Tài liệu Tác động của sử dụng đất, khí hậu thời tiết đến dòng chảy và xói mòn tại lưu vực đồng cao: 97
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
TÁC ĐỘNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT, KHÍ HẬU THỜI TIẾT
ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ XÓI MÒN TẠI LƯU VỰC ĐỒNG CAO
Phạm Đình Rĩnh1, Trần Đức Toàn1, Nguyễn Duy Phương1,
Đỗ Duy Phái1, Didier Orange2, Jean Luc Meaght3, Olivier Ribolzi3, C. Valentin3
TÓM TẮT
Thay đổi sử dụng đất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và lượng mưa bất thường là nguyên nhân làm tăng/
giảm hệ số dòng chảy mặt và xói mòn đất trên đất dốc. Mục tiêu của nghiên cứu này đánh giá tác động của thay đổi
sử dụng đất và biến đổi khí hậu đến dòng chảy mặt và xói mòn trên quy mô lưu vực (50 ha) trong thời gian liên tục
(từ 2001 đến 2017). Kết quả cho thấy thay đổi sử dụng đất từ sắn thuần đến cỏ Brachacia, trồng rừng và bỏ hóa lâu
năm đã ảnh hưởng đến hệ số dòng chảy theo hướng giảm dần từ 68% đến 30% xuống còn 20% và làm giảm lượng
xói mòn từ 9,14 tấn/ha/năm (sắn) đến 4 tấn/ha/năm (cỏ Brachacia) và còn khoảng 2 tấn/ha/năm khi sử dụng đất
của lưu vực là rừng ...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của sử dụng đất, khí hậu thời tiết đến dòng chảy và xói mòn tại lưu vực đồng cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
97
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
TÁC ĐỘNG CỦA SỬ DỤNG ĐẤT, KHÍ HẬU THỜI TIẾT
ĐẾN DÒNG CHẢY VÀ XÓI MÒN TẠI LƯU VỰC ĐỒNG CAO
Phạm Đình Rĩnh1, Trần Đức Toàn1, Nguyễn Duy Phương1,
Đỗ Duy Phái1, Didier Orange2, Jean Luc Meaght3, Olivier Ribolzi3, C. Valentin3
TÓM TẮT
Thay đổi sử dụng đất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và lượng mưa bất thường là nguyên nhân làm tăng/
giảm hệ số dòng chảy mặt và xói mòn đất trên đất dốc. Mục tiêu của nghiên cứu này đánh giá tác động của thay đổi
sử dụng đất và biến đổi khí hậu đến dòng chảy mặt và xói mòn trên quy mô lưu vực (50 ha) trong thời gian liên tục
(từ 2001 đến 2017). Kết quả cho thấy thay đổi sử dụng đất từ sắn thuần đến cỏ Brachacia, trồng rừng và bỏ hóa lâu
năm đã ảnh hưởng đến hệ số dòng chảy theo hướng giảm dần từ 68% đến 30% xuống còn 20% và làm giảm lượng
xói mòn từ 9,14 tấn/ha/năm (sắn) đến 4 tấn/ha/năm (cỏ Brachacia) và còn khoảng 2 tấn/ha/năm khi sử dụng đất
của lưu vực là rừng trồng và rừng tái sinh. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ảnh hưởng của những trận mưa bất
thường đến xói mòn là rất nghiêm trọng khi mà lượng xói mòn của một trận mưa bất thường bằng hơn 1 nửa tổng
lượng đất xói mòn của năm nghiên cứu.
