Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân

Tài liệu Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0191 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 55-62 This paper is available online at TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TRÊN THẾ GIỚI TỚI TÂM LÍ CỦA CƯ DÂN Trần Thị Lệ Thu Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích tình hình thiên tai trên thế giới và ảnh hưởng của từng loại thiên tai tới đời sống tâm lí của cư dân; bao gồm tác động của một số loại thiên tai thường gặp như: bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn. Mức độ tác động và ảnh hưởng tới tâm lí của cư dân phụ thuộc vào từng loại thiên tai, địa điểm, văn hóa mỗi vùng và tâm lí đặc trưng của cư dân. Từ khóa: Thiên tai, tâm lí của cư dân, bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn. 1. Mở đầu Thiên tai là hiện tượng thiên nhiên (ví dụ như lũ lụt, bão, hạn hán, giá rét, động đất, lở đất, sống thần. . . ) có thể ảnh hưởng tới môi trường, kinh tế và cuộc sống của con người ở những mức đ...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 669 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0191 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 55-62 This paper is available online at TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI TRÊN THẾ GIỚI TỚI TÂM LÍ CỦA CƯ DÂN Trần Thị Lệ Thu Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết phân tích tình hình thiên tai trên thế giới và ảnh hưởng của từng loại thiên tai tới đời sống tâm lí của cư dân; bao gồm tác động của một số loại thiên tai thường gặp như: bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn. Mức độ tác động và ảnh hưởng tới tâm lí của cư dân phụ thuộc vào từng loại thiên tai, địa điểm, văn hóa mỗi vùng và tâm lí đặc trưng của cư dân. Từ khóa: Thiên tai, tâm lí của cư dân, bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn. 1. Mở đầu Thiên tai là hiện tượng thiên nhiên (ví dụ như lũ lụt, bão, hạn hán, giá rét, động đất, lở đất, sống thần. . . ) có thể ảnh hưởng tới môi trường, kinh tế và cuộc sống của con người ở những mức độ khác nhau. Tác động của thiên tai tới cuộc sống nói chung và tâm lí nói riêng của cư dân tại những vùng có nguy cơ thiên tai cao phụ thuộc vào bản chất, thời điểm và diễn biến của từng loại thiên tai; đồng thời phụ thuộc trực tiếp vào khả năng chống đỡ, phục hồi của con người. Trong các tài liệu chuyên môn và phương triện truyền thông, thiên tai còn được gọi bằng thuật ngữ thảm họa tự nhiên (natuaral disaster). Hàng ngày trên thế giới các thảm họa tự nhiên có thể xảy ra như: động đất, bão, hạn hán, sóng thần, lốc xoáy, lũ lụt, lở đất, núi lửa phun trào,. . . ; những thảm họa này ảnh hưởng đến tâm lí của trẻ em và các gia đình trên toàn thế giới. Trong hơn 8.000 thảm họa tự nhiên xảy ra trong giai đoạn 1970 - 2005, lũ lụt là thảm họa phổ biến nhất trên phạm vị toàn thế giới (31%), ngoại trừ Châu Phi và Châu Đại Dương (Theo Chiến lược Quốc tế nhằm giảm nhẹ thiên tai – ISDR, 2006); bão và lốc xoáy cũng khá phổ biến (27%). Động đất, hạn hán, lở đất và hỏa hoạn ít hơn, với tỉ lệ lần lượt là 9%, 8%, 5%, 3%. