Tài liệu Tác động của yếu tố quốc tế đối với sự ra đời học thuyết Monroe (1823): 111
TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011
TÁC ðỘNG CỦA YẾU TỐ QUỐC TẾ ðỐI VỚI SỰ RA ðỜI
HỌC THUYẾT MONROE (1823)
Lê Thành Nam
Trường ðại học Sư phạm, ðại học Huế
TĨM TẮT
Bằng những tư liệu mới, bài báo trình bày những yếu tố quốc tế tác động đến sự ra đời
học thuyết Monroe (1823). ðĩ là sự thắng lợi của phong trào giải phĩng dân tộc ở Mỹ Latinh
dẫn đến sự ra đời hàng loạt các quốc gia độc lập ở đầu thế kỉ XIX. Sau khi ra đời, các quốc gia
Mỹ Latinh đối mặt với nguy cơ xâm nhập của cường quốc Châu Âu, trước hết là Anh, Pháp và
Tây Ban Nha. Ngồi ra, Nga Hồng cũng cĩ ý tưởng bành trướng ở lục địa châu Mỹ.
Tình hình trên đe dọa trực tiếp nền an ninh của Mỹ, đồng thời cản trở tham vọng về
việc giành quyền lợi kinh tế tại khu vực Mỹ Latinh. Trong bối cảnh quốc tế như vậy, ngày 2-12-
1823, trong thơng điệp Liên Bang trước Quốc Hội, Tổng thống Mỹ – James Monroe cơng bố
đường lối đối ngoại của Nhà Trắng đối với khu vực Mỹ Latinh, bao gồm 3 nguyên tắc: Nguyên
t...
10 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của yếu tố quốc tế đối với sự ra đời học thuyết Monroe (1823), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
111
TẠP CHÍ KHOA HỌC, ðại học Huế, Số 66, 2011
TÁC ðỘNG CỦA YẾU TỐ QUỐC TẾ ðỐI VỚI SỰ RA ðỜI
HỌC THUYẾT MONROE (1823)
Lê Thành Nam
Trường ðại học Sư phạm, ðại học Huế
TĨM TẮT
Bằng những tư liệu mới, bài báo trình bày những yếu tố quốc tế tác động đến sự ra đời
học thuyết Monroe (1823). ðĩ là sự thắng lợi của phong trào giải phĩng dân tộc ở Mỹ Latinh
dẫn đến sự ra đời hàng loạt các quốc gia độc lập ở đầu thế kỉ XIX. Sau khi ra đời, các quốc gia
Mỹ Latinh đối mặt với nguy cơ xâm nhập của cường quốc Châu Âu, trước hết là Anh, Pháp và
Tây Ban Nha. Ngồi ra, Nga Hồng cũng cĩ ý tưởng bành trướng ở lục địa châu Mỹ.
Tình hình trên đe dọa trực tiếp nền an ninh của Mỹ, đồng thời cản trở tham vọng về
việc giành quyền lợi kinh tế tại khu vực Mỹ Latinh. Trong bối cảnh quốc tế như vậy, ngày 2-12-
1823, trong thơng điệp Liên Bang trước Quốc Hội, Tổng thống Mỹ – James Monroe cơng bố
đường lối đối ngoại của Nhà Trắng đối với khu vực Mỹ Latinh, bao gồm 3 nguyên tắc: Nguyên
tắc phi thực dân, nguyên tắc khơng can thiệp và nguyên tắc hệ thống châu Mỹ. Với ba nguyên
tắc này, nĩ đánh dấu sự ra đời của học thuyết Monroe, một học thuyết để lại dấu ấn sâu sắc
trong lịch sử đối ngoại của nước Mỹ.
Cĩ thể nĩi rằng, từ khi lập quốc đến thời đương đại, hiếm cĩ học thuyết nào để
lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử đối ngoại của nước Mỹ như học thuyết Monroe (1823).
ðiều này dễ dàng nhận thấy, bởi học thuyết Monroe được xem như là nền tảng lý luận
đầu tiên cho quá trình vươn ra thế giới của Mỹ, cĩ ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến
chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mỹ ở những thế hệ sau. Khi bàn về học
thuyết Monroe, một số cơng trình của các tác giả Việt Nam đã tập trung đề cập đến nội
dung của nĩ 1, tuy nhiên về mặt cơ sở, tác động của học thuyết này thì chưa được chú
trọng nghiên cứu. Bài viết này cung cấp thêm một số tư liệu cùng một số nhận định
nhằm gĩp phần làm rõ hơn tác động của yếu tố quốc tế đối với sự ra đời của học thuyết
Monroe (1823).
1 Nội dung học thuyết Monroe được trình bày sơ lược trong một số cơng trình sau:
- Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới Cận đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002.
- Vũ Dương Ninh, Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận, Trần Thị Vinh, Lịch sử quan hệ quốc tế, tập 1, Nxb.
Giáo dục, Hà Nội, 2005.
