Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường

Tài liệu Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường: Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường.         * Tác động tới môi trường nước Các ngành sản xuất có nhu cầu nước lớn như chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, ươm tơ…đã thải vào môi trường một lượng lớn các chất ô nhiễm tác động nghiêm trọng tới chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Lượng nước sử dụng cho quá trình chế biến nông sản thực, dệt nhuộm, tái chế giấy rất lớn, nước cấp chủ yếu tại các làng nghề là nước giếng khoan và giếng khơi. Chất lượng nước ngầm ở các làng nghề này đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, hàm lượng COD, TS, NH4+ trong nước giếng cao. Nước giếng của làng Tân Độ và Ninh Cân bị nhiễm Coliform rất cao (172-542MPN/100ml), đặc biệt là nước giếng của làng nghề sản xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hoá) bị ô nhiễm nghiêm trọng (COD=186mg/l, TS=510mg/l). Nước mặt tại các làng nghề tái chế kim loại có dấu hiệu bị ô nhiễm, các ion kim loại có nguồn gốc từ nước thải như Pb, Zn…Kết quả khảo sát tại làng nghề Xuân Tiến, Nam Định có hàm lượng Pb2+ lớn gấp 2 lần...

docx15 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác động của sản xuất làng nghề tới môi trường.         * Tác động tới môi trường nước Các ngành sản xuất có nhu cầu nước lớn như chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, ươm tơ…đã thải vào môi trường một lượng lớn các chất ô nhiễm tác động nghiêm trọng tới chất lượng nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Lượng nước sử dụng cho quá trình chế biến nông sản thực, dệt nhuộm, tái chế giấy rất lớn, nước cấp chủ yếu tại các làng nghề là nước giếng khoan và giếng khơi. Chất lượng nước ngầm ở các làng nghề này đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, hàm lượng COD, TS, NH4+ trong nước giếng cao. Nước giếng của làng Tân Độ và Ninh Cân bị nhiễm Coliform rất cao (172-542MPN/100ml), đặc biệt là nước giếng của làng nghề sản xuất nước mắm Hải Thanh (Thanh Hoá) bị ô nhiễm nghiêm trọng (COD=186mg/l, TS=510mg/l). Nước mặt tại các làng nghề tái chế kim loại có dấu hiệu bị ô nhiễm, các ion kim loại có nguồn gốc từ nước thải như Pb, Zn…Kết quả khảo sát tại làng nghề Xuân Tiến, Nam Định có hàm lượng Pb2+ lớn gấp 2 lần TCCP, hàm lượng Zn vượt TCCP 0,6mg/l. Tại các làng nghề táichế nhựa nguồn nước ngầm cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm kim loại. Hàm lượng Mn2+ tại làng nghề Trung Văn cao hơn TCCP 1,6 lần, ở làng nghề Minh Khai gấp 1,2 lần. Đặc biệt là hàm lượng Fe trong nước ngầm tại làng nghề Minh Khai cao gấp 4 lần TCCP, Coliform gấp 2,3 lần.       * Tác động đến môi trường không khí Các chất khí ô nhiễm có nguồn gốc khác nhau: - Do phân giải các hợp chất hữu cơ từ nước thải, chất thải rắn ở các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm như: H2S, NH3, CH4, Indol, Scatol,.. Khí ô nhiễm với khối lượng lớn phát sinh chủ yếu từ các quá trình công nghệ sử dụng nhiên liệu là than như: sản xuất gốm sứ, vật liệu xây dựng(sản xuất gạch ngói, nung vôi…) khí thải chứa các khí ô nhiễm như: SO2, CO,NO2, NO… - Các khí ô nhiễm khác mang tính đặc thù phát sinh từ quá trình công nghệ như : hơi axít, hoá chất trong quá trình dệt nhuộm, gia công kim loại; hơi dung môi hữu cơ, sơn,…trong gia công đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, mây tre đan, tái chế nhựa; bụi chì, bụi kim loại, bụi đá, …trong gia công chế biến kim loại, khai thác đá, chế tác đá mỹ nghệ và nung vôi, sản xuất vật liệu xây dựng… Trên cơ sở định mức nhiên liệu, tải lượng ô nhiễm của làng nghề gốm sứ bát Tràng đã lên tới 508,5 tấn SO2/năm, tải lượng NOx = 381,1 tấn/năm.       * Tác động đến môi trường đất Nhìn chung, sản xuất nghề cũng tác động tới môi trường đất: chất thải rắn, bùn thải và các nước thải từ chế biến nông sản thực phẩm, từ dệt nhuộm, tái chế giấy, kim loại…có thể tác động tới khu hệ vi sinh vật, làm thay đổi tính chất hoá lý của đất. Tuy nhiên, tác động này chưa rõ rệt, nếu có chỉ là cục bộ ở một điểm hoặc một diện tích nhỏ cục bộ trong khu vực sản xuất, chưa có biểu hiện nghiêm trọng hoặc trên quy mô lớn. Môi trường đất đã bị ảnh hưởng là do nước thải và chất thải rắn làm cho đất bị suy thoái, làm giảm năng suất cây trồng. Hằng ngày, mỗi cơ sở sản xuất giấy thải ra một lượng bột giấy khá lớn từ 100 - 300 kg tuỳ theo quy mô sản xuất,lượng bột giấy này chủ yếu lắng tại các cống rãnh, ao hồ… Làng Dương ổ thải ra khoảng 4500- 5000kg chất thải rắn, làng Phú Lâm khoảng 2500-3000kg (xỉ than, gim, đinh, nilon…) Hoạt động của các cơ sở tái chế thải ra một lượng khá lớn chất thải rắn. Theo số liệu điều tra mỗi ngày làng nghề Đa Hội thải khoảng 11 tấn chất thải rắn bao gồm xỉ mạ, kim loại vụn, xỉ than và phế liệu. Các làng nghề khác có lượng thải ít hơn, làng Đình Bảng (Bắc Ninh) 1,4 tấn/ngày (cả rác sinh hoạt),…Nhìn chung, chất thải rắn của quá trình sản xuấ táichế có hàm lượng kim loại rất cao (từ 3-5 g/kg nguyên liệu). Bên cạnh đó, còn chất thải rắn chứa dầu mỡ, các chất khoáng với hàm lượng dao động từ 1 - 6mg/kg nguyên liệu, hiện nay hầu như chưa có giải pháp xử lý thích đáng. Việc thải bỏ chất thải rắn không theo quy hoạch và không được quản lý nên đã ảnh hưởng tới chất lượng đất của làng nghề, hàm lượng kim loại trong đất khá cao (0,2 - 0,3 g/kg). Lượng chất độc này lâu ngày ngấm vào đất, tích tụ lại, lâu dần sẽ làm suy thoái môi trường đất.        2. Tác động của sản xuất nghề tới sức khoẻ cộng đồng tại các làng nghề. Các chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất ở các làng nghề đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, làm suy thoái môi trường và tác động trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động. Nước thải là nguồn chính gây ô nhiễm ở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm. Do đặc trưng sản xuất làng nghề nên khối lượng nước thải lớn, giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Cống rãnh chứa nước thải là những ổ dịch bệnh tiềm tàng là môi trường tốt cho côn trùng truyền bệnh cho người và gia súc. Nước thải còn gây ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, tạo điều kiện phát sinh một số bệnh về đường tiêu hoá, bệnh phụ khoa, bệnh đau mắt,... làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người dân. Tác động do khí thải, do ô nhiễm nhiệt và tiếng ồn mang tính cục bộ. Kết quả khảo sát cho thấy các làng nghề đều đang ở nguy cơ ô nhiễm không khí. Tuy mức độ ảnh hưởng không rộng nhưng tác động không nhỏ đối với người sản xuất trực tiếp: gây mất nước, mệt mỏi, căng thẳng thần kinh và các bệnh về đường hô hấp. Kết quả điều tra sâu về y tế tại các làng nghề CBNSTP cho thấy rất rõ nét những ảnh hưởng từ sản xuất nghề tới sức khoẻ người dân. Các bệnh phổ biến thường gặp: bệnh phụ khoa chiếm chủ yếu (13-38%), bệnh về đường tiêu hoá (8-30%), bệnh viêm da (4,5-23%),  bệnh về đường hô hấp (6-18%), bệnh đau mắt (9-15%). Nguyên nhân gây bệnh ở các làng nghề chủ yếu là do vệ sinh môi trường không đảm bảo nguồng nước sạch khan hiếm. Tỉ lệ mắc bệnh do sản xuất nghề ở làng nghề Dương Liễu  (Hà Tây), làng nghề bún bánh Vũ Hội (Thái Bình) là 70%, làng nghề bún Phú Đô, làng nghề rượu Tân Độ là 50%, làng nghề bún bánh Yên Ninh, nước mắm  Hải Thanh là 15%. Tỉ lệ người già tại các làng nghề này rất thấp, trên 90 tuổi hoàn toàn không có. Tỉ lệ trẻ em ở các làng nghề mắc bệnh cao, chủ yếu là bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh về đường tiêu hoá. Phụ nữ mắc bệnh phụ khoa do nước sinh hoạt không sạch . Nước thải sản xuất dệt nhuộm có độ ô nhiễm cao làm giảm chất lượng nước mặt, nước ngầm, từ đó gián tiếp tác động đến sức khoẻ cộng đồng, ảnh hưởng của ô nhiễm nước tới sức khoẻ chủ yếu qua đường tiêu hoá và do tiếp xúc. Tác động của khí thải lò đốt, bụi bông, hơi hoá chất ở các làng nghề dệt nhuộm chủ yếu mang tính cục bộ, ít ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng không chỉ tới người lao động trực tiếp sản xuất mà còn ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh. Các bệnh thường gặp như: viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi... Phần lớn các làng nghề không có biện pháp quản lý chất thải rắn, mặc dù được thu gom nhưng chưa có biện pháp xử lý thích hợp, rác được đổ ra hồ ao, ruộng... Việc quản lý chất thải rắn không hợp lý cũng sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng, làm giảm mỹ quan chung của làng nghề. ở làng dệt nhuộm, người lao động thường phải làm việc trong điều kiện ồn cao, thiếu ánh sáng, chế độ gió, độ ẩm không thích hợp, ô nhiễm do bụi bông, hơi hoá chất, chế độ làm việc không hợp lý... đã ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân. Các bệnh thường gặp ở người lao động là đau mắt, bệnh ngoài da, viêm xoang, viêm họng và suy nhược thần kinh...Ngoài ra còn có các hiện tượng tai nạn lao động như bánh răng nghiến vào tay, máy cuốn vào tóc... Các làng nghề thủ công mỹ nghệ gây nên một số bệnh nghề nghiệp như: - Đối với các làng nghề mây tre đan xuất khẩu, sơn mài, đồ gỗ ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm không lớn. Lao động nghề này nhẹ nhàng, người tham gia lao động chủ yếu là phụ nữ nên sự cố về tai nạn lao động ít gặp. Tuy nhiên do tính chất công việc phải cần mẫn, thời gian làm việc dài và trong tư thế ngồi nên tỷ lệ mắc bệnh đau lưng rất cao. - Người dân tại các làng nghề sản xuất gốm sứ do hàng ngày phải tiếp xúc với một lượng lớn các khí ô nhiễm phát thải từ các lò nung cùng với hàm lượng bụi rất cao từ quá trình ra lò. Thêm vào đó, người lao động hấu như không