Từ khóa : Xói mòn đất, thay đổi sử dụng đất, nông lâm kết hợp, lưu vực, đất dốc, lượng mưa
1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa ; 2 Sinh thái và Đất- Viện Nghiên cứu Phát triển, Pháp
3 Đơn vị nghiên cứu sinh thái môi trường Paris- Viện Nghiên cứu Phát triển, Pháp
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Những thay đổi nhanh chóng về canh tác nông
nghiệp trên đất dốc ở vùng Đông Nam Á nhằm đáp
ứng nhu cầu lương thực do áp lực gia tăng dân số
đã làm cho đất ngày càng trở lên thoái hóa (Fox and
Vogler, 2005 ; Bruijnzeel, L.A., 2004). Nghiên cứu ở
dạng ô thửa nhỏ ở vùng Đông Nam Á, một số tác
giả chỉ ra mức độ xói mòn ở vùng Thái Lan, Lào và
Việt Nam là rất mạnh bởi vùng này có lượng mưa
tập trung, cường độ lớn (Sidle Ro. C et al., 2016 ;
Hai An Phan Ha et al., 2012). Sự thay đổi về khí hậu
ngày càng rõ rệt biểu hiện xuất hiện những trận mưa
bất thường với lượng mưa lớn và cường độ mưa cao
ngày càng nhiều (Phạm Đình Rĩnh và ctv., 2014). Đã
có nhiều nghiên cứu về xói mòn đất trên đất dốc ở
dạng ô thửa nhỏ, kết quả đất xói mòn này được tính
toán trên diện tích lớn là không đại diện và chính
xác vì đặc điểm của xói mòn là quá trình phân bố đất
trên bề mặt (Phạm Đình Rĩnh và ctv., 2014). Nghiên
cứu này nhằm chỉ ra được sự thay đổi sử dụng đất
trong lưu vực và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đên
dòng chảy và xói mòn. Mục tiêu thu thập bộ số liệu
quan trắc dài hạn liên tục về khí hậu, sử dụng đất,
dòng chảy và xói mòn trên quy mô lưu vực. Kết quả
nghiên cứu sẽ cung cấp cho các nhà nghiên cứu đất,
quản lý sử dụng đất, và những nhà làm chính sách
trong việc xây dựng chính sách quản lý sử dụng
nguồn tài nguyên đất dốc theo hướng bền vững.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng củasử dụng đất
và biến đổi khí hậu đến hệ số dòng chảy mặt và xói
mòn đất trong các giai đoạn sử dụng đất trên quy
mô lưu vực.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại lưu vực Đồng
Cao, xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà nội, diện
tích nghiên cứu của lưu vực là 50 ha được chia thành
4 tiểu lưu vực (TLV) và lưu vực chính (LVC), độ
dốc trung bình của lưu vực dao động từ 15% - 45%
(Hình 1).
2.2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Đất: Đất đỏ vàng biến đổi trên đá phiến thạch
sét tại thôn Đồng Cao, xã Tiến Xuân, huyện Thạch
Thất, Hà Nội.
- Cây trồng:
TLV1: Trồng sắn đến năm 2001, trồng keo (2002
- 2007) sau đó bỏ hóa.
TLV2: Trước năm 2003 trồng sắn; giai đoạn 2003
- 2005 trồng cỏ chăn nuôi (Bracaria Juzisiensis) kết
hợp trồng xen cây rừng trám, táu. Từ năm 2006 tiếp
tục trồng rừng (trám, táu, keo).
TLV3: Năm 2001 - 2002 sắn thuần. Từ năm 2003
keo xen sắn (nông lâm kết hợp).
TLV4: Rừng tự nhiên xen cây bụi (hoàn toàn ở
trạng thái tự nhiên).
Thiết bị quan trắc: Mỗi tiểu lưu vực và lưu vực
chính đều được xây dựng một đập quan trắc, trên
mỗi đập quan trắc đều có các thiết bị quan trắc như
máy ghi mực nước, máy lấy mẫu tự động (Hình 2).
98
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Hình 2. Thiết bị nghiên cứu
a) Đập hứng xói mòn; b) Máy ghi mực nước; c) Máy lấy mẫu tự động; d) Trạm khí tượng
Hình 1. Sơ đồ vị trí TLV và LVC
a b c d
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu các thông số khí hậu thời tiết:
Lượng mưa, cường độ mưa, nhiệt độ, độ ẩm không
khí, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, được đo bằng trạm
khí tượng tự động đặt tại lưu vực nghiên cứu (Phần d
Hình 2).
