Tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình: Xã hội học số 1 (101), 2008 39
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Tác động của quá trình đô thị hóa
đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình
(Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội)P0F*P
nguyễn thị kim hoa
Sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm diễn ra ở cả khu vực nông thôn và đô thị,
với vai trò là các bộ phận cơ bản trong cấu trúc xã hội, tác động trở lại xã hội, hệ
thống tổ chức và các quan hệ xã hội. Là một nước có dân số đông (năm 2005 là 82,8
triệu), trong tháp lao động Việt Nam (2005) có tới 82% lực lượng lao động không lành
nghề mà chủ yếu là lao động trong khu vực nông nghiệp. Do đó, khi cơ cấu lại ngành
nghề kinh tế đã diễn ra quá trình cơ cấu lại lực lượng lao động cho phù hợp với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi chuyển đổi từ lao động nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động này cần phải có
thời gian và nhiều điều kiện khác để có thể trở thành một cấu trúc lao động ổn định. ...
8 trang |
Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học số 1 (101), 2008 39
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
Tác động của quá trình đô thị hóa
đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình
(Trường hợp xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội)P0F*P
nguyễn thị kim hoa
Sự biến đổi cơ cấu lao động việc làm diễn ra ở cả khu vực nông thôn và đô thị,
với vai trò là các bộ phận cơ bản trong cấu trúc xã hội, tác động trở lại xã hội, hệ
thống tổ chức và các quan hệ xã hội. Là một nước có dân số đông (năm 2005 là 82,8
triệu), trong tháp lao động Việt Nam (2005) có tới 82% lực lượng lao động không lành
nghề mà chủ yếu là lao động trong khu vực nông nghiệp. Do đó, khi cơ cấu lại ngành
nghề kinh tế đã diễn ra quá trình cơ cấu lại lực lượng lao động cho phù hợp với quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khi chuyển đổi từ lao động nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ, lực lượng lao động này cần phải có
thời gian và nhiều điều kiện khác để có thể trở thành một cấu trúc lao động ổn định.
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành các chính sách hướng vào giải quyết
cơ bản vấn đề lao động - việc làm khu vực nông thôn, đặc biệt các khu vực nông thôn
được quy hoạch phát triển đô thị.
Luật Đất đai được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003
quy định: “Người bị thu hồi đất loại nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có
cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá
trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi. Trường hợp thu hồi đất của
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất mà không có đất để bồi thường cho việc tiếp tục
sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền, người bị thu hồi đất còn được nhà
nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề, bố trí việc làm mới”.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 quy định
hỗ trợ kinh phí dạy nghề để chuyển đổi nghề cho người nông dân khi thu hồi đất
nông nghiệp và Nghị định 179/NĐ-CP (thay thế Nghị định 22) quy định về bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân khi thu hồi đất và Quyết định số
81/2005/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn.
Từ Liêm là một huyện ngoại thành Hà Nội, có tốc độ đô thị hóa nhanh với
khoảng 200 dự án đầu tư chủ yếu là phát triển khu đô thị từ năm 2000 - 2005. Xã
Mễ Trì thuộc vùng quy hoạch đô thị quan trọng với các dự án lớn được triển khai:
Xây dựng các khu Liên hợp thể thao Quốc gia Mỹ Đình - Mễ Trì, Trung tâm Hội nghị
* Bài viết sử dụng tư liệu của cuộc nghiên cứu của Khoa Xã hội học (Trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn Hà Nội) về: “Sự biến đổi của người dân ven đô trong quá trình đô thị hóa” tại xã Mễ Trì, huyện
Từ Liêm, thành phố Hà Nội ở thời điểm tháng 5/2006. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
và định tính với cỡ mẫu khảo sát là 598 hộ gia đình kết hợp với phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung.
Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
40
Quốc gia; đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, phát triển khu nhà ở và chung cư hiện đại
Quá trình đô thị hóa tạo ra những biến đổi mạnh mẽ trong cuộc sống của người dân
vùng ven đô, là vùng đệm cho bước chuyển từ nông thôn sang thành thị. Bên cạnh
những tác động tích cực của quá trình đô thị hóa, vẫn còn không ít những bất cập
cần giải quyết, đặc biệt là vấn đề lao động việc làm đối với bộ phận dân cư nông thôn
ở trong tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm khi bị thu hồi đất.