sử dụng dụng cụ lao động nên tỷ lệ mắc các bệnh bụi phổi, bệnh viêm xoang ở đây rất cao. Ô nhiễm khí tại các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng đang là vấn đề mang tính cấp bách cần có một giải pháp cải thiện kịp thời. Các lò nung vật liệu xây dựng thải ra các khí độc hại như  CO, CO2, SO2, NO2, bụi. Tại một số làng nghề, nồng độ khí CO, SO2 đã vượt tiêu chuẩn hàng chục lần, nồng độ bụi vượt 1- 2 lần đã làm cho không khí ở các làng nghề trở nên ngột ngạt, khó thở, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Nhiên liệu trong sản xuất VLXD thường là than hỗn hợp, hàm lượng lưu huỳnh cao, vì vậy lượng khí SO2 phát sinh không nhỏ. Khí này rất độc hại đối với sức khoẻ con người, khi nồng độ SO 2 cao có thể gây tử vong. Mặt khác lượng SO2 sinh ra trong điều kiện không khí có độ ẩm cao kết hợp với sự lan toả chậm sẽ làm axít hoá môi trường dẫn đến gây ăn mòn, gây tổn thương đường hô hấp, dẫn đến các bệnh nghề nghiệp sau: bệnh tai mũi họng, bệnh hô hấp, tổn thương mắt, rối loạn thần kinh... Vấn đề tai nạn lao động cũng cần được quan tâm đúng mức. Các sự cố thường xả ra như bỏng hơi, bỏng nhiệt, bị mảnh vỡ đá, đất văng vào người gây thương tích... Tỷ lệ mắc bệnh do sản xuất ở các làng nghề là rất cao: làng nghề Đông Tân (Thanh Hoá) và Kiện Khê (Hà Nam ) tỷ lệ mắc bệnh do sản xuất nghề lên tới 50%. Ngoài ra, do sản xuất không có quy hoạch và quản lý thiếu chặt chẽ đã dẫn đến việc khai thác đất bừa bãi ngoài đê làm gạch, ảnh hưởng xấu đến hệ thống đê kè, gây các sự cố về môi trường, đe doạ sự sống người dân. Công nghệ tái chế chất thải: việc thu gom rác thải sản xuất chưa được triệt để, chưa đạt tiêu chuẩn vệ sinh, gần khu dân cư, là môi trường thuận lợi để tạo các ổ dịch bệnh, ruồi muỗi phát triển gây mùi xú uế ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng. Nước của các bãi rác này thấm vào đất canh tác, làm chết hoặc giảm năng suất cây trồng. Mặt bằng sản xuất thường hạn chế, thiếu ánh sáng và không thông thoáng làm cho các khí, hơi độc không phát tán được, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của ngưồi lao động trực tiếp cũng như các họ dân xung quanh, làm tăng tỷ lệ mắc bệnh về đường hô hấp, da, mắt... của người dân. Nhìn chung do chưa có quy hoạch và đầu tư cho việc xử lý chất thải nên hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại các làng nghề còn sơ sài, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nên vấn đề ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, sức khoẻ người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Bảng : Thực trạng môi trường lao động, tình hình ô nhiễm môi trường xung quanh và chǎm sóc y tế tại các làng nghề: Số TT Tỉnh Các yếu tố độc hại trong môi trường lao động (Số công nhân tiếp xúc / % ) Các chất ô nhiễm ra môi trường xung quanh Cán bộ y tế tại cơ sở (% cơ sở) Hoá chất Vi khí hậu Bụi ồn Thiếu ánh sáng Không thông thoáng Lao động nặng 1 Bắc Ninh 93 59,6 134 85,9 149 95,5 123 78,8 4 3 3 2 78 50 Nước thải độc, bụi, ồn. 100% không có 2 Nam Định 25 17 112 77,8 114 79 131 91 21 15 116 81 21 14,6 Nước thải độc, hơi khí độc. 100% không có 3 Hưng Yên 78 61,9 93 73,8 87 69 61 48,4 102 81 104 83 56 44,4 Hơi khí độc, chì, hoá chất thuộc da, .. 100% không có (Nguồn : Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế) Điều kiện và môi trường lao động đáng lo ngại, nguy cơ tiếp xúc với bụi, nóng, ồn và hoá chất cao. Các chất gây ô nhiễm môi trường xung quanh chủ yếu là nước thải độc hại, hơi khí độc, hoá chất, bụi và ồn. Các ngành nghề gây ô nhiễm môi trường xung quanh thường là các cơ sở sản xuất giấy, dệt, cán thép, đúc, nhựa và vật liệu xây dựng. Gần 100% các cơ sở, các làng nghề không có cán bộ y tế. Khi ốm đau người lao động đến các cơ quan y tế khác nhau chủ yếu là trạn y tế xã và y tế tư nhân. * Tình hình sức khoẻ người lao động và tai nạn lao động tại các làng nghề: Đa số người lao động không được khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ. Bệnh tật của người lao động phổ biến là đau lưng, đau cột sống, hội chứng dạ dày, viêm phế quản, phổi, dị ứng ngoài da và đau mắt. Bảng : Tai nạn lao động tại các làng nghề trong 6 tháng đầu nǎm 1998 TT Các tai nạn thường gặp Tổng cộng Bắc Ninh Nam Định Hưng Yên Số CN Tỷ lệ % Số CN Tỷ lệ % Số CN Tỷ lệ % 1 Điện giật 3 1 0,64 1 0,69 1 0,79 2 Bỏng 31 16 11 15 11,9 3 Chấn thương chân tay (đứt, kẹt, sứt) 28 9 6,25 19 15 4 Bụi bắn vào mắt 2 2 0,46 (Nguồn : Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế) Kiến nghị - Các cơ quan quản lý các làng nghề cần phối hợp với các cơ quan liên quan (Lao động, Y tế …) để hướng dẫn các hộ gia đình ở các làng nghề thực hiện các quy định về an toàn và vệ sinh lao động. - Cần có các quy định riêng trong việc hoạch định các làng nghề để đảm bảo việc phát triển và thực hiện pháp luật. - Các cơ quan y tế địa phương cần hướng dẫn công tác y tế lao động xuống tuyến cơ sở để có thể chǎm sóc tốt sức khoẻ người lao động trong cụm dân cư ở các làng nghề. - Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục người lao động tự bảo vệ sức khoẻ trong lao động.  