- Nghiên cứu dòng chảy: Mỗi LVC và TLV được
lắp bộ quan trắc mực nước phấn (b) hình 2. Thiết
bị sẽ tự động ghi lại mực nước chảy qua đập hứng
thông qua kích thước và của đập hứng để tính toán
được tổng lượng nước ra của lưu vực.
- Định lượng xói mòn: Được xác định thông
qua quan trắc trực tiếp (đất trôi và huyền phù): Các
đập hứng được xây dựng để quan trắc đo đếm lưu
lượng nước và để hứng toàn bộ lượng đất trôi và
lượng huyền phù qua từng lưu vực. Lượng đất trôi
đọng lại tại đập hứng được cân đong đo đếm theo
phương pháp cân trọng lượng đất trôi từng xô đất
đối với những trận mưa có lượng đất trôi ít, đối với
những trận mưa có lượng đất trôi nhiều được tính
toán lượng đất trên một m3 và xác định cho toàn đập
hứng. Lượng đất trôi được cân đo cho từng trận mưa
và lấy mẫu xác định độ ẩm để xác định trọng lượng
đất khô bị mất. Lượng huyền phù được xác định
thông qua hệ thống lấy mẫu nước tự động theo mực
nước (Phạm Đình Rĩnh và ctv., 2014).
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2001 đến
2017 tại lưu vực Đồng Cao, xã Tiến Xuân, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Nghiên cứu điều kiện khí hậu và cây trồng
trong lưu vực
3.1.1. Điều kiện khí hậu
Kết quả quan trắc lượng mưa và cường độ mưa
(Bảng 1) cho thấy lượng mưa thấp nhất là 1.052 mm
99
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
(năm 2002), lượng mưa cao nhất là 2.510 (năm
2001) và trung bình là 1.618 mm. Những năm lượng
mưa có cường độ mưa cao đạt trên 75 mm/giờ là
năm 2003; 2005; 2008, 2011; 2012, 2013, 2014 và
2017. Những năm lượng mưa có cường độ nhỏ hơn
25 mm/giờ tập trung nhiều và năm 2004; 2006; 2007
2009, 2015, 2016. Sự khác nhau này là nguyên nhân
dẫn đến thay đổi về lượng nước chảy tràn và đất mất
trong lưu vực (Bảng 1).
Bảng 1. Lượng mưa phân theo cường độ mưa
trong lưu vực nghiên cứu
Năm
Lượng
mưa
(mm)
Cường độ mưa (mm/h)
< 25
mm/h*
(25
- 50)
mm/h
(< 50
- 75)
mm/h
> 75
mm/h
2001 2.510 --- --- --- ---
2002 1.052 257 248 202 345
2003 1.584 291 386 274 633
2004 1.353 518 594 188 54
2005 1.842 372 232 566 673
2006 1.242 295 189 291 467
2007 1.220 323 387 219 292
2008 1.842 372 232 566 673
2009 1.335 509 279 183 365
2010 1.263 160 241 617 245
2011 1.977 438 410 450 679
2012 1.570 460 350 280 480
2013 1.946 367 673 466 441
2014 1.519 370 282 349 519
2015 1.743 648 354 387 355
2016 1.392 459 357 352 224
2017 2.126 620 476 466 564
TB 1.618 410 355 372 425
Ghi chú: ---: không có số liệu; * < 25 mm/ giờ: cường
độ xói mòn yếu; 25 - 50 mm/giờ: cường độ xói mòn yếu
đến trung bình; 50 – 70 m/giờ: cường độ xói mòn mạnh;
>75 mm/giờ: cường độ xói mòn rất mạnh (Norman
Hudson, 1981).
3.1.2. Sử dụng đất trong lưu vực
Cây trồng trong lưu vực thay đổi theo từng giai
đoạn khác nhau và được chia ra thành 4 giai đoạn
chính: Giai đoạn năm 2001 đến năm 2002 cây trồng
chủ yếu là sắn thuần chiếm trên 50% tổng diện tích
lưu vực (Hình 3), Giai đoạn thứ 2 (năm 2003 đến
năm 2006) là giai đoạn diện tích sắn trong lưu vực bị
giảm chỉ còn 7% diện tích lưu vực toàn bộ diện tích
trồng sắn chuyển sanh trồng cỏ và và sắn xen keo.