Xã Mễ Trì nằm phía tây huyện Từ Liêm, có diện tích tự nhiên là 7,06kmP2P,
chiếm 9,42% tổng diện tích toàn huyện, nằm cận sát với khu vực nội thành Hà Nội.
Thống kê dân số hàng năm của xã cho thấy giai đoạn 1995 - 2000, tỷ lệ tăng dân số
các năm tương đối đều. Từ năm 2000 đến nay, dân số toàn xã có xu hướng tăng
nhanh; đặc biệt năm 2003 có tỷ lệ tăng dân số cao nhất 2,43%, trong đó gia tăng tự
nhiên là 1,58%, gia tăng cơ học là 0,58%. Năm 2004 xã có 3891 hộ gia đình với tổng
số dân là 19589 người. Năm 2005 xã có 4.494 hộ và số dân tăng lên nhiều hơn nữa.
Bảng 1: Dân số xã Mễ Trì qua các năm
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tổng dân số toàn xã (người) 16296 18.407 19.598
Dân số tăng thêm mỗi năm (người) 1.184 2.111 1.182
Tổng số gia đình (hộ ) 3.325 3.330 3.891 4.494
Mễ Trì có 3 thôn: Mễ Trì Hạ, Mễ Trì Thượng, và Phú Đô. Mễ Trì là xã thuần
nông và có 2 nghề phụ: nghề làm bún và nghề làm cốm. Nghề làm bún ở thôn Phú Đô
cung cấp đến 70% mặt hàng này cho thị trường Hà Nội, nghề làm cốm du nhập vào
Mễ Trì cách đây 1000 năm và là nghề truyền thống có thu nhập cao cho 2 thôn Mễ
Trì Thượng và Mễ Trì Hạ.
Cơ cấu lao động của xã cũng đã có nhiều biến đổi, nhất là từ năm 2003 đến
nay, tỷ lệ hộ nông nghiệp giảm mạnh. Số hộ làm việc trong ngành thương mại và
dịch vụ ngày càng tăng mạnh năm 2003 là 5,1%, năm 2004 tăng lên 29,0%, đến năm
2005 tăng đến 31,8%. Số hộ làm việc trong ngành tiểu thủ công nghiệp có sự thay đổi
không ổn định và giảm dần, đặc biệt các hộ làm ngành nghề khác chiếm tỷ lệ cao
trong xã, năm 2005 là 40%.
Bảng 2: Dân số xã Mễ Trì phân theo ngành nghề
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ %
Hộ nông nghiệp 1779 44.1 1650 42.4 1123 24.9
Hộ tiểu thủ công nghiệp 270 8.1 277 7.1 130 2.9
Hộ thương mại, dịch vụ 370 5.1 835 29.0 1430 31.8
Hộ làm nghề khác 931 42.7 1129 21.5 1181 40.4
Tổng số 3350 100.0 3891 100.0 4494 100.0
Nguồn: Kết quả tổng hợp thông tin chung, năm 2005, UBND xã Mễ Trì.
Từ năm 2000 - 2005, xã có 3.354 hộ (86,2% tổng số hộ gia đình toàn xã) bị thu
hồi 180,27 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Trong đó, số hộ thuần nông bị thu
hồi đất chiếm 65,2% trên tổng số hộ bị thu hồi đất.
Nguyễn Thị Kim Hoa
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
41
Bảng 3: Hộ gia đình bị thu hồi giai đoạn 2000 - 2005 phân theo ngành nghề sản xuất kinh doanh
của xã Mễ Trì
Ngành nghề sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình Số hộ gia đình bị thu hồi đất (hộ) Tỷ lệ (%)
Thuần nông nghiệp 2181 65,2
Nông nghiệp và phi nông nghiệp 983 29,3
Phi nông nghiệp 185 5,5
Tổng 3354 100.0
Nguồn: Kết quả tổng hợp thông tin chung, năm 2005, UBND xã Mễ Trì.
Tỷ lệ hộ bị thu hồi đất cao đã làm biến đổi về việc làm, ngành nghề và thu
nhập. Bên cạnh những tác động tích cực còn không ít những tác động tiêu cực của
quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình nằm trong
khu vực quy hoạch phát triển đô thị.