Môi trường Bắc Ninh - Những thách thức mới Trong những năm qua, cùng với tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mạnh mẽ, Bắc Ninh đang phải đối mặt với nhiều vấn đề khá bức xúc, trong đó đáng chú ý là tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Là tỉnh có diện tích nhỏ nhưng Bắc Ninh đã thể hiện sự vươn mình mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế - xã hội so với các tỉnh thành trong cả nước. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp và định hướng đến năm 2020 đưa thành phố Bắc Ninh trở thành đô thị loại II. Trong 5 năm qua, GDP của tỉnh tăng trưởng trung bình 15,1%/năm. Năm 2009, vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc về giá trị sản xuất công nghiệp (từ vị trí 19 năm 2004). Hiện tại, với 15 khu công nghiệp tập trung được phê duyệt, tỉnh đã thu hút khoảng 430 doanh nghiệp tham gia đầu tư với tổng số vốn FDI khoảng 3,4 tỷ USD, đứng thứ 7 toàn quốc, thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã góp một phần lớn làm nên tỷ trọng cao của công nghiệp trong cơ cấu GDP. Với các khu công nghiệp tập trung hiện đã, đang và sẽ đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được việc đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của khu công nghiệp đô thị và dịch vụ, thu hút đông đảo các nhà đầu tư thuộc các tập đoàn, tổng công ty có nhiều tiềm lực về tài chính, có bề dày kinh nghiệm trong việc quy hoạch xây dựng và quản lý vận hành hạ tầng khu công nghiệp tập trung trong và ngoài nước như Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng Vigracera, Tổng công ty phát triển đô thị Kinh Bắc, tập đoàn Canon, Samsung… Việc đầu tư hạ tầng cơ sở được thực hiện bởi các đơn vị này là nền tảng để thu hút các tập đoàn tài chính quốc tế và khu vực, các dự án đầu tư sản xuất có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến sử dụng ít nguyên, nhiên liệu và năng lượng để tạo ra một đơn vị sản phẩm có giá trị cao, giảm tải lượng chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu về kinh tế đạt được, Bắc Ninh đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về ô nhiễm chất lượng môi trường. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí tại một số làng nghề đã ghi nhận nồng độ một số chất ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần (nồng độ SO2 vượt 4 – 5 lần; nồng độ NO2 vượt 3 – 4 lần). Nồng độ bụi trong không khí tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn vượt ngưỡng cho phép. Tại các điểm nút giao thông như ngã tư Cổng Ô, thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn nồng độ bụi và tiếng ồn luôn đứng ở mức cao. Bên cạnh ô nhiễm không khí, tình trạng chất thải rắn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh cũng đang ở mức báo động. Lượng rác thải sinh hoạt thải ra trung bình khoảng 533 tấn/ngày và khoảng 2 tấn rác thải y tế; dự báo đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên là 704 tấn/ngày và 4 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt còn thấp, chỉ đạt khoảng 51%. Trong khi đó, trên địa bàn toàn tỉnh hiện chỉ có 2 bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh phục vụ cho địa bàn thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, các địa phương khác không có hoặc có bãi chôn lấp rác thải, hoạt động tạm thời, không được khảo sát, thiết kế, xây dựng và vận hành theo đúng quy định quản lý rác thải nên đang gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Nước thải tại các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh hiện cũng đang ở mức báo động. Chỉ tính riêng ở 3 cụm công nghiệp là Châu Khê, Phong Khê và Phú Lâm, tổng lưu lượng nước thải mỗi ngày trung bình lên tới 22.000 – 23.000 m3 được xả thẳng ra môi trường bên ngoài không qua bất cứ hệ thống xử lý nào. Nhiều thông số trong nước thải vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần, điển hình như tại cụm công nghiệp Phong Khê, hàm lượng COD vượt 23 lần, hàm lượng BOD vượt 17 lần. Nhằm giải quyết tốt mối quan hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển bền vững, tỉnh Bắc Ninh cần chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt hơn nữa hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của mỗi người dân, đặc biệt đối với các nhà hoạt động chính sách và quy hoạch phát triển kinh tế. Chỉ đạo và thực hiện tốt quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung, thu hút và lựa chọn các dự án đầu tư có công nghệ sạch, công nghệ ít phát sinh chất thải. Sớm chỉ đạo và tổng kết việc quy hoạch và phát triển cụm công nghiệp, đặc biệt là những cụm công nghiệp làng nghề sử dụng nguyên liệu là phế liệu, phế thải. Kiên quyết không mở rộng và phát triển các khu công nghiệp vừa và nhỏ khi không có đơn vị kinh doanh hạ tầng đủ năng lực xây dựng, quản lý và vận hành. Khuyến khích công tác xã hội hoá các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tham gia các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, tái sử dụng chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường. Tập trung nguồn lực đầu tư, xử lý dứt điểm một số khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng tại Phong Khê, Phú Lâm, Châu Khê. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Bảo vệ môi trường. Kiên quyết xử lý các cơ sở cố tình vi phạm hay trốn tránh trách nhiệm xử lý nguồn thải. Hà Minh Hoạ   Ô nhiễm môi trường làng nghề Phú Lâm -Tiên Du-Bắc Ninh Thứ Sáu, 05/11/2010 - 9:57 AM Phú Lâm (Tiên Du) là một trong 2 địa phương có nghề tái chế giấy tiêu biểu của tỉnh. Cùng với chủ trương phát triển công nghiệp gắn với việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp làng nghề thì cụm công nghiệp giấy Phú Lâm được hình thành với diện tích 18,16 ha. Hiện nay đã có khoảng 15 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất và đi vào hoạt động. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây vẫn còn nhiều điều cần phải khắc phục. Công nghệ cũ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ sử dụng tái chế giấy tại Phú Lâm là công nghệ đơn giản, dễ áp dụng ở quy mô vừa và nhỏ, với loại sản phẩm không yêu cầu có chất lượng cao, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân. Khi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Phú Lâm, một số ít cơ sở đã mạnh dạn đầu tư nhập thiết bị công nghệ của Trung Quốc, thuê các chuyên gia điều hành máy móc tạo ra sản phẩm có chất lượng như giấy Duplex, Krapt, giấy in, giấy viết học sinh… nhưng số lượng còn rất khiêm tốn. Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị sử dụng thuộc loại cũ (đã qua thanh lý của các cơ sở sản xuất công nghiệp), hoặc chắp vá không đồng bộ. Quá trình vận hành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả sản xuất không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu, vấn đề vệ sinh công nghiệp không được chú ý. Do đó môi trường ngày càng ô nhiễm. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý môi trường thì tác động chính đối với môi trường của làng nghề tái chế giấy là quá trình sản xuất bột giấy và tẩy trắng. Nước thải của các cơ sở sản xuất đã ảnh hưởng tới các nguồn nước mặt của địa phương. Kết quả phân tích chất lượng nước thải và nước sông Ngũ Huyện Khê tại địa phận xã Phú Lâm cho thấy. Nước sông Ngũ Huyện Khê có độ màu cao, vượt tiêu chuẩn cho phép 3,3-4,22 lần; chất lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,4-1,6 lần. Tại cống thải chung, nước thải thuộc loại trung tính, có độ màu cao, chứa nhiều chất lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,56 lần, chỉ số COD vượt tiêu chuẩn cho phép 6,17 lần, BOD vượt 2,6 lần. Do hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải cao nên lượng ô xy hoà tan tại các mương dẫn nước thải hầu như không có và nước thải trong tình trạng thiếu khí dẫn đến quá trình phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khó chịu. Chất lượng nguồn nước ở Phú Lâm đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt, bệnh da liễu, bệnh đường ruột… cho người dân sống trong vùng và khu vực xung quanh. Môi trường không khí đang bị suy giảm do khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Khí thải từ lò hơi là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nhất. Trung bình mỗi hộ sản xuất có từ 1-2 lò hơi, các cơ sở sản xuất lớn số lượng lò hơi có thể tăng thêm nhiều. Khí thải từ lò hơi bao gồm nhiều thành phần khí độc hại: SO2, NOx, CO… Ngoài ra còn một lượng bụi lớn, bụi không chỉ phát sinh từ lò hơi mà còn phát sinh từ một số khâu khác của quá trình sản xuất như chuẩn bị nguyên liệu, xeo, cuộn, bao gói sản phẩm. Không khí làng nghề còn bị ô nhiễm bởi mùi phát sinh trong quá trình ngâm phế liệu và phân huỷ chất thải rắn… Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm đã đến mức báo động. Để ngăn chặn tình trạng này gia tăng, địa phương đã quy hoạch cụm công nghiệp (CCN). Song để phát huy hiệu quả của việc quy hoạch CCN đối với vấn đề bảo vệ môi trường thì cần nhanh chóng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của cả cụm. Mỗi doanh nghiệp trong CCN phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải sơ bộ. Áp dụng quy trình 2 bước để xử lý nước thải là xử lý sơ bộ tại xưởng sản xuất và xử lý tập trung. Áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách: xây dựng hệ thống xử lý khí thải độc hại bằng phương pháp hấp thụ, phun dung dịch sữa vôi trong buồng xử lý; thay thế các lò hơi cũ bằng lò hơi mới có hệ thống xử lý khí thải, lọc bụi. Tuy nhiên để làm được điều này ngoài sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của chính quyền các cấp, thì sự nỗ lực của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng. Nhất là chủ động đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư thiết bị xây dựng hệ thống xử lý các chất thải ngay tại cơ sở. Người lao động, người dân làng nghề và ngay cả chủ một số doanh nghiệp phải coi bảo vệ môi trường là việc không phải chỉ của các cấp chính quyền mà còn là của chính họ. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường. Phú Lâm nên xây dựng hương ước bảo vệ môi trường, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Theo BBN Xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn phụ thuộc cộng đồng dân cư 21/08/2010 Bảo vệ môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề hiện nay là rất quan trọng. Nguyên phó Viện trưởng Viện Khoa học- Công nghệ Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đặng Thị Kim Chi cho rằng, phải có sự hợp tác chặt chẽ từ các cấp chính quyền cho tới người sống trong làng nghề và người trực tiếp làm nghề. - Cùng với sự phát triển của làng nghề tại Hà Nội, bà đánh giá như thế nào về tình trạng ô nhiễm của các làng nghề hiện nay? Theo kết quả khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước do Bộ Tài nguyên - Môi trường tổ chức cho thấy, hiện có tới 46% làng nghề môi trường bị ô nhiễm nặng đối với không khí, nước và đất; ô nhiễm vừa và nhẹ đều chiếm 27%... Bà Đặng Thị Kim Chi: Môi trường làng nghề ô nhiễm hiện nay còn tùy thuộc vào từng nghề khác nhau. Ví dụ như nghề thêu ren mức độ ô nhiễm không hơn so với sự ô nhiễm tại một làng thuần nông, còn nghề mây tre, nếu chỉ đan thì không có vấn đề gì nhưng nếu có phẩm nhuộm hay dùng thuốc sấy chống mốc chứa lưu huỳnh mới gây ô nhiễm. Còn lại, các làng nghề tái chế chất thải như tái chế nhựa, tái chế giấy, có khí thải, nước thải, chất thải rắn… gây ô nhiễm nhiều nhất đối với phần môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.        Tôi cho rằng sự ô nhiễm tại làng nghề phụ thuộc nhiều vào đặc điểm loại hình sản xuất và chất thải phát sinh. Ô nhiễm làng nghề là ô nhiễm trên diện rộng, tập hợp từ nhiều điểm ô nhiễm nhỏ khác nhau là các cơ sở sản xuất trong làng nên việc xử lý rất khó khăn. Ngoài ra, việc thu gom lại tập trung xử lý rất tốn kém, mà xử lý cục bộ tại từng cơ sở sản xuất trong làng thì không đủ diện tích và cũng khó vận hành. Thêm nữa, do phần lớn hoạt động sản xuất tại các làng nghề là thủ công, công nghệ lạc hậu, thiết bị chắp vá nên lượng chất thải phát sinh khá nhiều, lại không được thu gom xử lý, làm cho tình trạng ô nhiễm tại nhiều làng nghề trở nên trầm trọng hơn và ngày càng trở nên bức xúc. - Vậy theo bà, nguyên nhân nào gây ô nhiễm tại các làng nghề? Bà Đặng Thị Kim Chi: Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề. Đầu tiên là do hoạt động của đại đa số làng nghề là tự phát tại các vùng nông thôn. Người dân làng nghề với nếp nghĩ của người chủ tiểu nông thường quan tâm tới lợi ích thu đuợc từ sản phẩm mà ít quan tâm tới các tác hại do sản xuất nghề gây nên. Thứ hai là do các công nghệ thiết bị ở mỗi làng nghề phần lớn còn lạc hậu. Tại một số cơ sở sản xuất phát triển, tỷ lệ nhập những thiết bị công nghệ tiên tiến để sản xuất còn rất ít, có đến 70% công nghệ thủ công, cơ khí lạc hậu nên rất dễ gây ô nhiễm. Thứ ba là trình độ lao động thấp kém, đa số không được đào tạo tại các trường dạy nghề mà chủ yếu là chuyển giao theo kiểu truyền miệng, chỉ dẫn bằng tay nên vấn đề bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường thường không hoặc rất ít được trang bị. Cuối cùng, đôi khi có những cơ sở sản xuất biết là độc hại nhưng do hạn chế về vốn nên không đủ khả năng để trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm. Còn điểm nữa gây khó khăn trong việc xử lý ô nhiễm làng nghề là quan hệ sản xuất ở các làng nghề mang tính dòng tộc, hàng xóm làng giếng nên khó có biện pháp mạnh. - Để cải thiện môi trường các làng nghề thì biện pháp nào là hiệu quả, thưa bà? Bà Đặng Thị Kim Chi: Trước tiên, phải có những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề bền vững bao gồm chính sách bảo vệ môi trường và hỗ trợ bảo vệ môi trường cho các làng nghề. Tiếp theo là nâng cao trình độ nhận thức về bảo vệ môi trường trong cộng đồng làng nghề, từ chính người sản xuất và người không làm nghề nhưng sống trong làng nghề và nhận thức về bảo vệ môi trường của những cán bộ chính quyền của địa phương có làng nghề. Bên cạnh đó, cần tăng cường các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tại làng nghề, có thể tuyên truyền ở các trường học, các hội như hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội người cao tuổi. Hiện