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhìn chung, thảm họa tự nhiên ảnh hưởng tới xấp xỉ 3,5 tỉ người trên khắp các châu lục, từ năm 1991 đến năm 2005. Hỏa hoạn, động đất, sóng thần là những thảm họa gây thiệt hại về người nhiều nhất với trên 625,000 người trên khắp thế giới trong giai đoạn 1991-2005 (ISDR, 2006) [5]. Vì vậy, việc chuẩn bị cho những loại thiên tai này cần phải là một phần trong kế hoạch tổng thể để đối phó với thiên tai trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam. Việc nghiên cứu, khảo sát và phân tích thực trạng tác động của thảm họa tự nhiên đối với tâm lí cư dân để chuẩn bị ứng phó trước, trong và sau thiên tai nhằm bảo vệ sức khỏe tâm thần Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015 Liên hệ: Trần Thị Lệ Thu, e-mail: thule1509@gmail.com 55 Trần Thị Lệ Thu cho cư dân ở những vùng có nguy cơ thiên tai cao là vô cùng cần thiết. Trong 2 thập kỉ qua, toàn thế giới đã rút ra rất nhiều bài học kinh nghiệm về phòng ngừa và ứng phó với thiên tai, thảm họa; nhiều chiến dịch nghiên cứu và thực hành nâng cao sức khỏe tâm thần cho cư dân trước, trong và sau thiên tai đã được thực hiện tại các nước phát triển. Bài viết này nhằm tổng hợp, phân tích những nghiên cứu mới nhất về tác động của từng loại thiên tai tới tâm lí của cư dân - những người sống trong các vùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai/ thảm họa tự nhiên. Đối với những đợt bão lớn trên thế giới, nhiều nghiên cứu cho thấy cư dân thường phải trải nghiệm sự sợ hãi, lo lắng và thậm trí nhiều trường hợp bị rối loạn tâm lí sau trấn thương (PTSD). Khi trải nghiệm động đất mạnh, bất ngờ, cư dân có thể rơi vào tình trạng quá lo sợ, bị hạn chế khả năng ứng phó và điều chỉnh tâm lí; mất ngủ nhiều, bệnh tâm thần và rối loạn PTSD cũng xuất hiện nhiều hơn ở cư dân trong vùng thường có động đất hàng năm. Cư dân sống ở vùng có lốc xoáy, lũ lụt và sóng thần cũng trải qua những khủng hoảng tâm lí chủ yếu như đau buồn, mất mát, thông thường cảm giác đau đớn tăng lên sau thảm họa ở những người sống sót; đặc biệt đối với trẻ em sau lốc, sóng thần và lũ lụt có thể có nhiều dấu hiệu lo lắng, thu mình, sợ hãi, chấn thương hoặc bốc đồng. Đối với những cư dân trải nghiệm hỏa hoạn lớn thường nhiều người trong số họ có cảm giác kiệt quệ về cảm xúc và thể chất, đặc biệt nhiều trẻ em có thể trải qua cảm giác tội lỗi của người sồng sót, ảnh hưởng của hỏa hoạn tới tâm lí cư dân có thể trong nhiều tháng và nhiều năm sau đó. Bài viết cũng đồng thời chỉ ra nhu cầu cần được sàng lọc, phát hiện, phòng ngừa, can thiệp/ trị liệu tâm lí trước, trong và sau thiên tai của những cư dân trải nghiệm từng loại thảm họa tự nhiên như bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn. 2. Nội dung nghiên cứu Tác động của mỗi loại thiên tai/ thảm họa tới tâm lí cư dân tùy theo mức độ, địa bàn và đặc điểm tâm lí đặc trưng của cư dân mỗi vùng. Nội dung dưới đây sẽ tập trung phân tích tác động của một số loại thiên tai thường gặp tới tâm lí của cư dân nói chung; bao gồm tác động của: bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn. 2.1. Tác động của bão tới tâm lí của người dân Gió xoáy nhiệt đới ở phía Tây Thái Bình Dương gọi là “typhoon”, ở Đại Tây Dương và phía Đông Thái Bình Dương gọi là “hurricane”. Những sự cố này thường được dự báo trước nhiều ngày và nhiều tuần để người dân có thời gian chuẩn bị. Mặc dù người dân được trang bị nhận thức về những mối đe dọa tiềm tàng, song không ai có thể dám chắc về địa điểm chính xác mà cơn bão đổ bộ vào. Thực tế cho thấy chính những dự báo trước như vậy đồng thời có cả tác dụng tích cực và tiêu cực; những dự báo chi tiết sẽ giúp các gia đình thu gom đồ dự trữ, gia cố nhà cửa, chuẩn bị tâm lí/ tinh thần cho mình và người thân; nhưng dự báo này cùng với các hoạt động chuẩn bị cũng trở thành tác nhân đáng kể tạo ra sự sợ hãi và lo lắng ở cư dân (Zenere & Lazarus, 1999). Sau