1. Những tác động tích cực
1.1. Quá trình đô thị hóa đã tác động rất tích cực tới các vùng nông thôn nói
chung và xã Mễ Trì nói riêng. Việc thu hồi đất sản xuất nông nghiệp đã thúc đẩy quá
trình chuyển đổi cơ cấu lao động và việc làm của các hộ gia đình từ lĩnh vực nông
nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp.
Kết quả khảo sát cho thấy diện tích đất bị thu hồi bình quân một hộ của xã
đối với đất ở, đất vườn là 78,3mP2P, đất sản xuất nông nghiệp là 828,1mP2P. So với năm
2004, xu hướng phát triển kinh tế toàn xã vẫn chuyển dịch theo cơ cấu thương mại
dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp làng nghề và sản xuất nông nghiệp, số lượng hộ gia
đình tiếp tục chuyển sang làm dịch vụ buôn bán ngày càng nhiều, hình thức phong
phú hơn, chất lượng hàng sản xuất được cải tiến, đảm bảo được nhu cầu thị trường.
Tính đến tháng 6/2005 toàn xã có khoảng 1420 hộ làm dịch vụ buôn bán nhỏ, tăng
250 hộ so với cuối năm 2004, số hộ sản xuất chăn nuôi tiếp tục giảm. Thu nhập kinh
tế của các hợp tác xã từ nguồn dịch vụ nông nghiệp giảm hẳn chỉ còn mức thu từ
kinh doanh dịch vụ điện là chủ yếu.
Quy mô, cơ cấu việc làm, ngành nghề của lực lượng lao động trong gia đình bị
thu hồi đất chuyển đổi mạnh hơn so với lực lượng lao động trong gia đình không bị
thu hồi đất. Sự biến đổi theo hướng giảm số lượng việc làm ở khu vực nông nghiệp và
tăng số lượng việc làm ở khu vực thương mại và dịch vụ đã khiến cho cơ cấu ngành
nghề của lực lượng lao động cũng biến đổi theo xu hướng giảm tỷ trọng trong nông
nghiệp và tăng tỷ trọng trong thương mại và dịch vụ. Các hộ gia đình bị thu hồi đất
buộc họ phải tìm mọi cách để sinh kế.
1.2. Đô thị hóa đã tạo điều kiện cho lực lượng lao động của các hộ gia đình
phát huy tính chủ động, năng động hơn, có nhiều cơ hội tiếp cận và phát triển các
việc làm phi nông nghiệp và sử dụng nguồn vốn xã hội sẵn có hiệu quả hơn.
Nhiều gia đình xây nhà trọ cho thuê, đối tượng thuê nhà cũng rất đa dạng
như: người lao động ngoại tỉnh đến làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn,
lao động dịch vụ làm việc trong các công trình xây dựng, học sinh, sinh viên thuê
nhà, người dân đến mua đất xây dựng nhà, thợ xây
Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
42
“Sau khi bị thu hồi đất, gia đình chúng tôi xây vài căn phòng cho thuê nhà
trọ, mỗi tháng cũng thu được khoảng 200.000đồng/1 phòng, sau khi trừ hết các
khoản chi phí điện, nước thì thu nhập cũng được cao hơn so với làm nông nghiệp
trước đây” (Nữ, 48 tuổi, Mễ Trì Thượng)
Đô thị hóa, gia tăng dân số cơ học nhanh, làng thành phố, lối sống đô thị đi
kèm với đời sống dịch vụ. Nhiều hộ gia đình mở các loại dịch vụ Ineternet, hiệu cầm
đồ, dịch vụ gội đầu, matsa, karaoke,
Những người có trình độ học vấn cao sử dụng tiền đền bù và tiền bán đất hợp
lý, họ đầu tư giáo dục, học nghề, việc làm và kinh doanh dịch vụ. Cuộc sống gia đình
họ nhanh chóng ổn định và phát triển.
1.3. Đô thị hóa đã thúc đẩy các gia đình quay trở lại đầu tư phát triển ngành
nghề truyền thống: nghề làm bún, nghề làm cốm.