nay, hệ thống quản lý môi trường mới chỉ đến cấp huyện, đối với các xã có làng nghề nên tăng cường hệ thống quản lý, phát hiện kịp thời các hiện tượng ô nhiễm môi trường. Việc quy hoạch lại các cơ sở sản xuất tại các làng nghề cũng cần chú ý nhiều tới đặc thù của quy mô và loại hình sản xuất  cho phù hợp với từng làng nghề. - Đến nay đã có những làng nghề áp dụng KH- CN và trên thực tế môi trường các làng nghề này có cải thiện rõ rệt. Bà đánh giá thế nào về vai trò ứng dụng KH- CN trong vấn đề giải quyết ô nhiễm ở các làng nghề? Bà Đặng Thị Kim Chi: Áp dụng KH-CN trong vấn đề này là rất cần thiết, trước hết là khâu phòng ngừa, tức là áp dụng những công nghệ thân thiện với môi trường trong sản xuất tại các làng nghề. Trước mắt, nên áp dựng các biện pháp sản xuất sạch hơn trong quá trình sản xuất vì quá trình sản xuất tại các làng nghề còn thủ công, lạc hậu. Chỉ cần áp dụng một số biện pháp như tiết kiệm nước, tiết kiệm than… có thể cho hiệu quả nhìn thấy, điều này sẽ giúp người dân dễ tiếp thu hơn. Vừa qua, đã có một số mô hình xử lý ô nhiễm tại một số địa điểm làng nghề đã cho kết quả tốt, nhưng khi đem ra nhân rộng mô hình lại không đạt hiệu quả cao. Hiện nay, Tổng cục Môi trường cũng đang thực hiện dự án lớn về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, trong đó có những hoạt động như giới thiệu các mô hình về xử lý chất thải tại các làng nghề. Thiết nghĩ, vấn đề môi trường của các làng nghề chỉ thực sự có hiệu quả do chính cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia giải quyết, với sự giúp đỡ của các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà khoa học và của các tổ chức xã hội. - Xin cám ơn bà! Hoàn Nga thực hiện Xử lý nước thải làng nghề, bảo vệ tài nguyên nước (09:25:16 Ngày 19/07/2010) Làng nghề Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng có tính chất hiện tượng, đặc biệt ở lưu vực sông Hồng - Thái Bình, nơi tập trung 60% công nghiệp làng nghề. Làng nghề được xem là một biện pháp quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, nơi có 75% dân số Việt Nam sinh sống. Ở các làng nghề có khoảng 40.500 doanh nghiệp, 80% là kinh doanh gia đình. Tuy nhiên, mật độ dân số và số dân quanh các làng nghề đang gia tăng, thêm vào đó ý thức bảo vệ môi trường, nguồn nước của người dân khu vực này còn hạn chế. Nước thải, rác thải chưa được xử lý xả thẳng ra các con sông, suối, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh khu dân cư tập trung. Thực trạng ô nhiễm Hiện cả nước có 1.450 làng nghề theo 6 loại hình: Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu 197 làng (chiếm 13,6%); ươm tơ, dệt vải, đồ da 173 làng (chiếm gần 12%); thủ công mỹ nghệ, thêu ren 618 làng (chiếm 42,6%); sản xuất vật liệu xây dựng 31 làng (chiếm 2,14%), còn lại các làng nghề khác 341 làng. Các làng nghề đều gây ra ô nhiễm không khí như bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO, NOx là hết sức phổ biến. Trong đó các khí COx, NOx là các tác nhân gây hiệu ứng nhà kính. Các khí độc hại này còn được sinh ra trong quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải hữu cơ dạng rắn như H2S, NH3, CH4… Kết qủa phân tích chất lượng nước thải tại các làng nghề cho thấy: Hàm lượng độc hại đang ở mức đáng báo động, vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại hầu hết các làng nghề chỉ tiêu BOD, COD, SS đều lớn hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn, các chất gây ô nhiễm này không được xử lý sẽ phát sinh ra nhiều dạng khí gây ô nhiễm môi trường như CH4, H2S, NH3… Cả nước có 13 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Làng nghề sản xuất vôi hàu (Bao Vinh - Tp Huế); làng nghề Nha Xá (Duy Tiên - Hà Nam); khu vực làng nghề Đông Tân - Đông Hưng (Đông Sơn - Thanh Hóa); làng rượu Vân (Bắc Ninh); làng nghề tái chế đồng kẽm (Lạc Đạo), làng nghề tái chế nhựa Minh Khai, làng nghề sản xuất bột dong riềng, làng thuộc da Liêu Xá (Hưng Yên); làng nghề giết mổ gia súc gia cầm (Hải Dương); các làng nghề dệt nhuộm (Thái Bình); tinh lọc bột sắn (Huế) và làng nghề Phúc Lâm (Bắc Giang). Các chất thải rắn, nước thải ở các làng nghề này được thu gom rất thủ công và đem chôn lấp đơn giản, đổ xuống dòng sông đang là nguồn gây ô nhiễm đất và nước. Trong tổng lượng nước sử dụng cho các làng nghề, chế biến thực phẩm sử dụng nhiều nước nhất, chiếm 37% tổng lượng nước sử dụng của các làng nghề trên toàn quốc. Điều này sẽ dẫn đến gia tăng cấp nước, đôi khi ở những vùng vốn đã căng thẳng, và sẽ có vấn đề nảy sinh là lượng nước thải lớn. Đáng chú ý, tại các làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là chất rắn như xơ sợi, bột giấy trong nước thải. Nước thải chứa lượng lớn các hoá chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông và phẩm màu… với hàm lượng BOD5 và COD vượt 4-6 lần tiêu chuẩn cho phép, hàm