bão, những cư dân còn sống sót thường trải qua các phản ứng về mặt cảm xúc và thể chất rất đa dạng; ví dụ: phản ứng giật mình với âm thanh có thể thường xuyên xảy ra trong những tháng tiếp theo. Cơn bão tiếp theo có thể gây ra phản ứng hoảng sợ đến kinh hãi. Sau cơn bão Katrina ở New Orleans, 44% những gia đình được hỏi (106 trên tổng số 242) cho biết con của họ có triệu chứng về sức khỏe tâm lí, bao gồm suy kiệt, lo lắng, khó ngủ (Weisler, Barbee, Townsend, 2006). Hơn thế nữa, những người sống sót có thể trải qua cảm giác tội lỗi nếu họ an toàn sau thảm 56 Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân họa, trong khi thành viên thuộc các gia đình khác bị thương hoặc chết. Honeycutt, Nasser, Banner, Mapp và DuPont (2008) nhận thấy rằng cảm giác tội lỗi sau cơn bão Katrina, cùng với sự sợ hãi, tức giận và buồn rầu là những dấu hiệu của chấn thương tâm lí. Tương tự, một nghiên cứu sau đợt lũ lụt năm 1982 ở Nagasaki, Nhật Bản cho thấy cảm xúc suy kiệt và lo lắng có sự gia tăng 3 tháng sau đợt lũ; và 5 tháng sau đợt lụt, các nạn nhân với triệu chứng suy kiệt, chấn thương tâm lí bắt đầu đến bệnh viện điều trị (Araki, 2006). Hơn thế nữa, 1 năm sau đợt lũ, tỉ lệ tự tử gia tăng [6]. Mặc dù bão có thể chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, những người sống sót có thể phải đối diện với hậu quả của thảm họa đó hàng tháng, thậm chí hàng năm sau đó. Thiệt hại về tài sản có thể là rất lớn. Ví dụ, sau cơn bão Katrina, nhiều vùng lân cận đã bị phá hủy. Người dân phải chịu đựng cảnh mất nước và ngộ độc thức ăn; đồng thời lũ lụt sau đó tạo ra những mùi khó chịu từ nước cống, thực phẩm thối rữa, đống đổ nát, chất độc hóa học và xăng; hàng loạt nấm mốc bắt đầu xuất hiện trên tường của những căn nhà còn lại bởi lũ lụt và thiếu điện. Sau thảm họa, các gia đình nỗ lực để xây dựng lại đời sống và phải tới gặp nhiều người trong nhiều cơ quan (ví dụ: chuyên viên tính toán bảo hiểm, thợ điện). Trong một nghiên cứu về những ảnh hưởng tới trẻ em sau bão Andrew đã khảo sát những thay đổi xảy ra 3, 7 và 10 tháng sau thảm họa, kết quả cho thấy rất nhiều những trải nghiệm của các em liên quan đến triệu chứng rối loạn tâm lí sau chấn thương (PTSD - rối nhiễu sau sang chấn): (1) Dấu hiệu chấn thương trong và sau thảm họa, (2) Đặc điểm nhân khẩu học trước đây, (3) Căng thẳng gần như suốt cuộc đời, (4) Tình trạng sẵn có từ các hỗ trợ của cộng đồng và (4) Các loại chiến lược để đối phó với sự đau buồn liên quan đến thảm họa (La Greca, Silverman, Vernberg, Prinstein, 1996). Mặc dù triệu chứng PTSD giảm theo thời gian, nhưng những triệu chứng này vẫn xuất hiện sau 10 tháng kể từ ngày xảy ra thảm họa. Tương tự, một nghiên cứu khác ở Nhật Bản sau cơn bão số 23 năm 2004 cho thấy thậm chí một năm sau thảm họa, xấp xỉ 33% trong tổng số 600 người được hỏi cho biết cuộc sống của họ không quay trở lại như bình thường và 28% có nguy cơ cao xuất hiện PTSD (Fujii, Goto, Kato, 2006). Mức độ ảnh hưởng thường là rất lớn đối với những người phải rời bỏ nhà cửa hoặc không còn nơi trú ẩn khi trở về [1]. Bão có tác động khá lớn tới tâm lí của cư dân, mức đột tác động mạnh có thể để lại triệu chứng PTSD, chính vì vậy rất cần những nghiên cứu can thiệp thực chứng dành cho các cư dân trước, trong và sau bão để có thể áp dụng và ứng phó nhanh, hiệu quả trong hoạt động trợ giúp tâm lí cho cư dân vùng hay có bão. 2.2. Tác động của động đất tới tâm lí của người dân Xét về tâm lí đau buồn, động đất khác với các thảm họa tự nhiên khác vì sự kiện này không có điểm