Tài liệu Tác động của việc sử dụng 2 dòng đực giống duroc có tỷ lệ mỡ giắt và khối lượng giết thịt khác nhau đến tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn lai thương phẩm giống ngoại: 2 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG 2 DÒNG ĐỰC GIỐNG DUROC
CÓ TỶ LỆ MỠ GIẮT VÀ KHỐI LƯỢNG GIẾT THỊT KHÁC NHAU
ĐẾN TỶ LỆ MỠ GIẮT TRONG THĂN THỊT LỢN LAI
THƯƠNG PHẨM GIỐNG NGOẠI
Lê Phạm Đại1*, Lê Thanh Hải, Lã Văn Kính và Nguyễn Hữu Tỉnh1
Ngày nhận bài báo: 15/11/2014 - Ngày nhận bài phản biện: 25/11/2014
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 29/11/2014
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm cải thiện tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn lai thương phẩm giống ngoại bằng
giải pháp lai giống. Tổng số 120 lợn lai thương phẩm được tạo thành từ phối giống bằng 2 dòng đực
Duroc khác nhau: Duroc bình thường và Duroc được chọn lọc theo hướng mỡ giắt trên nền nái
F1(Landrace x Yorkshire) tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi lợn Bình Thắng và Đồng
Nai. Kết quả cho thấy tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn thương phẩm từ dòng Duroc được chọn lọc theo
hướng mỡ giắt cao hơn so với từ dòng Duroc thường ở mọi thời điểm khối lượng khác ...
7 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của việc sử dụng 2 dòng đực giống duroc có tỷ lệ mỡ giắt và khối lượng giết thịt khác nhau đến tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn lai thương phẩm giống ngoại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG 2 DÒNG ĐỰC GIỐNG DUROC
CÓ TỶ LỆ MỠ GIẮT VÀ KHỐI LƯỢNG GIẾT THỊT KHÁC NHAU
ĐẾN TỶ LỆ MỠ GIẮT TRONG THĂN THỊT LỢN LAI
THƯƠNG PHẨM GIỐNG NGOẠI
Lê Phạm Đại1*, Lê Thanh Hải, Lã Văn Kính và Nguyễn Hữu Tỉnh1
Ngày nhận bài báo: 15/11/2014 - Ngày nhận bài phản biện: 25/11/2014
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 29/11/2014
TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm cải thiện tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn lai thương phẩm giống ngoại bằng
giải pháp lai giống. Tổng số 120 lợn lai thương phẩm được tạo thành từ phối giống bằng 2 dòng đực
Duroc khác nhau: Duroc bình thường và Duroc được chọn lọc theo hướng mỡ giắt trên nền nái
F1(Landrace x Yorkshire) tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi lợn Bình Thắng và Đồng
Nai. Kết quả cho thấy tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn thương phẩm từ dòng Duroc được chọn lọc theo
hướng mỡ giắt cao hơn so với từ dòng Duroc thường ở mọi thời điểm khối lượng khác nhau 75kg,
100kg và 125kg là 2,73%, 2,92% và 3,06% so với 2,43%, 2,66% và 2,78%, tương ứng. Đồng thời, qua thí
nghiệm này cho thấy, lợn thịt từ giai đoạn 100kg đến 125kg ở cả 2 nhóm lai tỷ lệ mỡ giắt tăng lên không
đáng kể với 0,12% - 0,14%, nhưng tỷ lệ thịt nạc ước tính trong thịt xẻ lại giảm xuống 1,0-1,3%.
Từ khóa: Mỡ giắt, Duroc, lợn thương phẩm, tỷ lệ thịt nạc.
ABSTRACT
Intramuscular fat improved by the solution of using different Duroc Boar lines and
slaughter weights of Duroc (Landrace x Yorkshire) commercial pigs
Le Pham Dai, Le Thanh Hai, La Van Kinh and Nguyen Huu Tinh
The experiment studied intramuscular fat improved by hybridization solution on 120 commercial
crossbred pigs created from 2 different Duroc lines: normal Du line and Du intramuscular fat improved
line with F1(Landrace x Yorkshire) sows at the Binh Thang Animal Research and Development Center
and Dong Nai province. The results show the intramuscular fat content in the loin of pork from
intramuscular fat improved Duroc line higher than that from normal Duroc line at all times usually 75
kg, 100kg and 125kg are 2.73%, 2.92% and 3.06% compared with 2.43%, 2.66% and 2.78%, respectively.