lượng Phenol trong nước thải cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép 10 lần. Phần lớn nước thải của các làng nghề tái chế giấy đều không qua xử lý, được đổ thẳng vào kênh mương, ao hồ trong khu dân cư và hoà vào hệ thống tiêu thoát nước chung, gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong địa phương mà còn lan ra các khu vực khác. Ở Nam Định, hiện trạng ô nhiễm môi trường, nguồn nước tại các làng nghề chủ yếu đang diễn ra dưới dạng ô nhiễm tập trung trên phạm vi một khu vực, ảnh hưởng trực tiếp không gian liền kề là khu sinh hoạt dân cư. Theo số liệu điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định, 100% số làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải làng nghề được đổ trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch và chảy ra sân vườn chung quanh hộ gia đình. Tình hình ô nhiễm do nguồn nước thải sinh ra từ các làng nghề rất khác nhau cả về thành phần và lượng thải, nhưng ảnh hưởng đến đời sống khu dân cư nhiều nhất là nhóm làng  nghề sản xuất cơ khí, chế biến gỗ - mây, tre đan và làng nghề dệt, tẩy, nhuộm, tái chế nhựa. Làng nghề Bình Yên, xã Nam Thanh, huyện Nam Trực chuyên nấu, cán nhôm là một ví dụ điển hình về ô nhiễm môi trường. Cả ba thông số phân tích của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường tỉnh thời gian gần đây đều cho kết quả đáng lo ngại: Lượng Phốt-pho tổng vượt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) từ 1,09 đến 7,6 lần, thông số kẽm vượt TCVN từ 7,7 đến 33,8 lần, đáng chú ý thông số Cr6+ vượt TCVN từ 32 đến gần… ba nghìn lần ở tất cả các mẫu phân tích… Những khó khăn và các giải pháp khắc phục Hoạt động sản xuất làng nghề thường gắn với từng gia đình, có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, đồng thời phụ thuộc vào nhu cầu, đòi hỏi tức thời của thị trường. Làng nghề thường phát triển một cách tự phát không có quy hoạch. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế cho dù ngành Tài nguyên và Môi trường từ tỉnh đến cơ sở đã rất coi trọng việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác này. Hiện các cấp chính quyền chưa có cơ chế, chính sách phù hợp hỗ trợ sản xuất di chuyển địa điểm. Các chính sách đang được thực hiện như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, vay vốn ngân hàng chỉ phù hợp với cơ sở sản xuất lớn như công ty, trong khi số đơn vị sản xuất trong làng nghề là cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ, quy mô hộ gia đình rất cần để xử lý ô nhiễm môi trường, nước thải tại các làng nghề, chính quyền địa phương có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp đối với sản xuất làng nghề, trong đó có hỗ trợ di dời cơ sở sản xuất bị ô nhiễm, vay đầu tư, hỗ trợ xử lý nước thải, chất thải. Bên cạnh đó, cần có tiêu chí cụ thể để xác định, đánh giá, xét công nhận làng nghề, từ đó có kế hoạch, định hướng đúng trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường làng nghề. Đồng thời, tăng cường công tác cấp phép xả nước thải, chất thải vào nguồn nước… GS Đặng Thị Kim Chi, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, môi trường làng nghề còn rất nhiều việc cần các nhà khoa học, công nghệ quan tâm, tham gia giải quyết. Cần phải có ngày càng nhiều công nghệ ít chất thải áp dụng vào làng nghề, nhưng các công nghệ này phải đáp ứng các tiêu chí đặc biệt và phải dung hòa được nhiều vấn đề có tính mâu thuẫn là tốt, rẻ, vận hành đơn giản, mang lại hiệu quả kinh tế… Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mặc dù các biện pháp bảo vệ môi trường, nguồn nước làng nghề đã được triển khai, nhưng môi trường tại các làng nghề vẫn tiếp tục suy thoái do còn nhiều bất cập, hạn chế chưa được giải quyết. Cụ thể, chức năng, nhiệm vụ bảo vệ môi trường làng nghề của các bộ ngành, địa phương chưa rõ ràng và còn chồng chéo. Tuy đã có quy hoạch nhưng các cụm, khu công nghiệp tập trung của các làng nghề vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa có hệ thống quản lý môi trường chung và giống với khu giãn dân, là hình thức mở rộng ô nhiễm, việc triển khai các công cụ quản lý còn nhiều yếu kém… Phương án chủ yếu để giải quyết, khắc phục ô nhiễm tại các làng nghề này là di chuyển địa điểm hay quy hoạch, cải tiến tổ chức sản xuất và áp dụng công nghệ vào việc xử lý rác thải. Được biết, hiện nay, với công nghệ bể tuyển nổi, của GS. TS Đặng Thị Kim Chi, trường Đại học Bách khoa Hà Nội đang áp dụng hiệu quả ở một số làng nghề sản xuất, tái chế giấy có thể giảm 70-80% lượng nước thải, thu hồi đến 75% bột giấy trong quá trình sản xuất… Hy vọng, với công nghệ bể tuyển nổi trên sẽ được nhân rộng góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nguồn nước tại các làng nghề ở Việt Nam./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtài liệu môi trường phú lâm.docx
Tài liệu liên quan