- Phan Ngọc Liên, ðào Tuấn Thành, Nguyễn Thị Huyền Sâm, Mai Phú Phương, Lịch sử thế giới Cận đại,
tập 1, Nxb. ðại học Sư phạm, Hà Nội, 2008.
112
1. Với thắng lợi của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 bang thuộc địa Anh ở
Bắc Mỹ vào cuối thế kỉ XVIII, một thiết chế nhà nước tư sản của “người Âu nằm ngồi
lãnh thổ châu Âu” đầu tiên ra đời ở Tây bán cầu, Hợp Chủng quốc châu Mỹ (The
United States of America). Sau khi lập quốc, cùng với quá trình thống nhất dân tộc, kiện
tồn bộ máy nhà nước, giai cấp tư sản Mỹ bắt đầu tính đến việc tìm kiếm và mở rộng thị
trường. Khu vực Mỹ Latinh gần gũi là vùng lãnh thổ mà giai cấp tư sản Mỹ hướng đến
trước hết, đặc biệt kể từ khi phong trào giải phĩng dân tộc Mỹ Latinh bùng lên mạnh mẽ
vào đầu thế kỷ XIX.
Mỹ Latinh là khu vực rộng lớn của lục địa châu Mỹ, trải dài từ Mexico đến tận
eo biển Magellan, bao gồm cả quần đảo Antilles với diện tích gần 21 triệu km2, nơi cĩ
nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhất là các loại khống sản cần thiết để
phát triển cơng nghiệp. Từ cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI, sau các cuộc phát kiến địa
lý lớn, làn sĩng người di cư từ Tây Ban Nha, Bồ ðào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan, Thụy
ðiển,... vượt ðại Tây Dương sang sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất mới này. Trong số
các nước châu Âu cĩ mặt ở “Tân thế giới”, người Tây Ban Nha chiếm cứ phần lớn lãnh
thổ ngày nay thuộc Trung và Nam Mỹ, trừ Brazil là thuộc Bồ ðào Nha. Các nước Anh,
Pháp, Hà Lan chỉ chiếm được các vùng đất nhỏ bé ven bờ ðại Tây Dương.
Người Âu tàn sát người bản địa – người da đỏ, đẩy họ lùi dần về phía Tây, để
chiếm đất làm thuộc địa, bĩc lột cư dân bản địa, lập đồn điền trồng lúa mì, ngơ, cà phê,
thuốc lá, bơng,... Vì thiếu nhân cơng, người Âu mua người da đen từ châu Phi đưa sang
làm nơ lệ, lao động sản xuất trong các đồn điền. Trải qua nhiều thế hệ, những người gốc
Âu cùng người bản địa và người gốc Phi hình thành nên những cộng đồng mới, xa cách
dần gốc gác quê hương của họ. Do cùng chung sống trên một lãnh thổ, yêu cầu phát
triển kinh tế và văn hĩa riêng biệt; đồng thời chịu ảnh hưởng của cuộc Chiến tranh
giành độc lập ở Bắc Mỹ (1775 - 1783) và Cách mạng tư sản Pháp (1789), nhất là do sự
thống trị hà khắc của chính quốc, ý thức dân tộc hình thành. Dưới tác động của các yếu
tố nĩi trên, vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, phong trào giải phĩng dân tộc của
nhân dân Mỹ Latinh chống thực dân Tây Ban Nha và Bồ ðào Nha đã diễn ra mạnh mẽ
và đều khắp.
ðối với nhân dân Mỹ, phong trào giải phĩng dân tộc Mỹ Latinh là “cuộc tái
diễn tập những kinh nghiệm của người dân Mỹ trong việc phá bỏ quyền thống trị của
thực dân châu Âu’’ [10, trang 128] và họ đã cổ vũ nồng nhiệt cho cuộc đấu tranh chính
nghĩa này. Tình hình này đã làm cho giới thống trị Nhà Trắng càng “quan tâm” hơn
đến khu vực Mỹ Latinh. Nhà Trắng muốn đẩy nhanh hơn quá trình phi thực dân hĩa ở
địa bàn này. Theo sử gia R. Hofstadter, “sự ra đi của Tây Ban Nha và Bồ ðào Nha ở
Mỹ Latinh, một mặt đảm bảo cho Mỹ thốt khỏi vướng bận vào các cuộc chiến tranh ở
châu Âu; mặt khác tạo ra một thị trường “vơ chủ” giúp Mỹ cĩ thể xâm nhập dễ dàng
hơn” [5, trang 359]. Vì vậy, ngay khi phong trào giải phĩng dân tộc Mỹ Latinh mới
diễn ra, trong Thơng điệp đọc trước Quốc hội liên bang ngày 5-9-1811, Tổng thống
113
James Madison đã nhấn mạnh đến việc: “Nước Mỹ cĩ phần trách nhiệm đối với các
thuộc địa Tây Ban Nha ở châu Mỹ, cĩ mối lưu tâm đặc biệt đến vận mệnh của những xứ
sở này” [7, trang 30].