At the same time, through this experiment, pigs from the period 100 to 125kg in both groups of
commercial hybrid have intramuscular fat increased slightly from 0.12% to 0.14%, but the estimated
percentage of lean meat in the carcass decreased from 1.0 to 1.3%.
Keywords: intramuscular fat, Duroc, commercial pigs and lean meat percentage.
1 Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ, Viện Chăn nuôi.
* Tác giả để liên hệ: ThS. Lê Phạm Đại, TTNC và PT Chăn nuôi Heo Bình Thắng, Phân viện Chăn nuôi Nam
Bộ, Viện Chăn nuôi. Địa chỉ: KP. Hiệp Thắng, P. Bình Thắng, TX. Dĩ An, Bình Dương; Điện thoại: 0985 795765;
Email: lephamdai@yahoo.com.vn/dai.lepham@iasvn.vn
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI
KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều thập niên qua, chương trình
giống lợn của thế giới đã tập trung chọn tạo
giống theo hướng tăng tỷ lệ thịt nạc và tỷ lệ
thịt xẻ; giảm dày mỡ lưng đã kéo theo tỷ lệ
mỡ giắt trong thăn thịt giảm xuống và hậu
quả đã làm cho thịt trở nên khô cứng hơn,
giảm mức độ thơm và ngon miệng (Cameron,
1999; Doyle, 2007). Với xu hướng tiêu dùng
ngày càng thay đổi, chất lượng thịt đã trở
thành một trọng tâm chính cho chăn nuôi lợn
(Newcom và ctv, 2004). Trong đó, tỷ lệ mỡ
giắt đóng vai trò rất quan trọng trong việc
đánh giá chất lượng thịt và tính ngon miệng.
Tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn phụ thuộc
rất nhiều vào yếu tố giống tạo nên các tổ hợp
lợn lai thương phẩm. Chính vì vậy, lựa chọn
chiến lược lai giống là con đường nhanh và rẻ
tiền nhất để làm tăng chất lượng thịt lợn
(Bennet, 1983 trích dẫn bởi Jiang, 2012).
Ở Bắc Mỹ, giống lợn Duroc được đánh
giá là tăng trưởng nhanh và có tỷ lệ mỡ giắt
trong thăn thịt cao nhất, đồng thời độ mềm
của thịt và tính ngon miệng cao hơn các giống
lợn khác (Ellis, 1998). Nghiên cứu này cho
thấy Duroc thuần có tỷ lệ mỡ giắt cao nhất,
đạt tới 4,29%, tiếp đến là Berkshire, Poland
China và Hampshire lần lượt là 3,24; 3,22 và
3,13%. Ngoài ra, giống lợn khoang Spot của
Mỹ cũng có tỷ lệ mỡ giắt khá cao, đó là 3,09%.
Trong khi đó, hai giống lợn ngoại phổ biến
nhất ở nước ta là Landrace và Yorkshire có tỷ
lệ mỡ giắt thấp nhất, đó là 2,49% và 2,48%.
Ảnh hưởng của các nhóm giống lợn
thuần đến hàm lượng mỡ giắt trong thịt
cũng đã được Goodwin (2004) nghiên cứu so
sánh và đưa ra kết luận: giống lợn Duroc có
tỷ lệ mỡ giắt cao nhất (3,07%), tiếp đến là
giống Berkshire (2,51%), giống Chester
White (2,39%), giống Spot (2,37%), giống
Poland China (2,18%) và giống Hampshire
(2,09%). Theo kết quả nghiên cứu của
D'Souza (2003) lợn lai có tỷ lệ gen Duroc cao
có hàm lượng mỡ giắt trong thăn thịt cao
hơn và chất lượng thịt tốt hơn so với lợn lai
có tỷ lệ gen Duroc thấp. Schwab (2009) tiến
hành chọn lọc trên 2 dòng lợn Duroc: dòng
thường (đối chứng) và dòng chọn lọc chuyên
biệt (theo hướng mỡ giắt) cho thấy khi chọn
lọc theo hướng tăng hàm lượng mỡ giắt, kéo
theo giảm đáng kể EBV diện tích thịt thăn (-
0,90 cm2 mỗi thế hệ) và gia tăng EBV dày mỡ
lưng (0,98 mm mỗi thế hệ).