Giai đoạn thứ 3 từ năm 2007 đến năm 2011 diện tích
trồng cỏ chuyển thành bỏ hóa và sắn xen keo cũng
chuyển thành chuyên keo, diện tích cây hàng năm
trồng cây ngô chỉ còn 3% và giai đoạn từ năm 2012
đến nay trong lưu vực chủ yếu là rừng trồng và bỏ
hóa lâu năm (Hình 3).
3.2. Ảnh hưởng sử dụng đất và khí hậu đến xói
mòn đất tại lưu vực Đồng cao
3.2.1 Ảnh hưởng của thay đổi sử dụng đất, lượng
mưa đến xói mòn tại các tiểu lưu vực
Thí nghiệm nghiên cứu dài hạn cho xu hướng xói
mòn phụ thuộc chủ yếu vào sử dụng đất và lượng
mưa theo cường độ mưa (Hình 4). Ảnh hưởng rõ
nhất là ở giai đoạn đầu 2001 - 2003 khi cây trồng
trong lưu vực chiếm phần trăm lớn là sắn đại diện
là tiểu lưu vực 1, TLV2 và TLV3 toàn bộ diện tích
là trồng sắn, lượng xói mòn đất quan trắc được hơn
11 tấn/ha/năm. Năm 2002 mặc dù lượng mưa rất
thấp (1200 mm) so với năm 2001 (2510 mm) nhưng
lượng đất xói mòn thu được vẫn cao (6 tấn/ha/năm).
Giai đoạn sau đó từ năm 2003 đến năm 2006 diện
tích sắn chuyển đổi sang trồng cỏ, lượng đất xói mòn
đã giảm xuống còn còn từ 2 - 4 tấn/ha/năm ngoại
trừ năm 2003 có trận mưa bất thường vào đúng thời
điểm người dân làm đất canh trồng cỏ lượng đất
xói mòn thu được là 6 tấn/ha/năm. Giai đoạn tiếp
theo từ năm 2007 đến năm 2011 diện tích trồng cỏ
chuyển của lưu vực sang trồng rừng, xói mòn giảm
xuống còn khoảng 2 tấn/ha/năm và giai đoạn tiếp từ
năm 2012 đến năm 2017 cây trồng trong lưu vực ổn
định rừng trồng phát triển và một diện tích bỏ hóa,
những năm này lượng đất xói mòn ảnh hưởng lớn
bởi lượng mưa và những trận mưa bất thường với
lượng đất thu được từ 2 tấn/ha/năm đến 3 tấn/ha/
năm (Hình 4).
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng của thay
đổi sử dụng đất đã làm giảm đáng kể xói mòn từ 12
tấn/ha/năm đến 2 tấn/ha/năm, khi thay đổi từ canh
tác sắn sang trồng cỏ, rồi bỏ hóa lâu dài và trồng
rừng, kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu
của (Nguyễn văn Dung và ctv., 2005) về ảnh hưởng
của mưa và một số phương thức sử dụng đất đến
xói mòn tại Đà Bắc Hòa Bình qua các thí nghiệm về
sử dụng đất sắn, lúa nương, bỏ hóa và trồng rừng
khi kết luận trồng rừng và bỏ hóa là hai hình thức
làm giảm dòng chảy và xói mòn so với sắn và lúa
nương, như vậy có thể kết luận ảnh hưởng của sử
dụng đất đến xói mòn là rất đáng kể qua các hình
thức sử dụng đất.