Trong suốt quá trình phong trào giải phĩng dân tộc ở Mỹ latinh diễn ra, Nhà
Trắng đã cử những đại diện của mình dưới danh nghĩa “thủy thủ và thương mại” đến
Trung và Nam Mỹ để nắm bắt tình hình và thiết lập quan hệ ngoại giao khơng chính
thức với các lãnh tụ cách mạng. Mặt khác, Nhà Trắng cũng bí mật viện trợ vũ khí, đạn
dược, quân trang, ... cho nghĩa quân và mở cửa các hải cảng của mình cho các thương
thuyền cĩ xuất xứ từ Mỹ latinh vào trao đổi buơn bán và nhận hàng viện trợ.
Vào khoảng đầu thế kỷ XIX, hầu hết các thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ ðào
Nha ở Mỹ Latinh đã giành được độc lập, dẫn đến sự ra đời hàng loạt các nước cộng hồ,
như: Chile (1818), Colombia (1819), Mexico (1821), Peru (1821), Venezuela (1811), ...
hoặc nước theo chế độ quân chủ lập hiến như Braxin (1822). Ngay khi các quốc gia độc
lập mới ra đời ở Mỹ latinh lập tức đã được Nhà Trắng, đứng đầu là Tổng thống James
Monroe cơng nhận và đặt quan hệ ngoại giao (1822). Theo sử gia Howard Cincotta, sự
cơng nhận này khẳng định “uy tín của Mỹ, với tư cách là quốc gia độc lập, thực sự đã
hồn tồn tách khỏi những mối ràng buộc trước kia với châu Âu” [1, trang 149]. Nĩ
đánh dấu sự lớn mạnh của giai cấp tư sản Mỹ đang khao khát muốn vươn tầm ảnh
hưởng của mình đến Trung và Nam Mỹ.
Trong quá trình vươn tầm ảnh hưởng của mình xuống phía Nam Tây bán cầu,
nước Mỹ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các cường quốc châu Âu.
Trong khi Tây Ban Nha vẫn cịn bị ám ảnh bởi những quyền lợi đã mất tại Mỹ Latinh
thì Anh và Pháp lại nảy sinh tham vọng xâm chiếm và mở rộng ảnh hưởng ở khu vực
này. Cả Anh và Pháp vào thời điểm này đang khẩn trương đi tiếp nửa đoạn đường cịn
lại của cách mạng cơng nghiệp, nhu cầu về nguyên liệu và thị trường càng trở nên cấp
bách. Ngồi ra, nước Nga đứng đầu là Sa hồng cũng “để mắt” đến lục địa châu Mỹ.
Rõ ràng, với việc ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập Mỹ Latinh, đối với Nhà
Trắng vừa là cơ hội, đồng thời vừa là thách thức.
2. Như trên đã trình bày, trước thắng lợi của phong trào giải phĩng dân tộc của
nhân dân Mỹ Latinh, vương triều Madrid vẫn khơng chịu từ bỏ lợi ích thực dân của họ.
Với âm mưu khơi phục lại nguyên trạng như trước thế kỷ XIX, quốc vương Tây Ban
Nha dựa vào ðồng minh Thần thánh (Quadruple Alliance) 2 để dập tắt phong trào cách
mạng ở Mỹ latinh. Ferdinand VII đã kêu gọi các nước ðồng minh Thần thánh (chủ yếu
2 ðể củng cố hiệp ước Viên và bảo vệ chế độ quân chủ chuyên chế phản động châu Âu, ngày 26-9-1815,
theo sáng kiến của Nga hồng, tổ chức ðồng minh Thần thánh được thành lập. ðây là tổ chức tập hợp hầu
hết các quốc gia châu Âu theo Thiên Chúa giáo. Nhiệm vụ chủ yếu của ðồng minh Thần thánh là chống
lại mọi biểu hiện tiến bộ về mặt chính trị, đàn áp phong trào cách mạng và phong trào giải phĩng dân tộc
ở bất kỳ nước nào mà nĩ xảy ra. Từ năm 1818, nước Pháp gia nhập tổ chức này.
114
là Áo, Nga và Pháp) giúp Tây Ban Nha khơi phục sự thống trị của mình ở Mỹ latinh.
Cĩ một thực tế lịch sử, sau khi cuộc chiến tranh của Napoleon chấm dứt (1815),
dưới tác động của ðại Cách mạng Pháp, phong trào dân chủ ở châu Âu bùng phát dữ
dội, nhất là ở ðức, Italia và Tây Ban Nha. Nhiều nơi giành được thắng lợi bước đầu.
Tình hình này đã làm lung lay tận gốc rễ các thế lực quân chủ chuyên chế ở châu Âu.
