,45* 114,74 ± 10,09 103,87 ± 22,45*
*p <0,05: so sánh với lô chứng bệnh ở cùng thời điểm khảo sát
Vào ngày 10, đường huyết của chuột ở cả 3
lô điều trị giảm khoảng 45-60% so với thời điểm
trước điều trị, tuy nhiên đều không có ý nghĩa
thống kê so với lô chứng bệnh khảo sát tại cùng
thời điểm (p >0,05).
Sau 15 ngày điều trị, kết quả cho thấy cả 3 lô
điều trị bằng cao thử hoặc thuốc đối chứng
glibenclamid đều có tác dụng hạ đường huyết có
ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với thời điểm trước
khi điều trị với tỷ lệ giảm từ 50% đến 60%. So
với đường huyết của chuột ở lô chứng bệnh,
đường huyết ở 3 lô điều trị đều thấp hơn có ý
nghĩa thống kê (p <0,05).
Khi so sánh giữa 2 lô điều trị cho uống cao
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 190
thử với liều 100 mg/kg và 200 mg/kg, kết quả thu
được cho thấy cao liều 200 mg/kg thể hiện tác
động hạ đường huyết tốt hơn, tuy nhiên sự khác
biệt không có ý nghĩa thống kê so với cao liều
100 mg/kg (p >0,05).
So sánh với thuốc đối chứng glibenclamid
uống liều 5 mg/kg, kết quả cho thấy tác động hạ
đường huyết ở 2 lô điều trị bằng cao thử khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
BÀN LUẬN
Như vậy, ở chuột khỏe mạnh, cao nước bài
thuốc lá Mật gấu không ảnh hưởng lên trọng
lượng và đường huyết nhưng có tác dụng lên
chuột đái tháo đường ở cả 2 liều cho uống 100
mg/kg và 200 mg/kg trong thời gian cho uống 14
ngày. Trong nghiên cứu này cho thấy đối với
chuột bị đái tháo đường, cao nước từ lá Mật gấu
có tác động duy trì thể trạng của chuột thử
nghiệm, tác động hạ đường huyết ổn định, tăng
dần theo thời gian tương đương glibenclamid
uống liều 5 mg/kg ở cả 2 liều 100 mg/kg và 200
mg/kg sau 14 ngày điều trị. Tuy nhiên tác dụng
hạ đường huyết giữa cao nước liều 100 mg/kg và
cao nước liều 200 mg/kg khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (p >0,05).
Kết quả nghiên cứu này phủ hợp với các kết
quả nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới.
Cụ thể, ở nghiên cứu của Nwanjo HU cho thấy
về trọng lượng sau 4 tuần điều trị, ở nhóm chuột
sử dụng cao nước lá Mật gấu có giảm trọng
lượng ít hơn đáng kể so với nhóm chứng (nhóm
chứng giảm trung bình 2,5 g/con, nhóm dùng
cao thuốc giảm trung bình 1,13 g/con). Về tác
dụng hạ đường huyết, ở nghiên cứu của Nwanjo
HU cho thấy sau 4 tuần điều trị đường huyết
trung bình giảm khoảng 49%, trong khi nghiên
cứu của chúng tôi ở liều thấp hơn và thời gian
điều trị ngắn hơn cho thấy mức đường huyết hạ
khoảng 49% (liều 100 mg/kg 1 lần/ngày) và 53%
(liều 200 mg/kg 1 lần/ngày), tuy nhiên ở 2 liều
100 mg/kg và 200 mg/kg so sánh sự thay đổi
đường huyết này không ý nghĩa thống kê(10).
Như vậy, có thể chỉ cần ở liều 100 mg/kg 1
lần/ngày cũng sẽ cho kết quả giảm đường huyết
tối ưu. Nhiều nghiên cứu khác cũng chứng minh
tác dụng hạ đường huyết của cao nước lá Mật
gấu, ví dụ ở nghiên cứu của Abraham A với mô
hình gây chuột đái tháo đường bằng alloxan cho
kết quả tác dụng hạ đường huyết từ 1-12 giờ (đạt
đỉnh ở lúc 8 giờ) của cao nước lá Mật gấu ở liều
500 mg/kg hiệu quả tương đương với
chlorpropamide liều 250 mg/kg(12).