Trong mục sản xuất thịt lợn vì sự ngon
miệng, Pork Science (2014) cho rằng tầm
quan trọng để làm cho hương vị thơm ngon
đậm đà hơn trong thịt lợn là mỡ giắt. Điều
này muốn đạt được phải bắt đầu từ chương
trình lai giống. Để tăng tỷ lệ mỡ giắt họ sử
dụng công tác lai tạo mà chủ yếu dùng nái
Landrace thuần chủng lai với đực giống
Duroc đỏ sau đó có thể lai ngược với lợn Đại
bạch hoặc Duroc đỏ một lần nữa để tạo đàn
lợn thương phẩm có tỷ lệ mỡ giắt trong thăn
thịt đạt cao hơn, khoảng 4,5% và xa hơn nữa
có thể sẽ đạt tới 7,5% vào cuối năm 2014.
Ngoài ra, khối lượng giết thịt cũng được
khẳng định là yếu tố làm thay đổi tỷ lệ mỡ
giắt ở thăn thịt lợn.
Ở Việt Nam, Trung Tâm Nghiên cứu và
Phát triển Chăn nuôi heo Bình thắng - Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam
trước đây, nay là Phân Viện Chăn nuôi
Nam Bộ - Viện Chăn nuôi là đơn vị đi đầu
trong nghiên cứu nâng cao tỷ lệ mỡ giắt
trong thăn thịt lợn bằng cách sử dụng đực
giống Duroc. Để nâng cao tỷ lệ mỡ giắt
trong lợn thịt thương phẩm chúng tôi tiến
hành thí nghiệm, dùng đực Duroc có mỡ
giắt cao lai với nái lai F1(Landrace x
Yorkshire) như một giải pháp về giống để
đáp ứng nhu cầu thịt thăn có tỷ lệ mỡ giắt
của cộng đồng hiện nay.
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian
nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- 2 dòng đực Duroc: Dòng đực bình
thường (D) và dòng được chọn lọc theo
hướng mỡ giắt (Dmg);
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI
4 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015
- Lợn nái lai F1(Landrace x Yorkshire);
- Lợn lai thương phẩm Du(LY) được giết
thịt ở 75; 100 và 125kg.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi heo
Bình Thắng và các trang trại chăn nuôi
thương phẩm ở một số địa phương tỉnh
Đồng Nai.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện từ năm
2012 đến năm 2014.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Tổng cộng 120 lợn hậu bị lai thương
phẩm, trong đó: 50% là đực thiến và 50% là
lợn cái, là sản phẩm lai giữa nái F1(Landrace
x Yorkshire) và 2 dòng đực Duroc khác nhau
(Dòng đực bình thường và dòng được chọn
lọc theo hướng mỡ giắt). Cụ thể: 60 con
Duroc x F1(Landrace x Yorkshire) được kí
hiệu là DLY và 60 con Duroc dòng chọn lọc x
F1(Landrace x Yorkshire) được kí hiệu là
DmgLY đưa vào nuôi thí nghiệm có khối
lượng bắt đầu khoảng 70 kg. Lợn được nuôi
thích ứng 7 ngày và được theo dõi thí
nghiệm theo 2 giai đoạn: từ 75kg đến 100kg
và từ 101kg đến 125kg.
Lợn thí nghiệm được nuôi trong chuồng
kín được làm mát bằng hệ thống pad cooling
và cho ăn tự do với khẩu phần của giai đoạn
kết thúc.
Số đo các tính trạng mỡ giắt trong thăn
thịt, dày mỡ lưng, dày thăn thịt, diện tích cơ
thăn sử dụng phương pháp siêu âm hình
ảnh bằng máy Aloka SSD 500v và được sử lý
bằng phần mềm Biosoft của công ty
Biotronics.In., Đo mỡ giắt được tiến hành ở 3
thời điểm: 75kg, 100 kg và 125 kg (tương
ứng 135, 165 và 195 ngày tuổi). Ước tính tỷ lệ
nạc bằng phương pháp của Kyriazakis Y% =
59 - 0.9 P2 (mm) +0.2 P2 ribeye depth (mm).