Với âm mưu “đẩy lùi bánh xe lịch sử”, tại hội nghị ở Troppau (Áo) diễn ra từ tháng 10
đến 12-1820, bất chấp sự phản đối của Anh, ðồng minh Thần thánh thơng qua một
“Nghị định thư”, khẳng định rằng: “Các quốc gia vừa mới trải qua sự thay đổi chính
phủ bằng cuộc cách mạng, những kết quả đĩ là mầm họa đối với các dân tộc khác, bản
thân hành động này buộc những thành viên của ðồng minh Thần thánh phải cĩ sứ
mạng ngăn chặn tình trạng này cho đến khi lập lại được trật tự và ổn định tình hình.
Trong trường hợp xảy ra tình huống bất trắc, đe dọa trực tiếp đến các quốc gia khác,
thì lực lượng của ðồng minh Thần thánh cam kết, bằng biện pháp hịa bình hoặc vũ
trang, đặt quốc gia chống đối dưới sự bảo trợ của ðồng minh này” [7, trang 43].
Trong năm 1820, cĩ 4 cuộc khởi nghĩa nổ ra ở châu Âu, trong đĩ cĩ hai cuộc
khởi nghĩa diễn ra ở Italia (tại Naples và Piedmont), một cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Tây
Ban Nha và một ở Bồ ðào Nha. Trước tình hình đĩ, ðồng minh Thần thánh buộc phải
thực hiện “sứ mạng” của mình như đã cam kết. Nga và Áo với một triệu quân được
trang bị khí giới, tiến vào Italia để đàn áp cuộc nổi dậy ở Naples và Piedmont. Trong khi
đĩ, dưới sự ủy nhiệm của ðồng minh Thần thánh, Pháp đã tiến quân đàn áp cuộc khởi
nghĩa ở Tây Ban Nha, bất chấp sự phản ứng quyết liệt của Anh. Như vậy, với cuộc tiến
quân của ðồng minh Thần thánh vào các quốc gia châu Âu cĩ thể suy luận rằng, trong
trường hợp ðồng minh Thần thánh dập tắt được các cuộc khởi nghĩa ở châu Âu, thì theo
logic vấn đề, nhân danh Tây Ban Nha, tổ chức này cĩ thể lặp lại hành động tương tự này
ở Mỹ Latinh.
Vào cuối thế kỷ XVIII, ở phía Nam lục địa châu Mỹ, Nhà Trắng đang âm mưu
lập lại “trật tự cũ” của Tây Ban Nha thì ở phía Bắc lục địa này, sự bành trướng của
nước Nga Sa hồng ngày càng mạnh mẽ. Sau khi thiết lập những cứ điểm buơn bán lơng
thú ở Tây bắc lục địa châu Mỹ, năm 1799, chính phủ Nga Sa hồng thành lập cơng ty
Mỹ Nga (Russian American Company). Cơng ty này giữ độc quyền buơn bán lơng thú
với phạm vi xuống đến vĩ độ 510 Bắc 3. Do những giá trị lớn mang lại trong hoạt động
thương mại, ngày 4-11-1821, Sa hồng Alexander I, ban hành Sắc lệnh khẳng định chủ
quyền của mình ở Bắc Mỹ. Sắc lệnh quy định: “Việc theo đuổi thương mại, săn bắt cá
voi, đánh cá và những hoạt động kinh doanh khác thuộc tất cả hịn đảo và vịnh, bao
gồm tồn bộ vùng bờ biển Tây Bắc lục địa Bắc Mỹ, bắt đầu từ eo biển Bering xuống
3 Lúc bấy giờ giới hạn lãnh thổ nước Mỹ ở Tây bán cầu trải dài từ vĩ tuyến 490 Bắc xuống đến vĩ tuyến
250 Bắc.
115
đến vĩ độ 510 Bắc là nằm trong đặc quyền của Nga.
Do đĩ, Nga ngăn cấm tất cả các thuyền bè ngoại quốc khơng được neo đậu trên
đất liền và các hịn đảo thuộc chủ quyền của Nga như đã tuyên bố, mà cịn giới hạn lưu
thơng của chúng cách đường ranh giới quy định tối thiểu 100 dặm. Thuyền bè ngoại
quốc nào vi phạm sẽ bị tịch thu cùng với tồn bộ hàng hĩa” [7, trang 42].
Mục đích sâu xa của Nga Sa hồng là muốn chiếm lấy vùng Oregon, địa điểm
buơn bán lơng thú quan trọng và tước đoạt việc vận chuyển của thương thuyền Mỹ giữa
vùng Oregon với Trung Quốc. Mặt khác, một khi tạo được “chỗ đứng chân” vững chắc
ở phía Bắc lục địa châu Mỹ thì cũng mở ra cho Nga Sa hồng nhiều cơ hội xâm nhập
xuống Trung và Nam Mỹ một cách dễ dàng. Rõ ràng, các động thái của ðồng minh
Thần thánh và Nga hồng đối với lục địa châu Mỹ gây ra sự lo lắng từ phía chính giới
Mỹ.
Sự lo lắng của Nhà Trắng càng gia tăng, khi Anh đẩy mạnh xâm nhập thị trường
Mỹ latinh thơng qua hoạt động kinh tế. George Canning, Ngoại trưởng Anh, tuyên bố:
“Nếu chúng ta hành động một cách khơn khéo thì châu Mỹ của Tây Ban Nha được giải
phĩng sẽ trở thành châu Mỹ của Anh” [9, trang 51].