Đây là 2 nghề truyền thống nổi tiếng của xã và đã có từ lâu đời, người dân thôn
Phú Đô rất tự hào vì là một trong hai nơi làm bún ngon, hàng ngày cung cấp bún cho
cả Hà Nội. Cốm Mễ Trì cũng được người Hà Nội khen ngon chỉ sau cốm Vòng. Năm
2005, số hộ sản xuất, chế biến bún, cốm là 1.100/4720 hộ chiếm 24,15%. Trong Quy ước
làng văn hóa thôn Phú Đô được quy định ở điều 27 như sau: “Các gia đình sản xuất
bún phải đảm bảo vệ sinh môi trường làm bún cũng như vệ sinh an toàn sản phẩm
bún. Bún phải bảo đảm chất lượng trắng, mịn, dẻo, dai, không ôi chua luôn cải tiến
quy trình và công nghệ làm bún để sản phẩm bún ngày càng ngon hơn. Tuyệt đối
không dùng hóa chất hoặc bất cứ hình thức nào pha trộn vào gạo, vào bột để giữ uy
tín, duy trì và phát triển làng nghề truyền thống đã có tiếng tăm lâu đời”.
Mặc dù nghề làm bún, cốm cũng khá vất vả, nhưng nhiều hộ gia đình không
còn đất nông nghiệp, họ đã tập trung đầu tư cho 2 nghề này để sinh kế.
“Gia đình tôi phải làm thêm, làm thuê, đặc biệt nghề làm cốm để tăng thu
nhập, vì đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi hết rồi” (Nữ, 35 tuổi, Mễ Trì Hạ).
“Hiện nay chúng tôi phải tập trung đầu tư nghề làm bún thì mới đủ sống vì
ruộng bị thu hồi hết, trước đây gia đình tôi nuôi lợn, trồng lúa, màu là chính, làm
bún chỉ là phụ lấy tiền chi tiêu hàng ngày” (Nam, 43 tuổi, Phú Đô)
1.4. Đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch từ lao động trong phạm vi gia
đình, làm kinh tế hộ, sang khu vực lao động ngoài gia đình hoặc làm công ăn lương. Nhờ
sự chuyển đổi việc làm và mở rộng quy mô việc làm đã giúp các gia đình có thu nhập cao
và ổn định hơn. Ngoài nguồn thu nhập từ nông nghiệp, các nguồn thu khác như từ
lương, thủ công nghiệp, buôn bán dịch vụ ngày càng có vai trò quan trọng. Mức sống của
người dân ngày càng tăng, số hộ nghèo giảm dần. “Mức tăng trưởng kinh tế năm 2005
đạt 15,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6.500.000đồng/người/năm. Số hộ nghèo
theo chuẩn cũ giảm từ 38 hộ xuống còn 30 hộ, chiếm tỷ lệ 0,6%”. [6]
2. Những hạn chế
2.1. Chủ trương thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho đô thị hóa, phát triển
các khu công nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trên
Nguyễn Thị Kim Hoa
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
43
thực tế, việc thực hiện các chủ trương này nhằm đảm bảo đời sống, thu nhập, việc
làm cho người dân bị thu hồi đất còn nhiều hạn chế và bất cập. Vấn đề quy hoạch,
thu hồi đất chưa gắn với dạy nghề, chuyển đổi việc làm và tạo việc làm cho lao động
nông nghiệp khi bị thu hồi đất.
Thực tế khảo sát cho thấy vai trò của Chính quyền địa phương trong đào tạo
nghề và giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc làm do thu hồi đất
nông nghiệp còn rất hạn chế. Việc thực thi các chính sách đối với người dân bị thu hồi
đất còn chưa được thực hiện đầy đủ và việc giám sát đối với việc thực hiện các đơn vị có
liên quan còn bị buông lỏng, số lao động nhận được những hỗ trợ này chỉ chiếm một tỷ
lệ rất ít trong số những lao động hiện đang thất nghiệp sau khi thu hồi đất.
2.2. Phần lớn các hộ gia đình chưa sẵn sàng tham gia và hòa nhập thị trường
lao động trong điều kiện chuyển đổi từ môi trường nông nghiệp - nông thôn sang môi
trường đô thị.
Chất lượng nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định sự thành công hay thất
bại của quá trình hoạt động kinh tế của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng. Đặc biệt
trong xu thế công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay thì yếu tố trình độ chuyên môn
kỹ thuật, nhất là trình độ tay nghề cao sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong
quá trình tuyển dụng lao động phi nông nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Trong thực tế, do sự chuyển đổi quá nhanh, trong thời gian ngắn đã gây ra
những khó khăn, thách thức lâu dài đối với người dân, đặc biệt là nông dân vốn chỉ
biết dựa vào sản xuất nông nghiệp. Họ mất đất sản xuất, chưa kịp chuyển đổi nghề
nghiệp, tìm kiếm địa bàn kinh doanh. Vấn đề trên càng gay cấn đối với số hộ thuần
nông, nghèo vốn, lao động già, yếu, trình độ học vấn hạn chế.