2.2.2. Phương pháp xử lý thống kê
Sử dụng phần mềm SAS phiên bản 9.3.1
cho Windows để phân tích thống kê nhằm
xác định sự khác biệt trên các chỉ tiêu chất
lượng thịt xẻ như tỷ lệ mỡ giắt trong thăn,
dày thăn thịt, dày mỡ lưng và diện tích cơ
thăn. Trắc nghiệm Duncan cũng được áp
dụng để so sánh các giá trị trung bình của
hai nhóm lợn thương phẩm phối giống từ 2
dòng Duroc khác nhau.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phẩm chất thịt xẻ và tỷ lệ mỡ giắt của các
nhóm lợn tại thời điểm khối lượng 75 kg
Nhiều nghiên cứu khẳng định rằng, tỷ lệ
mỡ giắt trong thăn thịt lợn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó giống được xác định
là quan trọng nhất. Một trong những giải
pháp về giống để nâng cao tỷ lệ mỡ giắt
trong thăn thịt nhanh, ít tốn kém và hiểu quả
nhất là dùng dòng đực đã chọn lọc theo
hướng mỡ giắt lai với đàn nái F1(Landrace x
Yorkshire) hay F1(Yorkshire x Landrace).
Những kết quả của giải pháp này được trình
bày tại các Bảng 3.1, Bảng 3.2 và Bảng 3.3.
Bảng 3.1. Phẩm chất thân thịt và tỷ lệ mỡ giắt tại thời điểm khối lượng đạt 75 kg
n P135 IMF BF DayTHAN STHAN
DLY 60 74,9a±1,8 2,43 b ±0,62 8,9b±1,5 42,5 a±4,8 29,6 a±3,8
DmgLY 60 74,6 a±2,5 2,73 a±0,60 9,5a±1,1 42,9 a±3,6 29,0 a±3,5
Ghi chú: Các giá trị trung bình có các chữ khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa (P<0,05).
P135: Khối lượng lợn lúc 135 ngày tuổi tính bằng kg; IMF: Tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt tính bằng %; BF:
Dày mỡ lưng vị trí xương sườn 10 tính bằng mm; DayTHAN: Dày thăn thịt tính bằng mm; STHAN: Diện
tích thăn thịt tính bằng cm2.
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI
KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 5
Ở bảng 3.1 cho ta thấy lợn lai thương
phẩm giống ngoại tại thời điểm khối lượng
đạt 75kg của 2 tổ hợp lai là khác nhau: tỷ lệ
mỡ giắt của lợn lai thương phẩm sinh ra từ
đực đã được chọn lọc hướng mỡ giắt
(DmgLY) cao hơn dòng D thường (DLY), đó
là là 2,73% so với 2,43%. Không có sự khác
biệt về tính trạng dày cơ thăn và diện tích cơ
thăn (42,9mm và 29,0cm2 so với 42,5mm và
29,6cm2), nhưng tính trạng dày mỡ lưng ở tổ
hợp lai DmgLY cao hơn so với tổ hợp lai
DLY (9,5mm và 8,9mm). Sự sai khác này có ý
nghĩa thống kê (P<0,05).
Theo Warriss (1990) giống và nhóm
giống mỡ hơn có xu hướng có tỷ lệ mỡ giắt
trong thăn thịt cao hơn. Tuy nhiên, mối
tương quan giữa mỡ và mỡ giắt trong thăn
là chưa rõ ràng vì tùy thuộc vào yếu tố
giống. Tác giả cho rằng, nếu người ta muốn
chọn lọc hay dùng giải pháp giống để tăng
tỷ lệ mỡ giắt vì mục đích ngon miệng, thì
điều này có thể đạt được mà không làm tăng
mỡ trên thịt xẻ.
3.2. Phẩm chất thịt xẻ và tỷ lệ mỡ giắt
trong thăn thịt tại thời điểm khối lượng
lợn 100 kg
Kết quả trình bày tại bảng 3.2 cho thấy
thời điểm lợn đạt 100kg, tỷ lệ mỡ giắt của
lợn thương phẩm DmgLY cao hơn DLY:
2,92% so với 2,66%. Như vậy, ngoài kiểu
gen, yếu tố tuổi cũng có ảnh hửởng đến tỷ lệ
mỡ giắt trong giai đoạn này. Cũng như ở
thời điểm lợn đạt khối lượng 75kg, không có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính
trạng dày thăn và diện tích cơ thăn (54,9mm
và 36,2cm2 so với 56,1mm và 37,2cm2 ) mặc
dù ở nhóm DmgLY có các chỉ số thấp hơn.