Trong thời gian cuộc chiến tranh Napoleon nổ ra ở châu Âu, do bận tập trung đối
phĩ tại “mặt trận chính quốc” nên sự thống trị của Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh cĩ phần
nới lỏng. Lợi dụng tình hình này, nước Anh đẩy mạnh hoạt động thương mại, phá vỡ sự
độc quyền của Tây Ban Nha ở địa bàn này. Tư bản Anh cịn đầu tư một số vốn khá lớn
vào các nước Mỹ Latinh. Phần lớn vốn đầu tư tập trung vào miền nam Nam Mỹ và chủ
yếu vào các ngành đường sắt, xây dựng hải cảng, khai thác nguyên liệu, trồng cà phê,
cao su, khai thác dầu lửa v.v... Tuy vậy, chính phủ Anh đặc biệt lo lắng thế lực Pháp, trụ
cột của ðồng minh Thần thánh sẽ gây áp lực Tây Ban Nha chuyển nhượng thuộc địa ở
Mỹ Latinh cho Pháp, bởi Pháp đã từng giúp Ferdinand VII đàn áp cách mạng ở Madrid,
phục hồi ngai vàng. Sự ràng buộc này tạo điều kiện cho Pháp xâm nhập vào khu vực
Mỹ Latinh một cách dễ dàng, đe dọa trực tiếp quyền lợi của Anh.
Nắm bắt được tham vọng của các nước châu Âu, ngày 20-8-1823, tại London,
Ngoại trưởng Anh, G. Canning gặp Cơng sứ Mỹ, Richard Rush, đề nghị Mỹ cùng với
Anh ra tuyên bố chung liên quan đến Mỹ latinh, gồm 5 điểm:
“1. Việc khơi phục chủ quyền Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh là hồn tồn khơng khả
thi.
2. Việc cơng nhận độc lập các quốc gia Mỹ latinh chỉ cịn là vấn đề thời gian và
thời cơ.
3. Khơng quốc gia nào được áp đặt thỏa thuận giữa Tây Ban Nha và các thuộc
địa.
4. Cả Anh và Mỹ khơng theo đuổi mục đích chiếm giữ bất kì phần lãnh thổ
116
thuộc địa nào [ở Mỹ Latinh].
5. Anh và Mỹ khơng thể cĩ thái độ thờ ơ trong việc chuyển bất kì một lãnh thổ
nào của thuộc địa Tây Ban Nha cho một cường quốc khác” [3, trang 235].
Rõ ràng, việc G. Canning đề nghị R. Rush thơng qua bản tuyên bố chung Anh –
Mỹ, nhằm vào hai mục đích sau:
Thứ nhất, Anh muốn gạt bỏ ý định can thiệp của ðồng minh Thần thánh vào Mỹ
latinh. ðiều này tạo điều kiện thuận lợi cho Anh cĩ thể đơn phương sử dụng sức mạnh
hải quân tối tân của mình để mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh;
Thứ hai, bằng việc bảo đảm với Mỹ một tuyên bố chung trong đĩ cĩ chứa đựng
nguyên tắc phi thực dân, Anh hy vọng sẽ ngăn cản việc Mỹ mở rộng lãnh thổ hoặc gây
ảnh hưởng ở Mĩ Latinh trong tương lai.
Trong khi chờ đợi phản ứng của Nhà trắng, ngày 30-9-1823, G. Canning nhận
được tin tức về việc Pháp chiếm Cadiz, pháo đài tự do cuối cùng của Tây Ban Nha và
ðồng minh Thần thánh chuẩn bị triệu tập hội nghị mới nhằm giải quyết vấn đề thuộc địa
của Tây Ban Nha ở Trung và Nam Mỹ [4, trang 127]. Theo dự tính của G. Canning,
ðồng minh Thần thánh sẽ ủy nhiệm cho Pháp giải quyết vấn đề Mỹ Latinh. ðứng trước
tình thế đĩ, đầu tháng 10-1823, G. Canning tiếp xúc với Prince Jules de Polignac, Cơng
sứ Pháp tại London, để bày tỏ thái độ phản đối bất kỳ ý định nào của Pháp can thiệp vào
Mỹ Latinh. ðáp lại động thái của ngoại trưởng Anh, cơng sứ Pháp cho rằng: “Nước
Pháp chưa bao giờ tuyên bố ý định chiếm bất kì vùng đất nào thuộc sở hữu của Tây Ban
Nha ở Tây bán cầu. Nước Pháp khơng cĩ gì hơn là muốn cĩ quyền buơn bán ở Mỹ
latinh giống như nước Anh. Trong bất cứ hồn cảnh nào, nước Pháp từ bỏ mọi mưu đồ
chống lại các thuộc địa Tây Ban Nha ở Mỹ Latinh bằng bạo lực” [4, trang 127]. Những
quan điểm này được thể hiện trong bản ghi nhớ ngày 12-10-1823 giữa Anh và Pháp,
mang tên Bản ghi nhớ Polignac (Polignac Memorandum). Với bản ghi nhớ này, Anh đạt
được mục đích loại bỏ hồn tồn nguy cơ can thiệp của Pháp – trụ cột của ðồng minh
Thần thánh, vào Mỹ Latinh.