cuối rõ ràng. Ví dụ, ở Nhật Bản, nhiều trẻ em và gia đình đã trải qua các cung bậc lo lắng khác nhau do hàng trăm dư chấn, trong đó có một vài dư chấn mạnh tới 7,2 độ richte; chúng xảy ra trong nhiều tuần, ngay sau đại thảm họa động đất ở miền Đông Nhật Bản với cường độ 9,0 độ richte. Vì quá lo sợ nhà cửa có thể sụp đổ nếu trận động đất khác xảy ra nên nhiều người không thể ngủ sau trận động đất lớn đầu tiên xảy ra, họ thường thức tới tận nửa đêm. Không giống như những thảm họa tự nhiên khác, như bão hay lũ lụt, động đất thường xảy ra mà hầu như không có bất cứ sự cảnh báo nào. Thực tế này đã làm hạn chế khả năng điều chỉnh tâm lí của các nạn nhân và khả năng sẵn sàng ứng phó của họ. Một số người có thể trèo lên bề mặt cao trước và trong đợt lũ lụt hoặc làm cửa chắn trước trận bão nhưng người dân thường không được báo trước và không có cơ hội chuẩn bị để đối phó với động đất. 57 Trần Thị Lệ Thu Thêm vào đó, những người sống sót có thể phải đương đầu với ảo mộng phá hủy, tiếng nổ và những rung chuyển do dư chấn gây ra; mùi khí độc và bồ hóng, rác rưởi và khói bụi. Với những thực tế đó, bệnh tâm thần có thể xuất hiện nhiều hơn sau động đất. Ví dụ, sau trận động đất Yuunan xảy ra ở châu Á tháng 11 năm 1988, tỉ lệ bệnh tật tăng gấp đôi. Sau trận động đất năm 1999 ở Đài Loan, 95% số trẻ ở khu vực tâm chấn có dấu hiệu rối loạn tâm lí sau chấn thương (Trung tâm Quốc gia về Rối loạn tâm lí sau chấn thương, 2000). Một cuộc điều tra 6 tháng sau trận động đất ở Athens - Hy Lạp tháng 9 năm 1999 cho thấy, 78% số trẻ trải qua trận động đất cũng có những biểu hiện từ nặng tới nhẹ của PTSD (Kolaitis et al., 2003). Nhu cầu về dịch vụ khám chữa sức khỏe tâm lí có trọng tâm và chuyên sâu vì thế cũng xuất hiện (Roussos et al., 2005). Sau động đất, chương trình ứng phó với khủng hoảng được thực hiện ở các trường để giúp học sinh, sinh viên hiểu về thảm họa tự nhiên, trao đổi kinh nghiệm, mô tả và thể hiện tình cảm, từ đó cảm thấy tự tin hơn (Hatzichristou, 2008) (Chương trình tương tự cũng được thực hiện sau trận hỏa hoạn ở Peloponnese năm 2007). Sự can thiệp về giáo dục tâm lí được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của tất cả các học sinh trong lớp và được thực hiện bởi các nhà tâm lí học đường cũng như các giáo viên đã được tập huấn từ trước (Brock, Sandoval, & Lewis, 2005; Hatzichristou, 2011) [4]. Một nghiên cứu về các học sinh tiểu học sau trận động đất Niigata Chuetsu ở Nhật Bản cho thấy nhiều trẻ đã nhận được những sự hỗ trợ từ phía gia đình, cộng đồng và bạn bè (Kobayashi, 2008). Kobayashi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trẻ trở lại trường khi có thể, để cung cấp thêm những hỗ trợ cần thiết cho các em. Sau trận động đất năm 1999 ở Thổ Nhĩ Kì, chương trình phục hồi tập trung vào giáo dục tâm lí cho giáo viên được thực hiện tại các trường ở những khu vực bị ảnh hưởng. Đặc điểm của các học sinh tham gia vào Chương trình quay trở lại trường học là các em có nhiều hoạt động thú vị, chiều sâu hơn trong cuộc sống hằng ngày so với các học sinh khác (Wolmer, Laor, Dedeoglu, Siev, & Yazgan, 2005). Những lợi ích của việc trở lại trường học càng sớm càng tốt sau thảm họa bao gồm việc khôi phục cấu trúc sinh hoạt, sự hỗ trợ của bạn bè cùng trang lứa, tiếp cận với những người có chuyên môn về sức khỏe tâm lí; đồng thời tác dụng của việc lên lớp cũng là cách giúp hạn chế tác động do thảm họa gây ra với các em [3]. Có thể nhận thấy qua các nghiên cứu tới nay, nhu cầu trợ giúp tâm lí sau thảm họa động đất chủ yếu cần tập