Tương tự như khi khối lượng đạt 75kg,
DmgLY có dày mỡ lưng cao hơn so với
nhóm DLY (14,3mm so với 13,2mm).
Bảng 3.2. Phẩm chất thân thịt và tỷ lệ mỡ giắt tại thời điểm khối lượng đạt 100 kg
n P165 IMF BF Day THAN STHAN Nac
DLY 60 101,3a±6,0 2,66b±0,68 13,2b±1,9 56,1a±4,5 37,2a±3,3 58,4a±1,9
DmgLY 60 100,1a±5,4 2,92a±0,58 14,3a±1,6 54,9a±4,0 36,2a±3,3 57,2b±1,7
Ghi chú: Các giá trị trung bình có các chữ khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa (P<0,05).
Trong những năm 90 thế kỉ trước, ở Mỹ
người ta cũng đã dùng các dòng đực cuối
cùng khác nhau phối với nái lai F1 nhằm
tăng tỷ lệ mỡ giắt trong thịt lợn. Theo
Goodwin (2004), khi dùng đực Duroc,
Berkshire và Hampshire để sản xuất lợn thịt
thương phẩm, lợn lai từ đực Duroc dòng
chọn lọc có tỷ lệ mỡ giắt cao hơn là 3,79% so
với 3,11% và 2,89% khi dùng đực Berkshire
và Hampshire. Trong đàn lợn thương phẩm
của Việt Nam, lợn lai thương phẩm tạo
thành từ phối giống với đực Duroc thuần
bình thường chỉ có tỷ lệ mỡ giắt trong thăn
thịt là 2,68%, trong lúc đó lợn lai từ các tổ
hợp lai khác có tỷ lệ mỡ giắt thấp hơn, dao
động từ 2,10 và 2,51% (Lê Phạm Đại, 2013).
3.3. Phẩm chất thịt xẻ và tỷ lệ mỡ giắt
trong thăn thịt tại thời điểm khối lượng
lợn 125 kg
Phẩm chất thịt xẻ và tỷ lệ mỡ giắt thời
điểm khối lượng lợn lai thương phẩm đạt
125kg được thể hiện tại Bảng 3.3.
Bảng 3.3. Phẩm chất thân thịt và tỷ lệ mỡ giắt tại thời điểm khối lượng đạt 125 kg
n P195 IMF BF Day THAN STHAN Nac
DLY 60 125,6a±4,6 2,78b±0,56 15,5b±1,9 59,7a±4,4 41,5a±4,7 57,1a±2,1
DmgLY 60 124,6a±3,7 3,06a±0,55 16,7a±1,7 60,0a±5,0 41,0a±3,9 56,2b±1,9
Ghi chú: Các giá trị trung bình có các chữ khác nhau trên cùng một cột là khác biệt có ý nghĩa (P<0,05).
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI
6 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy tại
thời điểm lợn thương phẩm đạt 125kg, tỷ lệ
mỡ giắt của lợn thương phẩm DmgLY cao
hơn DLY, tương ứng là 3,06% so với 2,78%.
Tuy nhiên, dày mỡ lưng ở nhóm DmgLY
cũng cao hơn so với nhóm DLY. Chính vì
vậy, tỷ lệ nạc ước tính của nhóm DmgLT
cũng thấp hơn 0,9% so với nhóm DLY.