Trong khi đĩ, về phía Mĩ, trước đề nghị của G. Canning, nội các chính quyền
James Monroe nảy sinh hai quan điểm trái ngược nhau. Một phái do Bộ trưởng Chiến
tranh, John Calhoun đứng đầu, chủ trương chấp thuận đề nghị của G. Canning, tức là
liên minh với Anh. Quan điểm này nhận được sự hậu thuẫn của T. Jefferson và J.
Madison – hai vị Tổng thống tiền nhiệm. T. Jefferson cho rằng: “ðối với những đề nghị
đĩ, chúng ta nên hết sức chú ý vun đắp một tình hữu nghị hịa hảo; khơng cĩ bất cứ cái
gì cĩ thể làm sâu sắc hơn tình hữu nghị của chúng ta bằng kề vai với Anh chiến đấu vì
mục đích chung” [6, trang 72]; Cịn phái kia do Bộ trưởng Ngoại giao, John Quincy
Adams đứng đầu, bày tỏ hồi nghi mục đích chân thực của G. Canning. Dưới nhãn quan
của J. Adams, việc Mỹ và Anh ra tuyên bố chung nhằm khống chế Mỹ Latinh khơng
những tạo cơ hội cho Anh can thiệp sâu vào khu vực này mà cịn làm cho Mỹ khơng thể
117
tùy ý bành trướng ở Mỹ Latinh, đặc biệt là bành trướng ở Cuba. Adams nhận định rằng:
“Mục đích của Canning rõ ràng là muốn được bảo đảm cơng khai nào đĩ từ phía Chính
phủ Mỹ, bề ngồi là phản đối ðồng minh Thần thánh tiến hành can thiệp vào Tây Ban
Nha và Mỹ Latinh, nhưng trên thực tế chủ yếu là phản đối Mỹ giành lấy bất kỳ bộ phận
nào của châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha” [6, trang 72]. Do vậy, J. Adams đề nghị chính
quyền J. Monroe “phải vơ tư và đúng đắn nhìn nhận rõ rệt những nguyên tắc của chúng
ta đối với Nga và Pháp hơn là ngồi vào con thuyền gỗ đang chơng chênh trên mặt nước
chạy theo đuơi chiến hạm của Anh” [8, trang 159]. Nĩi cách khác, Mỹ nên cĩ chính
sách đối ngoại độc lập, riêng rẽ đối với Mỹ Latinh.
3. Tư tưởng ngoại giao của J.Q. Adams dần thuyết phục được Tổng thống J.
Monroe và nội các. Ngồi ra, chính quyền Mỹ “tỏ ý ngờ vực khi Anh gửi tuần dương
hạm đến vùng biển Cuba vào cuối năm 1823 với lý do bảo vệ hịn đảo này khỏi bọn
cướp biển” [2, trang 68]. Tình hình trên thúc đẩy chính quyền Mỹ nhanh chĩng bày tỏ
lập trường đối ngoại rõ ràng đối với khu vực Mỹ Latinh. Ngày 2-12-1823, trong Thơng
điệp thường niên trước Quốc hội, Tổng thống James Monroe chính thức tuyên bố chính
sách của Mỹ đối với khu vực này, với 3 nguyên tắc cơ bản là: Nguyên tắc phi thực dân,
nguyên tắc khơng can thiệp và nguyên tắc hệ thống châu Mỹ.
Với nguyên tắc phi thực dân, Tổng thống J. Monroe nêu rõ: “Lục địa châu Mỹ,
xuất phát từ điều kiện tự do và độc lập, mà đã được khẳng định và duy trì, từ nay trở về
sau khơng được xem như là đối tượng cho việc thực dân hĩa trong tương lai của bất cứ
cường quốc châu Âu nào tiến hành” [11, trang 204].