trung vào trẻ em - học sinh trong trường học. Làm sao để các em có kiến thức, kĩ năng ứng phó và đặc biệt là được chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước, trong và sau động đất; việc trợ giúp của các chuyên gia tâm lí sẽ giúp các học sinh sớm quay lại với nhịp sinh hoạt hàng ngày, kết nối bạn bè và trở lại trường học sớm hơn. 2.3. Tác động của lốc xoáy, lũ lụt và sóng thần tới tâm lí của người dân tới tâm lí của người dân Cũng giống như động đất, lốc xoáy có thể gây ra sự phá hủy lớn trong vài phút và đa số mọi người không có thời gian để chuẩn bị. Theo sau nó thường là sự hỗn loạn và sụp đổ. Những người trải qua lốc xoáy có thể phải đương đầu với những thách thức sau đó, như rất khó chịu đựng tiếng tàu hoặc máy bay phản lực. Thêm vào đó, giống như các thảm họa tự nhiên khác, con người phải trải qua một khoảng thời gian khó khăn để đương đầu với cảnh hoang tàn. Trận lốc xoáy tháng 5 năm 1999 ở Oklahoma đã phá hủy hàng nghìn ngôi nhà, giết chết 45 người, làm bị thương 597 người. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thậm chí 1 năm sau lốc xoáy, trẻ em vẫn phải chịu cả các triệu chứng bên trong và bên ngoài, như: lo lắng, nghĩ lại về sự kiện, ý nghĩ về tương lai ngắn ngủi (Evans & Oehler-Stinnett, 2006). Đồng thời sự tự tường thuật, tự hồi tưởng của trẻ và người thân/cha mẹ về nỗi sợ của chính họ và con cái do lốc xoáy cũng liên quan tới việc gia tăng đau buồn sau chấn 58 Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân thương (Lack & Sullivan, 2008). Lũ lụt là một trong các loại thiên tai phổ biến nhất. Lũ do mưa rào là loại lũ nguy hiểm nhất do không được cảnh báo trước, nó đến với tốc độ rất nhanh, giật đổ cây, phá hủy cầu, đường, và các tòa nhà. Trong trường hợp vỡ đập, nước có sức tàn phá khủng khiếp. Sau thảm họa Buffalo Creek năm 1972 với việc một chiếc đập ở phía tây Virginia bị vỡ, 224 đứa trẻ đã được đánh giá thông qua phỏng vấn, kể chuyện và các biện pháp tâm lí khác. Thống kê cho thấy, tất cả trẻ em sống sót qua trận lũ đều trải qua tâm lí đau buồn. Hai điềm báo lớn nhất về tác động tiêu cực của lũ lụt là mức độ phản ứng sau thảm họa và khả năng nhận thức về chính những phản ứng này của mỗi gia đình (Newman, 1976). Lũ lụt xảy ra ở Midwest suốt năm 1993 cho người dân và chính quyền dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị, vì họ nhận thấy mực nước sông dâng cao. Việc hàng ngày trông thấy cảnh hoang tàn, ngửi thấy mùi cống rãnh và nhìn thấy tài sản ướt đẫm nước, trải qua thời tiết lạnh, ẩm và đối phó với một lượng bùn lớn chính là những nhân tố tiềm tàng tạo cảm giác lo lắng và sợ hãi khi phải ứng phó của cư dân. Tất cả các trận lũ không rút xuống qua một đêm, cư dân thường phải chờ nhiều ngày hoặc nhiều tuần trước khi có thể dọn dẹp. Feinberg (1999) viết: “Nước lũ đôi khi chỉ rút đi sau một thời gian khá dài và sự khổ cực lớn do việc chờ đợi để thấy những gì còn sót lại sau khi căn nhà của bạn ngập chìm trong nước trong 1 tháng khiến tình trạng căng thẳng về cảm xúc trở nên nghiêm trọng hơn” [3]. Sóng thần cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng nghìn người. Ví dụ, trận sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương đã ảnh hưởng tới một số quốc gia, bao gồm Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Thái Lan, kết quả là trên 250.000 người chết và phá hủy nhiều địa phương ở ven biển. Sức tàn phá của sóng thần khiến nhiều người không thể phục hồi, điều này càng làm phức tạp thêm nỗi đau cho những người sống sót. Nghiên cứu về