Ở thí nghiệm này của chúng tôi, chưa
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tính
trạng dày thăn và diện tích cơ thăn khi khối
lượng lợn đạt 125kg (60,0mm và 41,0cm2 so
với 59,7mm và 41,5cm2). Theo Ellis (1998),
tổng hợp từ nhiều nguồn của Mỹ cho thấy tổ
hợp lai thương phẩm phối với đực Duroc
dòng mỡ và Duroc dòng nạc (SPF Duroc)
cũng có những kết quả khác nhau. Dòng mỡ
cho tỷ lệ mỡ giắt cao hơn là 3,03% so với
dòng nạc chỉ 2,71%. Đồng thời diện tích cơ
thăn của dòng nạc cũng không khác hơn
nhiều so với dòng mỡ bao nhiêu (41 cm2 so
với 39,6 cm2). Cũng với mục đích nghiên cứu
cải thiện chất lượng thịt trên tổ hợp lai
Duroc thường với Landrace x Yorkshire,
Candek-Potokar (1998) đã thí nghiệm cho ăn
tự do và kết thúc ở thời điểm 100kg và
130kg. Thời điểm 100kg, khối lượng lợn đạt
trung bình là100,6kg với tỷ lệ mỡ giắt đạt
2,27%, dày mỡ lưng 27,3mm, diện tích cơ
thăn 34,7 cm2; trong lúc đó ở thời điểm
130kg, khối lượng lợn đạt trung bình là
131,4kg với tỷ lệ mỡ giắt đạt 2,93% dày mỡ
lưng 34,2mm, diện tích cơ thăn 44,1 cm2. Tuy
thí nghiệm này áp dụng trên các dòng lợn và
điều kiện của châu Âu nên tăng trưởng
nhanh hơn, nhưng kết quả nghiên cứu này
tương đồng với kết quả của chúng tôi.
Qua phân tích công thức lai có nguồn
gen Duroc, Eugenia (2007) cho thấy tỷ lệ mỡ
giắt của lợn thịt DLY trên 100kg là 4,79% so
với đực cuối cùng có gen Duroc DhLY là
3,25%. Thế nhưng, dày mỡ lưng và tỷ lệ thịt
nạc của nhóm DLY lại thấp hơn nhóm
DhLY là 21,5 mm và 51,0% so với 23mm và
55%, tương ứng. Điều này chứng tỏ rằng,
với yếu tố giống và điều kiện nuôi dưỡng
khác nhau thì không thể khẳng định tỷ lệ
thịt nạc phụ thuộc nhiều vào tính trạng mỡ
lưng, nhưng phần lớn các nghiện cứu hiện
nay khẳng định rằng tỷ lệ mỡ giắt cao thì tỷ
lệ nạc thấp xuống.
Qua bảng 3.2 và 3.3 chúng ta cần phải
lưu ý rằng giai đoạn từ 100kg đến 125kg ở cả
2 nhóm lợn lai tỷ lệ mỡ giắt tăng lên không
đáng kể (0,14%). Trong khi đó, tỷ lệ nạc ước
tính trong thịt xẻ ở cả 2 nhóm lại giảm xuống
1,0-1,3%, do mỡ lưng dày thêm lên 2,3-
2,4mm. Điều này cũng phù hợp với nghiên
cứu của Beattiea (1999) khi thí nghiệm trên
các công thức lai cho thấy khi khối lượng
tăng lên tỷ lệ nạc trong thịt xẻ giảm xuống
còn tỷ lệ mỡ giắt thay đổi không đáng kể
trên các tổ hợp lai mà ông nghiên cứu.
4. KẾT LUẬN
Tỷ lệ mỡ giắt trong thăn thịt lợn lai
thương phẩm giống ngoại sinh ra từ dòng
Duroc được chọn lọc theo hướng mỡ giắt cao
hơn từ dòng Duroc thường ở mọi thời điểm
75kg, 100kg và 125kg là 2,73%, 2,92% và 3,06%
so với 2,43%, 2,66% và 2,78%, tương ứng.
Từ giai đoạn từ 100kg đến 125kg ở cả 2
nhóm lợn lai thương phẩm tỷ lệ mỡ giắt
trong thăn thịt lợn tăng lên không đáng kể
với 0,12%-0,14%, nhưng tỷ lệ thịt nạc ước
tính trong thịt xẻ lại giảm xuống 1,0-1,3%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Beattiea, V.E., Weatherupa N., Mossb B.W. and
Walkera N. (1999), The effect of increasing
carcass weight of finishing boars and gilts on
joint composition and meat quality. Meat
Science. 52(2): 205-211.
2. Cameron N.D., Nute G.R., Brown S.N., Enser
M. and Wood J.D. (1999), Meat quality of
Yorkshire pig genotypes selected for
components of efficient lean growth rate, J.
Anim. Sci., 68: 115-127.