Với nguyên tắc bất can thiệp, Thơng điệp cho rằng: “Hệ thống chính trị của các
cường quốc liên minh [châu Âu] căn bản khác hẳn hệ thống chính trị châu Mỹ. Sự dị
biệt đĩ tồn tại ngay trong bản thân các chính thể; và để bảo vệ chính thể của chúng ta,
một chính thể đã hồn thành bởi sự hy sinh biết bao xương máu và tiền tài, và trưởng
thành nhờ sự khơn ngoan của những cơng dân với tinh thần khai sáng, và dưới chính
thể này chúng ta đã được hưởng thụ nền hạnh phúc chưa từng cĩ từ xưa đến nay, tồn
thể dân tộc sẽ quyết thề nguyện để tận lực bảo vệ chính thể đĩ. Do đĩ, chúng ta phải cĩ
bổn phận tuyên bố, và cũng vì những mối dây liên lạc thân thiện giữa chúng ta và các
cường quốc [châu Âu], rằng chúng ta phải coi bất cứ mưu toan nào của các cường
quốc đĩ bành trướng hệ thống của họ sang bất cứ khu vực nào của bán cầu này là cĩ
tính cách nguy hiểm tới nền hịa bình và sự an tồn của chúng ta”. Mặt khác, Thơng
điệp cũng bày tỏ thái độ của Mỹ đối với các tân quốc gia ở Mỹ Latinh: “ðối với các
thuộc địa và các lãnh thổ phụ thuộc của bất kì cường quốc châu Âu nào, chúng ta
khơng can thiệp và sau này sẽ khơng can thiệp. Song đối với các chính phủ đã tuyên bố
độc lập đã được chúng ta thừa nhận sau khi suy xét kĩ lưỡng và căn cứ trên các nguyên
tắc cơng bằng, thì chúng ta khơng thể nào quan niệm đối với một sự can thiệp nào của
bất cứ cường quốc châu Âu nào với dụng ý áp bức những chính phủ đĩ, hay kiểm sốt
số phận của các chính phủ đĩ, hay nĩi cách khác là hành động can thiệp đĩ biểu lộ thái
118
độ khơng thân thiện đối với Hợp Chúng quốc Mỹ” [11, trang 212-213].
Cịn với nguyên tắc hệ thống châu Mỹ, J. Monroe căn cứ vào hệ thống chính trị
của châu Âu và châu Mỹ, để lý giải tại sao nước Mỹ cần phải đặt ra nguyên tắc này.
Thơng điệp nêu rõ: “Chính sách của chúng ta đối với châu Âu trong bao lâu nay làm
chuyển động một phần tư quả địa cầu, tuy vậy vẫn như cũ, nghĩa là khơng can thiệp vào
các vấn đề nội bộ của bất cứ một cường quốc châu Âu nào, cơng nhận chính phủ thực
sự trên thực tế là chính phủ hợp pháp đối với chúng ta, trau dồi liên lạc thân thiện với
chính phủ đĩ và duy trì sự liên lạc đĩ bằng một chính sách thẳng thừng, cương quyết,
đúng đắn, cơng nhận trong mọi trường hợp những điều địi hỏi chính đáng của của tất
cả các cường quốc. Song đối với các lục địa này hồn tồn khác hẳn một cách rõ rệt.
Các cường quốc châu Âu khơng thể bành trướng hệ thống chính trị của họ sang bất kì
khu vực nào thuộc cả hai lục địa mà khơng gây nguy hiểm cho hịa bình và hạnh phúc
chúng ta và khơng ai cĩ thể tin được rằng nhân dân Nam Mỹ, nếu họ được tự do chọn
lựa, lại tự ý chấp thuận hệ thống chính trị của các cường quốc châu Âu. Như vậy, khơng
thể nào chúng ta cĩ một thái độ thờ ơ đối với một sự can thiệp như vậy dù dưới bất cứ
hình thức nào Chính sách thực sự của Hợp Chúng quốc Mỹ hiện nay là bất can thiệp,
hy vọng rằng các cường quốc khác cũng noi theo chính sách đĩ” [11, trang 213].
Ba nguyên tắc trên trở thành nền tảng cơ bản của chính sách của Mỹ đối với
Trung và Nam Mỹ mà về sau gọi là Học thuyết Monroe (Monroe Doctrine).
Với sự ra đời học thuyết Monroe, chính quyền Mỹ, một mặt khẳng định rằng lục
địa châu Mỹ, trước hết là Mỹ latinh, đã bị “đĩng cửa” đối với những tham vọng thực
dân của các cường quốc châu Âu; mặt khác, địi hỏi các quốc gia này phải tơn trọng
nguyên trạng hiện thời của Mỹ Latinh. ðiều này khơng chỉ giúp Mỹ được đảm bảo về
mặt an ninh ở Tây bán cầu mà cịn cĩ tác dụng giúp Mỹ bành trướng đối với khu vực
này khi cĩ điều kiện 4. ðây được xem là mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa thực dân
kiểu mới của Mỹ. Mục đích sâu xa hơn, Mỹ cĩ tham vọng muốn biến Mỹ latinh thành
“ao nhà” của mình. Nĩi khác đi, Nhà Trắng muốn Mĩ đĩng vai trị “cảnh sát ở Tây bán
cầu” [9, trang 91].
Vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, giới cầm quyền Mỹ vận dụng học thuyết
Monroe như là cơng cụ để mở rộng ảnh hưởng ở Mỹ Latinh và vươn ra các khu vực
4 Ngay sau khi học thuyết Monroe ra đời, chính quyền Mỹ đã nhanh chĩng hiện thực hĩa nĩ. Hai năm sau,
tức năm 1825, Mỹ cho quân chiếm đảo Puecto Rico là thuộc địa của Tây Ban Nha. Cùng năm đĩ, Mỹ gây
sức ép với Colombia, buộc nước này phải cho Mỹ quyền tự do thơng thương qua eo đất Panama. ðến
năm 1846, theo hiệp ước ký với Colombia, Mỹ đã chiếm được nhiều quyền ưu tiên về thương mại, quyền
tự do vận chuyển qua eo đất Panama và được quyền xây dựng đường xe lửa qua Panama. Năm 1845, Mỹ
lại kiếm cớ dùng vũ lực tiến đánh nước láng giềng phía Nam là Mexico, sáp nhập hơn một nửa lãnh thổ
của Mexico vào Mỹ . Tháng 2-1854, nhân việc tàu khách của Mỹ bị giữ ở hải cảng La Habana. Lợi dụng
sự kiện này, chính phủ Mỹ đe doạ dùng vũ lực đối với Tây Ban Nha để buộc nước này nhượng Cuba cho
Mỹ
119
khác trên thế giới. ðiển hình nhất là trước việc các cường quốc châu Âu xâm nhập
mạnh mẽ vào Trung Quốc và lo sợ “mất phần” ở thị trường này, tháng 9-1899, ngoại
trưởng Mỹ – John Hay đưa ra chính sách “mở cửa” Trung Quốc nhằm giành lấy quyền
lợi tại đây 5. ðúng như một nhà sử học Mỹ, Bemiss viết: “Tổng thống Monroe và Bộ
trưởng ngoại giao Adams đã xây dựng cho chính sách ngoại giao của Mỹ một chuẩn tắc
mà cả thế giới đều thấy và bám rễ vững chắc vào ý thức dân tộc, làm cho các Tổng
thống sau này khơng ai dám lật đổ nĩ” [6, trang73].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Howard Cincotta, Khái quát về lịch sử nước Mỹ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000.
[2]. Jerald A. Combs, Arthur G. Combs, The History of American Foreign Policy, The
McGraw-Hill Companies Inc, 1986.
[3]. Henry Steele Commager, Documents of American History, Appleton Century Crofts,
New York, 1968.
[4]. Alexander DeConde, A History of American Foreign Policy, Vol. 1 (Growth to World
Power 1700 – 1914), Charles Scribner’s Son, New York, 1978.
[5]. Richard Hofstadter, William Miller, Daniel Aaron, The American Republic to 1865, Vol
1, Prentice-Hall Inc, Englewood Cliffs, New Jersey, 1959.
[6]. Lý Thắng Khải, Nội tình 200 năm Nhà trắng, Nxb. Văn hĩa Thơng tin, Hà Nội, 2004.
[7]. Lloyd Mecham, A Survey of United States – Latin American Relations, Houghton
Mifflin Company, Boston, 1959.
[8]. Richard B. Morris, Những tài liệu căn bản về lịch sử Hoa Kỳ, Việt Nam khảo dịch xã,
Sài Gịn, 1967.
[9]. Vũ Dương Ninh, Phan Văn Ban, Nguyễn Văn Tận, Trần Thị Vinh, Lịch sử quan hệ
quốc tế, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2005.
[10]. Office of International Information Programs, An Outline of American History, United
States Department of State, 1994.
[11]. Arthur M. Schlesinger, The State of the Union Messages of the Presidents 1790 – 1966,
Vol. 1, Chelsea House – Robert Hector Publishers, New York, 1966.
5 Nội dung chính sách “mở cửa” của Mỹ đối với Trung Quốc: 1. Hàng hĩa của các nước phải theo chế độ
thuế quan của Trung Quốc và do chính phủ Trung Quốc thu thuế; 2. Khơng can thiệp vào lợi ích của các
nước đã giành được ở Trung Quốc, phải tơn trọng những điều ước đã kí kết; 3. Trong mỗi khu vực ảnh
hưởng của từng đế quốc, khơng được thu thuế cao đối với tàu bè và hàng hố của các nước khác.
120
IMPACT OF THE INTERNATIONAL ASPECTS UPON CREATION
OF MONROE DOCTRINE (1823)
Le Thanh Nam
College of Pedagogy, Hue University
SUMMARY
Based on new materials, this article presents international aspects which resulted in the
creation of Monroe Doctrine (1823). That was, in Latin American, the victory of national
liberation movement which resuted in many independent countries coming into existence in the
beginning of the19th century. After this event, the Latin American countries had to face
infiltrated risks from Europe powers, such as England, France and Spain. Besides, Tsar also
had the ambition to expand territory in American continent.
That situation directly threatened the security of the United States of America,
simultaneously hindered its ambition to wrest economic interests in Latin American regions. In
that international context, on December 2nd 1823, in The State of the Union Message, the United
States president, James Monroe, proclaimed the White House’s foreign policy toward Latin
American region, including 3 principles: non-colonized principle, non-interfered principle and
American system principle. These three principles contributed to the emergence of Monroe
Doctrine which has left profound hallmark in the United States history.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 66_11_3894_9897_2117882.pdf