hậu quả tâm lí của trận sóng thần này chỉ ra rằng, một năm sau đó, trẻ em có dấu hiệu lo lắng, thu mình, sợ hãi, bốc đồng và bị chấn thương (Bhushan & Kumar, 2007). Sau trận lũ lụt năm 1998 ở Bergen, Nauy, một thanh niên khủng hoảng và thiệt mạng, cho thấy nhu cầu cần có hoạt động sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp khủng hoảng ngay sau thảm họa. Trường học bị ảnh hưởng rất nặng nề nhưng đã không có bất cứ một hành động can thiệp nào. Các học sinh tường thuật lại rằng, chúng nghĩ chúng sẽ đương đầu tốt hơn nếu có sự can thiệp, trợ giúp cụ thể từ phía nhà trường (Dyregrov, Wikander, & Vigerust, 1999). Tổng hợp những nghiên cứu trên thế giới đến nay đều chỉ rõ nhu cầu sàng lọc, phát hiện sớm và can thiệp tâm lí kịp thời cho những cư dân (và chính gia đình của họ) trải nghiệm khủng hoảng, căng thẳng tâm lí sau lốc xoáy, lũ lụt và sóng thần. 2.4. Tác động của lở đất tới tâm lí của người dân Lở đất không phải lúc nào cũng dự báo trước được. Sạt lở bất ngờ của đất, đá và đống đổ nát ở những vùng dốc có thể là kết quả gây ra bởi yếu tố tự nhiên như mưa quá nhiều, xói mòn, nước trong đất hoặc động đất, hoặc trong một vài trường hợp có thể do yếu tố con người như việc san ủi đất hay khai thác đất. Lở đất xảy ra trên khắp thế giới, các khu vực có mưa lớn hoặc độ dốc lớn có nguy cơ càng cao. 72 giờ đầu tiên là khoảng thời gian rất căng thẳng về tâm lí đối với cư dân, đặc biệt là trẻ em và các gia đình vì nỗ lực giải cứu để xác định đúng vị trí người sống sót trong đống đổ nát. Trong suốt tháng 6 năm 2007, trận mưa lớn kéo dài trong suốt mùa mưa ở Chittagong, 59 Trần Thị Lệ Thu Bangladesh (thành phố có 5 triệu dân), gây ra lở đất, nhấn chìm nhiều nhà cửa ở khu vực đồi núi của thành phố, khiến trên 1/3 thành phố ngập trong bùn hoặc nước. Bất chấp những cảnh báo từ trước đó của các chuyên gia về sự gia tăng khả năng sạt lở đất, hành động phá đồi bất hợp pháp vẫn tiếp diễn. Trên 2 triệu người bị ảnh hưởng, hơn 125 người chết, bao gồm 50 trẻ em, và hơn 200 người bị thương. Trong suốt mùa mưa này, ở quận Cox’s Bazar gần đó, 400.000 bị mất nhà cửa trong đợt lũ. Vì vậy, hậu quả của sạt lở đất có thể trầm trọng hơn bởi các đợt lũ lụt trùng nhau ở các khu vực bị ảnh hưởng (Sarwar, 2008) [4]. Nghiên cứu của Catapano et al.’s về hậu quả tâm lí của vụ sạt lở đất ở Sarno, Italia tháng 5 năm 1998, cho thấy rằng, có nhiều người bị PTSD hơn tại địa phương có sạt lở đất so với những người từ các địa phương khác ở gần đó. Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp những hỗ trợ và can thiệp tâm lí cho những người dân trong các địa phương phải trải qua các vụ sạt lở đất hay các thảm họa tự nhiên khác. Như vậy cũng thực sự cần có những nghiên cứu thực chứng về biệt pháp can thiệp tâm lí phù hợp cho cư dân bị rơi vào trạng thái khủng hoảng, căng thẳng và PTSD sau thảm họa lở đất. 2.5. Tác động của hỏa hoạn tới tâm lí của người dân Mỗi năm, hỏa hoạn xảy ra ở khắp các châu lục ngoại trừ châu Nam Cực. Nguyên nhân phổ biến nhất của hỏa hoạn ở mỗi vùng trên thế giới có sự khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ, Canada và phía tây bắc Trung Quốc, sét là nguồn mồi lửa chính. Ở Mexico, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á, Fiji và New Zealand, hỏa hoạn là do hoạt động của con người, như nông nghiệp và sự đốt nhằm chuyển mục đích sử dụng của đất. Sự bất cẩn của con người là nguyên nhân chính của hỏa hoạn ở Trung Quốc và lưu vực Địa Trung Hải. Ở Australia, nguyên nhân của hỏa hoạn có thể do cả tia sét và