100
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
Hình 3. Cây trồng trong các giai đoạn nghiên cứu
Hình 4. Ảnh hưởng của sử dung đất và lượng mưa đến xói mòn ở các tiểu lưu vực
101
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
3.2.2. Ảnh hưởng của những trận mưa bất thường với
cường độ lớn đến xói mòn đất tại lưu vực Đồng Cao
Kết quả nghiên cứu chứng minh cho thấy rằng,
các trận mưa bất thường trong giai đoạn nghiên cứu
đã ảnh hưởng rất lớn đến lượng đất mất thu được
tại đập hứng xói mòn và lượng đất mất theo nước
(huyền phù). Cường độ càng mạnh, lượng đất xói
mòn càng lớn đặc biệt là lượng đất mất ở dạng huyền
phù. Năm 2003 xuất hiện trận mưa lượng mưa kéo
dài trong 2 ngày cường độ mưa là (220 mm/giờ)
lượng đất huyền phù thu được hơn 4 tấn/ha/trận
mưa và đất trôi thu được 0,5 tấn/ha/trận mưa trong
khi tổng đất xói mòn của cả năm đạt 6 tấn/ha/năm.
Năm 2008 có trận mưa với cường độ 125/mm/giờ,
đất trôi thu được 0,2 tấn/ha/trận mưa và huyền phù
thu được 0,9 tấn/ha/trận mưa, trong đó tổng lượng
đất xói mòn của cả năm là 2,8 tấn/ha/năm và tương
tự những trận mưa bất thường năm 2011, năm 2014
và 2017 cho thấy ảnh hưởng của nó là rất mạnh
(Hình 5). Cũng nghiên cứu về xói mòn với những
trận mưa bất thường, tác giả (Martinez Casasnovas.
J et al., 2002) đã nghiên cứu trên ô thửa nhỏ, hình
thức sử dụng đất là cây ngô. Tác giả kết luận là
lượng đất xói mòn thu được là 207 tấn/ha/trận mưa
có lượng mưa 190 mm và cường độ 170 mm/giờ.
Điều này càng chứng minh xói mòn phụ thuộc chặt
vào cường độ mưa và ảnh hưởng của nó là rất lớn,
nghiêm trọng nó là tiền đề của việc gây sạt lở đất ở
những vùng có độ dốc lớn.
Hình 5. Mối quan hệ cường độ mưa đến đất trôi, huyền phù và xói mòn của các trận mưa bất thường
3.3. Ảnh hưởng sử dụng đất và khí hậu đến xói
mòn và dòng chảy mặt trên toàn lưu vực
Ảnh hưởng của sử dụng đất và khí hậu đến hệ số
dòng chảy mặt và xói mòn cho thấy tác động rất rõ
rệt của trồng sắn đến dòng chảy và xói mòn. Những
năm đầu khi lưu vực được che phủ bởi cây sắn, hệ số
dòng chảy mặt so với lượng mưa vào lưu vực là 68%,
đất xói mòn là > 9 tấn/ha/năm (năm 2001). Lượng
mưa năm 2002 thấp nhất trong các năm nghiên cứu
(1.052 mm) nhưng hệ số dòng chảy và xói mòn vẫn
tương đối cao (45% và 3,5 tấn/ha/năm tương ứng).
Năm 2003 do ảnh hưởng của trận mưa bất thường
với lượng mưa 362 mm và cường độ là 210 mm/giờ
hệ số dòng chảy mặt và lượng đất xói mòn tăng lên
so với năm 2002 (Hình 5). Những năm tiếp theo
từ năm 2004 đến năm 2006 diện tích cây sắn giảm
xuống và thay thế bởi các trồng cỏ bracachia và
rừng, hệ số dòng chảy mặt giảm dần xuống 20 - 30%
và lượng đất xói mòn cũng giảm đáng kể hẳn, dao
động khoảng 2 - 3 tấn/ha/năm. Từ năm 2007 đến
năm 2011 diện tích trồng cỏ không còn và thay thế
bởi trồng rừng và bỏ hóa, hệ số dòng chảy và lượng
đất xói mmonfcos chiều hướng giảm.Từ năm 2011
đến nay t trong lưu vực không còn canh táccây hàng
năm thì hệ số dòng chảy giảm xuống dưới 10%/ha/
năm và xói mòn cũng giảm dần còn 1 - 2 tấn/ha/
năm. Kết quả nghiên cứu liên tục trong thời gian dài
đã chứng minh sự thay đổi sử dụng đất trong lưu vực
đã làm giảm đáng kể hệ sô dòng chảy và lượng đất
xói mòn. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, ngay cả
khi hệ số che phủ là rừng và bỏ hóa lâu năm (hệ số
che phủ cao) nhưng với sự thay đổi về khí hậu xuất
hiện ngày càng nhiều những trận mưa bất thường có
lượng mưa và cường độ mưa lớn thì hệ số dòng chảy
và lượng đất xói mòn vẫn rất lớn, nó là tiền đề của
việc sạt lở đất ở vùng đất dốc.