Các hộ gia đình không chú trọng đến việc đầu tư chuyên môn sâu và dài hạn
cho lực lượng lao động hộ gia đình thông qua việc học nghề, tăng cường kỹ năng nghề
nghiệp. Đối với lực lượng thanh niên, do thiếu trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, vốn
quen làm nông nghiệp, lại ít học hành nên sự chuyển đổi chóng vánh, dứt nghề nông,
họ không tìm được việc làm mới. Có một tỷ lệ lớn lực lượng lao động, nhất là lao động
trẻ chấp nhận hoàn cảnh thất nghiệp hoặc tình trạng việc làm bị thu hẹp: “Thanh niên
ở đây toàn bỏ học từ lớp 5, lớp 6 giờ biết làm gì? Chỉ biết làm thợ xây, phu hồ thằng
nào không chịu được khổ thì ở nhà ăn bám, thế thôi” (Nữ, 58 tuổi, buôn bán).
Việc phát triển mạng lưới quan hệ xã hội còn hạn chế đã khiến cho người dân
không biết xin việc làm mới ở đâu và chủ yếu vẫn trông chờ sự trợ giúp của nhà nước.
“Vấn đề giải quyết việc lao động dư thừa do bị mất đất vẫn chưa được các cấp có
thẩm quyền quan tâm đúng mức, bên cạnh là việc nhân dân và các đối tượng trong
độ tuổi lao động còn thiếu tính tích cực và chưa chủ động trong việc tham gia học
nghề, đào tạo nghề”. [6]
“Trước kia có ruộng để mà làm, nhưng giờ đây thì còn ruộng đâu nữa để mà
làm, mất hết cả rồi. Cách đây 3 năm, tôi nghe thấy họ có thông báo tuyển dụng làm
cho nhà thầu xây dựng bên sân vận động Mỹ Đình, tôi nộp hồ sơ và được nhận, làm
12 tiếng/ngày, lương 750.000đồng/ tháng, nay bị đuổi không có lý do và họ cho người
khác làm. (Nữ, 43 tuổi, 9/12, thất nghiệp).
Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
44
2.3 Phần lớn người dân sử dụng chưa hợp lý và có hiệu quả tiền đền bù do thu
hồi đất và tiền bán đất. Họ chủ yếu chi dùng vào việc xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ
dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại đắt tiền còn sử dụng tiền cho việc học tập, nâng
cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh, tạo
công ăn việc làm mới của một số hộ là không nhiều. Điều này tiềm ẩn một nguy cơ
bất ổn lớn trong tương lai đối với các hộ gia đình khi số tiền đền bù tiêu hết và việc
làm, thu nhập vẫn không ổn định.
Một số gia đình cho rằng có tiền đền bù đất, bán đất, không có việc làm thì
tranh thủ đẻ thêm con. “Tôi thấy có nhiều hộ gia đình nhàn rỗi không biết làm gì, họ
bảo tranh thủ đẻ thêm con cho đỡ buồn, kể cả có người sinh con thứ 3, thứ 4. Công
tác dân số kế hoạch hóa gia đình gặp nhiều khó khăn. Sau này chi tiêu hết tiền,
không biết họ sẽ làm gì”. (Nam, 52 tuổi, trưởng thôn Phú Đô)
Theo báo cáo công tác dân số kế hoạch hóa gia đình của xã, tỷ lệ sinh con thứ
3 năm 2004 là 20,4%, năm 2005 là 16,8%. Mặc dù tỷ lệ sinh con thứ 3 có chiều hướng
giảm, nhưng vẫn còn quá cao so với mặt bằng chung của huyện.
Những gia đình nông dân trước kia trong nhà ít khi có tiền triệu, nay được
nhận tiền đền bù đã có trong tay một tài khoản lớn (hàng trăm triệu, hàng trăm cây
vàng, hàng tỷ đồng). Số tiền đó ngoài việc sử dụng đúng mục đích, một số người đã
“ném” đồng tiền có rất nhanh vào việc hưởng thụ, chơi bời và mắc các tệ nạn xã hội.
