Tác động của yếu tố văn hoá xã hội đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất (thuộc) khoa ngoại ngữ, trường Đại học - Quảng Nam

Tài liệu Tác động của yếu tố văn hoá xã hội đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất (thuộc) khoa ngoại ngữ, trường Đại học - Quảng Nam: TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH VÀ VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT (THUỘC) KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Nguyễn Thị Minh Hạnh1 Tóm tắt: Trở thành sinh viên đại học là một bước tiến lớn đồng thời cũng đem đến nhiều thay đổi và thách thức lớn đối với người học. Quá trình chọn ngành của sinh viên cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố văn hóa xã hội đóng vai trò rất lớn. Bài viết dựa trên kết quả phát phiếu điều tra thực tế đối với 100 sinh viên Đại học K14 của khoa Ngoại ngữ, từ đó nêu ra các tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đến việc chọn ngành của sinh viên năm thứ nhất thuộc khoa Ngoại ngữ đồng thời cũng xem xét các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tiếng Anh của sinh viên. Trên cơ sở này, bài viết nêu ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên đạt hiệu quả học tập tốt hơn. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu xã hội về công việc là một trong những yếu tố quyết định đến việc chọn ngành của học si...

pdf9 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của yếu tố văn hoá xã hội đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất (thuộc) khoa ngoại ngữ, trường Đại học - Quảng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH VÀ VIỆC HỌC CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT (THUỘC) KHOA NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM Nguyễn Thị Minh Hạnh1 Tóm tắt: Trở thành sinh viên đại học là một bước tiến lớn đồng thời cũng đem đến nhiều thay đổi và thách thức lớn đối với người học. Quá trình chọn ngành của sinh viên cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố văn hóa xã hội đóng vai trò rất lớn. Bài viết dựa trên kết quả phát phiếu điều tra thực tế đối với 100 sinh viên Đại học K14 của khoa Ngoại ngữ, từ đó nêu ra các tác động của các yếu tố văn hóa xã hội đến việc chọn ngành của sinh viên năm thứ nhất thuộc khoa Ngoại ngữ đồng thời cũng xem xét các yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình học tiếng Anh của sinh viên. Trên cơ sở này, bài viết nêu ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên đạt hiệu quả học tập tốt hơn. 1. Đặt vấn đề Nhu cầu xã hội về công việc là một trong những yếu tố quyết định đến việc chọn ngành của học sinh khi bước vào kỳ thi đại học. Tại Trường Đại học Quảng Nam trong những năm gần đây, số lượng sinh viên năm thứ nhất ngành tiếng Anh luôn ổn định và có chiều hướng tăng. Cụ thể, những năm đầu tuyển sinh (từ 2007 đến năm 2010), lớp Đại học tiếng Anh của trường chỉ có 01 lớp. Trong đó, có năm học chỉ tuyển được 01 lớp với số lượng dưới 30 sinh viên. Từ năm 2011 đến nay, hằng năm các khoá tuyển sinh đều được 02 lớp với số lượng trên 100 sinh viên, chưa kể các lớp cao đẳng cũng luôn ổn định và phát triển về số lượng. Đây là một trong những bằng chứng cho thấy xu hướng ngành nghề có ưu thế quyết định đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên. Với ngành tiếng Anh, sinh viên năm nhất đã phải đối mặt với những môn kỹ năng mà trước đây họ chưa hề được cọ xát. Khả năng ngôn ngữ ở những kỹ năng này trong mỗi sinh viên có liên quan đến các yếu tố văn hoá xã hội. Vì vậy, để giúp cho việc học tiếng Anh của sinh viên được tốt hơn thì cần biết được những yếu tố văn hóa xã hội nào có ảnh hưởng đến khả năng học tập. Từ đó tìm ra những giải pháp thích hợp cho người dạy và người học. 1 ThS, GV khoa Ngoại Ngữ, trường Đại học Quảng Nam  NGUYỄN THỊ MINH HẠNH  42 2. Yếu tố văn hoá xã hội tác động đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên năm thứ nhất 2.1. Yếu tố văn hóa Quảng Nam vốn được xem là mảnh đất có bề dày truyền thống văn hóa, được xem là vùng đất mở từ thế kỷ 17. Đất và người Quảng Nam đã trải qua hơn 300 năm hình thành, phát triển trong quá trình tiếp biến văn hóa. Nơi đây là nơi giao lưu, hội tụ của rất nhiều nền văn hóa, mà thương cảng Hội An xưa là minh chứng rõ nhất cho quá trình tiếp biến văn hóa này. Rất nhiều thương thuyền của Trung Quốc, Nhật Bản và cư dân Tây phương đã đến Hội An để làm ăn sinh sống. Điều đó, đòi hỏi cư dân Hội An, cư dân Quảng Nam từ lâu đã hun đúc nên truyền thống trọng thị, mến khách, cởi mở, chia sẻ. Mà việc tiếp thu các ngôn ngữ đã trở thành yêu cầu tất yếu trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế. Cùng với nền văn hóa mở, tư duy mở, thì con người miền Trung nói chung, người Quảng Nam nói riêng trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, với cuộc mưu sinh ở mảnh đất khắc nghiệt này đã hình thành nên chí khí kiên cường, chịu khó, chịu khổ để vươn lên, để tồn tại và hội nhập. Bởi vậy, đất miền Trung cũng như Quảng Nam luôn được xem là mảnh đất học, từ trong lịch sử đã xuất hiện những hiền tài kiệt xuất, những danh nhân nổi tiếng với các kiến thức Đông – Tây, kim – cổ. Có không ít những người ít có điều kiện học tập ngoại ngữ nhưng am hiểu rộng, sử dụng được nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Phạm Phú Thứ, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...Điều đó cũng là niềm tự hào, là động lực cho thế hệ trẻ ngày nay tiếp bước học tập. 2.2 . Yếu tố xã hội Trong tiến trình phát triển của đất nước, cũng như ở từng địa phương thì yêu cầu hội nhập gắn liền với đòi hỏi phải biết ngoại ngữ. Thực tế cho thấy, việc sử dụng thành thạo tiếng Anh đang là niềm khao khát của hầu hết sinh viên, học sinh. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong giao tiếp thường ngày thì việc sử dụng tiếng Anh đang dần dần trở nên phổ biến. Tại Quảng Nam, nơi được xem là trung tâm du lịch lớn của đất nước và trên khu vực thì yêu cầu sử dụng tiếng Anh trở nên rất cần thiết và người biết sử dụng thành thạo tiếng Anh có lợi thế hơn hẳn về cơ hội việc làm sau khi ra trường, nhất là việc tiếp cận với các lĩnh vực có liên quan như du lịch, dịch vụ.... Tốc độ phát triển du lịch của Quảng Nam hiện nay cũng mở ra rất nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên học các ngành liên quan đến lĩnh vực này. Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 10/9/2014, toàn tỉnh Quảng Nam có 235 cơ sở lưu trú du lịch với 5777 phòng. Trong đó có 135 khách sạn, với 5351 phòng ( có 4 khách sạn 5 sao TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH   43 với 786 phòng, 13 khách sạn 4 sao với 1403 phòng, 11 khách sạn 3 sao với 662 phòng, 25 khách sạn 2 sao với 769 phòng, 18 khách sạn 1 sao với 428 phòng, 30 khách sạn đạt tiêu chuẩn với 445 phòng, 35 khách sạn chưa xếp hạng với 858 phòng), 105 homestay với 426 phòng. Trong 9 tháng đầu năm 2014, tổng lượt khách tham quan lưu trú ước tính đạt 3 triệu lượt khách, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2013, doanh thu du lịch 9 tháng đầu năm 2014 ước tính đạt 1.500 tỷ đồng, và thu nhập xã hội từ du lịch ước tính đạt 3.500 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, tiềm năng và thế mạnh của du lịch Quảng Nam là rất lớn. Triển vọng của ngành nghề này rõ ràng đã tác động không nhỏ đến cộng đồng, đến mỗi gia đình và bản thân mỗi sinh viên khi chọn học tiếng Anh để tham gia vào lĩnh vực du lịch. 3. Kết quả khảo sát các yếu tố văn hoá xã hội tác động đến việc chọn ngành và việc học của sinh viên khoa Ngoại ngữ năm thứ nhất tại trường (kết quả khảo sát dựa trên kết quả phát trực tiếp phiếu điều tra cho 100 sinh viên K14 sau hai tuần sinh viên học tại trường vào ngày 29 tháng 9 năm 2014). 3.1. Yếu tố xã hội 3.1.1. Quyết định chọn ngành Có đến 83% sinh viên cho rằng môn tiếng Anh ở trường phổ thông là thú vị và phù hợp với mục đích học tập, vì vậy chỉ có 29% sinh viên được khảo sát cho biết đã từng có thi vào ngành khác, còn lại trên 70% các em đều chọn tiếng Anh cho nguyện vọng 01 của mình. Quyết định chọn ngành 71 29 0 20 40 60 80 Đã từng thi ngành khác Ngành tiếng Anh là nguyện vọng 1 3.1.2. Thuận lợi địa hình Bảng khảo sát cho thấy có đến 96 sinh viên được sinh ra và lớn lên tại Quảng Nam, như vậy trường đại học gần nhà là một trong những yếu tố quyết định đến việc chọn trường của sinh viên NGUYỄN THỊ MINH HẠNH  44 Yếu tố địa hình 96 4 0 20 40 60 80 100 120 Quê quán Quảng Nam Các tỉnh khác 3.1.3. Lý do thi vào trường Lý do thi vào trường 2523 38 55 0 10 20 30 40 50 60 Gần nhà Mức sống rẻ Dễ được trúng tuyển Lý do khác 3.1.4. Lý do chọn ngành tiếng Anh Lý do chọn ngành tiếng Anh 20 30 61 0 10 20 30 40 50 60 70 Xu hướng công việc Có khiếu môn tiếng Anh Lý do khác TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH   45 3.1.5. Công việc mong muốn sau khi tốt nghiệp Công việc mong muốn sau khi tốt nghiệp 60 58 7 0 10 20 30 40 50 60 70 Giáo viên tiếng Anh Các nghề liên quan đến tiếng Anh Chưa xác định nghề Bảng điều tra cho thấy các em đã có ý thức vai trò quan trọng và nhu cầu công việc sử dụng tiếng Anh từ lúc phổ thông. Các em cũng nhận ra được sự đa dạng nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng như trong nước nên rất nhiều sinh viên có đến 02 lựa chọn nghề nghiệp, trong đó làm nghề liên quan đến lĩnh vực du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất trong các công việc khác có liên quan đến sử dụng tiếng Anh. Điều này cho thấy sinh viên biết được tiềm năng du lịch tỉnh nhà và cơ hội việc làm trong lĩnh vực này. Qua bảng thống kê cho thấy yếu tố xu hướng công việc chiếm trên 60% trong các lý do chọn ngành của sinh viên. Gần nhà và mức sống rẻ là yếu tố tiếp theo quyết định việc sinh viên chọn học ngành tiếng Anh tại trường Đại học Quảng Nam. 3.2. Yếu tố văn hoá Theo khảo sát chỉ có 30 sinh viên theo học ngành tiếng Anh vì có khiếu với môn học này. Vậy các em đã học tập như thế nào và các yếu tố văn hoá tác động đến quá trình học của sinh viên ra sao, kết quả điều tra sẽ hé mở cho chúng ta được một số điều còn băn khoăn. 