210 125 145 220 180
102
Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018
IV. KẾT LUẬN
- Sự thay đổi sử dụng đất trong lưu vực đã ảnh
hưởng mạnh đến dòng chảy mặt và xói mòn đất hơn
là sự thay đổi lượng mưa, đặc biệt là sự thay đổi từ
trồng sắn thuần sang trồng cỏ và rừng và bỏ hóa.
- Sự thay đổi của khí hậu khi xuất hiện ngày
càng nhiều những trận mưa bất thường có cường
độ, lượng mưa lớn ảnh hưởng rất mạnh đến dòng
chảy mặt và xói mòn trong lưu vực. Kết quả nghiên
cứu cho thấy mặc dù độ che phủ đất tăng lên khi lưu
nhưng lượng đất xói mòn thu được trong trận mưa
bất thường vẫn rất cao, và lượng đất xói mòn của
trận mưa này chiếm hơn một nửa tổng lượng đất xói
mòn thu được của năm nghiên cứu (năm 2003, năm
2008, năm 2011, năm 2014 năm 2017).
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả xin cảm ơn các tổ chức, đơn vị đã
giúp đỡ kinh phí thực hiện nghiên cứu qua các giai
đoạn: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) từ 2001
đến 2003, Viện Nghiên cứu Nước Quốc tế (IWMI)
từ 2004 đến 2010; Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp
(IRD) từ 2011 đến 2017.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Dung, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh
Lâm, 2005. Ảnh hưởng của mưa và một số phương
thức sử dụng đất đến xói mòn và thu nhập của người
dân ở vùng đất dốc Tân Minh-Đà Bắc-Hoà Bình.
Tạp chí Nông nghiệp và PTNT; Kỳ I Tháng 12, số 73;
36-38.
Phạm Đình Rĩnh, Trần Đức Toàn, Nguyễn Duy
Phương, Đỗ Duy Phái, Didier Organe, Christain
Valentin, 2014. Ảnh hưởng của sự thay đổi phương
thức canh tác đất trên đất dốc đến xói mòn đất và
mất dinh dưỡng trên quy mô lưu vực. Tạp chí Khoa
học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. ISSN 1859-
1558. No.4(43).
Bruijnzeel, L.A., 2004. Hydrological functions of
tropical forests: not seeing the soil for the trees?
Agriculture, Ecosystems and Environment, Vol.
104, pp 185-228. Fox, J., & Vogler, J., 2005. Land-
use and land-cover change in montane mainland
Southeast Asia. Environmental Management, Vol.
36, pp. 394-403.
Hai An Phan Ha, Huon S., Henry des Tureaux T.,
Orange D., Jouquet P., Valentin C., De Rouw A.,
Toan Tran Duc, 2012. Impact of fodder cover on
runoff and soil erosion at plot scale in a cultivated
catchment of North Vietnam. Geoderma, Vol. 16,
pp 177-178.
Martinez Casasnovas J; Ramos M; Ribes Dasi M
2002. Soil erosion caused by extreme rainfall
events: mapping and quantification in agricultural
plots from very detailed digital elevation models.
Geoderma.Vol 105(1-2), pp 125-140.
Norman Hudson, 1981. Effect of rainfall intensity on
soil erosion level at different scale, using rainfall
simulation in Brasil. Hydrology, Vol.18 pp 92-95.
Sidle Ro.C and Alan D.Ziegle 2016. The canopy
interception-landslide initiation conundrum: from
a tropical secondary forest in Northern ThaiLand.
Hydrology and Earth system sciences. Vol. 21, pp.
651-667.
Hình 6. Ảnh hường của sử dụng đất và lượng mưa đến dòng chảy, xói mòn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21_4179_2209495.pdf