“Năm 2005 trên địa bàn xã, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Công tác giải phóng mặt bằng liên tục
được triển khai, dân số cơ học tăng nhanh, số lao động dư thừa do bị mất đất nông
nghiệp ngày càng nhiều. Tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm luôn là những nguy cơ tiềm
ẩn trong địa bàn”. (Nam, 45 tuổi, cán bộ xã).
Năm 2005 công an đã xử lý 59 vụ trộm cắp, đánh nhau trên địa bàn xã, quản
lý hồ sơ 41 trường hợp nghiện ma tuý, ngoài ra số đối tượng nghi nghiện chưa kiểm
soát hết. “Tệ nạn ma tuý, mại dâm, cờ bạc, số đề, trộm cắp có xu hướng tăng lên,
mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngày một phức tạp”. [7]
“Nguyên nhân khiến cho tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp và bức xúc là do
người dân mất đất, không có công ăn việc làm, nhiều gia đình nhận tiền đền bù đất
xây nhà trọ, nhà nghỉ mọc lên như nấm, có nhiều gái mại dâm, gái gọi trọ trên địa
bàn, tệ nạn cờ bạc có cả phụ nữ, trẻ em gái và những bà cụ già, nhiều thanh niên coi
cờ bạc là một nghề, kiếm tiền bằng cờ bạc, có người chơi 1 buổi tối mấy triệu bạc, có
nhà ham chơi thua bạc còn phải bán nhà đi để trả nợ, nhiều đối tượng lao động thời
vụ làm việc trên địa bàn không khai báo gây mất trật tự công cộng là nguồn gốc tệ
nạn xã hội”. (Nam, 52 tuổi, công an xã).
“Xã gần sân vận động Mỹ Đình nên có nhiều vụ cá độ, có vụ cá độ 20 quả bóng
tức là tương đương 20 triệu đồng”. (Nam, 58 tuổi, công an xã).
2.4. Tình trạng quy hoạch treo, quy hoạch manh mún ở các địa phương đã tạo
ra một lãng phí lớn đối với nguồn tài sản đất đai của các hộ gia đình.
Nguyễn Thị Kim Hoa
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
45
Một số hộ gia đình đất sản xuất còn lại bị bỏ hoang do quy hoạch ảnh hưởng đến
hệ thống thuỷ lợi nên thiếu nước, trong khi đó người lao động lại không có việc làm.
“Nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi sang làm kinh doanh dịch vụ nhưng còn
thiếu tính bền vững. Kinh tế hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, chưa có định hướng rõ
rệt trong việc chuyển đổi, mở rộng kinh doanh dịch vụ. Diện tích đất nông nghiệp
còn bị bỏ hoang nhiều” [6].
3. Một số giải pháp
3.1. Đối với Nhà nước
Hoàn thiện công tác quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất, các chính
sách thu hồi và đền bù khi thu hồi đất phải gắn với chiến lược phát triển và sử dụng
nguồn nhân lực nông nghiệp trong tương lai phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế.
Không nên bám vào lý do xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng đô thị để thu hồi đất
một cách ồ ạt, lãng phí. Điều này hết sức quan trọng, bởi lẽ nó liên quan đến nhiều
vấn đề như: vốn đầu tư, đào tạo và bố trí lao động dôi dư từ sản xuất nông nghiệp.
Trong chiến lược này, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề nghiệp cho người lao
động là khâu then chốt và có tính đột phá, tạo thế chủ động trong quá trình phát
triển, hạn chế xảy ra những hậu quả xã hội, tệ nạn xã hội.
Tại các vùng nằm trong quy hoạch phát triển đô thị cần phải có sự tuyên
truyền sâu rộng để người nông dân có nhận thức và thái độ đúng đắn đối với việc
chuyển đất nông nghiệp sang xây dựng đô thị. Việc thực hiện các chính sách thu hồi
và đền bù phải được công khai, minh bạch, tăng cường hơn nữa sự tham gia của
người dân trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách có liên quan trực tiếp
đến quyền lợi của người dân để tránh tiêu cực, tham nhũng hoặc khiếu kiện.