hoạt động của con người, như tia lửa từ máy móc (International Association of Wildland Fire, 2011). Một vài cảnh báo thường được đưa ra trước hỏa hoạn; tuy nhiên, hướng và sự lan tỏa của hỏa hoạn có thể thay đổi đột ngột do yếu tố gió và địa hình. Thời điểm đưa ra cảnh báo có thể khác nhau giữa các vùng lân cận. Trong khi một vài người có nhiều giờ (thậm chí nhiều ngày) để sơ tán, những người khác chỉ có vài phút để thu gom của cải, đồ đạc và rời bỏ nhà cửa. Hoạt động cảnh báo, chuẩn bị và sơ tán cũng chính là tác nhân có thể làm trẻ em rất lo lắng và hoảng sợ; đặc biệt nếu chúng nhìn thấy hình ảnh trên ti vi về những căn nhà gần đó bị cháy. Vào mùa hè năm 2007 và 2009, hơn 50.000 người dân ở ngoại ô Athens, Hy Lạp đã được sơ tán do hỏa hoạn lan nhanh đã phá hủy trên 1 triệu mẫu Anh và trên 1.000 ngôi nhà và cần nhiều tuần để kiểm soát đám cháy. Trong nhiều tháng từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2007, trên 3.000 vụ hỏa hoạn đã xảy ra trên khắp Hy Lạp (International Strategy for Disaster Reduction, 2007, 2009) [6]. Các phản ứng ngay sau hỏa hoạn có thể bao gồm sự kiệt quệ về cảm xúc và thể chất. Theo một nghiên cứu được đưa ra trong La Greca et al. (1996) cho thấy có những hậu quả tiềm tàng đối với trẻ em. Trẻ em có thể phải trải qua cảm giác tội lỗi của người sống sót, ngôi nhà của chúng không bị thiệt hại gì trong khi các ngôi nhà khác bị phá hủy hoàn toàn. Nhìn chung, triệu chứng của trẻ em càng nặng khi chúng phải trải qua các nỗi sợ càng lớn trong suốt vụ hỏa hoạn; đặc biệt đối với những thiệt hại chính trẻ em có thể quan sát thấy; âm thanh và mùi của hỏa hoạn cũng thường tạo ra sự sợ hãi và lo lắng. Hậu quả lâu dài là các cảm giác tương tự như việc ngửi thấy mùi khói, có thể khiến trẻ buồn rầu trong nhiều tháng sau đó. Trong hầu hết các vụ hỏa hoạn, cư dân sống bên ngoài khu vực bị ảnh hưởng có thể vẫn cảm thấy mối nguy từ sự lan tỏa của những đám khói hay ngọn lửa ở phía chân trời và các bản tin trên ti vi. Một số trẻ em có thể phản ứng 60 Tác động của thiên tai trên thế giới tới tâm lí của cư dân lại với những tin tức tiếp theo sau vụ cháy và thậm chí nhiều em còn phản ứng lại cả bản tin thời tiết khi những bản tin này nói về hạn hán và hỏa hoạn. Ngay cả khi hỏa hoạn chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định, những người sống sót vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi hậu quả của nó trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm tiếp theo (Bolton, O’Ryan, Udwin, Boyle, & Yule, 2000; La Greca, Vernberg, Silverman, Vogel, & Prinstein, 1994). Những nghiên cứu đi trước đã chỉ ra nhu cầu cần sự trợ giúp tâm lí của những cư dân trải nghiệm hỏa hoạn; cụ thể như cần có những khảo sát sâu hơn để tìm biện pháp phòng ngừa và can thiệp rối nhiều tâm lí cho trẻ em khi căng thẳng tâm lí của chúng tăng lên cùng với việc phải chứng kiến sự sơ tán, thu gom của cải, đồ đạc cũng như hiện tượng khói bụi sau thảm họa; đặc biệt những trường hợp trẻ em phải chứng kiến sự mất mát người thân và sự tàn phá ghê gớm về nhà cửa, của cải. 3. Kết luận Tác động của thiên tai (thảm họa tự nhiên) tới tâm lí của cư dân là rất đa dạng, với mức độ, cường độ và tần suất khác nhau trong từng loại thảm họa, đối với từng địa phương, từng gia đình và mỗi đứa trẻ. Kết quả của nhiều nghiên cứu về tâm lí của cư dân trước, trong và đặc biệt là sau thảm họa tự nhiên đã cho thấy bức tranh khái quát về ảnh hưởng tâm lí trong từng loại thảm họa tự nhiên (bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn). Các