3. Candek-Potokar M., Zlender B., Lefaucheur L
and Bonneau M., (1998). Effect of age and/or
weight at slaughter on longissimus dorsi muscle:
Biochemical traits and sensory quality in pigs.
Meat Science, 48(3-4): 287-300.
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI
KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015 7
4. Doyle E.W. (2007), Use of Real Time Ultrasound in
% IMF Prediction For Swine, Biotronics, Inc, Ames, IA
50010.
5CUltrasound.pdf
5. D'Souza D.N., Pethick D.W., Dunshea F.R.,
Pluske J.R. and Mullan B.P. (2003), Nutritional
manipulation increases intramuscular fat levels
in the Longissimus muscle of female finisher
pigs. Australian Journal of Agricultural
Research, 54(8): 745-749.
6. Ellis M., F.K. McKeith and K.D. Miller (1998),
The Effects of Genetic and Nutritional Factors on
Pork quality, In Recent Advances in Production
of High Quality Pork at 8th World Conference on
Animal Production on June 28, 1998. Review. Pp
261-269.
7. Eugenia G., Dariusz L., Andrzej B., Karol B.,
Piotr J. and Jerzy S. (2007), Investigations of
factors influencing the level of subcutaneous and
intramuscular fat in swine carcasses, Pol. J. Food.
Nutr. Sci., 57(4A): 213-218.
olsztyn.pl/fd.php?f=1032
8. Goodwin R.N. (2004), Growth, carcass and meat
quality trait performance of pure breeds, In
Proceeding of the 29th annual: National swine
improvement federation conference and
meeting, December, 9-10th, Ames, Iowa, USA.
9. Jiang Y.Z., Zhu L., Tang G.Q., Li M.Z., Jiang
A.A., Cen W.M., Xing S.H., Chen J.N., Wen
A.X., He T., Wang Q., Zhu G.X., Xie M and X.W.
Li (2012), Carcass and meat quality traits of four
commercial pig crossbreeds in China. Genetics
and Molecular Research, 11(4): 4447-4455
10. Lê Phạm Đại, Lê Thanh Hải, Lã Văn Kính và
Nguyễn Hữu Tỉnh (2013), Ảnh hưởng của nhóm
giống, giới tính và khối lượng giêt mổ đến tỷ lệ
mỡ giắt ở đàn lợn thịt tại Viêt Nam. Tạp chí
KHKT Chăn nuôi. 6: 2-12.
11. Newcom D.W., Douglas W., Schwab C. and
Baas T.J. (2004), Ultrasonic evaluation of
intramuscular fat content, In Proceeding of the
29th annual: National swine improvement
federation conference and meeting. December, 9-
10 th, 2004. Ames, Iowa, USA.
12. Pork Science (2014). Producing for Taste.
www.dingleydell.com/science.
13. Schwab C.R., Baas T.J., Stalder K.J. (2009),
Results from six generations of selection for
intramuscular fat in Duroc swine using real-time
ultrasound. II. Genetic parameters and trends. J
Anim Sci., 2010 Jan; 88(1): 69-79. Abstract.
14. Warriss P.D., Brown S.N., Franklin J.G. and
Kestin S.C. (1990), The thickness and quality of
backfat in various pig breeds and their
relationship to intramuscular fat and the setting of
joints from the carcasses. Meat Science, 28: 21-29.
030917409090017Z.
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI RỪNG, MEISHAN
VÀ NÁI LAI F1(RỪNG X MEISHAN) PHỐI GIỐNG
VỚI LỢN ĐỰC RỪNG
Đinh Thị Thu Lan1* và Đặng Vũ Bình2
Ngày nhận bài báo: 14/11/2014 - Ngày nhận bài phản biện: 25/11/2014
Ngày bài báo được chấp nhận đăng: 29/11/2014
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện tại Chi nhánh Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống con nuôi, cây
trồng Ninh Bình từ năm 2011 đến 2014 nhằm đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái Rừng, Meishan và
1 Phòng Kinh tế UBND thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
2 Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.
* Tác giả để liên hệ: Phòng Kinh tế UBND thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Điện thoại: 0974220042. Email:
pkttamdiep.cn@gmail.com
DI TRUYỀN - GIỐNG VẬT NUÔI
8 KHKT Chăn nuôi Số 2 - 2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_viet_32_9803_2134329.pdf