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ dạy nghề, tái định cư, tạo việc
làm, cung cấp thông tin việc làm cho người lao động; hỗ trợ các hoạt động sản xuất
kinh doanh, phát triển ngành nghề truyền thống và đặc thù của các địa phương từ
nguồn hỗ trợ dạy nghề của Nhà nước và vay vốn tín dụng ưu đãi để tạo việc làm cho
người lao động. Hỗ trợ lao động di chuyển tham gia vào thị trường lao động trong
nước và xuất khẩu.
Có cơ chế, chính sách và giải pháp tạo điều kiện và môi trường thúc đẩy phát
triển thị trường lao động, đặc biệt kết nối giữa thị trường lao động vùng bị thu hồi
đất với thị trường lao động vùng đô thị và thị trường xuất khẩu lao động. Trong đó,
cần ưu tiên hình thành hệ thống thông tin thị trường lao đọng, phát triển các trung
tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm tại các vùng ven đô thị.
Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu dạy nghề cho lao động nông
nghiệp, nhất là thanh niên vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho đô thị hóa
trong chương trình mục tiêu quốc gia về dạy nghề.
3.2. Đối với chính quyền địa phương, cơ sở
Thực hiện công khai, minh bạch, có hiệu quả các chủ trương chính sách thu
hồi và đền bù đất của Nhà nước. Quy hoạch phát triển các ngành nghề truyền thống
Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động và việc làm của hộ gia đình
Bản quyền thuộc viện Xó hội học www.ios.org.vn
46
và đặc thù của địa phương.
Cần có sự hỗ trợ người nông dân trong việc chuyển đổi nghề nghiệp: đào tạo
và bố trí nghề nghiệp cho thanh niên, chú ý đến nhu cầu việc làm cho lao động nữ.
Ưu tiên thực hiện các dự án về dạy nghề, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho các
hộ gia đình bị thu hồi đất.
Thực hiện các biện pháp đảm bảo về an ninh trật tự, hạn chế phát sinh tệ nạn
xã hội tại địa phương.
Phối hợp với các cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn để tạo việc làm
cho lao động địa phương. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện các
cam kết của đơn vị nhận đất đối với người dân bị thu hồi đất.
Chỉ đạo đôn đốc các hợp tác xã tiếp tục khắc phục hệ thống thuỷ lợi đảm bảo
cho việc tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp ở một số xứ đồng còn lại có khả
năng cấy trồng.
3.3. Đối với người dân
Cần chủ động và tích cực hơn nữa trong đầu tư cho nguồn vốn nhân lực và nguồn
vốn xã hội của gia đình: trang bị những kiến thức, chuyên môn nghề nghiệp cần thiết
cho lực lượng lao động; tăng cường các mối quan hệ xã hội, tìm hiểu các thông tin tuyển
dụng lao động để tham gia vào thị trường lao động khi mất việc làm trong nông
nghiệp do thu hồi đất, nhất là đối với những gia đình trong diện sẽ bị thu hồi đất.
Khi sử dụng tiền đền bù đất nông nghiệp, các hộ gia đình không nên chỉ đầu
tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm đồ đạc mà nên tìm cách phát huy lợi ích của số
vốn đó có hiệu quả hơn: tập trung cho giáo dục và đào tạo nghề chuyển đổi việc làm
cho lao động gia đình, để tránh tình trạng các thành viên của gia đình mắc vào tệ
nạn xã hội.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Kim Hoa: “Tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế hộ gia đình nông thôn (Nghiên
cứu trường hợp vùng ven thị xã Bắc Ninh)”. Tạp chí Xã hội học số 1/2000.
2. Nguyễn Thị Vĩnh Hà: “Tác động của quá trình đô thị hóa đến cơ cấu lao động việc làm của các hộ gia
đình ở huyện Từ Liêm, Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ Xã hội học. Hà Nội - 2006.
3. Nguyễn Hữu Minh: “Biến đổi kinh tế xã hội ở vùng ven đô Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”. Tạp chí
Xã hội học số 1/2005, tr. 56.
4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Luật đất đai 2003”.
5. Nguyễn Duy Thắng: “Đô thị hóa, phân tầng xã hội và nghèo khổ: Nghiên cứu trường hợp ven đô Hà
Nội”. Tạp chí Xã hội học số 3/2004, tr. 62.
6. ủy ban nhân dân xã Mễ Trì: “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội an ninh quốc phòng
năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ 2006”, 2005.
7. ủy ban nhân dân xã Mễ Trì:“Báo cáo sơ kết cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006”, 2005.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- so1_2008_nguyenkimhoa_8661.pdf