nghiên cứu này đều chỉ ra và khuyến cáo việc chuẩn bị tâm lí cho người dân trước thiên tai và trợ giúp/ can thiệp tâm lí kịp thời cho họ trong và sau thiên tai. Đối tượng cần ưu tiên là trẻ em và những học sinh đang đi học. Cách trợ giúp tâm lí phù hợp đối với các em có thể là quay trở lại trường học sớm với sự trợ giúp tâm lí của chuyên gia tâm lí học đường và các giáo viên đã được đào tạo về lĩnh vực này. Các bài báo, công trình chúng tôi tổng hợp trong nghiên cứu này cũng đồng thời chỉ ra rằng cần phải thúc đẩy những nghiên cứu ứng dụng về biện pháp trợ giúp tâm lí cho cư dân (khả năng phòng ngừa và ứng phó,. . . ) đối với từng loại thảm họa tự nhiên hiện nay (bão, động đất, lốc xoáy, lũ lụt - sóng thần, lở đất, hỏa hoạn) để có chiến lược trợ giúp tâm lí ngày càng phù hợp, hiệu quả cho cư dân sống trong những vùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai. Đặc biệt cần có những nghiên cứu về biện pháp nhận diện sớm và kĩ thuật can thiệp/ trị liệu liệu tâm lí kịp thời cho những cư dân khi họ phải trải nghiệm lo âu, khủng hoảng, rối nhiễu thích ứng, trầm cảm, rối nhiễu ám ảnh, PTSD, v.v. trước, trong và sau thảm họa tự nhiên. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số VI.1.1-2012.14. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Jim Ysseldyke &Matthew Burns, 2009. Functional Assessment of Instructional Environments for the Purpose of Making Data Driven Instructional Decisions. The Handbook of school psychology. John Wiley & Son, Inc. Fourth Edition, pp. 410- 433. [2] Jonathan Sandoval & Stephen E. Brock, 2009. Managing crisis: Prevention, Intervention & treatment.The Handbook of school psychology. John Wiley & Son, Inc. Fourth Edition, pp. 886- 904. [3] Martin J. Ikeda, Stan C. Paine, and Judy L. Elliott, 2010. Supporting Response to Intervention (RTI) at School, District, and State Levels. Interventions for Achivement and Behavior Problems in a Three - Tier Model Including RTI. NASP Publications. pp. 27- 46. 61 Trần Thị Lệ Thu [4] Martin J.Ikeda, Eric Neesen, & Joseph C Witt, 2008. Best practice in Universal Screening. Best practices in school psychology V. National Association of School Psychology, Volume 1, pp. 103- 114. [5] Stephen E. Brock, Philip J. Lazarus, Shane R. Jimerson, 2002. Natuaral disasters. Best Practices in School Crisis Prevention & Intervention. NASP Publications. pp. 433- 448. [6] Stephen E. Brock, 2002. Crisis Theory: A Foundation for the Comprehansive Crisis Prevention and Intervention Team. Best Practices in School Crisis Prevention & Intervention. NASP Publications. pp.5- 18. [7] Thomas K. Fagan & Paula Sasch Wise, 2000. School Psychology: Past, Present, and Future; Second Edition. National Association of School Psychologists. ABSTRACT The psychological influence of natural disasters on people affected by a natural disaster In this paper the author looks at natural disasters & the influence that they have on those who suffer from the natural disaster. Such natural disasters include hurricanes and typhoons, earthquakes, tornadoes, floods and tsunamis, landslides and wildfires. The severity of the impact on each individual psychologically depends on each factor: kind of the natural disaster, place, culture, age, psychological traits, etc. Keywords: Natural disaster, inhabitant’s psychology, hurricanes and typhoons, earthquakes, tornadoes, floods & tsunamis, landslides, wildfires. 62

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3677_ttlthu_4904_2178321.pdf