Từ những kết quả nghiên cứu có thể thấy rõ
ràng cao nước lá Mật gấu cho tác dụng hạ
đường huyết trên chuột gây tăng đường huyết
bằng streptozotocin. Phần nào cho thấy một
trong những cơ chế hạ đường huyết của cao
nước lá Mật gấu có thể là do tác động kích thích
tiết insulin và tăng sử dụng glucose. Ở nghiên
cứu của Khang Wei Ong cho thấy chiết xuất lá
Mật gấu chứa hàm lượng polyphenol cao chủ
yếu là 1,5-dicaffeoyl-quinic acid, dicaffeoyl-
quinic acid, chlorogenic acid và luteolin, có tác
dụng bảo vệ tế bào beta tụy chống lại tổn
thương do streptozotocin gây ra, tạo ra sự tăng
nhẹ mức insulin, tác động lên GLUT 4 kích thích
sự hấp thu đường của cơ xương và mô mỡ,
ngoài ra nó còn ức chế sự tân tạo đường ở gan
thông qua việc ức chế men glucose-6-
phosphatase(11). Như vậy, cao nước lá Mật gấu có
thể là một lựa chọn mới trong điều trị kiểm soát
đường huyết, tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu
sâu hơn và thời gian kéo dài hơn nhằm phát
hiện những lợi ích hoặc nguy cơ tìm ẩn lâu dài.
KẾT LUẬN
Cao nước từ bài thuốc lá Mật gấu với liều
uống 100 mg/kg và 200 mg/kg có tác động duy
trì thể trạng và tác động hạ đường huyết ổn
định, tăng dần theo thời gian trên chuột bị đái
tháo đường và không có sự khác biệt giữa 2 liều.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2002). Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y Học Hà
Nội, https://xuatbanyhoc.vn/duoc-dien-viet-nam-lan-xuat-ban-
thu-4.
2. Bộ Y tế (2017). Hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc
cổ truyền ban hành ngày 11/7/2017. Thông tư 30/2017/TT-BYT.
3. Centers for Disease Control and Preventio (2019). Global Health
– Vietnam. CDC, www.cdc.gov/globalhealth/.
4. Cục Y tế dự phòng (2015). “Điều tra quốc gia: Yếu tố nguy cơ
bệnh không lây nhiễm (STEPS)”. Bộ Y tế,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 4 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Học Cổ Truyền 191
5. Đỗ Tất Lợi (2005). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà
xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội,
https://www.google.com/search.
6. Fasola TR, Okeocha PC, Odetola A (2010). “Screening for the
Hypoglycaemic Potentials of the Extract of Vernonia amyggalina”.
Ethnobotanical Leaflets, 1(7):59-65.
7. International Diabetes Federation (2017). IDF Diabetes Atlas 8th
edition. URL: https://diabetesatlas.org/resources/2017-atlas.html.
8. Junod A, Lambert AE, Orci L, Pictet R, Gonet AE and Renold
AE (1967). “Studies of the diabetogenic action of
streptozotocin”. Proc Soc Exp Biol Med, 126(1):201.
9. Ngô Thị Nga, Mai Thị Cúc, Đỗ Thị Hồng Tươi (2017). “Khảo sát
tác dụng hạ lipid huyết và hạ đường huyết của cao cồn 50% từ
trà thảo mộc Panas Karantina trên chuột nhắt”. Y học Thành phố
Hồ Chí Minh, 21(2):7-15.
10. Nwanjo HU (2005). “Efficacy of aqueous leaf extract of Vernonia
amygdalina on plasma lipoprotein and oxidative status in
diabetic ra models”. Nigerian Journal of Physiological Sciences,
20:39-42.
11. Ong KW, Hsu A, Song LX, et al (2011). “Polyphenols-rich
Vernonia amygdalina shows anti-diabetic effects in
streptozotocin-induced diabetic rats”. Journal of
Ethnopharmacology, 133(2):598-607.
12. Osinubi AAA (2006). “Effects of Vernonia amygdalina and
chlorpropamide on blood glucosse”. Medical Journal of Islamic
World Academy of Sciences, 16(3):115-119.
13. Rakieten N, Rakieten ML and Nadkarni MV (1963). “Studies on
the diabetogenic action of streptozotocin”. Cancer Chemother
Reports, 29:91.
Ngày nhận bài báo: 28/07/2019
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/08/2019
Ngày bài báo được đăng: 14/09/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tac_dong_len_trong_luong_va_duong_huyet_cua_chuot_bi_dai_tha.pdf