3.2.1. Phương pháp dạy và học Phương pháp dạy của giảng viên 98 2 0 20 40 60 80 100 120 Khác Ít khác NGUYỄN THỊ MINH HẠNH  46 Có đến 98 sinh viên cho rằng phương pháp dạy của giảng viên tại trường đại học khác biệt với phương pháp của giáo viên trường phổ thông. Nhưng khi điều tra về phương pháp tự học, tự nghiên cứu bài trước khi đến lớp, chỉ có 44 sinh viên có chuẩn bị bài. Chỉ có 34 sinh viên tự nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo. Việc tự học của sinh viên 44 34 0 10 20 30 40 50 Nghiên cứu bài trước khi học Nghiên cứu tài liệu tham khảo Các phương tiện hỗ trợ học tập cũng chưa được sinh viên quan tâm và đầu tư đúng mức. Phương tiện mà sinh viên nào cũng phải có đó là từ điển Anh - Việt, từ điển Việt - Anh và từ điển Anh - Anh. Thế nhưng vẫn chỉ có 80 sinh viên có từ điển Anh - Việt, vẫn còn 20 em chưa có cuốn từ điển nào. Bên cạnh cuốn từ điển thì sinh viên chuyên ngữ cần phải có thiết bị nghe để luyện kỹ năng nghe tiếng Anh. Sinh viên cũng có thể hưởng lợi nhiều từ các chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến nếu có máy vi tính. Nếu sinh viên chỉ học nghe vào giờ nghe tại lớp thì hiệu quả của việc học kỹ năng này sẽ rất hạn chế bởi lẽ đó là môn học cần thực hành và luyện nhiều. Không có máy cát-sét hoặc máy vi tính thì rất khó khăn. Qua khảo sát chỉ 30% sinh viên có máy máy vi tính và các sách tham khảo, đặc biệt chỉ có 5 sinh viên có máy cát-sét. Phương tiện hỗ trợ học tập 5 30 80 0 20 40 60 80 100 Máy cát-sét Vi tính và sách tham khảo Từ điển TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH   47 3.2.2. Những yếu tố tác động chất lượng học Môi trường giao tiếp 67 33 0 20 40 60 80 Lên lớp nghe giảng Luyện tập thêm ngoài giờ học Chỉ có môn Đọc hiểu được 67% đánh giá dễ vì các em được học kỹ năng này nhiều ở trường phổ thông. Các kỹ năng khác như Nghe, Nói, Viết tiếng Anh và môn Ngữ pháp tiếng Anh sinh viên đều cho rằng chưa biết cách học tập. Đặc biệt, 71% sinh viên cho rằng môn Nghe quá khó. Những khác biệt về văn hoá của các nước nói tiếng Anh so với văn hoá dân tộc đã khiến khoảng 10% sinh viên gặp khó khăn trong môn Nghe, Ngữ pháp. Đối với môn Nói có 37 sinh viên cho rằng cách phát âm của bản thân chưa giống với cách phát âm của giảng viên và bạn bè vì bị giọng địa phương chi phối, vì vậy các em ít nhiều gặp khó khăn khi nói và nghe tiếng Anh. Những yếu tố tác động chất lượng học của sinh viên 67 37 10 0 20 40 60 80 Không biết phương pháp học Ảnh hưởng giọng nói địa phương Khác biệt văn hoá Việt, Anh 3.2.3. Môi trường giao tiếp Có đến 67% sinh viên chỉ áp dụng phương pháp lên lớp và nghe giảng trong khi việc học tiếng Anh rất cần sự luyện tập, thực hành hằng ngày của sinh viên. Như vậy hơn 50% sinh viên chưa mở rộng môi trường giao tiếp cần thiết cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ tiếng Anh để phục vụ cho mục đích học tập. NGUYỄN THỊ MINH HẠNH  48 3.2.4. Văn hoá đọc Thói quen đọc sách, báo bằng tiếng Việt và tiếng Anh 37 62 1 0 10 20 30 40 50 60 70 chưa ít nhiều Học ngoại ngữ rất cần hỗ trợ các kiến thức tích luỹ từ quá trình đọc sách, các sách chuyên ngành lẫn các chuyên ngành khác. Qua điều tra có đến 62% sinh viên ít đọc các loại sách, báo và 37% sinh viên chưa đọc một loại tài liệu đọc nào. 4. Đánh giá chung và những đề xuất đối với quá trình giảng dạy tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất Qua khảo sát cho thấy sinh viên có mong muốn và hoài bão về ngành học mình lựa chọn nhưng lại chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho cách học tập của bản thân. Sinh viên vẫn quen cách học tập lên lớp ngồi nghe giảng, nhận lấy kiến thức duy nhất từ giảng viên. Các em nhận ra cách dạy ở đại học khác nhiều so với trường phổ thông nhưng lại chưa thay đổi cách học. Theo Carrasquillo, trong việc học tiếng Anh, người học không chỉ học cách phát âm tiếng Anh mà còn học cách “chia sẻ các giá trị và niềm tin, tạo nên truyền thống và các cơ cấu xã hội mà đã kết nối cộng đồng lại với nhau và đã được biểu thị trong ngôn ngữ” [1]. Hơn thế, Hymes cũng cho rằng “người học tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai không chỉ cần biết kiến thức ngôn ngữ mà còn cần biết các cách cư xử văn hóa có thể chấp nhận được khi tương tác với người khác trong các tình huống và các mối quan hệ khác nhau” [2]. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên chưa có kiến thức nền về văn hoá của các nước nói tiếng Anh nên còn lúng túng khi có những nội dung học liên quan. Trong việc học ngoại ngữ, phương tiện hỗ trợ học tập là hết sức cần thiết. Thế nhưng các em chủ yếu chỉ có cuốn từ điển sơ sài. Phương tiện hỗ trợ nghe, nói quá khiêm tốn đã khiến các em thấy khó khăn khi học nghe. Trong quá trình lên lớp, đối diện với các em tôi cũng được biết còn vài em chưa biết sử dụng máy vi tính. Quả là những khó khăn lớn cho các em học tập môn tiếng Anh trong thời đại hiện đại như thế này và đặc biệt sẽ rất khó khăn nếu các em quyết tâm đi làm trong các lĩnh vực sử dụng tiếng Anh. TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ VĂN HOÁ XÃ HỘI ĐẾN VIỆC CHỌN NGÀNH   49 Những yếu tố xã hội đã tác động lên quá trình chọn lựa ngành học của các em để các em có một hướng đi nghề nghiệp hợp với xu thế thời đại là điều hoàn toàn hợp lý, song các em cần phải thay đổi các nhân tố văn hoá để đạt được chất lượng học tốt hơn. Qua khảo sát này, theo tôi, nhà trường và khoa cần tổ chức những buổi tọa đàm, định hướng học tập cho sinh viên ngay từ khi bước vào năm học. Đồng thời, giảng viên từng bộ môn cũng luôn hỗ trợ và tư vấn kịp thời cho sinh viên về phương pháp học tập và nghiên cứu. Những giải pháp trên nếu được thực hiện sẽ giúp sinh viên năm thứ nhất thuộc khoa Ngoại ngữ tự tin hơn và học tập tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Sở Văn Hoá - Thể Thao Quảng Nam (2014), Báo cáo 9 tháng. [2] Carrasquillo, A.L. (1994), Teaching English as a Second Language: A Resource Guide, New York: Garland Publishing. [3] Hymes, D. (1971), On Communicative Competence, Philadelphia: University of Pennsylvania Press. Title: INFLUENCE OF SOCIOCULTURAL FACTORS ON SELECTING MAJOR STUDIES AND STUDYING ENGLISH OF FIRST - YEAR STUDENTS – AT THE FOREIGN LANGUAGES DEPARTMENT AT QUANG NAM UNIVERSITY NGUYEN THI MINH HANH Quang Nam University Abstract: Being a student at a University is not only a big move in a person’s life but also brings a lot of great changes and challenges to learners. The learners are affected by lots of factors in the major selection process; the sociocultural factor plays an important role. This paper analyses the influence of sociocultural factors on selecting major studies and its effects on student studying, based on the questionnaires from 100 First - year students, course 14 in English Languages Department. Based on these findings, there are some orientations and solutions for students to improve their academy quality.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5147_8508_2134846.pdf
Tài liệu liên quan